Tuesday, July 8, 2025

Phúc Lai – Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 07/07/2025
lundi 7 juillet 2025
Thuymy


1. Có một anh bạn trẻ rất tinh, hoặc thật ra rất nhiều người phát hiện ra nhưng do cả nể họ không nói. Anh bạn kia nói hộ : trong bài bác viết về tuyên bố của Vương Nghị, bị thiếu kết luận. Đúng vậy, tôi để trống kết luận.

Vậy thực chất lãnh đạo Trung Quốc muốn gì khi để Vương Nghị nói như thế ? Câu kết luận rất đơn giản : Nếu Mỹ gây chiến với Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ đẩy các điểm xung đột hiện nay thành chiến tranh thế giới thứ ba.

Trung Quốc hoàn toàn có thể làm như thế, và làm được. Chẳng hạn, tái trang bị cho quân đội của Putler, đặc biệt là về vũ khí tầm xa có độ chính xác cao, thứ mà Trung Quốc có thể đã làm được nhiều nhưng chưa có kinh nghiệm sử dụng thực tế. Ngoài ra việc giúp Nga phục hồi sức mạnh của lực lượng Không quân (máy bay chỉ huy – trinh sát, radar, máy bay chiến đấu mới…) và không loại trừ trường hợp cho Chí nguyện quân tràn sang giúp Nga đánh nhau.

Đương nhiên trong trường hợp này, Trung Quốc sẽ trả một vài cái giá nào đó, nhưng với điệp viên Krasnov, đỡ lo hẳn một phần… Nên hóa ra về bản chất câu chuyện, Trung Quốc chẳng sợ gì Trump cả, nếu cần chiến thì chiến. Vấn đề là qua tuyên bố này, Vương Nghị cũng nói toẹt ra một điều : Bây giờ quyền sinh quyền sát đối với Nga – Putler, nằm trong tay họ Tập, và Trump muốn có Nobel hòa bình, thì phụ thuộc vào Tập có cho phép hay không.

Một câu tuyên bố ném shit vào mặt cả Trump lẫn Putler.

2. Vậy câu chuyện này có đáng sợ với Ukraine không ?

Thì Trung Quốc vẫn hỗ trợ Nga từ trước đến nay bằng cách tuồn máy móc, các thứ hàng lưỡng dụng dùng được cho cả vũ khí lẫn đồ dân dụng. Nếu diễn biến trên đây xảy ra, thì Trung Quốc sẽ đối mặt với châu Âu, quan hệ chắc chắn sẽ xấu đi. Vì vậy họ sẽ không manh động để làm thế, Vương Nghị chỉ dọa Trump là chính thôi. Biết thóp hạng già d*i non hột, kiểu gì cũng sợ nên cứ dọa thế, trúng thì trúng, chẳng phải đầu cũng phải tai.

Hôm qua còn có hai cậu giáo từ trường Đại học Xuân Thủy hỏi về đúng vấn đề này, tôi viết như đoạn trên đây và kể một chuyện. Thời 2000 là giai đoạn tôi làm ăn với Trung Quốc nhiệt tình nhất. Tôi vào rất nhiều nhà máy quốc phòng của Trung Quốc, khi đó mở cửa làm ăn sản xuất rất nhiều hàng dân dụng. Đồng thời đó cũng là thời gian tư nhân Trung Quốc được bật đèn xanh cho đầu tư rất mạnh vào sản xuất. Đó cũng là thời gian mà rất nhiều cơ sở sản xuất cũ thời xã hội chủ nghĩa vẫn hoạt động tốt trên cơ sở máy móc của Liên Xô giúp đỡ, nhưng đang chuyển mình với máy móc mới.

Với bản tính thích quan sát, tôi đã nhận xét : Trung Quốc sẽ phát triển rất nhanh, nhưng sẽ chững lại vì những rào cản không thể vượt qua. Đầu tiên, là về công nghệ. Bây giờ chúng ta cũng không ngờ cái anh Đức-quốc lại sơ hở đến mức để Ba Tàu múc toàn bộ bí kíp tàu cao tốc về như vậy, chứ nếu không thì Ba Tàu còn lâu. Đến cái tàu sân bay cũ rỉ của Liên Xô, khuân về lắp đủ thứ lên mà vẫn lộ cộ, có mà dám đem đối đầu với Hạm đội 7 khối ra đấy. Nôm na là, về công nghệ Trung Quốc sẽ tăng cường ăn cắp, nhưng tiến được 1 thì Tây sẽ tiến được 2, 3.

