Friday, December 13, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 13 tháng 12 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Kiện ngược Đàm Vĩnh Hưng, doanh nhân công nghệ Mỹ đòi nam danh ca Việt xin lỗi công khai

Tòa Bạch Ốc loan báo thêm gói viện trợ mới cho Ukraine

Thủ tướng New Zealand: 2 người thuộc cảnh sát Việt Nam tấn công tình dục 2 phụ nữ trẻ

HRW: Nghị định 147 của Việt Nam vi phạm quyền tự do ngôn luận và biểu đạt

Moldova ban bố tình trạng khẩn cấp trước nguy cơ Nga cắt khí đốt

Mỹ tố Triều Tiên cài nhân viên để tống tiền cho ông Kim phát triển vũ khí

Ông Trump nói sẽ dùng quân đội ở mức tối đa theo luật định để trục xuất di dân

Nguồn tin: Trung Quốc cân nhắc phá giá đồng nhân dân tệ khi rủi ro thương mại của Trump đang rình rập

Dữ liệu: Chủ nợ hàng đầu Trung Quốc đóng băng các khoản vay cho Campuchia

Forbes: Tài sản của tỷ phú Elon Musk vượt 400 tỷ đô

Trump chỉ trích Ukraine sử dụng tên lửa của Mỹ để tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Nga nói chắc chắn sẽ đáp trả vụ tấn công bằng ATACMS mới nhất của Ukraine

 

RFA

Đằng sau quyết định của sư Minh Tuệ rời bỏ đất nước để bộ hành qua Ấn Độ

Người Việt ở New Zealand "vô cùng xấu hổ" trước vụ bê bối của hai quan chức an ninh Việt Nam

Ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và bà Trương Thị Mai bị kỷ luật

Báo động tình trạng Việt Nam gia tăng đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập

Campuchia trao trả hơn 400 người Việt Nam lao động bất hợp pháp

Thủ tướng New Zealand: thủ phạm trong vụ tấn công tình dục là công an Việt Nam

Tinh giản bộ máy sao không đụng đến Bộ Công an?

Những vấn đề xung quanh dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Bao che tội phạm dâm ô đã thành truyền thống

Luật sư Trần Đình Triển bị truy tố tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ

RSF: Việt Nam là một trong 10 nước giam giữ nhiều phóng viên nhất thế giới

Thủ tướng: Bảo vệ và giáo dục nhân quyền phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng

Người dân: Bê bối tình dục của quan chức khi công du nước ngoài mang tính hệ thống

Cảnh sát New Zealand quan ngại sâu sắc về hành vi của hai quan chức Việt Nam

Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục hai nữ phục vụ ở New Zealand trước chuyến thăm của ông Chính

HRW: Nghị định 147 của Việt Nam xiết chặt thêm quyền tiếp cận thông tin và quyền tự do biểu đạt

Dự án 88: Năm Đảng viên cấp tin cho blogger Đường Văn Thái bị bỏ tù trong phiên tòa kín

Chính phủ cam kết đối xử nhân đạo với ông Y Quynh Bdap khi dẫn độ về Việt Nam

Bộ Công an xây dựng sân bay đầu tiên trị giá 900 tỷ đồng, hoàn thành trước Đại hội Đảng

 

BBC

Vì sao Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?

Có gì sau cơ chế đối thoại chiến lược '3+3' Trung Quốc và Việt Nam vừa thiết lập?

Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục ở New Zealand

50 bị cáo khai gì trong vụ hiếp dâm tập thể chấn động ở Pháp?

Vì sao 5 cựu đảng viên lãnh án tù cùng blogger Đường Văn Thái?

Tổng thống Hàn Quốc thề 'chiến đấu đến cùng'

Từ nam sinh ưu tú đến nghi phạm giết CEO UnitedHealthcare

Giá tăng kỷ lục, dân ghiền cà phê phải móc thêm hầu bao

Chính biến chấn động Syria ảnh hưởng thế nào đến thế giới?

Cảnh sát đột kích văn phòng tổng thống Hàn Quốc

'Bông hồng sa mạc' Asma al-Assad là ai?

Nhà tù Saydnaya: Soi 'lò sát nhân' của chính quyền Assad

Việt Nam

Nắng nóng khiến công nhân may mặc Việt Nam gặp rủi ro

Vì sao mật gấu, nanh hổ, vảy tê tê... bán công khai trên mạng tại Việt Nam?

Tinh gọn bộ máy: quyết tâm rất lớn, thực hành tới đâu?

Việt Nam có nguy cơ bị Trump áp thuế vì thặng dư thương mại tăng vọt

Nvidia mua VinBrain của Vingroup, sẽ xây trung tâm AI ở Việt Nam

Vụ nổ làm 12 quân nhân Quân khu 7 tử vong, những gì đã biết tới nay

12 quân nhân Quân khu 7 ‘mất tích’ trong vụ nổ

Giới trẻ Việt Nam, Trung Quốc thuê người yêu để làm vui lòng gia đình

Tinh gọn bộ máy: phép thử cho Tổng Bí thư Tô Lâm trước Đại hội 14

Hơn 50% công ty Hàn Quốc ở Việt Nam bị đánh cắp công nghệ trong năm 2024

Bà Trương Mỹ Lan bị tuyên y án tử hình

Tổng Bí thư Tô Lâm 'dọn dẹp' bộ máy như thế nào?

 

RFI

Phế truất tổng thống Hàn Quốc: Đối lập kêu gọi đảng cầm quyền ủng hộ

Trung Quốc rút tầu chiến triển khai xung quanh đảo Đài Loan

Trump « kịch liệt phản đối » Ukraina dùng tên lửa Mỹ tấn công vào lãnh thổ Nga

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Truyện tranh: Ở tuổi 65, Astérix vẫn dí dỏm gây cười

 Lãnh đạo Pháp, Ba Lan nêu khả năng đưa quân châu Âu đến Ukraina

Người tị nạn Syria ồ ạt trở về: Thách thức lớn đối với chính quyền mới

Mỹ: Nghi phạm vụ giết chủ tịch UnitedHealthcare được coi là người hùng

Matxcơva dọa « trả đũa » vụ Ukraina tấn công một sân bay Nga bằng tên lửa Mỹ

Israel vẫn oanh kích dồn dập Syria dù bị Liên Hiệp Quốc lên án

Trước nguy cơ bị phế truất, tổng thống Hàn Quốc tuyên bố "chiến đấu đến cùng"

Project 88 : Việt Nam bỏ tù 5 quan chức của Đảng vì « tuồn tin » cho blogger Đường Văn Thái

Quan chức Đài Loan đến Mỹ tìm cách tiếp cận chính quyền Trump

Lãnh đạo Pháp, Ba Lan bàn về gia tăng viện trợ cho Ukraina

Syria: Chính phủ mới cam kết bảo đảm quyền của tất cả cộng đồng

Chế độ Al Assad sụp đổ: Iran mất mắt xích quan trọng nhất của « trục kháng chiến »

Chế độ Assad sụp đổ tại Syria: Cơ hội nào để Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng?

