Đối Thoại Điểm Tin ngày 13 tháng 07 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Cấm xe xăng ở nội thành Hà Nội: Thủ tướng đang “lạm quyền”
BBC
Trump 'trừng phạt'
Nga: đồng minh Ukraine hồi hộp chờ đợi
Cuộc chiến thuế
quan có đe dọa tham vọng kinh tế tư nhân của ông Tô Lâm?
Tổng thống Trump có
thể nhận Nobel Hòa bình không?
Ghi âm buồng lái
tăng thêm bí ẩn vụ rơi máy bay Air India khiến 260 người thiệt mạng
Khu nghỉ dưỡng hạng
sang của Triều Tiên đón những du khách Nga đầu tiên
Sau thỏa thuận
Trump-Tô Lâm: Trung Quốc có can thiệp để định hình bàn cờ Đông Nam Á?
Việt Nam 'thất vọng
và tức giận' khi ông Trump tuyên bố thuế 20%, báo Mỹ đưa tin
Ai đắc lợi khi đòn
thuế của ông Trump khiến châu Á chao đảo?
30 năm Việt - Mỹ
bình thường hóa quan hệ: từ cựu thù đến đối tác chiến lược toàn diện
Bản án 30 năm tù
của ông Nguyễn Văn Hậu và câu hỏi còn để ngỏ
Việt Nam siết hàng
Trung Quốc trung chuyển trái phép sau thỏa thuận với Trump
Thaksin tuyên bố
cắt đứt quan hệ, Hun Sen gợi ý Thái Lan điều tra bạn cũ
Trump áp thuế cao lên châu Á và ảnh hưởng từ 'tấm gương'
Việt Nam
Thỏa thuận Donald Trump - Tô Lâm: Có qua có lại hay một
chiều?
Bao nhiêu người Việt đã vượt biển sang Anh trong những
tháng đầu 2025?
Vì sao Việt Nam chưa vội mừng sau quyết định giảm thuế
của ông Trump?
Ông Trump ký 'tối hậu thư' cho 12 nước, hé lộ thuế mới có
thể 70%
Vì sao tinh gọn nhưng một sở lại có đến 18 phó giám đốc?
Việt Nam bị tố thu hàng chục triệu đô la trong khi 'cung
cấp rất ít thông tin về lính Mỹ mất tích'
Phía Mỹ rầm rộ công bố thuế mới, Việt Nam im lặng, vì
sao?
Vai trò của ông Tô Lâm như thế nào trong thỏa thuận thuế
của ông Trump?
Ông Trump công bố thuế 'mới' cho Việt Nam: 20% là cao hay
thấp?
Cổ phiếu Nike tăng sau khi Trump tuyên bố áp thuế 20% cho
Việt Nam
Ông Trump tuyên bố thuế mới với Việt Nam, doanh nghiệp
người mừng, kẻ lo
Trump đe dọa áp thuế 30% với hàng từ Liên Âu, Bruxelles chỉ trích
nhưng để ngỏ khả năng thỏa hiệp
Iran tuyên bố sẵn sàng hợp tác với AIEA nhưng "theo một hình
thức mới"
Pháp : Khi giải đua xe đạp Tour de France quảng bá du lịch
địa phương
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Pháp: Nga là « mối đe dọa lâu
dài » với an ninh châu Âu
Thủ tướng Úc công du Trung Quốc nhằm tăng cường hợp tác thương mại
Pháp : Thỏa thuận « lịch sử » hướng tới thành lập
Nhà nước Nouvelle-Calédonie
Thủ tướng Đức, niềm hy vọng cho bài toán Ukraina ?
Pháp : Chìa khóa thành công của Liên hoan Avignon
Đảng
Hoa Kỳ và cuộc chiến « của cái tôi » giữa tỷ phú Elon
Musk và tổng thống Donald Trump
Người
soi sáng đời ta, phiên bản lời Việt của nhạc phim « You light up my life »
Chính
quyền Trump cấm lãnh đạo Cuba nhập cảnh Mỹ do đàn áp biểu tình
Pháp : Kế hoạch triển khai lực lượng liên minh tình nguyện vì
Ukraina đã sẵn sàng
Mỹ, Nhật, Hàn họp chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng và tập
trận chung
Trump dọa tăng thêm 35% thuế với Canada kể từ ngày 01/08
François Bibonne và hành trình nối tiếp “Once Upon a Bridge in
Vietnam”
Liên
Hoan Avignon, nơi sân khấu trở thành điểm hẹn đại chúng
Vì sao Trump một lần nữa trì hoãn việc tăng thuế quan ?
Bắc Triều Tiên “xuất khẩu” điệp viên công nghệ, làm việc cho các
doanh nghiệp Mỹ và châu Âu
(AFP) – Ngoại
trưởng Nga công du Bắc Triều Tiên nhằm thắt chặt quan hệ song phương. Ông Sergei Lavrov, hôm nay
12/07/2025, được nhà lãnh đạo Kim Jong Un tiếp đón long trọng trong khuôn khổ
chuyến thăm chính thức tới Bắc Triều Tiên, một đồng minh thân cận của Kremlin.
Ngoại trưởng Lavrov cũng đã gặp đồng nhiệm Bắc Triều Tiên Choe Son Hui tại
thành phố ven biển Wonsan, nằm trên bờ biển Nhật Bản. Theo hãng thông tấn Nhà
nước Nga Tass, ông Lavrov cho biết các quan chức Bắc Triều Tiên đã « tái
khẳng định sự ủng hộ hoàn toàn đối với mọi mục tiêu » của Nga
trong cuộc chiến tại Ukraina. Ông cũng đã gửi lời cám ơn tới các binh sĩ Bắc
Triều Tiên « anh hùng » đã giúp quân đội Nga đẩy
lùi lực lượng Ukraina khỏi khu vực Kursk. Một dấu hiệu khác cho thấy quan hệ
song phương đang được thắt chặt là việc Cơ quan quản lý hàng không Nga
(Rosaviatsia) đã cấp phép cho hãng hàng không Nordwind Airlines thực hiện hai
chuyến bay mỗi tuần giữa Matxcơva và Bình Nhưỡng.
