Saturday, May 25, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 05 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Quân đội Iran: Không có gì đáng nghi từ chiếc trực thăng chở tổng thống bị rơi

Việt Nam y án đối với hai ông Thạch Cương và Tô Hoàng Chương

Nguy cơ gì từ nhà máy điện hạt nhân nổi của Trung Quốc ở Biển Đông?

Lần đầu tiên tàu chiến Hoàng gia Hà Lan thăm Việt Nam

Phó thủ tướng Campuchia: Chính phủ Việt Nam không phản đối dự án kênh đào Phù Nam Techo

 Nga đề cao ‘quan điểm hợp lý’ của Việt Nam về Ukraine, bày tỏ ‘quyết tâm đối thoại thực chất’

Lại cháy lớn ở Hà Nội, 14 người trong nhà trọ tử vong

 Việt Nam phản đối việc Trung Quốc cử tàu bệnh viện đến Hoàng Sa  

 Các luật sư của ông Trump hoàn tất phần biện hộ vụ xét xử tiền bịt miệng mà không đưa ông ra làm chứng

Hãng xe điện Trung Quốc xin lỗi vì ghi ‘Tây Sa’, ‘Nam Sa’ trên bản đồ

 Zelenskiy: Ukraine ‘đã kiểm soát được những khu vực quân Nga tiến vào ở Kharkiv’

 Putin nói tính chính danh của Tổng thống Ukraine đã hết

Nga: Số tù nhân giảm, một phần do việc đưa ra chiến trường Ukraine

Mỹ thúc đẩy viện trợ Ukraine và chống lại các tập tục thương mại của Trung Quốc

 

RFA

Toà phúc thẩm ở Trà Vinh tuyên y án hai người hoạt động tôn giáo gốc Khmer Krom

Tiền Giang: truy tố hai facebooker tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân

Liên quan đến AIC, hai nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội bị Chính phủ kỷ luật

Philippines sẽ tiếp tục tập trận và xây dựng liên minh an ninh bất chấp phản đối của Trung Quốc

Sau vụ bắt giữ ông Trần Văn Hiệp, Lâm Đồng vẫn không có Chủ tịch tỉnh hơn 150 ngày

ĐCSVN có thể sẽ chưa trở lại trạng thái bình thường sau cải tổ

Chính trường Việt Nam sau khi ông Tô Lâm rời Bộ công an lên vị trí Chủ tịch nước

Lại chuyện thu phí vào nội đô và nạn kẹt xe!

Công an Đà Nẵng khởi tố nhóm dùng mã độc chiếm hàng nghìn tài khoản mạng xã hội

Chính quyền TPHCM nói sẽ kiên quyết xử lý các đối tượng chính trị lôi kéo người dân khiếu kiện kéo dài

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên Toà án

Hà Nội: Cháy nhà trọ làm 14 người thiệt mạng, người dân nói gì?

Huế: Đại lễ Phật đản của Tăng đoàn GHPGVNTN bị phá, băng-rôn bị xịt sơn

Bắt nguyên Cục trưởng Điện lực & Năng lượng Tái tạo Phương Hoàng Kim

Việt Nam không đồng tình với những bình luận công kích lãnh đạo Campuchia

Campuchia lên tiếng bảo vệ dự án kênh đào do Trung Quốc hỗ trợ

Việt Nam nói quan tâm đến tác động xuyên biên giới của thủy điện trên sông Mekong

Việt Nam lên tiếng về những diễn biến mới nhất của Trung Quốc tại Biển Đông

Việt Nam bị tấn công đánh cắp mật khẩu cao nhất Đông Nam Á

 

BBC

Việt Nam sắp xếp xong ‘Tứ Trụ’, quốc tế đánh giá thế nào?

Việt Nam dịch chuyển sang hệ vũ khí NATO để giảm phụ thuộc Nga?

Từ hiện tượng sư Thích Minh Tuệ: Thế nào mới là tu?

Cháy nhà trọ ở Hà Nội, 14 người chết, Thủ tướng yêu cầu điều tra

Trung Quốc tập trận 'trừng phạt' Đài Loan: Bắc Kinh thù ghét tân Tổng thống Lại Thanh Đức

Tố Việt Nam bồi đắp trái phép: Chiêu hỏa mù của Trung Quốc?

Trung Quốc ra quy định bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng

Bộ trưởng Công an Việt Nam cần những tiêu chuẩn gì?

Vụ máy bay Singapore Airlines: Biến đổi khí hậu khiến nhiễu động không khí nghiêm trọng hơn?

Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành Bộ Công an: Em trai ông Trần Đại Quang có thể làm bộ trưởng?

Trung Quốc tập trận 'trừng phạt' Đài Loan

VinFast vướng nhiều vụ kiện tại Mỹ, giải thích 'đó là điều bình thường'

Việt Nam

Việt Nam vừa trấn an, vừa kêu gọi 'đại bàng' FDI tự nguyện giảm tiêu thụ điện?

Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước, hứa 'đoàn kết' trong ban lãnh đạo Đảng

Xe VinFast gặp tai nạn 4 người chết, Mỹ tiến hành điều tra

Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, ai sẽ thay?

Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu điều tra những người mạt sát ông bằng tiếng Việt trên TikTok

Việt Nam bắt thêm một nhà cải cách công đoàn, ông Vũ Minh Tiến?

Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị' hơn?

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: quyền lực mới hay phương án tạm thời?

Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước kiêm bộ trưởng Công an?

Bà Trương Thị Mai mất chức, chính trường nhiễu động, từ góc nhìn quốc tế

Đại tướng Tô Lâm và ông Trần Thanh Mẫn được Đảng chốt vào 'Tứ Trụ'

Bế mạc Hội nghị Trung ương 9: chọn chủ tịch nước, chủ tịch Quốc hội và chốt nhiều nhân sự cấp cao

 

RFI

Trung Quốc kết thúc hai ngày tập trận « trừng phạt » Đài Loan

Reuters : TT Nga Putin sẵn sàng đàm phán về ngừng bắn và « đóng băng » chiến tranh Ukraina

Tòa án Công lý Quốc tế ra lệnh ngừng hoạt động quân sự ở Rafah, quân đội Israel tiếp tục chiến dịch oanh kích

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Nouvelle – Calédonie : Đọ sức tiếp diễn giữa phe phản đối cải cách bầu cử và chính phủ

Biển Đông : Manila khẳng định tiếp tục xây dựng liên minh an ninh và tập trận chung ở vùng tranh chấp

Họp ba bên Nhật – Trung – Hàn : Hạt nhân Bắc Triều Tiên không nằm trong chương trình nghị sự

Bầu cử Quốc Hội Ấn Độ : Cử tri New Delhi đi bỏ phiếu trong giai đoạn áp chót

Aznavour : Bộ toàn tập 100 CD nhân 100 năm ngày sinh

Nouvelle – Calédonie : Tổng thống Macron tạm hoãn thông qua dự luật cải cách bầu cử

