Đối Thoại Điểm Tin ngày 02
tháng 07 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Cảnh
sát Đài Loan bắt 64 người Việt tại ‘tiệc ma túy’
Công
an chưa lên tiếng về việc người nhà nộp đơn trình báo sư Thích Minh Tuệ mất
tích
Philippines
sẵn sàng thảo luận với Việt Nam về vấn đề Biển Đông
Nghịch lý Việt Nam: nhiều người không muốn tăng lương
Việt Nam rầm rộ
ra mắt đội quân trật tự trị an ở cơ sở
Tối cao Pháp viện
Mỹ phán quyết ông Trump hưởng quyền miễn tố theo nghĩa rộng
Tổng thống Hàn
Quốc sắp họp với giám đốc tình báo Mỹ về quan hệ Nga-Triều
Lãnh đạo Điền
kinh Thế giới thăm Ukraine và TT Zelenskyy khi Thế vận hội sắp diễn ra
Ukraine bác bỏ
tin đồn tăng cường quân đội gần Belarus mà Kremlin nói ‘đáng lo ngại’
Philippines lên
án Trung Quốc ‘dùng vũ lực trái phép’ ở Biển Đông
RFA
Dân
biểu California: Cần phóng thích sư Thích Minh Tuệ nếu ông đang bị giam giữ bất
công!
Bằng
tiến sĩ của sư Thích Chân Quang - siêu tốc, nặng mùi hương khói cúng dường
Philippines
nói sẵn sàng đàm phán vấn đề Biển Đông với Việt Nam
Các
tỉnh, thành Việt Nam đồng loạt ra mắt lực lượng an ninh cơ sở -cánh tay nối dài
của Bộ Công an
Ủy
ban nhân quyền Hạ viện Mỹ kêu gọi Việt Nam phóng thích ba nhà hoạt động
Sư
Thích Minh Tuệ mất tích gần 20 ngày: Gia đình trình báo công an
Đặt
camera quay lén: Đạo đức và an ninh xã hội xuống cấp?
Đối
phó với làn sóng xe điện Trung Quốc, ông Phạm Nhật Vượng lập công ty mua bán,
cho thuê xe điện
Sư
Thích Nhuận Đức tiếp tục sám hối vì dùng lời khiếm nhã với người Khmer
Việt
Nam sắp xây băng tải vận chuyển than đá từ Lào để đảm bảo an ninh năng lượng
Cựu
Giám đốc Công ty Thuận An được tại ngoại sau 13 năm bị tạm giam
11 cá nhân bị ngăn chặn giao dịch tài sản ở Khánh Hòa để phục vụ
công tác điều tra
Cựu
chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết sẽ hầu tòa ngày 22/7
Khánh
Hoà: vỡ đường ống nước sạch vượt biển, hàng ngàn hộ dân trên đảo thiếu nước
Công
an Bình Dương bắt nữ luật sư lừa tiền từ thân chủ
Nghệ
An: bắt nguyên giám đốc và kế toán trưởng Trung tâm điều dưỡng người có công
Vừa
thích cúng dường vừa thích tiến sĩ!
Việt
Nam là điểm đến lớn và là thị trường tiêu thụ ngà voi, sừng tê giác
BBC
Tiệc ma túy ở Đài
Loan, 64 người Việt bị bắt
Việt Nam nhận 15 tỷ
USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’
Philippines 'sẵn
sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông
Ông Hun Sen kêu gọi
cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo
Tại sao phụ huynh
Hàn Quốc tự nhốt mình trong phòng giam?
Ông Biden có thể bị
loại khỏi vị trí ứng viên đại diện Đảng Dân chủ trong trường hợp nào?
Bầu cử Pháp: Đảng
cực hữu ăn mừng vị trí dẫn đầu và tìm kiếm đa số
Đạo diễn Gia tài
của ngoại mang gia tài về cho ngoại
Ông Trump nhắm vào
chính sách nhập cư, nói ông Biden 'đưa những kẻ hiếp dâm và giết người tới Mỹ'
Cử tri lo ngại về
ông Biden: 'Tôi thấy thật tệ cho ông ấy và cho nước Mỹ'
Thủ tướng Phạm Minh
Chính thăm Hàn Quốc, có gì đáng chú ý?
Chết cùng nhau: Vì
sao cặp vợ chồng hạnh phúc lại quyết định ngừng sống?
‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’
Việt Nam bán ra hơn 5 tỷ USD, bình ổn tỷ giá được không?
Ông Nguyễn Văn Yên bị bắt: Ông Phan Đình Trạc có 'chịu
trách nhiệm người đứng đầu'?
Đối phó Trung Quốc trên Biển Đông: Việt Nam cần 'rõ ràng,
sòng phẳng' như Philippines?
Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ
xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'
Vietnam Airlines đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như thế nào?
Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ai thay ông Đinh Tiến Dũng?
Buôn người: Mỹ nâng hạng Việt Nam dù lo ngại 'sự đồng lõa
của quan chức chính phủ'
Người Việt Nam bị 'lừa' bởi hàng loạt sản phẩm dán nhãn
Hàn Quốc
Cựu Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên bị
bắt
Biển Đông: Va chạm tàu Trung Quốc ở Bãi Cỏ Mây, vì sao
tổng thống Philippines ‘chậm trễ’ lên tiếng?
Việt Nam và Campuchia còn là 'láng giềng đặc biệt' sau 57
năm thiết lập quan hệ ngoại giao?
Thủ tướng Hungary Viktor Orban lần đầu tiên đến Ukraina
Pháp : Các chính đảng tả hữu cố ngăn chận phe cực hữu lên nắm
quyền
Trung Quốc và Philippines có cuộc họp đầu tiên sau sự cố Bãi Cỏ
Mây
Trung Quốc khám xét « điện thoại thông minh », gia tăng
cuộc chiến chống gián điệp
Hungary mở điều tra nhắm vào một tổ chức chống tham nhũng
Bầu cử Quốc Hội Pháp vòng 1 : Đảng cực hữu, bài ngoại, thắng
lớn
Bầu cử Quốc Hội Pháp: Đảng bài ngoại dẫn đầu vòng 1, Liên Âu lo
lắng chờ đợi kết quả chung cuộc
Hungary bắt đầu nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu 6
tháng cuối năm 2024
Cực
hữu trước cửa quyền lực, di dân thành nạn nhân của một nước Pháp bị chia rẽ ?
Tại sao cử tri Pháp dồn phiếu cho hai đảng cực tả và
hữu ?
Ứng viên về thứ ba rút khỏi cuộc đua: Ẩn số lớn của vòng 2 bầu cử
Quốc Hội Pháp
Ukraina lo ngại nếu đảng cực hữu Pháp đạt đa số tuyệt đối tại Hạ
Viện
Thủ tướng Hungary, kẻ hay « bắt chẹt », giữ chức chủ
tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu
Mỹ : Tòa Án Tối Cao chuẩn bị ra phán quyết về quyền miễn trừ
của cựu tổng thống Donald Trump
EURO 2024: Đội tuyển Áo Lam và Những Con quỷ đỏ đối đầu trong vòng
loại trực tiếp 1/8
Barcelona muốn ngưng hẳn dịch vụ cho thuê nhà Airbnb
Bầu cử Quốc Hội Pháp vòng 1: Tỉ lệ cử tri tham gia được dự báo rất
cao
Bắc Triều Tiên tố cáo Mỹ - Nhật - Hàn lập một liên minh quân sự
tại châu Á
(AFP) -
Cuba và Hàn Quốc chuẩn bị mở đại sứ quán, 5 tháng sau khi đôi bên thiết lập quan hệ ngoại giao., Hôm
nay 01/07/2024, bộ Ngoại Giao Hàn Quốc cho AFP biết là các nhà ngoại giao của
Seoul đã đến La Habana từ ngày 14/06 và bắt đầu lập « văn phòng tạm
thời ». Bộ Ngoại Giao Hàn Quốc muốn mở cơ quan đại diện càng sớm càng tốt.
