Tuesday, August 27, 2024

Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Tham mưu trưởng Mỹ: Nguy cơ chiến tranh lớn giảm xuống sau khi Israel, Hezbollah tấn công nhau

Lãnh đạo LHQ báo động SOS: Các đảo Thái Bình Dương bị tác động nhiều nhất do biển ấm lên

Dân biểu Đức bảo trợ cho nhà hoạt động Đặng Đình Bách

Tắt micro hay không? Trump và Harris chưa tranh luận đã tranh cãi

Dân biểu Đức bảo trợ cho nhà hoạt động Đặng Đình Bách

Mỹ và Việt Nam tổ chức đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng lần thứ 13 ở Hà Nội

Việt Nam bổ nhiệm 3 tân phó thủ tướng, thay nhiều lãnh đạo cấp cao, bầu chủ tịch nước vào tháng 10

Ủy ban Tom Lantos kêu gọi phóng thích tín hữu Tin lành người Thượng

Tham mưu trưởng Mỹ: Nguy cơ chiến tranh lớn giảm xuống sau khi Israel, Hezbollah tấn công nhau

Tắt micro hay không? Trump và Harris chưa tranh luận đã tranh cãi

Ông Donald Trump, ông Hùng Cao gặp gỡ cộng đồng người gốc Việt ở Trung tâm Eden

Reuters: Đài Loan ước tính Trung Quốc chi 15,3 tỷ USD để tập trận ở Thái Bình Dương năm 2023

Kim Jong Un giám sát thử nghiệm máy bay không người lái của Triều Tiên

Nga tấn công Ukraine bằng máy bay không người lái và tên lửa trên diện rộng

 

RFA

Thứ trưởng Mỹ phụ trách nhân quyền đến Việt Nam, Văn bút Hoa Kỳ kêu gọi quan tâm tới TNLT

Nhà sàn mái đỏ tường xanh

Những tín hiệu đáng chú ý về Tô Đại tướng

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2024, cảnh báo nợ xấu

Ninh Thuận kỷ luật đảng viên vì các sai phạm trong các dự án điện gió và điện mặt trời

Ca sĩ nổi tiếng Việt Nam phải xin lỗi vì từng hát ở Mỹ trong chương trình có cờ vàng

An ninh mạng ở 63 tỉnh, thành: Gia tăng đàn áp?

Cộng đồng Công giáo di cư 1954 đã thay đổi miền Nam Việt Nam như thế nào?

Việt Nam sẽ có Chủ tịch nước mới vào tháng 10

Hà Tĩnh: Facebooker Phan Đình Sang bị kết án sáu năm tù

Một người dân ở Tuyên Quang bị tuyên án tù vì phát live stream chỉ trích chính quyền địa phương

Quốc hội Việt Nam bổ nhiệm ba phó thủ tướng

Cựu thành viên CHTV Phan Vân Bách bị truy tố tội danh “tuyên truyền chống Nhà nước”

Người tị nạn Việt Nam bị tắc lại tại sân bay ở Brazil, thiếu nước và thực phẩm

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ phụ trách vấn đề dân chủ và nhân quyền sắp đến Việt Nam

Nguyên Chủ tịch tỉnh Long An, Phó giám đốc Đại học Quốc gia bị kỷ luật

Xe đạp đôi cho ai?

Đồng bằng sông Cửu Long mất 600 ha đất mỗi năm do sạt lở

Bắt Chủ tịch Công ty Dược Bảo Châu do in, phát hành hoá đơn trái phép

 

BBC

Ukraine: Nga không kích lớn nhất từ trước tới nay

Trung Quốc chi hơn 15 tỷ USD cho tập trận ở Thái Bình Dương trong năm 2023

Ông Trump gặp cộng đồng người Việt ở Virginia: 'Họ yêu mến tôi và tôi cũng yên mến họ'

Chiến tranh giữa Hezbollah và Israel có thể bùng phát?

Chân dung ba tân phó thủ tướng

Black Myth: Wukong bị chỉ trích khi yêu cầu người chơi không bàn luận nhiều vấn đề

Quốc hội họp bất thường: ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm sẽ như thế nào?

Chính phủ Việt Nam: Hai bộ trưởng mới là ai?

Quốc hội họp bất thường: những ứng viên phó thủ tướng

Cải cách Ruộng đất, lịch sử đẫm máu trong sự hờ hững hiện đại

Người di cư Việt Nam kẹt ở sân bay Brazil trong tình trạng báo động

Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ Việt ngại kết hôn, sinh con?

Việt Nam

Quốc hội họp bất thường: chính phủ biến động như thế nào?

Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì 'chuyện cờ vàng'

Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam: ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa chống Việt Nam

Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự: bầu ai, miễn nhiệm ai?

'Không phải ngày nào bạn cũng gặp được một trẻ mồ côi người Việt như mình'

Người Việt trong nhóm xin tị nạn hàng đầu ở Brazil, vì sao?

Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954, những đoạn sử buồn nước Việt

Điểm đáng chú ý trong chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về công tác nhân sự Đại hội 14

‘Việt Nam, Việt Nam’: Người phụ nữ liên tục hét khi được giải cứu

Đất hiếm Việt Nam: Bao giờ phá vỡ thế độc tôn của Trung Quốc?

Ông Tô Lâm kết thúc chuyến thăm Trung Quốc: những điểm đáng lưu ý

Mùa tựu trường, trẻ em Việt Nam đối mặt nhiều hiểm nguy trên đường đi học

RFI

Kiev tố cáo Belarus triển khai quân tại biên giới với Ukraina

Mỹ : Ban vận động tranh cử của Kamala Harris huy động được 540 triệu đô la trong vòng một tháng

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Chống tham nhũng và độc quyền công nghệ Trung Quốc: Hai hạn chế đối với khai thác đất hiếm Việt Nam

 Quốc Hội Việt Nam họp bất thường phê chuẩn 3 phó thủ tướng mới

Tổng thống Pháp Macron tiếp tục tham vấn các chính đảng để thành lập chính phủ

Tranh cử TT Mỹ : Chương trình kinh tế của Kamala Harris hướng đến tầng lớp trung lưu - bình dân

Ukraina lo ngại về nguy cơ đồng minh Belarus của Nga tham chiến

Bắt giữ ông chủ Telegram, Nga lên án Pháp “độc tài” dưới vỏ bọc tự do

Trung Quốc tuần tra và tập trận ở biên giới Miến Điện

Ngọn lửa Paralympic đến Pháp, Thành Long tham gia rước đuốc

Biển Đông : Trung Quốc và Philippines lại đụng độ tại vùng biển tranh chấp

Tình báo quân sự Ukraina thực hiện cuộc tấn công mạng quy mô lớn chống Nga

Ngày Độc lập của Ukraina được tổ chức long trọng tại Ba Lan

Bắc Kinh ‘‘phản đối mạnh mẽ’’ loạt trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào công ty Trung Quốc làm ăn với Nga

Trung Đông : Căng thẳng leo thang với Hezbollah, Israel ban bố tình trạng khẩn cấp trên toàn quốc

Tấn công bằng dao tại Đức : Nghi phạm ra đầu thú, Nhà nước Hồi giáo nhận trách nhiệm

(Yonhap) – Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un kêu gọi tăng cường sản xuất drone tự sát. Hãng thông tấn trung ương Bắc Triều Tiên KCNA hôm nay, 26/08/2024, cho biết, ông Kim đã giám sát cuộc thử nghiệm do Viện Drone thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Quốc phòng nước này tổ chức hôm thứ Bảy. Tại đây, ông đã kêu gọi phát triển và sản xuất thêm drone tự sát và các hệ thống vũ khí chiến lược dưới nước để tăng cường khả năng sẵn sàng chiến đấu. Theo KCNA, trong cuộc thử nghiệm, các drone tự sát đã xác định chính xác các mục tiêu được chỉ định, cả trên mặt đất lẫn trên biển. 

