Đối Thoại Điểm Tin ngày 30
tháng 07 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Mỹ
cáo buộc Venezuela thao túng bầu cử, Washington để ngỏ khả năng trừng phạt
Việt
Nam nhập khẩu ròng xăng dầu trị giá hơn 3,6 tỷ đô la trong nửa năm
Lần
đầu tiên Việt Nam có hơn 90% dân số là chủ thuê bao internet di động
Mỹ
sẽ gửi thêm 1,7 tỷ đô viện trợ quân sự cho Ukraine
Kon Tum ghi nhận 46 trận động đất trong 2 ngày, thủ tướng yêu cầu ‘làm
rõ nguyên nhân’
Chuyên gia: ‘Tình
hình Biển Đông nhiều bất ổn’
Mỹ cáo buộc
Venezuela thao túng bầu cử, Washington để ngỏ khả năng trừng phạt
FBI: Cảnh sát đã
để ý tới nghi phạm bắn ông Trump hơn một giờ trước vụ nổ súng
Lực lượng Nga
tiến về thành phố chiến lược Pokrovsk của Ukraine
Văn
phòng của luật sư Nguyễn Văn Miếng ở TPHCM bị kiểm tra dù ông đã sang Mỹ tị nạn
Không
thể tin tưởng cam kết của Bắc Kinh
Mỹ,
Nhật, Australia, Ấn Độ tái khẳng định cam kết đối với Ấn Độ Dương-Thái Bình
Dương
Bộ
Công thương Việt Nam điều tra thép cán nóng nhập từ Trung Quốc và Ấn Độ
Trưởng
Đặc khu Hành chính Hong Kong thăm Việt Nam
Công
cuộc chống tham nhũng sẽ ra sao sau khi mất người “đốt lò” Nguyễn Phú Trọng?
Một
ngày mới, một vụ lừa đảo mới ở Việt Nam
Thời
CT Tô Lâm, chính sách về ngoại giao và nội trị Việt Nam có gì thay đổi?
Hàng
ngàn hộ dân tại Hà Nội vẫn trong tình cảnh ngập nước
Các
hệ thống tại Việt Nam chịu hơn 5.000 vụ tấn công mạng trong nửa đầu năm 2024
Nền
kinh tế số của Việt Nam sẽ tăng gấp 11 lần vào năm 2030
Viện
Vật lý địa cầu: động đất ở Kon Tum là động đất kích thích do hồ chứa thủy điện
Nam
Định: bắt ba cựu lãnh đạo xã liên quan sai phạm đất đai ở Cồn Xanh
Quảng
Nam: bắt hai cán bộ tại Chi cục Quản lý đất đai
HRW:
Quan hệ Úc-Việt nồng ấm không nên là rào cản cho đối thoại nhân quyền!
Gần
50 du khách nghi ngộ độc thực phẩm tại resort lớn ở Mũi Né, Phan Thiết
Hậu
Giang: bắt phó Ban quản lý các khu công nghiệp cùng hai thuộc cấp
Kontum xảy ra động đất mạnh năm độ richter, nhiều tỉnh lân cận bị
rung lắc
Tuần
duyên Philippines và cảnh sát biển Việt Nam thảo luận tập trận chung đầu tiên ở
Biển Đông
BBC
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng và ngôi vị quyền lực: cuộc hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Nguyễn Phú Trọng,
hình ảnh bi tráng của ‘người cộng sản cuối cùng’
VinFast công bố sai
sót kế toán khiến doanh thu 2023 bị thổi phồng
Mỹ sẽ công nhận
Việt Nam là nền kinh tế thị trường?
Bầu cử 2024 định
hình lại chính trị toàn cầu như thế nào?
Ông Lâm Hồng Sơn 34
năm kêu oan: 'Tôi chết thì con tôi sẽ đi đòi công lý'
Người phụ nữ chinh
phục Everest nhiều nhất thế giới và trốn thoát bạo hành hôn nhân
Lo Trung Quốc lấn
lướt, Mỹ và Nhật Bản bàn ‘khả năng răn đe mở rộng’
Con trai El Chapo
giúp Mỹ bắt trùm ma túy khét tiếng 'El Mayo' như thế nào?
Thảm họa bom nguyên
tử qua hồi ức những người sống sót cuối cùng
Xây mộ tiền tỷ,
người Việt vô địch về cúng tổ tiên
Cảnh khốn cùng của
cô dâu Việt bị chồng Singapore đuổi khỏi nhà sau sinh
'Ngoại giao cây
tre': từ Đổi mới đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng: 'sau Hồ Chí Minh, Trường Chinh, ngang Lê Duẩn'
Quốc tang Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra như thế nào?
Ông Nguyễn Phú
Trọng qua đời: 'Lò' có tiếp tục cháy?
Ông Nguyễn Phú
Trọng qua đời, buồn sao cho đúng?
Tổng Bí thư Nguyễn
Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?
Nguyễn Phú Trọng -
'người cộng sản kiên định cuối cùng' và di sản 'đốt lò'
Ông Trịnh Văn Quyết
hầu tòa: Có gì đáng chú ý?
Ông Tô Lâm 'có thể
tăng cường thâu tóm quyền lực'
Góc khuất của
Hiệp định Genève
Di sản Nguyễn Phú
Trọng từ góc nhìn báo chí quốc tế
Bảng tổng sắp huy chương Olympic Paris 2024
Liên Hiệp Châu Âu muốn nâng cấp quan hệ với Việt Nam
Hải Quân Nga huy động ba hạm đội cho cuộc tập trận quy mô lớn
Bầu cử tổng thống Venezuela: Đụng độ giữa cảnh sát và người biểu
tình phản đối kết quả
Olympic Paris: Hoãn thi ba môn phối hợp nam vì sông Seine vẫn ô
nhiễm
Olympic Paris 2024 : Nhạc nền lễ khai mạc vinh danh các tài năng
Pháp
Biển Đông: Mỹ, Philippines đẩy mạnh hợp tác quân sự để phản ứng
nhanh trước Trung Quốc
Mỹ cấp thêm 1,7 tỷ đô la viện trợ quân sự cho Ukraina
Hoa Kỳ: Tổng thống Joe Biden đề xuất cải tổ Tòa Án Tối Cao
Chống tham nhũng thời hậu Nguyễn Phú Trọng: Sẽ vẫn "diệt
chuột không để vỡ bình"
QUAD
quan ngại về Biển Đông và cam kết tăng cường an ninh ở Châu Á-Thái Bình Dương
Venezuela: Tổng thống ‘‘tái đắc cử’’, đối lập phản đối kết quả,
quốc tế kêu gọi minh bạch
Léon Marchand giành huy chương vàng đầu tiên môn bơi 400 mét hỗn
hợp, phá kỷ lục Olympic
An ninh: Quá trễ để Mỹ-Nhật ngăn chận Trung Quốc thay đổi trật tự
thế giới ?
