Thursday, July 25, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 07 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Thủ tướng Israel phát biểu trước Quốc hội Mỹ, thề sẽ đạt ‘chiến thắng toàn diện’

TT Biden giải thích lý do ngừng tranh cử, ‘truyền ngọn đuốc cho thế hệ mới’

Cập Nhật Trực Tiếp: Tổng thống Biden trình bày lý do ngừng tranh cử

Mỹ muốn tăng cường khả năng hoạt động của Philippines trong lãnh hải ở Biển Đông

Nguồn tin Reuters: Mỹ, Việt Nam thảo luận việc Hà Nội mua máy bay vận tải quân sự C-130

Mỹ hoãn ra quyết định xem xét quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam đến 2/8

Dự án 88: Việt Nam phạt bà Ngô Thị Tố Nhiên 42 tháng tù trong phiên xử kín

Tàu chiến Việt Nam đến Nga ‘công tác’

Giám đốc FBI: Kẻ bắn ông Trump đã lên mạng tìm hiểu vụ ám sát Kennedy

Bà Harris bắt đầu xem xét các cái tên cho liên danh tranh cử

Quan điểm của bà Kamala Harris về chính sách Mỹ đối với Trung Quốc

Tập Cận Bình cử Vương Hỗ Ninh sang dự tang lễ ông Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Israel phát biểu trước Quốc hội Mỹ, thề sẽ đạt ‘chiến thắng toàn diện

Philippines ‘sẵn sàng’ đàm phán với Việt Nam về tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên biển

 

RFA

Tòa án Hà Nội sẽ xét xử Youtuber Nguyễn Chí Tuyến vào ngày 15/8

Đại diện của Tập Cận Bình sẽ đến Việt Nam dự đám tang ông Nguyễn Phú Trọng

Anh hồi hương người Việt không được chấp nhận quy chế tỵ nạn

Sơn La: sạt lở và mưa lớn làm 5 người chết, 4 người mất tích

Có 2.222 vụ cháy xảy ra trong sáu tháng đầu năm 2024

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Việt Nam tăng cường đàn áp trên mạng và ngoài đời trước tang lễ ông Nguyễn Phú Trọng

Tại sao Việt Nam đệ trình thêm hồ sơ thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông?

Quỹ vắc-xin phòng COVID-19 còn hơn 3.100 tỷ đồng

Nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận Lưu Xuân Vĩnh nhận kỷ luật cảnh cáo của Thủ tướng

Dự án 88: Chuyên gia năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên bị kết án 3,5 năm tù giam

Quan chức về nhân quyền chính phủ nói Việt Nam "không có tù nhân tôn giáo"

Tô Lâm - Người cầm lái

Công an TP Cao Lãnh phạt một YouTuber bị quy kết chia rẽ tôn giáo

Tòa tuyên một án tử hình, hai án chung thân trong vụ Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

Tổng thống Philippines ra lệnh dẹp ngành kinh doanh game trên mạng do chủ Trung Quốc điều hành

Hoa Kỳ: phê duyệt nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp là thắng lợi cho năng lượng sạch

Vietjet ký hợp đồng mua 20 máy bay Airbus A330neo trị giá hơn bảy tỷ đô la

Tỉnh Vĩnh Long tạm đình chỉ nhiệm vụ một đại biểu HĐND vì có liên quan vụ án của Tập đoàn Phúc Sơn

BBC

Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời: 'Lò' có tiếp tục cháy?

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra như thế nào?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?

Mỹ sẽ bán máy bay quân sự C-130 cho Việt Nam?

Ông Biden né tránh sự thật phũ phàng, ông Trump gọi bà Harris là 'đồ điên cực tả'

Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, buồn sao cho đúng?

Bà Harris công kích ông Trump, đám đông hô vang 'nhốt lão ta lại'

Người Việt bị từ chối tị nạn tại Anh: Buộc hồi hương trong hôm nay

Bà Kamala Harris có đủ sức đánh bại ông Trump?

Nguyễn Phú Trọng - 'người cộng sản kiên định cuối cùng' và di sản 'đốt lò'

Tổng thống Biden rút lui có ý nghĩa gì đối với bà Harris và ông Trump?

Ông Tô Lâm 'có thể tăng cường thâu tóm quyền lực'

Việt Nam

Ông Trịnh Văn Quyết hầu tòa: Có gì đáng chú ý?

Góc khuất của Hiệp định Genève

Di sản Nguyễn Phú Trọng từ góc nhìn báo chí quốc tế

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: những thông tin cần biết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: báo chí kể chuyện 'rau muống chấm tương', 'viết chữ trên cát'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ngoại giao cây tre', 'Đốt lò' và quyền lực

Vị thế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Mỹ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ông Tập không tự ái', 'Chán đảng, khô Đoàn' và những phát biểu khác

Vụ 6 người Việt chết ở Bangkok: Thi thể cặp vợ chồng được nhận về

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Cuộc đời - Sự nghiệp - Di sản

CEO Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan bị bắt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và di sản chưa hoàn tất cho Đảng Cộng sản Việt Nam

RFI

Việt Nam: Hàng ngàn người dự lễ quốc tang tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng

Miến Điện và Biển Đông vẫn bao trùm cuộc họp ngoại trưởng ASEAN

Hoa Kỳ: Tổng thống Biden giải thích lý do rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Hiệp ước Nga - Triều: Trung Quốc « mừng nhiều hơn lo »

 Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Donald Trump đả kích gay gắt Kamala Harris

Thủ tướng Israel phát biểu tại Quốc Hội Mỹ: Cộng Hòa hoan nghênh, Dân Chủ phản đối

Oanh tạc cơ của Nga và Trung Quốc tuần tra chung ở Alaska

Việc đánh thuế các tỷ phú gây chia rẽ tại hội nghị G20 ở Rio

Pháp: Tổng thống Macron bác ứng viên thủ tướng của cánh tả

Paralympic Paris 2024 : Trận đấu cuối cùng của vận động viên Pháp gốc Việt Bopha Kong

 Ukraina tìm kiếm ‘‘điểm chung’’ với Trung Quốc để thúc đẩy một thỏa thuận hòa bình với Nga

Bầu cử tổng thống Mỹ: Kamala Harris bắt đầu chiến dịch tranh cử

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, Mỹ mất một điểm tựa ở Việt Nam ?

