Monday, August 12, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 12 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Olympics 2024 sắp bế mạc tại Paris

5 chiến binh thân Iran bị giết trong cuộc không kích ở miền đông Syria

Thủ tướng Đức kêu gọi Israel ký kết thỏa thuận ngừng bắn

TT Zelenskyy: Nga sử dụng tên lửa của Triều Tiên trong cuộc tấn công chết chóc ở ngoại ô Kyiv

Nữ cầu thủ có dòng máu Việt cùng đội Mỹ nhắm đến huy chương vàng Olympic hôm 10/8

Thủ tướng Đức kêu gọi Israel ký kết thỏa thuận ngừng bắn

 

RFA

Báo cáo viên đặc biệt Surya Deva khuyến nghị Việt Nam chú ý đến nhóm người yếu thế

Liệu ông Tô Lâm có thành công hay không?

Bộ Y tế Việt Nam xem xét đề nghị bỏ quy định kỷ luật đảng viên sinh con thứ ba

Việt Nam sẽ tiến hành chiến dịch quảng cáo du lịch và phim ảnh tại Hoa Kỳ

Công an Nghệ An bắt hai người cầm đầu đường dây lừa người sang Khu Tam Giác Vàng

Với Tô Đại tướng, “sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo” ý nghĩa gì?

Thể thao VN - Từ hào quang ở “ao làng” SEA games đến thất bại ở Olympics

Giá sách giáo khoa và câu chuyện quản lý nhà nước

Quân đội Philippines lên án không quân Trung Quốc có hành động “nguy hiểm” ở Biển Đông

VietJet thông báo sẽ nhận 10 máy bay Airbus giữa ồn ào thua kiện với FitzWalter Capital

Quảng Ninh: miễn nhiệm chức vụ chủ tịch HĐND tỉnh với ông Nguyễn Xuân Ký

Cảnh sát biển Việt Nam và Tuần duyên Philippines tiến hành diễn tập đầu tiên ở Biển Đông

TBT Tô Lâm yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, ổn định chính trị, xã hội

Tân Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Nga Putin

Bộ Chính trị kỷ luật Ban thường vụ tỉnh ủy An Giang, do buông lỏng lãnh đạo

Hà Nội, TPHCM đề nghị kiểm định viên quân đội, công an hỗ trợ đăng kiểm

Đà Nẵng xuất hiện hai ổ dịch tả lợn châu Phi

Cà Mau: bắt hai lãnh đạo Chi cục Thuế do gây thất thoát ngân sách hơn 400 triệu đồng

Tuyên tử hình cựu đại uý quân đội cầm đầu đường dây mua bán ma tuý

 

BBC

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 'sắp đi thăm Trung Quốc'

Biển Đông: Trung Quốc áp dụng 'chia để trị', Việt Nam và Philippines nên làm gì?

Việt Nam: Cạnh tranh nội bộ khiến lãnh đạo lơ là trước các thách thức của đất nước?

Nga nói Ukraine đang tiến sâu và 'đe dọa những người dân Nga ôn hòa'

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine tấn công lãnh thổ Nga

Ban tranh cử ông Trump nói mình bị Iran tấn công mạng

Bức thư của Einstein mở ra kỷ nguyên bom nguyên tử như thế nào?

Ukraine xâm nhập lãnh thổ Nga: Moscow ban bố biện pháp 'chống khủng bố'

Việt Nam và Philippines hoàn thành diễn tập chung đầu tiên trên Biển Đông

Cựu Thủ tướng Hun Sen bác bỏ chuyện xa Việt Nam, thân Trung Quốc vì Phù Nam Techo

So sánh sức mạnh quân sự của Iran và Israel

Trung Quốc sắp khai thác mỏ khí đốt 'siêu cạn ở vùng nước siêu sâu' trên Biển Đông

Việt Nam

Người Mỹ gốc Việt: Có muốn về sống ở Việt Nam, thích Cộng hòa hay Dân chủ?

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị đề nghị kỷ luật liên quan siêu dự án Đại Ninh

Tướng công an Vũ Hồng Văn làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Việt Nam có đánh mất cơ hội trong chiến lược ‘Trung Quốc + 1’ do bất ổn chính trị?

Việt Nam và Philippines lần đầu huấn luyện chung trên biển, Trung Quốc phản ứng thế nào?

VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

Động thổ kênh đào Phù Nam Techo: Cú hích mạnh mẽ cho tinh thần dân tộc Campuchia

Quanh việc Miss Grand Việt Nam Võ Lê Quế Anh bị gán mác ‘ba que’

Máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc 'bay gần bờ biển Việt Nam'

Ông Trịnh Văn Quyết lãnh mức án 21 năm tù

Diễn biến trời long đất lở trên chính trường Việt Nam năm 2024

Những người Việt sống bên kênh đào Phù Nam Techo: 'Không biết đi đâu về đâu'

RFI

Thế Vận Hội Paris 2024: Đêm bế mạc đầy màu sắc, tôn vinh thể thao và tình đoàn kết

Nga khẳng định đã chặn được đà tiến của Ukraina ở vùng Kursk

Trung Đông : Pháp, Đức và Anh kêu gọi Iran không tấn công Israel

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Việt Nam : Quyền lực cá nhân tân tổng bí thư không làm thay đổi “ngoại giao cây tre”

 Paris chuyển giao ngọn cờ Thế Vận Hội cho Los Angeles

Philippines kêu gọi Trung Quốc giảm leo thang căng thẳng sau sự cố ở bãi cạn Scarborough

Bầu cử tổng thống Mỹ: Thuyết phục cử tri còn lưỡng lự, thách thức với bộ đôi Kamala Harris – Tim Walz

Hy Lạp : Hỏa hoạn lan rộng khiến hàng ngàn người phải sơ tán

Lần đầu tiên Ukraina thừa nhận chiến dịch đột nhập vùng Koursk của Nga

Hội Đồng Bảo An chuẩn bị họp khẩn về vụ Israel tấn công trường học Gaza khiến gần 100 người chết

Tranh cử TT Mỹ : Kamala Harris dẫn trước Donald Trump trong các cuộc thăm dò ở nhiều bang quan trọng

Lễ bế mạc Thế Vận Hội Paris 2024 diễn ra tại Stade de France, sân vận động lớn nhất nước Pháp

Serbia : Hơn 20.000 người biểu tình phản đối dự án mỏ lithium lớn nhất châu Âu

''Cuộc đua marathon cho tất cả'': Điều bất ngờ kỳ diệu của Thế Vận Hội Paris 2024

Pháp phá kỷ lục huy chương tại Thế Vận Hội Paris 2024

Thế vận hội Paris 2024 : Olympic vẫn là sân chơi quá lớn với thể thao Đông Nam Á

 Tuần duyên Philippines sẽ gởi một tàu đến Việt Nam để tăng cường hợp tác hàng hải

Nga thông báo ‘‘chiến dịch chống khủng bố’’ tại ba vùng giáp biên với Ukraina

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ HAI 12/08/2024

1/ PHI LUẬT TÂN VÀ TRUNG CỘNG LẠI KHẨU CHIẾN VỀ KHÔNG PHẬN

Phi Luật Tân và Trung Cộng đã tố cáo lẫn nhau sau một vụ đối đầu giữa máy bay của họ bên trên vùng biển tranh chấp ở Biển Đông.

