Monday, July 1, 2024

Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
01 July, 2024
BBC

NGUỒN HÌNH ẢNH,BBC/GETTY IMAGES
Campuchia từng thông báo sẽ khởi công kênh đào Phù Nam Techo vào quý 4 năm nay, nhưng sau đó họ tuyên bố sẽ khởi công vào ngày 5/8
3 giờ trước

Chỉ còn hơn một tháng nữa Campuchia sẽ chính thức động thổ siêu dự án kênh đào Phù Nam Techo bất chấp Việt Nam đã chính thức bốn lần lên tiếng yêu cầu chia sẻ thêm thông tin để có đánh giá tác động đầy đủ.

Theo Khmer Times tường thuật vào thứ Hai 1/7, cựu Thủ tướng Hun Sen, Chủ tịch Thượng viện Campuchia đã kêu gọi vào ngày động thổ đại dự án kênh đào Phù Nam Techo vào ngày 5/8, tất cả các chùa trên cả nước nên đánh trống và bắn pháo hoa để ăn mừng.

Phát biểu trong sự kiện kỷ niệm 73 năm ngày thành lập Đảng Nhân dân Campuchia (CPP) ngày thứ Sáu 28/6, ông Hun Sen, hiện vẫn là chủ tịch đảng này tuyên bố:

"Tôi đề xuất chính phủ Hoàng gia Campuchia rằng vào ngày 5/8, khi dự án kênh đào Phù Nam Techo chính thức được khởi công thì tất cả các chùa và những nơi khác hãy đánh trống và bắn pháo hoa vào tối ngày 5/8. Nên bắn nhiều pháo hoa để cho thấy sự ủng hộ đối ới dự án này".

Ông nói rằng dự án sẽ tạo ra hàng trăm ngàn cơ hội cho Campuchia để đảm bảo quốc gia này sẽ có tuyến đường vận tải thủy nội địa riêng mà không phải đi qua các nước khác.

"Kênh đào này sẽ là một trong những hệ thống sinh thái lớn nhất của Campuchia góp phần giảm tác động từ biến đổi khí hậu và góp phần làm 'xanh hóa' miền tây nam của quốc gia này vào tất cả các mùa," ông Hun Sen nói, theo Khmer Times.

Đáp lại, Đại đức Khim Sorn, trụ trì tăng đoàn Mohanika thành phố Phnom Penh hôm 30/6 cho biết ủy ban tăng sĩ và Bộ Tín ngưỡng và Tôn giáo Vương quốc Campuchia đã ra tuyên bố hồi tháng Sáu yêu cầu tất cả các chùa trên cả nước đánh trống để thể hiện sự ủng hộ đối với đại dự án.

Thượng tọa Khim Sorn cho biết các chùa sẽ gõ trống từ 19h đến 20h tối ngày 5/8.

Giới quan sát cho rằng kênh đào Phù Nam khi xây dựng xong sẽ thiết lập tuyến kết nối giữa cảng Phnom Penh và Sihanoukville, giúp đưa nhiều hàng hóa qua các cảng ở Campuchia thay vì đi qua các cảng của Việt Nam như hiện nay.

Trước đó vào ngày 26/4, ông Hun Sen nêu rõ:

“Chúng ta không cần phải trả thêm phí như đã trả cho Việt Nam. Trong quá khứ, chúng ta bị buộc phải sử dụng các cảng của Việt Nam cho bất kỳ loại hàng hóa nào phải quá cảnh quốc tế và phải trả phí. Họ chỉ hỗ trợ khi phù hợp với họ và điều đó không thuận lợi cho chúng ta.”

Campuchia kỳ vọng sẽ thu được 88 triệu USD từ phí vận chuyển mỗi năm nhờ dự án kênh đào Phù Nam Techo, con số này sẽ tăng lên 570 triệu USD mỗi năm vào năm 2050.

Phó Thủ tướng Campuchia Sun Chanthol nói với Reuters hôm 7/5 rằng kênh đào Phù Nam Techo sẽ cắt giảm tới 70% lượng hàng hóa vận chuyển qua các cảng Việt Nam,

24 tháng 6 năm 2024

6 tháng 6 năm 2024

30 tháng 5 năm 2024
Getty Images
Quy mô kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia
  • 180 km và 1,7 tỷ USDĐộ dài và chi phí ước tính
  • Rộng100 m ở thượng nguồn
  • Rộng80 m ở hạ nguồn
  • Độ sâu5,4 m
  • Thời gian xây dựng4 năm
Nguồn: Thông tấn xã Campuchia (APK)

Bất chấp Việt Nam bốn lần lên tiếng chính thức

Việt Nam đã bốn lần chính thức lên tiếng về siêu dự án Kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia.

