Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 06 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Thêm tỉnh có giám đốc công an là người Hưng Yên
Chính sách visa mới của Hoa Kỳ lột trần mặt thật của dư luận viên
cực đoan
BBC
Ông Hun Sen công
kích Thái Lan để đánh lạc hướng dư luận Campuchia?
Việt Nam trong cuộc
chiến bị lãng quên ở Campuchia
Dự kiến gần 12
triệu người mất bảo hiểm y tế vì dự luật mới của ông Trump
Quyền lực Hun Sen
dẫn đến sự đổ vỡ quan hệ với gia đình thủ tướng Thái Lan
Bỏ thuế khoán và
tuyên chiến với hàng giả, Việt Nam nhắm đến mục đích gì?
Hàn Quốc cấm thịt
chó: cả người và chó đối mặt rủi ro
Một tuần đầy chiến
thắng của ông Trump và những thách thức tồn đọng
Netanyahu tuyên bố
Israel thắng Iran - nhưng số liệu cho thấy người dân không tin ông
Dân Thái Lan biểu
tình, kêu gọi Thủ tướng Paetongtarn từ chức
Thượng viện Mỹ bác
bỏ đề xuất hạn chế quyền tuyên chiến với Iran của ông Trump
Hun Sen 'vạch trần'
những gì về gia đình Shinawatra và tại sao?
Danh sách chủ tịch
23 tỉnh thành sau sáp nhập tiết lộ điều gì?
Vị thế đang lên của
BRICS là cơ hội để Việt Nam có một chiến lược kinh tế bứt phá?
BRICS muốn thách
thức đồng đô la Mỹ: Việt Nam sẽ như thế nào?
Cựu chủ tịch FLC
Trịnh Văn Quyết được tuyên giảm 14 năm tù, còn 7 năm tù
'Lãnh đạo cấp
trên': Ai cũng nhắc nhưng không ai nói tên trong đại án Phúc Sơn
Việt Nam chính thức
bỏ án tử hình với tội tham ô, nhận hối lộ: bà Trương Mỹ Lan thoát án tử
Thuyền của Nguyễn
Đức Tùng: Đi và về, ở giữa là khoảng trống của mất mát
Việt Nam thành quốc
gia đối tác của BRICS: Cơ hội có vượt rủi ro?
Việt Nam với 'ngoại
giao thức thời': từ hình tượng cây tre đến chiến lược quốc gia
Phiên tòa Phúc Sơn:
5 cựu bí thư tỉnh ủy hầu tòa cùng Hậu 'pháo', có gì đáng chú ý?
Chính quyền nợ
tiền, dân biết đòi ở đâu sau sáp nhập?
Ông Trump nhận
được 5 triệu USD từ dự án 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên
Việt Nam-Hoa Kỳ đàm
phán cấp bộ trưởng về thỏa thuận thương mại mới
Nắng nóng diện rộng chưa từng có tại Pháp : Báo động mức 3
trên 4 tại 84 tỉnh
Pháp : 40 năm thành lập Ngày hội Điện ảnh
Nga ồ ạt oanh tạc Ukraina, lần đầu tiên sử dụng bom-tên lửa Grom-1
Thái Lan : Hàng ngàn người biểu tình đòi thủ tướng từ chức
TT Donald Trump dọa Mỹ sẽ oanh tạc Iran trở lại nếu Teheran tiếp
tục làm giàu uranium
FIFA Club World Cup 2025: Vòng bảng không nhiều bất ngờ nhưng ghi
dấu ấn đậm nét từ châu Mỹ
Tối
cao Pháp viện Mỹ cấm thẩm phán liên bang ngăn sắc lệnh tổng thống : Trump hoan
nghênh, đối lập tố cáo « độc tài »
Diễu hành Pride Parade : Ireland, Hungary… quyền của giới LGBT+ bị
thu hẹp
Donald Trump ghi điểm ngoạn mục với hòa bình bằng vũ lực ở Trung
Đông
Thượng đỉnh NATO và mối bất hòa giữa Mỹ - Nhật - Hàn
CHDC
Congo và Rwanda ký kết một thỏa thuận hòa bình dưới sự bảo trợ của Mỹ
Mùi hương kỷ niệm, tuyển tập đầu tiên của Yann Muller
Chiến
tranh Ukraina : Liên Hiệp Châu Âu triển hạn trừng phạt Nga thêm 6 tháng
Iran không có kế hoạch nối lại đàm phán với Mỹ về hạt nhân
Trung Quốc và Hoa Kỳ xác nhận đạt thỏa thuận thương mại chi tiết
Nét thanh lịch kinh điển của hiệu thời trang Lanvin
(AFP) – Iran có năng lực kỹ thuật để
tiếp tục làm giàu uranium trong vòng « vài tháng tới ». Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng
Nguyên tử Quốc tế (AIEA), Rafael Grossi, đưa ra tuyên bố trên trong một
cuộc phỏng vấn với kênh CBS của Mỹ, được phát hôm nay, 29/06/2025. Tuyên bố này
ngược lại với quan điểm của tổng thống Mỹ Donald Trump, khẳng định chương trình
hạt nhân của Iran bị « đẩy lùi nhiều thập niên ».
(AFP) –
Achentina bày tỏ ủng hộ với người đứng đầu AIEA, bị Iran « đe dọa ». Bộ Ngoại Giao Iran trên mạng X hôm qua,
28/06/2025, lên án các đe dọa của Teheran nhắm vào cá nhân tổng giám đốc Cơ
quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (AIEA), Rafael Grossi. Tuyên bố được đưa ra
sau khi bộ trưởng Ngoại Giao Iran Abbas Araghchi lên án lãnh đạo AIEA « có
ý đồ xấu ». Sau vụ Mỹ oanh kích ba cơ sở hạt nhân Iran, chính quyền
Teheran đã từ chối nối lại hợp tác với AIEA.
(AFP) -
Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ không dung thứ cho việc tư pháp Israel xét
xử thủ tướng Benjamin Netanyahu về tội tham nhũng. Hôm qua, 28/06/2025, ông Trump
khẳng định trên mạng xã hội Truth Social là « Hoa Kỳ chi hàng tỷ
đô la mỗi năm, nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác, để bảo vệ và hỗ trợ
Israel », và Netanyahu « đang đàm phán về một thỏa
thuận với Hamas, trong đó bao gồm việc thả các con tin », nên
không thể có chuyện thủ tướng Israel phải ở « cả ngày trong phòng
xử án ».
(AFP) -
Người dân Israel lại biểu tình đòi thủ tướng Netanyahu chấm dứt chiến
tranh Gaza. Sau
ba tuần ngưng tuần hành do có chiến tranh với Iran, hôm qua, 28/06/2025, các
cuộc biểu tình đông đảo lại được tổ chức trở lại ở các thành phố lớn trên khắp
Israel đòi chính phủ Netanyahu đạt thỏa thuận với phong trào Palestine Hamas ở
dải Gaza để đưa con tin trở về nước. Ngoài ra họ còn yêu cầu chấm dứt chiến
tranh Gaza.