Tổng thống Nga Putin công du Belarus

Bầu cử Nghị Viện Châu Âu: Phe cực hữu đang chiếm ưu thế tại Pháp

Trung Quốc khẳng định tập trận để trắc nghiệm khả năng đánh chiếm Đài Loan

Bạo động tại Nouvelle – Calédonie làm lung lay chiến lược Ấn Độ - Thái Bình Dương của Pháp

« Bộ đôi » Tập Cận Bình và Putin : Khi tham vọng chính trị cao hơn lợi ích kinh tế

Thế mạnh của các tập đoàn sản xuất vũ khí Hàn Quốc

Biển Đông : Việt Nam, Philippines phản đối luật bắt giữ hành chính của Trung Quốc

Chống tham nhũng trong quân đội : Nga bắt giữ thêm 2 quan chức

Chiến tranh Gaza tuy xa mà gần tại Liên hoan điện ảnh Cannes 2024

 

(AFP) – Nhật Bản, Hàn Quốc lần lượt ban hành trừng phạt Bắc Triều Tiên vì cung cấp vũ khí cho Nga sử dụng tại Ukraina. Ngày 24/05/2024, người phát ngôn chính phủ Nhật Bản Yosshimasa Hayashi cho biết « phong tỏa tài sản của 11 tổ chức và một cá nhân ». Cụ thể, theo nhật báo Asahi, 9 trong tổng số 11 tổ chức và một cá nhân đều ở Nga. Hai nhóm còn lại có trụ sở ở Chypre được cho là đã hỗ trợ trung chuyển vũ khí từ Bắc Triều Tiên. Còn Hàn Quốc thông báo trừng phạt 7 công dân Bắc Triều Tiên và 2 tàu của Nga bị cáo buộc « vận chuyển nhiều container chứa thiết bị quân sự giữa Nga và Bắc Triều Tiên ».

(AFP) – Xung đột ở Gaza : Chính quyền Palestine sắp cạn tài chính. Theo báo cáo được Ngân hàng Thế Giới công bố ngày 23/05/2024, việc cạn kiệt tài chính vì Israel không còn chuyển các khoản thu cho Palestine, suy thoái kinh tế được thẩm định từ 6,5% đến 9,4%. Cuối năm 2023, Chính quyền Palestine cho biết bị thâm hụt 682 triệu đô la (3,9% GDP) nhưng con số này hiện tăng gấp đôi, có thể lên tới 1,2 tỉ đô la năm 2024. Tình hình tại dải Gaza còn trầm trọng hơn trong khi quân đội Israel tiếp tục oanh kích sáng 24/05 phía đông nam thành phố Gaza. Cũng trong ngày 24/05, Tòa Án Hình sự Quốc Tế sẽ ra phán quyết về đơn kiện của Nam Phi cáo buộc Israel « diệt chủng » ở Gaza và ra lệnh ngừng bắn « ngay lập tức ».

(AFP) – Khủng bố Nhà hát Crocus City Hall : Lần đầu tiên Nga thừa nhận IS tham gia. Kết luận được giám đốc tình báo FSP Alexandre Bortnikov công bố ngày 24/05/2024 và được hãng thông tấn RIA Novosti đăng tải : « Quá tình điều tra cho thấy công tác chuẩn bị, tài trợ, vụ tấn công, những kẻ khủng bố rút lui đã được nhiều thành viên của nhóm Tỉnh Khorassan (nhánh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo ở Afghanistan) điều phối thông qua mạng internet ». Ngày 22/03, nhiều người đàn ông vũ trang đã xả súng và đốt nhà hát Crocus City Hall ở ngoại ô Matxvơva, làm 144 người thiệt mạng và 360 người bị thương. Nga đã bắt giữ hơn 20 người và liên tục cáo buộc Ukraina đứng sau vụ khủng bố dù không đưa ra bằng chứng.

(Reuters) – Mỹ thắt chặt cấp thị thực đối với Gruzia. Biện pháp sẽ được áp dụng đối với các cá nhân « chịu trách nhiệm hoặc đồng lõa trong việc phá hoại nền dân chủ ở Gruzia ». Theo phát biểu ngày 23/05/2024 của ngoại trưởng Antony Blinken, song song với biện pháp này, bộ Ngoại Giao Mỹ cũng xem xét lại mố quan hệ song phương sau khi « luật ảnh hưởng nước ngoài » được Quốc Hội Gruzia thông qua ngày 14/05.

(AFP) – Hy Lạp và Ba Lan muốn lập một hệ thống phòng không tại châu Âu. Trong thông cáo chung ngày 23/05/2024, hai nước đã yêu cầu Liên Hiệp Châu Âu trang bị một « lá chắn » phòng không để tự vệ tốt hơn trong bối cảnh Nga gây chiến ở Ukraina. Theo thủ tướng Ba Lan Donald Tusk và đồng nhiệm Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis, « châu Âu sẽ được an toàn lâu dài chừng nào không phân của châu Âu được an toàn ». Đề xuất được hai nước đưa ra vào lúc Liên Âu vẫn chưa tìm được đồng thuận về nguồn tài chính cần thiết để phát triển các ngành công nghiệp quốc phòng chung dù biện pháp này được quyết định ngay sau khi Nga xâm lược Ukraina.

(AP) – Việt Nam : Ít nhất 14 người chết và 3 người bị thương trong vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội. Vụ hoả hoạn bùng phát vào khoảng 00h30 sáng thứ Sáu, 24/05/2024, giờ địa phương (17h30 thứ Năm GMT) tại một chung cư thuộc địa bàn quận Cầu Giấy, nơi tập trung nhiều dân cư và trường đại học. Đám cháy được cho là bắt nguồn từ khoảng sân phía trước toà nhà, vốn được sử dụng để bán và sửa chữa xe máy và xe đạp điện. Lực lượng cứu hộ đã phá cửa sổ tòa nhà để giải cứu những người mắc kẹt bên trong. Ba người được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện và tạm thời đã qua cơn nguy kịch. Chính quyền thông báo sẽ hỗ trợ 50 triệu VND cho các nạn nhân tử vong.

(AP) – Miến Điện xem xét khôi phục dự án xây dựng đập thuỷ điện do Trung Quốc tài trợ. Dự án trị giá 3,6 tỷ đô la vốn đã bị đình chỉ từ hơn 13 năm trước nay lại được chính quyền quân sự Miến Điện đưa ra thảo luận. Theo thoả thuận với phía Trung Quốc, đập thuỷ điện sẽ được xây dựng ở bang Kachin, dọc theo sông Irrawaddy. Theo các nhà hoạt động môi trường, con đập sẽ khiến vô số dân làng phải di dời và làm đảo lộn hệ sinh thái của sông Irrawaddy, một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Miến Điện. Mặt khác, khoảng 90% sản lượng điện của dự án sẽ được chuyển sang Trung Quốc trong khi người dân ở Miến Điện đang phải vật lộn với tình trạng thiếu điện nghiêm trọng do mức tiêu thụ điện tăng đột ngột trong đợt nắng nóng và các cơ sở năng lượng bị phá hủy do các cuộc nội chiến.

