Friday, August 30, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Biden khởi động lại chương trình nhập cư cho 4 nước

Khảo sát Reuters/Ipsos: Harris tăng khoảng cách dẫn trước Trump nhờ sự ủng hộ của phụ nữ, người gốc Mỹ Latin

Kinh tế, căng thẳng Mỹ-Trung khiến số du học sinh Trung Quốc tại Mỹ giảm

Đô đốc: Lực lượng Mỹ đã sẵn sàng với ‘nhiều phương án’ đối phó sự hung hăng ở Biển Đông

Nạn trộm cắp, tội phạm của thực tập sinh Việt Nam gây nhiều lo ngại ở Nhật Bản

Bộ Ngoại giao lên tiếng sau khi ĐH Fulbright do Mỹ tài trợ bị cáo buộc làm ‘cách mạng màu’

Harris cam kết sẽ kiên quyết hơn về vấn đề di dân, ủng hộ cấp vũ khí cho Israel

Khảo sát Reuters/Ipsos: Harris tăng khoảng cách dẫn trước Trump nhờ sự ủng hộ của phụ nữ, người gốc Mỹ Latin

Trung Quốc và Mỹ thảo luận về vòng đàm phán mới giữa Biden và Tập

Trung Quốc hội đàm với trợ lý hàng đầu của Biden trong ngày thứ nhì về Đài Loan, fentanyl

Máy bay F-16 của Ukraine bị rơi, phi công tử trận khi đánh chặn cuộc không kích của Nga

Đô đốc: Lực lượng Mỹ đã sẵn sàng với ‘nhiều phương án’ đối phó sự hung hăng ở Biển Đông

 

RFA

Kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh mãn hạn 6 năm tù

Tô Lâm chủ trì cuộc họp Tiểu ban Nhân sự chuẩn bị cho Đại hội 14

Báo cáo viên đặc biệt LHQ gửi đơn đến tòa án Thái Lan liên quan đến vụ xử ông Y Quynh Bdap

Google đang cân nhắc xây dựng trung tâm dữ liệu lớn ở Việt Nam

Việt Nam và Philippines có thể sắp ký thoả thuận tăng cường quan hệ an ninh

Trung Quốc chuyển giao hai tàu chiến và cảng nước sâu cho hải quân Campuchia

Thay Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao, liệu vụ án Hồ Duy Hải có được “lật” lại?

Người dân bất bình vì chính quyền BR-VT kiểm tra việc nuôi trẻ ở tu viện Minh Đạo

Tập đoàn xây dựng Trung Quốc muốn tham gia các dự án giao thông trọng điểm tại Việt Nam

Hải Dương: gây thất thoát 36 tỷ đồng, ba cựu lãnh đạo LĐLĐ tỉnh bị đề nghị truy tố

Lai Châu: khởi tố, bắt tạm giam phó Giám đốc Sở Công thương vì nhận hối lộ

Các công trình của chùa do ông Thích Chân Quang trụ trì sẽ bị tháo dỡ vì xây dựng không phép

Rapper B Ray xin lỗi vì từng bỡn cợt về lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh

Các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc lên án Việt Nam vì lạm dụng luật chống khủng bố đối với người Thượng

Ông Nguyễn Hòa Bình được phân công làm Phó thủ tướng thường trực, phụ trách lĩnh vực đặc xá

Kỷ luật hơn 4.000 đảng viên do suy thoái, 230 đảng viên tham nhũng từ đầu năm 2024

Việt Năm sắp gửi lô vắc-xin ngừa tả lợn châu Phi sang Philippines

Hoà Bình: đề nghị kỷ luật nguyên Bí thư Thành uỷ Ngô Ngọc Đức

Hơn 800.000 camera giám sát tại Việt Nam bị lộ dữ liệu

 

BBC

Ai sẽ thay ông Tô Lâm làm chủ tịch nước?

Triệt phá đường dây phim lậu lớn nhất thế giới tại Việt Nam

Google cân nhắc xây dựng trung tâm dữ liệu lớn tại Việt Nam

Pavel Durov là ai? Telegram là gì?

Hà Thị Hậu: Cô gái Việt nhỏ nhắn với tham vọng vô địch giải chạy lớn nhất thế giới

Thực tập sinh Việt Nam tại Nhật Bản: ‘Tôi gửi tiền ăn trộm về cho gia đình'

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam thăm Philippines và ký các thỏa thuận hợp tác

Bãi cạn Sa Bin: Điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Philippines

Donald Trump: cáo trạng mới thay đổi như thế nào?

Ukraine: Nga không kích lớn nhất từ trước tới nay

Trung Quốc chi hơn 15 tỷ USD cho tập trận ở Thái Bình Dương trong năm 2023

Ông Trump gặp cộng đồng người Việt ở Virginia: 'Họ yêu mến tôi và tôi cũng yêu mến họ'

Việt Nam

Chính phủ Việt Nam: Hai bộ trưởng mới là ai?

Chân dung ba tân phó thủ tướng

Cải cách Ruộng đất, lịch sử đẫm máu trong sự hờ hững hiện đại

Quốc hội họp bất thường: những ứng viên phó thủ tướng

Người di cư Việt Nam kẹt ở sân bay Brazil trong tình trạng báo động

Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ Việt ngại kết hôn, sinh con?

Quốc hội họp bất thường: chính phủ biến động như thế nào?

Quốc hội họp bất thường: ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm sẽ như thế nào?

Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì 'chuyện cờ vàng'

Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam: ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa chống Việt Nam

Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự: bầu ai, miễn nhiệm ai?

'Không phải ngày nào bạn cũng gặp được một trẻ mồ côi người Việt như mình'

 

RFI

Mỹ, Trung chuẩn bị cho cuộc điện đàm Biden - Tập Cận Bình ‘‘trong những tuần tới’’

Nhiều nước NATO muốn dỡ bỏ các hạn chế đối với Ukraina trong việc sử dụng vũ khí phương Tây

Telegram: Pavel Durov bị truy tố và bị cấm rời khỏi nước Pháp

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Tông du Đông Nam Á và bốn thông điệp của giáo hoàng Phanxicô

 Khai mạc Thế Vận Hội người khuyết tật Paris 2024

Vụ Pháp bắt giữ Pavel Durov: Gọng kềm của Liên Hiệp Châu Âu cũng đang siết chặt Telegram

Tổng thống Pháp công du Serbia để hoàn tất thương vụ bán chiến đấu cơ Rafale

Anh-Đức nhất trí giúp Luân Đôn xích lại gần Liên Âu

Pháp: Nhiều tiếng nói trong đảng Xã Hội kêu gọi hợp tác với tổng thống Macron

Thụy Sĩ có sẽ từ bỏ chính sách trung lập?

Các đảo quốc Thái Bình Dương hợp tác về cảnh sát để giảm ảnh hưởng của Trung Quốc

TT Ukraina sẽ thông báo với lãnh đạo Mỹ về kế hoạch buộc Nga chấm dứt chiến tranh

Pháp : Paralympic khai mạc hy vọng tiếp nối thành công của Olympic Paris 2024

Hàn Quốc và văn hoá làm việc quá giờ

 Paralympic Paris 2024 : Hơn cả thành tích thể thao là cơ hội thay đổi định kiến xã hội

Pháp : Tư pháp chuẩn bị quyết định số phận tiếp theo của ông chủ Telegram

Vụ bắt giữ ông chủ Telegram, một cảnh cáo của Liên Âu đối với tỉ phú Elon Musk, chủ nhân mạng X ?

(Philippine News Agency) - Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam công du Philippines. Báo chí Philippines hôm nay, 29/08/2024, loan tin bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang, trong chuyến công du Philippines, dự kiến sẽ ký kết với Manila một số thỏa thuận về hợp tác quốc phòng vào ngày mai 30/08.