(AFP) -
Đông đảo người dân Serbia biểu tình ôn hòa đòi tổ chức bầu cử sớm, cảnh sát
dùng hơi cay và dùi cui giải tán đám đông. Bảy tháng sau khi bùng nổ phong
trào phản kháng của giới sinh viên để chống nạn tham nhũng, làm rung chuyển đất
nước Serbia, đông đảo người dân đã tham gia biểu tình trên khắp đất nước vào
thứ Bảy 28/06/2025 đòi tổ chức bầu cử Quốc Hội trước thời hạn. Cảnh sát cho
biết có 36.000 người biểu tình, nhưng một tổ chức độc lập cho biết con số này
lên đến 140.000 người. Khác với trước đây, lần này cảnh sát đã dùng hơi cay và
dùi cui giải tán đám đông cho dù theo quan sát của giới báo chí, biểu tình diễn
ra ôn hòa.
(RFI) -
Hungary : Biểu tình ủng hộ giới LGBT+ biến thành cuộc phản kháng chống
Orban ở cấp độ chưa từng có. Bất chấp lệnh cấm Pride Parade của chính phủ, gần
200 ngàn người đã xuống đường hôm qua 28/06/2025, tại Budapest. Hồi tháng
03/2025, chính quyền ra luật cấm tụ tập công cộng liên quan đến các nội dung
đồng tính và chuyển giới. Nhưng thị trưởng Budapest đã quyết định tiếp tục sự
kiện này dưới một danh nghĩa khác. Chính phủ Hungary đe dọa cảnh sát có
thể xác định những người tham gia bằng phần mềm nhận dạng khuôn mặt và khi đó
họ sẽ phải chịu hậu quả pháp lý. Nhưng cuộc tuần hành đã thành công đến
mức mà thủ tướng Viktor Orban có thể phải lùi bước.
(AFP) -
Diễu hành Pride Parade tại Paris phản đối liên minh « Quốc tế phản
động ». Cuộc
tuần hành bảo vệ quyền của người LGBT+ hôm qua 28/05/2025, tại Paris diễn ra
với « không khí chính trị cao độ ». Khẩu hiệu « contre
l'internationale réactionnaire » (chống liên minh phản động quốc tế)
được hô vang khắp nơi. Đại diện của hiệp hội Aides cho biết « một
thế giới phản động đang trỗi dậy trước mắt chúng ta, tại Hoa Kỳ, Hungary, Ý và
Nga ».
(AFP) -
Ông nội của tân giám đốc cơ quan tình báo Anh MI6 Blaise Metreweli bị nghi là
gián điệp phát xít. Theo một cuộc điều tra của tờ Daily Mail công bố hôm thứ Sáu,
27/06/2025, dựa trên các tài liệu lưu trữ tại Anh và Đức, ông nội
bà Metreweli là một quân nhân Nga nhưng đã đào ngũ sang phe Đức Quốc
xã trong Thế chiến II. Ông được gọi bằng biệt danh « Đồ tể » hay «
Điệp viên số 30 », và đã trực tiếp góp phần vào « việc tiêu
diệt người Do Thái ». Bộ Ngoại giao Anh khẳng định dòng
dõi gia đình phức tạp của Metreweli sẽ « góp phần vào cam
kết của bà trong việc ngăn ngừa xung đột và bảo vệ người dân Anh khỏi các mối
đe dọa từ các quốc gia thù địch.»
(AFP) -
Quy định mở rộng phạm vi lệnh cấm hút thuốc lá nơi công cộng chính thức có hiệu
lực tại Pháp từ hôm nay 29/06/2025. Thuốc lá bị cấm thêm tại nhiều nơi như điểm chờ xe bus, công
viên, vườn hoa công cộng, bãi biển, quanh các thư viện, bể bơi, khu thể thao và
trường học. Quy định mới được công bố chủ yếu nhằm bảo vệ trẻ em khỏi việc hít
khói thuốc lá thụ động. Tuy nhiên, thuốc lá vẫn không bị cấm tại khu vực bên
ngoài của quán cà phê, nhà hàng. Lệnh cấm cũng không bao gồm thuốc lá điện tử.
Nhưng quy định mới đẩy mạnh xử phạt việc bán thuốc lá và thuốc lá điện tử cho
trẻ vị thành viên. Ai vi phạm sẽ bị phạt 200 euro.
(AFP) -
Pháp : Nắng nóng gay gắt khắp cả nước. Gần như toàn bộ nước Pháp đang bị
đặt trong tình trạng cảnh báo nắng nóng mức cam vào hôm nay, 29/06/2025 và tình
hình oi bức sẽ kéo dài ít nhất đến giữa tuần tới. Nhiệt độ trung bình trên cả
nước dự báo sẽ đạt từ 34°C đến 38°C, và lên tới 39°C đến 40°C gần khu vực Địa
Trung Hải. Đợt nóng này cũng ảnh hưởng tới toàn bộ nam Âu, từ Ý tới Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha.
(AFP) -
Indonesia khánh thành khu công nghiệp sản xuất bình nạp cho xe điện do Trung
Quốc tài trợ : Giới bảo vệ môi trường cảnh báo nhiều hậu quả nghiêm trọng. Công trình trị giá 5,9 tỷ đô la,
đã được tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cắt băng khánh thành hôm nay,
29/06/2025. Dự án do tập đoàn CATL tài trợ, có kế hoạch khai thác
quặng trên đảo Halmahera, vốn đã là nơi có mỏ niken lớn nhất thế giới về sản
lượng. Công trình này bị nhiều chỉ trích từ các tổ chức phi chính phủ :
hậu quả sẽ rất nghiêm trọng với nạn phá rừng, ô nhiễm không khí và
nước ... gia tăng. Giám đốc Greenpeace Indonesia cảnh báo, nếu tiếp tục
hành động như vậy, « Indonesia sẽ bị gạt ra lề do không tuân thủ
các tiêu chuẩn quốc tế »
(Reuters)
– Phó tổng thống Đài Loan Tiêu Mỹ Cầm cho biết không sợ hãi
trước các hoạt động đe dọa của Trung Quốc. Tuyên bố trên được bà
Tiêu đưa ra sau khi tình báo quân sự Cộng Hòa Séc cho biết các mật vụ Trung
Quốc đã theo dõi và thậm chí lên kế hoạch cho một vụ va chạm xe khi bà đến thăm
Praha vào năm ngoái. Ủy ban đối ngoại Hạ viện Hoa Kỳ cũng tố cáo « hành
vi phạm pháp của đảng Cộng Sản Trung Quốc đã bị phơi bày trước toàn thế
giới ». Phía Bắc Kinh đã phủ nhận vụ việc.
(AFP) –
Hồng kông : Một trong các đảng đối lập lớn cuối cùng quyết định giải thể
để không gây « ảo tưởng » về tương lai của nền dân chủ tại đặc
khu. Trong
cuộc họp báo hôm nay, 29/06/2025, bà Trần Bảo Anh (Chan Po-ying), lãnh đạo đảng
Liên đoàn Dân chủ Xã hội (LSD), nhấn mạnh: « Tôi không tin rằng Hồng
Kông sẽ phát triển thành một hệ thống dân chủ trong tương lai gần. Tôi không
muốn gieo hy vọng hão huyền ». LSD là một trong những đảng đối lập
lớn nhất, thành lập năm 2006, nhưng đã tuyên bố giải thể vào thứ Sáu, sau
5 năm đối mặt với các đàn áp chính trị của Bắc Kinh, kể từ khi Trung Quốc
áp đặt luật an ninh quốc gia với đặc khu.