Quân đội Phi lên án mạnh mẽ những hành động nguy hiểm và khiêu khích của không quân Trung Cộng, trong khi phía Trung Cộng nói họ hành động một cách chuyên nghiệp và hợp pháp.

Đây là lần đầu tiên Phi phàn nàn về những hành động nguy hiểm của máy bay Trung Cộng, thay vì hải quân hoặc các tàu hải cảnh, kể từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức vào năm 2022.

Hai chiến đấu cơ Trung Cộng đã thực hiện một thao tác nguy hiểm và thả pháo sáng trên đường bay của một máy bay Phi khi đang thực hiện tuần tra định kỳ bên trên bãi cạn Scarborough vào sáng thứ Năm tuần qua. Tư lệnh quân đội Phi, tướng Romeo Brawner, cho biết các hành động này đã gây nguy hiểm cho tính mạng của các nhân viên phi hành Phi.

Tướng Brawner nói thêm là máy bay Trung Cộng đã can thiệp vào các hoạt động hợp pháp và vi phạm luật pháp quốc tế về an toàn hàng không. Tuy nhiên bộ tư lệnh quân khu miền nam Trung Cộng đã bác bỏ cáo buộc này và ngược lại tố cáo máy bay Phi đã bất chấp các cảnh cáo từ phía Trung Cộng.

Cần biết là ngư dân Phi thường xuyên lui tới bãi cạn Scarborough, một trong hai điểm nóng trong cạnh tranh hàng hải lâu năm với Trung Cộng. Đây cũng là đảo mà Trung Cộng chiếm giữ vào năm 2012 và gọi là đảo Hoàng Nham.

Phi Luật Tân vào tháng 5 đã cáo buộc ngư dân Trung Cộng hủy hoại môi trường tại bãi cạn Scarborough bằng việc đánh bắt cá bằng chất xyanua, thu hoạch trai khổng lồ và các sinh vật được bảo vệ khác, cũng như làm đứt gãy các rạn san hô.

VOA

2/ UKRAINE THỪA NHẬN CHIẾN DỊCH ĐỘT NHẬP VÙNG KURSK CỦA NGA

Lần đầu tiên, vào tối thứ Bảy 10/8, Tổng thống Volodymyr Zelensky thừa nhận quân Ukraine đã đột kích vào lãnh thổ Nga, năm ngày sau khi Nga thông báo hàng trăm binh sĩ Ukraine mở đợt tấn công sâu vào vùng Kursk của Nga.

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh ý định “dịch chuyển chiến tranh” sang lãnh thổ Nga. Trong bài phát biểu hàng ngày được đăng tải trên mạng xã hội, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh là Ukraine chứng tỏ có thể thực thi công lý và tạo áp lực cần thiết đối với kẻ xâm lược. 

Ông Zelensky cũng khẳng định đã thảo luận với tổng tư lệnh quân đội Ukraine, tướng Oleksandr Syrsky, về chiến dịch đột kích này.

Mục tiêu thực sự của Kiev trong việc điều quân đột kích vào vùng Kursk của đối phương vẫn được các nhà quan sát quan tâm.

Tướng Pháp Dominique Trinquand, nguyên trưởng phái đoàn quân sự Pháp tại Liên Hiệp Quốc, cho biết là mục tiêu đầu tiên là để phân tán các lực lượng Nga đang giao chiến ở vùng Donestk. Mục tiêu thứ nhì là để chứng minh chiến tranh đang diễn ra ở Nga.

Đây là lần đầu tiên quân đội Ukraine tấn công vùng Kursk, một vùng đất có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng và là mặt trận rất quan trọng trong đệ nhị thế chiến. Nhưng cái tên Kursk cũng nhắc đến chiếc tàu ngầm Nga bị chìm vào năm 2000 khiến chính phủ Nga phải lừa dối về chiếc tàu này.

Về phía Nga, nhà chức trách vùng Kursk vào hôm qua 11/8 thông báo có 13 người bị thương do mảnh vỡ phi đạn của Ukraine rớt xuống một khu nhà ở. Trong khi đó, quân đội Ukraine đã dùng máy bay không người lái để tấn công một giàn khoan và sản xuất khí đốt của Nga ở biển Hắc Hải.

RFI

3/ DO THÁI TẤN CÔNG TRƯỜNG HỌC Ở GAZA KHIẾN 100 NGƯỜI CHẾT

Các nguồn tin ngoại giao của Liên Hiệp Quốc cho biết đang tổ chức một cuộc họp khẩn cấp, sớm nhất là vào sáng mai 13/8, sau cuộc oanh kích đẫm máu của Do Thái vào một trường học ở thành phố Gaza khiến gần 100 người thiệt mạng.

Người đứng đầu cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine kêu gọi ngừng bắn ngay lập tức. Trong khi đó, văn phòng điều phối các vấn đề nhân đạo của Liên Hiệp Quốc lên án Do Thái vì đã thực hiện nhiều cuộc oanh kích vào những địa điểm là nơi ẩn náu của những người Palestine.

Vụ oanh kích của Do Thái vào hôm thứ Bảy 10/8 đã ngay lập tức bị quốc tế lên án gay gắt, kể cả Mỹ, đồng minh lớn nhất của Do Thái. Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết là có quá nhiều thường dân đã thiệt mạng trong vụ này. Bà Harris nhấn mạnh cần thực hiện ngay thỏa thuận ngừng bắn và giải phóng con tin.

Trong khi đó Do Thái thông báo đã tiêu diệt được 19 chiến binh Hamas ẩn náu trong trường học ở thành phố Gaza. Trong bối cảnh bị quốc tế lên án, Do Thái đã mở rộng lệnh di tản đối với người dân ở miền nam dải Gaza, thúc ép hàng chục ngàn người Palestine và những người đang tị nạn phải rời khỏi thành phố dưới làn bom đạn. Quân đội Do Thái cho biết đang tấn công vào những khu vực bị chiến binh Hamas xử dụng.

Cũng trong ngày thứ Bảy, lực lượng Hezbollah ở Li Băng thông báo đã phóng nhiều drone mang chất nổ đến một căn cứ quân sự ở miền bắc Do Thái. Đây là lần đầu tiên họ nhắm đến căn cứ này, để trả đũa vụ Do Thái hôm thứ Sáu đã tiêu diệt một thủ lãnh của Hamas tại miền nam Li Băng.

RFI

4/ BẮC HÀN LẠI THẢ THÊM BONG BÓNG MANG RÁC SANG NAM HÀN

Quân đội Nam Hàn cho biết là Bắc Hàn lại thả các bong bóng mang rác rưởi về phía Nam Hàn. Tham mưu trưởng liên quân Nam Hàn cho biết lá các ngọn gió có thể thổi các bong bóng này đến phía bắc thủ đô Seoul của Nam Hàn.

