Sunday, July 21, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 21 tháng 07 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

TT Biden quyết tiếp tục tranh cử dù thêm nhiều nghị sĩ Dân chủ kêu gọi rút lui

Mỹ sẽ hỗ trợ nỗ lực của Philippines tiếp tế tàu trên Bãi Cỏ Mây

Việt Nam cử hành quốc tang cho ông Nguyễn Phú Trọng vào tuần sau

Tổng thống Biden tiếc thương ông Trọng, ca ngợi công lao trong quan hệ hai nước

Philippines ‘sẵn sàng’ đàm phán với Việt Nam về tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên biển 

Học giả Philippines: ‘Bắc Kinh muốn khuất phục Manila’ trên Biển Đông

Triều Tiên lại thả bóng bay dường như chứa rác sang Hàn Quốc

Tel Aviv bị Houthi tấn công bằng máy bay không người lái

Israel oanh kích các mục tiêu của người Houthi ở Yeman sau vụ tấn công ở Tel Aviv

Lý thuyết gia Mác xít cuối cùng

 

RFA

Việt Nam thông báo quốc tang cho ông Nguyễn Phú Trọng

Thêm Giám đốc Sở Tài Chính Bắc Ninh và ba người bị khởi tố liên quan sai phạm trong quản lý đất đai

TP HCM chặn xuất cảnh hơn 2.700 giám đốc, cá nhân nợ thuế

Lượng kiều hối từ Châu Á chuyển về TP HCM tăng trong nửa đầu năm 2024

Dấu ấn hay di sản trong sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng?

Đời sau sẽ nhớ gì về ông Nguyễn Phú Trọng?

Nguyễn Phú Trọng phải điều trị bệnh, Tô Lâm chiếm lợi thế làm Tổng bí thư nhiệm kỳ tới

Sự ra đi của ông Trọng ảnh hưởng đến tương lai chính trị Việt Nam như thế nào?

Hàng loạt chương trình công cộng bị hoãn sau thông báo về tình hình sức khỏe của TBT Nguyễn Phú Trọng

Công nhân Yupoong ở Đồng Nai đình công sang ngày thứ hai

Nguyên cán bộ Phòng Tài Nguyên- Môi trường TP Phú Quốc bị bắt

Cựu chủ tịch Hội Nông dân huyện bị bắt sau sáu năm trốn truy nã

TGĐ Công ty Quốc Cường Gia Lai bị bắt do dính líu vụ án cao su

Tòa tuyên án vụ buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần

CIVICUS: Việt Nam không nương tay với giới hoạt động bất chấp bị LHQ xem xét về nhân quyền

Các tổ chức môi trường quốc tế chỉ trích Nhật Bản cho Việt Nam vay tiền khai thác khí đốt

Hãng xe điện BYD của Trung Quốc công bố kế hoạch đưa xe ồ ạt vào Việt Nam, đe dọa VinFast

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ thăm Việt Nam

 

BBC

Di sản Nguyễn Phú Trọng từ góc nhìn báo chí quốc tế

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra như thế nào?

Vị thế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Mỹ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ngoại giao cây tre', 'Đốt lò' và quyền lực

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: những thông tin cần biết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: báo chí kể chuyện 'rau muống chấm tương', 'viết chữ trên cát'

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: nhìn lại sự nghiệp, cập nhật thông tin, phản ứng các nước

Góc khuất của Hiệp định Genève

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ông Tập không tự ái', 'Chán đảng, khô Đoàn' và những phát biểu khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Cuộc đời - Sự nghiệp - Di sản

CEO Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan bị bắt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và di sản chưa hoàn tất cho Đảng Cộng sản Việt Nam

Việt Nam

Vụ 6 người Việt chết ở Bangkok: Thi thể cặp vợ chồng được nhận về

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yếu đến mức nào mà Chủ tịch nước Tô Lâm phải điều hành Đảng?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điều trị bệnh, ông Tô Lâm điều hành Đảng

Vụ 6 người Việt chết ở Bangkok: Những gì được biết cho đến nay

Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông

Bà Bùi Thị Minh Hoài làm bí thư Thành ủy Hà Nội

6 người Việt chết trong khách sạn 5 sao ở thủ đô Bangkok

Tập đoàn của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani 'có kế hoạch xây cảng ở Đà Nẵng'

Người Việt Nam trong bức tranh toàn cảnh vượt biển vào Anh

Thủ tướng Hun Manet bác thông tin cho công ty taxi điện Việt Nam hoạt động tại Campuchia

VinFast hoãn mở nhà máy ở Mỹ thêm 3 năm, hạ mục tiêu bán hàng

Tăng tốc phát triển kinh tế dựa trên công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy kinh tế tư nhân

 

RFI

Philippines từ chối đề xuất hỗ trợ của Mỹ trong hoạt động tiếp tế ở Bãi Cỏ Mây

Bangladesh : Cảnh sát bắn đạn thật vào người biểu tình, tình hình ngày càng căng thẳng

Tổng bí thư ĐCS Nguyễn Phú Trọng từ trần : Việt Nam để quốc tang 2 ngày

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Israel tấn công lực lượng Huthis tại Yemen

Biển Đông : Philippines phát triển sân bay trên đảo Pag-asa, trong bối cảnh căng thẳng với Bắc Kinh

Tòa Công Lý Quốc Tế : Israel chiếm đất của Palestine là "bất hợp pháp"

Việt Nam : Khoảng trống quyền lực nguy hiểm sau thời tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lần đầu tiên, Pháp và Philippines cùng diễn tập không quân ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Bạo động ở Bangladesh : Ít nhất 115 người biểu tình thiệt mạng, 300 cảnh sát bị thương

Biểu tình trước sứ quán Mỹ ở Matxcơva để phản đối việc các kênh YouTube của Nga bị chặn

Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đắc cử một phần nhờ đảng Xanh, Pháp qua cơn chao đảo vẫn đang chờ thủ tướng

 Olympic 2024 : Tiểu thương, nhà hàng ở Paris than phiền vắng khách vì biện pháp an ninh

Marc Hervieux, người không biết mình có giọng tenor trữ tình

 Mỹ: Tổng thống Biden dường như dự tính rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từ trần

Pháp: Chủ tịch Hạ Viện Yaël Braun-Pivet tái đắc cử, liên minh cánh tả phản đối

Để vuột mất chức chủ tịch Hạ Viện Pháp, liên đảng cánh tả càng khó đoạt chiếc ghế thủ tướng