(NHK) -
Tên lửa H2A của Nhật Bản đưa thành công vệ tinh lên quỹ đạo. Vụ phóng vệ tinh quan sát khí gây hiệu
ứng nhà kính được tiến hành sáng hôm nay 29/06/2025, với tên lửa H2A thứ 50 và
cũng là tên lửa H2A cuối cùng của Nhật Bản, trước khi Tokyo thay thế tên lửa
H2A bằng tên lửa H3 để giảm chi phí. Tên lửa được phóng từ Trung tâm vũ trụ
Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, miền tây nam đất nước.
(AFP) -
Nghị viện bang California tăng gấp đôi ưu đãi về thuế với sản phầm về điện ảnh,
với hy vọng chặn đứng đà suy tàn của điện ảnh Hollywood. Quyết định được đưa ra hôm thứ Sáu,
27/06/2025. Trung tâm điện ảnh gắn liền với lịch sử môn nghệ thuật thứ bảy đang
đứng trước nguy cơ suy tàn với cạnh tranh khốc liệt không chỉ tại Mỹ, mà nhiều
nơi trên thế giới, từ Anh, Pháp đến Hungary hay Thái Lan.
TIN TỨC: THỨ HAI
30.06.2025
1. NGUYỄN BÁ HOAN,
THỨ TRƯỞNG NỘI VỤ, BỊ KHAI TRỪ ĐẢNG
Có thêm một nạn nhân của sự thanh toán nội bộ trong đảng
csvn, đó là việc Nguyễn Bá Hoan, thứ trưởng nội vụ vừa bị khai trừ khỏi đảng.
Quyết định này được ban bí thư đảng csvn đưa ra vào ngày 27/6 sau khi duyệt xét
đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Lý do khai trừ Nguyễn Bá Hoan được đưa ra là đương sự đã
vi phạm pháp luật trong thời gian giữ chức
Thứ trưởng Lao động Thương binh và Xã hội.
Vào ngày 11/6 ông Hoan, 58 tuổi, cùng một số cán bộ
thuộc Cục Quản lý lao động ngoài nước của Bộ Lao Động Thương binh và Xã hội gồm:
Tống Hải Nam – cục trưởng, Nguyễn Gia Liêm-phó cục trưởng, Phạm Viết Hương-phó
cục trưởng đã bị khởi tố về tội Nhận hối lộ. Trong khi giữ chức Thứ trưởng Cục
Lao động, Thương bịnh và Xã hội, Nguyễn Bá Hoan đã chỉ đạo Cục Quản lý lao động
ngoài nước ban hành quy định yêu cầu doanh nghiệp phải có thêm “giấy phép con”
khi ký hợp đồng đưa người đi làm việc ở nước ngoài.
Theo Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng,
kinh tế, buôn lậu (C03), nhiều doanh nghiệp phải "bôi trơn" để được cấp
phép, số tiền này được lấy từ chính người lao động thông qua việc thu phí dịch
vụ vượt mức quy định.
Trong quyết định thanh trừng kỳ này, ông Hương bị áp dụng
biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú; ba người còn lại, trong đó có ông Hoan bị tạm
giam.
2. THÊM MỘT NGƯỜI
CÙNG QUÊ VỚI TÔ LÂM LÀM GIÁM ĐỐC CÔNG AN
Thêm một người gốc Hưng Yên, quê hương của ông Tô Lâm
– bí thư đảng CSVN, được bổ nhiệm làm Giám đốc công an. Ông Cao Minh Huyền, đại
tá, vừa được bổ nhiệm làm Giám đốc công an tình Lào Cai, sau khi hai tỉnh Lào
Cai và Yên Bái được sáp nhập với tên tỉnh Lào Cai.
Ông Cao Minh Huyền, sinh năm 1974 tại thành phố Hưng
Yên, tỉnh Hưng Yên, mang quân hàm đại tá. Ông Huyền từng giữ chức Giám đốc Công
an tỉnh Lào Cai cũ, và các vị trí như Trưởng phòng – Cục Cảnh sát Kinh tế, Phó
Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự bổ nhiệm này của ông Huyền nối tiếp làn sóng bổ nhiệm
những sĩ quan công an quê Hưng Yên, vào các vị trí đứng đầu lực lượng công an
các tỉnh, đảng ủy tỉnh, và các vị trí quan trọng của Bộ Công an.
Hiện tượng này được bắt đầu kể từ khi ông Tô Lâm, một
người có quê ở Hưng Yên, được bầu làm Chủ tịch Nước vào tháng 5 năm 2024, và
sau đó là Tổng Bí thư vào tháng 8 cùng năm.
3. HỎA HOẠN THIÊU
RỤI CÔNG TY VĨNH THỊNH TẠI BÌNH DƯƠNG
Một cuộc hỏa hoạn làm thiêu rụi toàn bộ tài sản của
công ty sản xuất giấy Vĩnh Thịnh tại phường Tân Hiệp, Bình Dương. Đám cháy bùng
phát vào khoảng 8 giờ tối, Chủ Nhật ngày 29/6. Sau khi người dân phát hiện cuộc
hỏa hoạn, ngọn lửa nhanh chóng lan rộng, bao trùm toàn bộ khu vực xưởng rộng
khoảng 1000 mét vuông. Người dân tại xung quanh có thể nhìn thấy một cột khói
cao hàng trăm mét.
Cuộc hỏa hoạn được dập tất vào khoảng 11 giờ đêm cùng
ngày và không có ghi nhận thương vong đáng tiếc nào.
Công ty sản xuất giấy, bao bì Vĩnh Thịnh, chuyên sản
xuất sản phẩm về giấy và bao bì thông dụng. Vào năm 2022, công ty này từng bị
đình chỉ hoạt động và bị xử phạt hành chánh vì không chấp hành các quyết định
phòng hỏa.
4. NHÓM ỦNG HỘ DÂN
CHỦ CUỐI CÙNG TẠI HỒNG KÔNG TUYÊN BỐ GIẢI THỂ
Ngày 29/6/2025, Liên minh Dân chủ Xã hội (League
of Social Democrats - LSD), đảng ủng hộ dân chủ cuối cùng còn hoạt động tại Hồng
Kông, đã chính thức tuyên bố giải thể do “áp lực chính trị khổng lồ” và lo ngại
về sự an toàn của các thành viên kể từ khi Tàu Cộng áp dụng luật an ninh quốc
gia từ 5 năm qua.
Thành lập từ năm 2006, LSD nổi tiếng với các cuộc biểu
tình mạnh mẽ và các hành động phản kháng mang tính biểu tượng. Dù đối mặt với
nhiều rủi ro, nhóm vẫn tiếp tục tổ chức các hoạt động nhỏ lẻ ngay cả sau khi Luật
An ninh Quốc gia (2020) và Luật Điều 23 (2024) được ban hành, với các hình phạt
nghiêm khắc như tù chung thân cho các hành vi bị coi là lật đổ, kích động hoặc
gián điệp.
Trong tuyên bố giải thể, đảng LSD cho biết “con đường
đã bị thu hẹp đến mức không thể đi tiếp”, khi phần lớn lãnh đạo bị bắt giữ và
không gian xã hội dân sự gần như bị xóa sổ. Chủ tịch Trần Bảo Anh (Chan
Po-ying) bày tỏ niềm tự hào về những đóng góp của đảng, nhưng thừa nhận họ
“không còn lựa chọn nào khác” ngoài việc giải thể.