(CNA) –
Trung Quốc tái khẳng định bác bỏ phán quyết của Tòa tài phán về Biển Đông năm
2016. Hôm
qua, ngày 11/07/2025, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã gọi quyết định của
Tòa trọng tài thường trực tại La Haye vào năm 2016 là « trò
hề » và phán quyết được đưa ra là « do các thế lực
bên ngoài dàn dựng, thao túng ». Tuyên bố này được đưa ra trước các
thông tin cho rằng Philippines đang cân nhắc đệ đơn kiện mới lên Liên Hiệp Quốc
liên quan đến các cuộc xung đột gần đây với Trung Quốc trong khu vực này. Phán
quyết năm 2016 được đưa ra theo đơn kiện của Philippines, đã ủng hộ hầu hết các
lập luận của Manila, khẳng định « đường 9 đoạn » ở
Biển Đông là không hợp lệ, theo Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển, cũng
như các dự án cải tạo của Bắc Kinh tại khu vực là gây hại cho môi trường.
(CNA) –
ASEAN kêu gọi các cường quốc thế giới quản lý « các bất đồng một cách có
trách nhiệm ». Theo
CNA, tại buổi bế mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 58 tại Kuala Lumpur,
hôm qua, 11/07/2025, sau ba ngày họp, bộ trưởng Ngoại Giao nước chủ nhà
Malaysia Mohamad Hasan cho biết các ngoại trưởng các quốc gia Đông Nam Á đã kêu
gọi các cường quốc thế giới quản lý « những bất đồng một cách xây dựng
và có trách nhiệm ». « Để bảo đảm khu vực duy trì được
hòa bình, ổn định và thịnh vượng », các ngoại trưởng ASEAN nhấn mạnh
đến tầm quan trọng của các đối thoại và hợp tác thông qua các nền tảng ASEAN,
tập trung vào những điểm chung hơn là những khác biệt. Theo nước chủ tịch luân
phiên ASEAN, các bộ trưởng ngoại giao và kinh tế của ASEAN dự kiến sẽ
họp vào tháng 10 trước thềm Thượng đỉnh ASEAN, để xây dựng một phản ứng chung
của khu vực đáp lại những khó khăn kinh tế và căng thẳng thương mại gia tăng.
(Le
Monde) – Liên hoan báo chí quốc tế (FIJ) nêu ra đe dọa đối với tự do ngôn luận. Sự kiện diễn ra từ ngày 11-13/07,
tại Couthures-sur-Garonne, thu hút khoảng 3.000 người tham gia, chủ yếu là các
nhà báo, các chuyên gia, hoặc những người làm trong lĩnh vực báo chí truyền
thông từ khắp nước Pháp. Nhiều bàn tròn được tổ chức về những đề tài liên quan
đến tự do báo chí, đặc biệt là các chính sách của tổng thống Mỹ Donald Trump,
đóng cửa, cắt giảm nhân sự tại nhiều cơ quan truyền thông Nhà nước. Đáng chú ý
là việc ông Trump « điều hành công vụ của thế giới » qua
mạng xã hội Truth Social, cũng như việc loan truyền tin giả trên các nền tảng
mạng xã hội, cho thấy sự cần thiết của các kênh truyền thông truyền thống.
(AFP) –
Tai nạn máy bay tại Ấn Độ : Các nhà điều tra phát hiện công tắc cấp nhiên
liệu cho đông cơ bị tắt « bất thường ». Hôm nay, 12/07/2025, Cục điều tra tai
nạn máy Ấn Độ đã công bố báo cáo sơ bộ dài 15 trang về vụ tai nạn khiến 275
người bỏ mạng, nhưng chưa đưa ra kết luận cụ thể nào. Dữ liệu từ hộp đen cho
thấy công tắc nguồn cung cấp nhiên liệu cho động cơ của máy bay đã chuyển từ
chế độ bật (Run) sang chế độ ngắt (Cutoff) ngay sau khi máy bay vừa rời khỏi
mặt đất. Báo cáo cho biết công tắc này đã được bật lại, nhưng máy bay không đủ
công suất khi máy bay dần mất độ cao. Theo đoạn ghi âm trong buồng lái,
một trong hai phi công đã hỏi người còn lại tại sao lại tắt công tắc đó và được
trả lời là không làm. Chỉ một phút sau, máy bay đã phát đi tín hiệu cấp cứu và
rơi xuống một khu dân cư.
(Reuters)
– Hoa Kỳ đề nghị đồng minh đưa lập trường rõ ràng về vấn đề Đài Loan. Báo Financial Times hôm nay,
12/07/2025 đưa tin Lầu Năm Góc đang thúc giục Nhật Bản và Úc đưa là lập trường
rõ ràng, có thể làm gì nếu như Hoa Kỳ và Trung Quốc xung đột về vấn Đài Loan.
Yêu cầu này được cho là đã khiến cả Tokyo lẫn Canberra bất ngờ vì chính Hoa Kỳ
cũng chưa đưa ra lập trường cụ thể là sẽ bảo vệ Đài Loan như thế nào. Thứ
trưởng bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ, Elbridge Colby, là người phụ trách thúc đẩy các
cuộc đàm phán với cả hai nước về vấn đề này. Ông Colby cũng được biết đến với
lập trường cho rằng quân đội Hoa Kỳ nên ưu tiên cạnh tranh với Trung Quốc và
chuyển trọng tâm khỏi Trung Đông và Châu Âu. Hãng tin Reuters chưa xác minh
được thông tin nói trên. Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ chưa có bình luận chính thức nào.
