Friday, November 12, 2010

tù ở quận

Bắt đầu ở quận là có chuyện đầu gấu, cướp đồ tiếp tế. Lúc nhận quà quản giáo gọi thằng nào có quà ra đứng cửa sổ tuồn vào cho nhận, bọn đầu gấu xúm quanh trước mặt quản giáo ra vẻ giúp đỡ chuyển quà vào cho nhanh, nhưng cái gì ngon lành chúng chuyển về vị trí của chúng luôn. Biết điều thì . . .

tù ở quận
Nov 10, '10 10:18 PM
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/190

Tù ở quận thì không phân loại an ninh hay chính trị, mà chỉ phòng phạt vi cảnh hành chính hay phòng hình sự mà thôi. Phòng hành chính vi cảnh thì nhẹ nhàng, vào đó vài hôm là về, cá biệt có trường hợp thấy nặng hơn thì quá 3 ngày lại bị chuyển sang phòng hình sự.
Phòng hành chính vi cảnh thường ít tù , cho nên rộng rãi và sạch sẽ. Phòng giam nữ thì vi cảnh hay hình sự giam chung luôn cho đỡ tốn diện tích vì tỉ lệ phụ nữ vào đó không nhiều. Cao điểm chỉ đến 5 người là nhiều.
Tù ở phường bị di lên quận là ngày về hơi mịt mùng rồi, bước chân vào quận đã thấy sặc bầu không khí của tù. Phòng tù cửa sổ có chấn song sắt phi 20, cửa sắt thép lá nặng chịch dày cộp. Những năm 90 đổ về trước trong phòng tù quận không có nhà vệ sinh. Người ta phát cho một cái can nhựa 20 lít, khoét thủng rộng chỗ miệng can, phạm nhân đi đại tiện, tiểu tiện xong đậy cái giẻ lau lại. Phòng 18 mét vuông giam hơn 20 thằng, thằng mới vào nằm sát cái can đó chuyện thường, đang nằm có thằng nào nó có như cầu lại phải đứng dậy để nó có chỗ đi. Cứ khoảng 9-10 giờ trưa thì cán bộ mở cửa phòng cho tù đi tắm và đổ can vệ sinh, nháo nhào khoảng 5 hay 7 phút lùa vào, vì không có gầu múc kịp tranh nhau có thằng phải ké người vào thằng đang dội để được ướt người giải nhiệt. Trời mùa hè , phòng chật nằm, ngồi san sát nhau,hơi người, hơi nóng và hơi cứt đái trộn lẫn ngập ngụa đặc sệt, chỉ mong có thằng nào đi cung cái cửa sắt mở toang ra đôi chút không khí bên ngoài sân lùa vào là tranh nhau hít như cá ngộp nước.
Bây giờ sửa lại nhưng chỉ thêm được nhà vệ sinh bên trong, còn đâu lại tối tăm hơn vì khoảng không làm sân đã bị tận dụng làm tầng nữa cho cán bộ làm việc. Phòng tù tối tăm , ẩm ướt không thấy ánh sáng mặt trời. Cán bộ trông tù ở quận không phải là cán bộ trại giam cục V26 đào tạo, mà cán bộ công an quận bị kỷ luật hay kém năng lực hoặc không mầu mè gì mới phải đi trông tù, cho nên cũng lắm loại '' cao ba nhá'', tính khí thất thường. Gặp hôm buồn bực chuyện gì cho nghỉ tắm, chỉ đi đổ can vệ sinh.
Bắt đầu ở quận là có chuyện đầu gấu, cướp đồ tiếp tế. Lúc nhận quà quản giáo gọi thằng nào có quà ra đứng cửa sổ tuồn vào cho nhận, bọn đầu gấu xúm quanh trước mặt quản giáo ra vẻ giúp đỡ chuyển quà vào cho nhanh, nhưng cái gì ngon lành chúng chuyển về vị trí của chúng luôn. Biết điều thì nhận lại những gì chúng bớt cho, nếu không đêm sẽ bị lấy mất hết hoặc bị đánh hội đồng giữa đêm, quản giáo có vào thì cũng không biết ai, mà biết ai thì quản giáo có khi chỉ nhắc nhở, dọa vài câu rồi bỏ đi. Tù ở quận đi cung hay bị cán bộ điều tra đánh nhất, vì cán bộ trông tù và cán bộ điều tra cùng quân số ở quận biết nhau. Không như ở trại giam thành phố bộ phận cán bộ trông tù riêng biệt, tù ở thành phố đi cung mà bị đánh về kêu cán bộ trông tù, lập tức cán bộ sẽ đưa đi bệnh xá khám, làm biên bản, lỡ tù có chết hay làm sao thì còn trách được trách nhiệm. Chứ ở quận thì kiểu cán bộ bỗ bã thân quen nhau, nên nhiều tù đi cung bị đấm móc ngược vào bụng, mạng mỡ, mỏ ác là chuyện thường. Nhất là những thằng tù lần đầu mà lại ngoan cố là hay bị cán bộ cho ăn đòn nhất, vừa đánh vừa đe dọa tao cho mày vào khung này, khoản kia, điều nọ mày tù rũ xác. Cái khoản đe dọa tinh thần này còn khiếp hơn là đánh đòn, nhất là ngón bắt nọn, trộ như thằng kia nó khai mày thế này, hay tao biết chỗ nọ. Rồi lại xuống giọng hứa hẹn nếu mày nhận hay khai thì sẽ về thôi, tội mày lần đầu, việc này cũng chả có gì chỉ cảnh cáo, án treo. Đang như thế lại có cán bộ khác mặt mũi ngầu tợn, hung dữ đi vào túm tóc như muốn đánh chết luôn, cán bộ kia giả vờ can ngăn nhưng cũng để cho phạm bị ăn một hai đòn thật mạnh để phạm nghĩ may có ông này can không ông kia đánh chết. Còn thủ đoạn hơn là khi cán bộ điều tra đưa phạm về buồng, còn đứng cửa chửi vào câu, như thể báo cho bọn đầu gấu bên trong biết là thằng này đang bị cán bộ ghét,chúng mày cứ việc chăm sóc nó cho tao.
