Wednesday, July 10, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 10 tháng 07 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

InterNations: Việt Nam có chi phí phải chăng nhất đối với ngoại kiều trong số 53 nước

Quan chức NATO: Nga thiếu đạn, thiếu quân để mở cuộc tấn công lớn ở Ukraine

Tình báo Mỹ cho thấy Nga vẫn thích ông Trump đắc cử

Mỹ, đồng minh công bố cấp thêm hệ thống phòng không cho Ukraine  

InterNations: Việt Nam có chi phí phải chăng nhất đối với ngoại kiều trong số 53 nước

Tình báo Mỹ cho thấy Nga vẫn thích ông Trump đắc cử

TT Biden có bài phát biểu mạnh mẽ với NATO, nói rằng Ukraine sẽ ngăn chặn Putin 

TT Biden có bài phát biểu mạnh mẽ với NATO, nói rằng Ukraine sẽ ngăn chặn Putin 

Úc nói Trung Quốc hậu thuẫn nhóm tin tặc tấn công mạng

Úc nói Trung Quốc hậu thuẫn nhóm tin tặc tấn công mạng

RFA

CIVICUS đưa Thái Lan vào Danh sách Giám sát, đề cập đến vụ bắt ông Y Quynh Bdap

Công ty Cây xanh Công Minh thông thầu hằng trăm gói trị giá hàng ngàn tỷ đồng

Chi Cục Hải quan Cửa khẩu Xín Mần chuyển hàng cấm qua Trung Quốc

Hãng bia Heineken được duyệt đồ án trị giá gần 550 triệu USD tại Bà Rịa- Vũng Tàu

Hãng mì gói Acecook sẽ khởi động dự án đầu tư mới 87 triệu USD tại Bắc Việt Nam

Vụ Ciputra: khơi lại trách nhiệm người đứng đầu của ông Nguyễn Phú Trọng?

Bất cập trong dự án hiến đất mở rộng hẻm ở Quận 3, TPHCM

Việt Nam cần làm gì khi Philippines đệ trình thềm lục địa mở rộng?

Bắc Giang: phạt năm triệu đồng chủ tài khoản Facebook Thanh Văn vì đăng tin về bệnh bạch hầu

Vụ Tịnh Thất Bồng Lai: khởi tố Lê Thanh Nhất Nguyên thêm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Phú Yên, Trà Vinh: bắt chủ tịch xã và kế toán liên đoàn lao động tham ô hơn bốn tỷ đồng

Hà Nội: Gia đình Do Thái bị chủ quán cà phê đuổi vì "chỉ chào đón con người, mèo và chó"

Người biểu tình chống Luật đặc khu Trương Hữu Lộc được trả tự do sớm hai năm

11 tù nhân Thiên Chúa giáo hiện đang mất tích, ICC cảnh báo

Chiến hạm Hoa Kỳ đến Cam Ranh

Philippines và Nhật ký hiệp định phòng thủ nhằm ‘đối trọng’ lại Trung Quốc

Philippines muốn tăng cường hợp tác lúa gạo với Việt Nam để bảo đảm an ninh lương thực

Chủ tịch nước Tô Lâm thăm Lào, Campuchia trong chuyến xuất ngoại đầu tiên

Bắt giam trưởng quân sự xã tổ chức sử dụng ma túy tại phòng làm việc

BBC

Đại biểu Quốc hội Lê Thanh Vân bị bắt 'liên quan vụ ông Lưu Bình Nhưỡng'

Chú rể 40 tuổi đẹp trai chi 700.000 tệ cưới cô dâu Việt 18 tuổi gây bão mạng Đài Loan

Người Việt phẫu thuật thẩm mỹ cho tội phạm ở Philippines

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng liên tục vắng mặt trong nhiều sự kiện quan trọng

Hội nghị Trung ương Đảng 10: Bàn về nhân sự Đại hội 14, có gì chú ý?

Cây xanh Công Minh bị khởi tố, phanh phui cả hệ sinh thái, liên minh khắp cả nước

Tổ chức tôn giáo Mỹ: 11 tù nhân Kitô giáo Việt Nam mất tích

Đảng Dân chủ trông chờ vào Kamala Harris - nhưng liệu bà có thể đánh bại Trump?

Ủng hộ Palestine, chủ tiệm cà phê ở Hà Nội xua đuổi người Do Thái

Nhân mùa Euro 2024: Tại sao bóng đá?

'Mắt thần' Trung Quốc trong mỗi gia đình Việt Nam: Hệ lụy nào từ camera giám sát?

Ông Uông Văn Bân nhậm chức đại sứ Trung Quốc tại Campuchia, nói 'muốn tăng cường quan hệ sắt son'

Việt Nam

Thượng tọa Thích Chân Quang: khi ‘sư phụ’ trù đệ tử ‘đọa làm cầm thú’

Ông Nguyễn Phú Trọng nói gì với lực lượng công an ‘còn Đảng thì còn mình’?

Việt Nam để tuột mất hàng tỷ đô la đầu tư do thiếu ưu đãi

Việt Nam: Bộ Chính trị và vấn đề 'hồng' hơn 'chuyên'

Căn cứ quân sự Ream của Campuchia quan trọng thế nào nếu Việt Nam rơi vào xung đột quân sự? (bài 3)

Quốc tế kêu gọi Thái Lan không dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam

Trung Quốc đang làm gì tại căn cứ quân sự Ream của Campuchia? (bài 2)

Căn cứ Ream của Campuchia thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến nay? (bài 1)

Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt

Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’

Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông

Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo

RFI

Thượng đỉnh ở Washington : Ukraina hy vọng NATO hứa kết nạp trong tương lai

Trung Quốc lên án NATO gây bất ổn Châu Á-Thái Bình Dương

Khi trí tuệ nhân tạo và trí tuệ nhân loại được đặt lên bàn cân

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Thủ tướng Ấn Độ ca ngợi "niềm tin, tôn trọng lẫn nhau" trong mối quan hệ với Nga

Hai chiến hạm Mỹ thăm cảng Cam Ranh để thúc đẩy Quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện

Bất ổn chính trị vẫn là mối lo của các doanh nghiệp Pháp

Ấn Độ tiếp tục coi Nga như một chỗ dựa chính trong thế đối đầu với Trung Quốc

Thượng đỉnh Washington : Ukraina hết dần hy vọng gia nhập NATO

Nga không kích bệnh viện nhi Ukraina khiến ít nhất 41 thường dân thiệt mạng

Hội Đồng Bảo An họp khẩn sau vụ oanh kích bệnh viện nhi ở Ukraina

Trung Quốc và Belarus tập trận chung gần biên giới Ba Lan

EURO - 2024 : Pháp – Tây Ban Nha, hai phong cách chơi tranh một tấm vé chung kết

Bầu cử tổng thống Mỹ : Joe Biden giận dữ thách thức các nghị sĩ Dân Chủ hoài nghi