(AFP) –
Hoa Kỳ : Ngân sách tiếp tục thâm hụt bất chấp thay đổi từ chính sách thuế
quan. Theo
tài liệu từ bộ Tài Chính Hòa Kỳ, thâm hụt ngân sách tiếp tục trầm trọng trong 9
tháng đầu năm tài khóa, tăng 64 tỷ đô la, so với cùng kỳ năm ngoái, khiến mức
thâm hụt ngân sách của Hoa Kỳ lên đến 1,4 ngàn tỷ đô la. (Năm tài khóa của
chính phủ Mỹ bắt đầu từ ngày 01/10 năm trước đến 30/09 năm sau). Chi tiêu công
tăng đặc biệt là do chương trình chăm sóc sức khỏe cho người về hưu và người có
thu nhập thấp, Medicare và Medicaid. Thêm vào đó là nợ công của Mỹ ngày càng
tăng, do chính phủ phải trả con số kỷ lục, 920 tỷ đô la. Thu ngân sách từ thuế
quan đã tăng mạnh từ 61 tỷ lên đến 113 tỷ đô la trong 9 tháng đầu năm tài
khóa. Tuy nhiên khoản thu này không đủ để bù đắp cho mức chi tiêu và lãi nợ
ngày càng cao.
(NHK) –
Tuyến xe lửa nối Bắc Triều Tiên và Trung Quốc hoạt động trở lại sau 5 năm. Hôm nay, 12/07/2025, hãng tin Nhật
cho biết hai nước đã đồng ý nối lại tuyến xe lửa giữa thủ đô Bắc Kinh và Bình
Nhưỡng, sớm nhất là vào tháng 8 này. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc chưa xác nhận về
vụ việc. Hoạt động của tuyến xe lửa này đã bị ngừng từ tháng 01/2020 do đại
dịch Covid-19. Một số chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng đang thắt chặt quan hệ
với Nga và giữ khoảng cách với Bắc Kinh do lập trường của Trung Quốc về lệnh
trừng phạt của Liên Hiệp Quốc đối với chương trình hạt nhân của nước này. Tuy
nhiên, chính quyền của Kim Jong Un, kể từ tháng Năm, đã liên tục cử lực lượng
đến Trung Quốc để kiểm tra và tham gia huấn luyện.
(AFP) –
Liên Hiệp Quốc : Ước tính khoảng 3 triệu người Afghanistan có thể trở về
nước vào cuối năm nay. Một đại diện của Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR)
hôm qua, 11/07/2025, cho biết thông tin trên, đồng thời cảnh báo về tác động
của làn sóng người tị nạn này đối với Afghanistan, quốc gia vốn đang phải gánh
chịu một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn. Arafat Jamal, đại diện của UNHCR tại
Afghanistan, trong một cuộc họp báo qua video từ Kabul, cho biết Afghanistan
hiện không chuẩn bị để đón nhận làn sóng di dân trở về nước này.
(AFP)
– Pháp : 11.500 nhân viên an ninh được triển khai tại Paris và các
vùng ngoại ô trong lễ hội ngày 14/07 và trận chung kết Giải vô địch thế giới
các câu lạc bộ PSG-Chelsea. Theo thông báo của chính quyền địa
phương, cảnh sát, hiến binh và lính cứu hỏa sẽ được triển khai từ tối Chủ Nhật,
13/07, trong dịp trận chung kết bóng đá, diễn ra tại New York, « cụ
thể là xung quanh Đại lộ Champs-Élysées, nơi các thiết bị cần thiết cho buổi lễ
quốc gia ngày 14/7 đã được lắp đặt ». Đã có lệnh cấm « các
cuộc tụ tập đông người nhằm mục đích xem truyền hình sự kiện », từ
Chủ Nhật, 8 giờ tối ngày 13/07 cho đến 3 giờ sáng, ngày 14/07.
TIN TỨC:
CHỦ NHẬT 14.07.2025
1.
HÀ NỘI CẤM XE MÁY DƯỚI VỎ BỌC “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG”
Ngày 12/7/2025, Thủ tướng CSVN Phạm
Minh Chính ký Chỉ thị 20, yêu cầu Hà Nội xây dựng đề án “vùng phát thải thấp”,
tiến tới loại bỏ hoàn toàn xe máy chạy xăng trong Vành đai 1 từ ngày 1/7/2026.
Lộ trình mở rộng gồm cấm xe hơi chạy xăng trong Vành đai 2 từ 2028, và áp dụng
trên toàn Vành đai 3 vào năm 2030.
Ông Chính nhấn mạnh Hà Nội cần “tăng
cường kiểm tra, giám sát khí thải”, đồng thời thúc đẩy “giảm xe cá nhân” và
phát triển phương tiện công cộng, xe điện.
Ông Vũ Huy Hoàng, một blogger nói
với ĐLSN từ Sài Gòn rằng “Khi xe máy vẫn là phương tiện di chuyển chủ yếu tại
Việt Nam, việc cấm đoán này sẽ đẩy hàng triệu người dân lao động vào cảnh khốn
cùng. Nếu xét thêm các yếu tố khác như hạ tầng cơ sở, giao thông công cộng… đều
yếu kém, cho thấy chính sách này không thực tế.”
