Đối Thoại Điểm Tin ngày 14 tháng 06 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
BBC
Nghị sĩ bang
Minnesota bị giết cùng chồng, hai người khác bị thương trong các vụ xả súng có
chủ đích
Ngôi sao Vương Đình
Huệ: từ hào quang đến bóng tối hậu trường
Canh bạc lớn của
Israel khi tấn công Iran nhằm thay đổi chế độ
So găng sức mạnh
quân sự Iran và Israel: ai hơn ai kém?
Tìm thấy hộp đen
máy bay Air India, chờ giải mã nguyên nhân Boeing 787-8 rơi
Việt Nam được gì
khi trở thành 'quốc gia đối tác' của BRICS?
Iran phóng hàng
trăm tên lửa tấn công trả đũa Israel
Vì sao máy bay của
Air India rơi chỉ sau 30 giây cất cánh?
Đài Loan học
Ukraine, tính triển khai drone biển để đối phó Trung Quốc
Israel tấn công phủ
đầu khiến tướng lĩnh Iran thiệt mạng, chúng ta đã biết những gì?
Rơi máy bay ở Ấn Độ
khiến 241 người chết: Điều gì đã xảy ra?
Ba Lan bắt người
đàn ông Việt nghi 'giật dây' làm giả hóa đơn 430 tỷ đồng
Công an xã sẽ có
quyền khởi tố, bắt tạm giam?
Vụ FLC: Khắc phục
hậu quả dư có được giảm án?
Thương chiến
Mỹ-Trung có tiến triển trước thềm Mỹ đàm phán với Việt Nam
Tổng Bí thư Tô
Lâm ký ban hành Quy định 294, có dẫn đến việc sửa Điều lệ Đảng?
Tân giám đốc Công
an TP HCM Mai Hoàng nhậm chức, tại sao báo chí im lặng, gỡ tin?
Vụ Phúc Sơn: Hàng
loạt cựu bí thư, chủ tịch tỉnh sắp hầu tòa
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào – Bài 10: Có thực mới vực được đạo – di sản kinh tếCán bộ dôi dư:
khó giữ người tài, lưu dụng người yếu?
50 năm kết thúc
chiến tranh: Ngoại giao cây tre, từ quá khứ đến hiện tại
Thiếu tướng Mai
Hoàng làm giám đốc Công an TP HCM là ai?
VTV và câu nói
'chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản'
Iran tấn công trả đũa Israel bằng hơn 150 tên lửa, khu vực bộ Quốc
Phòng ở Tel Aviv bị oanh kích
Mỹ : Thủy quân lục chiến lần đầu tiên câu lưu một thường dân
trong chiến dịch tại Los Angeles
Liên Hiệp Châu Âu kỷ niệm 40 năm Hiệp định tự do đi lại Schengen
Bắt lao động không giấy tờ : Trump gây căng thẳng với cử tri nông
dân nòng cốt
The
Beach Boys : Hết rồi những « rung cảm tuyệt vời »
Israel
không kích vào Iran, hai lãnh đạo quân sự cao cấp nhất của Teheran thiệt mạng
Thẩm phán liên bang Mỹ : Điều Vệ binh Quốc gia đến Los Angeles là
« bất hợp pháp »
Trung Quốc dự kiến xóa bỏ thuế quan đối với hàng nhập từ 53 nước
Châu Phi
13 ngày đêm tại Kabul: Bi kịch Afghanistan được tái hiện bằng ngôn
ngữ điện ảnh
Los
Angeles, « cứ địa của dân nhập cư hợp pháp và bất hợp pháp » tại Mỹ bị lôi vào
vòng xoáy bạo động
Chiến
dịch oanh tạc của Israel có nguy cơ phá hỏng đàm phán hạt nhân Mỹ-Iran
Hội Nghị Nice kết thúc, đề ra lộ trình rõ ràng bảo vệ đại dương
Lại thêm một chiếc Boeing rơi, giọt nước tràn ly của nhà sản xuất
máy bay Mỹ ?
Ấn Độ mở điều tra tai nạn hàng không Air India 171
Đức thông báo viện trợ quân sự thêm gần 2 tỷ euro cho
Ukraina, nhưng vẫn từ chối cấp tên lửa Taurus
Tai nạn máy bay ở Ấn Độ: Ít nhất 265 người chết
Hoa Kỳ : Biểu tình chống chính sách nhập cư lan rộng bất chấp cảnh
cáo của tổng thống Trump
Giới công nghệ ủng hộ Donald Trump vỡ mộng
(AFP) –
Chính quyền Irak yêu cầu Iran không tấn công các cơ sở của Mỹ tại Irak. Theo một quan chức an ninh cấp cao
Irak, hôm nay, 14/06/2025, chính quyền Bagdad đã yêu cầu Teheran tránh tấn công
vào các mục tiêu tại Irak. Hoa Kỳ có khoảng 2.500 quân ở Irak, tham gia vào
liên minh chống thánh chiến quốc tế do Washington đứng đầu. Iran thường xuyên
đe dọa sẽ tấn công các cơ sở Mỹ ở Irak, nếu xảy ra xung đột do thất bại trong
các đàm phán về chương trình hạt nhân. Theo quan chức cao cấp Irak xin ẩn danh
nói trên, phía Iran đã có các phản ứng « tích cực » về
đề nghị nói trên.
