Monday, August 19, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 19 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Israel cho biết đang tiến hành điều tra vụ lạm dụng tù nhân Palestine

Ông Tô Lâm đến Trung Quốc, chuẩn bị gặp ông Tập Cận Bình

Nga phủ nhận thông tin trên truyền thông về đàm phán gián tiếp với Ukraine

Ngoại trưởng Blinken đến Israel trong khi Mỹ thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza

Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin nhận được lệnh ân xá hoàng gia

 Hãng tin Belta: Gần một phần ba quân đội Belarus được triển khai tới biên giới với Ukraine

 Ukraine: Nga tiến hành cuộc tấn công tên lửa đạn đạo thứ ba vào Kyiv trong tháng này

 

RFA

Trung Quốc phấn khích khi ông Tô Lâm chọn nước này làm điểm đến cho chuyến công du đầu tiên

Đăng ảnh cắt ghép mặc đồng phục công an lên Facebook, một thanh niên bị xử phạt

Tòa án kêu gọi nạn nhân vụ Vạn Thịnh Phát gửi đơn để được xem xét

Đăng ảnh cắt ghép mặc đồng phục công an lên Facebook, một thanh niên bị xử phạt

nhân viên y tế ở tỉnh Đắk Lắk nói họ bị cắt 1,5 tỷ đồng trợ cấp chống dịch cho cấp trên

Quân cảng Ream của Campuchia và nguy cơ Hải cảnh Trung Quốc xuống Vịnh Thái Lan

Ông Thích Chân Quang đối diện án hình sự nếu sử dụng bằng giả

Công an Đắk Lắk bắt giữ ông Y Pŏ Mlô với cáo buộc “phá hoại chính sách đoàn kết”

Bộ Y tế yêu cầu các tỉnh, thành phố tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ

Hà Nội: bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, ho gà gia tăng

Bộ Nội vụ đề xuất bảy trường hợp tạm đình chỉ công tác với công chức

Giám đốc Khoa học Google đến Việt Nam, cho rằng Việt Nam có lợi thế về AI

TBT, CTN Tô Lâm khẳng định ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ với Trung Quốc

Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tô Lâm lãnh lương bao nhiêu một tháng?

Cũng là xưng cháu

Khoảng 50 doanh nghiệp Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá pin năng lượng mặt trời vào Mỹ

Bức tượng Phật không lồ cao 65 mét lấy đá từ cả quả núi đang xây dựng ở Đà Nẵng gây xôn xao dư luận

Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đối mặt với án tù từ 18 - 25 năm

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang được bầu vào Bộ Chính trị

BBC

Ông Tô Lâm hội đàm với ông Tập Cận Bình: Thấy gì từ cuộc gặp ở Bắc Kinh?

Vì sao ông Tô Lâm nhanh chóng thăm Trung Quốc ngay sau khi làm tổng bí thư?

Hiếp dâm ở Ấn Độ khiến biểu tình bùng nổ: Điều gì đã xảy ra?

Đại hội Đảng Dân chủ: Ai sẽ làm gì? Tại sao quan trọng?

Bà Harris trước thời khắc chính trị lớn nhất cuộc đời

Gói chuyển đổi năng lượng 15 tỷ USD cho Việt Nam: nhiều bất cập khiến mục tiêu khó đạt được

Ukraine mong cuộc tấn công Nga sẽ đem lại hòa bình

Trung Quốc phát hiện có sự 'phối hợp chiến thuật' radar bí mật giữa Biển Đông, Guam và Alaska

Bộ trưởng Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị có đúng quy định?

Ông Tô Lâm thăm Trung Quốc: tăng cường kết nối đường sắt

Ông Trump và bà Harris đối lập về chính sách kinh tế - vấn đề lớn nhất của cuộcbầu cử

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị

Việt Nam

Ba người được bầu bổ sung vào Ban Bí thư là ai?

Việt Nam trong quỹ đạo Đảng trị và Công an trị

'Biến mỗi nóc nhà thành lá cờ': Nổi bật nhất lại là hình ảnh giả

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến bị tuyên 5 năm tù

Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đi Trung Quốc: những điểm đáng chú ý?

Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nói chống tham nhũng phải 'phục vụ kinh tế'

Ông Đỗ Mười được đặt tên đường tại TP HCM dù có di sản gây tranh cãi đối với miền Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị kỷ luật vì liên quan dự án Đại Ninh, tiếp theo là gì?

Lại Ngứa Chân: hành trình khám phá 195 nước trên thế giới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 'sắp đi thăm Trung Quốc'

Biển Đông: Trung Quốc áp dụng 'chia để trị', Việt Nam và Philippines nên làm gì?

Việt Nam: Cạnh tranh nội bộ khiến lãnh đạo lơ là trước các thách thức của đất nước?

RFI

Biển Đông: Tàu Trung Quốc và Philippines va chạm nhau gần bãi cạn Sabina, đôi bên đổ lỗi cho nhau

Mỹ : Đảng Dân Chủ họp đại hội chỉ định Kamala Harris ra tranh cử tổng thống

Ukraina thông báo đẩy lui một cuộc oanh kích của Nga nhắm chủ yếu đến Kiev

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

PHÂN ƯU

San hô ở Việt Nam trước thảm họa tẩy trắng hàng loạt

 Lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đón chính thức tổng bí thư Việt Nam Tô Lâm

Donald Trump và Kamala Harris dưới góc nhìn của báo chí Nga

Đe dọa hạt nhân và tấn công mạng từ Bắc Triều Tiên phủ bóng các cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn

Ngoại trưởng Mỹ đến Israel thúc đẩy đàm phán hưu chiến với Hamas

Ukraina tăng cường oanh kích các cầu chiến lược ở vùng Kurst của Nga

Tổng bí thư Việt Nam Tô Lâm đi Trung Quốc, chuyến công du nước ngoài đầu tiên từ khi nhậm chức

