Friday, July 5, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 05 tháng 07 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Cử tri gốc Việt lên tiếng về nỗ lực tranh cử của TT Biden giữa lo ngại về tuổi tác

Ông Tập và Putin đặt tham vọng thành lập câu lạc bộ an ninh Á-Âu

Đài Loan nói việc Trung Quốc bắt giữ tàu cá có thể là hành động chiến tranh tâm lý

Đàm phán hiệp ước quốc phòng giữa Nhật Bản, Philippines được nói sắp kết thúc

Nhà hoạt động ở hải ngoại cảnh báo bị an ninh Việt Nam theo dõi, tiếp cận

Hai ông Putin và Tập sẽ gặp nhau bên lề Thượng đỉnh SCO

Các nước NATO cam kết viện trợ quân sự 40 tỷ euro cho Ukraine

Philippines, Trung Quốc nhất trí giảm căng thẳng ở Biển Đông

RFA

Tám tổ chức kêu gọi EU hối thúc Việt Nam cải thiện hồ sơ nhân quyền

Dân mạng xã hội đòi tẩy chay chương trình truyền hình thực tế của HTV vì bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa

Tô Lâm và Nguyễn Phú Trọng: Bộ Công an chống tham nhũng không có vùng cấm, cảnh giác thế lực thù địch

Đắk Nông: Khởi tố và bắt giam một người dùng mạng xã hội tố cáo công an

Việt Nam hoan nghênh Báo cáo về nạn buôn người của Mỹ nhưng chưa hài lòng với Báo cáo tự do tôn giáo

Dân biểu California: Cần phóng thích sư Thích Minh Tuệ nếu ông đang bị giam giữ bất công!

Nhiệm kỳ thẩm phán suốt đời với thể chế chính trị Việt Nam

HRW: EU cần trừng phạt lãnh đạo Việt Nam thay vì cứ Đối thoại Nhân quyền

Bắt tạm giam cựu Phó chủ tịch tỉnh Bình Thuận trong vụ án thuộc dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết

Các hãng khổng lồ và kế hoạch chuyển đầu tư khỏi Việt Nam

Foxconn Đài Loan mở rộng đầu tư linh kiện điện tử tại Việt Nam

Philippines và Trung Quốc đồng ý “giảm nhiệt căng thẳng” tại Biển Đông

Bắt giam Chủ tịch HĐQT Công ty HDTC về hành vi tham ô

Vụ buôn lậu hàng triệu lít xăng: Tổng giám đốc Công ty Dương Đông Hòa Phú bị tạm cấm xuất cảnh

Gia Lai: Tám người bị truy tố vì các sai phạm trong công tác bồi thường tái định cư

Bắt ba người trong đường dây đưa người đi Úc lao động trái phép dưới “vỏ bọc” nhà sư

EVN báo lỗ hơn 25.000 tỷ đồng trong năm 2023, đề nghị điều chỉnh giá bán lẻ điện

Hơn 550 tàu cá ở Quảng Ngãi mất kết nối trên 10 ngày

Kênh đào Phù Nam sẽ được Campuchia động thổ nhân dịp sinh nhật ông Hun Sen

BBC

Ai có thể thay thế ông Biden?

Bầu cử Anh: Đảng Lao động của ông Keir Starmer thắng đậm

Việt Nam: Bộ Chính trị và vấn đề 'hồng' hơn 'chuyên'

Căn cứ quân sự Ream của Campuchia quan trọng thế nào nếu Việt Nam rơi vào xung đột quân sự? (bài 3)

Quốc tế kêu gọi Thái Lan không dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam

Trung Quốc đang làm gì tại căn cứ quân sự Ream của Campuchia? (bài 2)

Trung Quốc đem máy bay, xe pháo tới Lào tập trận 'Lá chắn hữu nghị'

Ông Biden khẳng định tiếp tục tranh cử bất chấp áp lực kêu gọi rút lui

Căn cứ Ream của Campuchia thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến nay? (bài 1)

Các dòng tiền trong vụ việc liên quan con trai ‘vua rác’ David Dương

Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ

Bầu cử Anh: Đảng Bảo thủ và 12 chính sách 'trụ cột' nếu đắc cử

Việt Nam

Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt

Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’

Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông

Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc, có gì đáng chú ý?

‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’

Việt Nam bán ra hơn 5 tỷ USD, bình ổn tỷ giá được không?

Ông Nguyễn Văn Yên bị bắt: Ông Phan Đình Trạc có 'chịu trách nhiệm người đứng đầu'?

Đối phó Trung Quốc trên Biển Đông: Việt Nam cần 'rõ ràng, sòng phẳng' như Philippines?

Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'

Vietnam Airlines đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như thế nào?

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ai thay ông Đinh Tiến Dũng?

RFI

Thượng đỉnh SCO : Trung Quốc, Nga đặt tham vọng về an ninh làm đối trọng với phương Tây

Liên Âu quyết định tăng tạm thời 38% thuế nhập khẩu xe ô tô điện Trung Quốc

Bầu cử Nghị Viện Anh : Công Đảng có triển vọng trở lại cầm quyền

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Những mối lo của quân đội Trung Quốc sau khi hai bộ trưởng Quốc Phòng bị “hất cẳng”

Trừng phạt kém hiệu quả : Phương Tây sai lầm, đánh giá thấp thực lực kinh tế Nga

Nga tính toán gì khi lên tiếng về bầu cử Pháp và ủng hộ đảng cực hữu RN ?

