Saturday, July 20, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 20 tháng 07 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Trump 'điện đàm rất tốt đẹp' với Zelenskyy của Ukraine, cam kết chấm dứt chiến tranh

Đảng Cộng hòa suy tính xem ai có thể sẽ thay thế ông Biden

Philippines ‘sẵn sàng’ đàm phán với Việt Nam về tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên biển 

Học giả Philippines: ‘Bắc Kinh muốn khuất phục Manila’ trên Biển Đông

Philippines ‘sẵn sàng’ đàm phán với Việt Nam về tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên biển 

Đại sứ Knapper gửi thông điệp chia buồn, tôn vinh di sản của Tổng bí thư Trọng trong quan hệ Mỹ-Việt

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, ‘người đốt lò vĩ đại’, qua đời

Nguồn tin Reuters: Việc gây quỹ cho Biden tạm dừng, tiền quyên góp trong tháng 7 giảm mạnh

Nữ Mật vụ bảo vệ ông Trump có phải là người Nga?

Những điều cần biết về các xạ thủ bắn tỉa của Mật vụ Mỹ

Học giả Philippines: ‘Bắc Kinh muốn khuất phục Manila’ trên Biển Đông

Tòa án Nga kết án tù phóng viên Mỹ Gershkovich 16 năm về tội gián điệp

 

RFA

Dấu ấn hay di sản trong sự nghiệp của ông Nguyễn Phú Trọng?

Hàng loạt chương trình công cộng bị hoãn sau thông báo về tình hình sức khỏe của TBT Nguyễn Phú Trọng

Công nhân Yupoong ở Đồng Nai đình công sang ngày thứ hai

Nguyên cán bộ Phòng Tài Nguyên- Môi trường TP Phú Quốc bị bắt

Cựu chủ tịch Hội Nông dân huyện bị bắt sau sáu năm trốn truy nã

Sự ra đi của ông Trọng ảnh hưởng đến tương lai chính trị Việt Nam như thế nào?

Nguyễn Phú Trọng phải điều trị bệnh, Tô Lâm chiếm lợi thế làm Tổng bí thư nhiệm kỳ tới

Bộ Chính Trị “phá lệ” thông báo tình hình sức khỏe Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng?

TGĐ Công ty Quốc Cường Gia Lai bị bắt do dính líu vụ án cao su

Tòa tuyên án vụ buôn lậu vàng từ Campuchia về Việt Nam

Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần

CIVICUS: Việt Nam không nương tay với giới hoạt động bất chấp bị LHQ xem xét về nhân quyền

Các tổ chức môi trường quốc tế chỉ trích Nhật Bản cho Việt Nam vay tiền khai thác khí đốt

Hãng xe điện BYD của Trung Quốc công bố kế hoạch đưa xe ồ ạt vào Việt Nam, đe dọa VinFast

Chủ tịch Đại hội đồng LHQ thăm Việt Nam

Vụ Việt Á tại Học viện Quân Y: tòa phúc thẩm giảm án cho các bị cáo

Hơn 250 người trong vụ án tại Cục Đăng kiểm Việt Nam ra hầu tòa

14 đăng kiểm viên tại Hà Nội nhận án tù do hối lộ

TBT Nguyễn Phú Trọng "đang điều trị tích cực", CTN Tô Lâm thay mặt điều hành các cơ quan Đảng

BBC

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra như thế nào?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ngoại giao cây tre', 'Đốt lò' và quyền lực

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng muốn được Tổng thống Obama đón như thế nào?

TRỰC TIẾP,Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: nhìn lại sự nghiệp, cập nhật thông tin, phản ứng các nước

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'Ông Tập không tự ái', 'Chán đảng, khô Đoàn' và những phát biểu khác

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần: Cuộc đời - Sự nghiệp - Di sản

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và di sản chưa hoàn tất cho Đảng Cộng sản Việt Nam

Vụ 6 người Việt chết ở Bangkok: Thi thể cặp vợ chồng được nhận về

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: tình hình sức khỏe, sự nghiệp xây dựng đảng và ‘đốt lò’

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng yếu đến mức nào mà Chủ tịch nước Tô Lâm phải điều hành Đảng?

CEO Quốc Cường Gia Lai Nguyễn Thị Như Loan bị bắt

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điều trị bệnh, ông Tô Lâm điều hành Đảng

Việt Nam

Vụ 6 người Việt chết ở Bangkok: Những gì được biết cho đến nay

Việt Nam nộp đệ trình Ranh giới thềm lục địa mở rộng ở khu vực giữa Biển Đông

Bà Bùi Thị Minh Hoài làm bí thư Thành ủy Hà Nội

6 người Việt chết trong khách sạn 5 sao ở thủ đô Bangkok

Tập đoàn của tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani 'có kế hoạch xây cảng ở Đà Nẵng'

Người Việt Nam trong bức tranh toàn cảnh vượt biển vào Anh

Thủ tướng Hun Manet bác thông tin cho công ty taxi điện Việt Nam hoạt động tại Campuchia

VinFast hoãn mở nhà máy ở Mỹ thêm 3 năm, hạ mục tiêu bán hàng

Tăng tốc phát triển kinh tế dựa trên công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy kinh tế tư nhân

Sư Thích Minh Tuệ 'xuất hiện trở lại' và 'khỏe mạnh'

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Lào và Campuchia, điều gì đáng chú ý?