(AFP) – Khai mạc hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương (PIF). Hội nghị được tổ chức hôm nay, 26/08/2024, tại vương quốc Tonga với sự tham gia của đại diện 18 quốc gia và vùng lãnh thổ tại Thái Bình Dương. Trong cuộc họp, bộ trưởng Khí Hậu của quần đảo Tuvalu đã kêu gọi "các nước gây ô nhiễm nhất" phải chi trả cho các chi phí ngày càng tăng liên quan đến biến đổi khí hậu. Về phần mình, tổng thư ký LHQ Antonio Guterres cũng nhấn mạnh : "Nếu chúng ta cứu được Thái Bình Dương, chúng ta sẽ cứu được thế giới." Theo dự đoán, nhiều nước thành viên của Diễn đàn này như Tuvalu có thể sẽ bị nhấn chìm trong vòng 30 năm tới nếu mực nước biển tiếp tục dâng cao. 

(Reuters) – Pakistan : Ít nhất 51 người thiệt mạng trong các cuộc tấn công của phiến quân ly khai. Giới chức Pakistan cho biết trong đêm qua, 25/08/2024, phiến quân nổi dậy đã thực hiện nhiều cuộc tấn công riêng lẻ vào các đồn cảnh sát, tuyến đường sắt và đường cao tốc ở tỉnh Balochistan. Trong đó, vụ tấn công lớn nhất nhắm vào các phương tiện từ xe buýt đến xe tải chở hàng trên đường cao tốc, khiến ít nhất 23 người thiệt mạng và 35 phương tiện bị đốt cháy. Các lực lượng ly khai đã thực hiện nhiều cuộc tấn công để giành quyền kiểm soát tỉnh Balochistan, nơi giàu tài nguyên thiên nhiên và có nhiều dự án do Trung Quốc tài trợ.

(AFP) – Brazil ban bố tình trạng khẩn cấp về hỏa hoạn tại nhiều thành phố. Hôm qua, 25/08/2024, bộ trưởng Môi Trường Brazil thông báo nước này đang "trong cuộc chiến chống hỏa hoạn và tội phạm" sau khi vụ cháy rừng nghiêm trọng tại bang Sao Paulo tiếp tục lan rộng, khiến chính quyền phải ban bố tình trạng khẩn cấp tại 45 thành phố. Cảnh sát đã bắt giữ hai người bị tình nghi là thủ phạm của vụ đốt phá.

(Yonhap) – Không Quân Mỹ-Hàn tập trận nâng cao khả năng phòng thủ. Đôi bên bắt đầu chương trình tập trận chung trong ba ngày, kể từ hôm nay 26/08/2024 với các bài tập bắn đạn thật ở ngoài khơi bờ biển phía tây Hàn Quốc. Seoul và Washington huy động khoảng 60 chiến đấu cơ trong đó bao gồm các loại F-35 và F-15 và KF-16. Thông cáo của Không Quân Hàn Quốc giải thích mục tiêu cuộc diễn tập lần này nhằm trắc nghiệm phản ứng trên bộ và trên không trước các hành vi "khiêu khích của Bắc Triều Tiên", ví dụ kịch bản Bình Nhưỡng bắn tên lửa hành trình và tầm xa. 

(AFP) – Hoa Kỳ huy động quân nhân trong một cuộc thao diễn chung với 9 quốc gia trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.  Chiến dịch mang tên Super Garuda Shield được khởi động tại Sidorajo, tây đảo Java, từ hôm nay 26/08/2024, và kéo dài trong hai tuần. Mục tiêu nhằm "trắc nghiệm khả năng phản ứng của các quốc gia ở châu Á-Thái Bình Dương" tại một khu vực đặc biệt nhậy cảm như Biển Đông. Indonesia huy động hơn 4.000 lính tham gia các cuộc thao diễn lần này. Ngoài Mỹ và Indonesia, Úc, Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Canada, New Zealand, Anh và Pháp là các bên tham dự.    

(AFP) – Hãng xe Uber bị Hà Lan phạt 290 triệu euro. Chính quyền Ha lan hôm 26/08/2024 thông báo phạt Uber "chuyển giao trái phép dữ liệu của hành khách và tài xế Uber tại châu Âu về công ty mẹ đặt tại Hoa Kỳ". Vì lý do này, tư pháp Hà Lan đòi tập đoàn Uber bồi thường 290 triệu euro. 

(AFP) – 22 người chết tại Thái Lan vì lũ lụt và thiên tai. Tính đến hôm nay 26/08/2024 thiên tai trong 10 ngày qua làm hơn 20 người thiệt mạng trên toàn quốc, 19 người bị thương, hơn 30.000 căn hộ bị thiệt hại. Chính quyền duy trì tình trạng báo động lũ lụt tại 31 tỉnh thành ở các khu vực miền bắc và đông bắc Thái Lan từ nay cho đến hết ngày 29/08/2024.

(AFP) – Nhật Bản chuẩn bị đối phó với một trận bão lớn. Cơ quan thủy văn và khí tượng Nhật Bản hôm 26/08/2024 báo động bão Shanshan sắp ập vào đảo Amamni – Okinawa trong hai ngày nữa, sức gió có thể lên tới 216 km/giờ. Sau Okinawa bão tiếp tục chuyển hướng đến Kyushu và đảo Honshu, hòn đảo chính của Nhật Bản. Các hoạt động đường sắt và đường hàng không, vận tải trên bộ có thể bị xáo trộn. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BA 27/08.2024

1/ THÊM 1 NGƯỜI BỊ ĐI TÙ VỚI CÁO BUỘC “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC”

Ông Phan Đình Sang 57 tuổi vừa bị kết án 6 năm tù vào ngày 26/8, với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước CHXHCNVN”.

Ông Sang bị công an tỉnh Hà Tĩnh bắt giam vào ngày 12/3 với cáo buộc nói trên. Theo cáo trạng, từ năm 2016 đến 2023, ông Sang đã tạo lập, xử dụng năm trang mạng xã hội Facebook để tham gia các hội đoàn “phản động” chống đối trên không gian mạng.