Vòng 2 Quốc Hội Pháp: Phát ngôn viên chính phủ bị hành hung khi đi dán áp phích tranh cử

Belarus trả tự do cho một số tù nhân chính trị

Vụ đụng độ gần Bãi Cỏ Mây : Philippines đòi Trung Quốc bồi thường 1 triệu đô la

Mỹ : Bất chấp sức ép trong đảng gia tăng, TT Biden không bỏ cuộc đua vào Nhà Trắng

Israel tịch thu hơn 1.200 hecta đất ở vùng Cisjordanie của Palestine

Bỉ không còn là nước xuất khẩu bia hàng đầu châu Âu

Vòng 2 bầu cử Quốc Hội Pháp: Hơn 210 ứng viên rút để dồn phiếu ngăn chặn cực hữu

Tại Kiev, thủ tướng Hungary kêu gọi Ukraina chấp nhận ngừng bắn với Nga

Nổi tiếng thân Nga, vì sao thủ tướng Hungary đến thăm Ukraina ?

Tranh cử tổng thống Mỹ: Sức ép đòi Biden rút lui ngày càng gia tăng trong nội bộ đảng Dân Chủ

Trí tuệ nhân tạo, “đồng minh” hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ?

Pháp: Kỳ thị - bài ngoại, động lực chủ yếu của phiếu bầu cho đảng cực hữu

(Reuters) – Ukraina : Quân Ukraina phải rút một phần khỏi một thị trấn chiến lược ở Donbass. Thị trấn Tchassiv Iar chốt chặn đường tiến của Nga hướng về hai thành phố quan trọng cuối cùng Kramatorsk và Sloviansk, mà Ukraina còn kiểm soát tại tỉnh Donbass. Người phát ngôn Quân đội Ukraina, hôm nay 04/07/2024, cho biết quân Ukraina phải rút khỏi quận phía đông thị trấn, do khu vực này bị bom đạn Nga san phẳng hoàn toàn. Việc rút lui cho phép bảo tồn lực lượng.

(AFP) – Ukraina : Tỉnh Zaporijia bị oanh kích 400 lần trong một ngày. Chính quyền tỉnh miền nam Zaporijia cho biết chỉ trong ngày hôm qua 03/07/2024, Nga đã oanh kích gần 400 lần vào tỉnh này, nhắm vào 10 địa phương, khiến ít nhất hai người chết. Tổng cộng 5 tỉnh Ukraina bị drone Nga tấn công trong đêm hôm qua. Trong phát biểu tối qua, tổng thống Zelensky đã một lần nữa kêu gọi các đồng minh khẩn trương cấp các hệ thống phòng không, và cho phép Ukraina dùng vũ khí tầm xa tấn công vào các căn cứ của Nga, đặc biệt là các căn cứ không quân nằm sâu hơn trong lãnh thổ Nga.

(Le Point) – Sự ủng hộ Ukraina không bị suy yếu trong công luận châu Âu. Theo kết quả một cuộc thăm dò dư luận được Hội Đồng Châu Âu công bố ngày 03/07/2024, người dân trong Liên Âu tiếp tục ủng hộ viện trợ vũ khí của phương Tây cho quân đội Ukraina. Thậm chí, đa số người dân ở những nước được thăm dò ý kiến ủng hộ khẩn trương gia tăng giao vũ khí, ví dụ ở Pháp là 43% ủng hộ, 34% phản đối. Tuy nhiên, đối với họ, lằn ranh đỏ là việc lực lượng NATO trực tiếp chống lại quân Nga. Cuộc thăm đò được Hội đồng Quan hệ Quốc tế Châu Âu (ECFR) tiến hành trong tháng 05/2024 tại 15 nước, trong đó có Ukraina và Pháp.

(AFP) – Quân đội Đức chọn Airbus để trang bị « vệ tinh quân sự thế hệ mới »Trị giá hợp đồng hơn 2,1 tỷ euro. Thông cáo của tập đoàn hàng không châu Âu Airbus hôm 04/07/2024 nói rõ, hợp đồng liên quan đến vệ tinh quân sự Satcom Bw3. Airbus đảm nhiệm các khâu « cung cấp, bảo trì và khai thác » vệ tinh cho quân đội Đức trong vòng 15 năm.

(Yonhap) – Một triệu chữ ký đòi phế truất tổng thống Hàn Quốc. Tính đến hôm qua, 03/07/2024, số lượng người ký vào kiến nghị phế truất ông Yoon Suk Yeol đã vượt ngưỡng 1 triệu. Theo luật Hàn Quốc, Quốc Hội có nghĩa vụ ngay lập tức xem xét kiến nghị phế truất. Theo lãnh đạo đảng đối lập Dân Chủ tại Quốc Hội, việc nhiều người ủng hộ phế truất là do Yoon Suk Yeol đã « không nghe dân »« không thay đổi bất chấp nhiều chỉ trích ».

(Reuters) – Tòa Án Công Lý Quốc Tế (CIJ) cho phép 7 nước phương Tây tham gia vụ Gambia kiện Miến Điện diệt chủng. Trong thông cáo ngày 03/07/2024, Tòa Án Công Lý Quốc Tế cho biết « 7 nước liên quan sẽ được phép gửi các quan sát bằng văn bản về chủ đề can thiệp của họ » sau khi vào tháng 11/2023, bẩy nước Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hà Lan, Anh và Maldives đã yêu cầu được can thiệp trong vụ kiện này. Năm 2017, Gambia, quốc gia có đa số người theo đạo Hồi, đã kiện Miến Điện tội diệt chủng đối với người Rohingya.