Về phía La Habana, bộ Ngoại Giao Cuba chưa hồi đáp yêu cầu bình luận của AFP.
La Habana vốn là môt đồng minh hiếm hoi của chế độ Bắc Triều Tiên.
(AFP) -
Từ Gaza, các chiến binh Palestine phóng 20 rốc-kết sang lãnh thổ Israel. Đạn pháo được phóng đi từ vùng
Khan Younes. Al-Qods, nhánh vũ trang của Jihad, nói rằng các vụ bắn đạn pháo là
để “đáp trả tội ác của kẻ thù Do Thái chống nhân dân Palestine”. Phòng không
Israel đã bắn được được một số đạn pháo, số còn lại rớt xuống miền nam Israel,
gần lãnh thổ Palestine. Đáp lại, hôm nay 01/07/2024, quân đội Israel oanh kích
vào các vị trí mà Al-Qods từ đó oanh kích Israel.
(AFP) -
Quảng cáo nhắm vào người dùng : Bruxelles tố cáo nền tảng Meta không tuân thủ
các quy định kỹ thuật số của Liên Hiệp Châu Âu. Ủy Ban Châu Âu hôm nay 01/07/2024 cho
biết mô hình quảng cáo theo đó Meta yêu cầu người dùng trả tiền để quảng cáo
không hiện lên khi họ truy cập mạng xã hội Facebook và Instagram là vi phạm quy
tắc thị trường công nghệ số (DMA) của Liên Âu. Meta có quyền tiếp cận hồ sơ và
hồi đáp bằng văn bản các kết luận điêu tra sơ bộ của Ủy Ban Châu Âu. Nếu Meta
không khắc phục, Ủy Ban Châu Âu sẽ đưa ra kết luận chính thức trước tháng
03/2025 và Meta có thể sẽ phải nộp phạt hơn 12 tỉ euro (10% doanh thu toàn
cầu).
(AFP) –
37 hiệp hội môi trường Pháp : Cực hữu cầm quyền là ‘‘thảm họa với
khí hậu’’. Mạng
lưới Réseau action climat (RAC), tập hợp 37 tổ chức môi trường, nhấn mạnh cực
hữu lên cầm quyền sẽ làm trầm trọng thêm việc sử dụng năng lượng hóa thạch tại
Pháp. Đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc không hề đặt mục tiêu trung hòa khí thải gây
hiệu ứng nhà kính vào năm 2050, bất chấp các khuyến cáo khoa học.
(AFP) -
Ấn Độ cải cách luật hình sự từ thời thực dân Anh : Nguy cơ quá tải hệ
thống tư pháp. Cải
tổ có hiệu lực từ hôm nay, 02/07/2024. Theo bộ trưởng Nội Vụ Ấn Độ, cuộc cải tổ
này cho phép Ấn Độ có được ‘‘hệ thống luật pháp hiện đại nhất thế giới’’. Luật
mới sẽ trừng phạt nặng hơn chẳng hạn các tội phạm tình dục. Tuy nhiên, nhiều
luật gia lo ngại cuộc cải tổ này sẽ làm hệ thống tư pháp hiện tại của Ấn Độ
thêm quá tải với việc gia tăng thêm từ 30 đến 40% số lượng chờ xét xử.
TIN TỨC: THỨ BA 02.07.2024
1/ NHÀ SƯ THÍCH MINH TUỆ MẤT TÍCH
HƠN 20 NGÀY
Sư Thích Minh Tuệ , tên
thật là Lê Anh Tú, đã mất tích hơn 20 ngày khiến gia đình lo lắng gửi đơn cho
công an các cấp nhờ tìm kiếm tung tích của ông.
Em trai của sư Minh Tuệ là
ông Lê Anh Thìn đã gửi đơn trình báo đến công an tỉnh Gia Lai. Lá thư cho biết
là công an đã di chuyển sư Thích Minh Tuệ vào tối ngày 12/6 để ổn định trật tự.
Tuy nhiên sau gần 20 ngày, gia đình hoàn toàn mất tin tức về ông.
Đây là lần mất tích thứ hai
của vị tu hành theo hạnh Đầu đà của Phật giáo. Lần thứ nhất là khi sư Minh Tuệ
và phái đoàn hơn 70 khất sĩ đi bộ hành từ bắc vào nam, nghỉ chân ở xã Hương Thọ
của thành phố Huế thì bị công an bố ráp vào rạng sáng ngày 3/6.
Sư Minh Tuệ bị đưa vào công
an tỉnh Gia Lai để làm căn cước công dân rồi bặt vô âm tín, còn các đồng tu
khác bị buộc trút y phấn tảo và đưa lên xe khách bỏ lại ở các địa phương khác. Ông
sau đó nhận căn cước công dân từ công an tỉnh Gia Lai và xuất hiện khất thực
trở lại ở quê nhà từ ngày 10/6, tuy nhiên ba ngày sau đó người dân không còn
thấy sư Minh Tuệ đâu nữa.
Một nhà quan sát về Phật
giáo ở trong nước đưa ra nhận xét là số phận của sư Thích Minh Tuệ, cũng như
các đồng tăng, đang chông chênh vô định trong sự quan sát của nhà nước vô thần.
Vị sư này cho biết là các quốc gia đang quan tâm đặc biệt vì tự do tôn giáo,
cũng như nhiều tổ chức nhân quyền, đang chờ xem bạo quyền VN sẽ làm gì với
những người tu tập tự do này.
Vị sư này cũng không loại
trừ khả năng sẽ có cách xử lý tàn bạo như các sự việc sau năm 1975, đặc biệt
dẫn lại trường hợp của Mục sư Tin Lành Y Bum Bya vào tháng 3, mà người ta tìm
thấy ông trong tư thế treo cổ ở trong nghĩa trang sau nhiều lần bị công an sách
nhiễu.
2/ LỰC LƯỢNG AN NINH CƠ SỞ RẦM RỘ RA MẮT Ở VN
Hàng loạt các tỉnh thành
tại Việt Nam vào hôm qua 1/7 đồng loạt ra mắt lực lượng an ninh cơ sở, được xem
là cánh tay nối dài của bộ công an với nhiệm vụ bảo đảm an ninh, trật tự và
ngăn ngừa các âm mưu chống phá của cái mà nhà cầm quyền chụp mũ là các thế lực
thù địch.
Lực lượng an ninh trật tự
cơ sở được thành lập theo đạo luật được quốc hội VN thông qua vào ngày 28/11
năm ngoái. Theo tin của bộ công an, bộ này đã huy động các nguồn lực để hỗ trợ công
an địa phương nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ của lực lượng này, đồng thời chỉ huy các
vụ ra mắt.
Theo kế hoạch, lễ ra mắt
lực lượng an ninh trật tự này sẽ được tổ chức đồng loạt tại 63 tỉnh thành. Tân chủ
tịch nước, đồng thời cũng là cựu bộ trưởng công an Tô Lâm đã tham dự lễ ra
mắt lực lượng này tại Sài Gòn, nơi có gần 5 ngàn tổ với hơn 15 ngàn nhân viên.
