Wednesday, June 11, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 11 tháng 06 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

BBC

Tân giám đốc Công an TP HCM Mai Hoàng nhậm chức, tại sao báo chí im lặng, gỡ tin?

Thương chiến Mỹ-Trung có tiến triển trước thềm Mỹ đàm phán với Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Quy định 294, có dẫn đến việc sửa Điều lệ Đảng?

Vụ Phúc Sơn: Hàng loạt cựu bí thư, chủ tịch tỉnh sắp hầu tòa

Thiếu tướng Mai Hoàng làm giám đốc Công an TP HCM là ai?

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 10: Có thực mới vực được đạo – di sản kinh tế

Cán bộ dôi dư: khó giữ người tài, lưu dụng người yếu?

Tổng quan diễn biến các cuộc biểu tình ở Los Angeles

50 năm kết thúc chiến tranh: Ngoại giao cây tre, từ quá khứ đến hiện tại

VTV và câu nói 'chính lòng yêu nước, chứ không phải lý tưởng cộng sản'

Việt Nam 'xây đường băng dài 3.000 mét ở Trường Sa', gây áp lực lên Bắc Kinh?

Canh bạc thương mại của Việt Nam: giữa gọng kìm Washington và Bắc Kinh

Việt Nam

Khách du lịch người Anh tông chết công dân Úc gốc Việt

Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 9: Hòa giải với nỗi đau - di sản tâm thức

Vụ C.P.: nhân viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin của công ty?

Việt Nam và Mỹ sắp đàm phán: dù Hà Nội hạ thuế, Washington sẽ không 'đáp lễ'

Bộ Công an muốn cấm Telegram để chống tội phạm hay để kiểm soát thông tin?

Mỹ đưa ra các yêu cầu 'khó nhằn' với Việt Nam trong đàm phán

Mỹ gửi 'tối hậu thư' nêu hạn chót đưa ra đề xuất đàm phán thương mại

C.P. Việt Nam xử lý heo bệnh bằng cách 'nấu cho cá ăn': đúng hay sai, có nguy hại gì?

Gần đến hạn thuế ông Trump, Vietnam Airlines sắp chốt đơn 50 chiếc Boeing

50 năm kết thúc chiến tranh: Nhìn lại những sự kiện trên mặt báo

Ông Trump gấp đôi thuế, công ty thép Việt Nam, Hàn Quốc lao đao

Campuchia - Thái Lan vẫn điều quân và vũ khí đến biên giới, vì sao?

 

RFI

Mỹ: Trump điều thủy quân lục chiến đến California, Newsom lên án tổng thống « độc tài »

Nga tiếp tục đà tiến ở Ukraina, Kiev đặc biệt lo ngại cho Donetsk

Trung Quốc lần đầu tiên triển khai cùng lúc hai tàu sân bay tại Thái Bình Dương, Nhật Bản lo ngại

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Chạy đua tìm tài nguyên trên biển : Một trò chơi nguy hiểm

 Trung Quốc « sắp sẵn » quân cờ cho cuộc đua khai thác quặng mỏ đáy biển

Đại dương trước các thách thức về kinh tế và bảo tồn

Hòa giải để giải quyết tranh chấp: Trao đổi kinh nghiệm giữa Pháp và Việt Nam

 Hội nghị Đại dương LHQ lần 3 khai mạc tại Nice, Pháp, TT Macron kêu gọi cứu đại dương

Lãnh đạo NATO kêu gọi gia tăng 400% năng lực phòng không, chống tên lửa

Mỹ : Lệnh cấm nhập cảnh công dân 12 nước bắt đầu có hiệu lực

Mỹ : Hệ lụy chính trị từ việc tổng thống Donald Trump điều Vệ Binh Quốc Gia trấn áp biểu tình

Trung Quốc và Mỹ nối lại đàm phán thương mại tại Luân Đôn

Bảo vệ đại dương, di sản chung của nhân loại

Du học sinh Trung Quốc mắc kẹt trong cuộc chiến của Donald Trump chống Bắc Kinh và đại học Harvard

« Tắm bia », trào lưu mới để chăm sóc sắc đẹp ?

Mỹ : TT Trump điều Vệ binh Quốc gia tới Los Angeles để giải tán biểu tình

Biển Đông : Một tàu Trung Quốc mắc cạn trong vùng biển của Philippines

Syria thời hậu Assad : Từ đống tro tàn đến ngưỡng cửa dân chủ

 

(Le Monde/AFP) - Tổng thư ký NATO : Nga đang củng cố năng lực quân sự và 5 năm nữa sẽ sẵn sàng sử dụng vũ lực chống các nước thành viên Liên Minh Bắc Đại Tây Dương. Lời cảnh báo trên của Mark Rutte được đưa ra hôm 10/06/2025 khi ông phát biểu tại cơ quan tư vấn về quan hệ quốc tế Chatham House ở Luân Đôn. Tổng thư ký NATO còn tố cáo Nga hợp tác với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên và Iran để phát triển quân đội. Theo ông, cỗ máy quân sự của Putin đang tăng tốc, Nga đang xây dựng lại lực lượng bằng công nghệ Trung Quốc và sản xuất vũ khí nhanh và nhiều hơn là NATO nghĩ. Về phía Matxcơva, phát ngôn viên phủ tổng thống Nga Dmitri Peskov hôm qua tố cáo NATO đã để lộ bản chất là « một công cụ xâm lược và đối đầu », sau khi Mark Rutte kêu gọi Liên Minh Bắc Đại Tây Dương tăng 400% năng lực phòng không và chống tên lửa để đề phòng mối đe dọa từ Nga.

(AFP) - Canada tăng ngân sách quốc phòng năm 2025 lên thành 2% GDP. Thông báo của Ottawa được đưa ra hôm 19/06/2025. Thủ tướng Mark Carney còn quyết định chi thêm nhiều tỷ đô la cho lực lượng vũ trang để bảo vệ người dân Canada do ngày càng có nhiều mối đe dọa. Theo ông, quan niệm rằng vị trí địa lý bảo vệ Canada khỏi các mối nguy hiểm đang ngày càng lỗi thời. Mark Carney cũng tuyên bố Canada muốn giảm sự lệ thuộc quân sự vào Hoa Kỳ. Ottawa dự kiến đầu tư vào tàu ngầm, tàu chiến, radar, drone và hệ thống cảm biến ở Bắc Cực. 