(AFP) – Nga : Tòa bác đơn xin tại ngoại của một công dân Pháp bị bắt giam ở Matxcơva. Như vậy, theo phán quyết ngày 04/07/2024, ông Laurent Vinatier, cộng tác viên của một tổ chức phi chính phủ Thụy Sĩ, bị bắt vào đầu tháng 06 với cáo buộc thu thập thông tin về quân đội Nga, tiếp tục bị giam giữ ít nhất cho đến ngày 05/08 để chờ phiên xử mới. Trong phiên xử đầu tiên, công dân Pháp đã thừa nhận không đăng ký là « nhân tố nước ngoài » theo luật mới của Nga. Còn Ủy ban điều tra tình nghi Laurent Vinatier thu thập thông tin về những hoạt động quân sự Nga « có thể được sử dụng chống lại an ninh của Nhà nước ».

(AFP) – Đài Bắc cáo buộc Hải cảnh Trung Quốc quấy rối một tàu cá Đài Loan. Theo chính quyền Đài Bắc ngày 04/07/2024, tàu cá này hoạt động trong vùng biển gần quần đảo Bành Hồ (Penghu) và bị hải cảnh Trung Quốc sách nhiễu chiều tối 03/07. Hải cảnh Đài Loan đã điều ba tàu tuần tra đến khu vực sau khi nhận được lời kêu cứu của một tàu cá bị nhiều tàu của hải cảnh Trung Quốc « áp sát và quấy rối ». Trước đó, Trung Quốc đã thu giữ một tàu đánh cá của Đài Loan với cáo buộc « đánh bắt cá bất hợp pháp ». Đài Bắc đã yêu cầu Bắc Kinh trả lại con tàu ngay lập tức.

(AFP) – Thủ tướng Ấn Độ công du Nga ngày 08-09/07/2024. Thông tin được điện Kremlin công bố chính thức ngày 04/07. Trong chuyến công du, thủ tướng Modi sẽ thảo luận với tổng thống Putin về « phát triển mối quan hệ Nga-Ấn Độ », cùng với nhiều chủ đề khác. Đây là chuyến công du Nga đầu tiên của thủ tướng Ấn Độ kể từ khi Matxcơva phát động chiến tranh ở Ukraina tháng 02/2022. Thủ tướng Ấn Độ không tham dự thượng đỉnh của Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải SCO ở Astana trong hai ngày 03-04/07.

(AFP) – Công ty Pháp và Trung Quốc hợp tác khai thác lithium tại Achentina. Hôm qua, 03/07/2024, tập đoàn khai mỏ Eramet của Pháp và công ty đối tác Tsingshan của Trung Quốc đã khai trương một địa điểm khai thác lithium, kim loại hiếm cần cho việc giã từ năng lượng hóa thạch, đặc biệt quan trọng với việc sản xuất ắc quy điện. Hiện tại, Achentina là nước sản xuất lithium thứ tư trên thế giới, với tổng sản lượng khoảng 9.000 tấn lithium cacbonat, đứng sau Úc (86.000 tấn, nhưng chủ yếu được tinh luyện ở Trung Quốc), Chilê (44.000 tấn) và Trung Quốc (33.000 tấn). Theo công ty Eramet, công suất của cơ sở khai thác Pháp – Trung sẽ đạt tối đa 24.000 tấn lithium cacbonat/năm.

(AFP) – Mỹ : Bảo tàng MET trao trả nhiều tác phẩm Khmer cổ cho Cam Bốt. Lễ « đón những bảo vật quốc gia hồi hương » được tổ chức tại Bảo tàng quốc gia ở Phnom Penh ngày 04/07/2024. Trong thông cáo, bộ trưởng Văn Hóa Phoeurng Sackona nhấn mạnh những tác phẩm này « có tầm quan trọng rất lớn, không chỉ cho Cam Bốt mà cho cả nhân loại ». Bà cho biết « vẫn còn nhiều cổ vật ở bảo tàng MET và hy vọng sẽ được trao trả lại cho Cam Bốt ». Vào tháng 08/2022, một tòa án ở New York đã buộc Bảo tàng Mỹ thuật Metropolitan (MET) ở New York trả lại 30 tác phẩm Khmer cho Cam Bốt. 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức:  05-07-2024

 1/ CÁC TẬP ĐOÀN KHỔNG LỒ ĐANG CÓ Ý ĐỊNH CHUYỂN ĐẦU TƯ KHỎI VN

Những tập đoàn toàn cầu lớn như Intel, LG Chemical, AT&S, Samsung và SMC, đang bỏ qua Việt Nam để đầu tư vào những nước khác hay đang xem xét không đầu tư thêm vào Việt Nam.

Mạng báo thuộc Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư Nước ngoài Việt Nam vào ngày 3/7 trích dẫn nguồn tin từ bộ kế hoạch đầu tư về cảnh báo vừa nêu. Cánh báo được đưa ra trong một báo cáo liên quan dự thảo nghị định về quỹ Hỗ trợ Đầu tư sắp được công bố.

Theo cảnh báo này, chính sách hiện nay của nhà nước chỉ có hỗ trợ giới hạn với ưu đãi dựa trên thu nhập, trong khi đó thuế Tối thiểu Toàn cầu sẽ có tác động bất lợi rất lớn đối với Việt Nam.

Khung pháp lý lỗi thời của nhà nước VN đã khiến những tập đoàn khổng lồ toàn cầu từng có đề nghị đầu tư lớn vào Việt Nam bỏ qua thị trường này để đầu tư vào những nơi khác. Theo mạng báo The Investor nói trên, tập đoàn LG Chemical từng đề nghị dự án sản xuất pin tại Việt Nam với yêu cầu hỗ trợ 30% chi phí sản xuất bằng tiền mặt, nhưng cuối cùng tập đoàn này quyết định đầu tư dự án này tại Indonesia.

Intel cũng có đề nghị dự án đầu tư sản xuất chip với vốn đầu tư hơn 3 tỷ Mỹ kim với yêu cầu Việt Nam chi trả 15% bằng tiền mặt, thế nhưng cuối cùng dự án được đầu tư tại Ba Lan.