Thủ tướng Ý: Trung Quốc là ‘‘đối tác quan trọng’’ đối với an ninh
toàn cầu
Lễ khai mạc Olympic Paris: Bộ trưởng Nội Vụ Darmanin bảo vệ giá
trị « tự do » của nước Pháp
‘‘Đợt nóng lớn nhất từ đầu hè’’ lan đến Paris, làng Thế Vận thiếu
máy lạnh
Nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga bị drone Ukraina nhắm trúng
Tấn công đáp trả Hezbollah Liban: Quốc tế kêu gọi Israel kiềm chế
(AFP) – Bất chấp phản đối của Bắc Kinh,
nghị sĩ từ hơn 20 nước đến Đài Bắc họp. Trong cuộc họp Liên minh Nghị viện về Trung Quốc
(IPAC), trước gần 50 nghị sĩ từ 23 quốc gia, tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức
nhấn mạnh « mối đe dọa từ Trung Quốc đối với bất cứ nước nào cũng
đều là mối đe dọa cho thế giới » và các nước dân chủ cần phải
đoàn kết để chống lại sự lan rộng của « chủ nghĩa toàn trị » từ
Bắc Kinh. Đài Loan chỉ còn quan hệ ngoại giao với khoảng hơn chục quốc gia,
nhưng đã tăng cường hợp tác với các nước dân chủ lớn, như Hoa Kỳ, nguồn cung
cấp vũ khí chính cho hòn đảo. Về phía Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao
Trung Quốc kêu gọi các nhà lập pháp nước ngoài « từ bỏ định kiến, ý thức
hệ, và ngừng sử dụng vấn đề Đài Loan để can thiệp vào công việc nội bộ của
Trung Quốc ». Trong những năm vừa qua, Trung Quốc đã gia tăng áp lực quân sự và
chính trị đối với Đài Loan. Bắc Kinh vẫn luôn phản đối liên minh IPAC, phản đối
chuyến thăm của các nghị sĩ nước ngoài đến Đài Bắc. Vào năm 2022, Trung Quốc đã
tổ chức tập trận quy mô lớn, hăm dọa Đài Loan sau chuyến thăm của chủ tịch Hạ
Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi.
(South
China Morning Post) – Đài Loan và Trung Quốc đạt thỏa thuận về vụ ngư dân đại
lục thiệt mạng tại eo biển Đài Loan. Sau nhiều tháng đàm phán, lực lượng tuần
duyên Đài Loan cho biết hôm nay, 30/07/2024, đã đạt được thỏa thuận với Trung
Quốc về bồi thường cho gia đình nạn nhân và hồi hương thi thể hai ngư dân Hoa
Lục bỏ mạng sau khi cố thoát khỏi vùng biển cấm. Thỏa thuận cụ thể không được
nêu rõ. Hai ngư dân nói trên đã bị chết đuối do thuyền bị lật khi cố chạy thoát
khỏi cuộc truy đuổi của tuần duyên Đài Loan tại vùng biển ngoài ngơi quần đảo
Kim Môn của Đài Loan, ngày 14/02/2024.
(AFP) –
William Calley, "tội phạm chiến tranh" ở Việt Nam qua đời. Cựu quân nhân Hoa Kỳ, “tội phạm
chiến tranh” trong vụ thảm sát Mỹ Lai ở Việt Nam đã từ trần hôm 28/04
tại bang Florida. Thông tin về cái chết của ông chỉ được các báo Mỹ đưa hôm
qua, 29/07/2024. William Calley là lính Mỹ duy nhất bị kết án “phạm
tội ác chiến tranh” vì giết hại 22 thường dân ở Mỹ Lai, và phải
lãnh án “lao động cải tạo” chung thân. Vào ngày 16/03/1968,
William Calley, lúc đó giữ chức trung úy trong quân đội Hoa Kỳ, đã ra lệnh thảm
sát dân làng ở Mỹ Lai, Quảng Ngãi, dựa trên thông tin tình báo sai lệch, cho
rằng lính của Việt Cộng trà trộn vào thường dân. Nhiều người đã bị tra tấn dã
man, bị hãm hiếp, thảm sát.
(AFP)
– Việt Nam : 5 công nhân thiệt mạng do sập mỏ than. Tai nạn xảy ra vào tối qua,
29/07/2024, tại một mỏ ở thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, do một công ty
thành viên tập đoàn khai thác mỏ của nhà nước điều hành. Nguyên nhân được cho
là do mưa lớn kéo dài gây ngập úng và sạt lở.
(AFP) –
Ấn Độ : Đất lở khiến hàng chục người thiệt mạng. Theo số liệu mới nhất do nhà chức
trách Ấn Độ công bố hôm nay, 30/07/2024, các vụ đất lở ở miền nam nước này đã
khiến ít nhất 93 người thiệt mạng, 128 người bị thương và hàng trăm người vẫn
bị mắc kẹt. Khoảng 225 binh sĩ đã được triển khai tới nơi xảy ra thảm họa để hỗ
trợ tìm kiếm những người còn sống sót.
(AFP) –
Nhật Bản : Một người thiệt mạng và 140 người bị ngộ độc vì ăn lươn nướng. Giám đốc của Keikyu, một trung tâm
thương mại ở Yokohama, gần thủ đô Tokyo, hôm nay, 30/07/2024, đã xin lỗi khách
hàng vì các hộp đồ ăn chứa món lươn nướng tại nhà hàng Isesada trong cơ sở này.
Người thiệt mạng là một cụ bà 90 tuổi, hơn 100 người khác thì có những triệu
chứng ngộ độc thức ăn, như nôn mửa, tiêu chảy. Điều tra của cơ quan y tế Nhật
Bản đã xác định sự hiện diện của vi khuẩn Staphylococcus Aureus trong món ăn
rất phổ biến tại Nhật và châu Á.
(AFP) –
FBI thẩm vấn Donald Trump, “nạn nhân” trong vụ ám sát hụt. Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) cho
biết, hôm 29/07/2024, Donald Trump đã chấp nhận trả lời thẩm vấn của cơ quan
này với tư cách nạn nhân. Hôm 13/07, trong buổi mít tinh vận động tranh cử tại
bang Pennsylvania, ông Trump đã bị bắn hụt, chỉ bị thương nhẹ, nhưng một người
trong đám đông đã bỏ mạng, nhiều người khác đã bị thương. Thủ phạm đã bị nhân
viên Sở Mật Vụ Hoa Kỳ bắn hạ. Lãnh đạo của cơ quan này đã từ chức vì không bảo
đảm được an ninh cho các chính trị gia.
(AFP) –
Mỹ : Elon Musk bị chỉ trích vì chia sẻ video giả mạo về ứng cử viên tổng thống
Kamala Harris. Đoạn
video sử dụng công nghệ trí thông minh nhân tạo (AI) để giả giọng phó tổng
thống Kamala Harris chế nhạo đảng Dân Chủ, chê ông Biden đã “già yếu”
còn bản thân bà thì "không biết cách điều hành đất nước này".
Trong khi phe Dân Chủ lên án một hành động "vi phạm quy tắc cộng đồng và
trái phép", thì Elon Musk đáp lại rằng những video châm biếm chính trị như
vậy là hoàn toàn hợp pháp tại Mỹ.
(AFP) –
Quân đội Israel tấn công vào nhiều vị trí của Hezbollah ở miền nam Liban. Hôm nay, 30/07/2024, quân đội của Nhà
nước Do Thái cho biết các cuộc tấn công nhắm vào Hezbollah ở miền nam Liban đã
tiêu diệt được một thành viên của phong trào Hồi giáo này, phá hủy một kho vũ
khí và nhiều cơ sở khác. Thông báo này được đưa ra sau khi thủ tướng Israel
Benjamin Netayahu đe dọa đáp trả mạnh cuộc tấn công được cho là của Hezbollah,
khiến 12 người thiệt mạng vào cuối tuần trước tại Israel, gần biên giới Liban.
