Thursday, August 15, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 15 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Tàu chiến Montréal của Hải quân Canada sắp thăm Việt Nam

Một nhà phân tích tình báo Quân đội Mỹ nhận tội bán bí mật quân sự cho Trung Quốc

Trump tấn công chính sách, tính cách của Harris; các đồng minh đề nghị thay đổi thông điệp

LHQ đề nghị Việt Nam, Thái Lan giải trình về việc hai nước hợp tác dẫn độ người Thượng tị nạn

Chính sách đối ngoại của Việt Nam sẽ thế nào dưới thời ông Tô Lâm?

 LHQ đề nghị Việt Nam, Thái Lan giải trình về việc hai nước hợp tác dẫn độ người Thượng tị nạn

Tài xế Canada bị khởi tố vì chở lậu 10 người Việt Nam vào Mỹ bằng xe đầu kéo container

Làn sóng di dân Trung Quốc đổ sang Nhật ngày càng đông

Tòa án Thái Lan bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin vì ‘trắng trợn’ vi phạm đạo đức

 Tòa án Thái Lan bãi nhiệm Thủ tướng Srettha Thavisin vì ‘trắng trợn’ vi phạm đạo đức

Phi đạn mới nhất của Hải quân Mỹ có thể xóa lợi thế của Trung Quốc ở Biển Đông

Ngoại giao quốc phòng trước chuyến thăm Trung Quốc của TBT – CTN Tô Lâm

RFA

TBT, Chủ tịch Tô Lâm chỉ thị xử lý dứt điểm các tổ chức, đảng viên dính líu tham nhũng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư ĐCSVN khai trừ một loạt lãnh đạo, nguyên lãnh đạo

Ban Chỉ đạo Trung ương Phòng/Chống Tham nhũng nêu số liệu lãnh đạo trung ương bị kỷ luật

Bộ Công an, Ban Nội chính Việt Nam thông tin mới về các đại án tham nhũng

Đài Loan khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với clinker, xi măng Việt Nam

Youtuber Nguyễn Chí Tuyến bị tuyên 5 năm tù vì các video chống tham nhũng

Trung Quốc muốn bán tàu ngầm cho Thái Lan, Indonesia; còn Việt Nam?

Tương lai Việt Nam tại Đại hội 14 sẽ được định hướng về đâu theo hứa hẹn của TBT- Chủ tịch nước Tô Lâm?

Khách du lịch quốc tế bấn loạn khi mưa ngập phố cổ Hà Nội

Hoa Kỳ tiếp tục áp thuế chống bán phá giá với tháp gió Việt Nam

VSEC: tấn công mã hóa dữ liệu tống tiền tăng

TT dạy nghề lái xe Sài Gòn cấp chứng chỉ nghề cho gần 40.000 học viên trái quy định

HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến

Tân TBT Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản 'dở dang' của người tiền nhiệm thế nào? (Phần bốn)

Tân TBT Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản 'dở dang' của người tiền nhiệm thế nào? (Phần ba)

Tân TBT Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản 'dở dang' của người tiền nhiệm thế nào? (Phần hai)

Tân Tổng bí thư Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản 'dở dang' của người tiền nhiệm thế nào? (Phần một)

Việt Nam và Trung Quốc xem xét kết quả phối hợp kiểm soát, quản lý biên giới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị ĐCSVN

BBC

Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đi Trung Quốc: lá phiếu tín nhiệm từ Tập Cận Bình?

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến bị tuyên 5 năm tù

Tên lửa mới của Mỹ có thể thay đổi cán cân ở Biển Đông

Thị trưởng Philippines bị nghi gián điệp Trung Quốc: lỗ hổng nào trong hàng rào an ninh?

Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nói chống tham nhũng phải 'phục vụ kinh tế'

Ông Đỗ Mười được đặt tên đường tại TP HCM dù có di sản gây tranh cãi đối với miền Nam

Bản đồ Ukraine trong cuộc chiến với Nga

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị kỷ luật vì liên quan dự án Đại Ninh, tiếp theo là gì?

Thượng tọa Thích Chân Quang: bằng cấp ba, bằng tiến sĩ và vấn đề pháp lý

Ukraine tấn công Nga: 5 câu hỏi quan trọng

Hàng tỷ đô la và euro tiền mặt chảy vào Nga bất chấp lệnh trừng phạt

Lại Ngứa Chân: hành trình khám phá 195 nước trên thế giới

Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 'sắp đi thăm Trung Quốc'

Biển Đông: Trung Quốc áp dụng 'chia để trị', Việt Nam và Philippines nên làm gì?

Việt Nam: Cạnh tranh nội bộ khiến lãnh đạo lơ là trước các thách thức của đất nước?

Việt Nam và Philippines hoàn thành diễn tập chung đầu tiên trên Biển Đông

Cựu Thủ tướng Hun Sen bác bỏ chuyện xa Việt Nam, thân Trung Quốc vì Phù Nam Techo

Trung Quốc sắp khai thác mỏ khí đốt 'siêu cạn ở vùng nước siêu sâu' trên Biển Đông

Người Mỹ gốc Việt: Có muốn về sống ở Việt Nam, thích Cộng hòa hay Dân chủ?

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị đề nghị kỷ luật liên quan siêu dự án Đại Ninh

Tướng công an Vũ Hồng Văn làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Việt Nam có đánh mất cơ hội trong chiến lược ‘Trung Quốc + 1’ do bất ổn chính trị?

Việt Nam và Philippines lần đầu huấn luyện chung trên biển, Trung Quốc phản ứng thế nào?

VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

RFI

Kursk: Ukraina tuyên bố lập "vùng đệm" để bảo vệ cư dân biên giới

Đức phong tỏa một căn cứ quân sự nghi bị phá hoại

Tổng thống Hàn Quốc đề xuất lập kênh đối thoại với Bắc Triều Tiên

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Putin chọn một người thân cận giám sát chiến dịch "chống khủng bố" ở Kursk

Đậu mùa khỉ: Tổ chức Y tế Thế giới ban hành mức báo động toàn cầu cao nhất

NASA vẫn tin tưởng vào Boeing dù tàu vũ trụ Starliner liên tục gặp sự cố

Thái Lan : Thủ tướng Srettha Thavisin bị bãi chức vì vi phạm quy tắc đạo đức

Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí cho Israel bất chấp phản đối của các tổ chức nhân quyền

Ukraina tiếp tục đà tiến quân, Nga ban bố tình trạng khẩn cấp ở Belgorod

Olympic Paris 2024 : Nước Pháp dùng thể thao để tôn vinh văn hóa - nghệ thuật và lịch sử

Những tình nguyện viên thầm lặng góp sức vào thành công của Thế Vận Hội Paris 2024

 Châu Âu khó cưỡng lại được làn sóng ô tô điện Trung Quốc

Ukraina sơ tán người dân vùng biên với Nga

Vụ phá hoại Nord Stream: Đức đã phát lệnh bắt giữ một người Ukraina

Nhật Bản : Thủ tướng Fumio Kishida thông báo tháng 9 từ chức

Hàn Quốc : Nắng nóng kỷ lục làm hơn hai chục người chết

Tấn công vào Kursk : Dân Nga nếm mùi loạn lạc, người Ukraina lên tinh thần

Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn vì virus đậu mùa khỉ ở châu Phi

 (AFP) - Pháp: Bộ trưởng Nội Vụ cảnh báo nguy cơ khủng bố ngày 15/08. Bộ trưởng Nội Vụ từ nhiệm của Pháp Gérald Darmanin hôm qua, 13/08/2024, đã kêu gọi các tỉnh trưởng và lực lượng an ninh phải “cảnh giác cao độ” nhất là đối với các cuộc biểu tình và các cơ sở tôn giáo vào dịp lễ Đức Mẹ Lên Trời (Assomption). Ông nhấn mạnh mối đe dọa khủng bố vẫn ở mức rất cao đối với nước Pháp, vào lúc sắp diễn ra Thế Vận Hội cho người khuyết tật (Paralympic) từ 28/08 đến 11/09, trong bối cảnh có nhiều căng thẳng trên thế giới, đặc biệt ở vùng Trung Đông.

