Đối Thoại Điểm Tin ngày 26
tháng 05 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Xe tải chở hàng cứu trợ sắp
vào Gaza qua cửa khẩu Kerem Shalom
Tổng thống Macron tới Đức
trong chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên sau 24 năm
Quan chức Nhật và Trung Quốc
tới Hàn Quốc để hội đàm ba bên
Máy bay bị tác động bởi
nhiễu động nghiêm trọng đã quay trở lại Singap
Lần đầu tiên tàu chiến Hoàng gia Hà Lan thăm Việt Nam
Nga đề cao ‘quan điểm hợp lý’ của Việt Nam về Ukraine,
bày tỏ ‘quyết tâm đối thoại thực chất’
Việt Nam phản đối việc Trung Quốc cử tàu bệnh viện đến
Hoàng Sa
Quan chức Nhật và Trung Quốc tới Hàn Quốc để hội đàm
ba bên
Từ Kharkiv, Tổng thống Zelenskyy kêu gọi ông Biden và
ông Tập tham gia hội nghị thượng đỉnh hòa bình
Liên Hợp Quốc: Hơn 670 người chết trong vụ lở đất ở
Papua New Guinea
Tổng thống Macron tới Đức trong chuyến thăm cấp nhà
nước đầu tiên sau 24 năm
Vì
sao năng suất lao động trong doanh nghiệp Việt chỉ bằng 30% Singapore?
VinFast
thu hồi hơn 2.000 xe điện tại Việt Nam để thay thế linh kiện
Phú
Yên: đề nghị truy tố 22 cựu cán bộ liên quan sai phạm quản lý đất đai
Hạnh
đầu… độc của sư Thích Trúc Thái Minh
Phần
Lan muốn tiếp nhận lao động từ Việt Nam
ĐCSVN
có thể sẽ chưa trở lại trạng thái bình thường sau cải tổ
Chính
trường Việt Nam sẽ còn nhiều biến động ở “trận chung kết”
Bị
cấm xuất cảnh vì nợ thuế: cần quy định rõ ràng
Bộ
Quốc phòng điều tra sai phạm đất ở sân bay Nha Trang liên quan Tập đoàn Phúc
Sơn
Ban
hành cáo trạng truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trong vụ án gây thiệt hại hơn
94 tỷ đồng ở TPHCM
Khởi
tố cựu Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam về sai phạm đất đai
Toà
phúc thẩm ở Trà Vinh tuyên y án hai người hoạt động tôn giáo gốc Khmer Krom
Tiền
Giang: truy tố hai facebooker tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân
Liên
quan đến AIC, hai nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã Hội bị
Chính phủ kỷ luật
Philippines
sẽ tiếp tục tập trận và xây dựng liên minh an ninh bất chấp phản đối của Trung
Quốc
Sau
vụ bắt giữ ông Trần Văn Hiệp, Lâm Đồng vẫn không có Chủ tịch tỉnh hơn 150 ngày
Công
an Đà Nẵng khởi tố nhóm dùng mã độc chiếm hàng nghìn tài khoản mạng xã hội
Uỷ
ban Thường vụ Quốc hội không tán thành việc đổi tên Toà án
BBC
Chủ tịch nước Tô
Lâm: Ghế tổng bí thư có dễ dàng?
Kênh đào Phù Nam
Techo: ông Hun Sen lên tiếng về thời điểm khởi công
Vì sao các siêu sao
nhạc pop thống trị ngành giải trí, còn các ngôi sao điện ảnh mờ nhạt?
Cán bộ sợ trách
nhiệm: hệ quả của chiến dịch 'đốt lò'?
Phim về phụ nữ mại
dâm giành giải Cành cọ Vàng
Việt Nam dịch
chuyển sang hệ vũ khí NATO để giảm phụ thuộc Nga?
Từ hiện tượng sư
Thích Minh Tuệ: Thế nào mới là tu?
Cháy nhà trọ ở Hà
Nội, 14 người chết, Thủ tướng yêu cầu điều tra
Trung Quốc tập trận
'trừng phạt' Đài Loan: Bắc Kinh thù ghét tân Tổng thống Lại Thanh Đức
Tố Việt Nam bồi đắp
trái phép: Chiêu hỏa mù của Trung Quốc?
Trung Quốc ra quy
định bắt người, Việt Nam lên tiếng nhưng không rõ ràng
Bộ trưởng Công an
Việt Nam cần những tiêu chuẩn gì?
VinFast vướng nhiều vụ kiện tại Mỹ, giải thích 'đó là
điều bình thường'
Thượng tướng Trần Quốc Tỏ điều hành Bộ Công an: Em trai
ông Trần Đại Quang có thể làm bộ trưởng?
Việt Nam vừa trấn an, vừa kêu gọi 'đại bàng' FDI tự
nguyện giảm tiêu thụ điện?
Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước, hứa 'đoàn kết' trong
ban lãnh đạo Đảng
Xe VinFast gặp tai nạn 4 người chết, Mỹ tiến hành điều
tra
Quốc hội miễn nhiệm Bộ trưởng Công an Tô Lâm, ai sẽ thay?
Cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen yêu cầu điều tra những
người mạt sát ông bằng tiếng Việt trên TikTok
Việt Nam bắt thêm một nhà cải cách công đoàn, ông Vũ Minh
Tiến?
Công an và Quốc phòng: Bộ nào có 'quyền lực chính trị'
hơn?
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: quyền lực mới hay
phương án tạm thời?
Đại tướng Tô Lâm làm chủ tịch nước kiêm bộ trưởng Công
an?
Bà Trương Thị Mai mất chức, chính trường nhiễu động, từ
góc nhìn quốc tế
Tổng thống Pháp tới Đức trong chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên
sau 24 năm
Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản chuẩn bị họp cấp cao sau gần 5
năm
Tổng thống Zelensky mời đồng nhiệm Mỹ và chủ tịch Trung Quốc dự
hội nghị hòa bình Ukraina
Vệ tinh do thám : Đông đảo chuyên gia Nga đến Bình Nhưỡng
Nouvelle-Calédonie : TT. Macron sẵn sàng đưa dự luật cải cách
tranh cãi ra trưng cầu dân ý
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ có kế hoạch đến thăm Cam Bốt
Viện trợ Gaza : Nhiều tàu tiếp tế của Mỹ mắc cạn gần cầu cảng tạm
thời
Cành Cọ Vàng được trao cho Anora, bộ phim “dành cho tất cả
những người làm nghề mại dâm”
Bóng đá : Kylian Mbappé chia tay Paris Saint-Germain
Vatican cũng chuẩn bị cho Thế Vận Hội mùa hè 2024
Trung Quốc kết thúc hai ngày tập trận « trừng phạt » Đài
Loan
Reuters : TT Nga Putin sẵn sàng đàm phán về ngừng bắn và
« đóng băng » chiến tranh Ukraina
Gấu trúc Trung Quốc và gấu Nga trong điệu vũ chống phương Tây
Nga xâm lược Ukraina: Trung Quốc tiếp tục đặt cược ‘‘cả hai cửa’’,
Mỹ theo dõi sát
Nouvelle – Calédonie : Đọ sức tiếp diễn giữa phe phản đối cải
cách bầu cử và chính phủ
Họp ba bên Nhật – Trung – Hàn : Hạt nhân Bắc Triều Tiên không
nằm trong chương trình nghị sự
TIN TỨC: CHỦ NHẬT 26.05.2024
1) VIỆT NAM PHẢN ĐỐI
VIỆC TRUNG QUỐC CỬ TÀU BỆNH VIỆN ĐẾN HOÀNG SA
Việt Nam vừa lên tiếng phản đối việc
Trung Quốc vi phạm chủ quyền của nước này sau khi Bắc Kinh điều tàu bệnh viện
hải quân tới quần đảo Hoàng Sa nơi đang có tranh chấp ở Biển Đông.
“Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt
động vi phạm chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa”, trang VNExpress dẫn lời phó
phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt cho biết trong cuộc họp báo ngày
23/5, khi ông được hỏi về thông tin Trung Quốc điều tàu bệnh viện tới Hoàng Sa.
Tàu bệnh viện Hữu Ái (Youai) thuộc Bộ Tư lệnh Quân khu miền Nam của Quân đội
Giải phóng Nhân dân Trung Quốc gần đây được cho là đã thực hiện chuyến hành
trình kéo dài 7 ngày để cung cấp dịch vụ khám và điều trị y tế cho các binh sĩ
Trung Quốc đồn trú trên một số thực thể của quần đảo Tây Sa, tên gọi của Trung
Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa.
Ông Việt cho biết Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hành động cản trở, xâm phạm
chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình.
Ông Việt lặp lai các tuyên bố rằng Việt Nam có đầy đủ chứng cứ lịch sử và cơ sở
pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cũng hôm 23/5, khi được hỏi về thông
tin Trung Quốc ban hành quy định cho phép lực lượng hải cảnh nước này “bắt
người nước ngoài bị nghi xâm phạm biên giới” trên biển, ông Việt cho biết “Việt
Nam luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài
phán của Việt Nam tại các vùng biển, cũng như lợi ích chính đáng của công dân
Việt Nam phù hợp với UNCLOS 1982 và luật pháp của Việt Nam”.
Trung Quốc gần đây cho phép hải cảnh
nước này bắt giữ người nước ngoài vượt biên trái phép tới 30 ngày mà không cần
xét xử, thậm chí là 60 ngày trong những trường hợp phức tạp hơn.
2) CHÁY LỚN Ở HÀ NỘI, 14 NGƯỜI TỬ VONG
Thêm
một vụ cháy thảm khốc nữa vừa xảy ra ở một khu dân cư ở Quận Cầu Giấy, Hà Nội,
khiến cho 14 người chết và 3 người bị thương, báo chí trong nước đưa tin, một
lần nữa làm dấy lên quan ngại về những khu nhà trọ đông đúc, thiếu an toàn ở
các thành phố lớn ở Việt Nam.
Vụ
cháy xảy ra vào rạng sáng ngày 24/5 khi mọi người đang ngủ ở hai ngôi nhà nằm
sâu 200 mét trong ngõ nhỏ số 119 phố Trung Kính, Quận Cầu Giấy, trang mạng
VnExpress cho biết.
Trang
mạng này cho biết căn nhà phát ra đám cháy là nhà ở đơn lẻ nhưng được chủ nhà
mở dịch vụ cho thuê và sửa chữa xe máy điện, xe đạp điện ở tầng dưới. Bên cạnh
căn nhà này là nhà trọ cho thuê cao 3 tầng với 12 phòng. Tờ Tuổi Trẻ cho biết
gia đình gia chủ có 7 người và căn nhà trọ có 17 người đang thuê ở.
Giữa
hai căn nhà là khoảng sân để xe máy, xe máy điện và xe đạp điện. Ngọn lửa bùng
phát vào lúc 00h30 ‘từ khu vực để xe máy, xe đạp điện ở tầng 1 của chủ nhà, sau
đó lan ra căn nhà trọ sát bên’, theo VnExpress.
3) BỊ CẤM XUẤT CẢNH VÌ NỢ THUẾ: CẦN PHẢI CÓ QUY ĐỊNH RÕ RÀNG
Chủ tịch kiêm Giám đốc một Công ty trong lĩnh vực hóa chất hôm
18/5/2024 bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh vì nợ thuế gần một triệu đồng. Ngoài
người này, trong thông báo gửi Cục Quản lý xuất cảnh, Bộ Công an, Chi cục Quan
thuế cảng Sài Gòn khu vực IV, Cục Thuế thành Hồ cũng đề nghị tạm hoãn xuất cảnh
với một số đại diện doanh nghiệp nợ thuế từ vài chục đến hàng trăm triệu đồng.
Thông tin trên, theo truyền thông Nhà nước, đã khiến nhiều người
dân tỏ ra lo lắng. Rất nhiều người kinh doanh mua bán cần ra nước ngoài lấy
hàng, hoặc đi công tác, hội họp ký hợp đồng... Mua vé máy bay đặt lịch mọi thứ,
bỗng dưng tới sân bay thì mới biết mình bị cấm xuất cảnh thì thiệt hại rất nặng
nề.” “Vì dân không làm ăn với quốc tế được thì tiền đâu đóng thuế và duy trì bộ
máy hành chính”.
Theo luật sư Đặng Đình Mạnh thì “Hiện nay, quả là cơ quan thuế
có quyền ban hành văn bản ngăn chặn hoặc cấm xuất cảnh đối với công dân hoặc
đại điện doanh nghiệp đang nợ thuế. Căn cứ pháp lý của điều này quy định theo
Luật Xuất Nhập Cảnh. Điều đáng nói của quy định này khi chúng không nêu về mức
độ nợ thuế để áp dụng đã có thể đưa đến hậu quả lạm dụng tràn lan để cấm xuất
cảnh công dân.
RFA.
4) VIỆT NAM TÌM MUA VŨ KHÍ TỪ PHƯƠNG TÂY ĐỂ
GIẢM PHỤ THUỘC VÀO NGA
Sau khi Nga mở cuộc chiến tại Ukraine, Việt Nam dường như đang nỗ
lực đa dạng hóa kho vũ khí của mình, thông qua việc mua vũ khí từ Mỹ, Israel,
châu Âu và gần đây là Nam Hàn.
Dù vẫn tích cực đàm phán với “người bạn lâu năm” Nga về một thỏa
thuận cung ứng vũ khí mới, hành động mới của Hà Nội là lên kế hoạch mua pháo tự
hành Hanwha K9 của Nam Hàn để trang bị cho quân đội.
Tạp chí quốc phòng toàn cầu Janes cho biết Việt Nam được cho là
sẽ mua 108 khẩu pháo K9 Thunder với cỡ nòng 155mm theo tiêu chuẩn NATO, thay
cho các loại pháo có tuổi đời hàng chục năm dùng đạn 152mm từ thời Liên Xô.
Trước đó, vào tháng 9/2023, có thông tin Việt Nam và Mỹ đang đàm
phán về một thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong lịch sử giữa hai cựu thù, với
chiến đấu cơ F-16 là loại vũ khí chính được chuyển giao.
Từ Seoul, Tiến sĩ Yang Uk ở Viện nghiên cứu chính sách Asan nói
rằng việc Hà Nội tìm kiếm những nguồn cung cấp vũ khí ngoài Moscow “không thể
là tạm thời”. “Vì khả năng sản xuất của Nga có hạn và họ phải sử dụng cho cuộc
chiến ở Ukraine. Nga hiện tại thậm chí còn phải nhập cảng vũ khí từ Bắc Hàn,
nên Việt Nam không thể chỉ dựa vào Nga,” ông giải thích.