Tại buổi lễ, ông Tô Lâm
khẳng định lực lượng "thực sự là cánh tay nối dài" của công an trong
nhiệm vụ phục vụ nhân dân và bảo vệ cuộc sống bình yên của người dân. Ông Lâm
cũng nhấn mạnh về âm mưu chống phá của các thế lực thù địch và các loại tội
phạm ngày càng nguy hiểm.
Theo dữ liệu từ báo chí lề
đảng, thủ đô Hà Nội dự trù lập hơn 5 ngàn tổ với hơn 21 ngàn thành viên.
Trong khi đó tân bộ trưởng công an Lương Tam Quang tham dự buổi ra mắt ở tỉnh
Nghệ An. Đây là nơi có gần 4 ngàn tổ an ninh và là nơi có nhiều căng thẳng với
nhà cầm quyền vì có rất nhiều giáo xứ.
Khi luật mới về lực lượng
này ra đời, theo thống kê của nhà nước, VN có gần 300 ngàn người đang tham gia
trong lực lượng bảo vệ dân phố và công an xã bán chuyên trách. Theo dự trù,
tổng chi phí cần thiết cho lực lượng này là hơn 3500 tỷ đồng mỗi năm, tức trung
bình mỗi tỉnh thành cần khoảng gần 56 tỷ đồng.
3/ ĐẢNG CỰC HỮU THẮNG LỚN TRONG CUỘC BẦU CỬ Ở PHÁP
Theo kết quả chính thức
được bộ nội vụ Pháp công bố vào sáng hôm qua 1/7, trong cuộc bầu cử quốc hội ở
vòng đầu, liên minh trong đa số của tổng thống Macron đã thua đậm, đứng thứ ba
sau đảng Tập hợp Dân tộc (RN) và liên minh cánh tả là Mặt trận Bình dân Mới (NFP).
Tỷ lệ cử tri tham gia đi
bầu cao kỷ lục, đạt gần 70 %. Trên dưới 80 ứng viên đại biểu quốc hội Pháp đã đắc
cử ngay vòng đầu.
Đảng cực hữu Tập hợp Dân tộc
đã thắng lớn trong cuộc bỏ phiếu bầu cử quốc hội Pháp ở vòng 1 vào hôm
qua, với số phiếu là gần 9 triệu 400 ngàn phiếu. Cùng với liên minh từ bên đảng
cánh hữu Những người Cộng hòa của chủ tịch Eric Ciotti, đảng cực hữu và đồng
minh chiếm được hơn 33 % số phiếu và 39 ứng viên đã đắc cử ngay vòng đầu. Trong
số này có bà Marine Le Pen, nguyên chủ tịch đảng và là người đã 3lần ra tranh
cử tổng thống Pháp, trong đó có hai lần vào vòng hai.
Về phía cánh tả, liên minh
Mặt trận Bình dân Mới (NFP) được 28 % cử tri ủng hộ. Liên minh này gồm đảng Xã hội,
đảng Xanh và đảng Cộng sản, với 32 ứng viên đắc cử ngay vòng đầu.
Nhìn đến liên minh cánh
trung của Tổng thống Emmanuel Macron, hiện mới có 2 ứng viên đã đắc cử. Liên
minh này được hơn 20 % cử tri Pháp ủng hộ.
Một điểm nổi bật khác trong
cuộc bầu cử hôm qua là tỷ lệ cử tri đi bầu cao kỷ lục, với 67 % trong số 49
triệu cử tri Pháp đã đi bỏ phiếu. Đến
ngày 7/7 tới đây, cử tri Pháp tiếp tục đi bầu ra 577 đại biểu quốc hội cho một
nhiệm kỳ 5 năm
4/ PHIẾN QUÂN PALESTINE BẮN PHI ĐẠN VÀO XE TĂNG DO THÁI
Nhóm chiến binh Thánh chiến
Hồi giáo của Palestine đã bắn một loạt phi đạn vào Do Thái vào hôm qua 1/7 khi
xe tăng Do Thái tiến sâu hơn vào các khu vực của vùng đất Gaza.
Cánh vũ trang của Thánh
chiến Hồi giáo, một đồng minh của Hamas được Iran hậu thuẫn, cho biết các chiến
binh của họ đã bắn phi đạn về phía một số cộng đồng Do Thái gần sát với Gaza để
đáp trả “tội ác của kẻ thù chống lại người dân Palestine”.
Quân đội Do Thái cho biết
vụ phóng khoảng 20 quả phi đạn không gây ra thương vong nào. Nhưng cuộc tấn
công cho thấy nhóm phiến quân vẫn sở hữu khả năng phi đạn sau gần 9 tháng thực
hiện cuộc tấn công mà Do Thái cho là nhằm vô hiệu hóa các mối đe dọa chống lại
họ.
Quân đội Do Thái cho biết
trong một tuyên bố trước đó là vào ngày 1/7 các phi đạn này đã được bắn từ khu
vực Khan Younis, nơi họ đã rút quân. Người dân cho biết, xe tăng Do Thái đã
tiến sâu hơn vào vùng ngoại ô Shejaia ở phía đông thành phố Gaza trong ngày thứ
năm, và xe tăng tiến xa hơn ở phía tây và trung tâm Rafah.
Phía Do Thái cho biết họ đã
tiêu diệt một số chiến binh trong trận chiến ở Shejaia vào hôm 1/7 và tìm thấy
một lượng lớn vũ khí ở đó. Trong khi đó phe Hamas, nhóm chiến binh Hồi giáo cai
trị dải Gaza, cho biết các chiến binh của họ đã dụ được một lực lượng Do Thái
vào một ngôi nhà có gài mìn ở phía đông Rafah và cho nổ tung nó, gây thương
vong cho binh sĩ Do Thái.
Tính đến hôm qua, Do Thái có
317 binh sĩ đã thiệt mạng ở Gaza và ít nhất một phần ba số người Palestine
thiệt mạng là các chiến binh Hamas.
VNTB – Quân đội Trung Quốc đang khai thác những nghiên
cứu do Liên minh Âu châu tài trợ
VNTB – Không thể đánh đồng
giá trị bằng cấp
VNTB – Đừng nghĩ cấp
phép kinh doanh nhiều là hay
VNTB – Người Việt chuộng xe máy: không có sự lựa chọn
khác
VNTB – Sẽ tái diễn cảnh
xếp hàng chờ đăng kiểm?
02/07/2021:
Mỹ rút khỏi Căn cứ Không quân Bagram ở Afghanistan
Chuyên
gia cảnh báo nguy cơ khủng bố gia tăng ở Mỹ và trên toàn cầu
Mục
tiêu trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của sân bay Long Thành chỉ là ảo
tưởng (Bài 6)02/07/2024
Tăng
lương cơ sở, vui mừng chốc lát…02/07/2024
Tại
sao sư phụ Thích Chân Quang thường chống gậy?01/07/2024
Góp
ý cho các nhà báo (phóng viên, biên tập viên): Giai đoạn, thời kỳ (Bài
3)30/06/2024
Tô Lâm toàn
thắng30/06/2024
Phật tại tâm
(Bài 5)30/06/2024
Về
đề thi Ngữ văn và mấy điều cân nhắc30/06/2024
Những
bài học của Tập Cận Bình về Nga29/06/2024
Xây
dựng CNXH và những sản phẩm như Thích Chân Quang (Phần 2)29/06/2024
Lâm
Bình Duy Nhiên - Chuyện hát Quốc ca
Tiểu
Vũ – « Điện ảnh » và đời thật
Thái
Vũ - Sư Ba Vàng diễn « phóng sinh »
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 01.07.2024
Thái
Hạo - Tại sao sư phụ Thích Chân Quang thường chống gậy?
