Wednesday, July 24, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 24 tháng 07 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Chiến dịch tranh cử của ông Trump khiếu nại việc bà Harris tiếp quản quỹ tranh cử của ông Biden

Khoảng 3.000 người di cư đi theo đoàn đến biên giới Mỹ, không sợ đàn áp

Với luồng sinh khí mới của cuộc tranh cử, Trump và Harris bắt đầu khẩu chiến

Thủ tướng Hàn Quốc, cựu Thủ tướng Nhật sẽ dự lễ tang ông Nguyễn Phú Trọng 

Giáo hoàng gửi điện chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần 

Quan điểm của bà Kamala Harris về chính sách Mỹ đối với Trung Quốc

Giám đốc Mật vụ Mỹ từ chức sau vụ ông Trump bị mưu sát

Khảo sát của AP: Bà Harris có đủ sự ủng hộ của đại biểu Đảng Dân chủ để được đề cử làm ứng viên tổng thống của đảng

Điện Kremlin bác bỏ quan ngại của Lầu Năm Góc về hợp tác giữa Nga với Trung Quốc ở Bắc Cực

 

RFA

Dự án 88: Chuyên gia năng lượng sạch Ngô Thị Tố Nhiên bị kết án 3,5 năm tù giam

Quan chức về nhân quyền chính phủ nói Việt Nam "không có tù nhân tôn giáo"

Tô Lâm - Người cầm lái

Công an TP Cao Lãnh phạt một YouTuber bị quy kết chia rẽ tôn giáo

Tòa tuyên một án tử hình, hai án chung thân trong vụ Đại học Bách Khoa Đà Nẵng

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Việt Nam tăng cường đàn áp trên mạng và ngoài đời trước tang lễ ông Nguyễn Phú Trọng

Tại sao Việt Nam đệ trình thêm hồ sơ thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông?

Tổng thống Philippines ra lệnh dẹp ngành kinh doanh game trên mạng do chủ Trung Quốc điều hành

Hoa Kỳ: phê duyệt nghị định cơ chế mua bán điện trực tiếp là thắng lợi cho năng lượng sạch

Vietjet ký hợp đồng mua 20 máy bay Airbus A330neo trị giá hơn bảy tỷ đô la

Tỉnh Vĩnh Long tạm đình chỉ nhiệm vụ một đại biểu HĐND vì có liên quan vụ án của Tập đoàn Phúc Sơn

Bốn cán bộ huyện ở tỉnh Quảng Nam bị bắt giam vì gây thiệt hại gần bốn tỷ đồng

Kết thúc thời đại Nguyễn Phú Trọng: Tương lai chế độ thế nào?

Những “bước lùi” cải cách: Thị trường tiến, Đảng lùi

Kết thúc thời đại Nguyễn Phú Trọng: Nghịch lý quyền lực

Kết thúc thời kỳ TBT Nguyễn Phú Trọng: Bất ổn chế độ

“Thịt bò”, “dát vàng”, “rắc muối” và từ điển trọng húy của người dân

Bộ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ dự lễ tang ông Nguyễn Phú Trọng

 

BBC

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?

Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, buồn sao cho đúng?

Bà Harris công kích ông Trump, đám đông hô vang 'nhốt lão ta lại'

Người Việt bị từ chối tị nạn tại Anh: Buộc hồi hương trong hôm nay

Bà Kamala Harris có đủ sức đánh bại ông Trump?

Nguyễn Phú Trọng - 'người cộng sản kiên định cuối cùng' và di sản 'đốt lò'

Tổng thống Biden rút lui có ý nghĩa gì đối với bà Harris và ông Trump?

Ông Tô Lâm 'có thể tăng cường thâu tóm quyền lực'

Ông Trịnh Văn Quyết hầu tòa: Có gì đáng chú ý?

Tổng thống Mỹ Biden ủng hộ Kamala Harris tranh cử: Diễn biến tiếp theo là gì?

Tổng thống Joe Biden dừng tranh cử: các diễn biến quan trọng

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống Joe Biden rút lui, ủng hộ cấp phó Kamala Harris tranh cử

Việt Nam

Góc khuất của Hiệp định Genève

Di sản Nguyễn Phú Trọng từ góc nhìn báo chí quốc tế

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: những thông tin cần biết

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: báo chí kể chuyện 'rau muống chấm tương', 'viết chữ trên cát'

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ngoại giao cây tre', 'Đốt lò' và quyền lực

Vị thế của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Mỹ

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ông Tập không tự ái', 'Chán đảng, khô Đoàn' và những phát biểu khác

Vụ 6 người Việt chết ở Bangkok: Thi thể cặp vợ chồng được nhận về

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Cuộc đời - Sự nghiệp - Di sản

CEO Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan bị bắt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và di sản chưa hoàn tất cho Đảng Cộng sản Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yếu đến mức nào mà Chủ tịch nước Tô Lâm phải điều hành Đảng?

RFI

Pháp: Tổng thống Macron bác ứng viên thủ tướng của cánh tả

Bầu cử tổng thống Mỹ: Kamala Harris bắt đầu chiến dịch tranh cử

Giám đốc Sở Mật Vụ Mỹ từ chức sau vụ Donald Trump bị ám sát hụt

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Olympic Paris 2024 : Céline Dion, Lady Gaga sẽ xuất hiện trong đêm khai mạc ?

Những vấn đề về y tế trước thềm Olympic Paris 2024

Olympic Paris 2024: Ứng dựng chống quấy rối tình dục, phân biệt giới

Nga bị cáo buộc « giết » khí hậu vì gây chiến ở Ukraina

Bầu cử tổng thống Mỹ : Kamala Harris hội đủ sự ủng hộ của đảng Dân Chủ để ra tranh cử

Thế vận hội Paris 2024: Nhiều nhà báo Nga bị loại vì lý do an ninh

Olympic Paris 2024: Thách thức phục vụ tại nhà hàng lớn nhất thế giới

 Paris 2024: Thế Vận Hội phát khí thải ‘‘thấp nhất’’ trong lịch sử ?

Thế vận hội Paris 2024: Pháp khẳng định chào đón phái đoàn Israel

Ngoại trưởng Ukraina lần đầu tiên công du Trung Quốc tìm giải pháp hòa bình

Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Quyết định đúng đắn của Biden

Ngoại trưởng Mỹ công du Châu Á để củng cố quan hệ với các đồng minh

Hoa Kỳ cảnh báo về việc Nga-Trung tăng cường hợp tác ở Bắc Cực

Thủ tướng Israel đến Washington trong bối cảnh bất ổn chính trị tại Mỹ

Liên Hiệp Châu Âu dời cuộc họp của khối ở Budapest sang Bruxelles

(Reuters) – Việt Nam : Cựu thứ trưởng bộ Tài Nguyên và Môi Trường bị bắt vì những sai phạm trong quản lý khai thác đất hiếm. Theo thông cáo hôm qua, 22/07/2024, của bộ Công An Việt Nam, ông Nguyễn Linh Ngọc cùng bốn quan chức cấp cao khác đã bị bắt giữ với cáo buộc “cố ý vi phạm các quy định quản lý kinh tế nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng”. Thông cáo được đưa ra sau khi công an mở rộng điều tra vụ công ty Thái Dương Group khai thác và tiêu thụ trái phép quặng đất hiếm, hưởng lợi hàng trăm tỷ đồng. Các quan chức cấp cao của công ty này cũng bị cáo buộc giả mạo biên lai thuế giá trị gia tăng trong giao dịch đất hiếm.