Cũng theo báo chí lề đảng thì trong thời gian sinh sống, lao động tại Lào, do có tư tưởng bất mãn với chế độ, ông Phan Đình Sang đã đăng tải và chia xẻ nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung tuyên truyền, xuyên tạc lịch sử và phỉ báng chế độ.

Cáo buộc đối với ông Sang thuộc điều 117 của bộ luật hình sự CSVN. Đây là điều luật đã bị nhiều tổ chức nhân quyền quốc tế lên án là mù mờ và thường được dùng để bỏ tù những người bất đồng chính kiến.

Từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã bắt tạm giam ít nhất 8 người, kết án tù ít nhất 4 người khác theo điều luật này.

RFA

2/ QUỐC HỘI VN HỌP BẤT THƯỜNG ĐỂ BẦU 3 PHÓ THỦ TƯỚNG MỚI

Quốc hội Việt Nam vào hôm qua 26/8 đã bầu lên 3 phó thủ tướng và bãi nhiệm 2 phó thủ tướng trong một phiên họp bất thường, vào lúc có nhiều xáo trộn ở thượng tầng lãnh đạo, với việc hai chủ tịch nước và một chủ tịch quốc hội đã buộc phải từ chức.

Đây là kỳ họp bất thường lần thứ 8 của quốc hội đương nhiệm. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử quốc hội Việt Nam có số cuộc họp bất thường nhiều đến như thế. 

Tuy là họp quốc hội nhưng tham dự phiên khai mạc có Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Tô Lâm cùng với các ủy viên bộ chính trị. Phiên họp bất thường hôm qua được triệu tập sau cuộc họp của ban chấp hành trung ương đảng vào giữa tháng 8 vừa qua. 

Trong phiên họp này, quốc hội đã phê chuẩn việc bổ nhiệm 3 tân thủ tướng là Nguyễn Hòa Bình vừa được miễn nhiệm chức chánh án tòa án tối cao; ông Hồ Đức Phớc, bộ trưởng tài chính; và ông Bùi Thanh Sơn, bộ trưởng ngoại giao. Hai phó thủ tướng khác là các ông Trần Hồng Hà và Lê Thành Long.

Quốc hội cũng đã miễn nhiệm chức phó thủ tướng đối với ông Lê Minh Khái, vừa bị bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến dự án Đại Ninh ở Lâm Đồng. Đồng thời bãi nhiệm chức phó thủ tướng đối với ông Trần Lưu Quang, vừa được bộ chính trị giao chức trưởng ban kinh tế trung ương.

Như vậy trong chính phủ của Thủ tướng Phạm Minh Chính hiện nay có đến 5 phó thủ tướng so với 4 phó thủ tướng trước đây. 

Theo báo chí lề đảng, trong cuộc họp báo sau cuộc họp, chủ nhiệm văn phòng quốc hội Bùi Văn Cường thông báo là "theo nghị quyết của trung ương", vào tháng 10 tới, quốc hội sẽ bầu tân chủ tịch nước. Hiện nay chức vụ này vẫn do Tổng bí thư Tô Lâm nắm giữ. 

RFI

3/ TRUNG CỘNG TUẦN TRA VÀ TẬP TRẬN Ở BIÊN GIỚI MIẾN ĐIỆN

Quân đội Trung Cộng vào hôm qua 26/8 cho biết một số đơn vị của họ sẽ mở cuộc tuần tra chung với Miến Điện trên không và trên bộ gần biên giới hai nước. Mục tiêu là nhằm duy trì an ninh và ổn định trong khu vực.

Quân đội Trung Cộng được triển khai tại tỉnh Vân Nam, ở phía tây nam Hoa Lục, nhằm kiểm tra khả năng gìn giữ an ninh trong các vùng giáp ranh với Miến Điện. Kể từ thứ Ba hôm nay 27/8 Trung Cộng có kế hoạch cho tập trận bắn đạn thật tại 4 địa điểm khác nhau. Hai nơi trong số này dự trù tại thành phố Thụy Lệ của tỉnh Vân Nam.

Cần nhắc lại, từ đầu tháng 7 năm nay, các phong trào vũ trang của nhiều nhóm sắc tộc thiểu số đã phối hợp tấn công chống lại tập đoàn quân phiệt Miến Điện. Giao tranh bùng phát ở nhiều nơi, đặc biệt là trong khu vực đông bắc Miến Điện sát biên giới và cũng là một tuyến đường giao thương quan trọng giữa Miến Điện với Trung Cộng. Một số cơ sở hạ tầng của Trung Cộng trong khu vực đã bị hư hại, với nhiều cồng dân Trung Cộng bị thương.

Đầu năm nay, Trung Cộng đã đứng ra làm trung gian vãn hồi hòa bình tại Miến Điện nhưng đối thoại đã bị gián đoạn từ tháng 6 khi liên minh Ba Anh Em, gồm ba nhóm sắc tộc vũ trang, tiến hành một loạt các cuộc phản công chống lại quân đội Miến Điện.

Tướng Minh Aung Hlang, lãnh đạo tập đoàn quân phiệt Miến Điện, gần đây đã gián tiếp lên án Trung Cộng đã yểm trợ các nhóm sắc tộc thiểu số. Lý do là từ lâu nay Trung Cộng vẫn duy trì mối liên hệ với các lực lượng vũ trang Miến Điện. Tuy nhiên vào đầu tháng 8 năm nay, trong một chuyến công du đến thủ đô Nayppidaw, Ngoại trưởng Trung Cộng Vương Nghị đã khẳng định Trung Cộng chống đối tình trạng hỗn loạn và chiến tranh tại Miến Điện.

RFI

4/ NGA TẤN CÔNG DỒN DẬP THỦ ĐÔ KIEV CỦA UKRAINE

Giới chức Ukraine cho biết Nga đã thực hiện các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và phi đạn trên diện rộng nhắm vào thủ đô Kiev và một số thành phố vào hôm qua 26/8, khiến ít nhất ba người thiệt mạng và làm mất điện tại một số khu vực.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết Nga đã xử dụng hơn 100 phi đạn và khoảng 100 máy bay không người lái trong cuộc tấn công nhắm vào các cơ sở hạ tầng dân sự quan trọng.

Ông Zelensky cho biết là lực lượng Ukraine không thể bị hạn chế khả năng tấn công tầm xa, trong khi Nga lại được tự do hoành hành. Giới chức Ukraine từ lâu đã tìm kiếm sự tự do hơn từ các nhà cung cấp vũ khí để xử dụng những vũ khí đó nhằm tấn công các mục tiêu quân sự bên trong nước Nga.

Theo ông Zelensky thì Mỹ, Anh, Pháp và các đối tác khác có đủ khả năng giúp Ukraine ngăn chặn các vụ khủng bố này và giờ là lúc có hành động quyết đoán.

