Sunday, July 6, 2025

Phúc Lai – Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 05/07/2025
samedi 5 juillet 2025
Thuymy


1. Có ba bác nhắn cho tôi : Tại sao nhiều chuyện thế anh không viết gì ? – Thú thật là… viết gì được ? Tất cả những sự kiện này, tôi viết hết từ trước rồi còn gì.

Ngay gần đây có một bài tôi nhắc đến chuyện : Khi Trump gặp Zelensky ở Thượng đỉnh NATO (diễn ra tại Hà Lan), có người pro-Trump còn chụp ảnh bài báo, comment ở đâu đó và tag tôi vào. Tôi trả lời : Tôi không bao giờ tin cái con người đó (Trump).

Và bây giờ thì mấy trò đốn mạt nhất đã được thực hiện. Thông qua cái bộ của thằng Hegseth rủ nhau đi tịnh kho vũ khí, và tuyên bố dừng viện trợ cho Ukraine. Cái này không phải do Trump thì còn do ai nữa ? Cứ một trò gieo hy vọng bằng mồm, lại một hành động đốn mạt trên thực tế. Thậm chí điều chúng ta lo ngại còn kéo đến nhanh hơn người yêu cũ trở mặt : bỏ cấm vận.

Trích : Trump đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với một số ngân hàng và công ty Nga – cơ quan báo chí của Bộ Tài chính Hoa Kỳ thông báo. Lệnh trừng phạt cũng đã được dỡ bỏ đối với Kirsan Ilyumzhinov (cựu tổng thống Cộng hòa Kalmykia) của Nga. Các biện pháp hạn chế đã được dỡ bỏ như một phần của việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với Syria, vì Ilyumzhinov và các ngân hàng liên quan đến ông bị cáo buộc hỗ trợ chế độ của Bashar Al-Assad.

Các ngân hàng sau đây đã gỡ khỏi danh sách trừng phạt : Ngân hàng Liên minh Tài chính Nga của Ilyumzhinov, Tempbank, Ngân hàng Kinh doanh Mir của Iran, RFK-Bank, Promsyriemport, Global Concepts Group, Global Vision Group, STG Logistic, Maritime Assistance…

Đáng chú ý là lệnh trừng phạt cũng đã được dỡ bỏ đối với công ty nhà nước Nga Rosoboronexport – đơn vị nhà nước duy nhất của Liên bang Nga về xuất khẩu và nhập khẩu các sản phẩm vũ khí – kỹ thuật, công nghệ và dịch vụ dùng trong quân sự và lưỡng dụng. Hãng này mỗi năm xuất khẩu 50-60 tỉ $ tiền vũ khí, chiếm 85% số hợp đồng mua bán vũ khí của Liên bang Nga.

Như vậy, từ nay Nga có thể tiếp cận với thị trường vũ khí, công nghệ, dịch vụ và hàng hóa quân sự của Hoa Kỳ.

Có thể nói đây là hành động phản động nhất của chính quyền Trump đối với cuộc chiến tranh Nga – Ukraine. Điều đáng nói là nó trùng khớp, thậm chí ở mức độ cao hơn nó hỗ trợ nhiệt tình cho chiến lược của Putler hiện nay : Tấn công kiểu hết hơi trên mặt đất nhưng không kích dữ dội vào các thành phố, nhằm vào dân thường.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Ukraine Andrii Sybiha : “Trong tháng 6 năm 2025, Nga đã phóng hơn 330 tên lửa, bao gồm gần 80 tên lửa đạn đạo, vào các thành phố và cộng đồng dân sự của Ukraine, cùng với hơn 5.000 máy bay không người lái tấn công và 5.000 bom lượn (KAB)…”

Chúng ta có thể nhìn nhận những điều này như thế nào ?

Chúng ta sẽ không hạ thấp tính nghiêm trọng cũng như tàn bạo của chiến tranh. Tuy nhiên, cần phải tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề. Chẳng hạn đêm mà “Nga cho Shahed quần trên bầu trời thành phố Kyiv suốt đêm” và mức độ của nó cũng là kỷ lục về số lượng máy bay không người lái tấn công thành phố, nhưng thương vong là 23 người bị thương, không có người thiệt mạng.