Syria: Bachar Al-Assad bị lật đổ, bàn cờ Trung Đông bị "đảo lộn"

 Tương lai nào cho các căn cứ quân sự của Nga và Mỹ ở Syria?

(NZ Herald – Stuff) - Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục ở New Zealand nhưng không thể truy tố. Các báo New Zeland hôm qua, 11/12/2024, đưa tin hai nữ nhân viên phục vụ tại một nhà hàng ở Wellington, New Zealand, đã cáo buộc hai quan chức phái đoàn ngoại giao Việt Nam đến nước này hồi tháng Ba vừa qua. Cảnh sát New Zealand khẳng định có bằng chứng xác đáng, bao gồm lời khai nhân chứng và video giám sát, nhưng không thể thực hiện các thủ tục pháp lý. Các quan chức này đã rời New Zealand ngay sau khi bị xác định danh tính, trước khi cảnh sát có thể khởi tố, mà hai nước không ký hiệp định dẫn độ. Hai nạn nhân đang kêu gọi áp lực ngoại giao mạnh hơn để đảm bảo công lý và ngăn chặn các trường hợp tương tự trong tương lai.

(AFP) – Úc muốn các mạng xã hội lớn và Google trả phí khi đăng tải nội dung báo chí.  Bộ Truyền Thông Úc hôm nay, 12/12/2024, muốn buộc mạng xã hội Meta (Facebook và Instagram) và Google, phải trả phí cho những nội dung được đăng tải trên các nền tảng này. Chính quyền Úc cho rằng đây là cách để « ủng hộ » một nền báo chí chất lượng, tăng cường dân chủ, trong bối cảnh các báo gặp khó khăn về tài chính. Không chỉ Úc, vào năm 2019, Liên Hiệp Châu Âu đã thông qua luật về « các quyền lân cận » - droit voisin, cho phép các phương tiện truyền thông, báo, tạp chí hoặc cơ quan báo chí được trả phí, khi các nội dung của họ được những tập đoàn công nghệ số đăng tải lại. 

(AFP) – Nhật Bản : Các nhà trẻ công ở Tokyo miễn phí để khuyến khích người dân sinh con. Quyết định này sẽ có hiệu lực từ tháng 9 năm 2025, nhằm giảm gánh nặng tài chính cho các gia đình. Tokyo đã áp dụng chính sách này đối với các gia đình có hai con trở lên. Lãnh đạo của thành phố 14 triệu dân cũng muốn mở rộng quyền được gửi trẻ tại các trường mẫu giáo công, quyền mà cho đến nay chỉ dành cho các gia đình mà phụ huynh đi làm. Nhật Bản là một trong những nước có dân số già nhất thế giới, sau Monaco. 

(AP) – Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua nghị quyết yêu cầu ngừng bắn ngay lập tức ở Gaza. Hôm qua, ngày 11/12/2024, nghị quyết yêu cầu « ngừng bắn ngay lập tức và vô điều kiện » ở Gaza đã được thông qua, với 158 phiếu thuận. Đại sứ Palestine tại Liên Hiệp Quốc Riyad Mansour hoan nghênh quyết định này, và khẳng định sẽ tiếp tục « gõ cửa » Hội đồng Bảo An và Đại Hội Đồng cho đến khi nào một lệnh ngừng bắn thực sự được triển khai. Nghị quyết này mặc dù chỉ mang tính biểu tượng, không mang tính ràng buộc về mặt pháp lý, nhưng phản ánh quan điểm của thế giới. Tại Gaza, chiến tranh vẫn tiếp diễn. Ít nhất 30 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của Israel 24 giờ qua. Bộ Y Tế Hamas hôm nay cũng cập nhật số liệu thương vong mới tại Gaza, lên đến 44 835 người chết từ hơn 1 năm qua.

(AFP) – Liên Hiệp Châu Âu trừng phạt thêm 50 tàu thuộc "hạm đội ma" của Nga. Các quốc gia thành viên đã ra quyết định vào hôm qua 11/12/2024. Hạm đội này vốn giúp Matxcơva duy trì hoạt động xuất khẩu dầu mỏ và lách các lệnh trừng phạt của phương Tây. Quyết định này nằm trong khuôn khổ gói trừng phạt thứ 15 của Liên Âu (EU) nhắm vào Nga kể từ khi nước này xua quân xâm lược Ukraina vào năm 2022. 

(AFP) – 54 nhà báo bị giết trong năm 2024. Theo báo cáo thường niên của Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF), được công bố hôm nay, 12/12/2024, các nhà báo nói trên đã thiệt mạng trong lúc tác nghiệp hay chỉ vì họ là nhà báo, với 1/3 số này bị chết do các cuộc tấn công của quân đội Israel. RSF đã đệ đơn kiện Israel lên Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC) về tội ác chống nhà báo. Kể từ khi chiến tranh ở Gaza nổ ra vào tháng 10/2023, hơn 145 nhà báo đã bị chết trong các cuộc tấn công của Israel tại dải Gaza, trong đó có 35 người chết trong lúc tác nghiệp. 

(AFP) – Canada dọa cắt nguồn cung năng lượng để đáp trả chính sách thuế quan của Mỹ. Thủ hiến bang Ontario, Doug Ford, đe dọa như trên vào hôm qua, 11/12/2024. Lời đe dọa được đưa ra sau cuộc họp trực tuyến của ông Ford với thủ tướng Justin Trudeau, thảo luận về kế hoạch của chính phủ liên bang đối phó với thuế quan 25% mà Donald Trump có ý định áp đặt. Chủ nhân tương lai của Nhà Trắng đã cáo buộc Canada và Mêhicô để cho ma túy fentanyl và di dân không có giấy tờ tràn vào Mỹ. Ông Ford nhấn mạnh Ontario đã xuất khẩu 12 terawatt giờ điện sang các bang Minnesota, New York và Michigan, đủ năng lượng cho khoảng 1,5 triệu hộ gia đình, trong năm 2023. 

(AFP) – Tổng thống Brazil lại phải được giải phẫu vì bị nghẽn mạch máu não. Văn phòng tổng thống Brazil thông báo ông Lula de Silva phải được  « mổ lại » vào sáng nay 12/12/2024. Cách nay hai hôm, tổng thống Brazil, 79 tuổi đã được giải phẫu do nghẽn mạch máu não. Brazil là quốc gia lớn nhất châu Mỹ Latinh và là nền kinh tế thứ 9 toàn cầu. 

(AFP) – Kirghizstan chuẩn bị đổi quốc ca. Một dấu hiệu mới cho thấy chính quyền Bichkek muốn sang trang thời kỳ Xô ViếtHãng tin Kabar ngày 12/12/2024 loan báo « Quốc Hội đã chỉ định một ủy ban đặc trách công việc chuẩn bị thay thế bản quốc ca hiện tại ». Lý do từ ngày giành được độc lập năm 1991, quốc ca của Kirghizstan bị cho là giống quốc ca của Liên Xô như hai giọt nước. Chủ tịch Quốc Hội Nourlan Chakiev cho biết « bản quốc ca mới sẽ được chính thức thông qua trước cuối tháng 4/2025 ». Ba nước Trung Á, Kirghizstan, Ouzbékistan và Tadjikistan từ khi giành được độc lập đã thay đổi lời nhưng vẫn giữ nguyên giai điệu bản quốc ca của Liên Xô.