(AFP) - Trung Quốc gia hạn cuộc điều tra chống bán phá giá đối với thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn nhập từ Liên Âu. Theo thông báo hôm nay 10/06/2025 của bộ Thương Mại Trung Quốc, « do tính chất phức tạp », cuộc điều tra được kéo dài thêm 6 tháng, đến ngày 16/12/2025. Bắc Kinh tiến hành cuộc điều tra này từ tháng 06/2024, sau khi Bruxelles tuyên bố ý định áp thuế hải quan bổ sung đối với xe điện nhập từ Trung Quốc, vì phát hiện Bắc Kinh trợ giá cho xe điện, gây ảnh hưởng đến các hãng xe của châu Âu. Vào cuối năm 2024, Trung Quốc đã đưa vấn đề này lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Cuối tháng 4/2025, tổ chức này đã đồng ý thành lập một hội đồng chuyên gia để xem xét yêu cầu của Bắc Kinh. Hội nghị thượng đỉnh Liên Âu- Trung Quốc dự kiến ​​sẽ diễn ra tại Trung Quốc vào tháng 07/2025.

(AFP) - Tập Cận Bình kêu gọi tân tổng thống Hàn Quốc Lee Jae Myung hợp tác với Trung Quốc để « cùng nhau bảo vệ chủ nghĩa đa phương và tự do mậu dịch ». Tân Hoa Xã hôm nay 10/06/2025 cho biết là trong cuộc điện đàm, ông Tập Cận Bình cho rằng hợp tác này là để bảo đảm sự ổn định và hoạt động thuận lợi của chuỗi cung ứng và công nghiệp thế giới và khu vực. Về phía Seoul, văn phòng tổng thống Hàn Quốc cho biết ông Lee Jae Myung hy vọng hai nước « tích cực thúc đẩy trao đổi và hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế, an ninh, văn hóa và giao lưu nhân dân ».

(Reuters) – Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi Washington nên xem Đài Bắc như là một đối tác. Chủ tịch Phòng Thương Mại Mỹ tại Đài Loan (AmCham Taiwan), Carl Wegner, hôm nay, 10/06/2025, kêu gọi Hoa Kỳ nên đối xử với Đài Loan như là một đối tác hơn là một đối thủ, xóa bỏ các mức thuế quan mới được đề xuất, khôi phục các cuộc thăm viếng nội các cấp cao và đồng ý với thỏa thuận tránh áp thuế hai lần. Công bố Sách Trắng 2025 của nhóm doanh nghiệp Mỹ tại Đài Loan, Carl Wegner cho biết ông sẽ dẫn đầu một phái đoàn đến Washington vào cuối tháng 6/2025 để bày tỏ những quan ngại của giới doanh nhân Mỹ tại Đài Loan về thuế quan và trình bày cách thức thúc đẩy quan hệ thương mại Mỹ - Đài.

(AFP) – Nghị Viện Đài Loan thông qua việc tăng lương cho quân nhân. Nghị Viện Đài Loan hôm nay, 10/06/2025, đã bật đèn xanh cho việc tăng lương cho quân nhân nhằm tránh tình trạng thiếu hụt binh sĩ để đối phó với áp lực quân sự ngày càng lớn từ Trung Quốc. Lương của những tân binh tình nguyện sẽ được tăng lên thành 33 ngàn Tân Đài tệ (tức khoảng 880 euro). Thông cáo của Quốc Dân Đảng đối lập khẳng định mức tăng này phù hợp với « những nhu cầu tác chiến mới mà quân đội Đài Loan phải đối mặt và phản ảnh mức tăng mạnh các nhiệm vụ của các đơn vị cũng như tần suất các cuộc tập huấn »

(AFP) - Indonesia rút giấy phép khai thác quặng mỏ của 4 trong số 5 doanh nghiệp đang hoạt động tại quần đảo Raja Ampat. Thông báo của chính phủ được đưa ra hôm nay 10/06/2025, sau khi công luận phản đối hoạt động khai thác nickel do tác động tới môi trường. Theo Bộ trưởng Năng lượng Bahlil Lahadalia, 4 công ty này đã « vi phạm » các quy định hiện hành. Quần đảo Raja Ampat, nằm ở tỉnh Tây Nam Papua, là một phần của « Tam giác san hô », một trong những khu vực có rạn san hô nguyên sơ nhiều nhất thế giới. Indonesia có trữ lượng nickel lớn nhất và là nước sản xuất nickel hàng đầu.

(AP) — Khinh hạm tàng hình Nhật Bản đến Úc để quảng bá công nghệ hải quân Nhật. Một tàu chiến hiện đại của Nhật đang neo đậu tại cảng Darwin, bắc nước Úc, từ đầu tháng này. Tàu JS Yahagi, lớp Mogami, được trang bị hệ thống vũ khí tiên tiến, có khả năng chống tàu ngầm và phòng không, rà phá bom mìn, với thủy thủ đoàn khoảng 90 người, do tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries sản xuất. Úc hiện đang chuẩn bị đóng 11 tàu chiến mới kể từ năm 2026. Khinh hạm của Mitsubishi và tàu MEKO A-200 của tập đoàn Đức Thyssenkrupp Marine Systems đang cạnh tranh để giành hợp đồng này.

(RFI) – Bắc Triều Tiên mất mạng internet diện rộng trong 9 giờ : Nguyên nhân hiện chưa rõ. Tại quốc gia khép kín nhất thế giới, với chỉ khoảng 1% dân số sử dụng internet, một đợt mất mạng internet kéo dài nhiều tiếng đồng hồ trong đêm ngày 7 qua ngày 08/06/2025, gây nhiều chú ý. Hàng loạt trang mạng của chính quyền, như bộ Ngoại giao, của hãng hàng không quốc gia, của cơ quan truyền thông quốc gia… bị tê liệt. Nhiều giả thuyết được đưa ra:  khả năng tin tặc tấn công, được cho là xác suất không cao, hay trục trặc kỹ thuật nội bộ. Theo một số chuyên gia, một số gián đoạn tương tự trong kết nối với Trung Quốc và Nga, hai quốc gia cung cấp chủ yếu hạ tầng mạng internet cho Bắc Triều Tiên, đã được ghi nhận trong thời gian gần đây.

(AFP) – Nga tuyên bố muốn siết chặt quan hệ quân sự với châu Phi ít ngày sau khi công ty quân sự tư nhân Wagner rời Mali. Hôm qua, 09/06/2025, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitri Peskov khẳng định sự hiện diện của Nga tại châu Phi sẽ gia tăng và Matxcơva cam kết tiếp tục chính sách hợp tác về an ninh và quốc phòng về nhiều mặt với châu Phi. Công ty quân sự tư nhân Wagner, thường được coi là bàn tay nối dài của điện Kremlin, hiện diện tại Mali từ 2021, hôm 08/06 đã quyết định rời khỏi nước này. 