Tòa thị chính Seoul và chính quyền tỉnh Kyunggi đã đưa ra cảnh báo kêu gọi người dân cảnh giác với các vật thể từ trên trời rơi xuống và báo cáo cho quân đội hoặc cảnh sát nếu họ phát giác bất kỳ quả bong bóng nào. Không có báo cáo ngay lập tức về thương tích hoặc thiệt hại tài sản.

Cần biết là Bắc Hàn trong những tuần qua đã thả hơn 2 ngàn quả bong bóng mang rác như giấy vụn, vải vụn và đầu lọc thuốc lá về phía Nam Hàn, nhằm trả đũa việc các nhà hoạt động dân sự Nam Hàn thả truyền đơn chống Bắc Hàn qua biên giới.

Lần cuối cùng Bắc Hàn thả bong bóng về phía Nam Hàn là vào ngày 24/7. Số rác thải do ít nhất một trong số bong bóng mang theo đã rơi xuống khu dinh thự tổng thống Nam Hàn, làm dấy lên lo ngại về các cơ sở quan trọng của Nam Hàn.

Cơ quan an ninh tổng thống Nam Hàn cho biết là các bong bóng này không chứa vật liệu nguy hiểm và không có ai bị thương.

Đáp lại hành động của Bắc Hàn, Nam Hàn đã kích hoạt các loa phóng thanh trên tiền tuyến để phát các thông điệp tuyên truyền và các bài nhạc K-pop. Các chuyên gia cho rằng Bắc Hàn ghét bỏ những chương trình phát sóng như vậy vì lo ngại nó có thể khiến quân đội và người dân ở tiền tuyến mất tinh thần.

VOA

 

VNThoibao

 

VNTB – Anthony Blinken củng cố di sản của Joe Biden ở châu Á

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

12/08/1776: Tướng Washington dự đoán quân Anh sẽ phong tỏa New York

Thế giới hôm nay: 12/08/2024

Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc

 

Báo Tiếng Dân

Góp ý với nhà báo (Bài 3)10/08/2024

 

Thuy My

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 11.08.2024

Mạnh Kim - Câu chuyện quốc gia, nhìn từ Thế vận hội

Nickie Tran - Người Saigon

Lê Xuân Nghĩa - Năm Không của Nga

Tuấn Khanh - Một số nhận xét của các nhà bình luận về việc Ukraina tiến vào Kursk

Lê Xuân Nghĩa - Từ ngữ mới của Putin

Lưu Nhi Dũ - Khán giả “ngỡ ngàng” khi VTV có bản quyền phát sóng Olympic 2024 những ngày cuối!

Tiểu Vũ - Báo giấy : Hãy để ngày ấy lụi tàn

Trung Dũng - Hút thuốc

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 11.08.2024

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (1)

Nguyễn Đình Bổn - SEA Games cần theo tiêu chuẩn Olympic!

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Ý nghĩa cuộc phản công vào đất Nga của quân đội Ukraine 12/08/2024

Giá sách giáo khoa và câu chuyện quản lý nhà nước 12/08/2024

Máy bay không người lái của Trung Quốc lại bay vào EEZ của Việt Nam 12/08/2024

Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 11/8/2024 12/08/2024

Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 10/8/2024 12/08/2024

Trung Quốc muốn Harris hay Trump trở thành Tổng thống Mỹ? 12/08/2024

Nga đã bỏ cả vốn lẫn lãi vào Ukraina mà không có quản lý rủi ro 11/08/2024

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

ĐỀ XUẤT CÔNG AN ĐƯỢC TRẢ TIỀN ĐỂ MUA TIN VI PHẠM GIAO THÔNG

Tuyến Phan

https://thanhnien.vn/de-xuat-cong-an-duoc-tra-tien-de-mua-tin-vi-pham-giao-thong-185240810225936061.htm

Bộ Công an đang xây dựng dự thảo Nghị định quản lý, sử dụng kinh phí thu từ xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và đấu giá biển số xe.

Cơ quan soạn thảo đề xuất lực lượng công an được sử dụng nguồn kinh phí trên để mua tin phục vụ công tác xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ (TTATGT), mức chi mỗi vụ việc bằng 10% số tiền xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân nhưng không quá 5 triệu đồng. Đồng thời, các cơ quan có thể khen thưởng cho tập thể, cá nhân đã cung cấp thông tin có giá trị giúp bảo đảm TTATGT, mức chi cũng không quá 5 triệu đồng mỗi vụ việc.

Khuyến khích người dân tố giác vi phạm

Lâu nay, việc kêu gọi toàn dân tham gia cung cấp thông tin vi phạm TTATGT được nhiều địa phương, đơn vị thực hiện. Tuy nhiên, cơ chế chi tiền hoặc thưởng cho người cung cấp thông tin ít được sử dụng, nếu có chỉ là số ít.

Ví dụ, cuối tháng 11.2023, UBND các tỉnh Bình Thuận và Đồng Nai lần lượt ban hành kế hoạch phát động phong trào toàn dân tham gia phát hiện, cung cấp các thông tin, hình ảnh vi phạm về TTATGT trên địa bàn. UBND 2 tỉnh đề nghị kịp thời động viên, biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào nêu trên.

Trong khi đó, Công an TP.Hà Nội và công an một số tỉnh, thành cũng công khai trang Zalo, đường dây nóng đề nghị người dân chủ động tích cực cung cấp các thông tin, hình ảnh, video phản ánh các hành vi vi phạm TTATGT. Việc kêu gọi chủ yếu dựa trên tinh thần tự nguyện của người dân, chưa có cơ chế trả tiền hoặc thưởng cho người cung cấp thông tin.

Đề xuất của Bộ Công an vì vậy đang được quan tâm. Đây cũng là lần đầu tiên cơ chế chi tiền để mua tin hoặc thưởng cho người cung cấp thông tin về TTATGT chính thức được đề xuất trong một văn bản quy phạm pháp luật để áp dụng thống nhất trên cả nước.

Theo đại tá Nguyễn Quang Nhật, Trưởng phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông (Cục CSGT), việc tiếp nhận thông tin phản ánh về TTATGT từ người dân hoặc cơ quan báo chí, truyền thông đã và đang thực hiện, được quy định tại các thông tư của Bộ Công an về tuần tra, kiểm soát của lực lượng CSGT, nhưng đều chưa có cơ chế trả tiền để mua tin. Với đề xuất tại dự thảo nghị định, việc này sẽ góp phần động viên, khích lệ người dân hưởng ứng công tác bảo đảm TTATGT, lên án các hành vi vi phạm để lực lượng chức năng kịp thời xử lý.

TS Khương Kim Tạo, nguyên Phó chánh văn phòng Ủy ban ATGT quốc gia, kỳ vọng việc trả tiền để mua tin hoặc thưởng tiền cho người cung cấp thông tin vi phạm TTATGT sẽ giúp người dân "nhiệt tình" tố giác hơn, đồng thời cho thấy sự quan tâm của nhà nước đối với lĩnh vực này.

