Wednesday, July 31, 2024

Ông Nguyễn Phú Trọng chỉ làm đường cho Tô Lâm nắm quyền lực tuyệt đối?

nguyenvandai
Thứ Hai, 07/29/2024 - 05:05
RFA

Ông Nguyễn Tấn Dũng nắm chức Thủ tướng vào năm 2006, quyền lực của ông Dũng bao trùm lên hệ thống chính trị của chế độ CSVN trong 10 năm.

Mọi quyền lực ông Dũng có được là nhờ những đàn em thân tín ở Bộ công an chống lưng như Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm,…

Năm 2011, ông Nguyễn Phú Trọng ngồi vào ghế Tổng bí thư nhiệm kỳ đầu tiên. Ông Trọng đã nỗ lực vận động Bộ chính trị và Ban CHTW kỷ luật và buộc ông Nguyễn Tấn Dũng từ chức. 

Nhờ sự chống lưng của Tô Lâm và Bộ Công an, ông Nguyễn Tấn Dũng đã giữ được ghế Thủ tướng tới hết nhiệm kỳ.

Tại hội nghị TƯ cuối cùng của Đại hội 11 vào cuối năm 2015, ông Nguyễn Phú Trọng Trọng mới buộc được ông Nguyễn Tấn Dũng phải về hưu.

Lúc đó mọi người nghĩ rằng ông Trọng bắt đầu thực sự nắm được quyền lực.

Trong suốt từ năm 2016 tới năm 2022, ông Nguyễn Phú Trọng như một “gã phù thuỷ” chơi bàn cờ người trên sân khấu chính trị Việt Nam.

Ông dùng chiến dịch đốt lò chống tham nhũng để loại bỏ tất cả các đối thủ chính trị của ông và những người từng thân cận với cựu Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hay những người có tư tưởng dân tuý.

Nhưng trên thực tế để làm được điều đó, ông Trọng là người chỉ đạo, còn người cầm quân trực tiếp là Bộ trưởng CA Tô Lâm.

Bởi vì lúc đó, Bộ trưởng công an Tô Lâm muốn lấy được niềm tin của ông Trọng nên đã làm tất cả mọi việc để ông Trọng hài lòng.

Ví dụ như: Bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh, bắt uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành uỷ TP. HCM là ông Đinh La Thăng, bắt hàng loạt các bộ trưởng, cựu bộ trưởng,… Hàng loạt các tướng của Bộ công an cũng vào tù trong vụ án Vũ Nhôm và vụ đánh bạc ngàn tỷ,…

Đầu năm 2019, sau khi Tô Lâm lấy được niềm tin tuyệt đối của Nguyễn Phú Trọng và sau đó ông Trọng bị đột quỵ trong chuyến đi Kiên Giang. Tô Lâm đã lên kế hoạch chu đáo để đoạt quyền lực tuyệt đối.

Thứ nhất, Tô Lâm hiểu về bản chất của ông Trọng là tham muốn quyền lực và danh vọng trong khi sức khoẻ càng ngày càng kém do di chứng bị đột quỵ, tuổi càng cao và áp lực công việc.

Do đó, Tô Lâm quyết tâm để ông Trọng chết trên ghế quyền lực và Tô Lâm cũng đoạt quyền lực từ thời điểm đó.

Thứ hai, để làm được điều này, Tô Lâm quyết tâm loại hết các đối thủ sẽ thay thế ông Trọng ở Đại hội 13 và để ông Trọng vi phạm Điều lệ đảng ở lại nhiệm kỳ thứ 3. Người mà được ông Trọng lựa chọn để thay thế cho ông ấy là Thường trực Ban bí thư Trần Quốc Vượng.

Tô Lâm hiểu rõ nếu để ông Trần Quốc Vượng thay thế ông Trọng tại Đại hội 13, ông Vượng sẽ làm hai nhiệm kỳ Tổng bí thư thì Tô Lâm không còn cơ hội.

Đồng thời, ông Trần Quốc Vượng xuất thân từ ngành kiểm sát rất hiển con người Tô Lâm. Ông Vượng sẽ loại bỏ Tô Lâm và sự nghiệp của Tô Lâm sẽ chấm hết, nên cơ hội cho Tô Lâm tuyệt đối là không có.

Tô Lâm vừa dùng sức mạnh và vận động các uỷ viên trung ương, kết quả là qua các lần lấy phiếu tín nhiệm cho chức Tổng bí thư, ông Trần Quốc Vượng không đủ phiếu và phải nghỉ hưu.

Như vậy việc ông Nguyễn Phú Trọng ở lại nhiệm kỳ thứ 3 có bàn tay đạo diễn của Tô Lâm.

Thư ba, bước vào nhiệm kỳ Đại hội 13, Tô Lâm với vị thế Bộ trưởng Công an nên nắm rõ hồ sơ của từng doanh nghiệp sân sau của các quan chức chóp bu. Không khó khăn gì để Tô Lâm và Cơ quan điều tra của Bộ công an tìm ra các sai phạm của các doanh nghiệp này.

