Wednesday, August 28, 2024

Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Công an: Cần truy tố 1 cựu bí thư tỉnh, 1 cựu thứ trưởng nhận hối lộ trong vụ Xuyên Việt Oil

Ban tranh cử của Harris bác bỏ tuyên bố của Trump về thỏa thuận tắt micro trong cuộc tranh luận ngày 10/9

Ông Trump đối mặt với cáo trạng mới trong vụ án đảo ngược kết quả bầu cử

Mỹ nói sẽ bảo vệ Israel nếu Iran tấn công

Công an: Cần truy tố 1 cựu bí thư tỉnh, 1 cựu thứ trưởng nhận hối lộ trong vụ Xuyên Việt Oil

Báo cáo viên LHQ gửi đơn đến tòa Thái Lan liên quan vụ án của ông Y Quynh Bdap

Thành phố Hồ Chí Minh chính thức công bố dịch sởi

Việt Nam, Úc tổ chức Đối thoại Chiến lược Ngoại giao - Quốc phòng

Mỹ và Việt Nam tổ chức đối thoại chính trị-an ninh-quốc phòng lần thứ 13 ở Hà Nội

Ban tranh cử của Harris bác bỏ tuyên bố của Trump về thỏa thuận tắt micro trong cuộc tranh luận ngày 10/9

Công tố viên đặc biệt thúc tòa phúc thẩm khôi phục việc truy tố ông Trump về vụ hồ sơ mậ

Trung Quốc hội đàm với trợ lý hàng đầu của Biden trong ngày thứ nhì về Đài Loan, fentanyl

Ukraine tuyên bố kiểm soát một vùng rộng lớn ở khu vực Kursk của Nga

Israel tiếp tục chiến đấu chống Hamas ở Gaza trong khi không gian cho các gia đình phải di dời bị thu hẹp

RFA

Dân biểu Đức nhận bảo trợ cho tù nhân lương tâm Đặng Đình Bách

Nhà báo Nguyễn Vũ Bình sẽ bị đưa ra xét xử sơ thẩm vào ngày 10/9

Sau khi bị chỉ trích trên mạng xã hội, Đại học Fulbright được Bộ Ngoại giao ca ngợi

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác quốc phòng-an ninh với Việt Nam

Việt Nam thúc đẩy việc thực hiện Hiệp định mua bán than từ Lào

Đấu tố ca sĩ hát dưới cờ vàng - đợt thanh lọc XHCN toàn diện

Thứ trưởng Mỹ phụ trách nhân quyền đến Việt Nam, Văn bút Hoa Kỳ kêu gọi quan tâm tới TNLT

Ông Tô Lâm đi Mỹ: đâu là trọng tâm của chuyến thăm?

Việt Nam muốn Úc tiếp tục cung cấp vốn ODA, tạo điều kiện cho sinh viên du học

Tòa Hà Nội trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung vụ cựu Cục phó Văn phòng Quốc hội lừa 1,8 triệu USD

Hòa Bình: khởi tố nhiều cán bộ huyện, xã liên quan sai phạm tại dự án hồ chứa nước Cánh Tạng

Bắt phó chánh văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị vì chèn link quảng cáo vào trang web cơ quan

Nhà sàn mái đỏ tường xanh

Những tín hiệu đáng chú ý về Tô Đại tướng

Ngân hàng Thế giới dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,1% năm 2024, cảnh báo nợ xấu

Ninh Thuận kỷ luật đảng viên vì các sai phạm trong các dự án điện gió và điện mặt trời

Việt Nam sẽ có Chủ tịch nước mới vào tháng 10

Hà Tĩnh: Facebooker Phan Đình Sang bị kết án sáu năm tù

Một người dân ở Tuyên Quang bị tuyên án tù vì phát livestream chỉ trích chính quyền địa phương

 

BBC

Bãi cạn Sa Bin: Điểm nóng tranh chấp mới giữa Trung Quốc và Philippines

Donald Trump: cáo trạng mới thay đổi như thế nào?

Ukraine: Nga không kích lớn nhất từ trước tới nay

Trung Quốc chi hơn 15 tỷ USD cho tập trận ở Thái Bình Dương trong năm 2023

Ông Trump gặp cộng đồng người Việt ở Virginia: 'Họ yêu mến tôi và tôi cũng yên mến họ'

Chiến tranh giữa Hezbollah và Israel có thể bùng phát?

Chân dung ba tân phó thủ tướng

Black Myth: Wukong bị chỉ trích khi yêu cầu người chơi không bàn luận nhiều vấn đề

Quốc hội họp bất thường: ghế chủ tịch nước của ông Tô Lâm sẽ như thế nào?

Chính phủ Việt Nam: Hai bộ trưởng mới là ai?

Quốc hội họp bất thường: những ứng viên phó thủ tướng

Cải cách Ruộng đất, lịch sử đẫm máu trong sự hờ hững hiện đại

Việt Nam

Người di cư Việt Nam kẹt ở sân bay Brazil trong tình trạng báo động

Vì sao ngày càng nhiều phụ nữ Việt ngại kết hôn, sinh con?

Quốc hội họp bất thường: chính phủ biến động như thế nào?

Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì 'chuyện cờ vàng'

Tam giác Phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam: ngọn lửa dân tộc chủ nghĩa chống Việt Nam

Quốc hội Việt Nam họp bất thường về nhân sự: bầu ai, miễn nhiệm ai?

'Không phải ngày nào bạn cũng gặp được một trẻ mồ côi người Việt như mình'

Người Việt trong nhóm xin tị nạn hàng đầu ở Brazil, vì sao?

Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954, những đoạn sử buồn nước Việt

Điểm đáng chú ý trong chỉ đạo của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm về công tác nhân sự Đại hội 14

‘Việt Nam, Việt Nam’: Người phụ nữ liên tục hét khi được giải cứu

Đất hiếm Việt Nam: Bao giờ phá vỡ thế độc tôn của Trung Quốc?

 

RFI

TT Ukraina sẽ thông báo với lãnh đạo Mỹ về kế hoạch buộc Nga chấm dứt chiến tranh

AIEA cảnh báo rủi ro tại nhà máy điện hạt nhân của Nga do chiến sự tại Kursk

Pháp : Tư pháp chuẩn bị quyết định số phận tiếp theo của ông chủ Telegram

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Nga không kích dồn dập Ukraina trong đêm thứ hai liên tiếp

Tokyo lên án máy bay quân sự Trung Quốc xâm phạm không phận Nhật Bản

Pháp: Tổng thống Macron loại trừ khả năng lập một chính phủ cánh tả

Kinh tế Trung Quốc đình đốn, một thách thức cho ngành công nghiệp hạng sang của Pháp

 Paralympic : Thế Vận Hội dành cho người khuyết tật và những dấu mốc lịch sử

Vụ bắt chủ nhân mạng Telegram: Điện Kremlin rúng động, người chống Putin lo ngại

Lần đầu tiên cố vấn an ninh của tổng thống Mỹ công du Trung Quốc từ năm 2016

Canada thông báo đánh thuế 100% đối với ô tô điện Trung Quốc

Venezuela : Lần đầu tiên một thành viên Hội đồng Bầu cử Quốc gia nghi vấn kết quả bầu tổng thống

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc báo động về mực nước biển dâng cao ở Thái Bình Dương

