Tuesday, July 15, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 15 tháng 07 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

 

BBC

Giám đốc Công an TP HCM Mai Hoàng được thăng cấp lên trung tướng, có đúng quy định?

Trump đe dọa Nga, gửi 'vũ khí tối tân' cho Ukraine

Thủ tướng Hungary 'mạnh mẽ' truyền cảm hứng chính trị cho Trump, lại đang dần mất đi quyền lực

Hàng trăm trẻ em Ireland đã bị chôn trong ngôi mộ tập thể bí mật ra sao?

Hun Sen nói Thaksin 'tiết lộ tài liệu nhạy cảm của Thái Lan'

Căng thẳng Thái Lan – Campuchia và sự mong manh của chính trị gia tộc

Vấn đề kế nhiệm Đạt Lai Lạt Ma là 'cái gai' trong quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ

Khảo sát: dân Thái muốn có thủ tướng mới, Tướng đảo chính Prayuth được nêu tên

Trump 'trừng phạt' Nga: đồng minh Ukraine hồi hộp chờ đợi

Cuộc chiến thuế quan có đe dọa tham vọng kinh tế tư nhân của ông Tô Lâm?

Tổng thống Trump có thể nhận Nobel Hòa bình không?

Ghi âm buồng lái tăng thêm bí ẩn vụ rơi máy bay Air India khiến 260 người thiệt mạng

Việt Nam

Sau thỏa thuận Trump-Tô Lâm: Trung Quốc có can thiệp để định hình bàn cờ Đông Nam Á?

30 năm Việt - Mỹ bình thường hóa quan hệ: từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện

Việt Nam 'thất vọng và tức giận' khi ông Trump tuyên bố thuế 20%, báo Mỹ đưa tin

Bản án 30 năm tù của ông Nguyễn Văn Hậu và câu hỏi còn để ngỏ

Việt Nam siết hàng Trung Quốc trung chuyển trái phép sau thỏa thuận với Trump

Trump áp thuế cao lên châu Á và ảnh hưởng từ 'tấm gương' Việt Nam

Thỏa thuận Donald Trump - Tô Lâm: Có qua có lại hay một chiều?

Bao nhiêu người Việt đã vượt biển sang Anh trong những tháng đầu 2025?

Vì sao Việt Nam chưa vội mừng sau quyết định giảm thuế của ông Trump?

Ông Trump ký 'tối hậu thư' cho 12 nước, hé lộ thuế mới có thể 70%

Vì sao tinh gọn nhưng một sở lại có đến 18 phó giám đốc?

Việt Nam bị tố thu hàng chục triệu đô la trong khi 'cung cấp rất ít thông tin về lính Mỹ mất tích'

 

RFI

Sách Trắng quốc phòng của Nhật cảnh báo Trung Quốc gia tăng các hoạt động quân sự

Anh - Pháp - Đức sẽ trừng phạt Iran nếu không đạt được thỏa thuận hạt nhân

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

“Nhiên liệu hàng không bền vững”: Ngày càng nhiều công ty tham gia

 La belle scène saint-denis mang sự đa dạng vào múa đến chinh phục Avignon

Trung Quốc : Gặp khó khăn, Tập Cận Bình buộc phải chia sẻ quyền lực

Pháp tăng cường sức mạnh quốc phòng trước mối đe dọa từ Nga

Đặc sứ Mỹ công du Ukraina, Trump chính thức thông báo cấp tên lửa Patriot cho Kiev

Tổng thống Pháp : Ngân sách quốc phòng sẽ tăng gấp đôi ngay từ 2027

Thuế quan: Ủy Ban Châu Âu ưu tiên đàm phán, lùi ngày công bố biện pháp trả đũa Mỹ

Những người rao bán ước mơ ở Liên hoan Avignon

 Việt Nam: Nghị quyết về kinh tế tư nhân qua cái nhìn của chuyên gia quốc tế

 Trí tuệ nhân tạo : Khi nhạc ''giả'' thành công hơn cả nhạc thật

Nguy cơ xung đột Đài Loan : Úc loại trừ cam kết đưa quân tham chiến cùng Mỹ

Iran tuyên bố sẵn sàng hợp tác với AIEA nhưng "theo một hình thức mới"

 

(AFP) - Chiến tranh Ukraina : Một thượng nghị sĩ Mỹ muốn trừng phạt mạnh tay Nga. Trên đài CBS, thượng nghị sĩ Lindsey Graham hôm 13/07/2025 nói đến « một bước ngoặt » về chiến tranh Ukraina. Phát biểu của ông được đưa ra vào lúc tổng thống Mỹ Donald Trump dự kiến sẽ có tuyên bố « quan trọng » về nước Nga vào hôm nay 14/07. Từ nhiều tháng nay, thượng nghị sĩ Lindsey Graham dẫn đầu một liên minh nghị sĩ ủng hộ việc ban hành các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Matxcơva và những nước yểm trợ Nga. Dự luật được cho là sẽ cho phép ông Trump áp mức thuế quan lên đến 500% với bất kỳ nước nào yểm trợ Nga và yểm trợ cỗ máy chiến tranh của Putin.

(RFI) - Chiến tranh Ukraina : Nga cướp bóc tài sản văn hóa của Ukraina một cách có hệ thống, có tổ chức và nhân rộng nhiều nơi. Một hiệp hội của Pháp đã đệ đơn kiện lên Tòa án Hình sự Quốc tế về hành vi quân Nga cướp bóc tại các bảo tàng của Ukraina. Theo chủ tịch Sylvie Rollet của hiệp hội « Vì Ukraina, vì tự do của Ukraina và của chúng ta », đây là « sự phá hoại di sản văn hóa lớn nhất ở châu Âu trong thời kỳ có xung đột vũ trang quốc tế, tính từ Đệ nhị thế chiến ». Do đó, hiệp hội đề nghị tòa phát lệnh bắt giữ tổng thống Vladimir Putin và 8 quan chức cấp cao của Nga, bởi vì họ tin rằng vụ cướp bóc quy mô lớn này đã được « lên kế hoạch ở cấp cao nhất của nhà nước Nga » nhằm « viết lại lịch sử ».

(AFP) - Đức : Một bác sĩ bị xét xử vì sát hại 15 bệnh nhân từ tháng 09/2021 đến tháng 07/2024. Các nạn nhân có tuổi từ 25 đến 94. Trong ít nhất 5 trường hợp, bác sĩ này còn bị nghi đã phóng hỏa đốt nhà nạn nhân để che giấu tội ác. Phiên tòa xử bác sĩ Johannes M. mở ra từ hôm nay 14/07/2025 tại Berlin. Nếu bị tuyên có tội, viên bác sĩ 40 tuổi, có vợ và 1 con, sẽ là kẻ sát nhân hàng loạt giết hại nhiều người nhất tại Đức tính từ sau Đệ nhị Thế chiến, theo nhận định của báo chí Đức. Viện công tố Đức cho biết cái chết đáng ngờ của 96 người khác, trong đó có mẹ vợ của Johannes M, cũng đang được điều tra. Johannes M. từng làm đề tài tiến sĩ về các vụ giết người. Luận án được hoàn thành năm 2013.