(AFP) – Anh : Một người đàn ông bị cáo buộc làm gián điệp cho Nga. Hôm qua, 23/05/2024, toà sơ thẩm Westminster ở Luân Đôn đã xét xử một người đàn ông 64 tuổi với cáo buộc hỗ trợ các cơ quan tình báo Nga. Ông Howard Michael Phillips bị bắt từ hôm 16/05 và bị buộc tội theo Điều 3 của Đạo luật An ninh Quốc gia Anh vì "hỗ trợ cơ quan tình báo nước ngoài”.

(NHK) – Nhật Bản tham gia tập trận với Mỹ vào tháng Sáu. Bộ Quốc Phòng Nhật Bản hôm 24/05/2024, cho biết, Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ tham gia một cuộc tập trận huấn luyện thực địa quy mô lớn do quân đội Hoa Kỳ tổ chức vào tháng 6/2024. Chiến dịch mang tên Valiant Shield, được tổ chức hai năm một lần sẽ diễn ra tại Hawai, Guam, Philippines và Nhật Bản.

(AFP) – Ấn Độ sẽ gởi hổ đến Cam Bốt. Đại sứ Ấn Độ tại Phnom Penh, bà Devyani Khobragade, hôm qua, 23/05/2024, cho biết Ấn Độ trong năm nay sẽ gởi bốn con hổ đến Cam Bốt nhằm khôi phục lại dân số cọp tại vương quốc Đông Nam Á. Một dự án chuyển giao hổ đầu tiên trên thế giới. Từ năm 2007, giới quan sát không ghi nhận được dấu vết nào của loài hổ tại Cam Bốt.

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BẢY   25.05.2024

 

1.TRÀ VINH: TUYÊN Y ÁN HAI NGƯỜI KHMER KROM THEO ĐIỀU 331

 

Hôm 23/5, Toà án Nhân dân tỉnh Trà Vinh đã tuyên y án bản án sơ thẩm xét xử hai người hoạt động tôn giáo người Khmer Krom với cáo buộc vi phạm điều 331 “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Theo đó, hai ông Thạch Chương (sinh năm 1987) và Tô Hoàng Chương (sinh năm 1986) lần lượt nhận bản án 4 năm và 3 năm 6 tháng tù giam

Hai ông Thạch Chương và Tô Hoàng Chương bị bắt vào tháng 7 năm 2023. Cả hai bị buộc tội thường xuyên tiếp xúc với các tổ chức, cá nhân phản động bên ngoài thông qua các nền tảng mạng xã hội.

Truyền thông lề đảng tuyên truyền rằng hai công dân nói trên đã thành lập "Hội tương trợ vì sự phát triển Khmer" do Thạch Cương làm Chủ tịch, Tô Hoàng Chương làm Phó ban ngoại giao với sự tham gia của nhiều thành viên nhưng không xin phép chính quyền địa phương theo quy định.”

Những vụ bắt giữ nhằm vào giới hoạt động nhân quyền cũng như các nhà hoạt động vì quyền tự do tôn giáo vấp phải sự phản đối từ phía Hoa Kỳ và các tổ chức nhân quyền quốc tế. Tuy nhiên, những vụ bắt bớ, đàn áp không ngừng gia tăng.

 

2.TIỀN GIANG: TRUY TỐ HAI THÀNH VIÊN ĐƯỢC CHO LÀ THAM GIA TỔ CHỨC ĐÀO MINH QUÂN

Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Tiền Giang hôm 23/5 đã ra quyết định truy tố hai ông Nguyễn Đức Thanh (56 tuổi, ngụ xã Điềm Hy, huyện Châu Thành) và Nhựt Kim Bình (47 tuổi, ngụ thị trấn Mỹ Phước, huyện Tân Phước) theo cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”.

 

Ông Nguyễn Đức Thanh bị bắt vào ngày 19/1/2024, trong khi đó, ông Nhựt Kim  Bình bị bắt vào ngày 8/8/2023. Cả hai ông bị cho rằng đã tham gia tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” do ông Đào Minh Quân đứng đầu.

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Tiền Giang kết luận ông Thanh đã dùng 13 bài viết với 32 trang tài liệu đăng tải trên trang Facebook cá nhân có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bôi nhọ lãnh đạo Đảng, nhằm chống phá Nhà nước. Trước đó, Thanh bị công an tỉnh Tiền Giang xử phạt hành chính số tiền 7,5 triệu đồng về hành vi "chia sẻ thông tin sai sự thật, xuyên tạc, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm của cá nhân" nhưng chưa nộp phạt. 

Tổ chức “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời” hoạt động tại Mỹ và đã bị Chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách các nhóm khủng bố. Kể từ sau cuộc kiểu tình chống Dự luật Đặc Khu, hàng chục người dân đã bị bắt và bị kết án nặng nề với cáo buộc liên quan đến tổ chức này. Một số người sau khi ra tù đã nói rằng họ không là thành viên, thậm chí không biết tổ chức nói trên.

 

3.TRUNG CỘNG: TẬP TRẬN QUÂN SỰ NHẰM “TRỪNG TRỊ” TÂN TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN LẠI THANH ĐỨC

Ngày 24/05/2024, người phát ngôn Chiến Khu Đông Bộ Thi Nghị (Li Xi) khẳng định mục đích của cuộc tập trận là nhằm trắc nghiệm năng lực quân sự để « chiếm quyền » ở Đài Loan. Bắc Kinh tiếp tục cáo buộc tổng thống Lại Thanh Đức đẩy hòn đảo tự trị đến « chiến tranh » và đe dọa tăng cường « các biện pháp đáp trả ».

Người phát ngôn bộ Quốc Phòng Ngô Khiêm cảnh cáo tân tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức rằng « đang đùa với lửa và những người đùa với lửa chắc chắn sẽ bị bỏng » vì « vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc một nước Trung Hoa và đẩy đồng bào Đài Loan vào tình trạng chiến tranh và nguy hiểm ».

Cuộc tập trận « Liên Kiếm-2024A » có quy mô lớn bắt đầu sáng 23/05, dự kiến kết thúc ngày 24/05 nhưng có thể được kéo dài, hoặc sẽ tái diễn trong thời gian tới, theo nhận định của giới phân tích.

Ngày 23/05, Liên Hiệp Quốc đã kêu gọi các bên « kiềm chế mọi hành động có thể làm gia tăng căng thẳng ». Còn tại Washington, một quan chức cấp cao giấu tên cho biết, Hoa Kỳ « theo dõi sát sao » tình hình và kêu gọi Trung Quốc « kiềm chế ».