Kiev tố cáo Belarus triển khai quân tại biên giới với Ukraina

Biển Đông: Philippines lên án Trung Quốc về những hành động "bất hợp pháp"

Mỹ : Ban vận động tranh cử của Kamala Harris huy động được 540 triệu đô la trong vòng một tháng

Chống tham nhũng và độc quyền công nghệ Trung Quốc: Hai hạn chế đối với khai thác đất hiếm Việt Nam

 Quốc Hội Việt Nam họp bất thường phê chuẩn 3 phó thủ tướng mới

 

( AFP ) : Kiev muốn thượng đỉnh về hòa bình Ukraina được tổ chức ở một nước phương Nam. Phủ tổng thống Ukraina hôm nay, 27/08/2024, bày tỏ mong muốn này, sau thượng đỉnh đầu tiên được tổ chức ở Thụy Sĩ vào tháng 6 mà không có sự tham dự của Nga cũng như của Trung Quốc. Về phần tổng thống Vladimir Putin, ông đã nhiều lần tuyên bố chỉ ngưng bắn và hòa đàm với Ukraina nếu Kiev từ bỏ các vùng mà Nga đã sáp nhập, những điều kiện mà Ukraina và các đồng minh phương Tây không chấp nhận.

(AFP) - Canada siết chặt quy định tiếp nhận lao động nước ngoài thời vụ. Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm 26/08/2024 thông báo sẽ hạn chế việc cấp visa cho lao động nước ngoài làm những việc tạm thời, ngắn hạn, lương thấp, ưu tiên tạo việc làm cho người Canada. Theo quy định mới, những thành phố có tỷ lệ thất nghiệp hơn 6%, không được cấp visa cho loại lao động này.

(AFP) - Thủ tướng Đức « hứa » đẩy nhanh trục xuất di dân nhập cư bất hợp pháp. Tuyên bố của thủ tướng Olaf Scholz được đưa ra hôm 26/08/2024, vài hôm sau vau vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở Solingen gây ra nhiều tranh cãi chính trị gay gắt tại Đức về chính sách nhập cư và an ninh, khi các kỳ bầu cử địa phương đang đến gần.

(AFP) - Sau chuyến công du Ukraina, thủ tướng Ấn Độ điện đàm với tổng thống Mỹ và nhắc lại mong muốn về « hòa bình và ổn định ». Thông cáo hôm 26/08/2024 của bộ Ngoại Giao Ấn Độ tái khẳng định thủ tướng Modi ủng hộ hoàn toàn giải pháp đối thoại và ngoại giao để nhanh chóng lập lại hòa hình và ổn định cho Ukraina. Theo thông cáo của Nhà Trắng, tổng thống Biden hoan nghênh chuyến đi lịch sử của thủ tướng Ấn Độ Modi.

(AFP) - Tranh cử TT Mỹ : Donald Trump nhắm vào đối thủ Kamala Harris về chiến dịch rút quân Mỹ khỏi Afghanistan. Nhân kỷ niệm 3 năm vụ 13 lính Mỹ thiệt mạng trong một vụ khủng bố tại sân bay Kabul, ông Trump đã gợi lại chiến dịch rút quân Mỹ khỏi Afghanistan, xem đó là « nỗi hổ thẹn do Kamala Harris và Joe Biden gây ra » Chính quyền Biden vẫn thường bị chỉ trích về đợt rút quân khỏi Kabul hồi năm 2021. Trong thông cáo, ban vận động tranh cử của Donald Trump khẳng định, chính bà Kamala Harris đã thú nhận giữ vai trò then chốt trong chiến dịch « thảm họa » rút quân Mỹ khỏi Afghanistan. 

(AFP) – Liên Hiệp Quốc tạm ngừng toàn bộ ‘‘các hoạt động nhân đạo’’ tại Gaza. Kể từ hôm qua, 26/08/2024, lần đầu tiên, toàn bộ các hoạt động nhân đạo của Liên Hiệp Quốc tại Gaza bị đình chỉ, kể từ đầu chiến dịch quân sự của Israel tại Gaza. Quyết định được đưa ra sau khi Israel áp dụng lệnh sơ tán ở một thành phố miền trung Gaza, nơi đa số nhân viên và phương tiện của Liên Hiệp Quốc tập trung về, khi họ rời khỏi thành phố miền nam Rafah, cách nay ít tháng.

(AFP) – Úc : Nhiệt độ lên đến 41,6°C, kỉ lục vào mùa đông. Trung tâm Khí tượng Úc hôm qua, 26/08/20243, ghi nhận : tại căn cứ quân sự Yampi Sound, ở một khu vực ven biển tây bắc đất nước, vào lúc hơn 15h, giờ địa phương, nhiệt độ vượt 0,4°C so với mức kỷ lục trước đó là 41,2°C (được ghi nhận tại West Roebuck), được ghi nhận hồi 2020. Tháng 8 là tháng cuối cùng của mùa đông tại Úc. Theo người phát ngôn của Trung tâm Khí tượng Úc, đây là nhiệt độ kỉ lục trên toàn nước Úc trong mùa đông.

(AFP) – Mỹ trao giải thưởng đến 2,5 triệu euro cho ai giúp bắt giữ một tin tặc người Belarus. Hôm qua, 26/08/2024, bộ Ngoại Giao Mỹ thông báo mức thưởng như trên để thu thập thông tin nhằm bắt giữ công dân Belarus Volodymyr Kadariya, 38 tuổi, bị truy nã từ năm ngoái. Cùng với công dân song tịch Belarus-Ukraina, Maksim Silnikau, cũng 38 tuổi (đã bị dẫn độ sang Mỹ), nghi phạm nói trên bị cáo buộc xâm nhập hàng triệu máy tính, với phần mềm Angler, cho phép giới tội phạm kiểm soát máy tính từ xa.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ TƯ 28.08.2024

1/ VN MUỐN GIA TĂNG MUA THAN ĐÁ CỦA LÀO

Nhà cầm quyền Việt Nam đang xúc tiến thực hiện hiệp định mua bán than đá với Lào.

Bộ công thương cho biết vào sáng ngày 27/8, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì buổi làm việc với các tổng công ty trong lãnh vực năng lượng và khoáng sản về việc hợp tác mua bán than đá với Lào.

Hiệp định mua bán than đá giữa Lào và Việt Nam nhằm mục đích bảo đảm nguồn cung cấp than đá ổn định cho Việt Nam, trong lúc nhiệt điện chạy bằng than đá vẫn chiếm đến hơn 40% tổng sản lượng điện cả nước.

Theo quyết định kế hoạch sản xuất điện lực năm 2024 của bộ công thương, các nhà máy nhiệt điện cần cung cấp hơn 74 triệu tấn than đá cho sản xuất điện. Theo đó thì ngoài nguồn cung trong nước, Việt Nam dự trù nhập cảng 26 triệu tấn than đá.

Theo số liệu thống kê, tổng nhập cảng than đá của Việt Nam vào năm ngoái đạt hơn 51 triệu tấn, tương đương hơn 7 tỷ Mỹ kim. Hiện nước Úc là nước cung cấp than đá nhiều nhất cho Việt Nam với sản lượng gần 20 triệu tấn, tiếp theo là Indonesia và Nga.

