Đối Thoại Điểm Tin ngày 04 tháng 06 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Việt Nam chịu áp lực từ Mỹ trong quá trình đàm phán thương mại
Ông Chủ tịch Hà Nội làm tay sai cho VietJet?
BBC
Bộ Công an muốn cấm
Telegram để chống tội phạm hay để kiểm soát thông tin?
Mỹ đưa ra các yêu
cầu 'khó nhằn' với Việt Nam trong đàm phán
Tân tổng thống Hàn
Quốc đối mặt với một cuộc khủng hoảng mang hình bóng Trump
Musk nói dự luật
thuế của Trump 'gớm ghiếc kinh tởm'
Chi tiết 'Chiến
dịch Mạng nhện' của Ukraine nhằm vào máy bay ném bom của Nga
Cứ 7 phút có 1 ca
tử vong: Nơi tồi tệ nhất cho việc sinh đẻ
Hun Sen nổi giận,
nói yêu cầu của Thái Lan là 'không thể được'
C.P. Việt Nam xử lý
heo bệnh bằng cách 'nấu cho cá ăn': đúng hay sai, có nguy hại gì?
Mỹ gửi 'tối hậu
thư' nêu hạn chót đưa ra đề xuất đàm phán thương mại
Gần đến hạn thuế
ông Trump, Vietnam Airlines sắp chốt đơn 50 chiếc Boeing
Campuchia - Thái
Lan vẫn điều quân và vũ khí đến biên giới, vì sao?
Ông Trump gấp đôi
thuế, công ty thép Việt Nam, Hàn Quốc lao đaoHòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 8: Gánh
gánh gồng gồng - di sản văn hóa
Vụ án Phúc Sơn: Vai trò của 'lãnh đạo cấp trên' và số
phận ông Võ Văn Thưởng
50 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã thực sự có tự do, dân
chủ?
Một gia đình cứu sống và cưu mang trẻ mồ côi trong Chiến
tranh Việt Nam
Việt Nam cấm ấn bản The Economist về ông Tô Lâm, báo chí
gỡ bài
Trung Quốc đem oanh tạc cơ tân tiến nhất tới Hoàng Sa
Việt Nam 'gửi thông điệp mâu thuẫn' khi đầu tư bộn tiền
vào các dự án khí đốt
Việt Nam được mất gì khi VinSpeed muốn 'cống hiến',
phương án THACO có gì khác?
Cựu Vụ phó Bộ Công Thương bị cáo buộc nhận hối lộ 14,2 tỷ
để mua nhà
ASEAN cảnh giác trước thuế quan của Mỹ và tăng
cường hợp tác với Trung Quốc
Nga và Ukraina thỏa thuận trao đổi toàn bộ tù binh trẻ và tù binh
bị thương nặng
Tổng thống Pháp Macron công du Ý nhằm cải thiện quan hệ song
phương
Bầu tổng thống Hàn Quốc : Chiến thắng áp đảo của ứng cử viên
cánh trung tả
Thương mại : Nga đặt lại ưu tiên đối ngoại để đối phó với các
trừng phạt của phươngTây
Chiến
dịch « Mạng Nhện » của Ukraina tại Nga : Mỹ và NATO, bên hưởng lợi nhiều nhất ?
Bầu cử ở châu Âu: Cứ « phò » Trump là bảo đảm đắc cử?