Tỉnh trưởng khu vực Dnipropetrovsk báo cáo là một người đã thiệt mạng và nhiều ngôi nhà bị hư hại trong khu vực của ông. Đô trưởng Kiev báo cáo về tình trạng mất điện ở một số khu vực của thủ đô Ukraine, cùng với việc gián đoạn nguồn cung cấp nước.

Trong khi đó thì bộ quốc phòng Nga cho biết họ đã bắn hạ máy bay không người lái của Ukraine vào sáng sớm ngày 26/8 ở vùng Bryansk và Yaroslavl. Một trong những máy bay không người lái này đã bị bắn hạ khi đang tìm cách tấn công một nhà máy lọc dầu.

Thống đốc vùng Belgorod của Nga báo cáo có hai người bị thương do một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine vào một chiếc xe hơi.

VOA

 

VNThoibao

VNTB – Đôi lời với đàn bò đỏ trên Facebook.

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

27/08/1976: Renée Richards bị cấm tham gia Giải quần vợt Mỹ mở rộng

Thế giới hôm nay: 27/08/2024

Bầu cử Mỹ có thể đẩy nhanh lịch trình chính trị của Tập Cận Bình

Liệu Ukraine có thể lấy lại thế tấn công?

Báo Tiếng Dân

 

Thảo luận với ChatGPT về sự đối lập giữa Marx và Lenin (Kỳ 1)25/08/2024

 

Thuy My

Phó Đức An - Khốn quẫn với thiên mệnh

Hoàng Quốc Dũng - Vừa đánh vừa đàm : Đương nhiên !

Dương Quốc Chính - Tập trận online

Hữu Phú - Tại sao phải xin lỗi ?

Phúc Lai - Zelensky : Độc lập là lời thề không bao giờ quên những anh hùng đã ngã xuống

Nguyễn Đình Bổn - Vì sao Pháp bắt Pavel Durov mà Nga lại cuống cuồng?

Tuấn Khanh - Khi người nổi tiếng phải xin lỗi vì hành động « thiếu hiểu biết »

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 26.08.2024

Nguyễn Tiến Tường - Yêu nước một cách hủ bại

Đỗ Duy Ngọc - Chuyện ở bệnh viện K

Hoàng Nguyên Vũ - Thái Công, ông hoàng phông bạt trong thời đại phông bạt lên ngôi

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Tuy hai mà một 27/08/2024

Diễn từ lễ Độc Lập sáng ngời hào khí chính nghĩa của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy 27/08/2024

Một bài viết có phản hồi của bạn đọc: Hợp Lòng Dân sẽ được Lòng Dân 27/08/2024

Mấy thắc mắc nhỏ xin hỏi Bộ Giáo dục 26/08/2024

Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì ‘chuyện cờ vàng’ 26/08/2024

“Trục ma quỷ” đã bị thổi phồng quá mức 26/08/2024

Đội quân chủ lực bị bỏ rơi 25/08/2024

Đồng bằng sông Cửu Long mất 600 ha đất mỗi năm do sạt lở 25/08/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

KHỞI TỐ NHÓM CÁN BỘ THÔN, XÃ, HUYỆN Ở HOÀ BÌNH LIÊN QUAN DỰ ÁN HỒ CHỨA NƯỚC HƠN 4.000 TỶ ĐỒNG

Minh Đức

https://tienphong.vn/khoi-to-nhom-can-bo-thon-xa-huyen-o-hoa-binh-lien-quan-du-an-ho-chua-nuoc-hon-4000-ty-dong-post1667315.tpo

TPO - Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã quyết định khởi tố bổ sung vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, đồng thời khởi tố, bắt tạm giam đối với nhiều cán bộ thôn, xã, huyện ở Hoà Bình.

Ngày 27/8, nguồn tin cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hòa Bình đã quyết định khởi tố bổ sung vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” liên quan đến việc thực hiện Hợp phần bồi thường giải phóng mặt bằng cho dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Hoà Bình đã khởi tố và bắt tạm giam các bị can gồm: Bùi Văn Việt, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Sơn; Bùi Văn Nam, công chức địa chính xã Văn Nghĩa, huyện Lạc Sơn; và Bùi Văn Thơ, Phó Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành, huyện Lạc Sơn. Các bị can này bị khởi tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, gây thiệt hại 1,8 tỷ đồng do bồi thường đất không đúng đối tượng.

Ngoài ra, Bùi Văn Dửn, Bí thư Chi bộ xóm Sào, xã Văn Nghĩa, và Bùi Văn Sửm, Phó Bí thư, Trưởng xóm Sào, xã Văn Nghĩa, cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Cơ quan CSĐT cũng bổ sung quyết định khởi tố đối với Bùi Văn Dưng, Phó trưởng xóm Sào, xã Văn Nghĩa, và Bùi Văn Kỳ, cán bộ lao động hợp đồng tại Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Lạc Sơn, vì liên quan đến các hành vi phạm tội cùng nhóm với Bùi Văn Dửn và Bùi Văn Sửm.

Vụ án đang được tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định của pháp luật.

Trước đó, vào tháng 11/2023, UBND tỉnh Hòa Bình đã yêu cầu đôn đốc tiến độ thực hiện dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng, một dự án có tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng, do dự án đang chậm tiến độ.

Được biết, Dự án Hồ chứa nước Cánh Tạng, được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Quyết định số 652 ngày 8/6/2023 và đã được phê duyệt chủ trương đầu tư trước đó tại Quyết định số 491 ngày 15/4/2017, có mục tiêu xây dựng hồ chứa nước để cấp nước tưới cho khoảng 6.460 ha đất canh tác thuộc 13 xã của 2 huyện Lạc Sơn và Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình. Dự án cũng nhằm cung cấp nước cho các công trình ở hạ lưu, khu công nghiệp, và sinh hoạt của dân cư.

Dự án bao gồm việc xây dựng hồ chứa nước với dung tích khoảng 91 triệu m3, đập đất ngăn sông, tràn xả lũ, cống lấy nước và các công trình phụ trợ, cùng hệ thống đường ống cấp nước. Tổng mức đầu tư của dự án là 4.128 tỷ đồng, tăng 1.013 tỷ đồng so với dự kiến ban đầu. Dự kiến hoàn thành vào năm 2026.

 

BẮT QUẢ TANG HÀNH VI PHẠM PHÁP CỦA 2 BÀ LÃO U70 VÀ U80 Ở HẢI PHÒNG

T.Quang

https://phapluatxahoi.kinhtedothi.vn/bat-qua-tang-hanh-vi-pham-phap-cua-2-ba-lao-u70-va-u80-o-hai-phong-392744.html

Ngày 26/8, Công an TP Hải Phòng thông tin, các lực lượng chức năng vừa triệt phá 1 ổ nhóm, bắt giữ 6 đối tượng về hành vi mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Tiếp tục thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Công an về từng bước xây dựng thành phố Hải Phòng trở thành thành phố không ma túy, trong 2 ngày 24, 25/8/2024, Công an các quận, huyện đã phá 1 ổ nhóm, bắt giữ 6 đối tượng về hành vi tổ chức sử dụng, tàng trữ trái phép chất ma túy.

