Đối Thoại Điểm Tin ngày 31
tháng 07 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Gần
90.000 người Việt xuất ngoại làm việc cho nước ngoài trong 7 tháng đầu năm
Reuters:
Bà Harris sẽ công bố ứng cử viên phó tổng thống sớm nhất là ngày 5/8
VinFast
báo cáo Ủy ban chứng khoán Mỹ về ‘lỗi kế toán’, ‘doanh thu bị phóng đại’
Căng
thẳng Israel-Hezbollah: Israel không kích trả đũa, 1 người chế
Dân biểu Steel yêu cầu Đại sứ Mỹ can thiệp về tình trạng sức khỏe của Lê
Hữu Minh Tuấn
Việt Nam bắt 3 thanh niên Trung Quốc
vì tình nghi giết người, cướp xe
TT Marcos: Sự
phối hợp Mỹ-Philippines giúp cho các phản ứng 'mau lẹ' về Trung Quốc
Mỹ không kích mục
tiêu ở Iraq giữa lúc căng thẳng khu vực leo thang
Cuộc di cư hàng loạt mới khỏi miền
trung Gaza trong khi Hamas nói Israel trì hoãn lệnh ngừng bắn
ASEAN-Trung Quốc
họp giữa những rạn nứt vì Biển Đông
Cựu
Chủ tịch Hội Anh em Dân chủ Phạm Văn Trội mãn hạn tù
EU
đề nghị hỗ trợ an ninh tại Biển Đông, nhắc vấn đề nhân quyền
Người
lính Mỹ duy nhất bị kết tội trong “vụ thảm sát Mỹ Lai” qua đời ở tuổi 80
Sở
Giáo dục- Đào tạo TP Cần Thơ tạm dừng điều tra gói thầu của AIC
Bí
thư Chi bộ tại TP Thanh Hóa bị bắt vì bán đất nghĩa trang
Công
cuộc chống tham nhũng sẽ ra sao sau khi mất người “đốt lò” Nguyễn Phú Trọng?
Một
ngày mới, một vụ lừa đảo mới ở Việt Nam
Thời
CT Tô Lâm, chính sách về ngoại giao và nội trị Việt Nam có gì thay đổi?
Cựu
chủ tịch quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng và thuộc cấp hầu tòa do yêu cầu lại quả
Cập
nhật thông tin vụ cựu nữ chủ tịch huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai bị lừa hơn 171 tỷ
đồng
Công
an di lý ba người Trung Quốc giết người, cướp taxi từ Quảng Bình về Quảng Ngãi
Khánh
Hòa: bắt người đàn ông đốt cửa hàng xăng dầu Petrolimex ở Nha Trang
Quảng
Ninh: tai nạn hầm lò khiến năm người tử vong; Thủ tướng chỉ đạo khẩn
Văn
phòng của luật sư Nguyễn Văn Miếng ở TPHCM bị kiểm tra dù ông đã sang Mỹ tị nạn
Không
thể tin tưởng cam kết của Bắc Kinh
Mỹ,
Nhật, Australia, Ấn Độ tái khẳng định cam kết đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương
Bộ Công thương Việt Nam điều tra thép cán nóng nhập từ Trung Quốc
và Ấn Độ
Trưởng
Đặc khu Hành chính Hong Kong thăm Việt Nam
Hàng
ngàn hộ dân tại Hà Nội vẫn trong tình cảnh ngập nước
BBC
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và ngôi vị quyền lực: cuộc hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
William Calley: Cựu
sĩ quan Mỹ đứng sau vụ thảm sát Mỹ Lai qua đời
Lãnh đạo Hamas
Ismail Haniyeh bị ám sát ở Iran
Nguyễn Phú Trọng,
hình ảnh bi tráng của ‘người cộng sản cuối cùng’
Venezuela: biểu
tình bùng nổ do phẫn nộ trước kết quả bầu cử
VinFast công bố sai
sót kế toán khiến doanh thu 2023 bị thổi phồng
Mỹ sẽ công nhận
Việt Nam là nền kinh tế thị trường?
Bầu cử 2024 định
hình lại chính trị toàn cầu như thế nào?
Ông Lâm Hồng Sơn 34
năm kêu oan: 'Tôi chết thì con tôi sẽ đi đòi công lý'
Người phụ nữ chinh
phục Everest nhiều nhất thế giới và trốn thoát bạo hành hôn nhân
Lo Trung Quốc lấn
lướt, Mỹ và Nhật Bản bàn ‘khả năng răn đe mở rộng’
Xây mộ tiền tỷ, người Việt vô địch về cúng tổ tiên
Cảnh khốn cùng của cô dâu Việt bị chồng Singapore đuổi
khỏi nhà sau sinh
'Ngoại giao cây tre': từ Đổi mới đến Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'sau Hồ Chí Minh, Trường
Chinh, ngang Lê Duẩn'
Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra như thế
nào?
Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời: 'Lò' có tiếp tục cháy?
Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, buồn sao cho đúng?
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm
là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?
Nguyễn Phú Trọng - 'người cộng sản kiên định cuối cùng'
và di sản 'đốt lò'
Ông Trịnh Văn Quyết hầu tòa: Có gì đáng chú ý?
Ông Tô Lâm 'có thể tăng cường thâu tóm quyền lực'
Lãnh đạo Việt Nam đề nghị Liên Âu sớm gỡ bỏ « thẻ vàng » đối với
hải sản xuất khẩu
Nga bắt đầu giai đoạn 3 tập trận hạt nhân chiến thuật tại quân khu
giáp Ukraina
Lãnh đạo chính trị của Hamas thiệt mạng trong vụ không kích được
cho là Israel tiến hành
Israel thông báo đã tiêu diệt chỉ huy quân sự cấp cao nhất của
Hezbollah Liban
"Di sản" kinh tế của Biden có lợi hay không cho Kamala
Harris ?
Liên
Hiệp Châu Âu muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam
Hải Quân Nga huy động ba hạm đội cho cuộc tập trận quy mô lớn
Olympic Paris 2024: Hoãn thi ba môn phối hợp nam vì sông Seine vẫn
ô nhiễm
Khai mạc Thế Vận Hội Paris: Những màn trình diễn gây tranh luận dữ
dội tại Pháp
Olympic Paris 2024 : Nhạc nền lễ khai mạc vinh danh các tài năng
Pháp
Biển Đông: Mỹ, Philippines đẩy mạnh hợp tác quân sự để phản ứng
nhanh trước Trung Quốc
Quan hệ kinh tế Trung Quốc-Ý: Hai bên vẫn cần có nhau
Mỹ cấp thêm 1,7 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Ukraina
Hoa Kỳ: Tổng thống Joe Biden đề xuất cải tổ Tòa Án Tối Cao
« Chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21 » của Maduro không còn thuyết phục
dân Venezuela
Chống tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt
chuột không để vỡ bình"
QUAD
quan ngại về Biển Đông và cam kết tăng cường an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương
(AFP) –
Bất chấp phản đối của Bắc Kinh, nghị sĩ từ hơn 20 nước đến Đài Bắc họp. Trong cuộc họp Liên minh Nghị viện
về Trung Quốc (IPAC), trước gần 50 nghị sĩ từ 23 quốc gia, tổng thống Đài Loan
Lại Thanh Đức nhấn mạnh « mối đe dọa từ Trung Quốc đối với bất cứ
nước nào cũng đều là mối đe dọa cho thế giới » và các nước dân
chủ cần phải đoàn kết để chống lại sự lan rộng của « chủ nghĩa
toàn trị » từ Bắc Kinh. Đài Loan chỉ còn quan hệ ngoại giao với
khoảng hơn chục quốc gia, nhưng đã tăng cường hợp tác với các nước dân chủ lớn,
như Hoa Kỳ, nguồn cung cấp vũ khí chính cho hòn đảo. Về phía Bắc Kinh, phát
ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc kêu gọi các nhà lập pháp nước ngoài
« từ bỏ định kiến, ý thức hệ, và ngừng sử dụng vấn đề Đài Loan để can
thiệp vào công việc nội bộ của Trung Quốc ». Trong những năm vừa qua, Trung
Quốc đã gia tăng áp lực quân sự và chính trị đối với Đài Loan. Bắc Kinh vẫn
luôn phản đối liên minh IPAC, phản đối chuyến thăm của các nghị sĩ nước ngoài
đến Đài Bắc. Vào năm 2022, Trung Quốc đã tổ chức tập trận quy mô lớn, hăm dọa
Đài Loan sau chuyến thăm của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
(South
China Morning Post) – Đài Loan và Trung Quốc đạt thỏa thuận về vụ ngư dân đại
lục thiệt mạng tại eo biển Đài Loan. Sau nhiều tháng đàm phán, lực lượng tuần
duyên Đài Loan cho biết hôm nay, 30/07/2024, đã đạt được thỏa thuận với Trung
Quốc về bồi thường cho gia đình nạn nhân và hồi hương thi thể hai ngư dân Hoa
Lục bỏ mạng sau khi cố thoát khỏi vùng biển cấm. Thỏa thuận cụ thể không được
nêu rõ. Hai ngư dân nói trên đã bị chết đuối do thuyền bị lật khi cố chạy thoát
khỏi cuộc truy đuổi của tuần duyên Đài Loan tại vùng biển ngoài ngơi quần đảo
Kim Môn của Đài Loan, ngày 14/02/2024.