(AFP) – Nga kết án nhà báo Mỹ Evan Gershkovich 16 năm tù giam về tội « làm gián điệp ». Là nhà báo phương Tây đầu tiên bị Nga kết tội gián điệp, phóng viên của báo Wall Street Journal, 32 tuổi, sẽ phải thụ án trong một trại giam có chế độ giam giữ nghiêm ngặt hơn so với các nhà tù khác. Phương Tây hôm qua ngay lập tức đã có phản ứng chỉ trích Nga và đòi Matxcơva trả tự do ngay lập tức cho Evan Gershkovich. Đích thân tổng thống Biden nói là Mỹ đang khẩn trương tìm cách để giải cứu nhà báo Evan Gershkovich. Trong thông cáo, Wall Street Journal tố cáo một bản án đầy « tai tiếng ». Phóng Viên Không Biên Giới xem đây là thí dụ về một vụ bắt giữ con tin không thể chấp nhận được. Thủ tướng Anh xem vụ kết án này là đáng khinh. Ngoại trưởng Đức tố cáo hành vi mang tính chính trị và tuyên truyền cho chiến tranh của Putin.

(Reuters) – Tổng thống Mỹ « nóng lòng » muốn trở lại tranh cử « vào tuần tới »Dù có nhiều tiếng nói trong đảng Dân Chủ kêu gọi tổng thống 81 tuổi rút lui, thậm chí có nhiều nguồn tin cho rằng có thể ông sẽ sớm thông báo, nhưng trong thông cáo hôm 19/07/2024, ông Joe Biden kêu gọi « đoàn kết » vì « cách nhìn tăm tối của Donald Trump không phải là cách nhìn của chúng ta, với tư cách là công dân Mỹ ». Theo dự kiến, ông Joe Biden hết phải cách ly vào tuần tới.

(AFP) – Ngoại trưởng Mỹ : Iran có khả năng sản xuất chất vật liệu phân hạch nhằm chế tạo bom nguyên tử sau « một hoặc hai tuần ». Phát biểu của ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken được đưa ra hôm 19/07/2024 tại diễn đàn an ninh Aspen, bang Colorado, miền tây nước Mỹ. Ông Blinken cho biết theo dõi rất kỹ việc này. Dù trấn an là Iran vẫn chưa chế tạo được vũ khí hạt nhân, nhưng ngoại trưởng Mỹ cũng tỏ ra lo ngại là Teheran đang tiến gần đến chương trình hạt nhân này. Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, Iran là quốc gia phi hạt nhân duy nhất làm giàu uranium đến mức 60%, rất gần với cấp độ vũ khí, trong khi vẫn tiếp tục tích lũy kho dự trữ lớn uranium.

(AFP) – Hai phần ba số vận động viên Nga được phép tham gia Thế Vận Hội Paris với màu cờ trung lập đã bày tỏ sự ủng hộ đối với việc Nga xâm lược Ukraina hoặc có liên hệ với quân đội Nga. Đây là kết quả một báo cáo của Quỹ công lý quốc tế Global Rights Compliance. Quỹ công lý quốc tế Global Rights Compliance hôm 19/07/2024 tố cáo là dù đã được cung cấp bằng chứng về các vụ vi phạm, nhưng Ủy ban Thế vận Quốc tế vẫn chấp nhận hồ sơ của các vận động viên đó. Trả lời AFP hôm 19/07, Ủy ban Thế vận Quốc tế cho biết không bình luận về các trường hợp riêng lẻ và các quyết định của ủy ban kiểm tra, chỉ khẳng định là Ủy ban đã đánh giá, kiểm tra các vận động viên theo quyết định của Ban điều hành Ủy ban Thế vận Quốc tế và theo các nguyên tắc đã được đề ra.

(AFP) – Pháp : Hạ Viện Pháp đã bầu được 6 phó chủ tịch, 3 quản lý hành chính - tài chính của Văn phòng chủ tịch Hạ Viện và 12 thư ký. 12 trong số 21 vị trí này thuộc về liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới. Trong các vòng bỏ phiếu hôm 19/07/2024, đảng cực hữu Tập Hợp Dân Tộc (RN) hoàn toàn bị loại khỏi 21 vị trí chủ chốt nói trên. Theo kết quả bỏ phiếu hôm nay 20/07, phe cánh trung của tổng thống Macron được bầu làm chủ tịch của 6 trên 8 ủy ban thường trực của Hạ Viện, nhưng dân biểu đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất (LFI), thuộc liên minh Mặt Trận Bình Dân Mới, tái đắc cử chức chủ tịch Ủy ban tài chính, được xem là ủy ban đặc biệt quan trọng.

(RFI) – Có ít nhất 116 người chết trong 3 năm ở biên giới Liên Âu và Belarus. Số liệu được nêu ngày 18/07/2024 trong báo cáo của nhiều tổ chức nhân đạo Latvia, Litva, Ba Lan và Belarus. Tài liệu giải thích cách tổng thống Lukashenko để vài nghìn người nước ngoài, chủ yếu từ châu Phi, Trung Đông và Đông Nam Á, đến Belarus từ năm 2021, sau đó đẩy họ đến biên giới để gây sức ép với các nước láng giềng Liên Hiệp Châu Âu. Rất nhiều người nhập cư đã bị chết trong rừng, hoặc kiệt sức, cảm lạnh. Các tổ chức cũng lên án lực lượng cấp cứu thiếu chăm sóc thỏa đáng người bệnh tại chỗ.

(AFP) – Tây Ban Nha bắt ba nghi phạm tấn công tin tặc nhiều nước ủng hộ Ukraina. Ngày 20/07/2024, cảnh sát Tây Ban Nha cho biết hai nghi phạm bị bắt ở Huelva và ở Sevilla, miền nam Tây Ban Nha, nghi phạm thứ ba bị bắt ở quần đảo Baleares. Ba người này bị cáo buộc tham gia các vụ tấn công tin học của nhóm hacker NoName057(16) thân Nga nhắm vào các định chế công và các lĩnh vực trọng điểm ở Tây Ban Nha và nhiều nước khác trong NATO. Nhóm hacker này nhận trách nhiệm vụ tin tặc nhắm vào mạng internet của chính phủ Thụy Sĩ, ngay trước ngày khai mạc thượng đỉnh vì hòa bình cho Ukraina được tổ chức vào tháng 6.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: CHỦ NHẬT 21.07.2024

1)THI THỂ 4 NGƯỜI VIỆT TỬ VONG Ở THÁI LAN SẮP ĐƯỢC ĐƯA VỀ NƯỚC

Tòa Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan đang trợ giúp thủ tục để gia đình 4 nạn nhân đưa thi thể về nước, dự định hoàn tất trong ngày 20 và 21/7.