Thuê nhà mùa hè : nên đề phòng trò lừa đảo trên mạng

Bầu cử Hạ Viện: Cánh tả bất ngờ về đầu nhưng không đạt đa số tuyệt đối, Pháp có thể rơi vào bất định

Lần đầu tiên thủ tướng Ấn Độ đến thăm Nga kể từ khi chiến tranh Ukraina nổ ra

Bất ngờ thăm Trung Quốc, thủ tướng Hungary tuyên bố hành động vì « sứ mệnh hòa bình » cho Ukraina

Hậu bầu cử Quốc Hội Pháp: Nhức đầu với bài toán lập chính phủ mới

(AFP) – Liên Hiệp Quốc khẳng định trẻ em ở Gaza chết vì « nạn đói » do Israel gây ra. Trong thông cáo ngày 09/07/2024, mười chuyên gia độc lập của Liên Hiệp Quốc khẳng định « nạn đói do Israel cố tình gây ra cho người dân Palestine (ở dải Gaza) là một hình thức bạo lực diệt chủng ». Gần đây có thêm 3 em bị chết vì « suy dinh dưỡng » mà không được chăm sóc.

(AFP) – Úc báo động về « mối đe dọa thường trực » từ tin tặc Trung Quốc. Trong một tài liệu được công bố ngày 09/07/2024, cơ quan gián điệp mạng Úc Australian Signals Directorate nêu đích danh nhóm APT40, có liên quan đến Trung Quốc. Nhóm này « nhiều lần nhắm vào các mạng lưới của Úc, cũng như mạng của chính phủ và tư nhân trong khu vực », thường xuyên « tung phần mềm độc hại » phục vụ cho bộ Nội Vụ Trung Quốc hoặc chính quyền ở tỉnh Hải Nam.

(AFP) – Các nước Trung Á tập trận, không mời Nga và Trung Quốc. Khoảng 4.000 binh lính hải, lục, không quân của năm nước thuộc Liên Xô cũ gồm Kazakhstan, Kirghizstan, Uzbekistan, Tadjikistan và Azerbaïdjan (vùng Kavkaz) tham gia cuộc tập trận Birlestik-2024 (Đồng minh) từ ngày 09 đến 17/07/2024. Bộ Quốc Phòng Kazakhstan, nước chủ nhà, cho biết các lực lượng tập « giải phóng một hòn đảo bị những kẻ khủng bố chiếm đóng » và « tiến hành các hoạt động bảo đảm an ninh hàng hải và bảo vệ cơ sở hạ tầng ». Những nước này thường xuyên tập trận với Nga trong khuôn khổ Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO) hoặc với Trung Quốc trong khuôn khổ Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) nhưng lần này cả hai nước không được mời.

(Reuters) – La Habana phá vỡ âm mưu lén đưa vũ khí từ Mỹ vào Cuba. Ngày 08/07/2024, bộ Nội Vụ Cuba cho biết 32 người bị bắt giam sau 7 tháng điều tra về một âm mưu gây bất ổn cho chính phủ. Lần đầu tiên, Cuba nhắc đến vụ việc vào tháng 12/2023 khi cho biết bắt giữ một người đàn ông Cuba cư trú tại Mỹ đến quần đảo bằng jetski, mang theo súng, đạn dược và tìm cách chiêu dụ người khác thực hiện hành vi bạo lực. La Habana cáo buộc những người bị bắt có liên quan đến tổ chức La Nueva Nación Cubana, có trụ sở ở Hoa Kỳ, âm mưu tấn công Cuba từ đất Mỹ.

(AFP) – Olympic Paris 2024 : Chính phủ Pháp cho phép xây bến taxi bay. Nghị định được đăng trong Công Báo ngày 09/07/2024. Bến taxi bay chạy bằng điện được xây bên sông Seine, tại khu vực ga Austerlitz, phía đông Paris và được phép hoạt động trong thời gian diễn ra Thế Vận Hội. Tuy nhiên, bến « có thể sẽ được tiếp tục khai thác muộn nhất là đến ngày 31/12/2024 ». Đây là một bước tiến lớn cho thử nghiệm phương tiện tiên tiến được chờ đợi từ rất lâu này.

(Reuters) – Philippines bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc về việc tàu chiến của Philippines gây hại đến các rạn san hô trong khu vực. Thông báo được lực lượng đặc nhiệm Philippines đưa ra hôm nay, 09/07/2024 đồng thời tố cáo ngược lại Bắc Kinh « gây ra những thiệt hại không thể khắc phục được đối với san hô cũng như gây nguy hiểm cho môi trường sống tự nhiên và sinh kế của hàng nghìn ngư dân Philippines ». Trước đó vào hôm thứ Hai, bộ Tài Nguyên Trung Quốc đã nêu ra trong một báo cáo rằng các tàu chiến của Philippines đã « mắc cạn trái phép » trong một thời gian dài xung quanh bãi Cỏ Mây và đã làm tổn hại nghiêm trọng đến sự đa dạng của hệ sinh thái san hô tại đây.

(Amnesty International) - Tổ chức Ân Xá Quốc Tế kêu gọi Cuba thả những người biểu tình ngày 11/07/2021 đang bị giam giữ. Hôm nay, 09/07/2024, trên trang web chính thức, tổ chức này đã kêu gọi Cuba « trả tự do ngay lập tức và vô điều kiện cho tất cả những người bị giam giữ chỉ vì thực hiện quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa ». Theo số liệu chính thức, khoảng 500 người Cuba đã bị kết án lên tới 25 năm tù vì tham gia các cuộc biểu tình lịch sử vào ngày 11 và 12/07/2021, nhằm đòi thêm các quyền tự do và điều kiện sống tốt hơn. Tổ chức Ân Xá Quốc Tế cũng kêu gọi chính quyền nước này bãi bỏ các điều khoản của bộ luật Hình sự, được thông qua vào tháng 05/2022, « đi ngược lại các chuẩn mực về nhân quyền quốc tế, hình sự hóa các vấn đề bất đồng chính kiến ​​và hạn chế các quyền tự do ngôn luận và hội họp ôn hòa ». 

(AFP) – Nga : Hai nghệ sĩ nổi tiếng lãnh án tù vì chắp bút cho một vở kịch. Hôm qua, 08/07/2024, đạo diễn Evguénia Berkovitch, 39 tuổi và nhà viết kịch Svetlana Petriïtchouk, 44 tuổi đã bị kết án 6 năm tù vì tội « kích động khủng bố » sau khi cho ra mắt vở kịch « Finist, the Clear Falcon » vào năm 2020. Vở kịch kể về hành trình của những người phụ nữ Nga bị các thành viên trong tổ chức Nhà nước Hồi giáo Deach lừa kết hôn nhằm ép họ rời khỏi quê hương và gia nhập mạng lưới khủng bố. Khi mới ra mắt, vở kịch này đã được giới phê bình và công chúng đánh giá cao đồng thời nhận được giải thưởng « Mặt nạ vàng », giải thưởng danh giá nhất của sân khấu kịch Nga.