Như vậy thứ nhất, có thể nói cách tấn công này là đáng sợ với một số cá nhân con người rủi ro gặp phải nó, chứ về cơ bản nó không có tác dụng. Với đầu đạn 100 kg thuốc nổ, Shahed không đủ đem lại sự tàn phá thành phố như cách Nga đã làm với Grozny trong cuộc chiến tranh Chechnya 1999 – 2000, biến thành phố thành đống gạch vụn. Nếu ném bom kiểu như vậy, thương vong sẽ khủng khiếp hơn nhiều vì riêng nhà đổ vào người cũng đã cực kỳ nguy hiểm.

Tôi sẽ không lạm dụng so sánh với chiến dịch Linebaker 2 nữa, nhưng nếu tính toán thì 5.000 Shahed chia cho 5 thành phố (chẳng hạn vậy, số thành phố có thể nhiều hơn) như vậy cả tháng 1 thành phố hứng chịu 1.000 chiếc, 1 ngày trung bình là 30 chiếc, tương đương 3 tấn thuốc nổ. 3 tấn thuốc nổ mà chia cho thành phố cỡ Kremenchuk với diện tích nội đô tạm tính là 50km vuông, như vậy mỗi ki-lô-mét vuông được phân phối 60 kg thuốc nổ. Đúng là “trời gọi ai người nấy dạ” thôi chứ 60 kg mà chia tiếp cho vài tổ dân phố chỉ đủ phá sập được mấy cái chuồng lợn.

Nếu quý vị mà đọc comment trên các Fanpage của mấy cơ quan truyền thông (gần đây RFI đặc biệt nhiều các comment tấn công) sẽ thấy bọn Dư Luận Viên hoành hành. Chúng nó có một giọng điệu phổ biến : Ukraine lấy hạ tầng ra chống UAV và tên lửa Nga. Vậy câu chuyện của chúng ta ở đây đã cho chúng một câu trả lời thích đáng, chẳng biết bên nào đem hạ tầng ra chặn vũ khí của bên kia.

Thứ hai, về mục đích của chúng trong trò này, chỉ là để khủng bố. Trong bài trước tôi có nói đến việc Hitler dùng V2 bắn vào London và nước Bỉ, tác hại kinh khủng hơn Shahed nhiều nhưng gần như không có kết quả gì xét về mục tiêu khủng bố dân chúng : Người hoảng loạn vẫn hoảng loạn và người sống bình thường vẫn cứ sống bình thường, coi như bị sét đánh. Cô cháu Q. lấy chồng bên Kyiv sau khi nhận được tin nhắn hỏi thăm của tôi (vì tôi biết chắc chắn sẽ phải viết đoạn này) trả lời : “Khi nào nghe thấy tiếng nổ to mới trốn vào nhà tắm, nếu không nghe thấy tiếng nổ nào thì kệ ạ. Còn phải cơm nước và đưa con ra ngoài đi dạo hàng ngày nữa…” Cuộc sống Kyiv là như vậy.

Bác AQ nhắn cho tôi, bác này rất hiền nhưng cũng không giấu được bức xúc trước hành động của chính quyền Trump. Tôi nói chuyện với bác ấy như thế này : Chừng nào mà Chính phủ của ông Zelenskyy chưa kêu gọi dân đi sơ tán (về các vùng quê, như chúng ta ngày xưa), thì người Ukraine còn đương đầu tốt với kiểu chiến tranh này. Bác Q thừa nhận : Dân Kyiv còn lâu mới đi sơ tán. Ý là, họ vừa kiên cường, và kiểu đánh phá này chưa là gì với họ.

Không lạc quan tếu, nhưng phải nhìn nhận đúng. Nếu Nga ném bom rải thảm vào thành phố, thì lúc đó mới thành chuyện.

