Đối Thoại Điểm Tin ngày 08 tháng 06 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Sau Hà Nội tới lượt Tp. HCM có Giám đốc công an là người Hưng Yên
BBC
Hun Sen nói 'người
Thái sẽ chịu thiệt nhất' nếu đóng cửa biên giới, chính quyền Thái Lan bị nghi
ngờ
Canh bạc thương mại
của Việt Nam: giữa gọng kìm Washington và Bắc Kinh
Khẩu chiến
Trump-Musk: Nasa gặp 'khủng hoảng lớn nhất tới nay'
Hun Manet nói
Campuchia không loại trừ biện pháp quân sự, Thái Lan tăng quân ở biên giới
Trải nghiệm xe tải
không người lái của Trung Quốc
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào – Bài 9: Hòa giải với nỗi đau - di sản tâm thức
Cuộc tranh cãi nảy
lửa với Trump sẽ giúp ích hay gây hại cho doanh nghiệp của Musk?
Quân đội Mỹ tăng
cường tập trận chung để củng cố khả năng ứng phó khủng hoảng tại Đông Á
Vaccine Covid có an
toàn cho phụ nữ mang thai?
Vì sao ông Trump
hạn chế Lào, cấm Myanmar và các nước khác đến Mỹ?
Vụ C.P. Việt Nam:
nghĩa vụ của nhân viên trong việc bảo mật thông tin công ty
Việt Nam và Mỹ sắp
đàm phán: dù Hà Nội hạ thuế, Washington sẽ không 'đáp lễ'
Bộ Công an muốn cấm
Telegram để chống tội phạm hay để kiểm soát thông tin?
Mỹ đưa ra các yêu
cầu 'khó nhằn' với Việt Nam trong đàm phán
Mỹ gửi 'tối hậu
thư' nêu hạn chót đưa ra đề xuất đàm phán thương mại
C.P. Việt Nam xử lý
heo bệnh bằng cách 'nấu cho cá ăn': đúng hay sai, có nguy hại gì?
Gần đến hạn thuế
ông Trump, Vietnam Airlines sắp chốt đơn 50 chiếc Boeing
50 năm kết thúc
chiến tranh: Nhìn lại những sự kiện trên mặt báo
Ông Trump gấp đôi
thuế, công ty thép Việt Nam, Hàn Quốc lao đao
Campuchia - Thái
Lan vẫn điều quân và vũ khí đến biên giới, vì sao?
Đối thoại
Shangri-La: Việt Nam cảnh báo chạy đua vũ trang, Mỹ-Trung đối đầu
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào – Bài 8: Gánh gánh gồng gồng - di sản văn hóa
Vụ án Phúc Sơn: Vai
trò của 'lãnh đạo cấp trên' và số phận ông Võ Văn Thưởng
Mỹ : TT Trump điều Vệ binh Quốc gia tới Los Angeles để giải tán
biểu tình
Biển Đông : Một tàu Trung Quốc mắc cạn trong vùng biển của
Philippines
Pháp loan báo kế hoạch chế tạo drone trên lãnh thổ Ukraina
Thái Lan tăng cường quân đội tại vùng biên giới tranh chấp với Cam
Bốt
Nice : Nhiều hoạt động diễn ra trước Thượng đỉnh LHQ về đại dương
Trump-Musk đại chiến, chiến dịch Mạng nhện của Ukraina : Cú sốc
cho thế giới
Kiev đẩy mạnh những cuộc oanh tạc sâu vào lãnh thổ Nga, « sỉ nhục
» Matxcơva
Chung
kết Roland Garros 2025: Cuộc đọ sức của các ngôi sao thế hệ mới
Nhạc ngoại lời Việt : « Yêu đến muôn đời », bản gốc
là của ai ?
Nga oanh
kích ồ ạt Ukraina dường như để đáp trả chiến dịch "Mạng Nhện"
Donald Trump và Tập Cận Bình điện đàm về thương mại và đất hiếm
Washington trừng phạt bốn thẩm phán Tòa Án Hình Sự Quốc Tế vì điều
tra các tội ác của Mỹ và Israel
Ateliers Varan Vietnam: Vườn ươm đạo diễn phim tài liệu Việt Nam
Hơn
130 NGO và truyền thông quốc tế đòi cho phóng viên vào Gaza tác nghiệp
Bản chất sự « đổ vỡ » chấm dứt liên minh
« Donald Trump - Elon Musk »
Chi tiêu Quốc Phòng : Châu Âu lùi bước trước đòi hỏi của
Donald Trump
Bảo vệ biển và đại dương : Hành trình từ lợi ích quốc gia đến lợi
ích quốc tế
Đấu khẩu nẩy lửa giữa Donald Trump và Elon Musk qua mạng xã hội
(AFP) –
Quân đội Đức chỉ có 3 năm để sẵn sàng chiến đấu nếu Nga tấn công NATO. Trả lời báo Tagesspiegel ngày
07/06/2025, chủ tịch cơ quan đặc trách mua trang thiết bị quân sự cho quân đội
Đức, bà Annette Lehnigk-Emden nhấn mạnh từ nay đến năm 2028 Berlin cần trang bị
"tất cả những gì cần thiết" để tự vệ trong trường hợp
xảy ra xung đột. Tuyên bố này được đưa ra vào lúc một quan chức cao cấp khác
của Đức gần đây báo động "từ năm 2029, Nga đủ sức để tấn công ở quy mô
lớn một nước trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương". Tân nội các của thủ
tướng Friedrich Merz đã thông qua ngân sách quân sự "hàng trăm tỷ euro" để
tăng cường khả năng phòng thủ cho nước Đức.