(AP) - Việt Nam cấm xe máy chạy xăng tại các khu vực vành đai 1 của Hà Nội. Kể từ ngày 01/07/2026, xe máy hai bánh chạy bằng nhiên liệu hóa thạch sẽ bị cấm tại trung tâm thủ đô Hà Nội, theo như chỉ thị do thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính ban hành hôm nay, 14/07/2025. Quyết định này của chính phủ Việt Nam được xem như là một phần trong nỗ lực hạn chế ô nhiễm không khí nhưng cũng làm dấy lên nhiều lo lắng, bởi vì xe máy là phương tiện di chuyển chính của phần lớn người dân Hà Nội cũng như tại nhiều nơi khác ở Việt Nam. Kế hoạch bị đánh giá là « không rõ ràng » này có nguy cơ ảnh hưởng đến cuộc sống của tầng lớp người lao động, nhất là những người phải kiếm sống bằng xe máy như đi giao hàng, đi làm và các dịch vụ gọi xe.

(Reuters) - Anh Quốc và Việt Nam đạt thỏa thuận về việc dỡ bỏ các rào cản đối với dược phẩm. Bộ trưởng Thương Mại Anh Quốc, Douglas Alexander, hôm nay, 14/07/2025, cho biết Việt Nam sẽ đẩy nhanh việc đăng ký thuốc và vắc-xin mới, đồng thời công nhận sự phê duyệt của nhiều cơ quan quản lý hơn, bao gồm cả Cơ quan Quản lý Thuốc và Sản phẩm Chăm sóc Sức khỏe Anh. Nếu như được xác nhận trong ngày hôm nay, sau cuộc họp của Ủy ban Kinh tế - Thương mại chung Anh – Việt, như dự kiến, thỏa thuận này có thể mang lại cho ngành dược phẩm Anh 250 triệu bảng Anh (khoảng 337 triệu đô la) trong vòng 5 năm. Với thỏa thuận này, Anh Quốc khẳng định thành công của chiến lược thương mại mới được công bố hồi tháng Sáu năm nay, tập trung vào các thỏa thuận nhanh chóng, linh hoạt theo từng ngành công nghiệp.

(AFP) - EU đạt « thỏa thuận chính trị » với Indonesia. Hôm qua, 13/07/2025, chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula Von Der Leyen cho biết sau cuộc gặp với tổng thống Indonesia Prabowo Subianto, đôi bên đã đạt được một « thỏa thuận chính trị » về việc kết thúc các cuộc đàm phán nhằm nới lỏng các rào cản thương mại. Khối 27 nước châu Âu và nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á đã bắt đầu các cuộc đàm phán từ năm 2016 nhằm đi đến một thỏa thuận cho phép tăng mức trao đổi thương mại và đầu tư giữa Liên Âu và Indonesia.

(AP) - Úc khởi động đợt tập trận lớn thường niên. Ngày 13/07/2025, đợt tập trận lớn mang tên « Talisman Sabre », bắt đầu từ năm 2005, chính thức khai mạc tại Sydney, Úc. Đợt tập trận năm nay quy tụ hơn 35 ngàn quân nhân đến từ 19 nước, bao gồm cả các cường quốc quân sự lớn như Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc hay Ấn Độ cùng nhiều nước Đông Nam Á như Indonesia, Thái Lan, Singapore, Philippines cũng như một số đảo quốc tại châu Á – Thái Bình Dương… Việt Nam và Malaysia tham dự với tư cách là quan sát viên. Đây cũng là lần đầu tiên tập trận diễn ra tại vùng biển của đảo quốc Papua New Guinea. Bộ trưởng Công Nghiệp Quốc Phòng Úc, Pat Conroy, trên đài truyền hình ABC tin chắc rằng, cũng giống như với bốn đợt tập trận gần đây nhất, Trung Quốc luôn cử tàu trinh sát đến theo dõi các cuộc thao dợt hải quân ngoài khơi nước Úc.

(AFP) - Cam Bốt : Nghĩa vụ quân sự bắt buộc từ năm 2026. Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet, hôm nay, 14/07/2025, thông báo luật về nghĩa vụ quân sự bắt buộc năm 2006 sẽ được áp dụng kể từ năm 2026. Lãnh đạo Cam Bốt biện minh là do những căng thẳng dai dẳng ở biên giới với Thái Lan. Năm 2006, Nghị Viện Cam Bốt thông qua luật thiết lập nghĩa vụ quân sự bắt buộc cho tất cả các công dân Cam Bốt trong độ tuổi từ 18-30 với thời hạn là 18 tháng. Tuy nhiên, văn bản này chưa bao giờ có hiệu lực trong suốt gần 20 năm qua.

(AFP) - Panama và Mỹ tập trận để bảo vệ kênh đào. Hôm qua, 13/07/2025, quân đội Mỹ và cảnh sát Panama tiến hành các đợt thao dượt chung mới bảo vệ kênh đào Panama, chủ đề gây căng thẳng liên quan đến các cáo buộc Trung Quốc gây ảnh hưởng nhằm kiểm soát tuyến đường thương mại quan trọng. Tham gia tập trận này, Mỹ điều 3 trực thăng, gồm hai chiếc UH-60 Black Hawk và một chiếc CH-47 Chinook đến căn cứ không quân của Cục Không quân và Hải quân Panama, gần sân bay Panama Pcifico, từ là nơi đặt căn cứ Mỹ Howard. Cuộc thao dượt kéo dài đến thứ Sáu, 18/07, bao gồm các nội dung đáp tàu và đổ bộ, cứu hộ và thông tin liên lạc.

(Europe 1) - Tổng thống Ukraina tố cáo Nga tiến hành chiến dịch « khủng bố và hăm dọa ». Trên mạng xã hội X ngày hôm qua, 13/07/2025, tổng thống Volodymyr Zelensky nêu rõ chỉ trong một tuần, Nga đã phóng hơn 1.800 drone, hơn 1.200 bom lượn và 83 loại tên lửa khác nhau nhắm vào Ukraina. Chỉ riêng trong ngày thứ Tư, 09/07, Nga phóng đi một con số kỷ lục 741 tên lửa và drone. Nguyên thủ Ukraina lên án các cuộc tấn công này của Nga chỉ nhằm mục đích « khủng bố và đe dọa » thường dân Ukraina, đồng thời điện Kremlin chỉ vờ nói « muốn chấm dứt chiến tranh ».

(Ouest-France) - Kênh TFI không phát trận đấu Pháp – Hà Lan trong vòng bảng giải bóng đá nữ châu Âu. Đài truyền hình TF1 đã quyết định nhường trận đấu giải bóng đá nữ Euro 2025 cho France 2, hôm qua 13/07/2025, để truyền trận chung kết giải vô địch các câu lạc bộ thế giới Club World Cup, giữa PSG và Chelsea. Quyết định gỡcủa TF1 khiến đội tuyển bóng đá nữ thất vọng. Trả lời báo chí, cầu thủ Kadidiatou Diani nói : « Những trận đấu như thế này lẽ ra phải được phát sóng trên TF1 ». PSG rút cuộc đã thua Chelsea 0-3, trong khi đội tuyển nữ Pháp lọt vào vòng trong sau khi thắng Hà Lan.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

 TIN TỨC: THỨ BA 15.07.2025

1. RỘ PHONG TRÀO ĐÒI ĐẶC XÁ CHO  ÔNG ĐINH LA THĂNG TỪ GIỚI VĂN NGHỆ SĨ

Mạng xã hội đang tranh cãi về một số bài viết ca ngợi và đòi trả tự do cho ông Đinh La Thăng, cựu Bí thư Thành Hồ, nguyên Ủy viên Bộ chính trị CSVN nhân dịp 2/9, ngày mà CSVN gọi là “quốc khánh”. Tiên phong cho luồng ý kiến này là nhà văn Tạ Duy Anh và nhà báo Trần Thị Sánh. Nhà văn Tạ Duy Anh, được công chúng đánh giá là dũng cảm vì dám phản ánh thực trạng xã hội một cách thẳng thắn. Ngược lại, bà Trần Thị Sánh từng nhiều lần gây bão mạng vì những bài viết nịnh chế độ, ca ngợi Tô Lâm một cách lố bịch. Bà Sánh khẳng định ông Đinh La Thăng là người thực sự vì dân, vì nước nên cần được đặc xá.