Trên chiến trường, Nga vẫn tiến quân đều đều… trên báo chí xứ Nam Quảng Tây. Và thực ra điều đó không sai, thậm chí tờ nào còn bảo : tháng Sáu là tháng Nga tiến quân nhanh kỷ lục với diện tích chiếm được 568 ki-lô-mét vuông. Điều này ứng với chi tiết ông ngoại trưởng Ukraine công bố Nga đạt một kỷ lục mới là ném 5.000 quả bom lượn trong 1 tháng, nếu quy ra tấn và quy hết về loại trung bình là bom tấn rưỡi, thì tiền tuyến Ukraine phải hứng chịu 7.500 tấn thuốc nổ. Con số này mới là kinh.

Nếu số thuốc nổ đó ném vào Kyiv dù là trong cả tháng, nó sẽ là 250 tấn một ngày đêm, bằng 8,3% mức độ Hoa Kỳ ném xuống Hà Nội trong Chiến lịch Linebaker 2 tháng 12/1972. Nhưng nếu áp dụng lượng thuốc nổ đó cho gần 600km vuông (mỗi ki-lô-mét vuông được phân phối 12 tấn rưỡi) thì lại hợp lý : Đánh nát bét một số làng mạc là chiếm được thôi mà.

Sau khi trò ma bùn này của chính quyền Trump được công khai, cụ nhà văn Tạ Duy Anh nói chuyện với tôi cũng băn khoăn. Tôi có nhắc lại là đã viết về đúng điều này từ ngay khi ông Trump lên làm Tổng thống, và đã kể có người bạn làm trong USAID nói : về nguyên tắc tất cả các khoản viện trợ cho Ukraine sẽ dừng hết, và bây giờ chỉ là cú thông báo chính thức mà thôi. Vậy vấn đề nghiêm trọng của chuyện dừng viện trợ ở đây sẽ liên quan đến những khía cạnh nào : (1) Khả năng phòng thủ chiến tuyến và sau đó là khả năng tấn công của người Ukraine (2) Khả năng bảo vệ dân cư về mặt phòng không.

Việc dừng viện trợ thực sự là nghiêm trọng đối với vũ khí phòng không, vì đây là lĩnh vực ngay cả châu Âu cũng chưa phủ kín được mọi góc độ (Iris-T chưa bằng được Patriot ở một số tính năng chẳng hạn). Nhưng có một khía cạnh khác cần phải nhìn cho rõ ràng : Nếu Nga đủ năng lực hoặc chơi “tất tay” chẳng hạn trong vài ngày 1 tuần, thì không hệ thống phòng không quốc gia nào chống cự lại được, và lại quay lại với phương án chúng ta đã bàn : sơ tán. Tức là để chống chiến tranh phá hoại quy mô lớn, chỉ có… chạy, và chẳng có gì xấu hổ trong chuyện đó cả.

Nhưng điều chúng ta quan tâm hơn và bàn từ rất lâu rồi : Vũ khí để dùng trên chiến trường. Cho đến nay, chiến lược phòng thủ của Ukraine đã được xây dựng và thực hiện thành công dựa trên lực lượng UAV, và rõ ràng hoàn toàn không có bóng dáng gì của Mỹ trong đó cả. Vậy theo các bác, nếu thằng Hegseth cắt thế chứ cắt nữa, có ảnh hưởng gì đến khía cạnh này hay không ? Không. Và chiến dịch năm ngoái ở Kursk cho thấy người Ukraine lại rất thành công trong sử dụng UAV để tấn công. Không chỉ thế, chiến lược phát triển thích đáng các loại UAV để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga và cũng đang rất thành công.

Anh Tran Duy Long nhắc sáng nay : Ukraine lại tấn công hạ tầng dầu khí rồi.

Chiến lược này, thằng Hegseth chẳng làm gì được.

Một khía cạnh khác nữa. Đạn pháo. Tôi cho rằng, kho của Mỹ đã cạn lâu rồi, kho của các nước châu Âu cũng cạn lâu rồi. Về khía cạnh này, bọn báo chí Nam Quảng Tây nói đúng : Năng lực sản xuất của Nga vượt xa phương Tây nhiều. Nhưng đúng chỉ đúng một phần nhỏ thôi : Phương Tây có thể không sản xuất đạn pháo, nhưng vẫn còn nền sản xuất.

