Saturday, August 31, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 31 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Uzra Zeya thảo luận về các vấn đề nhân quyền tại Hà Nội

Việt Nam bắt giam người đàn ông định rải truyền đơn dịp 2/9

Các bộ trưởng quốc phòng EU thúc giục chuyển giao vũ khí đã hứa cho Ukraine

Đại học Fulbright VN hợp tác với nhà chức trách để điều tra về chiến dịch tấn công, xúc phạm, đe dọa

Việt Nam bắt giam người đàn ông định rải truyền đơn dịp 2/9

Đại học Fulbright VN hợp tác với nhà chức trách để điều tra về chiến dịch tấn công, xúc phạm, đe dọa

Inquirer: Tổng thống Marcos nói với Bộ trưởng Giang rằng Philippines và Việt Nam là liên minh quốc phòng

Lầu Năm Góc chuẩn thuận hỗ trợ thêm cho Mật vụ trong các chiến dịch tranh cử

Lục quân Mỹ bênh vực nhân viên Nghĩa trang Arlington trong sự cố với hoạt động tranh cử của Trump

Thái Lan tăng cường quản lý hàng Trung Quốc khi đồ nhập khẩu giá rẻ làm đảo lộn nền kinh tế

Triều Tiên đăng ký công khai tàu ngầm, rồi vội vàng xóa bỏ

Ukraine thúc giục Mông Cổ bắt giữ Putin theo lệnh quốc tế

RFA

Y Quynh Bdap: “Nếu bị trục xuất tôi chắc chắn sẽ chết”

UBKT trung ương kỷ luật nhiều cán bộ, lãnh đạo tỉnh Bắc Giang

Hàn Quốc bàn giao hai tàu tuần tra cho Việt Nam

Đà Nẵng: bắt nhóm hacker chiếm Facebook của hơn 400 người để lừa đảo

Việt Nam sẽ tổ chức lễ hội trái cây lần đầu tiên tại Trung Quốc

Trung Quốc chuyển giao hai tàu chiến và cảng nước sâu cho hải quân Campuchia

Thay Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, liệu vụ án Hồ Duy Hải có được “lật” lại?

Người dân bất bình vì chính quyền BR-VT kiểm tra việc nuôi trẻ ở tu viện Minh Đạo

400 hecta thanh long ở Bình Thuận bị ngập úng, người dân nói do dự án đường 719B

Tỉ phú Phạm Nhật Vượng tài trợ cho Vinfast hơn 3.000 tỷ đồng

Kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh mãn hạn 6 năm tù

Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Nhân sự chuẩn bị cho Đại hội 14

Báo cáo viên đặc biệt LHQ gửi đơn đến tòa án Thái Lan liên quan đến vụ xử ông Y Quynh Bdap

Google đang cân nhắc xây dựng trung tâm dữ liệu lớn ở Việt Nam

Việt Nam và Philippines có thể sắp ký thoả thuận tăng cường quan hệ an ninh

Tập đoàn xây dựng Trung Quốc muốn tham gia các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam

Hải Dương: gây thất thoát 36 tỷ đồng, ba cựu lãnh đạo LĐLĐ tỉnh bị đề nghị truy tố

Lai Châu: khởi tố, bắt tạm giam phó Giám đốc Sở Công thương vì nhận hối lộ

Các công trình của chùa do ông Thích Chân Quang trụ trì sẽ bị tháo dỡ vì xây dựng không phép

 

BBC

Sau Trung Quốc, ông Tô Lâm sẽ thăm Mỹ trong tháng 9?

Ông Zelensky cách chức tư lệnh không quân sau khi mất chiến đấu cơ F-16

32 năm chờ đợi công lý trong một vụ hiếp dâm ở Ấn Độ

Đại tướng Phan Văn Giang: thăm Philippines xong 'sẽ thăm Mỹ'

Ai sẽ thay ông Tô Lâm làm chủ tịch nước?

Triệt phá đường dây phim lậu lớn nhất thế giới tại Việt Nam

Google cân nhắc xây dựng trung tâm dữ liệu lớn tại Việt Nam

Pavel Durov là ai? Telegram là gì?

Hà Thị Hậu: Cô gái Việt nhỏ nhắn với tham vọng vô địch giải chạy lớn nhất thế giới

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản: ‘Tôi gửi tiền ăn trộm về cho gia đình'

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Philippines và ký các thỏa thuận hợp tác

Bãi cạn Sa Bin: Điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Philippines

Việt Nam

Chính phủ Việt Nam: Hai bộ trưởng mới là ai?

Chân dung ba tân phó thủ tướng

Cải cách Ruộng đất, lịch sử đẫm máu trong sự hờ hững hiện đại

Quốc hội họp bất thường: những ứng viên phó thủ tướng

Người di cư Việt Nam kẹt ở sân bay Brazil trong tình trạng báo động

Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ Việt ngại kết hôn, sinh con?

Quốc hội họp bất thường: chính phủ biến động như thế nào?

Quốc hội họp bất thường: ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm sẽ như thế nào?

Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì 'chuyện cờ vàng'

Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam: ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa chống Việt Nam

Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự: bầu ai, miễn nhiệm ai?

'Không phải ngày nào bạn cũng gặp được một trẻ mồ côi người Việt như mình'

RFI

Biển Đông: Lại xảy ra va chạm giữa tàu Philippines và tàu Trung Quốc

Tòa án Hình sự Quốc tế và Ukraina yêu cầu Mông Cổ bắt giữ tổng thống Nga Putin

Tổng thống Zelensky cách chức tư lệnh Không Quân Ukraina sau vụ rơi chiến đấu cơ F-16

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Lãnh đạo NATO tán đồng chiến dịch tấn công của Ukraina vào lãnh thổ Nga

Nhạc ngoại lời Việt : Tom Jones và giai điệu "I'll never fall in love again"

 Việt Nam và Philippines ký thỏa thuận hợp tác an ninh

Liên Âu hưởng ứng lời kêu gọi tăng cường viện trợ quân sự của tổng thống Ukraina

Bầu cử tổng thống Mỹ : Lầu đầu tiên Kamala Harris chấp nhận trả lời phỏng vấn truyền hình

Pháp : Dấu ấn Việt trong thành phố quốc tế Vichy

 Pháp vẫn ngóng chờ thủ tướng mới

Xử lý có trách nhiệm các bất đồng, mục tiêu chuyến đi Trung Quốc của cố vấn an ninh Nhà Trắng

Tình báo luôn song hành cùng Olympic

Paralympic Paris 2024 : Nữ vận động viên « tị nạn » người Afghanistan đạt huy chương đồng Taekwondo

Các đảo quốc Thái Bình Dương từ chối cắt đứt quan hệ với Đài Loan

Ký hợp đồng mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp, Serbia tiến gần hơn tới Liên Âu

Đức thắt chặt luật nhập cư và quyền mang vũ khí sau vụ tấn công bằng dao tại Solingen

Tài khoản tài chính của Starlink bị đóng băng, mạng xã hội X có nguy cơ bị đình chỉ tại Brazil

Israel-Hamas ngừng giao tranh để triển khai tiêm vac-xin phòng bại liệt cho trẻ em ở Gaza

(RFI) – Các tổ chức phi chính phủ tố cáo Cam Bốt đàn áp những người phản đối thỏa thuận ba bên ký với Lào và Việt Nam. Trong tuyên bố chung hôm 28/08/2024, tổ chức Giám sát Nhân quyền Human Right Watch (HRW) và Tổ chức Ân xá Quốc tế (Amnesty) đã cáo buộc chính quyền Phnom Penh giam giữ “trái phép” 94 người, trong đó có nhiều trẻ vị thành niên. Đây là những người phản đối thỏa thuận “Tam giác phát triển Cam Bốt-Lào-Việt Nam (CLV)”, về hợp tác thương mại và di cư có hiệu lực từ năm 2004, cho phép chuyển nhượng đất đai tại một số tỉnh cho các nhà đầu tư Việt Nam.