(AFP) – Ả Rập Xê Út giành quyền đăng cai Cúp Bóng Đá Thế Giới 2034. World Cup 2030 thì sẽ được tổ chức tại ba quốc gia : Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Maroc. Liên đoàn FIFA hôm 11/12/2024 đã quyết định như trên. Sau khi Úc rút lui, Ả Rập Xê Út, ứng viên duy nhất, sẽ là nước chủ nhà tổ chức Cúp Bóng Đá Thế Giới 2034. 

(AFP) – Ủy ban Olympic Paris 2024 lãi 27 triệu euro sau Thế Vận Hội. Hôm qua, 11/12/2024, ban tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 cho biết, tính đến cuối năm 2024, thu được 4,481 tỷ euro, từ nguồn tài trợ của tư nhân, Ủy ban Olympic quốc tế và  tiền bán vé. Số tiền thu về cao hơn 26,8 triệu so với số tiền chi ra và như vậy ban tổ chức không cần dùng đến khoản 40 triệu euro, được huy động từ ngân sách Nhà nước và các địa phương hồi đầu năm. Việc phân bổ thặng dư chưa được quyết định, nhưng một phần sẽ được chuyển cho Ủy ban Olympic Pháp (CNOSF), Ủy ban Olympic quốc tế và cho việc phát triển thể thao tại Pháp. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ SÁU 13.12.2024

 

1/ BÁO ĐỘNG VỀ TÌNH TRẠNG VN GIA TĂNG ĐÀN ÁP TÔN GIÁO

Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Mỹ vào hôm qua 12/12 ra thông cáo báo động về tình trạng đàn áp đang gia tăng đối với các nhóm độc lập tại Việt Nam, bao gồm Phật giáo của người Khmer Krom, Tin Lành của người Thượng, đạo Cao Đài và những nhóm đạo khác.

Ông Stephen Shneck, chủ tịch ủy ban nói trên, lên án việc nhà cầm quyền Việt Nam nhắm mục tiêu vào các nhóm tôn giáo độc lập. Thông cáo của ông cho biết là 5 nhà sư Khmer Krom đã bị kết án từ 2 năm đến 6 năm tù. Ngoài ra các tín đồ của giáo phái Cao Đài và những tín đồ theo đạo Tin Lành ở Tây nguyên tiếp tục bị sách nhiễu.

Cần biết là vào hôm 26/11, bạo quyền tỉnh Vĩnh Long đã bỏ tù 9 nhà sư và Phật tử người Khmer Krom với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do và dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước". Việc xét xử và kết án những người Khmer Krom này đã vấp phải những phản đối từ cộng đồng quốc tế ngay sau đó.

Mới đây nhất, vào ngày 6/12, hai mục sư Tin Lành người Ê-đê cho biết họ đã bị tấn công bằng súng vào vào đầu tháng này. Họ cho biết thường xuyên bị công an địa phương gây khó dễ trong thời gian qua vì đứng đầu nhóm Tin Lành tư gia độc lập.

Theo thông cáo báo chí mới của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế, cơ quan này trong những năm gần đây đã quan sát thấy tình hình tự do tôn giáo ở Việt Nam ngày một xuống dốc khi bạo quyền gia tăng đàn áp các nhóm tôn giáo độc lập bao gồm các nhóm mà đảng CSVN cho là “đạo lạ” hay “tà đạo”.

Chính vì thế, kể từ năm 2002, ủy ban nói trên đã liên tục kêu gọi chính phủ Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo.

RFA

 

2/ LUẬT SƯ TRẦN ĐÌNH TRIỂN BỊ TRUY TỐ TỘI LỢI DỤNG QUYỀN TỰ DO

Viện kiểm sát tối cao vừa ban hành cáo trạng truy tố Luật sư Trần Đình Triển về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ. Nếu bị truy tố, ông Triển sẽ lãnh mức án tù cao nhất là 7 năm.

Tin trên được cho biết vào ngày 12/12. Luật sư Trần Đình Triển 65 tuổi là một người nổi tiếng trên mạng với những bài viết về chính trị và xã hội. Ông cũng nổi tiếng vì tham gia bào chữa cho một số vụ án đối lập và bảo vệ người nghèo trước đây.

Theo cáo trạng của viện kiểm sát, Luật sư Trần Đình Triển vào năm 2013 đã lập một trang Facebook mang tên Trần Đình Triển để đăng tải các bài viết có nội dung chỉ trích hệ thống tòa án ở Việt Nam. Có nghĩa là 11 năm qua, ông Triển đã liên tiếp tố cáo những bất công và lem nhem của các tòa án tại VN, nhưng đến tháng 5 vừa qua thì ông mới bị đe dọa sẽ bị bắt giữ.

Vụ bắt giữ luật sư Trần Đình Triển, trưởng văn phòng luật sư Vì Dân ở Hà Nội, xảy ra vào đầu tháng 6 vừa qua, cùng với việc bắt giữ nhà báo nổi tiếng Huy Đức, tên thật Trương Huy San. Thông tin bắt giữ hai người này được lan truyền trên mạng xã hội trước khi bộ công an chính thức công bố việc bắt giữ hai người vào ngày 7/6.

Vào ngày 8/7 vừa qua, bộ công an cho biết việc truy tố và bắt giam hai người được thực hiện hôm 1/6. Cả hai đều bị công an cáo buộc  “lợi dụng quyền tự do và dân chủ”.

Hiện cả hai trang Facebook cá nhân của nhà báo Huy Đức và Luật sư Trần Đình Triển đều không còn được tìm thấy trên Facebook.

RFA

 

3/ THỦ PHẠM VỤ TẤN CÔNG TÌNH DỤC TẠI NEW ZEALAND LÀ CÔNG AN VN

Vào hôm qua 12/12 Thủ tướng Christopher Luxon của New Zealand đã cung cấp thêm thông tin về thủ phạm trong vụ tấn công tình dục diễn ra ở nước này vào tháng 3 năm 2024 là công an VN.

Ông Luxon cho biết là trước ghi gây án, hai người này đã tới một Học viện Cảnh sát ở gần thủ đô Wellington để gặp gỡ các sĩ quan địa phương. Tuy nhiên danh tính của hai quan chức người Việt này hiện vẫn chưa được công bố.

Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp báo của thủ tướng New Zealand diễn ra vào hôm qua, tại thủ đô Wellington. Trước đó một ngày, báo chí New Zealand đã đăng tải kết luận điều tra vụ án tấn công tình dục xảy ra vào ngày 4/3, với nạn nhân là hai phụ nữ trẻ tuổi làm nghề phục vụ tại một nhà hàng Việt Nam.

Một trong hai nạn nhân mới 19 tuổi khi sự việc diễn ra, cho báo chí biết cô đã bị quan chức người Việt chuốc rượu, ép vào tường và sờ mó trái ý muốn. Cô cũng nghi ngờ là mình đã bị đánh thuốc mê.  