Liên quan tới vụ 6 người, trong đó có 4 công dân Việt Nam, tử vong tại khách sạn Grand Hyatt Erawan ở quận Pathum Wan, thủ đô Bangkok, sáng ngày 19/7, tòa Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan đã giúp người nhà nạn nhân nhận lại tư trang do phía cảnh sát Thái Lan bàn giao và tiếp tục hướng dẫn các thủ tục lãnh sự liên quan. Chiều cùng ngày, tòa Đại sứ đã cấp trích lục khai tử và giấy phép nhập cảnh, đồng thời theo dõi quá trình bàn giao các thi hài cho gia đình.

Truyền thông sở tại ngày 19/7 cho biết Thái Lan đã tìm thấy chất độc cyanide không chỉ có trong trà, mà cả thức ăn trong phòng khách nơi 6 người tử vong tại khách sạn.

Cảnh sát Thái Lan vẫn cần thêm thời gian để chứng minh cyanide thuộc về ai, vì có nhiều bằng chứng khác nhau và nhiều người có liên quan tới án mạng.

Ngày 17/7, cơ quan pháp y Thái Lan đã công bố kết quả khám nghiệm tử thi, khẳng định 6 nạn nhân tử vong tại khách sạn do ngộ độc cyanide, chất gây ngạt cấp tính.

TrithucVN

 

2)ẢNH HƯỞNG TỪ SỰ KIỆN “SẬP ĐÁM MÂY” CỦA HÃNG MICROSOFT

Một bản cập nhật từ đối tác của hãng Microsoft có thể làm gián đoạn hệ thống hàng không toàn cầu đã chỉ ra sự mong manh của hệ thống Internet.

Hôm 19/7 vừa qua, bản cập nhật phần mềm của công ty an ninh mạng CrowdStrike đã ảnh hưởng đến hàng loạt khách hàng dùng hệ điều hành Windows trên toàn cầu. Dù Microsoft tuyên bố sự việc đã được khắc phục, ảnh hưởng của nó vẫn chưa dừng lại. Nhiều chuyến bay khắp thế giới bị gián đoạn, dẫn đến việc điều chỉnh kế hoạch khai thác và tạo tác động dây chuyền. Một số đài truyền hình phải ngưng phát sóng. Một số dịch vụ ngân hàng, hệ thống chăm sóc sức khỏe chạy hệ điều hành Microsoft bị tê liệt.

Trong một thông báo gửi đến khách hàng chiều 19/7, CrowdStrike xác nhận bản cập nhật phần mềm Falcon Sensor, dùng để bảo vệ máy tính Windows, đã gây ra chuyện này và hiển thị “màn hình xanh chết chóc”. Trong một quảng cáo gần đây, công ty tuyên bố hơn một nửa công ty trong danh sách Fortune 500 dùng phần mềm CrowdStrike.

Hãng tin Reuters dẫn lời giáo sư Ciaran Martin tại Trường Chính phủ Blavatnik thuộc Đại học Oxford, kiêm cựu giám đốc Trung tâm An ninh mạng quốc gia Anh: “Đây là minh họa rất, rất khó chịu về sự mong manh của cơ sở hạ tầng Internet trọng điểm của thế giới”.

Sự mất kết nối lan rộng. Các sân bay ở Singapore, Hồng Kông và Ấn Độ cho biết một số hãng hàng không phải làm thủ tục bằng tay theo cách thủ công. Phi trường Schiphol của Amsterdam, một trong những phi trường bận rộn nhất châu Âu, bị ảnh hưởng. Trong khi hãng hàng không Iberia cho biết phải vận hành theo cách lạc hậu đến khi quầy làm thủ tục điện tử và trực tuyến được kích hoạt lại.

Tại Mỹ, hàng loạt chuyến bay bị hủy với lý do “gặp vấn đề liên lạc”. Việc đặt vé, cấp thẻ lên máy bay và một số khâu khác bị lỗi nghiêm trọng. Tại Việt Nam, Vietjet, hãng hàng không giá rẻ, cho biết hệ thống Microsoft Cloud toàn cầu gặp trục trặc đã ảnh hưởng tới việc đặt chỗ, làm thủ tục online. Dù đã hoạt động trở lại, một số chuyến bay sau đó vẫn chịu ảnh hưởng dây chuyền.

Tại Anh, hệ thống đặt chỗ của các bệnh viện, phòng khám đã bị treo. Sky News, một trong những đài truyền hình lớn của đất nước đã ngừng phát sóng. Câu lạc bộ đá banh Manchester United thông báo trên X rằng họ đã phải hoãn lịch phát hành vé.

Tại Úc, công ty viễn thông Telstra cho biết lỗi của Microsoft đã làm gián đoạn hệ thống liên lạc, gây ra một số chậm trễ cho khách hàng. Cơ quan quản lý phi trường AENA của Tây Ban Nha thông báo với hành khách về “lỗi liên quan đến máy tính” khiến hoạt động trục trặc. Bộ ngoại giao Hà Lan cho biết rằng họ cũng bị ảnh hưởng bởi lỗi mất kết nối của Microsoft.

Vấn đề hiện đã được giải quyết, trong khi các nhà phân tích nhận định đây có thể là lỗi mất kết nối lớn nhất và có tính tàn phá khủng khiếp nhất từ trước đến nay.

Ajay Unni, Tổng giám đốc điều hành StickmanCyber, một trong những công ty dịch vụ an ninh mạng lớn nhất Australia, cho hay: “Các công cụ bảo mật thông tin được tạo ra để giúp công ty vẫn hoạt động được khi bị tấn công dữ liệu. Nhưng nếu chính những công cụ này là nguyên nhân gây ra sự kiện, làm sập hệ thống kết nối Internet trên toàn cầu, đó sẽ là thảm họa không thể tránh được”.

TrithucVN

 

VNThoibao

 

VNTB – Tương lai nào cho tân Tổng Bí Thư? 

VNTB – Đất bốc hơi: đừng đổ lỗi cho dân

VNTB – Truy cùng diệt tận

VNTB – Bữa cơm công đoàn 10 năm có một

VNTB – Bãi rác: mở ra cũng tốn, ô nhiễm cũng tốn, đóng cửa cũng tốn

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

21/07/1970: Đập Cao Aswan hoàn thành

Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông?