Ngày 24/8/2024, Công an quận Kiến An triệt xóa ổ nhóm mua bán trái phép chất ma túy, bắt 2 đối tượng: Lê Thị Liệu, SN 1952, ở Đồng Hòa, Kiến An, Hải Phòng và Lê Thị Liên, SN 1956, ở Cát Bi, Hải An, Hải Phòng, thu giữ 4,44 gam methamphetamine. Cũng trong ngày, tại khu vực nghĩa trang thôn Đại Công, xã Tiên Cường, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, Công an huyện Tiên Lãng bắt quả tang Trần Văn Hùng, SN 1982, ở Cẩm Bình, Cẩm Phả, Quảng Ninh có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, thu giữ 0,18 gam heroin.

Tiếp theo, trong ngày 25/8/2024, Công an các quận bắt giữ 3 đối tượng hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy, gồm: Công an quận Hồng Bàng bắt quả tang Lô Văn Cảnh, SN 1994, ở Yên Na, Tương Dương, Nghệ An, thu giữ 0,33 gam heroin; Công an quận Lê Chân bắt quả tang Nguyễn Văn Nam, SN 1995, ở An Biên, Lê Chân, Hải Phòng, thu giữ 0,14 gam heroin; Công an quận Hải An bắt quả tang Hà Quang Tú, SN 1980, ở Cát Hải, Hải Phòng, thu giữ 0,2 gam heroin.

Công an các quận, huyện đang tiếp tục điều tra, xử lý các đối tượng theo quy định của pháp luật.

 

ÔNG LỚN ĐỨNG SAU ‘THUNG LŨNG SILICON’ BỎ HOANG TẠI ĐÀ NẴNG

Mạnh Hà

https://vietnamnet.vn/ong-lon-dung-sau-thung-lung-silicon-bo-hoang-tai-da-nang-2315455.html

Doanh nghiệp đứng sau dự án “thung lũng Silicon” hoang vắng tại Đà Nẵng từng phát triển thần tốc trong những năm trước, đạt quy mô khổng lồ nhưng giờ đây gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Khu công nghệ thông tin tập trung Đà Nẵng (Danang IT Park) là một dự án của Tập đoàn Trung Nam (Trung Nam Group), được định hướng phát triển theo mô hình “thung lũng Silicon” của Mỹ và tiêu chuẩn của một khu công nghệ thông tin (CNTT) tập trung mang tầm cỡ quốc tế đầu tiên tại Đà Nẵng.

Tổng mức đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng, do Công ty CP Trung Nam EMS làm chủ đầu tư.

Danang IT Park có quy mô 341ha, nằm ở xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang và được kỳ vọng sẽ trở thành một trong những cộng đồng phát triển CNTT tốt nhất châu Á, cung cấp sản phẩm công nghệ thông tin tốt nhất cho thế giới, nơi làm việc lý tưởng cho 25.000 người, bao gồm các chuyên gia, kỹ sư cao cấp và công nhân, trở thành đô thị vệ tinh vùng tây bắc của Đà Nẵng với khoảng 100.000 cư dân sinh sống.

Tuy nhiên, dự án có tổng vốn đầu tư hàng nghìn tỷ đồng này đang đình trệ, rơi vào tình trạng đìu hiu. Khu biệt thự phục vụ chuyên gia và công viên sinh thái nằm trong dự án Danang IT Park cũng bỏ hoang.

Chủ đầu tư Danang IT Park làm ăn thế nào?

Chủ đầu tư dự án Danang IT Park là CTCP Phát triển khu công nghệ thông tin Đà Nẵng (DITP).

DITP được biết đến là một công ty liên quan tới Trung Nam Group. Đây là tập đoàn đa ngành do 2 anh em ông Nguyễn Tâm Tiến và Nguyễn Tâm Thịnh cùng gây dựng. Hiện ông Nguyễn Tâm Thịnh là Chủ tịch HĐQT và ông Nguyễn Tâm Tiến là Tổng Giám đốc Trung Nam Group. 

Trong bản công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu gần đây, DITP ghi nhận địa chỉ thư điện tử có đuôi là trang web của Trung Nam Group.

Trên trang web của mình, Trung Nam Group cũng giới thiệu là chủ đầu tư của Danang IT Park.

Ngày 22/7, đại diện theo pháp luật của DITP, ông Nguyễn Tâm Tiến, công bố thông tin phát hành lô trái phiếu kỳ hạn 30 tháng, trị giá 500 tỷ đồng, lãi suất 0%, đáo hạn vào ngày 16/1/2027.

Sức khỏe Trung Nam Group ra sao?

CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) được thành lập từ năm 2004, tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, hạ tầng - xây dựng, bất động sản, công nghiệp thông tin điện tử. Đây là một doanh nghiệp đi lên từ mảng xây dựng hạ tầng, sau đó đầu tư sang bất động sản và thủy điện, gần đây là lĩnh vực năng lượng tái tạo, với hàng loạt dự án điện mặt trời, điện gió. Một số dự án lớn như điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam, điện gió Ea Nam, điện gió Trung Nam - Trà Vinh…

Trung Nam Group có lịch sử hoạt động 20 năm nhưng phát triển rất mạnh, tăng trưởng thần tốc trong khoảng gần 10 năm qua và hiện có quy mô khổng lồ, lên tới nhiều tỷ USD giá trị tài sản.

Tính tới cuối năm 2022, Trung Nam Group có tổng tài sản lên tới 96.000 tỷ đồng (tương đương khoảng hơn 3,8 tỷ USD, tính theo tỷ giá hiện tại), cao gần gấp rưỡi so với quy mô tài sản tính tới cuối quý II/2024 của Tập đoàn FPT và cao gấp khoảng 1,8 lần so với Vinamilk (VNM).

Vốn chủ sở hữu của Trung Nam Group đạt hơn 27.900 tỷ đồng (khoảng 1,1 tỷ USD). 

Sở dĩ Trung Nam Group có tốc độ tăng trưởng về quy mô nhanh như vậy bởi trong thập kỷ vừa qua tập đoàn này dồn dập đầu tư vào mảng năng lượng tái tạo, cần nguồn vốn rất lớn để có thể thực hiện các dự án.

Trên trang web, Trung Nam Group cho biết, đến tháng 10/2021 đã đóng góp 1,63GW năng lượng vào lưới điện quốc gia, dẫn đầu khối doanh nghiệp tư nhân trong ngành công nghiệp này.

Thống kê cho thấy, tập đoàn này có 9 dự án điện với tổng vốn đầu tư hàng chục nghìn tỷ đồng, trong đó có 2 dự án lớn là điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam (1,2 tỷ kWh) và điện gió Ea Nam (1,1 tỷ kWh/năm).

Dự án điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam do CTCP Cơ giới Trung Nam Miền Nam - Trungnam SMC (thành lập năm 2013) thực hiện. Đây là một thành viên của Trung Nam Group.