(AFP) – Đài Loan giảm bớt quy mô của cuộc thao dượt quân sự hàng năm vì bão Gaemi. Cuộc tập trận bắn đạn thật hàng năm Han Kuang, bắt đầu từ hôm 22/07/2024 và kéo dài năm ngày, đã bị thu hẹp quy mô, do điều kiện thời tiết, theo như thông cáo của bộ Quốc Phòng Đài Loan. « Tác động của bão rõ ràng hơn ở phía đông và chúng tôi sẽ điều chỉnh một số cuộc thao dượt hải quân và không quân tùy theo diễn biến của cơn bão ». Bão Gaemi, kéo theo mưa lớn với sức gió lên đến 144km/h, dự kiến đổ bộ vào phía đông bắc hòn đảo vào ngày mai.

(Reuters) – Bangladesh : Thủ tướng phê chuẩn phán quyết loại bỏ hạn ngạch tuyển công chức nhà nước sau nhiều ngày biểu tình bạo loạn. Tòa án Tối cao Bangladesh đã đồng ý loại bỏ hầu hết hạn ngạch và thủ tướng Sheikh Hasina đã phê chuẩn phán quyết này vào cuối ngày hôm qua, 22/07/2024. Trước đó, nhiều cuộc biểu tình của sinh viên đã nổ ra nhằm yêu cầu chính phủ hủy bỏ việc khôi phục hệ thống hạn ngạch, dành gần 30% các vị trí trong chính phủ cho con cái của những người đấu tranh cho nền độc lập của Bangladesh. Các vụ bạo động đã khiến ít nhất 150 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. Chính phủ Bangladesh đã ban hành lệnh giới nghiêm, lực lượng cảnh sát đã bắt giữ và thậm chí nổ súng vào những sinh viên biểu tình.

(AFP) – Các phong trào Palestine ký thỏa thuận “đoàn kết dân tộc” sau cuộc gặp tại Trung Quốc. Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, hôm nay 23/07/2024, thông báo 14 phe phái của Palestine, trong đó có hai phe chính là Hamas và Fatah, đã cam kết “hòa giải” và thống nhất thành lập “một chính phủ hòa giải dân tộc” nhằm quản lý Gaza thời hậu chiến.

(AFP) – Ukraina dùng drone tấn công một tàu ở eo biển Kertch. Chính quyền vùng Crimée, bị Nga sáp nhập từ 2014, cho biết drone của Ukraina đã tấn công một chiếc phà, gây ra hỏa hoạn, nhiều người bỏ mạng và bị thương. Chiếc phà này phụ trách vận chuyển giữa Nga và bán đảo Crimée, bị tấn công khi đang ở trong cảng Kavkaz, trong vùng eo biển Kertch, khu vực được cho là được bảo đảm an ninh nghiêm ngặt. Kiev gần đây cũng nhận trách nhiệm về vụ tấn công bằng drone nhắm vào nhà máy lọc dầu Tuapse của Nga ở Krasnodar. Mặc dù đang có đà tiến tại Hắc Hải, Ukraina dường như gặp khó khăn tại chiến trường miền đông. Hôm nay, quân Nga tuyên bố đã « giải phóng » thêm làng Ivano-Darivka ở vùng Donetsk. Matxcơva cũng đưa ra thông báo gần như hàng ngày về số lượng drone của Ukraina bị tiêu diệt.

(AFP) – Lính đánh thuê người Nhật bỏ mạng ở chiến trường Ukraina. Phát ngôn viên của chính phủ Nhật Bản, Yoshimasa Hayashi, cho biết hôm nay, 23/07/2024, một công dân của nước này, 29 tuổi, đã rời khỏi Nhật, đi chiến đấu cùng quân đội Nga và bỏ mạng tại vùng Donestk ở Ukraina. Tokyo không cung cấp thông tin chi tiết, mà chỉ cho biết Nga đã thông báo tin này cho sứ quán Nhật Bản từ tháng 6. Nga được cho là đã tuyển nhiều lính đánh thuê từ các nước khác để bổ sung lực lượng, đặc biệt là các nước Nam Á. Khoảng 280 lính đánh thuê Sri Lanka đã được quân đội Nga tuyển dụng. Ít nhất 16 lính đánh thuê người Sri Lanka và 22 người Nepal đã bỏ mạng trong cuộc xung đột.

(AFP) – Nhật Bản tìm thấy xác của hai chiếc trực thăng bị mất tích cách nay 3 tháng. Hôm qua, 22/07/2024, Hải Quân Nhật Bản thông báo đã xác định được vị trí của xác hai chiếc trực thăng quân sự SH-60K và tìm được một thi thể duy nhất, 7 thành viên còn lại vẫn mất tích và được cho là cũng đã bỏ mạng. Vào tháng 04/2024, hai chiếc trực thăng tham gia cuộc tập trận chống tàu ngầm đã gặp tai nạn, được cho là va vào nhau ở ngoài khơi quần đảo Izu, Thái Bình Dương. Bộ Quốc Phòng Nhật cho biết hai chiếc trực thăng đã không thể kiểm soát được độ cao. Nhiều vụ tai nạn tương tự của quân đội Nhật Bản đã xảy ra, chẳng hạn như vào tháng 4/2023, một chiếc trực thăng quân sự mẫu UH-60JA đã rơi xuống biển ở vùng Okinawa, khiến 10 người bỏ mạng.

(AFP) – Colombia thông qua luật cấm đấu bò. Hôm qua, tổng thống Colombia Gustavo Petro đã thông qua luật có tên gọi No more +Olé+, cấm đấu bò tại quốc gia Nam Mỹ này. Luật sẽ có hiệu lực từ năm 2027, cấm các trận đấu bò trên toàn quốc. Các đấu trường có thể được chuyển đổi thành không gian sinh hoạt văn hóa, thể thao. Trước phán quyết của Tòa Bảo Hiến từ năm 2018, cho phép tổ chức các trận đấu bò, coi đây là một hoạt động truyền thống văn hóa, tổng thống Colombia khẳng định « không thể nói đó là văn hóa khi giết hại giết hại động vật để mua vui ». Luật này đã được nhiều tổ chức bảo vệ động vật hoan nghênh. Không chỉ Colombia, nhiều nước Nam Mỹ khác như Brazil, Achentina, Uruguay và Chilê cũng đã ra lệnh cấm đấu bò.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ TƯ 24.07.2024

1) NHÀ CẦM QUYỀN CSVN NGĂN CHẶN NHỮNG BÀI VIẾT CHỈ TRÍCH ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Bộ Thông Tin và Truyền Thông (TTTT) hôm 22/7 đã yêu cầu facebook chặn hiển thị tại Việt Nam đối với hai bài viết của cựu TNLT Phạm Thanh Nghiên, vốn có nội dung chỉ trích ông Nguyễn Phú Trọng. Chỉ vài giờ sau khi ông Trọng qua đời hôm 19/7, bà Nghiên đã đăng trên trang facebook cá nhân bài viết “Tại sao ông Nguyễn Phú Trọng lại được đặc cách chờ lịch sử phán xét?” và cho rằng ông Trọng có tội với nhân dân, với đất nước.

