Đối Thoại Điểm Tin ngày 17 tháng 07 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
BBC
Di sản Nguyễn Phú
Trọng: Thống nhất quyền lực về tay Đảng Cộng sản
Sau chỉ trích của
ông Thaksin, ông Hun Manet tuyên chiến với các ổ lừa đảo công nghệ ở Campuchia
Hoa Kỳ trục xuất
những người di cư 'man rợ' từ Việt Nam, Lào và các quốc gia khác đến Châu Phi
Biển Đông: tình
hình nóng lên khi Mỹ xây dựng cơ sở sửa tàu gần Bãi Cỏ Mây
Phòng Trung Quốc
xâm lược, Đài Bắc diễn tập sơ tán lớn nhất từ trước tới nay
Thỏa thuận Việt-Mỹ:
tác động nặng nề hay chỉ là 'con hổ giấy' đối với Trung Quốc?
Cơ hội đặc xá cho
ông Đinh La Thăng nhìn từ góc độ cảm xúc xã hội và luật pháp
Giáo dục Mỹ: Người
Việt có vị trí và cơ hội học tập thế nào?
Tổng thống Trump
trả lời độc quyền BBC: 'Tôi hầu như không tin ai cả'
Các nhà sư Thái Lan
bị tống tiền tới gần 310 tỷ vì hàng ngàn video quan hệ tình dục
Mỹ đe dọa áp thuế:
Nga thấy nhẹ nhõm hơn lo lắng
Giám đốc Công an TP HCM Mai Hoàng được thăng cấp lên
trung tướng, có đúng quy định?
Cuộc chiến thuế quan có đe dọa tham vọng kinh tế tư nhân
của ông Tô Lâm?
Sau thỏa thuận Trump-Tô Lâm: Trung Quốc có can thiệp để
định hình bàn cờ Đông Nam Á?
30 năm Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ: từ cựu thù đến
đối tác chiến lược toàn diện
Việt Nam 'thất vọng và tức giận' khi ông Trump tuyên bố
thuế 20%, báo Mỹ đưa tin
Bản án 30 năm tù của ông Nguyễn Văn Hậu và câu hỏi còn để
ngỏ
Việt Nam siết hàng Trung Quốc trung chuyển trái phép sau
thỏa thuận với Trump
Trump áp thuế cao lên châu Á và ảnh hưởng từ 'tấm gương'
Việt Nam
Thỏa thuận Donald Trump - Tô Lâm: Có qua có lại hay một
chiều?
Bao nhiêu người Việt đã vượt biển sang Anh trong những
tháng đầu 2025?
Vì sao Việt Nam chưa vội mừng sau quyết định giảm thuế
của ông Trump?
Ông Trump ký 'tối hậu thư' cho 12 nước, hé lộ thuế mới có
thể 70%
Thủ tướng Đức công du Anh Quốc, thắt chặt “tam giác an ninh” châu
Âu
Đài Loan mô phỏng kịch bản Trung Quốc tấn công trong cuộc diễn tập
trên toàn đảo
Quân đội Syria rút quân khỏi Soueida sau khi Israel tấn công Damas
Phan Huy: Khi thời trang gợi lên cảm xúc về nguồn cội, về quê
hương
Nga
- Trung tăng cường hợp tác vì « ổn định chiến lược », nhưng có những giới hạn
Trung Quốc có sẽ xâm lược Đài Loan vào năm 2027 ?
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo đạt thỏa thuận thương mại với
Indonesia
Nga, Iran và Trung Quốc bị cáo buộc gia tăng hoạt động đe dọa tính
mạng tại Anh Quốc
Donald Trump : Ukraina không nên tấn công vào Matxcơva
Bán thêm Patriot cho Ukraina: Quyết định của Mỹ giúp thay đổi cục
diện chiến tranh?
Nợ công và thâm thủng ngân sách : Pháp, « tấm gương xấu » trong
Liên Hiệp Châu Âu
Ngân sách 2026 : Liệu pháp cú sốc cho một nước Pháp ngập trong nợ
nần
Nghệ thuật, ngôn ngữ Ả Rập : Khách mời của Liên hoan Avignon 2025
“Nhiên liệu hàng không bền vững”: Ngày càng nhiều công ty tham gia
Sách
Trắng quốc phòng của Nhật cảnh báo Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự
Ukraina: Trump gia hạn cho Nga 50 ngày để chấm dứt chiến tranh nếu
không sẽ áp thuế nặng
Donald Trump : Patriot cho Ukraina và 50 ngày cho Putin
Hạn định 50 ngày với Nga và rủi ro bế tắc chính trị cho Donald
Trump
(AFP) - Pháp : Thủ tướng
Bayrou công bố kế hoạch « thắt lưng buộc bụng » để giảm nợ công, hạn chế thâm
thủng ngân sách. Thủ tướng Pháp François Bayrou hôm qua 15/07/2025 công bố kế
hoạch « thắt lưng buộc bụng », để « tiết kiệm » 43,8 tỉ euro cho ngân sách năm
2026, nhằm cắt giảm nợ công, hạn chế thâm thủng ngân sách hiện đã lên đến mức
kỷ lục, trong khi tổng thống Emmanuel Macron hôm 13/07 vừa thông báo tăng thêm
khoảng 6,7 tỉ euro chi tiêu quốc phòng cho năm 2026.Thâm hụt ngân sách của Pháp
năm 2024 đã lên tới 5,8% GDP, nợ công lên tới gần 114% GDP. Thủ tướng Pháp đưa
ra hàng loạt đề xuất : bỏ 2 ngày nghỉ lễ để tăng năng suất, « đóng băng » chi
tiêu công như trong năm 2025 chứ không tăng thêm, duy trì mức thuế, lương hưu,
trợ cấp xã hội như trong năm 2025, lập
ra các khoản đóng góp mới đối với những người Pháp « giàu có nhất », cắt giảm
3000 công chức…
(France 24) - Đi du lịch : « Giấc mơ không
với tới » của 40% dân Pháp. Từ 40 năm nay, sự bất bình đẳng vẫn tồn tại liên
quan đến việc đi chơi trong các kỳ nghỉ. 4/10 người Pháp không có đủ điều kiện
đi nghỉ, theo một khảo sát được Đài quan sát về tình trạng bất bình đẳng công
bố hồi cuối tháng 06 nhưng hôm qua, 15/07/2025, mới được France 24 loan tải.
Vào mùa hè, chỉ có một phần hai dân Pháp đi nghỉ, 12% đi nghỉ vào các dịp khác.
Tại các nước Bắc Âu như Đan Mạch, tỉ lệ người đi nghỉ lên tới 80%. Các gia đình
cha mẹ đơn thân nuôi con, công nhân, thanh niên ở các khu phố bình dân là những
người ít có điều kiện tài chính đi nghỉ nhất. Sự bất bình đẳng càng gia tăng
khi tỉ lệ đói nghèo tại Pháp tăng đến mức cao chưa từng có tính từ 30 năm trở
lại đây.
(RFI) - Thụy Điển báo động hiện tượng gây
nhiễu GPS gia tăng tại biển Baltic. Cục Phòng vệ Dân sự Thụy Điển gần đây ghi
nhận từ năm 2023, các hoạt động gây nhiễu hệ thống định vị GPS trên biển Baltic
gia tăng đáng kể. Giới chức các nước trong khu vực nghi ngờ Nga đứng sau các
hoạt động đó. Hiện tượng này, ban đầu tác động đến giao thông hàng không, khiến
một số máy bay không thể cất cánh hoặc phải chuyển hướng sang Phần Lan và
Estonia, nay bắt đầu ảnh hưởng đến giao thông thông hàng hải trên biển Baltic.
Sự việc nghiêm trọng đến mức Cục Phòng vệ Dân sự Thụy Điển phải phát cảnh báo.
Các nước Bắc Âu và vùng Baltic đang tích cực hợp tác để chống lại mối đe dọa
ngày càng lớn này vì sự an toàn của thường dân và quân đội.
(AFP) – Hải quân Mỹ dự kiến xây dựng hai cơ
sở sửa chữa tàu tại Philippines, gần các đảo san hô đang tranh chấp với Trung
Quốc ở Biển Đông. Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Manila thông báo như trên vào hôm nay,
16/07/2025. Một cơ sở sẽ nằm ở Quezon, Palawan, và cơ sở còn lại tại Oyster
Bay, phía bắc. Những cơ sở này có thể dùng để bảo dưỡng các tàu nhẹ dùng để
tiếp tế cho các đảo tranh chấp. Tháng 06/2024, tại Biển Đông đã xảy ra một sự
cố giữa một tàu của hải quân Philippines đang thực hiện nhiệm vụ tiếp tế với
tàu hải cảnh Trung Quốc. Kể từ năm 2022, Philippines và Mỹ tăng cường hợp tác
quân sự đối phó với Trung Quốc.