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân bị bắt 'liên quan vụ ông Lưu Bình Nhưỡng'

RFI

Tổng bí thư ĐCS Việt Nam Nguyễn Phú Trọng từ trần : Quốc tế chia buồn với Việt Nam, Cuba tuyên bố quốc tang

Bảo vệ tư tưởng đảng, chống tham nhũng : Hai di sản dang dở của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biểu tình trước sứ quán Mỹ ở Matxcơva để phản đối việc các kênh YouTube của Nga bị chặn

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Marc Hervieux, người không biết mình có giọng tenor trữ tình

 Mỹ: Tổng thống Biden dường như dự tính rút khỏi cuộc đua vào Nhà Trắng

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng từ trần

Pháp: Chủ tịch Hạ Viện Yaël Braun-Pivet tái đắc cử, liên minh cánh tả phản đối

Để vuột mất chức chủ tịch Hạ Viện Pháp, liên đảng cánh tả càng khó đoạt chiếc ghế thủ tướng

Giải pháp nào cho tình trạng bế tắc của chính trường Pháp ?

Bầu cử tổng thống Mỹ: Trump hứa hẹn một “chiến thắng đáng kinh ngạc”

Donald Trump giành được sự ủng hộ của Silicon Valley như thế nào?

Anh - Pháp tăng cường hợp tác quốc phòng và quản lý di dân bất hợp pháp

Bắc Triều Tiên: Kim Jong-un thảo luận về hợp tác quân sự với thứ trưởng Quốc Phòng Nga

Đảng Cộng Sản Trung Quốc thông qua hàng loạt cải cách

Hàng không thế giới bị xáo trộn vì sự cố tin học toàn cầu

Thời tiết: « Báo động đỏ » nắng nóng ở đông và nam Âu

Micheline Ostermeyer : Nghệ sĩ dương cầm trên sân vận động Olympic

Việt Nam: Chủ tịch nước Tô Lâm thay tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng điều hành Đảng

(Reuters) - Lần đầu tiên một tàu sân bay Ý hoạt động ở Biển Đông. Ngày 18/07/2024, chuẩn đô đốc Hải Quân Ý Giancarlo Ciappina cho biết tàu sân bay Cavour, hiện neo đậu ở cảng Darwin, phía bắc Úc, sắp đi qua Biển Đông để đến Philippines tham gia cuộc tập trận đa quốc gia Pitch Black. Ý cử hơn 20 chiến dấu cơ tham gia cuộc tập trận có từ năm 1983 do Úc tổ chức và quy tụ 20 nước, trong đó có Mỹ, Anh, Nhật Bản, Philippines và Papua New-Guinea. Đây là lần đầu tiên một tầu sân bay của Ý tham gia thao dượt quân sự, nhưng chủ yếu là hoạt động nhân đạo, phẫu thuật cho bệnh nhi ở Manila và không có ý định tuần tra vì tự do hàng hải ở Biển Đông.

(AFP) - Tổng thống Ukraina được mời phát biểu trước nội các Anh. Phiên họp bất thường của nội các Anh diễn ra ngày 19/07/2024. Ông Volodymyr Zelensky là lãnh đạo nước ngoài đầu tiên kể từ năm 1997 phát biểu trực tiếp trước các bộ trưởng Anh. Nhân dịp này, tổng thống Ukraina và thủ tướng Anh Keir Starmer ký một thỏa thuận nhằm tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng của hai nước. Thỏa thuận này giúp Kiev tiếp cận được ngân sách 3,5 tỉ bảng Anh để hỗ trợ cho các lực lượng vũ trang Ukraina và giúp doanh nghiệp hai nước đầu tư để đổi mới và tăng cường sản suất thiết bị quân sự và vũ khí.

(AFP) - Bangladesh: Hàng chục người thiệt mạng trong vụ đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát. Theo giới chức Bangladesh, tính đến ngày hôm nay, 19/07/2024, đã có ít nhất 50 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương, các tòa nhà chính phủ đã bị đốt cháy và mạng Internet bị cắt sau những cuộc biểu tình nổ ra kể từ đầu tháng 7 nhằm yêu cầu thay đổi hạn ngạch tuyển công chức. Hơn một nửa số người được tuyển dụng vào các vị trí này không được chọn dựa trên thành tích, mà theo các ưu tiên như ưu tiên phụ nữ, người khuyết tật và người đến từ các vùng kém phát triển, v.v. Nhưng khía cạnh gây tranh cãi nhất của các quy định này là có tới 30% vị trí công chức được dành cho con cái của những người đấu tranh cho nền độc lập của Bangladesh vào năm 1971. Những sinh viên biểu tình cho rằng các quy định này chỉ có lợi cho những người theo phe của thủ tướng Sheikh Hasina.

(Reuters) - Nga không loại trừ việc triển khai tên lửa hạt nhân để đáp trả kế hoạch Mỹ triển khai vũ khí tầm xa tại Đức. Hôm qua, 18/07/2024, khi được hỏi về kế hoạch triển khai tên lửa của Mỹ, thứ trưởng Ngoại Giao Nga Sergei Ryabkov cho biết Matxcơva đang thảo luận các phương án để phản ứng hiệu quả nhất trước hành động của Mỹ và Nga “không loại trừ bất cứ lựa chọn nào” kể cả việc triển khai tên lửa hạt nhân. Cũng theo ông Ryabkov, việc phòng thủ vùng Kaliningrad của Nga, lãnh thổ nằm giữa hai thành viên NATO là Ba Lan và Litva, là trọng tâm đặc biệt và Matxcơva “quyết tâm làm mọi thứ cần thiết để đẩy lùi kế hoạch của những kẻ cố gắng khiêu khích.”