(Quân Đội Nhân Dân) – Tư lệnh Không quân Philippines thăm Việt Nam. Ngày 29/08/2024, tư lệnh Không quân Philippines, trung tướng Stephen Parreño đã có buổi họp với trung tướng Nguyễn Văn Hiền, tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam. 

(Reuters) – Công ty Google đang cân nhắc xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn tại Việt Nam.  Một nguồn tin theo dõi sát hồ sơ hôm 29/08/2024 cho biết, nếu điều này xảy, đây là dự án đầu tư đầu tiên của một công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ vào Việt Nam. Nguồn tin này cho biết Google có thể lập trung tâm dữ liệu này gần thành phố Hồ Chí Minh, lá phổi kinh tế của Việt Nam.

(AFP) - Số « tù nhân chính trị » tại Venezuela tăng mạnh tính từ cuộc bầu cử tổng thống 28/07. Tổ chức nhân quyền Foro Penal hôm 28/08/2024 cho biết hiện Venezuela có 1.780 « tù chính trị », so với con số 199 trước ngày 28/07. Theo Foro Penal, gần 1800 là số tù chính trị nhiều chưa từng có ở Venezuela, ít nhất là tính từ năm 2000 đến nay. Chỉ tính riêng ngày hôm sau khi kết quả tổng thống mãn nhiệm Nicolas Maduro tái đắc cử được công bố nhưng bị phe đối lập và nhiều người dân phản đối, đã có 27 người chết, 192 người bị thương và khoảng 2400 người bị bắt, theo số liệu chính thức. 

(AFP) - Do cháy rừng, Canada phát thải nhiều khí carbon thứ tư thế giới trong năm 2023. Theo một nghiên cứu được công bố hôm 28/08/2024, năm ngoái Canada đã trải qua những đợt cháy rừng lớn chưa từng có. 15 triệu hecta bị thiêu rụi, tương đương 4% diện tích đất rừng trên toàn quốc, làm gia tăng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, khiến Canada từ vị trí 11 nhảy lên vị trí thứ 4 trong số các nước phát thải nhiều CO2, chỉ sau Trung Quốc, Mỹ và Ấn Độ. Không chỉ phát thải thêm carbon, nạn cháy rừng còn khiến khả năng rừng lưu trữ CO2 giảm mạnh tại Canada.

(AFP) - Pháp : Hơn 2.000 trẻ em vô gia cư, một vấn nạn “không thể chấp nhận được” đối với UNICEF. Trong báo cáo được công bố hôm 29/08/2024, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc lo ngại về những hậu quả “thảm khốc” nếu tình trạng này kéo dài. Đại diện cơ quan UNICEF tại Pháp, Adeline Hazan, than phiền rằng “không thể chấp nhận việc một xã hội đối xử với trẻ em như thế này, rằng UNICEF cảm thấy lo lắng khi chứng kiến tình hình không hề cải thiện, mà lại còn trở nên tồi tệ hơn từ năm này qua năm khác”

(AFP) - Mỹ : Kamala Harris sẽ có cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên trong chiến dịch tranh cử tổng thống 2024. Phó tổng thống Kamala Harris hôm nay, 29/08/2024, có cuộc phỏng vấn truyền hình đầu tiên kể từ khi trở thành ứng cử viên đảng Dân Chủ ra tranh chức tổng thống Mỹ tháng 11. Cuộc phỏng vấn của bà Harris và người đứng liên danh Tim Walz sẽ được phát sóng trên kênh CNN, nhân chuyến đi vận động tranh cử ở bang Georgia. Người phát ngôn của ứng viên Cộng Hòa Donald Trump đã chỉ trích bà Harris không chịu thực hiện cuộc phỏng vấn một mình và cáo buộc phó tổng thống sử dụng thống đốc bang Minnesota làm “lá chắn sống”, trong bối cảnh đảng Cộng Hòa liên tục chỉ trích Harris lảng tránh những câu hỏi hóc búa. 

(AFP) - Nga cấm vĩnh viễn 92 công dân Mỹ nhập cảnh, theo thông báo của chính quyền Matxcơva hôm 28/08/2024. Trong số những người này có các nhà báo từ một số cơ quan truyền thông lớn như New York Times, The Wall Street Journal hay Washington Post, bị cáo buộc truyền bá “thông tin sai lệch” về quân đội Nga đang chiến đấu ở Ukraina. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ SÁU 30.08.2024

1/ VN VÀ PHI LUẬT TÂN KÝ KẾT THỎA ƯỚC TĂNG CƯỜNG AN NINH

Việt Nam và Phi Luật Tân có thể sẽ ký thỏa thuận tăng cường quan hệ an ninh nhân chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Phan Văn Giang tới Phi vào hôm nay 30/8 trong lúc có những căng thẳng trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và Manila.

Bộ trưởng quốc phòng Phi Luật Tân Gilberto Teodoro phát biểu hôm 27/8 là Manila muốn phát triển mối quan hệ giữa quốc phòng và quân sự giữa hai nước. Trong thời gian qua, Hà Nội và Manila đã có những bước hợp tác trong lãnh vực an ninh biển.

Vào ngày 9/8 vừa qua, lực lượng Phi và Việt Nam đã tổ chức cuộc tập trận chung đầu tiên tại vùng biển gần Manila. Đây là đợt huấn luyện chung trên biển về tìm kiếm và cấp cứu.

Trong khi Bộ trưởng Phan Văn Giang chuẩn bị sang Phi, Tư lệnh không quân nước này là Trung tướng Stephen Parreño vào ngày 29/8 đã có cuộc gặp với Trung tướng Nguyễn Văn Hiền, Tư lệnh phòng không không quân tại Hà Nội.

Hiện Việt Nam, Phi Luật Tân và Trung Quốc đều đang tranh chấp về chủ quyền ở Biển Đông. Quan hệ giữa Manila và Bắc Kinh những ngày qua thêm căng thẳng vì những xung đột ở vùng biển nước này. Vào ngày 25/8, Phi lên tiếng cáo buộc Trung Quốc đã cho tàu đâm vào tàu của Phi đang chở thực phẩm, nhiên liệu và vật tư y tế cho ngư dân ở khu vực này.

Đến ngày 26/8, tàu Trung Quốc và tàu Phi Luật Tân lại đụng độ khi tàu của Phi đang làm nhiệm vụ tiếp tế cho các tàu đóng tại bãi Sabina thuộc khu vực quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh cáo buộc tàu của Phi xâm nhập trái phép vào vùng nước thuộc chủ quyền của Trung Cộng.

RFA

2/ MƯA LŨ NHẤN CHÌM CÁC TRANG TRẠI THANH LONG CỦA VN

Mưa lớn đã khiến hàng trăm mẫu trang trại thanh long ở tỉnh Bình Thuận bị chìm trong nước,  trong khi đó nhiều người phải tìm nơi trú ẩn ở những vùng đất cao.

Các vụ ngập lụt ở Bình Thuận xảy ra do mưa lớn và xả nước từ một hồ chứa hôm 27 và 28/8. Ông Hồ Văn Trung, một nông dân ở Bình Thuận cho biết là đã mất toàn bộ vụ thanh long và dưa leo năm nay.

Cần biết là thanh long xuất cảng của Việt Nam đã đạt kỷ lục 1 tỷ 800 triệu Mỹ kim vào năm 2018, nhưng con số này đã giảm trong những năm gần đây. Tỉnh Bình Thuận là nơi có diện tích trồng thanh long lớn nhất Việt Nam, với diện tích 28 ngàn mẫu, với sản lượng đạt hơn 600 ngàn tấn mỗi năm.

