Thủ tướng Đức công du Anh Quốc, thắt chặt “tam giác an ninh” châu Âu
Chi Phương|Thanh Hà
Đăng ngày: 17/07/2025 - 12:01Sửa đổi ngày: 17/07/2025 - 14:35
RFI

Thủ tướng cánh trung tả của Anh Keir Starmer và lãnh đạo đảng bảo thủ Đức Friedrich Merz đều “có chung tham vọng lãnh đạo quốc phòng châu Âu”, theo nhận định của trang Politico. Sau gần một thập kỷ Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hai nhà lãnh đạo sẽ tận dụng chuyến thăm này để hoàn tất một hiệp ước, tập trung vào hợp tác an ninh.
Trả lời báo giới trước chuyến thăm của thủ tướng Merz, một quan chức chính phủ Đức cho biết hiệp ước sẽ bao gồm một điều khoản “quan trọng”, cam kết hỗ trợ lẫn nhau về an ninh : Mối đe dọa đối với quốc gia này cũng là mối đe dọa với nước còn lại, “trong bối cảnh cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraina”.
Hiệp ước này được xây dựng dựa trên một thỏa thuận đã được thống nhất vào năm ngoái, bao gồm việc cùng nhau phát triển vũ khí tấn công tầm xa, với tầm bắn lên đến hơn 2000 km, sẽ được chuyển giao trong thập kỷ tới.
Theo Reuters, hai nước sẽ cam kết thực hiện các chiến dịch “xuất khẩu chung”, nhằm thu hút những đơn đặt hàng từ các nước khác đối với các thiết bị mà Anh và Đức cùng sản xuất, ví dụ như chiến đấu cơ Typhoon Eurofighter và xe bọc thép Boxer.
Thêm vào đó, Stark, một công ty công nghệ quốc phòng của Đức, cũng sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất mới tại Anh, lần đầu tiên bên ngoài nước Đức, để chế tạo các hệ thống không cần người điều khiển, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI.
Ngoài vấn đề quốc phòng, hiệp ước này cũng bao gồm một thoả thuận về chống nạn buôn người, trong bối cảnh chính phủ Anh đang vất vả kiểm soát dòng người nhập cư. Luân Đôn cho biết Đức sẽ đưa ra công cụ về pháp lý, cho phép kiểm tra các nhà kho và cơ sở lưu trữ, được những kẻ buôn người di cư thực hiện, để cất giấu những chiếc thuyền nhỏ, nhằm vượt biên trái phép vào Anh.
Theo Politico, thủ tướng Starmer đã liên tục “ve vãn” Berlin, trước khi nhậm chức vào năm ngoái đã cam kết đạt được thoả thuận với Đức và tìm cách xây dựng lại quan hệ với Liên Âu. Chuyến thăm của ông Friedrich Merz củng cố “liên minh tam giác” châu Âu, sau chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Anh Quốc vào tuần trước. Hai lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về khuôn khổ hỗ trợ cho Ukraina, sau thông báo của Hoa Kỳ tái lập viện trợ vũ khí cho Kiev.
Thủ tướng cánh trung tả của Anh Keir Starmer và lãnh đạo đảng bảo thủ Đức Friedrich Merz đều “có chung tham vọng lãnh đạo quốc phòng châu Âu”, theo nhận định của trang Politico. Sau gần một thập kỷ Anh Quốc rời khỏi Liên Hiệp Châu Âu, hai nhà lãnh đạo sẽ tận dụng chuyến thăm này để hoàn tất một hiệp ước, tập trung vào hợp tác an ninh.
Trả lời báo giới trước chuyến thăm của thủ tướng Merz, một quan chức chính phủ Đức cho biết hiệp ước sẽ bao gồm một điều khoản “quan trọng”, cam kết hỗ trợ lẫn nhau về an ninh : Mối đe dọa đối với quốc gia này cũng là mối đe dọa với nước còn lại, “trong bối cảnh cuộc chiến xâm lược của Nga tại Ukraina”.