(Reuters) – Matxcơva tống giam cựu thứ trưởng Quốc Phòng Nga, Pavel Popov vì cáo buộc tham nhũng. Tính đến ngày hôm qua 29/08/2024 ông Popov là người thứ 9 trong số các quan chức quân sự và của bộ Quốc Phòng Nga bị bắt vì tội làm giàu bất chính. Ông và gia đình làm chủ một khu biệt thự sang trọng trị giá 5 triệu đô la tại một khu tam giác vàng ở thủ đô Matxcơva.

(AFP) – Israel tiến hành các cuộc tấn công lớn vào Cisjordanie, từ ba ngày qua. Quân đội của Nhà nước Do Thái xác nhận sáng nay 30/08/2024, đã triệt hạ được một thủ lĩnh của Hamas tại lãnh thổ Palestine mà Israel chiếm đóng. Nhiều nước như Anh, Pháp đã đồng loạt bày tỏ quan ngại, lên án hành động của Israel, khiến ít nhất 19 người Palestine thiệt mạng trong vòng 48 giờ. Trên mạng xã hội X, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã kêu gọi Israel chấm dứt ngay lập tức chiến dịch quân sự đẫm máu tại Cisjordanie.

(AFP) – Hồng Kông : Hai nhà báo bị kết án « kích động nổi loạn », « ly khai » trong cuộc biểu tình dân chủ năm 2019. Hôm thứ Năm, 29/08/2024, Chung Pui-kuen và Patrick Lam, hai cựu biên tập viên của tờ Stand News, hiện đã đóng cửa, đã bị tư pháp Hồng Kông phán có tội « âm mưu xuất bản và sao chép các ấn phẩm kích động nổi loạn, ly khai ». Đây là lần đầu tiên tội này được các thẩm phán Hồng Kông đưa ra đối với những người bất đồng chính kiến kể từ khi Trung Quốc tăng cường kiểm soát đặc khu hành chính này. Các nhà báo bị giam giữ tạm thời trong 349 ngày đã được các thẩm phán cho tại ngoại, trước khi tuyên án vào ngày 26/09 tới. Họ có thể phải đối mặt với bản án 2 năm tù giam.

(Reuters) – Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Ban nhạc Thụy Điển ABBA yêu cầu Donald Trump ngừng sử dụng trái phép những ca khúc của nhóm trong vận động tranh cử. Nhật báo Thụy Điển Svenska Dagbladet hôm 29/08/2024 đưa tin nhiều ca khúc nổi tiếng của ABBA như The Winner Takes It All, Money, Money, Money  Dancing Queen đã được Donald Trump và người đứng liên danh JD Vance sử dụng nhân buổi vận động tại bang Minnesota hôm 27/07/2024. Trước đây, những ca khúc mang tên tuổi  nhạc sĩ Mỹ Tom Petty, danh ca người Anh Adele hay ca sĩ người Ireland Sinéad O'Connor cũng đã bị sử dụng « bừa bãi » tương tự. Nữ hoàng trong làng âm nhạc Céline Dion đầu tháng này đâm đơn kiện ban vận động tranh cử của ứng viên tổng thống Mỹ đảng Cộng Hòa cũng vì lý do này.

(AFP) – Tổng thống Nga công du Mông Cổ, thành viên Tòa Án Hình Sự Quốc Tế - CPI. Theo thông cáo của điện Kremlin, chuyến thăm bắt đầu từ ngày 03/09/2024. Cách nay hơn một năm CPI ban hành lệnh truy nã ông Putin bắt vì tội « trục xuất và di chuyển bất hợp pháp trẻ em Ukraina ». Từ 2002 Mông Cổ là thành viên CPI. Theo quy định của Hiệp Ước Roma, các thành viên có trách nhiệm bắt giữ những người bị truy nã khi họ đặt chân lên lãnh thổ của mình.

(AFP) – Vua Maori tại New Zeland qua đời sáng ngày 30/08/2024, sau khi vừa trải qua một ca phẫu thuật tim, hưởng thọ 69 tuổi. Nhiều chính trị gia New Zealand đã bày tỏ lời chia buồn, tưởng nhớ đến vị vua thứ bảy của Kiingitanga, được thành lập vào năm 1858 với mục đích thống nhất người Maori bản địa ở quốc đảo này dưới một người cai trị duy nhất. Người Maori được cho là có nguồn gốc từ các hòn đảo xung quanh Tahiti và chiếm khoảng 17% dân số New Zealand, tương đương khoảng 900.000 người.

(AP) – Venezuela mất điện trên toàn quốc. Sáng nay, 30/08/2024, bộ Truyền Thông Venezuela cho biết một vụ phá hoại hệ thống điện quốc gia từ 4h50 theo giờ địa phương, đã ảnh hưởng gần như toàn bộ lãnh thổ nước này, 24 bang báo cáo mất điện toàn bộ hoặc một phần, trong đó có thủ đô Caracas. Chính quyền cho biết đang cố khắc phục tình trạng này. Trong những năm qua, Venezuela thường xuyên bị mất điện. Chính phủ luôn đổ lỗi cho phe đối lập, nhưng theo các chuyên gia năng lượng, tình trạng này là hậu quả từ các vụ cháy rừng làm hỏng đường dây truyền tải điện, thêm vào đó là việc bảo trì kém cơ sở hạ tầng điện.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BẢY 31.08.2024

1. KỸ SƯ NGUYỄN NGỌC ÁNH RA TÙ

Kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh, người bị cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam” vừa mãn hạn 6 năm tù giam hôm 30/8/2024.

Công an nhà tù Xuân Lộc- nơi ông Ánh bị giam cầm, đưa ông về trụ sở Uỷ ban Nhân dân thị trấn Bình Đại (huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre) để làm các thủ tục “bàn giao” cho nhà cầm quyền địa phương. Sở dĩ có thủ tục này vì ngoài bản án 6 năm tù giam, ông Ánh bị tuyên 5 năm quản chế sau khi mãn hạn tù.

Kỹ sư thuỷ sản Nguyễn Ngọc Ánh là một trong những tiếng nói mạnh mẽ chống chế độc độc tài cộng sản. Ông bị bắt ngày 30/8/2018 sau khi tham gia cuộc biểu tình chống Dự luật Đặc khu và luật An ninh mạng.

Tại phiên tòa ngày 6/6/2019, ông Ánh giữ thái độ bình tĩnh, khảng khái và khẳng định mình không làm gì sai mà chỉ thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của một người dân Việt Nam yêu nước.

Sau sáu năm tù, sức khỏe ông Nguyễn Ngọc Ánh có nhiều giảm sút, mắt kém, thính giác kém và không thể nói lớn.

Nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế lên tiếng bênh vực ông Nguyễn Ngọc Ánh, trong đó có Nhóm Công tác về bắt giữ tuỳ tiện (WGAD của Liên Hiệp quốc đã ra văn bản nói rằng việc Hà Nội bắt giam và xét xử nhà hoạt động Nguyễn Ngọc Ánh là “độc đoán,” vi phạm các công ước quốc tế về nhân quyền mà Hà Nội đã ký kết và phê chuẩn.

2. LAI CHÂU: PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG BỊ BẮT VÌ NHẬN HỐI LỘ

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Lai Châu hôm 29/8 vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Trọng Thức, phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lai Châu về hành vi “nhận hối lộ”. Tuy vậy, cơ quan này không cho biết ông Thức đã nhận hối lộ của đơn vị nào, với số tiền bao nhiêu.

Trước đó, ngày 12/8, công an đã tiến hành bắt giữ các ông Vũ Văn Hinh - Trưởng phòng Quản lý công nghiệp; Nguyễn Thanh Nghị, chuyên viên Phòng Quản lý công nghiệp Sở Công Thương Lai Châu về hành vi nhận hối lộ và Trần Văn Huy - kỹ sư thuộc Công ty Cổ phần xây dựng Thành Phát để điều tra về hành vi “đưa hối lộ”.

