Wednesday, May 15, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 15 tháng 05 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly

 

Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Bộ Ngoại giao Mỹ trình Quốc hội xem xét khoản viện trợ vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Anh, Mỹ cảnh báo về mối đe dọa an ninh mạng từ Trung Quốc

Phạm Thái Hà, thư ký ông Vương Đình Huệ, bị Đảng khai trừ

Giới khoa học: nắng nóng tháng 4 ở châu Á khốc liệt hơn là do biến đổi khí hậu

Mexico, Việt Nam có thể là cửa ngõ cho Trung Quốc né hàng rào thuế quan mới của Mỹ

Thủ tướng Chính: Việt Nam coi phát triển quan hệ với Trung Quốc là ‘ưu tiên hàng đầu’

Việt Nam thanh tra thị trường vàng trong tuần này

Cổ phiếu VinFast tăng nóng hơn 50% chỉ trong một ngày

Bộ Ngoại giao Mỹ trình Quốc hội xem xét khoản viện trợ vũ khí 1 tỷ USD cho Israel

Philippines tăng cường bảo vệ các địa điểm ở Biển Đông

Úc dự định sẽ giới hạn số lượng du học sinh

Mỹ bắt đầu cấm nhập khẩu uranium tinh chế của Nga từ ngày 11/8

Sự phức tạp của quá trình ‘bóc nhãn NME’ cho Hà Nội

 

RFA

Trại giam Gia Trung cho hai TNLT đi khám tổng quát sau nhiều tháng đề nghị

Chế độ đảng toàn trị thăng trầm: tha hóa quyền lực và suy vong (phần 4)

Chế độ đảng toàn trị thăng trầm: tha hóa quyền lực và suy vong (phần 3)

Chế độ đảng toàn trị thăng trầm: tha hóa quyền lực và suy vong (phần 2)

Chế độ đảng toàn trị thăng trầm: tha hóa quyền lực và suy vong (phần 1)

Giáo dân xứ Thanh Hải phản đối chính quyền xây trường trên đất mượn của nhà thờ

Việt Nam vẫn loay hoay với việc sáp nhập và tinh giản

Chuyên gia: Việt Nam nên quan sát tình hình Philippines để chuẩn bị cho mình

Trung Quốc điều 300 quân đến tập trận cùng Campuchia

Hà Nội không cho tổ chức giải đấu Poker thế giới vì lo ngại đánh bạc trá hình

Bộ Chính trị đề nghị khai trừ Đảng ông Mai Tiến Dũng, Dương Văn Thái, xem xét kỷ luật ông Lê Thanh Hải

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao

Hãng xe điện Trung Quốc GAC vào thị trường Việt Nam

Bộ Thông tin Truyền thông thừa nhận không gỡ được hết các video “truy tìm kho báu của bà Trương Mỹ Lan”

Công an Long An yêu cầu hồ sơ khám chữa bệnh của ba người ở Tịnh thất Bồng Lai để điều tra cáo buộc loạn luân

Quảng Ninh: hầm lò sạt lở khiến ba người tử vong

Ngân hàng nhà nước đấu thầu hơn tám ngàn lượng vàng SJC

Cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long sẽ ra tòa phúc thẩm ngày 15/5

Báo Bắc, báo Nam

 

BBC

Chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội: quyền hạn tới đâu và ai sẽ làm?

Trung Quốc, Campuchia tập trận lớn, Việt Nam lo ngại gì?

Thủ tướng Lý Hiển Long từ chức: Chuyển giao chức vụ, có chuyển giao quyền lực?

Ai có thể làm Bộ trưởng Công an nếu ông Tô Lâm nhận nhiệm vụ mới?

Ông Lê Thanh Hải: Bộ Chính trị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?

Vì sao ông Putin thay Bộ trưởng Quốc phòng ‘trung thành’ bằng một nhà kinh tế?

Việt Nam sẽ gia nhập BRICS hay chần chừ vì ngoại giao 'cây tre'?

Trung ương Đảng sắp họp: bố trí nhân sự cho 'Tứ Trụ'?

Mặt Trăng chỉ là 'bước đệm' cho tham vọng vũ trụ của Trung Quốc

Tàu chiến Ấn Độ cập quân cảng Cam Ranh, tăng cường quan hệ quốc phòng

Chính trị Việt Nam xáo động, tại sao Trung Quốc được nhắc tới?

Trung Quốc vẫn truy đuổi gắt gao lãnh đạo biểu tình Thiên An Môn

Việt Nam

Tổng thống Vladimir Putin sẽ thăm Việt Nam vào lúc nào?

Giá vàng 'điên loạn', phải bỏ độc quyền nhà nước mới hết?

Trung Quốc nói đã 'đuổi' tàu khu trục Mỹ áp sát Hoàng Sa

Việt Nam sắp đón ông Putin hay bận gì mà từ chối tiếp quan chức EU?

Vì sao Việt Nam ráo riết vận động hành lang để Mỹ cho ra khỏi danh sách ‘nền kinh tế phi thị trường’?

Mai mối cô dâu Việt ở Singapore: Đổi đời hay mộng đẹp vỡ tan?

Họp Quốc hội: Bầu chủ tịch nước và chủ tịch Quốc hội cho đủ ‘Tứ Trụ’?

Vụ trưởng Nguyễn Văn Bình là ai mà bị bắt trước phiên điều trần của Mỹ với Việt Nam?

Ông Lê Thanh Hải bị đề nghị kỷ luật vì liên quan vụ Vạn Thịnh Phát

Cây xanh Công Minh bị điều tra, hé lộ vụ án 'đặc biệt nghiêm trọng'?

Ông Lê Thanh Hải bị báo Đảng gọi tên: Tại sao và có ý nghĩa gì?

Thu hồi vaccine Covid-19 AstraZeneca trên toàn cầu, Việt Nam thì sao?

 

RFI

Ngoại trưởng Mỹ bất ngờ đến Ukraina trong lúc Nga huy động 30.000 quân tấn công Kharkiv

Trung Quốc phát hành 138 tỷ đô la trái phiếu chính phủ để thúc đẩy kinh tế

Pháp : Khai mạc liên hoan phim Cannes trong bối cảnh nhiều bê bối tình dục có nguy cơ bị phanh phui

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Liên hoan phim Cannes và di sản từ phong trào công nhân

Putin đến Bắc Kinh tìm cách « giải độc » vũ khí « đô la » của Mỹ ?