(AFP) - Mỹ mở đại sứ quán ở Vanuatu. Trong thông cáo ngày 18/07/2024, người phát ngôn bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Matthew Miller cho biết đại sứ quán ở thủ đô Port Vila « được xây dựng dựa trên nỗ lực của Mỹ nhằm cung cấp sự hiện diện ngoại giao nhiều hơn trong toàn khu vực », trên thực tế được cho là nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực quan trọng chiến lược Nam Thái Bình Dương. Đầu tháng 7, lãnh đạo của quần đảo Salomon và đảo quốc Vanuatu đã được tiếp đón long trọng ở Bắc Kinh. Trung Quốc còn xây tặng « phủ tổng thống » cho Vanuatu.

(AFP) - Pháp : Một sĩ quan cảnh sát bị tấn công bằng dao. Vụ tấn công diễn ra tối qua, 18/07/2024, gần đại lộ Champs-Elysées. Kẻ tấn công sau đó đã bị bắn chết. Ngoài ra theo văn phòng công tố, người đàn ông này bị nghi ngờ đã giết một cậu bé 16 tuổi trong một căn hộ ở Courbevoie trước khi tấn công. Theo gia đinh của nghi phạm, anh ta có vấn đề về tâm lý và đã trốn khỏi bệnh viện tâm thần.

(RFI) - Hàn Quốc thông qua quyết định mang tính lịch sử ủng hộ người thuộc cộng đồng LGBT+. Tòa Tối Cao Hàn Quốc hôm 18/07/2024 đã ra phán quyết khẳng định những cặp đội đồng tính cũng được hưởng bảo hiểm y tế như các cặp đôi khác. Quyết định này của tư pháp được xem là để bảo đảm công bằng cho các cặp đôi bất kể giới tính. Hàn Quốc cho đến nay vẫn chưa công nhận hôn nhân đồng giới, cũng chưa có những đạo luật rõ ràng để chống phân biệt đối xử, dù là phân biệt giới tính, xu hướng tính dục, nguồn gốc xã hội hay tôn giáo.

(Yonhap) - Sau 22 ngày « tạm ngưng », Bắc Triều Tiên lại thả bóng rác sang Hàn Quốc. Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân (JCS) tại Seoul hôm thứ Năm 18/07/2024 cho biết vụ Bình Nhưỡng thả hơn 200 bóng rác hôm qua là để đáp trả việc các tổ chức của những người Bắc Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc gửi truyền đơn chống Bình Nhưỡng. Hôm nay 19/07, quân đội Hàn Quốc thông báo tiếp tục sử dụng loa phát thanh đặt dọc biên giới hai miền để phát đi các thông điệp tuyên truyền thống Bình Nhưỡng.

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BẢY 20.07.2024

1.ÔNG NGUYỄN PHÚ TRỌNG QUA ĐỜI

Tổng Bí thư  đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng đã qua đời lúc 13 giờ 38 phút ngày 19 tháng 7 năm 2024 tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Ông Trọng chết chỉ một ngày sau khi Bộ Chính trị ra thông báo về việc ông phải tập trung chữa bệnh và việc điều hành đảng do cựu tướng công an, Chủ tịch nước Tô Lâm đảm nhiệm.

Cuối năm 2023 và đầu năm 2024, ông Nguyễn Phú Trọng liên tục vắng mặt trong các sự kiện quan trọng của đảng và Nhà nước. Đương sự cũng không thấy xuất hiện suốt hơn một tháng nay. Lần cuối ông xuất hiện trước công chúng là vào ngày 20/6 khi tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin đến Hà Nội.

Từ sau lần bị cho là đột quỵ năm 2019 khi đi công tác tại Kiên Giang, sức khỏe của ông luôn là đề tài bàn tán của công luận. Ban lãnh đạo đảng cộng sản cũng như truyền thông quốc doanh luôn im lặng trước thông tin này.

Ông Nguyễn Phú Trọng sinh ngày 14.4.1944, là người có “bề dày công tác” nhất so với các lãnh đạo cộng sản khác, với hơn một phần tư thế kỷ nắm giữ các chức vụ quan trọng. Là ủy viên Bộ Chính trị từ năm 1997 và làm Bí thư Thành ủy Hà Nội từ cuối 2000, kinh qua các vị trí Chủ tịch Quốc hội, Tổng bí thư ĐCSVN và từng giữ cả chức Chủ tịch nước từ năm 2018 đến năm 2021.

Giới hoạt động nhân quyền cho rằng, ông Trọng là người đã góp phần hoàn thiện chế độ công an trị ở Việt Nam và là kẻ thù của tự do.

Hiện chưa có thông báo về việc tổ chức quốc tang đối với ông Trọng.


2.CIVICUS RA BẢN PHÚC TRÌNH CÁO BUỘC VIỆT NAM GIA TĂNG ĐÀN ÁP NHÂN QUYỀN

Liên minh Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) hôm 18.7 công bố bản phúc trình lên án Việt Nam gia tăng đàn áp nhân quyền. Bản phúc trình có đoạn viết, Việt Nam đã thực hiện “những nỗ lực có hệ thống nhằm bịt miệng những người bảo vệ nhân quyền, nhà báo và blogger, bao gồm cả việc bỏ tù họ theo điều luật an ninh quốc gia, hạn chế quyền tự do đi lại của họ cũng như tra tấn và đối xử tệ bạc khi giam giữ.”

Tổ chức này cũng đưa ra những bằng chứng cáo buộc nhà nước Việt Nam kiểm soát các phương tiện truyền thông xã hội, đàn áp quyền lập hội và quyền tự do biểu đạt.

Liên minh Xã hội Dân sự Toàn cầu (CIVICUS) là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế, một liên minh toàn cầu nhằm tăng cường hành động của công dân và xã hội dân sự trên toàn thế giới.