(AFP) –
William Calley, "tội phạm chiến tranh" ở Việt Nam qua đời. Cựu quân nhân Hoa Kỳ, “tội phạm
chiến tranh” trong vụ thảm sát Mỹ Lai ở Việt Nam đã từ trần hôm 28/04
tại bang Florida. Thông tin về cái chết của ông chỉ được các báo Mỹ đưa hôm
qua, 29/07/2024. William Calley là lính Mỹ duy nhất bị kết án “phạm
tội ác chiến tranh” vì giết hại 22 thường dân ở Mỹ Lai, và phải
lãnh án “lao động cải tạo” chung thân. Vào ngày 16/03/1968,
William Calley, lúc đó giữ chức trung úy trong quân đội Hoa Kỳ, đã ra lệnh thảm
sát dân làng ở Mỹ Lai, Quảng Ngãi, dựa trên thông tin tình báo sai lệch, cho
rằng lính của Việt Cộng trà trộn vào thường dân. Nhiều người đã bị tra tấn dã
man, bị hãm hiếp, thảm sát.
(AFP)
– Việt Nam : 5 công nhân thiệt mạng do sập mỏ than. Tai nạn xảy ra vào tối qua,
29/07/2024, tại một mỏ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, do một công ty
thành viên tập đoàn khai thác mỏ của nhà nước điều hành. Nguyên nhân được cho
là do mưa lớn kéo dài gây ngập úng và sạt lở.
(AFP) –
Ấn Độ : Đất lở khiến hàng chục người thiệt mạng. Theo số liệu mới nhất do nhà chức
trách Ấn Độ công bố hôm nay, 30/07/2024, các vụ đất lở ở miền nam nước này đã
khiến ít nhất 93 người thiệt mạng, 128 người bị thương và hàng trăm người vẫn
bị mắc kẹt. Khoảng 225 binh sĩ đã được triển khai tới nơi xảy ra thảm họa để hỗ
trợ tìm kiếm những người còn sống sót.
(AFP) –
Nhật Bản : Một người thiệt mạng và 140 người bị ngộ độc vì ăn lươn nướng. Giám đốc của Keikyu, một trung tâm
thương mại ở Yokohama, gần thủ đô Tokyo, hôm nay, 30/07/2024, đã xin lỗi khách
hàng vì các hộp đồ ăn chứa món lươn nướng tại nhà hàng Isesada trong cơ sở này.
Người thiệt mạng là một cụ bà 90 tuổi, hơn 100 người khác thì có những triệu
chứng ngộ độc thức ăn, như nôn mửa, tiêu chảy. Điều tra của cơ quan y tế Nhật
Bản đã xác định sự hiện diện của vi khuẩn Staphylococcus Aureus trong món ăn
rất phổ biến tại Nhật và châu Á.
(AFP) –
FBI thẩm vấn Donald Trump, “nạn nhân” trong vụ ám sát hụt. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho
biết, hôm 29/07/2024, Donald Trump đã chấp nhận trả lời thẩm vấn của cơ quan
này với tư cách nạn nhân. Hôm 13/07, trong buổi mít tinh vận động tranh cử tại
bang Pennsylvania, ông Trump đã bị bắn hụt, chỉ bị thương nhẹ, nhưng một người
trong đám đông đã bỏ mạng, nhiều người khác đã bị thương. Thủ phạm đã bị nhân
viên Sở Mật Vụ Hoa Kỳ bắn hạ. Lãnh đạo của cơ quan này đã từ chức vì không bảo
đảm được an ninh cho các chính trị gia.
(AFP) –
Mỹ : Elon Musk bị chỉ trích vì chia sẻ video giả mạo về ứng cử viên tổng thống
Kamala Harris. Đoạn
video sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) để giả giọng phó tổng
thống Kamala Harris chế nhạo đảng Dân Chủ, chê ông Biden đã “già yếu”
còn bản thân bà thì "không biết cách điều hành đất nước này".
Trong khi phe Dân Chủ lên án một hành động "vi phạm quy tắc cộng đồng và
trái phép", thì Elon Musk đáp lại rằng những video châm biếm chính trị như
vậy là hoàn toàn hợp pháp tại Mỹ.
(AFP) –
Quân đội Israel tấn công vào nhiều vị trí của Hezbollah ở miền nam Liban. Hôm nay, 30/07/2024, quân đội của Nhà
nước Do Thái cho biết các cuộc tấn công nhắm vào Hezbollah ở miền nam Liban đã
tiêu diệt được một thành viên của phong trào Hồi giáo này, phá hủy một kho vũ
khí và nhiều cơ sở khác. Thông báo này được đưa ra sau khi thủ tướng Israel
Benjamin Netayahu đe dọa đáp trả mạnh cuộc tấn công được cho là của Hezbollah,
khiến 12 người thiệt mạng vào cuối tuần trước tại Israel, gần biên giới Liban.
(AFP) –
Pháp : Khách sạn tại Paris giảm giá để thu hút khách du lịch. Office de tourisme de Paris - Cơ quan du
lịch của Paris hôm qua, 29/07/2024, cho biết giá thuê khách sạn trung bình tại
thủ đô Pháp đã giảm xuống còn 258 euro một đêm. Hồi đầu hè, trước kỳ Thế Vận
Hội, mức giá này lên tới 342 euro cho một đêm, tăng 70 % so với tháng 7 năm
2023. Một số đại lý du lịch cũng giảm giá từ 10 % đến 70% các dịch vụ của mình
do không có nhiều khách như mong đợi. Trang đặt phòng khách sạn Hotel Planner
cho biết giá khách sạn hiện đã giảm khoảng 66 % đối với các cơ sở lưu trú 4
sao. Giám đốc quản lý trang mạng này, Tim Hentschel cho rằng « ngành
dịch vụ khách sạn tại Pháp và trên toàn thế giới đã lãnh một bài học về việc
lợi dụng các sự kiện lớn để tăng giá. »
TIN TỨC: THỨ TƯ 31.07.2024
1/ TNLT PHẠM VĂN TRỘI MÃN HẠN TÙ
Tù nhân lương tâm Phạm Văn
Trội, người từng là chủ tịch hội Anh em Dân chủ, vừa mãn án tù 7 năm với cáo
buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền”.