Đây được xem là dấu chấm hết mang tính biểu tượng cho
phong trào dân chủ từng sôi động tại Hồng Kông, khi không còn nhóm đối lập nào
hoạt động công khai.
5. HÀNG NGÀN NGƯỜI
THÁI BIỂU TÌNH ĐÒI THỦ TƯỚNG TỪ CHỨC
Hàng ngàn người Thái đã biểu tình tại Bangkok vào ngày
28/6/2025, yêu cầu Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra từ chức sau khi một cuộc
điện thoại bị rò rỉ giữa bà và cựu Thủ tướng Campuchia Hun Sen gây ra
làn sóng phẫn nộ.
Cuộc điện đàm diễn ra vào ngày 15/6, trong đó bà
Paetongtarn được cho là đã yêu cầu ông Hun Sen – hiện là Chủ tịch Thượng viện
Campuchia – không nên nghe theo “phe đối lập” ở Thái Lan, ám chỉ một vị tướng
quân đội Thái đang chỉ huy khu vực biên giới nơi xảy ra đụng độ khiến một binh
sĩ Campuchia thiệt mạng vào cuối tháng 5. Người biểu tình cho rằng cuộc trò
chuyện này đã làm tổn hại đến hình ảnh quốc gia và quân đội Thái Lan.
Cuộc biểu tình diễn ra tại Tượng đài Chiến thắng
(Victory Monument), với sự tham gia của nhiều nhóm chính trị, trong đó có các
thành viên thuộc phe “Áo vàng” – lực lượng trung thành với hoàng gia và đối lập
lâu năm với gia đình Shinawatra. Các diễn giả lên sân khấu nhấn mạnh thông điệp
bảo vệ chủ quyền quốc gia và yêu cầu bà Paetongtarn từ chức ngay lập tức.
Các nhà phân tích chính trị nhận định tình hình hiện tại
có thể khiến bà Paetongtarn khó giữ được vị trí thủ tướng, nhưng việc ai sẽ
thay thế bà vẫn là một câu hỏi lớn.
VNTB – Đại tá Hải quân Hùng
Cao điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ (Vietsub)
VNTB – Cuốn sách to về tìm
hiểu sâu đời sống dân nghèo
VNTB – Sáp và Xóa: Tâm sự
của cái trụ sở
VNTB – Bộ trưởng Nội vụ thừa
nhận công chức có tư tưởng “không cống hiến cho đất nước”
VNTB – Tinh gọn nhưng càng
bị bội thực sếp phó
Con đường nào để đạt được hòa bình ở Trung
Đông?
Cuộc chiến với Iran chỉ là để thỏa mãn cái
tôi của Trump
Một Thượng nghị sĩ Cộng hòa sắp về “đuổi
gà” cho vợ…30/06/2025
Tôi phỏng vấn các luật sư về vụ án Đồng
Tâm và vì sao tôi vô tội?30/06/2025
Dở với hòa bình, kém với chiến tranh29/06/2025
Đã đến lúc Việt Nam cần một cuộc thử lửa
dân chủ29/06/2025
Chủ nghĩa Mác–Lênin và cái chết lâm sàng
của lý luận Đảng29/06/2025
Khi một tỷ phú quyết định ai sẽ làm tổng
thống29/06/2025
Bảo hoàng hơn
vua?29/06/2025
Giữ
một lời nói thật giữa thời tráo trở29/06/2025
Khi MAGA bị
trục xuất28/06/2025
Sự
sụp đổ lặng lẽ của nền dân chủ (Phần 9)28/06/2025
Phúc Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh
của Putler ở Ukraine ngày 28/06/2025
Linh Lê - Bài học sinh tồn của nhân dân
Ukraine
Dương Quốc Chính - Giải bài toán đi lại
cho cán bộ
Võ Khánh Tuyên - Những vùng trời khác nhau
Nguyễn Văn Tuấn - Thuyền: Lời tựa cho hành
trình triệu Thuyền Nhân
Lê Huyền Ái Mỹ - Hợp nhất chèo - tuồng -
cải lương, nên và không nên
Lưu Trọng Văn - Nhà hát tuồng, chèo, cải
lương : Niềm tự hào văn hóa dân tộc không thể mất tên
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 29.06.2025
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Tiếng kêu của một người mẹ 29/06/2025
Mua dầu ăn nguyên chất ủng hộ
Trịnh Bá Phương 29/06/2025
Từ cây cầu Thăng Long đến sân
bay Long Thành – Bài học đắt giá về lý thuyết hệ thống 29/06/2025
Bản chất của chiến tranh Việt
Nam – Sự thật không có trong sách giáo khoa 29/06/2025
Quan điểm giáo dục 28/06/2025
Một bài viết của Hoàng Mập rất
đáng đọc 28/06/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
KHỞI
TỐ VỤ ÁN SAU XÁC MINH ĐƠN TỐ GIÁC GIÁM ĐỐC TT Y TẾ Ở SÓC TRĂNG
Nhật Huy - Xuân Lương/Tiền Phong
Lãnh đạo và thuộc cấp tại Trung tâm Y tế huyện
Trần Đề (Sóc Trăng) bị tố cáo có hành vi cấu kết ăn chặn, trục lợi, tham ô
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19.
Ngày 28/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng
đã có thông báo kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm xảy ra tại Trung tâm Y
tế huyện Trần Đề.
Theo đó, cơ quan công an nhận được tố cáo về
21 vấn đề liên quan đến ông Trần Văn Ngọt - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Trần
Đề (Sóc Trăng); ông Lục Minh Chuyển - kế toán; ông Nguyễn Văn Đầy - thủ quỹ;
cùng nhiều cá nhân khác công tác tại Trung tâm.
Những cá nhân trên bị tố có hành vi cấu kết ăn
chặn, trục lợi, tham ô trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phòng, chống dịch
Covid-19. Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Sóc Trăng đã tiến hành xác minh và có quyết
định khởi tố vụ án hình sự "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành
công vụ".
Thông báo khởi tố đã được gửi đến các cá nhân
liên quan và Viện KSND tỉnh Sóc Trăng.
Trước đó, giữa tháng 4/2023, Cơ quan CSĐT Công
an tỉnh Sóc Trăng đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Phi Thọ - Phó trưởng
phòng Tổ chức Hành chính - Kế toán Trung tâm Y tế huyện Trần Đề, do có liên
quan đến tiền hỗ trợ bệnh nhân điều trị Covid-19 trong thời gian cách ly tập
trung.
Theo một cán bộ Sở Y tế Sóc Trăng, ông Thọ bị
bắt vì liên quan trực tiếp đến khoản chênh lệch hơn 200 triệu đồng trong thanh
quyết toán vật dụng, nhu yếu phẩm cho bệnh nhân điều trị Covid-19.
TỔNG
GIÁM ĐỐC CÔNG TY ÔTÔ JRD VIỆT NAM TỬ VONG TRONG PHÒNG NGỦ
Nguồn tin của PV Báo CAND cho biết Cơ quan
CSĐT Công an Phú Yên phối hợp VKS cùng cấp và Công an xã An Mỹ tiến hành khám
nghiệm hiện trường, khám nghiệm bên ngoài tử thi TGĐ Công ty TNHH sản xuất ôtô
JRD Việt Nam.
