Phản biện một tuyên bố thiếu thành tâmĐoàn Bảo Châu
8-7-2025
Tiengdan
PHẢN BIỆN MỘT TUYÊN BỐ THIẾU THÀNH TÂM: TÔI LÀ CHỨNG NHÂN, LÀ NẠN NHÂN CỦA NHỮNG VI PHẠM NHÂN QUYỀN MÀ CHÍNH QUYỀN VIỆT NAM PHỦ NHẬN.
Tôi là Đoàn Bảo Châu – nhà văn, võ sư và nhà báo độc lập – người hiện đang bị khởi tố với cáo buộc “phát tán tài liệu chống phá Nhà nước” chỉ vì đã thực hiện sáu cuộc phỏng vấn xoay quanh các vấn đề xã hội và nhân quyền tại Việt Nam. Tất cả đều được công khai trên mạng, với tư cách một phóng viên độc lập, trong khuôn khổ pháp luật và hoàn toàn không mang tính chất kích động hay xuyên tạc.
Ngày 3 tháng 7 năm 2025, gần 20 người thuộc Viện Kiểm sát và Công an Hà Nội đã ập vào nhà tôi, đọc lệnh bắt, khám xét và khởi tố tôi, đây là một việc hình sự hóa có chủ đích đối với hoạt động báo chí và quyền tự do ngôn luận.
Trong khi đó, tại Geneva, đại diện Chính phủ Việt Nam lại tuyên bố trước Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp Quốc rằng “bảo đảm và thúc đẩy quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam”, rằng “nhân dân là trung tâm, là chủ thể”, rằng “mọi chủ trương, chính sách phải thực sự xuất phát từ nguyện vọng chính đáng của nhân dân”.
Tôi buộc phải đặt câu hỏi: Vậy tôi là ai trong bức tranh “nhân dân là trung tâm” ấy? Tôi là một công dân, một nhà báo, một người không hề tổ chức đảng phái, không kêu gọi bạo động, chỉ đặt câu hỏi và đưa tiếng nói của các nạn nhân nhân quyền ra công luận. Tại sao tôi bị đối xử như một tội phạm?
Nếu quyền con người được đảm bảo như tuyên bố, vì sao sáu cuộc phỏng vấn — bao gồm các luật sư, giảng viên, thân nhân tù nhân lương tâm, công dân bị xâm phạm quyền lợi hợp pháp — lại trở thành “chứng cứ buộc tội”? Chẳng lẽ đưa sự thật ra ánh sáng lại là hành vi vi phạm pháp luật?
Nếu tư pháp Việt Nam “công bằng, liêm chính và phụng sự công lý” như báo cáo gửi Liên Hợp Quốc, tại sao những phiên toà được gọi là “công khai” lại không cho thân nhân dự khán? Tại sao không chọn đối thoại với tôi, với sự chứng kiến của công luận, mà chỉ khởi tố trong im lặng và đơn phương?
Việt Nam tuyên bố rằng “mọi người có quyền làm tất cả những gì pháp luật không cấm”, rằng quyền công dân không thể bị xâm phạm trái luật. Vậy tôi hỏi: Tôi đã vi phạm điều luật nào khi chỉ làm công việc báo chí một cách công khai, ôn hoà và đúng mực?
Là một người từng hợp tác với các hãng tin quốc tế lớn như AP, Reuters, AFP, New York Times…, tôi hiểu rõ đạo đức nghề báo và trách nhiệm xã hội đi kèm. Tất cả những gì tôi làm đều dựa trên tinh thần đó. Không ai có thể gọi đó là hành vi “chống phá” nếu chưa từng nghe toàn bộ nội dung, nếu chưa từng đối thoại thẳng thắn với tôi.
Tôi không tìm cách đe dọa chế độ. Tôi chỉ làm một điều đơn giản: phản ánh sự thật.
Tôi viết bài phản biện này như một lời đề nghị: Nếu thực tâm cởi mở và xây dựng như đã tuyên bố với quốc tế, hãy bắt đầu đối thoại với tôi — một cách công khai, minh bạch, và có sự chứng kiến của công luận.
Đừng gọi là “đối thoại về nhân quyền” khi những người đưa tiếng nói nạn nhân ra ánh sáng lại bị truy tố.
Đừng báo cáo “kết quả tích cực” trong thực thi ICCPR khi người thực hành quyền tự do ngôn luận lại đang bị hình sự hóa.
Tôi không phải là một kẻ thù. Tôi là một người viết — và là một nhân chứng sống cho sự mâu thuẫn giữa lời nói và hành động của Nhà nước.
Đoàn Bảo Châu
Các bạn có thể đọc toàn bộ bài báo ở đây.
_____
A RESPONSE TO A DISINGENUOUS STATEMENT: I AM A WITNESS AND A VICTIM OF THE HUMAN RIGHTS VIOLATIONS THAT THE VIETNAMESE GOVERNMENT DENIES
My name is Doan Bao Chau – a novelist, martial arts master, and independent journalist – currently under prosecution on the charge of “disseminating anti-state materials” merely for conducting six interviews on social and human rights issues in Vietnam. All of these interviews were published publicly online, conducted in my capacity as an independent journalist, fully within the bounds of the law, and without any incitement or distortion.
On July 3, 2025, nearly twenty officers from the Hanoi People’s Procuracy and Police raided my home, read an arrest warrant, conducted a search, and initiated prosecution against me. This was a deliberate act of criminalizing journalistic activity and the exercise of free expression.
Meanwhile, in Geneva, representatives of the Vietnamese Government declared before the United Nations Human Rights Committee that “ensuring and promoting human rights is a consistent and enduring policy of the Party and the State of Vietnam,” that “the people are the center and the subject”, and that “all policies must truly derive from the legitimate aspirations and interests of the people”.
I must ask: Who am I, then, in this vision where “the people are the center”? I am a citizen, a journalist, a person who belongs to no political party, who calls for no violence, who simply asks questions and gives voice to human rights victims. Why am I treated as a criminal?
If human rights are indeed protected as claimed, why have six interviews – involving lawyers, lecturers, family members of prisoners of conscience, and citizens whose legal rights were violated – become “evidence” for prosecution? Has speaking the truth now become a criminal offense?
If Vietnam’s justice system is truly “impartial, honest, and in service of justice,” as stated in its report to the UN, why are so-called “public” trials closed even to family members? Why choose prosecution over public dialogue? Why silence me instead of engaging in open conversation with me under the scrutiny of the public?
Vietnam asserts that “citizens may do anything not prohibited by law”, and that civil rights cannot be violated arbitrarily. Then I ask: What law have I broken by conducting open, peaceful, and responsible journalistic work?
As someone who has worked with major international news agencies such as AP, Reuters, AFP, and the New York Times, I am deeply aware of journalistic ethics and the accompanying social responsibility. Everything I have done stems from that professional spirit. No one can label it “subversion” without listening to the full content or engaging with me in honest discourse.
I do not seek to threaten the regime. I have done only one simple thing: to reflect the truth.
This response is a respectful call: If your commitment to openness and constructive engagement is sincere, as stated before the international community, then begin by engaging with me — publicly, transparently, and in the presence of the public.
Do not call it a “dialogue on human rights” when those who give voice to victims are prosecuted.
Do not report “positive results” in implementing the ICCPR while those who practice freedom of expression are being criminalized.
I am not an enemy. I am a writer — and a living witness to the contradiction between the State’s words and its actions.
Doan Bao Chau
No comments:
Post a Comment