Khảo sát bầu TT Mỹ : Kamala Harris tiếp tục vượt lên dẫn trước Donald Trump tại nhiều bang then chốt

Một năm thượng đỉnh Camp David: Mỹ, Nhật, Hàn tái cam kết siết chặt hợp tác an ninh

Đức giảm một nửa viện trợ quân sự cho Ukraina trong năm tới

Ukraina - Nga ‘‘đàm phán’’ ngừng tấn công cơ sở năng lượng của nhau

Ngoại trưởng Mỹ tới Tel Aviv thúc đẩy Israel thỏa thuận đình chiến với Hamas

Huyền thoại điện ảnh Pháp Alain Delon qua đời

Nhìn lại những thành tích thể thao lịch sử tại Thế vận hội Paris 2024

 (AFP) - Thái Lan : Paetongtarn Shinawatra chính thức nhậm chức thủ tướng vào hôm nay 18/08/2024. 37 tuổi, tân thủ tướng Paetongtarn Shinawatra là nữ thủ tướng trẻ nhất trong lịch sử Thái Lan. Bà là con gái của tỉ phú, cựu thủ tưởng Thaksin Shinawatra. Đây là lần thứ ba gia tộc Shinawatra có người làm thủ tưởng, sau Thaksin Shinawatra (nhiệm kỳ 2001-2006) và em gái của ông là Yingluck Shinawatra (2011-2014), cả hai đều bị đảo chính lật đổ. Hôm qua 17/08, cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra đã được ân xá án nhân dịp sinh nhật quốc vương Maha Vajiralongkorn. Hoàn toàn tự do, hôm nay nhà tỉ phú 75 tuổi ngồi ở hàng ghế đầu trong lễ nhậm chức thủ tướng của con gái ông. 

(RFI) - Mỹ : Điện gió vượt nhiệt điện than trong hai tháng liên tiếp. Lần đầu tiên trong lịch sử tại Mỹ, sản lượng điện tái tạo vượt ngưỡng nhiệt điện than liên tục trong 2 tháng : tháng 03-04/2024. RFI ngày 17/08/2024 cho biết theo Cơ quan liên bang Mỹ về thông tin năng lượng, từ năm 2000, sản lượng nhiệt điện than tại Mỹ đã giảm một nửa trái lại sản lượng phong điện đã tăng hơn 60 lần. Tại Mỹ, có khoảng 20 bang đã áp đặt chỉ tiêu đầy tham vọng là từ nay đến năm 2050 sản xuất 100% năng lượng từ các nguồn tái tạo.

(RFI) - Một video quay cảnh lính Nga chặt đầu lính Ukraina gây bàng hoàng và chấn động Ukraina. Đây không phải lần đầu tiên quân Nga gây ra tội ác chiến tranh kiểu như vậy, nhưng theo Kiev đây là mưu đồ khủng bố không chỉ nhắm vào binh sĩ Ukraina mà cả gia đình họ và nhân dân Ukraina nói chung. Theo thông tín viên RFI Emmanuelle Chaze tại Kiev ngày 17/08/2024, tính xác thực của video chưa được kiểm chứng độc lập. Các phương tiện truyền thông Ukraina dựa vào việc bắt sóng và nghe các trao đổi của binh sĩ Nga, cho rằng video này được quay ở vùng Belgorod. 4 lính Ukraina bị hành quyết sau một vụ đột nhập bất thành của lực lượng Nga vào vùng này cách nay vài ngày.

(AFP) - Pháp : Đảng cực tả Nước Pháp Bất Khuất LFI dọa khởi động thủ tục truất phế tổng thống Macron. Tuyên bố của các lãnh đạo của đảng này được đưa ra hôm nay 18/08/2024 trên báo La Tribune. Đảng Nước Pháp Bất Khuất tố cáo tổng thống Pháp có cuộc « đảo chính thể chế chống nền dân chủ », ý nói ông Macron định bổ nhiệm tân thủ tướng mà không dựa theo kết quả bầu cử lập pháp vừa qua. Ngay lập tức, chủ tịch đảng cánh tả Xã Hội Olivier Faure, thuộc liên minh cánh tả Mặt Trận Bình Dân Mới, tuyên bố không ủng hộ ý tưởng của đảng LFI. Đảng Xã Hội hướng đến việc khởi động thủ tục « bất tín nhiệm » tân thủ tướng nếu người được chọn không phù hợp với nguyện vọng của họ. Theo dự kiến, ngày 23/08 tổng thống Macron tham vấn các lực lượng chính trị Pháp để tiến tới thành lập chính phủ mới, gần một tháng rưỡi sau cuộc bầu cử lập pháp sớm.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ HAI 19.08.2024

1/TÔ LÂM SẼ CÓ CUỘC GẶP VỚI TẬP CẬN BÌNH

Vào hôm qua 18/8, Tổng bí thư đảng CSVN Tô Lâm đã đặt chân đến Hoa Lục trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kéo dài ba ngày. Theo dự trù hai ông Tô Lâm và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sẽ gặp nhau trong ngày hôm nay.

Cuộc gặp gỡ giữa hai ông trùm cộng sản Việt – Tàu sẽ có thể sẽ khẳng định sự lệ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh.

Chuyến thăm viếng này là chuyến thăm đầu tiên của ông Lâm sau khi nhậm chức tổng bí thư CSVN. Cả hai nước đã ký hơn chục thỏa thuận vào tháng 12 năm ngoái, bao gồm tăng cường hợp tác và phát triển đường sắt cũng như thiết lập liên lạc để giải quyết các biến cố bất ngờ ở Biển Đông. Tuy nhiên chi tiết của các thỏa thuận không được công bố.