Dù Lào có trữ lượng than lớn nhưng việc nhập cảng than từ Lào vào Việt Nam hiện gặp khó khăn do vấn đề ở biên giới hai nước như thiếu kho chứa, hạ tầng giao thông hạn chế dẫn đến chi phí vận chuyển cao khiến giá than từ Lào không cạnh tranh bằng các nước khác.

Theo báo Tuổi Trẻ, hiện nay khối lượng than đá nhập cảng từ Lào vào Việt Nam rất lớn, cao điểm lên tới 12 ngàn tấn mỗi ngày, với khoảng 500 xe tải qua lại. Tiềm năng nhập cảng than đá giữa Lào và Việt Nam được đánh giá là rất lớn, có thể đạt đến 500 triệu tấn trong vòng 50 năm tới.

RFA

2/ NGA KHÔNG KÍCH DỒN DẬP UKRAINE TRONG ĐÊM THỨ HAI VỪA QUA

Vào hôm 26/8 là đêm thứ hai liên tiếp Ukraine hứng chịu các cuộc không kích ồ ạt của Nga, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng.

Theo không quân Ukraine, phía Nga đã bắn tổng cộng 10 phi đạn các loại và 81 drone do Iran sản xuất. Thủ đô Kiev cho biết đã bắn hạ được 5 phi đạn và 60 drone của Nga. 

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thông báo trong đợt không kích vào đêm 26/8 đã có 4 người chết và 16 người bị thương. Ông cáo buộc Moscow đã cố tình nhắm vào “thường dân và các cơ sở hạ tầng”.

Vào đêm Chủ nhật rạng sáng thứ Hai 26/8, Nga đã không kích ồ ạt bằng phi đạn và drone, nhắm vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine, khiến ít nhất 4 người chết và buộc chính quyền phải cắt điện.

Vào sáng sớm, lực lượng phòng không ở thủ đô Kiev cảnh báo là các oanh tạc cơ của Nga cùng với các drone đang bay về hướng Ukraine. Báo động phòng không vẫn có hiệu lực tại phần lớn lãnh thổ Ukraine. 

Trong khi đó, vào hôm qua tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã đến nhà máy điện hạt nhân của Nga ở vùng Kursk giáp biên giới Ukraine để thẩm định tình hình. Trong lúc đó quân Ukraine khẳng định đang tiếp tục đà tiến tại vùng này. Moscow vẫn cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân nếu lực lượng Kiev tấn công vào nhà máy điện nguyên tử Kursk, chỉ cách biên giới Ukraine khoảng 60 cây số.

Cũng tại lãnh thổ Nga, thống đốc vùng biên giới Belgorod hôm nay vừa cho biết đã nhận được những thông tin về việc quân Ukraine toan đột kích vào vùng này. Tuy nhiên bộ quốc phòng Nga khẳng định tình hình tại đây vẫn "nằm dưới sự kiểm soát" của họ. 

RFI

VNThoibao

 

VNTB – Dân số đang già hóa vì dân không chịu đẻ con

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 28/08/2024

Trung Quốc đóng cửa hàng loạt trường mầm non vì tỷ lệ sinh giảm

 

Báo Tiếng Dân

 

“Sự gần gũi của người Đông Đức với Nga là bá láp”26/08/2024

 

Thuy My

 

Phó Đức An - Tại sao Belarus và Iran lại gửi điện mừng tới Ukraine?

Phúc Lai - Chế độ Putox đang trong cơn giãy chết

Linh Lê - Putin đang cố che giấu sự hoảng loạn

Trương Nhân Tuấn - Nhân ngày Độc lập 2 tháng Chín: Cờ vàng hay cờ đỏ ?

Lê Xuân Nghĩa - Tình bằng hữu!

Ngô Nhân Dụng - Dân Phần Lan sống hạnh phúc

Hoàng Dũng - Phi hành đoàn

Hoàng Dũng - Phi hành đoàn

Võ Khánh Tuyên - Được ai mừng đó!

Lê Xuân Nghĩa - Trung Quốc lại giãy đành đạch

Mai Bá Kiếm - Quân tử nhứt ngôn là quân tử dạ

Bùi Chí Vinh - Cái vẫy tay của Đức Giáo Hoàng

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Nền dân chủ đang thực sự thoái trào? 28/08/2024

Nhà tù là những nơi đang ủ bệnh Lao tại Việt Nam 28/08/2024

Chế độ Putin đang trong cơn giãy chết 28/08/2024

Lính Nga và lính Ukraine 28/08/2024

Tuy hai mà một 27/08/2024

Diễn từ lễ Độc Lập sáng ngời hào khí chính nghĩa của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy 27/08/2024

Một bài viết có phản hồi của bạn đọc: Hợp Lòng Dân sẽ được Lòng Dân 27/08/2024

Mấy thắc mắc nhỏ xin hỏi Bộ Giáo dục 26/08/2024

Hàng loạt nghệ sĩ Việt bị công kích vì ‘chuyện cờ vàng’ 26/08/2024

“Trục ma quỷ” đã bị thổi phồng quá mức 26/08/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

VỤ XUYÊN VIỆT OIL: NHỮNG CHIẾC ĐỒNG HỒ PATEK PHILIPPE XA XỈ ĐƯỢC HỐI LỘ CHO AI?
Hoàng An - Minh Đức

https://tienphong.vn/vu-xuyen-viet-oil-nhung-chiec-dong-ho-patek-philippe-xa-xi-duoc-hoi-lo-cho-ai-post1667613.tpo

TPO - Để các loại hồ sơ của công ty được thông suốt, bà chủ Công ty Xuyên Việt Oil đã hối lộ cho các bị can tiền mặt, bộ gậy đánh golf, ô tô hạng sang, 5 chiếc đồng hồ Patek Philippe có giá trị vài chục nghìn USD đến hơn 400 nghìn USD/chiếc.

Cuộc "ngã giá" tại khách sạn
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án xảy ra tại Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil và một số cơ quan, tổ chức. Đồng thời, chuyển hồ sơ sang Viện KSND Tối cao (Vụ 1) đề nghị truy tố 15 bị can về 4 nhóm tội “Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”.

Kết luận điều tra cáo buộc, quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, bị can Mai Thị Hồng Hạnh (Chủ tịch Công ty Xuyên Việt Oil) có vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiền thuế bảo vệ môi trường vào ngân sách Nhà nước, gây thiệt hại 1.463 tỷ đồng.

Để che giấu sai phạm, Hạnh cùng thuộc cấp tại Xuyên Việt Oil hối lộ nhiều cựu quan chức. Trong đó, nhóm Hạnh hối lộ bị can Nguyễn Lộc An (nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công thương) để doanh nghiệp được cấp Giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu.

Cụ thể, ngày 22/8/2016, Xuyên Việt Oil được Bộ Công thương cấp Giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu xăng dầu, có hiệu lực đến 22/8/2021.

Sắp hết thời hạn, Xuyên Việt Oil không đủ điều kiện được cấp thêm giấy phép nên Hạnh tìm cách hối Nguyễn Lộc An, để được “giúp đỡ”.

Theo đó, tháng 3/2016, Hạnh gặp An tại khách sạn Victory (Quận 3, TPHCM). Tại đây, do thấy Việt Oil còn thiếu một số điều kiện để được cấp phép, An đồng ý giúp Hạnh và cho biết "chi phí" phải theo mặt bằng chung từ 5 - 7 tỷ đồng.