Tập đoàn AT&S của Áo chuyên sản xuất bảng mạch in cao cấp từng tiến hành khảo sát và đưa ra đề nghị đầu tư với nhà nước VN, nhưng cuối cùng quyết định đầu tư tại Mã Lai vì Việt Nam không thể đáp ứng những hỗ trợ đầu tư và công nhân lành nghề cho dự án.

RFA

2/ NGƯỜI DÂN VN KHÔNG AN TOÀN TRƯỚC NHÀ NƯỚC

Tổ chức Sáng kiến Đánh giá Nhân quyền (HRMI) vừa công bố báo cáo các chỉ số nhân quyền 2024, theo đó đánh giá là người dân Việt Nam “không an toàn” trước nhà nước, trong khi các quyền tự do dân sự và tự do chính trị đang “ngày càng xấu đi”.

HRMI,  một tổ chức phi lợi nhuận có trụ sở tại Tân Tây Lan, vào tháng trước đã công bố báo cáo thường niên về tình trạng nhân quyền toàn cầu, thông qua các chỉ số kinh tế và xã hội. Theo đó báo cáo này xếp hạng hiệu suất của mỗi quốc gia bằng cách ấn định điểm số cho 3 tiêu chí chính: chất lượng cuộc sống, an toàn trước nhà nước và trao quyền.

Trong phần báo cáo về Việt Nam, báo cáo cho rằng tình trạng nhân quyền của Việt Nam tiếp tục suy giảm trong năm 2023. Về hạng mục an toàn trước nhà nước, Việt Nam chỉ đạt 4.6 điểm trên 10, giảm so với điểm số 4.9 vào năm ngoái.

Theo báo cáo mới nhất, nhiều người ở Việt Nam “không an toàn” do có những vụ việc bị bắt giữ, tra tấn, ngược đãi, cưỡng bức mất tích, hành quyết hoặc giết người ngoài vòng pháp luật. Về mục này, dù thiếu dữ liệu để so sánh trong khu vực, song báo cáo cho rằng mức an toàn của người Việt Nam trước nhà nước “thấp hơn mức trung bình” so với các quốc gia khác.

Theo báo cáo này, các nhóm có nguy cơ bị vi phạm các quyền này cao nhất là những người ủng hộ nhân quyền, những người có niềm tin chính trị và các nhà báo.

Về hạng mục trao quyền, Việt Nam bị đánh giá rất tệ ở cả 4 chỉ số. Cụ thể, nước này chỉ đạt 2.5 điểm về quyền hội họp và lập hội, 2.8 điểm về bày tỏ quan điểm, 2.7 điểm về tham gia chính quyền và 2.4 điểm về tôn giáo và tín ngưỡng.

Báo cáo đánh giá là Việt Nam cần phải nỗ lực nhiều hơn nữa để đáp ứng nghĩa vụ trước mắt về các quyền kinh tế và xã hội.

Trong tuần qua, giới báo chi lề đảng của Việt Nam đồng loạt lên án về bản báo cáo mới này của HRMI, trong khi giới hoạt động cho nhân quyền bày tỏ sự đồng tình với báo cáo. Thông tấn xã VN vào hôm 1/7 công kích những “kẻ cơ hội chính trị đang lợi dụng tổ chức HRMI để công kích đảng và nhà nước”.

VOA

3/ QUỐC TẾ KÊU GỌI THÁI LAN KHÔNG DẪN ĐỘ ÔNG Y QUYNH BDAP VỀ VN

Các chuyên gia quốc tế vào hôm 4/7 đã bày tỏ quan ngại sâu sắc về việc Việt Nam yêu cầu Thái Lan cho phép dẫn độ ông Y Quynh Bđap, theo thông cáo của Ủy ban Nhân quyền Liên Hiệp Quốc phát đi cùng ngày.

Cần biết là ông Y Quynh Bđap là một nhà hoạt động nhân quyền, đồng sáng lập tổ chức Người Thượng vì Công lý hiện đang tỵ nạn tại Thái Lan. Các chuyên gia nhân quyền độc lập kêu gọi Thái Lan "từ chối dẫn độ ông Y Quynh Bđap hay bất kỳ yêu cầu nào khác nhằm buộc người Thượng đang tìm kiếm sự bảo vệ ở nước này phải hồi hương”.

Ông Y Quynh đã sống ở Thái Lan từ năm 2018, nơi ông được Cao ủy Tỵ nạn của LHQ cấp quy chế tỵ nạn và đang chờ tái định cư sang một nước thứ ba. Ông đang bị giam giữ tại một nhà tù ở Bangkok và chờ ra hầu tòa về việc có dẫn độ về VN hay không.

Các chuyên gia kêu gọi chính quyền Thái Lan tôn trọng nghĩa vụ không trục xuất theo luật nhân quyền quốc tế, trong đó cấm đưa một người trở về quốc gia nơi họ có nguy cơ bị ngược đãi hoặc bị tra tấn, bị đối xử tàn ác, vô nhân đạo, bị ép phải mất tích, hoặc thậm chí bị mất mạng.

Các chuyên gia cũng hoan nghênh việc Thái Lan phê chuẩn công ước quốc tế về bảo vệ người dân khỏi bị cưỡng bức mất tích vào ngày 14/5 vừa qua, trong đó cấm đưa một người quay trở lại nơi họ có nguy cơ bị cưỡng bức mất tích.

Các chuyên gia cho rằng tổ chức phi chính phủ Người Thượng Vì Công lý đã bị bạo quyền Việt Nam liệt vào danh sách một tổ chức khủng bố một cách oan ức. Các chuyên gia cũng nêu lên mối lo ngại về khả năng một người Thượng đang bị giam giữ ở Việt Nam đã bị tra tấn đến chết vào tháng 3 năm nay.