(AFP) – Cam Bốt : Hơn 200 người Việt Nam bị
bắt giữ tại các trung tâm lừa đảo trực tuyến. Chính quyền Phnom Penh hôm nay,
16/07/2025 cho biết đã đột kích vào các trung tâm lừa đảo trực tuyến, theo lệnh
của thủ tướng Hun Manet, nhằm chống tội phạm mạng. Các trung tâm này, mà Liên
Hiệp Quốc gọi là “điểm nóng” của các vụ lừa đảo, thường giả vờ tạo mối quan hệ
tình cảm hoặc mạo danh doanh nghiệp để lừa đảo, chiếm đoạt khoảng 40 tỷ đô la
mỗi năm. Nhiều tòa nhà ở Phnom Penh và Sihanoukville đã bị khám xét, và nhiều
người Việt Nam, Trung Quốc và Cam Bốt bị bắt giữ. Tổ chức Ân xá Quốc tế đã cảnh
báo về các hành vi lạm dụng quy mô lớn, bao gồm lao động cưỡng bức và nô lệ.
Ngành lừa đảo này đang được mở rộng ra ngoài khu vực Đông Nam Á.
(AFP) – Nhật Bản đón 21,5 triệu khách du lịch
trong 6 tháng đầu năm 2025, lập kỷ lục mới. Lượng du khách tham quan xứ hoa anh
đào tăng 21% so với cùng kỳ năm ngoái, theo số liệu chính thức công bố hôm nay,
16/07/2025. Riêng tháng 6 vừa qua có 3,4 triệu khách. Lượng du khách tăng mạnh
đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ, Mỹ và Đức. Tuy nhiên, lượng
khách từ Hồng Kông giảm 33,4% trong tháng 6 do tin đồn về một trận động đất lớn
sắp xảy ra. Nhật Bản đặt mục tiêu đón 60 triệu khách mỗi năm từ giờ đến năm
2030, nhưng một số nơi như cố đô Kyoto đã bắt đầu phản đối tình trạng quá tải
du lịch.
(Reuters) – Slovakia cản trở gói trừng phạt
mới của EU nhắm vào Nga. Phát biểu trước giới báo chí ngày hôm qua, 15/07/2025,
lãnh đạo ngành ngoại giao châu Âu, bà Kaja Kallas, bày tỏ « nỗi buồn sâu sắc »
về việc khối 27 nước đã không đạt được thỏa thuận về gói trừng phạt thứ 18 nhắm
vào Nga do thái độ chần chừ của Slovakia. Dù vậy, bà Kallas vẫn lạc quan tin
rằng sẽ có được sự đồng thuận của Bratislava vào hôm nay. Chính quyền Slovakia
đề nghị Bruxelles có những bảo đảm về kế hoạch của khối cắt giảm dần sự phụ
thuộc vào khí đốt Nga từ đây đến đầu năm 2028.
(AFP) – Đại giáo chủ Iran: Israel muốn « lật
đổ » nước Cộng hòa Hồi giáo bằng chiến tranh. Lãnh đạo tối cao, giáo chủ Ali
Khamenei hôm nay, 16/07/2025, khẳng định rằng cuộc chiến 12 ngày do Israel phát
động hồi tháng Sáu vừa qua với sự hậu thuẫn của Mỹ là nhằm mục tiêu « lật đổ »
nhà nước Cộng hòa Hồi giáo. Ông nhấn mạnh « các tính toán và kế hoạch của những
kẻ gây hấn là nhằm làm suy yếu hệ thống bằng cách nhắm mục tiêu vào một số nhân
vật và các cơ sở nhậy cảm tại Iran ». Cũng theo ông, chiến lược này là nhằm «
kích động hỗn loạn và thúc đẩy người dân xuống đường nhằm lật đổ chế độ ».
(AFP) – Chính quyền Trump trục xuất 5 di dân
bất hợp pháp sang Eswatini. Trên mạng xã hội X, bộ An ninh Nội địa Mỹ hôm qua,
15/07/2025, cho biết « 5 tội phạm nước ngoài không giấy tờ đã bị trục xuất bằng
máy bay đến nước thứ ba là Eswatini », một nước nhỏ vùng Tây Phi. Bộ An ninh
Nội địa Mỹ khẳng định năm người này đã
không được các nước nguyên quán tiếp nhận lại. Đi kèm với thông báo là hình
ảnh, tên tuổi của năm người bị trục xuất thuộc các nước Việt Nam, Lào, Yemen,
Cuba và Jamaica.
(Reuters) – Mỹ : 2.000 binh sĩ Vệ binh Quốc
gia rút khỏi Los Angeles. Quyết định này được bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth
đưa ra vào hôm qua, 15/07/2025, trong bối cảnh tình hình có phần dần lắng dịu.
Trước đó, bất chấp sự phản đối của thống đốc bang California Gavin Newsom, tổng
thống Donald Trump đã điều tổng cộng 4.000 lính Vệ binh Quốc gia đến thành phố
lớn thứ hai Hoa Kỳ để bảo vệ tài sản và nhân viên liên bang sau những vụ biểu
tình phản đối chính sách nhập cư của Washington. Hiện vẫn còn 2.000 binh sĩ Vệ
binh Quốc gia và khoảng 700 lính thủy quân lục chiến túc trực tại Los Angeles.
(AFP) - Chủ tịch - tổng giám đốc công ty
Nvidia của Mỹ, Jensen Huang, thăm Trung Quốc. Jensen Huang đến Bắc Kinh để gặp
các quan chức tTrung Quốc và tham gia Triễn lãm quốc tế về các chuỗi cung ứng
của Trung Quốc. Hôm nay 16/07/2025, phát biểu tại Bắc Kinh, chủ tịch - tổng
giám đốc Nvidia tuyên bố công ty sẽ thiết kế một số thiết bị bán dẫn tân tiến
nhất thế giới, và sẽ làm hết sức có thể để đáp ứng nhu cầu của thị trường Trung
Quốc. Nvidia từng phát triển chip H20 dành riêng để xuất khẩu sang Trung Quốc,
nhưng chính quyền Trump đã thắt chặt các yêu cầu cấp phép xuất khẩu đối với
loại chip này vào tháng 04/2025. Nhưng nay, Washington bảo đảm với Nvidia rằng
giấy phép sẽ được cấp và Nvidia hy vọng sẽ sớm bắt đầu xuất khẩu H20 sang Trung
Quốc. Hôm qua, công ty đã thông báo sẽ nối lại việc bán cho Trung Quốc một mẫu
chip điện tử tân tiến, sau khi Washington dỡ bỏ các quy định hạn chế.
(AFP) – Cuba : Bộ trưởng Lao Động từ chức vì
phủ nhận sự hiện hữu người « ăn xin ». Truyền thông chính thức của Cuba tối
qua, 15/07/2025, cho biết, bà Marta Elena Feito, bộ trưởng Lao động và An sinh
Xã hội đã « nhìn nhận sai lầm và đệ đơn xin từ chức ». Đơn xin của bà đã được
Đảng và Chính phủ chấp thuận vì lý do « thiếu tính khách quan và sự tinh tế ».
Trong một buổi giải trình trước Ủy ban Quốc hội, bà Marta Elena Feito đã phủ
nhận việc những người bới móc thùng rác trên phố là để kiếm thức ăn. Bà còn chỉ
trích những người rửa kính chắn gió của xe trên phố, cáo buộc họ là tìm kiếm
một « cuộc sống dễ dàng ». Tệ hơn, bà bộ trưởng nói rằng có những người vờ đi
ăn xin vì khi « nhìn kỹ tay họ, nhìn quần áo họ mặc, người ta nhận ra họ không
phải người ăn xin thật ». Bà khẳng định ở Cuba « không có ăn xin ».
(AFP) – Pháp : Các chuỗi thức ăn nhanh lớn
thiếu minh bạch về các phụ gia trong sản phẩm của họ. Tổ chức bảo vệ người tiêu
dùng UFC-Que Choisir hôm nay, 16/07/2025, tố cáo như trên, khi nhắm tới
McDonald's, Burger King, KFC và Quick. Tổ chức này chỉ trích việc thiếu thông
tin chi tiết về thành phần được dùng trong sản phẩm. Ví dụ, tại Thụy Sĩ,
McDonald's liệt kê 44 thành phần trong một chiếc hamburger, trong khi tại Pháp
chỉ có 6 thành phần được nêu.