Nga có thể vẫn sản xuất đạn pháo (và nhiều hơn phương Tây khi không sản xuất nữa) nhưng chỉ đủ duy trì lượng đạn sẵn sàng chiến đấu trong kho để loại biên đạn cũ. Còn cái nền sản xuất thì phương Tây còn nguyên, trong khi Nga thì tàn phá lâu rồi. Nói thế mới là đúng. Vì vậy khi Nga sản xuất hết ga cái dây chuyền sản xuất đạn pháo đó, kiểu gì cũng không đủ. Còn phương Tây chỉ cần khởi động 1 phần, cũng đã gần gần đủ nhu cầu của Ukraine rồi. Chuyện nó là như vậy.

Chiến lược này, thằng Hegseth chẳng làm gì được.

Đến khía cạnh mà chỉ có nó mới đem lại chiến thắng : Vũ khí tầm xa chính xác. ATACMS thì từ thời ông cụ Biden đã không trông mong gì rồi, vài quả làm mẫu không đáng kể. Tên lửa thì càng không bao giờ có, thời Trump càng không. Vậy thì chỉ có tự sản xuất. Sản xuất được hay không thì hỏi ông Merz, tôi không biết.

Tất nhiên, nếu không viện trợ nữa thì khó khăn là rõ ràng rồi, không ai bảo là không khó khăn cả. Nhưng nếu không viện trợ nữa, thì đề nghị bán đi, bọn em mua. Lúc các anh nại lý do ra để không bán thì các anh nên trả lời trước lương tâm và trách nhiệm dân chủ của các anh.

Có một câu hỏi đặt ra cho tôi : Tại sao tôi lại có xu hướng nhìn nhận sự việc có lợi cho Ukraine, chẳng hạn cùng sử dụng UAV tấn công nhau, nhưng Ukraine thì thắng còn Nga thì không ? Hay đó là tư tưởng “ta thắng địch thua, miền Bắc được mùa miền Nam thắng lớn ?”

Cần phải quay về xuất phát điểm : Nga là cường quốc quân sự thứ hai thế giới, điều đó không phải bàn cãi, vì họ có lượng vũ khí khổng lồ do Liên Xô để lại. Mặc dù quá trình tàn phá diễn ra ở cả hai bên, nhưng Nga vẫn còn rất nhiều vũ khí, còn Ukraine thì gần như con số không – đó là thời điểm bắt đầu chiến tranh. Vì vậy Ukraine bắt buộc phải thi hành chiến lược chiến tranh phi đối xứng trong mọi khía cạnh, và đến bây giờ thì có thể nói là trong toàn thời gian.

Vì vậy chiến lược ngay từ ban đầu phải là phân tán, sơn tán, ngụy trang, cất giấu, ngầm hóa… chẳng hạn, có một thời gian các nhà máy điện của Ukraine bị đánh phá dữ dội và chúng ta liên tục nghe tin tức về điều đó. Tuy nhiên đến nay, kể cả những ngày qua Nga tấn công còn dữ dội hơn, ít tin tức về góc độ này, cho thấy hoạt động “ngầm hóa hệ thống điện và năng lượng” của người Ukraine đã đạt một số thành công nhất định. Trong khi đó quý vị thử tưởng tượng xem “cường quốc quân sự thứ hai thế giới” bây giờ lại sơ tán nhà máy lọc dầu của họ về Viễn Đông, xem họ có làm được như đối với máy bay ném bom chiến lược hay không ? Kể cả có làm được thì Putler cũng không đời nào hắn làm, vì chẳng còn thể diện nào nữa.

2. Vương Nghị nói thế là có ý gì ?

Khi gặp gỡ (có cả bắt tay) Kaja Kallas, và ông ta nói “Trung Quốc không muốn Nga thất bại, vì khi đó Mỹ sẽ quay ra chống Trung Quốc.”Thật ra đây là một điều đúng một nửa đầu : Trung Quốc không muốn Nga thất bại thì đúng, và việc Trung Quốc hỗ trợ Nga đã diễn ra từ lâu, ngay từ đầu chiến tranh rồi chứ không phải “bây giờ mới nói ra thì mới giúp đỡ”.