(AFP) - Pháp : Hai chiến đấu cơ Rafale bị tai nạn. Vụ tai nạn xảy ra ngày 14/08/2024 tại khu vực Clombey-les-Belles ở tỉnh Meurthe-et-Moselle, miền đông Pháp. Hai phi công vẫn đang được tìm kiếm. Cảnh sát tỉnh chưa xác nhận thông tin và nguyên nhân tai nạn vẫn chưa được làm rõ.

(HRW) - Human Rights Watch kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến. Ông Tuyến bị công an Hà Nội bắt giữ ngày 29/02/2024 vì đã chỉ trích chính quyền trên các mạng xã hội. Theo dự kiến, ông bị đem ra xử ngày mai 15/08, và nếu bị buộc tội có thể lãnh án tù lên tới 12 năm. Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch, trong thông cáo đề ngày 13/08, kêu gọi Việt Nam hủy bỏ mọi cáo buộc và trả tự do cho ông Nguyễn Chí Tuyến, đồng thời “ngưng bỏ tù những người chỉ trích ôn hòa và ngưng vi phạm một cách có hệ thống các quyền cơ bản của người dân”.

(Philstar) - Trung Quốc tăng gần gấp 3 số tàu quân sự hoạt động ở Biển Đông. Thông tin được người phát ngôn Hải Quân Philippines Roy Vincent Trinidad cung cấp và được trang Philstar trích dẫn ngày 14/08/2024. Cụ thể, Philippines phát hiện 9 tàu của Hải Quân Trung Quốc hoạt động ở Biển Tây Philippines (Biển Đông) trong ba ngày gần đây, gần các khu vực Bãi Sa Bin (Sabina), Thị Tứ (Pagasa), Bãi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal), đảo Bến Lạc (West York island), đảo Bình Nguyên (Flat)… Số lượng tàu dân quân biển Trung Quốc lại giảm, từ 106 tàu trong khoảng 30/07-05/08 xuống còn 68 từ ngày 06-12/08.

(AFP) - Anh : Cảnh sát bắt hơn 1.000 người sau loạt bạo động. Theo thông tin trên mạng X ngày 13/08/2024 của Hội đồng lãnh đạo cảnh sát quốc gia, 575 người đã bị truy tố, các phiên xử sẽ nối tiếp nhau. Trong số những người bị đưa ra xét xử hôm 13/08 có một thiếu nữ 13 tuổi, bị cáo buộc đã có những lời đe dọa trước một trung tâm tiếp nhận người xin tị nạn ở Aldershot (miền nam). Các vụ bạo động trong thời gian vừa qua tại Anh Quốc được đánh giá là nghiêm trọng nhất kể từ năm 2011 sau những tin đồn về kẻ sát hại 3 bé gái là một người xin tị nạn theo đạo Hồi.

(AFP) - Một quân nhân Mỹ bị kết tội cung cấp thông tin cho Trung Quốc. Korbein Schultz, làm việc cho tình báo Mỹ và có quyền truy cập bí mật quốc gia, đã bị bắt tại căn cứ Fort Campbell vào tháng 03/2024. Trong thông cáo ngày 13/08, bộ Tư Pháp Mỹ cho biết quân nhân này bị cáo buộc tiết lộ thông tin liên quan đến quốc phòng, khai thác dữ liệu mật mà không được phép, hối lộ một nhân viên khác. Korbein Schultz đã gửi vài chục tài liệu mật của quân đội Mỹ cho một người ở Hồng Kông, được cho là có liên quan đến chính phủ Trung Quốc, và nhận được 42.000 đô la. Phiên tòa được tổ chức ngày 23/01/2025. 

(AFP) - Miến Điện: Quân đội bác tin đồn đảo chính. Quân đội Miến Điện hôm nay, 14/08/2024, đã bác bỏ những tin đồn cho rằng lãnh đạo tập đoàn quân sự đã bị bắt sau một cuộc đảo chính mới. Tướng Min Aung Hlaing từ nhiều tuần qua đã bị chỉ trích công khai vì những thất bại liên tiếp của tập đoàn quân sự trước các cuộc tấn công của các lực lượng sắc tộc thiểu số nổi dậy chống chính quyền kể từ cuộc đảo chính năm 2021. Hôm qua, trên các mạng xã hội đã rộ lên tin đồn cho rằng các tướng lãnh Miến Điện đã bắt giữ ông Min Aung Hlaing tại thủ đô Naypyidaw và đưa người khác lên lãnh đạo tập đoàn quân sự. Trong thông cáo, quân đội Miến Điện cho rằng tin đồn nói trên là tuyên truyền của những “ kẻ phản bội” tung ra trước khi ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đến Miến Điện hôm nay để hội đàm với tướng Min Aung Hlaing.

(AFP) - Bị điều tra về tội sát nhân, thủ tướng Bangladesh bị lật đổ đòi điều tra về các cuộc biểu tình. Một tòa án ở Dacca đã yêu cầu điều tra về cựu thủ tướng Sheikh Hasina, buộc phải từ chức ngày 05/08 và trốn sang Ấn Độ bằng trực thăng, về cái chết của một người bị cảnh sát bắn hạ ngày 19/07 khi đàn áp những người biểu tình chống chính quyền. Cùng bị điều tra với cựu thủ tướng Hasina, còn có 6 lãnh đạo trong chính quyền của bà. Đáp lại yêu cầu điều tra đó, bà Hasina hôm qua, 13/08/2024, đã yêu cầu điều tra về những cuộc biểu tình dẫn đến việc lật đổ bà. Cựu thủ tướng Bangladesh còn kêu gọi những người ủng hộ bà xuống đường vào ngày mai. 

(NHK) - Mùa du lịch hè của Nhật Bản bị tác động vì cảnh báo động đất lớn. Ngày 12/08/2024, nhiều công ty hoạt động trong ngành du lịch cho biết vài nghìn phòng khách sạn đã bị hủy đặt chỗ do sợ « megaseisme » trong khi mùa du lịch Obon được coi là dịp bận rộn nhất cho ngành du lịch. Tại vùng Kochi, bị coi là nằm trong vùng nguy hiểm nhất, số lượt đặt phòng bị hủy từ ngày 09-18/08 đã khiến thất thu khoảng 868.500 euro. Ngày 08/08, cơ quan khí tượng Nhật Bản thông báo một trận động đất 7,1° Richter ở ngoài khơi tỉnh Miyazaki và có nguy xảy ra một trận động đất lớn. Tuy nhiên, kể từ đó, chính quyền chưa phát hiện bất kỳ thay đổi bất thường nào ở rãnh Nankai.

(AFP) - Chuyên gia Liên Hiệp Quốc chỉ trích bầu cử tổng thống Venezuela. Hôm qua, 13/08/2024, các chuyên gia Liên Hiệp Quốc, được phái đến Venezuela để theo dõi cuộc bầu cử tổng thống ngày 28/07, đã ra một báo cáo đánh giá rằng “các biện pháp cơ bản để bảo sự minh bạch và trung thực cho một cuộc bầu cử đáng tin cậy” đã không được tôn trọng. Hội đồng Bầu cử Quốc gia vào đầu tháng 8 đã chứng nhận tổng thống mãn nhiệm Nicolas Maduro tái đắc cử, nhưng không công bố kết quả kiểm phiếu cụ thể cũng như các biên bản của những phòng phiếu. Phe đối lập thì khẳng định ứng cử viên của họ, ông Edmundo Gonzalez đã giành chiến thắng với 67% số phiếu. Nhiều cuộc biểu tình phản đối việc ông Maduro tác đắc cử đã nổ ra, với hậu quả là 25 người chết, 192 người bị thương và 2.400 người bị bắt giữ, theo các số liệu chính thức.