(AFP) – Hoa Kỳ tăng cường kiểm soát các giao dịch bất động sản được thực hiện gần các cơ sở quân sự. Hôm qua, 08/07/2024, bộ Tài Chính nước này cho biết đã bổ sung thêm khoảng 50 địa điểm vào danh sách những địa điểm mà bất cứ giao dịch bất động sản nào gần những nơi này đều sẽ phải chịu sự kiểm soát của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài tại Hoa Kỳ (CFIUS). Chính phủ Mỹ lo ngại rằng các nhà đầu tư nước ngoài có thể thuê hoặc mua một số lô đất cho phép họ thu thập thông tin tình báo hoặc theo dõi các hoạt động an ninh tại các cơ sở quân sự. 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ TƯ 10.07.2024

1/ 11 TÙ NHÂN THIÊN CHÚA GIÁO Ở VN ĐANG MẤT TÍCH

Mười một tù nhân là tín đồ Thiên chúa giáo người dân tộc thiểu số hiện đang mất tích, theo báo động của tổ chức Quan ngại Công giáo Quốc tế (ICC) có trụ sở tại Hoa Kỳ.

Tổ chức này đưa ra báo động nói trên vào ngày 8/7, với lời khẳng định là việc tù nhân tôn giáo của người dân tộc thiểu số đang mất tích cho thấy một vấn nạn lớn trong hệ thống pháp luật VN.

Những tù nhân Thiên chúa giáo hiện mất tích là những người bị kết án theo những cáo buộc liên quan đến “hoạt động tôn giáo” kể từ năm 2011. Trong số 11 người này, có 9 người bị kết án tù theo cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc” vì tham gia vào giáo hội Tin Lành Đề Ga và Đạo Hà Mòn. Cả hai giáo phái này đều bị bạo quyền Hà Nội đặt ra ngoài vòng pháp luật.

Toàn bộ 11 tù nhân nói trên đều là nam giới. Họ bị tuyên án vào những thời điểm khác nhau từ năm 2011 đến năm 2016. Tổng số năm tù cho họ là hơn 90 năm, nhưng hiện nơi họ thọ án là một bí mật, theo tổ chức ICC.

ICC nêu rõ danh tính của những tù nhân hiện được cho là mất tích gồm các ông Runh, A Kuin, A Tik, Run và Dinh Kuh theo đạo Hà Mòn. Ngoài ra các ông Ro Mah Pla, Siu Hlom, Rmah Bloanh và Rmah Khil thì theo Tin Lành Đề Ga. Những người này bị án “phá hoại chính sách đoàn kết dân tộc”. Hai ông Sung A Khua and Y Hriam Kpa bị án tù do “từ chối bỏ đạo”.

RFA

2/ NGƯỜI BIỂU TÌNH TRƯƠNG HỮU LỘC ĐƯỢC TRẢ TỰ DO SỚM 2 NĂM

Ông Trương Hữu Lộc, người hỗ trợ đoàn biểu tình chống hai dự luật Đặc khu Kinh tế và An ninh mạng ở Sài Gòn vào ngày 10/6 năm 2018, đã được trả tự do sớm hơn hai năm so với bản án 8 năm tù giam.

Ông Lộc 61 tuổi bị công an thành Hồ bắt giữ vào ngày 11/6 năm 2018, chỉ một ngày sau khi ông mua bánh mì và nước phát cho đoàn biểu tình, đồng thời trực tiếp kêu gọi người dân đứng lên tham gia việc phản đối hai dự luật đặc khu và an ninh mạng. Tuy nhiên ông bị chính thức truy tố từ ngày 14/6 với cáo buộc “phá rối an ninh”.

Hơn một năm sau, trong phiên tòa không có luật sư và không có sự tham dự của bạn bè cùng người thân, ông bị kết án 8 năm tù giam và 3 năm quản chế. Ông cho biết ban đầu ông dự định sẽ thuê luật sư nhưng phía công an nói trường hợp của ông không được tự ý thuê luật sư mà chỉ có thể xử dụng từ luật sư chỉ định nên ông từ chối.

Ngày 14/6 vừa qua, ông Lộc được đưa từ trại giam Châu Bình thuộc tỉnh Bến Tre về đồn công an phường 6 ở quận Tân Bình để làm việc về mức án quản chế, sau đó mới được trở về đoàn tụ với gia đình.

Trong 6 năm qua, ông Lộc bị giam hơn một năm ở trại tạm giam số 4 Phan Đăng Lưu. Sau khi bị từ chối quyền kháng án, ông bị chuyển đến trại giam Bố Lá gần hai tháng rồi tiếp đó là hơn bốn năm ở trại tù Gia Trung thuộc tỉnh Gia Lai.

Lý giải về việc ông được giảm 24 tháng tù, ông Lộc cho biết là mình nắm được những điểm yếu của đám cai tù. Ông cho biết là sự phản kháng dữ dội của ông đã khiến cho đám cai tù sợ hãi. Những sai phạm mà ông nói đến là tình trạng ăn hối lộ của đám cai tù trước khi được xét giảm án trong mỗi dịp ân xá.

Trước cuộc biểu tình rầm rộ với sự tham gia của hàng chục ngàn người ở Sài Gòn giữa tháng 6 năm 2018, ông Lộc là một người nổi tiếng ở thành phố Sài Gòn. Có lẽ vì thế mà ông không bị đánh đập hoặc tra tấn trong quá trình tạm giam.

Sau 6 năm bị tù đày, sức khỏe của ông Lộc suy giảm nhiều vì điều kiện hà khắc trong trại giam. Hiện ông đang bị cao huyết áp, thoái hóa cột sống và trầm cảm. Trong thời gian tới, ông sẽ tập trung vào việc chữa bệnh để phục hồi sức khỏe.

RFA

3/ BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG Ở KIEV BỊ NGA TẤN CÔNG TRỰC TIẾP

Một phái bộ nhân quyền của Liên Hiệp Quốc vào hôm qua 9/7 cho biết là bệnh viện nhi đồng chính ở thủ đô Kiev đã bị phi đạn của Nga đánh trúng trực tiếp trong loạt không kích vào các thành phố của Ukraine.

Người cầm đầu phái bộ Giám sát Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc tại Ukraine cho biết là các
phân tích từ các đoạn video và đánh giá thực địa xảy ra sau cuộc không kích cho thấy bệnh viện này bị tấn công trực tiếp chứ không phải bị đạn lạc từ hệ thống phòng không đánh chặn,

Cơ quan an ninh Ukraine cho biết họ có bằng chứng không thể chối cãi là bệnh viện nhi đồng này đã bị trúng phi đạn KH-101 của Nga trong loạt tấn công đẫm máu nhất trong nhiều tháng, đồng thời công bố hình ảnh về cái mà họ nói là mảnh vỡ của động cơ vũ khí.