Thực tế cho thấy, nhiều trường hợp cung cấp thông tin vi phạm TTATGT đòi hỏi phải bỏ thời gian, công sức, thậm chí là trang thiết bị để đảm bảo chất lượng của thông tin. Vì thế, số tiền chi trả hoặc thưởng từ cơ quan chức năng dù không nhiều nhưng cũng là nguồn khích lệ đáng kể đối với họ. "Không phải chúng ta dùng đồng tiền để kêu gọi tố giác, người dân cũng không phải vì đồng tiền mới cung cấp thông tin; mục đích lớn nhất là động viên để người dân tích cực tham gia, qua đó cũng gián tiếp đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục về TTATGT, rất nhiều lợi ích", ông Tạo nói.

Đồng quan điểm, luật sư (LS) Hà Công Tâm, Đoàn LS TP.Hà Nội, cũng cho rằng xưa nay dù không có tiền thì người dân vẫn cung cấp thông tin vi phạm TTATGT; việc trả tiền để mua tin hoặc thưởng tiền nếu có thì ý nghĩa chính là động viên, khích lệ. Theo LS, lực lượng CSGT không phải lúc nào cũng có mặt mọi thời điểm, mọi tuyến đường, nếu đông đảo người dân tham gia vào việc giám sát, cung cấp thông tin thì đây sẽ là một kênh rất hữu ích nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý vi phạm. "Với việc giám sát của người dân, tài xế cũng nâng cao ý thức hơn, bởi lúc nào cũng có "tai mắt" giám sát, nếu vi phạm sẽ bị phát hiện ngay lập tức", LS Tâm nói.

Cơ chế trả tiền, thưởng tiền ra sao?

Bên cạnh sự ủng hộ, nhiều ý kiến băn khoăn về việc cơ chế trả tiền, thưởng tiền cho người cung cấp thông tin vi phạm TTATGT sẽ thực hiện ra sao. TS Khương Kim Tạo kiến nghị cần xây dựng các tiêu chí đối với thông tin cung cấp, chỉ thông tin nào đủ điều kiện thì mới được chi tiền hoặc thưởng.

Ông Tạo lấy ví dụ, với một thông tin do người dân cung cấp, lực lượng CSGT xác minh, xử lý thành công thì người cung cấp tin sẽ được trả tiền theo phần trăm số tiền người vi phạm bị xử phạt. Đồng thời, việc chi tiền cũng nên có "mức sàn" và "mức trần", không thể tịnh tiến không giới hạn theo số tiền xử phạt.

LS Hà Công Tâm thì cho rằng nên có sự chọn lọc đối với thông tin được trả tiền hoặc thưởng, tránh việc áp dụng tràn lan sẽ ảnh hưởng đến ngân sách. Cơ quan chức năng cũng cần tính toán đến khả năng xảy ra tình trạng "đua nhau" ghi hình vi phạm TTATGT, thậm chí tìm mọi cách để có được thông tin nhằm hưởng khoản tiền chi trả, dẫn tới nguy cơ xâm phạm hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác.

Đại tá Nguyễn Quang Nhật cho biết, đề xuất của Bộ Công an mới là dự thảo, cơ quan soạn thảo sẽ ghi nhận ý kiến của người dân, cơ quan, bộ, ngành để có sự tiếp thu, điều chỉnh hợp lý. Trường hợp đề xuất được thông qua, đây sẽ là "bộ khung pháp lý" để thực hiện cơ chế trả tiền mua tin hoặc thưởng tiền cho người cung cấp thông tin vi phạm TTATGT. Bộ Công an sẽ phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan xây dựng thông tư hướng dẫn chi tiết về cơ chế chi trả.

Về nguyên tắc, yêu cầu đối với thông tin cung cấp để được trả tiền hoặc thưởng cũng tương tự với các quy định về tiếp nhận thông tin phản ánh liên quan đến TTATGT đang áp dụng hiện nay. Điển hình như thông tin phải phản ánh khách quan, rõ về thời gian, địa điểm, đối tượng, hành vi vi phạm và còn thời hiệu xử phạt; cơ quan tiếp nhận có thể thực hiện giám định thông tin trong trường hợp cần thiết. Hay như việc tổ chức, cá nhân phải có tên, họ tên, địa chỉ rõ ràng, số điện thoại liên hệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin cung cấp. Cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm bảo mật thông tin của người cung cấp thông tin…

Vẫn theo đại tá Nhật, quy trình tiếp nhận thông tin sẽ được áp dụng tối đa yếu tố công nghệ thông tin. Ngoài việc tiếp nhận qua cổng thông tin điện tử, đường dây nóng hoặc trang Facebook, Zalo… như hiện nay, Bộ Công an dự kiến xây dựng một ứng dụng (app) để thống nhất đầu mối tiếp nhận thông tin trên toàn quốc. Khi người dân gửi thông tin vào app này, cơ quan quản lý sẽ phân công cho công an các tỉnh, huyện theo thẩm quyền và địa bàn, đảm bảo việc tiếp nhận, xử lý diễn ra kịp thời.

 

BẮT KHẨN CẤP 2 ĐỐI TƯỢNG LÀM GIẢ TÀI LIỆU CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Mạnh Thắng

https://tienphong.vn/bat-khan-cap-2-doi-tuong-lam-gia-tai-lieu-co-quan-nha-nuoc-post1662881.tpo

TPO - Khám xét nơi ở của 2 đối tượng, cơ quan chức năng thu giữ nhiều chứng chỉ, bản sao công chứng giả.

Ngày 11/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Long Thành (Đồng Nai) đã bắt khẩn cấp 2 đối tượng là Cao Văn Thái Hương (28 tuổi, quê tỉnh Trà Vinh) và Đồng Thị Kiều (35 tuổi, quê tỉnh Bình Thuận) cùng tạm trú tại ấp Thanh Bình (xã Lộc An, huyện Long Thành) về hành vi làm giả con dấu, tài liệu cơ quan nhà nước. Khám xét nơi ở của hai đối tượng trên, cơ quan điều tra thu giữ 9 chứng chỉ sơ cấp của Trường Cao đẳng Giao thông vận tải Trung ương 1; chứng chỉ huấn luyện kiểm định lao động; 18 bản sao công chứng của Phòng Công chứng quận Hai Bà Trưng (thành phố Hà Nội) cùng nhiều tài liệu, vật chứng liên quan.

Tại cơ quan công an, các đối tượng đã khai nhận hành vi phạm tội. Hiện nay, Công an huyện Long Thành đang tiến hành điều tra, tiếp tục truy bắt các đối tượng liên quan để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

THÔNG TIN MỚI VỤ HƠN 200 CON BÒ SỮA CHẾT BẤT THƯỜNG Ở LÂM ĐỒNG

Dương Hưng

https://tienphong.vn/thong-tin-moi-vu-hon-200-con-bo-sua-chet-bat-thuong-o-lam-dong-post1662879.tpo

TPO - Chiều 11/8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) Phùng Đức Tiến cho biết, việc tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục có ảnh hưởng nhất định đến việc bò sữa bị tiêu chảy dẫn đến chết. Đến thời điểm hiện tại, đã có 209 con bò bị chết sau khi tiêm.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, sau khi xuất hiện tình trạng bò sữa ở Lâm Đồng bị chết hàng loạt, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo cơ quan chuyên môn và tỉnh Lâm Đồng tổ chức rà soát, đánh giá lại các biện pháp khẩn cấp triển khai trước đó áp dụng phác đồ điều trị để sát thực tiễn và có hiệu lực, hiệu quả hơn.