Công nghiệp : Trung Quốc trong thế đối đầu với Liên Âu

Mỹ tăng 18 tỉ đô la thuế với hàng nhập khẩu Trung Quốc để chống ‘‘cạnh tranh bất chính’’

Ngoại trưởng Hàn Quốc công du Trung Quốc lần đầu tiên từ hơn 6 năm

Ngoại trưởng Ukraina « lặng lẽ » đến Serbia, Nga phản ứng mạnh mẽ

Hai tập đoàn pin mặt trời Trung Quốc rút khỏi một dự án công châu Âu

Tấn công Rafah, Israel đẩy quan hệ ngoại giao với Ai Cập đến bờ vực thẳm

Cải tổ nội các bất ngờ : Tổng thống Nga thay bộ trưởng Quốc Phòng

Gruzia : Tiếp tục biểu tình rầm rộ chống “luật Nga”

Choose France 2024 : Các công ty nước ngoài cam kết đầu tư 15 tỉ euro vào Pháp

Ấn Độ-Thái Bình Dương : Pháp - Việt khác về lợi ích nhưng cùng phải "đối phó" với Trung Quốc

Thay bộ trưởng Quốc Phòng, Putin chuẩn bị cho một cuộc chiến lâu dài ?

Chiến tranh Ukraina : Các điệp viên Nga ồ ạt tái xuất ở châu Âu ?

Nga tấn công mạnh vùng Kharkiv, quân đội Ukraina thừa nhận « thành công chiến thuật » của Matxcơva

(Philstar) - Bắc Kinh triển khai lực lượng ngăn chặn nhiều tàu Philippines tiếp cận bãi cạn Scarborough. Hôm nay, 14/05/2024, 100 tàu đánh cá của tổ chức thanh niên Atin Ito, Philippines đến bãi cạn Scarborough để thể hiện quyết tâm bảo vệ chủ quyền đất nước. Tuy nhiên, theo quan sát của một cựu quan chức Không Quân Hoa Kỳ, Trung Quốc đã cử một lực lượng lớn đến phong tỏa bãi cạn này với ít nhất 4 tàu tuần duyên và 26 tàu dân quân biển. 

(Reuters) - Mỹ và Đài Loan âm thầm tiến hành tập trận hàng hải chung vào tháng 4. Reuters hôm nay, 14/05/2024, dẫn lời các nguồn tin cho biết cuộc diễn tập không chính thức lần này ở Tây Thái Bình Dương nhằm tăng cường hợp tác giữa hải quân hai bên trước các mối đe dọa quân sự ngày căng gia tăng từ Trung Quốc, nhưng được giữ kín do lo ngại có thể gây ra căng thẳng với Bắc Kinh. Nguồn tin cho hay khoảng 6 tàu chiến từ hai bên, gồm các tàu hộ tống và tàu hậu cần, đã tham gia cuộc tập trận, nhằm diễn tập các hoạt động cơ bản như liên lạc, tiếp nhiên liệu, tiếp tế.

(AFP) - Tòa án Bắc Ireland chặn luật trục xuất những người xin tị nạn đến Rwanda của Vương quốc Anh. Hôm qua, 13/05/2024, một thẩm phán Tòa án Tối cao ở Belfast đã ra phán quyết rằng luật mới này của Anh sẽ không có hiệu lực ở Bắc Ireland vì lý do nhân quyền. Trước đó, các luật sư của Ủy ban Nhân Quyền Bắc Ireland lập luận rằng đạo luật này vi phạm các nghĩa vụ trong nước và quốc tế mà Vương quốc Anh đã ký kết với Liên Hiệp Châu Âu nhằm chi phối các thỏa thuận hậu Brexit ở Bắc Ireland và vi phạm hàng loạt các điều khoản trong Công ước Châu Âu về Nhân quyền (ECHR), mà London đã ký.

(AFP) – Luân Đôn triệu mời đại sứ Trung Quốc. Bộ Ngoại Giao Anh hôm nay, 14/05/2024, trong thông cáo, lên án « rõ ràng » Trung Quốc có thái độ hành xử « không thể chấp nhận » như tấn công mạng, gián điệp và treo thưởng truy lùng các nhà đấu tranh ủng hộ dân chủ Hồng Kông. Luân Đôn tố cáo Bắc Kinh can thiệp vào chuyện nội tình nước Anh sau khi đưa ra xét xử ba người bị cáo buộc hoạt động gián điệp cho Trung Quốc : Chi Leung (Peter) 38 tuổi, Matthew Trickett 37 tuổi và Chung Biu Yuen 63 tuổi.

(Yonhap) – Một phái đoàn khoa học Bắc Triều Tiên thăm Nga. Phái đoàn do người đứng đầu Ủy ban Khoa học và Công nghệ Quốc gia Ri Chung Il dẫn đầu, hôm nay, 14/05/2024, đã rời Bình Nhưỡng đến Matxcơva để tham dự cuộc họp lần thứ 8 của Tiểu ban Khoa học và Công nghệ, thuộc Ủy ban Hợp tác Thương mại, Kinh tế và Trao đổi Khoa học Nga – Triều. Đại sứ Nga tại Bắc Triều Tiên, Alexandre Machegora, còn nói thêm rằng một nghị định thư sẽ được ký kết nhân cuộc họp liên chính phủ này.

(AFP) – Washington cấm bán một khu đất cho một doanh nghiệp Trung Quốc. Nhà Trắng hôm qua, 13/05/2024, thông báo cấm bán một khu đất cách không xa một địa điểm hạt nhân quân sự Mỹ cho doanh nghiệp MineOne Partners, một công ty theo luật Quần đảo Vierges Anh, nhưng do người Trung Quốc nắm đa số, chuyên « khai thác » tiền ảo. Washington viện dẫn một đạo luật có từ năm 1950 để cấm doanh nghiệp này sở hữu một khu đất gần căn cứ không quân Francis Warren, nơi cất trữ các bệ phóng tên lửa hạt nhân của Mỹ.

(AFP) – 11 quốc gia châu Âu kêu gọi Liên Âu phê chuẩn luật về khôi phục các hệ sinh thái bị tàn phá. Ba ngày trước cuộc họp của bộ trưởng Môi Trường Liên Âu (EU) tại Luxembourg, bộ trưởng Môi Trường 11 nước (gồm Pháp, Irland, Đức, Tây Ban Nha, CH Séc, Luxembourg, Estonia, Litva, Đan Mạch, Slovenia và Chyprus) hôm nay, 14/05/2024, kêu gọi các nước còn lại của EU phê chuẩn đạo luật quan trọng bậc nhất trong Thỏa ước chuyển sang nền kinh tế xanh của EU. Đạo luật đã được Nghị Viện Châu Âu và các quốc gia thành viên chấp thuận về nguyên tắc hồi giữa tháng 11/2023. Đạo luật, sau khi đã được Nghị Viện chính thức phê chuẩn tháng 2/2024, còn phải được chính quyền các nước EU chính thức phê chuẩn (với ít nhất 15 quốc gia thành viên, đại diện cho 65% dân cư của khối).