Cái giống dân đã hèn, bọn tội phạm lại còn hèn hơn. Chỉ chăm chăm dựa hơi cán bộ, kể cả thằng tù gấu cũng phải mượn hơi cán bộ như thế. Ở xã hội như chuyện anh Cù Huy Hà Vũ, anh ý làm những gì thanh thiên bạch nhật, đơn kiện, khiếu nại, phỏng vấn bao lâu nay, chả đứa nào nói anh ý phản động. Nhưng khi anh vừa bị bắt là một lũ lao nhao, nhất là bọn báo chí, thế mới biết là người ta ưa nịnh theo cường quyền không phải vì yêu cường quyền mà chẳng qua vì tâm lý nhỏ nhen muốn đạp người khác, hành hạ người khác để chứng tỏ mình sung sướng hơn. Như trong tù cũng vậy, thằng tù khổ rồi nhưng cách tìm hạnh phúc của nó là thấy thằng khác khổ hơn mình. Mình bị đánh ít thì mong thấy thằng khác bị đánh nhiều hơn, mình đói ít mong thằng khác đói nhiều hơn. Tính cách này các nhà xã hội học thường né tránh, nhưng ở xã hội đầy rẫy, còn nếu như các nhà xã hội học vào tù một ngày sẽ thấy tính cách đó được rõ ràng, cụ thể đến mức họ sẽ không né tránh nổi. Tính cách này sẽ được viết thẳng thắn trong bài viết khác, còn giờ quay lại chuyện tù ở quận tiếp.
Tiếp tục chuyện cán bộ điều tra, có lần có hai cán bộ điều tra quận nói chuyện với nhau.
- Năm rồi tôi làm hai vụ, án đều 6 năm hết, vừa đủ chỉ tiêu, giờ nhàn rồi.
Các bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện mà tôi không hề thêm bớt một chữ nào, có lẽ thêm hay bớt chỉ là dấu phẩy tôi đặt không đúng lắm. Từ câu chuyện này có thể rút ra một điều là các cán bộ điều tra luôn đặt trong tâm làm sao khai thác thật nhiều, đưa nhiều đối tượng vào tù, án thật nặng, dễ hiểu vì nghề nghiệp của họ đòi hỏi là vậy. Cho nên chuyện khai đi chú cho mày về, tội mày nhẹ hay án mày chỉ án treo là chuyện rừng mơ của Tào An Man ( nhớ là Man chứ không phải Tháo ) trong Tam Quốc Chí, chứ ở đời này, nhất là cán bộ điều tra thì nên cân nhắc khi trả lời.
Cơm ở quận cũng khá sạch sẽ, có thịt kho, canh rau, cơm trắng, mỗi tội không nhiều lắm. Mà buồng chật chội, vệ sinh là cái can, ăn nhiều làm gì lại khổ. Hàng tuần có thằng bên viện kiểm sát qua xem hồ sơ, mỗi lần như thế là phạm nhân rất hồi hộp, tên viện đó cầm tập hồ sơ đứng cửa sổ đọc tên từng phạm, đến thằng nào thằng đó dạ một tiếng thò ra cho nó nhìn mặt. Chuyện hồ sơ thế nào chắc phải có mấy cơ quan nghiên cứu kỹ rồi, nhưng cái kiểu thằng viện kiểm sát quận nó làm như là chuyện tha hay giữ quyền của nó, hay kiểu như quan lớn ngày xưa, có quyền sinh sát trong tay. Nó đọc thằng A , thằng A nó đầu ra thưa, nó nhìn mặt rồi phán
- Mày lại lần nữa rồi, cho mày đi tù nhé. Chuẩn bị đi.
Đến thằng khác nó nhìn mặt mũi rồi nói
- Tao cho mày ở lại đây xem mày muốn về hay đi tiếp.
Trông lúc đó thằng viện oai, những thằng tù đầu nhìn nó không chớp mắt, cứ như lời nó ban ra là định đoạt sinh mệnh người ta theo ý thích của nó. Thực ra nó cũng chỉ là thằng nhân viên quèn của viện kiểm sát quận sai sang đưa hồ sơ quyết định xử lý cho nơi giam giữ. Nó nhân thể diễn trò, cầm tập hồ sơ đập đập, nhìn mặt phạm như ra vẻ cân nhắc cho về hay đi tiếp. Có thằng phạm nhân tù nhiều nó biết , từ trong buồng nó chửi vọng ra.
- Đm để thì là hòn đất, nặn thành ông tượng, oai đéo gì.
Thằng viện nghe thấy , hùng hổ xông sát vào cửa sổ buồng quát
- thằng nào nói gì , thích chết à
Bên trong mấy thằng phạm chửi.
- Nói cái đm mày.
Thằng viện tức đi đến chỗ buồng quản giáo, ra vẻ như sắp làm gì. Bọn phạm bên trong nói
- Đm làm trò, đố nó dám mở khóa vào đây.
Đúng như thế thật, quản giáo cũng chả hơi đâu mở khóa cửa phòng tù vì cái lý do đâu đâu, thằng viện chỉ gọi quản giáo ra đứng cạnh để nó đọc hồ sơ tiếp.
Thằng viện đọc hồ sơ phân loại xong, hôm sau sẽ có xe từ trại giam thành phố xuống đưa một số tù ở quận đi tiếp, một số về, một số ở lại thêm thời gian xem xét. Những thằng đi lên xe ô tô lúc này đã xác định con đường phía trước sẽ còn dài, tranh thủ viết thư về nhà, vì lên trên càng cao càng khó thư từ hơn. Đêm trước khi sắp đi, thằng nào cũng hiền lành hẳn đi, vì chúng phải ngẫm nghĩ quãng đời tiếp theo trong trại giam, ở quận này là đại ca, nhưng biết đâu lên trên trại giam thành phố, vào buồng không có anh em, bè bạn thì lại thành '' con rận'' để thằng khác hành hạ.
Sáng hôm sau những thằng phải chuyển đi được đi trước, quần áo, khăn gói lếch thếch hai thằng chung một còng số 8 lên xe. Có thằng ai oán.
- Đm tưởng nhà lo thế nào, ai ngờ lên thành phố
Thằng bên cạnh an ủi.
- Thì lên thành phố lo trên đấy có sao.
Thằng đi sau đế vào..
- Quận còn đéo lo được, lại nói chuyện chạy ở thành phố.
Bọn chuyển đi thành phố xong, đến bọn được tha về, con số này thường không nhiều, chiếm tỉ lệ khoảng 1/10. Những thằng về chạy tíu tít các cửa buồng để nhận thư gửi hộ cho thằng khác về nhà. Ra cửa vẫy tay
- về nhé về nhé anh em ở lại cố gắng.
Có thằng ở lại gọi theo
- Về mai lại vào nhé, anh em nhớ lắm.
- Thôi đéo vào đâu, sợ lắm rồi
Nói thế, nhưng khối thằng giam mấy ngày ở quận vừa về lại vào ngay, nhất mấy thằng đua xe cả đánh bạc thì thường xuyên.
Prev: Tù ở phường.
reply share
tù ở quận