Ông An đã yêu cầu Hạnh phải hợp thức hoá các điều kiện cấp phép còn thiếu, nộp hồ sơ đề nghị cấp phép vào bộ phận một cửa của Bộ Công thương để An xử lý. Lần gặp đầu tiên này, Hạnh đưa cho An 50 triệu đồng.

Đến tháng 5/2016, tại Nhà khách Bộ Công thương phía Nam (Quận 1, TPHCM) Nguyễn Lộc An lần thứ hai gặp gỡ, nhận 100 triệu đồng.

Tháng 8/2016, Đoàn kiểm tra của Bộ Công thương do Nguyễn Lộc An làm Trưởng đoàn, đến làm việc tại trụ sở Công ty Xuyên Việt Oil kiểm tra thực tế điều kiện cấp phép kinh doanh xăng dầu, An đã nhận thêm 250 triệu đồng.

Ngày 19/8/2016, Nguyễn Lộc An ký công văn kèm theo phiếu trình giải quyết công việc gửi bị can Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công thương) báo cáo kết quả kiểm tra thực tế điều kiện cấp phép. Trong đó, đề xuất ký ban hành Giấy phép cho Xuyên Việt Oil vì doanh nghiệp đáp ứng điều kiện theo quy định.

Theo cơ quan điều tra, trên cơ sở đề xuất của Nguyễn Lộc An, ông Đỗ Thắng Hải ký ban hành Giấy phép kinh doanh cho Xuyên Việt Oil, có giá trị hết ngày 22/8/2026.

Hối lộ đồng hồ xa xỉ

Sau khi Công ty Xuyên Việt Oil được cấp phép, Hạnh mời An đến nhà ăn tối và đưa chiếc đồng hồ hiệu Patek Philippe. Ông An khai đã bán đồng hồ này với giá 23.000 USD.

Như vậy, căn cứ tài liệu thu thập, lời khai của các bị can, người liên quan xác định, trong việc xin cấp Giấy phép kinh doanh xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil, Mai Thị Hồng Hạnh đưa hối lộ ông Nguyễn Lộc An, 400 triệu đồng tiền mặt và 1 đồng hồ trị giá 23.000 USD (tương đương 521 triệu đồng).

Ngoài ông An, 7 bị can khác cũng bị truy tố tội "Nhận hối lộ", song duy nhất ông Lê Đức Thọ (cựu Bí thư Tỉnh ủy Bến tre) được Hạnh biếu vật chất có giá trị lớn gồm: 1 đồng hồ Patek Philippe Plus, trị giá 421.000 USD; 1 bộ gậy golf nhãn hiệu Honma, trị giá 1,1 tỷ đồng; 1 xe sang hiệu Mercedes S450 Luxury, trị giá 6,7 tỷ đồng và hơn 1 triệu USD mặt.

Tại kết luận điều tra cũng cho thấy, trong các dịp sinh nhật, chúc mừng ông Thọ nhận chức, bị can Hạnh còn biếu tặng ông Thọ 3 chiếc đồng hồ nhãn hiệu Patek Philippe với tổng giá trị hơn 355.000 USD.

 

HOA HẬU PHƯƠNG LÊ CHÍNH THỨC BỊ XỬ PHẠT VỤ CHẾ LỜI QUỐC CA

Minh Châu

https://www.congluan.vn/hoa-hau-phuong-le-chinh-thuc-bi-xu-phat-vu-che-loi-quoc-ca-post309549.html

(CLO) Hoa hậu Phương Lê bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chế lời Quốc ca và "chia sẻ thông tin không phù hợp thuần phong mỹ tục dân tộc" trên mạng xã hội.

Ngày 27/8, Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) TP HCM phối hợp cùng Phòng An ninh chính trị nội bộ (PA03) Công an TP HCM, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố đã mời bà Lê Thị Hậu Phương (Hoa hậu Quý bà Phương Lê) đến làm việc về hoạt động cung cấp thông tin trên các tài khoản mạng xã hội.

Qua buổi làm việc, các cơ quan chức năng đã xem xét các yếu tố về mục đích, động cơ, nội dung, nhận thức về sai phạm và thái độ của bà Lê Thị Hậu Phương và thống nhất quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với bà về hành vi xuyên tạc tác phẩm, gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả quy định tại khoản 2, Điều 10 Nghị định 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan.

Ngoài việc xử phạt hành vi trên, Sở TT&TT TPHCM còn xử phạt bà Phương về hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin không phù hợp với thuần phong, mỹ tục của dân tộc quy định tại điểm b, khoản 1, Điều 101 Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 3/2/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.

Sở TT&TT cũng lưu ý nếu bà Lê Thị Hậu Phương tái phạm hoặc tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính thì Sở TT&TT sẽ phối hợp với công an TP HCM và các cơ quan chức năng xem xét xử lý tình tiết tăng nặng theo quy định.

Trước đó, ngày 14/8, bà Lê Thị Hậu Phương tổ chức livestream trên các tài khoản mạng xã hội. Trong buổi livestream, bà đã có hành vi sửa lời Quốc ca (bài Tiến quân ca) trên mạng xã hội.

Trong buổi làm việc, bà Phương trình bày là trong hoàn cảnh thường xuyên bị các antifan công kích, bà đã có hành động bộc phát tại thời điểm đang livestream chứ không có suy nghĩ hoặc có ý định từ trước đối với hành vi này. Nhận thấy việc này là không phù hợp, bà đã gỡ bỏ video và có bài viết xin lỗi vào ngày 16/8.

"Trước tiên cho Phương Lê được gửi lời xin lỗi đến mọi người nếu câu nói của tôi đã gây ra hiểu lầm, làm phiền lòng và gây khó chịu.

Từ bao lâu nay, tôi cũng như mỗi người dân Việt Nam đều tự hào và xúc động khi cất tiếng hát bài Quốc ca thiêng liêng, cũng như ý thức việc thay đổi, sửa lời bài hát là hành động không thể chấp nhận", cô giải thích.

 

CUỘC CHIA TIỀN HỐI LỘ CỦA XUYÊN VIỆT OIL TRONG PHÒNG LÀM VIỆC

Bùi Trang

https://plo.vn/cuoc-chia-tien-hoi-lo-cua-xuyen-viet-oil-trong-phong-lam-viec-post807268.html

(PLO)- Tại phòng làm việc ở Bộ Công Thương, ông Trần Duy Đông và ông Hoàng Anh Tuấn, vụ trưởng và vụ phó Vụ Thị trường trong nước chia nhau 250.000 USD vừa nhận hối lộ từ Công ty Xuyên Việt Oil.

Cơ quan An ninh điều tra (Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 15 bị can trong vụ án Xuyên Việt Oil về các tội đưa, nhận hối lộ, vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Theo kết luận điều tra, quá trình điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu tại Xuyên Việt Oil, bị can Mai Thị Hồng Hạnh có vi phạm trong việc quản lý, sử dụng Quỹ Bình ổn xăng dầu (BOG) và nhiệm vụ thu hộ, chuyển nộp tiền Thuế bảo vệ môi trường vào Ngân sách nhà nước, gây thiệt hại tổng cộng 1.463 tỉ đồng.