Bà Nghiên cho hay, danh khoản fb của bà liên tục bị tấn công, bị xóa bài, bị cấm đăng bài và đặc biệt bị chặn tương tác một cách tối đa, nhất là sau khi nhà bà bị đập tại Vườn rau Lộc Hưng hồi năm 2019. Thỉnh thoảng Facebook ra thông báo một cách chung chung nhưng đây là lần đầu tiên họ thông báo rõ rằng làm theo yêu cầu của bộ Thông tin và Truyền thông.

Đại diện của một tổ chức nhân quyền quốc tế không muốn nêu danh tính nói rằng, đây là một “bằng chứng nặng ký” về việc chính phủ Việt Nam đàn áp quyền tự do biểu đạt.

Sau bà Nghiên, ông Lê Trung Khoa, chủ bút của trang Thoibao.de tại Đức cho biết cũng bị Facebook thông báo có 4 bài không được hiển thị tại Việt Nam theo yêu cầu của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Ngoài ra, một số facebooker ở trong nước đã bị mời lên trụ sở công an làm việc, bị phạt tiền và phải cam kết không được viết bài nói xấu ông Nguyễn Phú Trọng.

Vài năm trở lại đây, các hãng thông tấn lớn của quốc tế như Washington post, Reuters và một số tổ chức nhân quyền đã đưa ra những bằng chứng về việc Facebook thỏa hiệp với chính phủ Việt Nam để hạn chế quyền tự do ngôn luận.

2/ HÃNG VIETJET ĐẶT MUA 20 MÁY BAY AIRBUS VỚI GIÁ HƠN 7 TỶ MỸ KIM

Hãng hàng không Vietjet của Việt Nam vừa ký hợp đồng đặt mua 20 máy bay thế hệ mới của Airbus tại cuộc triển lãm hàng không quốc tế vào ngày 22/7 vừa qua, với trị giá hợp đồng lên đến 7 tỷ 400 triệu Mỹ kim.

Theo báo chí lề đảng, đây là một trong những hợp đồng lớn nhất tại Airshow năm nay. Vietjet hiện có hơn 105 máy bay và đang tích cực mở rộng mạng lưới của mình ra các châu lục.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, chủ tịch hội đồng quản trị Vietjet, cho biết là máy bay A330neo là nhằm bổ sung chiến lược phát triển máy bay của Vietjet, tăng cường năng lực khai thác phục vụ mạng bay toàn cầu của hãng.

Sự góp mặt của loại máy bay mới có tính tiết kiệm nhiên liệu của Vietjet nằm trong chiến lược phát triển bền vững, giảm mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050. Theo bà Thảo, Vietjet đã chuyên chở hơn 200 triệu lượt khách đến nhiều châu lục.

Vietjet là hãng hàng không giá rẻ tại Việt Nam, chiếm 44% thị phần nội địa và hơn 24% thị phần vận chuyển khách quốc tế, theo số liệu của cục hàng không Việt Nam. Vào đầu năm nay, Vietjet đã ký bản ghi nhớ mua 20 chiếc máy bay mới của Airbus để thay thế đội máy bay A330-300 và đáp ứng nhu cầu mở rộng của hãng.

RFA

3/ PHI LUẬT TÂN RA LỆNH DẸP NGÀNH KINH DOANH GAME CỦA TRUNG CỘNG

Tổng thống Phi Luật Tân Ferdinand Marcos Jr. vào ngày 22/7 đã ra lệnh dẹp ngay lập tức ngành kinh doanh game trên mạng, chủ yếu là do người Trung Quốc điều hành, đang lan tràn tại đất nước này.

Theo cáo buộc của tổng thống Phi, ngành kinh doanh đó dẫn đến các loại tội phạm gồm lừa đảo tài chính, buôn người, tra tấn, bắt cóc và ám sát.

Quyết định của Tổng thống Marcos được nêu rõ trong thông điệp liên bang, và sẽ buộc giải thể hơn 400 mạng lưới hoạt động đặt trụ sở tại những khu phức hợp với hàng chục tòa nhà khắp đất nước Phi.

Những mạng lưới này đang thu dụng hàng chục ngàn người mang quốc tịch Trung Hoa, Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác. Họ được tuyển dụng một cách phi pháp và bị buộc phải làm việc trong những điều kiện tàn độc.

Trong diễn biến liên quan, các thượng nghị sĩ Phi Luật Tân yêu cầu bắt giữ nữ thị trưởng Alice Guo tại tỉnh Tarlac ở miền bắc Manila, do không chịu xuất hiện tại tòa theo cáo buộc đang điều tra là bà này có dính líu đến một mạng kinh doanh game gần tòa thị chính. Ngoài ra bà này cũng bị hoài nghi là mang lý lịch Trung Quốc. Mặc dù bà này bác bỏ mọi cáo buộc và nghi vấn nhưng đã bị ngưng chức và tài sản bị phong tỏa.

Các thượng nghị sĩ Phi Luật Tân cho rằng ngành kinh doanh game trên mạng phát triển chủ yếu do quan chức phụ trách lãnh vực này quá tham nhũng.

RFA

4/ GIÁM ĐỐC MẬT VỤ MỸ TỪ CHỨC SAU VỤ ÔNG TRUMP BỊ MƯU SÁT

Tòa Bạch Ốc vào hôm qua 23/7 cho biết bà Kimberly Cheatle, giám đốc cơ quan mật vụ Hoa Kỳ, đã từ chức sau khi cơ quan này bị chỉ trích vì không ngăn chặn được một tay súng đã làm bị thương cựu Tổng thống Donald Trump tại một cuộc vận động tranh cử.

Cơ quan Mật vụ Hoa Kỳ, vốn chịu trách nhiệm bảo vệ các tổng thống đương nhiệm và cựu tổng thống Mỹ, phải đối mặt với cuộc khủng hoảng này sau khi một tay súng đã có thể bắn vào ông Trump từ mái nhà nhìn ra cuộc vận động ngoài trời ở thành phố Butler thuộc tiểu bang Pennsylvania vào ngày 13/7.

Bà Cheatle phải đối mặt với sự lên án của lưỡng đảng khi xuất hiện trước Ủy ban Giám sát Hạ viện Mỹ vào hôm 22/7. Bà từ chối trả lời nhiều câu hỏi từ các dân biểu, những người bày tỏ sự bực dọc về kế hoạch an ninh cho cuộc tập hợp vận động tranh cử và cách cơ quan thực thi pháp luật phản ứng với hành vi đáng ngờ của tay súng.

Một số nhà lập pháp đảng Cộng hòa và Dân chủ đã kêu gọi bà từ chức. Ông Trump, ứng viên tổng thống của đảng Cộng hòa, đã bị đạn bay sượt qua tai phải và một người biểu tình thiệt mạng trong vụ nổ súng. Tay súng được xác định là Thomas Crooks 20 tuổi đã bị lính bắn tỉa của cơ quan mật vụ bắn chết.

Bà Cheatle, người đã lãnh đạo cơ quan này từ năm 2022, nói trước quốc hội là bà nhận trách nhiệm về vụ nổ súng, gọi đây là thất bại lớn nhất của cơ quan mật vụ Hoa Kỳ kể từ khi Tổng thống Ronald Reagan bị bắn vào năm 1981.