(AFP) – Trung Quốc và Cam Bốt chính thức thông báo ngày khai mạc tập trận ‘‘Rồng vàng’’ thường niên. Theo Quân đội Cam Bốt, hôm qua, 13/05/2024, kể từ ngày 16/05 và kéo dài trong hai tuần, cuộc tập trận sẽ diễn ra tại trung tâm huấn luyện tỉnh miền trung Kampong Chhnang, và ngoài khơi tỉnh miền nam Preah Sihanouk, với sự tham gia của hơn 2.000 binh sĩ, trong đó có 760 quân nhân Trung Quốc. Theo người phát ngôn Quân đội Cam Bốt, tập trận năm nay ‘‘quy mô lớn hơn’’ các năm trước xét về số lượng binh sĩ và phương tiện được huy động’’. Tổng cộng 14 tàu chiến, trong đó có ba tàu Trung Quốc, hai trực thăng và 69 xe tăng, tham gia.

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Tư 15.05.2024

1/ HÀNG NGÀN GIÁO DÂN PHẢN ĐỐI XÂY TRƯỜNG TRÊN ĐÁT NHÀ THỜ

Nhà cầm quyền tỉnh Bình Thuận dự tính xây mới hai trường học đạt chuẩn quốc gia trên phần đất mượn của nhà thờ giáo xứ Thanh Hải từ năm 1975 nhưng vấp phải phản ứng của các giáo dân.

Vào sáng sớm ngày 8/5, hàng ngàn giáo dân thuộc phường Thanh Hải ở thành phố Phan Thiết đã kéo đến sân nhà thờ để phản đối việc nhà cầm quyền phường cử người đến đo đạc phần đất của trường tiểu học và trường mẫu giáo Thanh Hải đang toạ lạc trong khuôn viên nhà thờ.

Một thành viên hội đồng mục vụ cho biết trong ngày 14/5 là giáo dân đã yêu cầu ngưng ngay việc này. Hội đồng mục vụ cũng yêu cầu chấm dứt việc đo đạc mà không thông báo trước. Một quan chức địa phương đã tiếp nhận yêu cầu của giáo xứ và báo cáo lên cấp trên, từ đó đến nay nhà cầm quyền chưa có hành động gì mới.

Cần biết là vào ngày 1/3 năm ngoái, nhà cầm quyền thành phố Phan Thiết đồng ý trả lại một mảnh đất cho giáo xứ và giữ lại mảnh kia để xây dựng mới trường học với quy mô 10 phòng học. Tuy nhiên, nhà cầm quyền tránh dùng từ “trả lại đất”, thay vào đó lại nói là đáp ứng đề nghị cấp đất mở rộng giáo xứ.

Ngày 16/2 vừa qua, sau khi có tin tòa giám mục công bố sơ đồ quy hoạch trường học mới của nhà cầm quyền Phan Thiết trên đất của giáo xứ Thanh Hải, giáo dân đã kéo đến tòa giám mục để phản đối việc đồng ý với kế hoạch của nhà cầm quyền địa phương.

Giáo xứ Thanh Hải được thành lập từ năm 1955 và giáo dân là những người di cư từ Thanh Hoá, Hải Phòng và Quảng Bình. Hiện giáo xứ này thuộc giáo phận Phan Thiết, và có hơn 8 ngàn giáo dân, chiếm khoảng 75% số gia đình của phường, theo thống kê năm 2015.

RFA

2/ ĐỀ NGHỊ KHAI TRỪ ĐẢNG ĐỐI VỚI MAI TIẾN DŨNG VÀ DƯƠNG VĂN THÁI

Bộ  chính trị CSVN vừa đề nghị khai trừ đảng đối với ông Mai Tiến Dũng, chủ nhiệm văn phòng quốc hội, và ông Dương Văn Thái, bí thư tỉnh Bắc Giang, đồng thời xem xét biện pháp kỷ luật đối với ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư thành ủy Sài Gòn.

Cần biết là ông Lê Thanh Hải và hai cựu chủ tịch Sài Gòn là  Lê Hoàng Quân và Nguyễn Thanh Phong trước đó đã bị Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật vì những sai phạm liên quan đến tập đoàn Vạn Thịnh Phát và AIC. Đây là hai tập đoàn lớn đang dính líu đến một loạt các vụ án đã đã bị truy tố với các cáo buộc lừa đảo, vi phạm quy định đấu thầu và đưa hối lộ.

Theo kết luận mới của bộ chính trị, ông Lê Thanh Hải, nguyên ủy viên bộ chính trị, đã vi phạm nguyên tắc dân chủ và các quy định của đảng. Cùng với ông Hải, hai ông Mai Tiến Dũng và Dương Văn Thái cũng có những vi phạm tương tự và suy thoái về tư tưởng.

Các ông Mai Tiến Dũng và Dương Văn Thái đều bị bắt giam từ tuần trước. Bộ chính trị cũng đồng thời quyết định  thi hành kỷ luật cảnh cáo ban thường vụ thành ủy thành phố Sài Gòn nhiệm kỳ 2010 – 2015.

RFA

3/ TRUNG CỘNG ĐIỀU 300 QUÂN ĐẾN TẬP TRẬN Ở CAMPUCHIA

Tàu đổ bộ của Trung Cộng đã mang theo 300 quân vừa đến tỉnh Sihanoukville của Campuchia để tham gia cuộc tập trận chung Rồng Vàng 2024 giữa hai nước.

Các hình ảnh đăng tải trên trang mạng của căn cứ hải quân Ream của Campuchia cho thấy một buổi lễ chào đón tàu Trung Cộng đến cảng ở Sihanoukville.

Vào tuần trước, trang tin quân sự Trung Cộng cho biết tàu đổ bộ Qilianshan đã rời bến Trạm Giang ở tỉnh Quảng Đông, mang theo 300 binh sĩ từ các lực lượng hải quân, không quân và bộ binh tham gia cuộc tập trận chung.

Cuộc tập trận Rồng Vàng lần thứ sáu sẽ diễn ra từ ngày 16/5, đánh dấu bước tiếp theo trong việc gia tăng mối quan hệ hợp tác quân sự giữa Campuchia và Trung Cộng. Cuộc tập trận kéo dài 15 ngày ở hai địa điểm thuộc hai tỉnh Kampong Chhnang và Sihanoukville.