Các nhân viên cứu hộ đã kết thúc hoạt động tại bệnh viện nhi đồng. Ở những nơi khác trong thủ đô Kiev, 5 thi thể được tìm thấy từ đống đổ nát của một tòa nhà có 12 người thiệt mạng,

Ông Zelenski đưa ra con số 38 người chết trong vụ tấn công vào hôm 8/7 và 190 người bị thương, mặc dù thống kê thương vong từ các địa điểm bị tấn công ở các vùng khác nhau đã nâng tổng số người chết lên ít nhất 41.

VOA

4/ QUÂN NGA ĐANG MẤT DẦN QUÂN CẢNG LỚN CRIMEA Ở HẮC HẢI

Tư lệnh hải quân Ukraine cho biết là hạm đội Hắc Hải của Nga đã buộc phải rút gần như toàn bộ chiến hạm thuộc diện sẵn sàng chiến đấu từ Crimea và đưa chúng tới nơi khác. Vị tư lệnh nói thêm là bộ tham mưu hải quân chính của Nga đang trở nên kém hiệu quả vì bị quân Ukraine tấn công liên tục.

Phó đô đốc Oleksiy Neizhpapa cho biết các cuộc tấn công bằng phi đạn và máy bay không người lái của Ukraine đã gây thiệt hại nặng nề cho căn cứ Sevastopol, một trung tâm chuyên sửa chữa, bảo trì, huấn luyện và cất trữ đạn dược của quân Nga.

Ukraine đã xử dụng các xuồng hải quân không người lái chở đầy chất nổ để tấn công các tàu Nga, đồng thời tấn công các cơ sở của hạm đội Nga và các mục tiêu quân sự khác trên bán đảo Crimea bằng phi đạn. Ông Neizhpapa cho biết là hầu như tất cả các tàu có khả năng sẵn sàng chiến đấu đã được quân Nga đưa đi khỏi căn cứ chính của hạm đội Hắc Hải.

Ông cho hay Ukraine đã tiêu diệt hoặc làm hư hại 27 chiến hạm Nga, trong đó có 5 chiếc bị hư hại do thủy lôi được máy bay không người lái của Ukraine thả gần vịnh Sevastopol. Dữ liệu giám sát do hải quân Ukraine tổng hợp, cho thấy tính đến ngày 27/6, có 10 chiến hạm Nga trú đóng ở Biển Azov so với không có tàu nào trong năm 2023.

VOA

VNThoibao

VNTB – 62 dân biểu và 8 nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi giữ Việt Nam trong danh sách kinh tế phi thị trường

VNTB – Nước ở châu thổ Cửu Long 

VNTB – Nguyễn Phú Trọng vắng mặt liên tục tại ba hội nghị trung ương quan trọng

VNTB – Của người phước ta

VNTB – Tiền đâu mà đổi xe?

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 10/07/2024

Thế giới hôm nay: 10/07/2024

09/07/1915: Đức đầu hàng và chuyển giao Tây Nam Phi

Báo Tiếng Dân

Có hay không cái khối đá trong hình?08/07/2024

Thuy My

Lê Xuân Nghĩa - Đánh vào bệnh viện Nhi Ukraina : Tội ác ghê tởm của Nga

Bùi Chí Vinh - Nhớ Hoàng Ngọc Tuấn

Mai Quang Hiền - Chín bài học kinh điển từ tổ sư Thích Chân vĩ đại

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 09.07.2024

Thọ Nguyễn - Điên ?

Võ Nhật Thủ - Khúc Thụy Du

Phúc Lai - Chủ quán cà phê : « Chúng tôi phục vụ chó mèo nhưng không phục vụ gia đình Do Thái »

Mai Quốc Ấn - Độc quyền ảnh hưởng

Nguyễn Thông - Chuyện sơ tán (1)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Việt Nam cần làm gì khi Philippines đệ trình thềm lục địa mở rộng? 10/07/2024

Hà Nội hành động: Việt Nam tăng cường mở rộng ở Trường Sa 10/07/2024

Công an khởi tố nhà báo Huy Đức sau hơn một tháng bắt giam 10/07/2024

Dân Pháp nói không với cực hữu: Cái tát cho RN (Đảng của bà Le Pen)(*) 10/07/2024

ASEAN cần chuẩn bị cho kịch bản xung đột vũ trang ở Biển Đông 09/07/2024

Chuyến công du ngoại giao của Putin tại Triều Tiên và Việt Nam 09/07/2024

Những chân trời xám xịt bao trùm chiến lược vùng xám Biển Đông của Bắc Kinh 09/07/2024

Liên kết khu vực gặp cản trở: Các mối đe dọa không gian mạng tại Châu Á-Thái Bình Dương 09/07/2024

Đọc luận án tiến sĩ của TT Thích Chân Quang 09/07/2024

Giới thiệu sách mới 08/07/2024

Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 8) 08/07/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BẮT CHI CỤC TRƯỞNG CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU XÍN MẦN

https://www.anninhthudo.vn/bat-chi-cuc-truong-chi-cuc-hai-quan-cua-khau-xin-man-post582336.antd

ANTD.VN - Công an tỉnh Hà Giang ngày 9-7 thông tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với 2 cán bộ là Chi cục trưởng và công chức Chi cục Hải quan cửa khẩu Xín Mần.

Theo đó Cơ quan CSĐT đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Tứ (SN 1974), Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu Xín Mần và Đinh Đức Minh (SN 1988, cán bộ Chi cục Hải quan Cửa khẩu Xín Mần), để điều tra về hành vi vận chuyển hàng cấm, theo quy định tại khoản 3, Điều 191 Bộ luật hình sự 2015.

Kết quả điều tra xác định: Từ năm 2021 đến ngày 7-4-2024, Nguyễn Tứ và Đinh Đức Minh thực hiện công tác giám sát hải quan đối với lô hàng thuốc lá điếu. Lợi dụng nhiệm vụ được giao, Tứ đã chỉ đạo Minh "tạo điều kiện" cho Mạch Đức Hải (SN 1980, trú tại TP Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh - cũng là bị can trong vụ án) cùng đồng bọn thực hiện hành vi vận chuyển hàng cấm là thuốc lá điếu thành phẩm, qua biên giới sang Trung Quốc.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hà Giang đã khởi tố vụ án, bắt tạm giam 7 bị can về tội vận chuyển hàng cấm. Vụ án đang được điều tra mở rộng.

 

KỊP THỜI CHO TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ BỊ KỶ LUẬT, SÀNG LỌC ĐỂ KHÔNG BỎ "SÓT" CÁN BỘ

https://www.anninhthudo.vn/kip-thoi-cho-tu-chuc-mien-nhiem-can-bo-bi-ky-luat-sang-loc-de-khong-bo-sot-can-bo-post582363.antd

ANTD.VN - Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, qua điều tra dư luận xã hội thì trên 83% đồng tình phải kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng…

Ngày 9-7, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt Quy định số 144-QĐ/TW về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới; Chỉ thị số 35- CT/TW về đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Chủ tịch nước Tô Lâm; Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Thường trực Ban Bí thư Lương Cường… tham dự. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu Nhà Quốc hội tới 15.644 điểm cầu trên toàn quốc với trên 1,28 triệu cán bộ, đảng viên tham dự.