Ba Lan : Thủ tướng Donald Tusk sẽ đề nghị Quốc Hội bỏ phiếu tín
nhiệm chính phủ
Ba Lan : « Mới vào nghề », tổng thống Karol Nawrocki khiến châu Âu
lo lắng
Bốn căn cứ không quân Nga bị drone Ukraina tấn công
Bầu cử tổng thống Ba Lan: Sử gia dân túy Karol Nawrocki giành
chiến thắng
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Mỹ về « vi phạm thỏa thuận » thuế
quan
Với 14 thỏa thuận trị giá 9 tỷ euro, tổng thống Macron muốn Pháp
hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam
Nawrocki
đắc cử tổng thống Ba Lan: Thách thức cho chính phủ thân Liên Âu
Nhật Bản, Mỹ, Úc, Philippines cùng bày tỏ quan ngại về Trung Quốc
Sập hai cây cầu sau các vụ nổ, Nga lên án « hành động khủng
bố »
Chiến dịch « Mạng nhện » táo bạo : Chiến thắng đi vào lịch sử của
Ukraina
Chính phủ Mỹ công bố kế hoạch cắt 163 tỷ đô la ngân sách
(Báo chí
trong nước/AFP) - Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính sẽ dự thượng đỉnh Liên
Hiệp Quốc về Đại dương,
được tổ chức tại Nice, miền nam Pháp, từ ngày 09 đến 13/06/2025. Đây là thượng
đỉnh Đại dương lần thứ 3 của Liên Hiệp Quốc, do Pháp và Costa Rica đồng tổ
chức. Hơn 160 phái đoàn của các nước sẽ tham dự, tổng cộng 12.000 người. Hoa
Kỳ, nước có vùng biển lớn nhất thế giới, vẫn chưa xác nhận có tham dự hội nghị
hay không.
(Reuters)
- Việt Nam dự kiến chi hơn 2 tỷ đô la nhập nông sản Mỹ. Ngày 03/06/2025, bộ Nông Nghiệp Việt
Nam cho biết các biên bản ghi nhớ (MoU) về nhập khẩu nông, lâm, thủy sản từ Mỹ
được dự kiến ký kết trong khuôn khổ chuyến công tác Hoa Kỳ từ ngày 01-07/06 của
khoảng 50 công ty Việt Nam. Tối 02/06 tại bang Iowa, hai nước đã ký 5 biên bản
ghi nhớ với tổng trị giá khoảng 800 triệu đô la liên quan đến mua ngô, lúa mì,
ngũ cốc, đậu nành... Việt Nam đang đàm phán vì chính quyền tổng thống Trump
tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế đối ứng 46%. Hà Nội cũng đã cam kết mua nhiều sản
phẩm khác của Mỹ, trong đó có máy bay Boeing và khí đốt tự nhiên hóa lỏng.
(AFP) -
Tổng thống Mỹ Donald Trump và chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình « có thể » điện đàm trong tuần này. Phát ngôn viên Nhà Trắng Karoline
Leavitt khẳng định thông tin trong buổi họp báo ngày 02/06/2025. Tuy nhiên,
người phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết là « không có
thông tin » về chủ đề này. Cho dù tạm đình chỉ áp dụng mức thuế
lên đến 125% đối với hàng Mỹ và 145% đối với hàng Trung Quốc, quan hệ thương
mại giữa hai nước vẫn rất căng thẳng. Ngày 01/06, bộ trưởng Tài Chính Mỹ Scott
Bessent « tin chắc » rằng một cuộc điện đàm giữa
hai nguyên thủ có thể « giải quyết » được vấn đề
này.
(AFP) -
Mỹ : Thỏa thuận với Ấn Độ sẽ được ký kết trong tương lai gần. Phát biểu tại một diễn đàn thúc
đẩy quan hệ giữa hai nước, bộ trưởng Thương Mại Mỹ, Howard Lutnick, hôm
02/06/2025 bày tỏ lạc quan rằng hai nước sẽ đạt được một thỏa thuận thương mại
để tránh phải áp thuế quan của Donald Trump. Lệnh tạm hoãn áp thuế hải quan có
hiệu lực đến ngày 09/07. Ông Lutnick cũng cho biết Washington không hài lòng về
một số hành động của New Delhi, ví dụ việc Ấn Độ mua thiết bị quân sự từ Nga.
(AFP) -
Liên Hiệp Châu Âu áp dụng biện pháp đáp trả đối với thiết bị y tế Trung Quốc. Ngày 02/06/2025, khối 27 nước nhất trí
hạn chế quyền tiếp cận thị trường sản phẩm y tế châu Âu đối với các doanh
nghiệp Trung Quốc. Biện pháp đáp trả được Ủy Ban Châu Âu đề xuất, tương xứng
với các quy định hạn chế mà doanh nghiệp châu Âu sản xuất trang thiết bị y tế
phải đối mặt tại thị trường Trung Quốc. Phòng Thương Mại Trung Quốc tại Liên Âu
ra thông cáo « thể hiện thất vọng » vì các doanh
nghiệp Trung Quốc sẽ không được tham gia đấu thầu các dự án hơn 5 triệu euro
trong thời hạn 5 năm.