Nửa sau, rất dễ hiểu sai : Nếu Mỹ quay ra chống Trung Quốc, nghĩa là Vương Nghị thừa nhận Nga sẽ quay về dưới trướng của Mỹ để liên thủ với Mỹ chống Trung Quốc, đó mới là cách hiểu chính xác. Thật ra Vương Nghị muốn nói đến sai lầm của Trump khi cho rằng Nga sẽ bỏ Trung Quốc để quay về với Mỹ. Đến đây chúng ta hiểu tại sao Trump lại hành động nhiệt tình giúp Putler đến như vậy : Lão thực tâm muốn Ukraine thua bằng mọi giá, và mọi điều “có vẻ tử tế” khi nói về Ukraine, chỉ là nói ngoài mồm.

Giả định rằng nếu Nga – Putler thua, tức chiến tranh kết thúc có lợi cho người Ukraine thì sao ? Khi đó không phải là Nga đứng trước khả năng tan rã và Trung Quốc sẽ ngư ông đắc lợi, và khi đó thì Mỹ cũng sẽ rảnh tay để đối phó Trung Quốc ? Thực chất, cả hai trường hợp đều dẫn tới việc Mỹ chống Trung Quốc nếu Trump thực sự muốn, và thậm chí chiến tranh vẫn đang khiến tất cả sa lầy, mà Trump đã giở trò ép thuế với Trung Quốc rồi còn gì ?

Bản thân Trung Quốc biết thóp Trump. Chẳng hạn có rất nhiều bác tôn sùng Trump vì “ông ấy chống Trung Quốc” – sai rồi. Trump chống Trung Quốc hoặc bất cứ quốc gia nào ở vị trí của Trung Quốc, vì kết quả của quá trình xâm lược thế giới bằng nền sản xuất nhanh-nhiều-rẻ-có thể tốt của họ chứ hoàn toàn không chống Trung Quốc vì tư tưởng dân chủ hay gì lợi ích địa chính trị. Ngược lại trong các hành động hướng tới Nga và NATO, Trump đang có những hành động cực kỳ có hại cho lợi ích địa chính trị của cả Hoa Kỳ lẫn châu Âu. Vì vậy, nếu nói “chống Trung Quốc” thì Trump, nói quả đáng tội, cũng có, nhưng hoàn toàn như những người tôn sùng nghĩ, đó là hành động của loại con buôn, và già dái non hột.

Quay lại với Vương Nghị. Có lần tôi nói với một người bạn : Với Tập Cận Bình bây giờ mới là khó. Đừng tưởng Nga Putler sụp đổ mà dễ chịu, vì cái nước này nó to quá. Nếu quá trình tan rã diễn ra, gần như chắc chắn có những khu vực sẽ tuột khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc, mà Trung Quốc thì muốn kiểm soát toàn bộ nước Nga kia. Vì vậy, Trung Quốc sẽ không bao giờ muốn Nga thua trận và sụp đổ, khi đó may ra kiểm soát được một phần nhỏ chứ không phải là tất cả.

Tập Cận Bình đang đứng trước một canh bạc rất lớn, hắn chắc chắn chuẩn bị cho phương án hậu Putler của nước Nga, nhưng phải là một nhân vật thân Trung Quốc. Hiện nay Nga, được cho là vẫn bán được dầu khí sang châu Âu, nghĩa là châu Âu vẫn là một tay chơi có thể phải tính đến trên bàn cờ. Vì vậy khi chưa tính ra được giải pháp cho “nước Nga hậu Putler” thì châu Âu kẹt, Mỹ kẹt… Trung Quốc đỡ kẹt… vẫn tốt hơn là thiên hạ thái bình.

Mao Trạch Đông từng nói rằng “Khi thiên hạ đại loạn, tình hình sẽ tuyệt vời” cực kỳ đúng trong trường hợp này. Chính sách của Tập Cận Bình là sự kết hợp giữa Mao và Đặng. Mao thì dám sách động, Đặng thì ẩn mình chờ thời. Nếu thiên hạ đại loạn mãi, không ai sẽ “định” được cả, kể cả Mỹ, châu Âu, Trung Quốc… Với những những độc tài như Trung Quốc và Nga, đại loạn tốt hơn là đại trị, đặc biệt là ở Nga dân chúng sẽ có xu hướng đoàn kết hơn.