VOA

2/ QUÂN UKRAINE OANH KÍCH CÁC CẦU CHIẾN LƯỢC Ở VÙNG KURSK

Một ngày sau khi nước Nga thừa nhận đối phương đã phá được một cây cầu có vị trí chiến lược ở vùng Kursk của Nga, vào hôm qua 18/8 không quân Ukraine thông báo các lực lượng của họ  đã oanh kích một cây cầu khác tại vùng Kursk nhằm làm suy giảm khả năng chống trả của Nga tại khu vực này.

Trên mạng xã hội, chỉ huy lực lượng không quân Ukraine, tướng Mykola Oleshchuk, đã cho đăng tải một video về vụ tấn công được xem là vụ oanh kích với độ chính xác cao để cản trở sự tiếp viện của quân Nga.

Trong vụ phá cầu vào hôm trước, phía Nga tố cáo Ukraine đã xử dụng vũ khí phương Tây, cụ thể là phi đạn Himars của Mỹ, để tấn công vào lãnh thổ Nga. Cây cầu nằm gần thành phố Glouchkovo, một trong những trục chính mà quân Nga phải đi qua để tăng viện cho chiến trường Kursk.

Việc Ukraine phá hủy cây cầu này cũng khiến Nga gặp khó khăn trong việc di tản thường dân. Theo một số chuyên viên quân sự của Nga, quân đội Nga đã lắp đặt một cầu phao gần đó để tiếp tục di tản thường dân.

Tổng cộng trên 100 binh sĩ Nga đã bị đối phương bắt. Việc bắt thêm được nhiều tù binh trong chiến dịch tấn công vùng Kursk của Nga cho phép Ukraine có thể đưa nhiều binh sĩ và thường dân Ukraine trở về từ Nga.

Liên quan đến các vụ oanh kích của Nga nhắm vào lãnh thổ Ukraine, các lực lượng phòng không Ukraine vào sáng sớm hôm qua 18/8 thông báo đã chặn được một đợt tấn công của Nga bằng phi đạn nhắm đến thủ đô Kiev, và rất có thể đó là những phi đạn do Bắc Hàn chế tạo. Ngoài ra nhiều máy bay không người lái (drone) cũng đã bị bắn hạ khi bay đến vùng trời ngoại ô Kiev.

RFI

3/ GẦN MỘT PHẦN BA QUÂN ĐỘI BELARUS ĐƯỢC HUY ĐỘNG

Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko vào hôm qua 18/8 cho biết Ukraine đã đồn trú hơn 120 ngàn quân ở biên giới với Belarus, khiến nước này đã triển khai gần một phần ba lực lượng vũ trang của mình đến trú đóng ở biên giới hai nước.

Ông Lukashenko, một đồng minh trung thành của Tổng thống Nga Vladimir Putin, đưa ra lời tuyên bố nói trên, trong lúc Ukraine xâm nhập vào Nga vào ngày 6/8.

Ông Lukashenko tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình nhà nước Nga là Belarus đã triển khai quân đội tại một số điểm nhất định dọc theo toàn bộ biên giới, để trong trường hợp chiến tranh, họ sẽ phòng thủ.

Ông Lukashenko không cho biết chính xác có bao nhiêu binh sĩ của Belarus đang triển khai dọc biên giới. Tuy nhiên Bộ trưởng quốc phòng Belarus Viktor Khrenin vào cuối tuần qua cho biết có xảy ra một hành động khiêu khích vũ trang từ nước láng giềng Ukraine và tình hình ở biên giới chung của họ "vẫn căng thẳng".

Ông Lukashenko cho biết là biên giới Belarus và Ukraine đã được gài mìn với số lượng "chưa từng có" và quân đội Ukraine sẽ chịu tổn thất lớn nếu họ tìm cách vượt qua biên giới này.

VOA

4/ NGOẠI TRƯỞNG MỸ SANG DO THÁI ĐỂ THÚC ĐẨY NGỪNG BĂN Ở GAZA

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken đã đến Do Thái vào hôm qua 18/8 và đây là một phần trong nỗ lực ngoại giao tăng cường của Mỹ nhằm đạt được lệnh ngừng bắn ở Gaza để chấm dứt cuộc chiến kéo dài 10 tháng giữa Do Thái và phe Hồi giáo Hamas.

Đây là chuyến đi thứ mười của nhà ngoại giao Hoa Kỳ tới khu vực kể từ khi cuộc chiến bắt đầu vào tháng 10 năm ngoái. Chuyến đi này diễn ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ đưa ra các đề nghị mà nước này cùng các nhà hòa giải của Qatar và Ai Cập tuyên bố sẽ thu hẹp khoảng cách giữa các bên tham chiến.

Giới chức Mỹ bày tỏ sự lạc quan về việc đạt được thỏa thuận nhưng cũng cảnh báo rằng vẫn còn nhiều việc phải làm.

Tại Do Thái, ông Blinken dự trù sẽ gặp thủ tướng Do Thái và các quan chức cấp cao khác. Các cuộc đàm phán diễn ra trong bối cảnh cuộc chiến đang leo thang. Iran đã đe dọa trả đũa Do Thái sau vụ ám sát thủ lãnh Hamas Ismail Haniyeh ở Tehran vào hôm 31/7.

Washington đã nhiều lần cảnh báo Iran là không nên tiến hành bất kỳ hành động trả đũa nào đối với Do Thái vì hành động như vậy có thể gây ra hậu quả thảm khốc, đặc biệt là đối với Iran.

Ngoại trưởng Anh, Pháp, Đức và Ý trong một tuyên bố chung đã bày tỏ sự ủng hộ đối với các cuộc đàm phán ngừng bắn đang diễn ra, đồng thời kêu gọi tất cả các bên tránh bất kỳ hành động leo thang nào.

