Sunday, August 18, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 18 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

70 năm cuộc di cư 1954 và cải cách ruộng đất: Triển lãm góc lịch sử bị giấu kín

Israel không kích miền nam Lebanon, 10 người được nói thiệt mạng

IAEA nói an toàn tại nhà máy hạt nhân của Ukraine đang xấu đi sau vụ nổ gần đó

Nga tố Ukraine dùng phi đạn của phương Tây phá hủy cây cầu ở vùng Kurs

Cựu thủ tướng Thái Lan Thaksin nhận được lệnh ân xá hoàng gia

 Ukraine nói họ tiếp tục tiến quân, 'củng cố các vị trí' ở khu vực Kursk

 Liệu đậu mùa khỉ có đẩy chúng ta vào một đại dịch nữa?

RFA

Giám đốc Khoa học Google đến Việt Nam, cho rằng Việt Nam có lợi thế về AI

TBT, CTN Tô Lâm khẳng định ưu tiên hàng đầu phát triển quan hệ với Trung Quốc

Chủ tịch nước kiêm Tổng Bí thư Tô Lâm lãnh lương bao nhiêu một tháng?

Cũng là xưng cháu

Khoảng 50 doanh nghiệp Việt Nam bị cáo buộc bán phá giá pin năng lượng mặt trời vào Mỹ

Quân cảng Ream của Campuchia và nguy cơ Hải cảnh Trung Quốc xuống Vịnh Thái Lan

Tương lai Việt Nam tại Đại hội 14 sẽ được định hướng về đâu theo hứa hẹn của TBT- Chủ tịch nước Tô Lâm?

Ông Thích Chân Quang đối diện án hình sự nếu sử dụng bằng giả

Bức tượng Phật không lồ cao 65 mét lấy đá từ cả quả núi đang xây dựng ở Đà Nẵng gây xôn xao dư luận

Hai cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam đối mặt với án tù từ 18 - 25 năm

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang được bầu vào Bộ Chính trị

Facebooker Trần Minh Lợi lĩnh 5 năm tù vì xúc phạm chánh án huyện Cư Kuin

 

TP HCM: Sở TT&TT sẽ xử lý nghiêm các trường hợp cố tình gây sốc trên mạng xã hội

Bến Tre: khởi tố, bắt giam Chi cục trưởng Thi hành án dân sự vì nhận hối lộ

Khánh Hoà: cựu PGĐ Trung tâm Đăng kiểm 7901S lĩnh hơn 15 năm tù

Chuyên gia nhân quyền LHQ kêu gọi Thái Lan không trục xuất người Thượng tị nạn về Việt Nam

Cần Thơ: Cựu giám đốc Agribank sau ba năm được tuyên vô tội tiếp tục ra hầu toà

Quỹ đầu tư Hà Lan rót 25 triệu đô cho DN Việt làm nông nghiệp bền vững

Đắk Lắk ghi nhận ca tử vong đầu tiên do sốt xuất huyết

BBC

Vì sao ông Tô Lâm nhanh chóng thăm Trung Quốc ngay sau khi làm tổng bí thư?

 

Ukraine mong cuộc tấn công Nga sẽ đem lại hòa bình

Trung Quốc phát hiện có sự 'phối hợp chiến thuật' radar bí mật giữa Biển Đông, Guam và Alaska

Bộ trưởng Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị có đúng quy định?

Ông Tô Lâm thăm Trung Quốc: tăng cường kết nối đường sắt

Ông Trump và bà Harris đối lập về chính sách kinh tế - vấn đề lớn nhất của cuộc bầu cử

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang vào Bộ Chính trị

Ba người được bầu bổ sung vào Ban Bí thư là ai?

Việt Nam trong quỹ đạo Đảng trị và Công an trị

Luật mới của Trung Quốc: khuyến khích chỉ điểm, gây nguy hiểm cho người Đài Loan

Bà Paetongtarn Shinawatra trở thành thủ tướng trẻ nhất lịch sử Thái Lan

Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Tô Lâm đi Trung Quốc: những điểm đáng chú ý?

Việt Nam

'Biến mỗi nóc nhà thành lá cờ': Nổi bật nhất lại là hình ảnh giả

Nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến bị tuyên 5 năm tù

Chủ tịch nước, Tổng Bí thư Tô Lâm nói chống tham nhũng phải 'phục vụ kinh tế'

Ông Đỗ Mười được đặt tên đường tại TP HCM dù có di sản gây tranh cãi đối với miền Nam

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị kỷ luật vì liên quan dự án Đại Ninh, tiếp theo là gì?

Lại Ngứa Chân: hành trình khám phá 195 nước trên thế giới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 'sắp đi thăm Trung Quốc'

Biển Đông: Trung Quốc áp dụng 'chia để trị', Việt Nam và Philippines nên làm gì?

Việt Nam: Cạnh tranh nội bộ khiến lãnh đạo lơ là trước các thách thức của đất nước?