Vào hôm 29/8, những người nông dân ở hai ngôi làng thuộc xã Hàm Mỹ tỉnh Bình Thuận nhận xét là mưa lũ ở khu vực này ở mức “chưa từng có”.

Khoảng 200 gia đình và 400 mẫu cây trồng, chủ yếu là thanh long, đã bị ngập lụt, theo lời một quan chức địa phương ở xã Hàm Mỹ. Hơn 70 người dân đã di chuyển đến vùng đất cao hơn vì nhà của họ tạm thời không thể ở được.

Các khu vực khác của Việt Nam cũng đã bị ảnh hưởng bởi mưa lớn và lũ lụt trong những tháng gần đây. Miền bắc VN đã phải chịu đựng một mùa hè với lượng mưa cao, đặc biệt là khu vực miền núi ở tây bắc.

Tổng cục Thống kê Việt Nam cho biết vào cuối tháng trước là trên toàn quốc có gần 29 ngàn ngôi nhà đã bị hư hại và 90 ngàn mẫu hoa màu bị phá hủy. Theo số liệu của tổng cục, mưa lũ đã gây thiệt hại khoảng 85 triệu Mỹ kim trong 7 tháng qua, gấp đôi so với năm ngoái, với 91 người chết hoặc mất tích.

VOA

3/ GOOGLE SẼ XÂY DỰNG TRUNG TÂM DỮ LIỆU LỚN TẠI VN

Tập đoàn Google đang cân nhắc đến việc xây dựng một trung tâm dữ liệu lớn tại Việt Nam, và nếu điều này thành hiện thực, đây sẽ là khoản đầu tư đầu tiên của một tập đoàn lớn của Mỹ vào VN.

Theo thông tấn xã Reuters thì Google đang xem xét thiết lập một trung tâm dữ liệu “siêu quy mô” gần Sài Gòn, trung tâm kinh tế phía nam của Việt Nam. Khoản đầu tư này được xem là một bước tiến cho Việt Nam, quốc gia đến nay vẫn chưa thu hút được nguồn vốn nước ngoài lớn vào các trung tâm dữ liệu do cơ sở hạ tầng không đồng đều.

Không rõ Google sẽ đưa ra quyết định đầu tư nhanh đến đâu nhưng nguồn tin cho Reuters biết là các cuộc đàm phán nội bộ đang diễn ra và trung tâm dữ liệu có thể sẵn sàng vào năm 2027.

Các trung tâm siêu quy mô là lớn nhất trong ngành lưu trữ dữ liệu, với mức tiêu thụ điện năng thường tương đương với một thành phố lớn. Một trung tâm dữ liệu siêu quy mô có công suất tiêu thụ điện năng là 50 MW và có giá từ 300 triệu đến 650 triệu Mỹ kim.

Quyết định này của Google được thúc đẩy bởi số lượng lớn khách hàng trong và ngoài nước tại Việt Nam và nền kinh tế kỹ thuật số đang mở rộng của quốc gia này. Nguồn tin còn nói rằng Việt Nam là một trong những thị trường phát triển nhanh nhất của YouTube, nền tảng chia xẻ video trực tuyến phổ biến của Google.

Trong khi đó, tập đoàn thương mại điện tử Trung Cộng Alibaba cũng có kế hoạch xây một trung tâm dữ liệu ở Việt Nam. Mặc dù nhu cầu về dịch vụ kỹ thuật số ngày càng tăng ở Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài phần lớn đã tránh xa VN vì tình trạng thiếu điện thường xuyên, các ưu đãi đầu tư kém hấp dẫn và cơ sở hạ tầng internet yếu kém vì phụ thuộc vào một số ít cáp ngầm cũ kỹ.

VOA

4/ BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG VN SẼ SANG THĂM NƯỚC MỸ VÀO THÁNG TỚI

Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang sẽ đến thủ đô Washington vào tháng 9 sắp tới để gặp gỡ Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin, theo tiết lộ của các quan chức Mỹ và Việt Nam.

Theo kế hoạch, Phan Văn Giang sẽ đến Hoa Thịnh Đốn từ ngày 7 đến ngày 9/9 để tăng cường hợp tác quốc phòng giữa hai nước. Trong cuộc gặp gỡ, hai bộ trưởng Mỹ - Việt dự trù thảo luận về một loạt các chủ đề liên quan đến quốc phòng, bao gồm những chương trình về huấn luyện, ​đào tạo và giải quyết các hậu quả từ thời Chiến tranh Việt Nam.

Có thông tin cho rằng ông Giang sẽ ký một thỏa thuận mua thiết bị quân sự từ Mỹ, nhưng nguồn tin bên phía Việt Nam nói rằng các chi tiết của thỏa thuận vẫn đang được thảo luận.

Cuộc gặp sắp tới sẽ là lần gặp gỡ đầu tiên giữa hai bộ trưởng quốc phòng Việt - Mỹ kể từ khi hai quốc gia nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác Chiến lược Toàn diện cách đây một năm.

Chuyến thăm này sẽ tiếp nối cuộc Đối thoại Chính trị, An ninh và Quốc phòng lần thứ 13 vừa diễn ra ở Hà Nội vào hôm 26/8. Đó là cuộc đối thoại đầu tiên như vậy kể từ khi hai nước nâng cấp quan hệ.

Cuộc gặp trực tiếp gần đây nhất giữa hai ông Giang và Austin diễn ra vào tháng 11/2023, bên lề hội nghị các bộ trưởng quốc phòng ASEAN ở Jakarta. Trong cuộc gặp đó, hai ông đã thảo luận các biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng song phương, đặc biệt tập trung vào các nỗ lực giải quyết các vấn đề được gọi là “di sản chiến tranh” và cung cấp trợ giúp nhân đạo.

Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam cũng đã mời các công ty quốc phòng Mỹ tham gia triển lãm quốc phòng quốc tế lần thứ 2 của Việt Nam, dự trù diễn ra vào cuối năm 2024.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Chuyện đông chuyện tây: Con đường phía trước

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 30/08/2024

So sánh quan điểm của Harris và Trump về chính sách đối ngoại

Báo Tiếng Dân

 

Không được quên Ukraina!28/08/2024

 

Thuy My

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 29.08.2024

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 917, 28-08-2024

Lê Xuân Nghĩa - S-400 : Thổ bỏ của chạy lấy người

Dương Quốc Chính - Động lực

Thái Vũ - Đọc sách khác tra cứu

Dương Quốc Chính - Rảnh quá nên review nhà của vua

Hoàng Nguyên Vũ - Chứng minh nào, Thái Công?

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 29.08.2024

Đặng Chương Ngạn - Còn ai đeo đồng hồ ?

Võ Khánh Tuyên - Những chiếc đồng hồ

Hoàng Linh - Vì sao Chị đẹp Việt Oil tặng đồng hồ Patek Philippe cho đàn ông đẹp?

Hoàng Linh - Vì sao Chị đẹp Việt Oil tặng đồng hồ Patek Philippe cho đàn ông đẹp?

Hà Phan - Sao lại tặng đồng hồ ?