Nhóm đàm phán của Do Thái vào hôm 17/8 bày tỏ sự lạc quan thận trọng về khả năng thúc đẩy một thỏa thuận. Tuy nhiên phát ngôn nhân của phe Hamas cho biết là Do Thái đã yêu cầu có thêm điều kiện trong các cuộc đàm phán này.

Ngay cả khi hy vọng ngừng bắn ngày càng tăng lên, cuộc chiến tranh vẫn tiếp diễn. Giới chức y tế cho biết ít nhất 17 người Palestine đã thiệt mạng và hàng chục người bị thương trong cuộc tấn công của Do Thái vào thị trấn Zawayda của Gaza vào hôm 17/8, trong khi Do Thái ban hành lệnh di tản mới, với lý do phe Hamas đã bắn phi đạn ở gần đó.

VOA

VNThoibao

 

VNTB – Con bò Ấn Độ không ngu mà rất láu cá

VNTB – Việt Nam ưu tiên phát triển quan hệ với Trung Quốc

VNTB – Một kỷ niệm còn day dứt với Phạm Chí Dũng

VNTB – Bài học Thái Lan về các lãnh đạo trẻ

VNTB – Ngoại giao đường sắt của Trung Quốc tăng tốc mạnh

VNTB – Chuyện đông chuyện tây: Ngồi trên đống lửa

VNTB – Ấn Độ điều tra “chống bán phá giá” với thép Việt Nam

VNTB – Đi tu, làm giàu và học tiến sĩ!

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 19/08/2024

Lý do Thủ tướng Fumio Kishida từ chức và triển vọng chính trị Nhật Bản

Báo Tiếng Dân

 

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã lên tiếng17/08/2024

 

Thuy My

Dương Quốc Chính - Ba X "rũ bùn đứng dậy sáng lòa" ?

Lâm Bình Duy Nhiên - Treo cờ và vẽ cờ

Lê Xuân Nghĩa - Ngày thứ 13, quân đội Ukraine ở trên đất Nga!

Lâm Bình Duy Nhiên - Alain Delon (1935-2024)

Lê Huy Lương - Alain và Romy

Tuấn Khanh - Alain Delon qua đời ở tuổi 88 (1935-2024)

Nguyễn Thông - Rằm tháng Bảy, nhớ thày

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 18.08.2024

Cù Mai Công - TPHCM khai trương khu ăn uống mới Năm Ngọn Đèn ?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 17.08.2024

Nguyễn Thông - Đội quân chủ lực bị bỏ rơi (3)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

“Đả đảo Cộng sản” 19/08/2024

“Đường chúng ta đi” và ba lịch sử 19/08/2024

Ukraine nói họ tiếp tục tiến quân, “củng cố các vị trí” ở khu vực Kursk 19/08/2024

Ucraine đã lên kế hoạch tấn công Kursk như thế nào? 19/08/2024

Sự thật và những duyên nợ lịch sử Ukraina – Nga: Vì sao Zelensky nói “giải phóng” thị xã Sudzha? 18/08/2024

Chuyện Ukraina “xâm lược” Nga? 18/08/2024

Người Việt và lòng nhớ ơn trọng nghĩa 18/08/2024

Từ thuộc địa nghĩ về vai trò của Việt Nam hiện nay 18/08/2024

Biến động ở Bangladesh 17/08/2024

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

VỤ KHẢI SILK, ASANZO: LÚNG TÚNG XỬ LÝ VÌ THIẾU VẮNG QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH HÀNG HÓA SẢN XUẤT TẠI VIỆT NAM?

https://www.anninhthudo.vn/vu-khai-silk-asanzo-lung-tung-xu-ly-vi-thieu-vang-quy-dinh-xac-dinh-hang-hoa-san-xuat-tai-viet-nam-post586480.antd

ANTD.VN -  Bộ Công Thương đang xây dựng dự thảo Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, áp dụng đối với hàng hóa lưu thông trong nước.

Tờ trình của Bộ Công Thương về dự thảo Nghị định này cho biết, dự thảo được xây dựng chủ yếu xuất phát từ nhu cầu của doanh nghiệp và nhằm góp phần ngăn chặn hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc…

Việt Nam đã ban hành nhiều quy định về xuất xứ hàng hóa, trong đó có việc như thế nào thì một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam. Tuy nhiên, các quy định này mới chỉ áp dụng cho hàng xuất khẩu và hàng nhập khẩu, giúp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu theo cam kết tại các hiệp định thương mại tự 3 do hoặc phục vụ các mục tiêu khác của quản lý ngoại thương.

Với hàng hóa sản xuất trong nước, bao gồm cả hàng hóa sản xuất từ nguyên liệu nhập khẩu và sau đó lưu thông trong nước, hiện chưa có quy định như thế nào thì được thể hiện "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam". Việc thiếu vắng các quy định về cách xác định như thế nào là "Sản phẩm của Việt Nam" hay "Sản xuất tại Việt Nam" đã khiến nhiều tổ chức và cá nhân lúng túng khi muốn ghi chính xác nước xuất xứ hay nguồn gốc trên nhãn sản phẩm, hàng hóa lưu thông trong nước.

Bộ Công Thương nêu lên 3 trường hợp điển hình, thiếu hướng dẫn đối với doanh nghiệp.

Trường hợp 1: Công ty thực hiện lắp ráp một số mặt hàng điện tử với linh kiện nhập khẩu từ nước ngoài và/ hoặc mua trong nước với tỷ lệ là 90%. Trong đó, đối với sản phẩm tivi, công ty thực hiện thiết kế sản phẩm, thiết kế bo mạch điện tử, hiệu chỉnh phần mềm, xây dựng ứng dụng cho sản phẩm, sau đó mua linh kiện từ nhà cung cấp hoặc nhập khẩu để lắp ráp tại Việt Nam.

Với quy trình sản xuất như vậy, khi các sản phẩm được bán, tiêu thụ và bảo hành tại thị trường Việt Nam thì công ty cần ghi xuất xứ trên sản phẩm như thế nào?