Tổ chức này liên tục xếp Việt Nam vào nhóm các quốc gia và vùng lãnh thổ có không gian “đóng” với xã hội dân sự.

 

VNThoibao

Diễn ĐànTin mới

VNTB – Có thật Sherine Chong là người hạ độc 5 người gốc Việt ở Thái Lan rồi tự tử?

VNTB – Xác thực bằng dữ liệu sinh trắc học: Cần cẩn trọng trước những bước đi không thể đảo ngược. 

VNTB – Suất “quốc tang”

VNTB – Phan Quốc Việt và nhiều quan chức học viện Quân y lại được giảm án tù

VNTB – Quyền lực và bao dung

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

20/07/1881: Tù trưởng Sitting Bull đầu hàng quân đội Mỹ

Sức khỏe của Biden sẽ không gây nguy hiểm cho nước Mỹ

 

Báo Tiếng Dân

Thấy thằng Cả, thương quá19/07/2024

 

Thuy My

 

Thanh Hằng - Lịch sử sẽ ghi tên cụ, một người cộng sản chân chính

Mạnh Kim - Ông Trọng

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 19.07.2024

Mai Quốc Ấn - Có những người đã lưu dấu vào lịch sử

Nguyễn Đình Bổn - Người đốt lò qua đời, nhưng lò vẫn cháy ?

Nguyễn Thông - Chuyện mồ mả (2)

Dương Quốc Chính - Triệu người vui, triệu người buồn

Lưu Trọng Văn - Từ giờ ông đã là người của lịch sử

Tạ Duy Anh - Mấy lời về ông

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Giật mình nhớ lại 20/07/2024

Bàn tiếp vấn đề “Cần tách môn Văn học ra khỏi môn Tiếng Việt” 20/07/2024

Cách chấm thi môn Ngữ văn 19/07/2024

Làm sao để “Mọi việc đều tốt đẹp. Mọi người đều hạnh phúc”? 19/07/2024

Chủ nghĩa Dân túy: tác nhân phá vỡ một nền chính trị tốt đẹp! 19/07/2024

Phát biểu của Tổng thống Zelenskyi nhân Ngày Nhà nước Ukraine 19/07/2024

‘Dự án 2025’ và lựa chọn của cử tri Mỹ 18/07/2024

Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 17/7/2024 18/07/2024

Tay ám sát và gã độc tài 18/07/2024

Đôi điều về “Hiện tượng HOANGCHIBAO” 18/07/2024

Công nghệ cao: Mỹ và Liên Âu đã giúp Trung Quốc cất cánh? 17/07/2024

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BỘ CÔNG AN KHÁM XÉT NHÀ CỦA TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY QUỐC CƯỜNG GIA LAI

Đàm Đệ/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/bo-cong-an-kham-xet-nha-cua-tong-giam-doc-cong-ty-quoc-cuong-gia-lai-post1486823.html

Xe biển xanh cùng hàng chục cảnh sát xuất hiện trước nhà bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM.

Sáng 19/7, lực lượng của Bộ Công an cùng VKSND Tối cao phối hợp cùng Công an TP.HCM tiến hành khám xét nhà riêng của bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty Quốc Cường Gia Lai, tại đường Trần Quốc Thảo, quận 3.

Hiện trường xung quanh biệt thự của gia đình bà Loan bị lực lượng chức năng phong tỏa, còn bên trong cán bộ công an, VKSND đang tiến hành làm việc. Việc khám xét này được đưa ra trong quá trình mở rộng điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.

Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM. Tính đến nay có ít nhất 16 người bị khởi tố về nhiều tội danh liên quan đến vụ án. Mới đây nhất, Bộ Công an đã khởi tố 3 người, nguyên là lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và bà Nguyễn Thị Hồng, nguyên Phó trưởng Ban Chỉ đạo 9, nguyên Phó chủ tịch UBND TP.HCM.

 

KHỞI TỐ THÊM 4 BỊ CAN VỤ ÁN LIÊN QUAN QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI BẮC NINH

Bảo Khánh/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-them-4-bi-can-vu-an-lien-quan-quan-ly-dat-dai-tai-bac-ninh-post1487010.html

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh khởi tố thêm 4 bị can trong vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại huyện Gia Bình (Bắc Ninh). Trước đó, cơ quan công an đã khởi tố 11 bị can khác.

Ngày 19/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết trong quá trình mở rộng điều tra vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại thị trấn Gia Bình, huyện Gia Bình, đơn vị đã ra các quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc và áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú với 4 bị can gồm: Nguyễn Kim Thoại (SN 1963), Nguyễn Xuân Trung (SN 1983), Nguyễn Xuân Nghi (SN 1952) và Nguyễn Quang Kiên (SN 1979), cùng ở huyện Gia Bình. Các bị can trên bị khởi về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Khoản 3, Điều 356 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bắc Ninh đã khởi tố 11 bị can khác cùng vềtội danh trên.

Cơ quan công an xác định trong thời gian năm 2009-2018, các bị can đã có hành vi giao đất trái quy định của pháp luật.

 

BẮT TẠM GIAM TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP QUỐC CƯỜNG GIA LAI

Cổng TTĐT Bộ Công an

https://lifestyle.znews.vn/bat-tam-giam-tong-giam-doc-cong-ty-cp-quoc-cuong-gia-lai-post1487029.html

Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai, trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam và các đơn vị liên quan.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu) đang điều tra vụ án “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị liên quan.