 

Báo Tiếng Dân

Tiễn đưa bác Phú Trọng lên đường19/07/2024

 

Thuy My

Phạm Quang Long - Đôi điều về ông

Kim Dung - « Đánh giá nhân vật lịch sử cần sự lễ độ và tư duy khoa học »

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 20/07/2024

Thọ Nguyễn - Vụ mưu sát Hitler bất thành cách đây 80 năm

Trịnh Hữu Long - Một nửa quyền sùng bái lãnh tụ

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 20.07.2024

Võ Khánh Tuyên - Bóng thiên đường cuối trời có thênh thang ?

Nguyễn Gia Việt - Di sản của cố tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hiệu Minh - Vài chuyện nhỏ về tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dương Quốc Chính - Di sản của ông Trọng

Lâm Bình Duy Nhiên - Khóc lãnh tụ!

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (3)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Câu đối viếng Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng 21/07/2024

Thấy thằng Cả thương quá 21/07/2024

Ngày 20 tháng Bảy 1944 21/07/2024

Suy ngẫm 21/07/2024

Giật mình nhớ lại 20/07/2024

Bàn tiếp vấn đề “Cần tách môn Văn học ra khỏi môn Tiếng Việt” 20/07/2024

Cách chấm thi môn Ngữ văn 19/07/2024

Làm sao để “Mọi việc đều tốt đẹp. Mọi người đều hạnh phúc”? 19/07/2024

Chủ nghĩa Dân túy: tác nhân phá vỡ một nền chính trị tốt đẹp! 19/07/2024

Phát biểu của Tổng thống Zelenskyi nhân Ngày Nhà nước Ukraine 19/07/2024

‘Dự án 2025’ và lựa chọn của cử tri Mỹ 18/07/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BẮT MỘT CÁN BỘ SỞ TƯ PHÁP GIA LAI

Tiền Lê/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/bat-mot-can-bo-so-tu-phap-gia-lai-post1472605.html

Ông Lê Khắc Huy, công chức Phòng Nghiệp vụ 2, Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai bị bắt tạm giam để điều tra các sai phạm liên quan đến hồ sơ đất đai. Ngày 20/6, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Gia Lai đã đọc lệnh khám xét, bắt tạm giam ông Lê Khắc Huy (SN 1989, công chức Phòng Nghiệp vụ 2, Sở Tư pháp tỉnh Gia Lai) để điều tra các sai phạm liên quan đến hồ sơ đất đai.

Theo đó, ông Huy bị điều tra về hành vi “Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi”.

Theo thông tin ban đầu, việc tạm giam ông Huy là kết quả việc mở rộng điều tra liên quan vụ án ông Lê Cảnh Phú - Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Ia Grai và Đỗ Minh Hiếu (SN 1989, trú tại TP.Pleiku), nhân viên hợp đồng Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai đều đã bị bắt tạm giam vì có hành vi “Nhận hối lộ”.

Trước khi được bổ nhiệm làm Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai huyện Ia Grai, ông Phú giữ chức Trưởng Phòng Đăng ký và Cấp giấy chứng nhận (Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Gia Lai).

Từ năm 2020-2022, ông Hiếu được xác định nhận tiền của người dân để làm hồ sơ, trình cấp nhanh sổ đỏ. Mỗi hồ sơ, ông Hiếu nhận từ vài trăm đến cả triệu đồng. Cơ quan công an cũng xác định, ông Hiếu đã nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng của nhiều người.

Số tiền nhận hối lộ của ông Hiếu được chuyển lên cho cấp trên, trong đó có ông Phú. Thời điểm “sốt đất” ở Gia Lai (giai đoạn 2020-2022), cơ quan này nhận hàng trăm bộ hồ sơ làm sổ đỏ mỗi ngày.

 

LÝ DO GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH TỈNH BẮC NINH BỊ KHỞI TỐ

Nguyễn Thắng/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/ly-do-giam-doc-so-tai-chinh-tinh-bac-ninh-bi-khoi-to-post1486960.html

Ngày 20/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh làm rõ, khởi tố thêm 4 bị can trong vụ án tham nhũng tại huyện Gia Bình, trong đó có Giám đốc Sở Tài chính.

Theo đó, mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 4 bị can.

Bốn bị can gồm, bị can Nguyễn Kim Thoại (SN 1963, trú tại xã Nhân Thắng, huyện Gia Bình). Bị can Nguyễn Xuân Trung (SN1983, trú thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình); Nguyễn Xuân Nghi (SN 1952, trú thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình); bị can Nguyễn Quang Kiên (SN 1979, trú thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình).

Theo nguồn tin của phóng viên Tiền Phong, trước khi bị khởi tố, ông Thoại đã bị cơ quan chức năng tỉnh Bắc Ninh tạm đình chỉ công tác Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.

Ông Nguyễn Kim Thoại từng là nguyên Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND huyện Gia Bình. Các bị can trên đều bị khởi về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố 11 bị can khác về tội danh trên. Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2018, các bị can đã có hành vi giao đất trái quy định của pháp luật.

 

DÒ LA TIN TỨC, CỰU CỤC TRƯỞNG CỤC ĐĂNG KIỂM BỊ LỪA 100.000 USD

Thanh Phương/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/do-la-tin-tuc-cuu-cuc-truong-cuc-dang-kiem-bi-lua-100000-usd-post1472622.html

Khi CQĐT tiến hành điều tra, cựu Cục trưởng Đặng Việt Hà như “ngồi trên đống lửa”, vội nhờ người dò la kết quả điều tra, nhưng không ngờ gặp trúng kẻ lừa đảo. Ngày 19/7, TAND TPHCM tiếp tục xét xử 254 bị cáo liên quan đến các sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TPHCM và các địa phương khác.

Đại diện Viện KSND TPHCM đã công bố bản cáo trạng dài 341 trang.

Theo cáo buộc của VKS, vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm là vụ án tham nhũng kinh tế có quy mô đặc biệt lớn, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng trong lĩnh vực quản lý Nhà nước đối với hoạt động đăng kiểm phương tiện xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa.

Ngoài bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm, thời gian từ tháng 1/2014 đến tháng 7/2021), bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm, thời gian từ tháng 8/2021 đến tháng 12/2022) được xác định là người đứng đầu chịu trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện mọi hoạt động của Cục Đăng kiểm nhưng đã không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao, đưa ra chủ trương trái quy định của pháp luật để nhận hối lộ số tiền đặc biệt lớn.