Dự án điện gió Ea Nam được xem là dự án trọng điểm của Trung Nam Group trong năm 2021 bởi quy mô rất lớn. Trungnam SMC là đơn vị có nhiệm vụ vận chuyển và lắp đặt 84 trụ gió bằng 20 team cần trục chính từ 750-1250 tấn.

Đi cùng với việc tăng vốn, Trung Nam Group được biết đến là một tập đoàn vay nợ rất lớn, trong đó có kênh ưa thích là trái phiếu.

Tính tới cuối năm 2022, theo báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội, Trung Nam Group có tổng nợ phải trả lên tới hơn 68.100 tỷ đồng (tương đương hơn 2,7 tỷ USD). Tổng nợ trái phiếu khoảng 24.270 tỷ đồng.

Trong khoảng 2 năm qua, nhóm Trung Nam nhiều lần xin gia hạn, chậm trả nợ trái phiếu liên quan các dự án năng lượng tái tạo. Kết quả kinh doanh của nhóm sa sút.

Hồi tháng 5 năm nay, ông Nguyễn Tâm Thịnh bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh do chưa hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Sau đó, Cục Hải quan tỉnh Khánh Hoà đã có văn bản gửi Cục Quản lý Xuất nhập cảnh (Bộ Công an) về việc huỷ bỏ tạm hoãn xuất cảnh với ông Thịnh.

Một đơn vị thành viên của Trung Nam Group là Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam đã từng có đơn cầu cứu khẩn cấp gửi Chính phủ trước nguy cơ xảy ra sự cố và gián đoạn vận hành hệ thống truyền tải 500kV Thuận Nam. Doanh nghiệp này thời điểm đó chưa thể đàm phán với EVN để tăng doanh thu từ nguồn phát điện, trong khi phải trả lãi ngân hàng.

Trong năm 2022, Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam Thuận Nam báo lợi nhuận sau thuế giảm 80% so với năm trước đó xuống còn 81 tỷ đồng.

Hồi cuối tháng 11/2023, CTCP Đầu tư Xây dựng Trung Nam (Trung Nam Group) công bố thông tin về việc chậm thanh toán khoản lãi đến hạn gần 107 tỷ đồng cho một lô trái phiếu có tổng trị giá 2.000 tỷ đồng.

Trong năm 2022, Trung Nam Group ghi nhận lợi nhuận giảm mạnh, chỉ còn 255 tỷ đồng, so với mức 1.635 tỷ đồng trong năm 2021.

Nhiều đơn vị thành viên khác của Trung Nam Group cũng gặp khó. CTCP Điện gió Trung Nam Đắk Lắk 1 (chủ đầu tư dự án nhà máy điện gió Ea Nam quy mô 600ha) nửa đầu năm 2023 lỗ 390 tỷ đồng, sau khi đã lỗ 858 tỷ đồng năm 2022. Doanh nghiệp này cũng rơi vào tình trạng nợ chậm trả lãi trái phiếu. Điện mặt trời Trung Nam, Điện mặt trời Trung Nam Trà Vinh, Trung Nam Ninh Thuận…. đều ghi nhận mức sụt giảm lợi nhuận so với năm liền trước.

 

‘TỐI HẬU THƯ’ CHO DỰ ÁN SÂN GOLF 1.800 TỶ Ở HUẾ

Duy Minh

https://tienphong.vn/toi-hau-thu-cho-du-an-san-golf-1800-ty-o-hue-post1667079.tpo


TPO - Dự án Khu quần thể sân golf Huế do CTCP Thiên An làm chủ đầu tư được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp giấy chứng nhận đầu tư từ năm 2007 và qua 3 lần điều chỉnh chủ trương đầu tư, đến nay đã gần 17 năm dự án vẫn chưa được cấp phép xây dựng.

Nhiều hạng mục công trình chậm tiến độ do chưa có giấy phép xây dựng

Dự án Khu quần thể sân golf và các dịch vụ đi kèm tại phường Thủy Dương, thị xã Hương Thủy do CTCP Thiên An làm chủ đầu tư có quy mô diện tích dự án là 78,32 ha, vốn đầu tư khoảng 1.885 tỷ đồng.

Trong đó, đối với phần diện tích đất 58,75 ha đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, Công ty cổ phần Thiên An đã được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Quyết định cho thuê đất, ký Hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

Đối với phần diện tích còn lại 19,57 ha, đến nay, đã hoàn thành công tác bồi thường GPMB, hiện Công ty đang hoàn thiện hồ sơ thủ tục để thuê đất.

Dự án bao gồm các hạng mục như: Khu sân golf 18 lỗ theo tiêu chuẩn quốc tế; Câu lạc bộ trung tâm (Clubhouse); Khu nhà tập, sân tập golf; Khu công trình điều hành và dịch vụ phụ trợ (gồm văn phòng điều hành kết hợp nhà bảo trì sân bãi, bảo dưỡng máy móc thiết bị; kho hóa chất; kho vật tư; nhà chứa rác; khu căn tin nhân viên; bãi xe khách, bãi xe nhân viên; trạm xăng, nhà rửa xe); Khu biệt thự du lịch nghỉ dưỡng phục vụ cho khách chơi golf, kết hợp với nghỉ dưỡng sinh thái cao cấp; Các hệ thống hồ chứa nước; Hệ thống sân vườn, cây xanh cảnh quan…

Dự án Khu quần thể sân golf Huế được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu ngày 10/10/2007, Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh lần 2 ngày 30/3/2017, điều chỉnh lần 3 ngày 10/12/2021.

Theo Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thay đổi lần thứ 3, tiến độ dự án được điều chỉnh như sau: Dọn dẹp mặt bằng, phát quang, san gạt tạo dáng thô và thực hiện các thủ tục pháp lý về đầu tư và xây dựng hoàn thành Quý I/2022; Thực hiện đầu tư xây dựng Hệ thống cơ sở hạ tầng chung toàn khu, Nhà tập và sân tập golf, Khu sân golf 18 lỗ, Công trình Clubhouse, Khu điều hành và một số công trình dịch vụ phụ trợ hoàn thành Quý IV/2022; Đầu tư xây dựng các cụm biệt thự nghỉ dưỡng và các công trình dịch vụ phụ trợ còn lại hoàn thành Quý IV/2023.

Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết đến 24/8/2022 UBND tỉnh có Công văn số 9004/UBND-QHXT thống nhất chủ trương cho phép CTCP Thiên An được điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Do tiến độ dự án còn quá chậm, nhiều hạng mục công trình chưa được đầu tư xây dựng như hệ thống cơ sở hạ tầng chung toàn khu, nhà tập và sân tập golf, cụm biệt thự nghỉ dưỡng và các công trình dịch vụ phụ trợ còn lại...v.v

Cam kết hoàn thành toàn bộ dự án vào tháng 12/2025

Theo kết quả kiểm tra xác minh của Thanh tra Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế, trên phần đất đã hoàn thành công tác GPMB, thực hiện phát quang, san gạt để chuẩn bị mặt bằng thi công.