(RFI) – Serbia : Các giáo sư phong tỏa một trục giao thông chính ở thủ đô để ủng hộ cuộc đấu tranh chống tham nhũng của sinh viên. Kể từ ngày 09/06/2025, giới giáo sư đại học Serbia cắm trại trước trụ sở chính phủ, ngăn chặn tuyến đường dẫn đến nhiều trụ sở chính quyền. Giới giảng viên phản đối dự luật tạo thuận lợi cho các đại học tư, bị tố cáo là biện pháp bịt miệng giới sinh viên, « trụ cột cuối cùng » của tự do tại Serbia, theo giáo sư Drazon Maric. Hành động phản kháng bất bạo động của giới giảng viên đại học dường như đã có tác dụng. Thủ tướng Serbia đã tiếp người lãnh đạo các trường đại học. Tổng thống Aleksandar Vucic kêu gọi đối thoại.

(AFP) – Liên Hiệp Quốc : Các cuộc tấn công của Israel nhắm vào trường học và cơ sở tôn giáo, văn hóa ở Gaza là « tội ác chiến tranh ». Một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc hôm nay, 10/06/2025, cáo buộc Israel « hủy diệt hệ thống giáo dục ở Gaza, phá hủy hơn một nửa cơ sở tôn giáo và văn hóa ở Gaza ». Theo ủy ban này, « trong khuôn khổ chính sách chung và liên tục của Israel chống lại người Palestine », quân đội Israel đã phạm « các tội ác chiến tranh và tội ác chống nhân loại ».

(Reuters) – Hạt nhân : Iran và Mỹ tiếp tục đàm phán tại Oman. Theo bộ Ngoại Giao Iran hôm nay, 10/06/2025,các cuộc đàm phán sẽ được tiếp nối tại Mascate, Oman vào Chủ nhật, 15/06. Trước đó tổng thống Mỹ cho biết đàm phán sẽ diễn ra từ 13/06. Đàm phán hiện tại vẫn bế tắc về vấn đề Iran có quyền làm giàu chất uranium hay không. Hôm qua, ông Donald Trump nhấn mạnh lập trường của Washington kiên quyết không chấp nhận điều đó. Teheran cực lực bác bỏ và cho biết sẽ sớm chuyển đến phía Mỹ đề xuất mới, « hợp lý, logic và cân bằng hơn ».

(Reuters) – Israel không kích cảng Hodeida ở Yemen, đe dọa phong tỏa phe Houthi. Hôm nay, 10/06/2025, quân đội Israel thông báo đã oanh kích vào các cơ sở hạ tầng của phe Houthi tại cảng Hodeida, miền nam Yemen. Trong thông cáo, Israel cáo buộc phe nổi dậy người Houthi sử dụng cảng Hodeida để vận chuyển vũ khí. Bộ trưởng Quốc Phòng Israel, ông Israel Katz, cảnh cáo phe Houthi sẽ bị phong tỏa không phận và hải phận nếu phe này tiếp tục bắn phá Israel. Theo kênh truyền hinfhAl Masirah, do phe Houthi quản lý, Israel đã nhắm bắn vào các cầu cảng Hodeida ở Hồng Hải, nhưng không có nạn nhân nào.

(AFP) – LHQ : Chính sách của Trump là « đại họa » cho các sản phụ. Nhân dịp công bố báo cáo thường niên của cơ quan Liên Hiệp Quốc phụ trách sức khỏe tình dục và sức khỏe sinh sản, hôm nay, 10/06/2026, lãnh đạo Quỹ Dân số của Liên Hiệp Quốc (FNUAP/UNFPA), bà Natalia Kanem, cho biết hơn 330 triệu đô la dự án đã bị đình chỉ ngay lập tức do chính sách của Mỹ, một "đại họa" đối với phụ nữ, đặc biệt tại các khu vực khó khăn nhất. Cụ thể như tại trại tị nạn người Syria ở Zaatari, Jordani, khoảng 18.000 sản phụ đã sinh nở bình an, không ai tử vong, nhờ các nữ hộ sinh hay bà đỡ « anh hùng » làm việc tại các trung tâm do Liên Hiệp Quốc quản lý. Chính sách chấm dứt tài trợ của Trump, theo Quỹ Dân số của Liên Hiệp Quốc, chắc chắn sẽ làm gia tăng số sản phụ tử vong và số người có thai ngoài ý muốn.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

 TIN TỨC: THỨ TƯ 11.06.2025

1. VIỆT NAM XÂY PHI ĐẠO DÀI 3000 MÉT Ở TRƯỜNG SA

Tổ chức Sáng kiến Tình hình Chiến lược Biển Đông (SCSPI), công bố trên mạng xã hội X hôm 6/6 rằng, Việt Nam đang xây dựng một phi đạo dài khoảng 3.000 mét nếu hoàn thành. Một số nhà quan sát quân sự ở Hoa Lục đánh giá đây là một “hành động gây áp lực lớn” đối với Bắc Kinh vì vị trí chiến lược của nó.

SCSPI căn cứ vào các hình ảnh vệ tinh, khẳng định rằng Việt Nam đã cải thiện gần 0,78 km2 đất trong sáu tháng qua tại 11 thực thể ở quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Tổ chức này cũng nêu thêm rằng tính từ tháng 10/2021 tới nay, Việt Nam đã bồi đắp thêm hơn 8,5 km2.

Vào tháng 2/2025, phía Trung cộng nói rằng Việt Nam đã mở rộng đáng kể sự hiện diện của mình trên Bãi Thuyền Chài thông qua một dự án cải thiện đất kéo dài ba năm, cho phép các tàu chiến lớn đi vào cảng.

Về phía Trung Hoa, tính riêng từ năm 2013 đến năm 2015, nước này đã xây dựng các phi đạo dài hơn 3.000 mét trên ba đảo nhân tạo lớn là đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), đá Vành Khăn Mischief Reef và đá Xu bi (Subi Reef).

Tính đến thời điểm này, báo chí Việt Nam vẫn im lặng trước thông tin của SCSPI.

2. CHÍNH PHỦ KIẾN NGHỊ BỎ HÌNH PHẠT TỬ HÌNH ĐỐI VỚI 8 TỘI DANH, TRONG ĐÓ CÓ THAM NHŨNG

Chiều ngày 10/6, tại cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự (BLHS), Chính phủ CSVN vừa kiến nghị bỏ 8 tội danh có hình phạt tử hình.
Đáng chú ý, trong số 8 tội danh được liệt kê có điều 109 “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” và “tội tham ô tài sản”.