Việc bắt ông Thức nằm trong vụ án “đưa và nhận hối lộ” xảy ra tại Sở Công Thương tỉnh Lai Châu liên quan đến những sai phạm tại thủy điện Nậm Cấu (xã Bum Tở, huyện Mường Tè). Cùng những sai phạm liên quan đến thủy điện Nậm Cấu, đầu tháng 8, công an Lai Châu đã khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về quản lý vật liệu nổ, sử dụng trái phép vật liệu nổ”.

3.HẢI DƯƠNG: BA CỰU LÃNH ĐẠO TỈNH BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ VÌ GÂY THẤT THOÁT 36 TỶ ĐỒNG

Cơ quan an ninh điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã hoàn thành bản Kết luận điều tra và chuyển hồ sơ lên Viện kiểm sát đề nghị truy tố đối với mười ba bị can có những sai phạm xảy ra tại một số công đoàn thuộc nhiều địa phương của tỉnh Hải Dương.

Trong đó, ba cựu lãnh đạo Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) tỉnh Hải Dương bị truy tố về hai tội danh “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Những người này gồm, ông Mai Xuân Anh, nguyên Phó Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch LĐLĐ tỉnh; Phạm Thị Thuỳ Linh, nguyên Trưởng Ban Tài chính LĐLĐ tỉnh và Nguyễn Văn Nam, nguyên Chủ tịch công đoàn ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra LĐLĐ tỉnh. 

Các hành vi phạm tội của ba cựu quan chức nêu trên được xác định kéo dài từ năm 2017 đến tháng 4/2022, gây thất thoát 36 tỷ đồng. Cụ thể, ông Mai Xuân Anh gây thất thoát cho LĐLĐ (Liên Đoàn Lao Động) tỉnh Hải Dương hơn 16 tỷ đồng; Linh và Nam gây thất thoát cho LĐLĐ tỉnh Hải Dương hơn 20 tỷ đồng.

4.CÁC ĐẢO QUỐC THÁI BÌNH DƯƠNG TỪ CHỐI CẮT ĐỨT QUAN HỆ VỚI ĐÀI LOAN

(Theo RFI)

Trong ngày cuối cùng của thượng đỉnh Diễn đàn thường niên các đảo quốc Thái Bình Dương tại Tonga, 30/08/2024, lãnh đạo 18 nước đã bác bỏ lời kêu gọi từ một số đồng minh của Bắc Kinh, đề nghị cắt đứt quan hệ với Đài Loan.

Quần đảo Salomon, đồng minh lớn nhất của Trung cộng tại khu vực này, đã gây áp lực, kêu gọi các nước thành viên của Diễn đàn loại bỏ « quy chế đối tác phát triển » đối với Đài Loan, khẳng định Đài Loan không phải là một quốc gia có chủ quyền và các nước thành viên « nên tuân thủ luật pháp quốc tế ». Trong khi đó, một số quốc đảo như Tuvalu, Palau hay Quần đảo Marshall, một trong những nước hiếm hoi trên thế giới, vẫn công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập.

Đại sứ Trung Cộng Trần Ba (Qian Bo) tại Thái Bình Dương đã mạnh mẽ chỉ trích thông cáo của Diễn đàn, cho rằng đó là một « sai lầm » khi bác bỏ đề nghị của Salomon, và khẳng định rằng 15 trong số 18 đảo quốc ủng hộ « nguyên tắc một Trung Hoa ». Bắc Kinh cũng phê phán cách sử dụng ngôn ngữ trong thông cáo khi đề cập đến cả Đài Loan và Trung Quốc, như là hai nước riêng biệt.

Thượng đỉnh Diễn đàn thường niên các quốc đảo Thái Bình Dương, khai mạc ngày 26 và kết thúc hôm nay 30/08/2024, các quốc gia thành viên đã thông qua một thỏa thuận hợp tác lực lượng cảnh sát - Pacific Policing Initiative (PPI), chủ yếu do Úc tài trợ 400 Mỹ kim, nhằm giảm ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực này.

 

VNThoibao

 

RFA – Y Quynh Bdap: “Nếu bị trục xuất tôi chắc chắn sẽ chết”

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Vũ khí sinh học mới sẽ gây bất ổn cho thế giới như thế nào?

Ukraine đã vượt qua lằn ranh đỏ của Moscow và Washington

 

Báo Tiếng Dân

Thao túng đám đông, hãy xem chừng cái giá phải trả (Phần 1)29/08/2024

 

Thuy My

Hoàng Quốc Dũng - Kể chuyện làm tình nguyện viên trong Thế vận hội Paris 2024

Mai Bá Kiếm – « Khóa học không sợ hãi » và « khóa học không sợ nghèo », cái nào đáng sợ ?

Lưu Nhi Dũ - Đại học Fulbright, John Kerry, Bob Kerrey và…lá cờ « không sợ hãi »

Trần Thanh Cảnh - « Gió tầng nào gặp mây tầng ấy » !

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 30.08.2024

Đỗ Hoàng Diệu - Đời đâu chỉ cần cơm ngon và áo đẹp

Dương Quốc Chính - Vai trò của sách

Nguyễn Đình Bổn - Hoa hậu thú nhận không đọc hết một cuốn sách!

Phan Châu Thành - Ngưu tầm ngưu…

Liễu Hằng - Kỳ Duyên!

Nguyễn Thông - Chuyện đồng hồ (2)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Thư ngỏ từ Trường Đại học Fulbright Việt Nam 31/08/2024

Về việc bắt giữ nhà sáng lập Telegram Pavel Durov (1) 31/08/2024

So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại 31/08/2024

Dư luận viên phá hoại đất nước như thế nào? 30/08/2024

Bốn Tư lệnh QK 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc? 30/08/2024

“Số phận Putin như cá nằm trên thớt” 30/08/2024

Kamala Harris và rào cản phân biệt giới tính 30/08/2024

Giáo dục kiểu gì đây? 29/08/2024

Thế kỷ phai tàn trí nhớ 29/08/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP SỮA HÀ LAN BỊ BẮT VÌ SẢN XUẤT HÀNG GIẢ

Minh Đức/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/tong-giam-doc-cong-ty-cp-sua-ha-lan-bi-bat-vi-san-xuat-hang-gia-post1494732.html

Cơ quan CSĐT Công an TP Chí Linh (Hải Dương) khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan, về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”.

Trước đó, cuối năm 2022, Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường thuộc Bộ Công an đã khởi tố vụ án hình sự “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm” xảy ra tại Công ty CP Sữa Hà Lan, có địa chỉ tại 335 Trần Cung, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội, cùng các chi nhánh và kho hàng của công ty. Trong quá trình điều tra, lực lượng chức năng đã thu thập 67 mẫu sản phẩm từ 33 loại sản phẩm của Công ty CP Sữa Hà Lan. Kết quả giám định cho thấy 66/67 lô sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng dưới 70%, với tổng số lượng hàng hóa là 29.400 lon/hộp và giá trị hóa đơn hơn 4,1 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra xác định sau khi xây dựng Nhà máy Holland Milk (tại Km39 Quốc lộ 18, phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, Hải Dương), Nguyễn Trung Vương đã chỉ đạo trực tiếp nhân viên trong khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm, từ mua nguyên liệu, xây dựng quy trình sản xuất, nhận đơn đặt hàng đến lựa chọn sản phẩm và số lượng, đơn giá, thời gian giao hàng.