Tiếp theo là các vấn đề về dân số – nhân khẩu học : Quá đông, quá khó để nâng cao dân trí, hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng tăng… Hiện tại Trung Quốc đã bỏ chính sách một con, nhưng chính sách này kéo dài quá lâu đã làm méo mó xã hội Trung Quốc một cách kinh dị, thừa nam thiếu nữ, làm suy giảm chất lượng giáo dục nhân cách cho phụ nữ một thời gian dài…

Và cuối cùng là vấn đề muôn thuở : Chữ viết. Trung Quốc nhiều lần đưa tham vọng latin hóa chữ của mình vào chương trình nghiên cứu quốc gia, rồi bỏ vì từ đồng âm khác nghĩa quá nhiều. Vì hệ thống chữ viết phức tạp này (trước đây được coi là ưu điểm với một đất nước quá nhiều thứ tiếng nói nhưng dùng chung một thứ chữ viết), mà tỉ lệ người tái mù chữ của Trung Quốc hàng năm luôn ở mức vô địch thế giới, trong khi các nước hàng xóm như Đại Hàn, Nhật Bản… hay điển hình là Việt Nam đã rất thành công trong ứng dụng bảng chữ cái. Tôi có cung cấp thông tin cho hai cậu giáo: Ngay cả sinh viên đại học (người trưởng thành về học vấn) của Trung Quốc cũng chỉ tài lắm nhớ được 2.000 chữ, và khi viết liên tục phải tra trong điện thoại cho chính xác.

Nếu Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến tranh và đẩy nó lên mức độ toàn cầu, chỉ khi trong nước đại loạn. Nội bộ Trung Quốc hoàn toàn có thể đại loạn, chẳng hạn Trump phát lệnh chiến tranh thương mại một cách nghiêm túc, khi đó Trung Quốc sẽ buộc phải tham gia cuộc chiến tranh với một vai trò và mức độ nào đó, và có thiệt hại, có mối lợi. Thiệt hại chẳng hạn như quan hệ với châu Âu tôi đã viết. Thuận lợi thì nhiều, nhưng theo tôi có một thứ rất đáng kể : Đài Loan có thể sẽ bị cuốn vào cuộc chiến rồi sau đó liểng xiểng, thậm chí chính quyền Đài Loan sụp đổ hoặc bị thay thế… Có thể Trung Quốc thu hồi được Đài Loan mà không cần chiến tranh.

Có nhiều người thường nói lên mối đe dọa “Trung Quốc chiếm Đài Loan,” tôi không cho rằng họ sẽ làm điều này, vì đã từng viết đôi lần : Doanh nhân Đài Loan đầu tư nhiều vào đại lục, và do đó Đài Loan là khu vực quan trọng với Trung Quốc về tài chính, thương mại, đầu tư… chỉ thiếu mỗi vai trò địa chính trị như Crimea đối với Nga, về góc độ này thì Mỹ đang hưởng lợi.

Vì vậy với Trung Quốc, nhu cầu chiếm Đài Loan là có, nhưng phải làm như thế nào không đổ vỡ, mà việc sáp nhập phải êm thấm như thống nhất hai nước Đức trước đây cơ. Thiên hạ đại loạn, kể cả Trump vốn phản động chắc chắn cũng không thể để nước Mỹ đứng ngoài, và khi đó thì chiếm Đài Loan không tốn một viên đạn giống như Nga chiếm Crimea, rất có thể xảy ra.

Có người hỏi tôi biết gì về nội bộ chính trường Trung Quốc không, sau rất nhiều tin đồn thổi. Tôi trả lời : Chịu, thấy người ta cứ chia sẻ tin nọ tin kia, nào là Uông Dương đuông dừa gì đó đang quại Tập Cận Bình chí tử, nào là bao nhiêu “nguyên lão” (chỗ này dùng sai từ nha, bô lão chứ, nguyên lão là Đại biểu quốc hội thôi) nổ súng kết án Tập Cận Bình, rồi đùng cái họ Tập đi thăm chỗ nọ chỗ kia… Tôi thì nói : Tin đồn bao giờ cũng có cơ sở của nó, nhưng từ cái tăm tố lên bằng cây cột điện thì cũng rất có thể. Nội bộ lãnh đạo Trung Quốc có vấn đề, tôi nghĩ khả năng có là cao, nhưng để lật đổ Tập Cận Bình cũng có thể vẫn đang là ước mơ của một số người.

Trung Quốc cũng như Nga, khác với Hoa Kỳ là một quốc gia đa chủng tộc được kết nối bằng dân chủ và tự do tối đa cho cá nhân, sẽ có những mối lo về cơ bản không thể giải quyết được là vấn đề sắc tộc, mà với Trung Quốc vấn đề này còn nghiêm trọng hơn nhiều. Việc nước này tham gia vào một cuộc chiến bên ngoài có thể châm ngòi cho một sự cố bên trong, mà tôi cho rằng Tân Cương sẽ sinh biến đầu tiên.