Project88: Nhà hoạt động môi trường Ngô Thị Tố Nhiên bị kết án 42 tháng tù

Giám đốc Sở Mật Vụ Mỹ từ chức sau vụ Donald Trump bị ám sát hụt

Nga bị cáo buộc « giết » khí hậu vì gây chiến ở Ukraina

Olympic Paris 2024 : Céline Dion, Lady Gaga sẽ xuất hiện trong đêm khai mạc ?

Những vấn đề về y tế trước thềm Olympic Paris 2024

(RFI) – Nga : Nhiều vùng tăng tiền thưởng để khuyến khích nhập ngũ. Trước đây những thanh niên tình nguyện tham gia chiến đấu tại mặt trận Ukraina chỉ nhận được 605.000 rúp, tương đương khoảng 6.300 euro. Nay tiền thưởng đã tăng lên hơn 20.000 euro, theo sắc lệnh do thị trưởng Matxcơva Serguei Sobyanin đưa ra gần đây. Trang web chính thức của tòa thị chính thành phố cho biết : “Theo chỉ thị của tổng thống Vladimir Putin, chính quyền thành phố Matxcơva cần cung cấp sự hỗ trợ cần thiết cho bộ Quốc Phòng Nga trong việc tuyển dụng lực lượng vũ trang”. Đây là một khoản tiền đáng kể ở một quốc gia có lương tháng trung bình vào khoảng 700 euro.

(DPA) - Zelensky: Ukraina chế tạo tên lửa tầm xa. Trong một phát biểu hàng ngày vào hôm qua, 23/07/2024, tổng thống Ukraina cho biết chương trình chế tạo tên lửa riêng của Ukraina đang tiến triển tốt. Theo lời Kiev, các tên lửa có tầm bắn gần 300 km đang được sản xuất ở Ukraina có thể được sử dụng để tấn công các chiến hạm Nga ngoài khơi xa.

(AFP) – Đức cấm ‘‘Trung tâm Hồi giáo Hamburg’’ do có liên hệ với tổ chức Hezbollah Liban. Bộ Nội Vụ Đức hôm nay, 24/07/2024, ra lệnh cấm trung tâm nói trên và các cơ sở trực thuộc, bị cáo buộc liên hệ với chế độ Hồi giáo Iran, và phong trào Hồi giáo Hezbollah, được coi là đồng minh của Teheran. Trả lời báo giới, bộ trưởng Nội Vụ Nancy Faeser tố cáo trung tâm này đã có các bài tuyên truyền chống quyền phụ nữ, chống độc lập tư pháp và chống lại nhà nước dân chủ’’.

(AFP) – Bóng bay chứa rác do Bắc Triều Tiên thả rơi xuống phủ tổng thống Hàn Quốc. Theo cơ quan an ninhHàn Quốcbóng bay rớt xuống phủ tổng thống hôm nay, 24/07/2024. Đây là lần đầu tiên một trong hàng nghìn quả bóng bay rác do Bình Nhưỡng thả rơi xống trụ sở tổng thống Hàn Quốc, nằm ở trung tâm Seoul và được bảo vệ bởi vùng cấm bay. Bắc Triều Tiên thả bóng bay chứa rác để trả đũa việc các nhà hoạt động Hàn Quốc thả bóng bay mang theo truyền đơn lên án chế độ Bình Nhưỡng.

(AFP) – Bão Gaemi đổ bộ vào miền bắc Philippines gây nhiều thiệt hại. Hôm nay, 24/07/2024, cơn bão đã ập vào thủ đô Manila và nhiều thành phố khác của Philippines khiến chính quyền phải triển khai lực lượng cứu hộ trên khắp thành phố để cứu trợ và sơ tán dân cư. Nhiều cơ quan và trường học đã đóng cửa, hơn 70 chuyến bay nội địa và quốc tế bị hủy do thời tiết. Trong khi đó tại phía nam thủ đô, lở đất đã cướp đi sinh mạng của một phụ nữ mang thai và 3 trẻ em, cũng như làm tắc nghẽn nhiều con đường lớn. Hiện nay, bão Gaemi đang hướng tới Đài Loan với sức gió 162km/h. Các trường học trên hòn đảo này cũng đã phải đóng cửa để tránh bão.

(AFP) – Ngày 21/07/2024 là ngày nóng nhất được ghi nhận, Copernicuscảnh báo sẽ còn có nhiều kỷ lục khác. Kỷ lục nóng nhất thế giới liên tục bị phá. Tiếp theo kỷ lục ngày 06/07/2024, ngày 21/07 được ghi nhận là nóng nhất, với 17,09 độ C trung bình toàn cầu, vượt kỉ lục trước đó 17,08 độ C, theo mạng lưới Copernicus Châu Âu hôm qua, 23/07/2024. Giám đốc Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus (C3S), Carlo Buontempo, cảnh báo sẽ có thêm ​​​​những kỷ lục mới đáng lo ngại trong những tháng và năm tới. Khí thải do năng lượng hóa thạch là nguyên nhân chính của tình trạng khí quyển bị hâm nóng nhanh chóng hiện nay.