Trường hợp 2: Công ty thực hiện nhập khẩu màng lọc RO từ Mỹ (linh kiện trong sản phẩm máy lọc nước RO của Công ty) và tiến hành đóng gói, tạo sản phẩm hoàn chỉnh tại nhà máy sản xuất tại Việt Nam.

Sản phẩm được bán tại thị trường Việt Nam có cấu thành như sau: màng lọc RO nhập khẩu (86,3%), vỏ màng bọc nhập khẩu (12,2%), còn lại là chi phí sản xuất tại Việt Nam (nhân công, máy móc, đóng gói...).

Với tỷ lệ cấu thành như trên của màng lọc RO thì công ty sẽ thông tin xuất xứ Mỹ hay Việt Nam trên bao bì và tem nhãn sản phẩm khi sản phẩm được bán tại thị trường Việt Nam?

Trường hợp 3: Công ty sản xuất đồ chơi trẻ em để bán tại thị trường Việt Nam. Công đoạn cắt, may đầu tiên được thực hiện tại Trung Quốc, sau đó nhập khẩu về Việt Nam và nhà máy sản xuất tại Việt Nam thực hiện tiếp các công đoạn may, khâu, đính nhãn, nhồi bông, lộn bề mặt sản phẩm, khâu phần móc...

Với những công đoạn thực hiện ở Việt Nam như vậy thì sản phẩm đồ chơi của công ty có thể được xác định và gắn nhãn “Made in Viet Nam” không? Nếu không đáp ứng để được gắn nhãn “Made in Viet Nam” thì công đoạn nào trong quy trình sản xuất bắt buộc phải thực hiện tại Việt Nam? Tỷ lệ giá trị nội địa của sản phẩm đạt trên 30% thì có được ghi nhãn “Made in Viet Nam” không?

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng dù chỉ trải qua các công đoạn gia công, lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam nhưng cũng gắn nhãn "Sản xuất tại Việt Nam" khiến người tiêu dùng thắc mắc, thậm chí bức xúc nhưng các cơ quan chức năng lại không có căn cứ để phân xử.

Trường hợp điển hình như vụ việc xảy ra vào cuối năm 2017, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện trong cửa hàng của hệ thống Khai Silk có việc giả mạo xuất xứ, cụ thể là hàng khăn lụa Trung Quốc thay thành mác “Made in Viet Nam”.

Hay như Công ty Cổ phần Tập đoàn Asanzo nhập khẩu các linh kiện điện tử từ Trung Quốc về Việt Nam lắp ráp, sau đó đưa ra thị trường Việt Nam với nhãn mác ghi xuất xứ Việt Nam.

Bên cạnh đó, tình trạng hàng hóa nước ngoài chỉ trải qua công đoạn gia công đơn giản, đóng gói tại Việt Nam nhưng cũng dán nhãn “Made in Viet Nam” rồi xuất khẩu đi nước thứ ba tiềm ẩn nguy cơ về gian lận xuất xứ.

“Mặc dù nhãn “Made in Viet Nam” không có giá trị thay thế cho chứng từ chứng nhận xuất xứ, nhưng việc ghi nhãn như vậy có thể gây hiểu nhầm hoặc nhận biết sai về hàng hóa của Việt Nam, dẫn đến việc nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp hạn chế hàng hóa của Việt Nam”- Bộ Công Thương cho hay.

Do đó, Bộ Công Thương cho rằng, Nghị định quy định về cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam là yêu cầu cấp thiết. Đây sẽ là bộ tiêu chí để các doanh nghiệp có thể căn cứ vào đó xác định chính xác hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, tránh phát sinh tranh cãi, thậm chí thiệt hại không đáng có. Cơ quan quản lý cũng có căn cứ kiểm tra, xử lý vi phạm.

Bộ Công Thương dự kiến sẽ trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thông qua đề nghị xây dựng Nghị định vào tháng 11- 2024 và thực hiện theo các bước quy định, sau đó trình Chính phủ ban hành Nghị định vào tháng 10-2025.

 

CỰU BÍ THƯ TỈNH ỦY BẮC NINH NỘP LẠI QUÀ LỄ, TẾT NHẬN TỪ BÀ NHÀN AIC

Bùi Trang

https://plo.vn/cuu-bi-thu-tinh-uy-bac-ninh-nop-lai-qua-le-tet-nhan-tu-ba-nhan-aic-post805858.html

(PLO)- Cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính trong đó có 10 tỉ đồng "quà lễ, Tết" nhận từ bà Nhàn AIC. 


Quá trình điều tra vụ án AIC Bắc Ninh, CQĐT đã thực hiện thu hồi tài sản để khắc phục hậu quả vụ án.

Theo đó, các bị can trong vụ án đã nộp khắc phục hậu quả vụ án và nộp số tiền hưởng lợi, tổng cộng hơn 51 tỉ đồng. Trong đó, vợ cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã nộp số tiền 14 tỉ đồng để khắc phục hậu quả cho chồng.

Trong số tiền 14 tỉ đồng, có 4 tỉ đồng là số tiền hưởng lợi từ 6 gói thầu. Còn 10 tỉ đồng, ông Chiến tự nguyện xin nộp để khắc phục hậu quả thiệt hại của vụ án.

Theo kết luận điều tra, vì động cơ vụ lợi, ông Chiến thống nhất chủ trương tạo điều kiện cho nhóm công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn và nhóm Lã Tuấn Hưng (nhóm Công ty Sông Hồng) phân chia 6 gói thầu mua sắm trang thiết bị ở 6 bệnh viện tuyến huyện.

Ông Chiến hưởng lợi bất chính 14 tỉ đồng, trong đó có 4 tỉ đồng hưởng lợi từ 6 gói thầu và 10 tỉ đồng là quà biếu của bà Nhàn AIC vào các dịp lễ, Tết.