Trong khi đó, nhà văn Tạ Duy Anh kể những công trạng của ông Đinh La Thăng và miêu tả ông này như một lãnh đạo có tài và được lòng dân.

Bài viết của bà Trần Thị Sánh và ông Tạ Duy Anh nhận được nhiều sự ủng hộ, đặc biệt từ giới văn nghệ sĩ. Tuy nhiên, chiếm ưu thế vẫn là những ý kiến phản bác, nói rằng việc ông Thăng trở thành một trong những nhân vật quyền lực cao nhất nước (Bộ Chính trị), tỉ lệ thuận với những tội ác ông gây ra.

Ông Đinh La Thăng, người từng giữ nhiều chức vụ cao trong guồng máy cầm quyền như Bộ trưởng Giao thông Vận tải, Bí thư thành Hồ, Ủy viên Bộ Chính trị, bị bắt vào năm 2017 và bị kết án tổng cộng 30 năm tù giam, trong chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng.

Có tin đồn, ông Đinh La Thăng bị bệnh nặng và đã được “tại ngoại chữa bệnh” và hiện sống trong một villa trong khuôn viên bệnh viện 19 Tháng Tám Bộ Công An ở Hà Nội.

2. 12 NGƯỜI HOẠT ĐỘNG DÂN CHỦ HỒNG KÔNG KHÁNG ÁN

Vào ngày 14/7, 12 nhà hoạt động dân chủ tại Hồng Kông đã nộp đơn kháng cáo lên Tòa án Tối cao sau khi bị kết án trong vụ án “47 dân chủ”, một trong những phiên xét xử lớn nhất dưới Luật An ninh Quốc gia do Bắc Kinh áp đặt. Vụ án có tên “47 dân chủ” ám chỉ 47 người hoạt động bị bắt và kết tội vào năm 2021.

Phiên sơ thẩm đã kết thúc với 45 trong tổng số 47 người bị tuyên có tội, trong đó có 16 người không nhận tội. Hiện có 11 người trong nhóm này đang tiến hành kháng cáo, bao gồm các nhân vật nổi bật như Gordon Ng, Gwyneth Ho và Owen Chow. Những người này bị tuyên án từ 7 đến hơn 10 năm tù vì bị cho là âm mưu lật đổ chính quyền qua việc tổ chức bầu cử sơ bộ không chính thức vào tháng 7/2020. Ngoài ra, Prince Wong, người đã nhận tội, cũng kháng cáo bản án của mình.

Chính phủ Hồng Kông đồng thời kháng cáo phán quyết tuyên trắng án đối với luật sư Lawrence Lau. Trong khi đó, ông Michael Pang đã rút đơn kháng cáo ngay trong ngày đầu tiên.

Phiên xử phúc thẩm dự kiến kéo dài khoảng 10 ngày. Các nhà ngoại giao từ Hoa Kỳ, Đức, Pháp và nhiều quốc gia khác đã có mặt tại phiên tòa, thể hiện sự giám sát quốc tế đối với tiến trình xét xử.

Giới quan sát đánh giá đây là bước ngoặc pháp lý quan trọng, phản ánh tác động sâu rộng của luật an ninh lên xã hội dân sự tại đặc khu hành chính này.

3. HOA KỲ CẢNH CÁO NGA BẰNG BIỂU THUẾ NGHIÊM KHẮC, CÔNG BỐ VIỆN TRỢ VŨ KHÍ CHO UKRAINE

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố sẽ viện trợ vũ khí cho Ukraine và áp dụng biểu thuế “rất nặng” đối với Nga trong lúc bày tỏ sự bất mãn đối với việc Putin từ chối các cuộc đàm phán ngưng chiến với Ukraine.

Theo ông Trump, bất cứ quốc gia nào còn duy trì giao thương với Nga sẽ đối mặt với thuế suất phụ trội lên đến 100%, hầu cô lập nền kinh tế Nga trên trường quốc tế. Hành động này được ông mô tả là “cảnh cáo tối hậu” nhằm buộc Tổng thống Nga Vladimir Putin phải đưa ra nhượng bộ.

Trong khuôn khổ thỏa hiệp quân sự, Hoa Kỳ sẽ chế tạo và chuyển giao hệ thống phòng không Patriot cùng một số khí tài chiến lược khác cho liên minh NATO. Ukraine sẽ nhận được phần lớn số khí giới trong vòng vài ngày tới, trong khi các quốc gia như Đức, Anh, Phần Lan và Thụy Điển sẽ góp phần tài trợ.

Phát ngôn viên phủ Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov, cho hay Moscow đang chờ nhận toàn bộ chi tiết của kế hoạch, song lên tiếng chỉ trích hành động tiếp tế khí giới của Hoa Kỳ là sự can thiệp kéo dài vào chiến sự.

Tại chiến trường Ukraine, lực lượng Nga tiếp tục công kích dữ dội bằng phi cơ không người lái và hỏa tiễn, khiến các hệ thống phòng không Ukraine bị quá tải. Theo báo cáo mới nhất, tháng Sáu vừa qua là thời điểm thương vong dân sự cao nhất trong vòng ba năm kể từ khi giao tranh khởi phát.

VNThoibao

 

VNTB – Xe điện có thể gây ô nhiễm môi trường không?

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

15/07/1979: Jimmy Carter phát biểu về “khủng hoảng niềm tin” quốc gia 

Thế giới hôm nay: 15/07/2025

Kẹt giữa hai làn đạn: Việt Nam và vấn đề hàng Trung Quốc trung chuyển

Vì sao Hun Sen quay lưng với đồng minh Thaksin?

 

Báo Tiếng Dân

 

Khi trí thức trở thành kẻ thù của quyền lực12/07/2025

 

Thuy My

 

Hoàng Quốc Dũng - Robespierre và những người cộng sản Việt Nam

Lê Xuân Nghĩa – Đột phá

Phạm Thành Nhân - Thầy bà YouTube

Trần Nhung - Cần đặc xá cho Đinh La Thăng nhân kỷ niệm 80 năm ngày Quốc khánh

Trần Xuân Thái - Tưởng nhớ nữ ca sĩ Kiều Nga

Hoàng Nguyên Vũ - Xe xăng gây ô nhiễm nhưng xe điện cũng hàm chứa nhiều nguy cơ

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 14.07.2025

Hoàng Linh - Chính phủ muốn cấm xe xăng, nỗi lo sạc pin xe điện

Phạm Thành Nhân - Nói một tiếng công bằng cho lệnh cấm xe xăng

Mai Bá Kiếm – Cháy nhà ra mặt sạc !

 

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

Boxitvn

 

Tô Lâm điện đàm hai lần với Trump: Động thái ngoại giao hay bước ngoặt chiến lược? 15/07/2025

“Không thể trả lời dân như thế” 15/07/2025

Vợ tù 15/07/2025

“Chủ nghĩa Dân tộc Mới” tại Việt Nam 14/07/2025

“Đại cục cho ai? Cho dân hay cho giặc? Hay giặc đã ở trong ta?” 14/07/2025

Các chuyển biến mới về cuộc chiến thuế quan giữa Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu 14/07/2025

Vị Xuyên, hỡi nỗi đau hằn khắc! 13/07/2025

Thi cử – điểm nghẽn lớn của giáo dục Việt Nam 13/07/2025

Nỗi lo cư ngụ (*) 13/07/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

HÀ NỘI NÊU PHƯƠNG ÁN ĐỐI VỚI HƠN 450.000 XE MÁY XĂNG TRONG VÀNH ĐAI 1

Phạm Tuấn
https://tuoitre.vn/ha-noi-neu-phuong-an-doi-voi-hon-450-000-xe-may-xang-trong-vanh-dai-1-20250715081909771.htm

Ông Dương Đức Tuấn - phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - đã có cuộc trao đổi với báo chí về những giải pháp để hỗ trợ người dân chuyển đổi xe cộ khi Hà Nội sẽ cấm xe máy chạy xăng đi vào đường vành đai 1 từ tháng 7-2026.