(AFP) – New Zealand : Khoảng 200.000 trẻ em và người lớn bị lạm dụng trong nhiều thập kỷ tại các cơ sở chăm sóc của nhà nước và các tổ chức tôn giáo. Trước những kết quả cuộc điều tra được công bố hôm nay, 24/07/2024, thủ tướng New Zealand Christopher Luxon đã phải đưa ra lời xin lỗi và hứa sẽ có những biện pháp cải cách. Trong cuộc điều tra kéo dài 6 năm, rất nhiều nạn nhân đã làm chứng về việc họ bị lạm dụng thể xác, tình dục và tinh thần trong các trại mồ côi, nhà nuôi dưỡng, bệnh viện tâm thần và các nhà thờ.

(AFP) – Ngày càng có nhiều “chất ô nhiễm vĩnh cửu” trong thuốc trừ sâu ở Mỹ. Theo kết quả được công bố ngày 24/07/2024 trên tạp chí Environmental Health Perspectives, các chất Per- và Polyfluoroalkyl, còn gọi là PFAS, gần như không thể phá hủy, tích tụ theo thời gian và cuối cùng vào được trong cơ thể con người, làm suy giảm hệ miễn dịch, khả năng sinh sản, gây rối loạn nội tiết. Những chất này đã bị hạn chế rất nhiều hoặc bị cấm trong đồ dùng, nhưng vẫn được sử dụng trong nông nghiệp. Theo kết quả nghiên cứu, khoảng 14% thành phần có trong thuốc trừ sâu ở Mỹ là hóa chất PFAS, trong đó có gần 1/3 các hoạt chất được cấp phép trong mười năm qua.

(AFP) – Mỹ : Thành phố Salt Lake City được đăng cai Thế Vận Hội Mùa Đông 2034. Thông tin được Ủy Ban Thế Vận Hội thông qua ngày 24/07/2024 tại Paris (Pháp) với 83 phiếu thuận, 6 phiếu chống và 6 vắng mặt. Như vậy, chỉ trong 6 năm, Mỹ có hai thành phố tổ chức sự kiện thể thao toàn cầu, trước đó, Los Angeles tổ chức Olympic Mùa Hè 2028. Hiện tại, địa điểm tổ chức Thế Vận Hội Mùa Đông 2030 vẫn chưa được quyết định, trong đó có vùngnúi Alpes của Pháp ứng tuyển.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ NĂM 25-07-2024.

1/ TẬP CẬN BÌNH CỬ ĐÀN EM SANG DỰ TANG LỄ NGUYỄN PHÚ TRỌNG.

Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đã cử ông Vương Hỗ Ninh, nhà lãnh đạo xếp hàng thứ tư của nước này, làm đặc phái viên sang Hà Nội để dự tang lễ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, theo loan báo của Tân Hoa Xã.

Ông Vương Hỗ Ninh là ủy viên thường vụ bộ chính trị sẽ cầm đầu một phái đoàn của Trung Cộng sang dự quốc tang ông Trọng từ ngày 25 đến 26/7 tại Hà Nội. Trước đó, vào ngày 20/7, ông Tập Cận Bình đã đích thân đến tòa đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh để làm lễ chia buồn về cái chết của ông Trọng. Họ Tập đã cúi đầu ba lần trước di ảnh của ông Trọng và sau đó viết vào sổ tang.

Ông Tập cho biết là trong 10 năm qua, ông và ông Trọng đã có nhiều cuộc gặp gỡ thân thiết. Hai người đã gặp nhau lần đầu tiên vào năm 2011 sau khi ông Trọng lên làm tổng bí thư ở Việt Nam, riêng ông Tập khi đó là phó chủ tịch Trung Cộng. Tổng cộng hai ông đã gặp nhau tám lần trong các chuyến thăm viếng chính thức lẫn nhau.

Họ Tập nhấn mạnh là Trung Cộng luôn ghi nhớ những đóng góp quan trọng của ông Nguyễn Phú Trọng trong việc nuôi dưỡng quan hệ giữa hai đảng, hai nước cũng như phong trào xã hội chủ nghĩa trên thế giới.

VOA

2/ NƯỚC ANH HỒI HƯƠNG 55 NGƯỜI VIỆT BỊ BÁC ĐƠN TỴ NẠN.

Năm mươi lăm người Việt đến Anh để xin quy chế tỵ nạn nhưng bị từ chối, và vào ngày thứ Tư 24/7 bị đưa về VN bằng máy bay.

Số người này được hồi hương theo một thỏa thuận giữa hai phía chứ không phải đưa đi nước thứ ba. Và đây là chuyến bay đầu tiên đưa người không được cấp quy chế tỵ nạn về nước kể từ năm 2021.

Thống kê cho thấy trong quý I năm 2024, cứ một trong năm người đến Anh bằng thuyền nhỏ là người Việt Nam. Đây là con số đông nhất trong những người tìm đường vào nước Anh. Vào ngày 15/4 vừa qua, theo số liệu của Anh cho thấy là có hơn 530 người đến đất Anh. Đây là con số cao nhất đến Anh bất hợp pháp qua eo biển Manche chỉ trong một ngày.

Riêng số người Việt Nam vượt eo biển Manche vào Anh tính đến trung tuần tháng 4 năm nay tăng hơn gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2022 có 505 người và nay lên đến hơn 1300 người. Giới biên phòng Anh báo cáo có những chiếc thuyền nhỏ chở đến 20 người Việt.

Do biện pháp an ninh chặt chẽ hơn đối với các xe tải, cũng như vụ 39 người Việt chết ngạt trong thùng xe đông lạnh vào năm 2019, khiến nhiều người tránh đi bằng đường bộ mà chuyển sang đường biển vào Anh bằng thuyền nhỏ.