Khi bị bắt, bị cáo Đặng Việt Hà vẫn đang đảm nhiệm chức Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Theo cáo buộc, tháng 8/2021, khi bị cáo Trần Kỳ Hình nghỉ hưu, bị cáo Đặng Việt Hà được bổ nhiệm giữ chức vụ Cục trưởng.

Ngay sau khi nhậm chức, bị cáo Hà đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo Phòng kiểm định xe cơ giới, lãnh đạo các Trung tâm đăng kiểm, yêu cầu hàng tháng phải báo cáo chính xác số liệu hồ sơ đã thẩm định thiết kế, phải bảo đảm lợi ích của bị cáo là cao nhất.

Trước chỉ đạo này Hà, các thuộc cấp đã phải chung chi cho ông ta phần lớn số tiền đã nhận được từ các chủ phương tiện hoặc các công ty.

Vì vậy, chỉ sau hơn một năm lên vị trí Cục trưởng, bị cáo Đặng Việt Hà nhận 8,5 tỷ đồng của Phòng kiểm định xe cơ giới, 9 Trung tâm đăng kiểm tại TPHCM, Hà Nội và của các giám đốc Trung tâm đăng kiểm tư nhân.

Đến tháng 10/2022, khi cơ quan công an phát hiện xử lý các sai phạm của các đơn vị đăng kiểm, lo sợ hành vi bị phát giác, bị cáo Hà vội trả lại số tiền 5 tỷ đồng đã nhận hối lộ của Trần Anh Quân (nguyên quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới).

Trước việc điều tra quyết liệt của CQĐT, Đặng Việt Hà như “ngồi trên đống lửa” nên đã nhờ bị cáo Lại Thái Phong (cựu Phó chánh văn phòng Cục Đăng kiểm Việt Nam) "nghe ngóng" xem cơ quan công an xử lý sai phạm gì tại các Trung tâm đăng kiểm.

Thông qua mối quan hệ, Phong biết được Nguyễn Văn Chung (Giám đốc Công ty ATS) quen biết nhiều với công an các tỉnh, thành, có thể dò la được tin tức nên đã giới thiệu Chung cho Đặng Việt Hà.

Nhận được lời đồng ý giúp đỡ từ Chung, Hà đã yêu cầu Quân đưa lại cho mình số tiền 5 tỷ đồng đã trả lại trước đó. Sau đó, Hà đưa cho Phong hơn 2,3 tỷ đồng (tương đương 100.000 USD) để Phong chuyển cho Chung “lo việc”.

Nhận tiền, Chung không đi tìm hiểu thông tin về kết quả điều tra của Cơ quan Công an đối với các sai phạm của Đặng Việt Hà và Cục đăng kiểm Việt Nam mà chỉ tìm hiểu thông tin qua…báo chí.

Sau khi bị bắt, Đặng Việt Hà đã làm đơn tố cáo Phong và Chung.

Khi biết Phong bị Cơ quan Công an triệu tập, Chung vội đem trả lại 99.000 USD và tới CQĐT nộp đơn tự thú, thừa nhận hành vi phạm tội của mình.

 

TIẾP TỤC ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ CỰU CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN VIMEDIMEX

Danh Trọng

https://tuoitre.vn/tiep-tuc-de-nghi-truy-to-cuu-chu-tich-tap-doan-vimedimex-2024072008400322.htm

Sau khi điều tra bổ sung, cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm buộc tội, đề nghị truy tố cựu chủ tịch Tập đoàn Vimedimex Nguyễn Thị Loan.

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội vừa ban hành kết luận điều tra bổ sung vụ án sai phạm trong đấu giá quyền sử dụng đất xảy ra tại Đông Anh, Hà Nội liên quan đến bà Nguyễn Thị Loan (cựu chủ tịch Công ty cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng các bị can khác.

Giữ nguyên quan điểm buộc tội với cựu chủ tịch Vimedimex

Trước đó, ngày 22-4, tại phiên tòa sơ thẩm, bà Nguyễn Thị Loan kêu oan cho rằng cáo trạng truy tố bị cáo "nhiều nội dung chưa đúng".

Cựu chủ tịch Vimedimex nói quá trình điều tra không bị ép cung, nhưng lại khẳng định hồ sơ vụ án có "nhiều bút lục lời khai của bị cáo có dấu hiệu bị làm giả".

Theo bà Loan, bị cáo không làm việc với điều tra viên nào tên là Bùi Đức Hiếu, nhưng các bút lục lại thể hiện có tên điều tra viên này.

Sau khi hội ý, hội đồng xét xử quyết định tuyên trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung một số tình tiết. Trong đó tòa sơ thẩm yêu cầu giám định chữ ký của bị cáo Nguyễn Thị Loan và tài liệu liên quan đến điều tra viên Bùi Đức Hiếu trong các bút lục bị cáo cho là không đúng.

Ngoài ra, hội đồng xét xử yêu cầu xem xét trách nhiệm đối với một số cán bộ thuộc các đơn vị, cơ quan có thẩm quyền liên quan đến việc tổ chức bán đấu giá tài sản, ngoài những bị cáo đã bị truy tố trong vụ án.

Quá trình điều tra bổ sung, bà Nguyễn Thị Loan vẫn khẳng định không liên quan đến việc tham gia đấu giá khu đất phía đông nam thôn Cổ Dương, Đông Anh.

Tuy nhiên căn cứ tài liệu và chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm buộc tội đối với bị cáo Loan.

Cơ quan điều tra xác định các biên bản lấy lời khai và biên bản hỏi cung do điều tra viên Bùi Đức Hiếu thực hiện không bị cắt ghép.

Đối với một số cán bộ cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động đấu giá đất, cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm giải quyết, không xử lý hình sự.

Công ty trúng đấu giá muốn trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết

Sau khi cơ quan điều tra ban hành kết luận điều tra bổ sung, Công ty CP đầu tư nhà ở Bắc Từ Liêm (đơn vị trúng đấu giá khu đất, được xác định do bà Loan nắm giữ 20% cổ phần) đã thông tin thêm về một số nội dung liên quan.

Theo công ty, từ khi khởi tố vụ án vào tháng 11-2021 tới nay, cơ quan điều tra đã ban hành 6 bản kết luận điều tra, điều tra bổ sung.

Sau hơn 3 năm, khu đất đã được thu hồi giao cho chủ đầu tư khác nhưng số tiền 392 tỉ đồng mà công ty này bỏ ra để đấu giá vẫn chưa được hoàn trả.