Tạm thời với Ukraine, mức độ nguy hiểm của vấn đề vẫn đang dừng lại ở hàng hóa lưỡng dụng hiện nay và câu nói của Vương Nghị, chưa có gì nghiêm trọng hơn.

3. Tình hình chiến trường có gì

Nga vẫn đánh “to” – với số lượng thương vong khoảng hơn 1000. Đúng là to chứ còn gì. Và đã có tin Ukraine chiếm lại được 2 làng ở Sumy, 1 làng ở hướng Pokrovsk. Chuyện giành đi giật lại cũng bình thường thôi, nhưng 20 cái camion tức cam-nhông chở đầy lính được chuyển từ Zaporizhia về Sumy, cho thấy đã bắt đầu có tình trạng vơ bèo vạt tép. Người Ukraine trái với những gì họ nói ra mồm : thiết tha đề nghị Mỹ cung cấp vũ khí (đặc biệt là Patriot) thì cứ thả UAV đều đều sang Nga và sân bay Mục-tư-khoa lại đóng cửa mẹ nó mất mấy hôm… Thậm chí nhìn bản đồ biểu thị các đợt tấn công UAV của Ukraine vào Nga đêm qua, còn thấy chiến dịch đang diễn ra rất mạnh.

Buồn cười nhất, chuyện từ tuần trước tôi quên không bình loạn với quý vị : Sau khi bị tiêu diệt S-400 ở mấy khu vực liền, báo chí xứ Nam Quảng Tây lên bài : Tại sao Nga không sợ bị Ukraine tiêu diệt S-400 ? Vì quá trình sản xuất nó của Nga đang diễn ra như vũ bão ! (lại vũ bão !, he he) Khổ cái, S-300 với S-400 trùm “hỏa lực thân thiện” nên máy bay Nga bây giờ còn lâu mới dám bay trong mưa UAV của Ukraine.

Tối khuya hôm qua chat với một “bà hàng nước”, anh này bảo : Nội bộ Putler lộn ruột lắm rồi. Donbas coi như vô vọng, Sumy cũng chẳng hơn gì. Bây giờ thì dân chúng phát khùng lên vì tàu hỏa với máy bay, mỗi cái khốn nạn một kiểu. Anh ta bảo : Người Ukraine chẳng cần đánh to làm gì, cứ phá như hiện nay thì cũng chết, trước sau cũng chết. Hỏi về lệnh cấm vận vừa được bỏ, anh ta nói : Chờ nó cứu được thì cũng chết trước rồi. Tình hình đang căng như dây đàn.

Trước đây dân Mục-tư-khoa hy vọng Trump lên thì chấm dứt được chiến tranh. Bây giờ thì hy vọng một ngày nào đó Putler bị hạ xuống, thì chấm dứt được chiến tranh. Tôi hỏi : Thế chỉ hi vọng thế thôi à ? Anh ta bảo : Chắc chắn chúng nó sẽ phải giải quyết thôi, và chỉ có giải quyết Putler, không có cách nào khác.

Nhân tiện nói về chuyện Vương Nghị, anh ta bảo : Có thể chính Trung Quốc đang tính toán gì đó với cuộc chiến Nga – Ukraine. Tôi nói : Duy trì Putler có lợi cho Trung Quốc, anh này đồng ý, đó là lực cản lớn nhất cho quá trình lật đổ con quỷ đó. Nhưng nếu người Ukraine có đòn quyết định thì tình hình vẫn có thể thay đổi, và điều này không phụ thuộc vào cả Vương Nghị lẫn Pete Hegseth.

Ngay lúc nãy chat với bác Nguyễn Thành Trung, bác này nêu ý kiến : Ukraine phải có đủ tên lửa đạn đạo kết hợp UAV và đòn tấn công bộ binh cơ giới đánh đòn quyết định thì mới có biến cố. Tôi đồng ý với ý kiến này, và cho rằng có hai thời điểm, đều liên quan đến mùa bùn ratsputisa, là trước nó khoảng 3 tuần (trong tháng Chín) hoặc kết thúc nó, tức là từ tuần cuối tháng Mười. Tôi vẫn giữ nguyên hình dung đối với bán đảo Crimea, tức là nó sẽ bị giam lỏng đến mức đói mềm và tự rã.

Hiện tại, theo “bà hàng nước” thì tình hình nguy ngập trên tiền tuyến Nga đã xảy ra về mặt… nuôi quân, tức là hậu cần và đã có hiện tượng vỡ ở một số khu vực, nhưng chưa thành mảng lớn và dây chuyền. Cứ từ từ rồi khoai sẽ nhừ, lo gì.

PHÚC LAI 07.07.2025

No comments:

Post a Comment