Giáo sư Alexander L Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu
Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye của Hoa Kỳ, cho rằng trong 10-20 năm tới,
Việt Nam sẽ phải có được những vũ khí tương đối hiện đại, và nhiều loại trong
số đó sẽ phải là từ các nước phương Tây chứ không thể đơn thuần là từ Nga được.
VNTB – Phá rừng phân lô bán nền rồi đổ lỗi cho thiên tai
VNTB – Quyền cấm sử
dụng đường giao thông công cộng
VNTB –
Tổng thống Putin muốn ‘đóng băng’ chiến sự ở Ukraine?
VNTB
– Sao lại cháy chung cư ở Hà Nội?
VNTB – Phương Hoàng Kim là ai?
26/05/1924:
Tổng thống Coolidge ký Đạo luật Nhập cư năm 1924
Kinh
nghiệm phát triển ngành bán dẫn: Trường hợp Nhật Bản
Quan
hệ Tập-Putin sẽ còn tồn tại lâu dài
Nghĩ vụn cái lễ
khen!26/05/2024
Thầy cô,
cha mẹ hay con buôn?26/05/2024
Tranh vòng tứ kết26/05/2024
Biếm:
Thích Hải Cẩu thọ giới Thích Bái Vong25/05/2024
Từ
chuyện Cục Đường Sắt Việt Nam, nghĩ về huyết mạch và viễn kiến25/05/2024
Ông
Thích Chân Quang tự ý sửa đổi giới cấm và điều nguyện của Phật giáo!25/05/2024
Sắp đặt
nhân sự và nhân tâm25/05/2024
Xe
điện – ẩn họa khi thiếu cảnh báo rủi ro và chuẩn bị ứng phó25/05/2024
“Ôi đất
nước u mê ngàn năm…”25/05/2024
Nguyễn
Văn Tuấn - Nhìn vào dòng chữ trong hình các bạn thấy có gì không ổn?
Nguyễn
Thông - Chỉ thích đánh nhau
Nguyễn
Duy Tuấn - Đừng bức tử sư Thích Minh Tuệ
Lê
Nguyễn - Sức mạnh bão táp của Hạnh đầu đà
Thích
Thanh Thắng - Hạnh đầu đà
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Phân tích: Vấn đề chọn phe của ASEAN trên bàn cờ chính trị Trung –
Mỹ 26/05/2024
Sự thật “tín chỉ carbon” – Người nghèo sẽ khóc! 26/05/2024
Chữ “Pháp” (法) của người tu hành 26/05/2024
ĐCSTQ nâng cao khả năng kiểm soát đối với chiến tranh thông tin 26/05/2024
Tin nổi bật (05-24-24): Nga muốn đàm phán NGỪNG BẮN với Ukraine
sau khi nhận ra yếu thế 26/05/2024
Những điều đáng kinh ngạc 26/05/2024
ĐCSVN có thể sẽ chưa trở lại trạng thái bình thường sau cải tổ 25/05/2024
Buông lỏng việc nhà riêng cho thuê trọ, kinh doanh: Giật mình thì
quá muộn! 25/05/2024
Chết cháy đến bao giờ? 25/05/2024
Cách tội phạm Trung Quốc rửa tiền ở quy mô toàn cầu 25/05/2024
Cứ lệnh mà ban, thưa Tổng bí thư! 24/05/2024
Giới quan sát: VN mất hàng tỷ đôla viện trợ do quan chức ‘quá lo
sợ’ bị đưa vào ‘lò’ 24/05/2024
Lại câu chuyện về giáo dục (*) 24/05/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Lật
tẩy chiêu thức tham ô hơn 68 tỷ đồng của nữ nhân viên kế toán
Chủ nhật, 26/5/2024 13:08 (GMT+7)
Nữ kế toán Đỗ Thương Thương lập khống danh
sách, chèn thông tin giả nhiều tổ chức, cá nhân để đề xuất chi trả tiền chế độ
bảo hiểm nhằm chiếm đoạt và bỏ trốn.
Như ANTĐ thông tin,
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội (Phòng Cảnh sát kinh tế) đã ra quyết định khởi
tố bị can, lệnh tạm giam đối với Đỗ Thương Thương (SN 1990; trú tại: phường Phú
Diễn, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) về tội Tham ô tài sản.
Theo điều tra của Đội Phòng ngừa, điều tra án
kinh tế, tham nhũng trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng (Đội 5) - Phòng
Cảnh sát kinh tế, qua công tác nắm tình hình về lĩnh vực bảo hiểm xã hội trên
địa bàn, cơ quan chức năng phát hiện tượng Đỗ Thương Thương - kế toán viên bảo
hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chi
trả tiền theo chế độ “Ốm đau thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe” cho người
lao động trên địa bàn quận Nam Từ Liêm, đã có dấu hiệu lập khống danh sách, chèn
thông tin giả nhiều tổ chức, cá nhân để đề xuất chi trả tiền chế độ bảo hiểm
nhằm chiếm đoạt tài sản và bỏ trốn.
Nhận định tính chất nghiêm trọng của vụ việc,
xâm hại trực tiếp đến nguồn ngân sách của Nhà nước thực hiện chi trả chế độ bảo
hiểm, Giám đốc CATP đã chỉ đạo Phòng CSKT phối hợp với các đơn vị có liên quan
tổ chức lực lượng, tiến hành các hoạt động điều tra, làm rõ sai phạm, hành vi
vi phạm pháp luật của Đỗ Thương Thương và các đối tượng có liên quan để xử lý
theo quy định của pháp luật. Kết quả điều tra ban đầu xác định: Khi có nhu cầu
thanh toán chế độ “ốm đau, thai sản, dưỡng sức, phục hồi sức khỏe”, các đơn vị
sử dụng lao động trên địa bàn quận Nam Từ Liêm tiến hành lập hồ sơ đề nghị gửi
đến bộ phận một cửa của Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm đề nghị thanh toán chế
độ theo quy định.
Sau đó, bộ phận chính sách của Bảo hiểm xã hội
quận xét duyệt hồ sơ trên phần mềm TCS (là phần mềm của bảo hiểm xã hội, kết
nối liên thông trong ngành qua mạng Internet). Nếu hồ sơ đủ điều kiện, bộ phận
chính sách sẽ chuyển hồ sơ kèm theo danh sách các cá nhân được hưởng chế độ
(gửi dữ liệu điện tử trên phần mềm TCS) cho nhân viên kế toán (là Đỗ Thương
Thương) để làm thủ tục chi trả, thanh toán chế độ theo quy định.
Trên phần mềm TCS, Thương tiến hành kiểm tra
dữ liệu điện tử trước khi in hồ sơ, tài liệu và danh sách các cá nhân, tổ chức
được thụ hưởng chế độ. Trong quá trình kiểm tra dữ liệu điện tử trên, Thương đã
chỉnh sửa thông tin dữ liệu hoặc lập khống danh sách các tổ chức, cá nhân được
thụ hưởng tiền chế độ; trong đó, Thương đã chỉnh sửa thông tin, số tài khoản
ngân hàng của các tổ chức, cá nhân được thụ hưởng tiền chế độ thành thông tin,
số tài khoản ngân hàng của 3 người (CQĐT bước đầu xác định, 3 người này là bạn
của Thương; được Thương nhờ nhận, chuyển tiền hộ, và không nhận được lợi ích gì
từ việc giúp Thương chuyển tiền).