Theo đó, giải pháp quan trọng nhất là đảm bảo an toàn sinh học cho đàn vật nuôi, đồng thời tổ chức phân loại đàn bò theo các cấp độ và sức khỏe của bò để có giải pháp điều trị, chăm sóc phù hợp. Ngoài ra, địa phương phải đảm bảo được vật tư bao gồm dịch truyền, thuốc bổ trợ, kháng sinh, hóa chất đối với từng đối tượng bò.

Đã có phác đồ điều trị

Thứ trưởng Tiến cho biết, tỉnh Lâm Đồng hiện có tổng đàn bò sữa vào khoảng 25.000 con, có năng suất sữa tương đối tốt so với cả nước. Số lượng bò tiêm vắc xin viêm da nổi cục của Công ty NAVETCO là khoảng 9.000 con, số bò bị bệnh sau tiêm khoảng 4.900 con. Trong đó, số bò bị chết tính đến ngày 11/8 là 209 con.

Hiện Bộ NN&PTNT và tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo các đơn vị liên quan tập trung toàn bộ nhân lực, phân công cụ thể, trách nhiệm đến từng cơ quan, đơn vị chuyên môn để triển khai đồng bộ các giải pháp. Đối với vật tư phục vụ chữa trị, ngoài phần có sẵn của tỉnh, sẽ phải huy động thêm từ các chi cục thú y vùng và sự hỗ trợ của các doanh nghiệp,…Tỉnh Lâm Đồng đã có những phân công rất cụ thể, đến từng hộ. "Đến thời điểm này, cơ quan chuyên môn của tỉnh Lâm Đồng đã có phác đồ điều trị phù hợp. Sau khi áp dụng phác đồ điều trị mới đã có những chuyển biến tích cực ban đầu. Điều này sớm góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh tiêu chảy, duy trì đàn bò sữa ở Lâm Đồng", ông Tiến nói.

Đánh giá về việc ảnh hưởng của việc tiêm vắc xin viêm da nổi cục khiến bò bị tiêu chảy dẫn đến chết, Thứ trưởng Tiến cho biết, sau khi làm việc với các đơn vị, với địa phương, ông khẳng định, việc tiêm phòng vắc xin viêm da nổi cục có sự ảnh hưởng nhất định, vì vắc xin tiêm cho 9.000 con thì có 4.900 con bị.

Theo ông Tiến, vắc xin viêm da nổi cục đã được tiêm trên đàn bò ở nhiều địa phương và chủ yếu trên đàn bò vàng, có thể do sức đề kháng của đàn bò vàng tốt hơn nên khả năng miễn dịch rất tốt, trong khi đàn bò sữa lại xảy ra sự cố sau khi tiêm.

Tuy nhiên, để có thể kết luận chính xác nguyên nhân thì phải đợi đến khi có kết quả giải trình tự gen mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng.

"Hiện nay, quá trình xác định nguyên nhân được triển khai song song với phác đồ điều trị đưa ra từ tình hình thực tế. Sau khi có kết quả cụ thể, nếu phác đồ hiện tại chưa sát, sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh. Việc phân tích, đánh giá nguyên nhân phải hết sức khách quan và rõ trách nhiệm của các bên để xử lý. Làm thế nào để bà con chăn nuôi yên tâm, có sự chia sẻ nhất định", Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho hay.

Lãnh đạo Bộ NN&PTNT thông tin thêm, hiện những trường hợp có bò chết sẽ được xác định để hỗ trợ. Bộ NN&PTNT sẽ chỉ đạo một cách triệt để vấn đề này khi nguyên nhân được làm rõ.

 

VỤ BÒ SỮA CHẾT BẤT THƯỜNG Ở LÂM ĐỒNG: HÉ LỘ LIÊN DANH NHÀ THẦU TRÚNG GÓI VẮC XIN

Thái Lâm

https://tienphong.vn/vu-bo-sua-chet-bat-thuong-o-lam-dong-he-lo-lien-danh-nha-thau-trung-goi-vac-xin-post1662680.tpo

TPO - Năm 2024, tỉnh Lâm Đồng chi hơn 13 tỉ đồng mua gói thầu gồm các loại vắc xin và hoá chất để phòng, chống dịch bệnh động vật. Gói thầu được tổ chức theo hình thức đấu thầu rộng rãi, tuy nhiên, thời điểm mở thầu, chỉ có liên danh nhà thầu Navetco - Amavet - IVRD - Vetvaco - Cenpharco tham dự và trúng thầu. 

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, vắc xin phòng bệnh viêm da nổi cục (VDNC) mà tỉnh Lâm Đồng sử dụng để tiêm cho đàn bò sữa hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng thời gian qua của Cty CP Thuốc Thú y Trung ương Navetco. Theo đó, loại vắc xin này nằm trong gói thầu "Mua vắc xin, hóa chất phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024 của tỉnh Lâm Đồng". Trong gói thầu gồm: Vắc xin phòng bệnh Lở mồm long móng trâu, bò và lợn; Vắc xin phòng bệnh Tụ huyết trùng trâu, bò; Vắc xin phòng bệnh VDNC trâu, bò; Vắc xin phòng bệnh Cúm gia cầm và vắc xin phòng bệnh Dại chó, mèo.

Gói thầu trên có tổng giá trị hơn 13,6 tỉ đồng, do liên danh Navetco - Amavet - IVRD - Vetvaco - Cenpharco trúng thầu. Cụ thể, Navetco - Cty CP Thuốc Thú y Trung ương Navetco; Amavet - Cty CP kinh doanh Thuốc Thú Y Amavet; IVRD - Phân viện Thú y miền Trung; Vetvaco - Cty CP Thuốc Thú Y Trung ương Vetvaco; Cenpharco - Cty CP Hoá dược Trung ương.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, ngày 15/5/2024, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Lâm Đồng Phạm Phi Long ký Quyết định số 25 về việc Phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu, Gói thầu “Mua vắc xin, hóa chất phòng, chống dịch bệnh động vật năm 2024 trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng”. Gói thầu trên do đơn vị này là bên mời thầu.

Theo đó, công ty cung cấp vắc xin phòng bệnh VDNC cho tỉnh Lâm Đồng là Cty CP Thuốc Thú y Trung ương Navetco có tiền thân là Viện Quốc gia Vi trùng học. Đây là doanh nghiệp trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) thành lập vào năm 1955.