Hà
Phan - Làm giàu : Nói dễ, làm khó
Mai
Quốc Việt - Vì sao chuộng bằng cấp ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập 02/07/2024
Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ
trợ hiệu quả hơn 02/07/2024
Hơn 430 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội 02/07/2024
Về đề thi Ngữ văn và mấy điều cân nhắc 01/07/2024
Học hè hay ‘nghỉ cho khỏe’? 01/07/2024
Câu chuyện quốc sách hàng đầu 01/07/2024
Mấy lời bàn thêm về đề thi Tốt nghiệp THPT môn Ngữ văn 30/06/2024
Chỉ có luật mới gỡ được các rào cản 30/06/2024
Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos kêu gọi phóng thích 4 nhà hoạt động
Việt Nam 30/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
MỘT GIÁM ĐỐC BỊ BẮT
TẠM GIAM
Tr.Đức
https://soha.vn/mot-giam-doc-bi-bat-tam-giam-198240702073101445.htm
Mở rộng điều tra vụ án liên quan đến doanh
nhân La “điên”, cơ quan công an đã bắt tạm giam Tô Duy Diệp, Giám đốc Chi nhánh
Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.
Ngày
1-7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định bổ sung
về việc khởi tố vụ án hình sự, ra quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh
bắt bị can để tạm giam, thực hiện khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Tô
Duy Diệp (42 tuổi, Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kiến
Xương) để điều tra về tội "Nhận hối lộ".
Nguồn
tin của Báo Người Lao Động cho hay căn cứ
kết quả điều tra mở rộng vụ án "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ" xảy ra trên địa bàn huyện Kiến Xương, Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Thái Bình đã ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án
hình sự "Nhận hối lộ", quyết định khởi tố bị can, thi hành Lệnh bắt
bị can để tạm giam, thực hiện khám xét nơi ở và nơi làm việc đối với ông Tô Duy
Diệp để điều tra về tội "Nhận hối lộ", quy định tại Khoản 2 Điều 354
Bộ luật Hình sự.
Các
quyết định, lệnh nói trên đã được VKSND tỉnh Thái Bình phê chuẩn.
Theo
tìm hiểu của Báo Người Lao Động, trước tháng
12-2020, ông Tô Duy Diệp là Trưởng phòng Lưu trữ thông tin địa chính, thuộc Văn
phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên - Môi trường Thái Bình. Sau đó, ông này
được Sở Tài nguyên - Môi trường Thái Bình điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ Giám
đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Kiến Xương cho đến khi bị khởi
tố.
Liên
quan vụ án này, từ ngày 12-6 đến ngày 21-6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Thái Bình đã tiến hành khởi tố, bắt giam 6 bị can để tiếp tục điều tra, xử
lý về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ"
theo quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Các
bị can gồm Đỗ Xuân Khu (SN 1966, Phó Chủ tịch thường trực UBND huyện Kiến
Xương); Ngô Thị Bích Liên (SN 1978, Trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện
Kiến Xương); Bùi Đức Chỉnh (SN 1965, Chủ tịch UBND xã Minh Quang); Phạm Thiên
Tư (SN 1961, nguyên cán bộ địa chính xã Minh Quang); Trần Văn Thành (SN 1983,
chuyên viên Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Kiến Xương) và Nguyễn Sơn La (tức
La "điên", SN 1957, Giám đốc Công ty TNHH Mạnh La).
Theo
Công an tỉnh Thái Bình, La "điên" là đối tượng có 1 tiền án về tội
trộm cắp tài sản; năm 2005, La thành lập và làm Giám đốc Công ty TNHH Mạnh La,
đăng ký với 53 ngành nghề kinh doanh khác nhau, trong đó chủ yếu hoạt động lĩnh
vực vận tải hành khách đường bộ, sau đó mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất
động sản, cho thuê nhà xưởng, sản xuất giày dép…
BỊ CẤM THUYẾT PHÁP,
ĐẠI ĐỨC THÍCH NHUẬN ĐỨC TIẾP TỤC SÁM HỐI, XIN LỖI
TPO - Sau khi nhận quyết định kỷ luật ngày
6/6, Đại đức Thích Nhuận Đức tiếp tục gửi thư sám hối, xin lỗi về một video
thuyết giảng có phát ngôn khiếm nhã về đồng bào Khmer. Video này được đăng
từ năm 2023.
Theo thông tin từ Ban
Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN)
tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Đại đức Thích Nhuận Đức đã có thư sám
hối và xin lỗi vì những lời khiếm nhã trong một video ghi hình năm 2023 khi nói
về đồng bào Khmer.
Thư đề ngày 26/6 gửi đến Ban Thường trực Hội đồng Trị sự, chư
tôn đức lãnh đạo Phật giáo Nam tông Khmer, Thường trực Ban Trị sự GHPGVN tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu và đồng bào Khmer.
Đại đức Thích Nhuận Đức viết trong thư: "Trong năm 2023,
trong buổi nói chuyện vui với Phật tử, vô tình con có lời xúc phạm đến người
dân tộc Khmer. Nay con thành thật xin sám hối quý ngài, kính mong quý ngài từ
bi hỉ xả bỏ qua cho con những chuyện cũ và xin lỗi tất cả đồng bào dân tộc
Khmer. Và bắt đầu kể từ hôm nay, con không tái phạm nữa. Những bài giảng mang
tính nhạy cảm con đều đã gỡ xuống hết từ lâu trong trang cá nhân của chùa sau
ngày 4/6...".
Đại đức Thích Nhuận
Đức cũng xin sám hối đối với những bài giảng mang tính nhạy cảm trước ngày
4/6/2024, mong được chư tôn đức lãnh đạo GHPGVN, lãnh đạo Phật giáo Nam tông
Khmer và đồng bào Khmer “mở rộng lòng thương"
Trước đó, theo
báo Giác Ngộ, ngày 26/6, Hòa thượng Thích Huệ Trí - Phó chủ
tịch Hội đồng Trị sự, Trưởng ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - đã nhận
được phản ánh về những lời khiếm nhã, được cho là xúc phạm dân tộc Khmer của
Đại đức Thích Nhuận Đức.
Hòa thượng đã cho xác
minh, qua đó khẳng định nội dung này xuất hiện trong một video cũ năm 2023. Đại
đức Thích Nhuận Đức có những lời lẽ, thái độ khiếm nhã, bỡn cợt khi kể chuyện,
gọi tên bà con Khmer đến chùa Hộ Pháp.
Hòa thượng Trưởng Ban Trị sự đã yêu cầu chư tôn đức Thường trực
Ban Trị sự tỉnh xem xét, trực tiếp trao đổi với Ban quản trị tổ đình Hộ Pháp về
vấn đề này.
Liên quan những video
thuyết giảng bị dư luận phản ánh của Đại đức Thích Nhuận Đức, hôm 6/6, Văn
phòng II T.Ư GHPGVN ra thông báo về hình thức kỷ luật.
Giáo hội nghiêm cấm Đại đức Thích Nhuận Đức
thuyết giảng trong mọi hình thức. Đại đức Thích Nhuận Đức phải sám hối chư Tăng
và Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, đồng thời bị kỷ luật biệt chúng tổ
đình Hộ Pháp (thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu). Việc giám sát thi hành kỷ
luật đối với Đại đức Thích Nhuận Đức được thực hiện trong vòng một năm.