Thủ phạm chính là hai quan chức Việt Nam, thuộc đoàn tiền trạm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, trong khuôn khổ chuyến thăm diễn ra vào tháng 3 năm nay. Chính phủ New Zealand cũng cho biết hai thủ phạm đã rời khỏi nước này trước khi bị lần ra danh tính nên việc bắt giữ không thể diễn ra.

Luật pháp New Zealand cho phép phạt tù tới bảy năm đối với các tội liên quan đến xâm hại tình dục. Việt Nam và New Zealand hiện không có hiệp ước dẫn độ song phương, khiến việc yêu cầu dẫn độ trở nên bất khả thi.

Tuy nhiên phía nạn nhân đang thúc giục chính phủ New Zealand làm mọi cách để yêu cầu bạo quyền Việt Nam phải giao nộp người.

RFA

 

4/ VN LÀ NƯỚC GIAM GIỮ NHIỀU PHÓNG VIÊN NHẤT THẾ GIỚI

Việt Nam là một trong 10 nước đang giam giữ nhiều phóng viên nhất thế giới với 38 phóng viên hiện đang bị bắt giam, theo con số thống kê mới được công bố của tổ chức Phóng viên Không biên giới.

Trong báo cáo tổng kết năm 2024, được công bố vào ngày 12/12 về tình trạng các nhà báo bị giết hại, giam giữ, bắt làm con tin và mất tích, tổ chức này cho biết tình trạng các nhà báo bị tấn công trong năm 2024 đã lên đến mức báo động, đặc biệt là ở các vùng có xung đột như ở Gaza, Trung Đông, nơi có nhiều nhà báo bị giết nhiều nhất.

Theo thống kê của Phóng viên Không biên giới, kể từ tháng 10 năm ngoái đến nay, hiện có 550 phóng viên trên toàn thế giới đang bị cầm tù, tăng hơn 7% so với năm ngoái.

Việt Nam không nằm trong danh sách các nước có các nhà báo bị giết hại, bắt làm con tin hay mất tích nhưng vẫn thuộc danh sách các nước giam giữ nhiều nhà báo nhất, cùng với các nước khác như Trung Cộng, Miến Điện, Do Thái, Nga và Iran.

Trong số 550 nhà báo đang bị giam giữ, có 244 nhà báo đã bị kết án tù và 8 người bị giam giữ tại gia. Trong báo cáo mới nhất, Phóng viên Không biên giới cũng nêu trường hợp điển hình ở Việt Nam là nhà báo Huy Đức, người bị chính quyền bắt giữ hôm 1/6 ngay sau khi ông công bố những bài viết của mình về những bất ổn chính trị trong nước. Trang Facebook của ông với 350 ngàn người theo dõi cũng bị xóa bỏ sau đó.

Trong báo cáo về tự do báo chínăm  2024 được tổ chức nói trên công bố vào tháng 5 năm nay, Việt Nam bị xếp vào nhóm bảy nước có ít tự do báo chí nhất thế giới, xếp hạng 178 trong tổng số180 nước.

RFA

 

VNThoibao

VNTB – Thêm một bộ trưởng Y tế nữa sắp phải “chịu trách nhiệm người đứng đầu”

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 13/12/2024

Cuộc chiến chip có thể diễn biến thế nào dưới thời Trump?

 

 

Báo Tiếng Dân

Như thế nào là “Lấy công làm lãi”?13/12/2024

Về cuốn sách “Hương bay ngược gió: Bước chân tập học của hành giả Minh Tuệ” do Phạm Hiền Mây biên soạn13/12/2024

Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hoà Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai13/12/2024

Cần chấm dứt ngay một trương trình truyền hình cao ngạo!13/12/2024

Truy tìm những con chuột thối trong góc tối làng văn13/12/2024

Về chuyện “cắt cúp có ý đồ rồi post lên mạng xã hội”12/12/2024

Hà Nội bỏ tù năm viên chức Đảng – Nhà nước cùng một blogger12/12/2024

Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục hai nữ phục vụ ở New Zeland trước chuyến thăm của ông Chính12/12/2024

Nhân quyền là nền tảng của phát triển: Việt Nam bao giờ thay đổi?12/12/2024

Ngày Nhân quyền, nghĩ về thời Pháp Luật TP.HCM12/12/2024

 

Thuy My

Sau khi chế độ Syria sụp đổ : Trong địa ngục nhà tù Assad (2)

Ngô Nhân Dụng - Dân Syria thắng, Nga và Iran thua

Phúc Lai - Vài nét về cuộc chiến tranh Nga xâm lược Ukraine ngày 11/12/2024

Lê Xuân Nghĩa - Người Nga viết trên Telegram về "kết quả của cuộc chiến" đối với Nga

Bùi Chí Vinh - Bài học từ Assad

Võ Xuân Sơn - Một ngày hai sự kiện lớn

Trang Thụy - Gửi chị Phùng lần 2

Trang Thụy - Gửi chị Phùng ở xử sở mù sương

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 12.12.2024

Võ Khánh Tuyên - Đồng ý nhưng hỏng nhứt trí

Hoàng Nguyên Vũ - Quý bà sồn sồn vừa lái xe vừa hát karaoke: Nên cho đi mấy năm để công bằng với Ngọc Trinh!

Nguyễn Đình Bổn - Lại nữa!

Nguyễn Thông - Ăn theo phu chữ Hoàng Tuấn Công (3)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Ngày Nhân quyền, nghĩ về thời “Pháp Luật TP.HCM” 13/12/2024

Hai quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục hai nữ phục vụ ở New Zeland trước chuyến thăm của ông Chính 13/12/2024

Lên tiếng vì khao khát sự thật 13/12/2024

Truy tìm những con chuột thối trong góc tối làng văn 13/12/2024

Về chuyện “cắt cúp có ý đồ rồi post lên mạng xã hội” 13/12/2024

Ngoại giao Cambodia: Một biến thái của ‘Ngoại giao tre pheo’ 12/12/2024

Vụ nổ ở Đồng Nai (1) 12/12/2024

Một đề nghị thiết thực về vụ Lương Ngọc An 12/12/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

CHỦ TỊCH ĐÀ NẴNG: 'CÁN BỘ CÓ ÔTÔ CẦN TRẢ LẠI CHUNG CƯ THUÊ CỦA NHÀ NƯỚC'

Nguyễn Đông

https://vnexpress.net/chu-tich-da-nang-can-bo-co-oto-can-tra-lai-chung-cu-thue-cua-nha-nuoc-4827083.html

Ông Lê Trung Chinh cho rằng những cán bộ thuê chung cư đã mua được ôtô thì nên gương mẫu trả lại căn hộ để thành phố bố trí cho người thực sự cần.

Tiếp thu và giải trình một số ý kiến tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Sở Xây dựng chiều 12/12, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng Lê Trung Chinh cho biết chính sách cho thuê nhà ở xã hội của thành phố thời gian qua đã giúp nhiều gia đình có chỗ ở ổn định với chi phí thấp.

Theo ông Chinh, nhà ở xã hội được thành phố xây dựng và cho thuê từ hơn chục năm qua. Thời điểm đó, người thuê là các hộ nghèo, công nhân, công chức, người thu nhập thấp. Có người không có xe đạp để đi, nhưng nay nhiều người đã thay đổi cuộc sống, có ôtô.