Bắt đầu ở quận là có chuyện đầu gấu, cướp đồ tiếp tế. Lúc nhận quà quản giáo gọi thằng nào có quà ra đứng cửa sổ tuồn vào cho nhận, bọn đầu gấu xúm quanh trước mặt quản giáo ra vẻ giúp đỡ chuyển quà vào cho nhanh, nhưng cái gì ngon lành chúng chuyển về vị trí của chúng luôn. Biết điều thì . . .

tù ở quận
Nov 10, '10 10:18 PM
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/190

Tù ở quận thì không phân loại an ninh hay chính trị, mà chỉ phòng phạt vi cảnh hành chính hay phòng hình sự mà thôi. Phòng hành chính vi cảnh thì nhẹ nhàng, vào đó vài hôm là về, cá biệt có trường hợp thấy nặng hơn thì quá 3 ngày lại bị chuyển sang phòng hình sự.
Phòng hành chính vi cảnh thường ít tù , cho nên rộng rãi và sạch sẽ. Phòng giam nữ thì vi cảnh hay hình sự giam chung luôn cho đỡ tốn diện tích vì tỉ lệ phụ nữ vào đó không nhiều. Cao điểm chỉ đến 5 người là nhiều.
Tù ở phường bị di lên quận là ngày về hơi mịt mùng rồi, bước chân vào quận đã thấy sặc bầu không khí của tù. Phòng tù cửa sổ có chấn song sắt phi 20, cửa sắt thép lá nặng chịch dày cộp. Những năm 90 đổ về trước trong phòng tù quận không có nhà vệ sinh. Người ta phát cho một cái can nhựa 20 lít, khoét thủng rộng chỗ miệng can, phạm nhân đi đại tiện, tiểu tiện xong đậy cái giẻ lau lại. Phòng 18 mét vuông giam hơn 20 thằng, thằng mới vào nằm sát cái can đó chuyện thường, đang nằm có thằng nào nó có như cầu lại phải đứng dậy để nó có chỗ đi. Cứ khoảng 9-10 giờ trưa thì cán bộ mở cửa phòng cho tù đi tắm và đổ can vệ sinh, nháo nhào khoảng 5 hay 7 phút lùa vào, vì không có gầu múc kịp tranh nhau có thằng phải ké người vào thằng đang dội để được ướt người giải nhiệt. Trời mùa hè , phòng chật nằm, ngồi san sát nhau,hơi người, hơi nóng và hơi cứt đái trộn lẫn ngập ngụa đặc sệt, chỉ mong có thằng nào đi cung cái cửa sắt mở toang ra đôi chút không khí bên ngoài sân lùa vào là tranh nhau hít như cá ngộp nước.
Bây giờ sửa lại nhưng chỉ thêm được nhà vệ sinh bên trong, còn đâu lại tối tăm hơn vì khoảng không làm sân đã bị tận dụng làm tầng nữa cho cán bộ làm việc. Phòng tù tối tăm , ẩm ướt không thấy ánh sáng mặt trời. Cán bộ trông tù ở quận không phải là cán bộ trại giam cục V26 đào tạo, mà cán bộ công an quận bị kỷ luật hay kém năng lực hoặc không mầu mè gì mới phải đi trông tù, cho nên cũng lắm loại '' cao ba nhá'', tính khí thất thường. Gặp hôm buồn bực chuyện gì cho nghỉ tắm, chỉ đi đổ can vệ sinh.
Bắt đầu ở quận là có chuyện đầu gấu, cướp đồ tiếp tế. Lúc nhận quà quản giáo gọi thằng nào có quà ra đứng cửa sổ tuồn vào cho nhận, bọn đầu gấu xúm quanh trước mặt quản giáo ra vẻ giúp đỡ chuyển quà vào cho nhanh, nhưng cái gì ngon lành chúng chuyển về vị trí của chúng luôn. Biết điều thì nhận lại những gì chúng bớt cho, nếu không đêm sẽ bị lấy mất hết hoặc bị đánh hội đồng giữa đêm, quản giáo có vào thì cũng không biết ai, mà biết ai thì quản giáo có khi chỉ nhắc nhở, dọa vài câu rồi bỏ đi. Tù ở quận đi cung hay bị cán bộ điều tra đánh nhất, vì cán bộ trông tù và cán bộ điều tra cùng quân số ở quận biết nhau. Không như ở trại giam thành phố bộ phận cán bộ trông tù riêng biệt, tù ở thành phố đi cung mà bị đánh về kêu cán bộ trông tù, lập tức cán bộ sẽ đưa đi bệnh xá khám, làm biên bản, lỡ tù có chết hay làm sao thì còn trách được trách nhiệm. Chứ ở quận thì kiểu cán bộ bỗ bã thân quen nhau, nên nhiều tù đi cung bị đấm móc ngược vào bụng, mạng mỡ, mỏ ác là chuyện thường. Nhất là những thằng tù lần đầu mà lại ngoan cố là hay bị cán bộ cho ăn đòn nhất, vừa đánh vừa đe dọa tao cho mày vào khung này, khoản kia, điều nọ mày tù rũ xác. Cái khoản đe dọa tinh thần này còn khiếp hơn là đánh đòn, nhất là ngón bắt nọn, trộ như thằng kia nó khai mày thế này, hay tao biết chỗ nọ. Rồi lại xuống giọng hứa hẹn nếu mày nhận hay khai thì sẽ về thôi, tội mày lần đầu, việc này cũng chả có gì chỉ cảnh cáo, án treo. Đang như thế lại có cán bộ khác mặt mũi ngầu tợn, hung dữ đi vào túm tóc như muốn đánh chết luôn, cán bộ kia giả vờ can ngăn nhưng cũng để cho phạm bị ăn một hai đòn thật mạnh để phạm nghĩ may có ông này can không ông kia đánh chết. Còn thủ đoạn hơn là khi cán bộ điều tra đưa phạm về buồng, còn đứng cửa chửi vào câu, như thể báo cho bọn đầu gấu bên trong biết là thằng này đang bị cán bộ ghét,chúng mày cứ việc chăm sóc nó cho tao.