Tướng Thong Solimo, phát ngôn nhân lực lượng vũ trang Campuchia, vào hôm 13/5 cho biết là Campuchia sẽ tham gia với 1300 quân và Trung Cộng sẽ có hơn 700 quân tham gia. Cùng tham gia tập trận có ba chiến hạm lớn của Trung Cộng và 11 chiến hạm của Campuchia. Đây được coi là cuộc tập trận lớn nhất từ trước tới nay giữa hai bên.

Cuộc tập trận chung Rồng Vàng giữa hai nước được thực hiện hằng năm, bắt đầu từ năm 2016 nhưng bị hủy vào các năm 2021 và 2022 do đại dịch Vũ Hán.

Báo chí Campuchia trích lời tướng Thong Solimo cho biết cuộc tập trận chung với Trung Cộng lần này nhằm nâng cao khả năng của quân đội cũng những kỹ năng tác chiến nhưng không nhằm đe dọa hay gây hại cho bất cứ quốc gia nào.

RFA

4/ NƯỚC ÚC DỰ ĐỊNH SẼ GIỚI HẠN SỐ LƯỢNG DU HỌC SINH

Nước Úc loan báo sẽ giới hạn số lượng sinh viên quốc tế tới Úc học tập để giảm bớt căng thẳng về nhà ở và giảm số lượng di dân.

Chính phủ Úc cho rằng các chương trình giáo dục quốc tế, theo đó sinh viên nước ngoài đến học tại Úc, là cơ hội béo bở cho việc di dân và gian lận visa. Vào năm 2023, số liệu chính thức cho thấy 787 ngàn sinh viên quốc tế đã học tập tại Úc, vượt mức trước đại dịch Vũ Hán.

Theo kế hoạch này, nước Úc dự trù hạn chế số lượng sinh viên nước ngoài để giảm bớt căng thẳng về chỗ ở cho thuê và hạn chế mức độ di dân. Các bộ trưởng cấp cao của chính phủ Úc cho biết giới hạn này sẽ là một phần trong kế hoạch rộng lớn hơn, nhằm quản lý tình trạng di cư, tăng cường nguồn cung cấp nhà ở và giải quyết tình trạng thiếu hụt kỹ năng trong nền kinh tế.

Tuy nhiên, các đại học Úc khẳng định các đề nghị này sẽ làm tổn hại đến danh tiếng toàn cầu của Úc như một điểm đến thân thiện, an toàn và đẳng cấp thế giới đối với sinh viên từ các quốc gia khác.

Cần biết là chỗ ở cho thuê ở nhiều thành phố lớn của Úc thường đắt đỏ và thiếu nguồn cung cấp. Các nhà phân tích cho rằng giá nhà tăng cao là kết quả của nhiều năm không đầu tư đúng mức vào nhà ở giá rẻ. Các cơ sở giáo dục sẽ được yêu cầu xây dựng chỗ ở cho sinh viên nếu họ muốn vượt quá mức cho phép. Chỉ tiêu cụ thể về số sinh viên quốc tế được nhận vẫn chưa được công bố.

Theo dữ liệu của chính phủ Úc, phần lớn sinh viên nước ngoài ở Úc đến từ 5 quốc gia là Trung Cộng, Ấn Độ, Nepal, Philippines và Việt Nam. Họ đóng góp hàng chục tỷ Mỹ kim cho nền kinh tế Úc.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Liên minh châu Âu dạy Việt Nam cách sống sạch

VOA – Mỹ quan ngại về bản án đối với nhà hoạt động Phan Tất Thành

VNTB – Chùa Xưa Người Cũ

VNTB – Thủ tướng lại xúi bậy thanh niên

VNTB – Thể chế, thể chế và thể chế

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Tại sao Anh không lên án Trung Quốc về vụ tấn công mạng Bộ Quốc phòng?

Thế giới hôm nay: 15/05/2024

Lý do thực sự khiến Trung Quốc quyết định mở rộng kho vũ khí hạt nhân

14/05/1804: Lewis và Clark khởi hành khám phá Tây Bắc nước Mỹ

 

Báo Tiếng Dân

Tập đoàn Xuân Cầu và các đại dự án hàng chục ngàn tỷ12/05/2024

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 14/05/2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 14/05/2024

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 14/05/2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 14.05.2024

Trần Thanh Cảnh - Phật giáo quốc doanh

Đặng Chương Ngạn - Hiểu một cách đơn giản về sư Minh Tuệ

Nguyễn Đình Bổn - Tà sư còn phá đạo pháp hơn người không hiểu đạo Phật!

Hữu Phú - Trao đổi niềm tin !

Huỳnh Ngọc Chênh - Khó hơn cả ngài Tất Đạt Đa đi tu

Huỳnh Ngọc Chênh - Hành giả giữa chợ đời

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

“Bắt nguội”, “bắt vét” và “truy cùng diệt tận” 15/05/2024

Nguy khốn 15/05/2024

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật giáo 15/05/2024

Ai đang ‘đánh sập niềm tin của quần chúng Phật tử’? 15/05/2024

Tín ngưỡng và nguy cơ 15/05/2024

Vi hành về miền Đông (1) – Kỳ I 15/05/2024

Chỉ số thượng tôn pháp luật năm 2023 của Việt Nam 13/05/2024

Bộ Ngoại giao Việt Nam nói đã thành công tại phiên Kiểm điểm định kỳ ở Liên Hiệp Quốc bất chấp nhiều chỉ trích 13/05/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Đề nghị Trung ương khai trừ Đảng ông Dương Văn Thái, Mai Tiến Dũng

Vương Trần  

https://laodong.vn/thoi-su/de-nghi-trung-uong-khai-tru-dang-ong-duong-van-thai-mai-tien-dung-1338361.ldo

Bộ Chính trị đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các cá nhân Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng, xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải.

Chiều 14.5, Văn phòng Trung ương Đảng đã có thông tin báo chí về phiên họp ngày 14.5 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Theo đó, ngày 14.5.2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

1. Đối với vi phạm của Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 và các cá nhân có liên quan

Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm trong công tác quản lý nhà nước về quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản, đầu tư, quy hoạch, xây dựng trên địa bàn, kéo dài qua các thời kỳ, gây hậu quả nghiêm trọng; nguy cơ thiệt hại, thất thoát rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước và nguồn lực xã hội, để xảy ra các vụ án hình sự nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, nhiều tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền Thành phố.