Về kiến nghị bỏ án tử hình đối với tội tham ô tài sản và nhận hối lộ, Thượng tướng, Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng giải thích là nhằm “bảo đảm thu hồi tài sản do phạm tội, đồng thời khuyến khích người phạm tội tích cực khai báo”.

Ông Hùng không giải thích rõ về kiến nghị bỏ án tử hình đối với tội danh “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, nhưng một bài báo đăng trên tờ Vietnamnet có đoạn “Việt Nam mở rộng hợp tác quốc tế sâu rộng, việc xây dựng hệ thống pháp luật tương đồng với đa số các nước trên thế giới sẽ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy các quan hệ hợp tác ngày càng bền chặt và tin tưởng lẫn nhau.” Và, thể hiện “trách nhiệm, nghĩa vụ của Việt Nam khi là thành viên của các điều ước quốc tế có liên quan, đặc biệt tại Công ước của Liên hiệp quốc về quyền dân sự và chính trị”.

Trong tin nhắn gửi ĐLSN với điều kiện ẩn danh, một cựu tù nhân chính trị bình luận: “Bản thân điều 109 đã là vi hiến và trái với Công ước Quốc tế. Chỉ vì thực thi quyền con người mà bị bỏ tù, cho dù là ba năm như luật hiện hành quy định, đã là một điều vô lý.

Thực tế vài chục năm trở lại đây, chưa có ai bị kết án tử hình nhưng đã có rất nhiều bản án khắc nghiệt cho tội danh này, mà điển hình là nhà hoạt động Lê Đình Lượng với án 20 năm. Vậy nên, dù có bỏ hình phạt tử hình hay không, thì vẫn không thay đổi bản chất của nó. Cái mà Việt Nam cần làm là bãi bỏ điều 109 cũng như những điều luật tùy tiện, mơ hồ như 88, 117, 331, chứ không phải thay đổi theo kiểu lừa mị thế giới để rồi mọi thứ vẫn như cũ”.

3. ANH QUỐC VÀ ĐỒNG MINH QUYẾT ĐỊNH TRỪNG PHẠT CÁC BỘ TRƯỞNG CỦA DO THÁI.

Anh quốc cùng một số đồng minh như Gia Nã Đại, Úc và Tân Tây Lan quyết định chế tài hai bộ trưởng cực hữu của Do Thái là Bộ trưởng An ninh Quốc gia, ông Itamar Ben-Gvir và Bộ trưởng Tài chánh, ông Bezalel Smotrich, vì vai trò của họ trong cuộc chiến đang diễn ra tại Dải Gaza.

Các biện pháp chế tài gồm có cấm nhập cảnh và phong tỏa tài sản. Cả hai nhân vật này đều nổi tiếng với lập trường cứng rắn và quan hệ mật thiết với các khu định cư Do Thái tại Tây Ngạn.

Bộ Ngoại giao Anh chưa lên tiếng chính thức. Trong khi đó, Ngoại trưởng Do Thái Gideon Saar gọi đây là một quyết định "bất công và không thể chấp nhận", và cho biết nội các sẽ nhóm họp đầu tuần tới để thảo luận phản ứng chính thức.

Trong thời gian gần đây, Anh quốc gia tăng áp lực lên chính phủ Thủ tướng Benjamin Netanyahu như: đình chỉ đàm phán thương mại, triệu hồi đại sứ và áp đặt chế tài lên một số người định cư ở Tây Ngạn, chỉ trích các chính sách bị xem là quá đáng. Ngoại trưởng Anh David Lammy lên án hành động quân sự tại Gaza, cho rằng đây là "giai đoạn đen tối mới" và phản đối ý kiến trước đây của ông Smotrich về việc di dời dân Gaza sang quốc gia khác.

4. CHÍNH KHÁCH NGA BỊ TRUY TỐ HÌNH SỰ VÌ LÊN ÁN CHIẾN TRANH UKRAINE

Chính trị gia đối lập Nga Lev Shlosberg, 61 tuổi, đã bị bắt giữ hôm thứ Ba và bị buộc tội làm mất uy tín quân đội Nga sau khi mô tả cuộc chiến Ukraine như một ván "cờ đẫm máu". Đảng Yabloko tự do chủ nghĩa cho biết ông đã phát biểu điều này trong một cuộc tranh luận video hồi tháng Giêng, kêu gọi chấm dứt chiến tranh.

Ông đã nói, "Chúng ta phải ngừng giết người trước tiên. Nếu đạt được hòa bình, chúng ta sẽ lấy lại tự do”.  Shlosberg phủ nhận cáo buộc này.
Ông bị giam giữ sau khi chính quyền khám xét nhà riêng và văn phòng đảng Yabloko tại Pskov, thành phố gần biên giới Estonia. Ông hiện bị giam tạm giam chờ phiên tòa thứ Tư và có thể đối mặt với mức án tù đến năm năm theo luật được thông qua sau cuộc xâm lược Ukraine năm 2022.

Shlosberg là một trong số ít chính trị gia đối lập còn lại trong nước. Hàng chục người khác đã bỏ trốn. Alexei Navalny, đối thủ nổi tiếng nhất của tổng thống Putin, đã chết đột ngột tại trại giam Bắc Cực hồi tháng Hai năm ngoái.

 

VNThoibao

 

VNTB – Hàng nhái và câu chuyện của người nghèo

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Khi chính trị đối đầu tiền bạc: Những bài học từ lịch sử cho Elon Musk

Đã đến lúc đồng minh của Mỹ tự cứu lấy mình

 

 

Báo Tiếng Dân

 

Elon Musk, tên trộm thành Golden Age08/06/2025

 

Thuy My

 

Phúc Lai – Viết ngắn về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 10.06.2025

Thanh Hằng - Nga chơi "trò chơi thông tin bẩn" vì thua đau

Dương Quốc Chính – Xã hội hóa công tác tuyên truyền

Phạm Công Luận – Bán trời cá mưa

Nguyễn Anh Tuấn - Đài Loan chọn tư nhân làm đường sắt cao tốc như thế nào ?

Nguyễn Thông - Dốt

Hoàng Linh - Vốn 1 tỉ VND đòi tự lo 100 tỉ USD làm đường sắt Bắc Nam

Lưu Nhi Dũ - 100 tỉ USD nằm trong cái trụ sở này ?