Nhà cầm quyền từng bỏ tù nhiều nhà
hoạt động môi trường chỉ vì họ thúc đẩy phát triển các chiến lược năng lượng
bền vững dài hạn, nhằm giảm sự phụ thuộc vào điện than. Điều đó cho thấy, Hà
Nội đang sử dụng vỏ bọc “bảo vệ môi trường” để làm công cụ kiểm soát xã hội,
tái định hình đô thị theo hướng đàn áp phản kháng và củng cố quyền lực, chứ
không phải cải thiện chất lượng sống như đã rêu rao.
2.
TƯỚNG MAI HOÀNG LẠI ĐƯỢC THĂNG CẤP SAU KHI ĐƯỢC THĂNG CHỨC
Nhiều nguồn tin khả tín đã xác nhận,
thiếu tướng Mai Hoàng vừa được thăng hàm trung tướng, chỉ một tháng sau khi
ngồi vào vị trí Giám đốc Công an thành Hồ. Cả hai diễn biến trên đều không được
báo chí lề đảng chính thức đưa tin, nhưng được nhắc gián tiếp trong một số sự
kiện của ngành công an. Hồi Tháng Sáu, ông Mai Hoàng, đồng hương Hưng Yên với
TBT Tô Lâm được đặt vào vị trí giám đốc công an thành Hồ, thay cho tướng Lê
Hồng Nam bị hất cẳng. Liên quan đến sự kiện này, hai người dân đã bị bắt theo
điều 331 vì bình luận công khai trên mạng xã hội, lý giải về việc tướng Nam
phải “về vườn”.
Công an Mai Hoàng, sinh năm 1979,
quê Hưng Yên, có quá trình thăng tiến một cách bất thường. Năm 2003, ông này
mới chỉ là thiếu úy, sau đó cứ mỗi hai, ba năm lại được lên lon một lần. Nhiều
lần lên lon của ông Mai Hoàng được cho là “sớm hơn so với quy định.” Chỉ trong
vòng 12 năm, từ cấp bậc thấp nhất là thiếu úy, Mai Hoàng đã được gắn lon trung
tướng với chức vụ Giám đốc công an thành phố lớn nhất cả nước.
Sự nghiệp thăng tiến thần tốc của
Mai Hoàng cho thấy ông ta chính là một trong những thủ hạ thân tín nhất, được
Tô Lâm đặt vào vị trí quan trọng để bảo vệ và củng cố quyền lực của “gia tộc họ
Tô”.
3.
MỸ SẼ GỬI VŨ KHÍ CHO UKRAINE QUA ĐƯỜNG NATO
Mỹ đang phối
hợp với NATO để gửi vũ khí cho Ukraine, gồm hệ thống phòng không và đạn dược,
trong bối cảnh Ukraine tiếp tục chống lại Nga. Tổng Thư ký NATO Mark Rutte cho
biết ông đã trao đổi với Tổng thống Donald Trump hôm thứ Năm và đang phối hợp
chặt chẽ với các đồng minh để tăng viện trợ cho Ukraine. Ngoại trưởng Mỹ Marco
Rubio cũng xác nhận Mỹ đang tích cực đàm phán với các quốc gia châu Âu để chia
sẻ hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine. Ông đề nghị các nước sắp nhận được
Patriot nên hoãn nhận hàng và chuyển cho Ukraine thay thế.
Hồi đầu
tuần, ông Trump cũng cho biết Hoa Kỳ đang cân nhắc việc gửi thêm hệ thống
Patriot cho Ukraine nhưng cuối cùng đã chấp nhận việc này.
4.
PUTIN TỨC GIẬN KHI NATO MUA HỆ THỐNG PHÒNG THỦ HỎA TIỄN "VÒM SẮT" NỔI
TIẾNG CỦA DO THÁI
Romania đã
xác nhận mua hệ thống phòng thủ hỏa tiễn "Iron Dome" (Vòm Sắt) từ tập
đoàn quốc phòng Rafael của Do Thái nhằm bảo vệ
quốc gia thành viên NATO này trước các mối đe dọa hỏa tiễn tầm ngắn, trong bối
cảnh xung đột Nga–Ukraine leo thang.
Bộ trưởng
Quốc phòng Romania, ông Ionut Mosteanu, cho biết thỏa thuận sẽ được ký trong
năm nay để “bảo vệ các thành phố của chúng tôi”, nhấn mạnh hiệu quả của hệ
thống này khi từng đánh chặn thành công hỏa tiễn Iran bắn vào Tel Aviv.
Romania, từng thuộc khối Liên Xô cũ, hiện là thành viên EU và NATO, và đang
chịu ảnh hưởng từ cuộc chiến ở Ukraine, khi không phận nước này nhiều lần bị
xâm phạm bởi mảnh vỡ drone và hỏa tiễn từ Nga.
Các chuyên
gia dự đoán hành động này sẽ khiến Moscow phản ứng tiêu cực. Trong khi đó, Mỹ
đang cùng các đồng minh NATO bàn thảo kế hoạch khải triển lực lượng gìn giữ hòa
bình hậu chiến tại Ukraine, với sự tham gia của Anh, Pháp và có thể cả Mỹ, dù
Tổng thống Trump vẫn do dự cam kết hỗ trợ an ninh.
VNTB – Trump 2.0 và chiến tranh thương
mại: thuế quan Việt-Mỹ (Bài 6)
VNTB
– “Tuyên Giáo” nâng bi VinFast ra sao?