Số tiền này, bà Hạnh dùng để mua bất động sản, cho bạn bè vay mượn, chi tiêu cá nhân, đưa hối lộ cho một số cá nhân tại Bộ Công thương, Bộ Tài chính, tỉnh Bến Tre…

Do nhận tiền của bà Hạnh, ông Trần Duy Đông, cựu Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước thuộc Bộ Công Thương và ông Hoàng Anh Tuấn, cựu Vụ phó bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ.

Theo kết quả điều tra, từ tháng 8-2017 đến 6-2023, ông Trần Duy Đông là Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước, có thẩm quyền chỉ đạo, quản lý chung mọi lĩnh vực công tác; lãnh đạo, quản lý, điều hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc quản lý, điều hành hoạt động của Vụ.

Giữa tháng 6-2021, ông Trần Duy Đông được Hoàng Anh Tuấn (cựu Vụ phó Vụ Thị trường trong nước) báo cáo việc bà Mai Thị Hồng Hạnh (Giám đốc kiêm Chủ tịch HĐTV Công ty Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) nhờ giúp đỡ cấp lại giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu cho Công ty Xuyên Việt Oil.

Ông Tuấn cũng nói về việc ông Đỗ Thắng Hải (cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương) có chỉ đạo nhanh chóng giải quyết hồ sơ xin cấp phép của doanh nghiệp này.

Ngày 30-9-2021, theo chỉ đạo của bà Hạnh, ông Nguyễn Văn Thắng (nguyên Phó Giám đốc Chi nhánh Hà Nội Công ty Xuyên Việt Oil) mang tiền đến trụ sở Bộ Công thương.

Đến khu vực làm việc của Vụ Thị trường trong nước, ông Thắng được Hoàng Anh Tuấn đưa vào phòng làm việc của ông Đông.

Sau khi ông Thắng ra về, tại phòng làm việc của mình, ông Trần Duy Đông và ông Hoàng Anh Tuấn chia số tiền hối lộ 250.000 USD (tương đương hơn 5,6 tỉ đồng) thành 2 phần. Trong đó, ông Trần Duy Đông giữ lại 120.000 USD (tương đương hơn 2,7 tỉ đồng), đưa cho ông Tuấn 130.000 USD (tương đương hơn 2,9 tỉ đồng).

Ngày 19-11-2021, trên cơ sở đề xuất của ông Hoàng Anh Tuấn, cựu Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đã ký cấp giấy phép số 55, ngày 19-11-2021 cho Công ty Xuyên Việt Oil.

Kết luận điều tra cho rằng, ông Trần Duy Đông đã nhận hối lộ tổng số tiền 250.000 USD của bà Mai Thị Hồng Hạnh. Nhưng số tiền mà ông Đông chiếm hưởng là 120.000 USD.

Còn ông Hoàng Anh Tuấn được Xuyên Việt Oil đưa tiền thêm 2 lần khác, tổng cộng 15.000 USD. CQĐT kết luận ông Tuấn nhận hối lộ 265.000 USD, số tiền chiếm hưởng là 145.000 USD.

Quá trình điều tra, ông Trần Duy Đông tự nguyện nộp lại số tiền 120.000 USD để khắc phục hậu quả, ông Hoàng Anh Tuấn nộp lại số tiền 105.000 USD.

 

ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT NGUYÊN BÍ THƯ THÀNH ỦY HÒA BÌNH
Minh Đức

https://tienphong.vn/de-nghi-ky-luat-nguyen-bi-thu-thanh-uy-hoa-binh-post1667625.tpo

TPO - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình đã thống nhất đề nghị tổ chức Đảng có thẩm quyền thi hành kỷ luật đối với nguyên Bí thư Thành ủy Hòa Bình Ngô Ngọc Đức. Ông Đức đã bị Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an bắt về hành vi “Đánh bạc”.

Mới đây, Văn phòng Tỉnh ủy Hoà Bình đã ban hành Thông báo số 2275 kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về việc xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật Đảng đối với đảng viên.

Cụ thể, ngày 22/8, tại TP Hòa Bình đã diễn ra hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình. Sau khi nghe Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình trình bày Tờ trình số 129, ngày 22/8/2024 về việc báo cáo đề nghị thi hành kỷ luật đối với ông Ngô Ngọc Đức, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TP Hòa Bình, đảng viên sinh hoạt tại Chi bộ Công ty cổ phần Thăng Long Hòa Bình, Đảng bộ thành phố Hòa Bình; ý kiến của đại biểu dự hội nghị và kết quả bỏ phiếu thi hành kỷ luật Đảng đối với đảng viên, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh thống nhất giao:

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Hòa Bình tiếp thu ý kiến Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, hoàn thiện đầy đủ các văn bản, hồ sơ, tài liệu liên quan. Đồng thời, tiếp tục tham mưu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh báo cáo Ủy ban Kiểm tra Trung ương xem xét, đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền quyết định thi hành kỷ luật Đảng đối với đảng viên Ngô Ngọc Đức, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND thành phố Hòa Bình theo quy định.

Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy kịp thời thông tin cho báo chí về kết quả xem xét, đề nghị thi hành kỷ luật Đảng đối với đảng viên theo quy định.

Trước đó, ngày 7/8, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã có thông báo về việc bắt bị can để tạm giam đối với ông Ngô Ngọc Đức (SN 1974), nơi thường trú, phường Phương Lâm, TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình, quê quán huyện Mỹ Đức, TP Hà Nội, có trình độ chuyên môn Đại học, chuyên ngành Xây dựng cầu đường; cử nhân Chính trị, chuyên ngành Tổ chức.

Ông Ngô Ngọc Đức đã có hành vi "Đánh bạc" trái phép tại Khách sạn Pullman, Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội, phạm vào khoản 2, Điều 321 Bộ luật Hình sự.

Trước khi bị bắt về tội “Đánh bạc”, ngày 12/4/2023, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hòa Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình đã họp và thống nhất để ông Ngô Ngọc Đức thôi giữ các chức vụ: Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hòa Bình, Ủy viên Ban Thường vụ Thành uỷ Hoà Bình và chức danh Bí thư Thành ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025; chức vụ Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình nhiệm kỳ 2020-2025 theo nguyện vọng cá nhân.

 

'KHÓ THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VỚI TƯ DUY QUẢN LÝ VỐN CÔNG'

Lê Tuyết

https://vnexpress.net/kho-thu-hut-dau-tu-nuoc-ngoai-voi-tu-duy-quan-ly-von-cong-4786418.html

Khó thu hút nguồn lực xã hội nếu tư duy quản lý như tài chính công, chi một đồng phải báo cáo sẽ không doanh nghiệp nào muốn tham gia, theo Phó chủ tịch TP HCM.

Nội dung được Phó chủ tịch UBND TP HCM Võ Văn Hoan nêu tại phiên họp Ban chỉ đạo triển khai Nghị quyết 98 chiều 27/8, khi đề cập những rào cản khi thu hút nhà đầu tư chiến lược, huy động vốn cho dự án trên địa bàn.

Nghị quyết 98 về thí điểm 44 cơ chế, chính sách đặc thù cho TP HCM. Sau một năm, nhiều chính sách đi vào cuộc sống, tạo được sự đồng thuận cao trong xã hội như hỗ trợ cho vay giảm nghèo, tăng thu nhập cho cán bộ, công chức, người lao động; thành lập sở an toàn thực phẩm; lãnh đạo huyện, xã đông dân...