(Báo chí
trong nước/Reuters) – Quốc Hội Việt Nam thông qua luật tăng thuế tiêu dùng
đặc biệt với rượu bia lên 90% vào năm 2031. Mức thuế này hiện là 65%. Theo
luật mới được thông qua hôm nay 14/06/2025, mức thuế đối với bia và rượu mạnh
sẽ tăng lên thành 70% vào năm 2027, chậm hơn một năm so với đề xuất ban đầu, và
phải đạt 90% vào năm 2031, thay vì 100% như đề xuất ban đầu. Bộ Tài Chính cho
biết mục đích của biện pháp tăng thuế là để hạn chế việc uống rượu. Việt Nam là
thị trường bia lớn thứ hai Đông Nam Á, theo báo cáo của công ty tư vấn KPMG vào
năm 2024.
(Reuters)
– Việt Nam được công nhận là « quốc gia đối tác » của nhóm BRICS, gồm các nền kinh
tế mới lớn đang trỗi dậy. Theo thông báo của chính phủ Brazil hôm qua, 13/06/2025,
Việt Nam được chính thức công nhận là quốc gia quan sát viên thứ mười của nhóm
BRICS. Brazil hiện là quốc gia chủ tịch luân phiên của nhóm 10 quốc gia,
thành lập năm 2009, gồm 4 thành viên sáng lập Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc.
Nam Phi gia nhập vào năm 2011. Từ năm ngoái đến nay, nhóm kết nạp thêm 5 thành
viên mới, là Ai Cập, Ethiopia, Indonesia, Iran và Các Tiểu vương quốc Ả Rập
Thống nhất. Belarus, Bolivia, Kazakhstan, Cuba, Malaysia, Nigeria, Thái Lan,
Uganda và Uzbekistan là các quốc gia đối tác khác.
(AFP)
– Bangkok : Các cuộc đàm phán giữa Thái Lan và Cam Bốt tại Phnom Penh
vào thứ Bảy 14/06/2025 đã đạt được « tiến triển » trong việc giải quyết tranh chấp
biên giới. Phát
ngôn viên bộ Ngoại Giao Thái Lan, Nikorndej Balankura, cho biết các cuộc đàm
phán sẽ tiếp tục vào ngày mai 15/06. Ông khẳng định : « Đối
thoại ngoại giao vẫn là con đường hiệu quả nhất ». Cam Bốt và Thái
Lan từ lâu nay vẫn bất đồng quan điểm về việc phân định đường biên giới dài hơn
800 km, đa phần được xác định theo các thỏa thuận đạt được trong thời kỳ Pháp
chiếm đóng Đông Dương. Căng thẳng gia tăng sau khi một người lính của Cam Bốt
thiệt mạng hôm 28/05 trong một cuộc chạm súng với binh sĩ Thái Lan tại khu vực
được gọi là « Tam giác Ngọc », ở biên giới chung Cam
Bốt, Thái Lan và Lào.
(AFP) –
Hà Lan ủng hộ mục tiêu chi 5% GDP cho quốc phòng. Theo thủ tướng từ nhiệm Hà Lan, hôm qua,
13/06/2025, ông Dick Schoof, quốc gia châu Âu này hướng tới chi 5% GDP cho quốc
phòng. Dưới áp lực từ tổng thống Mỹ Donald Trump, và đối mặt với đe dọa từ Nga,
các lãnh đạo khối NATO dự kiến sẽ thống nhất mục tiêu gia tăng chi phí
quân sự ở mức chưa từng có, trong cuộc họp thượng đỉnh NATO ngày 24 và 25/06
tới, tổ chức tại Hà Lan. Mức chi tiêu quốc phòng tối thiểu hiện nay mà các nước
NATO đồng thuận là 2% GDP.
(AFP)
– Liên Âu nhất trí triển hạn bảo vệ người tị nạn Ukraina đến năm
2027. Từ năm
2022 khi chiến tranh nổ ra, người Ukraina sang bất kỳ nước thành viên nào của
Liên Âu tị nạn đều được hưởng cùng một quy chế đặc biệt, cho phép họ lưu trú,
làm việc và hưởng trợ cấp của Liên Âu. Hiện nay có khoảng 4,3 triệu người
Ukraina được hưởng quy chế này, đông nhất là ở Đức, Ba Lan và CH Séc. Tomasz
Siemoniak, bộ trưởng Nội Vụ Ba Lan, nước chủ tịch luân phiên Liên Âu, hôm qua
13/06/2025 nhấn mạnh là Liên Âu tiếp tục tỏ tình liên đới với nhân dân Ukraina
chừng nào Nga còn tiếp tục khủng bố thường dân Ukraina, với các cuộc không kích
mù quáng. Tuy nhiên, ông cũng cho biết là 27 nước thành viên cũng đang thảo
luận để chuẩn bị giai đoạn chuyển tiếp có phối hợp, hướng tới chấm dứt biện
pháp bảo vệ tạm thời người dân Ukraina khi điều kiện cho phép.
(AFP) –
Anh Quốc : David Beckham và Gary Oldman được phong tước hiệp sĩ. Nhà vua Charles III, hôm qua
13/06/2025, đã phong tước cho cựu ngôi sao bóng đá vì những cống hiến trong thể
thao và làm từ thiện. Về phần mình, nam tài tử Gary Oldman nhận tước hiệu này
vì những cống hiến trong nghệ thuật điện ảnh.