Phần lớn những lời chỉ trích tập trung vào việc không bảo đảm an toàn từ mái nhà của một cơ xưởng, nơi trú ẩn của tay súng, cách sân khấu mà ông Trump phát biểu khoảng 140 thước. Khu mái này được tuyên bố là nằm ngoài phạm vi an ninh của cơ quan mật vụ, một quyết định bị các cựu đặc vụ và quốc hội chỉ trích.

Bà Cheatle giữ vị trí hàng đầu về an ninh tại hãng PepsiCo trước khi được ông Biden bổ nhiệm làm giám đốc cơ quan mật vụ vào năm 2022. Trước đó, bà đã phục vụ 27 năm tại cơ quan này.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Thành phần phên giậu

VNTB – Có một Sài Gòn ngày xưa… không như vậy…

VNTB – Chỉ sử dụng tài khoản VNeID cho thủ tục hành chính từ ngày 01/7/2024

VNTB – Chạy ngược chạy xuôi

VNTB – Giết một dòng sông

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 24/07/2024

Cương lĩnh Đảng Cộng hòa chứa đựng mầm mống cho sự sụp đổ của chính nó

Nga muốn gì ở Trung Đông?

 

Báo Tiếng Dân

Chuyện cái tủ lạnh21/07/2024

 

Thuy My

 

Nguyễn Thông - Sáng suốt lựa chọn (2)

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine : Câu chuyện vòng bi và những chuyện khác

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 23.07.2024

Nguyễn Đình Bổn - Cuộc quyết đấu giữa các mặt đối lập!

Lê Xuân Nghĩa - Người ta luôn ca ngợi mối tình hữu nghị, thủy chung giữa Nga và…

 Tạ Duy Anh - Show diễn

Cù Mai Công - "Ngôn ngữ thơ" hoang thai vô đề Văn học trò

Võ Khánh Tuyên - Chiếc áo, thầy tu và sự tự nhục

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Di sản Nguyễn Phú Trọng từ góc nhìn báo chí quốc tế 24/07/2024

Liệu Việt Nam có thể phát triển dưới thời Trump 2.0? 24/07/2024

Gia Lai: mất 31,5 tỷ tiền bảo vệ rừng và mất luôn 65.000 hecta rừng 24/07/2024

Chuyện thầy 24/07/2024

CIVICUS: Việt Nam ‘tiếp tục tấn công’ vào các quyền căn bản của công dân 23/07/2024

Chuông nguyện hồn ai: Ngày 5 tháng 8 năm 2024, lễ động thổ kênh Funan Techno 23/07/2024

Cần làm gì để tránh chiến tranh ở Biển Đông? 23/07/2024

Nền dân chủ ẩn mình chờ thời ở Trung Quốc: Từ phân tích Quyết định năm 2013 23/07/2024

Cái Tôi của người Việt 22/07/2024

MẤY LỜI VỀ ÔNG 21/07/2024

Bi kịch 21/07/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

NGƯỜI MUA CỔ PHIẾU MUỐN ĐƯỢC BỒI THƯỜNG THẾ NÀO TRONG VỤ ÁN TRỊNH VĂN QUYẾT

Thanh Lam - Viết Tuân

https://vnexpress.net/quan-diem-doi-lap-cua-bi-hai-ve-boi-thuong-tai-vu-an-trinh-van-quyet-4773657.html

HÀ NỘITrong gần 100.000 nhà đầu tư được triệu tập chỉ 5 người có mặt trình bày tại tòa, nêu hai quan điểm "xin cho ông Quyết sớm về gây dựng lại công ty" hoặc muốn nhận bồi thường ngay.

Ngày 24/7, TAND Hà Nội tiếp tục đề nghị các bị hại, nhà đầu tư đăng ký tham dự phiên tòa. Danh sách triệu tập lên tới gần 100.000 người, nhưng trong ngày đầu chỉ khoảng 30 người có mặt, giảm dần theo từng ngày.

Hôm nay, ngày xét xử thứ ba, khu vực rạp ngoài trời đã được tháo dỡ. Chỉ 5 nhà đầu tư có mặt trong hội trường xét xử chính, được trình bày quan điểm về vụ án.

Được triệu tập với tư cách bị hại song nhà đầu tư 61 tuổi này nói vẫn đang nắm giữ cổ phiếu nên "chưa có thiệt hại". Ông do đó xin giảm nhẹ cho bị cáo Trịnh Văn Quyết để sớm trở về tiếp tục sản xuất kinh doanh, "để cổ phiếu ROS tiếp tục được giao dịch trên sàn chứng khoán".

Theo cáo trạng, ông Quyết thành lập và chỉ đạo mọi hoạt động của tập đoàn FLC và 82 công ty thuộc hệ sinh thái. Trong đó Faros, là công ty được ông mua lại năm 2011, vốn ban đầu 1,5 tỷ đồng, sau hai năm nâng khống thành 4.300 tỷ vốn điều lệ. 5 tháng sau khi ông Quyết bị bắt, cổ phiếu ROS bị đình chỉ giao dịch, từ tháng 8/2022.

Tại phiên tòa sáng nay, một nhà đầu tư cao tuổi khác, ông Trần Mạnh Dũng, trú Thanh Hóa, cũng đề nghị tòa giải quyết vụ án sớm để bị cáo Quyết "sớm về giải quyết công việc". Vì theo ông, cựu chủ tịch FLC mới là người xử lý "nhanh và hiệu quả nhất".

Ông Hoàn đang sở hữu 13 cổ phiếu ROS.

Trong quan điểm trái ngược, ông Lưu Quang Hưng, 50 tuổi, trú quận Thanh Xuan, Hà Nội, hiện sở hữu 150.000 cổ phiếu ROS, nói: Với tư cách cổ đông, tôi không còn muốn đồng hành cùng Faros vì "hoàn toàn mất niềm tin".

Trước khi đầu tư vào Faros, ông Hưng nói đã nghiên cứu báo cáo tài chính của công ty được đăng công khai trên website của Faros và Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE). Ông tin tưởng đây là những báo cáo "đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền giám sát và kiểm tra, hoàn toàn hợp lệ".

Song thực tế, theo cáo buộc của cơ quan công tố và lời khai của các bị cáo tại tòa, 4.300 tỷ đồng vốn điều lệ của Faros được gây dựng trên những báo cáo tài chính gian dối.

"Thực sự quá sửng sốt bất ngờ. Một số tài sản đã công bố, chắc chắn là ảo, còn những tài sản còn lại chúng tôi cũng không biết nó là gì", ông Hưng nói.

Cổ phiếu ROS lúc lên đỉnh có giá tới hơn 180.000 đồng, sau đó giảm còn vài nghìn đồng và rồi bị hủy niêm yết. Theo ông Hưng, 150.000 cổ phiếu đang nắm giữ giờ "muốn cho cũng chả ai buồn nhận. Vậy tôi có phải là bị thiệt hại không, thưa tòa?".

Nhà đầu tư này do đó đề nghị HĐXX xác định mình tư cách bị hại, chứ không phải người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Chiều qua, đại diện Tập đoàn FLC cho biết họ không có quan hệ trực tiếp với Faros hay Công ty chứng khoán BOS. Đến phiên tòa, đại diện công ty mới được được nghe cáo trạng. "FLC cũng không nhận khoản tiền nào từ các bị cáo phạm tội mà có", vị này khẳng định.