Liên quan tới chỉ thị 20 của Thủ tướng yêu cầu Hà Nội nghiên cứu cấm xe máy xăng vào đường vành đai 1 từ 1-7-2026, tối 14-7, ông Dương Đức Tuấn - phó chủ tịch UBND TP Hà Nội - đã có cuộc trao đổi với báo chí về những giải pháp để hỗ trợ người dân chuyển đổi xe cộ để thực hiện chỉ thị trên.

Hà Nội sẽ bố trí các xe buýt điện nhỏ để trung chuyển người dân khi cấm xe máy xăng

Theo ông Tuấn cho biết, UBND TP Hà Nội sẽ nghiên cứu về các chính sách, báo cáo Thành ủy, thông qua HĐND TP để thiết lập một cơ chế, chính sách hỗ trợ cho người dân chuyển đổi các phương tiện xe xăng dầu sang xe điện.

Theo ông, việc chuyển đổi xe sẽ dựa trên nguyên tắc đảm bảo hài hòa, trên nền tảng các số liệu do TP tổng hợp, rà soát, thống kê chi tiết cho khoảng 450.000 xe máy đang hoạt động bên trong đường vành đai 1.

"TP sẽ thiết lập các chính sách, cơ chế bổ trợ như thu đổi các xe xăng dầu chuyển sang xe điện. Trong đó, đối với các xe điện mới như đăng ký, lệ phí trước bạ, các vấn đề liên quan thì TP sẽ hỗ trợ 100%. 

Và sẽ ra các mức chỉ tiêu rất cụ thể đối với từng đối tượng, chủng loại xe, mục tiêu là đảm bảo cho nhân dân sống trong vành đai 1 và đúng với các đối tượng được thống kê chi tiết" - ông Tuấn nói.

Về việc bố trí mạng lưới giao thông công cộng để hỗ trợ người dân khi cấm xe máy, vị lãnh đạo UBND TP Hà Nội cho biết TP sẽ tăng cường các loại xe buýt điện quy mô từ 8-12 chỗ để tạo ra mạng lưới hỗ trợ.

Thậm chí theo ông, Hà Nội sẽ nghiên cứu mô hình xe vận tải điện khoảng 4 chỗ để trung chuyển trong khu vực vành đai 1.

Các xe cộ ngoài vành đai 1 vào vành đai 1 cũng sẽ phải chuyển sang xe điện, chứ không chỉ có xe máy xăng trong vành đai 1 mới phải chuyển đổi, theo lãnh đạo Hà Nội.

 

"Đồng hành với việc này, TP sẽ tăng cường hệ thống vận tải hành khách công cộng, xe buýt nhanh, taxi, trung chuyển đa phương thức theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng. Ngoài ra, chúng tôi sẽ tập trung phát triển hệ thống đường sắt đô thị, một phương tiện hiện đại sạch, xanh" - Phó chủ tịch Hà Nội nói.

 

Về việc bố trí mạng lưới trạm sạc khi triển khai chỉ thị 20, ông Tuấn cho biết Hà Nội sẽ bổ sung quy hoạch các khu vực sạc điện cho ô tô, xe máy điện và phương tiện sử dụng năng lượng sạch khác. 

"Trước mắt, thành phố ưu tiên bố trí trạm sạc tại các điểm giao thông tĩnh, bãi đỗ xe và trong các tòa nhà dân cư" - ông Tuấn nói.

Không vì một người đi xe cũ nát mà ảnh hưởng tới người dân

Tại cuộc họp với 126 xã, phường về tăng cường chất lượng vệ sinh môi trường trong chiều 14-7, về vấn đề vùng phát thải thấp, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nói không thể vì lợi ích của một số người mà ảnh hưởng lợi ích của cả triệu người dân, điều này không đúng bản chất của vấn đề. 

"Một người vận chuyển đi xe cũ nát, xả khói đen lợi được 1 đồng nhưng lại bắt cả nghìn người khác bị ảnh hưởng, phải mua thuốc thì lợi hay hại?" - ông Thanh bày tỏ.

 

PHÁ ĐƯỜNG DÂY SẢN XUẤT, BUÔN BÁN CỒN Y TẾ GIẢ QUY MÔ LỚN

Lê Minh

https://tuoitre.vn/pha-duong-day-san-xuat-buon-ban-con-y-te-gia-quy-mo-lon-20250715101228279.htm

Nhóm nghi phạm đã mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Ngày 15-7, thông tin từ Công an tỉnh Hà Tĩnh cho biết Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường vừa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán cồn y tế giả quy mô lớn.

Theo điều tra, ngày 5-6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường Công an tỉnh Hà Tĩnh tiến hành kiểm tra tại các doanh nghiệp, cửa hàng bán lẻ thuốc, dược phẩm trên địa bàn Hà Tĩnh và phát hiện, thu giữ hơn 2.000 sản phẩm cồn y tế ethanol 70 và 90 độ mang nhãn hiệu Ngân Hà do Công ty TNHH Đầu tư Dược phẩm Ngân Hà sản xuất, có dấu hiệu là hàng giả, kém chất lượng.

Mở rộng điều tra, công an đã khám xét xưởng sản xuất của Công ty TNHH Đầu tư Dược phẩm Ngân Hà (địa chỉ tại thôn Dộc, xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, Hà Nội - nay là xã Thanh Oai, Hà Nội), thu giữ thêm 13.812 sản phẩm cồn ethanol 70 và 90 độ dạng chai thành phẩm.

Kết quả giám định cho thấy các sản phẩm này được sản xuất từ cồn công nghiệp có hàm lượng methanol cao - một chất có thể gây tổn thương thần kinh, mù lòa, thậm chí tử vong nếu tiếp xúc hoặc hít phải.

Lực lượng chức năng xác định Phạm Đình Dũng (39 tuổi) là giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Đầu tư Dược phẩm Ngân Hà.

Tuy nhiên, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh đều do Phạm Đình Tuấn (37 tuổi, em trai của Dũng) - nguyên phó chủ tịch UBND thị trấn Chúc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (nay là xã Chương Mỹ, Hà Nội) trực tiếp điều hành, quản lý.

Từ đầu năm 2025 đến nay, Tuấn đã chỉ đạo Dũng và nhân viên mua cồn công nghiệp 99% (có hàm lượng methanol cao) để pha chế, sản xuất thành phẩm cồn y tế, sau đó dán nhãn mác giả và phân phối ra thị trường, tiêu thụ tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "sản xuất, buôn bán hàng giả".

 Tiếp tục đấu tranh với các loại tội phạm nói trên, ngày 9-6, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu và môi trường đã kiểm tra các kho hàng sản phẩm y tế trên địa bàn tỉnh và phát hiện, thu giữ 408 chai (dung tích 500ml) sản phẩm cồn ethanol 70 độ và cồn ethanol 90 độ nhãn hiệu AB, do Công ty cổ phần Thương mại Vật tư Y tế An Bình (địa chỉ tại thôn Định Mỗ, xã Xuân Lai, huyện Gia Bình, Bắc Ninh - nay là xã Gia Bình) sản xuất là hàng giả, kém chất lượng.