(AFP) -
Tập đoàn TSMC dự kiến thu lợi nhuận kỷ lục trong năm 2025. Ngày 03/06/2025, nhà sản xuất linh
kiện bán dẫn khổng lồ Đài Loan cho biết thành tích này là nhờ nhu cầu ngày càng
lớn liên quan đến trí tuệ nhân tạo AI cho dù các biện pháp thuế quan của Mỹ có
tác động « nhất định ». Chỉ riêng tháng 04/205, doanh
thu của TSMC là 10,3 tỷ euro, tăng 48,1% so với cùng kỳ năm 2024 và tăng 22,2%
so với tháng 03. TSMC đang bị áp lực phải chuyển một phần hoạt động khỏi Đài
Loan do mối đe dọa từ Trung Quốc nhưng bác thông tin sẽ mở một nhà máy sản xuất
chip tiên tiến ở Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất.
(Reuters)
- Các nước Bắc Âu, vùng Baltic và Trung Âu - thành viên NATO - quyết tâm đưa
Ukraina gia nhập liên minh. Các nước tham gia thượng đỉnh Vilnus (Bulgarie, CH Séc,
Estonia, Hungari, Latvia, Litva, Slovakia, Đan Mạch, Phần Lan, Iceland, Na Uy
và Thụy Điển) hôm qua 02/06/2025, khẳng định Ukraina có quyền lựa chọn trong
các vấn đề an ninh và quyết định tương lai của mình mà không chịu sự can thiệp
từ bên ngoài.
(AFP) -
TT Mỹ phản đối Iran làm giàu uranium, Teheran không muốn bị tước quyền. Trên mạng Truth Social ngày
02/06/2025, tổng thống Donald Trump khẳng định Mỹ « sẽ không cho
phép bất kỳ hoạt động làm giàu uranium nào trong khuôn khổ thỏa thuận tương
lai ». Tuy nhiên, Iran bác bỏ mọi thỏa thuận bắt buộc nước này từ bỏ
hạt nhân vì « hoạt động ôn hòa ». Trước đó, trang Axios
tiết lộ đề xuất của Mỹ hôm 31/05 cho phép Iran làm giàu uranium ở mức độ hạn
chế nhưng cho đến hiện giờ, Washington vẫn loại bỏ điều này.
(AFP/Reuters)
- Mỹ giảm hiện diện quân sự ở Syria. Trả lời đài truyền hình Thổ Nhĩ Kỳ NTV ngày
03/06/2025, đặc sứ Mỹ về Syria Thomas Barrack cho biết Hoa Kỳ đã bắt đầu « giảm
dần chiến dịch Inherent Resolve », từ 8 căn cứ xuống còn 3 và mục
tiêu cuối cùng là duy trì một căn cứ duy nhất. Ông khẳng định « tổng
thống Trump đã nói rõ là không có chuyện rút quân nhưng sẽ tái triển khai từng
bước ». Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng cho phép chính quyền lâm
thời ở Damas kết nạp các cựu chiến binh thánh chiến nước ngoài vào quân đội Syria.
(AFP) -
Liên Hiệp Quốc yêu cầu điều tra sau vụ thảm sát thường dân chờ viện trợ ở Gaza. Người phát ngôn của lực lượng
phòng vệ Gaza Mahmoud Bassal cho AFP biết là sáng sớm 02/06/2025, hàng nghìn
người đang tập trung gần vòng xuyến Al-Alam, vùng Al-Mawassi, tây bắc Rafah thì
bị drone và xe tăng của Israel bắn. Ít nhất 27 người bị thiệt mạng và hơn 90
người bị thương. Ngay lập tức, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã
lên án hành vi « không chấp nhận được » và yêu cầu
mở điều tra.