Sau đó, ban hành lệnh sản xuất, cân nguyên liệu, phụ gia theo công thức có sẵn trong lệnh sản xuất, phối trộn, đưa vào máy đóng hộp, đóng nắp, dán nhãn, in hạn sử dụng cho đến khâu kiểm tra, đóng thùng carton, đưa về kho thành phẩm rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Việc điều hành công việc sản xuất chủ yếu được thực hiện từ xa thông qua mạng máy tính, theo nhóm giữa Tổng giám đốc và các nhân viên. Ngoài ra, cơ quan điều tra phát hiện Đỗ Minh Thu, Kế toán trưởng của Công ty CP Sữa Hà Lan tự ý chỉnh sửa hai phiếu kết quả kiểm nghiệm và làm giả giấy tờ của UBND xã để hợp thức hóa các sản phẩm. Cơ quan điều tra tách hành vi của bị can Thu thành một vụ án hình sự khác và cơ quan tố tụng truy tố xét xử về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Ngày 16/4/2024, Tòa án Nhân dân TP Chí Linh đã tuyên án 62 tháng tù giam đối với Đỗ Minh Thu.

TẠM GIỮ HÀNG CHỤC THÀNH VIÊN NHÓM 'NHỮNG THẰNG TÙ' VÀ '8H TÔ HIỆU'

Thanh Hà/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/tam-giu-hang-chuc-thanh-vien-nhom-nhung-thang-tu-va-8h-to-hieu-post1494731.html

Gần 20 đối tượng bị cơ quan công an tạm giữ là thành viên của các nhóm mạng xã hội có tên "Những thằng tù" và "8h Tô Hiệu".

Ngày 30/8, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) cho biết đã tạm giữ hình sự 18 đối tượng điều tra về hành vi gây rối trật tự công cộng.

Trước đó, Công an quận Hà Đông phát hiện 2 nhóm trên Facebook là “Những thằng tù” và “8h Tô Hiệu" gồm hàng chục thành viên hẹn nhau tại đường Tô Hiệu (Hà Cầu, Hà Đông) để "đi bão". Trưởng 2 nhóm nêu trên là Nguyễn Thạc Đoàn (SN 2005, trú tại phường Phú Lương, quận Hà Đông) và Nguyễn Gia Huy (SN 2007, trú tại phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm).

Qua xác minh, thành viên trong các nhóm đều là thanh thiếu niên ở độ tuổi 15-19. Nhiều đối tượng là sinh viên, hoặc đã bỏ học; 1 đối tượng là sinh viên trường Cao đẳng và đang bị Cơ quan CSĐT Công an huyện Hoài Đức khởi tố về tội "Gây rối trật tự công cộng"…Tại cơ quan công an, các đối tượng khai nhận, đầu tháng 8/2024, Đoàn lập nhóm “Những Thằng Tù”, còn Huy lập nhóm “8h Tô Hiệu”, trên mạng xã hội Facebook với mục đích rủ hẹn nhau tập trung tại khu vực đường Tô Hiệu, quận Hà Đông, sau đó đi đua xe thành đoàn tại các tuyến phố thuộc trung tâm TP Hà Nội.

Trước đó, các đối tượng đã hẹn nhau điều khiển xe máy đi với tốc độ cao, lạng lách, đánh võng,... gây mất an ninh trật tự.

Tối 24/8, khoảng 20 đối tượng đi 10 xe máy không mang BKS tập trung tại khu vực đường Tô Hiệu (phường Hà Cầu) và di chuyển ra khu vực đường Trần Khát Chân (quận Hai Bà Trưng).

Trên đường, các đối tượng điều khiển xe máy đi thành đoàn, phóng nhanh, lạng lách, đánh võng, bấm còi, hò hét, chạy nhiều vòng theo tuyến đường Trần Khát Chân - đê Nguyễn Khoái - khu vực Bệnh viện 108 - phố Trần Hưng Đạo - đường Lê Duẩn - đường Đại Cổ Việt… Đến khoảng 23h, do trời mưa to nên các đối tượng giải tán.

Tương tự vào ngày hôm sau, nhóm thanh thiếu niên hẹn nhau qua mạng tụ tập tại khu vực đường Tô Hiệu. Khi bị Công an quận Hà Đông phát hiện đã giải tán.

Ngoài 18 đối tượng bị tạm giữ, có 3 trường hợp do dưới 16 tuổi, Công an quận Hà Đông đã giáo dục, răn đe, bàn giao cho gia đình, thông báo đến nhà trường, chính quyền địa phương để quản lý giáo dục, chờ xử lý.

 

TRÙM GIANG HỒ QUÂN 'IDOL' VÀ 3 ĐỒNG PHẠM CHỊU ÁN TỬ HÌNH

Hương Lài/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/trum-giang-ho-quan-idol-va-3-dong-pham-chiu-an-tu-hinh-post1494734.html

Trùm giang hồ ở Quảng Trị Nguyễn Quốc Quân (Quân "Idol") cùng 3 đồng phạm là Lê Văn Sơn, Phạm Công Định, Trần Lê Duy Thịnh bị TAND tỉnh tuyên án tử hình về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.

Chiều 29/8, sau 2 ngày xét xử, HĐXX TAND tỉnh Quảng Trị đã tuyên bị cáo Nguyễn Quốc Quân mức án tử hình về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy, tội Cưỡng đoạt tài sản mức án 8 năm tù, tội Bắt giữ người trái phép luật, mức án 4 năm tù và đe dọa giết người, mức án 1 năm tù. Tổng mức hình phạt tử hình.

Ngoài ra, Quân bị tuyên phạt 700 triệu đồng về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, đồng thời bị bị tịch thu toàn bộ số tiền đã cho vay hơn 13 tỷ đồng. 3 bị cáo Lê Văn Sơn (SN 1990), Phạm Công Định (SN 1998) và Trần Lê Duy Thịnh (SN 1997, cùng trú tại huyện Cam Lộ) bị HĐXX tuyên án tử hình về tội Vận chuyển trái phép chất ma túy.

Trong khi đó, các bị cáo Nguyễn Phi Cường (SN 1990, trú tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa) bị tuyên án 7 năm tù về tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy, 6 năm tù về tội Tàng trữ trái phép chất ma túy và 2 năm tù về tội Bắt, giữ người trái pháp luật. Tổng mức hình phạt Cường phải nhận là 15 năm tù.

Hoàng Thái Mạnh (SN 1992, trú tại thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản và 2 năm tù về tội Bắt, giữ người trái pháp luật. Tổng mức hình phạt 9 năm tù.

Trần Hoài Thanh (SN 1992, trú thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội Cưỡng đoạt tài sản. Đinh Văn Thái (SN 1990, trú thị trấn Khe Sanh, huyện Hướng Hóa) lãnh án 5 năm tù cùng tội danh. Lê Thị Lệ (trú tại phường Đông Lương, TP Đông Hà) bị xử phạt 200 triệu đồng về tội Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự. Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Nhân dân tỉnh Quảng Trị, Nguyễn Quốc Quân có 4 lần bị kết án về tội Trộm cắp tài sản vào các năm 2009, 2010, 2013 và 2015.

Sau khi chấp hành xong hình phạt tù, Quân nhiều lần thực hiện các hành vi phạm tội.

Cụ thể, ngày 17/8/2021, Quân, Nguyễn Phi Cường và Hoàng Thái Mạnh có các hành vi giả danh cán bộ công an, đe dọa, ép buộc các anh Võ Viết Linh, Cao Xuân Thành và Nguyễn Ngọc Chiến đưa lên ôtô 74A-120.32 do Quân điều khiển để đưa về nhà Quân để làm rõ hành ném đá vào nhà mình.

Sau đó, Quân, Mạnh, Cường có hành vi chửi, đe dọa, đánh làm cho các bị hại không dám phản kháng. Sau khi nhận được tin báo, lực lượng Công an đến và yêu cầu những người liên quan đến trụ sở để làm việc.

Ngày 13/2/2023, Quân, Lê Văn Sơn, Phạm Công Định và Trần Lê Duy Thịnh đã có hành vi vận chuyển trái phép hơn 10 kg ma túy loại Ketamine thì bị lực lượng chức năng bắt quả tang.