Mở rộng điều tra vụ án, ngày 18/7/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh bắt bị can để tạm giam, Lệnh khám xét đối với Nguyễn Thị Như Loan, Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí quy định tại khoản 3 Điều 219 Bộ luật Hình sự. Cùng ngày 18/7/2024, sau khi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 5) phê chuẩn các Quyết định và Lệnh nêu trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tổ chức thi hành theo đúng quy định pháp luật.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang củng cố tài liệu, chứng cứ đối với sai phạm của các bị can đã khởi tố, đồng thời, tiếp tục mở rộng điều tra vụ án, làm rõ các sai phạm khác của Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai và các đơn vị, cá nhân có liên quan, áp dụng các biện pháp theo luật định để thu hồi triệt để tài sản cho Nhà nước.

 

BẮT TẠM GIAM NGUYÊN CÁN BỘ PHÒNG TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TP PHÚ QUỐC

Trần Tuyên/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/bat-tam-giam-nguyen-can-bo-phong-tai-nguyen-va-moi-truong-tp-phu-quoc-post1472618.html

Nguyên cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) Phù Chí Hòa vừa bị bắt tạm giam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 19/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố, bắt tạm giam đối với ông Phù Chí Hòa(44 tuổi, ngụ xã Dương Tơ, TP Phú Quốc).

Ông Phù Chí Hoà bị khởi tố, bắt tạm giam vì có liên quan đến việc mở rộng điều tra vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra từ năm 2017 tại huyện Phú Quốc (nay là TP Phú Quốc) do Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh thụ lý. Lúc đó, ông Hòa là tổ phó Tổ văn phòng thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) huyện Phú Quốc.

Theo kết quả điều tra, trong thời gian công tác, năm 2018, bị can Hoà được giao nhiệm vụ xác minh làm rõ nguồn gốc và quá trình sử dụng các thửa đất tại ấp 2, xã Cửa Cạn, TP Phú Quốc.

Từ đó, Hoà tham mưu cho lãnh đạo Phòng TN&MT ký văn bản tham mưu UBND huyện Phú Quốc cấp 2 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cá nhân là đất có nguồn gốc do UBND xã Cửa Cạn quản lý, dẫn đến thiệt hại hơn 21 tỷ đồng.

Đây được xem là động thái mới nhất liên quan đến vụ ông Võ Duy Phong - nguyên công chức địa chính xã và Hà Việt Hùng - nguyên Phó chủ tịch UBND xã Cửa Cạn bị công an khởi tố vào ngày 7/1.

Vụ án đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

 

HĐXX THÔNG BÁO ĐẶC BIỆT ĐẾN 120 BỊ CÁO TẠI NGOẠI TRONG VỤ ÁN ĐĂNG KIỂM

Thanh Phương/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/hdxx-thong-bao-dac-biet-den-120-bi-cao-tai-ngoai-trong-vu-an-dang-kiem-post1486969.html

Bước vào ngày xét xử thứ 2 đối với đại án đăng kiểm, chủ tọa Huỳnh Văn Trực thông báo trong phần xét hỏi, các bị cáo tại ngoại phải có mặt tại tòa, nếu vắng mặt coi như vắng mặt không lý do.

Sáng 19/7, TAND TP.HCM tiếp tục phiên xét xử đối với 254 bị cáo liên quan các sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng.

Do số lượng bị cáo quá đông, phải mất hơn một ngày phần thủ tục và thẩm tra lý lịch đối với các bị cáo mới hoàn tất. Trước khi đại diện VKS công bố cáo trạng, chủ tọa phiên tòa Huỳnh Văn Trực thông báo trong phần xét hỏi, mỗi ngày HĐXX sẽ tiến hành thẩm vấn đối với 15-30 bị cáo. Do hiện tại, phần lớn các bị cáo đang ở hội trường Trại tạm giam Chí Hòa (T30) nên khi thẩm vấn, HĐXX sẽ có danh sách cụ thể gửi cho trại giam để dẫn giải đến tòa.

HĐXX lưu ý trong phần xét hỏi, các bị cáo tại ngoại và luật sư bào chữa phải có mặt tại tòa. Nếu các bị cáo vắng mặt, coi như vắng mặt không lý do và nếu luật sư vắng mặt, HĐXX cũng xem như không tham gia phần xét hỏi.

Đồng thời, HĐXX thông báo kết thúc phần xét hỏi đối với nhóm tội danh nào, sẽ tiến hành tranh luận đối với nhóm tội danh đó. Nếu luật sư vắng mặt, HĐXX sẽ không quay lại phần tranh luận. Theo cáo trạng của VKS, tính đến thời điểm tháng 2/2023, trên cả nước có 280 trung tâm đăng kiểm, gồm: 20 trung tâm khối V trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam, 64 trung tâm khối S thuộc Sở Giao thông vận tải các tỉnh/thành phố và 196 trung tâm khối D là khối tư nhân.

Tại TP.HCM có 5 trung tâm khối V và 2 chi nhánh, 3 trung tâm khối S, 9 trung tâm khối D.

103 bị cáo bị xét xử tội nhận hối lộ

Gần 2 năm trước, trong các ngày 26 và 28/10/2022, khi đang thực hiện nhiệm vụ, tổ công tác của Phòng Cảnh sát giao thông Công an TP.HCM phát hiện 2 ôtô có dấu hiệu cơi nới thành, thùng xe nên dừng phương tiện để kiểm tra.

Kết quả cho thấy số đo kích thước thành, thùng xe trùng khớp với số đo trong Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện xe cơ giới đường bộ (Giấy chứng nhận kiểm định). Tuy nhiên, kích thước này lại sai lệch so với số đo theo thông số kỹ thuật của xe trên cơ sở dữ liệu Cục Đăng kiểm Việt Nam. Do đó, kết quả này được chuyển đến cơ quan điều tra để xác minh, làm rõ. Từ dấu hiệu tội phạm nói trên, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP.HCM tiến hành điều tra, xác định hành vi phạm tội có tổ chức xuyên suốt từ Cục Đăng kiểm Việt Nam đến các trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới, chi cục đăng kiểm phương tiện thủy nội địa tại TP.HCM và các địa phương trên cả nước.