TIN TỨC : THỨ BẢY 14
THÁNG 06 NĂM 2025
1. BỘ CHÍNH TRỊ CHỈ ĐỊNH VIỆC CHIA GHẾ LÃNH ĐẠO
CHO CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú vừa ký ban
hành Kết luận số 167 ngày 13/6 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc chỉ định
những người cầm đầu tỉnh, thành phố, được gọi với cụm từ là “sắp xếp tổ chức bộ
máy và đơn vị hành chính”. Các đơn vị hành chính mới sẽ chính thức hoạt động từ
ngày 1/7/2025.
Đất đai, tài sản của người dân sau sáp nhập là
một trong những yếu tố bị ảnh hưởng nặng nề nhất, được quy định sẽ do Đảng ủy
Chính phủ “chỉ đạo thực hiện”. Nhiều dân oan, tức những người bị nhà cầm quyền
cướp nhà, cướp đất hoặc đang trong thời gian kiện tụng, lo sợ sẽ bị “mất trắng”
tài sản vì giới quan chức địa phương sẽ dễ dàng chối bỏ hoặc đùn đẩy trách
nhiệm.
Nhà cầm quyền tự ý quyết định thay đổi địa
giới hành chính, sát nhập tỉnh, thành phố mà không thông qua trưng cầu dân ý.
Một số người công khai bày tỏ quan điểm không đồng tình với quyết định trên đã
bị công an thẩm vấn và xử phạt.
2. NHÀ GIÁO LÊ TRỌNG HÙNG CHẤM DỨT 30 NGÀY TUYỆT
THỰC TRONG TÙ
Nhà giáo Đỗ Lê Na cho biết, chồng bà- nhà báo
Lê Trọng Hùng, đã chấm dứt 30 ngày tuyệt thực trong nhà tù số 6 – Thanh Chương,
Nghệ An.
Trong cuộc gọi về cho thân nhân ngày 13 tháng
6, ông Hùng cho biết ông đã sụt 12 kg. Bà Na nói rằng ông Hùng vẫn giữ tinh
thần lạc quan, vui vẻ và hài hước. Ông cho biết sẽ ăn lại vào buổi tối cùng
ngày, với thức ăn nhẹ là cháo loãng để bao tử dần thích ứng sau một tháng tuyệt
thực.
Như đài ĐLSN đã đưa tin, TNLT, nhà giáo, nhà
báo tự do Lê Trọng Hùng đã bắt đầu cuộc tuyệt thực kéo dài 30 ngày, kể từ sáng
15/5 đến tối ngày 13/6/2025. Ông Hùng tuyệt thực để yêu cầu nhà cầm quyền CSVN
phải thành lập Tòa bảo hiến nhân dịp cái gọi là Quốc hội tiến hành lấy ý kiến
nhân dân về việc sửa đổi Hiến pháp.
Đây là lần tuyệt thực thứ 5 của TNLT này. Lần
đầu tiên vào tháng 5/2021 với 21 ngày. Bắt đầu từ năm 2023, mỗi năm tuyệt thực
một lần, mỗi lần kéo dài 30 ngày.
Nhà giáo, nhà báo tự do Lê Trọng Hùng, bị bắt
ngày 27/3/2021 sau khi tuyên bố ứng cử vào Quốc hội Việt Nam trong cuộc bầu cử
cùng năm.
Ông bị kết án 05 năm tù giam với cáo buộc
“Tuyên truyền chống nhà nước”.
3. XUNG ĐỘT LEO THANG GIỮA ISRAEL VÀ IRAN: KHÔNG
KÍCH, HỎA TIỄN GÂY THƯƠNG VONG
Vào sáng sớm thứ Bảy, Iran và Israel đã tấn
công lẫn nhau bằng hỏa tiễn và không kích sau khi Israel thực hiện cuộc tấn
công lớn vào các cơ sở hạt nhân và quân sự của Iran. Tiếng còi báo động vang
lên ở Tel Aviv và Jerusalem, khiến người dân phải tìm nơi trú ẩn giữa các cuộc
tấn công liên tiếp.
Iran phóng hàng trăm hỏa tiễn đạn đạo, nhắm
vào Israel nhằm trả đũa cuộc không kích phá hủy cơ sở hạt nhân Natanz và sát
hại các chỉ huy quân sự cấp cao. Sân bay Mehrabad ở Tehran bị trúng đạn, gây ra hỏa hoạn. Tại Israel, một
tòa nhà cao tầng ở Tel Aviv bị hư hại nghiêm trọng, và một số tòa nhà chung cư
bị phá hủy.
Số thương vong đang tăng lên, với ít nhất 78
người chết và hơn 320 người bị thương tại Iran. Quân đội Hoa Kỳ đã hỗ trợ
Israel đánh chặn hỏa tiễn. Liên Hiệp Quốc và phương Tây đang kêu gọi kiềm chế
để tránh xung đột lan rộng. Các cuộc đàm phán ngoại giao dự kiến tiếp tục nhưng
chưa có dấu hiệu hạ nhiệt căng thẳng.
4. PHÉP MÀU SỐNG SÓT TRONG THẢM HỌA AIR INDIA
AI171
Vishwash Kumar Ramesh, người sống sót duy nhất
trong vụ tai nạn máy bay Air India AI171, thoát khỏi đống đổ nát với vết thương
nhẹ sau khi chiếc Boeing 787-8 Dreamliner rơi chỉ 30 giây sau khi cất cánh từ
Ahmedabad đến London. Thảm họa khiến 241 hành khách và phi hành đoàn thiệt
mạng, cùng hàng chục người trên mặt đất.