(AFP) –
Pháp : Khách sạn tại Paris giảm giá để thu hút khách du lịch. Office de tourisme de Paris - Cơ quan du
lịch của Paris hôm qua, 29/07/2024, cho biết giá thuê khách sạn trung bình tại
thủ đô Pháp đã giảm xuống còn 258 euro một đêm. Hồi đầu hè, trước kỳ Thế Vận
Hội, mức giá này lên tới 342 euro cho một đêm, tăng 70 % so với tháng 7 năm
2023. Một số đại lý du lịch cũng giảm giá từ 10 % đến 70% các dịch vụ của mình
do không có nhiều khách như mong đợi. Trang đặt phòng khách sạn Hotel Planner
cho biết giá khách sạn hiện đã giảm khoảng 66 % đối với các cơ sở lưu trú 4
sao. Giám đốc quản lý trang mạng này, Tim Hentschel cho rằng « ngành
dịch vụ khách sạn tại Pháp và trên toàn thế giới đã lãnh một bài học về việc
lợi dụng các sự kiện lớn để tăng giá. »
TIN TỨC: THỨ BA 30.07.2024
1/ KÊU GỌI CHÍNH PHỦ ÚC GÂY SỨC ÉP VỚI VN VỀ NHÂN QUYỀN
Tổ chức Giám sát Nhân quyền
vào hôm qua 29/7 cho biết họ đã gửi một tờ trình cho chính phủ Úc để yêu cầu
“gây sức ép” với bạo quyền Việt Nam trong các cuộc gặp gỡ sắp tới tại buổi đối
thoại nhân quyền lần thứ 19 diễn ra vào ngày 30/7 tại thủ đô Canberra.
Bà Daniela Gavshon, giám
đốc của tổ chức này tại Úc, cho biết là trong hai thập niên qua, nước Úc đã tổ
chức 18 cuộc đối thoại nhân quyền hầu như vô hiệu quả với Việt Nam và cần có
cách tiếp cận mới. Theo bà Gavshon, thay vì tiếp cận theo kiểu thụ động về nhân
quyền, chính phủ Úc nên gây sức ép để có những cải tổ mang tính hệ thống, dựa
trên các mốc đánh giá rõ ràng.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền
cũng nhắc lại những thành tích tiêu cực của Việt Nam về nhân quyền, bao gồm hơn
160 người đang bị giam giữ vì lên tiếng phê phán bạo quyền, việc các nhà hoạt
động môi trường đang trở thành đối tượng bị nhắm tới, và VN đứng thứ 3 thế giới
về số lượng nhà báo bị cầm tù.
Tổ chức này khuyến nghị
chính phủ Úc cần tập trung vào 5 lãnh vực ưu tiên về tình hình nhân quyền ở
Việt Nam, bao gồm việc phóng thích các tù nhân chính trị và những người bị giam
giữ tùy tiện, chấm dứt đàn áp các nhà hoạt động môi trường, tôn trọng quyền của
người lao động; bảo đảm trình tự tố tụng công bằng đối với các nghi can và bị
cáo hình sự; và chấm dứt việc trấn áp các quyền tự do thực hành tôn giáo và tín
ngưỡng.
Cần biết là Việt Nam thường
xuyên bị một số chính phủ phương Tây và các tổ chức nhân quyền chỉ trích về
tình trạng vi phạm nhân quyền.
2/ HƠN 5 NGÀN VỤ TIN TẶC TẤN CÔNG VN TRONG 6 THÁNG QUA
Hơn 5 ngàn vụ tấn công mạng
nhắm vào các hệ thống tại Việt Nam được ghi nhận trong 6 tháng đầu năm nay,
tăng khoảng 40% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trung tâm Viễn thông Công
nghệ Phần mềm Quang Trung cho biết số liệu vừa nêu tại cuộc hội thảo ở Sài Gòn
vào hôm qua 29/7. Theo đó thì những cuộc tấn công nhắm đến là các công ty tài
chánh, công sở và các tập đoàn lớn. Các phương thức tấn công ngày càng tinh vi
và phức tạp, dựa trên các kỹ thuật tiên tiến.
Tin cho biết thêm trong 6
tháng đầu năm nay, có gần 400 trang chủ của các cơ quan nhà nước và tổ chức
giáo dục tại Việt Nam bị tin tặc tấn công, chèn mã độc quảng cáo và cá độ.
Các chuyên gia tham dự hội
thảo nhận định tình trạng dữ liệu cá nhân bị lộ ở mức báo động. Tin tặc tấn
công nhắm vào dữ liệu người dùng thông qua tin nhắn, email và lỗ hổng ở các
thiết bị di động.
Trước tình trạng được cho
đáng báo động như thế, nhiều công ty tại Việt Nam cho tăng ngân sách an ninh
mạng lên khoảng 30% so với năm trước. Hơn 70% các tổ chức lớn có kế hoạch triển
khai giải pháp an ninh mạng dựa trên trí tuệ nhân tạo.
3/ NHIỀU CƠ SỞ NĂNG LƯỢNG NGA BỊ UKRAINE NHẮM TRÚNG
Trong đêm Chủ nhật rạng
sáng thứ Hai 29/7, nhiều vụ tấn công của Ukraine bằng drone đã nhắm trúng các
cơ sở hạ tầng năng lượng của Nga sát biên giới với Ukraine.
Một vụ hỏa hoạn đã bùng lên
tại một trạm biến áp ở Tomarovka, gần tỉnh Belgorod. Người dân cho biết đã nhìn
thấy drone bay trong đêm và nghe thấy những tiếng nổ. Cũng trong đêm qua,
Andrei Klitchkov, thống đốc vùng Oriol của Nga, thông báo các vụ tấn công bằng
drone đã làm hư hại một nhà máy điện ở thành phố Glazunovka. Riêng thống đốc
vùng Koursk cho biết một kho chứa dầu đã bốc cháy vào sáng Chủ nhật 28/7 sau
một vụ tấn công bằng drone của Ukraine.
Bộ quốc phòng Nga thông báo
là đã bắn hạ được 19 drone của Ukraine trên bầu trời các vùng biên. Các vụ tấn
công bằng drone của Ukraine nhắm vào các kho dầu, nhà máy lọc dầu hoặc các cơ
sở năng lượng ở Nga diễn ra rất thường xuyên, đặc biệt là ở các vùng biên giới.
Trong khi đó, các chiến đấu
cơ F-16 chuẩn bị được chuyển đến Ukraine, nhưng số lượng không được tiết lộ.
Tổng cộng 80 chiến đấu cơ F-16 đã được các nước Bỉ, Đan Mạch, Hòa Lan và Na Uy
hứa hẹn viện trợ cho Kiev, nhưng đa số sẽ phải chờ vài năm mới được giao.
Giới lãnh đạo Ukraine và
phương Tây trước đây từng kỳ vọng là F-16 của Mỹ có thể giúp Kiev làm thay đổi
cục diện, nhưng thực tế là sẽ có khó tác động ngay lập tức trên chiến trường.
Lý do là số chiến đấu cơ hạn chế và sẽ chỉ có 6 phi công Ukraine hoàn thành
khóa huấn luyện ngay từ mùa hè này.
Trong khi đó, Tổng thống Ukraine Volodymyr
Zelensky tổng kết trong tuần qua là Nga đã tấn công Ukraine với khoảng 700 quả
bom dẫn đường và hơn 100 drone Shahed. Ông Zelensky kêu gọi các nước đồng minh
chuyển thêm cho Ukraine các phi đạn tầm xa và các hệ thống phòng không.
4/ BẮC HÀN ĐANG TÌM THUỐC TRỊ BỆNH BÉO PHÌ CHO ÔNG KIM JONG-UN
Lãnh tụ tối cáo Bắc Hàn Kim
Jong Un đã tăng cân trở lại và dường như bị các vấn đề sức khỏe liên quan đến
béo phì như huyết áp cao và tiểu đường. Các quan chức Bắc Hàn đang tìm kiếm các
loại thuốc mới ở nước ngoài để điều trị, theo tiết lộ của cơ quan tình báo Nam Hàn
vào hôm qua 29/7.