VNTB
– Hà Nội cấm xe chạy xăng từ giữa năm sau: nguy cơ mỗi nhà ôm một trái bom nổ
chậm
VNTB
– Bỏ thuế khoán: tiểu thương túng quẫn, doanh nghiệp thua lỗ
VNTB
– Bỏ thuế khoán: tính già hoá non
13/07/1863: Bạo loạn do luật nghĩa vụ quân
sự nổ ra ở New York
Bàn về khái niệm chủ quyền của các quốc
gia tầm trung
Thương tiếc Luật Đất đai 2024!12/07/2025
Khi
trí thức trở thành kẻ thù của quyền lực12/07/2025
Công
xưởng hậu Trung Quốc: Cơ hội vàng hay cạm bẫy định mệnh cho Việt Nam?12/07/2025
Vì
sao có người Mỹ xem Donald Trump là tốt?12/07/2025
Sự thật và bịa
đặt12/07/2025
Thư gửi
một kẻ phò Nga11/07/2025
Về
chuyện thu hút chuyên gia hàng đầu11/07/2025
Chưa
hết thời gian chạy thử hệ thống xử lý nước thải, Go! Hưng Yên vẫn khai trương?11/07/2025
Một đất
nước, hai tâm hồn?10/07/2025
Cháy rất nhanh10/07/2025
Phúc Lai – Về cuộc chiến tranh của Putler
ở Ukraine ngày 11/07/2025
Lê Xuân Nghĩa – Nga mất thị trường vũ khí
Phúc Lai – Về cuộc chiến tranh của Putler
ở Ukraine ngày 09/07/2025
Mai Bá Kiếm – Thương tiếc Luật Đất đai
2024
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 12.07.2025
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Vị Xuyên, hỡi nỗi đau hằn khắc! 13/07/2025
Thi cử – điểm nghẽn lớn của
giáo dục Việt Nam 13/07/2025
Nỗi lo cư ngụ (*) 13/07/2025
Minh triết “Khoan-Giản-An-Lạc”
– Lời chúc phúc cho cuộc Cải cách Hành chính của “Kỷ nguyên mới” 12/07/2025
Về thu hút chuyên gia hàng đầu 12/07/2025
Vì sao Trump một lần nữa trì
hoãn việc tăng thuế quan? 12/07/2025
Dự luật ‘to đẹp’ của Trump sẽ
khiến Trung Quốc vĩ đại trở lại như thế nào? 11/07/2025
Câu chuyện giáo dục phi chính
thống (*) 11/07/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
'ĐẠI GIA' ĐINH TRƯỜNG CHINH VÀ LÃNH ĐẠO VINAFOOD II
TRỤC LỢI ĐẤT VÀNG
Phú Lữ - Đức Mừng/Công an Nhân dân
Cơ quan ANĐT Công an TP.HCM đề nghị truy tố
đối với bị can Huỳnh Thế Năng (cựu TGĐ Vinafood II), Đinh Trường Chinh (cựu Chủ
tịch Công ty Phát triển và kinh doanh nhà) về tội "Vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM xác
định bị can Huỳnh Thế Năng và Đinh Trường Chinh đã có hành vi vi phạm pháp luật
trong việc quản lý, sử dụng khu đất số 33 Nguyễn Du và 34, 36, 42 Chu Mạnh
Trinh, phường Sài Gòn, TP.HCM (phường Bến Nghé, quận 1 cũ), gây thiệt hại đặc
biệt nghiêm trọng cho Nhà nước.
Theo Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.HCM,
Vinafood II là công ty 100% vốn Nhà nước, được giao trực tiếp quản lý, sử dụng
nhà đất tại số 33 Nguyễn Du và số 34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh. Thực hiện sắp xếp,
xử lý bốn cơ sở nhà đất theo chỉ đạo của Chính phủ, Vinafood II hoàn thành các
nghĩa vụ tài chính (hơn 766 tỷ đồng) và được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất vào năm 2010. Mục
đích sử dụng đất là đất cơ sở sản xuất kinh doanh (khách sạn, cao ốc văn phòng,
trung tâm thương mại). Tuy nhiên, thời điểm năm 2014-2015, do kinh doanh thua
lỗ nên Vinafood II có chủ trương bán bốn cơ sở, nhà đất trên để thu hồi vốn đã
đầu tư, bù lỗ, trả nợ vay và bổ sung vốn kinh doanh. Khi biết được chủ trương
này, bị can Đinh Trường Chinh đã đại diện Công ty Việt Hân ký nhiều văn bản gửi
đến Vinafood II đặt vấn đề xin mua lại khu đất.
Để không phải qua đấu giá, bị can Đinh Trường
Chinh đã trao đổi, thống nhất với bị can Huỳnh Thế Năng lấy lý do Vinafood II
phải liên kết với Công ty Việt Hân thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn để tiếp
tục thực hiện dự án với Vinafood II.
Sau khi bị can Huỳnh Thế Năng hoàn tất các thủ
tục xin chủ trương và được chấp thuận, bị can Huỳnh Thế Năng và Đinh Trường
Chinh thỏa thuận giá chuyển nhượng bốn cơ sở nhà, đất trên 730 tỷ đồng. Dù
lý do thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn là để tiếp tục triển khai thực hiện dự
án đầu tư theo công năng đã được phê duyệt nhưng thực chất là để hợp pháp hóa
cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất (thông qua việc chuyển nhượng trước
một phần giá trị đất 570 tỷ đồng và chuyển nhượng phần còn lại trị
giá 160 tỷ đồng dưới hình thức Vinafood II thoái 20% vốn góp). Hợp
đồng góp vốn và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày 23/12/2015 giữa
Vinafood II và Công ty Việt Hân có thể hiện mục đích là thực hiện dự án và bị
can Đinh Trường Chinh cam kết sẽ tiếp tục triển khai thực hiện dự án. Nhưng chỉ
sau hơn 1 tháng nhận chuyển nhượng toàn bộ quyền sử dụng đất từ Vinafood II, bị
can Đinh Trường Chinh đã bán 99% vốn góp (thực tế là 99% giá trị khu đất) cho
Công ty Mùa Đông đại diện pháp luật với giá 1.683 tỷ đồng.