Sau 17 năm triển khai, trên phần đất đã có Hợp đồng thuê đất và được cấp GCN QSDĐ, Công ty thực hiện các hạng mục sau: Thi công đào đắp tạo dáng thô theo đường đồng mức của thiết kế; Thi công kè hồ, tạo dáng hồ và lót bạt hồ; Thi công tạo hình sân golf; Thi công kè biên và tường chắn đất; Thi công xây dựng hàng rào bao quanh khu đất dự án; Thi công hệ thống thoát nước.

Các hạng mục công trình chưa thực hiện đầu tư xây dựng gồm có hệ thống cơ sở hạ tầng chung toàn khu; Nhà tập và sân tập golf; Công trình Clubhouse; Cụm biệt thự nghỉ dưỡng và các công trình dịch vụ phụ trợ do chưa có kết quả thẩm định thiết kế cơ sở để lập thủ tục cấp giấy phép xây dựng.

Ngày 26/7/2023, CTCP Thiên An có văn bản số 47/TA-BC/2023 báo cáo tình hình thực hiện dự án, trong đó đã rà soát, đề xuất điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại Thông báo số 273/TB-UBND ngày 20/7/2023 và cam kết tiến độ hoàn thành toàn bộ dự án tháng 12/2025.

Được biết, hiện nay Sở Kế hoạch và Đầu tư đang tham mưu UBND tỉnh thực hiện điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra CTCP Thiên An đang trình Cục Quản lý hoạt động xây dựng - Bộ Xây dựng thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi để thống nhất phương án điều chỉnh tiến độ thực hiện dự án.

Đồng thời, Chánh Thanh tra Sở TN&MT đề nghị CTCP Thiên An sử dụng đất đúng diện tích, phạm vi ranh giới, đúng mục đích sử dụng đất; thực hiện kê khai và nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp và đẩy nhanh tiến độ đầu tư dự án sớm đưa đất vào sử dụng hiệu quả đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

THẾ GIỚI 24H: Điện Kremlin và Tổng thống Pháp lần đầu lên tiếng về vụ bắt giữ CEO Telegram

Hà Nội tạm dừng đấu giá 27 thửa đất tại quận Hà ĐôngLÀNG TỶ PHÚ VĂN MÔN Ở BẮC NINH CHÌM TRONG KHÓI BỤI, Ô NHIỄM, VÌ SAO KHÓ XỬ LÝ?

Tiến Dũng - Văn Giang/VOV.VN

https://vov.vn/kinh-te/lang-ty-phu-van-mon-o-bac-ninh-chim-trong-khoi-bui-o-nhiem-vi-sao-kho-xu-ly-post1116820.vov

VOV.VN - Ông Nguyễn Công Đoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Văn Môn (Yên Phong, Bắc Ninh) cho biết: "Thời gian vừa qua vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề tại xã Văn Môn luôn được các cấp, các ngành quan tâm, tháo gỡ nhưng vẫn chưa có chuyển biến rõ nét, do nạn đổ trộm chất thải công nghiệp ra môi trường vẫn diễn ra thường xuyên".

Sống trong ô nhiễm

Trước tình trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh ngày càng phức tạp, ảnh hưởng tới đời sống, sinh hoạt của nhân dân, UBND tỉnh Bắc Ninh đã chỉ đạo tập trung quyết liệt các giải pháp, đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện Đề án tổng thể xử lý môi trường làng nghề xã Văn Môn, giai đoạn 2022-2026.

Hiện, UBND xã Văn Môn cũng đang tích cực đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các hộ sản xuất kinh doanh tại địa phương chuyển đổi mô hình sản xuất hoặc di dời cơ sở vào trong cụm công nghiệp (CCN) làng nghề Mẫn Xá để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn gặp nhiều khó khăn, tình trạng ô nhiễm môi trường ở đây vẫn chưa được cải thiện.

Thôn Mẫn Xá có gần 300 cơ sở kinh doanh phế liệu, buôn bán, cô đúc nhôm. Sau nhiều năm vận động tuyên truyền, hiện, địa phương còn khoảng hơn 150 cơ sở cô đúc nhôm trong thôn (trong đó có 126 cơ sở đang hoạt động) và khoảng 100 cơ sở đã chuyển vào sản xuất tại CCN làng nghề Mẫn Xá. Qua nắm bắt, các cơ sở sản xuất tại địa phương đều đồng tình với chủ trương di dời để hạn chế ô nhiễm môi trường trong khu dân cư. Tuy nhiên, đến nay, việc chuyển hoạt động sản xuất vào CCN của các cơ sở trong thôn vẫn chưa có nhiều chuyển biến

Ông B.V.L ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho biết, cả xã Văn Môn có 5 thôn, tuy nhiên, chỉ thôn Mẫn Xá là có nghề tái chế. Thôn này ở giữa nên khói bụi, ô nhiễm cả xã phải hứng chịu. Rác thải được đổ vô tội vạ khắp nơi, ùn ứ thành những đống sừng sững như núi bủa vây quanh thôn.

“Đặc biệt trong ngày trời mưa thì cả làng bị mùi thum thủm, hôi thối do hóa chất nhôm bị hòa tan bủa vây. Ngày nắng, gió thổi bụi nhôm mù mịt khắp làng. Trên không trung, khói bụi từ các ống khói lò luyện nhả thẳng lên trời… Cả xã Văn Môn sống nơm nớp trong ô nhiễm. Trung bình mỗi ngày, các lò luyện xử lý, tái chế khoảng 30 tấn nhôm, thải ra khoảng 3 – 4 tấn xỉ thải. Những núi chất thải lưu cữu nhiều năm, ước tính vài trăm ngàn tấn. Dù vậy, vì kinh tế, nhiều người sẵn sàng đánh đổi, bào mòn sức khỏe, làm việc trong môi trường vô cùng độc hại” - ông L bức xúc nói.        

Vì sao khó xử lý?

Trao đổi với phóng viên Báo Điện tử VOV, ông Nguyễn Công Đoàn – Phó Chủ tịch UBND xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh cho biết, thời gian vừa qua vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề tại xã Văn Môn luôn được các cấp, các ngành quan tâm, tháo gỡ. Tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có chuyển biến rõ nét do vấn nạn đổ trộm chất thải công nghiệp vẫn còn diễn ra, nhiều đối tượng đã lạm dụng trời mưa, lúc đêm tối thiếu sự giám sát để đổ trộm chất thải ra môi trường, khiến công tác quản lý gặp nhiều khó khăn.

“Tính từ năm 2023 đến nay, UBND xã Văn Môn đã phối hợp kiểm tra, phát hiện 60 vụ việc vi phạm pháp luật về môi trường trên địa bàn, xử phạt 46 vụ với tổng số tiền xử phạt là gần 760 triệu đồng. Hiện tại, địa phương vẫn tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý song song với tăng cường vận động, tuyên truyền tới các hộ dân. Đồng thời xã hội hoá được 81 mắt camera an ninh nhằm góp nâng cao ý thức trong việc giám sát tình trạng đổ, đốt chất thải không đúng nơi quy định”- ông Đoàn nói.