Ghế của Ramesh, 11A gần lối thoát hiểm, có thể
đã giúp anh sống sót. Khi máy bay đâm vào tòa nhà, anh tìm thấy một lỗ hổng
trên thân máy bay, tháo dây an toàn và nhanh chóng bò ra ngoài. Các chuyên gia
cho rằng vị trí ghế, cấu trúc máy bay, và phản xạ nhanh đã giúp anh tránh được
quả cầu lửa.
Vụ tai nạn được coi là thảm kịch hàng không
tồi tệ nhất trong hơn một thập niên, dấy lên lo ngại về an toàn bay. Trong khi
các nhà điều tra tìm hiểu nguyên nhân, Ramesh vẫn chưa tin vào sự sống sót kỳ
diệu của mình. Các chuyên gia khuyên anh: “Hãy mua ngay một tấm vé số!”
VNTB
– Quốc hội bù nhìn: 96,4% ĐBQH tán thành sáp nhập tỉnh thành theo ý Tô Lâm
VNTB
– Thủ tướng yêu cầu các hàng quán nhỏ lẻ phải lắp máy tính tiền in hoá đơn
VNTB
– Xả lũ mỗi mùa mưa về: hại dân hại nước đúng quy trình
Mỹ chưa hiểu về đảng tịch của đảng viên
Đảng Cộng sản Trung Quốc
Một số người đặt câu hỏi cho AI Chatbot,
câu trả lời khiến họ rơi vào vòng xoáy vô định14/06/2025
Từ đầu tháng 7, Chủ tịch UBND cấp xã có
quyền cấp sổ đỏ14/06/2025
Mỹ sẽ áp thuế Việt Nam bao nhiêu phần
trăm?14/06/2025
Iran
tấn công quy mô lớn vào các thành phố của Israel14/06/2025
Tầm
này, bắt thứ trưởng thì cũng… thường thôi13/06/2025
Quốc tang (Phần
4)13/06/2025
ICE sẽ
không chừa một ai13/06/2025
Bố về?13/06/2025
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 14.06.2025
Nguyễn Thông - Lời lão hàng xóm
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Tháng sau, nạn đói đến? 14/06/2025
Đài Loan học Ukraine, tính
triển khai drone biển để đối phó Trung Quốc 14/06/2025
Cuộc tấn công bằng drone của
Ukraine không quan trọng đến thế 14/06/2025
Về tuyên bố của Putin liên quan
đến phán quyết về đường lưỡi bò 13/06/2025
Trung Quốc đã đánh bại Trump
như thế nào, ngay cả trước khi thương chiến bắt đầu 13/06/2025
Các dữ liệu về biển, đấu trường
địa-chính trị mới: Chia sẻ hay tranh đoạt? 13/06/2025
Chợ rồi sẽ ra sao? 13/06/2025
Bắt trễ quá! 13/06/2025
Hãy lo việc chuyên môn! 12/06/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
NHIỀU
CỰU CÁN BỘ NGÂN HÀNG LĨNH ÁN TÙ VÌ THIẾU TRÁCH NHIỆM
Trong ngày 12 và 13/6, tại phiên xét xử sơ
thẩm, HĐXX TAND tỉnh An Giang tuyên án đối với nhóm bị cáo là cựu cán bộ, lãnh
đạo phòng khách hàng của Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh An Giang.
Theo đó, HĐXX TAND tỉnh An Giang đã tuyên phạt
các bị cáo: Bùi Hữu Quốc (cựu cán bộ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh An
Giang) và Võ Đan Vân (cựu cán bộ Ngân hàng Vietcombank – Chi nhánh An Giang)
mỗi bị cáo 3 năm tù về tội: "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm
trọng"
Cùng tội danh này bị cáo Quách Bảo Nguyên (cựu
Phó phòng khách hàng Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh An Giang), Liệt Lâm (cựu
Trưởng phòng khách hàng Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh An Giang) bị tuyên
phạt mỗi bị cáo 2 năm 6 tháng tù, nhưng cho hưởng án treo; bị cáo Nguyễn Tấn
Triều (cựu Phó phòng khách hàng Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh An Giang) 2
năm tù, cho hưởng án treo. Theo cáo trạng, năm 2010-2014, Ngân hàng Vietcombank
- Chi nhánh An Giang đã ký kết 3 Hợp đồng vay vốn theo hạn mức với Công ty Cổ
phần Việt An, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Minh và Công ty TNHH Minh
Giàu. Trong quá trình giao dịch, Nguyễn Văn Lập (Ngân hàng Vietcombank - Chi
nhánh An Giang) ký hợp đồng sửa đổi bổ sung Hợp đồng tín dụng trước đó Công ty
Việt An.
Sau đó, Trương Thị Thanh Xuân (Phó Giám đốc
Ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh An Giang, phụ trách Phòng khách hàng) được
Giám đốc ngân hàng ủy quyền ký các Hợp đồng sửa đổi bổ sung, Phụ lục hợp đồng;
phê duyệt ký Tờ trình cấp hạn mức tín dụng của các Công ty Việt An, Công ty
Bình Minh, Công ty Minh Giàu.