Công ty CP đầu tư nhà ở Bắc Từ Liêm cung cấp hình ảnh chữ ký, chữ viết của bà Nguyễn Thị Loan và đưa ra một số điểm được cho là mâu thuẫn.

Vì thế công ty cho rằng cần trưng cầu giám định chữ ký, chữ viết tại Viện Khoa học hình sự Bộ Công an và Phòng giám định kỹ thuật Cục Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng.

Theo cáo trạng, bà Loan đã sử dụng 3 pháp nhân công ty do mình điều hành để tham gia đấu giá khu đất hơn 16.000m2 đất tại huyện Đông Anh.

Quá trình đấu giá, 3 pháp nhân này cùng nhau trả giá theo kịch bản đã lên từ trước, giúp Công ty Bắc Từ Liêm trúng đấu giá với mức giá hơn 326 tỉ đồng, tương đương hơn 20,1 triệu đồng/m2.

Tuy nhiên thực tế giá trị khu đất là hơn 28,5 triệu đồng/m2, tương đương hơn 462 tỉ đồng. Chênh lệch giá gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền 135 tỉ đồng.

 

BẮT GIÁM ĐỐC NHÀ XE ANH DŨNG TRONG VỤ TAI NẠN LÀM 4 MẸ CON TỬ VONG

Danh Trọng

https://tuoitre.vn/bat-giam-doc-nha-xe-anh-dung-trong-vu-tai-nan-lam-4-me-con-tu-vong-20240720105547204.htm

Ông Lê Văn Tiệp, giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại và vận chuyển Anh Dũng, bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc giao xe không đảm bảo an toàn cho tài xế sử dụng, gây tai nạn làm 4 mẹ con tử vong.

Liên quan vụ tai nạn làm 4 mẹ con tử vong ở huyện Hoài Đức (Hà Nội), ngày 20-7, Công an TP Hà Nội cho biết Công an huyện Hoài Đức đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Lê Văn Tiệp (43 tuổi, quê huyện Bình Xuyên, Vĩnh Phúc) về tội đưa vào sử dụng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không bảo đảm an toàn.

Theo công an, ông Lê Văn Tiệp là giám đốc Công ty TNHH xây dựng thương mại và vận chuyển Anh Dũng.

Ông Tiệp bị cáo buộc có hành vi giao xe ô tô không đảm bảo an toàn cho Đàm Văn Lương sử dụng và gây tai nạn khiến 4 mẹ con tử vong.

Đây là động thái tố tụng mới nhất của quá trình công an điều tra mở rộng vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng trên.

Trước đó ngày 17-7, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hoài Đức đã ra quyết định khởi tố vụ án vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ.

Công an cũng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Đàm Văn Lương (38 tuổi, quê Cao Bằng) là lái xe ô tô tải gây ra vụ tai nạn.

Cơ quan chức năng xác định khoảng 11h ngày 16-7, Lương cầm lái xe ben. Chiếc xe này sau đó xảy ra va chạm với ô tô tải loại nhỏ do ông Lê Văn Ngà (sinh năm 1966, quê Đan Phượng) điều khiển.

Sau khi va chạm, chiếc xe tải loại nhỏ biển số Hà Nội lao vào thành cầu và ép xe máy, trên xe có bốn người do chị N.T.H. (sinh năm 1992) cầm lái. Phía sau xe của chị H. chở theo ba trẻ em (13 tuổi, 11 tuổi và 9 tuổi).

Cơ quan chức năng xác định vụ tai nạn làm 4 mẹ con ngồi trên xe máy bị đè trúng, tử vong tại chỗ. Hình ảnh tại hiện trường cho thấy chiếc xe máy biến dạng.

Sau khi xảy ra tai nạn, Đàm Văn Lương rời khỏi hiện trường.

Đến 23h45 cùng ngày, lực lượng chức năng đã phát hiện và đưa Đàm Văn Lương về Công an huyện Hoài Đức làm việc. Lúc này Lương đang lẩn trốn tại một nhà nghỉ trên địa bàn xã Đức Thượng (huyện Hoài Đức). 

Qua xét nghiệm, Lương dương tính với ma túy.

 

KHÁCH SẠN DALAT PRINCE Ở ĐÀ LẠT BỊ ĐÌNH CHỈ KINH DOANH

M.V

https://tuoitre.vn/khach-san-dalat-prince-o-da-lat-bi-dinh-chi-kinh-doanh-20240720161847773.htm

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết đã đình chỉ kinh doanh khách sạn Dalat Prince tại Đà Lạt vì hoạt động sai mục tiêu đầu tư.

Ngày 20-7, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thực hiện đình chỉ kinh doanh khách sạn Dalat Prince tại Đà Lạt vì hoạt động sai mục tiêu.

Ngoài yêu cầu dừng hoạt động khách sạn, cơ quan chức năng đang rà soát lại các vấn đề liên quan đến dự án khu vui chơi chất lượng cao của Công ty TNHH dịch vụ vui chơi giải trí NTH Đà Lạt (Công ty NTH Đà Lạt).

Thời gian qua, xuất hiện nhiều thông tin phản ánh về dự án khu vui chơi chất lượng cao tại số 23 Quang Trung (phường 9, TP Đà Lạt) hoạt động sai mục tiêu tại giấy chứng nhận đầu tư dự án.

Thay vì xây khu vui chơi giải trí, Công ty NTH Đà Lạt đã xây dựng khách sạn với tên gọi Dalat Prince hotel.

Theo giấy chứng nhận đầu tư mà UBND tỉnh Lâm Đồng cấp cho dự án này vào cuối năm 2012, mục tiêu dự án là đầu tư xây dựng khu vui chơi giải trí chất lượng cao chiếu phim kỹ thuật số 2D và 3D; bowling và các dịch vụ phục vụ khu vui chơi giải trí.

Đến tháng 12-2023, UBND tỉnh Lâm Đồng có ý kiến chưa xem xét việc điều chỉnh mục tiêu đầu tư dự án này. Đồng thời yêu cầu Công ty NTH Đà Lạt khai thác, kinh doanh theo đúng mục tiêu đầu tư đã được cấp nêu trên.

Thế nhưng từ khi hoàn thành và đi vào hoạt động, dự án này đã kinh doanh khách sạn.

Đến nay, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát quá trình đầu tư và hoạt động khai thác kinh doanh tại dự án khu vui chơi giải trí chất lượng cao Đà Lạt của Công ty TNHH dịch vụ vui chơi giải trí NTH Đà Lạt.

Trao đổi với báo chí, ông Hoàng Việt Lâm - phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lâm Đồng - cho biết đã kiểm tra và báo cáo UBND tỉnh.