Ông Kim Jong-un 40 tuổi nổi
tiếng là người nghiện rượu và thuốc lá. Ông xuất thân từ một gia đình có tiền
sử mắc bệnh tim. Cả cha và ông nội của ông, hai người đã cai trị Bắc Hàn trước
khi ông thừa kế quyền lực vào năm 2011, đều qua đời vì các vấn đề về tim.
Một số nhà quan sát cho
biết họ Kim, cao khoảng 170 cm và trước đây nặng 140 ký, dường như đã giảm cân
rất nhiều vào năm 2021, có thể là do thay đổi chế độ ăn uống. Nhưng các cảnh
quay gần đây của báo chí lề đảng cho thấy ông đã tăng cân trở lại.
Vào ngày 29/7, cơ quan tình
báo của Nam Hàn, báo cáo trong một cuộc họp kín là họ Kim ước tính nặng khoảng
140 ký một lần nữa và thuộc nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh tim, theo thượng nghị
sĩ Lee Seong Kweun.
Ông Lee cho biết cơ quan
tình báo này nói rằng ông Kim đã biểu hiện các triệu chứng của bệnh huyết áp
cao và tiểu đường từ đầu những năm 30 tuổi. Một nhà lập pháp khác, Park Sunwon,
cho biết cơ quan này tin rằng tình trạng béo phì của ông Kim có liên quan đến
việc uống rượu, hút thuốc và sự căng thẳng.
Hai ông Lee và Park cho
biết họ có được thông tin tình báo là các quan chức Bắc Hàn đã cố gắng mua
thuốc mới ở nước ngoài để điều trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường của họ Kim.
Trong cuộc họp báo vào ngày
29/7, cơ quan tình báo Nam Hàn cũng nhắc đến khả năng cô con gái nhỏ của ông
Kim, có tên là Kim Ju Ae, sẽ củng cố vị thế là người thừa kế của cha mình. Lời
đồn đoán về Kim Ju Ae, khoảng 10 tuổi, bùng lên khi cô đi cùng cha mình trong
các sự kiện cấp cao bắt đầu từ cuối năm
2022.
VNTB – Kỷ nguyên Nguyễn Phú Trọng có phải đã kết
thúc?
VNTB – Ồn ào lễ khai mạc
Olympic Paris 2024
VNTB – Chùa Cầu Hội
An bị mỉa mai sau trùng tu
Ai
sẽ lấp đầy khoảng trống lãnh đạo của châu Âu?
Nga
đang cố gắng đầu độc nguồn nước của Phần Lan?
Mách cho công an
(Kỳ 1)30/07/2024
Người
Nam bộ – Những câu hỏi và vấn đề chính trị học của Việt Nam30/07/2024
Nguyễn
Phú Trọng: Gương không người soi30/07/2024
Australia:
Cần gây sức ép để Việt Nam chấm dứt vi phạm nhân quyền29/07/2024
Sự
thật đằng sau “vĩ đại, kiệt xuất”29/07/2024
‘Ngoại
giao tang chế’ kiểu Hoa Kỳ29/07/2024
Đội
quân chủ lực bị bỏ rơi (Kỳ 1)29/07/2024
Chuyện
anh em nhà Chày, Cối: Thần tượng ngồi trên đống cát29/07/2024
Chấn
hưng Phật giáo bắt đầu từ đâu?28/07/2024
Phúc
Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 29/07/2024
Nguyễn
Quang Thiều - Bên ô cửa những con tàu thời chiến
Lâm
Bình Duy Nhiên - Thế vận hội Paris : Đôi điều cần nói thêm cho rõ
Thái
Vũ - Một cách giải thích phi lý
Jimmy
Nhựt Hà - Nhạc sĩ Phùng Trọng trong cảnh khó nghèo
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 29.07.2024
Nguyễn
Thông - Đội quân chủ lực bị bỏ rơi (1)
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Chuyên gia: Việc cải tạo đất của Việt Nam giúp cân bằng quyền lực
ở Biển Đông 30/07/2024
Con thú vẫn chưa gầm ở Biển Đông 30/07/2024
Tại sao các cường quốc châu Á hướng tầm nhìn chiến lược sang châu
Âu? 30/07/2024
Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine 30/07/2024
Có bắn trúng nhà, tao sẽ chết giữa nhà tao! 29/07/2024
Cần Thơ sẽ có con đường đắt nhất thế giới: 1000 tỷ/km 29/07/2024
Lo Trung Quốc lấn lướt, Mỹ và Nhật Bản bàn ‘khả năng răn đe mở
rộng’ 29/07/2024
Blinken chỉ trích ‘hành động leo thang’ của Bắc Kinh trên biển, lo
ngại về Đài Loan 29/07/2024
Những câu chuyện ở Singapore 29/07/2024
Bắc Kinh có thể chiếm Biển Đông mà không cần nổ súng 28/07/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
20 NĂM CHƯA MỞ RỘNG
XONG 3 KM ĐƯỜNG CỬA NGÕ TÂN SƠN NHẤT
Hạ Giang
https://vnexpress.net/20-nam-chua-mo-rong-xong-3-km-duong-cua-ngo-tan-son-nhat-4774901.html
TP HCMTriển khai gần hai thập kỷ, dự án mở rộng
đường Phạm Văn Bạch tổng vốn 680 tỷ đồng giáp sân bay Tân Sơn Nhất chưa rõ ngày
hoàn thành vì vướng 78 mặt bằng.
Đoạn đường được nâng cấp dài gần 6 km nằm giáp sân bay Tân Sơn
Nhất, chia làm hai nhánh chính kết nối từ đường Trường Chinh, quận Tân Bình tới
đường Quang Trung, quận Gò Vấp.
Khi được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2005, dự án có tổng vốn
hơn 273 tỷ đồng, sau đó điều chỉnh tăng lên khoảng 680 tỷ đồng, chủ yếu để bổ
sung kinh phí bồi thường. Tuy nhiên, quá trình giải phóng mặt bằng ở dự án hiện
vẫn "trầy trật" bởi còn 78 hộ trong tổng 701 trường hợp bị ảnh hưởng
chưa đồng ý bàn giao.
Đến nay, công trình mới xong một nhánh phía đường Quang Trung
(hiện là đường Tân Sơn), dài hơn hai km, rộng 12-22 m, 2-4 làn xe. Nhánh còn
lại là đường Phạm Văn Bạch, kéo dài từ tuyến Trường Chinh qua kênh Hy Vọng đang
bị án ngữ bởi hàng chục căn nhà chưa giải tỏa.
Mặt bằng đứt đoạn nên việc thi công tại đây ngưng trệ 5 năm nay.
Một số vị trí đường rộng 6-7 m, "thắt cổ chai", thêm tình trạng người
dân lấn chiếm buôn bán, họp chợ, khiến khu vực này thường xuyên ùn tắc nhất là
đoạn gần đường Trường Chinh.
Dự án mở rộng đường Phạm Văn Bạch đầu tư theo hình thức nhà nước
và người dân cùng làm. Các hộ bị giải tỏa một phần đóng góp bằng cách giảm 50%
giá trị bồi thường. Vì thế, một số hộ dân tại đây cho biết lý do họ không đồng
thuận giải tỏa vì giá đền bù thấp.
Trong khi những hộ khác nói giá đền bù trước đây gần 26 triệu
đồng mỗi m2, khi giao đất họ chỉ được nhận một nửa số tiền này nên chưa đồng ý.