Từ đó, cơ quan điều tra khởi tố 254 bị can về 11 tội danh, trong đó có nhiều bị can bị khởi tố 2-3 tội.

Trong đó, 2 bị cáo là cựu Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam Đặng Việt Hà và Trần Kỳ Hình cùng 101 đồng phạm bị xét xử về tội nhận hối lộ theo Khoản 4 Điều 354 BLHS có khung hình phạt lên đến tử hình. Ngoài ra, ông Trần Kỳ Hình bị xét xử tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Có 133 bị cáo đang bị tạm giam, 120 bị cáo tại ngoại và 1 bị cáo đang bị truy nã được đưa ra xét xử vắng mặt.

 

CẢNH SÁT THUỘC BỘ CÔNG AN CÓ MẶT Ở NHÀ CEO QUỐC CƯỜNG GIA LAI

Trịnh Nguyễn.

https://lifestyle.znews.vn/canh-sat-thuoc-bo-cong-an-co-mat-o-nha-ceo-quoc-cuong-gia-lai-post1486824.html

Hàng chục cảnh sát thuộc Bộ Công an đang có mặt tại nhà của bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM.

Theo Báo Pháp luật TP.HCM, khoảng 9h ngày 19/7, hàng chục cảnh sát Bộ Công an và VKS có mặt tại căn biệt thự màu trắng của gia đình bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Quốc Cường Gia Lai, trên đường Trần Quốc Thảo, quận 3, TP.HCM.

Bên ngoài, nhiều xe công vụ biển xanh của Bộ Công an dừng đậu bên đường. Phía trong, cảnh sát làm việc.

Theo Báo Dân Trí, sáng 19/7, nhiều xe cùng lực lượng thuộc Bộ Công an có mặt tại một tòa nhà ở số 26 Trần Quốc Thảo, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TPHCM. Địa chỉ này được đăng ký là nhà riêng của bà Nguyễn Thị Như Loan, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Quốc Cường Gia Lai.

Theo ghi nhận của phóng viên Dân trí, khoảng 9h cùng ngày, xe biển xanh xuất hiện trước địa chỉ trên. Phía bên ngoài, có 1-2 chiến sĩ mặc sắc phục CSCĐ đi lại ở bên ngoài trụ sở. Một lúc sau, họ tiến vào bên trong tòa nhà này. Theo nguồn tin của phóng viên, động thái này được đưa ra trong quá trình mở rộng sai phạm xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, Công ty Cao su Bà Rịa, Công ty Cao su Đồng Nai, Bộ Tài nguyên và Môi trường, cùng các đơn vị liên quan. Trong đó có sai phạm tại dự án khu đất 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TPHCM.

Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai có tiền thân là Xí nghiệp Tư doanh Quốc Cường do bà Nguyễn Thị Như Loan (SN 1960, quê Bình Định) sáng lập từ năm 1994. Đến năm 2007, công ty chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai với vốn điều lệ là 259 tỷ đồng.

Công ty hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, phát triển, kinh doanh bất động sản, thủy điện và trồng cây cao su.

Thời gian gần đây, công ty này vướng ồn ào liên quan dàn cựu lãnh đạo ngành cao su bị khởi tố do bị cáo buộc liên quan sai phạm tại dự án 39-39B Bến Vân Đồn, quận 4, TPHCM. Tuy nhiên, bà Loan khẳng định với Dân trí rằng Quốc Cường Gia Lai không liên quan đến Tập đoàn Cao su.

Đến 10h cùng ngày, cảnh sát vẫn đang có mặt trong và ngoài tòa nhà để thực hiện công tác nghiệp vụ.

 

VỤ ÁN CỤC ĐĂNG KIỂM: QUYỀN TRƯỞNG PHÒNG KIỂM ĐỊNH XE CƠ GIỚI NHẬN HỐI LỘ NHIỀU NHẤT

Đan Thuần

https://tuoitre.vn/vu-an-cuc-dang-kiem-quyen-truong-phong-kiem-dinh-xe-co-gioi-nhan-hoi-lo-nhieu-nhat-2024071918101834.htm

Cựu cục trưởng Đặng Việt Hà là người giữ chức vụ cao nhất tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, bị cáo buộc hưởng lợi 8,5 tỉ đồng từ tiền hối lộ. Tuy nhiên, ông Hà chưa phải là người nhận hối lộ nhiều nhất.

Ngày 19-7, TAND TP.HCM tiếp tục xét xử vụ tiêu cực xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm, chi cục đăng kiểm tại TP.HCM và các địa phương khác.

Theo đó, đến khoảng 9h30, hội đồng xét xử đã hoàn tất việc thẩm tra lý lịch của bị cáo, bị hại trong vụ án.

Sau đó, đại diện Viện KSND TP.HCM bắt đầu công bố bản cáo trạng dài 341 trang. Đến chiều cùng ngày, phiên xử kết thúc và sẽ tiếp tục vào thứ hai (22-7).

Theo cáo trạng, ông Trần Kỳ Hình (cựu cục trưởng Cục Đăng kiểm) được xác định nhận tiền hối lộ với tổng số tiền hơn 7 tỉ đồng.

Còn ông Đặng Việt Hà (cựu cục trưởng - sau khi ông Hình về hưu) phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi "nhận hối lộ" với tổng số tiền là 40,3 tỉ đồng. Trong đó cá nhân ông này được xác định hưởng lợi 8,5 tỉ đồng.