Ngày 8/6/2023, do nghi ngờ anh Nguyễn Văn Trung (là cán bộ công an) dò hỏi thông tin về các hành vi phạm tội của mình, Nguyễn Quốc Quân đã thực hiện hành vi đe dọa giết, làm anh Trung lo sợ phải thay đổi lối sống, sinh hoạt của bản thân và gia đình.

Tháng 8/2023, Nguyễn Quốc Quân được bà Liên thuê đòi nợ số tiền 300 triệu đồng. Sau đó, Quân rủ Thái, Mạnh và Trần Hoài Thanh thực hiện các hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần nhằm mục đích đòi nợ bà Thúy số tiền trên, làm cho bà Thúy và gia đình lo sợ.

Từ tháng 4 đến tháng 8/2023, với mục đích hưởng lợi, Nguyễn Quốc Quân nhiều lần cho 6 người vay tiền, với tổng số tiền cho vay gần 14 tỷ đồng, lãi suất cao hơn gấp 5 lần mức lãi suất cao theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015, tổng tiền gốc đã nhận hơn 10 tỷ đồng, tiền lãi đã nhận hơn 1 tỷ đồng.

Quân đã thu lợi bất chính tổng số tiền hơn 865 triệu đồng. Lê Thị Lệ nhiều lần giúp sức cho Quân thực hiện việc cho vợ chồng chị Tuyết, ông Minh, anh Nam, Hiệp, chị Thanh vay và được hưởng lợi 95,9 triệu đồng.

Được biết, nhiều năm trở lại đây, trùm giang hồ Quân "Idol" nổi lên như một hiện tượng, nổi tiếng về độ giàu có và ăn chơi xa hoa.

 

CỰU CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN VIMEDIMEX BỊ ĐỀ NGHỊ MỨC ÁN 36-42 THÁNG TÙ

Nguyễn Hưng

 https://lifestyle.znews.vn/cuu-chu-tich-tap-doan-vimedimex-bi-de-nghi-muc-an-36-42-thang-tu-post1493507.html

Chiều 30/8, đại diện VKS trình bày bản luận tội và đề nghị HĐXX tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Loan mức án 36-42 tháng tù về tội "Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản".

Cùng tội danh trên, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Nguyễn Quang Hưng (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Thanh Trì, Phó Tổng Giám đốc Vimedimex) 15-18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo; Tạ Thị Vân (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Bắc Từ Liêm) và Nguyễn Xuân Đức (cựu Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư bất động sản Mỹ Đình, Tổng Giám đốc Vimedimex 2) cùng mức đề nghị 12-15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Đối với tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiệm trọng”, VKS đề nghị tuyên phạt bị cáo Bùi Thanh Huyền 24-30 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, Nguyễn Thị Cẩm Lê 18-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

Các bị cáo còn lại gồm: Nguyễn Thị Diệu Linh (cựu Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn thẩm định giá và đầu tư Hà Nội - VVAI), Nguyễn Ngọc Thắng (cựu Phó Tổng Giám đốc VVAI), Nguyễn Đức Phương (cựu Thẩm định viên VVAI), Vương Thị Thu Thủy (cựu chuyên viên Ban Quản lý dự án Đông Anh) bị đại diện VKS đề nghị Tòa tuyên phạt các mức án 12-24 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, Trần Công Tuyên (cựu Trưởng Phòng Quản lý khai thác hạ tầng và giải phóng mặt bằng thuộc Ban Quản lý dự án huyện Đông Anh) 18-24 tháng tù về cùng tội “Vi phạm quy định về hoạt động bán đấu giá tài sản”.

Ngày 30/8, TAND thành phố Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Loan (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Tập đoàn dược phẩm Vimedimex) cùng 10 bị cáo khác trong vụ án sai phạm về đấu giá quyền sử dụng đất ở Đông Anh (Hà Nội).

Chứng cứ chưa có trong hồ sơ

Trước phiên tòa này, luật sư của nhóm bị cáo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã cung cấp cho Tòa một số tài liệu, chứng cứ mới. Đó là bản Báo cáo Giám đốc Sở ngày 12/10/2020 nêu rõ phương án xác định định giá đất cụ thể đã được trình Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khi đó là ông Nguyễn Trọng Đông phê duyệt, chuyển ông Lê Tuấn Định (Phó Giám đốc Sở) làm cơ sở ký Tờ trình trình Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể thành phố Hà Nội.

Theo luật sư, chứng cứ mới cung cấp này đã thể hiện hành vi của nhóm bị cáo thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội chỉ tham gia ở 1 khâu thứ yếu để các cấp lãnh đạo kiểm tra, đánh giá hồ sơ và trình Hội đồng phê duyệt.

Trả lời câu hỏi của Hội đồng xét xử và các luật sư bào chữa, bị cáo Bùi Thanh Huyền (Phó Chi cục Trưởng Chi cục Quản lý đất đai) đã trình bày về nội dung bản Báo cáo Giám đốc Sở và khai tại phiên tòa diễn ra hồi tháng 4 đầu năm nay, bị cáo mới biết là trong hồ sơ thu giữ không có bản báo cáo này. Bị cáo Huyền cho rằng đây là văn bản quan trọng, nên đề nghị Hội đồng xét xử xem xét chứng cứ mới nói trên, trong đó thể hiện vai trò của bị cáo trong vụ án chỉ thực hiện một khâu rất nhỏ, làm việc theo cấp bậc, chỉ là người giúp việc, ký nháy cho chi cục trưởng, không có thẩm quyền quyết định.

Quá trình điều ra, truy tố, xét xử, chính sách pháp luật đã có sự điều chỉnh về việc quy định giá, quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xác định, thẩm định giá đất cụ thể “không phải chịu trách nhiệm về các nội dung khác đã được cơ quan, tổ chức giải quyết trước đó”.

Theo đó, bị cáo Huyền chỉ kiểm tra tính đầy đủ của nội dung, không có trách nhiệm thẩm định giá này, nên đề nghị Hội đồng xét xử căn cứ vào chứng cứ mới, quy định mới của pháp luật để cho bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật, như 16/18 cán bộ khác của Sở cũng tham gia thực hiện các bước trong quy trình thẩm định giá tại vụ án này.

Quy trình báo cáo nội bộ

Cũng liên quan đến chứng cứ mới này, luật sư Nguyễn Văn Tú (bào chữa cho bị cáo Bùi Thanh Huyền) đã đặt câu hỏi về trình tự báo cáo nội bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Bị cáo Bùi Thanh Huyền khai báo cáo nội bộ này là một bước không thể thiếu trong quy trình và là bước quan trọng để làm cơ sở đề ra phương án trình hội đồng thẩm định. Đây là quy trình nội bộ thực hiện trong một thời gian dài, chỉ là việc tham mưu cấp trên, không phải là quy định của pháp luật.

Do đó, bị cáo Huyền cho rằng hành vi của bị cáo và bị cáo Nguyễn Thị Cẩm Lê (cán bộ Chi cục Quản lý đất đai, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) có chăng chỉ là vi phạm quy định nội bộ, không phải là vi phạm quy định pháp luật hình sự. Cụ thể, bị cáo Huyền thực hiện bước kiểm tra, đánh giá phương án xác định giá đất trên cơ sở kết quả của phòng tổng hợp báo cáo. Trước bước này, có 2 bước đánh giá (do bị cáo Lê tổng hợp báo cáo, đã được Trưởng Phòng hành chính tổng hợp phê duyệt), sau bước này còn có 3 cấp lãnh đạo thuộc Sở (cao hơn chức vụ của bị cáo Huyền) phê duyệt.

Tương tự, bị cáo Nguyễn Thị Cẩm Lê cho rằng trong bản báo cáo Giám đốc Sở thể hiện rõ quy chế làm việc nội bộ của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, vai trò của bị cáo Lêchỉ là tổng hợp hồ sơ, giúp việc cho trưởng phòng. Vì vậy, bị cáo Lê mong Hội đồng xét xử xem xét các chứng cứ mới này để xác định lại vai trò của bị cáo trong vụ án, cho bị cáo được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.