Kỹ sư Phạm Văn Trội, 52
tuổi, bị bắt giam vào ngày 30/7 năm 2017 cùng với hai thành viên chủ chốt khác
của hội Anh em Dân chủ là mục sư Nguyễn Trung Tôn và ký giả Trương Minh Đức.
Trước đó, công an đã bắt giữ luật sư Nguyễn Văn Đài, thành viên sáng lập và cô
Lê Thu Hà của nhóm này.
Trong phiên tòa vào ngày
5/4 năm 2018, 5 thành viên của nhóm bị kết án với mức án từ 7 năm đến 15 năm.
Trong số những người của hội bị bắt giam, ông Trội là người đầu tiên mãn hạn
tù, không kể 3 người được phóng thích sang Đức. Ba người đó gồm ông Nguyễn Văn
Đài, Nguyễn Bắc Truyền cùng cô Lê Thu Hà được phóng thích nhưng buộc phải sang
Đức sống tị nạn.
Vào chiều 30/7, ông Trội
cho biết buổi sáng ông được đưa từ trại giam Nam Hà về cho công an huyện Thường
Tín và sau đó là công an địa phương để theo dõi việc ông thi hành án quản chế
trong thời gian tới. Ông cho biết mình bị giam cầm vì đấu tranh ôn hòa đòi dân
chủ và nhân quyền, do vậy không hối hận về những việc mình đã làm, cho dù cá
nhân và gia đình phải chịu nhiều thiệt thòi trong thời gian qua.
Ông nói sức khỏe suy yếu
nhiều sau bảy năm. Trong thời gian tới, ông sẽ đi khám và chữa bệnh để nâng cao
sức khoẻ.
Hội Anh em Dân chủ là nhóm
xã hội dân sự bị đàn áp khốc liệt nhất trong thập niên qua. Hiện giờ nhiều
thành viên của hội vẫn đang ở trong lao tù như các ông Nguyễn Trung Tôn, Trương
Minh Đức, Nguyễn Văn Túc, Nguyễn Trung Trực và cô Trần Thị Xuân. Họ bị kết án
từ 9 năm đến 13 năm tù giam.
2/ BA CÔNG DÂN TRUNG CỘNG GIẾT TÀI XẾ TAXI Ở QUẢNG NGÃI
Vào hôm qua 30/7, 3 công
dân Trung Cộng đã bị công an Quảng Ngãi dẫn độ từ Quảng Bình về Quảng Ngãi để
điều tra hành vi giết tài xế và cướp taxi Mai Linh.
Ba công dân Trung Cộng này
là Huang Jie Cheng 18 tuổi, Luo Shi Jun 16 tuổi và Gan Ying 17 tuổi. Tại đồn công
an, 3 người này khai là cuộc sống ở Hoa Lục gặp khó khăn và được người giới
thiệu qua Việt Nam kiếm việc làm. Khi đến Việt Nam, họ thuê taxi để di chuyển.
Tuy nhiên, sau đó họ không liên lạc được với người môi giới, cả ba lo sợ bị bán
qua Campuchia nên đã ra tay sát hại tài xế taxi, cướp xe quay ngược trở lại với
mục đích về Hoa Lục.
Trước đó, vào rạng sáng ngày
28/7, người dân Quảng Ngãi phát giác một người đàn ông nằm bất động bên lề
đường quốc lộ 1 ở khu vực huyện Mộ Đức.
Cùng lúc, công an Quảng
Bình phát giác một xe taxi đang chạy theo hướng bắc nên chặn lại để kiểm tra.
Tuy nhiên người lái xe là Luo Shi Jun đã không chấp hành và tăng ga bỏ chạy
theo hướng quốc lộ 12A.
Cùng với việc tiếp nhận
thông tin từ công an tỉnh Quảng Ngãi về cái chết bất thường của người đàn ông
vừa phát giác ở lề đường quốc lộ 1, công an Quảng Bình đã tra vấn và cả ba người
thú nhận đã giết tài xế taxi ở Quảng Ngãi vào tối 27/7 rồi chạy đến thị xã Ba
Đồn.
Hiện công an đã xác định
tài xế taxi tử vong là anh Nguyễn Văn H. 47 tuổi, trú tại tỉnh Quảng Ninh. Anh
được nhóm người này thuê chở đi vào khoảng 2 giờ sáng 27/7. Đến tối 27/7 khi
đến địa phận Quảng Ngãi thì anh H. bị sát hại.
3/ HẢI QUÂN NGA TẬP TRẬN LỚN VỚI 3 HẠM ĐỘI THAM GIA
Giới báo chí Nga vào hôm qua
30/7 cho biết là hải quân Nga đã bắt đầu cuộc tập trận huy động gần như tổng
lực của binh chủng này.
Theo thông tấn xã Nga, các
cuộc diễn tập nhằm trắc nghiệm năng lực chỉ huy tất cả các cấp của ba trong số
bốn hạm đội lớn của Nga là hạm đội Bắc Cực, hạm đội Thái Bình Dương và hạm đội
Baltic. Tham gia tập trận còn có hạm đội nhỏ ở biển Caspian.
Khoảng 300 chiến hạm, tàu
ngầm, 50 máy bay và hơn 200 đơn vị “thiết bị đặc biệt” tham gia vào cuộc tập
trận. Tuy nhiên các thông tin không nêu rõ cuộc thao dượt diễn ra trong vùng
biển nào.
Theo bộ quốc phòng Nga, các
hạm đội sẽ tiến hành hơn 300 bài tập xử dụng vũ khí, bao gồm việc bắn phi đạn
phòng không và pháo kích vào các mục tiêu trên biển cũng như trên không.
Hạm đội duy nhất không tham
gia cuộc tập trận là hạm đội Hắc Hải, đang tham chiến tại Ukraine. Hạm đội này
gần đây đã bị những thiệt hại nặng nề do các cuộc tập kích của Ukraine. Phía
Ukraine khẳng định đã gây hư hại và phá hủy một phần ba số tàu chiến của hạm
đội này khiến Nga gần đây đã phải dời các chiến hạm của hạm đội Hắc Hải khỏi
căn cứ Sebastopol tại bán đảo Crimea.
Từ khi tấn công xâm lược
Ukraine vào tháng 2 năm 2022, quân đội Nga đã tiến hành nhiều cuộc tập trận,
trong đó có những cuộc tập trận chung với các nước như Trung Cộng và Nam Phi.
Nhưng đây là cuộc tập trận trên biển với quy mô lớn nhất của nước Nga.
Trong hai tháng qua, Nga đã thực hiện nhiều
cuộc thử nghiệm với giàn phóng phi đạn hạt nhân cơ động, các bài tập triển khai
vũ khí hạt nhân chiến thuật, đồng thời gia tăng các cuộc tập dượt với quân đội
đồng minh Belarus, nước đã từng làm hậu cứ để Nga tấn công Ukraine.
4/ LỞ ĐẤT KHIẾN HƠN 70 NGƯỜI CHẾT Ở MIỀN NAM ẤN ĐỘ
Các vụ lở đất do mưa lớn
gây ra ở miền nam Ấn Độ đã khiến hơn 70 người thiệt mạng và nhiều người khác bị mắc kẹt dưới các đống đổ
nát vào hôm qua 30/7.
Vụ lở đất xảy ra tại các
ngôi làng nằm trên đồi núi ở tiểu bang Kerala, phá hủy nhiều ngôi nhà và một
cây cầu.
Chính quyền địa phương vẫn
chưa xác định được quy mô đầy đủ của thảm họa này. Lực lượng cứu cấp đang tìm
cách đưa những người mắc kẹt dưới bùn và các đống đổ nát ra ngoài, nhưng nỗ lực
của họ bị cản trở do đường sá bị chặn và địa hình không ổn định.