Tuy nhiên, ở Cục Đăng kiểm, người hưởng lợi bất chính nhiều nhất từ tiền nhận hối lộ không phải là 2 cựu cục trưởng trên, mà là ông Trần Anh Quân.

Cáo trạng xác định ông Quân khi lên giữ chức vụ quyền trưởng phòng kiểm định xe cơ giới (phòng VAR) Cục Đăng kiểm Việt Nam, đã cùng lãnh đạo và đăng kiểm viên phòng VAR thống nhất để các đăng kiểm viên nhận tiền của các công ty thiết kế do mình thẩm định, rồi "chia chác" cho nhau.

Đặc biệt, sau khi ông Đặng Việt Hà yêu cầu phải chia số tiền nhận được từ việc thẩm định hồ sơ thiết kế cho ông Hà cao nhất, ông Trần Anh Quân đã truyền đạt ý kiến này cho thành viên phòng VAR.

Phòng VAR đã cùng nhau thống nhất chia số tiền mà các đăng kiểm viên nhận được cho ông Đặng Việt Hà cao nhất, rồi đến Trần Anh Quân và các phó trưởng phòng. 

Trong đó, Trần Anh Quân được hưởng số tiền 400.000 đồng/hồ sơ thẩm định đạt.

Kết quả điều tra xác định trong thời gian từ ngày 1-3-2019 đến ngày 30-9-2022, đăng kiểm viên phòng VAR đã nhận số tiền hối lộ để thẩm định đạt hồ sơ thiết kế cải tạo của 16 công ty là 60,5 tỉ đồng, nên Trần Anh Quân phải chịu trách nhiệm hình sự đối với toàn bộ số tiền này.

Ngoài ra trong quá trình thẩm định hồ sơ, kiểm tra đánh giá, cấp phép đủ điều kiện cho Trung tâm đăng kiểm 50-19D, Trần Anh Quân đã nhận hối lộ số tiền hơn 220 triệu đồng.

Do đó bị cáo Trần Anh Quân phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi "nhận hối lộ" với tổng số tiền là 60,7 tỉ đồng. Trong đó, cá nhân bị cáo Trần Anh Quân hưởng lợi số tiền 11,7 tỉ đồng.

 

QUỐC CƯỜNG GIA LAI MUA ĐỨT DỰ ÁN 39-39B BẾN VÂN ĐỒN RA SAO?

Ái Nhân

https://tuoitre.vn/cong-ty-quoc-cuong-gia-lai-co-duoc-mua-du-an-39-39b-ben-van-don-20240719141308216.htm

Năm 2013 Công ty CP Quốc Cường Gia Lai đã mua 100% vốn góp của chủ đầu tư dự án 39-39B Bến Vân Đồn, trong khi bên bán đã bị cơ quan điều tra bắt trước đó.

Sáng 19-7, cơ quan điều tra đến làm việc tại nhà bà Nguyễn Thị Như Loan (tổng giám đốc Công ty CP Quốc Cường Gia Lai) từ việc mở rộng điều tra liên quan dự án tại 39-39B Bến Vân Đồn, phường 12, quận 4, TP.HCM.

Mua 100% vốn dự án 39-39B Bến Vân Đồn

Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán nhà nước ngày 30-5, bà Loan khẳng định năm 2013 Quốc Cường Gia Lai đã ký hợp đồng (thương vụ này hoàn tất vào tháng 9-2014) với Công ty CP Đầu tư và Thương mại Việt Tín (Công ty Việt Tín), do ông Đặng Phước Dừa làm đại diện để mua lại 100% vốn của Công ty TNHH Phú Việt Tín (chủ đầu tư dự án 39-39B Bến Vân Đồn).

Ông Dừa và bà Lê Y Linh là đại diện thực hiện việc chuyển nhượng vốn góp cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá hơn 464 tỉ đồng.

Phía Quốc Cường Gia Lai cũng khẳng định "chưa bao giờ làm việc, đàm phán trực tiếp với Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa liên quan đến việc nhận chuyển nhượng vốn góp này". 

Đồng thời trước khi thực hiện giao dịch, công ty đã nghiên cứu hồ sơ pháp lý Công ty Phú Việt Tín, cũng như hồ sơ pháp lý dự án đầy đủ và đúng quy định mới ký hợp đồng để nhận chuyển nhượng.

Dẫu vậy, điều lạ là với thương vụ trên Công ty Quốc Cường Gia Lai xem như đã mua đứt Công ty Phú Việt Tín cùng dự án 39-39B Bến Vân Đồn từ Công ty Việt Tín. Trong khi Công ty Phú Việt Tín là công ty 100% vốn nhà nước và khu đất dự án là đất công.

Đồng thời, bên chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai là ông Dừa và bà Linh đã bị khởi tố bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Cơ sở để Công ty Quốc Cường Gia Lai thực hiện thương vụ trên đang được cơ quan điều tra làm rõ, xử lý.

Dự án đất công chuyển "chủ" lòng vòng

Khu đất 39-39B (diện tích 6.202m) nguồn gốc sở hữu nhà nước do Tổng công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa thuộc Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam quản lý.

Tổng công ty Cao su Đồng Nai và Công ty Cao su Bà Rịa góp vốn (tỉ lệ lần lượt 72% và 28%) để lập ra Công ty TNHH Phú Việt Tín (doanh nghiệp 100% vốn nhà nước) để làm chủ đầu tư dự án thương mại, văn phòng, officetel và căn hộ trên khu đất.