MỖI NĂM ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG MẤT KHOẢNG 300HA ĐẤT DO SẠT LỞ
Thanh
Huyền
https://tuoitre.vn/moi-nam-dong-bang-song-cuu-long-mat-khoang-300ha-dat
-do-sat-lo-20240701193250528.htm
Con số được nêu ra tại hội nghị Hội đồng điều
phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 4 diễn ra tại Cà Mau.
Ngày 1-7, Phó thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái chủ trì hội nghị
Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông
Cửu Long lần thứ 4.
Theo thống kê, tốc độ tăng trưởng GRDP của vùng Đồng bằng sông
Cửu Long đạt 6,37%, đứng thứ 2/6 vùng kinh tế. Môi trường kinh doanh trong vùng
được cải thiện, toàn vùng có 8/13 địa phương nằm trong nhóm 30 các địa phương
có chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất.
Sụt lún bủa vây Đồng bằng sông Cửu Long
Theo thống kê, tại Đồng bằng sông Cửu Long sụt lún đất cao gấp
10 lần nước biển dâng.
Trong 30 năm qua, nhiều vùng ở đồng bằng mực nước dưới đất hạ xuống hơn 5m, gây
sụt lún đất trung bình cho toàn khu vực, cao gấp 10 lần so với tốc độ nước biển
dâng.
Xâm nhập mặn gây ra những hậu quả hết sức nặng nề, ảnh hưởng đến đời
sống sinh hoạt, sản xuất của người dân. Ước tính mỗi năm khu vực này mất từ
300ha đến 500ha đất và hàng chục ngàn hộ dân có nguy cơ phải di dời khỏi vùng
nguy hiểm do sạt lở.
Tại hội nghị, tỉnh Cà Mau nêu ra thực trạng địa phương này đang
cần khoảng 2.000 tỉ đồng để khắc phục sạt lở bờ
biển, bờ sông.
"Sạt lở đang diễn ra quá nhanh, quá cấp bách, trong khi đó
nguồn lực địa phương có hạn nên khó có thể khắc phục kịp. Kiến nghị các đơn vị
trung ương ban hành những cơ chế đặc thù để Cà Mau có thể đuổi kịp sự phát
triển như những tỉnh bạn", ông Huỳnh Quốc Việt - chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau
- kiến nghị.
Ưu tiên các dự án trọng tâm, trọng điểm
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết
vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đứng trước thách thức về an ninh nguồn nước,
cần có các giải pháp ứng phó với các hoạt động chia sẻ nguồn nước tại thượng
nguồn hoặc trữ nước.
Ông Trần Thanh Nam - thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn - nêu thực trạng về xây dựng hệ thống ngăn mặn trữ ngọt trong vùng.
Theo thống kê, 10 năm qua đã có 15 hệ thống thủy lợi lớn được
đầu tư trong khu vực để cơ bản đảm bảo cho sản xuất. Bộ cũng đã nêu ra các giải
pháp và kế hoạch thực hiện các công trình thủy lợi trong thời gian tới. Tuy
nhiên vẫn còn nhiều thách thức về sạt lở, thiếu nước ngọt cho vùng.
Ông Lâm Minh Thành - chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang - cho biết
nhờ phát triển được hệ thống cống thủy lợi Cái Lớn, Cái Bé đã giúp tỉnh kiểm
soát độ mặn từ biển Tây, thực hiện tốt các giải pháp phát triển kinh tế nông
nghiệp của tỉnh và của vùng.
"Thời gian qua, tỉnh được đầu tư nhiều công trình trọng
điểm hỗ trợ phát triển kinh tế. Tuy nhiên hiện nay tình trạng sạt lở bờ biển,
bờ sông ở Kiên Giang đang rất phức tạp. Tỉnh đang cần khoảng 500 tỉ để đầu tư
khép kín các công trình chống sạt lở", ông Thành nói.
Kết luận hội nghị, Phó thủ tướng Lê Minh Khái cho rằng vùng
ĐBSCL thời gian qua có bước phát triển khá. Tuy nhiên việc liên kết chưa chặt,
phát triển chưa bền vững; vùng dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu, nước biển
dâng; hạ tầng còn nhiều khó khăn…
"Tôi đề nghị các địa phương tiếp tục tập trung cơ cấu ngành
hàng kinh tế theo hướng hiện đại ưu tiên các ngành, lĩnh vực theo chuỗi thế
mạnh, nhất là các mặt hàng thủy sản, trái cây, lúa gạo.
Chú trọng phát triển du lịch biển, năng lượng tái tạo. Ưu tiên
các công trình trọng điểm có tính liên kết vùng để phát triển khu vực. Tập
trung nguồn lực cho các dự án trọng tâm trọng điểm.
Tăng cường xử lý các điểm sạt lở nguy hiểm, điểm nào nguy hiểm
chúng ta làm trước, ưu tiên trước. Phát triển kinh tế phải song song với bảo
tồn phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, thực hiện đồng bộ các chính sách đảm
bảo an sinh xã hội", Phó thủ tướng đề nghị.
GẦN 100.000 NHÀ ĐẦU TƯ
ĐƯỢC TRIỆU TẬP TRONG VỤ ÁN CỰU CHỦ TỊCH FLC TRỊNH VĂN QUYẾT
Thanh Lam
https://vnexpress.net/cuu-chu-tich-flc-trinh-van-quyet-ra-toa-ngay-22-7-4764757.html
HÀ NỘIÔng Trịnh Văn Quyết, cựu chủ tịch Tập
đoàn FLC, dự kiến bị xét xử ngày 22/7 với cáo buộc thao túng 5 mã cổ phiếu
AMD, HAI, GAB, FLC, ART và thu lợi hơn 723 tỷ đồng.
Phiên sơ thẩm xét xử ông Trịnh Văn Quyết và 49 người mở tại
TAND Hà Nội, dự kiến kéo dài nhiều ngày.
Ngoài 50 bị cáo, HĐXX cho biết sẽ triệu tập 30.403 nhà đầu tư đã
mua cổ phiếu mã ROS trong lần bán ra đầu tiên. Ngoài ra, hơn 63.000 nhà đầu tư
đang nắm giữ cổ phiếu này cũng được triệu tập trong vai trò người có quyền lợi
nghĩa vụ liên quan.
"Những người tham gia tố tụng khác được tòa triệu tập khi
xét thấy cần thiết", tòa nêu.
Gần 100 luật sư đăng ký bào chữa cho các bị cáo, trong đó, ông
Trịnh Văn Quyết có bốn người.
Trong cáo trạng ra tháng 4, VKSND Tối cao truy tố cựu chủ tịch
FLC Trịnh Văn Quyết về tội Thao
túng thị trường chứng khoán và Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bảy người khác cùng tội danh, gồm: Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ
Ban kế toán Tập đoàn FLC (em gái ruột ông Quyết); Trịnh Thị Thúy Nga, Phó tổng
giám đốc Công ty Chứng khoán BOS (em gái ruột ông Quyết); Hương Trần Kiều Dung,
Phó chủ tịch thường trực HĐQT tập đoàn FLC; Trịnh Văn Đại, Phó tổng giám đốc
Công ty CP Xây dựng FLC Faros (anh họ Quyết); Nguyễn Văn Mạnh, Trưởng nhóm vật
tư cảnh quan, phòng mua sắm của Công ty TNHH MTV FLC Land (em rể ông Quyết,
chồng Trịnh Thúy Nga); Trịnh Tuân, nguyên giám đốc Công ty FLC Land (cháu họ
ông Quyết); Nguyễn Thị Hồng Dung, lao động tự do (vợ Nguyễn Quang Trung, họ
hàng với ông Quyết).