Phát biểu của Vương Nghị nói thẳng lên một điều : Riêng về địa chính trị toàn cầu hiện nay phần thắng đang nghiêng về phía Trung Quốc. Trong trường hợp Mỹ và châu Âu muốn giúp Ukraine thắng, Trung Quốc sẽ không để điều đó xảy ra. Trong trường hợp Mỹ muốn giúp cho Nga thắng, Trung Quốc cũng không muốn điều đó xảy ra. Tuyên bố này gần như nói độp vào mặt Trump để dọa : Chiến lược của chúng tôi vậy đấy, dám thì nhào dzô ! Không khác gì đẩy Trump vào thế kẹt, giúp Putler dũng dở, không giúp cũng dở.

Theo tôi nhìn nhận, kẻ thù đúng nghĩa của Trung Quốc không phải là Trump mà là Biden. Trump có thể gây tác hại đôi chút về kinh tế, nhưng dễ đối phó và không có chiến lược lâu dài về chính trị. Một cuộc chiến sa lầy là đủ để trói tay Trump đến hết nhiệm kỳ. Lãnh đạo Trung Quốc như vậy cũng đã nắm thóp được Trump như Putler nắm vậy : Trump muốn giúp Nga, không phải giúp Ukraine, và nếu giúp Nga, thì Trump cũng sẽ sa lầy cùng với Putler và chỉ có Trung Quốc có lợi. Trung Quốc thì không muốn chiến tranh chấm dứt, còn Trump thì muốn chiến tranh chấm dứt với chiến thắng của Nga, mà điều này thì lại… vô vọng. Và dù thế nào thì Trung Quốc vẫn có lợi.

Ấy thế mà hóa ra Nghị lại đang nói ra một điều rất quan trọng : Lão ta ngầm thừa nhận Nga của Putler đang thua, và chưa thua chẳng qua là nhờ sự giúp đỡ của bè lũ trục ma quỷ thôi, mà Trung Quốc là tay giúp đỡ chủ yếu.

Vậy điều này Vương Nghị nói, có gì đáng sợ hay không ? Nếu quý vị cho rằng chiến tranh cứ tiếp tục như bây giờ, nghĩa là người Ukraine tiếp tục chống cự trên mặt đất, và kêu la thảm thiết xin vũ khí phòng không, thì nó rất đáng sợ, vì với sự hỗ trợ của Trung Quốc, năng lực sản xuất tên lửa và Shahed của Nga vẫn được đảm bảo, thậm chí gia tăng.

Nhưng nếu quý vị ủng hộ tôi với lý thuyết lật đổ từ bên trong, thì nó cũng… bình thường thôi. Tôi cho rằng, người Ukraine cần tích lũy được đủ vũ khí để đánh đòn quyết định. Tuy nhiên đến đây, câu chuyện đã bộc lộ lỗ hổng nghiêm trọng trong lý thuyết của tôi, xin để đến phần sau viết tiếp.

3. Tình hình rất chi là tình hình…

Chưa có cuộc chiến tranh nào mà tướng lĩnh của một bên lại đi chầu ông bà ông vải nhiều như Nga trong cuộc chiến này, và cái lữ đoàn liên quan đến “thằng thăng thiên” lần này cũng trứ danh nốt : Lữ đoàn cận vệ thủ quân lục chiến 155, hạm đội Thái Bình Dương. Lữ đoàn này hồi đánh chiếm Vuhledar đã bị hóa vàng đến 300 mạng, với hàng chục xe tăng và xe bọc thép một cách rất tai tiếng. Sau đó chính lữ đoàn này cũng nhiều lần bị xóa sổ, chỉ còn lại vài thằng và lần nào cũng được lôi về tái tổ chức xây dựng lực lượng.