Tin Tức: Thứ Năm 17.07.2025
1. AN GIANG: TRẺ VỊ THÀNH NIÊN BỊ TÙ VỚI CÁO BUỘC
XÂM PHẠM LỢI ÍCH NHÀ NƯỚC
Ngày 9/7/2025, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang
đã tuyên 1 năm tù giam em Hồ Trọng Phúc, 17 tuổi với cáo buộc “Lợi dụng các
quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của
tổ chức”, theo điều 331- Bộ luật Hình sự.
Em Phúc bị cho là đã sử dụng các danh khoản
facebook cá nhân để chia sẻ, phát tán các bài viết có nội dung chống đảng,
chống nhà nước từ trang “quangminhtu’. Theo báo lề đảng, năm 2024, Cơ quan an
ninh điều tra đã thu giữ 100 trang tài liệu từ dữ liệu điện thoại di động của
Phúc có nội dung vi phạm để “xử lý” nhưng vì Phúc là người chưa thành
niên nên được tại ngoại.
Công an cộng sản cũng cáo buộc ông Võ Văn
Thanh Liêm và bà Võ Thị Thu Ba là những người đã “chỉ đạo” em Phúc thực hiện
những hành vi mà họ cho là “chống nhà nước”.
Ông Võ Văn Thanh Liêm, 85 tuổi, trụ trì Quang
Minh Tự và là một cựu tù nhân chính trị – tôn giáo. Ông Liêm được biết đến như
là một trong những tín đồ nổi tiếng nhất của Phật Giáo Hòa Hảo – tôn giáo bị
bách hại nặng nề nhất tại Việt Nam.
Việc bỏ tù một trẻ vị thành niên cho thấy tình
trạng nhân quyền Việt Nam ngày một đen tối, trong thời kỳ Tô Lâm cầm quyền.
2. BỘ CÔNG AN THÂU TÓM FPT TELECOM
Ngày 16/7/2025, Bộ Công an chính thức tiếp
nhận quyền đại diện phần vốn Nhà nước tại FPT Telecom từ SCIC – đồng nghĩa với
việc kiểm soát hơn 50% cổ phần của một trong những doanh nghiệp viễn thông lớn
nhất Việt Nam. Cùng với Tập đoàn FPT nắm giữ 45,6%, toàn bộ hoạt động của FPT
Telecom giờ đây nằm trong tay các cơ quan thân chính quyền.
Việc chuyển giao được Bộ Công an và SCIC mô tả
là “chiến lược bảo vệ an ninh dữ liệu và chủ quyền số”. Đây là bước đi rõ ràng
nhằm tập trung hóa quyền kiểm soát thông tin vào tay cơ quan an ninh, phù hợp
với xu hướng siết chặt không gian mạng trong chế độ độc tài.
FPT Telecom đạt doanh thu hơn 17.600 tỷ và lợi
nhuận trước thuế gần 3.600 tỷ đồng trong năm 2024, và đặt mục tiêu phá kỷ lục
với 19.900 tỷ doanh thu năm 2025. Một “con gà đẻ trứng vàng” về tài chính, giờ
đây trở thành công cụ chiến lược trong bài toán kiểm soát dữ liệu, thông tin,
và người dùng Internet.
Đây không chỉ là một thương vụ chuyển vốn, mà
là một nước đi chính trị: nắm viễn thông để kiểm soát và thao túng toàn bộ đời
sống xã hội.
3. HOA
KỲDUYỆT XÉT VIỆC CẤM SỬ DỤNG CÁP ĐIỆN VIỄN THÔNG NGẦM
CỦA TRUNG CỘNG
Ùy ban truyền thông liên bang Hoa
Kỳ (FCC)đang tiến hành xem xét việc ngăn cấm các công ty nối kết vào các
tuyến dây cáp viễn thông ngầm dưới biển được thiết kế với kỹ thuật và dụng cụ
từ Trung Quốc.
FCCviện lẽ rằng sự sử dụng các thiết
bị chế tạo bởi Trung Quốc trong hệ thống nêu trên có thể là mối đe
dọa đối với an ninh quốc gia. Thêm vào đó, FCC cũng đánh giá các công ty
như Hoa Vi (Huawei), Trung Hoa Điện Tín (China Telecom) và Trung Hoa Di Động
(China Mobile) đều bị liệt kê vào danh sách những công ty có nguy cơ
gây tác hại đến Hoa Kỳ.
Theo lời phát ngôn của FCC, Hoa
Kỳ phải cảnh giác tối đa với những kỹ thuật có khả năng bị lợi dụng trong
công cuộc gián điệp hay phá hoại. Hệ thống dây cáp dưới biển hiện thời chuyên
chở khoảng 99 phần trăm lưu lượng thông tin toàn cầu, do đó được xem là cơ cấu
hạ tầng tối trọng yếu.
4. NGA MỞ CUỘC TẤN CÔNG DỮ DỘI VÀO UKRAINE, HỆ
THỐNG NĂNG LƯỢNG BỊ TỔN HẠI
Giữa lúc chiến sự ngày càng khốc liệt, quân
đội Nga vừa thực hiện một cuộc oanh kích lớn bằng hàng trăm máy bay không người
lái nhằm vào các thành phố trọng yếu của Ukraine, khiến cơ sở hạ tầng năng
lượng bị tê liệt trên nhiều địa điểm.
Theo tin từ Bộ Không quân Ukraine,
khoảng 400 phi cơ không người lái cùng một hỏa tiễn loại đạn đạo đã
được phóng đi trong đêm, nhắm vào các thành phố như Kharkiv, Kryvyi Rih và Vinnytsia. Vụ tấn oanh kích
này khiến ít nhất 15 cư dân bị thương, trong
số đó có một thiếu niên 17 tuổi tại Kryvyi Rih đang trong tình trạng nguy kịch.
Một phần lớn số drone bị lực lượng
phòng không Ukraine bắn hạ, tuy nhiên vẫn có 57 chiếc cùng một hỏa
tiễn xuyên thủng hệ thống phòng thủ và gây tổn thất nặng nề
tại 12 địa điểm khác nhau.
Tổng thống Volodymyr Zelenskyy lên tiếng yêu
cầu sự yểm trợ khẩn cấp từ quốc tế, nhất là các loại vũ khí phòng
không và phi cơ tiêm kích để đối phó với chiến lược tấn công dai dẳng từ phía
Nga. Chính phủ Ukraine cũng đang nỗ lực tái lập nguồn điện và nước sinh hoạt
cho cư dân các vùng bị ảnh hưởng.
5. ISRAEL MỞ CUỘC OANH KÍCH DỮ DỘI VÀO DAMASCUS,
TUYÊN BỐ BẢO VỆ ĐỒNG BÀO DRUZE
Israel vừa thực hiện một loạt phi vụ oanh kích
vào trung tâm thủ đô Damascus, đánh trúng Bộ Quốc phòng Syria cùng khu vực gần
phủ Tổng thống, với lý do bảo vệ cộng đồng Druze tại miền Nam Syria.
Theo nguồn tin từ quân đội Israel, các phi cơ
đã nhắm vào trụ sở Bộ Tổng Tham Mưu của quân đội Syria, nơi được cho là trung
tâm điều động lực lượng đến vùng Sweida — nơi đang xảy ra giao tranh ác liệt
giữa các toán dân quân Druze và lực lượng chính phủ. Bộ trưởng Quốc phòng
Israel, ông Israel Katz, tuyên bố rằng “những đòn đau đã bắt đầu” và cam kết sẽ
tiếp tục hành động cho đến khi quân đội Syria triệt thoái khỏi khu vực.
Tại Damascus, các ký giả ghi nhận tiếng phi cơ
gầm rú và những tiếng nổ lớn vang dội giữa trưa, khói đen bốc lên từ khu vực Bộ
Quốc phòng
Tình hình tại Sweida đang trở nên nghiêm
trọng, với hơn 250 người thiệt mạng trong
tuần qua, theo Tổ chức Quan sát Nhân quyền Syria. Các cuộc giao tranh giữa dân
quân Druze và các nhóm vũ trang Bedouin đã khiến chính quyền Syria phải điều
động quân đội, dẫn đến xung đột trực tiếp với lực lượng Druze.
VNTB – CSVN muốn giảm phí BOT cho xe hơi
riêng của cán bộ tỉnh nghèo
VNTB – Tráo trở như Chủ tịch Hà Nội Trần
Sỹ Thanh
VNTB – Bạn đọc viết: Xin đừng để lý do
ngụy biện cho sự mất mát
VNTB – Vì ô nhiễm môi trường nên người dân
không thể lựa chọn?
Tên gọi Trung Quốc từ đâu mà có?