Số lượng người Việt vào Anh bất hợp pháp gia tăng là một lý do mà thủ tướng Anh nêu ra yêu cầu quốc hội nước này cần thông qua Dự luật Rwanda. Mục đích là cứu mạng cho những người đang bị các băng nhóm buôn người bóc lột.

Người Việt nhập cư lậu vào Anh thường do những băng nhóm buôn người đưa đến làm tại những tiệm làm móng tay, những trang trại trồng cần sa, những nhà hàng và ngành mua bán dâm tại Anh.

RFA

3/ CHUYÊN GIA NGÔ THỊ TỐ NHIÊN BỊ KẾT ÁN 3 NĂM RƯỠI TÙ.

Một toà án ở Hà Nội đã kết án chuyên gia môi trường Ngô Thị Tố Nhiên từ một tháng trước nhưng không công bố rộng rãi.

Tổ chức nhân quyền Project 88 vào hôm 23/7 trích dẫn ba nguồn thạo tin, trong đó có hai nguồn cho biết bà Tố Nhiên đã bị kết án 3 năm 6 tháng tù với cáo buộc “chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy con dấu và tài liệu của cơ quan”.

Phiên tòa xử kín diễn ra vào ngày 27/6, đúng một tháng trước khi người đứng đầu chính sách đối ngoại của Liên minh Âu châu Josep Borrell chuẩn bị tới Hà Nội để đàm phán về vấn đề khí hậu.

Theo thông cáo báo chí của Project 88, phiên tòa không có người ngoài tham dự, và bản án vẫn chưa được công bố. Bà Nhiên bị công an Hà Nội bắt giữ vào ngày 15/9 năm ngoái, nhưng đến 5 ngày sau công an mới chính thức khởi tố bà.

Tổ chức Project 88 nói có nhiều bằng chứng cho thấy việc kết án bà Tố Nhiên có động cơ chính trị. Chẳng hạn như, công an quyết định không công bố việc bắt giữ bà và trong thời gian bị tạm giam, bà bị cách ly mặc dù không gây nguy hiểm cho xã hội.

Cần biết bà Tố Nhiên là chuyên gia khí hậu thứ sáu bị bạo quyền Việt Nam bỏ tù kể từ năm 2021. Trước đó, năm chuyên gia môi trường và xã hội dân sự là Đặng Đình Bách, Mai Phan Lợi, Nguỵ Thị Khanh, Bạch Hồng Dương và Hoàng Thị Minh Hồng đã bị kết án đến 5 năm tù với cáo buộc “trốn thuế.”

Project 88 cho rằng vụ bắt giữ bà Tố Nhiên là một phần trong chiến dịch đàn áp xã hội dân sự theo chỉ thị 24, được bộ chính trị cs VN ban hành vào tháng 7 năm ngoái với nội dung chính là các hoạt động chính sách, tài trợ nước ngoài và các nhà cải cách là mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.

Trước khi bị bắt, bà Tố Nhiên cầm đầu VIETSE, tổ chức tư vấn năng lượng độc lập duy nhất hoạt động trong nước, với sứ mệnh là “đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng của Việt Nam hướng tới một xã hội trung hòa carbon”.

RFA

4/ NGOẠI TRƯỞNG KHỐI ASEAN NHÓM HỌP ĐỂ BÀN VỀ MIẾN ĐIỆN VÀ BIỂN ĐÔNG.

Thành viên khối ASEAN vào hôm qua 24/7 đã nhóm họp tại Lào để tìm cách thúc đẩy nỗ lực giải quyết cuộc khủng hoảng ở Miến Điện và hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông, vài ngày trước cuộc họp với ngoại trưởng các cường quốc.

Sau cuộc họp của các ngoại trưởng ASEAN sẽ là hai hội nghị thượng đỉnh vào ngày 27/7 tại Lào để giải quyết các vấn đề toàn cầu quan trọng với sự tham dự của các quan chức Mỹ, Liên minh Âu châu, Nhật Bản, Trung Cộng, Nga và các nước khác.

Các ngoại trưởng ASEAN sẽ thảo luận về những nỗ lực chấm dứt cuộc xung đột đang tàn phá ở Miến Điện mà đến nay vẫn không có kết quả. Cuộc xung đột đã leo thang thành cuộc nội chiến ở Miến Điện vốn do quân đội kiểm soát và đã khiến gần 3 triệu người phải di tản, theo Liên Hiệp Quốc.

Các nước lớn nhất trong ASEAN, bao gồm Thái Lan, Nam Dương, Tân Gia Ba và Mã Lai, đã thất vọng vì tập đoàn quân sự Miến Điện đã không sẵn sàng tôn trọng cam kết đối thoại, vốn đã thử thách uy tín của khối và tính khả thi của bản kế hoạch hòa bình được thông qua vài tháng sau cuộc đảo chánh năm 2021.

Không rõ Lào, nước chủ tịch luân phiên của khối, có đạt được tiến triển gì hay không trong việc thúc đẩy sự tiếp xúc giữa Nam Dương với các tướng lãnh và phe đối lập có vũ trang của Miến Điện.

Khối ASEAN dự trù sẽ thúc đẩy việc hoàn tất một bộ quy tắc ứng xử với Trung Cộng về Biển Đông vốn đã diễn ra quá lâu. Ý tưởng này ra đời vào năm 2002 và đã được đàm phán từ năm 2017.

Nam Dương hy vọng một bộ quy tắc có thể được ký kết vào năm 2026. Tuy nhiên một số nhà phân tích an ninh nghi ngờ về khả năng đạt được bộ quy tắc mang tính ràng buộc hay có thể thực thi. Một số quốc gia ASEAN quyết tâm là nó phải dựa trên Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), điều mà Trung Cộng luôn bác bỏ.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Bàn về tẩy não

VNTB – Cái chết của Nguyễn Phú Trọng có ý nghĩa gì đối với Việt Nam

VNTB – Liệu Việt Nam có thể phát triển dưới thời Trump 2.0?