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 10.06.2025

 

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Sandy Cay: Chiến thuật “cắt lát” uy tín Hoa Kỳ và an ninh Biển Đông của Trung Quốc 11/06/2025

Đài Loan chọn tư nhân làm đường sắt cao tốc như thế nào? 11/06/2025

50 năm kết thúc chiến tranh: Ngoại giao cây tre, từ quá khứ đến hiện tại 10/06/2025

Canh bạc thương mại của Việt Nam: giữa gọng kìm Washington và Bắc Kinh 10/06/2025

Trump không phải là người hùng của Mỹ 10/06/2025

Thông tin mới nhất về tình hình các anh Hoàng Đức Bình, Trịnh Bá Phương và Thái Văn Đường tại trại giam An Điềm, Quảng Nam 10/06/2025

Suy nghĩ của một người học ‘khối C’… 10/06/2025

VERTICAL AI (AI theo ngành dọc) – Cơ hội vàng cho Việt Nam dẫn dắt cuộc chơi trí tuệ nhân tạo toàn cầu 09/06/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

MỞ TÀI KHOẢN NGÂN HÀNG RỒI CHO NHÓM LỪA ĐẢO BÊN CAMPUCHIA THUÊ LẠI ĐỂ RỬA TIỀN1

Nhật Linh

https://tuoitre.vn/mo-tai-khoan-ngan-hang-roi-cho-nhom-lua-dao-ben-campuchia-thue-lai-de-rua-tien-20250610182953391.htm

Lê Thanh Thắng (trú thị xã Phong Điền, TP Huế) đã mở 5 tài khoản ngân hàng ở Việt Nam rồi cho một nhóm lừa đảo trên mạng tại Campuchia thuê lại nhằm mục đích rửa tiền.

Ngày 10-6, Viện Kiểm sát nhân dân TP Huế cho biết Viện Kiểm sát nhân dân thị xã Phong Điền vừa phê chuẩn quyết định khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam của Công an TP Huế đối với Lê Thanh Thắng về tội tiếp tay cho một nhóm lừa đảo ở Campuchia để rửa tiền.

Theo thông tin ban đầu, Lê Thanh Thắng đã sử dụng thông tin cá nhân của mình để mở 5 tài khoản ngân hàng tại Việt Nam.

Sau đó Thắng vượt biên trái phép sang Campuchia, cho một nhóm lừa đảo trên mạng thuê lại các tài khoản này. Mục đích không gì khác là để luân chuyển, "rửa" số tiền khổng lồ mà nhóm này lừa đảo được trên không gian mạng.

Khi có dòng tiền "bẩn" chuyển vào tài khoản của Thắng, nhóm lừa đảo sẽ lập tức nhập lệnh chuyển tiền.

Thắng chỉ việc quét sinh trắc học trên chiếc iPhone 8 đã được đăng nhập sẵn 5 tài khoản và thực hiện các lệnh chuyển tiền đến các tài khoản khác do nhóm lừa đảo chỉ định.

Trong khoảng thời gian từ tháng 7-2024 đến đầu tháng 9-2024, Thắng đã giúp nhóm lừa đảo nói trên "rửa" thành công hơn 300 triệu đồng.

Nhóm này trả công cho Thắng số tiền khoảng 50 triệu đồng.

Ngày 9-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Huế đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt bị can để tạm giam Lê Thanh Thắng về tội "rửa tiền".

 

VỤ TẬP ĐOÀN PHÚC SƠN: 5 CỰU BÍ THƯ TỈNH ỦY, HẬU 'PHÁO' VÀ 35 BỊ CÁO SẮP HẦU TÒA

T.Nhung

https://vietnamnet.vn/vu-tap-doan-phuc-son-5-cuu-bi-thu-tinh-uy-hau-phao-va-35-bi-cao-sap-hau-toa-2410085.html

Ngày 24/6 tới, TAND TP Hà Nội sẽ đưa 41 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.

Theo quyết định của TAND TP Hà Nội, ngày 24/6 tới, tòa sẽ đưa 41 bị cáo trong vụ án ''Đưa hối lộ; Nhận hối lộ; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng và Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi'' xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn và các đơn vị liên quan ra xét xử theo trình tự sơ thẩm.

Thẩm phán Trần Nam Hà sẽ ngồi ghế chủ tọa phiên tòa. Đại diện VKSND TP Hà Nội tham dự phiên tòa gồm có: Bà Đặng Thị Hồng Thúy và ông Nguyễn Huy Khánh, đều là kiểm sát viên cao cấp; bà Bùi Thanh Hằng, Nguyễn Thị Minh Hiển và Đào Hoàng Vân, đều là kiểm sát viên trung cấp.

Trong số 41 bị cáo, ông Nguyễn Văn Hậu (còn gọi là Hậu "Pháo", Chủ tịch HĐQT, TGĐ Tập đoàn Phúc Sơn) bị đưa ra xét xử về các tội: Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị cáo Hoàng Thị Thúy Lan (cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc), Lê Duy Thành (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc), Nguyễn Văn Khước (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc) bị đưa ra xét xử về tội Nhận hối lộ…

Theo cáo buộc, để Tập đoàn Phúc Sơn được tạo điều kiện trong những phi vụ làm ăn "hốt bạc'', ông Nguyễn Văn Hậu đã sẵn sàng chi hơn 100 tỷ đồng mang đi hối lộ.

Cụ thể, Hậu “pháo” đã đưa cho bà Hoàng Thị Thúy Lan 25 tỷ đồng và 1 triệu USD; đưa 3 tỷ đồng và 20.000 USD cho ông Nguyễn Văn Khước.

Chủ tịch Tập đoàn Phúc Sơn còn đưa hối lộ cho ông Lê Duy Thành 20 tỷ đồng và 1,3 triệu USD; đưa cho ông Phạm Hoàng Anh (cựu Phó Bí thư Thường trực tỉnh ủy, nguyên GĐ Sở Xây dựng Vĩnh Phúc) 400 triệu đồng và 20.000 USD...

Ông Hậu đưa 1,45 tỷ đồng cho ông Hoàng Văn Nhiệm (cựu PGĐ Sở Tài chính, Phó Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc); đưa 100 triệu đồng và 20.000 USD cho ông Chu Quốc Hải (cựu PGĐ Sở TN&MT, thành viên Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc);

Đưa 22,6 tỷ đồng và 240.000 USD cho ông Đặng Văn Minh (cựu Giám đốc Sở GTVT tỉnh Quảng Ngãi), trong đó ông Minh hưởng lợi cá nhân 10,6 tỷ đồng và 40.000 USD; đưa 6 tỷ đồng (thông qua Đặng Văn Minh) và 20.000 USD cho bị can Cao Khoa (cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi); Đưa 6 tỷ đồng (thông qua Đặng Văn Minh) cho ông Lê Viết Chữ (cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi).