 

VNThoibao

 

VNTB – Các tờ báo lớn của Slovakia và Séc đưa tin Tô Lâm bị truy tố

VNTB – Làm sao định hình, chẩn đoán, tiên lượng và đối phó với các tập đoàn mạng nhện tham nhũng?

VNTB – Tân Chủ tịch nước Tô Lâm là ai? ( bài 1)

VNTB – Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng lên án cơ chế của đảng

VNTB – Vụ trang phục biểu diễn của Đàm Vĩnh Hưng bị đe dọa chính trị hóa

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

ĐCSTQ nâng cao khả năng kiểm soát đối với chiến tranh thông tin

Mạc Đăng Dung đến trấn Nam Quan xin hàng nhà Minh

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu

 

Báo Tiếng Dân

Đạo Phật và Đạo Chùa24/05/2024

 

Thuy My

Lê Vĩnh Triển - Sư Minh Tuệ và kinh tế thể chế : Bàn về chữ tham

Chu Mộng Long - Chăm lo Phật sự hay nuôi tăng béo núc ?

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 24/05/2024

Cù Mai Công - Dự án thoát thủy cho Đô thành Sài Gòn và vùng phụ cận (2)

Lê Xuân Nghĩa - Trình tự các vụ hỏa hoạn có hậu quả thảm khốc về người

Thái Hạo - Bánh vẽ

Hoàng Tuấn Công - Chuyện chuông đeo cổ voi và sư Minh Tuệ

Chu Mộng Long - Đây là đài phát thanh Phật sự, phát thanh từ Bếp Chay Tre…

Nguyễn Tấn Cứ - Không không hề hư không

Nguyễn Đình Bổn - Nếu Phật tử không còn cúng tiền

Trần Thị Sánh - Có ai không

Tạ Duy Anh - Chết cháy đến bao giờ ?

Huy Đức - Lực lượng cứu hộ cứu nạn nên trực thuộc chính phủ

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

ĐCSVN có thể sẽ chưa trở lại trạng thái bình thường sau cải tổ 25/05/2024

Buông lỏng việc nhà riêng cho thuê trọ, kinh doanh: Giật mình thì quá muộn! 25/05/2024

Chết cháy đến bao giờ? 25/05/2024

Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu 25/05/2024

Cứ lệnh mà ban, thưa Tổng bí thư! 24/05/2024

Giới quan sát: VN mất hàng tỷ đôla viện trợ do quan chức ‘quá lo sợ’ bị đưa vào ‘lò’ 24/05/2024

Lại câu chuyện về giáo dục (*) 24/05/2024

Người Trung Quốc nói gì về kênh đào Phù Nam Techo? 24/05/2024

Đạo Phật, Đạo Chùa 24/05/2024

Khởi điểm suy đồi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 23/05/2024

Kênh đào Funan 23/05/2024

Ra mặt đường 23/05/2024

Chỉ một người khác biệt 23/05/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

Danh sách nhận và chia tiền hối lộ từ Chủ tịch AIC

T. Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/danh-sach-nhan-va-chia-tien-hoi-lo-tu-chu-tich-aic-post1474221.html

Thứ bảy, 25/5/2024 07:01 (GMT+7)

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trao đổi với Giám đốc Trung tâm CNSH TP. HCM nhằm được tạo điều kiện cho Công ty AIC tham gia, trúng thầu để thực hiện các gói thầu.

Như VietNamNet đã đưa, VKSND Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty AIC) cùng 13 bị can khác về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. VKSND Tối cao phân công VKSND TP.HCM thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án.

Theo cáo trạng, dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH) được UBND TP.HCM chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 1/2006 với tổng diện tích 230.000 m2, tổng mức đầu tư dự kiến 1.632 tỷ đồng. Chủ đầu tư là Trung tâm CNSH.

Khoảng tháng 4/2014, ông Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm) gặp bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tại lễ khánh thành Trung tâm nuôi cấy mô thực vật.

Lúc này, bà Nhàn trao đổi với ông Xô nhằm được tạo điều kiện cho Công ty AIC tham gia, trúng thầu để thực hiện các gói thầu của dự án. Bà Nhàn hứa sẽ “gửi quà cám ơn Xô và các anh em”.

Hiểu rằng bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sẽ “giữ lời hứa”, ông Xô sau đó đã để Công ty AIC tham gia đấu thầu và trúng thầu các gói thầu thuộc dự án nêu trên.

Bà Nhàn là Chủ tịch Công ty AIC, có trụ sở chính ở Hà Nội và có Văn phòng đại diện tại TP.HCM. Bà là người có toàn quyền quyết định việc thu chi, tất cả các đối tượng khác chỉ là người làm thuê.

Sau khi đã thông đồng với các cá nhân ở Trung tâm CNSH và một số công ty để được thực hiện và trúng thầu các gói thầu của dự án, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã chỉ đạo bộ phận kế toán tại trụ sở Công ty AIC ở Hà Nội nhiều lần chuyển tiền vào Văn phòng phía Nam của Công ty AIC để ông Trần Mạnh Hà (Phó TGĐ đốc AIC) và Trần Đăng Tấn (Trưởng văn phòng AIC tại TP.HCM) đưa cho ông Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm CNSH TP.HCM) 14,4 tỷ đồng.

Nhận tiền hối lộ, ông Xô đã đưa cho bà Trần Thị Bình Minh, phó giám đốc Sở KH&ĐT số tiền 1 tỷ đồng; Nguyễn Đăng Quân, Phó giám đốc Trung tâm CNSH 950 triệu đồng (đưa thành nhiều lần, từ năm 2016- 2020); Nguyễn Viết Thạch, Trưởng ban Quản lý xây dựng công trình thuộc Trung tâm CNSH là 1,1 tỷ đồng. Số tiền còn lại là 11,3 tỷ đồng ông Xô sử dụng vào mục đích cá nhân.

Đến nay, ông Xô đã nộp lại 11,5 tỷ đồng; ông Quân nộp lại 700 triệu đồng; ông Thạch nộp 200 triệu đồng; bà Minh nộp 800 triệu đồng để khắc phục hậu quả. Những người này đều được VKSND Tối cao đánh giá thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác trong quá trình giải quyết vụ án.

VKSND Tối cao đánh giá đây là vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, được dư luận và xã hội quan tâm. Một số bị can đã bỏ trốn, gây khó khăn cho quá trình giải quyết vụ án, cần phải xử lý nghiêm theo quy định.

Theo VKSND Tối cao, các bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tấn, Đỗ Vân Trường (nhân viên AIC) bỏ trốn, gây khó khăn cho việc giải quyết vụ án. CQĐT đã ra quyết định truy nã nhưng chưa có kết quả.

CQĐT đã phát thư kêu gọi những người trên ra đầu thú để hưởng chính sách khoan hồng của Đảng và Nhà nước. Đồng thời áp dụng đầy đủ các biện pháp để đảm bảo thực hiện quyền bào chữa theo quy định. Trường hợp không ra đầu thú, coi như từ bỏ quyền bào chữa và bị truy tố xét xử.