Nhà chức trách đã huy động trực
thăng đến hỗ trợ nỗ lực cứu cấp và quân đội Ấn Độ được huy động để xây dựng một
cây cầu tạm, sau khi lở đất phá hủy cây cầu chính nối khu vực bị ảnh hưởng.
Kerala, một trong những
điểm du lịch nổi tiếng nhất của Ấn Độ, là khu vực dễ xảy ra mưa lớn, lũ lụt và
lở đất. Gần 500 người đã thiệt mạng tại tiểu bang này vào năm 2018 trong một
trận lũ lụt tồi tệ nhất. Ấn Độ thường xuyên có lũ lụt nghiêm trọng trong mùa
gió mùa, kéo dài từ tháng 6 đến tháng 9 và mang lại lượng mưa hàng năm lớn nhất
ở Nam Á.
VNTB – Nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Thái Lan trả tự do cho nhà
hoạt động người Thượng Y Quỳnh Bdap31.07.2024 6:15 0
VNTB – Lãnh đạo bất lực thì đừng đổ lỗi cho ai và đừng kỳ
vọng gì nhiều
VNTB – Góc
khuất của nền kinh tế gấu trúc ở Trung Quốc
VNTB –
Có một sự thật khác đằng sau “ Nối Vòng Tay Lớn”
Những
hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc
Vài
cảm nhận về những tranh cãi xung quanh Lễ Khai mạc Thế vận hội mùa hè Paris
202431/07/2024
Biếm: Tôi phản
đối!31/07/2024
Phía
sau những đám tang lớn của chế độ31/07/2024
Đại
tá Reisner: “Người Nga tin rằng họ đang có chiến thắng trước mắt”30/07/2024
Mách cho công an
(Kỳ 1)30/07/2024
Người
Nam bộ – Những câu hỏi và vấn đề chính trị học của Việt Nam30/07/2024
Nguyễn
Phú Trọng: Gương không người soi30/07/2024
Australia:
Cần gây sức ép để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền29/07/2024
Sự
thật đằng sau “vĩ đại, kiệt xuất”29/07/2024
Trần
Trung Đạo - Tình hình mới ở Venezuela và bài học về cái chết của những kẻ độc
tài
Ngô
Nhân Dụng - Hãy chôn cất Chủ nghĩa Cộng sản
Phạm
Thái Lâm - Kinh tế nhìn từ bản quyền truyền hình
Cù
Mai Công - Phải cũ kỹ, rêu phong, bụi bặm và… dơ dơ mới là cổ ?
Lê
Học Lãnh Vân - Cảm nhận khi xem chương trình khai mạc Thế vận hội Paris 2024
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 30.07.2024
Nguyễn
Đình Bổn - Long Nhật đưa nghệ thuật chôm thơ lên tầm cao mới!
Nguyễn
Thông - Mách cho công an (1)
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Chuyên gia: ‘Tình hình Biển Đông nhiều bất ổn’ 31/07/2024
Mỹ sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường? 31/07/2024
Đang rơi 31/07/2024
Chuyên gia: Việc cải tạo đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực
ở Biển Đông 30/07/2024
Con thú vẫn chưa gầm ở Biển Đông 30/07/2024
Tại sao các cường quốc châu Á hướng tầm nhìn chiến lược sang châu
Âu? 30/07/2024
Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine 30/07/2024
Có bắn trúng nhà, tao sẽ chết giữa nhà tao! 29/07/2024
Cần Thơ sẽ có con đường đắt nhất thế giới: 1000 tỷ/km 29/07/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
SẮP XỬ LẠI VỤ CỰU CHỦ
TỊCH VIMEDIMEX NGUYỄN THỊ LOAN SAI PHẠM ĐẤU GIÁ ĐẤT Ở HÀ NỘI
Bùi
Trang
Ngày 9-8 tới đây, TAND
TP Hà Nội dự kiến mở lại phiên tòa sơ thẩm xét xử bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu
Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex trong vụ sai phạm đấu giá đất
ở Hà Nội. Phiên tòa dự kiến kéo dài 4 ngày.
Trước đó, vào tháng
4-2024, TAND TP Hà Nội đã đưa vụ án ra xét xử và quyết định trả hồ sơ yêu
cầu điều tra bổ sung.
Trong vụ án này, bị cáo Nguyễn Thị Loan bị xét xử về tội vi phạm quy định về
hoạt động bán đấu giá tài sản.
9 bị cáo còn lại gồm
các nhân sự liên quan Vimedimex, thẩm định viên, cán bộ Ban quản lý dự án bị truy cứu về tội vi phạm quy
định về hoạt động bán đấu giá tài sản và tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng.
Theo hồ sơ vụ án, khi tiến hành đấu giá đất phía
Đông Nam thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, các bị cáo là cán bộ Ban Quản lý dự án
huyện Đông Anh đã chỉ đạo nhóm bị cáo thẩm định viên hạ giá trị khu đất.
Việc này đã tạo điều
kiện cho các công ty đấu giá của bị cáo Nguyễn Thị Loan, cựu Chủ tịch Tập đoàn
Dược phẩm Vimedimex trúng đấu giá với giá trị thấp, gây thiệt hại cho Nhà nước
135 tỉ đồng.
Mặt khác, quá trình
tham gia đấu giá khu đất phía Đông Nam, thôn Cổ Dương, Tiên Dương, Nguyễn Thị
Loan còn dùng pháp nhân của 3 công ty đều do Loan điều hành hoạt động để tham
gia đấu giá, thống nhất với các bị cáo khác bỏ giá các vòng với số tiền như nhau
để được bốc thăm và công ty nào trúng đấu giá thì dự án vẫn thuộc của bị cáo
Loan.
Tại phiên tòa sơ thẩm
lần trước, bị cáo Nguyễn Thị Loan không thừa nhận hành vi phạm tội. Bà Loan
khai nhiều bút lục ghi lời khai của bà trong hồ sơ là giả, các chữ ký không
đúng, nội dung cũng không đúng,
Bị cáo Nguyễn Thị Loan
trình bày điều tra viên Bùi Đức Hiếu, người đứng tên trong các biên bản lấy lời
khai này cũng không phải người vẫn làm việc với bà. Điều tra viên thường làm
việc với bị cáo là ông Nguyễn Quốc Dũng.
Do đó, HĐXX đã quyết
định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, làm rõ một số nội dung: Giám định chữ ký
của bị cáo Loan và xác minh tài liệu liên quan đến điều tra viên Bùi Đức
Hiếu; xem xét lại hành vi và tội danh của bị cáo Trần Công Tuyên; Bùi Thanh
Huyền và Nguyễn Thị Cẩm Lê; xem xét trách nhiệm đối với một số cán bộ cơ quan
quản lý Nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá; làm rõ quy trình thẩm định và
ban hành chứng thư thẩm định giá.
Sau khi điều tra bổ
sung, các cơ quan tiến hành tố tụng không thay đổi quan điểm truy tố. Theo kết
quả điều tra bổ sung, bị cáo Nguyễn Thị Loan vẫn khẳng định không liên quan đến
việc tham giá đấu giá khu đất phía Đông nam thôn Cổ Dương.
Tuy nhiên, căn cứ tài
liệu, chứng cứ thu thập được và kết quả làm việc với các luật sư bào chữa cho
bị can Loan, CQĐT xác định các biên bản lấy lời khai và biên bản hỏi cung do
điều tra viên Bùi Đức Hiếu thực hiện không bị cắt ghép.
Các bị can Nguyễn Thị
Cẩm Lê, Bùi Thanh Huyền, Trần Công Tuyên không thay đổi bổ sung thêm lời khai.
CQĐT giữ nguyên quan điểm xử lý bị can Huyền, Lê về tội thiếu trách nhiệm gây
hậu quả nghiêm trọng, bị can Tuyên về tội vi phạm quy định về hoạt động bán đấu
giá tài sản.
Đối với một số cán bộ
cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá, CQĐT giữ nguyên quan
điểm giải quyết, không xử lý hình sự.