Hiệp ước này được xây dựng dựa trên một thỏa thuận đã được thống nhất vào năm ngoái, bao gồm việc cùng nhau phát triển vũ khí tấn công tầm xa, với tầm bắn lên đến hơn 2000 km, sẽ được chuyển giao trong thập kỷ tới.
Theo Reuters, hai nước sẽ cam kết thực hiện các chiến dịch “xuất khẩu chung”, nhằm thu hút những đơn đặt hàng từ các nước khác đối với các thiết bị mà Anh và Đức cùng sản xuất, ví dụ như chiến đấu cơ Typhoon Eurofighter và xe bọc thép Boxer.
Thêm vào đó, Stark, một công ty công nghệ quốc phòng của Đức, cũng sẽ xây dựng một cơ sở sản xuất mới tại Anh, lần đầu tiên bên ngoài nước Đức, để chế tạo các hệ thống không cần người điều khiển, sử dụng trí tuệ nhân tạo AI.
Ngoài vấn đề quốc phòng, hiệp ước này cũng bao gồm một thoả thuận về chống nạn buôn người, trong bối cảnh chính phủ Anh đang vất vả kiểm soát dòng người nhập cư. Luân Đôn cho biết Đức sẽ đưa ra công cụ về pháp lý, cho phép kiểm tra các nhà kho và cơ sở lưu trữ, được những kẻ buôn người di cư thực hiện, để cất giấu những chiếc thuyền nhỏ, nhằm vượt biên trái phép vào Anh.
Theo Politico, thủ tướng Starmer đã liên tục “ve vãn” Berlin, trước khi nhậm chức vào năm ngoái đã cam kết đạt được thoả thuận với Đức và tìm cách xây dựng lại quan hệ với Liên Âu. Chuyến thăm của ông Friedrich Merz củng cố “liên minh tam giác” châu Âu, sau chuyến thăm cấp nhà nước của tổng thống Pháp Emmanuel Macron ở Anh Quốc vào tuần trước. Hai lãnh đạo cũng sẽ thảo luận về khuôn khổ hỗ trợ cho Ukraina, sau thông báo của Hoa Kỳ tái lập viện trợ vũ khí cho Kiev.
Quốc Hội Ukraina biểu quyết tín nhiệm nội các mới
Sau 5 năm đứng đầu nội các, trong đó hơn 3 năm trực tiếp đối mặt với chiến tranh, thủ tướng Ukraina Denys Shmyhal rời khỏi chức vụ thủ tướng để đứng đầu bộ Quốc Phòng. Hôm nay, 17/07/2025, Quốc Hội Ukraina đã biểu quyết về thành phần chính phủ mới mà tổng thống Volodymyr Zelensky đề xuất hôm đầu tuần.
Với 262 phiếu ủng hộ trên tổng số 450 dân biểu, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Kinh Tế Yulia Svyrydenko đã được tín nhiệm để điều hành nội các mới. Bà là nhân vật chủ chốt trong đàm phán đạt được thỏa thuận về khoáng sản giữa Ukraina và Hoa Kỳ.
Thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze từ Kiev cho biết thêm về thành phần chính phủ mới của Ukraina :
Nếu chính phủ này được Quốc Hội tín nhiệm, nhiều bộ trưởng trong nội các hiện nay sẽ tiếp tục tham gia điều hành đất nước. Bà Yulia Svyrydenko đang đứng đầu bộ Kinh Tế sẽ trở thành thủ tướng Ukraina. Ông Mikhailo Fedorov, đặc trách các hồ sơ Phát Minh, Chuyển Đổi Sang Kỹ Thuật Số và Công Nghệ tiếp tục lãnh đạo bộ này. Tương tự như vậy, các bộ Nội Vụ và Ngoại Giao không thay đổi nhân sự, vẫn do Ihor Klimenko và Andriy Sybiha điều hành. Riêng đương kim thủ tướng Denys Shmyhal được đề cử vào chức bộ trưởng Quốc Phòng.