Tại Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa quán triệt nội dung Quy định số 144-QĐ/TW “về chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới”, và hướng dẫn thực hiện Quy định.

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, tại Đại hội Đảng lần thứ XII của Đảng, lần đầu tiên đã đưa công tác xây dựng Đảng về đạo đức ngang hàng với xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng.

Đến Đại hội Đảng lần thứ XIII, một lần nữa Đảng nhấn mạnh phải đặc biệt coi trọng và đẩy mạnh hơn nữa xây dựng, chỉnh đốn Đảng toàn diện cả về chính trị, về tư tưởng, về đạo đức, về tổ chức và cán bộ, đây là tư duy rất mới.

Tuy nhiên, thời gian qua cũng còn một số bất cập như công tác giáo dục, quản lý, rèn luyện cán bộ, đảng viên ở một số nơi chưa được coi trọng, quan tâm đúng mức. Một bộ phận cán bộ, đảng viên chưa thực sự mẫu mực. Cá biệt có một bộ phận cán bộ, đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật, xử lý hình sự, trong đó có cả cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cao do Trung ương quản lý.

Đảng đã ban hành nhiều chủ trương, quyết sách rất quyết liệt thể hiện “không có vùng cấm”, “không có ngoại lệ”, nhằm đấu tranh ngăn chặn sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tình trạng tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết, khi Ban Tuyên giáo Trung ương điều tra dư luận xã hội thì trên 83% cán bộ, đảng viên, nhân dân khi được hỏi đều đồng tình phải kiên quyết xử lý nghiêm trách nhiệm chính trị của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực, địa bàn phân công, phụ trách.

Bên cạnh đó, phải kịp thời cho từ chức, miễn nhiệm, thay thế những cán bộ bị kỷ luật, năng lực hạn chế, uy tín giảm sút. Điều này thể hiện sự nghiêm minh, cũng như rất nhân văn, đưa việc "có lên có xuống, có vào, có ra" dần trở thành văn hóa, việc làm bình thường trong công tác cán bộ.

Từ thực tiễn đó, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, điều cốt lõi trong việc triển khai Quy định 144 là đẩy lùi mọi nguy cơ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ.

Quy định 144 quy định 5 chuẩn mực đạo đức cách mạng của cán bộ, đảng viên trong giai đoạn mới, gồm: Yêu nước, tôn trọng nhân dân, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc; bản lĩnh, đổi mới, sáng tạo, hội nhập; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; đoàn kết, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm; gương mẫu, khiêm tốn, tu dưỡng rèn luyện, học tập suốt đời.

Cũng tại hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng quán triệt nội dung chủ yếu của Chỉ thị số 35-CT/TW. Đây là văn bản hết sức quan trọng, định hướng rõ những quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu, yêu cầu và những nội dung cơ bản chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp để các cấp ủy, tổ chức đảng quán triệt, lãnh đạo, chỉ đạo, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện ở cấp mình; bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong toàn hệ thống chính trị.

Ông Lê Minh Hưng cho biết, Bộ Chính trị đặt ra 7 yêu cầu đối với công tác chuẩn bị và tiến hành đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030, như: nâng cao chất lượng văn kiện đại hội; công tác nhân sự phải bảo đảm sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện của Đảng, cấp ủy các cấp và đề cao vai trò, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và người đứng đầu theo quy định, bảo đảm sự đoàn kết, thống nhất cao, thận trọng từng bước, "làm đến đâu chắc đến đó"; cần có cơ chế, tiêu chí sàng lọc hiệu quả để không bỏ "sót" những người thật sự có đức, có tài...

 

NHẬN 14,4 TỶ ĐỒNG TỪ BÀ NGUYỄN THỊ THANH NHÀN, NHIỀU CÁN BỘ TẠI TPHCM HẦU TÒA

Thanh Phương

https://vietnamnet.vn/nhan-14-4-ty-dong-tu-ba-nguyen-thi-thanh-nhan-nhieu-can-bo-tai-tphcm-hau-toa-2300105.html

Được gợi ý "chung chi" từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, ông Dương Hoa Xô đã chỉ đạo cấp dưới tạo điều kiện để Công ty AIC trúng thầu, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 94,6 tỷ đồng.

TAND TPHCM hôm nay mở phiên xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty AIC), Trần Mạnh Hà (Phó tổng giám đốc AIC), Trần Đăng Tấn (Trưởng Văn phòng đại diện AIC tại TPHCM) về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” và “Đưa hối lộ”.

Các bị cáo khác là Dương Hoa Xô (cựu Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM) bị đưa ra xét xử về tội “Nhận hối lộ”; Trần Thị Bình Minh (cựu Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM) và Phan Tất Thắng (cựu Phó trưởng phòng Kinh tế, Sở Kế hoạch và Đầu tư) cùng về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

8 bị cáo còn lại trong vụ án bị xét xử về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 12/7, do thẩm phán Phạm Lương Toản (Chánh tòa hình sự) làm chủ tọa.

Các bị cáo Nhàn, Hà, Tấn cùng Đỗ Vân Trường (Tổng giám đốc Công ty cổ phần Mopha) đang bỏ trốn.

Trước khi mở phiên tòa, TAND TPHCM đã ban hành thông báo kêu gọi 4 bị cáo này ra đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng; hợp tác với các cơ quan tiến hành tố tụng để đảm bảo quyền bào chữa, quyền tự bào chữa. Tuy nhiên, cả 4 bị cáo này vẫn không ra trình diện. Như vậy, các bị cáo từ bỏ quyền tự bào chữa và sẽ bị xét xử vắng mặt.

Theo truy tố, tháng 7/2014, Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM được phê duyệt Dự án mua sắm trang thiết bị 12 phòng thí nghiệm.

Tháng 5/2015, Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp thiết bị cho dự án, chia làm 3 giai đoạn thực hiện. Theo đó, giai đoạn 1 có 7 gói thầu, trị giá 149 tỷ đồng; giai đoạn 2 có 6 gói thầu, trị giá khoảng 200 tỷ; giai đoạn 3 có 6 gói thầu, trị giá hơn 75 tỷ.

Trước đó, khoảng tháng 4/2014, ông Dương Hoa Xô gặp Nhàn tại lễ khánh thành Trung tâm nuôi cấy mô thực vật của Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM.

Tại đây, bà Nhàn đã gợi ý ông Hoa Xô tạo điều kiện cho Công ty AIC tham gia, trúng các gói thầu cung cấp thiết bị cho 12 phòng thí nghiệm và hứa sẽ “chung chi” để cảm ơn. Gợi ý này của bà Nhàn được ông Xô chấp thuận và chỉ đạo cho các thuộc cấp giúp cho AIC trúng thầu.