BBC


VNThoibao

VNTB – Tư do tôn giáo ở Việt Nam có bị hạn chế như Mỹ nói?

VNTB – Tô Lâm  là ai? ( bài 7)

VNTB – Tô Lâm lớn giọng dằn mặt phe quân đội

VNTB – Mười năm, một chặng đường

VNTB – Câu chuyện về giáo dục

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 05/07/2024

Thách thức của nước Anh dưới thời chính quyền Đảng Lao động

04/07/1940: Đánh bom khủng bố tại Hội chợ Thế giới New York

Báo Tiếng Dân

Trò chuyện với cháu về sư Minh Tuệ03/07/2024

 

Thuy My

Lâm Bình Duy Nhiên - Vòng hai bầu cử Quốc hội Pháp

Sương Nguyệt Minh - Hoàng Cát và truyện ngắn Cây táo ông Lành

Vương Trọng - Hoàng Cát là thế

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 04.07.2024

Mai Quốc Ấn - Nguy hiểm hơn Vương Tấn Việt, vì sao Vũ Minh Hiếu vẫn tự do hoành hành ?

Nguyễn Thông - Huy Đức (6)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Trung Quốc đang làm gì tại căn cứ quân sự Ream của Campuchia? (Bài 2) 05/07/2024

Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 5) 05/07/2024

Bi, hài chuyện văn chương 05/07/2024

Thư gửi luật sư Đặng Đình Bách 04/07/2024

Căn cứ Ream của Campuchia thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến nay? (Bài 1) 04/07/2024

Mua máy bay chở khách của Trung Quốc: Vì sao Vietnam Airlines cố đâm đầu vào chỗ chết? 03/07/2024

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách Nhà nước tăng mạnh 03/07/2024

Hối lộ, tham nhũng nơi cửa chùa 03/07/2024

Hiệp ước Putin-Kim là cơ hội cho phương Tây 03/07/2024

Thăm đồi thông Phương Bối 03/07/2024

Nhà thơ Hoàng Cát qua đời 03/07/2024

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập 02/07/2024

Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn 02/07/2024

Hơn 430 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội 02/07/2024

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

VỤ KHỞI TỐ CỰU CHỦ TỊCH TỈNH: BẮT NGUYÊN PHÓ CHỦ TỊCH TỈNH; BÍ THƯ HUYỆN ỦY, CHỦ TỊCH HUYỆN; CHỦ TỊCH CÔNG TY THẨM ĐỊNH GIÁ,..

Chinhphu.vn 

https://soha.vn/vu-khoi-to-cuu-chu-tich-tinh-bat-nguyen-pho-chu-tich-tinh-bi-thu-huyen-uy-chu-tich-huyen-chu-tich-cong-ty-tham-dinh-gia-198240705072305136.htm

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam 5 bị can liên quan đến những sai phạm xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết.

Khởi tố nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận; Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch huyện Phú Quý...

Cổng TTĐT Bộ Công an cho biết, mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư, ngày 03/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với 05 cá nhân về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS, gồm:

(1) Nguyễn Ngọc, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận;

2) Lê Quang Vinh, Bí thư Huyện ủy kiêm Chủ tịch UBND huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận;

(3) Huỳnh Lương Thiện, chuyên viên Phòng Đầu tư và Quy hoạch xây dựng thuộc Văn phòng UBND tỉnh;

(4) Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam;

(5) Trương Văn Ri, nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam kiêm Giám đốc Chi nhánh công ty tại tỉnh Bình Thuận.

Sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn, ngày 03, 04/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tổ chức thi hành lệnh, quyết định tố tụng hình sự nêu trên theo quy định pháp luật.

Khởi tố cựu Chủ tịch tỉnh; nguyên Giám đốc Sở, Chủ tịch Thành phố...

Trước đó Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố 12 trường hợp nguyên là lãnh đạo tỉnh Bình Thuận và các sở, ngành trực thuộc.

Căn cứ kết quả điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” xảy ra tại dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tại phường Phú Thủy, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, do Công ty CP Rạng Đông làm chủ đầu tư, ngày 23/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra Quyết định khởi tố bị can và các quyết định tố tụng hình sự đối với 12 trường hợp về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3 Điều 219 BLHS.

Trong đó, ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với 05 trường hợp, gồm:

(1) Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận;

(2) Xà Dương Thắng, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng, nguyên Bí thư Huyện ủy Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận;

(3) Đỗ Ngọc Điệp, nguyên Chủ tịch UBND TP Phan Thiết;

(4) Hồ Như Hải, nguyên Phó Giám đốc Công ty CP Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam - Chi nhánh Bình Thuận, Thẩm định viên về giá;

(5) Lê Anh Huy, nguyên Trưởng phòng Hành chính tổng hợp thuộc Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận;

Ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh tạm giam đối với 06 trường hợp:

(1) Nguyễn Văn Phong, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính, nguyên Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận;

(2) Hồ Lâm, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trương tỉnh Bình Thuận;

(3) Lê Nguyễn Thanh Danh, nguyên Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận;

(4) Nguyễn Thanh Cho, nguyên Chi cục Trưởng Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận;

(5) Lê Nam Hưng, nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận.

(6) Phạm Duy Cường, nguyên Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận; nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

(Hiện 06 bị can đều đang chấp hành án phạt tù trong vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, xảy ra tại Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư Tân Việt Phát 2, tỉnh Bình Thuận);

Ra Quyết định khởi tố bị can và Lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 01 trường hợp: Nguyễn Xuân Phong, nguyên Phó Cục trưởng Cục thuế tỉnh Bình Thuận;

Ra Lệnh khám xét chỗ ở đối với 06 bị can, gồm: (1) Lê Tiến Phương, (2) Xà Dương Thắng, (3) Đỗ Ngọc Điệp; (4) Hồ Như Hải; (5) Lê Anh Huy; (6) Nguyễn Xuân Phong.