Ông Lê Thanh Hải, nguyên: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ, chính quyền Thành phố, gây hậu quả rất nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, để xảy ra nhiều vụ án hình sự, trong đó có vụ án rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận xấu, bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền Thành phố.

Các cá nhân: Lê Hoàng Quân, nguyên: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh; Nguyễn Thành Phong, nguyên: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Bí thư Ban cán sự đảng, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát, lãng phí rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, để xảy ra nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, nhiều cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, bị kỷ luật, xử lý hình sự, gây dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền Thành phố.

2. Đối với vi phạm của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn HĐND, Ban cán sự đảng UBND và UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các dự án/gói thầu liên quan đến Công ty cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC), "hệ sinh thái" AIC, Công ty cổ phần Tập đoàn FLC và tại một số dự án sử dụng đất, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại rất lớn về tiền, tài sản của Nhà nước, dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, nguyên tắc tự phê bình và phê bình, đoàn kết, thống nhất trong Đảng, trong công tác cán bộ, giảm sút sức chiến đấu; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để xảy ra nhiều vi phạm, gây hậu quả rất nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận bức xúc. Ban Thường vụ, trực tiếp là Thường trực Tỉnh ủy để doanh nghiệp lũng đoạn, chi phối, can thiệp sâu vào các hoạt động kinh tế - xã hội và công tác cán bộ; Thường trực Tỉnh ủy mất đoàn kết nghiêm trọng; nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có cán bộ lãnh đạo chủ chốt suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tiêu cực, nhận hối lộ, bị kỷ luật, xử lý hình sự làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

3. Đối với vi phạm của một số đảng viên tại các Đảng bộ: Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Bắc Ninh, Gia Lai, Văn phòng Chính phủ, Cơ quan Văn phòng Quốc hội

Các cá nhân: Dương Văn Thái, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang; Mai Tiến Dũng, nguyên: Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Phạm Thái Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Cơ quan, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội; Nguyễn Văn Khước, Tỉnh ủy viên, ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; Lê Tuấn Hồng, nguyên: Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh; Hồ Văn Điềm, nguyên: Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Gia Lai đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các tổ chức đảng và các cá nhân nêu trên; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo: Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh nhiệm kỳ 2010 - 2015; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và các cá nhân: Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong; đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông Dương Văn Thái và Mai Tiến Dũng, xem xét thi hành kỷ luật ông Lê Thanh Hải.

Ban Bí thư quyết định Khai trừ ra khỏi Đảng các cá nhân: Phạm Thái Hà, Nguyễn Văn Khước, Lê Tuấn Hồng và Hồ Văn Điềm.

Đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.


Nông dân như ngồi trên lửa vì vụ lúa mới hứng chịu khô hạn kéo dài

Vân Hi 

https://laodong.vn/xa-hoi/nong-dan-nhu-ngoi-tren-lua-vi-vu-lua-moi-hung-chiu-kho-han-keo-dai-1340104.ldo

“Tình hình khô hạn, thiếu nước ngọt kéo dài lại không gieo sạ được vụ lúa mới, tôi không biết lấy tiền đâu xoay sở chi phí để trang trải cuộc sống”, một nông dân ở Hậu Giang cho biết.

Dưới cái nắng cháy da thịt của những ngày đầu tháng 5, ông Huỳnh Thành Mộng (TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) vẫn phải ra đồng thăm lúa. Năm nay hạn mặn, nắng nóng ảnh hưởng đến diện tích vụ lúa hè thu quá nhiều khiến ông như ngồi trên đống lửa, đứng ngồi không yên.

Ông Mộng cho biết: “Dù đã chủ động tăng lượng lúa giống từ 80kg/ha lên 100kg/ha nhưng lúa lên vẫn còn thưa thớt. Nắng nóng khiến mặt ruộng dễ bốc hơi nhưng nguồn nước lại bắt đầu nhiễm mặn nên không dám bơm vào ruộng”.

Trong khi đó, anh Nguyễn Văn Thật (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) lại sốt ruột vì không biết đến khi nào mới gieo sạ được vụ lúa mới khi lượng mưa ít, kênh nội đồng nhiễm mặn.

“Mọi năm cuối tháng 4 là đã bắt đầu có mưa rồi, năm nay mưa trễ, nắng nóng lại kéo dài nên chưa thể gieo sạ được. Mấy ngày qua, cũng có vài cơn mưa nhưng lượng mưa ít, nguồn nước lại nhiễm mặn nên không dám bơm vào ruộng”, anh Thật nói.

Vì 3.000m2 đất canh tác lúa mỗi năm là nguồn thu nhập chính của gia đình, thế nên khi nắng nóng kéo dài, thiếu nguồn nước ngọt khiến anh Thật lo lắng. “Vụ lúa trước không có lãi nhiều nên chỉ trông chờ vụ hè thu này, giờ nắng lại thiếu nước không gieo sạ vụ mới được. Tình hình này kéo dài gia đình tôi không biết lấy gì trang trải cuộc sống” - anh Thật bộc bạch.

Theo kế hoạch, vụ lúa hè thu 2024, tỉnh Hậu Giang phấn đấu diện tích gieo sạ đạt 73.800ha. Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, người dân cần tuân thủ lịch xuống giống thời vụ của ngành nông nghiệp. Đối với các địa phương bị ảnh hưởng của xâm nhập mặn, nông dân chỉ gieo sạ lúa hè thu khi mùa mưa bắt đầu, trong đó lưu ý thời điểm xuống giống vào các ngày từ 1-7 đầu tháng dương lịch.

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cũng đã yêu cầu ngành chức năng và các địa phương chỉ đạo bộ phận chuyên môn theo dõi, chủ động ứng phó. Thường xuyên cử cán bộ kiểm tra mặn ngoài sông chính khi độ mặn đo được 1,5‰ phải tiến hành vận hành các cống, đập cải tiến có sẵn, đắp đập thời vụ tại các đầu kênh để ngăn mặn, trữ ngọt, bảo vệ sản xuất, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, mùa khô năm 2023 - 2024, tình trạng xâm nhập mặn ở ĐBSCL ở mức cao hơn trung bình nhiều năm, trong thời kỳ cao điểm có thể xảy ra thiếu nước ngọt cục bộ, xâm nhập mặn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân như trồng lúa, cây ăn trái.