Việt Nam và Philippines hoàn thành diễn tập chung đầu tiên trên Biển Đông

Cựu Thủ tướng Hun Sen bác bỏ chuyện xa Việt Nam, thân Trung Quốc vì Phù Nam Techo

Trung Quốc sắp khai thác mỏ khí đốt 'siêu cạn ở vùng nước siêu sâu' trên Biển Đông

24 6:1

 Nghiên Cứu Quốc Tế

18/08/1988: Thẩm phán Gary M. Little tự tử

Những điều bạn có thể chưa biết về Hamas

 

Báo Tiếng Dân

Nể!

 

Thuy My

Phó Đức An - Hết tướng tài!

Đặng Tuấn Trung - Dân Nga ở Kursk nói gì trên mạng ?

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 17.08.2024

Dương Quốc Chính - Tương lai nào cho Bangladesh?

Huỳnh Ngọc Chênh - Đất sống cho người bất đồng chính kiến (2)

Huỳnh Ngọc Chênh - Đất sống cho người bất đồng chính kiến (1)

Nguyễn Việt Ánh - Xe buýt hai tầng và chuyện cạnh tranh thời @

Đặng Đình Mạnh - Cánh hồng trắng cài áo ai

Tuấn Khanh - Nửa năm, vẫn chưa xác minh được « xá lợi tóc Phật » ở Ba Vàng ?

Nguyễn Thông - Nể

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Sự thật và những duyên nợ lịch sử Ukraina – Nga: Vì sao Zelensky nói “giải phóng” thị xã Sudzha? 18/08/2024

Chuyện Ukraina “xâm lược” Nga? 18/08/2024

Người Việt và lòng nhớ ơn trọng nghĩa 18/08/2024

Từ thuộc địa nghĩ về vai trò của Việt Nam hiện nay 18/08/2024

Biến động ở Bangladesh 17/08/2024

Tên lửa mới của Mỹ có thể thay đổi cán cân ở Biển Đông 17/08/2024

Nạn nhân sống sót đầu tiên sau khi bị cướp nội tạng ở Trung Quốc lên tiếng 17/08/2024

Bàn về Giá – Lương – Tiền 17/08/2024

Bằng cấp phản ánh đúng kiến thức 16/08/2024

Youtuber Nguyễn Chí Tuyến bị tuyên 5 năm tù vì các video chống tham nhũng 16/08/2024

Những tác nhân của một dự án công 16/08/2024

Hầu hết ngân hàng Trung Quốc từ chối giao dịch với Nga, chuyện gì đã xảy ra? 16/08/2024

Ai chỉ huy chiến dịch tấn công tỉnh Kursk của Nga? 16/08/2024

Ngoại giao cây tre có phải đặc sản của Việt Nam? 15/08/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

NỮ PHÓ PHÒNG CỦA TAND TẠI ĐÀ NẴNG BỊ BẮT VỀ HÀNH VI MÔI GIỚI HỐI LỘ

Nguyễn Thành/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/nu-pho-phong-cua-tand-tai-da-nang-bi-bat-ve-hanh-vi-moi-gioi-hoi-lo-post1492066.html

Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Trưởng phòng thuộc Tòa án nhân dân (TAND) Cấp cao tại Đà Nẵng bị bắt vì hành vi môi giới hối lộ.

Ngày 17/8, Cơ quan điều tra của Viện Kiểm sát nhân dân (KSND) Tối cao đã có thông báo đến Thẩm phán Tòa hành chính TAND Cấp cao tại Đà Nẵng và UBND phường Hòa Cường Bắc (quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng) về việc bắt người phạm tội quả tang.

Theo đó, người bị bắt là bà Nguyễn Thị Nga (SN 1982, trú Quảng Yên, Quảng Xương, Thanh Hóa) - Phó Trưởng phòng, Giám đốc Kiểm tra về dân sự lao động, kinh doanh, thương mại thuộc TAND Cấp cao tại Đà Nẵng.

Theo thông báo, bà Nga đã có hành vi: “Môi giới hối lộ”, phạm vào Điều 365 Bộ Luật Hình sự và đang bị tạm giữ tại một trại tạm giam.

Hiện, vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.

 

‘ĐIỂM MẶT’ 7 DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI, ĐIỆN GIÓ TẠI NINH THUẬN BỊ BỘ CÔNG AN YÊU CẦU CUNG CẤP HỒ SƠ

Công Hoan - Tiến Đạt 

https://soha.vn/diem-mat-7-du-an-dien-mat-troi-dien-gio-tai-ninh-thuan-bi-bo-cong-an-yeu-cau-cung-cap-ho-so-198240817152211724.htm

Trong số 32 dự án điện năng lượng tái tạo mà CQĐT Bộ Công an yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp hồ sơ để phục vụ điều tra, tỉnh Ninh Thuận có 7 dự án.

Nhằm phục vụ điều tra vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Bộ Công thương, các tỉnh và thành phố, cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an vừa có văn bản yêu cầu EVN cung cấp thông tin, tài liệu về 32 dự án nhà máy điện gió , điện mặt trời tại nhiều địa phương.

Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an yêu cầu hồ sơ, tài liệu cần cung cấp đối với mỗi nhà máy gồm: Toàn bộ hồ sơ đàm phán, ký kết hợp đồng mua bán điện; hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu, công nhận ngày vận hành thương mại; hồ sơ kiểm định, kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất hệ thống đo đếm điện năng, kiểm tra công suất lắp đặt thực tế các nhà máy điện trên.

Đáng chú ý, tại tỉnh Ninh Thuận có 6 dự án điện mặt trời (ĐMT) là Trung Nam - Thuận Nam, Trung Nam - Thuận Bắc, BIM, Thiên Tân Solar, Xuân Thiện - Thuận Bắc, Thuận Nam 19 và CMX Renewable Enery Việt nam và 1 dự án điện gió là BIM đang bị Bộ Công an điều tra .

 

GIÁM ĐỐC ĐỊA ỐC ÉP TÀI XẾ QUỲ, XIN LỖI BỊ KHỞI TỐ

Yên Khánh - Phước Tuấn

https://vnexpress.net/giam-doc-dia-oc-ep-tai-xe-quy-xin-loi-bi-khoi-to-4782579.html

Bình DươngTrần Tấn Phong, giám đốc công ty địa ốc, bị khởi tố, bắt tạm giam do truy đuổi tài xế sau mâu thuẫn giao thông hơn 2 km rồi bắt quỳ lạy, xin lỗi.

Ngày 17/8, Phong, 46 tuổi, bị Công an TP Thủ Dầu Một bắt tạm giam 4 tháng về hành vi Gây rối trật tự công cộng.

Cơ quan điều tra tiếp tục thu thập tài liệu, chứng cứ để làm rõ dấu hiệu phạm tội Cố ý làm hư hỏng tài sản và Làm nhục người khác của ông Phong.

Theo điều tra, trưa 11/8, anh Sang lái ôtô 5 chỗ màu xanh, chở vợ và con 8 tháng tuổi đi chích ngừa về nhà trên đường Nguyễn Chí Thanh, TP Thủ Dầu Một. Đến đoạn giao với đường Lê Chí Dân, xe anh Sang suýt va chạm với ôtô do Phong (Giám đốc công ty địa ốc có trụ sở ở TP Thủ Dầu Một) cầm lái. Hai bên lời qua tiếng lại, anh Sang tiếp tục lái xe đi.

Phong tăng ga đuổi theo chừng 2,2 km thì vượt lên, ép xe anh Sang dừng lại. Ông này kêu tài xế ra nói chuyện không được, liền nhặt khúc xương bò dài khoảng 30 cm trên vỉa hè đập vỡ cửa kính ôtô. Thấy Phong quá hung hăng, có khả năng gây nguy hiểm cho vợ con trong xe, anh Sang xuống xe.

Phong liên tục chửi bới, nắm tóc, cầm khúc xương bò dọa đánh, bắt anh Sang quỳ xuống xin lỗi mới bỏ qua. Anh Sang phải thực hiện theo. Người dân xung quanh sau đó can ngăn.

Làm việc với cơ quan cảnh sát điều tra, Phong thừa nhận hành vi, xin lỗi và bồi thường đầy đủ thiệt hại mà mà mình gây ra. Nói về nguyên nhân hành xử của mình, Phong cho biết do nóng giận việc anh Sang cản trở xe mình, đồng thời không chịu dừng lại nói chuyện.

 

CHUYỆN NHẬN TIỀN LÓT TAY TRƯỚC KHI NGHỈ HƯU CỦA CỰU LÃNH ĐẠO BẮC NINH

T.Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/chuyen-nhan-tien-lot-tay-truoc-khi-nghi-huu-cua-cuu-lanh-dao-bac-ninh-post1492219.html

Trước khi nhận quyết định nghỉ hưu, các cựu lãnh đạo Bắc Ninh nhận tiền "hậu tạ" từ các doanh nghiệp vì đã tạo điều kiện để họ được chỉ định trúng thầu trước khi tổ chức đấu thầu.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa và Nhận hối lộ; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Sở Y tế Bắc Ninh, Công ty CP Tiến bộ quốc tế (AIC).

Kết luận điều tra chỉ ra rằng, theo thỏa thuận giữa ông Trần Văn Tuynh (Giám đốc Ban QLDA Công trình xây dựng Y tế) với ông Đặng Tiên Phong (Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty Sông Hồng) và bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch Công ty AIC), thì các công ty trúng thầu, ký hợp đồng và nhận được tiền tạm ứng, thanh toán các gói thầu sẽ chi tiền ngoài hợp đồng cho ông Tuynh và lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.

Trong đó, ông Tuynh nhận khoản tiền chi ngoài hợp đồng của nhóm Công ty Sông Hồng, còn phần chi ngoài cho lãnh đạo tỉnh và các sở, ngành do Công ty AIC trực tiếp đi chi.

Năm 2015-2017, sau khi tạo điều kiện cho nhóm các công ty của ông Phong trúng 3 gói thầu tại 3 bệnh viện đa khoa huyện Tiên Du, Yên Phong, Quế Võ do Ban QLDA Công trình xây dựng Y tế làm chủ đầu tư và phê duyệt tạm ứng, thanh toán, quyết toán hợp đồng chuyển tiền cho các công ty trúng thầu, ông Tuynh được nhóm Công ty Sông Hồng đưa cho 6 tỷ đồng.