Đối tác Răn đe: Hợp tác Quân sự-Kỹ thuật
giữa Trung Quốc và Nga
MAGA Việt là một hiện tượng phản chính
danh của đảng17/07/2025
Nguyễn Mạnh Huy16/07/2025
Thanh hay Thăng15/07/2025
Chủ
trương, ngoài đúng còn phải công bằng15/07/2025
Thành
lập “Cục ăn toàn thực phẩm bẩn”15/07/2025
Xe xăng,
xe điện, xe điên15/07/2025
Đóng
cửa Bộ Giáo dục: Một bước lùi nghiêm trọng của nước Mỹ15/07/2025
Những
hệ luỵ khi cấm xe máy xăng trong nội đô15/07/2025
Không
thể đặc xá ngoài luật14/07/2025
Hai
cánh chim nước Pháp trên bầu trời Paris 14/07/2025
Hoàng Quốc Dũng - Nước Pháp củ chuối
Kiều Thị An Giang - Mỹ viện trợ hay bán vũ
khí ?
Nguyễn Đình Bổn - Donald Trump, đừng nghe
Tào Tháo!
Lưu Nhi Dũ - Báo chí thông minh
Lê Xuân Nghĩa - Đồng minh bất ngờ và quan
trọng của Ukraine ở Nhà Trắng
Lê Học Lãnh Vân - Vì sao và sẽ ra sao
Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 16.07.2025
Nguyễn Hồng Vũ - Dục tốc bất đạt
Xanh hóa giao thông không thể chỉ dựa vào
"trụ cột" xe điện
Lưu Trọng Văn - Điểm nghẽn nào ở đây ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
11 triệu: 7 năm tù – Hàng ngàn
tỷ: 3 năm ân xá 16/07/2025
Điểm nghẽn nào ở đây? 16/07/2025
Ban hành chính sách – Hỏi AI 16/07/2025
Công nghệ thông tin trong quản
lý hành chính công 16/07/2025
Hà Nội cấm xe máy chạy xăng 16/07/2025
GS Nguyễn Hữu Liêm: Những lưu ý
quan trọng nhất khi mời gọi 100 chuyên gia giỏi về nước cống hiến 16/07/2025
AI nói về ông Đinh La Thăng 16/07/2025
Phương Tây trước một vụ việc
như vụ Đinh La Thăng sẽ xử lý thế nào (AI trả lời Lê Nguyên Phương) 16/07/2025
Tô Lâm điện đàm hai lần với
Trump: Động thái ngoại giao hay bước ngoặt chiến lược?
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
CHIẾM
ĐOẠT GẦN 5 TỶ ĐỒNG, CỰU CÁN BỘ TRẬT TỰ XÂY DỰNG BỊ PHẠT 7 NĂM 6 THÁNG TÙ
Hoàng
An
Với cáo buộc lừa đảo, chiếm đoạt gần 5 tỷ
đồng, bị cáo Vương Mạnh Hưng (SN 1987, cựu cán bộ Đội Quản lý Trật tự xây dựng
đô thị quận Hà Đông cũ) lĩnh án 7 năm 6 tháng tù giam.
Ngày 16/7, Tòa án nhân dân TP Hà Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Vương
Mạnh Hưng (SN 1987, cựu cán bộ Đội Quản lý Trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông
cũ) mức án 7 năm 6 tháng về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Cáo trạng xác
định, Hưng là cán bộ Đội quản lý Trật tự xây dựng
và đô thị quận Hà Đông. Dù không có chức năng, nhiệm vụ nhưng lại đưa thông tin
có khả năng xin chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất, xin cấp giấy phép xây dựng, có suất mua căn hộ tại các dự án chung cư
khiến nhiều người tin tưởng chuyển tiền nhằm thực hiện các công việc như Hưng
hứa hẹn. Sau khi nhận tiền, Hưng không thực hiện cam kết mà sử dụng tiền chiếm
đoạt được để trả nợ và chi tiêu cá nhân.
Bằng thủ đoạn trên, từ
tháng 5/2022 - 12/2023, bị cáo Vương Mạnh Hưng đã chiếm đoạt tổng số tiền 4,8
tỷ đồng của 16 bị hại.
Cụ thể, ông Nguyễn Văn
Thuần (SN 1958, cùng ở Hà Nội), bị Hưng chiếm đoạt 830 triệu đồng.
Theo điều tra, ông
Thuần có nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất
thổ cư và làm sổ đỏ đối với thửa đất tại phường Phú Lương, quận Hà Đông, Hà
Nội. Thông qua cháu họ, ông Thuần được biết Hưng làm ở Đội quản lý Trật tự xây
dựng đô thị quận nên tìm gặp.
Tháng 10/2022, ông
Thuần đưa chi phí 800 triệu đồng, được Hưng hứa hẹn sau khoảng 3 tháng sẽ làm
xong, nếu không sẽ trả lại tiền. Do tin tưởng, ông Thuần đã chuyển cho bị cáo
830 triệu.
Sau khi nhận tiền, bị
cáo Hưng còn thuê 3 người đàn ông (không rõ nhân thân) thông qua mạng internet
đến nhà ông Thuần để thực hiện việc đo đạc thửa đất.
Cơ quan truy tố xác
định, thực tế bị cáo không làm thủ tục gì để chuyển mục đích sử dụng đất và xin
cấp sổ đỏ như hứa hẹn. Số tiền nhận được của ông Thuần, bị cáo sử dụng trả các
khoản nợ cá nhân và chi tiêu cá nhân hết.
Khi biết Hưng không
thực hiện được cam kết, ông Thuần nhiều lần yêu cầu trả lại tiền nhưng Hưng chỉ
trả 410 triệu.
Tương tự, anh Nguyễn
Mạnh Hùng (SN 1987) cũng bị Hưng lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 610 triệu đồng, để
xin cấp giấy phép xây dựng. Đến ngày hẹn trả giấy phép, Hưng lấy nhiều lý do
khất lần, sau đó thừa nhận không thực hiện được lời hứa.
Hưng cam kết sẽ trả
lại tiền nên viết giấy vay tiền, đưa thẻ cán sự mang tên Vương Mạnh Hưng thuộc
Đội quản lý Trật tự xây dựng đô thị UBND quận Hà Đông cho anh Hùng giữ để làm
tin...
VỤ
ÁN TẠI CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM: CÓ BUÔNG LỎNG KIỂM TRA, GIÁM SÁT?
Minh
Đức - Tuyết Mai
https://tienphong.vn/vu-an-tai-cuc-an-toan-thuc-pham-co-buong-long-kiem-tra-giam-sat-post1760808.tpo
Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố
18 bị can trong vụ án xảy ra tại Cục An toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế, trong
đó có nhiều cán bộ lãnh đạo, chuyên viên và nhân sự tại Trung tâm hỗ trợ thủ
tục hành chính trực thuộc. Luật sư Lê Vĩnh Thuỵ - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho
rằng: “Đây là hệ quả của một mô hình quản lý theo kiểu vừa đá bóng, vừa
thổi còi".
"Mua bán giấy phép" trá hình
Theo kết luận điều tra ban đầu, các bị can đã cấu kết với doanh
nghiệp để nhận hối lộ hơn 75 tỷ đồng, nhằm cấp khống hoặc làm giả gần 10.000 hồ
sơ công bố sản phẩm. Những hồ sơ này, trên danh nghĩa, là giấy tờ do Cục ATTP
tiếp nhận, thẩm định, xác nhận để cho phép lưu hành sản phẩm ra thị trường.
Nhưng thực tế, hàng loạt sản phẩm không đủ điều kiện, thậm chí không rõ nguồn
gốc, không qua quy trình kiểm nghiệm, đã được “hợp pháp hóa” qua hình thức
"mua bán giấy phép" trá hình.
Trao đổi với PV Tiền Phong, Luật sư Nguyễn Anh
Tuấn – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, hiện hệ thống văn bản pháp quy khá hoàn
chỉnh trong lĩnh vực này, bao gồm: Luật An toàn thực phẩm 2010, quy định các
điều kiện sản xuất, kinh doanh thực phẩm và công bố sản phẩm; Nghị định 15/2018/NĐ‑CP,
hướng dẫn chi tiết thi hành Luật ATTP, cho phép doanh nghiệp tự công bố sản
phẩm; Thông tư 43/2014/TT‑BYT, Thông tư 18/2019/TT‑BYT, Thông tư 09/2015/TT‑BYT,
điều chỉnh các thủ tục công bố sản phẩm, cấp phép quảng cáo, kiểm nghiệm, sản
xuất GMP, hồ sơ công bố…
Tuy nhiên, trong thực tiễn áp dụng, cơ chế "hậu kiểm",
tức giám sát sau khi doanh nghiệp tự công bố, lại thiếu hiệu lực, công cụ quản
lý chưa số hóa, và sự thiếu minh bạch trong thẩm quyền.