(AFP) – Kyrgyzstan
dỡ tượng đài Lenin cao nhất Trung Á. Ngày 07/06/2025, Kyrgyzstan đã tiến hành
phá dỡ tượng đài cao nhất Trung Á của người sáng lập Liên Xô, Vladimir Lenin,
tọa lạc tại Osh, thành phố lớn thứ hai của nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ này.
Tượng đài sẽ được "di chuyển" và "một lá cờ
(Kyrgyzstan) trên cột cờ cao 95 mét" sẽ được dựng tại quảng trường
trung tâm của Osh (phía nam). Bức tượng có chiều cao tổng cộng là 23 mét bao
gồm cả bệ tượng, trở thành tượng đài Lenin cao nhất ở Trung Á vẫn tồn tại
sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 và là một trong những tượng đài cao nhất thế
giới.
(AFP) –
Đàm phán thuế quan Nhật-Mỹ có tiến bộ nhưng chưa đạt thỏa thuận. Bộ trưởng Kinh Tế và Tài Chính Nhật
Bản, phát biểu như trên với các nhà báo tại Washington hôm nay 07/06/2025 về
cuộc đàm phán về mức thuế quan mà tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump áp
đặt. Ông cho biết Tokyo hy vọng sẽ đạt được thỏa thuận "càng sớm
càng tốt", nhưng các cuộc đàm phán vẫn có thể diễn ra tại hội nghị
thượng đỉnh G7 ở Canada từ ngày 15 đến ngày 17/06.
(AP) –
Vòng 2 đàm phán Mỹ-Trung Quốc về thuế quan dự trù diễn ra tại Luân Đôn đầu tuần
tới. Theo lời
một quan chức cao cấp tại Washington sau cuộc điện đàm giữa tổng thống Donald
Trump và chủ tịch Tập Cận Bình cách nay hai hôm, phái đoàn hai nước sẽ gặp lại
nhau vào ngày Thứ Hai 09/06/2025 nhưng lần này là tại Luân Đôn, Vương Quốc Anh.
Mỹ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại về thuế quan đầu tiên hôm 12/05/2025
tại Genève, Thụy Sĩ.
(AFP) –
Trung Quốc đề nghị nới lỏng các biện pháp hạn chế xuất khẩu sang Liên Âu. Thông cáo của bộ Thương Mại Trung Quốc
ngày 07/06/2025, cho biết nước này sẵn sàng "đẩy nhanh tiến trình xem
xét và phê duyệt" xuất khẩu đất hiếm cho các công ty trong khối
Liên Hiệp Châu Âu. Từ đầu tháng 04/2025 Bắc Kinh hạn chế xuất khẩu đất hiếm
nhằm trả đũa chính sách thuế quan của Hoa Kỳ khiến Châu Âu cũng bị vạ lây. Theo
giới phân tích cử chỉ nói trên nhằm lôi kéo Liên Âu về phía Trung Quốc.
(Reuters)
– Indonesia và Liên Hiệp Châu Âu sắp kết thúc đàm phán về hiệp một định tự do
mậu dịch. Nhân
cuộc họp tại Bruxelles hôm 06/06/2025 giữa bộ trưởng Kinh Tế Indonesia
Airlangga Hartarto và lãnh đạo Thương Mại Châu Âu Maros Sefcovic, Jakarta kỳ
vọng sau 9 năm đàm phán, đôi bên sẽ đạt đến đích "vào cuối tháng
06/2025". Liên Âu hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Indonesia
với tổng trao đổi mậu dịch hai chiều năm ngoái vượt ngưỡng 30 tỷ đô la.
(AFP) –
Chính quyền Naypyidaw chỉ trích Tổ Chức Lao Động Quốc Tế-ILO "không công tâm và không
công bằng" khi ra nghị quyết lên án Miến Điện "vi
phạm quyền lao động". Thông cáo của bộ Lao
Động Miến Điện hôm 07/06/2025 đánh giá ILO hành xử vì "động
lực chính trị". Cách nay hai hôm Tổ Chức Lao Động Quốc Tế đã kêu
gọi 186 thành viên "thẩm định lại quan hệ với tập đoàn quân sự Miến
Điện" đang cầm quyền, từ sau cuộc đảo chính hồi 2021. Hồi tháng
10/2023, ILO kêu gọi chính quyền quân sự Miến Điện "ngừng cưỡng bức lao
động và ngừng mọi hành vi bạo hành nhắm vào giới công đoàn" nhưng đã
bị phớt lờ.
(AP) –
Quân đội Israel tìm thấy xác một con tin người Thái Lan tại Gaza. Văn phòng của thủ tướng Benjamin
Netanyahu ngày 07/06/2025 cho biết thi thể của công dân Thái Lan mang tên
Nattapong Pinta đã được đưa về Israel trước khi hoàn trả lại cho gia đình. Nạn
nhân bị bắt cóc tại Kibbutz Nir Oz trong loạt khủng bố phong trào Hamas tiến
hành vào tháng 10/2023. Công dân Thái Lan này đã bị giết trong thời gian bị bắt
làm con tin.