Cụ thể, vào đầu tháng 1/2016, ông Phong đưa cho ông Tuynh 3,5 tỷ đồng tại phòng làm việc của ông Tuynh ở tầng 3 trụ sở Sở Y tế Bắc Ninh. Sau đó khoảng 1 tháng, ông Phong tiếp tục đưa cho ông Tuynh 1 tỷ đồng tại nhà riêng của ông Tuynh trên đường Lý Cao Tông, TP Bắc Ninh.

Nguồn tiền trên được lấy từ nguồn tiền tạm ứng 50% giá trị các hợp đồng đã ký của 3 gói thầu do chủ đầu tư thanh toán cho các công ty trúng thầu.

Đến tháng 7/2016, sau khi ông Phong chuyển công tác, thì mọi việc điều hành được bàn giao lại cho Phó TGĐ Công ty Sông Hồng Lã Tuấn Hưng. Thời điểm này, các gói thầu cơ bản đã xong việc bàn giao và lắp đặt thiết bị, chờ nghiệm thu và thanh quyết toán.

Đến khoảng cuối năm 2016, sau khi nghiệm thu và ký hồ sơ quyết toán đối với 3 gói thầu tại 3 bệnh viện đa khoa huyện, theo thỏa thuận với ông Tuynh từ trước, ông Hưng đã đến phòng làm việc của ông Tuynh ở Sở Y tế Bắc Ninh để đưa tiếp 1,5 tỷ đồng.

Sau khi nhận số tiền trên, vào các dịp lễ, Tết từ năm 2015-2017, ông Tuynh 5 lần đến gặp và đưa cho ông Nguyễn Nhân Chiến (khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh) và ông Nguyễn Tử Quỳnh (khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh) tại phòng làm việc mỗi lần 200 triệu đồng, tổng số tiền mỗi người nhận là 1 tỷ đồng.

Trước Tết âm lịch năm 2015, ông Tuynh đưa cho bị can Nguyễn Hạnh Chung (Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh) 500 triệu đồng.

Vào các dịp lễ, Tết năm 2015, 2016, 2017, ông Tuynh gặp và chi tiền cảm ơn ông Nguyễn Văn Nhường (Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh), người trực tiếp ký các thủ tục phê duyệt đấu thầu, thanh quyết toán đối với các gói thầu mua sắm thiết bị y tế của 6 bệnh viện đa khoa huyện ở Bắc Ninh mỗi lần 10-20 triệu đồng, tổng cộng 100 triệu đồng.

Ngoài ra, đầu năm 2020, dịp ông Nhường chuẩn bị nghỉ hưu, ông Tuynh có đến phòng làm việc đưa cho ông Nhường 200 triệu đồng.

Đối với 3 gói thầu mà Công ty AIC trúng thầu, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cũng không quên "hậu tạ" cho các cựu lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh.

Từ năm 2013 đến thời điểm có thông báo nghỉ hưu vào tháng 9/2020, vào các dịp lễ, Tết, ông Nguyễn Nhân Chiến đã nhiều lần nhận từ bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn tổng số tiền 13 tỷ đồng.

Tương tự, năm 2013- 2019, ông Nguyễn Tử Quỳnh cũng nhiều lần nhận từ bà Nhàn tổng số tiền 9,1 tỷ đồng. Ông Nguyễn Văn Nhường cũng nhiều lần nhận từ Công ty AIC tổng số tiền 450 triệu đồng.

Tại cơ quan điều tra, ông Trần Văn Tuynh thừa nhận hành vi đồng ý phân chia 6 gói thầu, tạo điều kiện cho nhóm các công ty của ông Phong, Hưng và Công ty AIC của bà Nhàn được chỉ định trúng thầu trước khi tổ chức đấu thầu và nhận 3,2 tỷ đồng từ phía nhà thầu là sai trái, vi phạm pháp luật.

Ông Tuynh và gia đình đã nộp khắc phục hậu quả toàn bộ số tiền 3,2 tỷ đồng nêu trên.

 

GIA LAI: LÔ ĐẤT ĐẤU GIÁ 4,2 TỶ ĐƯỢC CHUYỂN NHƯỢNG CHỈ 50 TRIỆU ĐỒNG

https://znews.vn/gia-lai-lo-dat-dau-gia-4-2-ty-duoc-chuyen-nhuong-chi-50-trieu-dong-post1492516.html

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ 24 cuộc đấu giá đất ở Gia Lai có 373 lô đất có dấu hiệu bất thường. Cá biệt, có lô trúng đấu giá 4,2 tỷ đồng nhưng chuyển nhượng với giá chỉ 50 triệu.

Thanh tra Chính phủ đã ban hành kết luận số 263 (ngày 19/7) về việc thanh tra trách nhiệm của UBND tỉnh Gia Lai trong quản lý, sử dụng đất đai có nguồn gốc từ các nông, lâm trường; hoạt động khai thác cát, đất, đá, sỏi và quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh này.