(AFP) - New Zealand : Một tổ chức từ thiện phát kẹo chứa methamphetamine. Ngày 14/08/2024, cảnh sát cho biết đã phát hiện nhiều thùng kẹo dứa có hàm lượng methamphetamine có thể gây chết người vì một người cảm thấy khó ở sau khi ăn kẹo này. Khoảng 400 người đã được phát kẹo này và có hai trẻ em, một thành viên của hội Auckland City Mission chống nghèo đói đã phải nhập viện. Cảnh sát đã mở điều tra và nghi ngờ là những kẻ buôn ma túy đã bọc methamphetamine với kẹo có mác Rinda và tránh được kiểm tra.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ NĂM, NGÀY 15 THÁNG 8 NĂM 2024

 

1/ KÊU GỌI VN TRẢ TỰ DO CHO ÔNG NGUYỄN CHÍ TUYẾN

Vào hôm qua 14/8, tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã lên tiếng kêu gọi bạo quyền Việt Nam lập tức hủy bỏ mọi cáo buộc và phóng thích nhà đấu tranh Nguyễn Chí Tuyến.

Tổ chức này đưa ra lời kêu gọi trên chỉ một ngày trước khi diễn ra phiên tòa xét xử ông Tuyến tại Hà Nội vào hôm nay 15/8. Bà Patricia Gossman, phó giám đốc chi nhánh Á châu, nhấn mạnh trong thông cáo là bạo quyền VN nhắm vào ông Nguyễn Chí Tuyến vì ông đã bày tỏ quan điểm trái ý họ. Bà cho biết thêm là VN phải chấm dứt việc bỏ tù những người bất đồng chính kiến và sửa đổi các điều luật hà khắc.

Theo bà Gossman thì bạo quyền Việt Nam sẽ vẫn bị kẹt trong thế đàn áp nếu cứ tiếp tục bắt giữ những người bất đồng chính kiến như ông Nguyễn Chí Tuyến. Bà kêu gọi các công ty quốc tế không nên có bất cứ ảo tưởng nào khi giao dịch với bạo quyền Hà Nội.

Công an đã bắt giam ông Nguyễn Chí Tuyến vào ngày 29/2 ở Hà Nội với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”.

Ông Nguyễn Chí Tuyến 50 tuổi, còn được gọi là Anh Chí, là một nhà đấu tranh cho nhân quyền. Ông đã xử dụng các trang mạng để bình luận về các vấn đề xã hội và chính trị. Trang mạng có tên là Anh Chí Râu Đen đã đăng hơn 1600 video và có 98 ngàn người theo dõi.

2/ TÀI XẾ CANADA BỊ BẮT VÌ CHỞ LẬU 10 NGƯỜI VIỆT VÀO MỸ

Một tài xế xe tải người Canada đã bị truy tố tại một tòa án của Mỹ vào hôm thứ Sáu 9/8 với cáo buộc nhập lậu vào Mỹ 10 công dân Việt Nam trong thùng container.

Ông Husain Al Kawwaz, một công dân Canada, khi bị thẩm vấn đã khai là ông ấy sẽ được trả 5 ngàn Mỹ kim cho chuyến nhập lậu 10 người Việt này vào ngày 7/8. Nội vụ bị phát giác tại thành phố Detroit. Tuy nhiên hồ sơ của tòa án không tiết lộ tình trạng của 10 người Việt hiện nay ra sao.

Nhà chức trách Mỹ đề nghị trừng phạt ông Al Kawwaz về hành vi vận chuyển lậu người nước ngoài để thu lợi tài chính cho cá nhân.

Sau khi ra hầu tòa lần thứ nhất vào hôm 9/8, Al Kawwaz bị xác định là phải bị tạm giam. Bản lời khai cho thấy Al Kawwaz 34 tuổi, người gốc Iraq, đã nộp giấy tờ để nhập cảnh vào Mỹ và đi đến kho hàng Fort Street ở Detroit vào đêm 7/8. Đến nửa đêm, các nhân viên an ninh phát giác có 10 người trốn trong bãi đỗ xe của khu vực kiểm tra xe.

Ban đầu do bất đồng ngôn ngữ, các viên chức Mỹ không thể hỏi đáp với họ về cách thức họ đến Mỹ. Theo hồ sơ tòa án, passport của họ không có visa của Mỹ hoặc các giấy tờ khác cho phép họ nhập cảnh vào Mỹ.

Khi bị thẩm vấn, Al Kawwaz xác nhận đây là lần đầu tiên ông ấy đưa lậu người vào Mỹ. Trước đó một tuần, có người đã tiếp xúc với ông ta tại một bến xe tải ở Windsor thuộc Canada, và lôi kéo vào việc vận chuyển lậu người với giá 5 ngàn Mỹ kim.

3/ UKRAINE TIẾP TỤC TIẾN QUÂN, NGA BAN BỐ TÌNH TRẠNG KHẨN CẤP

Quân đội Ukraine vào hôm qua 14/8 đã tiếp tục đà tiến trên lãnh thổ Nga, nơi mà họ khẳng định đã chiếm được 74 địa phương ở vùng Kursk, đồng thời oanh kích dồn dập vào vùng Belgorod sát bên, khiến cho vùng này đã ban hành tình trạng khẩn cấp.

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết đang diễn ra các trận giao tranh khó khăn và ác liệt tại vùng Kursk giáp biên giới Nga và Ukraine, nơi quân đội Ukraine đã xâm nhập từ ngày 6/8 mà quân Nga bị bất ngờ. Tổng thống Zelensky cũng khẳng định là hàng trăm lính Nga đã bị bắt làm tù binh. 

Trong khi đó quân đội Nga tuyên bố đã ngăn chận được các cuộc tấn công mới của quân Ukraine ở vùng Kursk và thông báo đã gởi quân tiếp viện đến đây. Đây là vụ đột kích lớn nhất của một quân đội nước ngoài vào lãnh thổ Nga kể từ sau Thế chiến Thứ hai. 

Về việc đáp lại những vụ đột nhập của quân Ukraine, tổng thống Nga đã khẳng định vào hôm thứ 2 là nhiệm vụ chính yếu phải do bộ quốc phòng đảm trách. Nhưng bộ này phải hợp tác với cơ quan mật vụ FSB, cơ quan phụ trách an ninh nội địa và cũng quản lý luôn cả hải quan và lực lượng vệ binh quốc gia.

Các vùng biên giới bị Ukraine tấn công đã được đặt dưới chế độ đặc biệt chống khủng bố. Thế nhưng theo luật pháp của Nga, chỉ huy các chiến dịch trong khuôn khổ chế độ này là trách nhiệm của ủy ban chống khủng bố, cơ quan thuộc quyền lãnh đạo của Alexander Bortnikov, một nhân vật thân tín của Tổng thống Vladimir Putin và cũng là giám đốc của cơ quan FSB.

Cũng theo luật pháp của Nga, quân đội chỉ được tham gia các chiến dịch chống khủng bố nếu có quyết định của giới lãnh đạo FSB. Cho nên một số người cho rằng Tổng tham mưu trưởng Valery Gerasimov không thể kiểm soát được các chiến dịch được tiến hành nhằm đánh bật quân Ukraine ra khỏi lãnh thổ Nga.