Về hậu quả vụ án, ngày
18-11-2022, CTCP phát triển nhà ở Bắc Từ Liêm và UBND huyện Đông Anh ký biên
bản bàn giao đất, bàn giao lại toàn bộ hiện trạng diện tích đất, mốc giới khu
đất.
CQĐT xác định bà
Nguyễn Thị Loan đã khắc phục toàn bộ hậu quả do hành vi sai phạm gây ra.
KHÁM NGHIỆM HIỆN
TRƯỜNG VỤ TAI NẠN HẦM LÒ KHIẾN 5 CÔNG NHÂN TỬ VONG
Tiến
Cường/VOV-Đông Bắc
Liên quan đến vụ tai nạn hầm lò khiến 5 công
nhân tử vong tại Công ty Than Hòn Gai – TKV, Thủ tướng Chính phủ đã có công
điện chỉ đạo các đơn vị liên quan khắc phục hậu quả và thực hiện biện pháp ngăn
chặn kịp thời các vụ tai nạn tương tự. Hiện công tác khám nghiệm hiện trường vụ
tai nạn đang được các cơ quan chức năng triển khai.
Như tin đã đưa, khoảng 22h10 ngày 29/7 tại khu vực hầm Lò chợ
bằng mức -110 vỉa 12 Giáp Khẩu (Công ty Than Hòn Gai - TKV), nhóm công nhân 5
người đang làm việc thì xảy ra sự cố tai nạn lao động khiến cả 5 người đều tử
vong. Các nạn nhân gồm Bùi Văn Đ. (sinh năm 1985, công nhân khai thác hầm
lò bậc 5/5) là tổ trưởng tổ sản xuất; Bế Văn Q. (sinh năm 1991, thợ lò bậc
2/5); Tô Xuân T. (sinh năm 2001, thợ lò bậc 2/5); Giàng A C. (sinh năm 1994,
thợ lò bậc 1/5); Vũ Văn H. (sinh năm 1977. thợ lò bậc 5/5).
Ông Hoàng Sỹ Hưng, Chánh Thanh tra Sở Lao động thương binh và xã
hội tỉnh Quảng Ninh cho biết, hiện đoàn điều tra đã tiến hành khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm tử thi và thu thập các hồ sơ tài liệu có liên quan; các
công nhân trong ca làm việc này cũng được yêu cầu viết tường trình.
“Nhận định ban đầu khi khám nghiệm hiện trường là lò chợ khu vực
xảy ra tai nạn ở mức -110 có than ẩm ướt, tràn xuống dẫn đến tai nạn xảy ra.
Hiện tại khu vực lò chợ này đoàn kiểm tra đã giao cho Công ty Than Hòn Gai kiểm
tra các điều kiện an toàn để tiếp tục đưa vào sản xuất. Không chỉ kiểm tra lò
chợ này mà còn kiểm tra rất cả các khu vực, thiết bị nào có nguy cơ xảy ra tai
nạn để có biện pháp phòng ngừa”, ông Hưng cho hay.
Ông Nguyễn Công Đáng, Phó giám đốc Công ty Than Hòn Gai cho biết:
Vụ việc đang được các cơ quan chức năng tiến hành điều tra. Qua sơ bộ khi kiểm
tra khi bàn giao lò chợ khô, không có hiện tượng nước vào khu vực lò.
“Tai nạn trong ngành than có rất nhiều nguy cơ, không vụ tai nạn
nào giống vụ tai nạn nào cả. Vụ tai nạn này cũng khác biệt so với tất cả những
tai nạn xảy ra trước đó. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, lò chợ cứng, vững cả
trên giá, nóc. Chỉ có điểm từ giá số 26 đến 30 có hiện tượng than hơi ẩm tràn
vào lò chợ gây tai nạn lao động”, ông Đáng nói.
Trước mắt, tỉnh Quảng Ninh hỗ trợ 25 triệu đồng/người tử vong
trong vụ tai nạn. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 20
triệu đồng/người tử vong; Công đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam hỗ trợ 20 triệu
đồng/người tử vong. Công ty Than Hòn Gai giải quyết các chế độ theo quy định
của Nhà nước; thu xếp các chi phí hậu sự cho công nhân và hỗ trợ các gia đình
công nhân với mức ban đầu 100 triệu đồng/gia đình.
6 NGƯỜI CHẾT DO MƯA
LŨ, SẠT LỞ, NHIỀU TUYẾN ĐƯỜNG ÁCH TẮC
https://tuoitre.vn/6-nguoi-chet-do-mua-lu-sat-lo-nhieu-tuyen-duong-ach-tac-20240731083429259.htm
Mưa lớn, sạt lở đất trong hai ngày qua ở miền
Bắc làm 6 người chết, 1 người mất tích, nhiều tuyến đường giao thông bị ách
tắc.
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc
gia, từ chiều 29 đến sáng nay 31-7, ở miền Bắc có mưa lớn gây ra sạt lở đất,
ngập lụt làm thiệt hại về người và tài sản ở nhiều địa phương.
Nhiều tuyến đường bị sạt lở, ngập lụt
Tại Thái Nguyên, chị Mông Thị Q.
(25 tuổi, ở huyện Định Hóa) trên đường đi làm qua cầu tràn xã Định Biên, huyện
Định Hóa thì bị lũ cuốn trôi (đã tìm thấy thi thể).
Mưa lớn chiều tối qua cũng khiến các xã Trung
Hội, thị trấn Chợ Chu, xã Phượng Tiến (huyện Định Hóa) ngập sâu. Nhiều đoạn
đường, tràn, nhà ở bị ngập sâu từ 30-50cm.
Theo Công an huyện Định Hóa sáng 31-7, tuyến
quốc lộ 3C bị sạt lở đất đá tại km26 và khu vực đỉnh Đèo So (thuộc xã Quy Kỳ,
huyện Định Hóa), các phương tiện không di chuyển được theo hai hướng Bắc Kạn và
Thái Nguyên.
Ngoài ra, trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn
qua xã Tân Dương (huyện Định Hóa) cũng bị ngập nước, các phương tiện không di
chuyển được.
Tại Điện Biên, bà Trang Thị
T. (40 tuổi, ở xã Mường Báng, huyện Tủa Chùa) tử vong do sạt lở đất đá. Còn anh
Nguyễn Anh Tuấn (ở thị trấn Mường Chà, huyện Mường Chà) chết do bị lũ cuốn
trôi.
Mưa
lớn ở Điện Biên cũng khiến 35 nhà bị sạt lở, ngập lụt ảnh hưởng, 17 nhà ở huyện
Nậm Pồ phải di chuyển khẩn cấp.
16 tuyến đường liên xã, bản ở các huyện Mường
Nhé, Nậm Pồ và Mường Chà bị sạt lở. Hiện chính quyền địa phương đang triển khai
khắc phục tạm đảm bảo giao thông.
Tại Hà Giang, 17h chiều qua,
hai bố con ở thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần khi đang di chuyển bằng xe máy
trên đường đi làm về thì bị lượng đá lớn lăn từ ta luy dương xuống đè vào
người tử vong
tại chỗ.
Tại Bắc Kạn, mưa lớn đã khiến nhiều
tuyến đường sạt lở như quốc lộ 3B vào huyện Na Rì (đã thông tuyến), quốc lộ 3
đoạn qua thành phố Bắc Kạn.
Trên đường Côn Minh đi Vũ Muộn (huyện Na Rì)
đất đá sạt vùi lấp 2 người dân đi đường. Sau đó người đi đường phát hiện, cứu
được 2 nạn nhân. Ngoài ra, Bắc Kạn cũng ghi nhận 15 nhà bị ảnh hưởng do sạt ta
luy dương.
Ngoài ra, theo báo cáo của Cục Quản lý đê điều
và phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), tại Bắc
Giang có 1 người chết do mưa lũ và Sơn La có 1 người
mất tích do lũ cuốn.