Vợ bị can Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã nộp 10,1 tỉ đồng, trong đó có 2 tỉ đồng là số tiền hưởng lợi từ 6 gói thầu còn 8,1 tỉ đồng, ông Quỳnh xin tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả vụ án.

Gia đình bị can Nguyễn Văn Nhường, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi 750 triệu đồng. Gia đình bị can Nguyễn Hạnh Chung, cựu Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh, nộp lại số tiền 600 triệu đồng.

Gia đình bị can Trần Văn Tuynh, cựu Giám đốc Ban QLDA công trình xây dựng y tế nộp lại toàn bộ số tiền hưởng lợi 3,2 tỉ đồng. Gia đình bị can Đặng Xuân Minh, TGĐ Công ty Thẩm định giá BTC Value nộp toàn bộ số tiền hưởng lợi 185 triệu đồng. Ngoài ra, một số bị can khác đã nộp từ 10-50 triệu đồng.

Theo CQĐT, hậu quả thiệt hại liên quan 3 gói thầu tại các bệnh viện Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du do nhóm công ty của Lã Tuấn Hưng (Phó TGĐ Tổng công ty Sông Hồng) thực hiện là 22,8 tỉ đồng. Trong các ngày 15 và16-7-2024, đại diện nhóm công ty này đã nộp toàn bộ số tiền nói trên để số tiền khắc phục hậu quả cho bị can Hưng.

Hậu quả thiệt hại liên quan 3 gói thầu tại các bệnh viện huyện Lương Tài, Gia Bình, Thuận Thành do nhóm Công ty AIC của bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trúng thầu là hơn 25,8 tỉ đồng.

Tuy nhiên, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Nguyễn Hồng Sơn, Phó TGĐ Công ty AIC đang bỏ trốn. Công ty AIC, công ty khác thuộc hệ sinh thái AIC chưa nộp tiền khắc phục hậu quả vụ án.

CQĐT đã thực hiện kê biên tài sản và phong tỏa tài khoản liên quan đến các vụ án khác đã khởi tố trước đây để đảm bảo thi hành án, thu hồi tài sản Nhà nước.

Theo Kết luận điều tra, khi tỉnh Bắc Ninh thực hiện mua sắm trang thiết bị y tế cho 6 bệnh viện tuyến huyện, dàn quan chức của tỉnh đã tạo điều kiện cho 2 nhóm doanh nghiệp trúng thầu gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 48 tỉ đồng.

Sau khi được tạm ứng và thanh quyết toán, hai nhóm doanh nghiệp gồm Công ty AIC do bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn làm Chủ tịch và nhóm Lã Tuấn Hưng (nhóm Công ty Sông Hồng) đã đưa hối lộ cho các bị can quan chức tỉnh Bắc Ninh.

 

CẢNH TƯỢNG ÁM ẢNH Ở CÀ MAU TỪ PHẢN ÁNH 'TIẾNG KÊU CHẾT CHÓC' CỦA HEO

Trần Vũ

https://plo.vn/canh-tuong-am-anh-o-ca-mau-tu-phan-anh-tieng-keu-chet-choc-cua-heo-post805505.html

(PLO)- Theo ông Lộc, hàng đêm, tiếng kêu chết chóc của heo tại cơ sở giết mổ kế bên đã khiến cả nhà ám ảnh, không thể ngủ được; ông đã bỏ hoang nhà cửa gần 1 năm qua cũng vì nó. 


Phản ánh đến PLO, ông Lê Đại Lộc, ở xã An Xuyên, TP Cà Mau khẳng định chính những "tiếng kêu chết chóc" của heo hàng đêm tại cơ sở giết mổ heo bên cạnh mà ông phải bỏ hoang nhà cửa gần 1 năm qua.

"Tôi đã phản ánh từ xã đến tỉnh hơn 1 năm qua, chưa có hiệu quả. Người ta trả lời tôi là cơ sở giết mổ Mỹ Ái được cấp phép hoạt động đúng luật định. Họ đúng luật, còn tôi không ở được nhà mình!" - Ông Lộc than thở.

Thử một đêm ở nhà ông Lộc

Nghe ông Lộc kể câu chuyện phải bỏ hoang nhà cửa vì không chịu nỗi những tiếng kêu chết chóc của heo mỗi đêm, phóng viên PLO yêu cầu được ở nhà ông một đêm để tìm kiếm sự thật. Bởi lẽ, từ năm 2018, Việt Nam đã có Luật Chăn nuôi, quy định đối xử nhân đạo với vật nuôi trong chăn nuôi, vận chuyển và giết mổ.... lý nào nó chưa đi vào thực tiễn.

Nhà ông Lộc ở ấp 3, xã An Xuyên, TP Cà Mau, cập quốc lộ 63 và cách "Cơ sở mổ heo" Mỹ Ái nửa mét.

Có mặt tại nhà ông Lộc lúc 22 giờ đêm, ngày 6-8-2024, đến 23 giờ, tiếng kêu chết chóc của heo bắt đầu phát ra từ phía Mỹ Ái.

Từ nóc nhà của ông Lộc, camera của phóng viên ghi lại gần như toàn bộ hoạt động bên trong Cơ sở mổ heo Mỹ Ái. Nó bao gồm cảnh 3 công nhân cầm ống nước chọc vào miệng heo liên tục, hết con này đến con khác và chọc đi chọc lại nhiều lần. Một số con no nước nằm lăn ra đó.

Có 4 ô chứa heo để các công nhân làm công việc chọc ống nước vào miệng heo, lúc này có khoảng 40 đến 50 con heo. Và đến gần 24 giờ đêm, hoạt động giết heo bắt đầu diễn ra.