VNTB – Cuộc đua vào toà Bạch Ốc sau khi TT Biden rút lui 

VNTB – Tổ Quốc & Tổ Cò

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

25/07/1897: Jack London lên đường đến Klondike

Thế giới hôm nay: 25/07/2024

Cấm kỵ hạt nhân ở Trung Quốc không mạnh như chúng ta tưởng

Quan hệ Trung-Việt thời “hậu Nguyễn Phú Trọng” không nên xuất hiện bất kỳ sự chệch hướng nào

 

Báo Tiếng Dân

U mê21/07/2024

 

Thuy My

 

Dương Quốc Chính - Người Mohican cuối cùng

Dương Quốc Chính - Tham quyền cố vị ?

Người Sài Gòn - Ai biết trả lời giùm ?

Nguyễn Gia Việt - Cái sai trong một đám cưới được Tuổi Trẻ cho là Miền Nam xưa ở Bến Tre

Kim Hạnh - Một “đám tang nghĩa” vui và ấm áp

Thái Vũ - Câu chuyện từ lạc hậu sang văn minh

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 24.07.2024

Võ Khánh Tuyên - Đáng mua hay không ?

Trần Trung Đạo - Thành phần phên giậu

Nguyễn Đình Bổn - Sau khi Tổng thống Biden dừng tranh cử, cuộc đua lại hấp dẫn!

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

“Chủ nghĩa Xã hội đến cuối thế kỷ 21 không biết đã có hay chưa” 25/07/2024

Việt Nam tăng cường trấn áp những người chỉ trích ông Trọng trên mạng 25/07/2024

Nỗi lo sợ “ĐỘI” 25/07/2024

Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó 25/07/2024

Di sản Nguyễn Phú Trọng từ góc nhìn báo chí quốc tế 24/07/2024

Liệu Việt Nam có thể phát triển dưới thời Trump 2.0? 24/07/2024

Gia Lai: mất 31,5 tỷ tiền bảo vệ rừng và mất luôn 65.000 hecta rừng 24/07/2024

Chuyện thầy 24/07/2024

CIVICUS: Việt Nam ‘tiếp tục tấn công’ vào các quyền căn bản của công dân 23/07/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BẮT TẠM GIAM NGUYÊN KẾ TOÁN CỦA TRƯỜNG THPT TEN LƠ MAN

Việt Dũng

https://giaoduc.net.vn/bat-tam-giam-nguyen-ke-toan-cua-truong-thpt-ten-lo-man-post244362.gd

GDVN - Nguyên Kế toán của Trường trung học phổ thông Ten Lơ Man, Quận 1 bị bắt tạm giam vì liên quan 

Ngày 24/7, nguồn tin từ Trường trung học phổ thông Ten Lơ Man (Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh) cho biết, nhà trường đã nhận được văn bản số 3935/TB-ĐTTH của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận 1 thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm.

Trước đó, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Quận 1 nhận được tin báo về tội phạm của Trường trung học phổ thông Ten Lơ Man. Nội dung tin báo tội phạm: Bà Nguyễn Thị Thu Trang (nhân viên kế toán của trường) có hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" của Trường trung học phổ thông Ten Lơ Man.

Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Quận 1 ngày 4/7/2024 đã tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Thu Trang (sinh năm 1970, ngụ tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh) về hành vi "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản". Các quyết định này đã được Viện Kiểm sát Nhân dân Quận 1 phê chuẩn.

Ngày 16/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Quận 1 đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với bà Nguyễn Thị Thu Trang.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam, một lãnh đạo Trường trung học phổ thông Ten Lơ Man cho biết, vào cuối tháng 2/2024, nhà trường đã phát hiện ra một số vấn đề về tài chính của trường có dấu hiệu vi phạm các quy định của pháp luật.

Ngay sau đó, các cơ quan chức năng đã vào cuộc xác minh, điều tra.

Bà Nguyễn Thị Thu Trang đã bị nhà trường tạm đình chỉ công tác vào cuối tháng 2/2024. Cho đến nay, nhà trường đã có kế toán khác, là nhân viên thủ quỹ chuyển sang. Còn công việc của thủ quỹ sẽ do một nhân viên khác kiêm nhiệm.

Trường trung học phổ thông Ten Lơ Man cũng đã từng mời bà Trang lên làm việc nhiều lần, để tiến hành các thủ tục kỷ luật viên chức, nhưng bà Trang không đến theo thư mời.

 

CỰU CHỦ TỊCH FLC TRỊNH VĂN QUYẾT BÁN HÃNG HÀNG KHÔNG BAMBOO ĐỂ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ VỤ ÁN

https://www.anninhthudo.vn/cuu-chu-tich-flc-trinh-van-quyet-ban-hang-hang-khong-bamboo-de-khac-phuc-hau-qua-vu-an-post583987.antd

ANTD.VN - Sáng 25-7, đại diện Viện kiểm sát (VKS) tiến hành luận tội cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết và 49 bị cáo liên quan. Tuy nhiên, để xem xét và ghi nhận đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ cho các bị cáo, VKS đề nghị HĐXX cho quay lại phần xét hỏi.

Trả lời VKS, bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch FLC) cho biết, đến ngày 25-7, bị cáo được gia đình khắc phục khoảng 240 tỷ đồng. Theo lời khai của cựu Chủ tịch FLC tại tòa, từ khi khởi tố, bị bắt tạm giam (tháng 3-2022) về tội “Thao túng thị trường chứng khoán”, bị cáo đã liên tục làm việc với CQĐT và luôn xin được khắc phục số tiền trên 700 tỷ đồng.