Tiến hành kiểm tra tại Công ty cổ phần Thương mại Vật tư Y tế An Bình, phát hiện và thu giữ thêm 4.000 sản phẩm cồn 70 độ và 90 độ loại chai 500ml mang nhãn hiệu AB là hàng giả, kém chất lượng.

Qua điều tra ban đầu, cơ quan chức năng xác định từ tháng 4 đến tháng 5-2025, Nguyễn Văn Diễn (37 tuổi) là tổng giám đốc Công ty cổ phần Thương mại Vật tư Y tế An Bình đã chỉ đạo nhân viên sử dụng cồn công nghiệp (hàm lượng methanol cao) để sản xuất các sản phẩm cồn y tế ethanol 70 độ và 90 độ mang nhãn hiệu AB. 

Các sản phẩm này sau đó được bán và phân phối đến nhiều tỉnh, thành như Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Hải Phòng để tiêu thụ.

Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Tĩnh đang tiếp tục điều tra, củng cố tài liệu, chứng cứ để xử lý hành vi vi phạm của các nghi phạm liên quan để xử lý theo quy định pháp luật.

 

VỤ TÁ HỎA VÌ TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT HƠN 5,4 TỈ TẠI TĂNG NHƠN PHÚ: TÍNH LẠI CHỈ CÒN KHOẢNG 1 TỈ

Ái Nhân

https://tuoitre.vn/vu-ta-hoa-vi-tien-su-dung-dat-hon-5-4-ti-tai-tang-nhon-phu-tinh-lai-chi-con-khoang-1-ti-20250713074923822.htm

 

Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thủ Đức đã tính lại tiền đất cho hộ ông Đặng Hữu Phước tại thời điểm nộp hồ sơ, theo giá đất cũ.

Liên quan vụ hộ ông Đặng Hữu Phước (phường Tăng Nhơn Phú, TP.HCM) tá hỏa vì tiền đất vọt lên 5,45 tỉ đồng hiện đang đợi thông báo xác định nghĩa vụ tài chính từ cơ quan thuế.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thủ Đức cho hay đã phát hành phiếu chuyển thông tin xác định nghĩa vụ tài chính mà ông Phước phải thực hiện đối với nhà đất sang cho cơ quan thuế.

"Tiền sử dụng đất hộ ông Phước được áp dụng điều khoản chuyển tiếp theo quyết định 79/2024 để tính lại theo giá đất cũ. Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thủ Đức đã phát hành phiếu chuyển thông tin và cơ quan thuế sẽ thông báo nghĩa vụ tài chính đến hộ ông Phước", Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thủ Đức thông tin.

Trước đó ông Phước nhận được văn bản do ông Đỗ Anh Khang, phó chủ tịch UBND thành phố Thủ Đức (cũ), ký ban hành cuối tháng 6-2025 về việc đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Thủ Đức áp dụng quy định điều khoản chuyển tiếp của quyết định 79/2024 của UBND TP.HCM để tính lại tiền đất cho hộ ông Phước.

Điều khoản chuyển tiếp quy định trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ của người sử dụng đất trước thời điểm quyết định có hiệu lực thi hành, giá đất để tính nghĩa vụ tài chính, thuế về đất đai được tiếp tục thực hiện theo quy định tại thời điểm nộp hồ sơ.

Như vậy với chỉ đạo trên của thành phố Thủ Đức thì ông Phước sẽ được tính tiền đất theo giá đất cũ quy định tại quyết định 02/2020 của UBND TP.HCM.

Sở dĩ thành phố Thủ Đức chỉ đạo như trên là vì xét thời điểm ông Phước nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cho nhà đất trước thời điểm quyết định 79/2024 có hiệu lực, đã được cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận.

Theo quy trình, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thủ Đức tiếp nhận hồ sơ, thụ lý đề xuất giải quyết hồ sơ chuyển Phòng Tài nguyên và Môi trường thẩm tra hồ sơ, trình UBND thành phố Thủ Đức duyệt cấp giấy. Tuy nhiên việc trả hồ sơ cho hộ ông Phước là chưa phù hợp quy định về quy trình.

Tiền đất giảm còn 1/5

Đầu năm 2025, tiền đất của ông Phước được tính theo bảng giá đất quy định tại quyết định 79/2024 với số tiền sử dụng đất tăng hơn 5 lần, lên đến 5,45 tỉ đồng cho 224m2 đất ở.

Như vậy nếu tính theo bảng giá cũ thì tiền đất mà ông Phước phải đóng chỉ vào khoảng 1 tỉ đồng.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, ông Phước có nhà đất rộng 224m2 đường Lã Xuân Oai (phường Tăng Nhơn Phú), được xây dựng vào tháng 3-2006. Ông Phước đã nộp hồ sơ để cấp sổ hồng 3 lần vào các ngày 27-11-2023, ngày 16-4-2024 và ngày 30-9-2024.

Tuy nhiên hồ sơ của ông Phước lần lượt được trả lại 3 lần vì thành phố Thủ Đức cho rằng ông Phước tự ý chuyển mục đích sử dụng đất trước khi cấp sổ hồng, phải đợi kết quả xử lý vi phạm trước khi cấp sổ.

Đến cuối tháng 11-2024, Phòng Tài nguyên và Môi trường thành phố Thủ Đức mới có văn bản xác định hành vi tự ý xây nhà trên đất của ông Phước từ tháng 3-2006 đã hết thời hiệu xử lý, được cấp giấy chứng nhận.

Thời điểm này bảng giá đất điều chỉnh theo quyết định 79/2024 có hiệu lực áp dụng khiến tiền sử dụng đất của hộ ông Phước tăng vọt lên hơn 5,45 tỉ đồng. Từ đó gia đình ông Phước khiếu nại.

 

NGƯỜI ĐÀN ÔNG BÓP CỔ, ĐẤM VÀO MẶT CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Hồng Quang

https://tuoitre.vn/nguoi-dan-ong-bop-co-dam-vao-mat-canh-sat-giao-thong-20250714232716202.htm

Tài xế N.V.K. lái xe vượt đèn đỏ ở Hà Nội. Người này sau đó không chấp hành yêu cầu của cảnh sát mà lớn tiếng cãi rồi bóp cổ, đấm vào vùng mặt một cán bộ.

Ngày 14-7, Công an phường Kiến Hưng phối hợp cùng cơ quan điều tra Công an Hà Nội củng cố hồ sơ, xử lý một trường hợp vi phạm giao thông, chống đối lực lượng chức năng.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 9h30 cùng ngày, tổ công tác Đội cảnh sát giao thông số 10 - Phòng cảnh sát giao thông Công an Hà Nội làm nhiệm vụ tại ngã ba Ba La.

Lực lượng chức năng đã phát hiện một người đàn ông có hành vi vượt đèn đỏ.

Tổ công tác ra hiệu lệnh dừng xe, người này không chấp hành mà lớn tiếng cãi rồi bóp cổ, đấm vào vùng mặt ông Nguyễn Đức Sơn, cán bộ Đội cảnh sát giao thông số 10, khiến cảnh sát này bị rách môi dưới.

Các thành viên tổ công tác đã phối hợp khống chế nghi can, rồi bàn giao đến Công an phường Kiến Hưng giải quyết.

Qua xác minh, Công an phường Kiến Hưng xác định danh tính người này là N.V.K. (sinh năm 1982, trú tại Phú Lương, Hà Nội).

Theo hồ sơ, K. chưa có tiền án, tiền sự. Cơ quan chức năng kiểm tra, ghi nhận K. không sử dụng chất kích thích.