Tuy nhiên, nhiều chính sách vẫn còn chậm, đặc biệt các chính sách về huy động nguồn lực giúp thành phố phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh như: chính sách thí điểm TOD (mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông), ưu tiên thu hút nhà đầu tư chiến lược...

Theo ông Hoan, các chính sách chỉ mới khâu đầu tiên, chưa khơi gợi thu hút được các giá trị cụ thể. "Các giải pháp đưa ra là để kêu gọi nhà đầu tư nước ngoài, tư nhân nhưng cơ chế chính sách lại quản lý theo kiểu đầu tư công thì doanh nghiệp không tham gia được", ông Hoan nói và dẫn ví dụ bệnh viện tự chủ tài chính, vốn công chỉ một đồng, 99 đồng của tư nhân nhưng cách quản lý 100 đồng đó theo kiểu công. Bệnh viện tự chủ hết, tạo ra giá trị, chăm lo đời sống cho nhân viên nhưng muốn nâng cấp, sửa chữa, thêm biên chế một phó giám đốc cũng phải xin ý kiến như vốn đầu tư công.

Phó chủ tịch TP HCM cho hay khi xây dựng các chính sách kêu gọi nhà đầu tư nên để doanh nghiệp tham gia ngay từ đầu. Ví dụ TP HCM muốn làm một cây cầu nên mời doanh nghiệp tham gia từ khi lên ý tưởng, thiết kế... để có được sản phẩm tốt nhất, phù hợp với khả năng đầu tư sẽ hiệu quả hơn là thành phố có sẵn mọi thứ chỉ thiếu vốn rồi mời gọi.

Một ví dụ khác được lãnh đạo UBND thành phố đưa ra là gói kích cầu cơ chế quản lý vẫn không khác gì 10-15 năm trước khi chính sách mới ra đời. Hàng tháng, hàng quý, hàng năm doanh nghiệp phải báo cáo, đặt yêu cầu, bổ sung thêm thì mới làm còn không báo cáo, không bổ sung thì không làm.

"Bị quản lý như thế thì sắp tới cũng chẳng có dự án nào tham gia, nghe nói kích cầu nhưng doanh nghiệp không ai muốn kích", ông Hoan nói.

TS Trương Minh Huy Vũ, Viện trưởng Nghiên cứu phát triển TP HCM, cho rằng tốc độ điều chỉnh, thay đổi cơ chế thu hút nhà đầu tư chiến lược chậm thì doanh nghiệp sẽ đi hết. Đặc biệt, trong bối cảnh các nước đang có nhiều chính sách thu hút các doanh nghiệp đến đặt nhà máy.

Ông Vũ nêu nước Đức hỗ trợ 5 tỷ USD và EU miễn trừ các quy tắc về trợ cấp nhà nước để thu hút "gã khổng lồ" sản xuất chip TSMC đến từ Đài Loan (Trung Quốc). Việc này giúp mở nhà máy chuyên làm chất bán dẫn cho ngành công nghiệp ôtô đang trong quá trình chuyển đổi sang sản xuất xe điện.

"Các chính sách phải được điều chỉnh nhanh để thu hút được nhà đầu tư trong cuộc cạnh tranh này", ông Vũ nói. Theo ông, trong bối cảnh bộ máy của TP HCM đang quá tải và dự án mới theo cơ chế đặc thù lại khó sẽ là thách thức. Do đó, việc có một "bộ máy chuyên trách 98" cho các vấn đề mới, sáng tạo, huy động được chuyên gia, tư vấn sẽ giúp thành phố thuận lợi hơn.

Tại cuộc họp, Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi cho rằng Nghị quyết 98 được kỳ vọng mở ra cơ chế để thành phố huy động được nguồn lực và tăng cường phân cấp phân quyền, tăng tính chủ động, song "cả hai việc này đều chưa đạt được kết quả như mong muốn".

Hiện, thành phố tập trung xin cơ chế làm các dự án BT, BOT, PPP. Thời gian qua dự án PPP (đối tác công tư) trong lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao đã thông qua các tiêu chí, danh mục đầu tư. Tổng vốn kêu gọi các dự án này khoảng một tỷ USD nhưng đến giờ gần như chưa triển khai được dự án nào hoàn thiện. Lý do là các sở chuyên ngành và các địa phương còn chậm.

Một vướng mắc nữa được ông Mãi nêu ra là xác định danh mục, lĩnh vực ưu đãi cho nhà đầu tư chiến lược. Trước khi TP HCM trình HĐND thành phố thông qua danh mục phải tham khảo và có sự đồng thuận của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Để tháo gỡ và thu hút nguồn lực xã hội, nhà đầu tư chiến lược vào các dự án, người đứng đầu chính quyền thành phố nói với các dự án BT và BOT, PPP đã có danh mục, cơ bản hoàn thiện nghiên cứu tiền khả thi. Trong tháng 9, thành phố sẽ mở hội nghị tiếp xúc nhà đầu tư và chuẩn bị các bước đầu tư sau đó.
Thành phố đặt mục tiêu ngay trong quý này sẽ gỡ được vướng mắc để có thể thu hút nhà đầu tư cho Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Khu công nghệ cao...

Theo ông Mãi, một vài doanh nghiệp FDI hoạt động trong ngành điện tử đang muốn mở rộng đầu tư ở thành phố với giá trị vài tỷ USD nếu có chính sách phù hợp. Do đó, thành phố đang tích cực vận dụng Nghị quyết 98, tạo các chính sách đặc thù thu hút nhà đầu tư chiến lược để hấp dẫn họ.

Về lĩnh vực khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, TP HCM dự kiến sẽ trình HĐND thành phố miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho các trường hợp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.

 

THÔNG TIN VỀ VỤ BẮT PHÓ CHÁNH VĂN PHÒNG CHÈN LINK QUẢNG CÁO THU TIỀN

Hoài Văn/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/thong-tin-ve-vu-bat-pho-chanh-van-phong-chen-link-quang-cao-thu-tien-post1494270.html

Trong thời gian làm Giám đốc Trung tâm tin học trực thuộc UBND Quảng Trị, Lê Châu Long ký hợp đồng với một công ty ở Quảng Nam, thỏa thuận chèn đường link vào website của Cổng TTĐT Quảng Trị.

Ngoài ra, ông Lê Châu Long chỉ đạo cho cán bộ dưới quyền xâm nhập vào các trang, cổng Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của các đơn vị để chèn đường link trái phép nhằm thu lợi bất chính.

Công an tỉnh Quảng Nam bắt tạm giam 2 bị can trong đường dây “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” và “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”, trong đó có ông Lê Châu Long - Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh Quảng Trị.

Liên quan vụ việc, chiều 27/8, lãnh đạo Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam thông tin lý do bắt bị can này.

Theo đó, từ năm 2016 đến năm 2021, ông Lê Châu Long làm Giám đốc Trung tâm tin học trực thuộc UBND tỉnh Quảng Trị, được giao thẩm quyền quản trị Cổng thông tin điện tử (TTĐT) của UBND tỉnh Quảng Trị.

Trong quá trình thực hiện quản lý, ông Long ký hợp đồng với một công ty ở tỉnh Quảng Nam, thỏa thuận chèn đường link vào website của Cổng TTĐT tỉnh Quảng Trị với số tiền 50.000-150.000 đồng/link tùy thời gian đăng, mức độ uy tín của trang và tùy nội dung quảng cáo. Thực hiện theo hợp đồng, công ty trên đã trả cho ông Long 300 triệu đồng.