(AFP) – Israel
thừa nhận cung cấp vũ khí cho một nhóm người Palestine chống lại Hamas. Trong cuộc họp báo hôm 06/06/2025, chính
quyền Israel thừa nhận đã hỗ trợ và cung cấp vũ khí cho các thành viên của một
bộ tộc Bedouin, nhằm phục vụ "mục đích chiến tranh" và
"cứu mạng sống của những người lính" tham gia vào cuộc tấn
công chống lại Hamas. Theo truyền thông Israel và Palestine, đây là "một
băng nhóm tội phạm hoạt động ở khu vực Rafah (nằm giữa Dải Gaza và Ai Cập) và
bị tố cáo đã thực hiện các vụ cướp xe tải hàng cứu trợ" ở Gaza.
(AFP) –
Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol) bắt giữ 20 nghi phạm mua
bán, phát tán hoặc tàng trữ nội dung ấu dâm. Theo thông báo hôm 06/06/2025 của
Interpol, những người này đến từ 12 quốc gia, trong đó bao gồm một nhân viên y
tế và hai giáo viên. Các nghi phạm đã lập nhóm trên các ứng dụng nhắn tin để
chia sẻ hình ảnh liên quan đến việc lạm dụng tình dục trẻ em. Interpol cho
biết thêm là "68 nghi phạm khác đã được xác định và các cuộc
điều tra bổ sung đang được tiến hành trên toàn thế giới."
(AFP) –
Monaco khai mạc diễn đàn về những tiềm năng kinh tế của biển cả. Trước này khai mạc hội nghị quốc
tế về đại dương tại thành phố Nice, công quốc Monaco sát bên đã tổ chức diễn
đàn về những tiềm năng kinh tế của biển cả, đại dương. Sự kiện diễn ra trong
hai ngày, 07 và 08/06/2025. Theo thẩm định của nguyên tổng giám đốc Tổ Chức
Thương Mại Thế Giới, Pascal Lamy, tiềm năng kinh tế của đại dương ước tính lên
tới 25.000 tỷ đô la. Ông hoàng Monaco Albert và tổng thống Pháp Emmanuel Macron
dự trù tham gia buổi lễ kết thúc diễn đàn vào chiều Chủ Nhật 08/06.
(NHK) –
Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) ra báo cáo về mẫu nước
thải tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima Dai-ichi. Báo cáo được công bố hôm 06/06/2025 kết
luận rằng việc xả nước thải sẽ gây tác động phóng xạ không đáng kể đối với con
người và môi trường. Việc phân tích được thực hiện bởi các chuyên gia Trung
Quốc, Hàn Quốc và Thụy Sĩ. Trước khi được xả ra biển, nước thải đã được pha
loãng với nước mưa và nước ngầm và được xử lý để loại bỏ hầu hết các chất
phóng xạ.
TIN TỨC: CHỦ NHẬT 08.06.2025
1. ĐẠI ÁN FLC: TỈ PHÚ TRỊNH VĂN QUYẾT ĐÃ NỘP 2.400 TỈ ĐỒNG, SẮP RA HẦU
TÒA
Phiên tòa phúc thẩm
xét xử Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Tập đoàn FLC với tội danh “lừa đảo chiếm đoạt
tài sản và thao túng thị trường chứng khoán” dự kiến sẽ diễn ra ngày 17/6 tới.
Phiên xử lẽ ra đã được
mở ngày 25/3 nhưng bị hoãn do Trịnh Văn Quyết được cho là mắc nhiều bệnh, “suy
tim cấp độ 3, nguy kịch đến tính mạng, không đủ sức khỏe để dự tòa”.
Tính đến thời điểm
này, người nhà của ông Trịnh Văn Quyết đã nộp toàn bộ số tiền 2.400 tỉ đồng mà
tòa tuyên nhằm “khắc phục hậu quả”, cũng là tình tiết giảm nhẹ cho bị cáo.
Sau phiên sơ thẩm, ông
Quyết và 2 em gái đều nộp đơn kháng cáo. Ngoài ra còn có 22 bị cáo khác; 134 bị
hại và 396 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cũng có đơn kháng cáo.
Có gần 50 luật sư tham
gia bào chữa cho các bị cáo và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên
liên quan, trong đó 5 người bào chữa cho Trịnh Văn Quyết.
Hàng trăm người đã bị
bắt, bị xử lý hình sự bao gồm nhiều lãnh đạo cao cấp của nhà nước cộng sản liên
quan đến tập đoàn FLC làm giả bộ xét nghiệm covid khiến hàng trăm ngàn người chết
trong năm 2021. Nhiều nguồn tin đáng tin cậy cho rằng ông Nguyễn Xuân Phúc,
đương kim thủ tướng thời điểm đó, là người đứng đầu đường dây này.
2.
TÂN TỔNG THỐNG HÀN
QUỐC LEE JAE MYUNG 'ĐI TRÊN DÂY' TRONG CHÍNH
SÁCH ĐỐI NGOẠI
Phát
biểu tại hội thảo do Viện Kinh tế Hàn Quốc-Mỹ (KEI) tổ chức ngày 6/6 tại Seoul,
cựu Đại sứ Goldberg cho biết chính sách đối ngoại của tân Tổng thống Lee Jae
Myung với trọng tâm cố gắng khôi phục quan hệ với Trung Quốc ở một mức độ nào
đó, trong khi vẫn duy trì liên minh chiến lược toàn diện Hàn-Mỹ, cũng như tăng
cường hợp tác 3 bên Hàn – Mỹ - Nhật, sẽ là một nhiệm vụ đầy khó khăn.