(AFP) –
Pháp : Greenpeace « đánh cắp » tượng sáp Macron của bảo tàng
Grévin đến đặt trước đại sứ quán Nga. Hai phụ nữ và một người đàn ông của tổ chức Greenpeace
mua vé tham quan bảo tàng sáp Grévin ở Paris ngày 02/06/2025, sau đó thay đổi
trang phục thành nhân viên và nghệ sĩ của bảo tàng để đánh cắp bức tượng sáp
trị giá 40.000 euro, giấu dưới lớp chăn và mang ra khỏi bảo tàng bằng lối thoát
hiểm. Chiều cùng ngày, tượng sáp của tổng thống Pháp được đặt trước đại sứ quán
Nga ở quận 16. Theo Jean-François Julliard, tổng giám đốc Greenpeace Pháp, họ
muốn lên án « trò chơi hai mặt » của Pháp và của
tổng thống Macron : vừa ủng hộ Ukraina chống Nga nhưng vẫn cổ vũ doanh nghiệp
Pháp làm ăn với Nga. Ngay sau khi mang tượng sáp Macron đi, họ đã gọi điện cho
bảo tàng và hứa trả lại « nguyên vẹn ».
(RFI) -
Viện kiểm sát Hà Lan muốn tịch thu 221 triệu euro tài sản của một trùm buôn bán
ma túy đang lẩn trốn.
Thông báo được công bố ngày 02/06/2025 nhắm vào Jos Leijdekkers, 33 tuổi, còn
được gọi là Bolle Jos, nhờ buôn bán cocain đã tích lũy khối tài sản khổng lồ,
hàng xa xỉ phẩm và ít nhất là một tấn vàng. Bị kết án vắng mặt 24 năm tù ở Hà
Lan và 10 năm ở Bỉ, Jos Leijdekkers được cho là đang lẩn trốn ở Sierra Leone.
Một số hình ảnh cho thấy kẻ bị truy nã đi cùng với nhiều quan chức ở Sierra
Leone, trong đó có tổng thống Julius Maada Bio, cũng như với phu nhân, làm dấy
lên suy đoán rằng Jos Leijdekkers có mối quan hệ gần gũi với tầng lớp chính trị
ở Sierra Leone.
(AFP) - Khoảng
2,8 tỷ người trên toàn thế giới không có nhà ở phù hợp. Báo cáo thường
niên 2024 của Chương trình định cư con người của Liên Hiệp Quốc UN-Habitat,
được công bố hôm 02/06/2025, theo đó có 1,1 tỷ người sống trong các khu ổ chuột
hoặc khu định cư tạm bợ, đặt ra « thách thức chính đối với phát triển đô
thị bền vững ». 318 triệu người vô gia cư, gần bằng dân số Mỹ. Cứ 4 người
thì có 1 người sống trong điều kiện có hại cho sức khỏe, sự an toàn và thịnh
vượng. 14% dân số thành thị và 40% dân số nông thôn không được tiếp cận nước
sạch.
(AFP) - Thụy
Điển : Chính phủ đề xuất cấm nhận con nuôi nước ngoài. Báo
cáo Ủy ban điều tra hôm 02/06/2025 tiết lộ những bất thường kể từ những
năm 1970 : nhiều trẻ sơ sinh bị tuyên bố là đã chết, cha mẹ các bé không đồng ý
cho con làm con nuôi, giấy tờ bị làm giả … Báo cáo còn cho biết có khoảng 10
trường hợp buôn bán trẻ em cũng đã được xác nhận trong khoảng thời gian từ
những năm 1970 đến những năm 2000, chủ yếu liên quan đến các vụ nhận con nuôi
từ Sri Lanka, Colombia, Ba Lan và Trung Quốc. Tổng cộng, khoảng 60.000 người ở
Thụy Điển được nhận nuôi từ nước ngoài. Ủy ban điều tra yêu cầu chính quyền
Thụy Điển thừa nhận vi phạm nhân quyền và công khai xin lỗi những người có liên
quan.
(AFP) -
Mùa xuân 2025 đánh bại kỉ lục nắng nóng ở Anh. Ngày 02/06/2025, cơ quan khí tượng
văn Met Office cho biết nhiệt độ trung bình trong mùa xuân đã tăng thêm 1,4°C
(lên thành 9,5°C) và đây là mức tăng kỉ lục kể từ khi đo nhiệt độ năm 1884. Vẫn
theo Met Office, « việc kết hợp nắng, nóng, ít mưa đã gây khó
khăn hơn cho nông nghiệp và các nguồn trữ nước ». Ngoài ra, biển ở
Anh cũng được ghi nhận một đợt nóng bất thường với nhiệt độ trên bề mặt ở một
số vùng vào tháng 04 và 05 đã vượt mức trung bình 4°C.