 

Không để lọt vào Trung ương người giàu bất thường, nói nhiều làm ít

Nam Sơn/VOV.VN 

https://soha.vn/khong-de-lot-vao-trung-uong-nguoi-giau-bat-thuong-noi-nhieu-lam-it-198240514212515261.htm

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lưu ý, không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV những người kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Tiểu ban Nhân sự Đại hội XIV của Đảng nhấn mạnh điều này khi phát biểu tại phiên họp đầu tiên của Tiểu ban cho ý kiến về một số vấn đề cần đặc biệt quan tâm trong công tác chuẩn bị nhân sự của Đảng. Bên cạnh đó, nhiều vấn đề quan trọng được người đứng đầu Đảng tổng kết, gợi mở để làm tốt nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt" vì có liên quan đến sự sống còn của Đảng, vận mệnh của chế độ, sự phát triển, vững mạnh của đất nước.

Vận nước liên quan đội ngũ cán bộ cấp chiến lược

Mở đầu bài phát biểu, Tổng Bí thư nêu rõ, trong bất cứ giai đoạn cách mạng nào, ở bất kỳ lĩnh vực, địa phương nào, cán bộ bao giờ cũng đóng vai trò quyết định; công tác cán bộ không chỉ là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng mà còn là mắt xích trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của Đảng, nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng.

Cũng theo Tổng Bí thư, nói đến chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng là nói đến chuẩn bị nhân sự Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhân sự lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương là cơ quan lãnh đạo cao nhất giữa hai kỳ Đại hội Đảng, là bộ tham mưu chiến đấu, hạt nhân lãnh đạo chính trị và là trung tâm đoàn kết, thống nhất cao của toàn Đảng, toàn dân tộc.

Đây là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, là tinh hoa của Đảng, đòi hỏi phải thật sự vững vàng, có đủ bản lĩnh, phẩm chất, trí tuệ và có uy tín cao để giải quyết những công việc ở tầm chiến lược, xử lý kịp thời, đúng đắn, có hiệu quả những tình huống phức tạp có quan hệ đến sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước, sự sống còn của chế độ. Thực tế cho thấy, trong bất cứ hoàn cảnh nào, nhất là vào những thời điểm quyết định hoặc có tính bước ngoặt lịch sử, vận nước đặt tất cả vào đội ngũ cán bộ cấp chiến lược

Chính vì vậy, theo Tổng Bí thư, cần phải khẳng định và thấm nhuần sâu sắc vị trí, ý nghĩa của công việc cực kỳ quan trọng này không chỉ đơn thuần đối với việc tổ chức một Đại hội Đảng mà đây là công việc có ý nghĩa chiến lược gắn liền với vận mệnh của Đảng, sự tồn vong của chế độ và sự phát triển của đất nước.

Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh, sự trưởng thành, lớn mạnh và phát triển của đội ngũ cán bộ trong mấy chục năm qua là nhân tố hàng đầu quyết định làm nên những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày nay.

Song, những khuyết điểm, yếu kém của một bộ phận cán bộ và những hạn chế, bất cập trong công tác cán bộ cũng là một nguyên nhân quan trọng làm cho đất nước phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và mong muốn của chúng ta, làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.

Giữ cán bộ đức – tài, loại người cơ hội

Từ thực tế trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng, để giải quyết những vấn đề trọng đại của đất nước trong thời gian tới, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương phải chuẩn bị thật tốt để trình Đại hội thảo luận và quyết định nhân sự Trung ương khoá XIV, bảo đảm thành công của Đại hội và thắng lợi trong quá trình thực hiện Nghị quyết Đại hội.

“Đây là công việc vô cùng quan trọng” – Tổng Bí thư nói, đồng thời nhấn mạnh đây cũng là vấn đề nhận được sự quan tâm sâu sắc, chính đáng của toàn Đảng, toàn dân.

Cũng theo Tổng Bí thư, để chuẩn bị nhân sự Đại hội XIV của Đảng, vấn đề quan trọng hàng đầu là phải xác định đúng yêu cầu xây dựng Ban Chấp hành Trung ương mà hạt nhân là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, lãnh đạo chủ chốt của Đảng. Từ đó, Tổng Bí thư gợi mở các yêu cầu liên quan đến xây dựng Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV.

Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV phải là một tập thể thật sự đoàn kết, trong sạch, vững mạnh, thống nhất cao ý chí và hành động, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức trong sáng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có tầm nhìn chiến lược; có trí tuệ, tư duy đổi mới, sáng tạo; tiêu biểu cho toàn Đảng về tính chiến đấu, tính kỷ luật; gắn bó mật thiết với nhân dân, quy tụ được sự đoàn kết, thống nhất trong toàn Đảng, toàn dân; đủ uy tín, năng lực lãnh đạo đất nước trong giai đoạn phát triển mới.

Trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV cần có số lượng và cơ cấu hợp lý để bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện, tăng cường số lượng Uỷ viên Trung ương Đảng ở các vị trí, địa bàn, lĩnh vực công tác trọng yếu. Bảo đảm tính kế thừa, ổn định, đổi mới và phát triển liên tục.

Việc giới thiệu nhân sự, nói chung phải trên cơ sở quy hoạch; giữ vững nguyên tắc, quy chế, quy định, phát huy trách nhiệm, dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan trong đánh giá, giới thiệu, lựa chọn nhân sự tham gia Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước nhiệm kỳ tới.

Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV phải thật sự là những cán bộ tiêu biểu của Đảng về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực công tác.

“Nói tóm lại là phải vừa có Đức vừa có Tài, trong đó Đức là gốc” – Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói và nhấn mạnh “kiên quyết không bỏ sót những người thật sự có đức, có tài, đủ tiêu chuẩn”.

Song, Tổng Bí thư cũng lưu ý, không để lọt vào Ban Chấp hành Trung ương khoá XIV những người có một trong các khuyết điểm sau:

Thứ nhất, là bản lĩnh chính trị không vững vàng; không kiên định đường lối, quan điểm của Đảng; có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực, xu nịnh, chạy chọt, tham nhũng, quan liêu, cục bộ, vận động cho cá nhân, phe cánh, lợi ích nhóm; thiếu chính kiến, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh

Thứ hai, vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, mị dân, chuyên quyền, độc đoán; không công bằng, công minh trong đánh giá, sử dụng cán bộ, trù dập người thẳng thắn đấu tranh, phê bình

Thứ ba là người để nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng hoặc để xảy ra tham nhũng, thất thoát, vụ việc tiêu cực lớn ở địa phương, cơ quan, đơn vị