Mưa lớn đến 2-8
Ngày 31-7, ở khu vực vùng núi và trung du Bắc
Bộ, Quảng Ninh có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng
mưa phổ biến 20-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Ở khu vực Đồng bằng Bắc Bộ có mưa rào và dông
rải rác, cục bộ có nơi mưa vừa, mưa to với lượng mưa từ 10-30mm, cục bộ có nơi
trên 50mm.
Từ đêm 31-7 đến ngày 1-8, ở khu vực Tây Bắc và
Việt Bắc của Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với
tổng lượng mưa phổ biến 30-70mm, cục bộ có nơi trên 200mm.
Mưa lớn ở khu vực Tây Bắc và Việt Bắc của Bắc
Bộ có khả năng kéo dài đến ngày 2-8 với lượng mưa phổ biến 30-60mm, cục
bộ có nơi trên 150mm.
Đề phòng nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất
tại khu vực vùng núi và ngập úng tại các khu vực trũng, thấp, khu đô
thị ở Bắc Bộ.
BA
DOANH NGHIỆP KIỆN NHAU VÌ TRANH CHẤP 13.000 M2 ĐẤT
Thanh
Lam
HƯNG
YÊNBa giám đốc của 3 công
ty thỏa thuận mua lại của nhau 13.000 m2 đất, đàm phán giá qua Zalo nhưng sau
đó "lật kèo", kiện nhau ra tòa.
Ngày 31/7, TAND tỉnh Hưng Yên xét xử phúc thẩm
vụ kiện giữa nguyên đơn - Công ty Cổ phần nhựa Tuệ Minh, và 2 bị đơn là Công ty
TNHH Thiên Ngọc An, Công ty TNHH Nijia Việt Nam.
Theo đơn khởi kiện, năm 2017, Công ty Tuệ Minh
do ông Nguyễn Đình Chiến làm giám đốc xin thực hiện dự án nhà máy sản xuất nhựa
40.000 m2 thuộc huyện Yên Mỹ, thuê đất trả tiền hàng năm (loại đất không được
chuyển nhượng).
Do quen biết nhau và biết rõ vị trí đất, ông
Doãn Huy Tuân (Giám đốc Công ty Thiên Ngọc An) và bà Bùi Kim Xuân (Giám đốc
Công ty Nijia) đề nghị Công ty Tuệ Minh chuyển nhượng tổng cộng 13.000 m2 đất.
Ba người thống nhất giá chuyển nhượng là 5,5 tỷ đồng/ha (tức 550.000 đồng/m2).
Ông Tuân và bà Xuân sau đó chuyển cho ông
Chiến tổng cộng 9,35 tỷ đồng.
Tháng 12/2018, công ty của ông Chiến được cấp
hơn 38.000 m2 đất làm dự án. Ngày 18/1/2019, ba người này đại diện 3 công ty ký
thỏa thuận 3 bên, ghi nhận việc chuyển nhượng 13.000 m2 đất.
Tuy nhiên, năm 2022, do một công ty giáp ranh
khu đất không đồng ý góp đất làm lối đi chung, nên đường vào khu đất 13.000 m2
chỉ rộng 5 m. Cho rằng đường hẹp không đảm bảo PCCC, xe chở hàng đi lại khó
khăn, ông Tuân bà Xuân không lấy khu đất này nữa.
Trong năm 2022, 3 người thỏa thuận trên nhóm
Zalo, rằng Công ty Tuệ Minh sẽ nhận lại 13.000 m2 đất với giá chuyển nhượng 2,5
triệu đồng/m2. Nhưng ông Chiến sau đó chỉ đồng ý trả lại 9,35 tỷ đồng (tiền ông
Tuân bà Xuân đã góp từ 2018), đưa trước 8 tỷ và ra điều kiện chỉ trả số tiền
còn lại nếu hai đối tác lập văn bản hủy thỏa thuận 3 bên đã ký tháng 1/2019.
Ông Tuân và bà Xuân không đồng ý, đòi ông
Chiến và Công ty Tuệ Minh phải trả theo giá 2,5 triệu đồng/m2 như thỏa thuận
trên nhóm Zalo. Công ty Tuệ Minh không đồng ý.
Ông Tuân và bà Xuân do đó làm đơn tố cáo Công
ty Tuệ Minh "lừa đảo", song cơ quan điều tra xác định vụ việc không
có dấu hiệu hình sự.
Vụ án sau đó được TAND huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng
Yên, thụ lý giải quyết theo trình tự vụ kiện tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng
quyền sử dụng đất.
Theo Công ty Tuệ Minh, ông Tuân và bà Xuân gửi
nhiều đơn tố cáo đến sở ngành, gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của doanh nghiệp
mình. Trong đơn kiện, nguyên đơn đề nghị tòa tuyên Biên bản thỏa thuận 3 bên
ngày 18/1/2019 và các thỏa thuận trên nhóm Zalo đều vô hiệu.
Kết quả xác minh của tòa thể hiện, khu đất
Công ty Tuệ Minh thuê trả tiền hàng năm chứ không phải đất của doanh nghiệp
này, theo Điều 175 Luật Đất đai thì không được chuyển nhượng.
Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 1, nguyên đơn cho rằng từ khi ký biên bản thỏa
thuận 3 bên, 3 công ty không ký kết hợp đồng chuyển nhượng đất, 13.000 m2 đất
do đó không phải của Công ty ông Tuân, bà Xuân.
Đến năm 2022, khi 3 giám đốc thỏa thuận trên
nhóm Zalo, đất này vẫn là của Công ty Tuệ Minh, nên ông Tuân, bà Xuân không có
quyền bán lại cho Công ty Tuệ Minh. Nội dung tin nhắn trên Zalo không có nội
dung mô tả diện tích, thửa đất, vị trí, loại đất.
Trong khi đó, hai bị đơn cho rằng, do Công ty
Tuệ Minh nhận thấy khu đất là dự án trả tiền thuê đất hàng năm, việc chuyển
nhượng đất là khó khăn nên chính Công ty Tuệ Minh đề xuất mua lại 13.000 m2
này. Ba công ty chốt thỏa thuận trên nhóm Zalo giá 2,5 triệu/m2. Khi Công ty
Tuệ Minh trả được 8 tỷ đồng thì không trả tiếp, mà kiện họ ra tòa.
Ngoài ra, hai bị đơn phản tố, đề nghị HĐXX
tuyên Biên bản thỏa thuận 3 bên và các thỏa thuận trên nhóm Zalo là có hiệu lực
pháp luật; yêu cầu Công ty Tuệ Minh trả đủ 24,5 tỷ đồng cho 13.000 m2 đất.
Quá trình xét xử, Công ty Tuệ Minh nói tự
nguyện hỗ trợ 2 công ty bị đơn thêm 1 tỷ đồng, song họ khẳng định "dù thế
nào cũng không nhận".
Theo tòa, biên bản thỏa thuận ba bên chỉ có
chữ ký 3 giám đốc Chiến, Xuân, Tuân; đóng dấu của 3 công ty, nhưng không có
công chứng hoặc chứng thực. Theo Bộ luật Dân sự và Luật đất đai, hợp đồng
chuyển nhượng, tặng cho, thể chấp phải được công chứng hoặc chứng thực và đất
phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng. Vì thế, HĐXX xác định biên bản này vừa
vi phạm về hình thức, vừa vi phạm về nội dung và vi phạm điều kiện chuyển
nhượng đất.
Ngoài ra, đất dự án của Công ty Tuệ Minh là
đất thuê trả tiền thuê hàng năm, không được chuyển nhượng quyền sử dụng, nên
biên bản cũng vi phạm điều cấm của pháp luật, vi phạm về hình thức, đối tượng
của hợp đồng không thể thực hiện được.