Qua thăm hỏi mấy “bà hàng nước” tôi biết được, lý do vì tuyên bố của ông Syrskyi rằng “lực lượng vũ trang Ukraine vẫn còn chiếm của Nga 90 ki-lô-mét vuông ở Kursk”, điều này đã khiến cho thằng thiếu tướng Mikhail Gudkov (1983 – 2025) mất mạng. Dưới quyền hắn, Lữ đoàn 155 đã không chỉ 1 lần mà có đến 2 lần nướng quân ở Vuhledar, lần sau là tháng 2/2023 và lại cả trăm lính, mấy chục xe tăng và xe bọc thép đi đời nhà ma ở đó.

Vào ngày 27 tháng 2 năm 2024, một cuộc tấn công bằng HIMARS đã giết chết 19 binh sĩ Nga thuộc Lữ đoàn 155, bao gồm một đại tá và 2 sĩ quan cấp cao khác. Cụ thể, Vào thứ Ba, binh sĩ của Lữ đoàn 155 đã tập trung ngoài trời để kiểm tra, giữa ban ngày. Một máy bay không người lái của Ukraine đã phát hiện ra lính thủy đánh bộ trong phạm vi kiểm soát của họ ở Olenivka, cách tiền tuyến tám dặm về phía đông ở miền đông Ukraine. Hai quả tên lửa dẫn đường GPS M30/31 “HIMARS” của Ukraine đã rơi xuống, mỗi quả bắn ra 182.000 viên vonfram gây chết người trên khắp bãi diễu binh. Theo báo cáo, 19 lính Nga đã thiệt mạng, bao gồm một đại tá và hai sĩ quan khác. Chỉ huy lữ đoàn, Đại tá Mikhail Gudkov cũng bị thương.

Vào ngày 18 tháng 10 năm 2024, Lữ đoàn Tấn công Đường không 95 của Ukraine đã giết chết 30 quân nhân và phá hủy ba xe bọc thép chở quân của Lữ đoàn 155 trong một cuộc giao tranh ở Tỉnh Kursk. Vào ngày 2 tháng 2 năm 2025, Chỉ huy Tiểu đoàn ‘’Tigir’’ Sergey Yefremov đã bị lực lượng Ukraine giết chết ở Tỉnh Kursk.

Tháng Ba năm nay, 2025, Mikhail Gudkov sau khi được phong thiếu tướng và anh hùng Nga vào năm ngoái, được thăng chức Phó Tư lệnh Hải quân Liên bang Nga, và vào ngày 3 tháng 7 năm 2025, Mikhail Gudkov đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công cũng bằng HIMARS ở khu vực Kursk. Bối cảnh diễn ra là, hồi tháng Ba nhờ công trạng “giải phóng Kursk,” Gudkov đã được đề bạt Phó tư lệnh. Tình hình còn được Putler tô hồng rằng “Kursk đã hoàn toàn được giải phóng” nhưng hóa ra hoàn toàn không phải như vậy. Ông Tổng tư lệnh Ukraine Syrskyi thông báo quân Ukraine vẫn giữ một diện tích nhất định không phải nói đùa, mà là đúng họ đang chiếm thật.

Chuyện này với một thằng vừa được đề bạt, không mấy vui vẻ và đúng theo truyền thống, nó dựa dẫm vào đơn vị cũ để tìm cách giải tỏa sức ép từ cấp trên. Chúng ta sẽ không biết được cấp trên của nó cho nó bao nhiêu ngày để xử lý vấn đề, nhưng nó đã đến một trong những sở chỉ huy tiền phương của Lữ đoàn 155 ở Korenevo, nơi cách lực lượng Ukraine đang chiếm giữ, hoạt động khoảng 40 ki-lô-mét đường chim bay và… “bùm.”

Trong một câu chuyện khác với một “bà hàng nước” khác, anh này cho biết chiến dịch ở Sumy diễn biến vô cùng sốt ruột và thương vong cho quân Nga là rất lớn. Ở đây là vùng xám với hệ thống phòng thủ của Ukraine rất đặc thù (hầm hào dã chiến) chứ không phải địa hình đô thị, do vậy bom lượn không có tác dụng nhiều.

