Monday, July 22, 2024

VNTB – ‘Thời kỳ rác rưởi của lịch sử’ ở Tàu và Ta là sao?
22.07.2024 4:47
VNThoibao



(VNTB) – Trong kỷ nguyên mới với ông Tô Lâm, có nhiều rủi ro là các hộ gia đình ở quê nhà sẽ tiếp tục với một nhà nước bẩn, giống như những bãi rác trên khắp quê hương, mở ra cũng tốn, ô nhiễm cũng tốn, đóng cửa cũng tốn.

 Ở Trung Quốc tuần trước, đảng cộng sản đã bắt đầu cái gọi là hội nghị toàn thể lần thứ ba vào ngày 15/07/2024, một cuộc họp lớn được tổ chức khoảng 5 năm một lần để vạch ra phương hướng chung cho các chính sách kinh tế và xã hội dài hạn của đất nước.

Trong khi đó, truyền thông nhà nước Trung Quốc phải làm việc thêm giờ để bác bỏ những tuyên bố và thảo luận trên mạng xã hội là đất nước đã bước vào kỷ nguyên mới, hướng dẫn mạng xã hội không được “nói xấu” nền kinh tế.

Trong những tuần gần đây, các nhóm trò chuyện và nguồn cấp dữ liệu WeChat của Trung Quốc đã xôn xao thảo luận về việc liệu Trung Quốc đã bước vào thời kỳ trì trệ hay suy thoái kinh tế, trong đó thất bại là điều không thể tránh khỏi, được gọi là “thời kỳ rác rưởi của lịch sử”. [1]

Ở Việt Nam tuần nay, truyền thông nhà nước để tang ông Trọng trên mạng rất to, với nhiều người khóc tức tưởi, ai không chú ý kỹ cứ tưởng họ khóc người thân vừa chết. Việc định hướng để khóc “giùm” từ chế độ khiến cho truyền thông tăng tốc việc tôn thờ lãnh tụ, theo kiểu Tố Hữu. [2]

Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa,

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa.

Trong khung cảnh ấy, xin hỏi – thời gian cầm quyền của ông Trọng có là một thời kỳ lịch sử?

Theo Giáo sư Carlyle Thayer ở Úc, ông Trọng sẽ được nhớ đến như một người kiên trì các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin, chủ nghĩa xã hội, tư tưởng Hồ Chí Minh và là người đề xướng xây dựng đảng, cai trị độc đảng. Ông cũng sẽ được coi là một người thực dụng trong chính sách đối ngoại nhưng là người phản đối nghiêm khắc diễn biến hòa bình và “cách mạng màu”. [3]

Theo Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nhà quan sát chính trị Việt Nam ở Hà Nội, di sản của ông Trọng là một người tham quyền cố vị, kiên định với giáo điều chủ nghĩa Mác- Lênin, còn công cuộc đốt lò là hoàn toàn thất bại. Về chính sách ngoại giao như “mở cửa”, nâng cấp quan hệ ngoại giao với Mỹ và nhiều nước khác thì chắc là ông ấy có đóng góp vào đó, nhưng chính sách đối ngoại là quyết định tập thể của cả Bộ Chính trị và đã nhất quán khoảng hơn hai mươi năm nay. [3]

Theo Luật sư Đặng Đình Mạnh, không có “thế lực thù địch” nào phá hoại đảng giỏi hơn ông Trọng. Ông đã làm tan rã mối quan hệ giả hiệu về “Lòng dân, ý Đảng”, ông đã chứng minh rằng chẳng có một “Lòng dân, ý Đảng” nào đang song hành cả, mà chỉ có lòng dân chán ghét về ý đảng độc tài, tàn phá tan hoang đất nước mà thôi. [3]

Theo GS. Zachary Abuza ở Đại học Chiến tranh Quốc gia ở Washington DC, ông Trọng quan tâm đến sự kiểm soát của đảng hơn là tăng trưởng kinh tế. [3]

The luật sư Vũ Đức Khanh từ Canada, chính ông Trọng từng thú nhận rằng “đến hết thế kỷ 21 này không biết đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”, nhưng ông vẫn thành tâm kiên trì xây dựng cái không bao giờ có đó, như một thứ niềm tin tôn giáo. [3]

Tuy nhiên, có ít người bàn về cơm áo của người dân trong thời gian cầm quyền của ông Trọng. Mời các bạn nhìn lại các dữ liệu về đời sống các hộ dân mình trong thời gian qua.

Mức thu nhập: Các hộ gia đình có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, đa phần là làm công và làm nông. Cụ thể là các hộ có thu nhập từ làm công ăn lương (chiếm 32% thu nhập hộ gia đình), sản xuất nông nghiệp (27%), buôn bán (22%), kiều hối (10%), và an sinh xã hội (5%); cho thấy vai trò hạn chế của an sinh xã hội trong việc tạo thu nhập. [4]

Hệ thống hỗ trợ xã hội: Hệ thống bảo trợ xã hội của Việt Nam được chia thành ba hợp phần chính: trợ giúp xã hội, bảo hiểm xã hội và xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, các thành phần này phần lớn không có sự phối hợp và có mức độ bao phủ cũng như hiệu quả có mức phân biệt khác nhau. [5]