Sau đó, giá đền bù được điều chỉnh tăng thêm, song vẫn thấp hơn nhiều so với
thị trường nên nhiều hộ vẫn không chấp nhận.
"Giá đất tại đây hiện lên hơn trăm triệu đồng mỗi m2 trong
khi mức bồi thường quá thấp nên tôi không thể di dời", chủ một cửa hàng đồ
gia dụng ở đường Phạm Văn Bạch nói.
Phó chủ tịch UBND quận Tân Bình cho biết ngoài một số hộ không
đồng tình hiến 50% giá bồi thường, nhiều trường hợp sử dụng đất lấn chiếm,
không đủ điều kiện nhưng yêu cầu đền bù theo giá đất ở. Một số hộ khác muốn
được chi trả tiền theo giá thị trường hiện nay, khiến quá trình thu hồi đất cho
dự án gặp nhiều khó khăn.
Về hướng giải quyết sắp tới, lãnh đạo quận Tân Bình nói đã chỉ
đạo các đơn vị rà soát lại pháp lý phương án bồi thường, nguồn gốc sử dụng đất
của các hộ. Dự kiến trong tháng 9 tới, địa phương làm việc với Ban quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (chủ đầu tư) để xem xét
từng trường hợp cụ thể và báo cáo thành phố tháo gỡ vướng mắc.
Ngoài ra, quận Tân Bình cũng đang vận động người dân đồng thuận
chủ trương, sớm bàn giao mặt bằng để đẩy nhanh hoàn thành dự án vì đây công
trình quan trọng giúp giảm ùn tắc, chỉnh trang đô thị ở cửa ngõ thành phố.
Tân Sơn Nhất là một trong những nơi có tình hình giao thông phức
tạp nhất TP HCM, nhiều tuyến đường đã quá tải, thường xuyên ùn tắc. Ngoài đường
Phạm Văn Bạch, khu vực trên có nhiều dự án lớn đang được TP HCM triển khai,
như đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, mở rộng đường Hoàng Hoa Thám...
CÁC CỰU GIÁM ĐỐC TRUNG
TÂM ĐĂNG KIỂM KHAI 'HỐI LỘ HAI THỜI CỤC TRƯỞNG'
Hải
Duyên
TP HCMCác cựu giám đốc trung tâm đăng kiểm khối V
thừa nhận chỉ đạo nhân viên nhận tiền của chủ phương tiện, để đưa cho hai Cục trưởng.
Ngày 29/7, phiên xử hai cựu cục trưởng Đăng kiểm Đặng Việt Hà và
Trần Kỳ Hình cùng 252 bị cáo về loạt tội danh tham nhũng tiếp tục với phần thẩm
vấn nhóm bị cáo thuộc các trung tâm đăng kiểm khối V (thuộc quản lý của Cục
Đăng kiểm Việt Nam).
Trong số 4 trung tâm đăng kiểm khối V bị xử lý, Trung
tâm 50-05V bị cáo buộc nhận số tiền hối lộ nhiều nhất (hơn 38 tỷ
đồng).
Cáo trạng xác định, ông Nguyễn Đình Quân, Giám đốc trung tâm này
từ năm 2014 đến tháng 5/2022, cùng người kế nhiệm Trần Anh Tú và các đăng kiểm
viên đã thống nhất thực hiện chủ trương nhận tiền để bỏ qua lỗi khi đăng kiểm
phương tiện xe cơ giới; đặc biệt là giai đoạn ông Đặng Việt Hà làm Cục trưởng,
phải chung tiền cố định hàng tháng theo mức ấn định.
Trong giai đoạn ông Quân làm Giám đốc đã nhận hối lộ tổng số
tiền là 38,3 tỷ đồng; sau này ông Trần Anh Tú lên thay đã nhận 1,8 tỷ đồng. Ông
Quân đã đưa cho Cục trưởng Trần Kỳ Hình hơn 1,4 tỷ đồng; Đặng Việt Hà 185 triệu
đồng.
Trả lời HĐXX, ông Quân khai, biết hành vi nhận hối
lộ của các đăng kiểm viên nhưng làm ngơ; phần là để anh em kiếm thêm thu nhập,
phần là để trung tâm có tiền trang trải hoạt động. "Bị cáo không yêu cầu
đăng kiểm viên phải đưa bao nhiêu tiền, có bao nhiêu thì bị cáo hoan hỉ nhận
bấy nhiêu", ông này nói.
Về việc triển khai chủ trương nhận hối lộ, bị cáo cho biết chỉ
làm một lần vào cuối tháng 3/2022 khi ra Hà Nội họp tại Cục Đăng kiểm và nghe
lãnh đạo mới (ông Đặng Việt Hà) "có chủ trương tăng tiền cho lãnh
đạo". Do vậy bị cáo đã nói lại cho các đăng kiểm viên.
Bị cáo Quân thừa nhận số tiền hưởng lợi hơn 2,4 tỷ đồng và xin
chịu trách nhiệm với tư cách người đứng đầu.
Trả lời thẩm vấn sau đó, bị cáo Trần Anh Tú cho biết, việc nhận
tiền của các đăng kiểm viên đã diễn ra từ trước, còn mình chỉ tiếp nhận chủ
trương.
Tại Trung tâm Đăng kiểm 50-06V, cơ quan công tố xác
định, Giám đốc Nguyễn Thanh Long cùng hai cấp phó đã thống nhất chủ trương và
chỉ đạo đăng kiểm viên nhận tiền hối lộ để bỏ qua lỗi của các phương tiện đăng
kiểm. Từ tháng 8/2018 tháng 10/2022, Trung tâm đã nhận hối lộ tổng cộng hơn
18,8 tỷ đồng. Số tiền này, ông Long chỉ đạo chi một phần cho sinh hoạt chung
của các nhân viên, một phần chia nhau chiếm hưởng, còn lại đưa cho lãnh đạo.
Trong đó, chi cho Cục trưởng Đặng Việt Hà 234 triệu đồng, Trần
Kỳ Hình hơn 250 triệu đồng (tương đương 11.000 USD). Hàng tháng khi được triệu
tập ra Cục Đăng kiểm Việt Nam dự họp giao ban, ông Long đổi tiền ra USD bỏ sẵn
vào phong bì đưa trực tiếp cho Đặng Việt Hà tại phòng làm việc.
Trả lời HĐXX, ông Long thừa nhận hành vi sai phạm, song cho rằng
một số tình tiết nêu trong cáo trạng chưa đúng. Cụ thể, bị cáo không đưa ra chủ
trương nhận hối lộ mà chỉ thống nhất với việc đưa tiền hối lộ cho Cục trưởng.
"Bị cáo có cho phép đăng kiểm viên nhận phụ cấp của khách khi đăng kiểm
đạt để cải thiện đời sống anh em, chi ngoại giao và đưa cấp trên chứ không chỉ
đạo nhận hối lộ", ông Long khai.
Cựu giám đốc trung tâm đăng kiểm này cũng không đồng ý với số
tiền bị cáo buộc nhận hối lộ hơn 18,5 tỷ đồng, cho rằng quá trình điều tra chưa
được làm việc về vấn đề này. Theo ông Long, con số này do cơ quan điều tra tính
toán dựa trên mức đơn giá cao nên chênh lệch với số tiền thực tế, chứ bản thân
chỉ được hưởng lợi hơn 850 triệu đồng.
Đối với hành vi làm giả và sử dụng 221 bộ hồ sơ nghiệm thu cải
tạo miễn thiết kế khống để nhận hơn 233 triệu đồng, bị cáo Long cho rằng mình
không trực tiếp làm mà do cấp dưới thực hiện.