 

Giúp AIC, Cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM được biếu 1,9 tỷ đồng

Hoàng An/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/giup-aic-cuu-pho-giam-doc-so-kh-dt-tphcm-duoc-bieu-1-9-ty-dong-post1474196.html

Thứ bảy, 25/5/2024 13:18 (GMT+7)

Vì vụ lợi, cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM Trần Thị Bình Minh cùng cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học "giúp sức" để Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, trúng thầu.

Ngày 25/5, Viện KSND Tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố 14 bị can trong vụ án “Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ” xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM.

Giúp sức thông thầu gây thiệt hại ngân sách

Trong đó, cựu Chủ tịch Công ty AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn cùng Phó tổng giám đốc Trần Mạnh Hà và Trưởng văn phòng đại diện AIC tại TP.HCM Trần Đăng Tấn bị truy tố các tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ”.

Bị can Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học thuộc Sở NN&PTNT TP.HCM) bị truy tố tội “Nhận hối lộ”.

Trong khi, bị can Trần Thị Bình Minh (cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM) và thuộc cấp Phan Tất Thắng bị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

8 bị can còn lại bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, năm 2014, Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM được phê duyệt kế hoạch chọn nhà thầu cung cấp thiết bị dự án với giai đoạn một trị giá 149 tỷ đồng; giai đoạn hai trị giá khoảng 200 tỷ đồng; giai đoạn 3 trị giá hơn 75 tỷ đồng.

Biết việc này, bà Nhàn đã tiếp cận, đề nghị Dương Hoa Xô cho Công ty AIC tham gia, tạo điều kiện để doanh nghiệp này trúng thầu và xây dựng mức giá giúp AIC hưởng lợi 40%.

Khi nhận được cái “gật đầu” của Dương Hoa Xô, bà Nhàn cho công ty Gene Việt và công ty Việt Á của Phan Quốc Việt liên danh thực hiện 3 gói thầu và chỉ đạo bị can Trần Mạnh Hà, Trần Đăng Tấn, cùng nhân viên dưới quyền thông đồng, cấu kết với chủ đầu tư, các đơn vị tư vấn; thiết lập công ty “quân xanh”, để Công ty AIC trúng 8 gói thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 94 tỷ đồng.

Sau khi trúng thầu, bà Nhàn chỉ đạo cấp dưới đưa tiền cho ông Xô 6 lần, tổng số 14,4 tỷ đồng để cảm ơn vì đã tạo điều kiện.

Cựu Phó giám đốc Sở KH&ĐT làm sai vì động cơ vụ lợi

Liên quan vụ án, bà Trần Thị Bình Minh bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, chỉ đạo thuộc cấp Phan Tất Thắng lập tờ trình để bà ký quyết định phê duyệt, điều chỉnh dự án, thẩm định dự toán khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt; bà Minh cũng không thực hiện các thủ tục cần thiết để xử lý các sai phạm của chủ đầu tư.

Sai phạm này tạo điều kiện cho Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM, Công ty AIC nâng giá gói thầu. Qua đó, cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM được "biếu" hơn 1,9 tỷ đồng.

Dù bà Nguyễn Thị Nhàn, ông Trần Mạnh Hà và ông Trần Đăng Tấn đều bỏ trốn, đang bị truy nã. Cơ quan điều tra cho rằng, từ những tài liệu thu thập được, cùng lời khai của người liên quan, trong đó có lời khai của Chủ tịch Công ty Việt Á Phan Quốc Việt, đủ cơ sở xác định hành vi phạm tội của bà Nhàn cùng cấp dưới.

Cụ thể, trong kết luận điều tra ban hành trước đó, Phan Quốc Việt khai đầu năm 2015, ông ta biết Công ty AIC đã đồng ý cho Công ty Gene Việt (có 10% vốn góp của Công ty Việt Á) được liên danh thực hiện 3 gói thầu giai đoạn một dự án 12 PTN với điều kiện “phải đảm bảo giữ nguyên lợi nhuận của Công ty AIC và Công ty Gene Việt”.

Theo Việt, do Công ty Gene Việt mới thành lập, chưa đủ năng lực nên giao Công ty Việt Á đứng tên liên danh với Công ty AIC và thực hiện các thủ tục thay Gene Việt.

Việt đã giao thuộc cấp tại Công ty Việt Á nghiên cứu điều chỉnh lại danh mục thiết bị theo hướng đưa vào các thiết bị nhóm Công ty Gene Việt có thế mạnh.

Cùng với đó, Việt cũng chỉ đạo nhân viên phối hợp với bị can Trần Vinh Vũ (nguyên Tổng giám đốc Công ty Tư vấn Hồng Hà, nguyên Viện trưởng Viện xây dự và quản trị kinh doanh TP.HCM) xây dựng hồ sơ mời thầu, tạo lợi thế cho liên danh AIC – Việt Á và tìm một đơn vị đứng tên trúng một gói thầu thay nhằm mục đích “tránh khiếu kiện”.

Ông ta còn giao thuộc cấp lập hồ sơ dự thầu cho các công ty “quân xanh”, để đảm bảo liên danh AIC - Việt Á đủ điều kiện trúng thầu, tránh huỷ thầu.

Tuy nhiên, Phan Quốc Việt thừa nhận không được hưởng lợi gì nên không bị xử lý hình sự.
Đây là vụ án thứ 3 bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị xử lý hình sự.

Cuối năm 2022, người này bị TAND Hà Nội phạt 30 năm tù với vai trò là chủ mưu vụ Vi phạm quy định đấu thầu, đưa nhận hối lộ xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai; tháng 10/2023, bà Nhàn bị TAND Quảng Ninh tuyên 10 năm tù tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng vì sai phạm cung cấp thiết bị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.

 

Trưởng phòng lập khống hồ sơ bồi thường đất, gây thất thoát 800 triệu

Trần Tuyên/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/truong-phong-lap-khong-ho-so-boi-thuong-dat-gay-that-thoat-800-trieu-post1477399.html

Thứ bảy, 25/5/2024 19:56 (GMT+7)

Chỉ đạo cấp dưới lập khống hồ sơ để nhận tiền bồi thường, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Tân (tỉnh Cà Mau) Nguyễn Văn Chánh bị khởi tố, bắt tạm giam.

Ngày 25/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cà Mau đã khởi tố, bắt tạm giam đối với Nguyễn Văn Chánh (53 tuổi) để điều tra về hành vi "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất".

Cùng bị khởi tố để điều tra về hành vi tương tự còn có 2 bị can khác là Nguyễn Văn Lil (45 tuổi, công chức địa chính thị trấn Cái Đôi Vàm, huyện Phú Tân) và Nguyễn Nhấn (50 tuổi, ngụ huyện Phú Tân). Theo kết quả điều tra ban đầu, các bị can nói trên liên quan đến sai phạm xảy ra tại dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Phan Ngọc Hiển nối dài (thuộc thị trấn Cái Đôi Vàm), gây thiệt hại gần 800 triệu đồng.