Sau đó, Nhàn chỉ đạo Hà, Tấn làm việc với từng cá nhân thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM, để đảm bảo cho AIC và các công ty do AIC chỉ định được trúng thầu như đã thỏa thuận.

Sau khi AIC trúng thầu, tháng 11/2016, theo chỉ đạo của bà Nhàn, Hà đã mang 2,5 tỷ đồng tới đưa cho ông Xô ngay tại phòng làm việc của ông này. Đến tháng 1/2017, Hà tiếp tục đưa thêm cho ông Xô 3,9 tỷ. 

Năm 2019, cũng theo chỉ đạo của bà Nhàn, Tấn đã 3 lần tới đưa 6 tỷ cho ông Xô. Tổng số tiền mà ông Xô nhận từ AIC lên tới 14,4 tỷ đồng.

Trong các lần đưa tiền, Hà và Tấn đều nói công ty cảm ơn, mong ông Xô tạo điều kiện cho tiếp tục thực hiện các gói thầu.

Sau khi nhận tiền, ông Xô đã chia lại cho Trần Thị Bình Minh 1 tỷ đồng; Nguyễn Đăng Quân (Phó giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TPHCM) 950 triệu; Nguyễn Viết Thạch (nguyên Trưởng Ban quản lý xây dựng đầu tư công trình thuộc Trung tâm) 1,1 tỷ.

Còn lại hơn 11 tỷ, ông Xô sử dụng vào mục đích cá nhân.

Việc thông thầu của ông Xô và thuộc cấp đã giúp AIC trúng 8 gói thầu, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 94,6 tỷ đồng.

Đến nay, ông Xô đã nộp lại 11,5 tỷ đồng, ông Quân nộp lại 700 triệu, ông Thạch nộp 200 triệu, bà Minh nộp 800 triệu để khắc phục hậu quả. 

Đối với hành vi sai phạm của bà Minh, cáo trạng xác định bà này biết rõ ông Xô tự ý phê duyệt điều chỉnh danh mục thiết bị, dự toán 4 gói thầu giai đoạn 1, tổ chức đấu thầu, ký hợp đồng, thanh toán tiền cho nhà thầu khi chưa trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh là trái quy định của pháp luật. Nhưng vì động cơ vụ lợi, bà Minh vẫn chỉ đạo ông Phan Tất Thắng đề xuất, phê duyệt điều chỉnh dự án không đúng quy định.

 

CẤM ĐẠI ĐỨC THÍCH NHUẬN ĐỨC THUYẾT GIẢNG VÔ THỜI HẠN, DƯỚI MỌI HÌNH THỨC

H.Sơn

https://congthuong.vn/cam-dai-duc-thich-nhuan-duc-thuyet-giang-vo-thoi-han-duoi-moi-hinh-thuc-331121.html

Đại đức Thích Nhuận Đức bị cấm thuyết giảng không thời hạn, dưới mọi hình thức vì những clip phát ngôn xúc phạm người dân tộc Khmer, gây dư luận bức xúc.

Chiều 9/7, tại chùa Candaransi (Q.3, TP.Hồ Chí Minh), chư tôn đức đại diện Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, Ban Tăng sự Trung ương, chư tôn đức lãnh đạo đặc trách hệ phái Nam tông Khmer cùng Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có buổi họp trao đổi, xem xét và thống nhất các biện pháp kỷ luật gia tăng đối với Đại đức Thích Nhuận Đức (ở tổ đình Hộ Pháp, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Vi phạm của Đại đức Thích Nhuận Đức được xác định có liên quan những video phát ngôn xúc phạm người đồng bào dân tộc Khmer năm 2023, gây bức xúc dư luận.

Sau khi thảo luận, xem xét vấn đề đã cùng thống nhất biện pháp kỷ luật gia tăng đối với người liên quan. Theo đó, các chư Tăng vân tập chánh điện tác pháp sám hối để Đại đức Thích Nhuận Đức chí thành bộc bạch ăn năn vì đã có lời nói và thái độ khiếm nhã đối với đồng bào Khmer trong một video năm 2023.

Tại chùa Candaransi, lãnh đạo Văn phòng II Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, chư vị giáo phẩm đặc trách các hệ phái đã thống nhất cấm Đại đức Thích Nhuận Đức thuyết giảng không thời hạn, dưới mọi hình thức. Đồng thời, Đại đức Thích Nhuận Đức phải thành tâm sám hối với Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam và hệ phái Phật giáo Nam tông Khmer, xin lỗi đồng bào và Phật tử Khmer.

Giáo hội cũng yêu cầu Đại đức Nhuận Đức thực hiện biệt chúng sám hối đúng Luật Phật chế định. Thời hạn thực hiện việc sám hối cũng sẽ được áp dụng không thời hạn cho đến khi Ban Thường trực Hội đồng Trị sự có chỉ đạo thay đổi biện pháp sám hối.

Việc giám sát Đại đức Thích Nhuận Đức thi hành kỷ luật được Giáo hội giao Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu và Ban Quản trị tổ đình Hộ Pháp chịu trách nhiệm.

Trước đó, Đại đức Thích Nhuận Đức đã có Thư sám hối và xin lỗi, trong khi đang chịu kỷ luật của Giáo hội vì các phát ngôn, nội dung thuyết giảng sai với tôn chỉ, giáo lý, giáo luật Phật giáo. Đại đức Thích Nhuận Đức được xác định đã vi phạm các quy tắc thuyết giảng của Ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, làm suy giảm niềm tin của xã hội đối với Phật giáo và Giáo hội.

 

HÔ BIẾN KEM ĐÁNH RĂNG TRẺ EM, MỸ PHẨM HẾT HẠN THÀNH HÀNG MỚI

Nguyễn Hiền

https://tuoitre.vn/ho-bien-kem-danh-rang-tre-em-my-pham-het-han-thanh-hang-moi-20240709205914555.htm

Hơn 50.000 sản phẩm bao gồm kem đánh răng trẻ em, mỹ phẩm hết hạn sử dụng đang được tẩy hạn sử dụng trên bao bì để dập hạn sử dụng mới đã bị thu giữ tại Hà Nội.

Chiều 9-7, đội quản lý thị trường số 22, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội phối hợp với đội cảnh sát kinh tế Công an quận Bắc Từ Liêm kiểm tra đột xuất 5 gian hàng kinh doanh tại khu vực đường Nguyễn Đình Tứ, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội.

Tại thời điểm kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện hơn 50.000 sản phẩm tương ứng với trên 20 tấn hàng hóa là mỹ phẩm, dầu gội, kem đánh răng trẻ em các nhãn hiệu ACLEAF Repair toner, OHBT, MAMACOS, O-ZONE... do nước ngoài sản xuất, có dấu hiệu hết hạn sử dụng.