"Dự án nhà ở xã hội không phải để cho những người có điều kiện như thế. Bây giờ phải xem xét lại, những cán bộ, người có điều kiện thì nên trả lại chung cư cho nhà nước", ông Chinh nói, đề nghị cán bộ gương mẫu trả lại nhà để bố trí cho người nghèo thuê

Thành phố Đà Nẵng có ba khu chung cư nhà ở xã hội đang xuống cấp phải xây lại, dù mới xây hơn 20 năm. Do đó chủ tịch Đà Nẵng kêu gọi người dân được thuê chung cư phải có trách nhiệm với tài sản của nhà nước, "vừa ở vừa quản lý, bảo dưỡng, sửa chữa, để dùng xong thì người khác thuê còn tiếp tục sử dụng được".

Thành phố có khoảng 12.000 căn hộ nhà ở xã hội đầu tư bằng ngân sách, chiếm hơn 80% so với cả nước (khoảng 15.000 căn), góp phần vào mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội theo chương trình "5 không, 3 có" của Đà Nẵng, trong đó "có nhà ở".

Các căn hộ cho thuê từ 1-3 phòng ngủ. Tùy diện tích và vị trí tầng mà giá cho thuê khác nhau. Vị trí các chung cư nhà ở xã hội cho thuê ở Đà Nẵng tập trung nhiều nhất ở phường Nại Hiên Đông (quận Sơn Trà). Khu vực này gần sông Hàn, thuận tiện cho việc đi lại sang trung tâm thành phố.

Theo quyết định được UBND TP Đà Nẵng ban hành giữa tháng 10, có hai nhóm được ưu tiên thuê nhà ở xã hội do nhà nước đầu tư, gồm người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và hộ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (có người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng, người có bệnh hiểm nghèo theo quy định của Chính phủ, hộ có người đơn thân nuôi con).

Sở Xây dựng thành phố đang rà soát, cân đối quỹ nhà ở xã hội do Nhà nước đầu tư bằng vốn đầu tư công để có phương án, báo cáo chủ tịch UBND thành phố thống nhất trước khi tổ chức thực hiện. Tuy nhiên theo lãnh đạo sở, quỹ nhà ở xã hội thuộc tài sản công hiện còn rất ít.

 

MỐI QUAN HỆ BẤT CHÍNH CỦA BÁC SĨ PHI TANG XÁC NGƯỜI TÌNH

Hoàng Trường

https://vnexpress.net/moi-quan-he-bat-chinh-cua-bac-si-phi-tang-xac-nguoi-tinh-4827190.html

Đồng NaiSau 8 tháng điều tra, công an cho rằng sợ ảnh hưởng sự nghiệp khi người tình dọa tiết lộ việc có thai, bác sĩ Danh Sơn đã giết chị này, phi tang xác nhiều nơi.

Ngày 12/12, Công an Đồng Nai ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố Danh Sơn, 36 tuổi với hành vi Giết người, Cướp tài sản, Sử dụng vũ khí quân dụng trái phép.

Theo hồ sơ điều tra, cuối năm 2022, chị Nguyễn (35 tuổi) đưa bố đến bệnh viện tại TP Biên Hòa khám và gặp bác sĩ Sơn, từ đó hai người nảy sinh tình cảm, thường hẹn nhau ở nhà nghỉ để quan hệ tình dục.

Đến tháng 3, chị Nguyễn thông báo với Sơn mình đã mang thai và yêu cầu bạn tình phải có trách nhiệm. Ngày 9/4, khi đưa người thân đến phòng khám riêng của Sơn, chị Nguyễn tiếp tục bày tỏ ý định tiết lộ mối quan hệ cho gia đình và cơ quan của người tình biết. Tuy nhiên khi Sơn mong muốn đưa đi khám thai thì chị Nguyễn từ chối.

Lo sợ điều này ảnh hưởng đến sự nghiệp và gia đình, Sơn mua dao, búa và thuốc ngủ với ý định sát hại chị Nguyễn. Ngày 13/4, Sơn nhắn tin với đồng nghiệp nhường phòng trực để ở một mình, sau đó gọi điện hẹn người tình đến nói chuyện. Khoảng 13h, khi người phụ nữ đến, trong quá trình truyền nước, Sơn đã lén bơm thuốc ngủ vào.

Thấy chị Nguyễn đã ngủ say, nam bác sĩ dùng dao đâm vào cổ sát hại nạn nhân, đem đi phi tang xác ở nhiều nơi. Sơn tháo biển số xe máy của nạn nhân đem đi vứt. Sau khi gây án, nam bác sĩ lấy nhiều nữ trang bằng vàng và tiền mặt trong ba lô của nạn nhân trị giá gần 50 triệu đồng đem đi bán, mua lại 3 chỉ vàng.

Sau khi được gia đình nạn nhân trình báo mất tích bí ẩn, cảnh sát đã truy xét, phát hiện Sơn là người liên quan. Khám xét tại nhà của nghi can, cảnh sát phát hiện khẩu súng ngắn và 5 viên đạn.

Theo cơ quan cảnh sát điều tra, nguyên nhân vụ án xuất phát từ mối quan hệ tình cảm ngoài luồng, khi mối quan hệ đi quá xa, lo sợ bị lộ, ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình và công việc đã gây ức chế, không kiểm soát được hành vi của nghi phạm.

 

VỤ ÁN MẠNG 25 NĂM VẪN CHƯA NGÃ NGŨ: ĐÌNH CHỈ TỪ NĂM 2001 NHƯNG BỊ CAN KHÔNG HỀ BIẾT?
Hoàng Điệp

https://tuoitre.vn/vu-an-mang-25-nam-van-chua-nga-ngu-dinh-chi-tu-nam-2001-nhung-bi-can-khong-he-biet-20241212223711402.htm

Năm 1999, ông Nguyễn Hồng Phước (69 tuổi, quê Kiên Giang) bị khởi tố, đến năm 2001 được đình chỉ bị can. Đáng nói bản thân ông không hề hay biết gì về sự tồn tại của quyết định đình chỉ này.

Và vì cho rằng mình vẫn là bị can nên ông Phước cứ miệt mài cầu cứu khắp các cơ quan ban ngành với mong muốn được khôi phục đầy đủ quyền của một công dân.

Đây là một trong những trường hợp đầy cay đắng mà Tuổi Trẻ nhắc tới trong tuyến bài "Những bị can bị lãng quên".

Đã có quyết định đình chỉ từ 23 năm trước

Theo nguồn tin của Tuổi Trẻ, liên quan quá trình ông Phước khiếu nại, ngày 8-3 vừa qua, Viện KSND tỉnh Kiên Giang đã có công văn gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này để trả lời kết quả giải quyết khiếu nại của ông Phước.

Nội dung công văn nêu: Sau khi được TAND tỉnh Kiên Giang ký quyết định trả tự do vào ngày 11-9-2001, ông Nguyễn Hồng Phước nhiều lần làm đơn yêu cầu giải quyết vụ án để giải oan cho ông nhưng đến nay không được các cơ quan pháp luật giải quyết.