Trước đó vào khoảng 4h ngày 29/6, trong lúc đi
kiểm tra các khu vực trong Công ty TNHH sản xuất ôtô JRD Việt Nam ở thôn Phú
Long, xã An Mỹ, huyện Tuy An (Phú Yên), ông Trần Văn Thanh, nhân viên bảo vệ
doanh nghiệp, phát hiện Tổng Giám đốc Chuah Keh Teang (SN 1956, quốc tịch
Malaysia) nằm ngửa dưới sàn nhà, cạnh bên giường ngủ.
Do phòng ngủ khóa trái bên trong, nhiều lần
ông Thanh gõ cửa kêu gọi bất thành, nên trình báo Công an xã An Mỹ phối hợp
kiểm tra và xác định người đàn ông này đã tử vong. Sau khi khám nghiệm hiện
trường, khám nghiệm bên ngoài tử thi, cơ quan chức năng đã đưa thi thể ông
Chuah Keh Teang lên xe chuyên dụng của Trung tâm cấp cứu 115 Phú Yên chuyển về
nhà đại thể Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Yên để bảo quản.
Trong chiều cùng ngày, UBND tỉnh Phú Yên có
văn bản thông báo cho Sở Ngoại vụ TP.HCM và Tổng Lãnh sự quán Malaysia tại
TP.HCM để thông tin cho gia đình ông Chuah Keh Teang, phối hợp giải quyết theo
quy định pháp luật.
Được biết, tiền thân Công ty TNHH sản xuất ôtô
JRD Việt Nam là Công ty liên doanh sản xuất ôtô JRD Việt Nam, hoạt động từ đầu
tháng 5/2005 trên diện tích hơn 7,6 ha đất thuê của tỉnh Phú Yên tại thôn Phú
Long, xã An Mỹ, huyện Tuy An. Đây là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
100%, chuyên sản xuất, lắp ráp, thiết kế ôtô, linh kiện phụ tùng ôtô. Quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp này có nhiều vi phạm, nhiều lần bị
Cục Hải quan Bình Định xử phạt vi phạm hành chính trên lĩnh vực hải quan; Chủ
tịch UBND tỉnh Phú Yên xử phạt hành chính trên lĩnh vực môi trường… Do khó khăn
trong tiêu thụ sản phẩm, doanh nghiệp đã tạm ngừng sản xuất từ tháng 3/2013.
Các cơ quan chức năng ở Phú Yên đã tổ chức đối
thoại, tạo điều kiện cho nhà đầu tư tái cấu trúc, tìm kiếm đối tác liên doanh,
liên kết để sản xuất, nhưng đến nay Công ty TNHH sản xuất ôtô JRD Việt Nam vẫn
luôn trong tình trạng đóng cửa.
CHÁY XƯỞNG PHẾ LIỆU
LÀM 5 NGƯỜI CHẾT: CƠ QUAN ĐIỀU TRA KHỞI TỐ VỤ ÁN
Nghe đọc bài
Vụ cháy xưởng phế liệu làm 5 người chết (4
người tử vong tại hiện trường, 1 nạn nhân không qua khỏi tại bệnh viện). Ngoài
ra, 2 người khác bị thương đang được cấp cứu tại Viện bỏng quốc gia Lê Hữu
Trác.
Ngày 29-6, Công an tỉnh Hưng Yên cho biết Cơ quan cảnh sát điều tra đã ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "vi phạm quy định về phòng cháy,
chữa cháy", để điều tra về vụ hỏa hoạn làm 5 người chết ở xã Minh Hải
(huyện Văn Lâm).
Theo kết quả xác minh ban đầu, khoảng 13h45 ngày 28-6, hỏa hoạn
bùng lên tại thôn Ao, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên. Nơi này là
xưởng phế liệu của anh Nguyễn Văn Hàng (sinh năm 1976, quê ở Thanh Oai, Hà
Nội).
Anh Hàng thuê kho xưởng trên của anh Trịnh Đình Hiếu (sinh năm
1979, ở xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên). Tổng diện tích xưởng khoảng
700m2.
Ngay sau khi nhận được thông tin vụ cháy, chính quyền và công an
các cấp đã huy động tối đa lực lượng phối hợp với quần chúng nhân dân khẩn
trương chữa cháy, cứu người và tài sản.
Nhà chức trách cho biết đã huy động trên 190 cán bộ, chiến sĩ
lực lượng công an thuộc hai tỉnh Hưng Yên và Thái Bình; 300 cán bộ thuộc lực
lượng quân đội, dân quân tự vệ, y tế và quần chúng nhân dân cùng nhiều máy móc,
phương tiện đến hiện trường.
Tối cùng ngày, Bí thư Tỉnh ủy Hưng Yên Nguyễn Hữu Nghĩa cùng
lãnh đạo UBND, Công an tỉnh và Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu
hộ (Bộ Công an) đã có mặt tại hiện trường, chỉ đạo các lực lượng tập trung các
phương án chữa cháy.
Vụ hỏa hoạn làm 5 người chết (4 người tử vong tại hiện trường, 1
nạn nhân không qua khỏi tại bệnh viện). Ngoài ra, 2 người khác bị thương đang
được cấp cứu tại Viện bỏng quốc gia Lê Hữu Trác.
Công an tỉnh Hưng Yên đang tích cực phối hợp với Viện Kiểm sát
nhân dân tỉnh tổ chức khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, tập trung
làm rõ các yếu tố liên quan.
CHIẾM ĐOẠT TIỀN BẢO
HIỂM Y TẾ CỦA HỌC SINH, KẾ TOÁN TRƯỜNG HỌC Ở PHÚ THỌ BỊ BẮT
Sau khi thu tiền bảo hiểm y tế của 523 học
sinh Trường THCS Ngô Xá (Cẩm Khê, Phú Thọ), Trần Tuấn Phương (kế toán nhà
trường) không nộp cho 322 học sinh mà chiếm đoạt để sử dụng vào việc chi tiêu
cá nhân.
Cơ quan cảnh sát điều tra thi hành lệnh khởi tố, bắt tạm giam
đối với Trần Tuấn Phương - Ảnh: Công an tỉnh Phú Thọ
Ngày 29-6, Công an tỉnh Phú Thọ cho biết đơn vị đã ra quyết
định khởi tố vụ án,
khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Trần Tuấn Phương (35 tuổi, kế toán Trường
THCS Ngô Xá) để điều tra về hành vi lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài
sản.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình địa bàn, Phòng an ninh
chính trị nội bộ Công an tỉnh phát hiện tại Trường THCS Ngô Xá có dấu hiệu
chiếm đoạt tiền bảo hiểm y
tế của nhiều học sinh, với số tiền lên đến hàng trăm triệu
đồng.
Xét thấy đây là hành vi vi phạm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền
lợi việc khám, chữa bệnh của nhiều học sinh Trường THCS Ngô Xá, gây bức xúc đối
với các phụ huynh và người dân, thiếu tướng Nguyễn Minh Tuấn - giám đốc Công an
tỉnh - đã chỉ đạo cơ quan cảnh sát điều tra phối hợp với Phòng an ninh chính
trị nội bộ khẩn trương tiến hành điều tra, xác minh.