Cụ thể, nhận thức rõ 3 thửa đất (số 23, 27, 80) là đất công do UBND thị trấn Cái Đôi Vàm quản lý, nhưng quá trình thực hiện giải phóng mặt bằng của dự án, Nguyễn Văn Chánh - khi đó là Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Tân, kiêm Phó chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của huyện - vẫn móc nối với Nguyễn Nhấn làm khống hồ sơ. Cụ thể, Chánh nói Nhấn ký khống giấy sang nhượng đất nuôi tôm.

Tiếp đó, Chánh và chỉ đạo Nguyễn Văn Lil lập khống hồ sơ gồm: phiếu lấy ý kiến khu dân cư về nguồn gốc đất; biên bản xét duyệt nguồn gốc đất đối với hộ chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; biên bản xét duyệt hộ trực tiếp sử dụng đất nông nghiệp phục vụ lập phương án bồi thường hỗ trợ và tái định cư thuộc dự án trên.

Bị can Nhấn ký nhận tiền bồi thường, mang về đưa cho Chánh và được “bồi dưỡng”.

Hiện vụ việc đang được điều điều tra, làm rõ.

 

'Siêu lừa' Nguyễn Thị Hà Thành được giảm án chung thân xuống 20 năm tù

DANH TRỌNG

https://tuoitre.vn/sieu-lua-nguyen-thi-ha-thanh-duoc-giam-an-chung-than-xuong-20-nam-tu-20240525120906867.htm

25/05/2024 15:18 GMT+7

Tòa phúc thẩm chấp nhận kháng cáo của "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành, giảm án chung thân xuống còn 20 năm tù do ăn năn, thành khẩn, nộp thêm tiền khắc phục hậu quả, là mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ...

Ngày 25-5, Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội đã đưa ra phán quyết với kháng cáo của "siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành cùng 12 bị cáo khác (trong số 26 người) trong vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

"Siêu lừa" Nguyễn Thị Hà Thành được giảm án

Tòa chấp nhận kháng cáo của bị cáo Nguyễn Thị Hà Thành, giảm án chung thân xuống còn 20 năm tù do ăn năn, thành khẩn, được chị gái nộp thêm 50 triệu đồng khắc phục hậu quả, là mẹ đơn thân nuôi 3 con nhỏ...

Ngoài ra, tòa cũng ghi nhận bị cáo tích cực đề nghị xử lý 26% cổ phần của mình tại Công ty CP đầu tư MHD để có thêm tiền nộp khắc phục hậu quả.

Ngoài Hà Thành, hội đồng xét xử cũng chấp nhận kháng cáo của các bị cáo còn lại, giảm cho mỗi người từ 9 tháng đến 3 năm tù.

Riêng bị cáo Nguyễn Thanh Tùng, giám đốc Công ty Jeongho Landmark, bị cấp sơ thẩm phạt 18 năm tù cùng tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản, không kháng cáo nhưng cũng được cấp phúc thẩm ghi nhận tự nguyện dùng toàn bộ cổ phần tại MHD để khắc phục hậu quả. Tòa quyết định giảm cho Tùng 2 năm tù.

Vợ "đại gia" Đặng Nghĩa Toàn được trả 4 sổ tiết kiệm

Về dân sự, hàng trăm tỉ đồng trong các sổ tiết kiệm liên quan vụ án được tòa tuyên buộc ngân hàng trả lại cho chủ sở hữu, hoặc tiếp tục giao ba ngân hàng NCB, VietABank và PVcomBank tạm quản lý để đảm bảo thi hành án...

Bên cạnh đó, năm đại gia đưa sổ tiết kiệm cho "siêu lừa" Hà Thành quản lý không được trả lại tiền. Ba đại gia không có thỏa thuận vay nợ với Thành, được tòa tuyên buộc ngân hàng trả lại tiền, không phong tỏa sổ tiết kiệm.

Tòa chấp nhận kháng cáo của bà Trang, vợ đại gia Đặng Nghĩa Toàn trong vụ án, tuyên các sổ tiết kiệm đứng tên bà Trang tại NCB và PVCombank đúng quy định pháp lý, bà không liên quan đến Hà Thành và các cán bộ ngân hàng có sai phạm.

Tòa tuyên buộc NCB và PVcomBank chấm dứt hành vi phong tỏa và trả lại 4 sổ tiết kiệm cho bà Trang, tổng 70 tỉ đồng.

Thỏa thuận mua lại cổ phần "không thành"

Tại phiên phúc thẩm hồi đầu tháng 4, một nhà đầu tư giấu tên muốn mua lại cổ phần này để thay Thành trả nợ các bị hại. Do chưa thể thỏa thuận ngay tại tòa, hội đồng xét xử đã tạm hoãn xét xử.

Tại phiên tòa lần này, đại diện nhà đầu tư có mặt và cho hay sẵn sàng mua lại số cổ phần và một số tài sản khác của Hà Thành với tổng giá 30 tỉ đồng.

Tuy nhiên, tại phiên xử cũng xuất hiện hai cá nhân, một người cho biết số cổ phần đó đã được bị cáo Nguyễn Thanh Tùng (đại diện pháp luật của MHD giai đoạn đó) chuyển nhượng lại cho mình, ông đã được Công ty MHD cấp sổ cổ đông.

Người còn lại cũng nói bị cáo Tùng đã thế chấp số cổ phần này cho ông trước khi thế chấp Ngân hàng Việt Á. Bị cáo Tùng cũng xác nhận có thể đã thế chấp cho người này.

Trước diễn biến này, nhà đầu tư giấu tên cho biết vẫn có nguyện vọng mua lại số cổ phần, nhưng đề nghị Công ty MHD xác nhận việc chuyển nhượng cho nhà đầu tư mới.

Ngoài ra, nhà đầu tư giấu tên đề nghị cần làm rõ vấn đề sở hữu cổ phần để tránh sau khi giao dịch họ sẽ bị phủ quyết quyền cổ đông. Trường hợp Công ty MHD xác nhận cổ phần là hợp pháp, xác nhận quyền cổ đông thì họ sẵn sàng giao dịch ngay trong phiên tòa.

Tuy nhiên, đại diện MHD khẳng định không thể xác nhận việc chuyển nhượng này. Công ty đã thông báo không công nhận tư cách cổ đông của bất kỳ ai cho đến khi tòa án có phán quyết. Đại diện Công ty MHD xác nhận số cổ phần này của bị cáo Tùng thế chấp cho Ngân hàng Việt Á.

Từ đó, việc thỏa thuận mua lại số cổ phần này ngay tại phiên tòa không thành.