Từ đó, HĐXX tuyên biên bản thỏa thuận 3 bên là
vô hiệu. Hai bị đơn không có quyền với 13.000 m2 đất. Về các thỏa thuận giữa 3
giám đốc trên nhóm Zalo, tòa cũng tuyên vô hiệu, vì khi đó đất không thuộc
quyền sử dụng của 2 bị đơn.
Tòa sơ thẩm chấp nhận yêu cầu khởi kiện của
nguyên đơn, bác toàn bộ yêu cầu phản tố của 2 bị đơn. Công ty Tuệ Minh chỉ phải
trả nốt 1,35 tỷ đồng cho 2 bị đơn.
Do thua kiện, hai bị đơn còn phải nộp 240
triệu đồng án phí.
Doanh nhân nước ngoài kiến nghị được tham gia
vụ án
Sau phiên tòa sơ thẩm, vụ án xuất hiện thêm cá
nhân thứ tư là doanh nhân quốc tịch Trung Quốc, ông Qiu Rongyou.
Theo đơn kiến nghị gửi tòa hồi tháng 6, ông
này cho biết đã góp 1,2 tỷ đồng cùng bà Xuân để nhận chuyển nhượng 13.000 m2
đất. Ông Qiu trình phiếu thu do kế toán của Công ty Tuệ Minh lập, xác nhận đã
nhận 1,2 tỷ đồng của ông Hiếu Xuân (tên tiếng Việt củ ông Qiu).
Ông Qiu cũng khẳng định mình là một trong 4
thành viên của nhóm chat Zalo, có tham dự việc thỏa thuận giá đất, do đó đề
nghị được TAND phúc thẩm triệu tập với vai trò người có quyền lợi nghĩa vụ liên
quan.
"Tòa cấp sơ thẩm không xem xét giải quyết
quyền lợi hợp pháp của tôi đối với số tiền 1,2 tỷ đồng", ông Qiu Rongyou
trình bày và đề nghị tòa xem xét nội dung này.
Công ty Nija ngoài kháng cáo phán quyết của
TAND huyện Yên Mỹ, còn cho rằng vụ kiện có yếu tố người nước ngoài, không thuộc
thẩm quyền giải quyết của tòa cấp huyện.
Giám đốc Trung tâm xúc
tiến đầu tư Bình Phước bị đề nghị kỷ luật
Văn Trăm - Phước Tuấn
Ông Trần Quốc Duy, Giám đốc Trung tâm xúc tiến
đầu tư, thương mại và du lịch Bình Phước bị đề nghị kỷ luật do vi phạm đạo đức
lối sống.
Ngày 30/7, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Phước
ra thông báo xem xét kết quả xử lý đối với ông Duy do người này vi phạm đạo đức
lối sống, thiếu tu dưỡng, rèn luyện.
"Sai phạm của ông Duy đến mức phải xem
xét kỷ luật, Ủy ban Kiểm tra báo cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh xem xét, quyết định", báo cáo đơn vị này nêu.
Trước đó, khoảng 22h ngày 15/5, người dân bắt
quả tang ông Duy ở trong nhà nam sinh 16 tuổi tại xã Tân Phước, huyện Đồng Phú
và "có dấu hiệu cả hai quan hệ tình dục đồng tính". Cho rằng con mình
bị xâm hại, phụ huynh nam sinh và nhiều người đã bắt giữ cán bộ này.
Lực lượng chức năng địa phương sau đó có mặt,
thu giữ nhiều thuốc kích dục và bao cao su đã sử dụng.
HÀNG TRĂM TRẺ NHẬP VIỆN VÌ BỆNH HO GÀ
Từ đầu tháng 7 đến nay, các bác sĩ Trung tâm
Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương, Hà Nội, cho biết đã tiếp nhận gần 400
trẻ mắc bệnh ho gà đến khám và điều trị.
Phần lớn trẻ nhập viện
do bệnh ho gà đều dưới 1 tuổi, chưa tiêm phòng hoặc tiêm chưa đủ mũi vaccine
phòng bệnh. Hiện Trung tâm Bệnh nhiệt đới điều trị cho gần 40 trẻ mắc bệnh ho
gà, một bệnh nhi nặng, cần phải thở máy.
Trường hợp nhập viện
mới nhất là bé gái 24 ngày tuổi, ở Lạng Sơn. Bé gái đến viện trong tình trạng
ho nhiều cơn, ho đến tím mặt, trớ ra nhiều đờm trắng quánh dính.
Qua khai thác bệnh sử,
gia đình cho hay trước khi nhập viện 20 ngày, mẹ của bệnh nhi có triệu chứng ho
nhưng không đi khám và vẫn chăm sóc trẻ. Khoảng một tuần trước khi nhập viện,
trẻ xuất hiện ho húng hắng, không sốt.
Sau đó, bé xuất hiện
ho nhiều cơn rũ rượi, trong cơn ho có tím mặt và trớ ra nhiều nên gia đình đã
đưa đến Bệnh viện Nhi Trung ương thăm khám và điều trị.
Tại đây, các bác sĩ đã
tiến hành lấy mẫu dịch đường hô hấp để xét nghiệm. Kết quả, trẻ được chẩn đoán
mắc bệnh ho gà. Hiện sau 5 ngày điều trị, tình trạng trẻ đã cải thiện đáng kể,
giảm ho, ăn ngủ được, dự kiến ra viện trong một vài ngày tới.
TS.BS Trần Thị Thu
Hương, Trưởng khoa Khám và Điều trị ban ngày, Phó Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt
đới, cho hay ho gà là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp, thường gặp ở trẻ
nhỏ. Khởi đầu của bệnh có thể không sốt hoặc sốt nhẹ, viêm long đường hô hấp
trên, mệt mỏi, chán ăn và ho.
"Cơn ho ngày càng
nặng và trở thành cơn ho kịch phát trong 1-2 tuần, kéo dài 1-2 tháng hoặc lâu
hơn. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm thậm chí không qua khỏi nếu không
được phát hiện sớm và điều trị kịp thời", bác sĩ Hương nói.
Khi trẻ có dấu hiệu
mắc bệnh hoặc nghi ngờ, cha mẹ cần đưa con đến ngay các cơ sở y tế chuyên khoa
để được thăm khám và điều trị kịp thời. Trẻ điều trị càng sớm, càng nhanh khỏi
bệnh và ít có nguy cơ bị biến chứng.
Ho gà là bệnh nhiễm
trùng hô hấp cấp gây ra do vi khuẩn Bordetella pertussis, có tính lây truyền
rất cao ở mọi độ tuổi nếu chưa có miễn dịch phòng bệnh, đặc biệt nguy hiểm ở
trẻ dưới 1 tuổi.
Tiêm ngừa vaccine là
cách hữu hiệu để phòng ngừa bệnh ho gà hiệu quả nhất cho trẻ em cũng như cả gia
đình. Tuy nhiên, miễn dịch sẽ giảm dần theo thời gian nên trẻ cần được tiêm
nhắc theo lịch; người lớn cần tiêm nhắc mỗi 10 năm; phụ nữ có thai tiêm trong
khoảng từ tuần 27 đến trước tuần 36 của thai kì. Điều này sẽ góp phần duy trì
miễn dịch cộng đồng và bảo vệ trẻ sơ sinh trong những tháng đầu đời.
Biện pháp phòng ngừa
khác có thể áp dụng được khuyến cáo như đeo khẩu trang nơi công cộng, giữ vệ
sinh khi ho, hắt hơi, vệ sinh bề mặt các vật dụng, rửa tay bằng xà phòng diệt
khuẩn; bên cạnh đó cần hạn chế để trẻ tiếp xúc với người đang có các triệu chứng
đường hô hấp.
