Kiều Thị An Giang - Mỹ viện trợ hay bán vũ khí ?jeudi 17 juillet 2025
Thuymy
“Chúng tôi sẽ cung cấp hệ thống Patriot, UAV tấn công, đạn dược hiện đại,” Trump nói, rồi bồi thêm một câu khiến cả Brussels nín thở: “Nhưng EU phải thanh toán toàn bộ chi phí.”
Ok con dê. Nhưng đây là hợp đồng (miệng) của mua và bán- sòng phẳng - mama nó, sợ gì. Kaja Kallas, người đứng đầu cơ quan đối ngoại EU, mai mỉa:
“Nếu Mỹ hứa cho vũ khí nhưng yêu cầu người khác trả tiền, thì thực ra Mỹ không viện trợ gì cả.”
Macron vẫn trung thành với giấc mộng “tự chủ chiến lược” của mình: Dùng hàng chục tỉ euro để tăng tốc ngành công nghiệp quốc phòng EU, không tiếp tục “nuôi béo” các tập đoàn Mỹ. Trong khi đó, Tổng thống Séc gật gù đồng ý, còn Ý thẳng thừng từ chối tham gia “sáng kiến Trump” vì… ngân khố chúng tớ đếch có tiền!
Đức: Vừa giầu có, vừa chịu chơi, vừa hào sảng
Riêng Berlin lại chọn cách “đi trước mở đường”. Thủ tướng Friedrich Merz hào hứng tuyên bố Đức đang đàm phán để mua Patriot từ Mỹ và chuyển giao cho Ukraine, đồng thời khẳng định:
“Đức sẽ dẫn đầu để Ukraine có đủ sức tự vệ.”
Có vẻ Berlin đã sẵn sàng nhận vai… “khách hàng VIP” của Raytheon.
Nói ít, làm nhiều, đã làm là đến nơi đến chốn- đó là tính cách Đức.
Cuối cùng thì đây là viện trợ hay buôn bán vũ khí?
Nhà Trắng bào chữa: đây là “mô hình hợp tác chia sẻ gánh nặng”. Nhưng châu Âu khôn lõi ra rồi, họ gọi nó là “Raytheon Plan” - gói cứu trợ mà người được cứu là… ngành công nghiệp vũ khí Mỹ. Khôn như Trump, Đông Lào có mà đầy. Uyển ngữ che thế nào được tâm địa của con buôn.
Thế Trump có thực tâm muốn giúp Ukraina một tay không, khi còn ve vãn Putin:
“Nếu cậu không ngừng bắn trong 30 +20 ngày tới, tớ sẽ trừng phạt.”
50 ngày? Trong 50 ngày ấy người ta có thể xóa sổ cả một thành phố, nghiền nát hàng chục ngàn sinh mạng rồi mới bị “đét đít” - kiểu trừng của Trump đấy!
Có vẻ với Trump, chiến tranh chỉ là trò chơi kéo co, còn tính mạng con người thì để… cuối kỳ mới quyết toán.
Châu Âu bây giờ đứng giữa hai lựa chọn: Tiếp tục trả tiền để được gọi là “đồng minh” hay móc túi xây dựng ngành quốc phòng riêng, mặc kệ Trump chơi trò “viện trợ có điều kiện”. Dù sao thì, hóa ra cái giá của đồng minh chiến lược lại được tính bằng tiền.
Chú giải:
1- Brioni: Hãng thời trang Ý cao cấp, nổi tiếng với những bộ vest bespoke từng được nhiều tổng thống Mỹ, tỉ phú, và cả Donald Trump ưa chuộng ngoài đời thật.
2- Raytheon: Một trong những tập đoàn quốc phòng lớn nhất Mỹ, chuyên sản xuất hệ thống Patriot, Tomahawk và hàng loạt vũ khí hiện đại. Khi Mỹ “viện trợ” vũ khí, phần lớn tiền thực chất chảy vào túi Raytheon và các tập đoàn cùng ngành.
KIỀU THỊ AN GIANG 16.07.2025
No comments:
Post a Comment