Kết quả điều tra xác định, đầu tháng 10-2024, Trường THCS Ngô Xá
triển khai việc thu tiền bảo hiểm y tế của học sinh năm học 2024 - 2025 đối với
523 học sinh, bằng số tiền hơn 455 triệu đồng.
Số tiền trên sau đó được chuyển cho Trần Tuấn Phương để nộp về
Bảo hiểm xã hội huyện Cẩm Khê.
Tuy nhiên, Phương chỉ nộp số tiền bảo hiểm y tế là gần 265 triệu
đồng của 201 học sinh, còn lại số tiền hơn 190 triệu đồng của 322 học sinh
Phương không nộp mà chiếm đoạt để sử dụng vào việc chi tiêu cá nhân.
Tuy nhiên, để bóc tách số học sinh Trần Tuấn Phương nộp tiền bảo
hiểm và số học sinh bị Phương chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế cần nhiều thời gian
để làm rõ.
Từ kết quả điều tra xác minh, ngày 28-6, Cơ quan cảnh sát điều
tra Công an tỉnh đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và ra lệnh bắt bị can
để tạm giam đối với Trần Tuấn Phương.
Vụ việc đang được cơ quan điều tra tiếp tục điều tra mở rộng.
CHÁNH ÁN TAND TỐI CAO
LÊ MINH TRÍ NÓI GÌ VỀ BỎ TỬ HÌNH TỘI THAM NHŨNG?
Chánh án TAND tối cao
Lê Minh Trí đã trả lời câu hỏi của cử tri liên quan đến bỏ án tử hình đối với
tội tham ô tài sản; nhận hối lộ; vận chuyển trái phép chất ma túy.
Ngày 29.6, tại Q.11, TP.HCM diễn ra hội nghị tiếp xúc giữa tổ
đại biểu Quốc hội đơn vị số 3 với cử tri Q.5, Q.8, Q.11. Tại buổi tiếp xúc, cử
tri Đặng Văn Rành quan tâm và tỏ ra băn khoăn về việc bỏ án tử hình đối với tội phạm tham nhũng (như:
tham ô tài sản; nhận hối lộ); vận chuyển trái phép chất ma túy, liệu có ổn
không?
Cũng theo cử tri Rành, Quốc hội quy định thành lập tòa án chuyên
biệt, tuy nhiên hiện chưa có tòa án này thì xử lý ra sao?
Trả lời câu hỏi trên, Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí nói:
"Hiện nay, đa số các nước không áp dụng khung hình phạt tử hình nữa. Còn về hình sự, nếu ai sai
thì mình xử lý, ví dụ như tội phạm về kinh tế thì tăng mức xử lý về tiền".
Cũng theo ông Trí, từ ngày 1.7, không còn tòa án cấp cao, chỉ
còn 3 cấp là: tòa án tối cao, tòa án cấp tỉnh và tòa án khu vực. "Còn về
việc thành lập tòa chuyên biệt là tòa chuyên sâu chẳng hạn như tòa tài chính,
nhưng hiện vẫn còn đang nghiên cứu", Chánh án TAND tối cao Lê Minh Trí
thông tin.
Ngoài ra, ông Trí còn thông tin thêm, đối với án hành chính,
người dân vẫn nộp đơn đến tòa án khu vực để được thụ lý, xử lý như bình thường.
Quốc hội vừa thông qua luật sửa đổi bộ luật Hình sự, trong đó
bãi bỏ án tử hình với 8 tội danh gồm: tham ô tài sản; nhận hối lộ; vận chuyển trái
phép chất ma túy; sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, phòng bệnh;
hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân; phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật
của nước VN; phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; gián điệp.
Với quy định mới, kể từ ngày 1.7, người nào phạm vào 1 trong 8
tội danh trên sẽ chỉ phải đối mặt với khung hình phạt cao nhất là chung thân.
Trường hợp đã bị tuyên án tử hình (bản án có hiệu lực pháp luật)
nhưng chưa thi hành án, điều khoản chuyển tiếp của luật sửa đổi nêu rõ rằng
những người này sẽ không bị thi hành bản án tử hình nữa. Khi đó, Chánh án TAND
tối cao sẽ quyết định chuyển hình phạt tử hình thành tù chung thân. Như vậy, kể
từ ngày 1.7, những ai dù đã bị tuyên án tử hình nhưng chưa bị thi hành án thì
đương nhiên sẽ được chuyển xuống án chung thân.
Chỉ còn 10 tội danh có thể bị tuyên tử hình
Với việc bãi bỏ thêm 8 tội danh, sẽ chỉ còn 10 tội danh bị áp dụng
hình phạt cao nhất đến tử hình. Những tội này gồm: phản bội Tổ quốc (điều 108);
bạo loạn (điều 112); khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân (điều 113); giết
người (điều 123); hiếp dâm người dưới 16 tuổi (điều 142); sản xuất trái phép
chất ma túy (điều 248); mua bán trái phép chất ma túy (điều 251); khủng bố
(điều 299); chống loài người (điều 422); tội phạm chiến tranh (điều 423).
‘KHÚC RUỘT’ HAY ‘KHÚC
DỒI’ NGHÌN DẶM QUA LUẬT QUỐC TỊCH MỚI?
Copyright: Nguoi Viet News, Inc.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/khuc-ruot-hay-khuc-doi-nghin-dam-qua-luat-quoc-tich-moi/
*Chuyện Vỉa Hè
*Đặng Đình Mạnh
Trong nhiều năm qua, chế độ Cộng Sản Việt Nam vẫn thường xuyên
tuyên truyền rằng cộng đồng người Việt ở nước ngoài là “một bộ phận không thể
tách rời của dân tộc”, là “khúc ruột nghìn dặm”, kêu gọi họ quay về cội nguồn,
đóng góp xây dựng đất nước.
Thế nhưng, khi nhìn vào hệ thống luật pháp và chính sách hiện
hành, đặc biệt là qua hai đạo luật vừa sửa đổi gần đây – Luật Đất Đai năm 2024
và Luật Quốc Tịch mới đây – Tháng Sáu 2025, có thể thấy rõ sự phân biệt đối xử
một cách hiển nhiên giữa người Việt trong nước và người Việt định cư ở nước
ngoài.
Ông Michael Nguyễn, người Mỹ gốc Việt bị kết án 12 năm tù ở Sài
Gòn ngày 24 Tháng Sáu 2019 vì bị vu cho tội “Âm mưu lật đổ” chế độ độc tài đảng
trị tại Việt Nam. Nhờ quốc hội Mỹ áp lực, ông đã được thả ngày 22 Tháng Mười
2020 và trục xuất về Mỹ. Những người như ông này, sẽ không có cơ hội quay về cố
xứ để mua nhà hay hoạt động gì khác. (Hình: VNA/AFP/Getty Images)
Sự phân biệt này không chỉ giới hạn về mặt pháp lý, mà còn phản
ánh một định kiến chính trị sâu sắc và nguy hiểm rằng: Chỉ người Việt “ngoan
ngoãn”, “thuần phục”, “có lợi cho đảng Cộng Sản” mới được xem là “đồng bào”.
Luật Đất đai: Quyền sở hữu, sử dụng nhà đất bị
định kiến chính trị kiểm soát
Trong Luật Đất đai sửa đổi vào Tháng Giêng 2024, quy định về
quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất của người Việt Nam định cư ở nước ngoài
đã được điều chỉnh theo hướng ràng buộc với điều kiện nhập cảnh vào Việt Nam.