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Dư luận viên phá hoại đất nước như thế nào? 30/08/2024

Bốn Tư lệnh QK 2 chết hay bị giết như “Trương Doãn – Sái Mão” thời Tam quốc? 30/08/2024

“Số phận Putin như cá nằm trên thớt” 30/08/2024

Kamala Harris và rào cản phân biệt giới tính 30/08/2024

Giáo dục kiểu gì đây? 29/08/2024

Thế kỷ phai tàn trí nhớ 29/08/2024

Bầu cử Mỹ có thể đẩy nhanh lịch trình chính trị của Tập Cận Bình 29/08/2024

Nền dân chủ đang thực sự thoái trào? 28/08/2024

Nhà tù là những nơi đang ủ bệnh Lao tại Việt Nam 28/08/2024

Chế độ Putin đang trong cơn giãy chết 28/08/2024

Lính Nga và lính Ukraine 28/08/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

ỦY BAN KIỂM TRA TRUNG ƯƠNG THI HÀNH KỶ LUẬT NHIỀU TẬP THỂ, CÁ NHÂN Ở BẮC GIANG VÀ LAI CHÂU

Thế Dũng

https://nld.com.vn/ky-luat-va-de-nghi-ky-luat-nhieu-lanh-dao-cuu-lanh-dao-196240829220342036.htm

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kỷ luật và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật nhiều lãnh đạo, cựu lãnh đạo các tỉnh Bắc Giang, Lai Châu, Hòa Bình và TP HCM

Trong 2 ngày 28 và 29-8, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã họp kỳ thứ 46. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm UBKT Trung ương Trần Cẩm Tú chủ trì kỳ họp.

Những vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng

Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung. Qua kết quả kiểm tra, UBKT Trung ương nhận thấy: Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Đảng đoàn HĐND tỉnh, Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong một số dự án đầu tư do Công ty CP Tập đoàn Thuận An thực hiện trên địa bàn tỉnh; nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có cán bộ chủ chốt của tỉnh, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm Luật Phòng chống tham nhũng, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại lớn tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.

Trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về ông Dương Văn Thái - nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh (đã khai trừ ra khỏi Đảng); các ông, bà: Lê Ánh Dương - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Thu Hồng - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ô Pích - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lại Thanh Sơn - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Bí thư Ban Cán sự Đảng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; 

Trịnh Hữu Thắng - nguyên Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Bùi Thế Sơn - nguyên Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải; Trần Xuân Đông - Đảng ủy viên, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, nguyên Bí thư Chi bộ, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh; Hoàng Văn Thanh - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Dũng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh; Ngụy Kim Phương - nguyên Ủy viên Đảng đoàn, Trưởng Ban Kinh tế Ngân sách, HĐND tỉnh và một số tổ chức Đảng, đảng viên khác.

Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021-2026 và các ông, bà: Lê Ánh Dương, Lê Thị Thu Hồng, Lê Ô Pích, Hoàng Văn Thanh; kỷ luật khiển trách Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021, Đảng đoàn HĐND tỉnh Bắc Giang nhiệm kỳ 2021-2026 và các ông: Lại Thanh Sơn, Trịnh Hữu Thắng, Bùi Thế Sơn, Trần Xuân Đông, Ngụy Kim Phương.

UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang nhiệm kỳ 2020-2025. UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra; thi hành kỷ luật các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan theo kết luận của UBKT Trung ương.

Nhiều lãnh đạo TP Lai Châu bị kỷ luật

Xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Lai Châu, tỉnh Lai Châu, UBKT Trung ương nhận thấy: Ban Thường vụ Thành ủy Lai Châu đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để UBND thành phố và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử dụng đất; thực hiện các dự án phát triển đô thị trên địa bàn trong thời gian dài nhưng chậm phát hiện, xử lý.

Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát tiền, tài sản của Nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức Đảng và chính quyền địa phương, đến mức phải thi hành kỷ luật.

Trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về các ông: Vương Văn Thắng - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố; Lương Chiến Công - Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Xuân Tú - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Phạm Minh Tuấn - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Bùi Hữu Cam - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố; Lê Bá Anh - nguyên Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố và một số tổ chức Đảng, đảng viên khác.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Thành ủy Lai Châu nhiệm kỳ 2015-2020 và các ông: Vương Văn Thắng, Lương Chiến Công, Nguyễn Xuân Tú, Phạm Minh Tuấn, Bùi Hữu Cam, Lê Bá Anh.

UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lai Châu lãnh đạo, chỉ đạo khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm được chỉ ra và thi hành kỷ luật các tổ chức Đảng, đảng viên có liên quan theo kết luận của UBKT Trung ương. 

Đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật 3 cựu lãnh đạo

Xem xét báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật một số đảng viên vi phạm tại các Đảng bộ: Tỉnh Hòa Bình và TP HCM, UBKT Trung ương nhận thấy các ông, bà: Ngô Ngọc Đức - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình; Nguyễn Thị Hồng - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP HCM; Lê Duy Minh - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính TP HCM - đã vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao…, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức Đảng, cơ quan, địa phương, đơn vị công tác, đến mức phải thi hành kỷ luật. Căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật các ông, bà: Ngô Ngọc Đức, Nguyễn Thị Hồng, Lê Duy Minh.

'BÀ TRÙM' XUYÊN VIỆT OIL DÙNG TIỀN THUẾ CỦA NGƯỜI MUA XĂNG DẦU ĐI HỐI LỘ, ĐẦU TƯ BẤT ĐỘNG SẢN

Bùi Trang

https://plo.vn/ba-trum-xuyen-viet-oil-dung-tien-thue-cua-nguoi-mua-xang-dau-di-hoi-lo-dau-tu-bat-dong-san-post807337.html

(PLO)- CQĐT kết luận bị can Mai Thị Hồng Hạnh, giám đốc kiêm Chủ tịch Công ty Xuyên Việt Oil gây thất thoát 1.244 tỉ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường.

Vụ án Xuyên Việt Oil được khởi tố tháng 9-2023. Đến nay, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành Kết luận điều tra và đề nghị truy tố 15 bị can về các tội đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Trong đó, bị can Mai Thị Hồng Hạnh bị đề nghị truy tố về 2 tội danh đưa hối lộ và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Bà Hạnh là người đại diện theo pháp luật, giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Xuyên Việt Oil, là chủ sở hữu thực sự và nắm quyền quyết định mọi việc tại công ty này.

Ngoài vi phạm sử dụng tiền quỹ Bình ổn giá xăng dầu, bà trùm Xuyên Việt Oil còn có vi phạm trong việc sử dụng tiền thuế bảo vệ môi trường.

Trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, theo quy định pháp luật, thuế bảo vệ môi trường là loại thuế gián thu, thu vào sản phẩm, hàng hóa là xăng, dầu. Thời điểm tính thuế là thời điểm doanh nghiệp đầu mối xăng dầu bán ra. Người chịu thuế là người tiêu dùng mua xăng.

Số tiền thuế này đã được tính vào giá bán, khi khách mua hàng trả tiền mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ thì đã bao gồm cả tiền thuế này, người bán thu tiền và sẽ nộp thay vào ngân sách Nhà nước.

Như vậy, tiền thuế bảo vệ môi trường không phải là tiền từ vốn, tài sản, lợi nhuận kinh doanh của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu. Doanh nghiệp chỉ là người thu hộ tiền thuế và có trách nhiệm quản lý, nộp thay người tiêu dùng khoản tiền này vào ngân sách Nhà nước, chậm nhất là 90 ngày kể từ ngày nộp tờ khai.

Thế nhưng,Kết quả điều tra xác định, từ tháng 10-2021 đến tháng 7-2022, Công ty Xuyên Việt Oil đã không thực hiện nộp tiền thuế bảo vệ môi trường theo đúng thời hạn quy định. Hiện công ty này còn phải nộp 1.244 tỉ đồng, chưa tính lãi phạt chậm nộp.

Bà Mai Thị Hồng Hạnh đã không thực hiện việc nộp tiền thuế vào ngân sách theo đúng quy định mà chuyển tiền này sang các tài khoản cá nhân để sử dụng cho mục đích riêng. Tổng số tiền đã chuyển từ tài khoản công ty Xuyên Việt Oil sang tài khoản cá nhân của bà Hạnh là hơn 12.625 tỉ đồng.