Sau khi được Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn, trong hai ngày 25, 26/4/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã tổ chức thi hành lệnh, quyết định tố tụng hình sự theo đúng quy định pháp luật./.

 

ỦY BAN KIỂM TRA QUÂN ỦY TRUNG ƯƠNG ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT QUÂN NHÂN

chinhphu.vn 

https://soha.vn/uy-ban-kiem-tra-quan-uy-trung-uong-de-nghi-ky-luat-quan-nhan-198240704202154366.htm

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét, tiến hành bỏ phiếu và thống nhất đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thi hành kỷ luật đối với các quân nhân vi phạm.

Đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng kỷ luật Quân nhân

Chiều 4/7, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương, nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức kỳ họp thứ 19 để xem xét, đề nghị xử lý kỷ luật các quân nhân vi phạm.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ trì kỳ họp.

Tham dự kỳ họp có Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng và các đồng chí thành viên Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương.

Tại kỳ họp, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã xem xét, cho ý kiến đề nghị xử lý kỷ luật đối với một số quân nhân vi phạm.

Các ý kiến tại kỳ họp thống nhất đánh giá, những vi phạm của các quân nhân là nghiêm trọng, làm ảnh hưởng xấu đến uy tín của Quân đội.

Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét, tiến hành bỏ phiếu và thống nhất đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thi hành kỷ luật đối với các quân nhân vi phạm.

Kỷ luật nghiêm minh, nghiêm khắc vừa mang tính nhân văn, vừa mang tính giáo dục

Phát biểu kết luận, Thượng tướng Trịnh Văn Quyết đánh giá các ý kiến góp ý tại kỳ họp rất chặt chẽ, công tâm, khách quan; phân tích rõ tính chất, mức độ từng lỗi phạm và bám sát các quy định của Đảng, Quân đội.

Các hình thức đề nghị kỷ luật bảo đảm nghiêm minh, nghiêm khắc, vừa mang tính nhân văn và giáo dục đối với quân nhân vi phạm.

Đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam yêu cầu Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tiếp thu các ý kiến góp ý tại kỳ họp; khẩn trương hoàn chỉnh các văn bản để báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương.

Trong thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương chủ động tham mưu cho Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật.

Chủ động nắm tình hình, phát hiện, kiểm tra tổ chức Đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm; giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư tố cáo, khiếu nại, góp phần giữ vững và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức Đảng.

 

ÔNG CHỦ STUDIO THUÊ NGƯỜI MẪU ĐẾN CHỤP ẢNH RỒI HIẾP DÂM
Mạnh Thắng

https://tienphong.vn/ong-chu-studio-thue-nguoi-mau-den-chup-anh-roi-hiep-dam-post1652122.tpo

TPO - P.V.T. bị tố giác đã thực hiện hiếp dâm thiếu nữ 17 tuổi khi nạn nhân đến làm người mẫu chụp ảnh tại Studio do T. làm chủ.

Ngày 4/7, Công an TP Phan Thiết (Bình Thuận) đang tạm giữ P.V.T. (30 tuổi, quê ở huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) để xác minh làm rõ về hành vi hiếp dâm.

Trước đó, vào tối ngày 2/7, Công an TP Phan Thiết nhận được tin báo tố giác tội phạm của người dân về việc ông P.V.T. là chủ của một Studio chụp ảnh ở phường Phú Trinh, TP. Phan Thiết thuê em T. (17 tuổi, trú huyện Hàm Thuận Nam) làm người mẫu chụp ảnh.

Buổi chụp ảnh được thực hiện từ lúc 20 giờ đến 22 giờ ngày 2/7. Trong quá trình chụp ảnh, P.V.T. đã có hành vi hiếp dâm em T. Sau khi không liên lạc được với T., người nhà tiến hành tìm kiếm. Tìm được T. và nghe T. kể lại sự việc bị P.V.T. hiếp dâm, người nhà đã đưa T. đến Công an TP Phan Thiết trình báo.

Nhận tin báo, Công an TP. Phan Thiết đã cử lực lượng tiến hành điều tra vụ việc ngay trong đêm. Tại cơ quan Công an, ban đầu P.V. T. khai là em T. tự nguyện, nhưng sau quá trình điều tra, P.V. T. đã thừa nhận hành vi hiếp dâm em T.

Hiện, Công an TP. Phan Thiết tiếp tục điều tra, xử lý vụ việc.

 

THÊM 2 Ổ DỊCH DẠI PHÁT HIỆN Ở ĐỒNG NAI

Linh Thùy

https://lifestyle.znews.vn/them-2-o-dich-dai-phat-hien-o-dong-nai-post1484609.html

Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đồng Nai mới đây ghi nhận thêm 2 ổ dịch dại tại huyện Định Quán và huyện Nhơn Trạch.

Cụ thể, vào ngày 27/6, bà H.T.T. (ngụ xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch) báo chính quyền địa phương về trường hợp chó của gia đình có dấu hiệu mắc bệnh dại như hung dữ, mắt đỏ, tru lên từng hồi, chảy nước dãi... Con chó khoảng 4 năm tuổi, có trọng lượng 25 kg và chưa được tiêm vaccine phòng dại.

Trước đó, vào ngày 22/6 và 26/6, con chó này đã cắn 3 người. Cả 3 đã đi tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại.