Theo cơ quan điều tra, để che giấu việc chuyển
nhượng khu đất cho Công ty Mùa Đông, bị can Đinh Trường Chinh sử dụng bà Trần
Ngọc Cẩm Hồng (em họ ông Chinh, quốc tịch Canada) làm trung gian cho việc
chuyển nhượng này. Cụ thể, ngày 30/1/2016, bị can Đinh Trường Chinh đại diện
Công ty Việt Hân ký chuyển nhượng ngang giá 99% vốn góp tại Công ty Việt Hân
Sài Gòn (thực chất là 99% giá trị khu đất) cho bà Hồng với giá 792 tỷ
đồng.
Chỉ mấy ngày sau, bà Hồng lại ký hợp đồng
chuyển nhượng 99% vốn góp này cho Công ty Mùa Đông với giá 1.683 tỷ đồng.
Sau khi Công ty Mùa Đông thanh toán đủ tiền vào tài khoản cá nhân bà Hồng thì
số tiền chênh lệch 891 tỷ đồng được rút tiền mặt nộp về lại tài khoản
Công ty Việt Hân và bị can Đinh Trường Chinh. Theo Cơ quan An ninh điều tra, dù
đến nay bị can Đinh Trường Chinh không thừa nhận, Cơ quan An ninh điều tra
khẳng định bị can Đinh Trường Chinh đã cùng bị can Huỳnh Thế Năng trao đổi,
thống nhất việc chuyển nhượng, nhận chuyển nhượng trái luật 4 cơ sở nhà đất nói
trên, với phương thức thủ đoạn thông qua phương án góp vốn, thoái vốn để hợp
thức hóa, tự xác định, tự thỏa thuận giá trị chuyển nhượng khu đất của Vinafood
II với giá thấp là 730 tỷ đồng, từ đó gây ra hậu quả thất thoát cho tài
sản Nhà nước (Vinafood II) số tiền 970 tỷ đồng.
VỤ
THÂU TÓM 'ĐẤT VÀNG' Ở TRUNG TÂM TP.HCM: ÔNG ĐINH TRƯỜNG CHINH HƯỞNG CHÊNH LỆCH
970 TỈ ĐỒNG
Cơ quan điều tra xác
định ông Đinh Trường Chinh thông qua phương án góp vốn, thoái vốn để chuyển
nhượng khu đất của Vinafood II với giá thấp, sau đó chuyển nhượng cho đơn vị
khác để hưởng 970 tỉ đồng chênh lệch.
Tuy nhiên trong quá trình điều tra, ông Đinh Trường Chinh không
thừa nhận hành vi của mình là sai phạm. Còn ông Huỳnh Thế Năng không thừa nhận
hậu quả gây thiệt hại 970 tỉ đồng.
Vinafood II sai phạm
gì?
Cơ quan an ninh điều tra Công an TP.HCM đã kết
luận điều tra đề nghị truy tố đối với các ông Huỳnh
Thế Năng (66 tuổi, cựu
tổng giám đốc Vinafood II), Đinh Trường Chinh (51 tuổi, cựu chủ tịch HĐQT Công
ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà) và Nguyễn Thọ Trí (64 tuổi, cựu phó
tổng giám đốc Vinafood II) về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài
sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Theo hồ sơ, Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) là công ty 100% vốn nhà nước. Đơn
vị này được giao trực tiếp quản lý, sử dụng nhà đất tại số 33 Nguyễn Du và số
34, 36, 42 Chu Mạnh Trinh, phường Sài Gòn, TP.HCM (phường Bến Nghé, quận 1 cũ).
Thực hiện sắp xếp, xử lý bốn cơ sở nhà đất
theo chỉ đạo của Chính phủ, Vinafood II hoàn thành các nghĩa vụ tài chính (hơn
766 tỉ đồng) và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở
và tài sản khác gắn liền với đất vào năm 2010. Mục đích sử dụng đất là đất cơ
sở sản xuất kinh doanh (khách sạn, cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại).
Thời điểm năm 2014-2015 do kinh doanh thua lỗ
nên Vinafood II có chủ trương bán bốn cơ sở, nhà đất trên để thu hồi vốn đã đầu
tư, bù lỗ, trả nợ vay và bổ sung vốn kinh doanh. Khi biết được chủ trương này,
ông Đinh Trường Chinh đã đại diện Công ty Việt Hân ký nhiều văn bản gửi đến
Vinafood II đặt vấn đề xin mua lại khu đất.
Để không phải qua đấu giá, ông Chinh đã trao
đổi, thống nhất với ông Năng lấy lý do Vinafood II phải liên kết với Công ty
Việt Hân thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn để tiếp tục thực hiện dự án và Vinafood
II.
Sau khi ông Năng hoàn tất các thủ tục xin chủ
trương và được chấp thuận, ông Năng và ông Chinh thỏa thuận giá chuyển nhượng
bốn cơ sở nhà, đất trên là 730 tỉ đồng.
Dù lý do thành lập Công ty Việt Hân Sài Gòn là
để tiếp tục triển khai thực hiện dự án đầu tư theo công năng đã được phê duyệt
nhưng thực chất là để hợp pháp hóa cho việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất
(thông qua việc chuyển nhượng trước một phần giá trị đất 570 tỉ đồng và chuyển
nhượng phần còn lại trị giá 160 tỉ đồng dưới hình thức Vinafood II thoái 20%
vốn góp).
Ông Đinh Trường Chinh
hưởng chênh lệch 970 tỉ đồng ra sao?
Hợp đồng góp vốn và nhận chuyển nhượng quyền
sử dụng đất ngày 23-12-2015 giữa Vinafood II và Công ty Việt Hân có thể hiện
mục đích là thực hiện dự án và ông Chinh cam kết sẽ tiếp tục triển khai thực
hiện dự án.