Sau khi xem xét nội dung đơn khiếu nại kêu oan của ông Nguyễn Hồng Phước, Viện KSND tỉnh Kiên Giang nhận thấy:

Khoảng 18h ngày 13-6-1999, do mâu thuẫn nên Nguyễn Thị Bích Thủy và Nguyễn Thị Mộng Tuyền đánh nhau. Nguyễn Hồng Phước và Nguyễn Thị Liên là cha mẹ Thủy đi đến thấy sự việc… 

Liên đi đến nắm tóc đánh Tuyền nên anh Trịnh Út Phương la lên, ngăn cản. Nghe tiếng la, Nguyễn Văn Thu đi ra chỗ đánh nhau thì bị Đặng Giải Phóng (chồng Thủy) đá hai cái, ông Thu về nhà. Đến 20h cùng ngày thì ông Thu bị chết trên đường đi cấp cứu do xuất huyết nội.

Trong quá trình điều tra, một số lời khai (phía bị hại) có khai: Khi ông Thu đi tới, Nguyễn Hồng Phước đá ông Thu ngã lăn xuống đất nhưng nhiều lời khai khác (phía bị can) phủ nhận và khẳng định ông Phước không đá ông Thu. Bản thân ông Phước không nhận tội.

Vì vậy chưa có cơ sở vững chắc để kết luận ông Phước đá ông Thu, mà chỉ có căn cứ kết luận ông Phước có hành vi "không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng".

Mặt khác trong vụ án này đã xét xử ông Đặng Giải Phóng về tội giết người (án đã có hiệu lực pháp luật), thời hạn điều tra đã hết đối với ông Nguyễn Hồng Phước nên Viện KSND tỉnh Kiên Giang đã đình chỉ bị can đối với ông Phước theo quyết định đình chỉ bị can số 06/KSĐT-TA ngày 26-11-2001 theo quy định tại điều 143b Bộ luật Tố tụng hình sự năm 1992.

Nội dung trả lời trên trùng khớp với nội dung mà quyết định đình chỉ bị can số 06/KSĐT-TA ngày 26-11-2001 của viện trưởng Viện KSND tỉnh Kiên Giang mà Tuổi Trẻ thu thập được.

"Không lẽ họ chờ tôi chết..."

"Không lẽ họ chờ tôi chết rồi mới công bố?", ông Nguyễn Hồng Phước bất ngờ khi được hỏi về quyết định đình chỉ bị can trên.

Trao đổi với Tuổi Trẻ ngày 3-12, con ông Phước cho biết cha mình đang bệnh nặng, phần do tuổi cao sức yếu nên gần như phần lớn thời gian của ông nằm trên giường bệnh.

Phần mình, ông Phước khẳng định trong hành trình 23 năm đi kêu oan của mình, chưa bao giờ ông được giải thích như nội dung công văn mà Viện KSND tỉnh Kiên Giang gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh này dù ông đã nhiều lần gửi đơn, thư cũng như lui tới hai cơ quan này. 

"Tôi không hề hay biết về quyết định đình chỉ bị can, tại sao đã đình chỉ từ 2001 nhưng không ai nói cho tôi biết, tại sao không tống đạt cho tôi? Đó là quyền công dân, đó là thân phận pháp lý của tôi, sao lại giấu tôi? Sao lại bỏ mặc tôi kêu oan suốt hai mươi mấy năm nay?", ông Phước bức xúc.

Từ trên giường bệnh, ông Phước cho biết khi sức khỏe tiến triển tốt hơn sẽ tiếp tục "gõ cửa" các cơ quan hữu quan để đòi bằng được quyết định đình chỉ của mình.

Sửng sốt khi đọc bài báo

Sau khi bài "Vụ án mạng 25 năm chưa ngã ngũ" được báo Tuổi Trẻ đăng tải, ông Bùi Đặng Dũng (đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang khóa XII, XIII, XIV) đã đọc được bài báo.

Ông Dũng cho biết với tư cách từng là đại biểu Quốc hội thuộc đoàn Kiên Giang, ông rất sửng sốt khi đọc thông tin trên.

Bởi trong suốt thời gian làm đại biểu Quốc hội thuộc đoàn Kiên Giang, ông Dũng không hề biết chút gì thông tin của vụ án này, cũng không nhận được đơn nào của ông Phước.

Với trách nhiệm của người từng làm đại biểu của tỉnh Kiên Giang, ông Dũng đã tìm hiểu và thu thập được văn bản đình chỉ bị can đối với ông Phước do Viện KSND tỉnh Kiên Giang ban hành năm 2001 và văn bản của viện này gửi Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Kiên Giang (phát hành năm 2024) trả lời về vụ án.

Ông Dũng chuyển hai văn bản đó cho báo Tuổi Trẻ và ông càng bất ngờ hơn trước thông tin ông Phước không hề nhận được quyết định đình chỉ bị can cũng như thông tin liên quan đến việc đình chỉ này.

Nói với Tuổi Trẻ, ông Dũng cho rằng các cơ quan liên quan cần có cách xử lý thỏa đáng, bởi đây là thân phận pháp lý của công dân, không thể để họ mỏi mòn khiếu nại mà không có câu trả lời.

Trong khi đó ngày 12-12, ông Cao Văn Hoàng - trưởng phòng thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, kiểm sát xét xử sơ thẩm án hình sự về trật tự xã hội, kinh tế Viện KSND tỉnh Kiên Giang - xác nhận năm 2001 Viện KSND tỉnh Kiên Giang đã có quyết định đình chỉ bị can đối với ông Nguyễn Hồng Phước. Nhưng trong hồ sơ không có biên bản giao quyết định đình chỉ này cho ông Phước.

Thân phận bị can "lơ lửng trên đầu" suốt 25 năm

Như Tuổi Trẻ đã thông tin, ngày 6-12-1999 TAND tỉnh Kiên Giang xử phạt ông Phước 16 năm tù, phạt ông Phóng 10 năm tù về tội cố ý gây thương tích.

Ông Phước kháng cáo kêu oan, cho rằng mình không tham gia vào cuộc ẩu đả vì ông Phước biết ông Thu bị xơ gan nặng, yếu ớt. Hơn nữa ông Phước bị sái khớp xương đùi, chân trái ngắn hơn chân phải (có biên bản giám định khả năng lao động của hội đồng giám định y khoa) nên không thể đá ông Thu té lăn làm ngã cột cờ như cáo buộc.

Cũng sau phiên tòa sơ thẩm, ba người ở cùng xóm đã gửi đơn đến tòa phúc thẩm cho rằng ông Phước bị oan và từng xin được ra trước tòa để làm chứng.

Ngày 21-7-2000, tòa phúc thẩm TAND tối cao tại TP.HCM mở phiên xử phúc thẩm, quyết định hủy một phần bản án sơ thẩm nội dung đã xét xử đối với ông Phước để điều tra lại.

Sau đó, TAND tỉnh Kiên Giang ra quyết định trả lại tự do cho ông Phước, chờ điều tra và xét xử lại. Tuy nhiên cho đến nay, phía cơ quan điều tra không có bất kỳ một động thái nào cho thấy có thể đi đến giải quyết dứt điểm vụ án.