Cùng vụ án, VKSND Tối cao truy tố ông Trần Đắc Sinh, cựu chủ
tịch HĐQT Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM (HOSE); Lê Hải Trà, cựu ủy viên HĐQT,
Phó tổng giám đốc thường trực, thành viên độc lập Hội đồng niêm yết Sở Giao
dịch chứng khoán TP HCM; Trầm Tuấn Vũ, cựu phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch hội
đồng niêm yết Sở Giao dịch chứng khoán TP HCM; Lê Thị Tuyết Hằng, Giám đốc
phòng quản lý và thẩm định niêm yết, thành viên Hội đồng niêm yết Sở Giao dịch
chứng khoán TP HCM, về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ.
Ông Lê Công Điền, cựu vụ trưởng Giám sát công ty đại chúng thuộc
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước; Dương Văn Thanh, cựu tổng giám đốc Trung tâm Lưu
ký chứng khoán Việt Nam; Phạm Trung Minh, cựu trưởng phòng Đăng ký chứng khoán
thuộc Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam, bị truy tố về tội Công bố
thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán.
13 người khác, trong đó có nhiều người thân, họ hàng của ông
Quyết bị VKSND Tối cao truy tố tội Thao túng thị trường chứng khoán;
22 người còn lại bị truy tố tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng của 30.400 nhà đầu tư
chứng khoán
Theo cáo trạng, ông Quyết lập và làm Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC
năm 2009, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, dịch vụ du lịch. Sau 11 năm, hệ
sinh thái FLC có 15 công ty con, hai công ty liên kết và có 5 mã cổ phiếu niêm
yết trên sàn chứng khoán.
Để chiếm đoạt tiền của nhà đầu tư, ông Quyết chỉ đạo Doãn Văn
Phương (cựu tổng giám đốc Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng
Faros, đang bỏ trốn) và Trịnh Thị Minh Huế tăng khống vốn góp Công ty Faros (mã
cổ phiếu ROS) từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng, niêm yết trên sàn chứng khoán.
Ông Phương và bà Huế nhờ một số người đứng tên cổ đông nhận
chuyển nhượng cổ phần của Faros. Lãnh đạo công ty ghi nhận thông tin gian dối
này vào báo cáo tài chính kiểm toán và cáo bạch để hoàn thiện hồ sơ niêm yết cổ
phiếu ROS.
VKSND Tối cao cho rằng cán bộ Ủy ban chứng khoán nhà nước, trung
tâm lưu ký chứng khoán và sàn HOSE đã dùng thông tin trên, chấp thuận niêm yết
430 triệu cổ phiếu ROS.
Các ông Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết
Hằng bị cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định số vốn thực góp của Faros, do
ông Sinh có quan hệ với ông Quyết nên họ "nhận lời làm nhanh hồ sơ niêm
yết".
Các ông Lê Công Điền, Dương Văn Thanh, Phạm Trung Minh cũng bị
cáo buộc biết rõ chưa đủ cơ sở xác định vốn của Faros là 4.300 tỷ đồng nhưng
vẫn chấp thuận đăng ký cổ phiếu ROS.
Cáo trạng nêu, hành vi của các bị can khiến nhà đầu tư chứng
khoán lầm tưởng cổ phiếu ROS có giá trị thật. Từ đây, ông Quyết bán 391 triệu
cổ phiếu cho hơn 30.400 nhà đầu tư, chiếm đoạt 3.620 tỷ đồng. Với việc làm này,
của ông Quyết bị truy tố về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thao túng 5 mã chứng khoán thu lợi hơn 700 tỷ
đồng
Với tội danh Thao túng thị trường chứng khoán, theo
VKSND Tối cao, ông Quyết chỉ đạo em gái Huế mượn giấy tờ của 45 người khác đứng
tên 20 doanh nghiệp và mở 500 tài khoản chứng khoán, nhằm thu lợi từ các cổ
phiếu đã niêm yết thuộc hệ sinh thái FLC. Riêng ông Quyết đứng tên 23 tài
khoản.
Cụ thể, trong hai tháng giữa năm 2017, cổ phiếu AMD giúp ông
Quyết thu lợi bất chính 39 tỷ đồng. 8 tháng cuối năm 2017 đầu 2018, ông thu lợi
3,4 tỷ đồng từ cổ phiếu HAI. Gần một năm từ cuối 2019 đầu 2020, ông thu 238 tỷ
đồng từ mã GAB. Tháng 9/2020-1/2022, ông thu lợi 397 tỷ đồng từ mã FLC. Nửa đầu
năm 2021, ông tiếp tục thu 44,5 tỷ đồng từ mã ART.
Việc thao túng cổ phiếu AMD diễn ra trước khi Bộ luật Hình sự
2015 có hiệu lực nên ông Quyết phải chịu trách nhiệm hình sự với 4 mã còn lại,
tổng tiền 684 tỷ đồng. Ông Quyết và bà Huế phải nộp lại số tiền thu lợi từ mã
AMD.
Hành vi của nhóm ông Quyết được xác định là "thu lợi bất
chính số tiền đặc biệt lớn", rất nghiêm trọng, xâm phạm đến trật tự quản
lý kinh tế của Nhà nước về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, nhà
chức trách cáo buộc.
Ông Quyết được xác định là chủ mưu, quyết định, chỉ đạo thực
hiện mở, quản lý, sử dụng các tài khoản chứng khoán; quyết định, chỉ đạo việc
cấp khống tiền cho các tài khoản cho bà Huế quản lý sử dụng, để thao túng 5 mã
chứng khoán.
Bà Huế "thực hành tích cực nhất" để giúp sức ông Quyết
phạm tội. Bà trực tiếp nhận chỉ đạo của anh trai để giao những người khác thực
hiện nâng khống vốn góp của Công ty Faros và đưa cổ phiếu này lên sàn chứng
khoán. Bà còn là người mua bán cổ phiếu hoặc giao người khác mở tài khoản, ký
thủ tục chuyển tiền để thao túng thị trường chứng khoán.
Em gái ruột khác của ông Quyết là bà Nga được xác định chỉ đạo
toàn bộ việc cấp khống tiền cho các tài khoản do Huế quản lý để thao túng thị
trường chứng khoán.
KHỞI TỐ 2 BỊ CAN VÌ HỦY HOẠI RỪNG TỰ NHIÊN Ở BẮC GIANG
Cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang đã khởi tố 2
đối tượng về tội hủy hoại rừng tự nhiên ở khu Ao Cả, thôn Văn Non, xã Lục Sơn,
huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang.
Ngày 1/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
huyện Lục Nam (tỉnh Bắc Giang) ra quyết định khởi tố bị can Triệu Văn Đông (SN
1983) và vợ là Triệu Thị Tuyên (SN 1984), cùng trú tại thôn Vua Bà, xã Trường
Sơn về tội hủy hoại rừng.
Cùng đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
huyện đã ra lệnh bắt tạm giam bị can Đông; lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với
Triệu Thị Tuyên do đang mang thai.
Trước đó, ngày 2/4, báo VietNamNet có bài phản ánh 10 ha rừng tự nhiên ở
Bắc Giang bị chặt phá.