Thế nhưng chỉ sau 33 ngày nhận chuyển nhượng
toàn bộ quyền sử dụng đất từ Vinafood II, ông Chinh đã bán 99% vốn góp (thực tế
là 99% giá trị khu đất) cho Công ty Mùa Đông đại diện pháp luật với giá 1.683
tỉ đồng.
Theo cơ quan điều tra, để che giấu việc chuyển
nhượng khu đất cho Công ty Mùa Đông, ông Chinh sử dụng bà Trần Ngọc Cẩm Hồng
(em họ ông Chinh, quốc tịch Canada) làm trung gian cho việc chuyển nhượng này.
Cụ thể ngày 30-1-2016, ông Chinh đại diện Công
ty Việt Hân ký chuyển nhượng ngang giá 99% vốn góp tại Công ty Việt Hân Sài Gòn
(thực chất là 99% giá trị khu đất) cho bà Hồng với giá 792 tỉ đồng.
Đến ngày 2-2-2016, bà Hồng ký hợp đồng chuyển
nhượng 99% vốn góp này cho Công ty Mùa Đông với giá 1.683 tỉ đồng.
Sau khi Công ty Mùa Đông thanh toán đủ tiền
vào tài khoản cá nhân bà Hồng thì số tiền chênh lệch 891 tỉ đồng được rút tiền
mặt và nộp về lại tài khoản Công ty Việt Hân và ông Chinh.
Theo cơ quan điều tra, mặc dù đến nay ông
Chinh không thừa nhận việc chuyển nhượng khu đất cho Công ty Mùa Đông thông qua
người trung gian, không thừa nhận hưởng lợi nhưng có đủ căn cứ xác định ông
Chinh nhận chuyển nhượng khu đất của Vinafood II với giá thấp (730 tỉ đồng),
sau đó chuyển nhượng cho Công ty Mùa Đông với giá cao để hưởng chênh lệch 970
tỉ đồng.
Cựu tổng giám đốc
Vinafood II không thừa nhận gây thiệt hại 970 tỉ đồng
Cơ quan điều tra cho rằng ông Năng tự thỏa
thuận giá trị chuyển nhượng trái pháp luật khu đất cho Công ty Việt Hân. Từ đó
gây thất thoát cho Nhà nước 970 tỉ đồng.
Quá trình điều tra, ông Năng thừa nhận hành vi
sai phạm của mình nhưng không thừa nhận gây thiệt hại 970 tỉ đồng.
Đối với ông Nguyễn Thọ Trí, cơ quan điều tra
xác định ông cố ý giúp sức cho ông Năng thực hiện thủ tục hợp thức hóa cho việc
chuyển nhượng trái pháp luật khu đất của Vinafood II.
Cơ quan điều tra xác định hành vi của ông Năng
và ông Trí bắt nguồn từ nhận thức sai pháp luật, sai chỉ đạo của cấp trên và
chưa có chứng cứ chứng minh hai ông này được hưởng lợi ích vật chất gì từ hành
vi sai phạm.
ĐỒNG
THÁP 2 ANH EM RUỘT GIẾT 2 ANH EM KHÁC SAU CHẦU NHẬU
Copyright: Nguoi
Viet News, Inc.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dong-thap-2-anh-em-ruot-giet-2-anh-em-khac-sau-chau-nhau/
ĐỒNG THÁP, Việt Nam (NV) – Nghi can Võ Văn Tèo (36 tuổi) và em trai
ruột, Võ Văn Giang (34 tuổi), ở xã Bình Thành, tỉnh Đồng Tháp, bị bắt với cáo
buộc giết hai anh em khác sau chầu nhậu.
Theo báo Tuổi Trẻ hôm 12 Tháng Bảy, danh tính
hai nạn nhân xấu số là Huỳnh Công Chí (41 tuổi) và em ruột là Huỳnh Công Chí Em
(38 tuổi) ở cùng địa phương, bị hai nghi can đâm chết ngay tại hiện trường.
Nghi can Võ Văn Tèo (trái) lúc bị bắt. (Hình:
Công An Đồng Tháp)
Một người em khác của hai nạn nhân là Huỳnh
Anh Kiệt, 30 tuổi, bị thương, nặng, đang được chữa trị tại bệnh viện Đa Khoa
Đồng Tháp.
Bản tin cho biết, vào đêm 11 Tháng Bảy, nghi
can Võ Văn Tèo đến uống rượu tại nhà của anh em Huỳnh Công Chí.
Trong lúc cả nhóm đang nhậu, ông Huỳnh Anh
Kiệt về nhà và nghe thấy nghi can Tèo lớn tiếng với hai người anh của mình nên
bênh vực họ và xảy ra mâu thuẫn với anh em nghi can Tèo.
Nghi can Tèo bực tức bỏ về nhà sau đó kéo theo
em ruột là Võ Văn Giang và một người khác đem dao đến nhà ông Chí “giải quyết
mâu thuẫn.”
Trong vụ ẩu đả xảy ra sau đó, nghi can Tèo đâm
ba anh em ông Chí làm hai người thiệt mạng.
Tại hiện trường, công an ghi nhận nhiều vị trí
có vết máu, gậy kim loại và hai con dao.
Theo kết quả giảo nghiệm tử thi, nạn nhân Chí
thiệt mạng do vết thương ở ngực trái gây thủng tim, trong lúc nạn nhân Chí Em
chết do vết thương ở ngực trái gây thủng tim, thủng phổi.
Hai nghi can Võ Văn Tèo và Võ Văn Giang bỏ
trốn khỏi hiện trường.