Để được phát vay theo điều kiện của các hợp
đồng tín dụng, Lưu Bách Thảo (Tổng giám đốc Công ty Việt An) chỉ đạo các Phó
Tổng Giám đốc, Giám đốc, Kế toán, nhân viên của Công ty Việt An và các công ty
có mối quan hệ thân thiết với Công ty Việt An gồm: Công ty Minh Giàu, Công ty
Bình Minh, Công ty TNHH Việt Hưng An Giang, Công ty TNHH Bách Phúc lập nhiều hồ
sơ chứng từ khống (hợp đồng mua bán, xuất hóa đơn, chứng từ giả mạo, ghi doanh
số mua bán cá tra không có thực,…) để sử dụng làm chứng từ rút vốn vay từ ngân
hàng.
Quá trình tiếp nhận, kiểm tra, thẩm định các
hồ sơ rút vốn vay theo hạn mức của các Công ty nêu trên, cán bộ và lãnh đạo
Phòng Khách hàng của ngân hàng gồm: Bùi Hữu Quốc, Võ Đan Vân, Quách Bảo Nguyên,
Liệt Lâm, Nguyễn Tấn Triều đã không thực hiện đầy đủ, đúng quy định việc kiểm
tra tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ rút vốn vay so với quy định nội bộ của
Ngân hàng nên không phát hiện việc các Công ty sử dụng chứng từ giả mạo để rút
vốn vay hoặc hồ sơ rút vốn thiếu chứng từ để chứng minh mục đích sử dụng vốn
vay.
Các bị cáo đã ký vào các "Thông báo tác
nghiệp đủ điều kiện rút vốn" để các Công ty Việt An, Công ty Bình Minh,
Công ty Minh Giàu được giải ngân nhiều lần cho 3 hợp đồng trên tổng cộng
hơn 3.161 tỷ đồng và 94,6 triệu USD. Đến nay, các công ty còn
chưa thanh toán vốn gốc hơn 601 tỷ đồng và và nợ tiền lãi tính đến ngày
21/12/2020 là hơn 547 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ việc, Lưu Bách Thảo (Tổng
giám đốc công ty Việt An) chỉ đạo những các đồng phạm khác là lãnh đạo, kế toán
thuộc các Công ty Việt An, Công ty Bình Minh, Công ty Minh Giàu, Công ty TNHH
Bách Phúc, Công ty TNHH Việt Hưng An Giang thực hiện hành vi tạo, ký nhiều
chứng từ khống để Công ty Việt An, Công ty Bình Minh, Công ty Minh Giàu lập hồ
sơ rút vốn vay tại ngân hàng Vietcombank - Chi nhánh An Giang, gây thiệt hại
tổng số tiền vốn vay chưa thu hồi được hơn 601 tỷ đồng đã được tách,
khởi tố, điều tra, xử lý trong vụ án khác.
CỰU
GIÁM ĐỐC SỞ NGOẠI VỤ THÁI NGUYÊN XIN GIẢM BỒI THƯỜNG
https://lifestyle.znews.vn/cuu-giam-doc-so-ngoai-vu-thai-nguyen-xin-giam-boi-thuong-post1560581.html
Trình bày kháng cáo tại tòa, cựu Giám đốc Sở
Ngoại vụ Thái Nguyên Trần Tùng cho rằng số tiền quy buộc ông nhận hối lộ và
hưởng lợi là chưa phù hợp. Ông đề nghị tòa xem xét giảm án, giảm cả số tiền bồi
thường.
Sáng 13/6, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở phiên
phúc thẩm, xem xét đơn kháng cáo xin giảm án phạt của ông Trần Tùng (cựu Phó
Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên); Nguyễn Văn Văn (cựu Phó Giám đốc Sở Y
tế tỉnh Quảng Nam); Lê Ngọc Tường (cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tỉnh Quảng Nam) và 8 bị cáo phạm tội trong giai đoạn 2 vụ án "Chuyến
bay giải cứu".
3 cựu phó giám đốc sở xin giảm án
Đầu phiên, HĐXX cho rằng các bị cáo chỉ xin
xét giảm nhẹ hình phạt, nên cần tập trung vào các tình tiết mới.
Trên bục khai báo, bị cáo Trần Tùng thừa nhận
bản án sơ thẩm quy kết đúng tội. Tuy nhiên, ông cho rằng bị tuyên 5 năm tù về
tội "Nhận hối lộ" và 7 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ trong khi
thi hành công vụ" là quá nặng.
Theo ông Tùng trình bày, gia đình khắc phục
một phần số tiền thiệt hại. Do đó, bị cáo đề nghị tòa xem xét bối cảnh chung
của vụ án khi bị cáo không phải đầu vụ, không có sự liên quan đến các bị cáo
còn lại.
Ông Tùng lập luận rằng cấp sơ thẩm quy kết bị
cáo nhận hơn 4,4 tỷ đồng, nhưng thực tế chỉ ông nhận khoảng 2,5 tỷ
đồng. Sau đó, ông có chuyển lại cho Quyên 1,2 tỷ để đóng thuế, nên chỉ hưởng
lợi chỉ khoảng 1,3 tỷ đồng từ tội "Nhận hối lộ".Với hành vi
"Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ", bị cáo
nhận 3,2 tỷ đồng thì chuyển 800 triệu đồng để nộp thuế. Số tiền đã
nộp ngân sách Nhà nước vì thế chỉ hưởng lợi khoảng 2,3 tỷ đồng.
Từ những phân tích trên, ông Tùng đề nghị cấp
phúc thẩm xem xét ngoài giảm án, còn giảm trừ số tiền trách nhiệm bồi thường.