Kết luận số 263 chỉ rõ nhiều sai phạm trên địa bàn tỉnh Gia Lai, trong đó đáng chú là việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh này.

Giao đất không qua đấu giá

Kiểm tra một số hồ sơ giao đất không thông qua đấu giá của 7 đơn vị, cơ quan thanh tra đã phát hiện nhiều tồn tại, sai phạm. Đơn cử, thời điểm năm 2016 UBND TP Pleiku giao đất không thông qua đấu giá 121 trường hợp tại phường Thắng Lợi; 44/121 trường hợp đã chuyển nhượng sau khi được giao đất, trong đó cơ quan thuế xác định giá trị đất để tính thuế phí thấp hơn giá đất được giao theo các quyết định giao đất là 934 triệu đồng.

Cơ quan thanh tra chỉ rõ, việc giao đất không thông qua đấu giá 121 trường hợp không đúng quy định, làm giảm thu ngân sách hơn 8,2 tỷ đồng. Theo giải trình của UBND tỉnh Gia Lai, việc giao đất và hỗ trợ chênh lệch tiền sử dụng đất giữa giá đất năm 2016 và năm 2013 cho 116 trường hợp xã viên hợp tác xã (8,2 tỷ đồng) đã được Thường trực Tỉnh ủy, thường trực HĐND tỉnh thống nhất, nhằm ngăn chặn khiếu kiện tập thể.

Không những vậy, qua kiểm tra đối với 57 trường hợp giao đất không thông qua đấu giá tại 6 huyện, thị xã phát hiện khi giao đất nhưng không có biên bản giao đất trên thực địa hoặc quyết định giao đất; không có văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất, thẩm định điều kiện sử dụng đất, cho thuê đất hoặc giao đất không có trích lục bản đồ địa chính thửa đất; giao đất không thông qua đấu giá, vi phạm điểm g, khoản 1, Điều 118 Luật Đất đai 2013.

Ngoài ra, kiểm tra trình tự, thủ tục 24 cuộc đấu giá quyền sử dụng đất đai các khu đất thuộc 9 đơn vị cấp huyện phát hiện không có trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất; tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất khi chưa ban hành quyết định đấu giá quyền sử dụng đất; không đăng thông báo hoặc đăng thông báo lựa chọn tổ chức đấu giá chưa đảm bảo quy định; không tổ chức bàn giao đất trên thực địa cho các hộ trúng đấu giá, quy định thời hạn nộp tiền sử dụng đất...

Sai phạm điển hình là việc đấu giá quyền sử dụng đất năm 2019 tại dự án Khu quy hoạch trung tâm hành chính và Khu đô thị sinh thái phía Đông thị trấn Chư Sê (huyện Chư Sê).

Theo đó, bà Hồ Thị Hiền trúng đấu giá 107 lô đất (83 tỷ đồng), ông Nguyễn Xuân Ánh trúng đấu giá 44 lô đất (30,1 tỷ đồng), ông Lê Viết Đức trúng đấu giá 54 lô đất (39 tỷ đồng) nhưng nộp tiền trúng đấu giá chậm so với quy định (từ 20 đến 300 ngày).

Theo Thanh tra, UBND huyện Chư Sê thời điểm này đã buông lỏng quản lý, thiếu kiểm tra, phát hiện sai phạm, không hủy kết quả đấu giá và thu hồi tiền cọc (hơn 15,1 tỷ đồng) nộp về ngân sách; cho phép gia hạn thời gian nộp tiền trúng đấu giá sai quy định tại quy chế đấu giá và phương án đấu giá. Tại thời điểm thanh tra, có nhiều lô đất đã được chuyển nhượng cho các hộ gia đình, cá nhân khác.

Để một cá nhân trúng nhiều lô đất

Đặc biệt, theo số liệu báo cáo 9/17 đơn vị cấp huyện thấy hầu hết dự án đấu giá quyền sử dụng đất, có hiện tượng một số người trúng đấu giá hàng trăm lô đất, sau khi trúng đấu giá, đất để hoang hóa, mất mỹ quan, hạ tầng cơ sở xuống cấp, lãng phí nguồn tài nguyên đất.

Cụ thể, tại 24 cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở 9 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai, có 373 lô đất có dấu hiệu bất thường. Trong đó, hàng trăm lô đất trúng đấu giá với giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng giá chuyển nhượng chỉ từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng. Cá biệt, có lô đất trúng đấu giá 4,2 tỷ đồng nhưng lại được chuyển nhượng với giá chỉ 50 triệu đồng.

Cụ thể, tại 24 cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở 9 huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Gia Lai, có 373 lô đất có dấu hiệu bất thường. Trong đó, hàng trăm lô đất trúng đấu giá với giá trị hàng trăm triệu đồng, nhưng giá chuyển nhượng chỉ từ 10 triệu đến dưới 50 triệu đồng. Cá biệt, có lô đất trúng đấu giá 4,2 tỷ đồng nhưng lại được chuyển nhượng với giá chỉ 50 triệu đồng.