Có 3 người làm công việc này, gồm một người đè heo xuống nền sàn, một người giết heo theo kiểu truyền thống, bằng dao mác và người còn lại vừa hứng tiết heo vừa phụ kiềm chặt con heo khi nó run rẩy lần cuối cùng trước khi bất động.

Họ đã giết heo theo cách đó, ngay giữa bầy đàn của chúng. Phải nói rằng, tiếng kêu chết chóc của chúng rất kinh khủng, người nhạy cảm sẽ ám ảnh. Và theo quan sát, ghi nhận của phóng viên PLO, bắt đầu từ 12 giờ đêm, cứ mỗi 10 đến 15 phút họ sẽ giết heo một đợt, mỗi đợt giết từ 3 đến 4 con heo. Và mỗi con heo bị giết luôn tạo ra những tiếng kêu rùng rợn.

Hoá ra, đây không phải đơn giản là câu chuyện một hộ dân phải bỏ nhà ra đi vì ảnh hưởng tiếng ồn. Mà đó còn là câu chuyện thực tiễn giết mổ ở đây đã gần như không bị điều chỉnh bởi Luật chăn nuôi 2018.

Ngoài hành vi bơm nước cưỡng bức vào heo trước khi giết mổ (có thể bị phạt đến 50 triệu đồng đối với cá nhân nếu khối lượng heo bơm từ 1.000kg trở lên theo Điều 29 Nghị định 14/2021), những gì diễn ra trước camera của phóng viên, trong cơ sở Mỹ Ái còn là chưa đảm bảo đối xử nhân đạo với gia súc, gia cầm theo Luật chăn nuôi.

Khoản 3, Điều 71 Luật chăn nuôi 2018 quy định về đối xử nhân đạo với vật nuôi trong giết mổ đó là cơ sở giết mổ phải "có biện pháp gây ngất vật nuôi trước khi giết mổ; không để vật nuôi chứng kiến đồng loại bị giết".

Quản lý công tác giết mổ, anh ở đâu?

Sau khi đã có những hình ảnh ở cở sở Mỹ Ái, chúng tôi đến cơ sở này tìm chủ để làm rõ sự việc. Tuy nhiên, người chủ không có ở đây. Người làm cho số điện thoại cá nhân người chủ nhưng chúng tôi gọi nhiều lần không được nghe máy, nhắn tin nhiều lần cũng không nhận được phản hồi.

Còn theo ông Chung Hữu Nghị, Chi cục trưởng thú y tỉnh Cà Mau, qua điện thoại cho biết cơ sở này là nhỏ lẻ, quy mô giết mổ dưới 10 con/ngày, không thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục mà là của UBND xã An Xuyên.

Ngày 12-8-2024, ông Quách Thanh Nhã, Chủ tịch UBND xã An Xuyên thông tin với phóng viên PLO, rằng chưa có quy định về vị trí cơ sở giết mổ gia súc quy mô dưới 10 con/ngày. Cơ sở mổ heo Mỹ Ái được cấp phép giết mổ tối đa 9 con trên/ngày, nên việc ông Lộc cho rằng cơ sở Mỹ Ái nằm trong khu dân cư, không đảm bảo khoảng cách theo quy định là không đúng.

Cũng theo ông Nhã, cơ sở Mỹ Ái từng bị phát hiện vi phạm hành chính một lần vào ngày 13-1-2024, với các hành vi chưa đủ điều kiện giết mổ đã tổ chức giết mổ, bơm nước vào 42 con heo (trộng lượng tổng 3.000kg). Từ đó đến nay, cơ sở Mỹ Ái không có vi phạm hành chính nào khác, tức không bị phát hiện giết mổ nhiều hơn 9 con/ngày, bơm nước vào heo, gây ô nhiễm...

Trước những hình ảnh, cảnh tượng mà phóng viên PLO ghi nhận được trong đêm 6-8-2024, ông Nhã cho rằng cán bộ thú y xã đến cơ sở Mỹ Ái hàng đêm để đóng mộc heo trong khung giờ đăng ký giết mổ của cơ sở Mỹ Ái, từ 1 giờ đến 3 giờ sáng.

Tuy nhiên, ông Nhã cũng có ý kiến rằng rất mong thành phố sớm có quy hoạch khu giết mổ gia súc tập trung để di dời cơ sở Mỹ Ái vào, vì về lâu dài vẫn thấy ở vị trí hiện tại là không ổn.

Chúng tôi không dám nhận định quản lý giết mổ ở cơ sở Mỹ Ái là lỏng lẻo, nhưng rõ ràng trước camera chúng tôi, hoạt động bơm nước vào hàng chục con heo, không gây ngất trước khi giết mổ, giết mổ nhiều hơn 9 con heo đã diễn ra mà không bị cơ quan quản lý giết mổ nào phát hiện.

Ông Lê Đại Lộc cũng cung cấp cho chúng tôi một số đoạn clip do ông quay lại bằng điện thoại hồi tháng 5-2024, với cảnh tượng tương tự.

"Họ giết mổ mỗi đêm cả trăm con heo, nhưng tôi phản ảnh lên thì phía chính quyền xã, thành phố cứ nói chỉ 9 con trở lại. Tôi tức, tôi quay clip lại nhưng cũng không ai tin tôi"- ông Lộc nói với phóng viên PLO.

 

ĐỒNG NAI: BẮT TẠM GIAM 3 NHÂN VIÊN VỀ TỘI “THAM Ô TÀI SẢN”

Minh Thu 

https://baove.congly.vn/dong-nai-bat-tam-giam-3-nhan-vien-ve-toi-tham-o-tai-san-444604.html

Trong quá trình làm việc, 3 nhân viên của Công ty TNHH Hữu Trọng đã thông đồng, chiếm đoạt tài sản là đá xây dựng của công ty.

Vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai đã ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam 3 đối tượng gồm: Nguyễn Minh Luân (SN 1986); Nguyễn Thị Ngọc Dung (SN 1990) và Trần Phương Trúc (SN 1986, cả 3 đều trú ở TP Biên Hòa) về tội “Tham ô tài sản”.

Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp đã phê chuẩn các quyết định trên.

Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu thu thập được, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh xác định, bằng thủ đoạn gian dối, từ tháng 1/2023 đến tháng 5/2023, các đối tượng Nguyễn Minh Luân (lái máy xúc); Trần Phương Trúc và Nguyễn Thị Ngọc Dung, (đều là nhân viên bán hàng của Công ty TNHH Hữu Trọng ở phường Phước Tân, TP.Biên Hoà) đã thông đồng với nhau chiếm đoạt tài sản là đá xây dựng của Công ty TNHH Hữu Trọng với tổng trị giá hơn 660 triệu đồng.

Hiện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh đang tập trung điều tra, làm rõ trách nhiệm của những cá nhân có liên quan, tiếp tục củng cố hồ sơ, tài liệu, chứng cứ để xử lý vụ án theo luật định.

 

GHÉP ẢNH TRANG PHỤC CÔNG AN ĐỂ CÂU LIKE, THANH NIÊN Ở HỘI AN BỊ XỬ PHẠT

Hoài Văn

https://tienphong.vn/ghep-anh-trang-phuc-cong-an-de-cau-like-thanh-nien-o-hoi-an-bi-xu-phat-post1664792.tpo

TPO - Nam thanh niên ở Hội An vừa bị phạt hành chính 7,5 triệu đồng vì đăng tải bài viết kèm hình ảnh cắt ghép trang phục của lực lượng công an lên mạng xã hội để câu view.

Ngày 18/8, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, Công an thành phố Hội An vừa ban hành quyết định xử phạt 7,5 triệu đối với P.T.B (trú thành phố Hội An) về hành vi "Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân".

B. bị xử phạt vì đã có hành vi đăng tải tin, bài viết kèm theo hình ảnh được chỉnh sửa, cắt ghép trang phục Công an nhân dân để gây sự chú ý, câu view, câu like. Điều này đã tạo dư luận, ảnh hưởng không tốt đến uy tín, hình ảnh, hoạt động của lực lượng Công an nhân dân trên không gian mạng.

Công an xác định hành vi của B. vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 3-2-2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Công an thành phố Hội An khuyến cáo người dân tích cực phát hiện, tố giác, phòng ngừa trước âm mưu của kẻ xấu kích động thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, kịp thời thông báo cho các cơ quan chức năng để xử lý, góp phần định hướng dư luận, làm sạch nguồn thông tin trên môi trường mạng.

Ngoài ra, khi tham gia các hoạt động trên không gian mạng, người dân cần phải thận trọng trong việc tiếp nhận thông tin, phải kiểm chứng, sàng lọc thông tin trước khi đăng tải, chia sẻ, tránh trường hợp đăng tải thông tin sai sự thật hoặc đăng tải thông tin bịa đặt, tự suy diễn, không có cơ sở.

 

BẮT NHÓM NGƯỜI TÁO TỢN 'GÀI BẪY' CÁN BỘ ĐỂ TỐNG TIỀN
Quang Thế

https://tuoitre.vn/bat-nhom-nguoi-tao-ton-gai-bay-can-bo-de-tong-tien-20240818173528381.htm

Nhóm người tìm lý do để đến làm việc với các cơ quan, tổ chức, sau đó 'gài bẫy' cán bộ để tống tiền vừa bị Công an TP Ninh Bình bắt giữ để điều tra về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Theo Công an TP Ninh Bình, nhóm người này còn tạo ra tình huống để "gài bẫy" đưa cán bộ vào các sai phạm rồi sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình, chụp ảnh bí mật làm tài liệu khống chế, đe dọa tống tiền, nếu không sẽ làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.

Ngày 18-8, Công an TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) cho biết, ngày 15-8, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Ninh Bình nhận được đơn trình báo của ông N.V.B. (41 tuổi) và anh P.V.M. (37 tuổi, cùng trú tại phường Ninh Khánh, TP Ninh Bình) về việc bị một số đối tượng cưỡng đoạt số tiền 300 triệu đồng.

Trên cơ sở triển khai nhanh chóng các biện pháp nghiệp vụ điều tra, xác minh xác định đây là ổ nhóm đối tượng hoạt động phạm tội chuyên nghiệp với phương thức, thủ đoạn hết sức tinh vi.

Lãnh đạo Công an TP Ninh Bình đã báo cáo lãnh đạo Công an tỉnh, đồng thời phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ tiến hành điều tra làm rõ.

Đến ngày 16-8, cơ quan công an đã có đủ tài liệu, chứng cứ chứng minh hành vi phạm tội và tiến hành bắt nhóm người gồm: Bùi Anh Tuấn (41 tuổi, huyện Yên Khánh), Phạm Thị Hoài (35 tuổi, huyện Yên Khánh) và Nguyễn Thị Phương (28 tuổi, huyện Yên Mô, cùng ở Ninh Bình) về hành vi cưỡng đoạt tài sản.

Theo Công an TP Ninh Bình, quá trình điều tra bước đầu xác định Tuấn (có một tiền án về tội cưỡng đoạt tài sản năm 2020) chỉ đạo Hoài, Phương và một số người khác tìm các lý do để đến làm việc với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn Ninh Bình.

Sau đó nhóm người này tìm cách gợi ý, tạo ra tình huống để đưa cán bộ vào các sai phạm rồi sử dụng các thiết bị ghi âm, ghi hình, chụp ảnh bí mật làm tài liệu khống chế và đe dọa tống tiền, nếu không sẽ làm đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng.

Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Ninh Bình đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử lý theo quy định của pháp luật.


 

 

No comments:

Post a Comment