Năm 2014, sau khi nộp tiền sử dụng đất hơn 186 tỉ đồng thì Công ty Phú Việt Tín được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Đây cũng là thời điểm Công ty Quốc Cường Gia Lai mua đứt dự án với giá 464 tỉ đồng.

Dù vậy, đến ngày 31-3-2017, Công ty Phú Việt Tín đã ký kết hợp đồng sáp nhập vào Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Phúc Nguyên thành Công ty TNHH đầu tư và phát triển bất động sản Nova Phúc Nguyên. Dự án trên khu đất được Công ty Nova Phúc Nguyên đầu tư thực hiện.

Năm 2021, Thanh tra Chính phủ chỉ ra việc Công ty Phú Việt Tín không lập dự án đầu tư là vi phạm quy định pháp luật. Đồng thời việc UBND TP có quyết định số 1366 thu hồi, giao đất và chỉ định Công ty Phú Việt Tín làm nhà đầu tư thực hiện dự án số 39-39B Bến Vân Đồn mà không thông qua đấu giá là không đúng với Luật Đất đai.

Ngay sau đó, Thanh tra Bộ Tài chính tiếp tục thanh tra việc thực hiện dự án trên khu đất này. Hồ sơ thanh tra được chuyển cho Cơ quan điều tra Bộ Công an.

Khởi tố hàng chục bị can về nhiều tội danh

Cơ quan điều tra Bộ Công an đã khởi tố, điều tra về sai phạm tại Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, Công ty Cao su Đồng Nai, Công ty Cao su Bà Rịa, Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng các đơn vị liên quan.

Đến nay cơ quan điều tra đã khởi tố hàng chục bị can thuộc các đơn vị trên về các tội danh vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ...

 

HOÃN XÉT XỬ VỤ GÂY THIỆT HẠI CHO NGÂN HÀNG HƠN 291 TỈ ĐỒNG

Chí Hạnh

https://tuoitre.vn/hoan-xet-xu-vu-gay-thiet-hai-cho-ngan-hang-hon-291-ti-dong-20240719111644648.htm

Tòa án nhân dân TP Cần Thơ ra quyết định hoãn xét xử vụ gây thiệt hại cho Agribank Cần Thơ hơn 291 tỉ đồng do luật sư vắng mặt và có đơn xin hoãn.

Sáng 19-7, Tòa án nhân dân TP Cần Thơ mở lại phiên xét xử sơ thẩm vụ án gây thiệt hại cho Agribank Cần Thơ hơn 291 tỉ đồng.

Các bị cáo bị truy tố tội "vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng" gồm Nguyễn Huỳnh Đạt Nhân - giám đốc Công ty TNHH MTV Nông thủy sản Tây Nam, Phạm Tường Thi - giám đốc Công ty TNHH Tân Tiến, Nguyễn Văn Đạt - nhân viên Công ty TNHH Tân Tiến; Lê Thanh Hải - nguyên giám đốc Agribank Cần Thơ, Trần Huy Liệu - nguyên phó giám đốc Agribank Cần Thơ và Bùi Tuấn Anh - nguyên trưởng phòng tín dụng Agribank Cần Thơ.

Phiên xét xử bị tạm hoãn do vắng mặt 2 luật sư bào chữa cho bị cáo Hải và Nhân. Trước đó, các luật sư cũng có đơn xin hoãn phiên tòa, đồng thời phiên tòa cũng vắng mặt người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, đại diện các cơ quan thẩm định giá… Hai bị cáo Nhân, Hải và đại diện viện kiểm sát cũng đề nghị hoãn. Dự kiến phiên tòa sẽ được đưa ra xét xử lại vào ngày 12-8.

Theo cáo trạng, Nhân, Hải, Liệu và Tuấn Anh đã lợi dụng quyết định số 63/2010 của Thủ tướng để bàn bạc, thống nhất cho Công ty Tây Nam vay vốn ưu đãi lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch đối với mặt hàng nông thủy sản.

Trong khi Công ty Tây Nam không thuộc đối tượng được ưu đãi, không có hợp đồng tiêu thụ nông sản và hợp đồng cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp với nông dân; chưa có tài sản đảm bảo thế chấp, dự án chưa được cấp phép xây dựng và chưa được phê duyệt…

Hải, Liệu, Tuấn Anh đã thống nhất, chấp thuận việc Nhân nâng khống giá trị tài sản đảm bảo để được vay vốn ưu đãi theo quyết định 63. Đồng thời chấp nhận để cho Nhân sử dụng sai mục đích vốn vay như mua bất động sản, trả nợ các khoản vay khác, chi trả giải phóng mặt bằng và gửi tiết kiệm lấy lãi.

Đặc biệt, trong đợt giải ngân lần đầu, Công ty Tây Nam không có tài sản đảm bảo cho khoản vay. Việc giải ngân không có hóa đơn, chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay… Hải, Liệu, Tuấn Anh không kiểm tra sau khi giải ngân, lập khống các biên bản kiểm tra sau khi cho vay để hợp thức hóa hồ sơ.

Từ năm 2012 đến 2015, Nhân, Hải, Liệu và Tuấn Anh đã thống nhất cho Nhân sử dụng các pháp nhân là Công ty Tây Nam, Đồng Bằng Xanh, Nam Bộ Cửu Long và các cá nhân Phan Duy Phương, Nguyễn Bửu Tâm lập khống hồ sơ, nâng khống giá trị tài sản đảm bảo để vay, sử dụng sai mục đích, gây thiệt hại cho Agribank hơn 291 tỉ đồng. Bị can Thi và Đạt bị cáo buộc giúp sức tích cực cho bị can Nhân.


 

No comments:

Post a Comment