Ngay sau đó, ông Mai Sơn - Phó Chủ tịch Thường
trực tỉnh Bắc Giang - cho biết sẽ xử lý nghiêm vi phạm, không có vùng cấm,
không có ngoại lệ với các đối tượng phá rừng tự nhiên.
Ngày 3/4/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an huyện Lục Nam đã khởi tố vụ án hủy hoại rừng.
Cơ quan chức năng đang tiếp tục điều tra, làm
rõ hành vi vi phạm của các bị can để xử lý nghiêm theo quy định pháp luật.
KHÔNG
CHỈ HEINEKEN, SABECO, HABECO VÀ NHIỀU HÃNG BIA ĐỀU ĐANG CHẬT VẬT
Các nhà sản xuất bia tại Việt Nam đang trải qua chặng đường
kinh doanh khắc nghiệt trước những khó khăn của thị trường và tác động của Nghị
định 100.
Suốt nhiều năm, Việt
Nam là “miếng bánh béo bở” trong mắt các nhà sản xuất bia. Năm 2022, một báo
cáo tiết lộ người Việt tiêu thụ tổng cộng 3,8 tỷ lít bia, chiếm 2,2% thị trường
toàn cầu, đứng đầu ASEAN và thậm chí xếp thứ 3 khu vực châu Á về mức độ sử dụng.
Dẫu vậy, ngành công
nghiệp “uống ra tiền” đang rơi vào khủng hoảng trong vòng vài năm trở lại đây.
Từ dịch Covid-19, Nghị định 100 về kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao
thông cho đến xu hướng thắt chặt hầu bao của người tiêu dùng, những khó khăn cứ
thế bao phủ thị trường bia.
Cuối tháng 6 vừa qua,
Heineken Việt Nam đã phải thông báo tạm ngừng hoạt động nhà máy ở Quảng Nam. Dù
chỉ là nhà máy có công suất nhỏ nhất trong 6 cơ sở tại Việt Nam, động thái của
Heineken là tín hiệu mới nhất cho thấy ngành sản xuất đồ uống có cồn đang chật
vật vượt qua khó khăn.
Bia
ngày càng “đắng”
Nhìn vào kết quả kinh
doanh tại Việt Nam, Heineken đang trải qua quãng thời gian đáng quên. Dù không
trực tiếp công bố tình hình tài chính, bức tranh “xám màu” của ông lớn dẫn đầu
thị trường bia Việt Nam vẫn được phản ánh qua mối quan hệ liên doanh với Tổng
công ty Thương mại Sài Gòn (Satra).
Trong danh mục 34 công
ty liên doanh liên kết, Satra đang sở hữu 40% vốn của Công ty TNHH Nhà máy bia
Heineken Việt Nam và 40% vốn tại Công ty TNHH Bia và Nước giải khát Heineken
Việt Nam (Heineken Trading). Phần vốn còn lại thuộc sở hữu của Tập đoàn Heineken
tại Singapore và Australia.
Năm 2023, Satra ghi
nhận hơn 2.700 tỷ đồng lợi nhuận từ các công ty liên doanh liên kết,
giảm gần một nửa so với năm 2022.
Ước tính theo tỷ lệ
đóng góp hàng năm, 2 doanh nghiệp của Heineken chỉ đem về cho khoảng
1.800-2.000 tỷ đồng cho Satra năm vừa qua. Điều này đồng nghĩa lợi nhuận
của nhà sản xuất bia dẫn đầu thị phần trong nước đã giảm tương ứng, còn
4.500-5.000 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính của
tập đoàn mẹ Heineken cũng tiết lộ thị trường Việt Nam và Nigeria chiếm 60% tổng
sản lượng bia sụt giảm năm ngoái, tức gần 860 triệu lít bia, do điều kiện kinh
tế phức tạp. Bên cạnh động thái rời thị trường Nga, Việt Nam là nguyên nhân
khiến sản lượng bia cao cấp của Heineken giảm tự nhiên 5,9%.
Trong báo cáo tài chính
quý I/2024 mới đây, Tập đoàn Heineken cho biết môi trường tiêu dùng yếu và việc
áp dụng các quy định nghiêm khắc về nồng độ cồn khi lái xe đã khiến thị trường
bia Việt Nam sụt giảm ở mức 1 chữ số.
Tương tự Heineken, một
nhà sản xuất bia khác đến từ nước ngoài là Carlsberg cũng đánh giá quy mô thị
trường bia Việt Nam đã suy giảm 1 chữ số. Trong khi sản lượng của Carlsberg tại
Trung Quốc, Lào hay Malaysia đều tăng trưởng, thị trường Việt Nam lại "dậm
chân tại chỗ".
Dù vậy, bà Ulrica
Fearn, Giám đốc Tài chính Carlsberg, vẫn khẳng định tập đoàn sẽ tiếp tục kế
hoạch mở rộng mạng lưới phân phối để chiếm lĩnh thị phần tại Việt Nam.
“Chúng tôi vẫn nhận
thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ ở phân khúc sản phẩm cao cấp”, vị lãnh đạo nhận
định.
Khó
khăn bao trùm
Báo cáo về ngành bia
của Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) cho biết tổng doanh thu năm 2023 của
nhóm doanh nghiệp bia, rượu niêm yết đã giảm còn hơn 45.000 tỷ
đồng từ mức hơn 55.000 tỷ đồng năm liền trước. Trong khi đó,
tổng lợi nhuận sau thuế của nhóm doanh nghiệp này cũng đã giảm gần 1/4, xuống
còn gần 5.100 tỷ đồng.
Nguyên nhân của đà suy
giảm mạnh này được chỉ ra là do xu hướng cắt giảm chi tiêu không thiết yếu của
người tiêu dùng, giá thuê mặt bằng tăng cao ảnh hưởng tới kênh bán trực tiếp và
xu hướng thay đổi hành vi tiêu dùng của người dân khi Nghị định 100 siết chặt
kiểm soát nồng độ cồn khi tham gia giao thông.
Cũng trong năm 2023,
Sabeco và Habeco đều chứng kiến doanh thu sụt giảm mạnh, lần lượt
đạt 30.461 tỷ đồng (-13%) và 7.754 tỷ đồng (-8%).
Năm nay, Sabeco đặt mục
tiêu doanh thu thuần gần 34.400 tỷ đồng, tăng 13% so với mức thực hiện năm
2023. Chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế cũng được kỳ vọng tăng lên 4.580 tỷ
đồng, tăng gần 8%.
Theo Sabeco, ngành bia
Việt Nam vốn đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19
cũng như tác động từ một số cơ chế chính sách liên quan.
Việc người dân thắt
chặt chi tiêu, thị hiếu và yêu cầu ngày càng khắt khe hơn đối với thiết kế bao
bì, chất lượng... cũng là một áp lực đối với các doanh nghiệp, đòi hỏi các
doanh nghiệp phải chi mạnh trong các chiến dịch quảng cáo và khuyến mại để tăng
sức cạnh tranh và đẩy mạnh tiêu thụ.
Ban lãnh đạo Sabeco cho
rằng Nghị định 100 sẽ tiếp tục là một rào cản lớn kìm hãm sự phục hồi của ngành
bia năm nay. Bên cạnh đó, các yếu tố như chi phí sản xuất kinh doanh (bao bì,
nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển) vẫn ở mức cao, biến động bất thường và dự
kiến tiếp tục tăng mạnh, ảnh hưởng đến lợi nhuận của các doanh nghiệp trong
ngành.