Trong đó, thời kỳ bà Hạnh không nộp tiền thuế từ tháng 10-2021 đến tháng 7-2022, bị can này đã rút ra 1.937 tỉ đồng từ các tài khoản của Công ty Xuyên Việt Oil.

Xác minh cho thấy trong 17 tài khoản của bà Hạnh và 19 tài khoản của Công ty Xuyên Việt Oil chỉ còn hơn 4 tỉ đồng và 244 USD. Do vậy, bà Hạnh không còn khả năng tài chính để chuyển nộp số tiền thuế đã thu hộ vào ngân sách.

CQĐT xác định sau khi thu hộ, bà Hạnh đã dịch chuyển 1.244 tỉ đồng tiền thuế bảo vệ môi trường ra khỏi tài khoản của Công ty Xuyên Việt Oil để hình thành tài sản đứng tên cá nhân hoặc dùng vào mục đích cá nhân khác.

Ngoài ra, lợi dụng việc được giao trích lập, quản lý, sử dụng quỹ Bình ổn giá xăng dầu, bà Hạnh sử dụng tiền quỹ trái pháp luật, gây thất thoát 219 tỉ đồng. Tổng số tiền quỹ Bình ổn giá xăng dầu và tiền thuế bảo vệ môi trường bà Hạnh gây thất thoát là hơn 1.463 tỉ đồng.

Bà Hạnh đã sử dụng một phần số tiền này để đưa hối lộ cho 8 cá nhân ở Bộ Tài chính, Bộ Công thương, tỉnh Bến Tre... và sử dụng cho các mục đích cá nhân khác như chi tiêu, mua bất động sản.

Đến nay, bị can Mai Thị Hồng Hạnh và các đồng phạm chưa khắc phục toàn bộ số tiền gây thất thoát nói trên.

CỰU CHỦ TỊCH HÀ NỘI NGUYỄN ĐỨC CHUNG HOÀN TẤT NGHĨA VỤ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Minh Đức

https://tienphong.vn/cuu-chu-tich-ha-noi-nguyen-duc-chung-hoan-tat-nghia-vu-thi-hanh-an-dan-su-post1668254.tpo

TPO - Cục Thi hành án dân sự Hà Nội thông báo rằng, ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội, đã hoàn tất việc thi hành án liên quan đến phần dân sự.

Ngày 29/8, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội cho biết, cơ quan này đã ban hành quyết định thi hành án chủ động đối với ông Nguyễn Đức Chung và các cá nhân liên quan trong vụ án "thổi giá" cây xanh. Vụ án này liên quan đến chương trình trồng mới và thay thế cây xanh, do Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng TP Hà Nội làm chủ đầu tư và Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội là đơn vị thực hiện.

Quyết định thi hành án dựa trên Bản án số 975/2023 của TAND Cấp cao tại Hà Nội, Quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm số 99a, 99b, 99c/2023 của TAND Cấp cao tại Hà Nội và Bản án số 368/2023 của TAND TP Hà Nội.

Ông Nguyễn Đức Chung đã hoàn thành nghĩa vụ thi hành án phần dân sự với số tiền 200.000 đồng án phí hình sự sơ thẩm.

Trước đó, ông Nguyễn Đức Chung cũng đã hoàn thành nghĩa vụ bồi thường và nộp án phí tổng cộng hơn 25 tỷ đồng.

Cơ quan thi hành án sẽ thực hiện các bước cần thiết để chuyển số tiền này vào ngân sách Nhà nước theo quy định. Sau khi hoàn tất các thủ tục, nếu gia đình ông Nguyễn Đức Chung có yêu cầu, Cục Thi hành án dân sự TP Hà Nội sẽ cấp giấy xác nhận việc ông Chung đã hoàn thành thi hành án dân sự, điều này có thể là một yếu tố xem xét giảm án trong tương lai.

Hiện, ông Nguyễn Đức Chung đang thi hành án tù 13 năm 6 tháng trong 4 vụ án, bao gồm: Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ liên quan đến chương trình trồng mới cây xanh; Chiếm đoạt tài liệu mật liên quan vụ án Nhật Cường; Mua sắm chế phẩm Redoxy-3C và can thiệp vào đấu thầu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

THIẾU THUỐC CHỐNG DỊCH SỞI
Vân Sơn

https://tienphong.vn/thieu-thuoc-chong-dich-soi-post1668322.tpo

TP - Ngày 29/8, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương đi kiểm tra công tác phòng chống dịch sởi và các bệnh truyền nhiễm tại TPHCM.

TS,BS. Ngô Ngọc Quang Minh, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi đồng 1 cho biết, bệnh viện đang gặp khó khăn trong điều trị bởi không có thuốc Dopamine để cấp cứu khi trẻ mắc sởi, sốt xuất huyết (SXH), tay chân miệng (TCM) có diến tiến nặng nên phải dùng loại khác thay thế với hiệu quả thấp hơn. Bệnh viện đã đấu thầu dự trữ thuốc điều trị trẻ bệnh nặng như Immunoglobulin tiêm tĩnh mạch (IVIG), các thuốc cấp cứu.

Thứ trưởng Nguyễn Thị Liên Hương đề nghị Cục Quản lý Dược khẩn trương hỗ trợ các bệnh viện ổn định nguồn cung ứng thuốc, vật tư. Cơ sở điều trị cần chủ động liên lạc với Cục Quản lý Dược để phối hợp tìm được nguồn cung, kịp thời đảm bảo nguồn lực chống dịch. Theo bà Liên Hương, bệnh sởi đang gia tăng ở nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Anh, Pháp và một số quốc gia đã ban bố tình trạng khẩn cấp với dịch sởi.

“Sởi đang ngày càng gây ra nhiều khó khăn thách thức cho cả nước, đặc biệt là TPHCM khi phải giải quyết cả những bệnh nhân ở các tỉnh thành khác chuyển đến” - Thứ trưởng Liên Hương nói.

Gần 75% trẻ mắc sởi nặng phải điều trị hồi sức ở Nhi đồng 1 (TPHCM) đến từ các tỉnh thành khác. Bà Hương nhấn mạnh cần phân công chuyển viện phù hợp, tránh gây quá tải. Các địa phương có phương án tốt để ứng phó, phân luồng, phân loại, thu dung điều trị, cách ly, giảm số ca tử vong. Rà soát, tổ chức soát tiêm bổ sung cho trẻ từ 1 đến 10 tuổi, ưu tiên nhóm 1 đến 5 tuổi, nhân viên y tế chưa tiêm đầy đủ các mũi vắc xin có tiếp xúc với bệnh nhân..

Bộ Y tế đang tăng tốc cập nhật phác đồ điều trị sởi, bởi phác đồ cũ đã ban hành hơn 10 năm qua. Bộ cũng tiếp tục huy động chuyên gia phòng chống dịch hỗ trợ các tỉnh thành. TPHCM tăng cường trao đổi thông tin với các tỉnh thành, bởi có những trường hợp bệnh nhân sởi ở thành phố về lây lan bệnh ra các tỉnh.

Theo dự báo của TS.BS Nguyễn Vũ Thượng, Phó Viện trưởng Viện Pasteur TPHCM, giai đoạn cuối năm thời tiết mát cùng với mùa tựu trường của học sinh sẽ là điều kiện thuận lợi để dịch bệnh lây lan. Nếu không triển khai cấp bách các biện pháp phòng chống, dịch sẽ tiếp tục gia tăng.