Đặc biệt, lực lượng chức năng ghi nhận một lượng lớn hàng hóa là kem đánh răng trẻ em nhãn hiệu O-ZONE và nhiều mỹ phẩm đang được tẩy date cũ và in, dập date mới với hạn sử dụng vài năm so với hạn sử dụng đã hết trước đó.

Chủ hộ kinh doanh được xác định là ông Lại Vũ Thắng (36 tuổi), hộ khẩu thường trú số 58 ngõ 401 đường Xuân Đỉnh, phường Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm.

Làm việc với đoàn kiểm tra, chủ kinh doanh không xuất trình được hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của toàn bộ số hàng hóa tại cơ sở.

Hiện lực lượng chức năng đã tiến hành kiểm đếm và phân loại hàng hóa, lập hồ sơ xử lý theo quy định.

CỤC TRƯỞNG CỤC THI HÀNH ÁN DÂN SỰ TỈNH THỪA THIÊN HUẾ BỊ KỶ LUẬT

Nhật Linh

https://tuoitre.vn/cuc-truong-cuc-thi-hanh-an-dan-su-tinh-thua-thien-hue-bi-ky-luat-20240709183953339.htm

Ông Ngô Thanh Cường - cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế - bị kỷ luật khiển trách về mặt Đảng khi đã để xảy ra nhiều vi phạm trong quá trình điều hành cục này.

Ngày 9-7, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết vừa quyết định thi hành kỷ luật khiển trách ông Ngô Thanh Cường, bí thư chi bộ, cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh.

Trước đó Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã kiểm tra hoạt động thi hành án, tổ chức cán bộ, thực hiện quy tắc tập trung dân chủ tại cơ quan này.

Sau khi xem xét báo cáo kết quả của đoàn kiểm tra, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế nhận thấy: chi ủy chi bộ Cục Thi hành án dân sự tỉnh và các cá nhân được kiểm tra đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế làm việc của chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Lãnh đạo chi cục đã thiếu trách nhiệm trong tham mưu chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo để Cục Thi hành án dân sự tỉnh thực hiện không đúng nguyên tắc, quy định của Đảng, Nhà nước và của Tổng cục Thi hành án dân sự về công tác tiếp nhận, quy hoạch, điều động, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.

Ngoài ra, lãnh đạo chi cục còn thiếu trách nhiệm tham mưu chi bộ lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công; công tác kê khai, kiểm soát việc kê khai tài sản, thu nhập tại Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế.

Những vi phạm trên đã làm ảnh hưởng đến uy tín hoạt động của tổ chức đảng, ngành thi hành án dân sự, gây dư luận không tốt trong đội ngũ cán bộ, đảng viên đến mức phải xem xét, thi hành kỷ luật Đảng.

Trách nhiệm chính đối với những khuyết điểm, vi phạm nêu trên thuộc về chi ủy Cục Thi hành án dân sự tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025 và ông Ngô Thanh Cường - bí thư chi bộ, cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế.

Căn cứ vào những vi phạm nêu trên, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế quyết định thi hành kỷ luật khiển trách đối với cá nhân ông Ngô Thanh Cường.

Hai cấp dưới của ông Cường là phó cục trưởng cũng được kết luận có vi phạm nhưng chưa đến mức phải áp dụng hình thức kỷ luật nên đề nghị nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm.

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin, Cục Thi hành án dân sự tỉnh Thừa Thiên Huế đã bị Thanh tra Bộ Tư pháp chỉ ra hàng loạt sai phạm xảy ra trong năm 2021, 2022.

Trong đó có nhiều sai phạm về việc điều động, bổ nhiệm, tái bổ nhiệm cán bộ, thiếu sót trong kê khai tài sản, sử dụng tài sản công…


12 NĂM CHƯA LÀM XONG MỘT KM ĐƯỜNG

Phạm Linh

https://vnexpress.net/12-nam-chua-lam-xong-mot-km-duong-4767663.html

QUẢNG NGÃIĐược cho chủ trương từ 2012, đường Chu Văn An nối dài mới làm xong 150 m do năng lực chủ đầu tư yếu, và vướng mắc bồi thường.

Dự án đường Chu Văn An nối dài từ đường Hai Bà Trưng đến Hùng Vương và khu dân cư được UBND tỉnh Quảng Ngãi cho chủ trương năm 2012, cùng với dự án Khu dân cư phía Nam Hai Bà Trưng.

Hai dự án trên được thực hiện song song do tỉnh muốn làm Trung tâm hành chính bên sông Trà Khúc, nên cần quy hoạch Khu dân cư Nam Hai Bà Trưng để phục vụ tái định cư, và mở đường để giao thông thuận lợi, tạo quỹ đất.

Năm 2013, UBND TP Quảng Ngãi được tỉnh giao lập quy hoạch xây dựng 1/500 khu vực trên và thực hiện dự án. Tuy nhiên, hai năm sau, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi lại giao cho Công ty TNHH MTV Đầu tư Xây dựng và Kinh doanh Dịch vụ Quảng Ngãi (QISC) làm chủ đầu tư.

Đến năm 2016, tỉnh Quảng Ngãi phê duyệt quyết định đầu tư đường Chu Văn An nối dài và khu dân cư với tổng vốn hơn 300 tỷ đồng, dài 876 m. Ba năm sau, Chủ tịch UBND tỉnh đồng ý cho chủ đầu tư tách dự án thành hai phần: đoạn phía nam gần 500 m và khu dân cư một ha, tổng vốn gần 100 tỷ đồng; đoạn phía bắc dài 376 m và khu dân cư 6,7 ha, tổng vốn hơn 220 tỷ đồng, từ nguồn vốn quỹ đất.

Tuy nhiên, do thiếu nguồn lực nên chủ đầu chưa xây dựng đoạn phía nam. Đối với đoạn phía Bắc, QISC cũng chỉ thực hiện được một phần phần công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đến tháng 10/2020, Chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi lại chuyển giao vai trò chủ đầu tư từ QISC sang UBND TP Quảng Ngãi. Nhận bàn giao, chính quyền thành phố Quảng Ngãi giao nhà thầu thi công lớp nhựa đường 150 m. Sau đó, cơ quan này rà soát lại hồ sơ bồi thường, phát hiện có nhiều vướng mắc nên dừng.

Do thi công dang dở, đoạn đường Chu Văn An nối dài đã hoàn thành rộng 27 m. Tuy nhiên, khi đi vào khu dân cư mặt đường chỉ còn 3 m, tạo nút thắt cổ chai. Việc này đã hạn chế khả năng lưu thông từ cầu Thạch Bích (qua sông Trà Khúc) đến trung tâm thành phố Quảng Ngãi.

Theo UBND TP Quảng Ngãi, đến nay mới 56 trong 90 hộ đã nhận tiền bồi thường với tổng giá trị hơn 23,5 tỷ đồng. Nhiều hộ vướng mắc về hệ số hỗ trợ đất nông nghiệp; đơn giá nộp tiền sử dụng đất (quyết định giao đất không cùng thời điểm phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư)...