Trên phần mềm kế toán, Thương chủ động chọn
đơn vị, cá nhân để lập ủy nhiệm chi và hạch toán vào tài khoản phải thu nhằm
che giấu hành vi vi phạm pháp luật.
Sau đó, Thương chuyển bảng kê danh sách các cá
nhân, tổ chức được thụ hưởng tiền chế độ (qua thư điện tử) sang ngân hàng để
ngân hàng tiến hành kiểm tra tính xác thực của thống tin chuyển khoản thanh
toán tiền chế độ và thông báo lại cho Thương để hoàn thiện hồ sơ chuyển tiền.
Cuối cùng, Thương in hồ sơ thanh toán tiền chế độ, trình cấp trên duyệt duyệt,
gửi sang ngân hàng để thực hiện ủy nhiệm chi.
Bằng thủ đoạn này, từ ngày 26/10/2022 đến ngày
19/02/2024, Thương đã chuyển vào các tài khoản ngân hàng của 3 người bạn với
tổng số tiền là hơn 68 tỷ đồng. Sau đó, 3 người bạn chuyển khoản toàn bộ
số tiền trên vào các tài khoản cá nhân của Thương. Nữ kế toán đã chi tiêu hết
toàn bộ số tiền đó vào mục đích cá nhân.
Ngày 18/3/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an Thành phố đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự tham ô tài sản xảy ra tại
Bảo hiểm xã hội quận Nam Từ Liêm. Đến ngày 26/4/2024, lực lượng Cơ quan Cảnh
sát điều tra Công an Thành phố phát hiện, bắt giữ Đỗ Thương Thương khi đối
tượng đang ẩn náu trên địa bàn phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu 1, tỉnh Bình Dương.
Giám đốc CATP đã chỉ đạo Cơ quan CSĐT CATP
khẩn trương điều tra làm rõ vụ án, củng cố hồ sơ, tài liệu, làm rõ hành vi phạm
tội của Đỗ Thương Thương và các đối tượng có liên quan (nếu có) để xử lý nghiêm
theo quy định của pháp luật.
Và từ kết quả đấu tranh, CATP đã có những đề
xuất, kiến nghị cấp có thẩm quyền để “bịt” những “lỗ hổng” trong lĩnh vực này,
không để đối tượng xấu lợi dụng thực hiện tội phạm.
Cựu
PGĐ Sở Kế hoạch và đầu tư TP.HCM nhận tiền, lệnh cấp dưới làm sai
Chủ nhật, 26/5/2024 06:32 (GMT+7)
Được hưởng lợi 1,9 tỷ đồng, lờ đi những điểm
vi phạm mà chuyên viên đã chỉ ra, bà Trần Thị Bình Minh (cựu Phó giám đốc Sở
KH&ĐT TP.HCM) chỉ đạo cấp dưới làm sai.
Viện kiểm sát Tối cao vừa truy tố bà Trần Thị
Bình Minh, cựu Phó Giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM, với cáo buộc đã bỏ qua sai
sót, tạo điều kiện cho AIC trúng thầu dự án 12 phòng thí nghiệm, gây thiệt
hại 33 tỷ đồng.
Theo cáo buộc, bà Trần Thị Bình Minh được giao
phụ trách Phòng kinh tế, có nhiệm vụ thẩm định, phê duyệt các dự án, trong đó
có Dự án 12 phòng thí nghiệm của Trung tâm Công nghệ sinh học (CNSH).
Do được ông Trần Mạnh Hà (Phó TGĐ Công ty AIC)
và Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm CNSH TP.HCM) nhờ tạo điều kiện, bà Minh
đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, chỉ đạo ông Phan Tất Thắng (cựu Phó
trưởng phòng) và Nguyễn Thái Nhi (chuyên viên Phòng kinh tế, Sở KH&ĐT
TP.HCM) lập tờ trình thẩm định, trình bà Minh phê duyệt điều chỉnh dự án khi
chưa thẩm định để kịp bố trí vốn cho Trung tâm thực hiện dự án.
Khi thẩm định dự toán, bà Minh biết rõ ông Xô
tự ý phê duyệt điều chỉnh danh mục thiết bị, dự toán 4 gói thầu giai đoạn 1 và
tổ chức đấu thầu, thực hiện hợp đồng khi chưa trình cấp có thẩm quyền điều
chỉnh dự án, điều chỉnh dự toán là phạm luật.
Thời điểm đó, Nguyễn Thái Nhi là chuyên viên
mới được tuyển dụng. Quá trình thẩm định điều chỉnh dự án, Nhi đã phát hiện
việc Trung tâm CNSH tự ý phê duyệt điều chỉnh danh mục thiết bị, dự toán 4 gói
thầu giai đoạn 1, tổ chức đấu thầu, ký thực hiện hợp đồng khi chưa trình cấp có
thẩm quyền là trái quy định của pháp luật. Khi đó, Nhi đề xuất bà Minh tổ chức
họp với Sở Tài chính, Sở NN&PTNT để xem xét thẩm định dự toán, nhưng bà Phó
giám đốc Sở KH&ĐT TP.HCM không đồng ý.
Bà Minh không yêu cầu xem xét, xử lý sai phạm
của Trung tâm CNSH để ngăn ngừa thiệt hại cho Ngân sách Nhà nước, cũng không tổ
chức họp theo đề xuất của chuyên viên.
Thậm chí, bà Trần Thị Bình Minh còn chỉ đạo,
yêu cầu Nhi tiếp tục thẩm định, điều chỉnh dự toán giai đoạn 2, giai đoạn 3,
tạo điều kiện cho Trung tâm CNSH, Công ty AIC hợp thức việc nâng giá dự toán
giai đoạn 1, nâng giá gói thầu giai đoạn 2 và 3, vi phạm quy định Luật đầu tư
công và các văn bản hướng dẫn thi hành, gây thiệt hại cho Nhà nước.
Trong việc này, bà Minh được hưởng
lợi 1,9 tỷ đồng. Đây là số tiền mà Phó TGĐ Công ty AIC Trần Mạnh Hà và ông
Dương Hoa Xô đã đưa cho bà Minh.
Ông Xô đã trích một tỷ đồng từ tổng số
hơn 14 tỷ đồng tiền nhận hối lộ của AIC đưa cho bà Minh. Trong khi
đó, ông Trần Mạnh Hà đã trực tiếp đưa cho bà Minh 900 triệu đồng
VKSND Tối cao cho rằng Nguyễn Thái Nhi là
chuyên viên mới được tuyển dụng, đã có báo cáo sai phạm về việc tự ý thay đổi
tăng dự toán giai đoạn 1 của Trung tâm CNSH khi chưa có quyết định phê duyệt
điều chỉnh dự án, nhưng thực hiện theo chỉ đạo của bà Minh.
Quá trình điều tra, Nhi thành khẩn khai báo,
tích cực hợp tác để giải quyết vụ án, chủ động nộp toàn bộ số tiền hưởng lợi
nên VKSND Tối cao cho rằng cần thực hiện chính sách nhân đạo, phân hóa vai trò,
không cần thiết xử lý trách nhiệm hình sự là phù hợp.