(AFP) -
Ý : Trên đảo Sicile, núi lửa Etna phun ra cột khói khổng lồ cao tới 6,5
km. Nhà chức
trách Ý cho biết một cột tro bụi, khí và đá khổng lồ phun trào vào hôm
02/06/2025 từ 9h24 sáng (giờ GMT). Chủ tịch vùng Sicily, Renato Schifani, khẳng
định « không có mối nguy hiểm đối với người dân » và khu vực có nhiều
khách du lịch đến thăm. Các cơ quan hàng không đã nhận được cảnh báo đỏ, tuy
nhiên, sân bay Catania gần đó vẫn hoạt động. Với độ cao 3.324 mét, núi Etna là
ngọn núi lửa đang hoạt động lớn nhất châu Âu, thường xuyên phun trào trong
500.000 năm qua.
TIN TỨC: THỨ TƯ 04.06.2025
1. HÀ NỘI RA LUẬT TRỪNG TRỊ NGƯỜI DÁM CHỈ TRÍCH
VIETJET
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân (UBND) Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban
hành công văn cho biết sẽ trừng phạt những ai chỉ trích hãng Hàng không
Vietjet. Công văn mang tên "kiểm tra, xử lý thông tin liên quan đến Công
ty Cổ phần Hàng không Vietjet", nhưng đã được đổi thành "Yêu cầu xử
lý các tài khoản mạng xã hội đưa thông tin không đúng sự thật, gây ảnh hưởng
cho Vietjet", theo truyền thông lề đảng đưa tin.
Quyết định trên của ông Chủ tịch thành phố là nhằm
đáp ứng đòi hỏi của bà Nguyễn Thị Phương Thảo, yêu cầu chính quyền Hà Nội phải
“xử lý” những người đã chỉ trích Vietjet, “gây ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của
công ty” bà này.
Hãng Hàng không Vietjet của tỷ phú Nguyễn Thị
Phương Thảo ngày càng phải đối mặt với nhiều chỉ trích nặng nề của khách hàng về
phẩm chất của dịch vụ. Ít nhất hai người đã bị Sở Thông tin và Truyền thông Hà
Nội xử phạt vào tháng 1 năm 2025 vì dám đăng bài chỉ trích tập đoàn này.
Các tỷ phú, các tập đoàn lớn tại Việt Nam hầu hết
đều là “sân sau” của chế độ. Vì vậy, đứng về phía doanh nghiệp để trừng trị và
bịt miệng dân chúng cũng là cách để bảo vệ quyền lợi của giới lãnh đạo cộng sản.
2. ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ LÃNH ĐẠO TỈNH VÌ TỘI TỔ CHỨC
ĐÁNH BẠC HÀNG NGÀN TỶ ĐỒNG
Ngày 3/6, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an
hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố 141 người tham gia đường dây đánh
bạc liên quan đến Câu lạc bộ doanh nghiệp Việt Kiều chi nhánh Hà Nội, thuộc
Công ty Trách nhiệm Hữu hạn (TNHH) dịch vụ đầu tư và giải trí Việt Hải Đăng.
Ít nhất hai lãnh đạo cấp tỉnh là Ngô Ngọc Đức -
Bí thư Thành ủy Hòa Bình (tỉnh Hòa Bình) và ông Hồ Đại Dũng- Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Phú Thọ bị đề nghị truy tố tội “tổ chức đánh bạc”.
Theo dữ liệu điện tử còn lưu trữ trên hệ thống từ
ngày 4/2/2024 đến ngày 22/4/2024, tổng số tiền đánh bạc là hơn 111 triệu USD,
tương đương hơn 2.680 tỷ đồng. Kẻ chủ mưu được cho là Kim In Sung (67 tuổi, quốc
tịch Hàn Quốc), thu về 9,4 triệu USD, tương đương hơn 228 tỷ đồng, hiện đang bị
truy nã.