Ông Tuấn cho rằng, vai trò của Trung tâm hỗ trợ thủ tục hành
chính trực thuộc Cục ATTP, dù không có chức năng thẩm định nội dung hồ sơ,
nhưng lại được giao tiếp nhận và phối hợp xử lý hồ sơ công bố sản phẩm. Đây là
lỗ hổng cơ chế bị lợi dụng để hình thành đường dây “chạy giấy phép” có tổ chức,
có phân công vai trò cụ thể, từ cán bộ nhận hồ sơ, môi giới trung gian, đến
lãnh đạo ký duyệt cuối cùng.
Theo Luật sư Nguyễn Anh Tuấn, vụ án không chỉ dừng lại ở hành vi
cấp phép sai, hồ sơ giả, vụ án còn đặt ra dấu hỏi lớn về vai trò và trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan quản lý, thậm chí có thể mở rộng trách nhiệm tới
lãnh đạo Bộ Y tế. Việc hàng nghìn sản phẩm không đảm bảo an toàn được “hợp pháp
hóa” và lưu hành suốt thời gian dài mà không bị phát hiện, cho thấy sự buông
lỏng trong kiểm tra, giám sát. Câu hỏi đặt ra: Ai đang kiểm tra người kiểm tra?
Và khi chính cơ quan có trách nhiệm bảo vệ sức khỏe người dân lại tiếp tay cho
hành vi trục lợi, thì đâu là điểm tựa của kỷ cương pháp luật?
Giải mã cơ chế và trách nhiệm trong vụ án
Luật sư Lê Vĩnh Thuỵ - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: “Đây là
hệ quả tất yếu của một mô hình quản lý theo kiểu ‘vừa đá bóng, vừa thổi còi’.”
Theo Luật sư Thuỵ, sự lỏng lẻo trong phân định giữa cấp phép và
kiểm tra đã khiến cơ quan có quyền cấp phép đồng thời kiểm tra chính hoạt động
của mình, dẫn đến mất tính khách quan, thiếu giám sát độc lập và tạo điều kiện
cho tiêu cực phát sinh.
Đặc biệt, việc Trung tâm hỗ trợ thủ tục hành chính, một đơn vị
không có thẩm quyền chuyên môn lại được tham gia vào quy trình xử lý hồ sơ là
biểu hiện rõ ràng của sự “hợp thức hóa” quyền lực sai lệch, biến bộ máy nhà
nước trở thành nơi tiếp tay cho doanh nghiệp “mua bán giấy phép”.
Luật sư Thuỵ nhấn mạnh: “Không thể đổ lỗi cho lỗ hổng hệ thống
rồi bỏ qua trách nhiệm cá nhân. Khi vụ việc kéo dài, có hệ thống và thu lợi
hàng chục tỷ đồng, không thể chỉ là hành động riêng lẻ của một vài cá nhân”.
Tiến sĩ Lưu Hoài Bảo - Trưởng bộ môn Tội phạm học, Đại học Luật
Hà Nội cho rằng: “Vụ án có dấu hiệu của hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng,
có sự cấu kết giữa cán bộ nhà nước và doanh nghiệp”.
TS Bảo cho rằng hành vi “cấp phép khống”, làm giả tài liệu, nhận
hối lộ với số tiền lớn như trong vụ án này không chỉ là vi phạm hành chính hay
đạo đức công vụ, mà nếu đủ các dấu hiệu khác sẽ cấu thành tội phạm với hình
thức đồng phạm có tổ chức, với các dấu hiệu như: “Tội nhận hối lộ” (Điều 354 Bộ
luật Hình sự 2015, sửa đổi 2017); “Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây hậu quả
nghiêm trọng” (Điều 356); “Tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức” (Điều
341).
Đáng chú ý, TS Bảo nhấn mạnh rằng: “Khi cơ quan công lập có dấu
hiệu bị doanh nghiệp chi phối hoặc hợp tác bất chính, không chỉ vi phạm pháp
luật mà còn làm xói mòn niềm tin vào toàn bộ hệ thống hành chính công".
Với tư cách là người
nghiên cứu các vụ án liên quan đến nhóm tội phạm về chức vụ quyền hạn, Luật sư
Nguyễn Văn Lâm - Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho rằng: “Trong vụ việc này, các cá
nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong vụ việc này là chủ thể đặc biệt,
tức người có chức vụ quyền hạn. Đồng thời, việc xác định hành vi ‘cấp phép
khống’ là mấu chốt”. Bởi lẽ, cấp phép khống tức là việc cơ quan có thẩm quyền
không thực hiện thẩm định thực tế, không kiểm nghiệm trên thực tế, không đảm
bảo tiến hành quy trình, điều kiện theo quy định pháp luật nhưng vẫn “hợp pháp
hóa” sản phẩm thông qua các loại giấy chứng nhận, xác nhận do chính cơ quan này
cấp – điều này tạo điều kiện cho hàng hóa không đủ tiêu chuẩn tràn vào thị
trường.
Luật sư Lâm cũng đề
nghị cơ quan tố tụng cần làm rõ thêm một số vấn đề quan trọng khác như: Vai trò
chỉ đạo của lãnh đạo Cục ATTP; trách nhiệm giám sát của Bộ Y tế - cơ quan chủ
quản; và nhất là việc phân cấp không rõ ràng cho Trung tâm hỗ trợ thủ tục hành
chính. Theo Luật sư, trung tâm này lẽ ra chỉ nên thực hiện vai trò hỗ trợ,
nhưng lại được “tiếp tay” cho cả khâu xác nhận hồ sơ.
Mặt
khác, theo quan điểm của Luật sư Lâm, để điều chỉnh quan hệ xã hội này hiện nay
nhà làm luật đã ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh nhưng kể cả
khi cơ chế pháp lý rõ ràng nhưng bộ máy vận hành lệch lạc, bị thao túng bởi quyền
lực và đồng tiền, các cá nhân vận dụng và áp dụng pháp luật không khách quan và
đặt nặng yếu tố vật chất, quyền lợi cá nhân lên trên trách nhiệm và đạo đức thì
dù văn bản có chặt chẽ đến đâu cũng khó có thể thực hiện được trên thực tế, thậm
chí khi này các quy trình do luật định lại trở thành vỏ bọc cho hành vi sai
trái.
ĐÌNH CHỈ BÁN 3 NGÀY
VỚI CHỦ SẠP '4 TÔ BÚN MĂNG VỊT 1 TRIỆU ĐỒNG' Ở CHỢ BẾN THÀNH, XỬ NHẸ QUÁ?
Theo Ban quản lý chợ Bến Thành, việc đình chỉ
kinh doanh và các chế tài kèm theo đối với trường hợp tiểu thương vi phạm dựa
trên nội quy được áp dụng tại chợ nhiều năm nay, trong đó mức đình chỉ được áp
dụng tối đa là 7 ngày.
Ngoài đình chỉ bán, Ban quản lý chợ Bến Thành (TP.HCM) cho biết còn áp dụng nhiều chế
tài kèm theo. Hiện nay chợ mở rộng các kênh để tiếp nhận phản ánh từ du khách
và người dân xung quanh hoạt động kinh doanh tại chợ.
Chế
tài được áp dụng dựa theo nội quy chợ
Ngày 16-7, trả lời báo Tuổi Trẻ Online về việc
có quan điểm cho rằng "tạm dừng kinh doanh 3 ngày đối với chủ sạp kinh
doanh bún măng vịt" là còn nhẹ, đại diện Ban quản lý chợ Bến Thành cho
biết các chế tài đưa ra như trên dựa vào nội quy chợ được áp dụng từ năm 2017
đến nay.
Cụ thể theo nội quy, việc tạm dừng kinh doanh có thời hạn từ 1
đến 7 ngày tùy theo tính chất, mức độ vụ việc vi phạm. Trước đây, nhiều lần chợ
đã áp dụng tạm dừng kinh doanh đối với tiểu thương vi phạm, trong đó không ít
trường hợp tạm dừng mức tối đa là 7 ngày. Còn trường hợp cấm kinh doanh dài hạn
thì rất ít.
Ngoài tạm dừng kinh doanh, chợ có thể đưa ra các chế tài bổ sung
khác tùy theo vụ việc như bị nhắc nhở, viết cam kết, xin lỗi khách hàng, hoàn
tiền... Trường hợp vi phạm lớn hơn, vượt thẩm quyền của chợ, cơ quan chức năng
khác sẽ xử lý, có thể phạt hành chính, khởi tố hình sự... tùy theo vụ việc.