 

NHÓM CÁN BỘ CỤC AN TOÀN THỰC PHẨM CẤP KHỐNG 10.000 GIẤY CHO DOANH NGHIỆP

Phạm Dự

https://vnexpress.net/nhom-can-bo-cuc-an-toan-thuc-pham-cap-khong-10-000-giay-cho-doanh-nghiep-4914303.html

Hà Nội Nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm Bộ Y tế và những người khác bị cáo buộc nhận hơn 75 tỷ đồng để cấp hơn 10.000 giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm.

Ngày 14/7, Bộ Công an cho biết Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (C01) vừa khởi tố 18 người để điều tra về các tội Đưa hối lộ, Nhận hối lộ và Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức xảy ra tại Công ty TNHH Khoa học TSL và các cơ quan, tổ chức liên quan.

Trong các bị can có 15 cán bộ, nguyên cán bộ của Bộ Y tế như nguyên Cục trưởng An toàn thực phẩm Nguyễn Thanh Phong; Cục phó Phòng bệnh Lê Hoàng; Trưởng phòng quản lý tiêu chuẩn và kiểm nghiệm Nguyễn Thị Phương Lan; Trưởng phòng Giám sát ngộ độc thực phẩm và Thông tin truyền thông Phạm Văn Hinh.

Theo công an, hàng nghìn sản phẩm là thực phẩm bảo vệ sức khỏe để được sản xuất phải được Cục an toàn thực phẩm, Bộ Y tế thẩm định hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm. Trong đó, một trong những yêu cầu cần phải có là bằng chứng khoa học chứng minh công dụng của sản phẩm.

Song trên thực tế, hồ sơ của các doanh nghiệp thường không đạt. Cơ quan điều tra cáo buộc, các cán bộ, lãnh đạo của Cục An toàn thực phẩm đã dùng tài liệu khác để hợp thức hóa cho doanh nghiệp.

Bị can Hinh khai mỗi lần ký xong hồ sơ đăng ký, doanh nghiệp sẽ gửi tiền cho chuyên viên. Lãnh đạo Cục nhận 50% số này. Phần còn lại dùng chi tiêu cho quỹ chung của phòng.

Bước đầu C01 xác định, các bị can đã nhận hối lộ hơn 75 tỷ đồng để cấp khống hơn 10.000 giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm. Riêng nguyên cục trưởng Nguyễn Thanh Phong giai đoạn từ 2015 đến 2024 đã nhận hơn 60 tỷ đồng.

Với cáo buộc Đưa hối lộ, công an khởi tố, tạm giam bà Phạm Thị Loan, Giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm quốc tế Canada Việt Nam và Trần Quang Hải, Giám đốc, đại diện pháp luật Công ty CP Dịch vụ thực phẩm quốc tế Fosy. Riêng Nguyễn Quang Hưng, Tổng giám đốc Công ty CP Dược phẩm Novaco, bị điều tra tội Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức.

Công ty TSL thời gian gần đây bị nhắc tên do liên quan đường dây sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả. Liên quan vụ làm giả thực phẩm Baby Shark và Medi Kid Calcium K2, Công ty Herbitech đã sử dụng các phiếu kết quả thử nghiệm giả của TSL để sản xuất, gia công và công bố sản phẩm tiêu thụ trên thị trường.

Ngoài vụ án này, ông Phong và 4 nguyên cán bộ của Cục an toàn thực phẩm bị C03 khởi tố trong vụ án khác liên quan Công ty MEDIUSA sản xuất hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả. Ông Phong khai mỗi lần đi hậu kiểm về, cấp dưới đưa cho ông một phong bì 50 triệu nói là "doanh nghiệp cảm ơn". Trong đó, đơn vị có 4 lần đi cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, thực hành sản xuất tốt (giấy chứng nhận GMP); một lần đi cấp lại cho hai nhà máy và một lần đi hậu kiểm.

 

CỰU CỤC TRƯỞNG ATTP BỘ Y TẾ ‘TIẾP TAY' CHO NGUYÊN LIỆU KÉM CHẤT LƯỢNG ĐỘI LỐT HÀNG MỸ - CHÂU ÂU

Minh Đức

https://tienphong.vn/cuu-cuc-truong-attp-bo-y-te-tiep-tay-cho-nguyen-lieu-kem-chat-luong-doi-lot-hang-my-chau-au-post1760246.tpo

Ông Nguyễn Thanh Phong – nguyên Cục trưởng Cục ATTP Bộ Y tế tiếp tục bị khởi tố trong vụ án thứ hai, cùng về tội “Nhận hối lộ” và đều liên quan đến hành vi cấp khống hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm chức năng. Kết quả điều tra bước đầu cho thấy, nhóm bị can là chủ doanh nghiệp đã hối lộ số tiền cực khủng để được 'đóng dấu hợp pháp' sản phẩm giả, rồi bán ra thị trường. 

60 tỷ đồng tiền hối lộ vào 'túi' cựu cục trưởng

Ngày 10/7/2025, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ” và “Nhận hối lộ”, đồng thời khởi tố ông Nguyễn Thanh Phong cùng 17 bị can khác, trong đó có 14 người là lãnh đạo, cán bộ thuộc Cục An toàn thực phẩm và các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế. Các bị can còn lại là chủ doanh nghiệp.

Theo điều tra, Công ty TNHH Khoa học TSL đã làm giả các phiếu kết quả thử nghiệm sản phẩm và bán cho nhiều doanh nghiệp, trong đó có Công ty Herbitech, nhằm hợp thức hóa hồ sơ đăng ký sản phẩm thực phẩm chức năng giả để đưa ra thị trường.

Dù Trung tâm Ứng dụng và Đào tạo An toàn thực phẩm không có chức năng thẩm định hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm, nhưng ông Nguyễn Thanh Phong – với vai trò là Cục trưởng – đã giao thêm nhiệm vụ thẩm định cho Trung tâm này. Mục đích là tạo điều kiện cho các doanh nghiệp “chạy hồ sơ” bằng cách nộp tiền qua trung gian, đổi lại là hồ sơ được cấp khống.

Cơ quan điều tra xác định, nhóm cán bộ, lãnh đạo liên quan đã cấp khống hơn 10.000 hồ sơ công bố sản phẩm thực phẩm, nhận hối lộ trên 75 tỷ đồng, trong đó cá nhân ông Nguyễn Thanh Phong đã nhận hơn 60 tỷ đồng trong giai đoạn 2015–2024.

Các bị can bị khởi tố tại Trung tâm gồm: Đinh Quang Minh – nguyên Giám đốc Trung tâm; Nguyễn Thị Minh Hải – nguyên Phó Giám đốc; Lê Thị Hiên, Phạm Duy Bình, Nguyễn Thị Minh, Phạm Tuyết Mai – nguyên chuyên viên, nhân viên hợp đồng

Ngoài ra, một số lãnh đạo cấp Cục, Phòng khác cũng bị khởi tố: Nguyễn Hùng Long – nguyên Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm; Lê Hoàng – Phó Cục trưởng Cục Phòng bệnh, nguyên Trưởng phòng Quản lý tiêu chuẩn Cục ATTP...

Thực phẩm chức năng giả dán nhãn châu Âu

Vụ án do Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế, tham nhũng, buôn lậu (C03 – Bộ Công an) thụ lý, liên quan đến đường dây sản xuất và tiêu thụ hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả do Nguyễn Năng Mạnh – Giám đốc Công ty MegaPhaco, Chủ tịch HĐQT Công ty MediUSA, cầm đầu.