Thứ 4 là cán bộ không chịu nghiên cứu học hỏi; bảo thủ, trì trệ, làm việc kém hiệu quả, nói nhiều làm ít, nói không đi đôi với làm; ý thức kỷ luật kém, không chấp hành sự điều động, phân công của tổ chức, uy tín giảm sút

Thứ 5 là kê khai tài sản không trung thực, có biểu hiện giàu nhanh, nhiều nhà, nhiều đất, nhiều tài sản khác mà không giải trình rõ được nguồn gốc; bản thân hoặc vợ, chồng, con có lối sống thiếu gương mẫu, lợi dụng chức quyền để thu lợi bất chính

Và thứ sáu là người vi phạm quy định về lịch sử chính trị hoặc chính trị hiện nay.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng cho biết, cùng với việc xác định rõ và nắm vững yêu cầu, tiêu chuẩn Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương, phải tính toán, quy định rõ cơ cấu, số lượng Ban Chấp hành Trung ương, giải quyết tốt mối quan hệ giữa số lượng và chất lượng. “Nhưng không nhất thiết lĩnh vực nào, ngành nào cũng phải có người tham gia Ban Chấp hành Trung ương nếu không đủ tiêu chuẩn; không vì cơ cấu mà hạ thấp tiêu chuẩn”.

Từ những phân tích, gợi mở trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan, mà trước hết là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương, phải dày công chuẩn bị, phải xác định đây là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là nhiệm vụ "then chốt" của "then chốt”.

 

Phó Chủ tịch xã ở Nghệ An bị tố dọa bắn dân

Thu Hiền

https://tienphong.vn/pho-chu-tich-xa-o-nghe-an-bi-to-doa-ban-dan-post1637154.tpo

TPO - Trong quá trình kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại chợ dân sinh trên địa bàn, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn (huyện Tân Kỳ, Nghệ An) đã có thái độ không đúng chuẩn mực, bị người dân tố có hành vi dọa bắn người.

Ngày 14/5, một lãnh đạo UBND huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) cho biết, huyện đã có kết luận liên quan nội dung người dân tố cáo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn, vi phạm trong thi hành công vụ.

Theo nội dung tố cáo của người dân, ngày 31/1/2024, ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn và một số cán bộ đến kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm tại ki-ốt của một tiểu thương thuộc chợ Sáng, xã Kỳ Sơn.

Tại đây, ông Hùng đã cử cán bộ đứng chặn trước ki-ốt, không cho dân vào mua thịt của chủ hàng này. Khi có khách vào mua thịt, ông Hùng yêu cầu họ đi chỗ khác với thái độ gay gắt, thậm chí còn có lời nói “có thích tôi bắn không”.

Tiếp nhận nội dung tố cáo, ngày 27/3, UBND huyện Tân Kỳ đã vào cuộc xác minh, làm việc với các bên liên quan. Qua xác minh, UBND huyện Tân Kỳ xác nhận các nội dung công dân tố cáo ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn là đúng sự thật.

Theo thông báo kết luận, việc ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Chủ tịch UBND xã Kỳ Sơn, bị tố cáo trong việc thực hiện công vụ có thái độ hách dịch, cửa quyền là tố cáo đúng. Ông Nguyễn Văn Hùng có những hành vi, cử chỉ chưa đúng chuẩn mực khi thi hành công vụ.

Hành vi của ông Nguyễn Văn Hùng chưa đúng với quy định tại Khoản 2, Điều 17 Luật Cán bộ Công chức năm 2008: "Cán bộ công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ".

Ngoài ra, ông Nguyễn Văn Hùng còn có những phát ngôn không đúng chuẩn mực, thể hiện sự thiếu tôn trọng người dân khi thực hiện nhiệm vụ.

Việc công dân tố cáo ông Nguyễn Văn Hùng trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ có sự thiên vị cá nhân, chèn ép, gây khó khăn cho nhân dân trong việc buôn bán, kinh doanh là có cơ sở. Ông Hùng trong thực thi nhiệm vụ, công vụ có thời điểm còn biểu hiện của sự thiếu công bằng, khách quan.

UBND huyện Tân Kỳ kiến nghị Ban Thường vụ Huyện ủy chỉ đạo các tổ chức Đảng liên quan kiểm điểm, xem xét, xử lý nghiêm đối với ông Nguyễn Văn Hùng đã có hành vi sai phạm nêu trên. Giao Phòng Nội vụ tham mưu UBND huyện thành lập Hội đồng kỷ luật để xử lý theo quy định.

 

Cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long tiếp tục ra tòa

Thanh Lam

https://vnexpress.net/cuu-bo-truong-y-te-nguyen-thanh-long-tiep-tuc-ra-toa-4745929.html

HÀ NỘIÔng Nguyễn Thanh Long hôm nay được TAND Cấp cao xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt 18 năm tù vì nhận hối lộ 2,25 triệu USD.

Trong phiên phúc thẩm mở ngày 15-17/5, tòa cũng xét kháng cáo của 10 bị cáo khác, đa số xin giảm nhẹ hình phạt.

Trong số này, tổng giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Cổ phần Công nghệ Việt Á Phan Quốc Việt xin giảm nhẹ hình phạt 29 năm tù. Cấp phó của Việt là Vũ Đình Hiệp, bị cấp sơ thẩm phạt 15 năm tù, kháng cáo xin đánh giá lại tội danh

Cựu giám đốc CDC Hải Dương Phạm Duy Tuyến xin giảm nhẹ án sơ thẩm 13 năm tù; cựu vụ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Nam Liên xin giảm hình phạt 7 năm...

Cựu bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long bị tòa sơ thẩm quy kết khi đương chức đã nhận 2,25 triệu USD của Việt Á và thông qua thư ký của mình để tạo điều kiện cho công ty này được lưu hành, bán kit test Covid-19 với giá cao. Tại phiên toà, cựu bộ trưởng thừa nhận số tiền, song phủ nhận "đề nghị, gợi ý" Việt Á đưa tiền mà chỉ được thư ký báo cáo lại "Việt Á làm ăn được nên tự cảm ơn".

Tòa sơ thẩm cũng đánh giá Phan Quốc Việt có trách nhiệm cao nhất, "thông đồng câu kết" với nhiều cựu cán bộ để Việt Á được cùng nghiên cứu kit test, nhờ vả bằng tiền, "thỏa thuận ăn chia" để kit Việt Á được cấp phép và bán tại hàng chục địa phương.

Tổng số tiền Việt Á bị cáo buộc hối lộ 6 quan chức là hơn 82 tỷ đồng. Song tại tòa, Việt không cho rằng hành vi này là hối lộ, chỉ mang tính chất "cảm ơn". Bị cáo nói Việt Á có sai phạm song có công lớn trong chống dịch, cần được xem xét là yếu tố giảm nhẹ.