Được biết, ngoài hai cựu lãnh đạo bị công khai
danh tính, còn có nhiều lãnh đạo, quan chức, doanh nhân và công chức nhà nước
gia đường dây đánh bạc với số tiền đặc biệt lớn.
Phú Thọ và Hòa Bình là hai trong số những tỉnh
nghèo nhấtViệt Nam, hàng năm phải kêu gọi cứu đói từ nhiều địa phương khác trên
cả nước.
3. NGA VÀ UKRAINE GIA TĂNG CHIẾN CUỘC DÙ CỐ CHỨNG
TỎ VỚI TỔNG THỐNG TRUMP HỌ MUỐN HÒA BÌNH.
Cuối tuần qua, Ukraine mở cuộc tấn công sâu vào các phi trường quân sự Nga, làm
thiệt hại đáng kể cho phi đội oanh tạc cơ, giữa lúc đôi bên nhóm họp tại
Istanbul theo lời kêu gọi hoà đàm của Tổng Thống Trump. Cuộc hội đàm kéo dài một
giờ, chỉ đạt được thoả thuận trao đổi tù binh.
Nga tiếp tục oanh kích dữ dội bằng hoả tiễn và phi cơ không người lái, nhắm vào
dân cư. Ukraine, do thiếu hụt viện trợ từ Hoa Kỳ, tăng cường chế tạo phi cơ cảm
tử để đáp trả.
Hôm Chủ Nhật, Kyiv nói đã phá huỷ hoặc làm hư hại
hơn 40 phi cơ Nga. Ngày kế tiếp, Ukraine đánh vào cầu Crimea.
Tổng thống Zelensky tìm cách chứng tỏ thiện chí
hoà giải, trong khi Nga vẫn đòi điều kiện nghiêm khắc, buộc Ukraine trung lập
và nhường lãnh thổ. Hoa Kỳ chưa rõ sẽ tiếp tục can dự hay thoái lui. Quốc Hội Mỹ
đang chuẩn bị dự luật trừng phạt các nước mua năng lượng từ Nga. Trong khi hoà
đàm bế tắc, chiến tranh có thể bùng phát dữ dội hơn vào mùa hè này.
4. LUẬT SƯ LEE JAE-MYUNG ĐƯỢC DỰ ĐOÁN ĐẮC CỬ TỔNG
THỐNG NAM HÀN SAU NHIỀU THÁNG BẤT ỔN CHÍNH TRỊ.
Thăm dò giữa ba đài KBS, MBC và SBS cho thấy ông
Lee đạt 51,7% phiếu, vượt xa ứng cử viên bảo thủ Kim Moon-soo (39,3%). Tòa Bảo
hiến đã phế truất ông Yoon hồi tháng Tư, sau khi ông này bị luận tội vì ban bố
thiết quân luật hồi tháng 12.
Chiến thắng của ông Lee phần lớn do phản ứng giận dữ của cử tri đối với đảng
Quyền Lực Nhân Dân bảo thủ và cựu Tổng thống Yoon, hơn là do cảm tình dành cho
chính sách của ông. Vụ thiết quân luật làm quốc dân xao động và khoét sâu chia
rẽ chính trị. Tuy ông Kim không dính líu trực tiếp, nhiều người vẫn xem ông như
hình ảnh nối dài của chế độ Yoon.
Ông Lee cam kết phục hồi thể chế dân chủ, chấn hưng kinh tế và thương thảo lại
thuế quan 25% với Hoa Kỳ. Dù đối diện với áp lực từ Tổng thống Trump, ông Lee
tuyên bố sẽ cứng rắn, giữ thế ngang hàng trong bang giao với Hoa Thịnh Đốn.
5. ÍT NHẤT 27 THƯỜNG DÂN THIỆT MẠNG DO TRÚNG ĐẠN
KHI CHỜ NHẬN CỨU TRỢ.
Theo giới chức địa phương, xe tăng, trực thăng và phi cơ không người lái của Do
Thái đã khai hỏa vào đám đông. Quân lực Do Thái (IDF) nói họ chỉ bắn khi thấy
“nghi can” rời khỏi hành lang an toàn.