TRƯỜNG ĐH VĂN LANG LÊN TIẾNG VIỆC NAM SINH MẶC ĐỒ QUÂN SỰ ĐI GIÀY CAO GÓT CATWALK TRONG BUỔI KHAI GIẢNG
Nguyễn Dũng

https://tienphong.vn/truong-dh-van-lang-len-tieng-viec-nam-sinh-mac-do-quan-su-di-giay-cao-got-catwalk-trong-buoi-khai-giang-post1668263.tpo

TPO - Một đoạn clip ghi lại cảnh nam sinh mặc trang phục quân sự, mang giày cao gót đi catwalk với những động tác uốn éo, xung quanh có nhiều sinh viên cổ vũ, reo hò được chia sẻ với tốc độ chóng mặt kèm những bình luận cho rằng đây là hành vi thiếu chuẩn mực, cần chấn chỉnh.

Clip trên được cho là của một khóa học quân sự của Trường ĐH Văn Lang. Cụ thể, đoạn clip quay cảnh nam sinh mặc trang phục quân sự, mang giày cao gót đi catwalk với những động tác uốn éo, xung quanh có nhiều sinh viên cổ vũ, reo hò cùng tiếng nhạc xập xình, sôi động.

Clip sau khi được đăng tải đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng thông qua việc chia sẻ và những bình luận đi kèm. Đa phần, các bình luận cho rằng những hình ảnh trên không phù hợp, trêu đùa quá trớn, gây phản cảm và cần phải chấn chỉnh.

Chiều 29/8, PV Tiền Phong đã có trao đổi với TS Võ Văn Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Văn Lang về đoạn clip trên.

Theo ông Tuấn, từ ngày 11/8 đến ngày 18/8, Trường ĐH Văn Lang có tổ chức khóa học Quốc phòng và An ninh tập trung cho khóa 29 (năm nhất, khóa tuyển sinh năm 2023). Trong khóa học này, ngoài các nội dung giảng dạy được triển khai theo quy định, Nhà trường đã tổ chức chuỗi hoạt động trải nghiệm nhằm khơi dậy tinh thần quân nhân, giúp sinh viên hiểu sâu sắc hơn về ý nghĩa lịch sử, truyền thống bảo vệ Tổ quốc, như: học hát và trình diễn các ca khúc về người lính; tham gia tìm hiểu về lịch sử truyền thống cách mạng của dân tộc; các hoạt động dân vũ tập thể, trò chơi dân gian, tổ chức sinh nhật cho các em sinh viên tham gia trong đợt học.

“Trong chuỗi các hoạt động trải nghiệm trên có hoạt động mang tên “Nét đẹp quân nhân” diễn ra từ 19g30 - 20g30 tối thứ 4 ngày 14/08/2024, nhằm tôn vinh vẻ đẹp và tinh thần của quân nhân. Ở hoạt động này, các sinh viên có cơ hội được tham gia biểu diễn văn nghệ và biểu diễn thời trang với bộ quân phục. Trong khi trình diễn, một sinh viên đã có hành vi chưa chuẩn mực khi mặc quân phục. Đoạn video ghi lại phần trình diễn của sinh viên này gần đây đã lan truyền trên mạng xã hội, gây ra các phản ứng không tốt từ dư luận”, ông Tuấn nói.

Ông Tuấn cho biết thêm, sau khi nắm bắt thông tin về sự việc trên, Đảng ủy, Ban lãnh đạo Nhà trường đã làm việc ngay với Phòng Giáo dục Quốc phòng và An ninh, các thầy cô tổ chức chương trình, cùng với các sinh viên để đánh giá lại sự việc.

“Sự việc trên nằm trong hoạt động trải nghiệm dành cho các bạn sinh viên trong kế hoạch học tập. Hình ảnh phông nền lễ khai giảng được thấy trong video là phông nền của buổi lễ khai giảng đã có từ trước.”, ông Tuấn nói và cho biết, Nhà trường nhận thức sự việc trên ảnh hưởng không tốt đối với hình ảnh của người lính, xin nhận toàn bộ trách nhiệm đồng thời nghiêm khắc rút kinh nghiệm sâu sắc về sự việc trên và cam kết sẽ không để ra xảy ra trường hợp tương tự.

VKS: 'ĐẾ CHẾ CHO VAY LÃI CẮT CỔ' CỦA TRÙM NƯỚC NGOÀI GÂY MẤT AN NINH TIỀN TỆ

Thanh Lam

https://vnexpress.net/vks-de-che-cho-vay-lai-cat-co-cua-trum-nuoc-ngoai-gay-mat-an-ninh-tien-te-4787146.html

Hà NộiTheo VKS, 135 bị cáo làm trong các công ty tín dụng cho vay qua App của Li Zhao Qiang đã tính lãi "cắt cổ", đòi nợ côn đồ, khách vay cầm tiền sẽ lập tức thành con nợ.

Ngày 29/8, sau 8 ngày xét xử, đại diện VKSND Hà Nội công bố luận tội và đề nghị mức án với 135 bị cáo trong vụ án cho vay lãi nặng, liên quan ông trùm người Trung Quốc, Li Zhao Qiang, đang bị truy nã quốc tế.

Với số tiền lương các bị cáo nhận, tùy vị trí chức vụ có người vài triệu đồng, có người đến 70 triệu đồng mỗi tháng, VKS đánh giá các bị cáo trong vụ án phạm tội chủ yếu do tư lợi, "mục đích kiếm tiền và kiếm được nhiều tiền". Các bị cáo tham gia có tổ chức và tính chất chuyên nghiệp, dưới sự chỉ đạo của Li Zhao Qiang, đã thành lập các công ty với mục đích cho vay nặng lãi và cưỡng đoạt tài sản của khách vay để có chi phí trả lương cho nhân viên.

Bản luận tội nêu nhóm telesale mời chào khách vay, câu dụ khách vay tiền với lãi suất "cắt cổ" và với mức phí ép buộc tới mức không thể trả được. Các bị cáo trong nhóm nhắc nợ và truy thu nợ dùng các thủ đoạn từ gọi điện nhắc trả nợ, tần suất tăng dần, đến đe dọa, chửi bới, cắt ghép hình ảnh đồi trụy, làm người vay lo sợ, phải trả tiền.

VKS cho rằng cần áp dụng hình phạt thật nghiêm khắc mới có tác dụng giáo dục với bị cáo và bài học chung cho những loại tội phạm tương tự. 10 bị cáo có vai trò đầu vụ, làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Li Zhao Qiang nên cần bị phạt nặng nhất.

Cụ thể, "bà trùm" Trương Mẫn, phụ trách bộ phận truy thu nhắc nợ, bị VKS đề nghị mức án cao nhất, 10-11 năm cho tội Cưỡng đoạt tài sản, 2-3 năm do Cho vay lãi nặng, tổng hợp 12-14 năm tù.

Cùng bị truy tố hai tội danh trên, Nguyễn Quang Vũ, 37 tuổi, trú Hà Nội, người được Li Zhao Qiang giao nhiệm vụ thay mình điều hành "thị trường Việt Nam", bị đề nghị 11-13 năm tù. Nghiêm Đức Giang và Phạm Quang Yên, trưởng các nhóm đòi nợ, bị VKS đề nghị lần lượt 6-9 năm và 6-8 năm tù.

Bị cáo Lưu Đơn Dương, cựu giám đốc YooPay Việt Nam, bị truy tố về tội Trốn thuế và Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, bị đề nghị tổng hợp 36-45 tháng tù.

Trong 135 bị cáo, 42 người được VKS đề xuất cho hưởng án treo.