Cụ thể, để được sở hữu nhà đất, người Việt ở nước ngoài phải có giấy tờ chứng
minh là người gốc Việt và phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
Thoạt nhìn, điều kiện này có vẻ hợp lý. Tuy nhiên, khi đặt trong
bối cảnh chính trị cụ thể, nó trở thành một cơ chế loại trừ mang tính chọn lọc
chính trị rõ ràng. Bởi lẽ, việc nhập cảnh vào Việt Nam không phải là một quyền
tự nhiên của công dân gốc Việt, mà phụ thuộc hoàn toàn vào sự chấp thuận của
các cơ quan an ninh, Bộ Ngoại giao, hay thậm chí là ý chí chính trị từ thượng
tầng.
Theo đó, mặc nhiên những người bất đồng chính kiến, từng lên
tiếng phản biện chính quyền, những nhà hoạt động dân chủ, các cựu tù nhân chính
trị đã định cư ở nước ngoài – dù họ chưa từng bị tước quốc tịch Việt Nam, gần
như không có khả năng được nhập cảnh trở lại. Kéo theo đó, họ cũng mất luôn
quyền sở hữu hợp pháp tài sản trên quê hương mình.
Việc gắn điều kiện nhập cảnh với quyền sở hữu tài sản cho thấy
một điều nguy hiểm: Quyền dân sự cơ bản đang bị chế độ Cộng Sản biến thành công
cụ trừng phạt chính trị. Điều đó không còn là luật pháp phục vụ công dân, mà là
công cụ để kiểm soát lòng trung thành chính trị với chế độ.
Luật Quốc tịch: Quyền tham gia chính trị bị
độc quyền hóa
Luật Quốc tịch sửa đổi vào Tháng Sáu 2025, đặc biệt là Điều 5,
tiếp tục thể hiện sự phân biệt nghiêm trọng giữa người Việt trong nước và người
Việt định cư ở nước ngoài, thông qua các điều kiện mang tính loại trừ chính trị
đối với những ai muốn tham gia vào bộ máy công quyền.
Theo quy định mới, các vị trí lãnh đạo trong cơ quan Đảng, Nhà
nước, tổ chức chính trị – xã hội, cũng như trong lực lượng vũ trang và tổ chức
cơ yếu (các khái niệm ghi trong luật quốc tịch sửa đổi), chỉ được dành cho
những người có duy nhất quốc tịch Việt Nam và thường trú tại Việt Nam. Ngay cả
công chức và viên chức cũng phải đáp ứng điều kiện này, trừ khi có lợi cho Nhà
nước và không phương hại đến lợi ích quốc gia – một điều kiện mơ hồ và mang
tính cảm tính cao.
Điều này có nghĩa gì nếu không phải là sự loại trừ toàn bộ người
Việt có quốc tịch thứ hai – bao gồm tuyệt đại đa số kiều bào tại Hoa Kỳ, Úc,
Canada, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Họ, dù có tài năng, kinh nghiệm,
quan hệ quốc tế, tâm huyết với quê hương đến đâu, cũng không đủ tiêu chuẩn
“chính trị” để tham gia vào hệ thống chính trị lẫn hệ thống công quyền của quốc
gia mà mình được sinh thành, là công dân?!
Không dừng lại ở đó, điều kiện “thường trú tại Việt Nam” gần như
khép lại cánh cửa quay về đóng góp của người Việt hải ngoại, vốn có cuộc sống
định cư ổn định ở nước ngoài. Việc lựa chọn giữa “trở về sống hẳn” hoặc “không
được tham gia gì cả” là một tối hậu thư phi lý đối với kiều bào, đặt họ vào lựa
chọn duy nhất là thế đứng bên lề.
Tham chiếu chính sách của các quốc gia văn
minh
Để thấy rõ tính phân biệt đối xử này, hãy nhìn sang các quốc gia
khác – nơi mà chính phủ hiểu rõ vai trò của kiều bào như một lực lượng quan
trọng cho sự phát triển đất nước.
• Hoa Kỳ: Người Mỹ gốc Việt, gốc Hoa, gốc Ấn… vẫn có thể giữ
quốc tịch gốc mà không bị cấm cản trong việc tham gia chính trị, thậm chí được
bầu làm dân biểu, thị trưởng, nghị sĩ.
• Pháp, Anh: Không có bất kỳ điều kiện chính trị nào ngăn cản
công dân gốc nước ngoài tham gia các cơ quan công quyền khi họ đủ tiêu chuẩn
chuyên môn và đạo đức.
• Nhật Bản, Hàn Quốc: Luôn có chính sách thu hút nhân tài người
Nhật, người Hàn ở nước ngoài quay về phục vụ chính phủ, với nhiều ưu đãi về cư
trú, thuế, và cơ hội thăng tiến.
• Đài Loan, Singapore: Tích cực tạo điều kiện để người gốc Hoa
hải ngoại về đầu tư, nắm giữ vai trò lãnh đạo trong doanh nghiệp nhà nước và
chính quyền địa phương.
Trong tất cả các quốc gia này, quốc tịch không phải là cái cớ để
cản trở người dân tham gia xây dựng đất nước, mà là công cụ để mở rộng sức mạnh
mềm, thu hút chất xám và tài nguyên toàn cầu. Họ không bắt kiều bào phải chứng
minh lòng trung thành chính trị một cách hình thức, mà tạo điều kiện để lòng
trung thành đó được chuyển hóa thành hành động cụ thể, hữu ích cho quốc gia.
Chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam – Sự
loại trừ có chủ đích
Trái lại, chính sách của chế độ Cộng Sản Việt Nam, thông qua hai
đạo luật kể trên đã thể hiện ý đồ không gì rõ hơn được nữa, là thủ đoạn chọn
lọc người Việt với tiêu chuẩn có thể kiểm soát được để “cho” hưởng quyền lợi.
Ai nằm ngoài tiêu chuẩn đó – cho dù chỉ vì mang hai quốc tịch, hay vì không
được “ưu ái nhập cảnh”, thì đều bị gạt ra ngoài lề chính trị.
Thậm chí, những người có năng lực, tâm huyết, từng đóng góp
nhiều tiền bạc và uy tín cho hình ảnh quốc gia, nếu rơi vào danh sách “bất đồng
chính kiến”, thì sẽ không chỉ không được khuyến khích đóng góp, mà còn bị coi
là mối đe dọa tiềm ẩn, họ không chỉ bị khước từ quyền trở về quê hương, mà còn
bị tước đoạt cả quyền sở hữu tài sản và quyền tham gia vào tiến trình chính trị
trong nước.
Điều này khiến tuyên bố “người Việt ở nước ngoài là một phần máu
thịt của dân tộc” trở nên trống rỗng, nếu không muốn nói là đạo đức giả. Họ
không phải là “khúc ruột” được giữ gìn, mà là “khúc dồi” – chỉ có giá trị khi
cần vắt chất xám, tiền bạc, kiều hối, và bị loại bỏ không thương tiếc nếu có
dấu hiệu “không phục tùng”.
Ngày 24 Tháng Sáu 2025, Quốc hội “con dấu cao su” CSVN biểu
quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam.