Tiếp đó, bị cáo Quyết trình bày rằng bản thân bị cáo này đã làm việc cùng luật sư với mong muốn xin dùng tài sản để khắc phục. Bị cáo Quyết cho biết đã “bán đi tài sản tâm huyết của mình là hãng hàng không Bamboo” để có tiền đền bù, thu được 200 tỷ đồng và nộp vào tài khoản của CQĐT để khắc phục.

Còn lại 500 tỷ đồng, họ cam kết chuyển về tài khoản của CQĐT để bị cáo tiếp tục khắc phục hậu quả. “Bị cáo nghĩ với số tiền này là đủ khắc phục hậu quả cho tội Thao túng thị trường chứng khoán” - bị cáo Quyết trình bày.

Đến tháng 8-2022, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiếp tục bị khởi tố thêm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” với số tiền bị quy kết đã chiếm đoạt là trên 3.000 tỷ đồng.

Theo lời khai của bị cáo Quyết, bị cáo này đã xin bán toàn bộ tài sản tích góp, bao gồm tài sản cá nhân và cổ phần của ông tại FLC. Cựu Chủ tịch FLC cho biết bản thân nắm giữ 30% cổ phần tại FLC. Toàn bộ tài sản đó đủ để khắc phục hậu quả.

Tại tòa, bị cáo Quyết khẳng định, bản thân vẫn luôn tìm mọi cách để khắc phục hậu quả nếu bị HĐXX tuyên phải bồi thường, đồng thời cho biết tài sản đang bị phong tỏa ước tính khoảng 4.800 tỷ đồng - 5.000 tỷ đồng, cộng thêm số tiền người mua hãng hàng không BamBoo chưa trả thì cũng đủ khắc phục hậu quả của vụ án.

Cựu Chủ tịch FLC mong HĐXX tạo điều kiện để bán tài sản nhằm đền bù thiệt hại, bao gồm cả cổ phần của chính bị cáo tại FLC. Bị cáo Quyết rất mong cơ quan tiến hành tố tụng cho được bán cổ phần của bản thân tại FLC trước, nhưng hiện vẫn chưa được giải quyết.

Để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, cũng như để VKS xem xét đầy đủ các tình tiết giảm nhẹ, HĐXX quyết định chiều mai (26-7), VKS sẽ tiến hành luận tội, nêu quan điểm về vụ án.

 

TRUY NÃ 1 ĐĂNG KIỂM VIÊN NHẬN HỐI LỘ

https://www.anninhthudo.vn/truy-na-1-dang-kiem-vien-nhan-hoi-lo-post583926.antd

ANTD.VN - Công an Hà Nội ngày 24-7 thông tin, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố đã ra quyết định truy nã đối với Vũ Xuân Chiến - đăng kiểm viên, về hành vi nhận hối lộ.

Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra CATP Hà Nội đã ra Quyết định truy nã số 5306A/QĐTN-CSKT-Đ4, ngày 19/4/2024, đối với Vũ Xuân Chiến (SN 1974; quê quán Hải Phòng; nghề nghiệp: Đăng kiểm viên). Tội danh bị khởi tố: Nhận hối lộ, quy định tại khoản 2 Điều 354 Bộ luật Hình sự.

Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người đang bị truy nã đến cơ quan Công an, Viện Kiểm sát hoặc UBND, trụ sở Công an, nơi gần nhất. Sau khi bắt hoặc tiếp nhận đối tượng truy nã, đề nghị thông báo cho Điều tra viên Nguyễn Hữu Thọ (điện thoại: 0978.346.666; địa chỉ: 54B Trần Hưng Đạo, phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).

Yêu cầu đối tượng truy nã ra đầu thú để hưởng sự khoan hồng của pháp luật.

 

XỬ PHẠT PHÓ CHỦ TỊCH PHƯỜNG HÚT THUỐC LÁ TẠI TRỤ SỞ
Đinh Đại

https://laodong.vn/xa-hoi/xu-phat-pho-chu-tich-phuong-hut-thuoc-la-tai-tru-so-1371228.ldo

Lào Cai - Trước khi vi phạm và bị xử phạt, Phó Chủ tịch UBND phường Cốc Lếu đã ký Kế hoạch phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá trên địa bàn.

Sáng 25.7, trao đổi với phóng viên, lãnh đạo Đảng ủy phường Cốc Lếu (TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai) cho biết, UBND phường vừa ra quyết định xử phạt hành chính đối với ông Đinh Trung K - Phó Chủ tịch UBND phường - số tiền 350.000 đồng, do có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

Theo vị lãnh đạo, quyết định xử phạt trên vừa được thi hành, còn hành vi hút thuốc lá tại trụ sở cơ quan của ông K thực hiện từ tháng trước.

Trong báo cáo giải trình về việc hút thuốc lá của mình, ông Đinh Trung K - Phó Chủ tịch UBND phường Cốc Lếu - cho biết, sáng 19.6, sau khi giải quyết xong công việc, ông K vào bộ phận một cửa của phường và châm thuốc lá để hút.

Tuy nhiên sau đó nhận thấy việc sử dụng thuốc lá không đúng nơi quy định, ông K đã tự giác đem thuốc lá ra ngoài bộ phận một cửa để dập bỏ.

Đáng chú ý, ngày 28.5.2024, chính ông Đinh Trung K -Phó Chủ tịch UBND phường Cốc Lếu - đã ký Kế hoạch số 110 về hoạt động phòng, chống tác hại của rượu, bia, thuốc lá trên địa bàn năm 2024.