Có hay không băng ghi âm, ghi hình đính kèm phiếu khảo sát?

Tham gia thẩm vấn tại phiên tòa, luật sư Nguyễn Văn Tú đã đặt câu hỏi với ông Mai Xuân Vinh (nguyên Phó Giám đốc Sở Tài chính Hà Nội, Thường trực Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể thành phố) về việc thiếu các thông tin: Họ, tên đệm của người tiến hành khảo sát, thiếu địa chỉ cụ thể trong Phiếu khảo sát có làm ảnh hưởng đến kết quả thẩm định giá không? Ông Vinh trả lời việc thiếu những thông tin này không ảnh hưởng tới việc thẩm định giá.

Việc khảo sát này được kết luận là đã có file ghi âm, video clip ghi lại quá trình khảo sát. Tuy nhiên, khi luật sư bào chữa cho bị cáo Lê hỏi bà Ngô Bích Thủy (đại diện Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự) có mặt tại phiên tòa, bà Thủy khẳng định không có băng ghi âm, ghi hình quá trình điều tra khảo sát đính kèm phiếu khảo sát.

 

TUYÊN ÁN 111 BỊ CÁO TRONG CÔNG TY ĐÒI NỢ KIỂU 'KHỦNG BỐ'

Hoài Thanh/Vietnam

https://lifestyle.znews.vn/tuyen-an-111-bi-cao-trong-cong-ty-doi-no-kieu-khung-bo-post1493490.html

111 bị cáo trong "tập đoàn" đòi nợ theo kiểu "khủng bố" bị tòa án tỉnh Tiền Giang phạt tù.

Ngày 30/8, TAND tỉnh Tiền Giang đã tuyên phạt tù 111 bị cáo trong vụ án "Cưỡng đoạt tài sản" liên quan đến Công ty Luật TNHH Pháp Việt với thủ đoạn đòi nợ theo kiểu "khủng bố".

Trong đó, Trần Văn Châu (44 tuổi) và Hồ Quốc Hùng (37 tuổi), cùng là Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Việt, giữ vai trò chủ mưu, trực tiếp tổ chức thực hiện hành vi phạm tội.

HĐXX tuyên phạt bị cáo Trần Văn Châu 19 năm tù, Hồ Quốc Hùng 18 năm tù, 109 bị cáo còn lại bị tuyên phạt mức án thấp nhất là 1 năm và cao nhất là 13 năm tù. Theo cáo trạng, giữa tháng 10/2022, nhiều giáo viên và ban giám hiệu của 1 trường tiểu học ở phường 1, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) bất ngờ nhận được các cuộc gọi điện thoại, tin nhắn liên quan đến khoản nợ của gia đình một bé gái 8 tuổi đang học lớp 3 tại đây.

Các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa yêu cầu nhà trường cho bé gái nghỉ học để gây áp lực tác động gia đình bé trả nợ. Bọn chúng dọa nếu không thực hiện theo yêu cầu sẽ giết người thân của ban giám hiệu, giáo viên chủ nhiệm.

Sau đó, một đại lý gas ở thị xã Cai Lậy nhận được điện thoại từ người lạ, yêu cầu chở tới trường tiểu học nói trên bình gas 12kg.

Cùng lúc, bọn chúng gọi điện thoại cho nữ hiệu trưởng ra nhận bình gas, nếu không sẽ cho nổ trường. Quá sợ hãi, giáo viên của trường đã đến công an trình báo.

Công an thị xã Cai Lậy vào cuộc điều tra, xác định trước đó cậu ruột của bé gái vay tín chấp một ngân hàng tại Long An 50 triệu đồng, hạn trả trong 3 năm. Trả được 3 tháng tiền lãi, gốc 7,5 triệu đồng thì mất khả năng chi trả tiếp, anh này đổi số điện thoại và trốn đến Bình Dương làm công nhân. Người đàn ông sau đó nhận được điện thoại từ một thanh niên lạ, yêu cầu thanh toán nợ gốc lẫn lãi 180 triệu đồng, nếu không thực hiện sẽ giết con, cháu ở quê nhà.

Lo sợ cho tính mạng con và cháu, người đàn ông chuyển trả 10 triệu đồng. Sau đó, anh này không tiếp tục trả nợ nên các đối tượng liên tục gọi điện đe dọa ban giám hiệu và giáo viên như nói trên.

Xác định các số điện thoại nhắn tin, gọi đe dọa buộc trả nợ do Hà Thị Hiệp - nhân viên của nhóm trưởng Nguyễn Thanh Hải thuộc Công ty Luật TNHH Pháp Việt - thực hiện nên tháng 2/2023, Công an tỉnh Tiền Giang phối hợp với Công an TP.HCM và Cục Cảnh sát hình sự (Bộ Công an) đồng loạt khám xét khẩn cấp trụ sở chính và 2 chi nhánh của công ty.

Công an đã thu giữ nhiều tài liệu, đồ vật có liên quan đến hành vi đe dọa, đòi nợ nhiều người vay tín chấp, nhưng khó khăn trong việc trả nợ của Công ty Luật TNHH Pháp Việt.

Quá trình điều tra, công an đã khởi tố bắt giam Trần Văn Châu, Hồ Quốc Hùng.

Cáo trạng nêu, ngày 1/1/2021-14/2/2023, bị cáo Trần Văn Châu và Hồ Quốc Hùng (cùng là Phó giám đốc Công ty Luật TNHH Pháp Việt) lợi dụng danh nghĩa Công ty Luật TNHH Pháp Việt để ký hợp đồng dịch vụ tư vấn pháp lý, hỗ trợ tiền tố tụng và tham gia khởi kiện tại tòa với 7 tổ chức tín dụng.

Bị cáo Châu và Hùng thông qua tổ chức bộ máy hoạt động của Công ty Luật TNHH Pháp Việt, chỉ đạo 20 trưởng nhóm và 579 nhân viên dùng nhiều thủ đoạn đòi nợ để đe dọa, uy hiếp tinh thần 172.629 người vay, cưỡng đoạt hơn 456 tỷ đồng và được các đơn vị ký kết hợp đồng dịch vụ trả phí hơn 168 tỷ đồng.

 

HAI LẦN NHẬN HỐI LỘ, MỘT GIÁM ĐỐC Ở ĐẮK LẮK BỊ BẮT

Hải Dương/Vietnamne

https://lifestyle.znews.vn/hai-lan-nhan-hoi-lo-mot-giam-doc-o-dak-lak-bi-bat-post1494729.html

Công an huyện Ea Súp (Đắk Lắk) khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ea Súp để điều tra về hành vi "nhận hối lộ".

Ngày 30/8, Công an huyện Ea Súp cho biết đơn vị vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Lê Phạm Bình (50 tuổi, trú tại xã Tân Hòa, huyện Buôn Đôn), Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ea Súp để điều tra về hành vi "nhận hối lộ".

Sau khi bắt giữ ông Lê Phạm Bình, Công an huyện Ea Súp cũng đã khám xét nơi ở và nơi làm việc của đối tượng này. Theo kết quả điều tra ban đầu, từ tháng 12/2021 đến tháng 6/2022, với vai trò là Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ea Súp, ông Bình đã 2 lần nhận hơn 21 triệu đồng của một cán bộ địa chính xã Ea Rốk (huyện Ea Súp) để làm thủ tục đo đạc, cấp trích lục bản đồ địa chính cho người dân rồi chiếm đoạt.

Cũng thời gian này, ông Bình đã 2 lần nhận 63 triệu đồng của một người dân trú tại thị trấn Ea Súp để làm thủ tục đo đạc, cấp trích lục bản đồ địa chính. Toàn bộ số tiền trên, ông Bình đã chiếm đoạt sử dụng vào mục đích cá nhân.