Theo đó, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Công ty NTH Đà Lạt ngừng kinh doanh hoạt động du lịch, lưu trú tại Dalat Prince hotel (số 23 Quang Trung), thực hiện đúng theo mục tiêu được cấp trong giấy chứng nhận đầu tư.

“Như vậy tại dự án này, chủ đầu tư phải dừng hoạt động vì thực hiện không đúng mục tiêu dự án”, ông Hoàng Việt Lâm khẳng định.

 

KHỞI TỐ GIÁM ĐỐC SỞ TÀI CHÍNH BẮC NINH

Trần Cường- Trancuong.news@gmail.com

https://thanhnien.vn/khoi-to-giam-doc-so-tai-chinh-bac-ninh-185240720135830031.htm

Quyết định khởi tố Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Kim Thoại được đưa ra sau khi Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh mở rộng điều tra vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ' xảy ra tại TT.Gia Bình.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết, sau khi mở rộng điều tra vụ án lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại TT.Gia Bình (H.Gia Bình, Bắc Ninh), đơn vị này quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú với 4 bị can.

Trong số này, bị can Nguyễn Kim Thoại (sinh năm 1963, trú tại thôn Cầu Đào, xã Nhân Thắng, H.Gia Bình) là Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Bắc Ninh.

Ông Thoại nguyên là Bí thư Huyện ủy, nguyên Chủ tịch UBND H.Gia Bình. Trước khi bị khởi tố, ông Thoại đã bị UBND tỉnh Bắc Ninh ra quyết định tạm đình chỉ công tác kể từ 16.7.

3 bị can khác cùng bị khởi tố gồm: Nguyễn Xuân Trung (sinh năm 1983, thôn Phú Ninh, T.TGia Bình, H.Gia Bình), Nguyễn Xuân Nghi (sinh năm 1952, thôn Hương Vinh, T.TGia Bình, H.Gia Bình) và Nguyễn Quang Kiên (sinh năm 1979, thôn Hương Vinh, T.TGia Bình, H.Gia Bình).

Các bị can đều bị khởi về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại khoản 3 điều 356 bộ luật Hình sự năm 2015.

Liên quan đến vụ việc, trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố 11 bị can khác về tội danh trên. Trong thời gian từ năm 2009 đến năm 2018, các bị can đã có hành vi giao đất trái quy định của pháp luật.

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đang tiếp tục điều tra vụ án theo đúng quy định pháp luật.

 

95 BỊ HẠI YÊU CẦU BỒI THƯỜNG TRONG VỤ THAO TÚNG CHỨNG KHOÁN CỦA ÔNG TRỊNH VĂN QUYẾT

Tuyến Phan

https://thanhnien.vn/95-bi-hai-yeu-cau-boi-thuong-trong-vu-thao-tung-chung-khoan-cua-ong-trinh-van-quyet-185240720194357958.htm

Viện KSND tối cao cáo buộc cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư thông qua việc bán cổ phiếu ROS.

Ngày 22.7, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử ông Trịnh Văn Quyết, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FLC (gọi tắt là Tập đoàn FLC) và 49 bị cáo trong vụ án thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong số các sai phạm, ông Quyết bị cáo buộc cùng đồng phạm chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng của hơn 30.000 nhà đầu tư, thông qua các thủ đoạn gian dối khi phát hành cổ phiếu ROS.

Kế hoạch nâng khống vốn gần 3.000 lần

Theo cáo trạng vụ án, Công ty CP xây dựng FLC Faros (gọi tắt là Công ty Faros) có tiền thân là Công ty CP giải trí Green Belt với số vốn điều lệ 1,5 tỉ đồng, được ông Trịnh Văn Quyết mua lại vào năm 2012, rồi nhờ người đứng tên.

Sau khi gia nhập "hệ sinh thái" FLC, Công ty Faros được ông Quyết giao làm tổng thầu các dự án mà tập đoàn làm chủ đầu tư. Tuy không đứng tên trong ban lãnh đạo, nhưng mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Faros đều do ông Quyết điều hành.

Quá trình hoạt động, Công ty Faros được xác định "không có nguồn vốn và tài sản bảo đảm". Để tạo nguồn tiền, ông Quyết ra chủ trương nâng khống vốn điều lệ của doanh nghiệp này, đăng ký niêm yết trên sàn chứng khoán, bán cổ phiếu cho nhà đầu tư để thu lợi.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC giao em gái là Trịnh Thị Minh Huế soạn thảo các biên bản họp HĐQT, nghị quyết HĐQT về việc tăng vốn điều lệ, sau đó chuyển cho các thành viên HĐQT (vốn là cấp dưới hoặc người thân của ông Quyết) ký hợp thức.

Ông Quyết còn trực tiếp chỉ đạo em gái soạn thảo các hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, giấy nộp tiền, ủy nhiệm chi, chuyển cho 15 cá nhân do 2 anh em nhờ đứng tên là cổ đông, hoặc ký thay chữ ký. Các "cổ đông" này đăng ký vốn góp khống và được hạch toán vốn góp vào Công ty Faros.

Bước tiếp theo, lãnh đạo Công ty Faros sẽ ký khống các hợp đồng ủy thác đầu tư hoặc hợp tác kinh doanh với các cá nhân, pháp nhân là người thân quen, nhân viên Tập đoàn FLC, nhằm cân đối số vốn góp khống.

Với thủ đoạn trên, chỉ trong 2 năm, từ tháng 4.2014 đến tháng 3.2016, ông Trịnh Văn Quyết cùng đồng phạm đã 5 lần lập hồ sơ khống, "thổi" vốn điều lệ của Công ty Faros từ vỏn vẹn 1,5 tỉ đồng lên tới 4.300 tỉ đồng. Trong số này, vốn góp thực chỉ là gần 1.200 tỉ đồng, hơn 3.100 tỉ đồng còn lại là ảo.

Những "cánh cửa" lần lượt được mở

Hoàn tất việc tăng vốn khống, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết bàn bạc cùng cấp dưới tìm cách niêm yết cổ phiếu của Công ty Faros lên sàn chứng khoán. Một trong những điều kiện tiên quyết là phải thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính.

Tháng 12.2016, đại diện Công ty Faros và đại diện Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Hà Nội (CPA Hà Nội) ký hợp đồng kiểm toán báo cáo tài chính của Công ty Faros năm 2014, 2015 và 6 tháng đầu năm 2016.