Tình hình rối rắm này phản ánh cuộc đấu đá tranh giành quyền lực giữa những người thân cận với Tổng thống Vladimir Putin.

4/ THỦ TƯỚNG THÁI LAN BỊ CÁCH CHỨC VÌ VI PHẠM ĐẠO ĐỨC

Vào hôm qua 14/8, tòa Bảo hiến Thái Lan đã chấm dứt chức vụ của Thủ tướng Srettha Thavisin với 5 phiếu thuận, 4 phiếu chống. Ông Srettha bị cáo buộc đã vi phạm quy tắc đạo đức được nêu trong hiến pháp vì đã bổ nhiệm một luật sư bị kết án tù năm 2008 làm bộ trưởng.

Phán quyết mới của tòa án đã mở ra một thời kỳ bất ổn mới tại Thái Lan. Trong phán quyết,  Thủ tướng Srettha bị cáo buộc là không trung thực khi bổ nhiệm vị bộ trưởng đó. Lý do là vì ông đã biết là luật sư Pichit Chuenban đã bị kết án 6 tháng tù vào năm 2008 với cáo buộc tham nhũng.

Cần nói thêm luật sư Pichit có liên quan đến gia đình cựu thủ tướng Thaksin, đối lập với tập đoàn quân sự và phe bảo hoàng.

Ông Pichit đã từ chức để cứu Thủ tướng Srettha. Tuy nhiên nhóm 40 thượng nghị sĩ do tập đoàn quân sự cầm quyền trước đây đã đệ đơn kiện lên tòa Bảo hiến. Lên nắm ghế thủ tướng  chưa được một năm, ông Srettha là thủ tướng thứ ba của đảng Pheu Thai bị tòa Bảo hiến bãi chức. Phán quyết của tòa cũng có hiệu lực với toàn bộ nội các hiện nay.

Quốc hội Thái Lan sẽ phải họp để chọn thủ tướng mới. Chính trường Thái Lan lại rơi vào bất ổn. Phán quyết của tòa Bảo hiến còn cho thấy những chia rẽ cố hữu trong chính trường Thái Lan giữa phe bảo thủ và các đảng cấp tiến, như đảng Pheu Thai và đối thủ mới là đảng Move Forward.

Tuy nhiên vào ngày 8/8, đảng Move Forward cũng bị tòa Bảo hiến giải thể vì đề nghị cải cách luật khi quân. Một ngày sau phán quyết của tòa, ban lãnh đạo đảng thông báo thành lập đảng Nhân Dân.

 

VNThoibao

 

VNTB – Tín dụng chính sách xã hội góp phần ngăn chặn tệ cho vay nặng lãi?

VNTB – Công an và quân đội tính chia chác tiền đăng kiểm

VNTB – Thể Thao Việt Nam: Thắng nổ thua chê

VNTB – Chuyện đông chuyện tây: Thêm dầu vào lửa

VNTB – Việt Nam gia tăng giam giữ và lưu đày những người chỉ trích chính phủ

VNTB – Cuối cùng ông Trump sẽ cùng bà Harris sẽ có cuộc tranh luận

VNTB – Tổ chức Theo dõi Nhân quyền yêu cầu trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến

VNTB – Thích Chân Quang dùng bằng bổ túc trung học giả?

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

15/08/2021: Kabul rơi vào tay Taliban sau khi Mỹ rút quân

Thế giới hôm nay: 15/08/2024

Ai có thể quản lý Gaza?

 

Báo Tiếng Dân

 

Ta phải vô địch, ngay cả thua cũng ‘vô địch’13/08/2024

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 12/08/2024

Lê Xuân Nghĩa - Cập nhật về Mặt trận Kursk

Nguyễn Đình Bổn - Mức độ chịu nhục của một nguyên thủ quốc gia là bao lâu?

Lê Xuân Nghĩa - Matxcơva cố gắng điều quân đến giải cứu Kursk

Võ Hồng Ly - Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến sắp ra tòa

Mai Bá Kiếm - Lá thư đô thị…phi !

Hoàng Nguyên Vũ - Nếu « quốc trung hiền sĩ » hoàn tục…

Đặng Tuấn Trung - Hãy cẩn trọng, người anh em Ukraina 

Lưu Trọng Văn - Thực tiễn, thực tiễn, thực tiễn

Tạ Duy Anh - Giấu đầu hở đuôi

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 14.08.2024

Mai Quốc Ấn - Quyền lực chỉ là tạm bợ

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Ngoại giao cây tre có phải đặc sản của Việt Nam? 15/08/2024

Khu thương mại tự do Đà Nẵng: còn rất nhiều việc phải làm 15/08/2024

Tổng thống Zelenskyy: Ukraine đang tiến sâu hơn vào Nga 15/08/2024

Biển Đông: Trung Quốc áp dụng “chia để trị”, Việt Nam và Philippines nên làm gì? 14/08/2024

Bạn vàng “ho” nhẹ, ý gì đây? 14/08/2024

Trung Quốc lo sợ dư luận về vụ trộm 4000 xác người 14/08/2024

Bác Cương tài quá! 14/08/2024

Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc 13/08/2024

Vài suy nghĩ về chiến dịch Kursk 13/08/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 


CÔNG AN, QUÂN ĐỘI SẴN SÀNG CHI VIỆN TRƯỚC NGUY CƠ "VỠ TRẬN" ĐĂNG KIỂM

https://www.anninhthudo.vn/cong-an-quan-doi-san-sang-chi-vien-truoc-nguy-co-vo-tran-dang-kiem-post585985.antd

ANTD.VN - Theo dự báo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, từ quý IV-2024, tại một số đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, có nguy cơ ùn tắc, thậm chí có thể dẫn đến "vỡ trận" đăng kiểm do nhiều trung tâm phải đóng cửa, không đủ điều kiện vận hành.

Nhiều địa phương không còn trung tâm đăng kiểm nào

Tại hội nghị bàn các giải pháp hỗ trợ địa phương trong trường hợp xảy ra ùn tắc kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ vào chiều 13/8, theo báo cáo của Cục Đăng kiểm Việt Nam, cả nước hiện có 276 trên tổng số 297 trung tâm đăng kiểm đang hoạt động với 455/550 dây chuyền kiểm định, công suất kiểm định tối thiểu hơn 600.000 ôtô/tháng.

Với số lượng các đơn vị đăng kiểm và các dây chuyền kiểm định nêu trên được vận hành, hoạt động bình thường, phía Cục Đăng kiểm đánh giá sẽ hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu kiểm định của người dân và doanh nghiệp trên phạm vi toàn quốc trong năm 2024 (nhu cầu kiểm định trên cả nước tháng cao nhất cũng chỉ hơn 500.000 xe).

Tuy nhiên, trong các tháng tới đây, khi các vụ án liên quan đến lĩnh vực đăng kiểm tại các địa phương được đưa ra xét xử sẽ có tác động rất lớn đến hoạt động kiểm định (theo số liệu thống kê cho thấy đã có 42 địa phương với 112 trung tâm đăng kiểm đã có các đăng kiểm viên bị khởi tố) dẫn đến bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên, khiến cho 91 trung tâm đăng kiểm tại 32 địa phương phải dừng hoạt động; trung tâm đăng kiểm có từ 2 đăng kiểm viên trở lên bị thu hồi chứng chỉ đăng kiểm viên trong thời gian 12 tháng liên tục sẽ tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới trong thời gian 3 tháng.

“Với lượng phương tiện đến kiểm định gia tăng và việc các cơ quan tố tụng đưa vụ việc ra xét xử trong thời gian tới đây, 36 địa phương có nguy cơ bị ùn tắc phương tiện đến kiểm định. Đặc biệt, sẽ có những địa phương không còn trung tâm đăng kiểm để hoạt động như Bắc Kạn và Thái Bình”, báo cáo của Cục Đăng kiểm nêu.