CẢ 3 ĐẠI GIA PHỐ NÚI
LAO ĐAO: BẦU ĐỨC TRÔNG CHỜ TỶ PHÚ, NGƯỜI BỊ BẮT, KẺ BÁN HẾT
Ba đại gia phố núi từng là những tên tuổi có
'số má' trong giới bất động sản và trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, cả Quốc
Cường Gia Lai của nhà doanh nhân Cường Đô la, Hoàng Anh Gia Lai của Bầu Đức cho
đến Đức Long Gia Lai đều lao đao.
Sáng 30/7, ông Nguyễn Quốc Cường (Cường Đô la) chủ trì đại hội đồng cổ đông
thường niên lần thứ hai năm 2024 sau khi nhận ghế nóng Tổng Giám đốc CTCP Quốc
Cường Gia Lai (QCG) thay mẹ là bà Nguyễn Thị Như Loan. Bà Loan bị bắt và khởi
tố hôm 19/7 liên quan tới việc chuyển nhượng dự án 39-39B Bến Vân Đồn, phường
12, quận 4, TP.HCM.
Trở lại ban lãnh đạo sau 6 năm rút lui khỏi Quốc Cường Gia Lai (QCGL), ông Nguyễn Quốc
Cường được kỳ vọng sẽ xử lý dự án Phước Kiển với Vạn Thịnh Phát cũng như giải
quyết vướng mắc ở các dự án bất động sản khác.
Theo phán quyết của tòa, QCGL trả cho Vạn Thịnh
Phát số tiền 2.880 tỷ đồng mà Sunny Land (doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vạn
Thịnh Phát) trả trước cho vụ mua bán dự án Phước Kiển. Khi đó, QCGL mới có thể
lấy lại được dự án đang bị kê biên.
Tuy nhiên, 2.880 tỷ đồng là con số lớn và cần
thời gian để gom đủ. Khó khăn ở chỗ hiện hồ sơ pháp lý của dự án đang bị phong
toả, không thể dùng để cầm cố cho bất kỳ khoản vay nào.
Tính tới hết quý I/2024, QCG có tiền và khoản
tương đương tiền chưa tới 30 tỷ đồng. Hàng tồn kho lớn, hơn 7.000 tỷ đồng,
nhưng đa số ở trong các dự án đang mắc kẹt. Tổng nợ hơn 5.000 tỷ đồng, trong đó
vay và nợ thuê tài chính khoảng 570 tỷ đồng.
Chưa biết Phước Kiển và nhiều dự án khác của QCG
sẽ ra sao sau khi bà Nguyễn Thị Như Loan bị bắt và ông Nguyễn Quốc Cường lên
thay nhưng cổ phiếu QCG đã tăng trần trở lại hai phiên sau khi giảm gần 30%
trước đó.
Các nhà đầu tư đang kỳ vọng vào lộ trình bán 3
nhà máy thủy điện, đẩy mạnh xử lý hàng tồn kho với các dự án đã hoàn thành,
đồng thời bán dự án Marina Đà Nẵng để QCG có thể gom đủ số tiền trả cho Vạn
Thịnh Phát, nhận lại dự án Phước Kiển.
Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, một số nhà đầu tư
lo ngại quá trình điều tra bà Loan đang diễn ra, nên cần thêm thời gian để đánh
giá về triển vọng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, lĩnh vực bất động sản nói
chung vẫn còn có nhiều khó khăn vướng mắc, cần được tháo gỡ.
Trong hơn thập kỷ qua, QCG cũng có nhiều tai
tiếng, không chỉ liên quan tới các dự án doanh nghiệp này triển khai mà còn là
nhiều sai phạm liên quan tới công bố thông tin. Kết quả kinh doanh cũng yếu
kém.
Với CTCP Hoàng Anh Gia Lai - HAGL
Group (HAG) do
ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) làm chủ tịch, doanh nghiệp này gần đây đã bớt khó
khăn khi bán được mảng nông nghiệp (HAGL Agrico - HNG) cho Thaco của tỷ phú
Trần Bá Dương, thu về lượng tiền lớn trả nợ; đồng thời, đón dòng vốn từ nhóm
LPBank và Thaiholdings của ông Nguyễn Đức Thụy.
HAG đã tích cực xóa nợ và hưởng lợi từ vườn sầu
riêng được mở rộng, với giá bán sầu riêng tăng cao.
Dù vậy, tổng nợ của HAGL vẫn còn khá lớn. Hôm
30/6, HAG chậm trả hơn 4.364 tỷ gốc và lãi trái phiếu do chưa thể nhận đủ khoản
thanh toán từ phía Thaco trong thương vụ bán HAGL Agrico.
HNG vừa bị hủy niêm yết bắt buộc do thua lỗ 3
năm liên tiếp.
Giới đầu tư kỳ vọng với sự xuất hiện của nhóm cổ
đông mới, HAGL sẽ bứt phá trở lại. Cổ phiếu HAG có khoảng thời gian tăng gấp
đôi lên 15.000 đồng/cp. Nhưng gần đây HAG đang chịu áp lực bán và về mức 12.300
đồng/cp.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG)
cũng là một doanh nghiệp lớn có tiếng tại Gia Lai, với xuất phát điểm từ ngành
nghề chế biến gỗ tiêu dùng nội địa và xuất khẩu (khá giống với HAGL). Doanh
nghiệp của chủ tịch Bùi Pháp mở rộng hoạt động sang đa ngành và từng gây rúng
động thị trường chứng khoán với thương vụ thâu tóm công ty linh kiện Mass Noble
của Mỹ hồi năm 2015. Công ty này có nhà máy tại Trung Quốc.
Giờ đây, Đức Long Gia Lai đã qua thời đình đám,
đang lỗ lũy kế vài nghìn tỷ, giá cổ phiếu bằng nửa cốc trà đá và đang tính bán
nhà máy tại Trung Quốc.
Trong hai phiên 29-30/7, cổ phiếu DLG ghi nhận
một phiên giảm sàn và một phiên giảm hơn 4,1%, xuống còn 1.620 đồng/cp.
Đức Long Gia Lai sa sút, lỗ liên tiếp 2 năm vừa
qua. Tính tới cuối quý I/2024, DLG lỗ lũy kế 2.637 tỷ đồng so với quy mô vốn
điều lệ 2.993 tỷ đồng. Vốn hóa hiện đạt hơn 595 tỷ đồng. DLG có vay nợ rất lớn,
tính tới cuối tháng 3 lên tới hơn 2.722 tỷ đồng, trong đó có gần 1.073 tỷ đồng
vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn.
Đức Long Gia Lai còn vay vài nghìn tỷ đồng tại
nhiều ngân hàng như: BIDV, VietinBank, Sacombank. Tính tới cuối tháng 3/2024,
DLG còn dư nợ Ngân hàng BIDV khoảng 1.700 tỷ đồng, trong đó có gần 1.329 tỷ
đồng vay dài hạn.
Vấn đề của Đức Long Gia Lai là nợ nần nhiều,
dòng tiền yếu kém và đang bị chủ nợ Lilama 45.3 dồn dập yêu cầu mở thủ tục phá
sản chỉ vì khoản nợ hơn chục triệu đồng.
Trên thực tế, số tiền mà DLG nợ Lilama 45.3
không nhiều, tổng cả gốc và lãi là 17 tỷ đồng. Và theo DLG, trong quý I và quý
II/2024, công ty này đã trả 1 tỷ đồng/quý. Tổng DLG đã thanh toán cho Lilama
45.3 là 6 tỷ đồng.
Mới đây, HĐQT Đức Long Gia Lai đã có nghị quyết
bán toàn bộ 97,73% vốn (tương đương khoản đầu từ 249 tỷ đồng) đang sở hữu tại
Công ty TNHH Mass Noble Investments Limited - đơn vị hoạt động trong lĩnh vực
linh kiện điện tử. Đây là công ty đóng góp chính cho doanh thu của Đức Long Gia
Lai từ 2016 đến nay.
No comments:
Post a Comment