Còn bị cáo Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty
Sen Vàng Đất Việt) cũng thừa nhận án sơ thẩm xét xử là đúng tội. Bị cáo trình
các hồ sơ thể hiện hoàn cảnh, nhân thân và khắc phục hậu quả để xin giảm nhẹ
hình phạt.
Quyên khai, được bị cáo Trần Tùng giao làm
công tác cách ly cho người dân hồi hương tránh dịch Covid-19, bởi ông Tùng là
cán bộ Nhà nước không tiện ra mặt...
Thủ đoạn thỏa thuận nhận hối lộ, trục lợi
Hồ sơ vụ án quy kết, cuối năm 2020, ông Vũ
Hồng Nam (nguyên Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản - bị án trong giai đoạn 1) đã
liên hệ với ông Đinh Việt (Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) trao đổi về
việc hỗ trợ đưa công dân Việt Nam từ Nhật Bản về nước cách ly tại Thái Nguyên.
Qua ông Việt, ông Nam trao đổi với Trần Tùng,
khi đó làm Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên và được ông Tùng thông báo
"đã có địa điểm cách ly", yêu cầu ông Nam gửi công điện đến UBND tỉnh
Thái Nguyên.
Ông Nam sau đó giới thiệu bị cáo Lê Văn Nghĩa
(Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch và Dịch vụ ăn uống Nhật Minh) liên hệ với ông
Tùng. Tại một cuộc gặp, ông Tùng yêu cầu ông Nghĩa phải có văn bản gửi UBND
tỉnh Thái Nguyên để xin chủ trương cách ly, trong khi ông sẽ lo thủ tục.
Ngoài ra, ông Tùng cũng yêu cầu ông Nghĩa cho
Công ty Sen vàng Đất Việt thực hiện việc cách ly với chi phí trọn gói 18 triệu
đồng mỗi khách, mặc dù hợp đồng ghi rõ 10-12 triệu đồng/khách. Khoản chênh lệch
6-8 triệu đồng sẽ được chuyển cho bà Trần Thị Quyên (Giám đốc Công ty Sen Vàng
Đất Việt) để giao lại cho ông Tùng.
Sau khi thỏa thuận, Công ty Cổ phần Du lịch và
Dịch vụ ăn uống Nhật Minh đã tổ chức 3 chuyến bay (các ngày 9/4; ngày 4/5 và
28/9/2021), đưa 668 người về cách ly tại Thái Nguyên. Ông Nghĩa đã chuyển
hơn 11 tỷ đồng cho bà Quyên.
Theo cơ quan tố tụng, ông Tùng đã nhận hối lộ
hơn 4,4 tỷ đồng qua bà Quyên. Còn bà Quyên đã thực hiện các thỏa
thuận nhận hối lộ giúp ông Tùng, còn cá nhân hưởng lợi cá nhân 300 triệu đồng.
Đáng chú ý, ông Tùng còn bị cáo buộc "móc
nối" với ông Vũ Hồng Nam, chọn Công ty Fujitravel do bị cáo Bùi Thị Kim
Phụng làm đại diện để phối hợp thực hiện các chuyến bay. Giao bà Quyên cùng
giám sát.
Từ vụ việc trên, ông Tùng nhận thêm 1,4
tỷ đồng từ bà Phụng và hơn 1,6 tỷ đồng từ bà Quyên.
Bản án sơ thẩm của TAND TP Hà Nội, đánh giá
đây vụ án tham nhũng có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, diễn ra
trong thời kỳ dịch Covid-19 bùng phát, được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Hành vi của các bị cáo Trần Tùng và nhóm đồng
gây nguy hiểm cho xã hội, đã xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà
nước, làm thay đổi tính nhân văn trong chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách của Nhà nước đối với việc bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài nói chung
và trong hoàn cảnh đặc biệt người dân bị mắc kẹt trong đại dịch Covid-19, cần
đến sự hỗ trợ của cơ quan chức năng nói riêng.
Chiều 13/6, phiên tòa tiếp tục xét hỏi các bị
cáo.
DỰ
ÁN NÀO KHIẾN CỰU CHỦ TỊCH UBND TP SÓC TRĂNG VÀO VÒNG LAO LÝ?
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản
Nhà nước gây thất thoát, lãng phí, cựu Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng bị tuyên phạt
2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo.
Chiều 12/6, Hội đồng xết xử TAND tỉnh Sóc
Trăng đã tuyên phạt bị cáo Võ Thanh Nhàn (SN 1958, cựu Chủ tịch UBND TP Sóc
Trăng) 2 năm 6 tháng tù cho hưởng án treo về tội vi phạm quy định về quản lý,
sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Theo cáo trạng của Viện KSND cùng cấp, năm
2004, UBND tỉnh Sóc Trăng giao UBND thị xã Sóc Trăng (nay là TP Sóc Trăng) làm
chủ đầu tư thực hiện Dự án khu dân cư phường 2 theo quy hoạch được phê duyệt.
Cụ thể, Dự án khu dân cư phường 2, TP Sóc Trăng được thực hiện theo quyết định
của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng về việc phê duyệt phân lô khu dân cư phường 2,
do nhà nước quản lý. Dự án có tổng diện tích 11.362 m2, quy mô phục vụ khoảng
304 người, chủ đầu tư là DNTN Tấn Lộc. Trong đó diện tích quy hoạch đất cây
xanh là 1.140 m2, diện tích đất giao thông 2.744 m2 và diện tích xây dựng nhà ở
là 7.478 m2. Diện tích đất ở theo quy hoạch được phân thành 4 khu A, B, C, D,
với 76 lô nền.