Kết quả điều tra cho thấy, mặc dù báo cáo tài chính của Công ty Faros trong giai đoạn trên không đủ cơ sở nhưng phía công ty kiểm toán vẫn phát hành các báo cáo kiểm toán độc lập, với nội dung chấp nhận toàn phần. Hành vi này đã góp phần "tiếp sức" cho sai phạm của ông Quyết và đồng phạm.

Tháng 4.2016, Công ty Faros gửi hồ sơ đến Ủy ban Chứng khoán nhà nước, đề nghị xem xét và chấp thuận việc đăng ký công ty đại chúng. Nhưng vì các báo cáo tài chính không đúng quy định, Vụ Giám sát công ty đại chúng đề nghị doanh nghiệp giải trình về quá trình tăng vốn, cung cấp tài liệu có liên quan.

Lãnh đạo Vụ Giám sát công ty đại chúng cũng làm việc với công ty kiểm toán, xác định việc chấp thuận toàn phần đối với báo cáo tài chính của Công ty Faros là "chưa phù hợp", yêu cầu kiểm toán lại.

Tuy nhiên, CPA Hà Nội không thực hiện kiểm toán lại. Công ty này tiếp tục phát hành các báo cáo kiểm toán độc lập với nội dung chấp thuận toàn phần như ban đầu, kèm theo một số "lưu ý người đọc báo cáo tài chính".

Có được báo cáo kiểm toán mới, Công ty Faros lần thứ hai đề nghị Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng.

Tiếp nhận hồ sơ lần này, Vụ trưởng Vụ Giám sát công ty đại chúng Lê Công Điền ký báo cáo kèm tờ trình gửi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước, đề nghị phê duyệt chấp thuận Công ty Faros là công ty đại chúng. Tờ trình có nội dung thể hiện các báo cáo kiểm toán trong hồ sơ của Công ty Faros "còn một số vấn đề".

Tháng 7.2016, sau khi Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán nhà nước đồng ý, Vụ Giám sát công ty đại chúng lần lượt ký công văn gửi Sở KH-ĐT TP.Hà Nội, Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Hà Nội thông báo về việc tăng vốn của Công ty Faros, đồng thời đề nghị đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Ủy ban Chứng khoán nhà nước về việc chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của Công ty Faros.

Tại cơ quan điều tra, ông Điền thừa nhận hồ sơ của Công ty Faros có sai phạm, nhưng vì ông Trịnh Văn Quyết "có nhiều mối quan hệ", lo ngại ảnh hưởng đến công việc nên ông Điền vẫn làm tờ trình và các văn bản liên quan đến việc chấp thuận công ty đại chúng.

Xả bán cổ phiếu, chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ

Sau khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận là công ty đại chúng, Công ty Faros có công văn gửi Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam, đề nghị cho đăng ký lưu ký 430 triệu cổ phiếu ROS, mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tổng giá trị phát hành là 4.300 tỉ đồng.

Viện KSND tối cao xác định, hồ sơ đề nghị của Công ty Faros có nhiều nội dung không đủ căn cứ để được đăng ký chứng khoán, thế nhưng Tổng giám đốc Trung tâm lưu ký chứng khoán Việt Nam Dương Văn Thanh vẫn ký giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán cho doanh nghiệp.

Hành vi trên đã giúp cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và đồng phạm "mở thêm một cánh cửa" sai phạm.

Chỉ có 95 bị hại yêu cầu bồi thường

Trong số hơn 30.000 nhà đầu tư, đến nay cơ quan tố tụng xác định có 133 người đang sở hữu hơn 627.000 cổ phiếu ROS ban đầu (hình thành từ vốn góp khống). Tuy nhiên, chỉ có 95 bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại do đang sở hữu hơn 381.000 cổ phiếu với giá trị mua gần 1,4 tỉ đồng.

Theo quy định tại Nghị định số 58/2012, để được niêm yết chứng khoán trên sàn HOSE, công ty phải có vốn chủ sở hữu trên 120 tỉ đồng và trên 300 cổ đông.

Điều kiện về vốn góp đã đủ, nhưng số lượng cổ đông thì chưa đạt. Do đó, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái lấy danh sách cán bộ, nhân viên công ty rồi lập thành 386 cổ đông, đồng thời hợp thức việc chuyển nhượng hoặc bán một phần nhỏ cổ phần.

Với chiêu trò này, ông Quyết đứng tên sở hữu 41,70% cổ phần Công ty Faros, 3 pháp nhân và 11 công ty đứng tên giúp ông Quyết 57,79%, 370 cổ đông còn lại sở hữu 0,42%.

Tháng 7.2016, Công ty Faros gửi hồ sơ kèm giấy đăng ký niêm yết cổ phiếu ROS trên sàn HOSE. Nghiên cứu bước đầu, HOSE nhận thấy hồ sơ chưa đầy đủ nên đề nghị Công ty Faros chỉnh sửa, bổ sung.

Để giải trình, Công ty Faros thuê Công ty ASC kiểm toán báo cáo tài chính riêng, báo cáo tài chính hợp nhất và báo cáo vốn góp chủ sở hữu. Nhưng giống với công ty kiểm toán trước đó, dù hồ sơ không đảm bảo, Công ty ASC vẫn ban hành báo cáo kiểm toán xác nhận Công ty Faros có số vốn góp là 4.300 tỉ đồng.

Quá trình hoàn thiện hồ sơ sau đó, Công ty Faros cung cấp các báo cáo kiểm toán bổ sung nêu trên, nhưng cũng không làm rõ được việc góp vốn, sử dụng và thu hồi vốn đối với các khoản ủy thác đầu tư.

Tháng 8.2016, bất chấp hồ sơ không đủ điều kiện, sự tiếp tay từ dàn lãnh đạo HOSE đã mở "cánh cửa cuối cùng" giúp 430 cổ phiếu ROS chính thức được giao dịch trên sàn. Những người này gồm Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT; Lê Hải Trà, cựu Tổng giám đốc; Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó tổng giám đốc; và Lê Thị Tuyết Hằng, cựu Giám đốc Phòng quản lý và thẩm định niêm yết HOSE.

Sau khi cổ phiếu ROS được niêm yết, cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em gái sử dụng 518 tài khoản của người thân quen hoặc nhân viên để giao dịch. Thông qua sàn HOSE, các bị cáo đã bán hơn 391 cổ phiếu ROS cho hơn 30.000 nhà đầu tư, qua đó chiếm đoạt hơn 3.600 tỉ đồng.

 

 

No comments:

Post a Comment