Danh sách 41 bị cáo bị đưa ra xét xử:

Bị cáo Nguyễn Văn Hậu, tức Hậu 'Pháo': Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần đầu tư thương mại và bất động sản Thăng Long, bị đưa ra xét xử về các tội: Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Tội Nhận hối lộ:

1. Bà Hoàng Thị Thúy Lan: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

2. Ông Lê Duy Thành: Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

3. Ông Phạm Hoàng Anh: Cựu Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

4. Ông Nguyễn Văn Khước: Cựu Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Hội đồng thẩm định giá đất tỉnh Vĩnh Phúc

5. Ông Hoàng Văn Nhiệm: Cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Vĩnh Phúc

6. Ông Chu Quốc Hải: Cựu Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

7. Ông Cao Khoa: Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

8. Ông Lê Viết Chữ: Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ngãi

9. Ông Đặng Văn Minh: Cựu Giám đốc Sở Giao thông Vận tải, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi

Tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ:

1. Ông Phạm Văn Vọng: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

2. Ông Phùng Quang Hùng: Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

3. Ông Hà Hòa Bình: Cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc

4. Ông Ngô Đức Vượng: Cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ

5. Ông Nguyễn Doãn Khánh: Cựu Chủ tịch UBND tỉnh, cựu Bí thư Tỉnh ủy Phú Thọ

6. Đinh Thị Thu Hương: Cựu Trưởng phòng giá đất bồi thường tái định cư, Chi cục Quản lý đất đai, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc

7. Cao Đại Nghĩa: Phó phòng giá đất, Cục Quy hoạch và Phát triển tài nguyên đất, Bộ Tài nguyên và Môi trường

8. Nguyễn Ngọc Huy: Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn TN&MT Nam Hà

Tội Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ quyền hạn để trục lợi:

- Đặng Trung Hoành: Cựu Chánh văn phòng huyện ủy Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long

Tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng:

1. Phạm Ngọc Cương: Phó Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

2. Đỗ Hữu Vinh: Cựu Tổng giám đốc Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

3. Phan Văn Vị: Cựu Phó tổng giám đốc, Kế toán trưởng Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

4. Đỗ Ngọc Hóa: Cựu Giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và tư vấn APEC

5. Nguyễn Minh Ân: Phó tổng giám đốc Công ty TNHH Kiểm toán và định giá Vạn An - Hà Nội

6. Bùi Minh Hồng: Cựu Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

7. Hoàng Quốc Trị: Cựu Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

8. Khổng Văn Thuyết: Cựu Phó chủ tịch UBND huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

9. Đàm Hữu Tuấn: Cựu Trưởng ban quản lý dự án huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

10. Nguyễn Xuân Nhâm: Cựu Hiệu trưởng trường Trung học VHNT tỉnh Vĩnh Phúc

11. Nguyễn Tiến Khôi: Cựu Giám đốc khu di tích lịch sử Đền Hùng

12. Lưu Quang Huy: Cựu Trưởng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đền Hùng, Bí thư huyện ủy Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ

13. Lê Đức Thọ: Trưởng ban quản lý dự án đầu tư xây dựng Đền Hùng

14. Trần Xuân Nghĩa: Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn xây dựng nông nghiệp và phát triển nông thôn Phú Thọ

15. Hà Hoàng Việt Phương: Cựu Phó giám đốc Sở giao thông vận tải, Trưởng ban quản lý khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp tỉnh Quảng Ngãi

16. Lê Quốc Đạt: Cựu trưởng phòng, Sở giao thông vận tải, cựu Giám đốc Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Quảng Ngãi

17. Phạm Ngọc Thủy: Phó giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi

Tội Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng:

1. Nguyễn Thị Hằng: Phó TGĐ Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

2. Đỗ Thị Mai: Kế toán trưởng Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

3. Hoàng Thị Tuyết Hạnh: Kế toán Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

4. Nguyễn Hồng Sơn: Cựu Trưởng phòng kinh doanh, Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn

5. Trần Hữu Định: Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Á Group

 

BI KỊCH CỦA NHỮNG CÔ DÂU VIỆT Ở HÀN HỒI HƯƠNG

Ngọc Ngân

https://vnexpress.net/bi-kich-cua-nhung-co-dau-viet-o-han-hoi-huong-4894908.html

Phan Thị Hải tưởng như cả thế giới sụp đổ khi nhận được tin nhắn của người chồng Hàn Quốc đề nghị ly hôn, khi cô đang mang thai tháng thứ 5.

Đó là vào năm 2018, người phụ nữ quê huyện Lạc Sơn, Hòa Bình đang trong chuyến về thăm nhà lần đầu tiên sau hai năm lấy chồng ngoại. "Giấc mơ có cuộc sống ổn định của tôi cũng tan vỡ", Hải nói.

Chồng Hải là một tài xế ở TP Daegu, Hàn Quốc, hơn cô 20 tuổi. Họ gặp nhau một lần vào hè 2016 rồi quyết định kết hôn. Sau 7 tháng học tiếng, cô dâu Việt sang xứ người, sống cùng bố mẹ chồng ngoài 70 tuổi. Chồng cô đi làm biền biệt, chỉ về nhà mỗi tuần một lần.

Cuộc sống Hàn Quốc không đẹp như những thước phim Hải từng xem. Cô thường xuyên cảm thấy u uất, chán nản, đặc biệt vào mùa đông ở Daegu. Hàng ngày, Hải đến trung tâm văn hóa học tiếng trong lúc chờ tìm việc làm.

Sau lần sảy thai đầu tiên, người phụ nữ Việt mất ngủ triền miên, thường xuyên khóc và nhớ nhà. Đến lần mang thai thứ hai, cô trầm cảm nặng, thường nói chuyện một mình. Mẹ chồng đưa cô đi nhiều bệnh viện, trung tâm trị liệu nhưng không thuyên giảm.

Hải quyết định về Việt Nam chữa bệnh. Ba tháng sau, tâm lý cô dần ổn định nhưng những cuộc liên lạc của chồng thưa dần. Anh đề nghị ly hôn với lý do gia đình lo bệnh của cô có thể tái phát.

"Tôi cảm thấy sụp đổ và bế tắc", Hải kể.

Cô khóc suốt thai kỳ, tâm trí rối loạn, nhiều lúc không phân biệt được thực hay mơ. Đang mang bầu, cô không thể xin việc, mọi chi tiêu đều phụ thuộc vào bố mẹ là nông dân.

Ngày đi sinh, Hải khóc khi thấy gia đình phải vay tiền. Hơn một năm sau, cô sang Hàn Quốc hoàn tất thủ tục ly hôn. Trở về Việt Nam, Hải chật vật xin việc, cuối cùng được nhận vào xưởng may gần nhà và một mình nuôi con. Cô phải uống thuốc trầm cảm từ năm 2019 đến nay.

"Ở quê tôi, hiếm người đàn ông nào chấp nhận phụ nữ từng đổ vỡ, lại khó sinh con", Hải chia sẻ.