Cái giống dân đã hèn, bọn tội phạm lại còn hèn hơn. Chỉ chăm chăm dựa hơi cán bộ, kể cả thằng tù gấu cũng phải mượn hơi cán bộ như thế. Ở xã hội như chuyện anh Cù Huy Hà Vũ, anh ý làm những gì thanh thiên bạch nhật, đơn kiện, khiếu nại, phỏng vấn bao lâu nay, chả đứa nào nói anh ý phản động. Nhưng khi anh vừa bị bắt là một lũ lao nhao, nhất là bọn báo chí, thế mới biết là người ta ưa nịnh theo cường quyền không phải vì yêu cường quyền mà chẳng qua vì tâm lý nhỏ nhen muốn đạp người khác, hành hạ người khác để chứng tỏ mình sung sướng hơn. Như trong tù cũng vậy, thằng tù khổ rồi nhưng cách tìm hạnh phúc của nó là thấy thằng khác khổ hơn mình. Mình bị đánh ít thì mong thấy thằng khác bị đánh nhiều hơn, mình đói ít mong thằng khác đói nhiều hơn. Tính cách này các nhà xã hội học thường né tránh, nhưng ở xã hội đầy rẫy, còn nếu như các nhà xã hội học vào tù một ngày sẽ thấy tính cách đó được rõ ràng, cụ thể đến mức họ sẽ không né tránh nổi. Tính cách này sẽ được viết thẳng thắn trong bài viết khác, còn giờ quay lại chuyện tù ở quận tiếp.
Tiếp tục chuyện cán bộ điều tra, có lần có hai cán bộ điều tra quận nói chuyện với nhau.
- Năm rồi tôi làm hai vụ, án đều 6 năm hết, vừa đủ chỉ tiêu, giờ nhàn rồi.
Các bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện mà tôi không hề thêm bớt một chữ nào, có lẽ thêm hay bớt chỉ là dấu phẩy tôi đặt không đúng lắm. Từ câu chuyện này có thể rút ra một điều là các cán bộ điều tra luôn đặt trong tâm làm sao khai thác thật nhiều, đưa nhiều đối tượng vào tù, án thật nặng, dễ hiểu vì nghề nghiệp của họ đòi hỏi là vậy. Cho nên chuyện khai đi chú cho mày về, tội mày nhẹ hay án mày chỉ án treo là chuyện rừng mơ của Tào An Man ( nhớ là Man chứ không phải Tháo ) trong Tam Quốc Chí, chứ ở đời này, nhất là cán bộ điều tra thì nên cân nhắc khi trả lời.
Cơm ở quận cũng khá sạch sẽ, có thịt kho, canh rau, cơm trắng, mỗi tội không nhiều lắm. Mà buồng chật chội, vệ sinh là cái can, ăn nhiều làm gì lại khổ. Hàng tuần có thằng bên viện kiểm sát qua xem hồ sơ, mỗi lần như thế là phạm nhân rất hồi hộp, tên viện đó cầm tập hồ sơ đứng cửa sổ đọc tên từng phạm, đến thằng nào thằng đó dạ một tiếng thò ra cho nó nhìn mặt. Chuyện hồ sơ thế nào chắc phải có mấy cơ quan nghiên cứu kỹ rồi, nhưng cái kiểu thằng viện kiểm sát quận nó làm như là chuyện tha hay giữ quyền của nó, hay kiểu như quan lớn ngày xưa, có quyền sinh sát trong tay. Nó đọc thằng A , thằng A nó đầu ra thưa, nó nhìn mặt rồi phán
- Mày lại lần nữa rồi, cho mày đi tù nhé. Chuẩn bị đi.
Đến thằng khác nó nhìn mặt mũi rồi nói
- Tao cho mày ở lại đây xem mày muốn về hay đi tiếp.
Trông lúc đó thằng viện oai, những thằng tù đầu nhìn nó không chớp mắt, cứ như lời nó ban ra là định đoạt sinh mệnh người ta theo ý thích của nó. Thực ra nó cũng chỉ là thằng nhân viên quèn của viện kiểm sát quận sai sang đưa hồ sơ quyết định xử lý cho nơi giam giữ. Nó nhân thể diễn trò, cầm tập hồ sơ đập đập, nhìn mặt phạm như ra vẻ cân nhắc cho về hay đi tiếp. Có thằng phạm nhân tù nhiều nó biết , từ trong buồng nó chửi vọng ra.
- Đm để thì là hòn đất, nặn thành ông tượng, oai đéo gì.
Thằng viện nghe thấy , hùng hổ xông sát vào cửa sổ buồng quát
- thằng nào nói gì , thích chết à
Bên trong mấy thằng phạm chửi.
- Nói cái đm mày.
Thằng viện tức đi đến chỗ buồng quản giáo, ra vẻ như sắp làm gì. Bọn phạm bên trong nói
- Đm làm trò, đố nó dám mở khóa vào đây.
Đúng như thế thật, quản giáo cũng chả hơi đâu mở khóa cửa phòng tù vì cái lý do đâu đâu, thằng viện chỉ gọi quản giáo ra đứng cạnh để nó đọc hồ sơ tiếp.
Thằng viện đọc hồ sơ phân loại xong, hôm sau sẽ có xe từ trại giam thành phố xuống đưa một số tù ở quận đi tiếp, một số về, một số ở lại thêm thời gian xem xét. Những thằng đi lên xe ô tô lúc này đã xác định con đường phía trước sẽ còn dài, tranh thủ viết thư về nhà, vì lên trên càng cao càng khó thư từ hơn. Đêm trước khi sắp đi, thằng nào cũng hiền lành hẳn đi, vì chúng phải ngẫm nghĩ quãng đời tiếp theo trong trại giam, ở quận này là đại ca, nhưng biết đâu lên trên trại giam thành phố, vào buồng không có anh em, bè bạn thì lại thành '' con rận'' để thằng khác hành hạ.
Sáng hôm sau những thằng phải chuyển đi được đi trước, quần áo, khăn gói lếch thếch hai thằng chung một còng số 8 lên xe. Có thằng ai oán.
- Đm tưởng nhà lo thế nào, ai ngờ lên thành phố
Thằng bên cạnh an ủi.
- Thì lên thành phố lo trên đấy có sao.
Thằng đi sau đế vào..
- Quận còn đéo lo được, lại nói chuyện chạy ở thành phố.
Bọn chuyển đi thành phố xong, đến bọn được tha về, con số này thường không nhiều, chiếm tỉ lệ khoảng 1/10. Những thằng về chạy tíu tít các cửa buồng để nhận thư gửi hộ cho thằng khác về nhà. Ra cửa vẫy tay
- về nhé về nhé anh em ở lại cố gắng.
Có thằng ở lại gọi theo
- Về mai lại vào nhé, anh em nhớ lắm.
- Thôi đéo vào đâu, sợ lắm rồi
Nói thế, nhưng khối thằng giam mấy ngày ở quận vừa về lại vào ngay, nhất mấy thằng đua xe cả đánh bạc thì thường xuyên.
Prev: Tù ở phường.
reply share