Mặc dù lực lượng Ukraine chủ yếu là Phòng vệ lãnh thổ (được coi là bán vũ trang) nhưng Nga rất khó khăn trong đẩy lùi họ về phía sau. Kết quả nhìn chung thu được không nhiều, và không rõ đến nay đã hơn 1 tháng, mà chóp bu Nga vẫn cố giữ nguyên ý đồ ban đầu vì lý do gì. Anh này nói, do yêu cầu của Putler mà bọn chỉ huy Nga buộc phải lên kế hoạch, chứ chúng nó biết thừa là chẳng có tác dụng gì, quân đang rất thiếu mà lại sa lầy ở một chỗ mới.

Nhưng nhìn chung quân Nga vẫn tiến như vũ bão trên báo chí Nam Quảng Tây.

Về Kursk cũng vậy, tôi đã báo cáo quý vị rồi, Nga sẽ không bao giờ “giải phóng” được hết lãnh thổ của mình, vì cách đánh của người Ukraine không phải chiếm đất rồi ngồi yên một chỗ, mà là cơ động. Các sự kiện đang diễn ra chứng minh tôi có lý.

4. Trong câu chuyện của tôi với bác AQ ở Kyiv, tôi cũng nói : Tình hình bây giờ là cực kỳ khó khăn. Như vậy là về quốc tế, chỉ còn châu Âu ấm ớ sát cánh, à mà Đức bây giờ không ấm ớ lắm, anh Macron đồng bóng vớ vẩn lại có những hành động hú họa thì chưa biết thế nào… thêm thằng cha Nghị nó nói trắng ra như thế, coi như đẩy vào thế chân tường. Trên đây tôi đã động viên các bác, hoàn toàn không có chuyện “cắt viện trợ là sụp đổ đến nơi” như bọn báo Nam Quảng Tây mô tả đâu (y như đóng van nước !) Tuy nhiên, khó khăn là chắc chắn có. Và rõ ràng là phải dựa trên sức mình rồi, kêu gọi được thì cứ kêu gọi, nhưng phải tự lực thì cũng là chắc chắn rồi.

Nhưng tôi theo thuyết vấn đề gì cũng có hai mặt của nó, và tiêu cực thì ta rõ rồi. Nhưng tình hình này cũng đẩy Ukraine vào thế không hành động không được, “cùng thì tắc biến”. Hy vọng người Ukraine sẽ biến khó khăn thành cơ hội. Lý thuyết của tôi là dựa trên việc nếu người Ukraine có một hành động có tính quyết định lên chiến trường, chẳng hạn Crimea, thì Putler sẽ bị hạ bệ. Tuy nhiên nó có một lỗ hổng là chưa tính đến yếu tố Trung Quốc : Liệu có thằng tài phiệt nào thân Trung Quốc hay không ?

Có một “bà hàng nước” nhắc tôi về chuyện đó cách đây ít lâu : Trung Quốc bảo vệ Putler đến cùng, vì vậy bất cứ thằng nào chống Putler và muốn chiến tranh chấm dứt, cũng sẽ nằm trong tầm ngắm của tình báo Trung Quốc. Vì vậy việc Ukraine đánh đòn quyết định cũng có rủi ro của nó : thậm chí sẽ lôi Trung Quốc dấn sâu hơn vào cuộc chơi. Vì vậy tôi sẵn sàng đẩy lý thuyết đó xuống một nấc, nghĩa là người Ukraine có thể chọn phương án ít gấp gáp hơn 1 chút, chẳng hạn không ra đòn mà tiếp tục đánh phá và thủ chắc như hiện nay, thì cũng đủ cho Putler liêng biêng rồi.

Không được quên yếu tố bỏ cấm vận của Hoa Kỳ, nhưng Mỹ bỏ châu Âu không bỏ thì cũng chưa hoàn hảo với Putler. Nói chung cực kỳ khó khăn với Ukraine với trò phản động của đít vịt Trump. Để từ từ xem tình hình thế nào, trong thời gian đó cứ tiếp tục tẩn hậu cần cái đã.

PHÚC LAI 05.07.2025

No comments:

Post a Comment