Hành vi kê khai giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trúng đấu giá có dấu hiệu kê khai không trung thực (các cơ quan chuyên môn, cơ quan thuế không kịp thời tham mưu, xử lý theo thẩm quyền), gây nguy cơ làm giảm thu ngân sách Nhà nước số tiền thuế, phí do kê khai giá trị chuyển nhượng thấp hơn giá trúng đấu giá của 373 lô đất, chênh lệch giảm 98 tỷ đồng (tổng giá trị trúng đấu giá là 144 tỷ đồng, tổng giá trị kê khai chuyển nhượng 46 tỷ đồng).

Liên quan tới vụ việc này, theo Thanh tra Chính phủ, UBND tỉnh Gia Lai cần chỉ đạo cơ quan thuế và các cơ quan khác rà soát đối với 373 trường hợp trên để xác định tính trung thực, chính xác trong hồ sơ khai thuế của người nộp thuế nhằm chống thất thu thuế. Nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự thì chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng để xử lý theo quy định.

Kiểm tra việc chuyển mục đích sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn 9 huyện, thành phố, thị xã, theo báo cáo của các đơn vị được kiểm tra, năm 2018-2019 có tổng số 2.122 trường hợp không đủ điều kiện tách thửa sau khi chuyển mục đích nhưng được UBND các huyện, thị xã, thành phố cho chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp sang đất ở đô thị là không đúng quy định.

Đáng nói, chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thị xã, thành phố chậm thực hiện thủ tục hành chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 6.159 hồ sơ là vi phạm quy định.

 

XEM XÉT, KỶ LUẬT NHIỀU TỔ CHỨC, ĐẢNG VIÊN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN

Nguyễn Duy Chiến/Tiền Phong

https://znews.vn/xem-xet-ky-luat-nhieu-to-chuc-dang-vien-o-tinh-thai-nguyen-post1492067.html

Trong ngày 16/8, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Tỉnh ủy Thái Nguyên tổ chức họp kỳ thứ 29 xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với Ban Thường vụ Thành ủy Sông Công nhiệm kỳ 2015–2020.

Trên cơ sở xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Sông Công nhiệm kỳ 2015-2020 và các đảng viên có liên quan, UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên nhận thấy: Ban Thường vụ Thành ủy Sông Công nhiệm kỳ 2015-2020 đã thiếu lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát, để UBND thành phố và một số tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong việc tổ chức triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Thắng Lợi kéo dài (giai đoạn II) theo hình thức đầu tư PPP - Hợp đồng BT, Dự án dự kiến hoàn vốn dự án BT và Dự án đầu tư xây dựng công trình đường Thắng Lợi kéo dài,thành phố Sông Công (đầu tư giai đoạn I).

Những vi phạm, khuyết điểm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của tổ chức đảng, chính quyền địa phương, gây dư luận xấu trong cán bộ, đảng viên và nhân dân đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.

Chịu trách nhiệm người đứng đầu đối với những vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về ông Dương Xuân Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Nguyên - nguyên Bí thư Thành ủy Sông Công nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Hoàng Thái Cương - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Sông Công - nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư. Trách nhiệm chính, trách nhiệm trực tiếp về vi phạm thuộc về các ông: Lê Văn Khôi - nguyên Phó Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố Sông Công; Vũ Duy Nghĩa - Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND thành phố; Nguyễn Ngọc Lâm - nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Sông Công; Lưu Trí Vượng - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sông Công; Đào Duy Anh - nguyên Thành ủy viên, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Sông Công; Nguyễn Thị Minh Xuân (Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố Sông Công.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên quyết định thi hành kỷ luật: Cảnh cáo ông Đào Duy Anh; Khiển trách các ông, bà: Vũ Duy Nghĩa, Nguyễn Ngọc Lâm, Lưu Trí Vượng, Nguyễn Thị Minh Xuân.

UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật đối với Ban Thường vụ Thành ủy Sông Công nhiệm kỳ 2015-2020 và ông Dương Xuân Hùng - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Thái Nguyên, nguyên Bí thư Thành ủy Sông Công nhiệm kỳ 2015-2020; ông Hoàng Thái Cương - Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Sông Công nhiệm kỳ 2015-2020 và nhiệm kỳ 2020-2025; ông Lê Văn Khôi - nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Sông Công theo quy định.

UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên yêu cầu Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy Sông Công lãnh đạo, chỉ đạo, khắc phục kịp thời các vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; kiểm điểm, xem xét thi hành kỷ luật các tổ chức đảng, đảng viên theo Kết luận của UBKT Tỉnh ủy.

Cũng tại kỳ họp, UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên xem xét đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Triệu Văn Lũy - Huyện ủy viên, Bí thư Đảng ủy xã Quang Sơn, huyện Đồng Hỷ nhiệm kỳ 2020-2025. UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên nhận thấy: ông Triệu Văn Lũy đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm Luật Phòng, chống bạo lực gia đình, Luật Hôn nhân gia đình; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng và cơ quan, đơn vị công tác, đến mức phải đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật theo quy định.

Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; kiểm tra tài chính đảng đối với Ban Thường vụ Huyện ủy, UBKT Huyện ủy Đồng Hỷ nhiệm kỳ 2020-2025, UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên nhận thấy: Các tổ chức đảng được kiểm tra còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng.

UBKT Tỉnh ủy Thái Nguyên yêu cầu Ban Thường vụ Huyện ủy, UBKT Huyện ủy Đồng Hỷ nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra, báo cáo kết quả về UBKT Tỉnh ủy trong thời gian sắp tới.

 

DOANH NGHIỆP MÓC NGOẶC, CHI TIỀN CHO CÁC CỰU LÃNH ĐẠO TỈNH BẮC NINH

T. Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/doanh-nghiep-moc-ngoac-chi-tien-cho-cac-cuu-lanh-dao-tinh-bac-ninh-post1492228.html

Để được tham gia đấu thầu, trúng thầu, ký hợp đồng cung cấp thiết bị cho những gói thầu y tế tại tỉnh Bắc Ninh, các doanh nghiệp sẵn sàng mạnh tay chi cho nhiều cựu lãnh đạo tỉnh này.

Theo kết luận điều tra, ông Đặng Tiên Phong (Chủ tịch HĐQT, kiêm TGĐ Công ty CP Sông Hồng, qua đời năm 2021) có mối quan hệ quen biết với ông Trần Văn Tuynh (cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Công trình xây dựng Y tế), do trước đó ông Phong từng tham gia đấu thầu và trúng thầu một số gói thầu tại tỉnh Bắc Ninh.

Khoảng giữa năm 2013, ông Phong đến gặp ông Tuynh đặt vấn đề: Ông Phong có nhiều mối quan hệ thân thiết, sẽ tìm cách tác động các bộ, ngành trung ương để xin được nguồn vốn bổ sung từ trái phiếu Chính phủ cho địa phương, trong đó có lĩnh vực y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.

Đổi lại, khi nguồn vốn trái phiếu Chính phủ được phê duyệt, lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh và ban quản lý dự án do ông Tuynh làm giám đốc sẽ cho Công ty của ông Phong được tham gia đấu thầu, trúng thầu và ký hợp đồng thực hiện những gói thầu thiết bị y tế tại 6 dự án bệnh viện đa khoa các huyện Quế Võ, Yên Phong, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài.

Để xin được nguồn vốn từ trung ương, ông Phong chi cho ngoại giao khoảng 10 tỷ đồng (tương ứng khoảng 8% tổng giá trị thực tế thanh toán trước thuế của các gói thầu theo những dự án đã được phê duyệt). Trong đó, chi phí ngoại giao cho các lãnh đạo tỉnh khoảng 4 tỷ đồng, chi % ngoài hợp đồng cho ông Tuynh và nhiều lãnh đạo tỉnh, sở, ngành liên quan khoảng 6 tỷ đồng.

Khoảng 1 tháng sau, ông Tuynh dẫn ông Lã Tuấn Hưng, Phó TGĐ thay mặt ông Phong đến gặp bị can Nguyễn Hạnh Chung (Giám đốc Sở Y tế) để báo cáo.

Sau đó, cả 3 người đến trụ sở UBND tỉnh để báo cáo ông Nguyễn Nhân Chiến (khi đó là Chủ tịch UBND tỉnh), xin chủ trương chỉ đạo về việc ông Phong đứng ra quan hệ với lãnh đạo các bộ, ngành trung ương xin cấp nguồn vốn, kinh phí bổ sung theo đề nghị của UBND tỉnh.

Đổi lại, tỉnh cho phép công ty của ông Phong được tham gia đấu thầu, trúng thầu, ký hợp đồng cung cấp thiết bị cho các gói thầu y tế được phân bổ vốn. Sau khi nghe ông Tuynh báo cáo, ông Chiến gật đầu đồng ý.

Đến tháng 8/2013, ông Nguyễn Tử Quỳnh (khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh) ký văn bản trình Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT, Bộ Y tế về việc đề nghị cấp vốn cho các dự án đầu tư xây dựng của ngành y tế tỉnh Bắc Ninh từ nguồn vốn bổ sung, trong đó có 6 dự án bệnh viện đa khoa huyện.

Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn “tham gia cuộc chơi”

Trong khi đó, vào cuối năm 2013, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn vốn quê Bắc Ninh nên có mối quan hệ quen biết với ông Tuynh. Bà Nhàn gọi điện cho ông Tuynh để đặt vấn đề sẽ tác động lên các bộ, ngành ở trung ương để xin phê duyệt nguồn vốn bổ sung cho các dự án về y tế tại Bắc Ninh.

Bà Nhàn cũng đề nghị, sau khi xin được vốn, phía tỉnh cho Công ty AIC được tham gia đấu thầu và trúng thầu cung cấp thiết bị y tế cho cả 6 gói thầu tại 6 bệnh viện. Khi đó, ông Tuynh bảo bà Nhàn đến gặp các lãnh đạo tỉnh xin ý kiến vì những gói thầu này đã có kế hoạch triển khai và nhà thầu khác đã đăng ký thực hiện.