Như Báo Điện tử VOV đưa tin trước đó, ngày 17/7, Công an huyện Hiệp Hòa (tỉnh Bắc Giang) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự "Gây ô nhiễm môi trường" xảy ra tại thôn Hương Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa).

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, cơ quan chức năng xác định, cuối năm 2023, Nguyễn Văn Đễ tập hợp được một lượng lớn chất thải rắn (thải ra từ quá trình luyện tái chế kim loại phế liệu ở xã Văn Môn, huyện Yên Phong) tại kho ở khu phố Đa Hội, phường Châu Khê, TP Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

Tuy nhiên, sau đó Đễ không tìm được cách xử lý số chất thải này nên nảy sinh ý định chôn lấp xuống đất. Sau mỗi lần chôn lấp chất thải thành công, đối tượng Đễ sẽ trả tiền công cho Nhật 12 triệu đồng.

Cũng theo Phó Chủ tịch UBND xã Văn Môn cho biết, Đối với công tác giải phóng mặt bằng dự án khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn làng nghề xã Văn Môn, huyện Yên Phong còn gặp nhiều khó khăn do còn một số hộ dân không nhận tiền đền bù. Đến nay, có 71/78 hộ nhận tiền.

“Bên cạnh đó, tỉ lệ di dời các cơ sở sản xuất, hộ gia đình cô đúc nhôm trong làng nghề ra cụm công nghiệp đạt thấp 86/240 cơ sở (còn 154 cơ sở trong làng), nguyên nhân là do giá thuê mặt bằng trong cụm công nghiệp cao so với mặt bằng chung của huyện. Giá thuê trung bình tại đây là 8-9 triệu đồng/m2, đặc biệt có lô đến 10 triệu đồng/m2”- ông Đoàn thông tin.

Liên tiếp xử phạt cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá. Năm 2021, UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành Quyết định Xử phạt VPHC trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại dự án CCN làng nghề Mẫn Xá, xã Văn Môn của Công ty cổ phần tập đoàn Hanaka với số tiền 275 triệu đồng (đã có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản tại dự án) yêu cầu Công ty dừng kinh doanh bất động sản khi chưa đủ điều kiện theo quy định.

Năm 2023, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành Quyết định số 2035/QĐ-XPHC xử phạt hành chính đối với Công ty cổ phần tập đoàn Hanaka đối với hành vi đưa công trình vào sử dụng, hoạt động khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy.

Nhiều năm trời sống chung với khói bụi và ô nhiễm, doanh nghiệp và người dân làng nghề Mẫn Xá hiểu rõ nhất mối nguy hiểm đối với sức khỏe như thế nào? Nên việc đưa ra các cơ chế phù hợp và đẩy nhanh tiến độ thực hiện các Dự án đầu tư xây dựng cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá; dự án thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn tồn đọng tại xã Văn Môn; dự án đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải rắn sinh hoạt và chất thải làng nghề xã Văn Môn cũng cần được tích cực triển khai để sớm có cơ sở khắc phục, xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay tại địa phương.

 

NHIỀU CÁN BỘ BỊ KHỞI TỐ VÌ SAI PHẠM KHI TRIỂN KHAI DỰ ÁN 4.000 TỶ ĐỒNG

Anh Tâm/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/nhieu-can-bo-bi-khoi-to-vi-sai-pham-khi-trien-khai-du-an-4000-ty-dong-post1494142.html

 

Liên quan đến quá trình thực hiện hợp phần bồi thường giải phóng mặt bằng hồ chứa nước Cánh Tạng (huyện Lạc Sơn, Hòa Bình), cơ quan công an khởi tố hàng loạt đối tượng.

Ngày 26/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Hòa Bình) khởi tố nhiều bị can với cáo buộc để xảy ra sai phạm trong quá trình thực hiện hợp phần bồi thường giải phóng mặt bằng hồ chứa nước Cánh Tạng.

Cụ thể, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã khởi tố bị can đối với: Bùi Văn Việt, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Sơn; Bùi Văn Nam, công chức địa chính xã Văn Nghĩa và Bùi Văn Thơ, Chủ tịch UBND xã Mỹ Thành (huyện Lạc Sơn) về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Bị can Bùi Văn Việt, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Lạc Sơn

Với tội danh "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", Cơ quan Cảnh sát điều tra khởi tố bị can với các đối tượng: Bùi Văn Dửn, Bí thư chi bộ xóm Sào; Bùi Văn Sửm, Trưởng xóm Sào (xã Văn Nghĩa, Lạc Sơn).

Hiện, cơ quan chức năng tiếp tục điều tra và xử lý theo quy định.

Theo UBND tỉnh Hòa Bình, dự án hồ chứa nước Cánh Tạng tại huyện Lạc Sơn có tổng mức đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ tháng 4/2017 và dự kiến hoàn thành trong quý II năm 2022.

Mới đây, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt tăng tổng mức đầu tư, gia hạn hoàn thành đến năm 2026 nhằm phù hợp với điều kiện triển khai thực tế.

 

MUA 4 SỔ ĐỎ GIẢ TRÊN MẠNG, MANG THẾ CHẤP CHIẾM ĐOẠT 1,35 TỶ ĐỒNG

Trần Hoàn/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/mua-4-so-do-gia-tren-mang-mang-the-chap-chiem-doat-1-35-ty-dong-post1494139.html

Lên mạng mua 4 sổ đỏ giả đem thế chấp tại 3 tiệm cầm đồ để chiếm đoạt 1,35 tỷ đồng rồi bỏ trốn, Phan Văn Thành bị Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Gia Lai) bắt giữ.

Ngày 26/8, thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra đã bắt giữ đối tượng truy nã Phan Văn Thành (SN 1970, trú tại Tổ 13, phường Diên Hồng, TP Pleiku) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức".

Theo kết quả điều tra, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2016 đến tháng 2/2017, thông qua mạng Internet, Thành đã đặt làm giả 4 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên Phan Văn Thành cho 4 thửa đất tại phường Chi Lăng, TP Pleiku.

Sau khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả, Thành đã thế chấp tại 3 tiệm cầm đồ ở TP Pleiku để vay tổng số tiền 1,35 tỷ đồng. Lấy được tiền, Phan Văn Thành đã bỏ trốn khỏi địa phương.

Vào cuộc xác minh, tháng 3/2018, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và quyết định truy nã đối với Phan Văn Thành về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Sử dụng con dấu, tài liệu giả của cơ quan, tổ chức”.

Bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 25/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Công an tỉnh Gia Lai) phát hiện đối tượng Phan Văn Thành đang lẩn trốn tại phường Hiệp Thành (quận 12, TP.HCM), nên tiến hành bắt giữ và di lý về Công an tỉnh Gia Lai để xử lý theo quy định.

 

 

No comments:

Post a Comment