Hải là một trong số 27.400 phụ nữ Việt Nam ly hôn chồng Hàn Quốc từ năm 2000 đến 2024, theo thống kê của chính phủ Hàn Quốc. Trung bình cứ 5 cô dâu Việt lấy chồng Hàn có một người ly hôn. Báo cáo của Bộ Bình đẳng giới và Gia đình Hàn Quốc năm 2024 cho thấy cô dâu Việt ly hôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số những cuộc hôn nhân đa văn hóa ở quốc gia này.

Khoảng 10% số này đã phải hồi hương. "Không việc làm, không thu nhập và gánh thêm nhiều món nợ nên khi về nước, họ trở thành nhóm yếu thế và đối mặt với nhiều vấn đề", bà Hwang Kwi Ja, quản lý Trung tâm Chính sách Nhân quyền Liên hợp quốc Hàn Quốc (KOCUN), tổ chức chuyên hỗ trợ phụ nữ di trú kết hôn và hồi hương, cho biết.

Luật sư Lê Hồng Hiển, Đoàn luật sư Hà Nội, từng hỗ trợ pháp lý cho nhiều phụ nữ Việt Nam ly hôn chồng Hàn Quốc, nói nguyên nhân chủ yếu do các cô dâu Việt "vỡ mộng". Họ thường kết hôn qua trung tâm mai mối và không có nhiều thời gian tìm hiểu người sẽ làm chồng mình. Cô dâu Việt Nam thường được gả về vùng nông thôn, khác biệt văn hóa, chồng thu nhập thấp hoặc phải chăm sóc bố mẹ chồng già yếu, nảy sinh mâu thuẫn.

Theo bà Hoàng Thị Hà, trưởng nhóm hỗ trợ phụ nữ Việt ở TP Incheon, khó khăn lớn nhất của nhóm này là tài chính và một mình nuôi con nhỏ, chiếm hơn 82%.

Bà Hwang Kwi Ja cho biết thêm, khi chấm dứt hôn nhân những phụ nữ Việt tiếp tục gặp khó về mặt pháp lý do thiếu thông tin và khác biệt hệ thống luật pháp. Một số phải tìm dịch vụ trung gian với chi phí đắt, lại lâm vào cảnh nợ nần, kéo dài nghèo đói.

Về kinh tế, họ mất cơ hội sự nghiệp, thiếu kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, và phải gánh thêm nợ từ chi phí hồi hương, ly hôn. Quá trình tái hòa nhập của họ cũng vô cùng gian nan bởi bị kỳ thị xã hội, bị coi là "thất bại trở về" tạo gánh nặng cho gia đình và xã hội.

"Điều này gây tổn thương tâm lý sâu sắc, dẫn đến cảm giác tự ti, mất lòng tự trọng, tự cô lập sau những chấn thương từ ly hôn, bạo lực gia đình", bà Hwang nói với VnExpress.

Thanh Thảo, 43 tuổi, ở Hải Phòng cùng con trai Kim Min-jun, đã chịu đựng những điều đó kể từ khi hồi hương. Năm 2006, chị kết hôn qua mai mối, nhưng khi đến Hàn Quốc, Thảo thất vọng bởi cuộc sống khác hẳn những gì bà mối giới thiệu.

Chồng Thảo hơn cô 24 tuổi, nghiện rượu, thất nghiệp và đã trải qua bốn đời vợ. Họ ở căn nhà thuộc huyện miền núi gần biên giới, nơi cô phải sống chung với con riêng của chồng, hơn cô bốn tuổi.

Năm 2009, khi con trai hai tuổi, Thảo viện cớ bố ốm nặng để về Việt Nam thăm nhà. Chồng Thảo giữ toàn bộ hộ chiếu, giấy tờ để chắc chắn cô không trốn.

Khi đang ở Việt Nam, người đàn ông này vẫn say rượu, lao vào bạo hành khiến Thảo sợ hãi, bỏ chạy. Hai ngày sau, anh ta tìm không được vợ nên quay về Hàn và báo bà mối "cô dâu bỏ trốn".

Cô vào TP HCM làm nghề rửa bát thuê rồi trở ra Hà Nội giúp việc. "Đau lòng nhất là con tôi trở thành 'người rơm' - không giấy tờ và danh phận", Thảo nói.

Bé Min-jun mang quốc tịch Hàn Quốc, đồng nghĩa ba tháng phải gia hạn thị thực trong khi Thảo không đủ tiền. Toàn bộ giấy tờ, trong đó có giấy khai sinh, hộ chiếu của con đều do chồng giữ. Cậu bé cũng không thể đến trường.

Năm 2010, chồng Thảo đơn phương ly hôn để cưới người vợ thứ sáu. Tuy nhiên, những vướng mắc pháp lý khiến cô không nhận được phán quyết từ tòa án. Hai năm sau, nhờ hỗ trợ của chính quyền quận Đồ Sơn, Hải Phòng và KOCUN, Thảo mới hoàn tất giấy tờ hợp pháp cho con.

Về phía Thảo, dù cuộc hôn nhân đã kết thúc hơn 10 năm, cô vẫn không thể xác nhận tình trạng độc thân. Do đó, dù sau này chị có chồng mới và hai con gái, họ vẫn chưa thể kết hôn hợp pháp. Đến năm 2021, chồng chị qua đời trong một tai nạn giao thông khi cả hai vẫn chưa là vợ chồng trên giấy tờ.

Luật sư Lê Hồng Hiển cho rằng để không lâm vào những bi kịch này, không có giải pháp nào tốt hơn là các cô dâu Việt cần có thời gian tìm hiểu kỹ văn hóa, lối sống, đặc biệt là đối tượng kết hôn. Đồng thời, cô dâu Việt nên chuẩn bị, tìm hiểu trước thông tin, cách thức liên lạc với Đại sứ quán Việt Nam cùng các hội nhóm, cộng đồng người Việt ở Hàn Quốc để được giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời.

Bà Hwang khuyến nghị phụ nữ hồi hương nên chủ động tìm đến các chương trình hỗ trợ như KOCUN để có khởi đầu mới và tái hòa nhập thành công.

"Phụ nữ nên chuẩn bị các kỹ năng, chứng chỉ nghề để tự lập kinh tế hoặc tham gia những chương trình đào tạo tại địa phương", bà nói.

 

HAI ĐỜI GIÁM ĐỐC RÚT RUỘT NGÂN SÁCH BẰNG 101 HỢP ĐỒNG KHỐNG

Lê Tân

https://vnexpress.net/hai-doi-giam-doc-rut-ruot-ngan-sach-bang-101-hop-dong-khong-4897083.html

Quảng NinhHai giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh cùng 7 nhân viên bị kết tội lập khống 101 hợp đồng lao động.