Theo kết quả điều tra ban đầu, ông Nguyễn Thanh Phong cùng 4 cán bộ khác tại Cục An toàn thực phẩm đã thông đồng nhận tiền “lobby” từ Nguyễn Năng Mạnh nhằm bỏ qua các vi phạm, hợp thức hóa hồ sơ.

Cụ thể, Cục ATTP đã: Cấp 4 Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Cấp 207 Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm cho 207 sản phẩm của 9 công ty do Nguyễn Năng Mạnh điều hành.

Những hành vi này tạo điều kiện để đường dây thực phẩm chức năng giả hoạt động quy mô lớn, trục lợi bất chính, gây thiệt hại nghiêm trọng về sức khỏe người tiêu dùng và trật tự xã hội.

Tại cơ quan điều tra, ông Phong khai đã từng nhận 250 triệu đồng, trong đó có 50 triệu đồng trong phong bì do ông Cao Văn Trung (nguyên Phó trưởng Phòng Giám sát ngộ độc) đưa với lời nhắn: “doanh nghiệp cảm ơn”.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2016, nhóm đối tượng gồm: Nguyễn Năng Mạnh; Đỗ Mạnh Hoàng – Giám đốc Công ty MediPhar; Khúc Minh Vũ – Giám đốc Công ty Việt Đức; Phạm Thị Hường – Kế toán trưởng hệ thống 4 công ty; Lê Thị Toan – Thủ quỹ 6 công ty (gồm MediPhar, MediUSA, MegaLife, Hùng Phương, MegaPhaco, Việt Đức)… đã thành lập và điều hành hệ thống các doanh nghiệp để sản xuất, đóng gói, nhập nguyên liệu, và tiêu thụ thực phẩm chức năng giả trên toàn quốc.

Thủ đoạn, dán nhãn mác “nhập khẩu từ Mỹ, châu Âu” nhưng thực chất sử dụng nguyên liệu Trung Quốc, trôi nổi trên thị trường. Một số sản phẩm có chất lượng dưới 30% so với công bố, nhắm đến nhóm người già và trẻ em.

Khi phát hiện bị điều tra, các đối tượng đã tẩu tán, tiêu hủy nguyên liệu, đóng cửa nhà máy để tránh bị phát hiện.

Kết quả khám xét, Bộ Công an thu giữ khoảng 100 tấn thực phẩm chức năng giả, đủ loại, phân phối rộng khắp cả nước.

Hai vụ án liên quan đến ông Nguyễn Thanh Phong và các bị can tại Cục An toàn thực phẩm phản ánh sự cấu kết có hệ thống giữa quan chức quản lý ngành y tế và các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm chức năng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đối với sức khỏe người dân, môi trường kinh doanh và uy tín ngành y tế.

Bộ Công an đang tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ toàn bộ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

CỰU PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC GIANG NHẬN 4 TỶ ĐỒNG, THÚC ĐẨY CHO TẬP ĐOÀN THUẬN AN TRÚNG THẦU

Hoàng An

https://tienphong.vn/cuu-pho-chu-tich-ubnd-tinh-bac-giang-nhan-4-ty-dong-thuc-day-cho-tap-doan-thuan-an-trung-thau-post1760216.tpo

Sau buổi gặp mặt với nhóm lãnh đạo Tập đoàn Thuận An tại một bữa ăn tối, cựu Bí thư Tỉnh ủy, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho Tập đoàn Thuận An được trúng thầu dự án xây dựng cầu Đồng Việt.

Cựu Bí thư Tỉnh ủy hứa "quan tâm"

Như Tiền Phong đưa tin, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 29 bị can phạm tội trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thuận An và các địa phương Bắc Giang (cũ), Quảng Ninh, Tuyên Quang, Bộ Giao thông vận tải (cũ).

Trong đó, Viện Kiểm sát truy tố bị can Lê Ô Pích, cựu Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Truy tố ông Phạm Thái Hà, cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, cựu Trợ lý nguyên Chủ tịch Quốc hội, về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi"

Bị can Nguyễn Duy Hưng, cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An; Trần Quang Anh, cựu Tổng giám đốc; Nguyễn Khắc Mẫn, cựu Phó tổng giám đốc; Nguyễn Ngọc Hòa, Phó chủ tịch HĐQT Tập đoàn Thuận An; Hoàng Thị Lê Hạnh, Trưởng phòng kế hoạch kế toán, Tập đoàn Thuận An; Nguyễn Văn Thạo, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Bắc Giang; Phạm Thanh Bình, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án tỉnh Quảng Ninh; Vũ Hải Tùng, cựu Chi cục trưởng quản lý xây dựng đường bộ, Cục đường bộ Việt Nam; Phạm Hoàng Tuấn; Nguyễn Chí Cường; Phạm Văn Duân, đều là cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Hà Nội, cùng hơn 10 bị can khác… bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo cáo trạng, tại dự án cầu Đồng Việt (tỉnh Bắc Giang cũ), bị can Nguyễn Duy Hưng có quan hệ thân thiết với ông Phạm Thái Hà nên khi biết Bắc Giang có chủ trương xây cầu Đồng Việt, đã nhờ ông Hà, giới thiệu, tác động đến ông Dương Văn Thái, khi đó là Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, để được giúp đỡ, tạo điều kiện cho Tập đoàn Thuận An tham gia thi công.

Tháng 12/2021, trong bữa cơm tối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang tại nhà một lãnh đạo, ông Phạm Thái Hà giới thiệu Nguyễn Duy Hưng và nói Tập đoàn Thuận An là "đơn vị có năng lực, nhờ các anh quan tâm, xem xét cho Tập đoàn này tham gia Dự án cầu Đồng Việt”.

Cựu Bí thư Bắc Giang Dương Văn Thái nói "sẽ quan tâm". Sau đó, ông tác động đến bị can Nguyễn Văn Thạo (cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Bắc Giang) "tạo điều kiện" cho Tập đoàn Thuận An.

Cựu Phó chủ tịch Bắc Giang chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ cho Thuận An trúng thầu

Theo Viện Kiểm sát, từ 12/2021 - 3/2022, bị can Hưng đã nhiều lần gặp Dương Văn Thái, Nguyễn Văn Thạo để xin chủ trương cho Tập đoàn Thuận An được thi công cầu Đồng Việt. Các cựu quan chức của tỉnh Bắc Giang cũng đồng ý cho Tập đoàn Thuận An là đầu mối đấu thầu, thi công dự án.

Như bị can Lê Ô Pích, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, phụ trách lĩnh vực xây dựng cũng chỉ đạo bị can Nguyễn Văn Thạo "đẩy nhanh tiến độ, tạo điều kiện" cho Tập đoàn Thuận An trúng thầu, thi công Gói thầu số 7 Dự án cầu Đồng Việt.

Sau khi "lo lót" với các quan chức, bị can Nguyễn Duy Hưng mời ông Trần Quang Việt, Tổng giám đốc Công ty Trung Chính (đơn vị có năng lực thi công cầu, nhưng không có quan hệ với tỉnh) tham gia liên danh thi công Cầu Đồng Việt với Tập đoàn Thuận An và Công ty 168 Việt Nam. Ngoài ra, Hưng cũng mời Công ty Thiết bị xây dựng công nghệ Nam Anh làm thầu phụ cho Tập đoàn Thuận An để thi công hạng mục dây văng, hệ neo yên ngựa.