 

KIẾN NGHỊ HOÃN XUẤT CẢNH VỚI CÁ NHÂN NỢ THUẾ TRÊN 200 TRIỆU, DOANH NGHIỆP NỢ 1 TỈ

Lê Thanh

https://tuoitre.vn/kien-nghi-hoan-xuat-canh-voi-ca-nhan-no-thue-tren-200-trieu-doanh-nghiep-no-1-ti-20241212225835284.htm

VCCI kiến nghị việc hoãn xuất cảnh chỉ nên áp dụng cho những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với số tiền nợ thuế lớn. Theo đó, đề xuất cá nhân nợ thuế trên 200 triệu, doanh nghiệp nợ 1 tỉ mới bị hoãn xuất cảnh.

Góp ý cho dự thảo nghị định hướng dẫn Luật Quản lý thuế về ngưỡng tạm hoãn xuất cảnh, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã có đề xuất Bộ Tài chính nên nâng ngưỡng nợ thuế và ban hành quyết định áp dụng biện pháp này.

Hoãn xuất cảnh chỉ nên áp dụng với trường hợp có số tiền nợ thuế lớn

VCCI cho hay nhiều doanh nghiệp phản ánh ngưỡng nợ thuế để áp dụng biện pháp hoãn xuất cảnh được Bộ Tài chính đề xuất 10 triệu đồng đối với cá nhân và 100 triệu đồng đối với doanh nghiệp là quá thấp.

Hiện nay, để cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, cơ quan thuế có rất nhiều biện pháp như trích tiền từ tài khoản ngân hàng, thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng, kê biên và bán đấu giá tài sản…

VCCI khuyến nghị cần ưu tiên áp dụng các biện pháp này, đặc biệt là biện pháp trích tiền từ tài khoản ngân hàng hoặc bên thứ ba khác, trước khi tính đến biện pháp hạn chế quyền đi lại của người dân.

Việc trích tiền từ tài khoản ngân hàng được thực hiện rốt ráo sẽ mang lại hiệu quả cho công tác thu hồi nợ thuế.

Các biện pháp như thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng hay cấm xuất cảnh chỉ nên áp dụng cho những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng với số tiền nợ thuế lớn.

Nếu áp dụng biện pháp hoãn xuất cảnh trên phạm vi rộng có thể gây tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây thiệt hại về kinh tế nói chung và làm giảm số thu về dài hạn cho ngân sách.

Do đó, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc nâng ngưỡng số tiền nợ thuế để phải áp dụng biện pháp cấm xuất cảnh lên mức 1 tỉ đồng đối với doanh nghiệp và 200 triệu đồng đối với cá nhân.

Lo ngại việc cơ quan thuế xác định tiền nợ thuế chưa chuẩn xác

Theo VCCI, việc xác định một cá nhân kinh doanh, chủ hộ kinh doanh nợ thuế 10 triệu đồng trên thông tin lưu trữ nội bộ tại cơ quan thuế, chưa phải là một quyết định hành chính đối với người dân.

Trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau, không ít trường hợp thông tin lưu trữ tại cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn hoặc không đầy đủ dẫn đến việc xác định nghĩa vụ thuế chưa thực sự chính xác.

Chỉ khi tiến hành hoạt động thanh tra, kiểm tra về thuế và ra quyết định hành chính thuế thì các thông tin này mới được tra soát, đối chiếu và xem xét kỹ lưỡng theo một trình tự thủ tục đầy đủ.

Kết quả của trình tự này là quyết định hành chính thuế trên đó có thể hiện số tiền nợ thuế và thời hạn nợ.

"Việc hạn chế quyền đi lại (xuất cảnh) của người dân là một biện pháp khá nghiêm trọng. Nên biện pháp này cần được thực hiện theo trình tự thủ tục chặt chẽ hơn, tức là cần có một quyết định hành chính về quản lý thuế do người có thẩm quyền ký ban hành để tránh những nhầm lẫn không đáng có.

Do đó, biện pháp tạm hoãn xuất cảnh chỉ áp dụng sau khi đã có quyết định hành chính về quản lý thuế" - VCCI kiến nghị.

 

KHI LÃNH ĐẠO TỈNH 'BẬT ĐÈN XANH' VIỆC KHAI THÁC TRÁI PHÉP KHOÁNG SẢN

T.Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/khi-lanh-dao-tinh-bat-den-xanh-viec-khai-thac-trai-phep-khoang-san-post1517495.html

CQĐT cho rằng trong thời gian qua, công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản vẫn còn có tình trạng buông lỏng, móc ngoặc giữa doanh nghiệp với các cá nhân được giao làm công tác quản lý.

Theo kết luận điều tra, để Công ty Trung Hậu 68 được cấp phép thăm dò, khai thác cát và nâng công suất khai thác trái quy định của pháp luật, bỏ qua những sai phạm trong quá trình khai thác mỏ cát ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, ông Lê Quang Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Hậu 68 đã trực tiếp hoặc chỉ đạo người khác hối lộ và đưa tiền cám ơn cho các cựu lãnh đạo tỉnh An Giang.

Tại CQĐT, ông Trần Anh Thư (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) có lời khai phù hợp với diễn biến hành vi phạm tội. Theo đó, ông Thư thừa nhận việc chỉ đạo ông Nguyễn Việt Trí (cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh An Giang) giao cho cấp dưới tạo điều kiện, hướng dẫn, hỗ trợ Công ty Trung Hậu 68 làm các thủ tục cấp phép thăm dò, cấp phép khai thác và điều chỉnh công suất khai thác.

Ông Thư cũng thừa nhận đã để cho ông Lê Quang Vinh (anh trai của ông Lê Quang Bình) sửa nhà mình tại quận 7, TP.HCM hết hơn 761 triệu đồng trong năm 2021 và nhận tiền từ ông Lê Quang Bình 200 triệu đồng trong dịp Tết Nguyên Đán 2022, 2023 (mỗi lần 100 triệu đồng) ở phòng làm việc của ông Thư tại UBND tỉnh An Giang.

Ông Thư biết rõ hành vi của mình là trái quy định của pháp luật, nhưng do có chỉ đạo của ông Nguyễn Thanh Bình (cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) và được Công ty Trung Hậu 68 chi tiền, nên ông Thư đã thực hiện. Khi làm việc với CQĐT, ông Thư đã tự nguyện nộp một tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Ông Nguyễn Thanh Bình, cựu Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, cũng thừa nhận việc đã can thiệp, tác động, chỉ đạo ông Trần Anh Thư và Nguyễn Trí Việt tạo mọi điều kiện cho Công ty Trung Hậu 68 được cấp phép thăm dò, khai thác trái quy định.

Ông Nguyễn Thanh Bình thừa nhận việc được Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Hậu 68 cảm ơn và 6 lần biếu tổng cộng 300.000 USD. Ngay sau đó, ông Nguyễn Thanh Bình đã trả lại 250.000 USD cho Chủ tịch HĐQT Công ty Trung Hậu 68, giữ lại 50.000 USD và tự nguyện khắc phục hậu quả.