Cũng tại phiên tòa, hôm qua đại diện Faros cho hay "công ty vẫn hoạt động, bình thường, sẵn sàng họp đại hội cổ đông".

Nhắc lại điều này của Faros, nhà đầu tư Hưng phản đối và cho rằng "câu chuyện ở Faros không bình thường" như vậy. "Từ khi ban lãnh đạo chủ chốt bị bắt về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, công ty không hoạt động bình thường chút nào", ông nói.

Theo ông Hưng, Faros không làm các báo cáo để gửi theo quy định áp dụng với một công ty đại chúng quy mô lớn, hơn 60.000 cổ đông. Ban lãnh đạo công ty thay đổi mấy lần, ban lãnh đạo mới được bầu lên cũng lần lượt xin nghỉ hết. Gần đây nhất 2 trong 3 thành viên Ban kiểm soát xin nghỉ, theo luật thì công ty sẽ phải tổ chức đại hội cổ đông bất thường để bầu lại ngay nhưng cho đến giờ vẫn chưa có thông tin gì. Các cổ đông cố gắng liên hệ với ban lãnh đạo công ty không thể được...

Ông Hưng đang trình bày ý này thì bị tòa ngắt lời với lý do "đây không phải cuộc họp cổ đông Faros".

Trong phiên tòa chiều qua, cựu chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết ước tính tài sản cá nhân hiện bị phong tỏa, kê biên lên tới 5.000 tỷ đồng (gồm bất động sản và cổ phiếu), có thể dùng để khắc phục hậu quả của vụ án - hơn 4.800 tỷ đồng.

Sáng nay, ông Hưng nhắc lại lời ông Quyết và đề nghị hãy dùng các tài sản đó "mua lại cổ phiếu của những người không muốn đồng hành với công ty nữa", trong đó có mình.

"Ai mong muốn tiếp tục đồng thành với Faros thì xin mời. Còn tôi yêu cầu ông Quyết mua lại cổ phiếu của ROS mà tôi "trót mua" và đang bị kẹt", ông Hưng nói.

Trong 5 người đến tòa, ngoài 3 người trên, hai người còn lại đến từ TP HCM và Đà Nẵng, sở hữu tổng gần 100.000 cổ phiếu ROS, cùng yêu cầu được trả lại tiền do "quá mệt mỏi" với việc cổ phiếu bị hủy niêm yết, toàn bộ tài sản đầu tư hợp pháp đến nay không lấy ra được. Họ cho hay đầu tư vì tin tưởng ROS nằm trong nhóm VN30.

Đến sáng nay, ngày làm việc thứ ba, phiên tòa đã xong 3 lượt xét hỏi của HĐXX, đại diện VKS và gần 100 luật sư đối với 50 bị cáo cùng người liên quan.

Chiều nay tòa tạm nghỉ, sáng mai VKS sẽ công bố nội dung luận tội.

Theo cáo buộc của VKSND Tối cao, ông Quyết thành lập và chỉ đạo mọi hoạt động của tập đoàn FLC và 82 công ty thuộc hệ sinh thái, trong đó có Faros, là công ty dược ông mua lại năm 2011, vốn ban đầu 1,5 tỷ.

Anh em ông Quyết cùng đồng phạm sau đó dùng thủ đoạn gian dối, quay vòng dòng tiền, đùng chứng từ góp vốn giả để nâng khống vốn. Kết quả sau 2 năm, 2014-2016, Faros có 4.300 tỷ vốn điều lệ, song hơn 3.600 tỷ trong số này là "ảo".

Ông Quyết sau đó tiếp tục chỉ đạo lo lót để Faros vượt qua ba vòng xét duyệt của Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Trung tâm lưu ký chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán TP HCM, đưa mã ROS lên sàn, bán cho hơn 30.000 nhà đầu tư, thu lợi hơn 3.600 tỷ đồng.

Ngoài ra, để thao túng thị trường chứng khoán, ông Quyết cũng chỉ đạo dùng 5 mã chứng khoán họ FLC, dùng 500 tài khoản chứng khoán đứng tên bạn bè họ hàng, để mua đi bán lại số lượng lớn, tạo cung cầu ảo, chi phối thị trường. Song tất cả các giao dịch đều được thực hiện bằng tiền cấp khống bởi BOS - công ty chứng khoán thuộc hệ sinh thái FLC.

Sau 5 năm "tạo sóng", úp sọt hơn 60.000 nhà đầu tư, ông Quyết bị cáo buộc, thu lợi hơn 700 tỷ đồng.

 

3 NGƯỜI CHẾT, 5 NGƯỜI MẤT TÍCH DO SẠT LỞ ĐẤT

Gia Chính

https://vnexpress.net/3-nguoi-chet-5-nguoi-mat-tich-do-sat-lo-dat-4773634.html

SƠN LAMưa lớn, đất đá sạt lở vào nhiều nhà dân ở các huyện Mai Sơn, Thuận Châu làm 3 người chết, 5 người mất tích, sáng 24/7.

Huyện Mai Sơn từ hôm qua đến nay mưa liên tục, nước trên núi ào ào đổ xuống khu dân cư. Lãnh đạo huyện cho biết đến 11h hôm nay ghi nhận 3 người ở xã Chiềng Nơi, Phiêng Pằn thiệt mạng, 4 người khác mất tích.

"Thiệt hại do mưa lũ rất lớn, hiện chưa thể thống kê hết", lãnh đạo huyện cho biết. Tất cả cán bộ huyện đã được phân công về các xã nắm tình hình, chỉ đạo khắc phục sạt lở.

Tại huyện Thuận Châu, một phụ nữ ở bản Ít Cang, xã Chiềng Bôm mất tích trong mưa lũ.

Tại TP Sơn La, đêm qua các trục đường chính nước chảy như thác, tràn vào nhà dân. Thành phố đã tổ chức các nhóm cứu hộ bám theo dây thừng đến từng nhà dân hỗ trợ sơ tán người và tài sản.

Tại Hòa Bình, đường tỉnh 433 vào huyện Đà Bắc xuất hiện nhiều điểm sạt lở, giao thông tê liệt. Chính quyền đang huy động nhiều máy xúc dọn đất để sớm thông con đường độc đạo vào huyện vùng núi này.

Áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão đã tan trên Đông Bắc Bộ vào chiều qua, gây mưa 50-100 mm ở miền Bắc, một số nơi mưa đặc biệt lớn. Cơ quan khí tượng ghi nhận từ 19h hôm qua đến 7h sáng nay, Chiềng Chăn (Sơn La) mưa 120 mm; Tiến Sơn (Hòa Bình) 190 mm; Cao Răm (Hòa Bình) 160 mm; Miếu Môn (Hà Nội) 180 mm. Riêng Xuân Mai (Hà Nội) mưa tới 330 mm.

7h sáng nay, mực nước các sông Đáy, Tích, Bùi (chảy qua Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình) đã vượt báo động hai; sông Hoàng Long (Ninh Bình), Ninh Cơ (Nam Định) vượt báo động một. Một số khu dân cư trũng thấp ở hai bên sông bị ngập.