Cũng theo đại diện Ban quản lý chợ Bến Thành, nội quy tại chợ
đang áp dụng được xây dựng dựa trên quy định, nội dung ban hành của ngành công
thương thành phố, căn cứ theo luật. Ngoài ra trước khi áp dụng, nội quy tại chợ
phải được chính quyền (trước đây là UBND cấp quận) xem xét, phê duyệt.
Do đó muốn thay đổi nội quy chợ theo hướng tăng mức chế tài đối
với trường hợp vi phạm cần dựa theo quy định ngành công thương, trình báo đến
cấp có thẩm quyền.
Dùng
thêm mã QR để tiếp nhận phản ánh
Để việc quản lý và tiếp nhận các phản ánh từ khách hàng tốt hơn,
đại diện Ban quản lý chợ Bến Thành cho biết chợ đang mở rộng các phương pháp
tiếp nhận phản ánh từ người tiêu dùng đối với các dịch vụ tại chợ, thái độ tiểu
thương, an toàn thực phẩm..
Đối với trực tiếp, chợ với 16 cửa luôn có đông đảo lực lượng bảo
vệ sẵn sàng tiếp nhận các phản ánh của khách hàng. Ngoài ra, tại 4 cửa chính
luôn được đặt sổ ghi chép để khách phản ánh mọi vấn đề. Các phản ánh sẽ được
tổng hợp mỗi ngày để xác minh, xử lý và phản hồi đến khách hàng.
Bên cạnh đó, các kênh như Zalo, Facebook, Email, hay hotline
cũng được sử dụng để tiếp nhận các phản ánh. Đặc biệt, sắp tới có thể chợ triển
khai thêm việc tiếp nhận phản ánh bằng mã QR.
Theo đó, khách
chỉ cần chụp lại mã QR được dán ở chợ, sau đó quét và phản ánh theo hướng dẫn,
nhanh gọn và thuận lợi. Chợ sẽ tổng hợp phản ánh để xác minh, xử lý và phản hồi
thỏa đáng cho người phản ánh.
CÔNG
TRÌNH BÊ TÔNG CỐT THÉP SAI PHẠM VEN SÔNG HỒNG: CƯƠNG QUYẾT THÁO DỠ, KHÔNG NHÂN
NHƯỢNG
Minh
Đức
Chủ tịch UBND phường Bồ Đề (Hà Nội) nhấn mạnh:
“Ngày 4/7, phường đã đình chỉ toàn bộ hoạt động xây dựng công trình vi phạm.
Quan điểm là xử lý nghiêm. Nếu chủ công trình không tự tháo dỡ, phường sẽ tổ
chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định, trên tinh thần kiên quyết, không
nhân nhượng”.
Phường cũ ký hợp đồng
cho thuê, phường mới phải đình chỉ
Cụ thể, theo tìm hiểu
của PV Tiền Phong, ngày 4/6/2025, UBND quận Long Biên (cũ) đã ban
hành Văn bản số 1208, chấp thuận đề xuất của UBND phường Ngọc Thụy về việc ký
hợp đồng ngắn hạn cho thuê khu đất bãi bồi ven sông, giáp Đền Rừng, tổ 10
phường Ngọc Thụy, nhằm mục đích quản lý, khai thác, ngăn chặn lấn chiếm và đảm
bảo cảnh quan đô thị.
Theo văn bản này, tổng
diện tích cho thuê 30.147,3 m², thời gian thực hiện không quá 5 năm. Trong đó,
diện tích trồng hoa, cây cảnh, thảm cỏ hơn 27.000 m²; diện tích làm sân, đường
nội bộ: khoảng 2.500 m². Các hạng mục được phép đầu tư bao gồm: cải tạo đất
trồng cây ăn quả, cây cảnh; lát sân, đường bằng gạch block hoặc đá dăm; xây
dựng nhà bảo vệ không quá 20 m² bằng container có thể di dời, tháo dỡ.
Từ văn bản chấp thuận của UBND quận Long Biên, ngày 23/6/2025,
UBND phường Ngọc Thụy (cũ) ban hành kế hoạch tổ chức lựa chọn nhà đầu tư thực
hiện phương án khai thác khu đất bãi bồi ven sông Hồng. Kế hoạch nêu rõ các
bước cần thực hiện như, chuẩn bị hồ sơ mời thầu, tuyên truyền, kêu gọi các nhà
đầu tư tham gia, và tổ chức bán hồ sơ mời thầu theo đúng quy trình.
Tuy nhiên, cùng ngày 23/6/2025, Chủ tịch UBND phường Ngọc Thụy
(cũ) – ông Hoàng Văn Lực, đã ký hợp đồng trực tiếp cho thuê toàn bộ diện tích
30.147,3 m² đất bãi bồi cho ông Hoàng Xuân Mai với thời hạn 1 năm, tổng giá trị
hợp đồng hơn 510 triệu đồng, tương đương 17.000 đồng/m²/năm, mà không thông qua
quy trình lựa chọn nhà đầu tư theo kế hoạch đã ban hành.
Ngay trong thời điểm hợp đồng được ký kết, hoạt động san lấp, đổ
bê tông hóa khu đất diễn ra rầm rộ và không đúng mục tiêu cảnh quan ban đầu.
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, vào cuối tháng 6 và
đầu tháng 7/2025, tại khu vực ven sông Hồng, giáp Đền Rừng (phường Bồ Đề), hàng
loạt máy móc, thiết bị cơ giới như máy xúc, máy cẩu, xà lan vận chuyển vật liệu
san lấp hoạt động rầm rộ, san ủi toàn bộ diện tích bãi bồi, vốn là đất canh tác
hoa màu của người dân, thành mặt bằng rộng hàng nghìn mét vuông kéo dài tới mép
nước sông Hồng.
Trước diễn biến này, ngày 7/7/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường
Hà Nội đã có văn bản gửi UBND phường Bồ Đề, yêu cầu xử lý nghiêm túc và dứt
điểm hành vi vi phạm. Trong đó nêu rõ: Phải tuân thủ nghiêm quy định pháp luật
về đê điều, phòng chống thiên tai, đặc biệt là Chỉ thị 24/CT-TTg của Thủ tướng
Chính phủ và Văn bản 1685/UBND-ĐT của UBND TP Hà Nội về việc giải tỏa vật cản,
xử lý vi phạm lấn chiếm bãi sông, lòng sông và hành lang bảo vệ đê điều; Phối
hợp với Hạt Quản lý đê số 9 và các cơ quan liên quan để kiểm tra, lập hồ sơ xử
lý vi phạm; Yêu cầu chủ đầu tư khắc phục sai phạm, hoàn trả hiện trạng ban đầu,
đồng thời ngăn chặn phát sinh vi phạm mới.
Không tự tháo dỡ sẽ
cương quyết cưỡng chế
Đại diện Bộ Nông nghiệp và Môi trường khẳng định, bãi sông Hồng
là vùng đệm sống còn của Hà Nội mỗi mùa lũ. Việc bê tông hóa hàng nghìn m² đất
bãi, ngay sát chân cầu Long Biên, là hành vi vi phạm quy hoạch thoát lũ, đe dọa
an toàn đê điều.
Ngoài ra, khu đất vi phạm nằm sát Đền Rừng – ngôi đền cổ có giá
trị tâm linh, văn hóa do dân làng Gia Thượng thờ tự. Tháng 2/2025, Đền Rừng đã
được UBND TP Hà Nội công nhận là Di tích lịch sử cấp thành phố. Do đó, nếu có
nhu cầu trùng tu, tôn tạo di tích, mọi hoạt động xây dựng bắt buộc phải được
các cấp có thẩm quyền phê duyệt và tuân thủ nghiêm quy hoạch thoát lũ sông Hồng
– Thái Bình, hệ thống liên vùng, liên tỉnh có ý nghĩa chiến lược đối với quốc
gia.
Ngày 13/7, trao đổi với PV Tiền Phong về công
trình bê tông cốt thép xây dựng không phép trong khuôn viên Đền Rừng (phường Bồ
Đề, TP Hà Nội), ông Phạm Bạch Đằng – Chủ tịch UBND phường Bồ Đề cho biết, công
trình vi phạm được khởi công từ ngày 2/6, khi bộ máy chính quyền mới chưa chính
thức đi vào vận hành.
Ông Đằng khẳng định, ngay sau thời điểm chính quyền hai cấp
chính thức hoạt động từ ngày 4/7/2025, UBND phường Bồ Đề đã tiến hành kiểm tra,
phát hiện vi phạm và đình chỉ tuyệt đối công trình nói trên, đồng thời yêu cầu
chủ công trình tự tháo dỡ toàn bộ phần xây dựng sai phạm.