Các bên đồng ý thành lập liên danh và thống nhất giao cho Tập đoàn Thuận An là đầu mối làm việc với Chủ đầu tư (Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang), chủ trì ghép hồ sơ dự thầu của các bên liên danh; còn nhóm Công ty Trung Chính, Công ty 168 Việt Nam chuẩn bị hồ sơ năng lực, hồ sơ pháp lý và phân công, chỉ đạo nhân viên phối hợp

Liên doanh này của Thuận An được trúng thầu thi công cầu Đồng Việt. Sau đó, các bị can Nguyễn Văn Thạo và Nguyễn Duy Hưng thống nhất Tập đoàn Thuận An thay mặt liên danh nộp tiền cơ chế là 3% giá trị gói thầu trước thuế cho Ban Quản lý dự án tỉnh Bắc Giang.

Để có tiền, bị can Nguyễn Duy Hưng yêu cầu Công ty Trung Chính, Công ty 168 Việt Nam phải nộp tiền phí là 7% tính trên giá trị thi công (ngoài hợp đồng); Công ty Nam Anh phải nộp tiền phí là 30% ngoài hợp đồng; Công ty TAEC (công ty con của Tập đoàn Thuận An) nộp tiền phí 16% ngoài hợp đồng.

Tổng cộng, bị can Nguyễn Duy Hưng thu được hơn 92 tỷ đồng từ những doanh nghiệp này.

Viện Kiểm sát còn cho rằng, quá trình thi công Nguyễn Duy Hưng còn gửi giá, thu hơn 4,8 tỷ đồng tiền chênh lệch giá vật liệu đầu vào của hai nhà cung cấp vật liệu. Sau mỗi lần tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, thu tiền ngoài hợp đồng từ các nhà thầu phụ và nhà cung cấp đầu vào, Hưng chỉ đạo cấp dưới 6 lần đưa cho Nguyễn Văn Thạo tổng số 11 tỷ đồng.

Số tiền này, bị can Thạo đưa lại cho cựu Phó chủ tịch tỉnh Lê Ô Pích 3 tỷ còn bản thân chi tiêu 8 tỷ đồng.

Riêng ông Pích còn nhận của bị can Nguyễn Duy Hưng 1 tỷ đồng "cảm ơn”, hiện ông Pích đã nộp lại toàn bộ 4 tỷ cho cơ quan điều tra.

Bị can cựu Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà được Nguyễn Duy Hưng "biếu" tổng cộng 750 triệu đồng.

Theo cơ quan truy tố, sai phạm đấu thầu của nhóm Nguyễn Duy Hưng tại cầu Đồng Việt, gây thiệt hại hơn 96 tỷ đồng cho Nhà nước.

 

NHỜ 'CHẠY ÁN', 3 CỰU CÁN BỘ CÔNG AN BỊ NỮ CHỦ QUÁN SPA LỪA TIỀN TỶ

Tân Châu

https://tienphong.vn/nho-chay-an-3-cuu-can-bo-cong-an-bi-nu-chu-quan-spa-lua-tien-ty-post1759984.tpo

 

Lo sợ bị xử lý kỷ luật ngành và hình sự trong một vụ việc, 3 cựu công an phường Phạm Ngũ Lão (TPHCM cũ) đã đưa nữ chủ quán Spa Tây Sơn 2,1 tỷ đồng nhờ thông qua các mối quan hệ để giúp đỡ. Tuy nhiên, cả 3 đã bị bà chủ quán spa lừa, chiếm đoạt tiền.

Ngày 14/7, TAND TPHCM mở phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thủy, cựu Phó trưởng Công an phường Phạm Ngũ Lão (cũ) về tội “Nhận hối lộ” và “Đưa hối lộ”. Hai cựu cán bộ công an phường Phạm Ngũ Lão là Nguyễn Thành Luân (36 tuổi, đại úy), Nguyễn Võ Danh (32 tuổi, trung úy) bị xét xử về tội “Nhận hối lộ”.

Cùng bị xét xử còn có các bị cáo: Phan Đức Minh (44 tuổi, ngụ TPHCM) bị xét xử về tội “Đưa hối lộ”; Phan Thị Thúy (35 tuổi, chủ quán Spa Tây Sơn) bị xét xử về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tại phiên tòa sáng cùng ngày, đại diện Viện Kiểm sát công bố cáo trạng, cho biết: Tối 8/11/2022, Nguyễn Thành Luân cùng hai bảo vệ dân phố bắt giữ Phan Đức Minh về hành vi tàng trữ 2 tép ma túy nên đưa về trụ sở công an phường. Phạm Đức Minh đề nghị đưa tiền để Luân giúp đỡ không bị xử lý. Luân báo cáo với Nguyễn Thủy thì Thủy nói "giúp được thì giúp".

Sau đó, Nguyễn Thành Luân dẫn Minh đến gặp cán bộ trực ban là Nguyễn Võ Danh và giao cho Danh xử lý. Minh sau đó thỏa thuận đưa cho Danh 50 triệu đồng để được tha. Do không mang đủ tiền, Minh vay người quen thêm 40 triệu đồng, nhờ mang đến trụ sở công an phường đưa cho Danh và được thả về. Danh sau đó đưa lại cho Luân 15 triệu, cán bộ này đưa cho Nguyễn Thủy 5 triệu đồng.

Liên quan tới hành vi trên, ngày 13/2/2023, Luân và Danh bị đình chỉ công tác. Do lo sợ bị xử lý kỷ luật ngành và xử lý hình sự, Luân và Danh đến gặp Nguyễn Thủy tìm các mối quan hệ để nhờ giúp đỡ. Hôm sau, Nguyễn Thủy gặp Phan Thị Thúy để nhờ giúp.

 

Do có ý định chiếm đoạt tiền, Phan Thị Thúy đã đưa thông tin gian dối là quen biết nhiều người có thể tác động để các cựu cán bộ công an này không bị xử lý hình sự. Thúy yêu cầu Luân, Danh và Nguyễn Thủy đưa 30.000 USD để lo liệu.

Sau khi nhận hơn 400 triệu đồng, Phan Thị Thúy viện nhiều lý do, yêu cầu phải đưa thêm tiền để giải quyết, nếu không các cựu cán bộ công an sẽ bị xử lý hình sự. Tổng cộng, Phan Thị Thúy đã nhận của Nguyễn Thủy, Danh và Luân 2,16 tỷ đồng để ‘chạy án. Trong đó, Nguyễn Thủy chuyển cho Phan Thị Thúy 216 triệu đồng, Danh đưa 605 triệu đồng còn Luân đã đưa hơn 1,3 tỷ đồng.

Cáo trạng xác định, sau khi nhận tiền "chạy án", Phan Thị Thúy đã tiêu xài cá nhân và trả nợ.

Nguyễn Thành Luân và Nguyễn Võ Danh sau đó bị khởi tố về tội “Nhận hối lộ”. Nguyễn Thủy, Luân, Danh đưa tiền cho Thúy để ‘chạy án’ đã phạm vào tội “Đưa hối lộ”.

Tuy nhiên, do Luân và Danh đã xin tự thú và thành khẩn khai báo toàn bộ hành vi phạm tội, tích cực phối hợp làm rõ vụ án nên Cơ quan điều tra Viện KSND tối cao đã miễn trách nhiệm hình sự đối Luân và Danh ở hành vi đưa hối lộ.

Cũng theo cáo trạng, Công an phường Phạm Ngũ Lão không lập biên bản thu giữ tang vật, vật chứng đã bị thất lạc nên cơ quan điều tra không có căn cứ xử lý về hành vi liên quan đến ma túy đối với Phạm Đức Minh.

Tại phiên tòa, sau phần xét hỏi của HĐXX và đại diện Viện Kiểm sát, HĐXX đã quyết định trả hồ sơ cho Viện Kiểm sát để tiếp tục điều tra, làm rõ một số nội dung của vụ án.

 

 

No comments:

Post a Comment