9 người bị TAND tỉnh Quảng Ninh xét xử trong vụ án Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, ngày 9/6.

Theo cáo trạng, bị cáo Hoàng Việt Dũng trong thời gian làm Giám đốc Trung tâm từ tháng 8/2017 đến 7/2020 đã chỉ đạo cấp dưới lập khống 52 hợp đồng dịch vụ bảo vệ, chi trả không đầy đủ lương cho 8 nhân viên. Việc này gây thiệt hại 746 triệu đồng cho ngân sách nhà nước.

Người kế nhiệm là Trần Thanh Tùng, từ tháng 8/2020 đến khi bị bắt vào cuối năm 2024 đã tiếp tục chỉ đạo lập khống 49 hợp đồng và trả thiếu lương cho 12 nhân viên, gây thiệt hại 1,26 tỷ đồng.

Tại phiên tòa, các bị cáo bày tỏ ăn năn hối cải, đã tự nguyện nộp lại số tiền thiệt hại để khắc phục hậu quả. HĐXX tuyên bị cáo Tùng 5 năm tù, Dũng 2 năm. Những người còn lại từ 9 tháng tù treo đến 24 tháng tù.

Trung tâm Quan trắc tài nguyên môi trường thuộc Sở Tài nguyên môi trường Quảng Ninh là đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên, có chức năng cung ứng dịch vụ sự nghiệp công về tài nguyên môi trường, thực hiện dịch vụ quan trắc và phân tích tài nguyên môi trường, tư vấn pháp luật và dịch vụ khoa học kỹ thuật, công nghệ về tài nguyên, môi trường...

 

BẮT ĐỐI TƯỢNG LIÊN TIẾP CƯỚP TÀI SẢN CỦA DU KHÁCH TRÊN ĐƯỜNG PHỐ ĐÀ NẴNG
Nguyễn Thành

https://tienphong.vn/bat-doi-tuong-lien-tiep-cuop-tai-san-cua-du-khach-tren-duong-pho-da-nang-post1750130.tpo

TPO - Đối tượng Lê Ngọc Sử đã liên tiếp thực hiện các vụ cướp giật tài sản trắng trợn trên đường phố Đà Nẵng gây bất an cho người dân và du khách. 

Ngày 11/6, Công an TP Đà Nẵng cho biết, đã bắt giữ Lê Ngọc Sử (18 tuổi, trú TP Huế) để điều tra hành vi cướp giật tài sản.

Theo công an, vào ngày 5/6, chỉ trong một giờ, đối tượng Sử đã thực hiện liên tiếp 2 vụ giật tài sản táo tợn trên địa bàn quận Sơn Trà.

Nạn nhân đầu tiên là chị D.H.L. (25 tuổi, trú TP Hà Nội) bị đối tượng Sử thò tay qua cửa kính xe ô tô giật túi xách có 2 triệu đồng khi đang ngồi ở ghế sau di chuyển trên đường Võ Nguyên Giáp.

Khoảng 1 giờ sau, Sử tiếp tục giật điện thoại trên tay của chị N.T.Đ. (17 tuổi, trú tỉnh Quảng Nam) ngay vỉa hè tuyến Võ Nguyên Giáp.

Cả 2 vụ việc đều diễn ra giữa đêm khuya, vắng người qua lại, gây bất an cho các du khách.

Dựa trên dấu hiệu nhận biết đối tượng nam, mặc áo thun trắng và đi xe Exciter, lực lượng công an đã vào cuộc, truy vết và nhanh chóng tìm ra thủ phạm.

Đến ngày 10/6, công an xác định nghi phạm gây án là Lê Ngọc Sử. Tại cơ quan điều tra, bước đầu, Sử khai đã thực hiện cả 2 vụ cướp giật nói trên.

Hiện vụ việc đang được điều tra làm rõ.

 

NỔ QUEN CÁN BỘ TOÀ ÁN ĐỂ LỪA 120 TRIỆU ĐỒNG 'CHẠY ÁN'
Tân Lộc

https://tienphong.vn/no-quen-can-bo-toa-an-de-lua-120-trieu-dong-chay-an-post1749884.tpo

TPO - Mai Hồng Ngọt khoe quen biết với cán bộ toà án huyện nên bày cách cho vợ chồng ông Ngọc M. chi 120 triệu đồng “chạy án”, nhưng Ngọt lấy dùng cho mục đích cá nhân.

Sáng 10/6, TAND tỉnh Cà Mau xét xử phúc thẩm vụ án Lừa đảo chiếm đoạt tiền “chạy án” đối với Mai Hồng Ngọt (ngụ huyện Ngọc Hiển, Cà Mau).

Theo hồ sơ vụ án, tháng 7/2021, bị cáo Ngọt là chủ hụi, biết ông Đ.N.M. và bà L.M.T (ngụ huyện Ngọc Hiển) đang kiện tụng nên gợi ý chạy án.

Bị cáo Ngọt bảo mình có quen biết với cán bộ toà án huyện nên kêu vợ chồng bà T. đưa 60 triệu đồng lo giải quyết vụ án.

Khoảng tháng 12/2021, Ngọt tiếp tục kêu vợ chồng bà T. đưa thêm 60 triệu đồng. Sau khi nhận 120 triệu đồng, bị cáo Ngọt đã dùng vào mục đích khác, không giúp đỡ gì.

Đến tháng 6/2023, vụ án của vợ chồng bà T. được toà ra quyết định đình chỉ, nên bà T. đòi bà Ngọt trả lại mình 120 triệu đồng tiền chạy án. Bà Ngọt không trả nên gia đình bà T. đi tố giác.

Ngày 21/3/2025, TAND huyện Ngọc Hiển xét xử sơ thẩm tuyên phạt bà Ngọt 2 năm 6 tháng tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Sau gần 1 ngày xét xử, HĐXX TAND tỉnh Cà Mau đã tuyên trả hồ sơ cho VKSND huyện Ngọc Hiển để điều tra bổ sung dấu hiệu bỏ lọt tội phạm trong vụ án. HĐXX nhận định, trong giai đoạn kháng cáo, vợ chồng ông Đ.N.M. và bà L.M.T (bị hại) đã cung cấp chứng cứ mới là đoạn clip quay lại cuộc nói chuyện của ông bà với bị cáo Mai Hồng Ngọt. Tuy nhiên, bị cáo Ngọt không xác định có phải trong clip hay không. Trong khi đoạn clip này chưa được giám định, nên cần điều tra bổ sung.

 

 

 

No comments:

Post a Comment