Chủ tịch UBND phường Bồ Đề nhấn mạnh: “Ngày 4/7, phường đã đình
chỉ toàn bộ hoạt động xây dựng. Quan điểm là xử lý nghiêm. Nếu chủ công trình
không tự tháo dỡ, Phường sẽ tổ chức cưỡng chế tháo dỡ theo đúng quy định, trên
tinh thần kiên quyết, không nhân nhượng”.
Liên quan đến thông
tin phường Ngọc Thụy (cũ) không tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà lập phương
án rồi cho thuê trực tiếp đất tại khu vực Đền Rừng, PV báo Tiền Phong đặt câu
hỏi: Phường đã kiểm tra, rà soát tính pháp lý của phương án này chưa? Tuy nhiên,
Chủ tịch UBND phường Bồ Đề chưa trả lời câu hỏi này.
Luật sư Bùi Phan Anh – Đoàn Luật sư TP Hà Nội cho biết, cần làm
rõ có hay không việc cho thuê đất bằng danh nghĩa "cải tạo cảnh
quan", nhưng thực chất là san lấp và xây dựng công trình trái phép trên
đất bãi sông Hồng.
"Các cấp quản lý cần kiểm tra toàn diện, làm rõ trách nhiệm
cá nhân, tập thể có liên quan và xử lý theo đúng quy định pháp luật để đảm bảo
an toàn hệ thống đê điều và tính mạng người dân", ông Phan Anh, nói.
Bộ NN&MT đề nghị TP Hà Nội kiểm tra, xử lý
công trình vi phạm
Liên quan đến công
trình vi phạm ở khu vực bãi sông Hồng ở phường Ngọc Thụy (cũ), nay là phường Bồ
Đề, ngày 14/7, Bộ NN&MT có văn bản gửi UBND TP Hà Nội. Bộ NN&MT nhận
định đây là hành vi vi phạm pháp luật về đê điều, gây cản trở thoát lũ và ảnh hưởng
đến an toàn đê điều. Bộ NN&MT đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo các cơ quan
chức năng và chính quyền địa phương, khẩn trương kiểm tra, xác minh, làm rõ
hành vi vi phạm nêu trên; đồng thời kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm theo
đúng quy định pháp luật. Trường hợp có vi phạm, yêu cầu tổ chức, cá nhân liên
quan khôi phục lại nguyên trạng bãi sông bị lấn chiếm.
Ngoài ra, Bộ NN&MT
cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan, đặc biệt
là trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở trong việc để xảy ra vi phạm trên địa
bàn mà không kịp thời ngăn chặn và xử lý ngay từ khi vi phạm mới phát sinh.
TRÙNG
TÊN ĐƯỜNG SAU SÁP NHẬP Ở TPHCM: HẠN CHẾ THAY ĐỔI LÀM XÁO TRỘN CUỘC SỐNG NGƯỜI
DÂN
Hương
Chi
Sau
khi sáp nhập đơn vị hành chính, trên địa bàn TPHCM có rất nhiều khu phố và đường
bị trùng tên, gây khó khăn trong công tác quản lý, người dân khó nhận diện vị
trí địa lý. Hiện nay, các phường, xã đang lấy ý kiến người dân trước khi quyết
định về việc đặt tên mới.
Ngày 14/7, theo ghi
nhận của phóng viên báo Tiền Phong, các phường, xã tại TPHCM khu vực Bình Dương cũ đồng loạt cử cán
bộ đến tận từng nhà để phát phiếu, lấy ý kiến người dân về việc đổi tên khu
phố. Việc này nhằm đảm bảo cho hoạt động khu phố phù hợp mô hình tổ chức chính
quyền địa phương hai cấp sau sáp nhập, tránh trùng tên, gây khó khăn trong công
tác quản lý và người dân khó nhận diện vị trí địa lý.
Trao đổi với phóng
viên, ông Võ Chí Thành – Chủ tịch UBND phường Bình Dương (TPHCM) cho biết, sau
khi sáp nhập từ các phường khác, trên địa bàn có nhiều tên khu phố bị trùng.
Việc trùng tên khu phố gây ra một số khó khăn nhất định. Do đó, phường Bình Dương
đã phát phiếu đến từng hộ dân để lấy ý kiến về việc
đặt, đổi tên khu phố.
“Việc đổi tên khu phố,
phường đang làm theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ và công văn của Sở Nội vụ. Phường
tham khảo ý kiến của giới tri thức, cán bộ hưu trí, người cao tuổi và nhân dân
trước khi chọn tên để đặt” - lãnh đạo phường Bình Dương chia sẻ.
Ông Phạm Minh Thiện –
Chủ tịch UBND phường Chánh Hiệp (TPHCM) cho biết, phường đã bố trí nhân sự đến
tận từng nhà để phát phiếu, lấy ý kiến người dân về việc đổi tên khu phố, tránh
trùng lặp sau khi sáp nhập.
“Sau khi hoàn tất lấy
ý kiến, phường sẽ tổ chức cuộc họp với các khu phố để tiếp tục bàn, thống nhất
tên gọi”- ông Thiện cho hay.
“Tôi thấy phấn khởi
khi nhận được tờ phiếu lấy ý kiến về việc đổi tên khu phố. Tôi thấy, việc
lấy ý kiến đại diện hộ gia đình cư trú về phương án đổi tên khu phố trên địa
bàn, thể hiện quyền làm chủ của người dân. Qua đó, người dân có điều kiện chia
sẻ tâm tư, tình cảm và đề xuất nguyện vọng chính đáng với chính quyền nhằm kịp
thời điều chỉnh cho phù hợp” - bà Phượng, ngụ phường Bình Dương bày tỏ.
Cầm trên tay tờ phiếu,
ông Hùng, ngụ phường Chánh Hiệp nói, kể từ khi Bình Dương cũ sáp nhập từ
91 xã, phường còn lại 36, ông thấy nhiều tên khu phố bị trùng, gây khó khăn
trong việc xác định vị trí cho người nơi khác tới, thậm chí cả người ở trong
phường.
"Theo tôi, tên
khu phố nếu đặt lại nên áp dụng theo hướng đặt tên cho phường trước đây. Tên
khu phố cũng cần lưu ý tới ý nghĩa văn hóa, lịch sử, địa lý, không phải là
những con số khô khan. Cách đặt tên hay hơn nhiều so với việc dùng số thứ tự,
tạo nên sự độc đáo và dễ nhớ hơn" - ông Hùng nhìn nhận.
Theo ghi nhận của
phóng viên, ngoài khu phố, khu vực Bình Dương cũ còn có nhiều tên đường trùng
nhau. Cụ thể, tại TP Thủ Dầu Một cũ có 2 tuyến đường cùng mang tên Hùng Vương (đường Hùng Vương ở phường Phú Cường cũ,
nay là phường Thủ Dầu Một và đường Hùng Vương, phường Hòa Phú cũ, nay là phường
Bình Dương). Ngoài ra, đường Hùng Vương còn có ở TP Bến Cát, huyện Dầu Tiếng,
huyện Phú Giáo, thuộc tỉnh Bình Dương cũ.
Những tuyến đường
được đặt tên trùng nhiều nhất ở Bình Dương cũ như,
Trần Phú, Nguyễn Du, Lê Hồng Phong, Nguyễn Trãi, Nguyễn Thị Minh Khai, Cách
Mạng Tháng Tám, Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ, Nguyễn Văn Trỗi... Những tên đường
này có ở nhiều thành phố cũ của Bình Dương như Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An,
Bến Cát, Tân Uyên.
Việc nhiều đường trùng
tên được người dân quan tâm, nhất là sau khi sáp nhập với TPHCM. “Trước đây,
trong tỉnh Bình Dương cũ đã có nhiều tên đường trùng, gây khó
trong việc giao nhận hàng hóa, bưu phẩm, định vị, chỉ đường… Bây giờ thêm cả Bà
Rịa - Vũng Tàu và TPHCM nhiều đường trùng tên, càng thêm bất tiện”- ông Hùng
(ngụ phường Phú Lợi, TPHCM) nói và cho biết bản thân đã từng đi nhầm vì đường
trùng tên.
Trao đổi với phóng
viên, đại diện Sở Văn hóa, Thể thao TPHCM cho biết, trong cùng 1 xã, phường
(sau khi sáp nhập) nếu có 2 tuyến đường trùng tên nhau sẽ nghiên cứu đổi tên.
Đối với các tuyến đường trùng tên nhưng khác xã, phường thì không cần phải đổi,
để hạn chế sự thay đổi làm xáo trộn cuộc sống của người dân.