Còn tại huyện Định Quán, ổ bệnh dại được ghi nhận ở nhà bà T.T.T.T. (ngụ xã Túc Trưng). Ngày 30/6, bà T. báo cơ quan chức năng về trường hợp chó chưa tiêm vaccine dại trước đó, có dấu hiệu bệnh dại như hung dữ, chảy nước dãi và cắn người.

Nạn nhân duy nhất bị chó cắn đã được tiêm vaccine và huyết thanh kháng dại tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM.

Sau khi nhận được thông tin, cơ quan chức năng đã lấy mẫu đầu chó để xét nghiệm và cho kết quả cả 2 con chó đều dương tính với virus dại. Cơ quan chức năng đã tiêu hủy 2 con chó theo quy định, tiêu độc khử trùng toàn bộ dụng cụ, chuồng nuôi nhốt và khu vực xung quanh, hố chôn lấp.

Trước tình hình này, Chi cục chăn nuôi và Thú y tỉnh đề nghị các địa phương cần tăng cường giám sát dịch bệnh, nhất là các khu vực có nguy cơ cao, để kịp thời phát hiện xử lý không để dịch bệnh lây lan.

Tổng đàn chó, mèo toàn tỉnh Đồng Nai cũng được rà soát lại và tiêm phòng bổ sung vaccine dại cho những con chưa được tiêm phòng trên địa bàn. Ngành y tế Đồng Nai cũng yêu cầu các địa phương tăng cường tuyên truyền biện pháp phòng lây nhiễm dịch bệnh từ động vật sang người.

Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus dại gây ra. Bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật, thường thấy ở chó, mèo. Thời gian ủ bệnh dại khoảng 2-8 tuần, ngắn thì khoảng 10 ngày và dài có khi 1-2 năm, tùy lượng virus và vị trí, độ nặng vết thương.

Triệu chứng khởi đầu của bệnh dại gồm mệt mỏi, nhức đầu, sốt, cảm giác sợ hãi... Bước vào giai đoạn viêm não, người bệnh thường có biểu hiện như mất ngủ, tăng cảm giác kích thích (sợ ánh sáng, sợ tiếng động, sợ gió).

Cho đến nay, bệnh dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh dại gần như 100% không qua khỏi.

 

VÌ SAO HƠN 120 CÔNG NHÂN Ở HẢI PHÒNG NHẬP VIỆN SAU BỮA TRƯA?

Nguyễn Hoàn/Tiền Phong

https://znews.vn/vi-sao-hon-120-cong-nhan-o-hai-phong-nhap-vien-sau-bua-trua-post1483967.html

Sở Y tế Hải Phòng xác định, hơn 120 công nhân Công ty CP đóng tàu Sông Cấm nhập viện sau bữa cơm trưa do ăn món cá thu ngừ kho, có hàm lượng Histamin cao gấp 40 lần cho phép.

Sở Y tế Hải Phòng vừa hoàn tất việc kiểm tra vụ hàng loạt công nhân thuộc Công ty CP đóng tàu Sông Cấm nhập viện sau bữa cơm trưa 27/6.

Theo báo cáo của Sở Y tế Hải Phòng, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (VSTP) Hải Phòng đã kiểm tra điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, điều kiện người chế biến, điều kiện vệ sinh nơi chế biến, thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn tại bếp ăn tại doanh nghiệp.

Qua xác minh, Công ty TNHH Dịch vụ Thành Hưng, có trụ sở tại xã Đặng Cương (huyện An Dương), là đơn vị cung cấp dịch vụ ăn uống tập thể cho Công ty CP đóng tàu Sông Cấm.

Nguồn gốc nguyên liệu cung cấp bữa trưa cho Công ty CP đóng tàu Sông Cấm ngày 27/6 từ 2 đơn vị. Trong đó, công ty TNHH MTV cung ứng và phát triển nông nghiệp Bắc Việt (xã Hồng Thái, huyện An Dương) cung cấp cá thu ngừ, thịt gà, thịt lợn. Hộ kinh doanh Nguyễn Thị Thu Hà (phường Quán Toan, quận Hồng Bàng) cung cấp rau củ quả.

Lô cá thu ngừ cung cấp cho bữa trưa ngày 27/6 là cá thu ngừ đông lạnh, được Công ty TNHH MTV cung ứng và phát triển nông nghiệp Bắc Việt mua từ Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long (phường Máy Chai, quận Ngô Quyền). Ngay sau đó, Chi cục An toàn VSTP đã kiểm tra đột xuất kho lạnh Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long. Kết quả kiểm tra thực tế tại kho không phát hiện còn tồn cá thu ngừ cùng lô với lô thực phẩm liên quan đến vụ ngộ độc.

Sau khi xảy ra vụ việc, Sở Y tế Hải Phòng đã tạm dừng hoạt động cung cấp dịch vụ cung cấp suất ăn của Công ty TNHH dịch vụ Thành Hưng tại bếp ăn tập thể Công ty CP đóng tàu sông Cấm.

Đồng thời, yêu cầu Công ty CP chế biến thủy sản xuất khẩu Hạ Long rà soát, dừng lưu thông, thu hồi sản phẩm cùng lô liên quan đến vụ ngộ độc thực phẩm.

Kết quả xét nghiệm mẫu thức ăn lưu và mẫu thực phẩm cho thấy, hàm lượng Histamin trong mẫu thức ăn cá thu ngừ kho cao gấp 40 lần mức giới hạn cho phép tối đa trong thủy sản đông lạnh.

Các mẫu thức ăn, thực phẩm canh rau ngót, dưa hấu, bí xanh không phát hiện dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật theo chỉ tiêu chỉ định.

Sở Y tế Hải Phòng kết luận, món cá thu ngừ kho với hàm lượng Histamin vượt quá giới hạn cho phép trong bữa trưa ngày 27/6 là nguyên nhân dẫn đến vụ ngộ độc thực phẩm trên.