Ngày
6/6, tân Tổng thống Lee Jae Myung đã có cuộc điện đàm đầu tiên với người đồng
cấp Mỹ Donald Trump, trong đó hai bên đồng ý thúc đẩy nhanh các cuộc đàm phán
thuế quan. Cuộc điện đàm diễn ra trong bối cảnh có nhiều kỳ vọng về việc sắp
xếp cuộc gặp trực tiếp đầu tiên giữa hai nhà lãnh đạo bên lề Hội nghị thượng
đỉnh Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) diễn ra tại Canada từ ngày 15 -
17/6 hoặc Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), dự
kiến sẽ được tổ chức tại The Haye (Hòa Lan) từ ngày 24-25/6.
Ngay
sau khi đắc cử, tân Tổng thống Lee Jae Myung đã công khai lập trường ưu tiên
quan hệ liên minh Hàn-Mỹ, là "nền tảng" cho chính sách đối ngoại
"thực dụng" trong khi nỗ lực "ổn định" mối quan hệ với
Trung Quốc. Việc tìm ra một cách tiếp cận chính sách tối ưu đối với Trung Quốc
mà không làm căng thẳng quan hệ với Mỹ sẽ là một thách thức khó khăn đối với
tân Tổng thống Hàn Quốc.
Trong
diễn biến khác cùng ngày, ông Lee Jae Myung đã bổ nhiệm cựu Thứ trưởng tài
chính Kim Yong Beom, làm chánh văn phòng tổng thống phụ trách chính sách.
3.
SÁU NƯỚC NATO TRONG THƯƠNG VỤ MUA CHUNG XE CHIẾN ĐẤU CV90
Lithuania
cùng 5 quốc gia thành viên NATO khác đang chuẩn bị xúc tiến việc mua xe Thiết Giáp CV90. Sáng kiến này do Bộ Quốc phòng Phần Lan công bố đầu tiên
và sau đó được Bộ Quốc phòng Lithuania xác nhận.
Theo
thông báo, Phần Lan, Thụy Điển, Na Uy, Lithuania, Estonia và Hòa Lan đã ký ý
định thư hôm 5/6 về việc cùng nghiên cứu phương án mua sắm tập thể dòng xe
CV90.
Bà
Šakalienė cho biết, quá trình mua sắm cần diễn ra nhanh chóng và hiệu quả, đồng
thời khẳng định, Lithuania đặt mục tiêu xây dựng một sư đoàn quân đội hoàn
chỉnh vào năm 2030, trong đó CV90 là một phần thiết yếu.
“Chương
trình mua sắm quốc phòng chung là một quyết định mang tính chiến lược, không
chỉ bảo đảm việc cung cấp vũ khí hiệu quả hơn mà còn thể hiện sự hợp tác quốc
tế chặt chẽ”, bà nói thêm.
Dòng
xe chiến đấu bộ binh bọc thép CV90 do công ty BAE Systems Hägglunds của Thụy
Điển sản xuất, nổi tiếng với khả năng bảo vệ, cơ động và hiệu quả chiến đấu
vượt trội.
4.
CĂNG THẲNG BIÊN GIỚI THÁI LAN-CAMPUCHIA: BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG PHUMTHAM
WECHAYACHAI TUYÊN BỐ 4 ĐIỂM
Sáng
ngày 7/6, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng
Thái Lan Phumtham Wechayachai đã ra tuyên bố gồm 4 điểm chính như sau:
Thứ
nhất, Thái Lan sẽ không cho phép bất kỳ hành vi xâm phạm chủ quyền nào trong
bất kỳ trường hợp nào và hoàn toàn sẵn sàng bảo vệ chủ quyền của quốc gia bằng
mọi khả năng của mình.
Thứ
hai, Thái Lan tái khẳng định sự ủng hộ của cá nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng
Quốc phòng đối với quân đội trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình một cách
trọn vẹn nhất và bày tỏ sự động viên đối với tất cả quân nhân hiện đang làm
việc để bảo vệ lãnh thổ của Thái Lan; Nhấn mạnh rằng, mọi hành động của Thái
Lan sẽ ưu tiên sự an toàn, hòa bình và an ninh của người dân sống ở khu vực
biên giới, cũng như phúc lợi của quân nhân.
Thứ
ba, Thái Lan không chấp nhận quyền tài phán của Tòa án Công lý quốc tế (ICJ) kể
từ năm 1960 và tiếp tục ủng hộ việc sử dụng các cuộc đàm phán song phương theo
Bản ghi nhớ năm 2000 mà cả hai bên đã đồng ý; Tái khẳng định rằng Ủy ban chung
về phân định ranh giới đất liền (JBC) nên là nền tảng để tìm ra giải pháp hòa
bình càng sớm càng tốt.
Cuối
cùng, Thái Lan duy trì lập trường ban đầu và yêu cầu cả hai bên điều chỉnh lực
lượng quân sự của mình trở lại vị trí ban đầu, như đã thực hiện vào năm 2024,
để giảm thiểu các điều kiện làm leo thang căng thẳng và đối đầu.