Đối Thoại Online: Bắc Kinh cảnh giác cao với Việt Nam

Đối Thoại Online: Bắc Kinh cảnh giác cao với Việt Nam: "Bắc Kinh cảnh giác cao với Việt Nam Khánh An, phóng viên RFA 2010-11-12 Việt Nam bị xếp hạng thứ 3 trong danh sách các quốc gia mà chính ph..."

Bắc Kinh cảnh giác cao với Việt Nam

Bắc Kinh cảnh giác cao với Việt Nam
Khánh An, phóng viên RFA
2010-11-12

Việt Nam bị xếp hạng thứ 3 trong danh sách các quốc gia mà chính phủ Bắc Kinh cần phải thận trọng cảnh giác.

AFP photo

Bản đồ những vùng đảo đang tranh chấp ở Biển Đông

Một khảo sát vừa được hãng thông tấn Global Times thực hiện để lấy ý kiến trên hơn 1.300 người dân Trung Quốc cho thấy như vậy.
Có đáng lo ngại?

Hơn 2 tháng sau khi xảy ra vụ đụng độ giữa tàu đánh cá Trung Quốc với tuần duyên Nhật Bản trên vùng biển gần đảo Điếu Ngư mà Nhật gọi là Sensaku dẫn đến căng thẳng chính trị giữa hai nước, hãng thông tấn Global Times được thực hiện một cuộc khảo sát qua điện thoại đối với 1305 người dân tại 6 thành phố Bắc Kinh, Quảng Châu, Thành Đô, Trường Sa, Tây An và Thẩm Dương.

Kết quả cuộc khảo sát cho thấy 90% người được hỏi quan tâm đến những vụ tranh chấp chủ quyền của Trung Quốc với Nhật Bản và các nước khác. Đa số không chấp nhận để Hoa Kỳ đóng vai trò trung gian trong việc giải quyết tranh chấp. Thậm chí ngược lại, có đến gần một nửa số người cho rằng Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên mà Trung Quốc cần phải thận trọng cảnh giác, kế đó là Nhật Bản, thứ ba là Việt Nam và lần lượt sau đó là các nước Malaysia, Indonesia, Philippines và Brunei.

Khi được hỏi về những giải pháp cho vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo, 39,8% người Trung Quốc được thăm dò cho rằng phải chiến đấu khẳng định chủ quyền; 35,3% khác cho rằng nên đặt vấn đề tranh chấp chủ quyền qua một bên và cùng nhau phát triển trong khi vẫn tiếp tục lên tiếng khẳng định chủ quyền; chỉ có 18,3% đồng ý xác định lại biên giới lãnh hải cùng với các quốc gia thích hợp.

Theo TS. June Teufel Dreyer, Giảng viên Khoa học Chính Trị của trường đại học Miami, chuyên gia phân tích về quan hệ chính trị của Trung Quốc với các nước thì việc Trung Quốc lo ngại Việt Nam là có thực, tuy nhiên kết quả của các cuộc khảo sát trên báo chí không phải lúc nào cũng chính xác và phản ánh đúng thực tế. Theo bà, điều dư luận nên quan tâm hơn chính là thái độ của chính phủ Trung Quốc và những phản ứng của chính phủ Việt Nam.

Tôi nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng. Họ đã có thông báo về việc cảng Cam Ranh sẽ mở cửa cho hải quân và tàu nước ngoài, đã ký thỏa thuận để Nhật Bản xây dựng lò phản ứng hạt nhân...
TS. June Teufel Dreyer

Theo đánh giá của tờ New York Times, việc Trung Quốc leo thang trong vấn đề quân sự và các chính sách thương mại đã khiến cho các nước láng giềng cũng phải để mắt xem lại thực lực quân sự của mình. Hầu hết các quốc gia châu Á đều ngấm ngầm hiểu rằng việc Trung Quốc sẽ thay thế cho Hoa Kỳ ở vị trí đứng đầu trong khu vực là điều thấy trước, tuy nhiên quá trình thay thế đang diễn ra quá nhanh khiến cho nhiều nước lo ngại. Vấn đề hạ giá đồng nhân dân tệ, cấm xuất khẩu đất hiếm đến Nhật và sau đó là Mỹ và châu Âu đã dấy lên quan ngại về việc Bắc Kinh sử dụng các lợi thế kinh tế để làm vũ khí ngoại giao và chính trị.

Bên cạnh đó, hải quân Trung Quốc không ngừng bành trướng và thực hiện các hoạt động lấn lướt trên các vùng biển tranh chấp. Li Jie, một nhà chiến lược của Viện Nghiên cứu Hải quân của Trung Quốc, khẳng định rằng Bắc Kinh cần gửi ra một thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng rằng sức mạnh quyền lực của Trung Quốc là không thể ngăn cản được.
Chính sách của VN

000_Del424800-250.jpg
QĐ Giải phóng Nhân dân TQ bên trong Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 09 tháng 11 năm 2010 chào mừng chuyến thăm của Thủ tướng Anh David Cameron. AFP photo
Trước sức ép của người khổng lồ đầy tham vọng, việc đưa ra một chính sách ngoại giao và đối phó thích hợp với Trung Quốc đang là vấn đề đau đầu cho các nhà lãnh đạo châu Á. Nhiều quốc gia châu Á đã lên tiếng chào đón Hoa Kỳ trở lại khu vực để tìm lại vị thế cân bằng với quyền lực đang lên của Bắc Kinh. Tại Việt Nam, sau thương vụ mua tàu ngầm và chiến đấu cơ của Nga, việc Việt Nam quyết định mở cửa cảng Cam Ranh cho hải quân nước ngoài, theo đánh giá của một số chuyên gia phân tích, là một bước đi đúng hướng và cần thiết.

TS. June Teufel Dreyer nhận xét: "Tôi nghĩ cho đến lúc này thì chính phủ Việt Nam đã hành động khá khôn ngoan. Họ đã có thông báo về việc cảng Cam Ranh sẽ mở cửa cho hải quân và tàu nước ngoài, đã ký thỏa thuận để Nhật Bản xây dựng lò phản ứng hạt nhân, đồng thời cũng để nước này khai thác đất hiếm, thứ mà Trung Quốc đã quyết định là không bán cho Nhật nữa. Vì vậy, tôi nghĩ rằng Việt Nam đang đi đúng hướng".

Trở lại với kết quả cuộc thăm dò khi một số người dân Trung Quốc cho rằng Việt Nam là quốc gia thứ 3 mà Bắc Kinh cần đề phòng, cũng có ý kiến cho rằng có thể việc giáo dục lịch sử cũng như tình trạng kiểm soát thông tin tại Trung Quốc đã dẫn đến nhận xét trên ở một số người. Bởi vì thực tế là đối với không ít người dân ở Trung Quốc, khi còn ngồi trên ghế nhà trường, họ đã được giáo dục rằng chủ quyền của hai quần đảo Nam Sa và Tây Sa (Trường Sa và Hoàng Sa) là thuộc về Trung Quốc, Việt Nam và các nước khác luôn luôn có ý đồ chiếm đoạt lấy các vùng biển đảo này.
Nhận xét về tình trạng trên, TS. Dreyer nói: "Sách của Trung Quốc đã phá hỏng lịch sử một cách nặng nề bởi vì Việt Nam đang nắm giữ Trường Sa vào thời điểm mà Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm lấy nó vào khoảng những năm 1974 – 1975. Vì vậy, tôi không hiểu vì sao mà người ta có thể nói rằng các quần đảo trên là của Trung Quốc. Tuy nhiên, nhiều người đã đọc sách giáo khoa của Trung Quốc thì nói rằng có nhiều điều không hẳn là đúng sự thật".

Sách của Trung Quốc đã phá hỏng lịch sử một cách nặng nề bởi vì Việt Nam đang nắm giữ Trường Sa vào thời điểm mà Trung Quốc dùng bạo lực để chiếm lấy nó vào khoảng những năm 1974 – 1975
TS. Dreyer



Riêng trong vấn đề để Hoa Kỳ làm trung gian trong việc giải quyết tranh chấp chủ quyền các vùng biển đảo, hơn 76% người Trung Quốc được hỏi đã bác bỏ ý kiến này. Điều này khiến người ta nhớ lại cách đây không lâu, chính quyền Bắc Kinh cũng đã tỏ ra tức giận với Hoa Kỳ khi ngoại trưởng Hillary Clinton đưa ra lời đề nghị tương tự đối với việc tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông.