Chi tiêu an sinh xã hội: Việt Nam chi khoảng 0,66% GDP cho trợ cấp xã hội (không bao gồm trợ cấp bảo hiểm y tế), thấp hơn mức trung bình khoảng 1% của các nước Đông Á và Thái Bình Dương. [4]

Việt Nam có bảo hiểm y tế xã hội bao phủ khoảng 92% dân số tính đến năm 2022. Tuy nhiên, mức độ bao phủ này vẫn chưa công bằng, có khoảng cách giữa một số nhóm trong xã hội, và thấp ở nhóm cận nghèo. [5]

Hỗ trợ xã hội: được tài trợ bởi nguồn thu từ thuế, nhà nước hỗ trợ ít hơn 20% lực lượng lao động và chỉ chiếm khoảng 5% chi tiêu trung bình hàng tháng của hộ gia đình đối với nhóm nghèo nhất. Con số này thấp hơn đáng kể so với mức trung bình khu vực là 19-20% của các nước có thu nhập trung bình thấp. [4]

Bảo hiểm xã hội: được tài trợ chủ yếu từ sự đóng góp bắt buộc của người lao động và người sử dụng lao động trong khu vực chính thức. Nó phải đối mặt với các vấn đề về tính bền vững, đặc biệt khi được sử dụng làm bảo hiểm thất nghiệp. Bảo hiểm xã hội bắt buộc của Việt Nam bao phủ khoảng 38% dân số trong độ tuổi lao động, trong khi bảo hiểm xã hội tự nguyện chỉ bao phủ khoảng 4%. Điều này khiến một phần lớn lực lượng lao động, đặc biệt là trong khu vực phi chính thức, không được bảo hiểm đầy đủ. [4]

Xóa đói giảm nghèo: Mặc dù tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm đã giúp nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo tuyệt đối, nhưng vẫn tồn tại những nhóm nghèo trầm trọng, đặc biệt là ở các dân tộc thiểu số ở vùng xa. [4]

Những cú sốc thu nhập và đói: Những cú sốc thu nhập, chẳng hạn như những cú sốc do đại dịch COVID-19 gây ra, có tác động trực tiếp đến tình trạng đói. Trong thời kỳ đại dịch, một số quận đã trải qua mức đói gia tăng đáng kể, với một số khu vực chứng kiến ​​mức tăng cao tới 8 điểm phần trăm. Nếu thu nhập giảm 10%, tình trạng đói sẽ tăng 3,5%. [6]

Dịch chuyển xã hội: Nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong tăng thu nhập hộ gia đình, đặc biệt đối với người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc tăng thu nhập thông qua nông nghiệp ngày càng trở nên khó khăn. Việc làm phi nông nghiệp và giáo dục rất quan trọng cho sự thăng tiến cơ hội trong xã hội. Nhà nước không hỗ trợ người dân, bởi vậy người di cư thường hỗ trợ lẫn nhau ở khu vực thành thị, giúp đỡ nhau tìm được việc làm và cải thiện điều kiện sống. [7]

Đầu tư bảo trợ xã hội tổng thể: Việt Nam đầu tư khoảng 4% vào bảo trợ xã hội tổng thể, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của khu vực và toàn cầu. [5]

Nhìn chung, các hộ gia đình có mức thu nhập và hỗ trợ xã hội đa dạng, chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm sự chênh lệch giữa thành thị và nông thôn, chính sách kinh tế và hệ thống bảo trợ xã hội.

Nhìn từ góc độ người dân và việc cải cách dài hạn các chương trình bảo trợ xã hội để đảm bảo hỗ trợ toàn diện và bền vững hơn cho mọi hộ gia đình, Việt Nam có thể đã và đang ở vào ‘thời kỳ rác rưởi của lịch sử’.

Trong kỷ nguyên mới với ông Tô Lâm, có nhiều rủi ro là các hộ gia đình ở quê nhà sẽ tiếp tục với một nhà nước bẩn, giống như những bãi rác trên khắp quê hương, mở ra cũng tốn, ô nhiễm cũng tốn, đóng cửa cũng tốn. [4]

_______________

Nguồn:

1. Amy Hawkins. ‘Garbage time of history’: Chinese state media pushes back on claims country has entered a new epoch. 18/07/2024; Available from: https://www.theguardian.com/world/article/2024/jul/18/garbage-time-of-history-chinese-state-media-seeks-to-shut-down-claims-country-has-entered-a-new-epoch.

2. Lâm Bình Duy Nhiên. Khóc lãnh tụ! 21/07/2024; Available from: https://baotiengdan.com/2024/07/21/khoc-lanh-tu/.

3. RFA. Đời sau sẽ nhớ gì về ông Nguyễn Phú Trọng? 18/07/2024; Available from: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/what-will-future-generations-remember-about-nguyen-phu-trong-07182024224813.html.

4. Châu Nam Việt. VNTB – Bãi rác: mở ra cũng tốn, ô nhiễm cũng tốn, đóng cửa cũng tốn. 21.07.2024; Available from: https://vietnamthoibao.org/vntb-bai-rac-mo-ra-cung-ton-o-nhiem-cung-ton-dong-cua-cung-ton/.

 


 

Visited 95 times, 95 visit(s) today

No comments:

Post a Comment