Cũng theo vị này,
trước mắt sẽ giữ nguyên hiện trạng tên đường sau khi sáp nhập, bởi lẽ việc chấp nhận cùng một tên đường ở
các địa giới hành chính khác nhau là bình thường. TPHCM sẽ khảo sát, xử lý các
vấn đề bất hợp lý trong quy chế đặt, đổi tên đường và công trình công cộng khi
được HĐND TPHCM mới thông qua.
GIẾT
NGƯỜI VÌ MÂU THUẪN LỐI ĐI CHUNG
Tân Châu
https://tienphong.vn/giet-nguoi-vi-mau-thuan-loi-di-chung-post1760650.tpo
Mâu thuẫn về lối đi chung, người đàn ông ở
TPHCM dùng xe bán tải tông hàng xóm gãy 5 xương sườn, tỷ lệ tổn thương cơ thể
lên tới 67%.
Sáng nay (16/7), HĐXX
sơ thẩm TAND TPHCM đã tuyên án sơ thẩm, phạt bị cáo Dương Tấn Hậu (47 tuổi, ngụ
TPHCM) 12 năm tù về tội “Giết người".
Đây là lần xét xử sơ
thẩm thứ 2. Trước đó vào năm 2022, HĐXX TAND TP Thủ Đức (nay là TAND khu vực 2
- TPHCM) xét xử sơ thẩm lần 1, tuyên phạt bị cáo Hậu 7 năm tù về tội “Cố ý gây
thương tích”.
Sau án sơ thẩm lần 1,
bị cáo Dương Tấn Hậu kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Đầu năm 2023, TAND TPHCM
xét xử phúc thẩm và tuyên hành vi của bị cáo Hậu có đủ dấu hiệu phạm vào tội
khác nặng hơn được quy định tại Bộ luật Hình sự nên quyết định hủy bản án sơ
thẩm lần 1 để điều tra lại.
Vụ án được chuyển cho
Cơ quan CSĐT Công an TPHCM thụ lý theo thẩm quyền. Cơ quan điều tra thay đổi
quyết định khởi tố đối với Hậu từ tội “Cố ý gây thương tích” sang “Giết người”.
Viện KSND TPHCM đồng tình với Cơ quan điều tra và ban hành cáo trạng truy tố.
Đến nay, TAND TPHCM xét xử và tuyên án như nêu trên.
Theo cáo trạng công bố
tại phiên tòa, gia đình bà Trần Thị Chấp sở hữu phần đất có diện tích hơn 2.400m2
tại đường Nguyễn Xiển, phường Long Bình, TP Thủ Đức (cũ). Năm 2000, bà Chấp
chia phần diện tích đất trên thành nhiều thửa đất để bán và chia cho các con.
Bà Chấp mở đường nội bộ từ đường Nguyễn Xiển để thuận tiện đi vào các thửa đất.
BỊ cáo Dương Tấn Hậu ở
cạnh nhà bà Chấp, đường đi nội bộ nhà bà Chấp cặp hông nhà của Hậu. Hậu xin
phép bà Chấp cho mở cửa hông để đi nhờ xe gắn máy qua con đường này và được bà
Chấp đồng ý. Hậu dùng đường này để đưa ô tô bán tải ra vào phía sau nhà của mình
để cất nhưng không được sự đồng ý của bà Chấp.
Sáng 15/4/2018, các
con của bà Chấp đem trụ gỗ, lưới B40, đào trụ và rào lại con đường này. Thấy
vậy, Hậu lái xe bán tải đi từ trong nhà ra với tốc độ cao làm đổ hàng rào, làm
sập nhà vệ sinh của hàng xóm. Bà Chấp đang dẫn xe đạp từ đường Nguyễn Xiển đi
vào đường nội bộ thì té ngã và bị xe của Hậu cán qua khiến nạn nhân bị thương
nặng.
Theo kết luận giám
định pháp y, bà Chấp bị gãy 5 xương sườn, gãy xương đòn, tràn máu màng phổi,
gãy tay và nhiều thương tích khác với tỷ lệ tổn thương cơ thể là 67%.
NGÃ
NGỬA KHI BỊ CỰU CÁN BỘ TRẬT TỰ XÂY DỰNG LỪA 'CHẠY' GIẤY PHÉP
T.Nhung
https://vietnamnet.vn/nga-ngua-khi-bi-cuu-can-bo-trat-tu-xay-dung-lua-chay-giay-phep-2422428.html
Nhiều
người có nhu cầu làm nhà nhưng do vướng mắc trong việc xin giấy phép xây dựng
nên đã tìm đến cựu cán bộ Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị nhờ “chạy” giấy
phép xây dựng, để rồi sau đó ngã ngửa khi biết mình bị lừa.
Ngày 16/7, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Vương Mạnh Hưng (SN
1987, cựu cán bộ Đội Quản lý trật tự xây dựng đô thị quận Hà Đông cũ) mức án 7
năm 6 tháng tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng, ông Hưng là cán bộ Đội quản lý trật tự xây dựng
và đô thị quận Hà Đông (cũ), Hà Nội. Bị cáo không có chức năng, nhiệm vụ nhưng
đã đưa ra thông tin gian dối về việc có khả năng xin chuyển mục đích sử dụng
đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), xin cấp giấy phép xây dựng,
có xuất mua căn hộ tại các dự án chung cư khiến nhiều người tin tưởng chuyển
tiền cho bị cáo để thực hiện các công việc như hứa hẹn.
Sau khi nhận tiền, ông Hưng không thực hiện công việc theo cam
kết mà sử dụng tiền chiếm đoạt để trả nợ và chi tiêu cá nhân.
Một trong số các bị hại của ông Hưng phải kể đến ông T. (SN
1958, ở Hà Nội). Thời điểm cuối năm 2022, ông T. có nhu cầu chuyển đổi mục đích
sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư và làm sổ đỏ đối với thửa đất
tại phường Phú Lương, Hà Nội.
Khoảng tháng 10/2022, ông T. liên hệ và được bị cáo Hưng hứa hẹn
giúp chuyển đổi mục đích sử dụng đất và làm sổ đỏ đối với thửa đất trên với chi
phí 800 triệu đồng, sau khoảng 3 tháng xong thủ tục.
Tin tưởng, ông T. đã chuyển 830 triệu đồng cho bị cáo. Sau khi
nhận được tiền, ông Hưng thuê 3 người đàn ông (không xác định được nhân thân)
đến nhà ông T. để thực hiện việc đo đạc thửa đất.
Thực tế, ông Hưng không làm gì để giúp ông T. chuyển mục đích sử
dụng đất và xin cấp sổ đỏ như đã hứa. Số tiền nhận được, bị cáo dùng để trả các
khoản nợ cá nhân và chi tiêu cá nhân hết. Đến khi biết mình bị lừa, ông T. làm
đơn tố giác ông Vương Mạnh Hưng đến cơ quan điều tra.
Một người bị hại khác là anh H. (SN 1987, ở Hà Nội) cũng vì tin
tưởng mà đưa cho ông Hưng 610 triệu đồng nhờ cựu cán bộ “chạy” giấy phép xây
dựng nhà.
Cụ thể, vào cuối tháng 4/2023, anh H. được ủy quyền thực hiện
toàn bộ thủ tục, giấy tờ để được cấp giấy phép xây dựng nhà 6 tầng, 1 hầm, 1
lửng, 1 tum, xử lý mật độ xây dựng và các vấn đề khác trên thửa đất diện tích
138,4m2 tại quận Hà Đông (cũ).
Thấy ông Hưng giới thiệu bản thân là Tổ trưởng Tổ Thanh tra xây
dựng thuộc UBND quận Hà Đông, có khả năng xin cấp phép xây dựng, anh H. đã
chuyển cho ông Hưng 610 triệu đồng để nhờ giúp đỡ. Sau khi đưa tiền, đến ngày
hẹn trả giấy phép xây dựng, bị cáo Hưng lấy nhiều lý do khất lần sau đó thừa
nhận không thực hiện được công việc như hứa hẹn.
Nhiều người bị hại khác có nhu cầu làm nhà nhưng do vướng mắc
trong việc xin giấy phép xây dựng nên đã tìm đến bị cáo để nhờ “chạy” giấy phép
xây dựng. Tin lời hứa của bị cáo, họ đã chi tiền “chạy” giấy phép xây dựng để
rồi sau đó mới biết mình bị lừa.
Cơ quan tố tụng xác định, từ tháng 5/2022 - 12/2023, bị cáo đã
chiếm đoạt được 4,8 tỷ đồng của 16 người bị hại.
No comments:
Post a Comment