Theo ông Nguyễn Văn Phương, Trưởng phòng Kiểm định chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam), hiện nay, có hơn 900 đăng kiểm viên bị khởi tố. Trong năm 2023 và 2024, Cục đã cấp mới cho 437 đăng kiểm viên, cấp lại cho 360 đăng kiểm viên, bổ sung trong năm 2024 là 141 đăng kiểm viên.

Ông Phương cũng dự báo, tháng 10/2024, có thể hàng loạt trung tâm đăng kiểm phải đóng cửa do bị đình chỉ hoạt động khi các bản án của Tòa án có hiệu lực.

Năng lực kiểm định phương tiện tại Hà Nội, TP.HCM chỉ còn khoảng 6.000 phương tiện/tháng, cách rất xa so với nhu cầu.

“Tình trạng ùn tắc đăng kiểm chắc chắn sẽ xảy ra nếu không cải thiện được năng lực kiểm định phương tiện, thậm chí ùn tắc nghiêm trọng hơn đầu năm 2023 vì lúc đó sẽ còn rất ít trung tâm đăng kiểm đủ điều kiện hoạt động”, ông Phương dự báo.

Hà Nội- TP.HCM nguy cơ "vỡ trận" vì thiếu người

Ông Bùi Hòa An, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, thành phố có 18/19 trung tâm đăng kiểm hoạt động với 152/197 dây chuyền. Tổng số đăng kiểm viên ở 13 trung tâm đăng kiểm đang xét xử có 97 người.

Nếu theo quy định hiện hành thì tất cả các trung tâm đăng kiểm trên địa bàn TP.HCM sẽ phải đóng cửa ít nhất 3 tháng khi bản án của Tòa có hiệu lực vào tới đây.

Ông Đào Việt Long, Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội thông tin, thành phố có 29 trung tâm đăng kiểm, hoạt động với 53 dây chuyền, hiện đang đáp ứng hơn 76.000 xe/tháng.

Tổng số có 226 đăng kiểm viên, trong đó 122 người bị khởi tố và đang tại ngoại.

“Nếu không sớm sửa Nghị định, Hà Nội sẽ chỉ còn 2 trung tâm đăng kiểm hoạt động. Dự báo tháng 12/2024 có 82.000 xe đăng kiểm, tháng 1/2025 hơn 72.000 ôtô đăng kiểm. Nếu không có sự hỗ trợ thêm lực lượng quân đội và công an thì Hà Nội chắc chắn sẽ vỡ trận”, ông Long nói.

Cục Đăng kiểm Việt Nam đang hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi, tổ chức lại hoạt động của trung tâm đăng kiểm và đề nghị hỗ trợ nhân lực từ Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Theo đại diện Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), nếu Nghị định mới được ban hành thì 90% vướng mắc sẽ được giải quyết.

Khi xảy ra ùn tắc, giải pháp đưa ứng dụng công nghệ vào hoạt động để trung tâm đăng kiểm và chủ xe chủ động trong sắp xếp lịch, giảm lượng chờ đợi ở các trung tâm đăng kiểm. Thời gian tới việc duy trì ứng dụng cho việc xếp lịch nên duy trì và có thể đưa vào quy định bắt buộc, tránh trường hợp có trạm tiếp nhận có trạm không.

Đại tá Nguyễn Năng Thắng, Phó Cục trưởng Cục Xe máy (Bộ Quốc phòng) cho biết ngày 6/8, Bộ Quốc phòng đã phê duyệt kế hoạch hỗ trợ kiểm định xe cơ giới dân sự, sẵn sàng điều động 60 đồng chí đợt 1. Ngoài hỗ trợ nhân sự, lực lượng của Bộ Quốc phòng có thể hỗ trợ cả trang thiết bị.

 

PHÓ BAN NỘI CHÍNH TƯ: LẦN ĐẦU TUYÊN TỬ HÌNH CHỦ DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TỘI THAM Ô TÀI SẢN

              Thu Hằng

https://vietnamnet.vn/tac-gia/thu-hang-0008IE.html

Phó Ban Nội chính Trung ương cho biết, trong vụ án Vạn Thịnh Phát, lần đầu tiên đã tuyên phạt tử hình đối với 1 bị cáo là chủ doanh nghiệp tư nhân về tội Tham ô tài sản.

Kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm, kể cả trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước là một trong 7 kết quả nổi bật về công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực được Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông nhấn mạnh khi thông tin về kết quả phiên họp thứ 26 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Theo ông Đông, các cơ quan điều tra đã chủ động nhận diện, xác định lĩnh vực trọng điểm, chọn khâu đột phá, khởi tố mới, mở rộng điều tra, làm rõ bản chất tham nhũng, chiếm đoạt, cấu kết, “lợi ích nhóm”, kiên quyết xử lý nghiêm sai phạm, kể cả trong khu vực Nhà nước và ngoài Nhà nước, cả những vụ, việc tồn đọng, kéo dài, cả những vụ việc mới phát sinh, liên quan nhiều bộ, ngành, địa phương.

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương cho biết, điểm mới nổi bật trong điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu cực thời gian qua là từ khởi tố ban đầu về các hành vi phạm tội về kinh tế (như trốn thuế; vi phạm quy định về đấu thầu; vi phạm quy định về quản lý, sử dụng đất đai…) đã kiên quyết điều tra làm rõ bản chất và khởi tố các hành vi phạm tội về tham nhũng.

Trong đó có các tội như lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi; đưa hối lộ; nhận hối lộ...

Dẫn vụ án Vạn Thịnh Phát, ông Đông nhấn mạnh, lần đầu tiên đã xử phạt tử hình đối với 1 bị cáo là chủ doanh nghiệp tư nhân về tội Tham ô tài sản. Ngoài ra, có 4 hình phạt tù chung thân. Trong số các bị cáo phạt tù có thời hạn, có 17 bị cáo cho hưởng án treo.

Đưa việc “có lên có xuống, có vào có ra” dần trở thành văn hóa

Một điểm nổi bật nữa là chủ trương tiếp tục khuyến khích cán bộ nghiêm khắc nhận trách nhiệm chính trị, tự nguyện từ chức, nhận khuyết điểm khi có sai phạm.

Việc này thể hiện sự nghiêm minh nhưng cũng rất nhân văn, đưa việc “có lên có xuống, có vào có ra” dần trở thành văn hóa, việc làm bình thường trong công tác cán bộ, tạo bước đột phá mới trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Bên cạnh việc xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực còn quan tâm chỉ đạo nâng cao hiệu quả thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực; rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện thể chế để “không thể” tham nhũng, tiêu cực.

Phó trưởng Ban Nội chính Trung ương nhấn mạnh điểm nổi bật nữa là công tác giám định, định giá tài sản, thu hồi tài sản tham nhũng được quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Các cơ quan tiến hành tố tụng đã kịp thời tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản có giá trị lớn.

Trong đó, vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm trị giá hơn 1.117 tỷ đồng, 17 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở cùng nhiều tài sản giá trị khác.

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, trong 6 tháng đầu năm 2024 đã thu hồi được gần 7.750 tỷ đồng (tăng hơn 5.650 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023), nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là 85.520 tỷ đồng - đạt tỷ lệ 50,75%.

Ngoài ra, các cơ quan đã chỉ đạo, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực trong công tác giám định, định giá tài sản.