DỰ ÁN KHU NGHỈ DƯỠNG VẪN BỎ HOANG SAU KHI ĐIỀU CHỈNH TIẾN ĐỘ

Hưng Thơ 

https://laodong.vn/bat-dong-san/du-an-khu-nghi-duong-van-bo-hoang-sau-khi-dieu-chinh-tien-do-1371221.ldo

Dự án Khu đô thị sinh thái biển AE Resort Cửa Tùng ở Quảng Trị khởi công năm 2019, bây giờ vẫn bỏ hoang.

Ngày 25.7, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cho biết, đến thời điểm này, Khu đô thị sinh thái biển AE Resort - Cửa Tùng (huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị) chưa thực hiện dự án đảm bảo theo tiến độ yêu cầu. Vì vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã đôn đốc việc triển khai dự án, nếu không có tiến triển sẽ đề xuất UBND tỉnh xử lý.

Dự án khu đô thị trên do Công ty Cổ phần Tập đoàn AE có địa chỉ ở Khu phố An Du Đông 2 (thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh) làm chủ đầu tư và được UBND tỉnh Quảng Trị cấp quyết định chủ trương đầu tư vào tháng 4.2018.

Đến giữa năm 2019 diễn ra lễ khởi công dự án. Tại lễ khởi công, chủ đầu tư thông tin dự án có quy mô 36,54ha trải dài trên 1,2km bờ biển, với tổng mức đầu tư 492,625 tỉ đồng.

Quy mô dự án gồm khu biệt thự sinh thái nghỉ dưỡng với 280 căn; khách sạn 4 sao với 200 phòng, kết hợp trung tâm hội nghị tiệc cưới; shophouse phục vụ lễ hội ẩm thực… Cũng tại lễ khởi công, Công ty Cổ phần Tập đoàn AE cam kết, dự án này đến quý IV/2021 sẽ hoàn thành, nghiệm thu đưa vào sử dụng.

Tuy nhiên, hết năm 2021, dự án chưa hoàn thành như cam kết của nhà đầu tư. Trên diện tích đất hơn 10ha được UBND tỉnh Quảng Trị giao, nhà đầu tư mới triển khai xây dựng một số hạng mục như hàng rào, các hạng mục hạ tầng kỹ thuật phân khu, hệ thống cấp điện, trạm biến áp và xây dựng phần móng của một số căn biệt thự rồi để hoang, cỏ dại mọc um tùm.

Dự án chậm tiến độ, nhưng để hỗ trợ nhà đầu tư, UBND tỉnh Quảng Trị đã điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án đến quý III/2024 đi vào hoạt động.

Thế nhưng, đến ngày 25.7.2024 dự án vẫn bất động, các hạng mục dang dở từ thời điểm hết năm 2021 đến nay vẫn bỏ hoang, chưa có dấu hiệu tiếp tục thực hiện.

“Sở Kế hoạch và Đầu tư vừa có đôn đốc triển khai thực hiện dự án Khu đô thị sinh thái biển AE Resort - Cửa Tùng. Nhà đầu tư có nộp tiền ký quỹ đảm bảo đầu tư khoảng 15 tỉ đồng, nhưng không thực hiện việc triển khai thi công. Tiếp tục như vậy chúng tôi sẽ mời nhà đầu tư đến làm việc để xử lý” – lãnh đạo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Trị cho hay.

Trước đó, vào năm 2022, Báo Lao Động đã có loạt bài viết “Loạt dự án trăm, nghìn tỉ bỏ hoang ở Quảng Trị: Vẽ dự án để lấy đất vàng”, trong đó nêu rõ dự án Khu đô thị sinh thái biển AE Resort - Cửa Tùng chậm tiến độ. Nhà đầu tư đưa ra cam kết sẽ đưa dự án đi vào hoạt động đúng tiến độ, thúc đẩy phát triển du lịch, tạo việc làm và thu nhập cho người dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Nhưng ngược lại, cam kết không được thực hiện, gây nên tình trạng lãng phí, bức xúc trong nhân dân.


NGHĨA TRANG TỰ PHÁT 'MỌC' GIỮA THÀNH PHỐ Ở ĐỒNG NAI

Mạnh Thắng

https://tienphong.vn/nghia-trang-tu-phat-moc-giua-thanh-pho-o-dong-nai-post1657736.tpo

TPO - Các đối tượng đã xây dựng trái phép các nhà mồ và các phần mộ bán cho nhiều người có nhu cầu, hình thành nên một nghĩa trang trái phép tại TP.Biên Hòa (Đồng Nai).

Ngày 25/7, Phòng Quản lý đô thị TP Biên Hòa đang phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh đồng Nai xác minh, xử lý vụ việc phân lô, xây dựng trái phép nghĩa trang xảy ra tại phường Hóa An (TP Biên Hòa).

Theo thông tin ban đầu từ cơ quan chức năng cung cấp, thửa đất số 447 (tờ bản đồ số 30) có diện tích 23.676m2 và thửa đất số 364 (tờ bản đồ số 30) có diện tích 2.321m2. Cả hai thửa đất này đều tọa lạc tại khu phố An Hòa, phường Hóa An, thành phố Biên Hòa. Theo quy hoạch sử dụng đất, hai thửa đất này là đất ở đô thị, đất thương mại - dịch vụ, đất khu vui chơi - giải trí công cộng, đất giao thông.

Tuy nhiên lợi dụng vào việc hai khu đất này nằm sát nghĩa trang Hóa An cũ (phường Hóa An), nhiều đối tượng đã tự ý xây dựng hàng trăm nhà mồ, mộ phần bán cho khách hàng từ Đồng Nai, Bình Dương, TPHCM có nhu cầu mua đất xây dựng mộ phần, nhà mồ.

Mỗi nhà mồ tại đây có diện tích từ 15-20m2, được đổ trụ, xây tường bao ốp gạch men, lợp mái ngói. Mỗi nhà mồ được thiết kế có thể đặt được mộ đôi, mộ đơn. Ngoài ra còn có các mộ phần có diện tích nhỏ hơn, từ 4-8m2.