 

NỮ NHÂN VIÊN NGÂN HÀNG LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT CỦA KHÁCH HƠN 1 TỶ ĐỒNG

Trần Tuyên/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/nu-nhan-vien-ngan-hang-lua-dao-chiem-doat-cua-khach-hon-1-ty-dong-post1494735.html

Lợi dụng khách hàng không rành giao dịch điện tử, nữ nhân viên ngân hàng ở An Giang đã đăng nhập vào tài khoản của người này, chiếm đoạt số tiền hơn 1,2 tỷ đồng.

Ngày 29/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang đã bắt tạm giam Nguyễn Thị Kim Phương (31 tuổi, ngụ thị trấn Phú Hòa, huyện Thoại Sơn, An Giang) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Theo cơ quan công an, trước Tết Nguyên đán năm 2022, thông qua giới thiệu, anh N.Q.T. (33 tuổi, trú TP Long Xuyên) quen biết Phương - nhân viên Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB) chi nhánh An Giang, nên gửi hồ sơ đất nhờ làm thủ tục vay vốn. Phương cho biết phần đất của anh T. chỉ vay được hơn 1,2 tỷ đồng và được người này đồng ý. Tới tháng 3/2022, Phương gọi anh T. đến ngân hàng để ký hồ sơ vay vốn.

Do muốn chiếm đoạt tiền của khách hàng, Phương hướng dẫn vợ chồng anh T. cài ứng dụng ngân hàng và đặt mã pin.

Sau khi vợ chồng anh T. ký xong giấy tờ, ngân hàng giải ngân khoản vay. Lợi dụng việc anh T. không rành giao dịch điện tử, Phương mở ứng dụng trên điện thoại của mình, đăng nhập vào tài khoản của khách hàng.

Phương sau đó đã đổi mật khẩu, mã Soft Token (phương thức bảo mật cho khách hàng khi thanh toán trực tuyến trên ngân hàng điện tử của MSB - PV) do anh T. cung cấp.

Nữ nhân viên ngân hàng này thực hiện hàng loạt giao dịch chuyển tiền từ tài khoản của anh T. sang tài khoản của mình và các chủ nợ, sau đó nói dối anh T. là ngân hàng chưa giải ngân để chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Sau khi biết bị Phương lừa, ngày 28/6, anh T. đến cơ quan CSĐT công an tỉnh tố giác vụ việc.

 

KỶ LUẬT KHIỂN TRÁCH GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN QUỸ ĐẤT VÌ ĐỂ LỘ THÔNG TIN NGƯỜI TỐ CÁO

Khắc Tâm

https://tuoitre.vn/ky-luat-khien-trach-giam-doc-trung-tam-phat-trien-quy-dat-vi-de-lo-thong-tin-nguoi-to-cao-20240830152233583.htm

UBND TP Sóc Trăng đã kỷ luật khiển trách giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Sóc Trăng và một chuyên viên Văn phòng UBND TP, do làm lộ thông tin cá nhân của người tố cáo.

Ngày 30-8, một lãnh đạo UBND TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng xác nhận đã xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách ông N.Q.T., giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Sóc Trăng và bà Đ.N.H., chuyên viên Văn phòng HĐND và UBND TP Sóc Trăng, do làm lộ thông tin cá nhân của người tố cáo.

"Số tiền chi trả bồi thường sai quy định khoảng 160 triệu đồng, chúng tôi đã thu hồi", vị lãnh đạo này thông tin.

Trước đó, ông Trang Như Hải (ngụ phường 8, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) có đơn tố cáo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Sóc Trăng gửi lãnh đạo, nêu trong quá trình triển khai dự án đường vành đai 1 (đoạn từ ngã ba Lê Duẩn - Phạm Hùng, phường 8 đến đường Trần Quốc Toản, phường 6, TP Sóc Trăng) đã bồi thường, hỗ trợ cho một hộ dân gần nhà ông Hải không đúng quy định.

Theo đơn tố cáo của ông Hải, hộ này chỉ có diện tích đất thổ cư trên 50m², nhưng khi bị thu hồi đất, được Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Sóc Trăng bồi thường diện tích lớn hơn, có thể gây hại cho ngân sách nhà nước.

Sau đó, UBND TP Sóc Trăng kiểm tra, kết luận: phần diện tích nhà chính trên 52m² của hộ mà ông Hải tố cáo được UBND TP Sóc Trăng cấp giấy phép xây dựng có thời hạn, do đó phần công trình xây dựng theo giấy phép không được bồi thường. 

UBND TP đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn thu hồi số tiền bồi thường, hỗ trợ của hộ mà ông Hải tố cáo để nộp ngân sách nhà nước.

Liên quan nội dung làm lộ thông tin cá nhân, kết quả kiểm tra ông N.Q.T. có dùng điện thoại chụp lại màn hình máy vi tính một phần trang của đơn tố cáo gửi tới Zalo của người tố cáo. Theo kết quả xác minh, do gửi nhầm nên ông T. đã thu hồi tin nhắn.

Trong khi đó, bà Đ.N.H. có phát hành quyết định số 08 của chủ tịch UBND TP Sóc Trăng về thụ lý tố cáo và giao nhiệm vụ xác minh nội dung tố cáo, có đính kèm hồ sơ liên quan, như đơn tố cáo, các hồ sơ hỗ trợ, bồi thường… trên hệ thống quản lý văn bản và điều hành của UBND TP Sóc Trăng.

Theo kết luận của UBND TP Sóc Trăng, việc tiết lộ thông tin cá nhân của người tố cáo là không đúng quy định tại khoản 3, điều 8 Luật Tố cáo năm 2018.

 

ĐỀ NGHỊ KHAI TRỪ ĐẢNG CỰU PHÓ CHỦ TỊCH TỈNH BÌNH THUẬN NGUYỄN NGỌC

Đức Trong

https://tuoitre.vn/de-nghi-khai-tru-dang-cuu-pho-chu-tich-tinh-binh-thuan-nguyen-ngoc-20240830174953944.htm

Ngày 30-8, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận thông báo kết quả kỳ họp thứ 39 về việc xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật ông Nguyễn Ngọc - cựu phó chủ tịch UBND tỉnh - cùng nhiều cựu cán bộ khác.

Ông Nguyễn Ngọc với vai trò là phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận năm 2015 đã thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, thống nhất với phương án giá đất do Sở Tài nguyên và Môi trường đề nghị.

Từ đó, tham mưu cho chủ tịch ký quyết định phê duyệt tính tiền sử dụng hơn 36ha được phép chuyển nhượng mục đích sử dụng đất tại dự án khu đô thị du lịch biển Phan Thiết không đủ căn cứ của pháp luật, gây thiệt hại lớn cho ngân sách.

Tương tự, ông Lê Quang Vinh năm 2015 với vai trò là phó chánh Văn phòng UBND tỉnh đã thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ được giao, có ý kiến thống nhất với phương án giá đất như trên.

Cả hai ông đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố, bắt tạm giam liên quan đến sai phạm tại dự án khu đô thị du lịch biển thành phố Phan Thiết.

Theo thông báo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận, vi phạm của ông Ngọc và ông Vinh gây hậu quả rất nghiêm trọng, làm mất uy tín của bản thân và tổ chức đảng, cơ quan và đơn vị nơi công tác.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận thống nhất đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý kỷ luật cả hai ông trên bằng hình thức khai trừ.

Cũng theo thông báo kết quả kỳ họp thứ 39, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Bình Thuận thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ đối với ông Vũ Thông Phán - cựu phó phòng kỹ thuật, kiểm soát viên Công ty TNHH MTV Khai thác các công trình thủy lợi tỉnh - và khiển trách ông Nguyễn Văn Phúc - phó chủ tịch UBND huyện Hàm Thuận Nam.