Sau đó, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn trao đổi lại và cho biết, bà đã gặp để báo cáo và được ông Chiến, ông Quỳnh đồng ý cho Công ty AIC được tham gia các gói thầu. Cuối cùng, phía bà Nhàn và ông Phong chia nhau mỗi bên trúng và thực hiện 3 gói thầu.

 

CỰU CỤC TRƯỞNG ĐĂNG KIỂM BẬT KHÓC TRƯỚC TÒA

Thanh Phương/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/cuu-cuc-truong-dang-kiem-bat-khoc-truoc-toa-post1492224.html

Được nói lời sau cùng trước khi tòa nghị án, cựu Cục trưởng Đăng kiểm Trần Kỳ Hình bật khóc bày tỏ, nếu có trách nhiệm hơn thì sẽ không ai mắc sai lầm như vậy.

Hôm nay (17/8), phiên xét xử 254 bị cáo liên quan các sai phạm tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm ở TPHCM, Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, bước vào phần nghị án.

Trước khi tòa nghị án, các bị cáo được nói lời sau cùng.

Không kìm được nước mắt, bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, giai đoạn từ tháng 1/2014-7/2021) trình bày rằng trong thời gian làm tại Cục Đăng kiểm đã đặt hết tâm huyết để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Tuy nhiên, những năm cuối làm việc, bị cáo không giữ được mình nên đã phạm tội “Nhận hối lộ” và “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” như VKS đã truy tố.

“Được tòa án xét xử công bằng, tôi đã nhận thức rõ hơn về những lỗi lầm của mình. Tôi vô cùng tiếc nuối cho những năm tháng đã đóng góp cho ngành. Bản án sắp tới sẽ là bản án cuối đời, để tôi ngẫm nghĩ về những gì đã xảy ra. Tôi đã nhận thức rõ, ăn năn hối cải và vận động gia đình khắc phục toàn bộ hậu quả gây ra” - bị cáo Hình trình bày.

Bên cạnh đó, bị cáo cũng gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, gia đình và đặc biệt là Bộ Giao thông vận tải đã tin tưởng giao trọng trách cho mình.

“Tôi cúi đầu xin lỗi toàn thể nhân viên các thế hệ ngành đăng kiểm Việt Nam đã tin tưởng tôi” - bị cáo này nghẹn giọng nói.

Trước hành vi sai phạm của mình và thuộc cấp, ông Hình tỏ ra tiếc nuối: “Tôi rất tiếc cho nguồn nhân lực dồi dào của ngành đăng kiểm. Mặc dù về hưu đã 3 năm, nhưng tôi cảm thấy có phần trách nhiệm đối với các bị cáo tại phiên tòa ngày hôm nay.

Nếu tôi có trách nhiệm hơn thì sẽ không ai mắc sai lầm như vậy. Đến cuối đời, tôi không biết liệu mình có thể vượt qua được sự cắn rứt lương tâm hay không. Án tù có thể dài nhưng án lương tâm còn đau đớn hơn”.

Bị cáo Hình cũng xin HĐXX xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bản thân và các bị cáo nguyên là thuộc cấp của mình.

“Cục Đăng kiểm là nơi có nguồn nhân lực chất lượng cao, được đào tạo lâu năm. Trong khi tình hình thiếu đăng kiểm viên vẫn còn xảy ra, tôi mong HĐXX khoan hồng cho tất cả các bị cáo, để họ có thể sớm trở về và tiếp tục tham gia ngành, làm lại cuộc đời".

Cũng bày tỏ sự ân hận, bị cáo Đặng Việt Hà (cựu Cục trưởng Cục Đăng Kiểm Việt Nam, giai đoạn từ 8/2021-12/2022) gửi lời xin lỗi tới Đảng, Nhà nước, Bộ Giao thông Vận tải, toàn bộ cán bộ nhân viên Cục Đăng kiểm và mong HĐXX xem xét giảm nhẹ cho bị cáo và các đồng phạm.

Bị cáo Nguyễn Vũ Hải (cựu Phó cục trưởng Cục Đăng kiểm) trình bày bản thân nhận thức được sai phạm của mình đã gây ảnh hưởng tới uy tín, danh dự của Cục Đăng kiểm.

“Với lỗi lầm này, bị cáo sẽ phải day dứt trong suốt phần đời còn lại, gây nên nỗi đau cho con cháu khi trong lý lịch có ghi là cha ông đã phạm tội. Bị cáo gửi lời xin lỗi tới gia đình, Cục Đăng kiểm” - bị cáo Hải nói.

Trước đó, trong phần đối đáp lại, đại diện VKS đã bất ngờ thay đổi mức đề nghị án đối với một số bị cáo. Trong đó, bị cáo Đặng Việt Hà được đề nghị giảm từ 20 năm tù xuống 18-19 năm về tội “Nhận hối lộ”; 41 bị cáo khác cũng được VKS đề nghị giảm từ 1-3 năm tù. Đặc biệt, 10 bị cáo được xem xét thay đổi mức đề nghị từ án tù giam sang án treo.

 

 

No comments:

Post a Comment