Bản án sơ thẩm xác định Nguyễn Thị Hà Thành do làm ăn thua lỗ đã vay tiền với lãi suất cao, lấy của người sau trả cho người trước, thành khách VIP của một số ngân hàng.

17 cựu cán bộ ngân hàng NCB, VietABank và PVcomBank "tiếp tay" bà Thành lập các sổ tiết kiệm đồng sở hữu với khách hàng khác, hứa trả lãi ngoài cao cho họ. Thành sau đó giả mạo chữ ký các đồng sở hữu để cầm cố, vay tiền ngân hàng.

Cơ quan tố tụng cáo buộc bà Thành và đồng phạm đã thực hiện 26 vụ lừa đảo, chiếm đoạt hơn 430 tỉ đồng của 3 ngân hàng.

 

Vì sao chủ tịch thị xã Cửa Lò và các thuộc cấp bị bắt?

DOÃN HÒA

https://tuoitre.vn/vi-sao-chu-tich-thi-xa-cua-lo-va-cac-thuoc-cap-bi-bat-20240525000212575.htm

25/05/2024 08:18 GMT+7

Nguồn tin riêng xác nhận với Tuổi Trẻ Online ông Doãn Tiến Dũng, chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò, bị bắt tạm giam để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Sáng 25-5, Công an tỉnh Nghệ An có thông tin chính thức liên quan đến việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò và ba cán bộ, nguyên cán bộ của thị xã Cửa Lò.

Theo đó, ngoài ông Doãn Tiến Dũng - 60 tuổi, chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An cũng bắt tạm giam các ông: Phan Công Đối (47 tuổi, phó chánh văn phòng Thị ủy Cửa Lò, nguyên trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Cửa Lò); Nguyễn Chí Nguyện (53 tuổi, trưởng Phòng Tư pháp, nguyên trưởng Phòng Tài chính, thị xã Cửa Lò); Nguyễn Thanh Tùng (62 tuổi, nguyên giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất thị xã Cửa Lò) và Hoàng Khắc Trường (52 tuổi, ngụ phường Nghi Thu, thị xã Cửa Lò).

Theo Công an tỉnh Nghệ An, trước đó, theo thông tin phản ánh của người dân về những hành vi sai phạm trong quá trình thực hiện việc thu hồi đất, bố trí đất tái định cư trên địa bàn thị xã Cửa Lò, dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo Công an tỉnh Nghệ An, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường đã điều tra, xác minh. Quá trình điều tra, cơ quan chức năng xác định: từ tháng 1-2020 đến tháng 6-2022, UBND thị xã Cửa Lò đã tiếp nhận, xử lý 53 hồ sơ đề nghị thu hồi đất, bố trí tái định cư của công dân để thực hiện các dự án trên địa bàn thị xã.

Đã tiến hành thu hồi 53 thửa đất (tổng diện tích hơn 17.306m²) và bố trí tái định cư 85 thửa đất (tổng diện tích 22.282,6m²) cho các hộ dân này.

Trong quá trình thực hiện, những người liên quan đã có nhiều hành vi vi phạm, có dấu hiệu của tội phạm, cụ thể như thu hồi đất khi không đủ căn cứ theo quy định của Luật Đất đai.

Trong công tác bồi thường, thực hiện không đúng trình tự, thủ tục quy định; bố trí đất tái định cư không đúng đối tượng, vượt hạn mức; xác định giá đất tái định cư thấp hơn so với quy định...

Theo một nguồn tin riêng xác nhận với Tuổi Trẻ Online sáng 25-5, ông Doãn Tiến Dũng - chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò - bị khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng để điều tra về hành vi nhận hối lộ.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nghệ An thông báo đến những tập thể, cá nhân có liên quan đến vụ việc sai phạm tại UBND thị xã Cửa Lò tự giác đến trình báo để được hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

Hiện, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường đang tiếp tục mở rộng điều tra vụ án.

Cuộc họp cuối cùng của ông Doãn Tiến Dũng chủ trì là cuộc họp giao ban UBND thị xã Cửa Lò tháng 5-2024 vào sáng 7-5.

Hiện công việc điều hành UBND thị xã Cửa Lò đang được giao cho Phó chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò Nguyễn Quang Tiêu phụ trách.

Ông Doãn Tiến Dũng giữ chức vụ chủ tịch UBND thị xã Cửa Lò từ năm 2014 đến nay.

 

Kỷ luật Ban Thường vụ Huyện ủy Chợ Mới 2 nhiệm kỳ: Hợp sức rút ruột công trình nhà nước

CHÍ HẠNH

https://tuoitre.vn/ky-luat-ban-thuong-vu-huyen-uy-cho-moi-2-nhiem-ky-hop-suc-rut-ruot-cong-trinh-nha-nuoc-20240525130215965.htm

25/05/2024 14:39 GMT+7

Vì sao Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, khiển trách Ban Thường vụ Huyện ủy Chợ Mới cả 2 nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025?

Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang vừa có quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Huyện ủy Chợ Mới nhiệm kỳ 2015 - 2020, khiển trách Ban Thường vụ Huyện ủy Chợ Mới nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Đồng thời Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh An Giang cũng kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo, khiển trách nhiều cá nhân là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới nhiệm kỳ 2016-2021 và 2021-2026. Yêu cầu nguyên bí thư Huyện ủy nhiệm kỳ 2015-2020 và 2020-2025 kiểm điểm, nghiêm túc rút kinh nghiệm.

Sai phạm nhiều năm

Sự việc kéo dài qua nhiều năm và chỉ bị bại lộ từ năm 2022, khi Thanh tra huyện Chợ Mới phát hiện, kiến nghị chủ tịch UBND huyện chuyển hồ sơ 4 công trình sai phạm sang công an, xử lý các sai phạm về kinh tế, thu hồi trên 17,7 tỉ đồng.

Cụ thể, các sai phạm nghiêm trọng bị phát hiện tại các công trình như sửa chữa cổng, sơn hàng rào, công trình nâng cấp cải tạo trụ sở, hội trường, khối đoàn thể và ban hòa giải xã Hòa Bình có kinh phí hơn 1,5 tỉ đồng.

Dù một số hạng mục không thay mới nhưng vẫn được thanh quyết toán, nhằm rút 348 triệu đồng tiền ngân sách để giao cho thường trực UBND huyện Chợ Mới chi các hoạt động không đúng quy định. Hành vi được thực hiện nhiều lần, có tổ chức, có dấu hiệu tội phạm trong việc lạm dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ.

Các công trình như rải đá đường kênh Xáng, đường kênh Bana, bê tông đường nhánh Quỹ Tín dụng ấp Tấn Bình, gia cố đường liên ấp Tấn Lợi, đường bê tông cầu kênh Chó Mực ấp Tấn Hưng, công trình xây mái che, nâng cấp nhà lồng chợ Tấn Lợi (xã Tấn Mỹ). Dù có hạng mục không thực hiện nhưng đều bị lập hồ sơ khống để quyết toán, rút ruột ngân sách hơn 1,5 tỉ đồng.