Liên quan đến vụ bò sữa chết hàng loạt sau khi tiêm vắc xin phòng bệnh VDNC ở hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng, Bộ NN&PTNT đã chỉ đạo tỉnh Lâm Đồng cho tạm dừng sử dụng vắc xin và các vắc xin phòng dịch bệnh khác để tổ chức điều tra, xác định nguyên nhân đàn bò sữa bị tiêu chảy rồi chết. Đồng thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

 

VÌ SAO CHẬM GIÁM ĐỊNH NGUYÊN NHÂN NHIỀU CÔNG TRÌNH LỚN BỊ SẠT TRƯỢT Ở ĐẮK NÔNG?

Trung Tân

https://tuoitre.vn/vi-sao-cham-giam-dinh-nguyen-nhan-nhieu-cong-trinh-lon-bi-sat-truot-o-dak-nong-20240811133949289.htm

Những công trình thủy lợi, giao thông lớn ở tỉnh Đắk Nông xảy ra sự cố sạt trượt, nguy cơ mất an toàn nghiêm trọng, nhưng cả năm qua vẫn chưa xác định được nguyên nhân để đưa ra hướng xử lý.

Đầu tháng 8-2024, chúng tôi trở lại hồ thủy lợi Đắk N'ting (Đắk Glong, Đắk Nông), khung cảnh không có gì thay đổi so với đúng 1 năm trước, lúc công trình bị sạt trượt. Trên thân đập, có đoạn bị kéo giãn ra cả vài gang tay, nhiều vết nứt cũ càng lớn hơn nhưng chưa được khắc phục.

Nhiều công trình bị sạt trượt, mất an toàn, nhưng chậm khắc phục

Ông Vũ Tiến Lư - bí thư Huyện ủy, chủ tịch HĐND huyện Đắk Glong - lo lắng: "Cứ càng dây dưa kéo dài, thủy lợi Đắk N'ting càng hư hỏng thêm và càng khó khắc phục".

Trong khi đó ông Phạm Tuấn Anh - giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông - thừa nhận việc chậm tìm được đơn vị tư vấn để giám định nguyên nhân. 

Sau vô số đơn vị tư vấn "né", mới đây tỉnh đã hợp đồng với Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam và sẽ hoàn thành việc giám định trong 75 ngày.

"Công trình này xảy ra sự cố sạt trượt, nứt gãy khi đang trong giai đoạn xây dựng, chưa được nghiệm thu đưa vào sử dụng. Do chưa xác định được nguyên nhân sự cố là do thiết kế, thi công hay do thiên tai. Phải chờ kết quả giám định của Viện Khoa học thủy lợi Việt Nam, khi đó mới có thể đánh giá, tham mưu tỉnh đưa ra giải pháp", ông Tuấn Anh nói.

Tương tự, trong mùa mưa năm 2023 tại Đắk Nông đã xảy ra sự cố sạt lở, sạt trượt tại một số công trình hạ tầng quan trọng như quốc lộ 14 qua TP Gia Nghĩa, tỉnh lộ 1 đoạn qua xã Quảng Tâm (huyện Tuy Đức)… Tuy nhiên đến nay những công trình này vẫn chưa khắc phục, khiến nhiều gia đình quanh khu vực sống trong nơm nớp.

Nói về điều này, ông Lê Văn Chiến - phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh Đắk Nông - cho biết tỉnh rất nóng ruột khi hàng loạt công trình quan trọng, ảnh hưởng đến an toàn của nhiều người dân nhưng mãi không thể khắc phục vì chưa tìm được nguyên nhân.

Theo ông, khi xảy ra sự cố thiên tai, quan tâm số 1 của tỉnh là an toàn tính mạng, bảo vệ tài sản của người dân nên đã di dời đến nơi an toàn. Tuy nhiên, việc khắc phục lại vô cùng phức tạp vì phải đầy đủ thủ tục.

"Trong khi việc sạt trượt nghiêm trọng như vừa qua xảy ra lần đầu sau 20 năm thành lập tỉnh, thực tế là cả bộ máy chưa có kinh nghiệm xử lý. Bên cạnh đó là nhiều đơn vị chuyên môn, do tính chất phức tạp của các sự cố nên họ né, không tham gia, khiến việc đánh giá nguyên nhân kéo dài", ông Chiến giãi bày.

Khắc phục sự cố sạt trượt trong năm 2025

Nói về việc quốc lộ 14 chậm khắc phục, ông Nguyễn Nhân Bản - giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Đắk Nông - cho biết đây là công trình sạt trượt hết sức phức tạp, tỉnh không thuê được đơn vị nào để tư vấn.

Hiện Viện Khoa học và Công nghệ giao thông vận tải đã tổ chức giám định tìm ra nguyên nhân và báo cáo đề xuất, tham mưu tỉnh kết luận. Công ty cổ phần BOT & BT Đức Long Đắk Nông (chủ đầu tư tuyến BOT này - PV) đang triển khai việc lập dự án khắc phục sự cố.

Theo đó, BOT Đức Long Đắk Nông đưa ra 2 trong 3 phương án đã lập từ trước. Phương án 1, khắc phục phạm vi mặt đường bị sụt lún, đối với phạm vi mặt đường còn lại đang ổn định thì giữ nguyên theo tuyến cũ; tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 193 tỉ đồng, thi công trong 12 tháng.

Phương án 2 sẽ cần 200 tỉ đồng, 8 tháng thi công để cải tạo tuyến, dịch tim tuyến về phía bên trái tuyến hướng TP Gia Nghĩa - TP Buôn Ma Thuột (hướng vào trong khu vực ổn định); kết hợp cải tạo hệ thống thu gom nước mặt và xử lý một phần bề mặt ta luy nền đường.

"Việc chọn phương án nào do đơn vị tư vấn thiết kế tính toán và đánh giá hiệu quả. Việc này sẽ được tỉnh quyết định ở bước lập dự án khắc phục sự cố sạt trượt quốc lộ 14", ông Bản nói.

Về việc khắc phục sự cố hồ Đắk N'ting, ông Lê Văn Chiến cho biết vẫn đang phải đợi kết quả giám định nguyên nhân sự cố, để phân định trách nhiệm và tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông xử lý theo quy định.

"Từ kết quả giám định, nếu do thiên tai thì Nhà nước trả tiền sửa chữa, còn nếu do thi công hoặc thiết kế thì các đơn vị phải có trách nhiệm", ông Chiến nói.

Theo lãnh đạo tỉnh Đắk Nông, các sự cố sạt trượt đang ở giai đoạn chuẩn bị hồ sơ đầu tư, sẽ triển khai trong năm 2025.

 

VỤ BÒ SỮA CHẾT BẤT THƯỜNG Ở LÂM ĐỒNG: 'TIÊM VẮC XIN CÓ SỰ ẢNH HƯỞNG'

Chí Tuệ

https://tuoitre.vn/vu-bo-sua-chet-bat-thuong-o-lam-dong-tiem-vac-xin-co-su-anh-huong-20240811153617958.htm

Liên quan đến vụ bò sữa chết bất thường ở Lâm Đồng, thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẳng định việc tiêm vắc xin có sự ảnh hưởng.