Được thẩm vấn sau đó, một số bị cáo khác cũng thừa nhận hành vi
sai phạm, song nói "số tiền bị cáo buộc cao hơn thực tế nhận được".
Chiều nay, phiên xử tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo còn
lại của Trung tâm Đăng kiểm 50-06V.
Đây là vụ án có số lượng bị cáo đông nhất từ trước đến nay.
Phiên tòa dự kiến kéo dài đến tháng 10.
BA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
GIẾT NGƯỜI CƯỚP TAXI TẠI QUẢNG NGÃI, CHẠY RA QUẢNG BÌNH THÌ BỊ BẮT
Quốc Nam
Ba người Trung Quốc lái taxi tông xe liên hoàn
tại Quảng Bình. Công an điều tra ra nhóm này giết người cướp taxi trước đó tại
Quảng Ngãi.
Ngày 29-7, Công
an thị xã Ba Đồn (thuộc Công an tỉnh Quảng Bình) cho biết đã bàn giao ba người
Trung Quốc từng lái taxi gây tai nạn liên hoàn tại địa phương cho Công an tỉnh
Quảng Ngãi để điều tra về hành vi giết người cướp xe taxi.
Ba người này gồm Huang Jie Cheng (18 tuổi), Luo Shi Jun (16
tuổi) và Gan Ying (17 tuổi), đều quốc tịch Trung Quốc.
Theo diễn biến sự việc, khoảng 8h sáng 28-7, Phòng cảnh
sát giao thông Công
an tỉnh Quảng Bình dừng một xe taxi Mai Linh mang biển số tỉnh Quảng Ninh để
kiểm tra.
Tuy nhiên người lái taxi đã nhấn ga bỏ chạy. Khi chạy đến địa
bàn phường Quảng Thọ (thị xã Ba Đồn), xe taxi trên va chạm với xe máy. Xe taxi
vẫn tiếp tục nhấn ga chạy rồi va chạm với một xe máy và một ô tô trên đường.
Sau đó, khi
xe taxi bị hư hỏng thì tài xế mới dừng lại.
Tại cơ quan công an, lực lượng công an phát hiện nhóm người trên
xe có nhiều nghi vấn. Các biện pháp điều tra tổng hợp được Công an tỉnh Quảng
Bình phối hợp với nhiều đơn vị áp dụng.
Đến tối 28-7, nhóm này khai nhận việc giết tài xế, cướp taxi tại
Quảng Ngãi vào tối 27-7. Nhóm này khai thuê một taxi tại Quảng Ninh đi dọc quốc
lộ 1 vào phía Nam.
Khi đến Quảng Ngãi thì nhóm đã giết tài xế rồi cướp taxi chạy ra
đến Quảng Bình thì bị bắt giữ.
Được biết, tài xế ô tô Mai Linh là anh Nguyễn Văn Hải (47 tuổi),
trú tại TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Hơn
6.200 người chết vì tai nạn giao thông trong bảy tháng đầu năm
https://www.anninhthudo.vn/hon-6200-nguoi-chet-vi-tai-nan-giao-thong-trong-bay-thang-dau-nam-post584398.antd
ANTD.VN - Theo báo cáo của Văn phòng Ủy ban An
toàn giao thông quốc gia, 7 tháng đầu năm nay đã xảy ra 14.242 vụ tai nạn giao
thông, làm chết 6.204 người, bị thương 10.976 người.
So với 7 tháng năm 2023, tai nạn giao thông tăng 1.854 vụ (tăng
14,97%), giảm 717 người chết (giảm 10,36%), tăng 2.720 người bị thương (tăng
32,95%).
Cụ thể, đường bộ xảy ra 14.125 vụ, làm chết 6.126 người, bị
thương 10.953 người. Đường sắt xảy ra 84 vụ, làm chết 60 người, bị thương 18
người. Đường thủy xảy ra 30 vụ, làm chết 17 người, bị thương 5 người. Hàng hải
xảy ra 3 vụ, làm chết 1 người.
Tính riêng tháng 7, cả nước xảy ra 1.889 vụ tai nạn giao thông,
làm chết 860 người và làm bị thương 1.424 người.
So với tháng cùng kỳ năm 2023, tai nạn giao thông tăng 190 vụ
(tăng 11,18%), giảm 82 người chết (giảm 8,7%), tăng 294 người bị thương (tăng
26,02%).
Riêng hàng không trong 7 tháng xảy ra 1 sự cố mức B, 1 sự cố mức
C và 48 sự cố mức D. So với cùng kỳ năm 2023 giảm 1 tai nạn mức A ( giảm 100%),
giảm 3 sự cố mức C (giảm 75%).
Trong đó, 32 sự cố do hỏng hóc kỹ thuật máy bay, 2 sự cố do chim
va đập máy bay, 13 sự cố do con người (1 sự cố do tổ lái và yếu tố thời tiết, 7
sự cố do tổ lái, 3 sự cố do nhân viên kỹ thuật, 2 sự cố do nhân viên mặt đất),
1 sự cố do máy bay bay vào khu vực nhiễu động gây ra bởi máy bay khác, 1 sự cố
mức B và 1 sự cố mức C đang trong quá trình điều tra.
Còn trong lĩnh vực đường bộ, mới nhất là vụ tai nạn xảy ra giữa
tàu hỏa Thống Nhất và xe ô tô bán tải tại điểm giao cắt giữa đường sắt với
đường Phạm Văn Thuận, phường Thống Nhất, TP Biên Hòa, Đồng Nai vào tối qua 28/7
làm 2 người tử vong.
Theo báo cáo của ngành đường sắt, thời điểm này, tàu khách SNT5
đang lưu thông theo hướng Bắc -Nam.
Khi tàu đi đến địa điểm trên bất ngờ có xe bán tải BKS
60C-097.05 (có 4 người ngồi trên xe) lao từ hẻm ra giữa đường ngang dẫn đến va
chạm với tàu hoả.
Sau vụ va chạm, xe bán tải bị hất văng và va vào anh L.M.T (23
tuổi, quê Bình Dương, nhân viên môi trường) đang thu gom rác gần đó. Hậu quả,
anh T. tử vong tại chỗ. Cháu B.H.N (13 tuổi) ngồi trên xe bán tải bị văng ra
đường ray, tử vong. 3 người khác trên xe bán tải bị thương nặng đã được đưa đến
bệnh viện cấp cứu.
Hẻm ô tô lưu thông song song với đường sắt, không có gác chắn và
có biển chú ý tàu hoả. Thời điểm xảy ra tai nạn, nhân viên chưa đóng 1 chắn, do
lúc này đang có xe rác tác nghiệp.
HIỆN
TƯỢNG CHƯA TỪNG CÓ TRONG HƠN 100 NĂM QUA Ở KON TUM: HUY ĐỘNG CHUYÊN GIA TÌM
NGUYÊN NHÂN
Duy Anh
Viện Vật
Lý địa cầu đã liên tiếp thông báo tin xảy ra 44 trận động đất tại khu vực huyện
Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Trận
động đất lớn nhất từ năm 1903 đến nay
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 73 ngày 29/7
của Thủ tướng Chính phủ về việc kiểm tra, chủ động khắc phục hậu quả động đất tại địa bàn huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Công
điện gửi UBND các tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Quảng Ngãi, Quảng Nam; Văn phòng Ban
chỉ đạo phòng thủ dân sự quốc gia; các bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và
Môi trường, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Giao thông vận
tải, Khoa học và Công nghệ; Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
Công
điện nêu: Theo tin từ Viện
Vật lý địa cầu,
trong các ngày 28 và 29 tháng 7 năm 2024 đã liên tiếp xảy ra nhiều trận động
đất tại huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, trong đó trận động đất lớn xảy ra lúc 11
giờ 35 phút 10 giây ngày 28 tháng 7 năm 2024 với độ lớn M = 5.0, cấp độ rủi ro
thiên tai cấp 2 ở khu vực tâm chấn và lân cận (đây là trận động đất có cường độ
lớn nhất quan trắc được từ năm 1903 tới nay tại khu vực); theo thông tin sơ bộ,
động đất đã gây một số thiệt hại về nhà ở, ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong
vùng, đặc biệt là khu vực gần tâm chấn động đất.