 

DỰ ÁN 'NUÔI BÒ DƯỚI TÁN RỪNG': KHÔNG THẤY BÒ, CHỈ THẤY... MẤT RỪNG

Trung Tân

https://tuoitre.vn/du-an-nuoi-bo-duoi-tan-rung-khong-thay-bo-chi-thay-mat-rung-20240830080121304.htm

Khoảng 10 năm trước, tỉnh Đắk Lắk giao doanh nghiệp 171ha rừng và đất lâm nghiệp để thực hiện dự án nuôi bò nhưng đến nay chuồng trại bỏ hoang, tình trạng mất rừng liên tục xảy ra.

Cuối tháng 8-2024, phóng viên Tuổi Trẻ Online quay lại dự án phát triển chăn nuôi bò và trồng cỏ chăn nuôi tại xã Ea Kiết (huyện Cư M'gar, Đắk Lắk) - nơi từng được hô hào sẽ đem lại đời sống tốt cho nông dân - thì nơi đây chuồng trại bỏ hoang, tình trạng mất rừng khó kiểm soát.

Doanh nghiệp để mất hàng chục héc ta rừng

Theo hồ sơ, năm 2015, UBND tỉnh Đắk Lắk cho Doanh nghiệp tư nhân Phúc Huy liên kết với Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Buôn Ja Wầm thành lập Công ty TNHH chăn nuôi Phúc Lâm để triển khai dự án phát triển chăn nuôi bò và trồng cỏ tại tiểu khu 550 xã Ea Kiết (Cư M'gar) trên diện tích 171ha (trong đó 43,5ha đất không có rừng và 127,5ha rừng tự nhiên).

Vào thời điểm thành lập, với tổng mức vốn đầu tư trên 36,5 tỉ đồng, doanh nghiệp khẳng định sẽ có đàn bò quy mô 2.000 con (trong đó nuôi tập trung 495 con, nuôi phân tán trong các hộ gia đình 1.505 con) trên diện tích 171ha.

Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của phóng viên, dự án chăn nuôi bò dưới tán rừng của Công ty Phúc Lâm hiện không nuôi con bò nào. Tại đây có 2/3 trại bò bỏ hoang, nhà điều hành để không, xuống cấp, không người trông coi. Diện tích rừng gần như xóa sổ, hàng chục héc ta đất rừng đã biến thành các rẫy bắp, ruộng lúa, đất trồng cây lâu năm.

Báo cáo mới nhất của Công ty Phúc Lâm tính đến ngày 31-12-2023, trong số hơn 127ha rừng tự nhiên giao cho doanh nghiệp vào năm 2015, nay còn 55,22ha được ghi nhận là "có rừng"; đối với hơn 43,5ha đất không có rừng giao để trồng cỏ, nuôi bò doanh nghiệp để lấn chiếm hầu hết, chỉ còn quản lý khoảng 15ha.

Đổ trách nhiệm cho nhau khi dự án mất rừng

Liên quan đến vấn đề này, vừa qua một số người dân đứng đơn tố cáo đến nhiều nơi việc doanh nghiệp được giao đất, rừng để nuôi bò kém hiệu quả nhưng để đất rừng bị lấn chiếm. Bên cạnh đó, doanh nghiệp tự ý cho thuê đất, trồng bắp, lúa để thu lợi trên diện tích giao trồng cỏ nuôi bò…

Ông Nguyễn Trọng Tĩnh - giám đốc Công ty Phúc Lâm - cho biết ông mới nhận bàn giao công việc gần hai tháng nay với tài sản gần như là con số 0 nhưng số nợ công ty mẹ hơn 4 tỉ đồng.

Theo ông Tĩnh, khi nhận bàn giao đến nay, ông đã thuyết phục một số người dân giao lại một vài diện tích đất lấn chiếm để doanh nghiệp có đất trồng bắp, lúa (thay thế cỏ) để nuôi bò sắp tới.

Liên quan đến việc đất, rừng bị mất, lấn chiếm, ông Tĩnh nói doanh nghiệp liên kết nuôi bò, còn việc quản lý, bảo vệ rừng trên thực địa phải do Công ty TNHH lâm nghiệp Buôn Ja Vầm quản lý. "Hằng năm Công ty TNHH lâm nghiệp Buôn Ja Vầm vẫn nhận kinh phí bảo vệ rừng nên đây thuộc trách nhiệm của họ.

Đến nay tổng diện tích đất, rừng được tỉnh giao trên giấy tờ là 171ha nhưng doanh nghiệp chỉ còn quản lý 15ha. Chúng tôi không có chức năng để quản lý, bảo vệ cũng như thu hồi diện tích bị lấn chiếm", ông Tĩnh nói.

Trong khi đó, ông Trần Thanh Lâm - phó tổng giám đốc Công ty TNHH lâm nghiệp Buôn Ja Vầm - lại cho rằng việc tỉnh đã giao đất, rừng cho Công ty Phúc Lâm nên việc quản lý đất không có rừng, diện tích phải khoanh nuôi bảo vệ rừng là của doanh nghiệp.

Nói về vấn đề này, ông Vũ Hồng Nhật - chủ tịch UBND huyện Cư M'gar - cho biết huyện đã có khảo sát. Theo ông Nhật, qua kiểm tra công ty báo cáo vào năm 2015, doanh nghiệp có nuôi khoảng 300 con bò và đã cung cấp bò giống cho chương trình 135 của huyện.

Những năm gần đây công ty vẫn duy trì đàn bò trên 200 con, tuy nhiên do chuồng trại xuống cấp, diện tích đất trồng cỏ bị thu hẹp do người dân lấn chiếm sản xuất nông nghiệp. Mặt khác đàn bò bị suy yếu nên cuối năm 2023, công ty đã thanh lý hết.

Hiện nay, doanh nghiệp đang cho sửa chữa lại một số khu chuồng trại để tái đàn. Ông Nhật cho biết Công ty Buôn Ja Vầm do tỉnh quản lý, hiện đã cổ phần hóa và Nhà nước chỉ giữ một phần vốn trong đó.

 

BẮT GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HUYỆN EA SÚP

Tuấn Nguyễn - Huỳnh Thủy

https://tienphong.vn/bat-giam-doc-chi-nhanh-van-phong-dang-ky-dat-dai-huyen-ea-sup-post1668393.tpo

TPO - Ông Lê Phạm Bình - Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ea Súp (Đắk Lắk) và 3 công chức tại huyện này đã bị bắt tạm giam liên quan đến vụ án nhận hối lộ.

Sáng 30/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Súp cho biết đã ra quyết định khởi tố vụ án nhận hối lộ, xảy ra trên địa bàn từ năm 2021 và năm 2022.

Theo kết quả xác minh ban đầu, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, ông Lê Phạm Bình - Phó Giám đốc, rồi lên Giám đốc Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Ea Súp đã có hành vi nhận tiền.

Cụ thể, ông Bình đã nhận tiền của bà Lê Thị Bạch Tuyết – cán bộ địa chính xã Ea Rốk (huyện Ea Súp) 2 lần để làm thủ tục đo đạc, cấp trích lục bản đồ địa chính cho người dân rồi chiếm đoạt tổng số tiền hơn 21 triệu đồng.

Chưa hết, ông Bình còn nhận tiền của ông Phạm Hồng Thái (SN 1963, trú tại TDP Thành Công, thị trấn Ea Súp, huyện Ea Súp) 2 lần cũng để làm thủ tục đo đạc, cấp trích lục bản đồ địa chính rồi chiếm đoạt tổng số tiền 63 triệu đồng vào các năm 2021 và 2022. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Ea Súp đã khởi tố bị can, bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Bình.

Liên quan đến vụ án trên, 3 công chức tại huyện Ea Súp cũng bị khởi tố bị can, bắt tạm giam gồm: Nguyễn Thị Vinh, công chức tư pháp hộ tịch TT Ea Súp; Lê Thị Bạch Tuyết, công chức địa chính xã Ea Rốk; Nguyễn Thị Lan Phương, công chức địa chính xã Ya Tmốt.

 

No comments:

Post a Comment