Thế nào là một hệ thống pháp lý trưởng thành?Luật Sư Đào Tăng Dực
Daotangduc.blogspot.com
27.05.2024
Chế độ CSVN và TBT Nguyễn Phú Trọng thường ca
ngợi tính ưu việt của cái gọi là Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa. Nếu chúng ta đánh
giá khách quan thực chất của Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa này, liệu nó có thể sánh
vai cùng hệ thống pháp luật của các quốc gia dân chủ tây phương hay không?
Thông thường, hệ thống pháp luật, cũng như nền
kinh tế của một quốc gia được xếp hạng thành 3 giai đoạn. Thấp nhất là giai đoạn
“lạc hậu”, rồi đến giai đoạn “đang phát triển” và cao nhất là giai đoạn “phát
triển”. Nếu nói đến nền dân chủ trong một quốc gia cũng có 3 giai đoạn tương tự.
Thấp nhất là “độc tài” (từ độc tài cá nhân trị, đảng trị, quân phiệt, giáo phiệt),
rồi đến giai đoạn “chuyển tiếp dân chủ” và sau cùng là giai đoạn cao nhất tức là
“dân chủ”. Nếu nói đến cá nhân một con người cũng có 3 giai đoạn tương tự. Đó
là giai đoạn “Trẻ con”, “đang lớn” và “trưởng thành”.
Pháp chế xã hội chủ nghĩa của CSVN là một mị từ,
phát xuất từ sự đánh cắp khái niệm “pháp trị” của người tây phương, sau đó, gán
cho khái niệm này bản chất “xã hội chủ nghĩa” và đầu độc bản chất pháp trị chân
chánh trở thành một khái niệm pháp luật không giống ai gọi là “pháp chế xã hội
chủ nghĩa”.
Khi định vị nó trong quá trình phát triển thì
vị trí của hệ thống pháp chế xã hội chủ nghĩa này, tương đương với các giai đoạn
kinh tế lạc hậu hoặc chính trị độc tài hoặc giai đoạn “trẻ con” của một cá nhân.
Tuy nhiên, chính xác hơn nữa, thì đó là một hệ thống pháp lý như một đứa trẻ
thơ “không chịu lớn” vì khái niệm “pháp trị” đã bị khái niệm “xã hội chủ nghĩa”
làm ô uế.
Như vậy mọi quốc gia trên thế giới đều mong muốn có một hệ thống luật
pháp phát triển hoặc trưởng thành. Chúng ta phải định nghĩa thế nào là một hệ
thống luật pháp trưởng thành?
Câu trả lời là: Có rất nhiều yếu tố để quy định
sự trưởng thành của một hệ thống pháp lý. Tuy nhiên có một số yếu tố sau đây là
tối quan trọng:
(1) Trước hết là tính tuyệt đối độc lập của nghành pháp lý. Điều này giả định một bản
hiến pháp quy định tam quyền phân lập như quan điểm của tư tưởng gia chính trị
người Pháp là Montequieu, trong hệ thống tổng thống chế tại Hoa Kỳ và những quốc
gia theo tổng thống chế. Theo quan điểm này thì tư pháp hoàn toàn độc lập với
hành pháp (tổng thống) và lập pháp (quốc hội).
Trong Quốc Hội chế như tại Anh Quốc và Nhật Bản,
vì không có tam quyền phân lập và phát xuất từ truyền thống “Quốc hội là tối
cao” (Parliamentary supremacy), nên cuối cùng chỉ còn nhị quyền phân lập, tức
nghành tư pháp phải hoàn toàn độc lập với quốc hội.
Xin lưu ý là trong cả 2 hệ thống dân chủ này,
thì tư pháp đều hoàn toàn độc lập.
(2). Tiếp theo đó, hiến pháp không những quy định “tính vi hiến” và “vô
hiệu lực” của những
sắc luật của lập pháp, hoặc những tác động của hành pháp đi ngược với hiến
pháp, mà không kém phần quan trọng là hiến pháp phải hình thành một định chế
hoàn toàn độc lập để tài phán về tính hợp hiến hay vi hiến của một sắc luật của
lập pháp hay một tác động của hành pháp như Tối Cao Pháp Viện hoặc tương đương
tại các quốc gia dân chủ chân chánh.
(3). Điểm thứ 3 vô cùng quan trọng và thường bị các nhà độc tài lẫn quần
chúng lãng quên, hoặc
không đánh giá đúng tầm quan trọng, đó là:
Một quốc gia chỉ trưởng thành về pháp lý khi chấp nhận tham gia ký kết, phê
chuẩn và thực thi các đều khoản trong các công ước quốc tế về các phương diện hội
nhập toàn cầu, nhất là khi liên hệ đến nhân quyền, dân quyền và các quyền tự do
chính trị.
Ngoài việc ký kết và phê chuẩn các công ước quốc
tế nêu trên, muốn thực thi các công ước này, thì các chính quyền liên hệ cần phải
thực thi 2 tác động.
Thứ nhất là tu chính các sắc luật quốc gia hầu
cập nhật và phù hợp với sự đòi hỏi của các công ước quốc tế và thứ hai là hệ thống
pháp lý, nhất là các tòa án cấp cao, phải có thẩm quyền duyệt xét sự tuân thủ
các công ước quốc tế, của mọi hữu thể pháp lý trong một quốc gia, từ các thành
phần của chính quyền đến xã hội dân sự.