VKS xác định, năm 2017 Li Zhao Qiang, 29 tuổi, sang Việt Nam rủ 2 đồng hương Zhang Min (Trương Mẫn) và Liu Dan Yang (Lưu Đơn Dương), móc nối với Nguyễn Quang Vũ cùng phát triển và quản lý hệ thống công ty cho vay lãi nặng qua app, lãi suất 43.000-60.000 đồng cho một triệu đồng trong một ngày, tương đương 1.570-2.190% một năm.

Vũ thay mặt chủ mưu Qiang phụ trách hoạt động cho vay nặng lãi, đòi nợ thuê. Trương Mẫn phụ trách nhắc, truy thu, đòi nợ; còn Lưu Đơn Dương đảm nhận giải ngân và thu tiền của khách vay thông qua các công ty thanh toán trung gian.

Cả nhóm tuyển nhân viên ở Việt Nam phục vụ cho 3 mục đích chính: mời chào vay nợ, nhắc nợ và đòi nợ thuê.

VKS xác định tiền nguồn tiền cho vay qua các App đều của ông trùm Qiang. Do là thân cận của Qiang tại Việt Nam, bị cáo Vũ được giao mật khẩu đăng nhập và quản lý các App.

Vũ giao bị cáo Trần Thị Hằng (31 tuổi, trú tỉnh Hòa Bình) tuyển dụng đào tạo và quản lý 28 nhân viên Telesale để gọi điện, mời chào khách vay. Nhân viên mới được cung cấp máy tính cố định có cài phần mềm gọi miễn phí và file hướng dẫn trả lời từng tình huống có thể xảy ra, phải học thuộc các kịch bản này.

Khi được duyệt vay, hệ thống sẽ duyệt lệnh chuyển cho YooPay Việt Nam (do bị cáo Lưu Đơn Dương làm Giám đốc quản lý, điều hành) để thực hiện việc chuyển tiền vay. Khách sẽ bị cắt trước số tiền lãi suất và tính lãi 43.000-60.000 đồng/triệu đồng/ngày, tương đương lãi suất 1.570-2.190%/năm.

Nhà chức trách xác định, YooPay Việt Nam không được cấp phép hoạt động thanh toán trung gian tại Việt Nam. Đây là đơn vị do Qiang thành lập, đầu tư tiền rồi thuê người Trung Quốc phụ trách kỹ thuật lập trình hệ thống

Để truy thu tiền của khách vay chậm trả, ông trùm Qiang chỉ đạo, phân công Trương Mẫn và "tay sai" Nghiêm Đức Giang và Phạm Quang Yên phân chia khách vay thành 5 nhóm theo 5 cấp độ thời gian quá hạn trả nợ, để có biện pháp đòi nợ tương ứng, từ gọi điện đòi, đến gọi cho người thân, chửi bới, lăng mạ, đe dọa, ghép ảnh mặt khách hàng với các hình ảnh phản cảm như khỏa thân, quan tài, làm tình, truy nã... dọa phát tán tại khu phố, nơi làm việc của người vay.

Nhân viên đòi nợ, theo cáo trạng, được hưởng lương 3,9 triệu đồng/tháng và hoa hồng 5-9% số tiền đòi được.

Từ năm 2019 đến tháng 4/2022, khi vụ việc bị phát giác, nhà chức trách xác định các bị cáo đã cho 120.780 người vay nặng lãi, với tổng số tiền khoảng 1.600 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 730 tỷ đồng.

Từ năm 2019 đến tháng 4/2022, khi vụ việc bị phát giác, nhà chức trách xác định các bị cáo đã cho 120.780 người vay nặng lãi, với tổng số tiền khoảng 1.600 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn 730 tỷ đồng.

Ngày mai, phiên tòa tiếp tục với phần bào chữa của các luật sư.

LÝ DO KHIẾN HƠN 122.000 THÍ SINH BỎ NHẬP HỌC ĐẠI HỌC

Dương Tâm - Bình Minh

https://vnexpress.net/ly-do-khien-hon-122-000-thi-sinh-bo-nhap-hoc-dai-hoc-4786813.html

Chỉ đỗ nguyện vọng "dự phòng", lại cần ít nhất gần 20 triệu đi nhập học, Bùi Thị Hoa quyết định bỏ.

Hoa ở huyện Vân Hồ, Sơn La, đăng ký 4 nguyện vọng vào các ngành sư phạm của trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội, Sư phạm Hà Nội 2, Tây Bắc. Ở nguyện vọng thứ 5, nữ sinh đặt vào ngành Điều dưỡng của Đại học Đại Nam do trúng tuyển bằng học bạ.

Trước đó, Hoa đã tham khảo điểm chuẩn năm ngoái. Với mức 27,3 điểm tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa), Hoa nghĩ có thể đỗ Sư phạm, được miễn học phí và hỗ trợ sinh hoạt phí 3,6 triệu đồng mỗi tháng. Không ngờ điểm chuẩn tăng cao, Hoa trượt cả 4 nguyện vọng đầu, thiếu 0,2-1 điểm.

Cầm giấy báo đỗ của trường Đại Nam, Hoa vui nhưng đắn đo khi các khoản cần nộp gần 13 triệu đồng, gồm 11 triệu học phí kỳ I. Cộng cả tiền thuê nhà, ăn ở, em phải cầm theo ít nhất 20 triệu đi nhập học.

"Với gia đình thuần nông, lại có ba chị em đang đi học, khoản tiền đó rất lớn", Hoa nói. "Nghĩ đến cảnh bố mẹ chật vật xoay tiền, em quyết định không nhập học".

Hoa là một trong hơn 122.000 thí sinh đỗ nhưng bỏ nhập học, chiếm 18,13% số thí sinh trúng tuyển đợt 1.

Đại diện một số trường nhận định việc này có nhiều nguyên nhân, trong đó đầu tiên là do học phí cao, như trường hợp của Hoa.

Thống kê từ 110 trường đại học cho thấy học phí với tân sinh viên năm học này phổ biến quanh mức 20-35 triệu đồng. So với năm học trước, mức thu của nhiều trường tăng khoảng 10%. Ngoài ra, sinh viên cần chi tiền phòng trọ, điện, nước, internet, gửi xe, ăn uống, học thêm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học...

Thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Truyền thông, Đại học Công thương TP HCM, cho rằng đây là rào cản lớn.

"Một sinh viên ở trường công lập trung bình mỗi tháng cần khoảng 10 triệu đồng cho mọi khoản. Nếu học trường tư, chi phí có thể lớn hơn rất nhiều", ông Sơn nói. "Nhưng cơ chế cho sinh viên vay tiền để học tập còn bất cập".

Hiện, Ngân hàng Chính sách xã hội cho sinh viên hộ nghèo, cận nghèo, hoặc gặp khó khăn tài chính do các tình huống bất ngờ vay tiền đi học - tối đa 4 triệu đồng mỗi tháng. Theo ông Sơn, mức này chưa đủ.

Đại diện trường Đại học Mở Hà Nội, Mỏ - Địa chất cũng nhận định chi phí học đại học khá lớn là một phần nguyên nhân khiến thí sinh bỏ nhập học. Riêng trường Mỏ - Địa chất thống kê tỷ lệ bỏ khoảng 5-10% mỗi năm (100-200 người).

Trong gần 3.000 lượt độc giả tham gia khảo sát của VnExpress hôm 28/8, có 73% đồng tình rằng "học phí vượt quá khả năng chi trả" là lý do khiến các thí sinh từ chối cơ hội vào đại học đợt 1.

Theo TS Phạm Xuân Khánh, Hiệu trưởng trường Cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội, nhiều phụ huynh, thí sinh đã nhận thức được việc "học đại" một trường đại học nào đó vừa tốn kém, vừa có thể thất nghiệp do không có động lực học tập, kết quả kém. Ông Khánh ghi nhận nhiều em chọn cao đẳng vì chi phí thấp hơn, chỉ vài trăm nghìn đến hơn một triệu đồng một tháng.