Chỉ những kẻ nào ngoan ngoãn, thần phục chế độ độc tài đảng trị mới được gọi là
“đồng bào”. (Hình: chinhphu.vn)
Gần đây nhất, vào thời điểm kỷ niệm ngày chấm dứt cuộc chiến
cách nay 50 năm, ông Tô Lâm, Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản đưa ra bài viết với tựa
đề “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”. Rốt cuộc, đây chỉ là lời lẽ
mị dân đầy xảo trá. Vì lẽ, luật pháp mà ông ấy chủ trương đang thể hiện đến 2
Việt Nam. 1 Việt Nam trong nước và 1 Việt Nam khác ở hải ngoại.
Một tương lai chia rẽ hay hòa hợp?
Việt Nam đang ở vào thời kỳ đầy thách thức: Cần nguồn lực để
phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, chống chọi với các khủng hoảng địa chính
trị. Trong bối cảnh đó, nguồn lực người Việt ở nước ngoài là tài sản vô giá.
Nhưng nếu tiếp tục giữ quan điểm loại trừ, nghi ngờ, kiểm soát chính trị hóa
như hiện nay, thì nhà nước không chỉ đánh mất lòng tin của hàng triệu người con
xa xứ, mà còn tự mình làm nghèo đi chính quốc gia.
“Khúc ruột nghìn dặm” chỉ có giá trị khi thực tâm xem đồng bào ở
hải ngoại là một phần thân thể không thể tách rời, phải được chăm sóc, đối xử
bình đẳng và trân trọng. Còn nếu chỉ xem như là “khúc dồi nghìn dặm” để nhâm
nhi cùng rượu Mao Đài trong những bữa tiệc phân chia chức vụ, lợi ích trên đầu
nhân dân thì hãy thôi hô khẩu hiệu. Vì nhân dân đã quá hiểu bản chất chế độ
này.
Dân tộc không thể thăng tiến bằng sự phân biệt đối xử và đất
nước không thể phát triển bằng sự loại trừ.
Hoa Thịnh Đốn, ngày 25 Tháng Sáu 2025
Đặng Đình Mạnh
THÊM NHÀ MÁY Ở VŨNG
ÁNG, VINFAST VẪN LỖ RÒNG HÀNG TRĂM TRIỆU ĐÔ MỖI QUÝ
Copyright: Nguoi Viet News, Inc.
HÀ TĨNH, Việt Nam (NV) – Hãng xe điện VinFast của tỷ phú Phạm
Nhật Vượng khánh thành nhà máy thứ nhì tại khu kinh tế Vũng Áng, tỉnh Hà Tĩnh,
nhưng vẫn tiếp tục báo lỗ ròng hàng trăm triệu đô la sau mỗi quý.
Theo Reuters hôm 29 Tháng Sáu, sau nhà máy đầu tiên đặt tại
thành phố Hải Phòng, nhà máy VinFast Hà Tĩnh đặt mục tiêu tăng sản lượng các
mẫu xe điện mini với giá phải chăng trong bối cảnh kế hoạch mở rộng toàn cầu
của hãng đang bị chậm trễ.
Nhà máy VinFast thứ nhì đặt tại khu kinh tế Vũng Áng, thị xã Kỳ
Anh, tỉnh Hà Tĩnh. (Hình: Hùng Lê/VNExpress)
Nhà máy VinFast Hà Tĩnh được cho là có công suất 200,000 xe mỗi
năm, tọa lạc trên khu đất rộng 36 hécta.
VinFast đặt mục tiêu đầy tham vọng là thiết lập lập các nhà máy
tại các thị trường quốc tế, bao gồm Hoa Kỳ, Ấn Độ và Indonesia.
Tuy nhiên, hãng xe của tỷ phú Vượng đã phải đối mặt với hàng
loạt thách thức, bao gồm nhu cầu yếu hơn và cạnh tranh gay gắt.
Hồi năm ngoái, VinFast thông báo việc xây dựng nhà máy ở Hoa Kỳ
sẽ bị trì hoãn đến năm 2028.
Hãng xe điện này báo cáo khoản lỗ ròng $712.4 triệu trong quý
đầu tiên của năm nay, được ghi nhận ít hơn khoản lỗ $1.3 tỷ trong quý tư năm ngoái
nhưng nhiều hơn 20% so với cùng kỳ năm trước.
Trong lúc Reuters đưa tin nhà máy VinFast Ấn Độ “dự kiến vận
hành từ tháng sau,” truyền thông Ấn Độ mới đây loan báo hãng xe của tỷ phú
Vượng đang trì hoãn việc gia nhập thị trường này.
Nhà máy VinFast Ấn Độ hoạt động dưới sự điều hành của ông Phạm
Sanh Châu, cựu đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ, người từng bị khiển trách vì dính vụ
“chuyến bay giải cứu.”
Theo bản tin của The Economic Times hôm 19 Tháng Sáu, VinFast
đột ngột hoãn việc gia nhập thị trường Ấn Độ chỉ nửa tháng trước thời điểm dự
kiến bắt đầu sản xuất tại nhà máy đóng ở thành phố Thoothukudi, tiểu bang
Tamil Nadu.
Nguyên do được hiểu là hãng xe điện của ông Vượng đang phải vật
lộn để xây dựng mạng lưới đại lý tại Ấn Độ.
Một báo cáo cho biết, thoạt đầu hãng xe đã chỉ định đại lý tại
40 địa điểm ở nước này, nhưng đa phần trong số họ đã rút lui, thu hồi thỏa
thuận hợp tác.
Nhiều đại lý cho biết họ “hết hứng thú” với VinFast do cách tiếp
cận không nhất quán về kế hoạch phân phối, giá cả và định vị khách hàng. Chỉ
còn khoảng 8-10 đối tác bán lẻ vẫn tham gia với hãng xe.
Một trong những đại lý rút lui cho biết VinFast dường như không
có kế hoạch rõ ràng về lượng showroom, giá cả hoặc kỳ vọng về doanh số.
Xưởng hàn thân vỏ tại nhà máy VinFast Hà Tĩnh. (Hình: Hùng
Lê/VNExpress)
Một đối tác bán lẻ khác tiết lộ họ bỏ cuộc vì VinFast không thực
hiện đầy đủ hoạt động tiếp thị và thiếu bộ phận nhận diện thương hiệu với người
Ấn.
Trong lúc nhà máy tại Ấn Độ chưa hoạt động, ông Ashish Jain,
trưởng bộ phận Phát Triển Đại Lý của VinFast Ấn Độ, được ghi nhận nghỉ việc.
Thoạt đầu, các báo ở Việt Nam đưa tin nhà máy VinFast Ấn Độ bắt
đầu lắp ráp xe điện với 100% linh kiện nhập cảng từ ngoại quốc (CKD) vào ngày
30 Tháng Sáu, nhưng nay nhà máy thông báo hoãn “quy trình vận hành tiêu chuẩn”
(SOP) đến ngày 30 Tháng Bảy do “gặp khó khăn trong việc thiết lập mạng lưới đại
lý.”
Cũng theo kế hoạch ban đầu, VinFast loan báo cung cấp xe SUV VF
7 và VF 6 tại Ấn Độ và bắt đầu nhận đơn đặt hàng vào giữa Tháng Bảy và dự kiến bắt
đầu giao hàng giữa Tháng Tám. (N.H.K)
No comments:
Post a Comment