Điển hình, Cơ quan điều tra VKSND Tối cao đã khởi tố 1 giám định viên thuộc Sở Tài chính Đồng Nai về tội “Nhận hối lộ” trong vụ án xảy ra tại Trường Đại học Đồng Nai.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố Phó Cục trưởng, Chủ tịch Hội đồng định giá trong tố tụng hình sự và 1 phó trưởng phòng, thành viên Thường trực Hội đồng, kiêm Tổ trưởng tổ giúp việc thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an khởi tố Viện trưởng, Phó Viện trưởng và 13 bác sĩ Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa (Đồng Nai) về hành vi Đưa - Nhận hối lộ để tạo dựng hồ sơ bệnh án, kết luận giám định tâm thần sai thực tế cho người phạm tội bị kết án tù...

 

5 ỦY VIÊN BỘ CHÍNH TRỊ, 1 ỦY VIÊN BAN BÍ THƯ, 4 ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐÃ THÔI CHỨC

Viết Tuân - Phạm Dự

https://vietnamnet.vn/5-uy-vien-bo-chinh-tri-1-uy-vien-ban-bi-thu-4-uy-vien-trung-uong-da-thoi-chuc-2311688.html

6 tháng đầu năm, cấp có thẩm quyền đã cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác 14 cán bộ diện Trung ương quản lý; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.

Ngày 14/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp Phiên thứ 26 để thảo luận, cho ý kiến đối với 3 nội dung.

Đó là báo cáo tình hình, kết quả thực hiện chương trình công tác 6 tháng đầu năm và nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024; báo cáo kết quả chỉ đạo, xử lý các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo từ sau phiên họp thứ 25 của Ban Chỉ đạo đến nay; báo cáo kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cấp tỉnh 6 tháng đầu năm.

Đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý

Tại phiên họp, qua thảo luận, Ban Chỉ đạo thống nhất nhận định: Công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTNTC) tiếp tục được đẩy mạnh quyết liệt, góp phần quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, giữ vững ổn định chính trị, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường, củng cố thêm niềm tin của nhân dân.

Trong đó, nổi bật là nhiều quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước được sửa đổi, bổ sung, ban hành mới, phục vụ trực tiếp cho công tác PCTNTC.

Công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán tiếp tục được đẩy mạnh; xử lý nghiêm minh các sai phạm, gắn với xử lý trách nhiệm chính trị người đứng đầu, tạo bước đột phá mới trong công tác PCTNTC.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ năm 2023).

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý. 

Ngành Thanh tra, Kiểm toán tập trung thanh tra, kiểm toán những lĩnh vực, địa bàn dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực và các chuyên đề, vụ việc theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo; qua thanh tra, kiểm toán đã kiến nghị thu hồi, xử lý tài chính 71.431,6 tỷ đồng và 24,9 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 856 tập thể, 3.862 cá nhân (tăng 72 tập thể, 950 cá nhân so với cùng kỳ năm 2023). 

Các cơ quan chức năng đã chuyển 269 vụ việc có dấu hiệu tội phạm đến cơ quan điều tra để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật. Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 89 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát. 

Từ đầu năm đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.

Công tác điều tra, truy tố, xét xử được chỉ đạo tiến hành mạnh mẽ, quyết liệt; nhiều vụ án tham nhũng, tiêu cực đặc biệt nghiêm trọng, liên quan đến nhiều bộ, ngành, địa phương được chỉ đạo xử lý nghiêm minh theo đúng phương châm "xử lý một vụ, cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực”, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ".

Cũng trong thời gian này, trên cả nước đã khởi tố mới, điều tra 2.836 vụ án/5.975 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (tăng 841 vụ, 1.487 bị can so với cùng kỳ năm 2023), trong đó có 475 vụ án/1.094 bị can về các tội tham nhũng.

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đã kết thúc điều tra, truy tố, đưa ra xét xử sơ thẩm 8 vụ án/212 bị cáo, xét xử phúc thẩm 6 vụ án/39 bị cáo; trong đó, đã hoàn thành xét xử một số vụ án trọng điểm theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo.

Điển hình như vụ án “Tham ô tài sản; Vi phạm quy định về hoạt động ngân hàng, hoạt động khác liên quan đến hoạt động ngân hàng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư An Đông và các tổ chức, đơn vị có liên quan

Hay như vụ án “Thao túng thị trường chứng khoán; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC, Công ty Chứng khoán BOS, Công ty Cổ phần Xây dựng Faros và các công ty có liên quan; vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.

Hiện đang xét xử vụ án “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Môi giới hối lộ; Giả mạo trong công tác; Sản xuất, mua bán, trao đổi hoặc tặng cho công cụ, thiết bị, phần mềm để sử dụng vào mục đích trái pháp luật; Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác; Che giấu tội phạm; Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới và phương tiện thủy nội địa trên địa bàn TP.HCM và một số tỉnh, thành phố.

Các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 444 vụ án tham nhũng

Ban Chỉ đạo PCTNTC cấp tỉnh hoạt động ngày càng nền nếp, hiệu quả, tạo nhiều chuyển biến tích cực trong công tác PCTNTC ở địa phương. Trong 6 tháng đầu năm, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quyết định đưa 107 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, xử lý. Các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 444 vụ án/1.003 bị can về tham nhũng.

Các địa phương đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước; khởi tố cả cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý, cán bộ lãnh đạo cấp sở, cấp huyện của địa phương, điển hình như: Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Bình, Gia Lai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, An Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Nghệ An,... 

Các cơ quan chức năng đã thực hiện nghiêm các biện pháp kiểm soát quyền lực, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

Trong 6 tháng đầu năm, đã phát hiện, xử lý hơn 150 trường hợp do tham nhũng, tiêu cực, trong đó xử lý hình sự hơn 50 trường hợp.

Một kết quả nổi bật nữa là công tác thu hồi tài sản tham nhũng; giám định, định giá tài sản tiếp tục được quan tâm chỉ đạo, có nhiều chuyển biến tích cực.

Các cơ quan tiến hành tố tụng đã chủ động áp dụng nhiều biện pháp để xác minh, truy tìm, thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát.

Riêng các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo trong 6 tháng đầu năm 2024, các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được gần 7.750 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được từ khi thành lập Ban Chỉ đạo đến nay là 85.520 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, công tác thông tin, tuyên truyền về PCTNTC tiếp tục được đẩy mạnh. Các cơ quan truyền thông, báo chí đã tích cực tuyên truyền sâu rộng về công tác PCTNTC.

Đặc biệt là đã tuyên truyền đậm nét về tấm gương đạo đức cách mạng, lối sống giản dị, trong sáng, liêm khiết, phong cách làm việc tận tụy, khoa học, sâu sát, quyết liệt, những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với công tác PCTNTC.

Đồng thời khẳng định sự quyết tâm, tiếp nối, không ngừng, không nghỉ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTNTC của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tăng cường niềm tin của nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước.

134 SỔ TIẾT KIỆM TRỊ GIÁ HƠN 1.117 TỶ ĐỒNG BỊ TẠM GIỮ TRONG VỤ XUYÊN VIỆT OIL

Viết Tuân - Phạm Dự

https://vnexpress.net/tam-giu-134-so-tiet-kiem-tri-gia-hon-1-117-ty-dong-trong-vu-xuyen-viet-oil-4781471.html

Hà NộiCơ quan điều tra Bộ Công an đã tạm giữ 134 sổ tiết kiệm trị giá hơn 1.117 tỷ đồng, 17 sổ đỏ và nhiều tài sản giá trị khác trong vụ án xảy ra tại Công ty Xuyên Việt Oil.

Thông tin trên được Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông cho biết trong chiều 14/8 tại cuộc họp báo về kết quả phiên họp thứ 26 Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Sau gần một năm điều tra vụ án liên quan Xuyên Việt Oil, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã khởi tố 14 bị can về 5 tội. Trong số này, cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre Lê Đức Thọ bị điều tra tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi; cựu thứ trưởng Công Thương Đỗ Thắng Hải và cựu giám đốc Sở Tài chính TP HCM Lê Duy Minh đối mặt cáo buộc Nhận hối lộ.