Với
sự việc này, Thủ tướng Chính phủ gửi lời thăm hỏi đến nhân dân khu vực bị ảnh
hưởng bởi động đất.
Đồng
thời yêu cầu UBND tỉnh Kon Tum và các địa phương trong khu vực thông tin kịp
thời về động đất và dư chấn do động đất, hướng dẫn kỹ năng ứng phó, ổn định tâm
lý cho nhân dân trong vùng bị ảnh hưởng bởi động đất, tránh tâm lý hoang mang,
nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số.
Địa
phương chỉ đạo cơ quan chức năng và chính quyền cơ sở khẩn trương kiểm tra nắm
tình hình, đánh giá thiệt hại, ảnh hưởng của động đất đến công trình nhà ở của
nhân dân và công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
Kịp
thời phát hiện, triển khai công tác cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả (trong
trường hợp xảy ra sự cố) để bảo đảm an toàn tính mạng cho người dân.
Đồng
thời cần chủ động tổ chức sơ tán, bố trí chỗ ở tạm cho các hộ có nhà bị hư hại
nặng không bảo đảm an toàn.
Huy
động lực lượng tại chỗ hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà, bố trí ngân sách địa
phương và huy động các nguồn lực hợp pháp khác để hỗ trợ các hộ bị thiệt hại
nặng về nhà ở, ổn định cuộc sống theo quy định và khắc phục cơ sở hạ tầng thiết
yếu bị thiệt hại nếu có.
Làm rõ
nguyên nhân động đất gia tăng bất thường
Thủ
tướng Chính phủ giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ
Giao thông vận tải theo chức năng quản lý nhà nước được giao chỉ đạo kiểm tra,
triển khai công tác khắc phục sự cố, bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, công
trình giao thông, nhất là các hồ đập, hồ chứa nước, công trình giao thông tại
khu vực gần tâm chấn động đất.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo các lực lượng đóng quân trên địa
bàn sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện hỗ trợ người dân khắc phục hậu
quả động đất theo yêu cầu của địa phương.
Viện
Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chỉ đạo Viện Vật lý địa cầu tiếp tục tổ
chức theo dõi diễn biến và các dư chấn động đất, phối hợp với các cơ quan chức
năng, huy động các chuyên gia, nhà khoa học làm rõ nguyên nhân động đất gia
tăng bất thường trong khu vực, kịp thời thông tin đến các cơ quan chức năng và
người dân để phục vụ công tác truyền thông và chỉ đạo ứng phó, tránh để các đối
tượng xấu lợi dụng gây hoang mang, bất ổn trong nhân dân.
Thủ tướng cũng
giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Văn phòng Ban Chỉ đạo phòng thủ
dân sự quốc gia theo nhiệm vụ được giao theo dõi chặt chẽ tình hình, chủ động
chỉ đạo triển khai công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn, khắc phục hậu quả động đất
theo quy định, kịp thời tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo xử lý các vấn
đề vượt thẩm quyền.
Viện
Vật Lý địa cầu đã liên tiếp thông báo tin xảy ra 44 trận động đất tại khu vực
huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.
Cụ
thể, từ 0h đến 12h ngày 29/7, huyện Kon Plông đã ghi nhận 23 trận động đất từ
2,5 đến 3,8 độ. Trước đó, ngày 28/7, tại huyện Kon Plông đã ghi nhận 21 trận
động đất từ 2,5 đến 5,0 độ.
Trao
đổi với VietNamNet, TS. Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu đưa ra
nhận định ban đầu cho biết, đây là những trận động đất kích thích, gây ra bởi
hồ chứa thủy điện.
CỰU GIÁM
ĐỐC TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM: “LIÊM KHIẾT CHO ĐẾN KHI KHÔNG CHỊU NỔI ÁP LỰC”!
Tin-ảnh: Ý Linh
Cựu giám
đốc TTĐK 50-07V là bị cáo từng nỗ lực chống tham nhũng tại đây cho đến khi
không chịu nổi áp lực chỉ tiêu, doanh thu và lương thưởng của cấp dưới. Đây
cũng là nội dung được VKSND TP HCM ghi nhận.
Ngày 29-7, TAND TP HCM
tiếp tục phiên xét xử sơ thẩm 254 bị cáo trong đại án đăng kiểm.
HĐXX, đại diện VKSND TP
HCM và các luật sư bào chữa tiếp tục xét hỏi đối với nhóm bị cáo thuộc Trung
tâm Đăng kiểm (TTĐK) 50-05V, 50-06V và 50-07V.
HĐXX hỏi: "Hành vi
phạm tội của bị cáo nêu trong cáo trạng có đúng không?". Bị cáo Ngô Ngọc
Sơn (cựu giám đốc TTĐK 50-06V) thừa nhận đúng. Song, bị cáo này đã kể thêm quá
trình "nhúng chàm" của mình.
Bị cáo Sơn khai, ông
được bổ nhiệm làm giám đốc TTĐK 50-07V từ tháng 10-2017.
Ban đầu, ông Sơn cố gắng
chấn chỉnh tình hình tiêu cực bằng cách cấm các đăng kiểm viên nhận tiền từ
người đến kiểm định xe.
Tuy nhiên, do áp lực về
chỉ tiêu số lượt phương tiện kiểm định, doanh thu và lương thưởng của nhân
viên, ông Sơn đã thay đổi quy định vào tháng 8-2018, cho phép nhân viên nhận
tiền "bồi dưỡng" từ chủ phương tiện để bỏ qua các lỗi nhỏ và tăng thêm
thu nhập.
Cụ thể, trong cuộc họp
giao ban, ông đã đề nghị "nới lỏng" quy định. Ông này quán triệt với
các nhân viên trung tâm: "Thôi thì kiểm tra nới nới cho người dân những
lỗi nhỏ rồi nhắc nhở chủ phương tiện. Nếu chủ phương tiện đưa "bồi dưỡng"
thì nhận để tăng thêm nguồn thu nhập cho nhân viên của trung tâm cũng như có
chi phí ngoại giao" – ông Sơn thuật lại.
Chi phí ngoại giao này
gồm tiền đưa hối lộ cho các lãnh đạo Cục Đăng kiểm qua các thời kỳ là Trần Kỳ
Hình và Đặng Việt Hà. Bị cáo Sơn mô tả đây là "văn hoá phong bì" tại
nơi làm việc. Việc đưa hối lộ cho các lãnh đạo cấp cap này nhằm để họ tạo điều
kiện cho các hoạt động của TTĐK 50-07V. Theo đó, ông Sơn đã đưa tổng cộng cho
Trần Kỳ Hình 480 triệu đồng; đưa cho Đặng Việt Hà 357 triệu đồng.
"Không đưa thì
không tự tin lắm trong giao tiếp, không tự tin lắm khi làm việc…" – bị cáo
Sơn nói.
Theo đó, từ tháng
8-2018, người đứng đầu TTĐK 50-07V đã cho phép các đăng kiểm viên nhận tiền hối
lộ từ chủ phương tiện, người đi đăng kiểm hoặc đối tượng môi giới để bỏ qua
lỗi, kiểm định đạt cho các phương tiện đăng kiểm.