Tô Lâm đánh giá Thủ tướng Phạm Minh Chính là đối thủ khó chơi nhất trên con đường đoạt quyền lực. Bởi vì Phạm Minh Chính từng mang quân hàm trung tướng, là Tổng cục trưởng Tình báo. Nếu Tô Lâm đánh Phạm Minh Chính cuối cùng thì sẽ bị lộ bài và Phạm Minh Chính có thể gây bất lợi cho Tô Lâm. Tô Lâm đã chọn Thủ tướng Phạm Minh Chính để hạ trước khi tiến hành điều vụ Công ty Cổ phần quốc tế AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn. Tô Lâm biết rõ bà Nhàn và Công ty AIC là sân sau của Phạm Minh Chính. Nhưng Phạm Minh Chính có đàn em ở Bộ công an còn nhiều, nên đã bí mật báo cho Chính biết.

Phạm Minh Chính đã giúp bà Nhàn trốn ra nước ngoài trước khi Tô Lâm kịp ra tay.

Tuy Tô Lâm chưa hạ được Phạm Minh Chính, nhưng cũng làm cho Chính run sợ và co mình lại, không dám ra đòn phản công lại Tô Lâm. Tô Lâm biết điều này và tiến hành hạ các đối thủ khác vừa để tiếp tục uy hiếp Phạm Minh Chính vừa dọn đường cho mình.

Tới đầu năm 2023, Tô Lâm bắt đầu chiến dịch dọn đường. Qua việc điều tra vụ “chuyến bay giải cứu” và “Việt Á”. Tô Lâm đã hạ hai phó Thủ tướng có uy tín và tương lai ở Đại hội 14 là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam.

Tiếp đó, Tô Lâm giúp ông Nguyễn Phú Trọng hạ đối thủ là Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Tô Lâm theo dõi diễn biến sức khoẻ của ông Nguyễn Phú Trọng rất sát sao để chọn thời điểm ra tay quyết định.

Đầu năm 2024, Tô Lâm nhận thấy sức khoẻ của ông Trọng suy giảm nghiêm trọng sau tin đồn bị đột quỵ.

Tô Lâm cho rằng thời cơ đã đến ra ra đòn quyết định. Với những đòn đánh liên hoàn vào những quan chức thân cận bên cạnh ông Trọng sẽ làm cho ông Trọng gục gã.

Tô Lâm chọn Võ Văn Thưởng để ra tay trước, nhằm đoạt ghế Chủ tịch nước làm bước đệm quan trọng.

Vụ án Tập đoàn Phúc Sơn bị điều tra, Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu pháo đã khai ra mối quan hệ làm ăn với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng khi ông Thưởng còn làm Bí thư tỉnh uỷ Quảng Ngãi. Võ Văn Thưởng phải rời võ đài chính trị.

Tiếp đó, Tô Lâm điều tra vụ Tập đoàn Thuận An, dẫn đến Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ ra đi.

Ông Trọng choáng váng khi những người từng được ông lựa chọn và dìu dắt lần lượt bị Tô Lâm ép buộc phải từ chức. Đồng thời Tô Lâm đã công khai đối đầu với ông Trọng. Sức khoẻ của ông Nguyễn Phú Trọng suy sụp nhanh chóng.

Tô Lâm giáng tiếp đòn nữa vào Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai, người “em gái nuôi thân thương” của ông Trọng.

Lúc này, tuy ông Nguyễn Phú Trọng bị suy sụp và choáng váng, nhưng ông Trọng vẫn còn đủ lực để đưa được 4 người thân cận vào Bộ chính trị để củng cố lại vị thế. Ông Trọng hy vọng đủ sức khoẻ để tiếp tục nuôi kế hoạch phản công hạ Tô Lâm ở Hội nghị TƯ 10 vào tháng 10 năm 2024.

Tô Lâm không thể chậm chễ chờ ông Trọng phản công.

Ngày 28 tháng 5, Tô Lâm cho Lương Tam Quang và các đàn em ở Bộ công an tiến hành tổ chức cuộc họp của đảng uỷ công an TƯ. Tại hội nghị 100% các đại biểu tham dự đã bỏ phiếu bầu lương Tam Quang làm Bộ trưởng. Tô Lâm đã bắt Bộ chính trị và Quốc hội thành con tin để đưa Lương Tam Quang lên làm Bộ trưởng.

Đồng thời Tô Lâm cũng gửi thông điệp tới ông Nguyễn Phú Trọng là Bộ công an sẵn sàng đối đầu với ông Trọng và Bộ chính trị.

Cú đánh này của Tô Lâm đã làm cho tinh thần, sức khoẻ của ông Trọng hoàn toàn suy sụp.

Cuối cùng, Tô Lâm ra đòn sát thân ông Trọng khi đào bới lại vụ Ciputra cách đây hơn 20 năm. Phe của Tô Lâm đã đưa tin lên mạng việc cựu Bí thư thành uỷ Hà Nội Nguyễn Phú Trọng đã nhận hối lộ 2 căn biệt thự trị giá hàng triệu đô la và làm thiệt hại cho nhà nước hơn 3 ngàn tỷ đồng.

Thông tin vụ Ciputra đã huỷ hoại hoàn toàn thanh danh của ông Nguyễn Phú Trọng. Khi ông Trọng biết tin đã bị sốc và đột quỵ, rơi vào hôn mê và cuối cùng qua đời vào trưa ngày 19 tháng 7 năm 2024.

Trước đó một ngày, ngày 18 tháng 7, ông Tô Lâm đã chính thức đoạt quyền Tổng bí thư sau khi gây sức ép thành công với Bộ chính trị.

Triều đại của ông Nguyễn Phú Trọng đã kết thúc và triều đại của ông Tô Lâm bắt đầu.

 

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do

No comments:

Post a Comment