Với vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn, hiện nhà chức trách đã khởi tố 23 bị can. Trong đó có một cựu bí thư Tỉnh ủy, một cựu phó bí thư Thường trực Tỉnh ủy, hai chủ tịch tỉnh và một cựu chủ tịch tỉnh. Cơ quan điều tra đã tạm giữ hơn 315 tỷ đồng, 1,97 triệu USD, 534 cây vàng và 1.444 sổ đỏ của các bị can.

Trong 8 bị can của vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An có một cựu bí thư Tỉnh ủy và một cựu phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội. Các bị can đã thừa nhận hành vi và tự nguyện khắc phục 62 tỷ đồng, 40.000 USD, ông Nguyễn Hữu Đông cho biết.

6 tháng qua, qua các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo, nhà chức trách đã thu hồi gần 7.750 tỷ đồng (tăng 5.650 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023).

Theo Phó ban Nội chính Trung ương Nguyễn Hữu Đông, điểm mới nổi bật trong thời gian vừa qua là khởi tố ban đầu về các hành vi phạm tội kinh tế (như trốn thuế, vi phạm đấu thầu...) nhưng cơ quan điều tra sau đó đã kiên quyết điều tra làm rõ bản chất và khởi tố tiếp các hành vi phạm tội về tham nhũng.

6 tháng đầu năm, các đơn vị đã khởi tố mới, điều tra hơn 2.800 vụ án với gần 6.000 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ. Con số này tăng 841 vụ, hơn 1.400 bị can so với cùng kỳ.

Đến hết năm, các cơ quan có thẩm quyền phấn đấu kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 30 vụ án; kết thúc xác minh, giải quyết 6 vụ việc thuộc diện Ban chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo. Nhà chức trách sẽ tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan Công ty AIC, Xuyên Việt Oil, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn - Đại Ninh (tỉnh Lâm Đồng).

 

BỘ NÔNG NGHIỆP BÁO CÁO VỤ BÒ SỮA CHẾT BẤT THƯỜNG SAU TIÊM VẮC XIN Ở LÂM ĐỒNG

Chí Tuệ

https://tuoitre.vn/bo-nong-nghiep-bao-cao-vu-bo-sua-chet-bat-thuong-sau-tiem-vac-xin-o-lam-dong-20240814190513608.htm

Cục Thú y bước đầu kết luận nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa tỉnh Lâm Đồng là do nhiễm Pestivirus tauri (BVDV type 2) sau khi tiêm vắc xin NAVET-LPVAC của Công ty Navetco.

Thông tin được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu trong báo cáo gửi Phó thủ tướng Trần Lưu Quang ngày 14-8 về bệnh tiêu chảy trên đàn bò sữa ở tỉnh Lâm Đồng.

Trong văn bản do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến ký cho biết theo báo cáo của tỉnh Lâm Đồng, việc tổ chức tiêm vắc xin NAVET-LPVAC phòng bệnh viêm da nổi cục trên đàn bò được thực hiện từ ngày 19-6 đến 2-8.

Tổng cộng đã tiêm được 35.002 con bò, trong đó 25.876 con bò thịt đến nay vẫn khỏe mạnh bình thường và 9.126 con bò sữa.

Kết quả kiểm tra, quan sát và trao đổi về triệu chứng lâm sàng của bò sữa bị bệnh cho thấy con vật mệt mỏi, bỏ ăn, lờ đờ, thở dốc, viêm đường hô hấp, ủ rũ, chảy nước dãi. Vận động kém hoặc nằm một chỗ, triệu chứng mất nước và điện giải biểu hiện rõ.

Bò bị sốt, có nhiều con sốt cao trên 40 độ C, tiêu chảy phân lỏng dạng nước và có thể bị chết sau vài ngày xuất hiện triệu chứng.

Đoàn công tác của Cục Thú y đã tiến hành mổ khám 3 con bò bị chết, lấy mẫu của bò bị bệnh tiêu chảy, đồng thời mổ khám 3 con bò bị bệnh, chết để lấy mẫu của tổng cộng 17 con bò sữa (12 con đã tiêm vắc xin, 5 con chưa tiêm vắc xin và không có triệu chứng bệnh).

Cục Thú y cũng lấy 14 lô vắc xin NAVET-LPVAC để gửi các phòng thí nghiệm của Cục Thú y tổ chức xét nghiệm lặp lại nhiều lần tổng cộng 51 mẫu nhằm phát hiện các tác nhân gây bệnh trên bò sữa do vi rút (viêm da nổi cục và gây bệnh tiêu chảy ở bò) và vi khuẩn (Clostridium, Salmonella, E.coli, tụ huyết trùng trâu bò, Mycoplasma cpricolum subsp, Anaplasma sp, cầu trùng).

"Căn cứ triệu chứng lâm sàng, mổ khám kiểm tra bệnh tích, kết quả xét nghiệm và giải trình tự gene, Cục Thú y bước đầu kết luận (do hiện nay các phòng thí nghiệm đang nuôi cấy phân lập vi rút, giải trình tự gene và gửi mẫu đến phòng thí nghiệm tham chiếu của Tổ chức Thú y thế giới để xác định chính xác) nguyên nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở đàn bò sữa của tỉnh Lâm Đồng do nhiễm Pestivirus tauri (BVDV type 2) sau khi tiêm vắc xin NAVET-LPVAC của Công ty Navetco" - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nêu trong báo cáo.

Theo bộ này, bò sữa khi nhiễm Pestivirus tauri kèm thêm nhiễm vi khuẩn Clostridium và E.coli sẽ có biểu hiện bệnh nặng và dễ bị chết hơn so với những con bò khác.

Bệnh tiêu chảy do vi rút ở bò (Bovine Viral Diarrhoea - BVD) hay còn có tên gọi khác là bệnh tiêu chảy có màng nhày do vi rút ở bò (Bovine Viral Mucosal Diarrhoea, xảy ra ở bò nhiễm vi rút mạn tính) là bệnh truyền nhiễm do loài Pestivirus thuộc họ Flaviviridae gây ra.

Theo Tổ chức Thú y thế giới (WOAH), hiện nay có 3 type Pestisvirus gồm: Pestisvirus bovis (BVD type 1), Pestisvirus tauri (BVD type 2) và Pestisvirus brazilense (BVD type 3).

Bệnh xảy ra chủ yếu trên bò sữa, loài nhạy cảm với thay đổi môi trường nuôi dưỡng, thời tiết và có sức đề kháng yếu hơn so với bò thịt, bò bản địa.

Lũy kế tính đến 16h ngày 14-8, có 5.650 con bò sữa mắc bệnh tiêu chảy, đã ghi nhận khoảng 300 con bị chết.

"Tình hình dịch bệnh trên đàn bò sữa tại tỉnh Lâm Đồng bước đầu đã được kiểm soát tốt, số bò bị bệnh và số bò chết đã giảm mạnh từ ngày 8-8 do sử dụng kịp thời, có hiệu quả phác đồ điều trị.

Đến 16h chiều nay có 560 con phục hồi. Số bò bị bệnh khác đang được điều trị và có chiều hướng phục hồi tốt" - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết thêm.

THI HÀNH KỶ LUẬT 47 CÁN BỘ DIỆN TRUNG ƯƠNG QUẢN LÝ

Phạm Đông

https://laodong.vn/thoi-su/thi-hanh-ky-luat-47-can-bo-dien-trung-uong-quan-ly-1380459.ldo

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Ngày 14.8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên thứ 26, theo TTXVN.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, cấp ủy, ủy ban kiểm tra các cấp đã thi hành kỷ luật 308 tổ chức đảng, 11.005 đảng viên (tăng 34 tổ chức đảng và 1.055 đảng viên so với cùng kỳ năm 2023).

Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 47 cán bộ diện Trung ương quản lý.

Kiểm toán Nhà nước đã cung cấp 89 hồ sơ, báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.

Từ đầu năm đến nay, cấp có thẩm quyền đã xem xét cho thôi giữ chức vụ, nghỉ công tác, bố trí công tác khác đối với 14 cán bộ diện Trung ương quản lý và 172 cán bộ diện cấp ủy địa phương quản lý, về trách nhiệm người đứng đầu hoặc liên quan các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; trong đó có 5 Ủy viên Bộ Chính trị, 1 Ủy viên Ban Bí thư và 4 Ủy viên Trung ương Đảng.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, trên cả nước đã khởi tố mới, điều tra 2.836 vụ án/5.975 bị can về các tội tham nhũng, kinh tế, chức vụ (tăng 841 vụ, 1.487 bị can so với cùng kỳ năm 2023).

Trong 6 tháng đầu năm 2024, các Ban Chỉ đạo cấp tỉnh đã quyết định đưa 107 vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực vào diện theo dõi, chỉ đạo để tập trung chỉ đạo, xử lý; các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương khởi tố mới 444 vụ án/1.003 bị can về tham nhũng.

Nhiều địa phương đã phát hiện, xử lý nghiêm nhiều vụ việc, vụ án tham nhũng xảy ra từ nhiều năm trước; khởi tố cả cán bộ thuộc diện tỉnh ủy, thành ủy quản lý, cán bộ lãnh đạo cấp sở, cấp huyện của địa phương, điển hình như Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai, Thái Bình, Gia Lai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Thuận, An Giang, Bắc Ninh, Bình Định, Nghệ An.

Kết luận phiên họp, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm - Trưởng ban Chỉ đạo yêu cầu kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng phương châm “không ngừng, không nghỉ, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai; truy tố một vụ, cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực”.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, không vì đẩy mạnh công tác này mà ảnh hưởng, cản trở phát triển kinh tế, xã hội.

Từ nay đến cuối năm 2024 và những năm tới, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải gắn với việc tổ chức tốt đại hội đảng các cấp và Đại hội lần thứ XIV của Đảng, không để lọt vào cấp ủy những trường hợp tham nhũng, tiêu cực, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm kỷ luật của Đảng, vi phạm pháp luật...

Tập trung điều tra, xử lý dứt điểm các vụ án, vụ việc liên quan đến Công ty AIC, Xuyên Việt Oil, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tập đoàn Thuận An, Phúc Sơn, Vạn Thịnh Phát, dự án Sài Gòn Đại Ninh (Lâm Đồng),... và các vụ án, vụ việc liên quan đến nhân sự đại hội đảng các cấp.

Tập trung kiểm tra, xử lý dứt điểm các sai phạm của các tổ chức đảng, đảng viên liên quan đến các vụ án, vụ việc xảy ra tại Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An, Công ty AIC...

Tăng cường kiểm soát việc thực thi quyền lực, xử lý nghiêm minh, kịp thời các sai phạm, tham nhũng, tiêu cực trong các cơ quan có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cũng tại phiên họp này, Ban Chỉ đạo thống nhất kết thúc chỉ đạo xử lý đối với 7 vụ án, 5 vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo và 11 vụ án thuộc diện Ban Nội chính Trung ương theo dõi do đã kết thúc việc giải quyết theo quy định pháp luật.

 

ĐIỀU TRA SAI PHẠM NHIỀU DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ Ở GIA LAI

Thanh Tuấn

https://laodong.vn/phap-luat/dieu-tra-sai-pham-nhieu-du-an-dien-gio-o-gia-lai-1379053.ldo

Chủ đầu tư dự án điện gió chưa đủ năng lực về tài chính nhưng vẫn được ngành chức năng tỉnh Gia Lai tham mưu cấp chủ trương đầu tư dẫn đến nhiều sai phạm.

Loạt dự án điện gió vi phạm quy định

Hiện nay, các cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai đã phối hợp cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án điện gió hàng nghìn tỉ đồng trên địa bàn.

Trước đó, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an gửi văn bản yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin, tài liệu để mở rộng điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công Thương và các tỉnh, thành phố.

Theo Bộ Công an, đây là vụ án do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực chỉ đạo, theo dõi.

Trong số 32 nhà máy bị điều tra, tại tỉnh Gia Lai có 4 dự án nhà máy điện gió bao gồm: Nhà máy điện gió Hưng Hải (huyện Kông Chro); Nhà máy điện gió Cửu An (thị xã An Khê); Nhà máy điện gió Ia Le 1 (huyện Chư Pưh); Nhà máy điện gió Ia Bang 1 (huyện Chư Prông).

Trong tháng 8.2024, Thanh tra Chính phủ có kết luận chính thức về các sai phạm tại một số dự án điện gió tại tỉnh Gia Lai. Cơ quan này đã kiến nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan khắc phục hậu quả sai phạm.

Vi phạm về thủ tục đầu tư, đất đai

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ, dự án Nhà máy điện gió Phát triển Miền núi do Công ty Cổ phần Điện gió Chư Prông Gia Lai làm chủ đầu tư (mức đầu tư 1.916 tỉ đồng).

Dự án Nhà máy điện gió Chế biến Tây nguyên do Công ty Cổ phần Năng lượng gió Chư Prông Gia Lai làm chủ đầu tư (mức đầu tư 1.917 tỉ đồng).

Cả 2 dự án điện gió này đều đăng ký vốn điều lệ là 25 tỉ đồng. Cổ đông chi phối là bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần chè Bàu Cạn.

Hai dự án này đều được Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở ngành không thẩm định năng lực tài chính mà tham mưu UBND tỉnh Gia Lai cấp chủ trương đầu tư vào tháng 7.2020.

Trong khi chủ đầu tư không bảo đảm năng lực tài chính để thực hiện dự án. Điều đáng nói, sau khi có chủ trương đầu tư và chưa hoàn thành thủ tục đất đai thì chủ dự án đã bắt đầu chuyển nhượng cổ phần.

Đến ngày 6.11.2021 chủ đầu tư đã bán 99,7% cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài. Dự án Nhà máy điện gió Hưng Hải Gia Lai do Công ty Cổ phần đầu tư và Phát triển phong điện Gia Lai làm chủ đầu tư. Dự án này được xây dựng tại huyện Kông Chro, có mức đầu tư 3.700 tỉ đồng.

Một phần dự án xây trên đất không có quy hoạch năng lượng và chưa xin phép ý kiến của Chính phủ. Ngoài ra, có hơn 26 ha đất không có xác nhận thuê đất nhưng chủ đầu tư vẫn triển khai xây dựng là vi phạm Luật Đất đai 2013.

Theo Sở Công Thương tỉnh Gia Lai, bên cạnh những mặt hạn chế ở một số dự án, thời gian qua, các dự án đầu tư năng lượng tái tạo góp phần tăng thu ngân sách, chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế xã hội.

Hiện Gia Lai có 26 dự án điện gió, điện mặt trời được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, với tổng quy mô công suất 1.872,4MW. Với Quy hoạch điện VIII, Gia Lai sẽ khắc phục các hạn chế, tồn tại trước đó.

Qua đó, ngành chức năng sẽ thực hiện có hiệu quả chính sách đầu tư năng lượng tái tạo, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, an ninh quốc phòng, hiệu quả sử dụng đất...

 

 

No comments:

Post a Comment