Là một nhân vật trong êkip của bà Svyrydenko, Oleksii Soboliev trên nguyên tắc được mời giữ ba bộ cùng một lúc gồm bộ Kinh Tế, Môi Trường và Nông Nghiệp. Trong khi đó bộ đặc trách về hồ sơ gia nhập Liên Âu và phối hợp quan hệ với Mỹ sẽ do đương kim thứ trưởng Kinh Tế Taras Kachka lãnh đạo. Bộ trưởng Kinh Tế hiện nay có thể sẽ được đề cử làm đại sứ Ukraina.
Những thay đổi này thực ra chỉ mang tính nội bộ vào lúc Ukraina đang được đặt trong tình trạng thiết quân luật, để bảo đảm ổn định trong guồng máy nhà nước, không có chuyện thay thế nội các. Tuy nhiên, cũng đang có những chuyển biến, đặc biệt là về phương diện pháp lý tại Ukraina. Do thiết quân luật được Quốc Hội triển hạn cứ ba tháng một lần kể từ khi bị Nga xâm lược năm 2022, Ukraina không thể tổ chức bầu cử khi đang phải đối mặt với chiến tranh.
Sau 5 năm đứng đầu nội các, trong đó hơn 3 năm trực tiếp đối mặt với chiến tranh, thủ tướng Ukraina Denys Shmyhal rời khỏi chức vụ thủ tướng để đứng đầu bộ Quốc Phòng. Hôm nay, 17/07/2025, Quốc Hội Ukraina đã biểu quyết về thành phần chính phủ mới mà tổng thống Volodymyr Zelensky đề xuất hôm đầu tuần.
Với 262 phiếu ủng hộ trên tổng số 450 dân biểu, phó thủ tướng kiêm bộ trưởng Kinh Tế Yulia Svyrydenko đã được tín nhiệm để điều hành nội các mới. Bà là nhân vật chủ chốt trong đàm phán đạt được thỏa thuận về khoáng sản giữa Ukraina và Hoa Kỳ.
Thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze từ Kiev cho biết thêm về thành phần chính phủ mới của Ukraina :
Nếu chính phủ này được Quốc Hội tín nhiệm, nhiều bộ trưởng trong nội các hiện nay sẽ tiếp tục tham gia điều hành đất nước. Bà Yulia Svyrydenko đang đứng đầu bộ Kinh Tế sẽ trở thành thủ tướng Ukraina. Ông Mikhailo Fedorov, đặc trách các hồ sơ Phát Minh, Chuyển Đổi Sang Kỹ Thuật Số và Công Nghệ tiếp tục lãnh đạo bộ này. Tương tự như vậy, các bộ Nội Vụ và Ngoại Giao không thay đổi nhân sự, vẫn do Ihor Klimenko và Andriy Sybiha điều hành. Riêng đương kim thủ tướng Denys Shmyhal được đề cử vào chức bộ trưởng Quốc Phòng.
Là một nhân vật trong êkip của bà Svyrydenko, Oleksii Soboliev trên nguyên tắc được mời giữ ba bộ cùng một lúc gồm bộ Kinh Tế, Môi Trường và Nông Nghiệp. Trong khi đó bộ đặc trách về hồ sơ gia nhập Liên Âu và phối hợp quan hệ với Mỹ sẽ do đương kim thứ trưởng Kinh Tế Taras Kachka lãnh đạo. Bộ trưởng Kinh Tế hiện nay có thể sẽ được đề cử làm đại sứ Ukraina.
Những thay đổi này thực ra chỉ mang tính nội bộ vào lúc Ukraina đang được đặt trong tình trạng thiết quân luật, để bảo đảm ổn định trong guồng máy nhà nước, không có chuyện thay thế nội các. Tuy nhiên, cũng đang có những chuyển biến, đặc biệt là về phương diện pháp lý tại Ukraina. Do thiết quân luật được Quốc Hội triển hạn cứ ba tháng một lần kể từ khi bị Nga xâm lược năm 2022, Ukraina không thể tổ chức bầu cử khi đang phải đối mặt với chiến tranh.
No comments:
Post a Comment