 

NGƯỜI DÂN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI CHẠY LŨ TRONG ĐÊM

Gia Chính

https://vnexpress.net/nguoi-dan-ngoai-thanh-ha-noi-chay-lu-trong-dem-4773496.html

Nước tràn vào nhà tới một mét, người già, trẻ nhỏ ở làng Bùi Xá, huyện Chương Mỹ phải sơ tán sang trường học, trụ sở xã và nhà cao tầng.

1h ngày 24/7, loa phát thanh ở làng Bùi Xá, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ liên tục phát thông báo "mực nước sông Bùi đang lên, người dân khẩn trương di dời đồ đạc lên cao để đảm bảo an toàn". Nước đã mấp mé bờ sông, chuẩn bị tràn vào con đường dọc làng.

Một số người dân ở cuối làng bị ngập sâu đã chuyển lên nhà người thân ở đầu làng. Đến 5h, đoạn đường gần 500 m dọc làng Bùi Xá chìm trong nước, chỗ sâu nhất gần một mét. Hàng chục bộ đội, dân quân tự vệ hỗ trợ hơn 100 hộ dân di tản người, đồ đạc. Một số người già, trẻ nhỏ được đưa lên xe máy, xuồng chuyển đến trường THCS Xuân Mai B cách làng 500 m tạm trú.

Anh Nguyễn Hợp Tác cho biết từ chiều qua thấy nước sông Bùi không ngừng dâng cao, gia đình đã chủ động di tản một số đồ điện. Tới khi nghe chính quyền thông báo, anh Tác và dân quân tự vệ tiếp tục kê giường, tủ lên cao thêm nửa mét. "Năm nay lũ lên nhanh, nước sông chảy ngược vào đồng rất mạnh. Theo kinh nghiệm nhiều năm, nước sẽ còn lên", anh Tác nói.

Làng Bùi Xá nằm sát sông Bùi, là vùng thoát lũ của Hà Nội. Khi thượng nguồn và mưa tại chỗ lớn, nước sông Bùi dâng cao sẽ gây ngập cho vùng hạ du là huyện Chương Mỹ, một phần huyện Quốc Oai và Mỹ Đức của Hà Nội. Bùi Xá với 120 hộ dân, 500 nhân khẩu gần như là "rốn" của "rốn lũ".

Lãnh đạo UBND thị trấn Xuấn Mai cho biết từ 19h hôm qua đã cắt cử người ứng trực, ngay trong đêm khi thấy mực nước lên cao đã huy động khoảng 50 cán bộ, chiến sĩ hỗ trợ bà con di dời.

"Hiện việc chuyển đồ đạc lên cao đã cơ bản hoàn thành. Chúng tôi đang phối hợp với điện lực xử lý một số đường dây điện chạy ngang sông có nguy cơ đứt do nước lên bằng mặt dây, cành cây vướng vào", lãnh đạo thị trấn Xuân Mai nói.

Trên quốc lộ 6, đoạn qua xã Đông Sơn, ngập khoảng 300 m, chỗ sâu nhất hơn nửa mét. Các phương tiện được điều hướng đi vào quốc lộ 6 cũ.

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn quốc gia cho biết ảnh hưởng hoàn lưu bão Prapiroon, Hà Nội mưa to. Lượng mưa từ 19h đến 5h ở thị trấn Xuân Mai hơn 330 mm, xã Trần Phú gần 190 mm, các khu vực khác của huyện Quốc Oai, Thạch Thất, Ứng Hòa đều trong khoảng 150 mm.

 

CHO TÔM, CUA ĂN ỐC ĐINH NÊN TÔM CUA CHẾT SẠCH?

Bửu Đấu

https://tuoitre.vn/cho-tom-cua-an-oc-dinh-nen-tom-cua-chet-sach-20240724133810658.htm

Nhiều ngày qua, người dân xã Vân Khánh, huyện An Minh rơi vào cảnh 'điêu đứng' khi tôm, cua chết sạch sau khi cho ăn ốc đinh bán trôi nổi trên thị trường.

Ngày 24-7, phản ánh với Tuổi Trẻ Online, bà Nguyễn Thị Chon - ngụ xã Vân Khánh, huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang - cho biết bà nuôi hơn 19.000 con cua gần thu hoạch thì chết sạch, sau khi cho ăn ốc đinh của ông Nam (ngụ cùng xã) bán với giá 5.600-5.800 đồng/kg.

Bà con mua ốc đinh về cho tôm ăn mau lột, nếu con cua mềm sau khi ăn ốc này sẽ cứng vỏ để bán. Hai vuông tôm cua của bà gần 40 công đất và 1 hầm nhỏ thì tôm cua đều chết sạch. Ước tổng thiệt hại trên 100 triệu đồng.

Cua chết hàng loạt

"Tôi thả ốc đinh vào hầm và các vuông tôm thì lát sau thấy rất nhiều cua chết nổi lên mặt nước. Tôi có chụp hình gửi cho người bán ốc nhưng họ không nói gì hết.

Họ nói tôi lấy 400kg ốc đinh đợt này thì họ sẽ không tính tiền. Tôi phản ứng vậy là thiệt hại của bà con thì tính sao thì họ im ru", bà Chon nói.

Còn bà Nguyễn Thị Thúy - ngụ ấp Mương Bào A, xã Vân Khánh - cho hay gia đình bà bị thiệt hại hơn 1.500 con cua sau khi cho ăn ốc của ông Nam. Nếu số cua này thu hoạch sẽ có trên 100 triệu đồng nhưng bây giờ đã trắng tay.

"Gia đình tôi dự tính cho cua ăn ốc đinh vài lần sẽ bán nhưng bây giờ chết sạch. Tôi vừa gọi vừa khóc với thằng Nam (người bán ốc) hỏi nó tính sao đối với số tôm, cua chết của bà con thì nó nói đợi qua đợt này sẽ tính. Tôi nuôi tôm cua nhiều năm nay mà chưa bao giờ xảy ra tôm cua chết như vậy", bà Thúy kể.

Đã lấy mẫu kiểm nghiệm

Trong khi đó ông Nam - thương lái bán ốc đinh tại xã Vân Khánh, huyện An Minh, Kiên Giang - cho rằng ốc đinh không nuôi được, mà do ngư dân đánh bắt được bán lại cho nhiều người.

Ông là một trong số nhiều người thu mua ốc này ở nhiều nơi rồi bán lại cho bà con nên không rõ chất lượng.

"Tôi chỉ là người mua đi bán lại, chứ đâu phải là người sản xuất thì làm sao bồi thường. Tôi bồi thường cho bà con thì ai sẽ bồi thường tôi? Tôi nghĩ việc này hên - xui thôi, vì ốc này là tự nhiên. Tôm cua của bà con chết thì tôi không tính tiền đợt ốc này", ông Nam nói.

Nói về việc này, ông Nguyễn Thanh Điền - phó trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang - xác nhận:

"Đơn vị đã nắm được thông tin tôm, cua chết tại xã Vân Khánh. Hiện nay đơn vị đang phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh Kiên Giang lấy mẫu kiểm nghiệm, xác định nguyên nhân.

Người dân chỉ biết trước mắt là do ăn ốc, nhưng để xác định đầy đủ nguyên nhân chết phải kiểm tra về lại các điều kiện môi trường, mầm bệnh, nguồn nước...

Hiện nay đơn vị đang cho cán bộ xuống khảo sát, đo lại điều kiện môi trường có bất thường gì không. Còn xác định nguyên nhân phải đợi cơ quan chuyên môn cấp tỉnh kết luận".