Mặc dù mọi cuộc khảo sát đều mang tính tương đối nhưng trước con số khá cao, mang tính thể hiện sự đồng lòng của người dân Trung Quốc đối với các quyết định của chính quyền khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về sự thành công của chính sách giáo dục và sự kiểm soát thông tin hữu hiệu của Bắc Kinh trong mục tiêu phục vụ cho chính trị. Vấn đề ở chỗ, hy sinh dân trí để đạt được mục tiêu chính trị lại không phải là lựa chọn của một xã hội dân chủ và văn minh.

Theo dòng thời sự:

* Hội thảo quốc tế về Biển Đông khai mạc tại Sài Gòn
* Việt Nam phản đối Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền Việt Nam
* TQ nên hợp tác với Mỹ trong khu vực Biển Đông
* Sau cuộc họp Thượng đỉnh Đông Á Trung Quốc biểu diễn hải chiến tại Biển Đông

tù ở quận

Bắt đầu ở quận là có chuyện đầu gấu, cướp đồ tiếp tế. Lúc nhận quà quản giáo gọi thằng nào có quà ra đứng cửa sổ tuồn vào cho nhận, bọn đầu gấu xúm quanh trước mặt quản giáo ra vẻ giúp đỡ chuyển quà vào cho nhanh, nhưng cái gì ngon lành chúng chuyển về vị trí của chúng luôn. Biết điều thì . . .

tù ở quận
Nov 10, '10 10:18 PM
http://nguoibuongio1972.multiply.com/journal/item/190