Ngoài ra, ông Long thỏa thuận riêng với lãnh đạo công ty ở Quảng Nam và một số đối tượng ở Quảng Nam, nhận đặt hàng đăng các link quảng cáo trái phép. Cụ thể, lợi dụng là đơn vị được các tổ chức chính trị xã hội, các sở ban ngành thuê thiết kế các trang web nên biết được mật khẩu, ông Long chỉ đạo cho cán bộ dưới quyền xâm nhập vào các trang, cổng TTĐT của các đơn vị để chèn đường link trái phép. Các đường link này dẫn đến các trang quảng cáo, các website khác. Từ thỏa thuận trên, ông Long được các đối tác trả tiền công trên 86 triệu đồng.

Như Tiền phong thông tin Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố 7 bị can, bắt tạm giam 2 bị can trong đường dây “Đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông” và “Xâm nhập trái phép vào mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác”.

Từ năm 2019 đến năm 2024, các bị can đã lợi dụng việc được giao quản trị các website trang/cổng thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, trường học, tổ chức chính trị - xã hội; sử dụng trái phép quyền quản trị các website được thuê thiết kế, để chèn các link quảng cáo vào các website tên miền “.gov.vn” của các cơ quan Nhà nước, các website tên miền “.edu.vn” của trường học để thu tiền quảng cáo trái phép.

Việc chèn trái phép link quảng cáo dưới tên miền của các cơ quan Nhà nước, trường học ... đã khiến một số người dân bị nhầm lẫn, từ đó họ vô tình làm lộ thông tin cá nhân hoặc bị chiếm đoạt các tài khoản mạng xã hội, tài khoản ngân hàng và bị các đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Nguy hiểm hơn, các link quảng cáo này chuyển hướng đến các trang cá độ, đánh bạc, quảng cáo cờ bạc trái phép trên mạng… Điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, xã hội, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh mạng, an toàn thông tin, gia tăng tội phạm về cá độ, đánh bạc trực tuyến, mại dâm…

Vụ án đang được điều tra mở rộng.

 

GIÁM ĐỐC Ở ĐỒNG NAI 'NỔ' QUEN LÃNH ĐẠO CẤP CAO, LỪA ĐẢO HÀNG TỶ ĐỒNG

Hoàng Anh- ĐN/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/giam-doc-o-dong-nai-no-quen-lanh-dao-cap-cao-lua-dao-hang-ty-dong-post1494267.html

Đỗ Thị Thu Trang "nổ" có mối quan hệ với các lãnh đạo cấp cao và đang triển khai các dự án tại Đồng Nai nhằm lừa tiền của nhiều người để tiêu xài cá nhân.

Ngày 27/8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai cho biết vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi ở và làm việc của Đỗ Thị Thu Trang (37 tuổi, ngụ xã Đại Phước, huyện Nhơn Trạch) để điều tra về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Trang là giám đốc Công ty CP đầu tư thiết kế và xây dựng thương mại địa ốc Dolla Land.

Theo kết quả điều tra, Trang tự quảng bá mình có mối quan hệ thân thiết với các lãnh đạo cấp cao và đang triển khai nhiều dự án khu dân cư, điện năng lượng mặt trời tại Đồng Nai.

Với thủ đoạn trên, Trang đã lừa đảo, nhận góp vốn số tiền hàng tỷ đồng của nhiều người để sử dụng vào mục đích cá nhân.

Hiện tại, công an tỉnh mở rộng điều tra, đồng thời thông báo các nạn nhân hoặc những người liên quan đến vụ án liên hệ với Phòng Cảnh sát kinh tế (1034 Nguyễn Ái Quốc, KP1, phường Trảng Dài, TP Biên Hoà) để trình báo.

 

ÔNG LÊ ĐỨC THỌ NHẬN HƠN 1 TRIỆU USD ĐỂ GIÚP GÌ CHO XUYÊN VIỆT OIL?
Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/ong-le-duc-tho-nhan-hon-1-trieu-usd-de-giup-gi-cho-xuyen-viet-oil-20240828025859122.htm

Ông Lê Đức Thọ khi giữ các chức vụ chủ tịch VietinBank và bí thư tỉnh Bến Tre đã nhiều lần tác động giúp Xuyên Việt Oil được vay cả ngàn tỉ. Đổi lại ông Thọ cũng nhiều lần được “lại quả” số tiền lên đến hơn 1 triệu USD, xe ô tô, đồng hồ tiền tỉ...

Bản kết luận điều tra vụ án Xuyên Việt Oil vừa được Cơ quan an ninh điều tra Bộ Công an ban hành cho thấy nữ giám đốc doanh nghiệp này có mối quan hệ "đặc biệt" với ông Lê Đức Thọ trong nhiều năm từ khi ông làm chủ tịch VietinBank và cả suốt thời gian ông làm bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Trong hơn 4 năm, ông Lê Đức Thọ đã hai lần nhận hối lộ, nhiều lần nhận quà, mỗi lần vài trăm ngàn USD từ nữ giám đốc Xuyên Việt Oil. 

Đa số những lần ông Thọ nhận tiền diễn ra tại trụ sở của VietinBank hoặc nhà khách Tỉnh ủy Bến Tre. 

Trong vụ án này, ông Thọ bị cáo buộc nhận hối lộ số tiền lớn nhất, nhận tiền "lại quả" nhiều nhất và nhận quà có giá trị lớn nhất.

Ngoài ra, ông Lê Đức Thọ còn nhiều lần được bà Mai Thị Hồng Hạnh (giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng thành viên Công ty TNHH Thương mại vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil) gửi tặng tiền, quà chúc mừng sinh nhật, chúc mừng ông về làm bí thư Tỉnh ủy Bến Tre

Ông Lê Đức Thọ hai lần nhận hối lộ 600.000 USD khi làm chủ tịch VietinBank

Theo kết luận, Mai Thị Hồng Hạnh bắt đầu mối quan hệ quen biết với ông Lê Đức Thọ từ đầu năm 2018 khi Công ty Xuyên Việt Oil có quan hệ tín dụng với VietinBank chi nhánh TP.HCM. Tháng 10 cùng năm, ông Thọ được bổ nhiệm làm chủ tịch HĐQT ngân hàng này.

Ông Lê Đức Thọ là người có thẩm quyền thay mặt HĐQT ngân hàng phê duyệt cấp giới hạn tín dụng trên 3.000 tỉ đồng cho các khách hàng.

Cơ quan an ninh cáo buộc bà Hạnh đã hai lần đưa hối lộ cho ông Lê Đức Thọ tổng số tiền 600.000 USD để được cựu chủ tịch VietinBank giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi trong việc cấp giới hạn tín dụng, kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng cho Xuyên Việt Oil.

Lần thứ nhất, đầu tháng 1-2019, bà Hạnh cùng cấp phó của mình là Nguyễn Thị Như Phương đến gặp ông Lê Đức Thọ tại trụ sở VietinBank. 

Trong cuộc gặp này bà Hạnh đã xin ông Thọ hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ để công ty được ngân hàng cấp giới hạn tín dụng 7.000 tỉ đồng.

Ông Thọ nhận lời và đề nghị nữ giám đốc Xuyên Việt Oil cung cấp đầy đủ hồ sơ để xem xét giải quyết. 