Khó khăn trước mắt song
Sabeco vẫn đánh giá năm 2024 sẽ tiếp tục mang đến những cơ hội cho ngành bia
nhờ lợi thế dân số vàng, thu nhập tăng mạnh, tiềm năng lớn của phân khúc bia
không cồn và thị trường xuất khẩu.
Quý I vừa qua, chủ
thương hiệu bia Sài Gòn ghi nhận doanh thu thuần hồi phục hơn 15% lên
gần 7.200 tỷ đồng và báo lãi ròng tăng 2% lên hơn 1.000 tỷ đồng,
qua đó chấm dứt chuỗi tăng trưởng âm.
Các chuyên gia phân
tích tại Công ty Chứng khoán SSI dự báo lợi nhuận của Sabeco sẽ tăng trưởng 2
chữ số sau khi nhu cầu tiêu thụ tăng lên nhờ các giải thể thao lớn như Euro hay
Olympic 2024. Tuy nhiên, SSI vẫn duy trì quan điểm thận trọng với triển vọng
của Sabeco trước thách thức của thị trường hiện nay.
Tín hiệu kém khả quan
hơn còn đến với Habeco khi doanh thu thuần quý I vẫn đạt 1.308 tỷ đồng,
tăng 12% so với cùng kỳ, nhưng hãng lại báo lỗ ròng 21 tỷ đồng, cao gấp 6
lần khoản lỗ cùng kỳ.
Năm nay, Habeco đặt ra
kế hoạch kinh doanh với doanh thu tiêu thụ sản phẩm chính đạt 6.543 tỷ
đồng và lợi nhuận sau thuế 202 tỷ đồng, đều thấp hơn năm trước.
Chủ thương hiệu bia Hà
Nội cho biết kế hoạch kinh doanh thận trọng này được doanh nghiệp đặt ra trong
bối cảnh môi trường kinh doanh còn nhiều khó khăn, thách thức như xung đột địa
chính trị trên thế giới kéo dài ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa, gây khó
khăn cho hoạt động mua sắm, quản lý nguyên nhiên vật liệu.
Ngoài ra, tình trạng
sức mua của người tiêu dùng phục hồi chậm, quy định kiểm soát chặt chẽ nồng độ
cồn khi tham gia giao thông khiến tiêu thụ sản phẩm bia, rượu tiếp tục bị ảnh
hưởng. Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành cũng được dự báo tiếp tục gay gắt.
TRƯỜNG QUỐC TẾ AISVN
BỊ ĐÌNH CHỈ HOẠT ĐỘNG 12 THÁNG KỂ TỪ NGÀY 1-7
Trường quốc tế AISVN vẫn chưa báo cáo minh
chứng thể hiện đảm bảo điều kiện hoạt động giáo dục theo quy định
nên đã bị đình chỉ hoạt động.
Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa công bố thông tin về tình
hình liên quan đến Trường tiểu học, THCS và THPT quốc tế Mỹ Việt Nam
(Trường quốc tế AISVN).
Trường quốc tế AISVN bị đình chỉ hoạt động do
chưa báo cáo việc chi trả nợ
Sở Giáo dục và Đào tạo cho biết sở này và tổ công tác
liên ngành đã làm việc với nhà đầu tư, hội đồng trường Trường
quốc tế AISVN vào ngày 28-5 đề nghị nhà đầu tư, hội đồng trường
thực hiện báo cáo trước ngày 15-6 gửi về sở.
Các báo cáo gồm minh chứng thể hiện đảm bảo điều kiện
hoạt động giáo dục theo quy định tại Luật Giáo dục năm 2019 và báo
cáo tổng thể đối với việc chi trả các khoản nợ đối với cơ quan
thuế, bảo hiểm xã hội, lương cho giáo viên, nhân viên, dịch vụ
giáo dục khác.
Tuy nhiên, sau ngày 15-6, Sở Giáo dục và Đào tạo chưa
nhận được báo cáo từ đơn vị để nhận định Trường quốc tế AISVN đủ
điều kiện hoạt động giáo dục theo quy định của pháp luật.
Nhà trường không đảm bảo điều kiện để được cho phép
hoạt động giáo dục, cụ thể: chưa có đủ nguồn lực tài chính theo
quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
Cán bộ quản lý giáo dục chưa đủ về số lượng để
thực hiện chương trình giáo dục và tổ chức các hoạt động giáo
dục.
Do vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đã có quyết định
đình chỉ hoạt động giáo dục của trường, thời hạn đình chỉ là 12
tháng kể từ ngày 1-7.
Yêu cầu nhà trường không để việc học tập của học sinh
gián đoạn
Yêu cầu trách nhiệm của Công ty cổ phần giáo dục Quốc
tế Mỹ AIS và Trường quốc tế AISVN đối với học sinh và giáo viên,
cán bộ quản lý giáo dục, nhân viên của nhà trường.
Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Công ty AIS và Trường
quốc tế AISVN thực hiện các nghĩa vụ:
Đối với học sinh, thực hiện các giải pháp phù hợp,
đảm bảo quyền lợi học tập cho học sinh, không để việc học tập của
học sinh gián đoạn; có giải pháp để ổn định tâm lý đối với học
sinh và phụ huynh học sinh.
Đối với giáo viên, cán bộ quản lý và nhân viên, đảm
bảo thực hiện các chế độ chính sách (lương, phụ cấp, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp) theo thỏa thuận với
người lao động trong hợp đồng lao động đã ký kết; thực hiện đầy đủ
các quy định về việc sử dụng người lao động nước ngoài theo đúng
pháp luật.
Nhiều lựa chọn chuyển trường cho học sinh
Trường quốc tế AISVN
Về biện pháp đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của học
sinh, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM cho hay tính từ tháng 4-2024 đến thời
điểm hiện tại, theo báo cáo của các cơ sở giáo dục, có 134 trường
hợp phụ huynh của Trường quốc tế AISVN chuyển trường cho học sinh.
Riêng đối với các trường giảng dạy chương trình tú
tài quốc tế (IB), năng lực tiếp nhận học sinh trong năm học 2024-2025
ghi nhận tại thời điểm khảo sát có 1.251 chỗ học, nhiều hơn số
lượng học sinh đang học tại Trường quốc tế AISVN.
Sở cũng đã có hướng dẫn chuyển trường đối với học
sinh của trường này tại địa chỉ https://chuyentruong.hcm.edu.vn.
Học sinh thuộc các khối 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 năm học
2023 - 2024, có thể đăng ký chuyển đến: các trường phổ thông công
lập và ngoài công lập giảng dạy chương trình phổ thông của Bộ
Giáo dục và Đào tạo; các trường thực hiện chương trình tích hợp; các
trường có vốn đầu tư nước ngoài dạy chương trình tú tài quốc
tế (IB).
Học sinh các khối 9, 10, 11 năm học 2023 - 2024, có thể
đăng ký chuyển đến: các trường phổ thông ngoài công lập giảng dạy
chương trình tích hợp theo quyết định phê duyệt của Bộ Giáo dục và
Đào tạo; các trường có vốn đầu tư nước ngoài giảng dạy chương
trình nước ngoài, chương trình IB.
Trong khi đó, tuần qua, Trường quốc tế AISVN đã có thông tin
giới thiệu tổng hiệu trưởng mới của trường. Theo đó, TS Thomas Annis sẽ là tổng
hiệu trưởng của Trường quốc tế AISVN từ năm học 2024 - 2025. TS Thomas Annis
từng làm tổng hiệu trưởng của trường này từ năm 2012 - 2016.
No comments:
Post a Comment