Kiến nghị của Cơ quan điều tra

Theo CQĐT, từ ngày 24/12/2021 đến 29/7/2023, Công ty Trung Hậu 68 đã khai thác 5.081.996 m3 cát. Trong đó, khối lượng cát khai thác bán cho khách lẻ trái quy định là 3.710.751 m3, hưởng lợi hơn 293 tỷ đồng.

Hoàn tất kết luận điều tra vụ án, CQĐT cho rằng trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản vẫn còn tình trạng buông lỏng, móc ngoặc giữa doanh nghiệp với các cá nhân được giao làm công tác quản lý.

Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (cát san lấp), CQĐT kiến nghị UBND tỉnh, thành phố và các Sở, ngành liên quan một số nội dung như:

Tăng cường quản lý đối với khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đặc biệt là cát xây dựng; kiểm tra giám sát chặt chẽ đối với hoạt động cấp phép, khai thác, kinh doanh và sử dụng cát lòng sông, đặc biệt chú ý tới tác động xấu đến môi trường và việc gây sạt lở, sụt, lún bờ sông khi khai thác; khuyến khích, tăng cường sử dụng vật liệu thay thế cát tự nhiên (sử dụng tro, xi làm vật liệu san lấp), khắc phục tình trạng khan hiếm cát, san lấp xây dựng ở một số địa phương.

Thực hiện có hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về khoáng sản, bảo vệ môi trường đến người dân, doanh nghiệp và các tổ chức có liên quan. Rà soát các quy định còn bất cập trong quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản để kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung phù hợp; nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng, tạo điều kiện để các tổ chức hoạt động khoáng sản tuân thủ quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, cần xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khoáng sản; có giải pháp hữu hiệu để quản lý chặt chẽ sản lượng khai thác; việc chấp hành nghĩa vụ thuế đối với nhà nước, trách nhiệm đối với địa phương của các tổ chức hoạt động khoáng sản trên địa bàn.

Chủ động phối hợp với UBND các tỉnh giáp ranh thực hiện tốt Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường; giải quyết hiệu quả vấn đề phát sinh tại khu vực giáp ranh giữa các địa phương.

 

BẮT GIỮ NHÀ BÁO RỞM LỪA CHẠY ÁN RỒI CHIẾM ĐOẠT 550 TRIỆU ĐỒNG

Trần Hoàn/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/bat-giu-nha-bao-rom-lua-chay-an-roi-chiem-doat-550-trieu-dong-post1517489.html

Biết con của bà T. (Gia Lai) vướng vòng lao lý, Trương Quang Hưng đã tự xưng là nhà báo, có quan hệ rộng, có thể "chạy án" rồi chiếm đoạt 550 triệu đồng.

Ngày 12/12, thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai cho biết Công an huyện Mang Yang đã bắt giữ Trương Quang Hưng (72 tuổi, thường trú tại Phường 8, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau; tạm trú ở làng Đê Gơl, xã Đăk Jrăng, huyện Mang Yang) sau 2 năm lẩn trốn.

Đối tượng Hưng bị cơ quan chức năng bắt giữ để điều tra về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo kết quả điều tra, vào khoảng cuối năm 2022, biết con của bà T. (trú ở xã Ayun, huyện Mang Yang) bị Công an tỉnh Quảng Bình điều tra, xử lý về hành vi “tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy”, Trương Quang Hưng đưa ra thông tin gian dối rằng mình là nhà báo, quen biết với nhiều lãnh đạo trên cả nước, có thể lo “chạy án” cho con bà T.

Tin tưởng Hưng và mong muốn con được nhẹ tội, bà T. đã giao cho Hưng 550 triệu đồng. Mặc dù không lo được cho con bà T. thoát tội, Hưng không trả lại mà chiếm đoạt toàn bộ số tiền đã nhận.

Vào cuộc xác minh, Công an huyện Mang Yang xác định Trương Quang Hưng đã rời khỏi nơi cư trú, liên tục thay đổi chỗ ở tại nhiều tỉnh thành. Sau gần 2 năm mất dấu vết, ngày 9/12, Hưng đã bị lực lượng chức năng bắt giữ khi đang lẩn trốn tại xã Đăk Jrăng, huyện Mang Yang.

Theo Công an tỉnh Gia Lai, vào năm 2001, đối tượng Trương Quang Hưng từng bị Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt 36 tháng tù giam về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Hiện Công an huyện Mang Yang hoàn tất hồ sơ để xử lý theo quy định.

 

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT CÁN BỘ, XEM XÉT KẾT QUẢ KIỂM TRA KÊ KHAI TÀI SẢN

Hải Sơn

https://congthuong.vn/uy-ban-kiem-tra-trung-uong-de-nghi-ky-luat-can-bo-xem-xet-ket-qua-kiem-tra-ke-khai-tai-san-363779.html

Tại Kỳ thứ 52, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật cán bộ, xem xét kết quả kiểm tra kê khai tài sản, thu nhập với lãnh đạo 3 tỉnh thành.

Theo thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Trung ương, từ ngày 9-11/12, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 52. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:

Tiếp tục thực hiện kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương tại Kỳ họp thứ 45 đối với Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng, Kỳ họp thứ 50 đối với Ban Cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật Khiển trách ông Nguyễn Văn Huyện, nguyên Bí thư Đảng ủy, Tổng Cục trưởng Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và báo cáo đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật một số đảng viên có liên quan đến vi phạm, khuyết điểm tại Dự án Khu đô thị Đại Ninh và trong công tác cán bộ tại tỉnh Lâm Đồng.

Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng, kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Thành ủy; kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tại các tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:

Bên cạnh những ưu điểm, kết quả đạt được, các tổ chức đảng, đảng viên được kiểm tra còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng; trong kê khai tài sản, thu nhập. Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra tiếp tục phát huy ưu điểm; kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Xem xét kết quả giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên, Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy:

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Lạng Sơn còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; hoạt động của các khu kinh tế cửa khẩu, lối mở biên giới; trong lãnh đạo, chỉ đạo Công an tỉnh thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; trong kê khai tài sản, thu nhập.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy và các đồng chí Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Long còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất trong các dự án đầu tư ngoài ngân sách nhà nước; trong kê khai tài sản, thu nhập.

Ban Thường vụ Đảng ủy và đồng chí Bí thư Đảng ủy, Phó Bí thư Đảng ủy Quân khu 4 và Quân chủng Hải quân còn có một số vi phạm, khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện Quy chế làm việc; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất, tài chính, tài sản; thực hiện các dự án đầu tư; thực hiện nhiệm vụ được giao; trong kê khai tài sản, thu nhập.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được giám sát tiếp tục phát huy ưu điểm, kịp thời lãnh đạo, chỉ đạo kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm sâu sắc, khắc phục các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về Ủy ban Kiểm tra Trung ương.

Cũng tại kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đã thảo luận, cho ý kiến về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”; Hướng dẫn công tác nhân sự Ủy ban Kiểm tra tại đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng; về kết quả công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng năm 2024; xem xét, giải quyết khiếu nại 01 trường hợp và xem xét, kết luận một số nội dung quan trọng khác.

 

 

 

No comments:

Post a Comment