Ngoài nhiều mộ phần được an táng, trên khu đất này có khoảng 50 nhà mồ đã xây hoàn chỉnh và gần chục nhà mồ đang xây dựng. Mỗi phần mộ được chào bán với giá từ 50-60 triệu/lô và 450-500 triệu đồng/nhà mồ. Theo người dân địa phương, việc mua bán đất ở "nghĩa trang" này đã xảy ra từ hơn 2 năm qua.

 

VIỆT NAM CÒN HƠN 10 TRIỆU NGƯỜI DÙNG ĐIỆN THOẠI 'CỤC GẠCH'

Trọng Đạt

https://znews.vn/viet-nam-con-hon-10-trieu-nguoi-dung-dien-thoai-cuc-gach-post1488163.html

Theo số liệu mới nhất, Việt Nam còn hơn 10 triệu thuê bao 2G. Đây là những người sử dụng điện thoại 2G Only hay còn gọi là điện thoại "cục gạch".

Sáng 24/7, Cục Viễn thông (Bộ TT&TT) đã tổ chức họp giao ban với các doanh nghiệp viễn thông về việc tắt sóng 2G. Theo chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng, các cuộc họp giao ban về tắt sóng 2G sẽ được tổ chức hằng tuần để đôn đốc và giải quyết các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp.

Báo cáo tổng hợp của Cục Viễn thông từ số liệu các doanh nghiệp cung cấp cho thấy, tính đến tháng 6/2024, Viettel hiện là nhà mạng còn nhiều thuê bao 2G nhất với khoảng 7,44 triệu thuê bao. Xếp ở vị trí thứ 2 về lượng thuê bao 2G là VNPT Vinaphone với 1,3 triệu thuê bao. MobiFone hiện còn khoảng 1 triệu thuê bao di động đang sử dụng máy điện thoại 2G Only. Trong khi đó, Vietnamobile còn khoảng 500.000 thuê bao 2G. Các nhà mạng ảo (MVNO) hiện cũng còn khoảng vài chục nghìn thuê bao 2G.

Với những số liệu này, toàn thị trường viễn thông hiện còn khoảng hơn 10 triệu thuê bao 2G. Đây là tập thuê bao đang sử dụng máy điện thoại 2G Only. Tập người dùng này sẽ phải chuyển đổi thiết bị mới trước thời hạn 16/9/2024.

Theo ông Nguyễn Trọng Tính, Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, Viettel dự kiến sẽ giảm 1,5 triệu thuê bao 2G trong thời gian tới, để đến hết tháng 7 đưa tổng số thuê bao 2G của nhà mạng này xuống còn khoảng 5,6 triệu. Mục tiêu Viettel đặt ra là giảm lượng thuê bao 2G xuống còn khoảng 2,2 triệu ở thời điểm hạn chót ngày 15/9.

"Viettel xác định đây là tập thuê bao khó chuyển đổi. Sau thời điểm đó, Viettel chấp nhận sẽ "cut off" (ngắt kết nối) lượng thuê bao còn lại", ông Nguyễn Trọng Tính nói.

Đại diện Viettel Telecom cho biết, sở dĩ lượng thuê bao 2G của nhà mạng này giảm nhanh nhờ việc tích cực chặn máy 2G vào mạng. Song song đó, Viettel đã tiếp cận với Sở TT&TT các địa phương, kết hợp cùng các tổ công nghệ số cộng đồng để truyền thông, hỗ trợ chuyển đổi thiết bị cho khách hàng. Từ tháng 4 đến nay, Viettel cũng rất tích cực triển khai các điểm chuyển đổi lưu động.

Theo đại diện MobiFone, đơn vị này đã tổ chức truyền thông về chủ trương tắt sóng 2G trên báo chí, website, thậm chí đưa cả thông báo vào nhạc chuông chờ của những thuê bao 2G để người dùng biết và thực hiện chuyển đổi. Tuy vậy, những người dùng 2G có đặc điểm thường ở vùng sâu, vùng xa, nơi nhà mạng khó tiếp cận. Do đó, dự kiến đến tháng 9/2024, MobiFone ước tính vẫn sẽ còn khoảng 700.000 thuê bao 2G.

Đại diện VNPT VinaPhone nhận định việc truyền thông phải xuất phát từ nội bộ, do đó từng nhân viên của đơn vị này đều được phổ biến và nắm được chủ trương về tắt sóng 2G. Hiện 100% các điểm giao dịch của VinaPhone cũng đã có hình ảnh, tài liệu để truyền thông về việc dừng cung cấp dịch vụ với thuê bao 2G Only, đặc biệt là tại các khu vực có lượng thuê bao 2G lớn.

Cục Viễn thông cũng khẳng định lại quan điểm sẽ không cấp lại băng tần 900MHz và 1800MHz nếu doanh nghiệp không có phương án ngừng cung cấp dịch vụ cho các thuê bao di động sử dụng thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ GSM 2G vào thời điểm tháng 9/2024.

Về giải pháp hỗ trợ thuê bao chuyển đổi thiết bị 2G, Bộ TT&TT khuyến khích việc chuyển đổi các thuê bao này sang sử dụng smartphone, việc chuyển đổi sang các mẫu máy feature phone 4G chỉ thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt, theo yêu cầu của khách hàng.

Từ nay đến tháng 9/2024, các doanh nghiệp cần tiếp tục ngăn chặn nhập mạng với máy 2G không hợp quy. Cục Viễn thông cũng đề nghị các doanh nghiệp cùng chia sẻ cách làm, tài liệu truyền thông, xây dựng hướng dẫn sử dụng để hỗ trợ người dùng chuyển đổi thiết bị.

 

 

No comments:

Post a Comment