Một chuyên viên khác của Phòng Kinh tế Sở
KH&ĐT là Phan Trung Hiếu bị VKSND Tối cao cho rằng đã không theo dõi, giám
sát dự án đầy đủ, nên không biết Trung tâm CNSH tự ý phê duyệt tăng dự toán, đề
xuất bố trí vốn cho Dự án thêm 75 tỷ đồng (cho cả giai đoạn 2, trong
khi giai đoạn 2 chưa được phân bổ vốn do phải phê duyệt điều chỉnh lại Dự án).
Việc này dẫn đến Trung tâm thanh toán được toàn bộ giá trị dự toán tăng thêm
hơn 20 tỷ đồng.
Hành vi của chuyên viên Phan Trung Hiếu có dấu
hiệu thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tuy nhiên, Hiếu không biết việc Trung tâm
thông đồng, nâng giá thiết bị. Quá trình điều tra người này đã thành khẩn khai
báo, không hưởng lợi.
Bên cạnh đó, Luật Đầu tư công năm 2014 chưa
quy định rõ về thẩm quyền phê duyệt dự toán là của Chủ đầu tư, Trung tâm CNSH
hay cơ quan có thẩm quyền là Sở KH&ĐT, nên không xử lý hình sự đối với anh
Hiếu là phù hợp.
Giám
đốc và kế toán mua bán trái phép 131 hóa đơn
https://lifestyle.znews.vn/giam-doc-va-ke-toan-mua-ban-trai-phep-131-hoa-don-post1477349.html
Chủ nhật, 26/5/2024 07:21 (GMT+7)
Cơ quan CSĐT Công an huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) ra
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối
với 4 đối tượng về hành vi "Mua bán trái phép hóa đơn".
Các đối tượng gồm: Bùi Ánh Dương (SN 1975, trú
tại khu 6, xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa); Nguyễn Thị Vân Anh (SN 1985, trú tại khu
7, xã Vĩnh Chân, huyện Hạ Hòa); Vũ Thị Yến Chi (SN 1987, ở khu 6, xã Ấm Hạ,
huyện Hạ Hoà) và Nguyễn Văn Thức (SN 1970, ở khu 10, xã Bằng Luân, huyện Đoan
Hùng, tỉnh Phú Thọ). Đầu tháng 5/2024, qua công tác nắm tình hình, Công an
huyện Hạ Hòa phát hiện Chi, kế toán Công ty TNHH Thanh Hương Đoan Hùng, có địa
chỉ tại khu Cát Lâm 1, xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng, cùng Giám đốc công ty là Thức,
có dấu hiệu nghi vấn mua bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng.
Quá trình điều tra, Công an huyện Hạ Hòa xác
định: Từ tháng 3/2022 đến tháng 12/2023, Chi cùng Văn Thức đã xuất bán khống
131 hóa đơn giá trị gia tăng với tổng giá trị tiền ghi trong hoá đơn
trên 4,7 tỷ đồng cho Công ty TNHH MTV Giang Trường có địa chỉ tại khu
6, xã Hương Xạ, huyện Hạ Hòa do Dương làm giám đốc và Vân Anh làm kế toán, thu
lời trên 160 triệu đồng. Ngày 21/5, Cơ quan CSĐT Công an huyện Hạ Hòa đã ra
quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối
với các đối tượng Dương, Thức, Vân Anh và Chi về hành vi "Mua bán trái
phép hóa đơn".
Bắt
tạm giam đối tượng 'Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài'
Chủ nhật, 26/5/2024 18:19 (GMT+7)
Công an Phú Thọ cho biết Phòng Quản lý xuất
nhập cảnh phối hợp với Phòng An ninh điều tra Công an Phú Thọ triệt phá thành
công đường dây tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép.
Căn cứ vào các tài liệu thu thập được, Cơ quan
An ninh điều tra Công an tỉnh Phú Thọ đã ra quyết định khởi tố bị can, thực
hiện lệnh bắt tạm giam Phan Quang Tùng (SN 2003, trú tại khu Chanh, Đội 4, xã
Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) về hành vi “Tổ chức cho người khác
trốn đi nước ngoài”. Theo điều tra ban đầu, khoảng tháng 5/2023, Tùng cùng với
anh họ là Nguyễn Văn Tuấn (SN 1994, trú tại huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) xuất
cảnh sang Campuchia lao động bằng hộ chiếu phổ thông. Công việc Tùng và Tuấn được
giao là sử dụng các tài khoản mạng xã hội Telegram trao đổi, nhắn tin với các
tài khoản mạng xã hội khác để tăng tương tác trong các nhóm chat. Trong quá
trình làm việc tại Campuchia, Tùng có quen biết một người Việt Nam tên là Tuấn
Anh (Tùng không biết họ tên đầy đủ, nơi ở và chưa từng gặp Tuấn Anh ở Việt
Nam). Cuối tháng 7/2023, Tùng nghỉ việc trở về Việt Nam, lao động tự do tại thị
xã Phú Thọ.
Sau khi về Việt Nam làm việc, Tuấn Anh đã liên
lạc với Tùng qua Facebook để trao đổi về việc đang tìm người Việt Nam đưa sang
Campuchia làm việc. Công việc của những người này là sử dụng mạng máy tính kết
nối Internet để lừa đảo, chiếm đoạt tiền của khách hàng. Mức lương cho công
việc này là 800 USD/tháng và 200 USD chuyên cần. Mọi chi phí đi
lại sẽ do công ty bên Campuchia ứng chi trả. Số tiền này sẽ được trừ vào lương
của người được giới thiệu khi vượt biên thành công sang làm việc.
Tùng trao đổi về công việc, mức lương và được
sự đồng ý của 5 người gồm: Trần Đức Long (SN 2002); Phùng Văn Tâm (SN 2006);
Nguyễn Anh Đức (SN 1998); Nguyễn Văn Nghĩa (SN 2002, đều trú tại huyện Thanh
Sơn và Nguyễn Anh Tuấn (SN 2006, trú tại Thanh Thủy). Toàn bộ quá trình đi của
5 người trên đều không làm các thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh. Ngày 29/8/2023,
sau khi xuống sân bay Tân Sơn Nhất, 5 người của Tùng được một nhóm người đi xe
máy đợi sẵn, sau đó đưa vượt biên sang Campuchia. Khoảng 7 ngày sau khi ổn định
công việc tại Campuchia, Tùng tiếp tục liên lạc qua ứng dụng Facebook rủ thêm
Tạ Thành Công (SN 2004) và 1 người tên Hiệp (SN 2006) cùng trú tại Thanh Sơn để
sang làm việc. Mỗi người Tùng giới thiệu thành công sẽ được công ty chi trả với
số tiền 200 USD. Tuy nhiên, đến ngày 12/9/2023, do công ty bên Campuchia
giải thể, Công, Đức và Tuấn về Việt Nam.