Tại trung tâm này có 5
dây chuyền kiểm định, mỗi tháng mỗi dây chuyền kiểm định sẽ đưa cho Sơn 10
triệu đồng (từ tháng 8-2018 đến tháng 12-2020) và 15 triệu đồng (từ tháng
1-2021 đến 10-2022).
BẮT 2
CỰU CHỦ TỊCH XÃ
Tuấn Minh
https://soha.vn/bat-2-cuu-chu-tich-xa-198240729194411836.htm
Lợi dụng
chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan tới đất đai ở khu vực
Cồn Xanh, 3 cựu lãnh đạo xã Nghĩa Thành (Nam Định) đã bị Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Nam Định khởi tố, bắt tạm giam.
Ngày
29-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định đã ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự, khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 cựu lãnh đạo xã Nghĩa Thành,
huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định về tội: "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong
khi thi hành công vụ".
Các bị can bị khởi tố
gồm: Trần Văn An (SN 1982), Chủ tịch UBND xã Phúc Thắng, nguyên Chủ tịch UBND
xã Nghĩa Thành; Phạm Ngọc Quyến (SN 1956), nguyên Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thành;
Đào Văn Vân (SN 1957), nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thành.
Theo Công an tỉnh Nam
Định, từ năm 2011-2023, các cựu lãnh đạo trên đã làm trái công vụ thực hiện ủy
quyền của UBND huyện Nghĩa Hưng trong việc tổ chức ký hợp đồng chỉ định thầu
cho thuê đất, cho phép sang tên chuyển nhượng quyền thuê đất nuôi trồng thủy
sản tại khu vực Cồn Xanh.
Theo đó, trong quá trình
công tác, Trần Văn An từ khi là Phó Chủ tịch UBND xã phụ trách lĩnh vực đất
đai, môi trường, tài chính đến khi là Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thành đã ký 80 hợp
đồng thuộc trường hợp chỉ định thầu, 5 hợp đồng thuộc trường hợp áp giá sản
nuôi thực nghiệm, 8 hợp đồng thuộc trường hợp hạ hạng đất, áp giá sản chỉ định
thầu, ký 11 hợp đồng thuê đất với người được chuyển nhượng quyền thuê đất trái
với quy định của pháp luật.
Phạm
Ngọc Quyến là Chủ tịch UBND xã Nghĩa Thành (từ năm 2010-2015) đã ký 106 hợp
đồng thuộc trường hợp chỉ định thầu, 6 hợp đồng thuộc trường hợp áp giá sản
nuôi thực nghiệm, ký 9 hợp đồng thuê đất với người được chuyển nhượng quyền
thuê đất trái với quy định của pháp luật.
Từ
năm 2010-2015, Đào Văn Vân là Phó chủ tịch UBND xã Nghĩa Thành đã trực tiếp
soạn hợp đồng và ký 6 hợp đồng cho thuê đất thuộc trường hợp chỉ định thầu, 1
hợp đồng thuê đất thuộc trường hợp hạ hạng đất, áp giá sản chỉ định thầu trái
quy định pháp luật.
Hành
vi của các bị can đã gây thiệt hại về tài sản, đồng thời gây thiệt hại đến lợi
ích của nhà nước dẫn đến khi nhà nước có chủ trương thu hồi đất để thực hiện
các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại khu vực Cồn Xanh, một số người dân
chưa đồng thuận gửi đơn thư khiếu kiện vượt cấp tại các cơ quan nhà nước, ảnh
hưởng đến uy tín của Đảng và chính quyền các cấp.
QUẢNG NAM: BẮT HAI CÁN BỘ CHI CỤC QUẢN LÝ ĐẤT
ĐAI
Tấn
Thành - Chí Đại
https://daidoanket.vn/quang-nam-bat-hai-can-bo-chi-cuc-quan-ly-dat-dai-10286750.html
Ngày 29/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT),
Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, đơn vị đã khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam
2 đối tượng tại Chi cục Quản lý đất đai, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường
(TNMT) tỉnh Quảng Nam.
Theo đó, 2 đối tượng
bị bắt gồm: Lương Thiện Phước (48 tuổi, ở TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam), nguyên
Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai và Nguyễn Cao Sang (42 tuổi, ở TP
Tam Kỳ) nguyên là chuyên viên Chi cục Quản lý đất đai về tội “Vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” quy định tại Điều
219 Bộ luật hình sự.
Theo Cơ quan CSĐT Công
an tỉnh, qua kết quả điều tra ban đầu, xác định, ngày 1/2/2018, UBND tỉnh Quảng
Nam ban hành quyết định số 485/QĐ-UBND về việc thu hồi đất cho Công ty Long Hân
thuê thửa đất số 337, tờ bản đồ số 29, diện tích 2.211 m2, ở khối phố Long
Xuyên 1, thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam để xây dựng khách
sạn Long Hân. Trong đó, Nguyễn Cao Sang và Lương Thiện Phước được giao nhiệm vụ
thẩm định và tham mưu cho thuê thửa, lập phiếu chuyển thông tin xác định nghĩa
vụ tài chính về đất đai.
Quá trình thực hiện
nhiệm vụ, 2 đối tượng đã cố ý thực hiện việc lập phiếu chuyển thông tin xác
định nghĩa vụ tài chính về đất đai không đúng quy định của pháp luật dẫn đến
gây thiệt hại nghiêm trọng cho Nhà nước.
Hiện vụ án đang được
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Quảng Nam điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
MỘT PHÓ TRƯỞNG KHOA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH ĐẮK
LẮK BỊ KHỞI TỐ VÌ ĐÁNH BẠC
Thanh
Nga
Ngày 29/7, lãnh đạo Trường Chính trị tỉnh Đắk
Lắk xác nhận, trường đã tạm đình chỉ công tác đối với ông Nguyễn Văn Khánh (45
tuổi) là Phó trưởng khoa Xây dựng Đảng của trường do vi phạm pháp luật.
Theo thông tin ban
đầu, ông Nguyễn Văn Khánh đã bị Công an TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk khởi tố
bị can để điều tra về hành vi đánh bạc. Ông Nguyễn Văn Khánh được xác định có
tham gia đánh bạc dưới hình thức chơi xóc đĩa, tính thắng thua bằng tiền và đã
bị cơ quan Công an khởi tố vụ án để mở rộng điều tra.
Cũng tại Trường Chính
trị tỉnh Đắk Lắk, mới đây, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh Đắk Lắk đã
khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với bà Nguyễn Thị Huyền (40 tuổi) là nhân
viên văn thư kiêm thủ quỹ của trường để điều tra về hành vi tham ô tài sản.
Trường Chính trị tỉnh
Đắk Lắk sau khi nhận được quyết định từ cơ quan công an đã tạm đình chỉ công
tác đối với bà Nguyễn Thị Huyền.
Trước đó, năm 2023,
Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk đã đề nghị Công an tỉnh Đắk Lắk khôi phục điều
tra vụ mất trộm hơn 500 triệu đồng xảy ra năm 2018.
Thời điểm đó, cán bộ,
nhân viên đến trường đã phát hiện cửa phòng, két sắt bị cạy, có dấu hiệu vụ
trộm cắp nên đã trình báo công an.
Ngoài ra, Sở Tài chính
Đắk Lắk đã có thông báo kết quả kiểm tra công tác quản lý tài chính của trường
(giai đoạn 2017-2022) và chỉ ra 18 sai phạm về tài chính cần khắc phục của
Trường Chính trị tỉnh Đắk Lắk.
No comments:
Post a Comment