Tuyên
bố của ông Phumtham cũng kết luận rằng, không chấp nhận bất kỳ hành động nào
xâm phạm chủ quyền của Thái Lan, khẳng định chính phủ và quân đội đã chuẩn bị
đầy đủ để bảo vệ và duy trì chủ quyền của đất nước bằng mọi giá.
VNTB – Bể kèo đi Mỹ, Tô Lâm đi gom tiền
trong dân
VNTB – Quan chức tiếp tay buôn lậu gỗ: hỏi
sao rừng mất mà đồ giả tràn lan
VNTB – Trần Sỹ Thanh thừa nhận có tình
trạng “can thiệp” nhân sự khi tinh gọn
VNTB – Cầm tờ hoá đơn tiền điện lên là hết
hồn
08/06/1874: Tù trưởng Cochise qua đời
Vì sao người Mỹ phát âm sai tên Chủ tịch
“Tập Cận Bình”?
Doanh nhân và thứ dân08/06/2025
Tố cáo tội phạm khẩn cấp!07/06/2025
Về anh Hoàng Đức Bình, Trịnh Bá Phương và
Thái Văn Đường07/06/2025
Doanh
nghiệp hay giang hồ?07/06/2025
Tuấn
‘thần đèn’ bị bắt, mọi người mới biết chủ mỏ Phú Viên là ai07/06/2025
Đôi
điều về ông Chủ tịch thành phố Hà Nội “trong veo”07/06/2025
Musk
đấu với Trump: Một trận đấu lớn và đẹp06/06/2025
Hãy
thức tỉnh và ngửi mùi thối nát06/06/2025
Liên
minh không tưởng giữa Trump và Musk tan vỡ một cách nhanh chóng và công khai06/06/2025
Đề
nghị Hà Nội thay bức phù điêu John McCain bằng điêu khắc đá06/06/2025
Phúc Lai - Vụn vặt về cuộc chiến tranh của
Putler ở Ukraine ngày 07/06/2025
Phó Đức An - Elon Musk tự hủy ván bài đang
đẹp !
Phạm Gia Hiền - C.P. Việt Nam : Thịt bẩn
và còn gì nữa ?
Phạm
Lan Phương - Chuyện con heo
Thanh
Hằng – Nói thêm cho rõ vụ heo C. P : Có dịch hay không ?
Hoàng
Linh - Báo Công an xếp Mailisa « chung mâm » với Đoàn Di Băng, Ngân 98, Ngân
Collagen ?
Nguyễn
Văn Tuấn - Hãy lo việc chuyên môn !
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 07.06.2025
Lưu
Trọng Văn – Cứ thanh tra là lòi ra tham nhũng và lãng phí
Nguyễn
Đình Bổn - Đem ra nước ngoài một loại quảng cáo rẻ tiền bị chửi là phải !
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Cuộc đua phát triển hạ tầng của
Việt Nam: Những rủi ro tiềm tàng 08/06/2025
‘Đứa bé’ trong ‘chậu nước chính
sách’ đối với thị trường vàng 08/06/2025
Siêu đô thị Cam Lâm – Giấc mơ
10 tỷ đô hay ván cờ giành quyền sinh sát? 08/06/2025
Việt Nam – Hoa Kỳ: Mặc cả dưới
bóng Trung Quốc 07/06/2025
Vì một thị trường minh bạch –
phát triển bền vững 07/06/2025
Giờ đây, xe điện siêu rẻ của
Trung Quốc đang khiến chính Trung Quốc phải lo sợ 07/06/2025
Nhân ngày 4 tháng 6 06/06/2025
Chuyện ở Thanh Hoá (*) 06/06/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
NHẬN
QUÀ HỐI LỘ, NGUYÊN TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN BỊ KHỞI TỐ
https://lifestyle.znews.vn/nhan-qua-hoi-lo-nguyen-truong-cong-an-huyen-bi-khoi-to-post1558772.html
Khi còn đảm nhiệm chức vụ Trưởng công an huyện
Quan Sơn (Thanh Hóa), ông Lê Minh Tứ đã nhận một bộ bàn ghế gỗ trị giá 150
triệu đồng để tạo điều kiện cho hành vi khai thác cát trái phép ở bãi bồi sông
Lò.
Ngày 7/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an
tỉnh Thanh
Hóa cho biết đơn vị
này vừa ban hành quyết định và được Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp phê chuẩn
để khởi tố bị can đối với Lê Minh Tứ (sinh năm 1968), ở xã Đông Minh, thành phố
Thanh Hóa về tội "Nhận hối lộ" theo Điều 354, Bộ luật Hình sự.
Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh
Thanh Hóa, khi còn đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công an huyện Quan Sơn, ngày
17/3/2024, ông Lê Minh Tứ đã có hành vi nhận của ông Lương Đức Triều và ông
Phan Văn Du một bộ bàn ghế gỗ bi (phay) trị giá 150 triệu đồng để tạo điều kiện
cho hai ông này khai thác cát trái phép tại bãi bồi sông Lò thuộc huyện Quan
Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Ngay sau đó, căn cứ Điều 36 và Điều 179 của Bộ
luật Tố tụng Hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa quyết
định khởi tố bị can đối với Lê Minh Tứ về tội "Nhận hối lộ" theo quy
định tại khoản 2 Điều 354, Bộ Luật Hình sự.