 

CÔNG TY TRỐN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI SẼ BỊ XỬ LÝ HÌNH SỰ?
Hà Quân

https://tuoitre.vn/cong-ty-tron-dong-bao-hiem-xa-hoi-se-bi-xu-ly-hinh-su-20240724141530688.htm

Luật Bảo hiểm xã hội 2024 có nhiều giải pháp hạn chế doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội như yêu cầu nộp phạt vi phạm hành chính, không khen thưởng, thậm chí xử lý hình sự.

Trong nhiều câu hỏi gửi đến báo Tuổi Trẻ, bạn đọc bày tỏ cần có giải pháp để người lao động không bị treo quyền lợi doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội.

Có nơi chủ sử dụng lao động bỏ trốn, phá sản khiến người lao động không được hưởng quyền lợi thai sản, hưu trí hay đơn giản là chốt sổ ở nơi làm việc cũ. Luật Bảo hiểm xã hội mới có giải quyết được "bài toán" này?

Quy định rõ thế nào là trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Duy Cường - phó vụ trưởng Vụ Bảo hiểm xã hội (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) - cho biết Luật Bảo hiểm xã hội mới với hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2025 có nhiều điểm mới, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.

Theo đó, luật bổ sung một chương quy định về quản lý thu, đóng bảo hiểm xã hội và nêu rõ khái niệm thế nào là chậm đóng, trốn đóng và cách xử lý.

Bổ sung trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong theo dõi người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và đôn đốc thực hiện việc đóng.

"Ngoài ra, luật mới cũng quy định trách nhiệm của UBND cấp tỉnh về việc chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trong phạm vi địa phương.

Bổ sung trách nhiệm của người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động nếu không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động", ông Cường cho hay.

Tăng nặng chế tài chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trước đó, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 không quy định rõ ràng thế nào là hành vi "chậm đóng" và "trốn đóng", dẫn tới khó khăn khi xử lý hành vi theo chế tài hành chính hay hình sự.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2024, việc trốn đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp được cụ thế hóa.

Ví dụ sau 60 ngày kể từ ngày hết hạn theo quy định, chủ sử dụng lao động không đăng ký, đăng ký không đầy đủ số người phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đăng ký tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp hơn quy định…

Trường hợp chậm đóng, cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đôn đốc chủ sử dụng lao động bằng văn bản hoặc đăng thông tin công khai trên cổng thông tin điện tử, thậm chí gửi thông tin đến cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra để xử lý.

Luật mới nêu rõ ngoài bắt buộc đóng đủ số tiền trốn đóng, trường hợp vi phạm phải nộp tiền phạt bằng 0,03%/ngày tính trên số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp trốn đóng và số ngày trốn đóng.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá đây là quy định tăng tính răn đe pháp luật, thúc đẩy người sử dụng lao động nộp sớm số tiền bảo hiểm xã hội bị chậm đóng, trốn đóng.

Cũng theo luật mới, cơ quan chức năng cũng có thể xử phạt vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc không xem xét trao tặng danh hiệu thi đua, khen thưởng.

Tháng 5-2024 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung từng nêu câu chuyện hơn 200.000 người bị treo quyền lợi bảo hiểm xã hội do doanh nghiệp phá sản, giải thể, chủ bỏ trốn…

Theo Bộ trưởng Dung, trường hợp nợ mới phát sinh được ghi nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội để tính quyền lợi.

Sau này nếu doanh nghiệp đóng bổ sung tiền nợ bảo hiểm xã hội sẽ tiếp tục ghi nhận, đảm bảo chế độ.

Nhắc lại chuyện Quốc hội từng đồng ý khoanh, xóa nợ thuế, ông Dung đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo Chính phủ để Chính phủ báo cáo Quốc hội cho phép xóa số nợ bảo hiểm xã hội trên bằng nguồn kết dư quỹ bảo hiểm xã hội và các nguồn dự trữ khác.

 

ĐỒNG NAI: LÀM RÕ VỤ 'XẺ THỊT' 2,5HA ĐẤT CÔNG, PHÂN LÔ HUYỆT MỘ BÁN LẤY TIỀN
Hà Mi

https://tuoitre.vn/dong-nai-lam-ro-vu-xe-thit-2-5ha-dat-cong-phan-lo-huyet-mo-ban-lay-tien-2024072413541701.htm

Ngày 24-7, tin từ UBND TP Biên Hòa (Đồng Nai) cho hay đang chỉ đạo xác minh vụ xẻ thịt 2,5ha đất công, chia huyệt mộ bán lấy tiền.

Theo đó, UBND TP Biên Hòa đã chỉ đạo các đơn vị liên quan vào cuộc xác minh một nhóm người "xẻ thịt" đất công tại phường Hóa An, phân lô, bán huyệt mộ để lấy tiền.

Như thông tin từ UBND TP Biên Hòa, báo chí phản ánh khu đất rộng hơn 2,5ha thuộc thửa đất số 447 và 364 (tờ bản đồ số 30) ở ấp An Hòa, phường Hóa An, TP Biên Hòa được quy hoạch đất ở đô thị, đất thương mại - dịch vụ, đất khu vui chơi - giải trí công cộng, đất giao thông. Khu đất này ngay cạnh nghĩa trang Hóa An cũ.

Tuy nhiên gần đây khu đất này bất ngờ mọc lên hàng trăm nhà mồ, vì một nhóm người "xà xẻo" đất công để bán huyệt mộ trái phép.

Trong đó mỗi nhà mồ có diện tích 15-20m2, cao 5-6m, được đổ trụ bê tông cốt thép kiên cố, mái lợp ngói. Còn các mộ phần có diện tích 4-8m2, xây dựng bình thường và không có mái che.

Tại khu đất trên có rất nhiều mộ phần đã hoàn thiện, chôn cất. Riêng hàng chục nhà mồ mới được xây dựng, chưa có người chôn cất.

Theo người dân địa phương, mỗi phần mộ được chào bán với giá 50-60 triệu đồng, nhà mồ được chào bán với giá 450-500 triệu đồng.

Lãnh đạo UBND TP Biên Hòa cũng yêu cầu UBND phường Hóa An với trách nhiệm quản lý địa phương phải rà soát nguồn gốc đất, quy hoạch và đề xuất hướng xử lý theo quy định, kể cả các tổ chức, cá nhân nếu có sai phạm.


XỬ LÝ 4 VỤ 16 BỊ CAN LIÊN QUAN ĐẾN TRANH CHẤP NGƯ TRƯỜNG Ở CÀ MAU

Thông tin về việc xử lý các vụ tranh chấp ngư trường trên vùng biển Cà Mau, đại diện Công an tỉnh Cà Mau cho biết đơn vị đã phối hợp tích cực với các đơn vị có liên quan xử lý quyết liệt.

Ngày 24-7, đại diện Công an tỉnh Cà Mau cho biết đến nay Công an tỉnh Cà Mau thụ lý 12 vụ với 20 bị can liên quan đến tranh chấp ngư trường. Hiện tại đã kết thúc điều tra 4 vụ với 16 bị can. Hai vụ không ra quyết định khởi tố vì không cấu thành tội phạm và 6 vụ đang tiếp tục điều tra.