Kết thúc cuộc gặp, bà Hạnh đưa cho ông Lê Đức Thọ 100.000 USD, kết luận nêu.

Hơn ba tháng sau, ông Thọ thay mặt HĐQT VietinBank ký nghị quyết phê duyệt cấp giới hạn tín dụng 7.000 tỉ đồng đối với Công ty Xuyên Việt Oil.

Theo kết luận, đầu năm 2019 ông Vũ Trung Thành được bổ nhiệm làm giám đốc VietinBank chi nhánh Chương Dương. Ông Thành đã tiếp cận và đề nghị bà Hạnh nối lại quan hệ tín dụng với chi nhánh ngân hàng này.

Khi được bà Hạnh hỏi cần gặp ai ở VietinBank để xin hỗ trợ giải quyết cấp tín dụng năm 2020 - 2021 cho Xuyên Việt Oil thì Thành tư vấn nên gặp nhờ ông Lê Đức Thọ giúp đỡ.

Để chuẩn bị tiền đưa cho ông Thọ, bà Hạnh đã chỉ đạo cấp phó chuyển 21 tỉ cho Vũ Trung Thành nhờ mua giúp 900.000 USD. 

Thành đã liên hệ với Nguyễn Như Nguyện (chủ tịch Công ty CP thương mại Quanh Anh Hà Trung) để mua 900.000 USD, kết luận điều tra nêu.

Khi được Mai Thị Hồng Hạnh hỏi, ông Vũ Trung Thành tư vấn chỉ nên đưa cho ông Thọ từ 200.000 - 300.000 USD. Bà Hạnh sau đó tự quyết định sẽ đưa cho cựu chủ tịch VietinBank 500.000 USD.

Khi đến trụ sở ngân hàng gặp ông Lê Đức Thọ, bà Hạnh xin được hỗ trợ, tạo điều kiện giúp đỡ để VietinBank cấp giới hạn tín dụng năm 2020-2021 cho Xuyên Việt Oil là 5.000 tỉ. 

Sau khi được ông Thọ đồng ý, bà Hạnh đã đưa cho chủ tịch VietinBank 500.000 USD, theo kết luận điều tra.

Tuy nhiên sau đó do chưa cung cấp đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp giới hạn tín dụng nên bà Hạnh tiếp tục gặp và đề nghị ông Thọ cho kéo dài thời gian duy trì giới hạn tín dụng.

Tháng 5-2020, ông Thọ đã ký ban hành nghị quyết phê duyệt kéo dài giới hạn tín dụng 5.000 tỉ đối với Xuyên Việt Oil.

Theo kết luận điều tra, ngoài nhận hối lộ 600.000 USD trên, trong thời gian làm tổng giám đốc và chủ tịch VietinBank, ông Lê Đức Thọ còn nhiều lần được bà Hạnh gửi tặng tiền với "mục đích làm quen, tạo mối quan hệ", tặng quà sinh nhật hoặc lễ Tết gồm 470.000 USD và 1 đồng hồ Patek Philippe trị giá hơn 1,1 tỉ.

Nhận quà là xe Mercedes gần 7 tỉ, bộ gậy golf hơn 1 tỉ

Mối quan hệ của nữ giám đốc Xuyên Việt Oil với ông Lê Đức Thọ tiếp tục kéo dài khi ông được điều động phân công, giữ chức vụ bí thư Tỉnh ủy Bến Tre từ tháng 7-2021.

Theo kết luận, để nâng cao uy tín bản thân, ông Thọ đã nhiều lần gặp đề nghị bà Hạnh thành lập chi nhánh hoặc công ty con của Xuyên Việt Oil tại tỉnh Bến Tre để nộp thuế tăng nguồn thu ngân sách cho tỉnh.

Ông Lê Đức Thọ hứa sẽ tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ cho bà Hạnh được thực hiện các dự án bất động sản, cảng biển, du lịch tại tỉnh Bến Tre, kết luận nêu.

Từ đề nghị trên, bà Hạnh thành lập Công ty CP Việt Oil tại Bến Tre và đề nghị ông Thọ hỗ trợ, tạo điều kiện được vay vốn. 

Ông Thọ đã nhiều lần gặp, gọi điện cho giám đốc VietinBank chi nhánh Bến Tre liên hệ bà Hạnh tìm hiểu nhu cầu vay vốn và hỗ trợ giải quyết nhanh thủ tục.

Sau đó VietinBank chi nhánh Bến Tre đã có tờ trình đề xuất tổng giám đốc ngân hàng này phê duyệt cấp giới hạn tín dụng 400 tỉ cho công ty của bà Hạnh. 

Ban đầu ngân hàng này không phê duyệt vì phía công ty không đáp ứng được yêu cầu tỉ lệ tài sản đảm bảo và tài sản tín chấp.

Khi được báo cáo tình hình trên, ông Lê Đức Thọ tiếp tục yêu cầu giám đốc VietinBank chi nhánh Bến Tre lập hồ sơ trình hội sở phê duyệt cấp giới hạn tín dụng theo yêu cầu của bà Hạnh.

Ngày 1-3-2022, VietinBank đã phê duyệt cấp tín dụng đối với Công ty Việt Oil 400 tỉ đồng.

Theo kết luận, trong thời gian được ông Lê Đức Thọ giúp đỡ như trên, bà Hạnh đã ba lần đưa tiền và quà giá trị lớn cho cựu bí thư Tỉnh ủy Bến Tre.

Lấn thứ nhất, vào đầu năm 2022, bà Hạnh tặng ông Thọ một bộ gậy golf nhãn hiệu Honma trị giá 1,1 tỉ và một đồng hồ Patek Philippe Plus trị giá 421.000 USD.

Tiếp đó, cuối tháng 3-2022, tại nhà khách Tỉnh ủy Bến Tre, bà Hạnh đưa cho ông Thọ số tiền 200.000 USD. Hai tháng sau, bà Hạnh tiếp tục mua tặng ông Lê Đức Thọ một ô tô Mercedes Ben - S450 Luxury tổng trị giá 6,7 tỉ đồng.

Với hành vi trên, ông Thọ bị cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Ông Lê Đức Thọ khai gửi 440.000 USD ở nhà em trai

Theo kết luận, với tổng số tiền hơn 1 triệu USD nhận từ bà Hạnh, ông Lê Đức Thọ khai đã gửi 440.000 USD tại nhà em trai của mình. Số tiền còn lại ông Thọ đã sử dụng để chi tiêu cá nhân.

Em trai ông Thọ đã tự nguyện giao nộp số tiền này cho Cơ quan an ninh điều tra.

Về số tiền 400.000 USD và 300 triệu đồng đã nhận từ bà Hạnh (bao gồm khoản được tặng và khoản trục lợi qua việc tác động cho Hạnh vay tiền tại VietinBank chi nhánh Bến Tre), ông Thọ khai đã sử dụng để chi tiêu cá nhân.

Khi cơ quan điều tra khám nhà ông Thọ đã tạm giữ 97 miếng kim loại màu vàng và ra quyết định trưng cầu giám định.

Quá trình điều tra ông Lê Đức Thọ đã tự nguyện nộp 2,2 tỉ đồng và xin sử dụng số tiền đang bị tạm giữ để khắc phục hậu quả.

 

 

No comments:

Post a Comment