Theo Chi cục An toàn VSTP Hải Phòng, đối chiếu các quy định hiện hành, Công ty TNHH dịch vụ Thành Hưng sẽ bị xử phạt mức 180 triệu đồng về hành vi vi phạm về an toàn thực phẩm, theo Nghị định 115/2018 của Chính phủ. Thẩm quyền xử phạt do UBND thành phố quyết định.

 

CHỦ KHU DU LỊCH Ở ĐÀ LẠT MUỐN NỘP PHẠT ĐỂ LOẠT CÔNG TRÌNH SAI PHẠM ĐƯỢC TỒN TẠI

Xuân Ngọc

https://vietnamnet.vn/chu-khu-du-lich-o-da-lat-muon-nop-phat-de-loat-cong-trinh-sai-pham-duoc-ton-tai-2298440.html

Chủ đầu tư Khu du lịch Nam Hồ ở phường 11, TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) xin cơ quan chức năng nộp phạt để hàng chục công trình sai phạm tại dự án được tồn tại.

Ngày 4/7, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa có ý kiến chỉ đạo UBND TP Đà Lạt nghiên cứu kiến nghị của Công ty CP xây dựng - Du lịch Nam Hồ (Công ty Nam Hồ) về các vấn đề xử lý hành vi vi phạm trật tự xây dựng tại dự án Khu du lịch Nam Hồ.

Động thái này được đưa ra sau khi doanh nghiệp này có văn bản gửi đến các cơ quan chức năng đưa các hướng giải quyết về vi phạm tại dự án Khu du lịch Nam Hồ, ở phường 11.

Theo đó, Công ty Nam Hồ vừa có văn bản gửi cơ quan chức năng xin nhận khuyết điểm trong quá trình thực hiện dự án. Đại diện doanh nghiệp này nêu, những vi phạm, thiếu sót xảy ra tại dự án là do năng lực còn hạn chế, hiểu biết về quy định pháp luật về đầu tư, xây dựng không đầy đủ.

Chủ đầu tư còn có tư tưởng “nể nang” đối với các thành viên góp vốn trong giai đoạn kêu gọi đầu tư. Vì vậy, doanh nghiệp phát sinh nhiều vi phạm về sử dụng đất, xây dựng, công năng sử dụng công trình dự án.

Theo văn bản, Công ty Nam Hồ đã tháo dỡ 48 công trình phụ, đóng tiền phạt vi phạm hành chính, thực hiện đúng công năng tại khu thương mại - dịch vụ, khu trà hoa viên.

Đối với 47 công trình vi phạm xây dựng tầng bán hầm, Công ty Nam Hồ nêu, vị trí dự án có địa hình đồi dốc, nên quá trình thực hiện công trình đã phát sinh tầng bán hầm. Trong khi công trình chỉ được cấp phép xây một phần tầng hầm phía đất thấp, diện tích chỉ bằng 40-60% so với tầng trên.

Doanh nghiệp cho rằng, vi phạm không làm ảnh hưởng đến quy hoạch kiến trúc cảnh quan dự án, nên xin nộp số tiền đã thu lợi bất hợp pháp từ phần diện tích vi phạm (nếu có tăng thêm) và đề nghị được tiếp tục sử dụng cũng như điều chỉnh các thủ tục liên quan.

Còn 16 công trình xây dựng sai vị trí quy hoạch, phải tháo dỡ, chủ đầu tư dự án đưa ra lý do vi phạm là vì địa hình đồi dốc. Vị trí xây dựng các công trình nằm gần, hoặc tiếp cận vị trí quy hoạch và ở trong cùng một khu vực theo quy hoạch chung là đầu tư du lịch nghỉ dưỡng.

Do vậy, doanh nghiệp xin nộp phạt hành vi xây dựng không đúng theo quy hoạch xây dựng. Chủ đầu tư tháo dỡ một phần diện tích vi phạm vượt quá các chỉ tiêu quy hoạch về diện tích, tầng cao của dự án và được tiếp tục sử dụng, điều chỉnh các thủ tục liên quan.

Tương tự, 15 công trình sai tầng mái so với giấy phép xây dựng phải tháo dỡ, phía Công ty Nam Hồ xin nộp số tiền thu lợi về phần diện tích vi phạm. Đồng thời, tháo dỡ phần công trình có diện tích vi phạm, xin được tiếp tục sử dụng, điều chỉnh thủ tục. Còn 27 công trình vi phạm với diện tích nhỏ, doanh nghiệp xin được tiếp tục sử dụng và điều chỉnh thủ tục.

Ngoài ra, về các công trình bên trong Khu du lịch Nam Hồ đã xây dựng xong, đưa vào hoạt động; việc tháo dỡ toàn bộ phần vi phạm khoảng 4.000m2 sàn xây dựng, dự tính chi phí khoảng 40 tỷ đồng. Điều này sẽ gây bức xúc cho các thành viên đầu tư dự án. Vì thế, doanh nghiệp mong được cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng xem xét, tạo điều kiện chấp thuận đề nghị của họ.

Trước đó, VietNamNet thông tin, UBND TP Đà Lạt ban hành 8 quyết định xử lý hành chính trong hoạt động xây dựng đối với Công ty Nam Hồ. Trong đó có 3 quyết định xử phạt với tổng số tiền 330 triệu đồng cùng về hành vi xây dựng sai giấy phép và bản vẽ thiết kế của cơ quan chức năng. Còn 5 quyết định buộc khắc phục hậu quả, tháo dỡ toàn bộ công trình vi phạm trật tự xây dựng.


 

 

No comments:

Post a Comment