Chiều 11-8, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến trả lời báo chí liên quan đến việc bò sữa ở Lâm Đồng bị dịch bệnh tiêu chảy, chết bất thường và các giải pháp khống chế dịch bệnh.

* Người dân và ngành chức năng quan tâm xác định đúng nguyên nhân để có những giải pháp hiệu quả. Hiện nay bộ đã xác định được nguyên nhân, liệu có phải do tiêm vắc xin?

- Như chúng ta đã biết, số lượng bò tiêm là gần 9.000 con thì số bò bị bệnh sau tiêm là 4.900 con. Hôm qua thay mặt Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tôi khẳng định tiêm vắc xin có sự ảnh hưởng.

Sau khi xảy ra sự việc, bộ đã điều động Cục Thú y và các đơn vị vào tập trung lấy mẫu xét nghiệm, giải trình tự gene với độ chính xác cao để tìm nguyên nhân.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo Cục Thú y có giải pháp cơ bản và đến hôm qua, sau khi rà soát, chuẩn bị xong, nghe các bên báo cáo đã chốt lại được phác đồ điều trị sát với từng bò bệnh và trong ngày hôm nay sẽ có kết quả xét nghiệm giải trình tự gene để kết luận nguyên nhân.

Như vậy, một mặt chúng ta có những giải pháp mang tính chung nhất, sát nhất, một mặt là xác định nguyên nhân và khi nguyên nhân đã rõ, nếu như phác đồ điều trị chưa sát, chưa chặt chẽ thì tiếp tục điều chỉnh, để có kết quả tích cực hơn.

* Ông có thể cho biết phác đồ điều trị cụ thể hiện nay cho bò bệnh?

- Giải pháp đầu tiên là vấn đề an toàn sinh học là việc đầu tiên phải làm trong phòng chống dịch bệnh, vì độc lực của vi rút, đường lây truyền của bệnh dịch rất phức tạp.

Thứ hai, cho phân loại các đàn bò, con nào còn ở dạng nhẹ, con nào đã nhiễm bệnh, con nào ở mức nặng thì giải quyết phác đồ như xử lý truyền thế nào, giải quyết cho uống thế nào, giải quyết tiêm thế nào, kháng sinh thế nào, bổ trợ thế nào, liều lượng hướng dẫn thế nào và liệu trình như thế nào đều làm rất chặt chẽ.

Thứ nữa là về cái việc xử lý xác chết, nếu không đúng quy trình, không đúng địa điểm thì sẽ ảnh hưởng nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến lây truyền trong tự nhiên.

Do vậy bộ cũng đã phối hợp với các đơn vị chỉ đạo và thống nhất rất cao xử lý về việc tiêu hủy.

* Thưa thứ trưởng, bò là một tài sản cũng khá lớn đối với mỗi nông hộ. Với thiệt hại như vừa qua thì ngành cũng như là địa phương hiện nay đã có những chính sách hỗ trợ như thế nào?

- Trước mắt phải tập trung toàn bộ lực lượng để chống dịch và tập trung toàn bộ vật tư, hóa chất, thuốc. Bộ đã đề nghị tỉnh Lâm Đồng thống kê về nhu cầu và kiểm tra xem tại các cơ sở có bao nhiêu, còn bao nhiêu Công ty Navetco phải chịu trách nhiệm để cung cấp.

Thứ hai khi phân tích nguyên nhân, đánh giá, tôi khẳng định là phải hết sức khách quan và phải rõ trách nhiệm của các bên để chúng ta xử lý làm sao cho bà con chăn nuôi yên tâm và cũng có sự chia sẻ nhất định.

Còn trường hợp nào phải đền bù, trường hợp nào phải hỗ trợ sẽ rất rõ và trách nhiệm các bên đều phải được thể hiện, phải khẳng định là bộ sẽ chỉ đạo một cách triệt để việc này khi chúng ta xác định rõ.

 

THỦ TƯỚNG GIAO NGƯỜI ĐIỀU HÀNH BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THAY ÔNG ĐẶNG QUỐC KHÁNH

Ngọc An

Quang Thế

https://tuoitre.vn/thu-tuong-giao-nguoi-dieu-hanh-bo-tai-nguyen-va-moi-truong-thay-ong-dang-quoc-khanh-20240811114947041.htm

Thứ trưởng Nguyễn Thị Phương Hoa, phó bí thư Ban cán sự Đảng, được giao điều hành hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định số 819 của Thủ tướng về việc giao điều hành hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường

Theo quyết định, Thủ tướng Chính phủ giao bà Nguyễn Thị Phương Hoa - phó bí thư Ban cán sự Đảng, thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường - điều hành hoạt động của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho đến khi cấp có thẩm quyền kiện toàn chức danh bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường theo quy định. 

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày 10-8.

Trước đó ngày 3-8, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã họp về công tác cán bộ theo thẩm quyền. Theo thông cáo của Văn phòng Trung ương Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét đơn xin thôi giữ các chức vụ của một số lãnh đạo cơ quan trung ương và địa phương. 

Trong đó, báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và đề nghị của Ban Tổ chức Trung ương, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ ra một số lãnh đạo, gồm có ông Đặng Quốc Khánh - ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Ban Cán sự Đảng, bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Hà Giang - vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, ông Khánh đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công. Vì vậy căn cứ quy định hiện hành của Đảng, Nhà nước và xem xét nguyện vọng của các ông, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý cho ông Đặng Quốc Khánh thôi giữ chức ủy viên Trung ương Đảng khóa XIII.

Như vậy, hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường có 4 thứ trưởng gồm bà Nguyễn Thị Phương Hoa, phó bí thư Ban cán sự Đảng, phụ trách điều hành; Thứ trưởng Trần Quý Kiên, Thứ trưởng Lê Công Thành, Thứ trưởng Lê Minh Ngân. 

 

‘ĐƯỜNG TỬ THẦN’ NGUYỄN DUY TRINH BAO GIỜ ĐƯỢC NÂNG CẤP?

Châu Tuấn

https://tuoitre.vn/duong-tu-than-nguyen-duy-trinh-bao-gio-duoc-nang-cap-20240811141651255.htm

Dù đã sớm có chủ trương đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh (TP Thủ Đức, TP.HCM), nhưng đến nay dự án vẫn ‘im lìm’ và tổng mức đầu tư đã tăng hơn trước.

Thời gian qua, báo Tuổi Trẻ đã có những bài viết phản ánh tình trạng mất an toàn giao thông trên con đường 'tử thần' Nguyễn Duy Trinh, TP Thủ Đức (TP.HCM).

Đi thực tế trên con đường này, phóng viên cảm nhận rõ được nỗi lo âu của người đi đường vì đây là tuyến đường độc đạo dẫn vào cảng Phú Hữu, có nhiều xe tải cỡ lớn, container và xe máy chen chúc nhau, nhưng chiều rộng đường chỉ khoảng 7m, đã xuống cấp.

Gần chục năm qua, người dân đi lại qua con đường này "chờ dài cổ" đến ngày đường được mở rộng, khang trang và đảm bảo tính mạng cho họ.