Tù ở quận thì không phân loại an ninh hay chính trị, mà chỉ phòng phạt vi cảnh hành chính hay phòng hình sự mà thôi. Phòng hành chính vi cảnh thì nhẹ nhàng, vào đó vài hôm là về, cá biệt có trường hợp thấy nặng hơn thì quá 3 ngày lại bị chuyển sang phòng hình sự.
Phòng hành chính vi cảnh thường ít tù , cho nên rộng rãi và sạch sẽ. Phòng giam nữ thì vi cảnh hay hình sự giam chung luôn cho đỡ tốn diện tích vì tỉ lệ phụ nữ vào đó không nhiều. Cao điểm chỉ đến 5 người là nhiều.
Tù ở phường bị di lên quận là ngày về hơi mịt mùng rồi, bước chân vào quận đã thấy sặc bầu không khí của tù. Phòng tù cửa sổ có chấn song sắt phi 20, cửa sắt thép lá nặng chịch dày cộp. Những năm 90 đổ về trước trong phòng tù quận không có nhà vệ sinh. Người ta phát cho một cái can nhựa 20 lít, khoét thủng rộng chỗ miệng can, phạm nhân đi đại tiện, tiểu tiện xong đậy cái giẻ lau lại. Phòng 18 mét vuông giam hơn 20 thằng, thằng mới vào nằm sát cái can đó chuyện thường, đang nằm có thằng nào nó có như cầu lại phải đứng dậy để nó có chỗ đi. Cứ khoảng 9-10 giờ trưa thì cán bộ mở cửa phòng cho tù đi tắm và đổ can vệ sinh, nháo nhào khoảng 5 hay 7 phút lùa vào, vì không có gầu múc kịp tranh nhau có thằng phải ké người vào thằng đang dội để được ướt người giải nhiệt. Trời mùa hè , phòng chật nằm, ngồi san sát nhau,hơi người, hơi nóng và hơi cứt đái trộn lẫn ngập ngụa đặc sệt, chỉ mong có thằng nào đi cung cái cửa sắt mở toang ra đôi chút không khí bên ngoài sân lùa vào là tranh nhau hít như cá ngộp nước.
Bây giờ sửa lại nhưng chỉ thêm được nhà vệ sinh bên trong, còn đâu lại tối tăm hơn vì khoảng không làm sân đã bị tận dụng làm tầng nữa cho cán bộ làm việc. Phòng tù tối tăm , ẩm ướt không thấy ánh sáng mặt trời. Cán bộ trông tù ở quận không phải là cán bộ trại giam cục V26 đào tạo, mà cán bộ công an quận bị kỷ luật hay kém năng lực hoặc không mầu mè gì mới phải đi trông tù, cho nên cũng lắm loại '' cao ba nhá'', tính khí thất thường. Gặp hôm buồn bực chuyện gì cho nghỉ tắm, chỉ đi đổ can vệ sinh.
Bắt đầu ở quận là có chuyện đầu gấu, cướp đồ tiếp tế. Lúc nhận quà quản giáo gọi thằng nào có quà ra đứng cửa sổ tuồn vào cho nhận, bọn đầu gấu xúm quanh trước mặt quản giáo ra vẻ giúp đỡ chuyển quà vào cho nhanh, nhưng cái gì ngon lành chúng chuyển về vị trí của chúng luôn. Biết điều thì nhận lại những gì chúng bớt cho, nếu không đêm sẽ bị lấy mất hết hoặc bị đánh hội đồng giữa đêm, quản giáo có vào thì cũng không biết ai, mà biết ai thì quản giáo có khi chỉ nhắc nhở, dọa vài câu rồi bỏ đi. Tù ở quận đi cung hay bị cán bộ điều tra đánh nhất, vì cán bộ trông tù và cán bộ điều tra cùng quân số ở quận biết nhau. Không như ở trại giam thành phố bộ phận cán bộ trông tù riêng biệt, tù ở thành phố đi cung mà bị đánh về kêu cán bộ trông tù, lập tức cán bộ sẽ đưa đi bệnh xá khám, làm biên bản, lỡ tù có chết hay làm sao thì còn trách được trách nhiệm. Chứ ở quận thì kiểu cán bộ bỗ bã thân quen nhau, nên nhiều tù đi cung bị đấm móc ngược vào bụng, mạng mỡ, mỏ ác là chuyện thường. Nhất là những thằng tù lần đầu mà lại ngoan cố là hay bị cán bộ cho ăn đòn nhất, vừa đánh vừa đe dọa tao cho mày vào khung này, khoản kia, điều nọ mày tù rũ xác. Cái khoản đe dọa tinh thần này còn khiếp hơn là đánh đòn, nhất là ngón bắt nọn, trộ như thằng kia nó khai mày thế này, hay tao biết chỗ nọ. Rồi lại xuống giọng hứa hẹn nếu mày nhận hay khai thì sẽ về thôi, tội mày lần đầu, việc này cũng chả có gì chỉ cảnh cáo, án treo. Đang như thế lại có cán bộ khác mặt mũi ngầu tợn, hung dữ đi vào túm tóc như muốn đánh chết luôn, cán bộ kia giả vờ can ngăn nhưng cũng để cho phạm bị ăn một hai đòn thật mạnh để phạm nghĩ may có ông này can không ông kia đánh chết. Còn thủ đoạn hơn là khi cán bộ điều tra đưa phạm về buồng, còn đứng cửa chửi vào câu, như thể báo cho bọn đầu gấu bên trong biết là thằng này đang bị cán bộ ghét,chúng mày cứ việc chăm sóc nó cho tao.
Cái giống dân đã hèn, bọn tội phạm lại còn hèn hơn. Chỉ chăm chăm dựa hơi cán bộ, kể cả thằng tù gấu cũng phải mượn hơi cán bộ như thế. Ở xã hội như chuyện anh Cù Huy Hà Vũ, anh ý làm những gì thanh thiên bạch nhật, đơn kiện, khiếu nại, phỏng vấn bao lâu nay, chả đứa nào nói anh ý phản động. Nhưng khi anh vừa bị bắt là một lũ lao nhao, nhất là bọn báo chí, thế mới biết là người ta ưa nịnh theo cường quyền không phải vì yêu cường quyền mà chẳng qua vì tâm lý nhỏ nhen muốn đạp người khác, hành hạ người khác để chứng tỏ mình sung sướng hơn. Như trong tù cũng vậy, thằng tù khổ rồi nhưng cách tìm hạnh phúc của nó là thấy thằng khác khổ hơn mình. Mình bị đánh ít thì mong thấy thằng khác bị đánh nhiều hơn, mình đói ít mong thằng khác đói nhiều hơn. Tính cách này các nhà xã hội học thường né tránh, nhưng ở xã hội đầy rẫy, còn nếu như các nhà xã hội học vào tù một ngày sẽ thấy tính cách đó được rõ ràng, cụ thể đến mức họ sẽ không né tránh nổi. Tính cách này sẽ được viết thẳng thắn trong bài viết khác, còn giờ quay lại chuyện tù ở quận tiếp.
Tiếp tục chuyện cán bộ điều tra, có lần có hai cán bộ điều tra quận nói chuyện với nhau.
- Năm rồi tôi làm hai vụ, án đều 6 năm hết, vừa đủ chỉ tiêu, giờ nhàn rồi.
Các bạn nghĩ gì khi nghe câu chuyện mà tôi không hề thêm bớt một chữ nào, có lẽ thêm hay bớt chỉ là dấu phẩy tôi đặt không đúng lắm. Từ câu chuyện này có thể rút ra một điều là các cán bộ điều tra luôn đặt trong tâm làm sao khai thác thật nhiều, đưa nhiều đối tượng vào tù, án thật nặng, dễ hiểu vì nghề nghiệp của họ đòi hỏi là vậy. Cho nên chuyện khai đi chú cho mày về, tội mày nhẹ hay án mày chỉ án treo là chuyện rừng mơ của Tào An Man ( nhớ là Man chứ không phải Tháo ) trong Tam Quốc Chí, chứ ở đời này, nhất là cán bộ điều tra thì nên cân nhắc khi trả lời.
Cơm ở quận cũng khá sạch sẽ, có thịt kho, canh rau, cơm trắng, mỗi tội không nhiều lắm. Mà buồng chật chội, vệ sinh là cái can, ăn nhiều làm gì lại khổ. Hàng tuần có thằng bên viện kiểm sát qua xem hồ sơ, mỗi lần như thế là phạm nhân rất hồi hộp, tên viện đó cầm tập hồ sơ đứng cửa sổ đọc tên từng phạm, đến thằng nào thằng đó dạ một tiếng thò ra cho nó nhìn mặt. Chuyện hồ sơ thế nào chắc phải có mấy cơ quan nghiên cứu kỹ rồi, nhưng cái kiểu thằng viện kiểm sát quận nó làm như là chuyện tha hay giữ quyền của nó, hay kiểu như quan lớn ngày xưa, có quyền sinh sát trong tay. Nó đọc thằng A , thằng A nó đầu ra thưa, nó nhìn mặt rồi phán
- Mày lại lần nữa rồi, cho mày đi tù nhé. Chuẩn bị đi.
Đến thằng khác nó nhìn mặt mũi rồi nói
- Tao cho mày ở lại đây xem mày muốn về hay đi tiếp.
Trông lúc đó thằng viện oai, những thằng tù đầu nhìn nó không chớp mắt, cứ như lời nó ban ra là định đoạt sinh mệnh người ta theo ý thích của nó. Thực ra nó cũng chỉ là thằng nhân viên quèn của viện kiểm sát quận sai sang đưa hồ sơ quyết định xử lý cho nơi giam giữ. Nó nhân thể diễn trò, cầm tập hồ sơ đập đập, nhìn mặt phạm như ra vẻ cân nhắc cho về hay đi tiếp. Có thằng phạm nhân tù nhiều nó biết , từ trong buồng nó chửi vọng ra.
- Đm để thì là hòn đất, nặn thành ông tượng, oai đéo gì.
Thằng viện nghe thấy , hùng hổ xông sát vào cửa sổ buồng quát
- thằng nào nói gì , thích chết à
Bên trong mấy thằng phạm chửi.
- Nói cái đm mày.
Thằng viện tức đi đến chỗ buồng quản giáo, ra vẻ như sắp làm gì. Bọn phạm bên trong nói
- Đm làm trò, đố nó dám mở khóa vào đây.
Đúng như thế thật, quản giáo cũng chả hơi đâu mở khóa cửa phòng tù vì cái lý do đâu đâu, thằng viện chỉ gọi quản giáo ra đứng cạnh để nó đọc hồ sơ tiếp.
Thằng viện đọc hồ sơ phân loại xong, hôm sau sẽ có xe từ trại giam thành phố xuống đưa một số tù ở quận đi tiếp, một số về, một số ở lại thêm thời gian xem xét. Những thằng đi lên xe ô tô lúc này đã xác định con đường phía trước sẽ còn dài, tranh thủ viết thư về nhà, vì lên trên càng cao càng khó thư từ hơn. Đêm trước khi sắp đi, thằng nào cũng hiền lành hẳn đi, vì chúng phải ngẫm nghĩ quãng đời tiếp theo trong trại giam, ở quận này là đại ca, nhưng biết đâu lên trên trại giam thành phố, vào buồng không có anh em, bè bạn thì lại thành '' con rận'' để thằng khác hành hạ.
Sáng hôm sau những thằng phải chuyển đi được đi trước, quần áo, khăn gói lếch thếch hai thằng chung một còng số 8 lên xe. Có thằng ai oán.
- Đm tưởng nhà lo thế nào, ai ngờ lên thành phố
Thằng bên cạnh an ủi.
- Thì lên thành phố lo trên đấy có sao.
Thằng đi sau đế vào..
- Quận còn đéo lo được, lại nói chuyện chạy ở thành phố.
Bọn chuyển đi thành phố xong, đến bọn được tha về, con số này thường không nhiều, chiếm tỉ lệ khoảng 1/10. Những thằng về chạy tíu tít các cửa buồng để nhận thư gửi hộ cho thằng khác về nhà. Ra cửa vẫy tay
- về nhé về nhé anh em ở lại cố gắng.
Có thằng ở lại gọi theo
- Về mai lại vào nhé, anh em nhớ lắm.
- Thôi đéo vào đâu, sợ lắm rồi
Nói thế, nhưng khối thằng giam mấy ngày ở quận vừa về lại vào ngay, nhất mấy thằng đua xe cả đánh bạc thì thường xuyên.
Prev: Tù ở phường.
reply share
RFI
Trọng Nghĩa