Được biết, trước thời điểm bị khởi tố, ông Lê
Minh Tứ công tác tại Phòng hồ sơ, Công an tỉnh Thanh Hóa. Cơ quan Cảnh sát điều
tra, Công an tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục điều tra vụ việc theo quy định của
pháp luật.
NGHI
VẤN DẤU HIỆU SỬ DỤNG HÀNG GIẢ XẢY RA Ở BỆNH VIỆN DA LIỄU CẦN THƠ
Thông tin từ Sở Y tế TP
Cần Thơ, cơ quan này đã tiếp nhận và đang xử lý tố cáo việc "có dấu hiệu
sử dụng hàng giả" liên quan đến thực phẩm chức năng Whi Beauty Skin xảy ra
tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ.
Theo nội dung tố cáo, sản
phẩm thực phẩm chức năng Whi Beauty Skin (viên sủi, hỗ trợ làm sáng da) này
được trưng bày và bán tại nhà thuốc của Bệnh viện Da liễu Cần Thơ.
Sở Y tế đã kiểm tra và
sản phẩm đã bị rút khỏi tủ trưng bày của nhà thuốc Bệnh viện Da liễu Cần Thơ.
Ngày 28/5, Chủ tịch UBND
TP Cần Thơ có công văn yêu cầu Giám đốc Sở Y tế tổ chức kiểm tra theo thẩm
quyền, báo cáo kết quả thực hiện trước ngày 15/6. Đây là diễn biến mới sau khi
Sở Y tế có kết luận tố cáo liên quan đến ông Lê Văn Đạt, Giám đốc Bệnh viện Da
liễu Cần Thơ.
Như Báo CAND đã thông tin, hồi cuối tháng 2/2025, Sở Y
tế có kết luận nội dung tố cáo đối với Giám đốc Bệnh viện Da liễu Cần Thơ và
chuyển hồ sơ, tài liệu đến Cơ quan CSĐT để làm rõ về hành vi giả mạo chữ ký,
con dấu của cơ quan quản lý Nhà nước trong phiếu tiếp nhận và công bố sản phẩm
mỹ phẩm của Công ty TNHH MTV TM HeCa.
12 sản phẩm mỹ phẩm do
Công ty TNHH MTV TM HeCa cung cấp cho Bệnh viện Da liễu Cần Thơ không được Cục
Quản lý dược, Bộ Y tế cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm.
Sở Y tế đã yêu cầu Bệnh
viện Da liễu Cần Thơ tiêu hủy số mỹ phẩm có phiếu tiếp nhận công bố sản phẩm mỹ
phẩm giả được niêm phong tại bệnh viện và báo cáo về Sở Y tế khi có kết luận
của Cơ quan CSĐT.
DIỄN TIẾN MỚI NHẤT VỀ VỤ ÁN TRỊNH VĂN QUYẾT TRƯỚC PHIÊN
TÒA PHÚC THẨM
Theo kế hoạch, ngày 17/6, TAND Cấp cao tại Hà
Nội mở lại phiên tòa phúc thẩm xét đơn kháng cáo của cựu Chủ tịch HĐQT Tập đoàn
FLC Trịnh Văn Quyết và 24 bị cáo liên quan.
Phiên tòa dự kiến diễn ra ngày 17-21/6/2025.
Hội đồng xét xử (HĐXX) gồm chủ tọa phiên tòa là Thẩm phán Võ Hồng Sơn và các
thẩm phán Nguyễn Hải Thanh, Hồ Sỹ Hưng. Tòa án triệu tập toàn bộ 50 bị cáo tới
phiên tòa, trong đó có 25 bị cáo kháng cáo. Bị hại và người có quyền lợi, nghĩa
vụ liên quan cũng kháng cáo.
Trước đó, tháng 8/2024, TAND TP Hà Nội đã xét
xử sơ thẩm vụ án và tuyên phạt bị cáo Trịnh Văn Quyết 21 năm tù về các tội
"Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" và "Thao túng thị trường chứng
khoán". Cùng bị kết án về 2 tội danh này, Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị
Thúy Nga (em gái Quyết) cũng lần lượt bị tuyên phạt 14 năm tù và 8 năm tù.
Sau phiên tòa sơ thẩm, bị cáo Trịnh Văn Quyết
có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ mức án phạt tù và xem xét giảm trách nhiệm bồi
thường dân sự. Các bị cáo Trịnh Thị Minh Huế và Trịnh Thị Thúy Nga kháng cáo
xin giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, 22 bị cáo khác kháng cáo toàn bộ bản án, xin
giảm nhẹ hình phạt, xin hưởng án treo, xin gỡ bỏ phong tỏa về tài sản…Ngoài ra,
135 bị hại và 384 người liên quan kháng cáo yêu cầu xác định lại số tiền bồi
thường và xem xét lại một số nội dung trong bản án sơ thẩm đã tuyên.
Tháng 12/2024, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở
phiên tòa phúc thẩm nhưng sau đó quyết định hoãn phiên tòa do bị cáo Trịnh Văn
Quyết đang điều trị nhiều bệnh, không thể có mặt tại phiên tòa. Nhiều luật sư
và bị hại cũng xin hoãn tòa.