Kết quả điều tra cho thấy nguyên nhân dẫn đến tranh chấp ngư trường xuất phát từ ba mâu thuẫn chính là mâu thuẫn giữa các ngư dân trong quá trình đánh bắt, mâu thuẫn giữa các tàu đánh bắt với nhau và mâu thuẫn giữa các ngành nghề đánh bắt như: ghe cào, ốc bẫy mực và lú quế.

Đại diện Công an tỉnh Cà Mau khẳng định không có tội phạm hoạt động có tổ chức trong các vụ tranh chấp ngư trường trên biển.

Các lực lượng công an, biên phòng, kiểm ngư trong thời gian tới sẽ phối hợp xử lý quyết liệt đối với các đối tượng tranh chấp ngư trường trên biển, gây mất an ninh trật tự.

 

LŨ CUỐN PHĂNG 3 CẦU TREO, MỘT XÃ Ở SƠN LA CÓ 6 NGƯỜI MẤT TÍCH

Đoàn Bổng

https://vietnamnet.vn/lu-cuon-phang-3-cau-treo-mot-xa-o-son-la-co-6-nguoi-mat-tich-2305123.html

Mưa lớn liên tục tại huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La) khiến nhiều nơi chìm trong biển nước. Nước lũ cuồn cuộn tại xã Chiềng Nơi đã cuốn đứt 3 cầu treo, làm 6 người mất tích.

Sáng 24/7, tại xã Chiềng Nơi (huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La) có mưa rất to, gây lũ lớn trên các suối. Theo số liệu của Đài khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc, lượng mưa tại Chiềng Nơi sáng nay đạt ngưỡng gần 200mm. 

Theo báo cáo nhanh của UBND xã Chiềng Nơi, mưa lũ đã cuốn trôi, làm 6 người mất tích, trong đó có 5 người ở bản Hua Pư và 1 người ở bản Pá Hốc. Đến 12h trưa nay, các lực lượng chức năng đã tìm thấy 2 thi thể trong số 6 người mất tích. 

Hai nạn nhân vừa được tìm thấy là mẹ con chị Giàng Thị D. và cháu Vàng A B. (cùng trú bản Hua Pư).  

Ngoài ra, mưa lũ tại xã Chiềng Nơi còn làm đổ sập 12 căn nhà của người dân, sạt lở tường của 1 trường tiểu học, cuốn trôi 3 cầu treo. Nhiều bản bị cô lập vì ngập úng; nhiều diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại.

Trước diễn biến phức tạp của mưa lũ, xã Chiềng Nơi đã huy động lực lượng "4 tại chỗ" tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ các hộ bị thiệt hại khắc phục hậu quả. Đồng thời, lực lượng chức năng hỗ trợ di chuyển những gia đình bị ngập, bị sạt lở đến nơi an toàn.

Trong hai ngày 23-24/7, tại tỉnh Sơn La xảy ra mưa lớn trên diện rộng. Hầu hết các huyện, thành phố của tỉnh đang hứng đợt mưa lớn, có nơi lượng mưa lên tới 300mm. 

Đài Khí tượng thủy văn khu vực Tây Bắc dự báo, trong 6 giờ tới, có nguy cơ xảy ra lũ quét trên các sông, suối nhỏ vùng núi và sạt lở đất trên sườn dốc ở các huyện của Sơn La. Đáng chú ý, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn có thể xảy ra sau khi hết mưa.

 

CỰU CỤC TRƯỞNG ĐĂNG KIỂM PHỦ NHẬN TRÁCH NHIỆM VỀ SỐ TIỀN NHẬN HỐI LỘ 40 TỶ ĐỒNG

Thanh Phương

https://vietnamnet.vn/cuu-cuc-truong-dang-kiem-phu-nhan-trach-nhiem-ve-so-tien-nhan-hoi-lo-40-ty-2305098.html

Trong phần xét hỏi, bị cáo Đặng Việt Hà bất ngờ phủ nhận trách nhiệm về số tiền 40 tỷ nhận hối lộ tại Cục Đăng kiểm, dù trước đó từng thừa nhận.

Sáng 24/7, phiên xét xử 254 bị cáo liên quan các sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TPHCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, tiếp tục với phần xét hỏi.

Trước đó, trả lời HĐXX, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam) nhận trách nhiệm với số tiền 40 tỷ nhận hối lộ tại Cục Đăng kiểm và hơn 8,5 tỷ đồng mà bị cáo hưởng lợi. 

Tuy nhiên, trong phần hỏi đáp với luật sư, bất ngờ bị cáo Hà “quay xe”, chỉ nhận trách nhiệm với vai trò người đứng đầu và số tiền hơn 8,5 tỷ đồng mà cá nhân hưởng. Liên quan tới 40 tỷ đồng mà VKS cáo buộc phải chịu trách nhiệm chung, bị cáo không đồng ý vì lý do “không chỉ đạo cấp dưới nhận hối lộ”.

Về việc sau khi lên làm Cục trưởng thay ông Trần Kỳ Hình, bị cáo tổ chức cuộc họp để đòi lợi ích cao nhất, ông Hà trần tình rằng do "cần phải tìm hiểu nhiều đơn vị, trong đó có làm việc với Phòng kiểm định xe cơ giới".  

Theo ông Hà, do là người đứng đầu, bị cáo chịu trách nhiệm về các hoạt động của Cục Đăng kiểm, nhất là vấn đề phòng, chống tham nhũng; bị cáo không đòi hỏi cũng như đưa ra bất cứ yêu cầu về quyền lợi riêng nào.

“Ngay khi giữ chức Cục trưởng, bị cáo đã thiết lập đường dây nóng, có lịch tiếp công dân hàng tuần để nhận phản ánh của người dân về các hiện tượng tiêu cực. 

Bị cáo còn chỉ đạo xây dựng hệ thống phần mềm, cải cách và sửa đổi phần mềm kiểm định xe cơ giới nhằm bịt lỗ hổng về an ninh, đảm bảo về an toàn thông tin, vừa giúp cho doanh nghiệp vừa chống tiêu cực. Cục cũng cung cấp toàn bộ các cơ sở dữ liệu này cho Cục CSGT để phục vụ cho tuần tra, kiểm soát; cung cấp cho 63 Sở GTVT trên toàn quốc để cùng hỗ trợ, giám sát việc chống tiêu cực ở các Trung tâm đăng kiểm địa phương”, bị cáo Hà trần tình.

Trái ngược với lời khai của cựu Cục trưởng Đặng Việt Hà, bị cáo Trần Anh Quân (cựu Quyền Trưởng phòng kiểm định xe cơ giới) khẳng định, sau khi ông Hà lên làm Cục trưởng đã tổ chức cuộc họp, yêu cầu cấp dưới cho mình được hưởng lợi ích cao nhất. 

Theo bị cáo Quân, trong cuộc họp có các bị cáo Đặng Trần Khanh, Trịnh Bình Dương (cùng là cựu Phó phòng kiểm định xe cơ giới) dự và nghe yêu cầu từ ông Hà.

"Vì vậy, sau khi thống nhất với các đăng kiểm viên, bị cáo đã “cắt lại” chi cho ông Hà 400 ngàn đồng/hồ sơ thẩm định đạt" - lời bị cáo Quân.

 

 

No comments:

Post a Comment