Theo đó, UBND tỉnh Sóc Trăng giao Sở Xây dựng
hoàn chỉnh hồ sơ, tổ chức công bố công khai quyết định phê duyệt và điều lệ
quản lý quy hoạch phân lô khu dân cư phường 2 để các tổ chức, cá nhân có liên
quan biết, thực hiện. Phối hợp với các tổ chức cơ quan có liên quan, kiểm tra
thực hiện quy hoạch phân lô nhằm đảm bảo việc xây dựng khu dân cư phường 2 theo
đúng quy hoạch đã phê duyệt.
Ngày 18/3/2004, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành
quyết định điều chỉnh nội dung giao Chủ tịch UBND thị xã Sóc Trăng làm chủ đầu
tư để tổ chức đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu dân cư phường 2 theo quy hoạch
được duyệt.
Sau đó, UBND thị xã Sóc Trăng tổ chức bán đấu
giá các lô đất theo yêu cầu: Chỉ tổ chức bán đấu giá một số lô, số lô còn lại
dành cho tái định cư các dự án phát triển đô thị trên địa bàn thị xã; số lô bán
đấu giá cụ thể do UBND thị xã quyết định sao cho đảm bảo số tiền thu được từ
bán đấu giá đủ bù cho toàn bộ kinh phí đã đầu tư. Ngày 23/8/2005, Chủ tịch UBND
tỉnh Sóc Trăng ban hành quyết định về việc phê duyệt phương án giá và bố trí
tái định cư trong khu dân cư phường 2, thị xã Sóc Trăng…
Trong quá trình thực hiện dự án khu dân cư
phường 2, ông Võ Thanh Nhàn đã chỉ đạo thực hiện không đúng quy định pháp luật,
vi phạm trong việc quản lý, sử dụng đất đai. Cụ thể, năm 2010-2015, ông Võ
Thanh Nhàn với vai trò là Chủ tịch UBND TP Sóc Trăng đã ký, duyệt ban hành các
quyết định, công văn và chỉ đạo các cơ quan chuyên môn bàn giao 50 lô đất cho
DNTN Tấn Lộc để xây dựng nhà ở và bán là không đúng theo quyết định số 245 ngày
23/8/2005 của Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng.
Ngoài ra, ông Nhàn cấp 1 lô đất cho ông Bùi
Minh Thành trái quy định, dẫn đến thất thoát, gây lãng phí cho Nhà nước số tiền
hơn 875 triệu đồng. Bởi theo quyết định trên là giao đất cho đối tượng thuộc
trường hợp tái định cư...
NHẬN HỐI LỘ 4,4 TỈ VỤ
'CHUYẾN BAY GIẢI CỨU', CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ KHÁNG CÁO
Cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên bị cáo buộc nhận
hối lộ 4,4 tỉ đồng trong vụ án 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2, có đơn kháng
cáo bản án sơ thẩm.
Ngày 17.6, TAND cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử phúc
thẩm vụ án "chuyến bay giải cứu"
giai đoạn 2.
Phiên tòa được mở do kháng cáo của 11 bị cáo, đều xin giảm nhẹ
hình phạt. Trong số này có: ông Trần Tùng, cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ
tỉnh Thái Nguyên; ông Nguyễn Văn Văn, cựu Phó giám đốc Sở Y tế
tỉnh Quảng Nam; ông Lê Ngọc Tường, cựu Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam.
Ngoài ra, còn có bị cáo Trần Thị Quyên, Giám đốc Công ty Sen
Vàng Đất Việt; Đặng Nhật Đức, Giám đốc Công ty TNHH Top Agent Japan; Nguyễn
Mạnh Cương, cựu Trưởng phòng Thương mại điện tử Công ty cổ phần thương mại hàng
không Vietjet; Bùi Đăng Khoa, Giám đốc Công ty Du ngoạn thế giới…
Theo dự kiến, phiên tòa kéo dài 2 ngày, dưới sự điều hành của
chủ tọa, thẩm phán Đặng Đình Lực.
Hồi tháng 12.2024, TAND TP.Hà Nội mở phiên tòa sơ thẩm, tuyên án
đối với 17 bị cáo trong vụ án nêu trên. Người bị tuyên mức án cao nhất là cựu
Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Trần Tùng, với 7 năm tù về tội nhận hối lộ và
5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng
hợp hình phạt 12 năm tù.
2 cựu quan chức khác cùng bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm
Nguyễn Văn Văn, cựu Phó giám đốc Sở Y tế và Lê Ngọc Tường, cựu Phó giám đốc Sở
VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, với mức án đều là 2 năm tù.
Các bị cáo còn lại bị tuyên mức án thấp nhất 12 tháng tù nhưng
cho hưởng án treo, cao nhất 4 năm tù giam.
Sau phiên sơ thẩm, nhiều bị cáo kháng cáo, mong muốn tòa án cấp
phúc thẩm xem xét, cân nhắc mức độ hành vi và bối cảnh thực hiện hành vi phạm
tội để cho họ hưởng khoan hồng của pháp luật, được tuyên phạt mức án nhẹ nhất
có thể.
Hồ sơ vụ án cho thấy, khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến
phức tạp, Chính phủ chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ
nước ngoài về nước để phòng, chống dịch. Văn phòng Chính phủ cùng tổ công tác
của một số bộ, ngành và địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện quy trình cấp
phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.