Lần đầu tiên Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng về dự án này là vào tháng Tư và lần gần đây nhất là vào 23/5 - nhân chuyện ông Hun Sen yêu cầu điều tra những người mạt sát ông bằng tiếng Việt trên TikTok.

"Chúng tôi tin tưởng rằng Việt Nam và Campuchia sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong việc chia sẻ thông tin trên nhiều lĩnh vực, trong đó có dự án kênh đào Phù Nam Techo cũng như nghiên cứu về tác động xuyên biên giới của dự án, qua đó bảo đảm lợi ích hài hòa của các quốc gia và người dân sinh sống ven sông; quản lý, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên nước sông Mekong", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng nói hôm 23/5.

Campuchia từng tuyên bố nói sẽ khởi công dự án này vào quý bốn năm 2024, nhưng dường như đã tăng tốc để tránh những ồn ào tranh luận.

Ngày 26/4, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen cũng nói "không thương lượng gì thêm về việc đào kênh Phù Nam Techo".

Sau đó, phát biểu trong cuộc gặp gỡ hơn 5.000 đại diện của khu vực kinh tế phi chính thức tại Phnom Penh hôm Chủ nhật (28/4), ông Hun Manet, Thủ tướng Campuchia nói rằng dự án kênh đào Phù Nam Techo “không phải vì lợi ích của gia đình Hun mà là nhằm mục đích nâng cao phúc lợi của tất cả người dân Campuchia.”

Ông Manet cũng nói rằng việc xây dựng kênh đào này “không phải xin phép nước nào” trừ việc gửi các thông tin cần thiết tới Ủy hội sông Mekong.

Ngày 16/5, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen kêu gọi bắt đầu xây kênh đào Phù Nam Techo càng sớm càng tốt, không chỉ vì lợi ích kinh tế mà còn để chấm dứt tranh luận.

Vào ngày 30/5, Thủ tướng Campuchia Hun Manet tuyên bố sẽ khởi công xây dựng kênh đào Phù Nam Techo vào ngày 5/8.

Ngày 5/8 cũng trùng ngày sinh lần thứ 72 của ông Hun Sen trong khi đó Việt Nam đã có bốn lần chính thức lên tiếng về dự án và đề nghị Phnom Penh cung cấp thêm thông tin để thẩm định dự án đầy đủ liên quan đến các tác động xuyên biên giới của dự án.

Cho đến nay, Việt Nam chỉ có một lần duy nhất tổ chức hội thảo tham vấn chuyên gia về dự án này tại thành phố Cần Thơ vào ngày 23/4.

Tài liệu về hội thảo quốc tế “Phát triển bền vững tiểu vùng sông Mekong” - tổ chức vào ngày 7/6 mới đây tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh - mà BBC News Tiếng Việt tiếp cận được đã không đề cập đến vấn đề kênh đào Phù Nam Techo.

Báo chí nhà nước Việt Nam cũng không đề cập thêm dự án này trong một tháng qua.

Việc Campuchia được cho là ngày càng ngả dần vào Trung Quốc vì những lợi ích kinh tế, quân sự..., trở thành đồng minh 'sắt son' nhất của Bắc Kinh tại Đông Nam Á được nhận định là một trong những khó khăn về chiến lược địa chính trị cho Việt Nam trong thời gian tới.

Ông Kimkong Heng, nhà nghiên cứu cấp cao từ Trung tâm Phát triển Campuchia (Cambodia Development Center ) vào ngày 30/6 nhận định với BBC News Tiếng Việt về triển vọng quan hệ hai quốc gia láng giềng sau 57 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

"Campuchia và Việt Nam cần giải quyết các vấn đề lịch sử chung thông qua đối thoại thẳng thắn. Hai nước cũng cần tận dụng tư cách thành viên ASEAN để tăng cường lợi ích chung và hiểu rõ nhu cầu cũng như thách thức của nhau.
Play video, "Kênh đào Phù Nam Techo: Thổi bùng mâu thuẫn Việt Nam - Campuchia", Thời lượng 17,03
Chụp lại video,                           
Kênh đào Phù Nam Techo: Thổi bùng mâu thuẫn Việt Nam - Campuchia

Tin liên quan







No comments:

Post a Comment