Về dân sự, Công ty Việt Á kháng cáo đề nghị không tịch thu sung công quỹ số tiền được xác định là hưởng lợi bất chính từ việc bán kit xét nghiệm cho các tổ chức, cá nhân không liên quan vụ án.

Việt Á cũng yêu cầu các tổ chức mua kit xét nghiệm mà không qua thủ tục đấu thầu phải thanh toán tiền cho doanh nghiệp theo như hợp đồng đã ký; đề nghị hủy bỏ các biện pháp phong tỏa và hạn chế giao dịch với các tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp này và các công ty trong hệ thống của Việt Á không liên quan đến vụ án...

Mẹ và vợ của Phan Quốc Việt cùng kháng cáo đề nghị hủy bỏ kê biên phong tỏa 54 sổ tiết kiệm, tổng cộng 432 tỷ đồng đứng tên họ. Đây là những tài sản bị cấp sơ thẩm đánh giá "là tài sản có được từ việc bán kit test xét nghiệm của Việt Á" nên tuyên tiếp tục kê biên đảm bảo thi hành án cùng các tài sản khác của bị cáo Việt.

27 người còn lại không kháng cáo, trong đó có cựu bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng (án sơ thẩm 5 năm); cựu giám đốc CDC tỉnh Bắc Giang Lâm Văn Tuấn, án sơ thẩm 5 năm...

Theo án sơ thẩm, thời điểm Covid-19 bùng phát mạnh, nắm bắt chủ trương của Chính phủ về nghiên cứu sinh phẩm phục vụ phòng chống dịch, Việt tìm cách để Việt Á được thực hiện đề tài cùng Học viện Quân y. Việt sau đó biến sản phẩm nghiên cứu do Nhà nước sở hữu thành của công ty.

Việt đã hối lộ một số quan chức bộ ngành, địa phương, tổng 82 tỷ đồng, để Việt Á được Bộ Y tế cấp phép lưu hành, hiệp thương kit test với giá 470.000 đồng (gấp 3 lần quy định). Tính đến trước khi vụ án bị phát giác, Việt Á được nhà nước thanh toán gần 6 triệu kit test, tổng hơn 2.250 tỷ đồng. Từ đó, hơn 1.235 tỷ đồng chênh lệch giữa giá bán và giá sản xuất bị cơ quan điều tra xác định là "hưởng lợi bất chính".

HĐXX cho rằng "một phần nguyên nhân gây ra sai phạm của các bị cáo" do trong khi cả hệ thống phải chống dịch bằng mọi cách thì sinh phẩm, vật tư y tế lại không có nên lâm vào thế "vỡ trận". Thời điểm này, dịch bệnh bùng phát cực kỳ nguy hiểm ở Việt Nam và trên thế giới khiến người dân hoang mang lo sợ.

Tuy nhiên, sai phạm của các bị cáo đã xâm phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, làm mất niềm tin trong nhân dân, gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngân sách Nhà nước. Hành vi của một số bị cáo là suy thoái tư tưởng, băng hoại đạo đức.

Khi lượng hình, tòa đã cân nhắc đến các tình tiết giảm nhẹ và có chính sách khoan hồng đặc biệt cho các bị cáo "phạm tội khi tham gia chống dịch nhưng không hưởng lợi hoặc hưởng lợi rất ít".

 

Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung

https://www.anninhthudo.vn/thu-tuong-ky-luat-khien-trach-bo-truong-lao-dong-thuong-binh-va-xa-hoi-dao-ngoc-dung-post576378.antd

ANTD.VN -  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký các Quyết định kỷ luật Bộ trưởng, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Cụ thể, tại Quyết định số 413/QĐ-TTg ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016-2021 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1198-QĐNS/TW ngày 23/4/2024 của Bộ Chính trị.

Tại Quyết định số 414/QĐ-TTg ngày 14/5/2024, Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Cảnh cáo đối với bà Phạm Thị Hải Chuyền, nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2011-2016 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và Bộ Chính trị đã thi hành kỷ luật đảng; thời gian thi hành kỷ luật tính từ ngày công bố Quyết định số 1199-QĐNS/TW ngày 23/4/2024 của Bộ Chính trị.

Các Quyết định trên có hiệu lực thi hành từ ngày 14/5/2024.

Trước đó, ngày 19/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.

Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy đối với vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các cá nhân có liên quan, Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2011 - 2016 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, để Bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tổ chức mua, chuyển giao các bộ chương trình, đào tạo giáo viên dạy nghề.

Trong tham mưu ban hành, sửa đổi, tổ chức thực hiện Đề án chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm (Đề án 371), Đề án phát triển trường nghề chất lượng cao (Đề án 761); làm trái quy định pháp luật trong tổ chức thực hiện đặt hàng, tạo điều kiện cho Công ty cổ phần Tiến Bộ quốc tế (AIC) tham gia vào các gói thầu có giá trị lớn để thu lợi bất chính. Vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2011 - 2016 mang tính hệ thống, kéo dài trong nhiều năm, là nguyên nhân dẫn đến các vi phạm, khuyết điểm trong thực hiện nhiều gói thầu đặt hàng từ năm 2011 đến năm 2021, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn về thời gian, nguồn nhân lực và ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016 - 2021 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước và Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, không phát hiện được việc Bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ tiếp tục có nhiều vi phạm, khuyết điểm trong tham mưu sửa đổi, bổ sung, tổ chức thực hiện Đề án 371, Đề án 761.

Trong tổ chức thực hiện các gói thầu do AIC và các doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái AIC thực hiện. Vi phạm của Ban cán sự đảng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội nhiệm kỳ 2016 - 2021 mang tính hệ thống, diễn ra trong thời gian dài, gây nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn về thời gian, nguồn nhân lực và ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận bức xúc, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Ông Đào Ngọc Dung, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, để Bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ có nhiều vi phạm, khuyết điểm, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Bà Phạm Thị Hải Chuyền khi giữ cương vị Uỷ viên Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, Quy chế làm việc; buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, để Bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc Bộ có nhiều vi phạm, khuyết điểm; làm trái quy định pháp luật trong tổ chức thực hiện đặt hàng, tạo điều kiện cho Công ty AIC tham gia các gói thầu, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của tổ chức đảng và các cá nhân nêu trên; theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật khiển trách ông Đào Ngọc Dung; cảnh cáo bà Phạm Thị Hải Chuyền.

 

 

No comments:

Post a Comment