Trong đơn xin hoãn phiên tòa, Trịnh Văn Quyết
đề nghị Tòa án xem xét và căn cứ Nghị quyết số 164/2024/QH15 (có hiệu lực áp
dụng từ ngày 1/1/2025) về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình
điều tra, truy tố, xét xử một số vụ việc, vụ án hình sự để ra quyết định cho áp
dụng biện pháp mua bán, chuyển nhượng toàn bộ các tài sản nhằm khắc phục hậu
quả.
Ngày 25/3, TAND Cấp cao tại Hà Nội mở tòa lần
3 và phiên tòa tiếp tục bị hoãn vì tình trạng sức khỏe của bị cáo Quyết có
"nguy cơ tử vong". Ngoài lý do về sức khỏe, gia đình bị cáo này có
đơn gửi tòa xin hoãn xét xử phúc thẩm để có điều kiện khắc phục hoàn toàn hậu
quả vụ án.
Quyết định hoãn tòa, HĐXX cho biết sau khi
thảo luận, căn cứ vào sự có mặt, vắng mặt cũng như nghe ý kiến của bị cáo, bị
hại, người liên quan, các luật sư, đại diện Viện kiểm sát thấy rằng việc hoãn
phiên tòa là cần thiết nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo, bị hại và người
liên quan. Đồng thời, xem xét quá trình bị cáo, gia đình bị cáo và các bị cáo
thực hiện khắc phục hậu quả vụ án nói chung, khắc phục cho bị hại, người liên
quan nói riêng.
Theo bản án sơ thẩm, số tiền Trịnh Văn Quyết
và hai em gái phải khắc phục trong vụ án này là 2.467 tỷ đồng. Kết thúc
phiên tòa sơ thẩm, 50 bị cáo và người liên quan đã nộp 264 tỷ đồng.
Số tiền khoảng 2.200 tỷ đồng còn lại
được tòa cấp sơ thẩm xác định anh em bị cáo Trịnh Văn Quyết phải chịu trách
nhiệm. Chia theo tỷ lệ, bị cáo Quyết phải tiếp tục khắc phục 1.870 tỷ
đồng, bị cáo Huế 252 tỷ đồng và bị cáo Nga 83 tỷ đồng.
Thông tin từ luật sư của bị cáo Trịnh Văn
Quyết cho biết thực hiện cam kết tại phiên tòa phúc thẩm bị hoãn hồi cuối tháng
3 vừa qua, ngay sau đó, gia đình bị cáo Quyết khắc phục hậu quả vụ án thêm hơn
100 tỷ đồng nữa, thành gần 1.100 tỷ đồng.
Đặc biệt mới đây, vợ bị cáo Quyết là bà Lê Thị
Ngọc Diệp tiếp tục nộp hơn 1.400 tỷ đồng vào Cục Thi hành án dân sự
Hà Nội để khắc hậu quả vụ án thay chồng. "Như vậy, anh em ông Trịnh Văn
Quyết đã khắc phục toàn bộ hậu quả vụ án. Thậm chí là khắc phục thừa
hơn 10 tỷ đồng. Ngoài ra, một công ty chứng khoán liên quan cũng đã nộp
tiền khắc phục", vị luật sư bào chữa cho biết.
NHẬN HỐI LỘ MỘT BỘ BÀN GHẾ, CỰU
TRƯỞNG CÔNG AN HUYỆN Ở THANH HÓA BỊ KHỞI TỐ
Hoàng
Lam
TPO - Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an tỉnh
Thanh Hoá vừa có quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Minh Tứ (SN 1968),
cựu Trưởng Công an huyện Quan Sơn (Thanh Hoá) về tội "Nhận hối lộ".
Ngày 7/6/2025, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hoá
cho biết, vừa ban hành quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê
Minh Tứ (SN1968), ở xã Đông Minh, thành phố Thanh Hóa về tội "Nhận hối lộ".Theo Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hóa, khi còn đảm nhiệm chức vụ Trưởng Công an huyện Quan Sơn, ngày
17/3/2024, ông Lê Minh Tứ đã có hành vi nhận của Lương Đức Triều, Phan Văn Du
một bộ bàn ghế gỗ bi (Phay) trị giá 150 triệu đồng, để tạo điều kiện cho Lương
Đức Triều và Phan Văn Du khai thác cát trái phép tại bãi bồi sông Lò thuộc
huyện Quan Sơn (Thanh Hoá).
Căn cứ Điều 36 và Điều
179 Bộ luật Tố tụng Hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thanh Hóa quyết định khởi tố bị can đối với ông Lê Minh Tứ
về tội "nhận hối lộ" quy định tại khoản 2 Điều 354 Bộ Luật Hình sự.
Được biết, trước thời
điểm bị khởi tố, ông Lê Minh Tứ công tác tại phòng hồ sơ, Công an tỉnh Thanh
Hóa.
BÀ RỊA - VŨNG TÀU:
KHỞI TỐ, BẮT GIAM CỰU GIÁO VIÊN DÂM Ô HỌC SINH
Nguyễn Long- nguyenlongbaotn@gmail.com
Vì hoàn cảnh khó khăn, mẹ
của nữ sinh cấp 2 đưa con mình đến gửi cho cựu giáo viên kèm giúp việc học và người
này đã 2 lần dâm ô nạn nhân.
Ngày 7.6, Viện KSND
H.Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) cho biết đã phê chuẩn
các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh bắt tạm giam một cựu giáo
viên dâm ô với nữ sinh 13
tuổi.