Qua công tác nắm tình hình, Phòng Quản lý xuất
nhập cảnh Công an tỉnh Phú Thọ phát hiện đối tượng Tùng có dấu hiệu tổ chức đưa
dẫn một số công dân địa phương xuất cảnh trái phép sang Campuchia lao động bất
hợp pháp. Trước tình hình đó, Phòng Quản lý xuất nhập cảnh đã báo cáo, xin ý
kiến chỉ đạo của Ban giám đốc Công an tỉnh Phú Thọ để phối hợp với Phòng An
ninh điều tra tiến hành đấu tranh, làm rõ hành vi vi phạm của đối tượng. Căn cứ
kết quả xác minh, thu thập tài liệu và lời khai của đối tượng đã xác định Tùng
có 2 lần tổ chức đưa tổng số 7 người xuất cảnh trái phép sang Campuchia lao
động bất hợp pháp.
Dựng
70 phó chủ tịch, tổng giám đốc để lừa đảo huy động vốn
Chủ nhật, 26/5/2024 17:09 (GMT+7)
Quá trình hoạt động, Công ty Bankland
"vẽ" các dự án không có thật, "dựng" hàng chục phó chủ
tịch, tổng giám đốc để điều hành huy động vốn, lừa 4.736 nhà đầu tư ký hợp
đồng.
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội vừa hoàn thành
kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố Quản Văn Dương (40 tuổi, Chủ tịch
Công ty Cổ phần tập đoàn Bankland - gọi tắt Công ty Bankland); Vũ Đức Tĩnh (43
tuổi, cố vấn công ty); Nguyễn Thị Như (39 tuổi, Tổng giám đốc); Nguyễn Thanh
Vân (32 tuổi, kế toán trưởng); Nguyễn Văn Minh (33 tuổi, lao động tự do) về tội
“Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Trùm lừa đảo trong vai
"ông cố vấn"
Theo cơ quan điều tra, trong vụ án, Vũ Đức
Tĩnh chỉ đạo Nguyễn Thị Như, Quản Văn Dương, đứng ra thành lập Công ty Bankland
và lần lượt giữ các chức vụ Tổng Giám đốc, Chủ tịch HĐQT. Riêng bị can Tĩnh giữ
vai trò cố vấn, được chia 10% tổng số doanh thu.
Theo điều tra, công ty này thành lập năm 2021,
trụ sở tại quận Cầu Giấy, TP Hà Nội, với ngành nghề bất động sản, xúc tiến
thương mại, du lịch…Quá trình hoạt động, Bankland đã “biến tướng” huy động vốn
dưới hình thức đa cấp, rồi chiếm đoạt của nhà đầu tư.
Cụ thể, để nhiều người tham gia nộp tiền,
Dương và Như liên tục đưa ra các chương trình ưu đãi thi đua, khuyến mại, kích
cầu với các quà tặng giá trị như tặng vàng, sổ đỏ, ôtô, xe máy, iPhone…
Đáng chú ý, nhóm này còn tuyên truyền bán các
dự án bất động sản, dự án du lịch, chưa được cấp phép đầu tư (trong đó, có dự
án bất động sản tại xã Hồng Vân, huyện Thường Tín, Hà Nội).
Quá trình hoạt động, theo chỉ đạo của Tĩnh,
Bankland còn bổ nhiệm khoảng hơn 20 phó chủ tịch và khoảng 50 phó tổng giám
đốc. Việc bổ nhiệm này không có quyết định mà do công ty "tự phong"
cho họ.
Lãnh đạo công ty và cả
người nhà cũng là nạn nhân
Các phó chủ tịch và phó tổng giám đốc nhiệm vụ
tư vấn, thu hút nhà đầu tư theo các nội dung do công ty đã chuẩn bị trước. Một
số người được chỉ định phát biểu tại các hội nghị, hội thảo khách hàng để giới
thiệu về các gói đầu tư, chương trình thi đua khuyến mại, kích cầu với những
phần thưởng có giá trị lớn.
Hầu hết, nội dung trình bày tại hội nghị, hội
thảo hoặc các nội dung tư vấn cho các nhà đầu tư đều do Công ty Bankland soạn
sẵn để các phó chủ tịch, phó tổng giám đốc thực hiện.
Cơ quan điều tra xác định một bộ phận nhóm
lãnh đạo được “tự phong” chỉ làm công ăn lương, làm việc theo chỉ đạo và không
biết công ty lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Một số người trong nhóm cũng đầu tư
tiền để hợp tác với công ty, thậm chí rủ người thân, quen, bạn bè tham gia, đến
nay số tiền bị chiếm đoạt lớn.
Theo kết luận, Công ty Bankland thực tế không
có các dự án đầu tư về bất động sản, khách sạn, du lịch, từ khi thành lập,
doanh nghiệp chỉ nộp thuế môn bài 3 triệu đồng. Tổng cộng có 4.736 cá nhân đã
ký hợp đồng, nộp tổng số tiền 464 tỷ đồng cho Công ty.
Làm việc với kế toán Bankland, cơ quan điều
tra làm rõ dòng tiền thu của các nhà đầu tư đã được công ty chi tạm ứng, chi
hoa hồng, chi thưởng, chi lương, chi sự kiện…
Cá nhân bị can Tĩnh được Bankland chi
hơn 179 tỷ đồng với nội dung “chuyển Bác cả” (tức là biệt danh của
Tĩnh trong Công ty). Số tiền này, Tĩnh đem đi mua bất động sản tại nhiều nơi
như Hà Nội, Quảng Ninh.
Còn Tổng giám đốc Nguyễn Thị Như được chi
hơn 5 tỷ đồng, những "lãnh đạo" còn lại nhận lương cao từ vài
chục triệu đồng hoặc nhận thưởng ôtô...
Điều tra vụ đánh bạc
ở Nha Trang, phát hiện con bạc bị Interpol truy nã và 1 công an bảo kê
26/05/2024 09:36 GMT+7
Theo cáo trạng, quá trình điều tra vụ tổ chức
đánh bạc, đánh bạc lớn tại Nha Trang (Khánh Hòa), cơ quan điều tra phát hiện có
1 con bạc nước ngoài bị Interpol truy nã, 1 công an nhận hối lộ nhiều lần để
bảo kê sòng bạc.
TAND tỉnh Khánh Hòa vừa có thông báo xét xử vụ án với 18 bị cáo
bị Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố các tội tổ chức đánh bạc, đánh
bạc, đưa hối lộ và nhận hối lộ bị phát hiện tại câu lạc bộ poker Joker
Club tại TP Nha Trang.
Bắt đánh bạc, phát hiện tội phạm người Hàn
Quốc bị Interpol truy nã
Theo cáo trạng, ngày 3-2-2023, Cơ quan cảnh sát điều tra Công
an tỉnh Khánh Hòa ập vào câu lạc bộ Joker Club ở một khu đô thị thuộc phường
Phước Hải (TP Nha Trang), bắt quả tang nhóm người đánh bạc quy mô lớn.
Theo kết luận điều tra, có 4 bị can cùng góp vốn tổ chức
câu lạc bộ poker (còn gọi là đánh bài xì tố hay xì phé) Joker Club
tại khu đô thị nêu trên từ tháng 6-2022, lợi nhuận thu được từ câu lạc
bộ được chia theo tỉ lệ vốn góp.
Đó là các bị can Nguyễn Minh Hải (sinh năm 1973, trú
TP.HCM, chiếm 60% vốn), Nguyễn Hữu Văn (sinh năm 1993, trú TP Huế, gop
25% vốn), Hứa Vũ Long (sinh năm 1992, trú TP Nha Trang, góp 10% vốn) và
Nguyễn Đình Hoàng Long (sinh năm 1994, trú TP Nha Trang, góp 5% vốn).