Liên quan vấn đề này, đại diện Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết trong giai đoạn 2016 - 2020, TP.HCM đã có chủ trương, kế hoạch đầu tư nâng cấp, mở rộng đường Nguyễn Duy Trinh.

Trong đó gồm 3 dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng các đoạn từ cầu Giồng Ông Tố đến cầu Xây Dựng, đoạn từ cầu Xây Dựng đến đường Võ Chí Công, đoạn từ vòng xoay Phú Hữu đến đường Nguyễn Thị Tư (là đoạn nguy hiểm nhất, đã có quyết định phê duyệt dự án từ năm 2019) để kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông.

Các dự án nêu trên được Sở Giao thông vận tải TP.HCM tổng hợp trong danh mục đề xuất thực hiện giai đoạn 2021-2025.

Tuy nhiên, do chưa thể cân đối, bố trí và ưu tiên phân bổ vốn cho kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thì việc nâng cấp, mở rộng tuyến đường trên chưa thể xây dựng.

Dựa vào tình hình thực tế, dự án này có phát sinh việc điều chỉnh tăng tổng mức đầu tư lớn. Bên cạnh đó, vấn đề bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư chưa thể làm. Dự án này vẫn thuộc nhóm các dự án giãn tiến độ và chưa thể đầu tư trong giai đoạn này.

Hiện tại, Sở Giao thông vận tải đã trình UBND TP.HCM xem xét đầu tư các công trình trọng điểm ưu tiên trong giai đoạn 2026 - 2030. Đặc biệt sở có đề xuất TP.HCM xem xét dự án nâng cấp đường Nguyễn Duy Trinh và bố trí bổ sung kế hoạch vốn đầu tư dự án trong năm 2025, tổ chức làm, hoàn thành trong giai đoạn 2026-2030.

Đường Nguyễn Duy Trinh quy hoạch mở rộng từ 7 lên 30m

Tuyến đường Nguyễn Duy Trinh có điểm đầu giao với đường Nguyễn Thị Định (cầu Giồng Ông Tố 1, phường Bình Trưng Tây) và điểm cuối giao với đường Nguyễn Xiển (phường Trường Thạnh).

Đường này có tổng chiều dài khoảng 9,2km, chiều ngang mặt đường hiện hữu 7-8m. Lộ giới quy hoạch toàn tuyến là 30m.

Khi được nâng cấp, mở rộng dự án sẽ góp phần đảm bảo an toàn giao thông, kéo giảm ùn tắc và tai nạn giao thông khu vực. Đồng thời kết nối cụm cảng - Khu công nghiệp Phú Hữu với các trục đường chính như đường Võ Chí Công, cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây…

Sổ đỏ và sổ hồng có gì khác nhau?

QUANG THẾ

https://tuoitre.vn/so-do-va-so-hong-co-gi-khac-nhau-20240810224519464.htm

Sổ đỏ hay sổ hồng là hai thuật ngữ được sử dụng khá phổ biến, dùng để chỉ giấy tờ về đất đai. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu chính xác ý nghĩa của hai thuật ngữ này.

Phân biệt hai thuật ngữ sổ đỏ và sổ hồng như thế nào là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm, đặt câu hỏi tới Tuổi Trẻ Online.

Ngày 11-8, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, luật sư Ngô Huỳnh Phương Thảo (Công ty Luật TAT Law Firm) cho biết trước hết cần hiểu rằng không có văn bản pháp luật nào quy định cụ thể về hai khái niệm này, người dân thường gọi tên dựa trên màu sắc của bìa giấy.

Theo luật sư Thảo, sổ đỏ thường được hiểu là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất" cấp trước ngày 10-12-2009.

Trong khi sổ hồng được hiểu là "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở" cấp trước ngày 10-8-2005.

Từ ngày 10-8-2005 đến trước 10-12-2009, sổ hồng còn được đổi thành "Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sở hữu công trình xây dựng".

Cả hai loại sổ trên đều không còn được cấp, thay vào đó từ ngày 5-7-2014, Nhà nước đã thống nhất một mẫu giấy mới là "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất".

Mẫu này có bìa màu hồng, được áp dụng thống nhất trên cả nước theo thông tư 23/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Luật sư Thảo cho biết thêm mới đây, Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành thông tư 10/2024, theo đó một mẫu giấy mới sẽ được áp dụng kể từ ngày 1-8-2024 với tên gọi "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất".

Theo thông tư 10/2024, mẫu mới có màu hồng cánh sen, hoa văn trống đồng, có kích thước 210mm x 297mm, quốc huy, quốc hiệu, mã quét QR và ghi dòng chữ "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất"…

Luật sư Thảo cho biết dù sổ đỏ và sổ hồng ban đầu không còn được cấp, các giấy tờ này vẫn có giá trị pháp lý và không cần phải làm thủ tục xin cấp lại.

Sổ đỏ theo mẫu mới có gì khác biệt?

Theo thông tư 10/2024, khác biệt lớn nhất là mẫu sổ đỏ mới chỉ còn 2 trang, thay vì 4 trang như trước đây.

Tên sổ đỏ cũng đã được rút gọn lại còn 16 chữ, gồm: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất".

Ngoài ra, sổ đỏ theo mẫu mới còn có mã quét QR.

Sổ đỏ trước đây có 20 chữ, gồm: "Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất", không có mã quét QR.

 

CẬN CẢNH BÃI RÁC LỚN NHẤT BÌNH THUẬN QUÁ TẢI, Ô NHIỄM NẶNG

Đức Trong

https://tuoitre.vn/can-canh-bai-rac-lon-nhat-binh-thuan-qua-tai-o-nhiem-nang-20240810142635908.htm

Bãi rác Bình Tú ở xã Tiến Thành, TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận đang quá tải và là nguồn gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận, đây là bãi rác hở, lộ thiên, nhưng lại gần khu dân cư và các dự án lớn nên ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường xung quanh. Đặc biệt là ô nhiễm không khí, nguồn nước mặt, nước ngầm do nước rỉ rác không được thu gom xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường, phát tán dịch bệnh.

Do đó Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Phan Thiết cho rằng việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, xử lý triệt để ô nhiễm môi trường hướng tới đóng cửa bãi rác Bình Tú là hết sức cần thiết và cấp bách.

Dự kiến bãi rác Bình Tú sẽ kết thúc tiếp nhận rác vào cuối năm 2024, với khối lượng phát sinh khoảng 856.824m3.

Thời gian chuyển giao tiếp nhận rác của Công ty TNHH Nhật Hoàng dự kiến 15 tháng. Hiện Công ty TNHH Nhật Hoàng đang lắp đặt hệ thống làm phân vi sinh và dây chuyền làm viên đốt. Dự kiến đến cuối tháng 9-2024 sẽ hoàn tất để chạy thử nghiệm. Công ty cam kết đầu năm 2025 sẽ tiếp nhận 100% khối lượng rác trên địa bàn TP Phan Thiết, thay cho bãi Bình Tú.

 

 

No comments:

Post a Comment