Kết luận của Thanh tra tỉnh Quảng Ngãi năm 2023 còn chỉ ra nhiều nguyên nhân khác khiến công trình chậm trễ như: dự án nằm trong đô thị, không xây dựng tái định cư riêng, nhưng quá trình thực hiện chủ đầu tư không phân định khu vực tái định cư tại chỗ, để tập trung xây dựng hạ tầng.

Thêm vào đó, công ty QISC trong vai trò chủ đầu tư bị xác định không có năng lực điều hành thực hiện dự án; không có chuyên môn trong việc lập phương án bồi thường, tái định cư dẫn đến nhiều sai phạm. Chủ đầu tư và các đơn vị liên quan cũng thiếu phối hợp, chưa quyết liệt trong triển khai dự án.

Kết luận thanh tra cũng khẳng định, việc chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi chuyển giao chủ đầu tư, từ UBND TP Quảng Ngãi sang công ty QISC lúc mới thực hiện dự án, là sai quy định. Do QISC không được quản lý, sử dụng vốn thuộc ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng công trình, khu dân cư.

Thanh tra đã đề nghị áp dụng biện pháp khắc phục sai phạm trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư để đảm bảo chính xác và tránh thất thoát ngân sách; đồng thời tổ chức kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các tổ chức, cá nhân liên quan.

Tương tự dự án đường Chu Văn An nối dài và khu dân cư, công trình Khu dân cư Nam Hai Bà Trưng đến nay cũng mới chỉ lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và thu hồi đối với 7 trên gần 11,5 ha. Còn dự án Trung tâm Hành chính tỉnh vẫn tiếp tục "treo" sau hơn 20 năm, khiến người dân bức xúc.

 

KHỞI TỐ CỰU CHỦ TỊCH UBND TP SÓC TRĂNG

Trần Tuyên/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-cuu-chu-tich-ubnd-tp-soc-trang-post1485237.html

Ông Võ Thanh Nhàn - cựu Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng - bị khởi tố vì đã có hành vi giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng.

Ngày 9/7, theo nguồn tin của VietNamNet, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cơ trú đối với ông Võ Thanh Nhàn (66 tuổi).

Ông Nhàn bị khởi tố vì đã có hành vi giao đất không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Hiện vụ việc được Cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ.

 

CHÁNH VĂN PHÒNG HĐND - UBND HUYỆN CHƯ PRÔNG BỊ KHAI TRỪ RA KHỎI ĐẢNG

Tiền Lê/Tiền Phong

https://znews.vn/chanh-van-phong-hdnd-ubnd-huyen-chu-prong-bi-khai-tru-ra-khoi-dang-post1485283.html

Ông Nguyễn Tiến Tạo - Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) bị khai trừ ra khỏi Đảng do liên quan tới vụ án sai phạm về bồi thường đất đai, hỗ trợ tái định cư tại dự án hồ chứa thủy lợi Ia Mơ.

Ngày 9/7, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Ủy ban Kiểm tra huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) đã công bố quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Tiến Tạo - Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Chư Prông, do liên quan tới vụ án sai phạm về bồi thường đất đai, hỗ trợ tái định cư tại dự án hồ chứa thủy lợi Ia Mơ.

Theo đó, thời điểm ông Tạo còn làm Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Chư Prông đã có sai phạm trong việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư thuộc công trình dự án hồ chứa nước Ia Mơ, bị Công an tỉnh Gia Lai khởi tố và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Gia Lai truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Cụ thể, năm 2016, với trách nhiệm là Phó trưởng Phòng TN&MT, ông Tạo có nhiệm vụ kiểm tra, thẩm định hồ sơ bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Tuy nhiên, ông Tạo đã không kiểm tra căn cứ thể hiện nguồn gốc đất, không kiểm tra điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất do Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ, nên không phát hiện ra các hồ sơ không đủ điều kiện được bồi thường, hỗ trợ. Việc này đã dẫn đến bồi thường sai quy định với tổng số tiền hơn 910 triệu đồng.

Liên quan đến vụ án này còn có 7 người khác bị truy tố với nhiều tội danh khác nhau.

Trong đó, Hà Ngọc Thẩn (sinh năm 1962, cựu Trưởng ban Đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Prông) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất” và “Sử dụng trái phép tài sản”; Nguyễn Thị Luyên (sinh năm 1984, kế toán của Ban Đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Prông) bị truy tố về tội “Tham ô tài sản” và “Sử dụng trái phép tài sản”; Rơ Lan Chim (sinh năm 1979, nguyên Chủ tịch UBND xã Ia Mơ), Nguyễn Ngọc Ánh (sinh năm 1986, chuyên viên Phòng TN&MT huyện Chư Prông) và Nguyễn Tiến Tạo (sinh năm 1981, nguyên Phó trưởng Phòng TN&MT huyện Chư Prông) cùng bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”; Bùi Đình Hiếu (sinh năm 1986, công chức địa chính xã Ia Mơ) và Quách Văn Lực (sinh năm 1987, nhân viên Ban Đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Prông) bị truy tố cùng về tội “Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất”; Trịnh Minh Hòa (sinh năm 1983, trú tại xã Ia Mơ) về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Được biết, các ông: Hà Ngọc Thẩn, Rơ Lan Chim, Nguyễn Ngọc Ánh và hai cựu nhân viên Ban Đền bù giải phóng mặt bằng huyện Chư Prông cũng đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.

 

KHỞI TỐ VỤ CHỈ HUY TRƯỞNG QUÂN SỰ XÃ SỬ DỤNG MA TÚY CÙNG NGƯỜI PHỤ NỮ

Tiền Lê

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-vu-chi-huy-truong-quan-su-xa-su-dung-ma-tuy-cung-nguoi-phu-nu-post1485227.html

Công an huyện Mang Yang đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Hữu Thọ (Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Đê Ar, huyện Mang Yang) để điều tra về hành vi "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".

Ngày 9/7, nguồn tin của Tiền Phong cho biết Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện Mang Yang (Gia Lai) đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 3 tháng đối với ông Nguyễn Hữu Thọ (34 tuổi, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự xã Đê Ar, huyện Mang Yang) để điều tra về hành vi "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".

Trước đó, khoảng 20h45 ngày 27/6, bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an huyện Mang Yang đã phối hợp với Viện kiểm Sát nhân dân huyện kiểm tra tại phòng làm việc của Ban Chỉ huy Quân sự xã Đê Ar, phát hiện và bắt quả tang đối tượng Thọ và N.T.T. có hành vi tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy. Tang vật thu giữ gồm một ít chất bột màu trắng trên đĩa sứ (Thọ khai là ma túy đá) và một số dụng cụ để sử dụng ma túy.

 

 

No comments:

Post a Comment