Ông H.N (72 tuổi, ở tổ 9,
thôn Đồng Tiến, xã Cù Bị, H.Châu Đức) bị bắt tạm giam để điều tra, làm rõ hành
vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Theo thông tin ban đầu,
ông N. đã nghỉ hưu từ lâu. Ông N. có quen biết với gia đình của nữ sinh 13
tuổi, đang học cấp 2 tại xã Cù Bị.
Vì hoàn cảnh khó khăn, mẹ
của nữ sinh này đi làm hàng ngày nên có nhờ ông N. dạy kèm (không
thu tiền). Mẹ của nữ sinh đưa con mình đến nhà ông N. để tiện cho việc dạy kèm
khoảng 4 năm nay.
Tối 29.4.2025, sau khi học bài xong, nữ sinh 13 tuổi này đang
ngồi chơi điện thoại ở ghế xoay trong phòng ngủ của ông N. thì cựu giáo viên
này đã có hành vi sờ vào vùng nhạy cảm của nạn nhân. Do nạn nhân không chịu nên
ông N. rút tay ra.
Tiếp đó, chiều 30.4, khi đang dạy kèm cho nữ sinh này, ông N.
tiếp tục dùng tay sờ vào vùng nhạy cảm của nạn nhân. Sau đó, nữ sinh 13 tuổi
này đã bỏ về và kể lại vụ việc cho người thân biết.
Nhận thông tin tố cáo, Công an xã Cù Bị đã làm việc với ông N.
và người này đã thừa nhận hành vi dâm ô.
CỬA HÀNG Ở HÀ NỘI MUA
BÁN ‘THẬM THỤT’ ĐỂ NÉ THUẾ, KIỂM TRA HÀNG HÓA
Copyright: Nguoi Viet News, Inc.
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Một cảnh tượng khó tin nhưng có thật
đang diễn ra ở Hà Nội là nhiều cửa hàng mua bán ‘thậm thụt” để né thuế và kiểm
tra nguồn gốc hàng hóa.
Loạt hình do báo VNExpress hôm 7 Tháng Sáu cho thấy một loạt cửa
hàng thời trang, giày dép, mỹ phẩm ở các tuyến phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng
Bông, chợ Đồng Xuân, chợ Hàng Da… bỗng nhiên cửa đóng then cài hoặc mở hé cửa
hoặc cử nhân viên ngồi bên ngoài chờ người giao hàng hoặc khách mua online.
Một du khách ngoại quốc hoang mang không biết cửa hàng ở phố
Hàng Ngang, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, có mở cửa hay không. (Hình: Nga
Thanh/VNExpress)
Bà Kiều Tuyết, 45 tuổi, ở quận Hai Bà Trưng, cho biết bà phải
khó khăn lắm mới mua được vài bộ váy ngủ ở phố Hàng Đào.
Theo lời bà này, từ khoảng một tuần nay, nếu là khách quen, thấy
cửa hàng hé cửa thì mình chủ động lách người chui vào mua đồ.
Khách lạ thì gọi điện thoại cho chủ cửa hàng đặt hàng trước rồi
qua lấy hoặc hẹn người giao hàng lấy hàng.
“Đi mua bán mà cứ phải vụng trộm như làm việc phạm pháp,” bà
Tuyết cảm thán.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh nhà chức trách Hà Nội đang mở đợt
cao điểm chống buôn lậu và gian lận thương mại đến ngày 15 Tháng Sáu.
Ngoài ra, sự thay đổi chính sách thuế khoán từ ngày 1 Tháng Sáu
buộc các chủ tiệm có doanh thu hơn 1 tỷ đồng ($38,381) mỗi năm phải sử dụng hóa
đơn điện tử qua máy tính tiền kết nối với cơ quan thuế. Chủ cửa hàng bắt buộc
phải sắm thiết bị, nhu liệu và xuất hóa đơn cho mỗi giao dịch để cơ quan thuế
nắm được doanh thu thực tế.
Bà Nguyễn Thị Oanh, 60 tuổi, chủ cửa hàng quần áo trên phố Hàng
Đào, cho biết hầu hết các cửa hàng đóng cửa từ hồi đầu tháng này vì “lo ngại bị
truy thu thuế và các đợt kiểm tra nguồn gốc hàng hóa.”
Bà Oanh nói thêm rằng mình “chấp nhận mất khách, thà ế còn hơn
bị phạt nặng, tiền đâu mà trả.”
Một người giao hàng cúi người sát đất để lấy đơn hàng tại phố
Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. (Hình: Nga Thanh/VNExpress)
Trong lúc cơ quan thuế áp đặt việc trả tiền mua hàng bằng việc
chuyển khoản thay vì tiền mặt, bà Oanh cho biết: “Tôi chưa rõ cách tính thuế ra
sao nên tốt nhất cứ nghe ngóng, hạn chế giao dịch chuyển khoản tối đa.”
Hiện tại, một số ít cửa hàng tại Hà Nội được ghi nhận “kinh
doanh cầm chừng,” chỉ mở hé cửa để bán cho những khách quen hoặc giao hàng khi
có người đặt online.
Cách làm này giúp họ duy trì nguồn thu để trang trải các chi phí
như tiền thuê mặt bằng, chi phí điện nước, nhân viên… (N.H.K) [qd]
No comments:
Post a Comment