Cả 4 bị can trên cùng với 7 bị can là người được thuê
làm, phục vụ đánh bạc tại Joker Club đều bị truy tố về tội tổ chức
đánh bạc.
Ngoài ra, 2 bị can Nguyễn Minh Hải và Nguyễn Đình Hoàng
Long (quản lý tổ chức và quản lý vận hành Joker Club) còn bị truy
tố về tội đưa hối lộ.
Bị can Long còn bị truy tố về tội đánh bạc (tham gia
đánh bạc khi bàn chơi vào chiều 3-2-2023 bị thiếu tay đánh bài).
Nhóm 7 bị can bị bắt quả tang ngay sòng bạc tại câu lạc
bộ poker Joker Club vào chiều 3-2-2023, bị truy tố về tội đánh bạc,
ngoài Long còn có 6 bị can khác.
Đặc biệt, trong số các con bạc bị bắt quả tang có ông
Ham Heungchul (sinh năm 1976, quốc tịch Hàn Quốc) là người bị cảnh sát
Hàn Quốc truy nã quốc tế về tội "trộm cắp tài sản" và
Interpol đã có thông báo truy nã từ tháng 8-2022.
Theo cáo trạng, Ham Heungchul đã trốn sang Việt Nam, đến TP
Nha Trang và trú tại khách sạn, tham gia đánh bạc và đã bị bắt quả
tang tại sòng bạc Joker Club. Hiện bị can này đang bị tạm giam tại
trại tạm giam Công an tỉnh Khánh Hòa.
Đưa hối lộ nhiều lần để được bảo kê
sòng bạc tại Nha Trang
Trong vụ án này có 1 bị cáo bị truy tố về tội nhận hối
lộ là Lường Tiến Quân (sinh năm 1981 tại Thanh Hóa, trú TP.HCM, hiện
được tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú).
Theo cáo trạng, khi gặp Nguyễn Minh Hải lần đầu vào tháng
9-2020 tại TP.HCM, Lường Tiến Quân (khi đó là phó trưởng phòng 4 thuộc
Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an tại phía Nam, phụ trách địa bàn
tỉnh Khánh Hòa về lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội) đã ra điều
kiện cho Hải chi tiền hằng tháng để được bảo kê cho các sòng bạc do Hải tổ chức
tại TP Nha Trang.
Sau khi gặp Quân, Nguyễn Minh Hải và Nguyễn Đình Hoàng
Long đã chuyển khoản nhiều lần (kể từ tháng 3-2022 đến tháng 1-2023)
vào các số tài khoản do Quân chỉ định để "đưa hối lộ".
Cáo trạng xác định Lường Tiến Quân đã nhiều lần nhận hối lộ là các khoản tiền mà Hải, Long đã
chuyển, tổng cộng 420 triệu đồng.
Quân bị bắt tạm giam một thời gian để điều tra, sau đó được thay
đổi biện pháp ngăn chặn là cho tại ngoại và cấm đi khỏi nơi cư trú.
Vụ đánh bạc lớn ở Nha
Trang: Mở nhiều sòng bạc, giao người nước ngoài điều hành
26/05/2024 17:23 GMT+7
Từ vụ án đánh bạc tại câu lạc bộ poker
'Joker Club', cơ quan điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã khui ra thêm các
sòng bạc khác cũng đã được lập tại TP Nha Trang, giao cho người Trung
Quốc, Campuchia điều hành.
Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, TAND tỉnh
Khánh Hòa sắp mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án "đánh bạc", "tổ
chức đánh bạc", "đưa hối lộ", "nhận hối lộ" tại câu
lạc bộ poker "Joker Club" (ở khu đô thị Hà Quang 2, TP Nha Trang).
"Quan hệ ngoại giao", nhiều lần
chuyển tiền bảo kê
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Khánh Hòa, trong quá
trình điều tra mở rộng vụ án nêu trên, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã xác định còn có tình trạng
"bảo kê" cho việc tổ chức đánh bạc tại TP Nha Trang.
Đó là "để duy trì hoạt động tổ chức đánh bạc và
đánh bạc, các bị can đã khai nhận phải chi tiền hằng tháng và biếu
tặng bằng tiền cho một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn liên quan
đến công tác phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội, quản lý địa
bàn nơi có các điểm chơi poker do các đối tượng tổ chức đánh bạc
lập để được "bảo kê" hoạt động mà không bị kiểm tra,
phát hiện, bắt giữ".
Cụ thể, từ năm 2017 đến giữa năm 2020, bị can Nguyễn Minh
Hải (trú TP.HCM) và một số người góp vốn tổ chức cho khách chơi bài
poker (còn gọi là đánh bài xì tố hay xì phé) đánh bạc thắng, thua
bằng tiền ở các địa điểm khác.
Ban đầu, Nguyễn Minh Hải và những người góp vốn đã mở 10
bàn chơi bài poker tại "Nha Trang Bridger and Poker Club" trong
khu vực khách sạn C30 Nguyễn Thiện Thuật (đường Nguyễn Thiện Thuật,
TP Nha Trang, Khánh Hòa).
Việc quản lý, vận hành "Nha Trang Bridger and Poker
Club" gồm 10 bàn chơi bài được giao cho một số người Trung Quốc,
Campuchia đảm nhận.
Còn Nguyễn Minh Hải chịu trách nhiệm về "quan hệ
ngoại giao", lo đối phó với các cá nhân, tổ chức để duy trì
hoạt động của các sòng bài đó.
Tháng 9-2020, Nguyễn Minh Hải có thông tin về việc Cục
Cảnh sát hình sự - Bộ Công an đang có kế hoạch kiểm tra các địa
điểm poker tại TP Nha Trang, nên đã tìm cách liên hệ với Lường Tiến
Quân (phó trưởng Phòng 4 thuộc Cục Cảnh sát hình sự - Bộ Công an tại
phía Nam, phụ trách địa bàn tỉnh Khánh Hòa về lĩnh vực phòng chống
tệ nạn xã hội) để nhờ giúp đỡ và Quân đồng ý gặp Hải.
Khi gặp Hải lần đầu vào tháng 9-2020 tại TP.HCM, Quân ra
điều kiện phải chi tiền cho Quân hằng tháng để được hoạt động chơi
poker tại khách sạn C30 Nguyễn Thiện Thuật, TP Nha Trang mà không bị
Cục Cảnh sát hình sự kiểm tra, bắt giữ. Hải đồng ý.
Lúc dịch bệnh COVID-19 bùng phát tại Khánh Hòa, Nguyễn Minh Hải đã chuyển địa điểm,
mở tổng cộng 12 bàn poker tại khách sạn Emerald Bay (số 100/8 Trần
Phú, phường Lộc Thọ, TP Nha Trang) và khách sạn Botton (số 6 đường
Phạm Văn Đồng, TP Nha Trang), mỗi khách sạn có 6 bàn poker.
Sau đó, Lường Tiến Quân yêu cầu Nguyễn Minh Hải liên hệ
với người do Quân chỉ định để chuyển tiền cho Quân. Kể từ tháng
3-2022 Hải đã chuyển tiền nhiều lần cho Quân qua các số tài khoản
được người phía Quân cung cấp.
Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Khánh Hòa, số tiền
Hải và Nguyễn Đình Hoàng Long (được giao quản lý vận hành câu lạc
bộ poker "Joker Club") chuyển nhiều lần để đưa hối lộ và
Lương Tiến Quân đã "nhận hối lộ" tổng cộng 420 triệu đồng
(từ tháng 3-2022 đến tháng 1-2023).
Từ vụ đánh bạc bị bắt quả tang, khui ra
nhiều manh mối khác
Tháng 6-2022, Nguyễn Minh Hải cùng 3 người khác góp vốn
tổ chức câu lạc bộ poker "Joker Club" tại khu đô thị Hà Quang
2 (phường Phước Hải, TP Nha Trang) để thu tiền tổ chức đánh bạc (thu
5% số tiền thắng cược theo mỗi ván bài).
Ngày 3-2-2023, Phòng cảnh sát hình sự Công an tỉnh Khánh
Hòa bắt quả tang vụ đánh bạc và tổ chức đánh bạc tại câu lạc
bộ poker "Joker Club".
Sau đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa
đã khởi tố vụ án hình sự, điều tra và đã khởi tố, đề nghị truy
tố tổng cộng 18 bị can về các tội "đánh bạc", "tổ
chức đánh bạc", "đưa hối lộ" và "nhận hối lộ"
như báo Tuổi Trẻ Online đã thông tin.
Quá trình điều tra vụ án đánh bạc tại câu lạc bộ poker
"Joker Club", Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa
đã mở rộng điều tra ra thêm được việc tổ chức các sòng bạc cho
người Trung Quốc, Campuchia điều hành hoạt động tại Nha Trang kể trên.
Phiên tòa sơ thẩm vụ án nêu trên đã được TAND tỉnh Khánh Hòa mở
vào ngày 23-5. Tuy nhiên, do vắng 2 bị cáo Lường Tiến Quân, Cao Thanh Thúy;
vắng nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người làm chứng; 1 luật sư
có đơn đề nghị hoãn phiên tòa.
Do đó, tòa quyết định hoãn xử, thông báo mở lại phiên tòa vào
ngày 5-6 tới.
Kết luận điều tra vụ 'hô biến' hơn
300.000m2 đất trồng cây thành đất ở tại Phú Yên
Huyền Oanh
26/05/2024
| 13:48
TPO - Ngày 26/5, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Phú
Yên cho biết, vừa hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị Viện KSND tỉnh truy tố
22 cựu cán bộ, công chức ở thị xã Đông Hòa về các tội: Vi phạm về quản lý đất
đai; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng…
Cụ thể, Cơ quan CSĐT đề nghị truy tố các bị can: Võ Ngọc Hòa, nguyên Chủ tịch UBND TX Đông Hòa;
Lê Tấn Thảo, nguyên Phó Chủ tịch UBND thị xã, cùng 4 cựu cán bộ Phòng TN&MT
TX Đông Hòa về tội vi phạm về quản lý đất đai. Riêng bị can Lưu Hạnh (nguyên
Phó chủ tịch UBND TX Đông Hòa) đề nghị truy tố về tội thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Các bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội "Lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ", họ là cựu cán bộ UBND phường
Hòa Hiệp Trung; UBND xã Hòa Hiệp Nam; Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai TX
Đông Hòa; công chức Sở TN&MT Phú Yên... Theo kết luận điều tra, từ năm 2013
đến năm 2019, tại TX Đông Hòa, các cán bộ có chức
vụ, quyền hạn trong cơ quan
chính quyền và cơ quan chuyên môn ở địa phương này đã vì động cơ vụ lợi cá
nhân, có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn, làm trái công vụ để tham mưu, ký
1.156 quyết định cho phép hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất từ
đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất lúa sang đất ở trái quy
định.
CQĐT xác định, tổng diện tích sai phạm là 308.175,8m2,
có giá trị quyền sử dụng đất được quy định thành tiền là hơn 432 tỷ đồng.
Ngoài ra những cán bộ nêu trên còn ký cấp 8 Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất lần đầu cho hộ gia đình và cá nhân trái quy định pháp luật
với diện tích sai phạm gần 12.000m2, gây thiệt hại cho Nhà nước gần
33 tỷ đồng.
Những hành vi sai phạm trên của các bị can đã làm phá vỡ quy
hoạch, kế hoạch sử dụng đất của TX Đông Hòa, gây mất uy tín, lòng tin của nhân
dân vào hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai, xâm phạm hoạt động đúng
đắn của cơ quan Nhà nước.
Thủ tướng kỷ luật nguyên Chủ tịch
tỉnh Phú Yên, 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động
PV
26/05/2024
| 09:50
TPO - Trong tuần (từ 20 đến 25/5), Thủ tướng
Chính phủ đã có các quyết định thi hành kỷ luật đối với ông Phạm Đình Cự,
nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, và 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội.
Xóa tư cách Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên với ông
Phạm Đình Cự
Ngày 25/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số
449/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với ông Phạm
Đình Cự, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên.
Theo báo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ
luật bằng hình thức Xóa tư cách chức vụ Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên nhiệm kỳ
2011-2016 đối với ông Phạm Đình Cự do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong
công tác và Ban Bí thư đã thi hành kỷ luật về đảng. Trước đó, tại kỳ họp thứ
37, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét đề nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Phú Yên về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Phạm Đình Cự, nguyên
Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phú
Yên đã suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy định những
điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, vi phạm quy định của
Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao,
gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ
chức đảng và cơ quan quản lý nhà nước địa phương.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban
Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Phạm Đình Cự.
Ngày 9/4, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình
thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Phạm Đình Cự, đồng thời đề nghị các cơ
quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.
Thi hành kỷ luật 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội
Ngày 23/5, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký các quyết định của
Thủ tướng Chính phủ về việc thi hành kỷ luật đối với 2 nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội.
Theo đó, tại Quyết định số 446/QĐ-TTg ngày 23/5/2024, Thủ tướng
quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh Văn Tí - nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội -
do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật Đảng.
Còn tại Quyết định số 447/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định
thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Nguyễn Ngọc Phi, nguyên Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội. Lý do
ông Phi đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã thi hành kỷ luật Đảng. Trước đó, tại kỳ họp thứ 37, thực hiện chỉ
đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, xem xét
kết quả kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm đối với Ban cán sự Đảng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban cán
sự Đảng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân
chủ, quy chế làm việc.
Ban cán sự Đảng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng được xác
định thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Bộ và một số tổ chức,
cá nhân vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong
tham mưu, thực hiện cơ chế, chính sách về lĩnh vực đào tạo dạy nghề; trong thực
hiện các gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái
AIC thực hiện.
Theo Ủy ban Kiểm tra Trung ương, những vi phạm nêu trên đã ảnh
hưởng đến kết quả thực hiện chiến lược phát triển dạy nghề, gây hậu quả nghiêm
trọng, khó khắc phục; nguy cơ thiệt hại, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà
nước và nguồn nhân lực xã hội; dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ
chức Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước, đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn
Ngọc Phi, Bộ Chính trị cũng đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo đối với ông
Huỳnh Văn Tí.
No comments:
Post a Comment