Tương tự tại xã Hòa An, quá trình thi công công trình bê tông đường Trường Tiền, bê tông đoạn đường Xẻo Điều, bê tông tuyến đường rạch Ngã Hàng cũng bị chủ đầu tư chỉ đạo kế toán lập khống hồ sơ rút ruột tiền ngân sách hơn 1,4 tỉ đồng.

Thanh tra còn đề nghị Phòng Kinh tế - Hạ tầng thẩm định giá trị hàng loạt hạng mục công trình không thực hiện và xác định số tiền sai phạm, thu hồi nộp ngân sách nhà nước như công trình trụ sở Ban chỉ huy quân sự, hội trường UBND xã Long Giang, khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP; nhà làm việc và nhà xe Phòng Văn hóa - Thông tin huyện…

Thanh tra cũng xác định 9 cá nhân nguyên cán bộ, lãnh đạo đang công tác tại huyện Chợ Mới có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ gây thiệt hại ngân sách nhà nước với số tiền gần 11,4 tỉ đồng.

Nhiều cán bộ, đảng viên bị bắt giam

Cũng trong năm 2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang có quyết định kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Huyện ủy, các đảng viên là cán bộ lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới nhiệm kỳ 2016-2021 và 2021-2026.

Tháng 2-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang khởi tố vụ án "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, mua bán hóa đơn, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng và tham ô tài sản", xảy ra tại huyện Chợ Mới.

Đồng thời khởi tố bị can, bắt tạm giam nhiều cán bộ là lãnh đạo đang công tác tại Huyện ủy, UBND huyện, các đơn vị thuộc UBND huyện và nguyên lãnh đạo UBND huyện Chợ Mới. Lãnh đạo, kế toán UBND các xã Long Điền A, Kiến Thành, Hòa An, cùng một số giám đốc các doanh nghiệp xây dựng, tư vấn xây dựng các gói thầu sai phạm tại huyện Chợ Mới.

Quá trình điều tra, đến nay Công an tỉnh An Giang xác định các bị can đã thỏa thuận với nhau, giúp sức lập hồ sơ khống quyết toán công trình, thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định hồ sơ và lợi dụng chức vụ, quyền hạn, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước nhiều tỉ đồng.

Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh An Giang đã đưa các vụ việc sai phạm tài chính xảy ra tại huyện Chợ Mới vào diện theo dõi, chỉ đạo trong quý 2-2024.
Hiện vụ án đang tiếp tục được điều tra.

 

Quá trình đất công đắc địa 39 Bến Vân Đồn biến thành đất tư

ÁI NHÂN

https://tuoitre.vn/qua-trinh-dat-cong-dac-dia-39-ben-van-don-bien-thanh-dat-tu-20240525082042664.htm

25/05/2024 09:29 GMT+

Cựu tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam cùng nhiều đồng phạm bị khởi tố liên quan khu đất 39 Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM bị biến thành đất tư.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Lê Quang Thung và các đồng phạm tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam để điều tra về hành vi "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí", liên quan khu đất từng là đất công 39 Bến Vân Đồn, quận 4, TP.HCM.

Đất công đắc địa biến thành đất tư

Khu đất 39-39B Bến Vân Đồn (diện tích 6.202m2) có nguồn gốc là đất thuộc sở hữu nhà nước, do Tổng công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam quản lý.

Năm 2009, hai công ty trên góp vốn (với tỉ lệ lần lượt là 72% và 28%) lập ra Công ty TNHH Phú Việt Tín (doanh nghiệp nhà nước) để đầu tư, kinh doanh khu đất theo quy hoạch.

Năm 2009, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho Công ty TNHH Phú Việt Tín, địa chỉ trụ sở chính 39-39B Bến Vân Đồn.

Ngày 25-3-2010, UBND TP có quyết định số 1366 thu hồi và giao đất tại số 39-39B Bến Vân Đồn cho Công ty TNHH Phú Việt Tín đầu tư xây dựng thương mại, văn phòng, officetel và căn hộ. Đến năm 2014, UBND TP phê duyệt giá trị quyền sử dụng đất của khu đất là hơn 186 tỉ đồng. Công ty Phú Việt Tín đã nộp tiền.

Ngày 31-3-2017, Công ty TNHH Phú Việt Tín đã ký kết hợp đồng sáp nhập vào Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Phúc Nguyên, trở thành Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Nova Phúc Nguyên. Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Nova Phúc Nguyên làm chủ đầu tư dự án trên khu đất.

Khu đất được đầu tư thành chung cư cao cấp với hàng nghìn căn hộ bán hết cho người sử dụng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, do dự án đang bị thanh tra nên các hộ dân mua căn hộ tại dự án vẫn chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

Chỉ định nhà đầu tư, không đấu giá

, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận thanh tra số 757 về công tác quản lý nhà nước và thực hiện pháp luật trong quy hoạch, quản lý xây dựng, đất đai, môi trường đối với khu công nghiệp, khu đô thị; việc chuyển đổi nhà, đất công có vị trí đắc địa sang mục đích khác tại TP.HCM.

Đối với dự án tại khu đất 39 Bến Vân Đồn, Thanh tra Chính phủ kết luận việc Công ty TNHH Phú Việt Tín không lập dự án đầu tư là vi phạm quy định pháp luật. Đồng thời, việc UBND TP có quyết định số 1366 thu hồi, giao đất và chỉ định Công ty TNHH Phú Việt Tín (pháp nhân mới) làm nhà đầu tư thực hiện dự án số 39-39B Bến Vân Đồn mà không thông qua đấu giá là không đúng với Luật Đất đai 2003 và thông tư số 03/2009 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Sau đó, Thanh tra Chính phủ đề nghị Bộ Tài chính kiểm tra, có biện pháp để xử lý. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện dấu hiệu hình sự gây thiệt hại tài sản nhà nước thì chuyển hồ sơ, tài liệu đến cơ quan có thẩm quyền xử lý.

Tiếp đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo Thanh tra bộ này tiếp tục kiểm tra lại dự án theo kết luận của Thanh tra Chính phủ. Hồ sơ vụ việc sau đó được chuyển sang cho cơ quan điều tra Bộ Công an xử lý.

TP.HCM từng giải trình dự án 39 Bến Vân Đồn

Tháng 9-2022, theo yêu cầu của cơ quan điều tra Bộ Công an, UBND TP.HCM chỉ đạo cơ quan chức năng của TP có văn bản giải trình các nội dung về nguồn gốc đất; về việc sắp xếp nhà đất trên; về việc UBND TP thu hồi, giao đất và cho chuyển mục đích sử dụng đất cho Công ty TNHH Phú Việt Tín; về quy hoạch khu đất... liên quan việc thực hiện dự án 39 Bến Vân Đồn.

 

No comments:

Post a Comment