Vài tiếng sau, nghi can Võ Văn Giang bị bắt
giữ khi đang trốn tại nhà cha mẹ vợ tại xã Bình Thành.
Còn nghi can Võ Văn Tèo bị bắt giữ khi đang
trốn tại nhà người chú ruột ở cùng địa phương.
Nghi can Võ Văn Giang (phải) lúc bị bắt.
(Hình: Công An Đồng Tháp)
Trong một vụ án mạng tương tự, báo Công An
TP.HCM hồi Tháng Ba cho hay, hai anh em nghi can Ngô Viết Tiến, Ngô Quyết Nhu
bị di lý từ Cambodia về tỉnh Phú Yên cũ với cáo buộc “giết người.”
Theo hồ sơ vụ án, ngày 14 Tháng Tám, 2022, hai
nghi can Nhu và Tiến cùng sáu đồng phạm đem dao đến một căn nhà ở phường 9,
thành phố Tuy Hòa cũ, để đòi nợ thuê.
Tại đây, nhóm nghi can xảy ra mâu thuẫn với
ông Nguyễn Thế Lợi, 33 tuổi, bạn của con nợ.
Nhóm nghi can dùng dao chém ông Lợi gây thương
tích nặng.
Các người bạn ở cùng nhà trọ với ông Lợi giải
cứu rồi đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Chưa chịu buông tha, hai nghi can Nhu, Tiến
đem dao vào bệnh viện truy sát nạn nhân.
Ông Lợi đang nằm băng ca ở phòng cấp cứu phải
bật dậy chạy trốn và bị rượt đuổi nên té ngã, bị đâm thêm nhiều nhát đến bất
tỉnh.
Hai người bạn của ông Lợi cũng bị nhóm nghi
can đâm dao vào đầu.
Sau vụ này, sáu nghi can bị bắt, khởi tố,
trong lúc hai anh em nghi can Nhu, Tiến bỏ trốn sang Cambodia nên bị truy nã.
Hồi đầu năm ngoái, hai anh em nghi can bị phát
giác làm nhân viên bảo vệ cho một casino ở tỉnh Mondulkiri, Cambodia.
Công An Phú Yên sau đó làm thủ tục bắt hai
nghi can rồi đưa về Việt Nam. (N.H.K) [qd]
CỤC
AN NINH ĐỐI NGOẠI CỦA CON TRAI TÔ LÂM CÓ THÊM ‘DANH HIỆU’ SAU ‘HUÂN CHƯƠNG’
Copyright: Nguoi
Viet News, Inc.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Năm ngày sau khi ông Tô Long, cục trưởng
Cục An Ninh Đối Ngoại, con trai ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN, nhận “huân
chương quân công hạng ba,” cơ quan này lại được trao danh hiệu “Anh Hùng Lực
Lượng Vũ Trang Nhân Dân.”
Báo Pháp Luật TP.HCM hôm 12 Tháng Bảy đưa tin
này nhưng tránh nhắc tên ông Tô Long cũng như chỉ đăng hình ông này chụp từ xa.
Tuy vậy, ông Tô Long dễ dàng bị nhận diện khi mặc quân phục màu trắng nổi bật
và đeo kính cận.
Ông Tô Long (giữa, trái), cục trưởng Cục An
Ninh Đối Ngoại, là con trai ông Tô Lâm, tổng bí thư đảng CSVN. (Hình: Pháp Luật
TP.HCM)
Hành động bất thường của báo Pháp Luật TP.HCM
được cho là để tránh thiên hạ dị nghị chuyện con trai tổng bí thư đảng CSVN mới
ngồi ghế cục trưởng được vỏn vẹn một tháng mà liên tiếp được trao “huân chương”
và “danh hiệu.”
Ông Tô Long, người mang lon đại tá công an,
được cha mình cho ghế cục trưởng Cục An Ninh Đối Ngoại một cách âm thầm hôm 4
Tháng Sáu.
Phải đến hơn một tháng sau, các báo ở Việt Nam
mới được phép công khai đưa tin về chức danh mới của ông Tô Long.
Trước khi về làm lãnh đạo cục nêu trên, ông Tô
Long hiếm khi được nhắc đến trong các bản tin liên quan ngành công an.
Một bản tin trên trang web Công An Ninh Bình
hồi Tháng Sáu, 2023, cho biết ông Tô Long thời điểm đó mang lon thượng tá và
chức danh phó chánh văn phòng thường trực Bộ Công An Việt Nam về gìn giữ hòa
bình Liên Hiệp Quốc.
Một bản tin khác trên cổng thông tin điện tử
của Bộ Công An hồi Tháng Hai cho thấy ông Tô Long xuất hiện trong cuộc họp của
văn phòng nêu trên.
Bên cạnh trường hợp ông Tô Long, Bộ Công An
thời gian qua còn liên tiếp bổ nhiệm các chức danh lãnh đạo cho một số đồng
hương và là thuộc hạ thân tín của ông Tô Lâm.
Ông Tô Long (hàng giữa, giữa), chụp hình lưu
niệm cùng các giới chức công an. (Hình: Pháp Luật TP.HCM)
Hồi tháng trước, ông Mai Hoàng, người mang lon
thiếu tướng và có quê Hưng Yên, được bổ nhiệm ghế giám đốc Công An TP.HCM trong
lặng lẽ. Báo Dân Việt tường thuật lễ bổ nhiệm ông Mai Hoàng nhưng sau đó đã
phải vội vã gỡ đường dẫn bản tin.
Trước đó, hồi Tháng Ba, ông Nguyễn Thanh Tùng,
cũng mang lon thiếu tướng và quê Hưng Yên, được giao điều hành Công An Hà Nội
và chính thức giữ chức giám đốc cơ quan này. (N.H.K) [qd]
No comments:
Post a Comment