Câu hỏi tiếp theo là tại sao Pháp Chế Xã hội chủ nghĩa tại VN lại bị định
vị là một hệ thống “lạc hậu”, “trẻ con” và nhất là như một đứa trẻ “không chịu
lớn”?
Hệ thống pháp lý xã hội chủ nghĩa của CSVN có
thể ví như một đứa trẻ “không chịu lớn” bỡi vì sự ức chế của đảng CSVN, qua Hiến
Pháp 2013 và các điều khoản tiêu biểu như điều 4HP (quy định sự lãnh đạo chính
trị tuyệt đối, vô điều kiện và vượt thời gian của đảng CSVN), điều 8HP quy định
nguyên tắc Tập Trung Dân Chủ (Thiểu số tuyệt đối phục tùng đa số, Cấp dưới phục
tùng tuyệt đối cấp trên, Địa phương phục tùng tuyệt đối trung ương, Hạ tầng cơ
sở phục tùng tuyệt đối Ban Chấp Hành Trung Ương) phải áp dụng không những cho
guồng máy chính quyền mà đặc biệt cho cả hệ thống pháp lý nữa.
Chính vì thế, hệ thống pháp lý “trẻ con” không
chịu lớn và bị ức chế này, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ có thể trưởng
thành, độc lập hầu phán xét một cách công tâm bất cứ một tranh chấp nào giữa
các thành phần xã hội dân sự và chính quyền, hoặc giữa các hữu thể pháp lý khác
nhau trong xã hội dân sự.
Thêm vào đó, Hiến Pháp 2013 không hề hiến định
hóa một định chế nào có thực quyền, độc lập, như Tối Cao Pháp Viện Tại Hoa Kỳ
(US Supreme Court), Úc Đại Lợi (High Court of Australia) hoặc một Hội Đồng Hiến
Pháp như tại Pháp (Conseil Constitutionel), hầu tài phán về tính vi hiến hay hợp hiến của
một sắc luật của lập pháp hay một tác động của hành pháp.
Tuy điều 119 (2) có quy định một cơ quan tài
phán về tính hợp hiến hay vi hiến, nhưng cơ quan này thiếu tính độc lập và từ
năm 2013 cho đến nay, CSVN vẫn không đếm xỉa đến việc thành lập cơ quan này.
Tính trẻ con của Pháp Chế Xã Hội Chủ Nghĩa
càng đậm nét khi chúng ta xét đến những công ước quốc tế quan trọng mà CSVN đã
tham gia ký kết, phê chuẩn và thề thốt thực thi, tiêu biểu như:
- Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948
- Bản Tuyên Ngôn quốc tế về các quyền dân sự
và chính trị
- Công ước LHQ chống tra tấn và
các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn ác, vô nhân đạo hoặc hạ nhục khác
- Các điều khoản
liên hệ đến việc thành lập nghiệp đoàn, các hội đoàn và xã hội dân sự khi ký kết
tham gia các hiệp ước thương mại CPTPP với các quốc gia xuyên Thái Bình Dương
và EVFTA với Liên Hiệp Âu Châu.
Tuy đã ký kết
và hứa hẹn thực thi, nhưng đảng CSVN vẫn phớt lờ, không những không tu chính
các sắc luật nội tại, hầu nâng cấp cho phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế đã ký kết,
mà còn cố tính xiết chặc sự đàn áp nhân quyền, dân quyền hầu củng cố đặc quyền
đặc lợi của đảng.
Công an CSVN,
dưới sự lãnh đạo của Tô Lâm, tàn ác với nhân dân khi sa lưới vào các đồn công
an, gây vô số tử vong nhân mạng, tra tấn và đối xử phi nhân với con dân nước Việt
và hoàn toàn phớt lờ công tác thông qua các sắc luật về hội đoàn, nghiệp đoàn
và xã hội dân sự.
Các tòa án
CSVN, hoàn toàn không đủ công tâm và cũng không đủ thẩm quyền pháp lý hầu duyệt
xét những vi phạm pháp lý, tinh thần các công ước quốc tế tại Việt Nam.
Một hệ thống
pháp lý trưởng thành như tại Hoa Kỳ, Anh Quốc, Úc Đại Lợi hay các nước Tây Âu
luôn trao cho các tòa án cấp cao quyền tài phán về những vi phạm các công ước
quốc tế mà quốc gia ký kết. Tầm mức quan trọng của sự thi hành các điều khoản
công ước quốc tế này không thua kém các vi phạm hiến pháp và nói lên tính tự trọng
và quốc thể của một dân tộc, khi đã hứa hẹn tôn trọng với quốc tế.
Hệ thống pháp
lý xã hội chủ nghĩa của CSVN là một “đứa trẻ vô tri” vì không biết tôn trọng quốc
thể của chính mình.
Như
thế phải làm gì để dân tộc có một hệ thống pháp lý trưởng thành, khôi phục quốc
thể cho dân tộc sau khi đã bị CSVN hạ nhục?
Muốn gỡ dây thì
phải tìm người buộc dây.
Đảng CSVN, với
những kẻ lãnh đạo bất xứng và tranh đoạt quyền lực như Nguyễn Phú Trọng và Tô
Lâm cần phải ra đi, hầu nhân dân có thể xây dựng một nền dân chủ hiến định,
pháp trị và đa nguyên chân chính. Hệ thống pháp trị mới sẽ tháo gỡ toàn diện những
ràng buộc xã hội chủ nghĩa phi lý và hệ thống pháp lý của dân tộc sẽ nhanh
chóng trưởng thành, khôi phục quốc thể.
No comments:
Post a Comment