Thái độ của Trung Quốc áp đặt chủ quyền Biển Đông bị nêu bật tại Việt Nam

Ngoài ra, để có thể tiến hành thuận lợi các hành động độc đoán kể trên, Trung Quốc đã không ngừng tăng cường đội tàu kiểm tra ngư trường của họ, còn được gọi là tàu ngư chính. Giáo sư Thayer ghi nhận : « Trung Quốc đang tăng cường năng lực củng cố các đòi hỏi chủ quyền của họ trong vùng Biển Đông bằng cách làm ra thêm nhiều chiếc tàu Ngư chính ».


Thái độ của Trung Quốc áp đặt chủ quyền Biển Đông bị nêu bật tại Việt Nam
Thứ năm 11 Tháng Mười Một 2010
RFI

Một tàu tuần tra của Việt Nam gần một đảo của Trường Sa.
Reuters
Trọng Nghĩa
Tại cuộc hội thảo khoa học quốc tế về Biển Đông lần thứ hai mở ra hôm nay ở Thành phố Hồ Chí Minh, tình hình căng thẳng bắt nguồn từ các tranh chấp chủ quyền là nhân tố được hầu hết các chuyên gia chú ý. Phân tích lý do khiến căng thẳng gia tăng thời gian gần đây, giáo sư Carl Thayer nhấn mạnh đến vai trò của Trung Quốc, vừa tăng cường sức mạnh để áp đặt các đòi hỏi chủ quyền, vừa tìm cách phá hoại các nỗ lực của Việt Nam nhằm hình thành một mặt trận thống nhất để đối phó.
Là một chuyên gia tại Học viện Quốc phòng Úc, từng theo dõi hồ sơ Biển Đông từ hàng chục năm qua, trong bài tham luận tại Hội nghị lần này, giáo sư Thayer đã tỏ ý bi quan trước tình trạng có thể nói là « bất di bất dịch » của các đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Tình hình tuy nhiên đã xấu đi thêm do việc Trung Quốc vẫn duy trì thái độ « thiếu minh bạch » trong vấn đề Biển Đông, làm dấy lên « những câu hỏi chính đáng về dụng tâm chiến lược của Bắc Kinh ».
Về các hành động quyết đoán gần đây của Bắc Kinh tại vùng Biển Đông, giáo sư Thayer đặc biệt chú ý đến hai nhân tố có liên quan chặt chẽ với nhau :
Trước hết là các vụ liên tục bắt giữ tàu thuyền đánh cá của ngư dân Việt Nam và liên tục áp đặt lệnh cấm đánh cá trên một vùng rộng lớn tại Biển Đông, viện cớ là để bảo đảm nguồn hải sản cho khỏi bị tổn hại. Chỉ mới đây thôi, vào tháng trước, Việt Nam đã phải lên tiếng yêu cầu Bắc Kinh trả tự do cho một chiếc tàu đánh cá của tỉnh Quảng Ngãi, cùng với 9 ngư dân bị họ chận bắt trước đó.
Ngoài ra, để có thể tiến hành thuận lợi các hành động độc đoán kể trên, Trung Quốc đã không ngừng tăng cường đội tàu kiểm tra ngư trường của họ, còn được gọi là tàu ngư chính. Giáo sư Thayer ghi nhận : « Trung Quốc đang tăng cường năng lực củng cố các đòi hỏi chủ quyền của họ trong vùng Biển Đông bằng cách làm ra thêm nhiều chiếc tàu Ngư chính ».
Đối với chuyên gia nghiên cứu Thayer, « đà vươn lên của Trung Quốc và tiến trình hiện đại hóa và chuyển hóa của quân đội Trung Quốc sẽ tiếp tục làm cho giới hoạch định chính sách quốc phòng trong khu vực cảm thấy là bối cảnh chiến lược bất ổn định thêm ».
Bắc Kinh sẳn sàng dùng vũ lực?
Câu hỏi mà giới quan sát đặt ra là mới đây, khi đôn vùng Biển Đông lên hàng « lợi ích cốt lõi », ngang hàng với Đài Loan hay Tây Tạng, phải chăng là Trung Quốc bắn tín hiệu cho thấy là họ sẵn sàng dùng võ lực để bảo vệ các đòi hỏi chủ quyền của họ ?
Trong số các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh tại vùng Biển Đông, Trung Quốc đặc biệt gay gắt với Việt Nam, quốc gia luôn luôn tìm cách thiết lập một mặt trận chung nhằm đối phó với các đòi hỏi chủ quyền của láng giềng phương Bắc.
Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã cố gắng đẩy mạnh các nỗ lực ngoại giao để tiến tới một bộ quy tắc ứng xử giữa các bên tại vùng Biển Đông mang tính ràng buộc hơn đối với các nước ký kết. Theo giáo sư Thayer, Bắc Kinh đã tìm cách phá hoại các nỗ lực của Việt Nam, trong tư cách chủ tịch ASEAN, nhằm hình thành một mặt trận chung đối phó với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông.
Tại Diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN hạ tuần tháng 7, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã lên tiếng kêu gọi một cách tiếp cận đa phương để giải quyết các tranh chấp Biển Đông. Lời kêu gọi này đã bị Trung Quốc phản bác dữ dội vì nước này chủ trương giải quyết song phương với từng nước, đồng thời không muốn Hoa Kỳ can thiệp quá sâu vào khu vực.
Tuy nhiên, quan điểm mới của Hoa Kỳ về Châu Á cũng như Biển Đông đã tiếp tục được các lãnh đạo Mỹ khẳng định, từ bộ trưởng quốc phòng Robert Gates cho đến người lãnh đạo cao nhất là Tổng thống Barack Obama.
Trong một chừng mực nào đó, theo ghi nhận của giáo sư Thayer, vấn đề đặt ra hiện nay là khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục "chịu ảnh hưởng của cuộc cạnh tranh giữa các đại cường quốc". Đối với hồ sơ Biển Đông, câu hỏi quan trọng cần đặt ra là thực lực của Hoa Kỳ ra sao và quyết tâm của họ như thế nào trong việc duy trì thế cân bằng quyền lực trong lĩnh vực hàng hải.