Lợi dụng chính sách của Đảng, Nhà nước và quyền hạn được giao,
một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố đã thỏa thuận đưa, nhận hối lộ, làm
trái công vụ để tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp
đưa công dân về nước cách ly y tế tại các địa phương.
Các bị cáo còn trực tiếp hoặc qua trung gian móc nối, thỏa thuận
với cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa hối lộ, nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản
chấp thuận, xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ.
Trong số những người bị truy tố, bị cáo Trần Tùng bị cáo buộc
nhận hối lộ 3 lần, tổng số hơn 4,4 tỉ đồng của doanh nghiệp. Cựu Phó giám đốc
Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên còn lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham mưu, đề
xuất UBND tỉnh trong việc thực hiện 7 chuyến bay, hưởng lợi số tiền hơn 3,2 tỉ
đồng.
Một số bị cáo khác bị cáo buộc tội nhận hối lộ như: Nguyễn Văn
Văn nhận 5 lần với tổng số 450 triệu đồng, Lê Ngọc Tường nhận 4 lần với tổng số
400 triệu đồng...
CSVN CỨU ĐẢNG VIÊN
THAM NHŨNG ĐƯỢC MIỄN KỶ LUẬT
Copyright: Nguoi Viet News, Inc.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/csvn-cuu-dang-vien-tham-nhung-duoc-mien-ky-luat/
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một văn bản do Ban Bí Thư Trung Ương
đảng CSVN vừa ban hành nêu một số ngoại lệ cho các đảng viên tham nhũng được
miễn kỷ luật, đáng lưu ý trong đó nêu trường hợp “bị bệnh nặng và có bệnh án.”
Theo báo Người Lao Động hôm 13 Tháng Sáu, ông Trần Cẩm Tú,
thường trực Ban Bí Thư, là người ký văn bản quy định về việc miễn kỷ luật cho
các đảng viên có sai phạm nhưng thuộc các trường hợp sau:
Ông Trần Cẩm Tú, thường trực Ban Bí Thư, là người ký văn bản quy
định về việc miễn kỷ luật cho đảng viên. (Hình: Tiền Phong)
Đảng viên “chấp hành quyết định của cấp trên nhưng đã kịp thời
báo cáo bằng văn bản,” “quá thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định,” “hết thời
hiệu,” không đạt mục tiêu đề ra hoặc gặp rủi ro, xảy ra thiệt hại,” “mất năng
lực hành vi dân sự, khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi,” “có bầu hoặc
nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi” và “bị bệnh nặng có hồ sơ chữa
trị nội trú, chữa trị tích cực, có kết luận bệnh án.”
Theo giới quan sát, trường hợp cuối tương thích với ông Võ Văn
Thưởng, cựu chủ tịch nước Việt Nam, người dính vụ Phúc Sơn nhưng không bị kỷ
luật do “đang chữa bệnh.”
Hồi trung tuần Tháng Mười Một năm ngoái, các báo trong nước đồng
loạt đưa tin giống nhau rằng ông Thưởng “được xác định có nhiều vi phạm” nhưng
Bộ Chính Trị “chưa xem xét, xử lý kỷ luật” do ông này “đang chữa bệnh.”
Tuy vậy, bệnh tình của ông Thưởng không được nói rõ, trong lúc
nhiều nguồn tin trên mạng xã hội cho rằng ông này bị bệnh ung thư từ trước khi
nhận ghế chủ tịch nước, và từng phải bay đi Nhật chữa bệnh nhiều lần.
Ông Thưởng bị đảng lột sạch các chức vụ trong đảng và nhà nước,
bao gồm chức chủ tịch nước, vào hồi Tháng Ba năm ngoái nhưng công chúng chỉ
được biết lý do mơ hồ là ông này “chịu trách nhiệm của người đứng đầu.”
Ông Võ Văn Thưởng, cựu chủ tịch nước Việt Nam, dính vụ Phúc Sơn
nhưng không bị kỷ luật do “đang chữa bệnh.” (Hình: Người Lao Động)
Theo báo VNExpress, dự kiến ngày 24 Tháng Sáu, Tòa Án Hà Nội sẽ
mở phiên xử vụ án Phúc Sơn, với năm bị cáo là cựu bí thư tỉnh ủy: Hoàng Thị
Thúy Lan và Phạm Văn Vọng (cùng là cựu bí thư Vĩnh Phúc), Ngô Đức Vượng và
Nguyễn Doãn Khánh (cùng là cựu bí thư Phú Thọ), Lê Viết Chữ (cựu bí thư Quảng
Ngãi).
Các bị cáo còn lại trong vụ này là người phó hoặc đệ tử của
những bị cáo nêu trên.
Đáng lưu ý, bị cáo Đặng Trung Hoành, chánh Văn Phòng Huyện Ủy
Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, được biết đến là “đệ ruột,” đồng hương Vĩnh Long của
ông Võ Văn Thưởng, hầu tòa với cáo buộc “lợi dụng ảnh hưởng với người có chức
vụ, quyền hạn để trục lợi.”
Theo cáo trạng, bị cáo Hoành ăn hối lộ 75 tỷ đồng ($2.9 triệu)
để “giúp” bị cáo Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu “pháo,” chủ tịch tập đoàn Phúc Sơn,
lấy lòng “lãnh đạo cấp trên,” giới chức được hiểu là ông Võ Văn Thưởng, người
“vô sự” trong vụ này. (N.H.K) [qd]
No comments:
Post a Comment