"Những năm qua, tình hình tuyển sinh của trường rất khả quan. Hết tháng 8, trường đã tuyển được trên 2.000 thí sinh, tăng 16% so với cùng kỳ năm ngoái", ông Khánh nói. "Có em đạt 28 điểm xét tuyển đại học vẫn đăng ký vào trường".

Lý do thứ hai, theo các chuyên gia là thí sinh đỗ nguyện vọng không yêu thích, dẫn đến thay đổi định hướng.

"Có bạn đỗ ở nguyện vọng thứ 13 vào một ngành không mong muốn", PGS.TS Lê Xuân Thành, Trưởng phòng Công tác sinh viên, trường Đại học Mỏ - Địa chất, cho hay. "Do đó, một số bỏ để chuyển hướng học nghề hay đăng ký xét tuyển đợt 2 vào trường khác".

Trưởng phòng đào tạo một đại học lớn ở Hà Nội đồng tình với ý kiến này. Ở trường ông, nhiều thí sinh trúng tuyển nguyện vọng dự phòng vào các chương trình liên kết quốc tế, học phí cao hơn thông thường.

"Khi đăng ký, các em không để ý học phí, chương trình đào tạo. Đến lúc đỗ, thí sinh đi tìm hiểu kỹ mới vỡ lẽ rồi bỏ", ông kể.

Thạc sĩ Đỗ Ngọc Anh, Giám đốc Trung tâm Truyền thông và Tuyển sinh, Đại học Mở Hà Nội, còn cho rằng nhiều thí sinh không xác nhận nhập học vì không đọc kỹ hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Ông kể có em nghĩ chỉ cần đến trường làm thủ tục, trong khi Bộ yêu cầu còn phải xác nhận nhập học trực tuyến trên hệ thống chung trước ngày 27/8.

Bộ Giáo dục và Đào tạo ngày 28/8 cho biết một số thí sinh khi nhập học trực tiếp tại trường mới phát hiện ra sơ suất này. Để hỗ trợ các em, Bộ mở lại hệ thống đến 17h ngày 31/8.

Ông Lê Xuân Thành cho biết thêm còn tỷ lệ nhỏ thí sinh bỏ nhập học vì những lý do như không muốn xa người yêu, đỗ trường ở phía Bắc nhưng gia đình đột ngột chuyển vào Nam, du học...

Đại diện các trường cho rằng việc nhiều thí sinh trúng tuyển nhưng bỏ nhập học là "bình thường, phổ biến và đã được dự đoán trước". Như năm ngoái, số thí sinh diện này cũng lên tới 118.000.

Ông Phạm Thái Sơn cho biết tỷ lệ thí sinh không nhập học vào trường là 20-23%. Tuy nhiên, nhờ đã dự đoán trước, trường vẫn tuyển đủ. Trường Mỏ - Địa chất và Mở Hà Nội cũng tương tự nên không bị bất ngờ.

GIỮA SỰ CỐ NGUYÊN CEO BỊ KHỞI TỐ, LỖ LUỸ KẾ 1.336 TỶ ĐỒNG, CHỦ TỊCH MỘT TỔNG CÔNG TY NỘP ĐƠN TỪ NHIỆM

Tri Túc

https://soha.vn/giua-su-co-nguyen-ceo-bi-khoi-to-lo-luy-ke-1336-ty-dong-chu-tich-mot-tong-cong-ty-nop-don-tu-nhiem-198240828095128324.htm

Gần nhất, công ty cũng miễn nhiệm Phó Tổng giám đốc.

Tổng CTCP Sông Hồng (Songhong Corp, mã chứng khoán SHG) thông báo vừa nhận đơn từ nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của ông Trần Huyền Linh kể từ ngày 26/8, vì lý do cá nhân.

Hiện, ông Trần Huyền Linh không sở hữu bất cứ cổ phiếu SHG nào.

Ông Trần Huyền Linh sinh năm 1976, có trình độ chuyên môn cử nhân Ngoại ngữ, cử nhân Kinh tế. Năm 2016, ông gia nhập Sông Hồng và đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT từ đó đến nay.

Gần nhất ngày 8/8, HĐQT đã miễn nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc Sông Hồng đối với ông Nguyễn Đức Toàn.

Biến động nhân sự cấp cao diễn ra sau khi Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã tiến hành một số công việc liên quan đến Lệnh khám xét và quyết định khởi tố bị can đối với ông Lã Tuấn Hưng, Uỷ viên HĐQT, nguyên Tổng Giám đốc Sông Hồng về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiện tại, Sông Hồng hiện vẫn chưa công bố BCTC quý 1 và quý 2 năm 2024.

Theo BCTC năm 2023, công ty lỗ ròng hơn 70 tỷ đồng, năm 2022 lỗ ròng gần 178 tỷ đồng. Theo đó, tính đến ngày 31/12/2023, Công ty ghi nhận khoản lỗ luỹ kế hơn 1.336 tỷ đồng.

BẮT TỔNG GIÁM ĐỐC NGUYỄN TRUNG VƯƠNG

Trang Anh

https://soha.vn/bat-tong-giam-doc-nguyen-trung-vuong-198240829234523601.htm

Công an xác định, Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc đã chỉ đạo trực tiếp nhân viên trong mọi khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm.

Thông tin từ Bộ Công an ngày 29/8 cho biết, ngày 13/6/2024, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã ra khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc Công ty CP sữa Hà Lan về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm".

Đây là kết quả quá trình đấu tranh với tội phạm vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng của Cục Cảnh sát Phòng chống tội phạm về môi trường, Bộ Công an.

Trước đó, vào cuối năm 2022, cục đã Quyết định khởi tố vụ án hình sự về "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm" xảy ra tại Công ty CP sữa Hà Lan (địa chỉ tại 335 Trần Cung, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và các chi nhánh, kho hàng trực thuộc. Quá trình điều tra xác minh, công an xác định, Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc đã chỉ đạo trực tiếp nhân viên trong mọi khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm. Việc điều hành công việc sản xuất chủ yếu được thực hiện từ xa thông qua mạng máy tính, Zalo theo nhóm giữa Vương và các nhân viên.

Lực lượng chức năng đã kiểm tra, thu 67 mẫu sản phẩm thành phẩm, tương đương 33 loại sản phẩm của 08 Công ty có sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy Holland Milk gửi giám định 66/67 lô sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng chủ yếu đạt dưới 70%, với số lượng hàng hóa là: 29.400 lon/hộp, giá trị theo hóa đơn xuất bán của các sản phẩm này là hơn 4,1 tỷ đồng.

Ngoài việc khởi tố vụ án hình sự xảy ra tại Công ty CP sữa Hà Lan, Cục Cảnh sát đã ra quyết định xử phạt hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm đối với 8 Công ty liên quan với số tiền phạt 985 triệu đồng.

Ngoài ra, cơ quan điều tra cũng xác định Đỗ Minh Thu, Kế toán trưởng của Công ty CP Sữa Hà Lan tự ý chỉnh sửa hai phiếu kết quả kiểm nghiệm và làm giả giấy tờ của UBND xã để hợp thức hóa các sản phẩm. Hành vi này của bị can Thu đã được cơ quan công an tách thành một vụ án hình sự khác và cơ quan tố tụng truy tố xét xử về tội "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và "Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".

Ngày 16/4/2024 vừa qua, Tòa án Nhân dân TP Chí Linh đã tuyên án 62 tháng tù giam đối với Đỗ Minh Thu.

 

 

No comments:

Post a Comment