Tại bệnh viện Nasser ở Khan Younis, bác sĩ trưởng cho biết 24 thi thể và 37 người
bị thương do trúng đạn được đưa vào sáng Thứ Ba. Một y sĩ ngoại quốc mô tả hiện
trường là “cảnh tàn sát”. Dù vậy, IDF khẳng định không ngăn cản việc phân phát
cứu trợ và chỉ bắn cảnh cáo ở khu vực cấm.
Việc phân phát viện trợ hiện do Tổ chức Nhân đạo Gaza (GHF) – được Hoa Kỳ và Do
Thái hậu thuẫn – phụ trách. Dân phải đến khu do quân Do Thái kiểm soát, được
canh gác bởi lính đánh thuê Hoa Kỳ. Hệ thống này bị chỉ trích là “vũ khí hóa cứu
trợ”.
Liên Hiệp Quốc kêu gọi điều tra độc lập và lên án cách đối xử vô nhân đạo với
thường dân đói khát.
VNTB – Một bước tiến nhỏ trên đoạn đường dài của Martino
Nguyễn
Chính sách công nghiệp Mỹ nên được xây
dựng và triển khai như thế nào?
Đã đến lúc xây dựng một hiệp ước phòng thủ
tập thể ở châu Á
DJ này bị nghi là người đã phá hủy máy bay
ném bom của Putin04/06/2025
Mấy lời thưa cùng ông Chủ tịch thành phố04/06/2025
Tiền và những bàn tay nhuốm máu04/06/2025
Chúng ta không còn là một quốc gia nghiêm
túc nữa03/06/2025
Vài suy nghĩ nhân trận đánh lịch sử của
Ukraine vào Nga03/06/2025
Muốn đất nước “vươn mình” thì người dân
phải khỏe mạnh03/06/2025
Khoa học, khi hội đồng… hội thảo03/06/2025
Phù điêu Thúy Kiều, Tổng thống Macron và
“Mật mã Da Vinci” thời Tổng Bí thư Tô Lâm03/06/2025
Áp dụng đúng mô hình địa phương hai cấp:
Thành phố là cấp cơ sở03/06/2025
Thịt heo CP: Từ tâm thư đến cuộc kiểm tra…
đã được báo trước?02/06/2025
Phó
Đức An - NATO và Trung Quốc đều được hưởng lợi trong trận mạng nhện
Hoàng
Quốc Dũng - Nghĩ cũ, mưu cũ : Cầu mới nát
Phúc
Lai - Ukraina đánh cầu Kerch : Kịch bản phong tỏa Kherson lặp lại
Lê
Xuân Nghĩa - Thông tin thêm từ Cơ quan An ninh Ukraine về chiến dịch “Mạng nhện
2”
Nguyễn
Ngọc Chu - Áp dụng đúng mô hình địa phương 2 cấp : thành phố là cấp cơ sở
Võ
Khánh Tuyên - Giai đoạn hạ cấp
Nguyễn
Hồng Lam - Thông tin hình hoa khế
Hoàng
Nguyên Vũ - Loang lổ nhân cách
Thanh
Hằng - Hãy bảo vệ người dũng cảm tố cáo thực phẩm bẩn
Nguyễn
Viện - Bản chất cộng sản?
Lê
Học Lãnh Vân - Xé toạc xác thường dân !
Tiểu
Vũ - Góc nhìn nghiệp vụ : Dòng trạng thái gây bão mạng, thật hay giả ?
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 03.06.2025
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Áp dụng đúng mô hình địa phương
2 cấp: Thành phố là cấp cơ sở 04/06/2025
Thực phẩm an toàn – chuyện của
ai?(*) 04/06/2025
Nghĩ cũ, mưu cũ – cầu mới nát 04/06/2025
Ukraine vừa viết lại luật chiến
tranh 04/06/2025
Một cuộc đột kích kinh hoàng
sâu bên trong nước Nga đã viết lại các quy tắc của chiến tranh 03/06/2025
Dẹp lãng phí chứ không cần tiết
kiệm 03/06/2025
Linh hồn của đường sắt 03/06/2025
Tham ô và nhận hối lộ là tội ác
lớn nhất 02/06/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
XỬ NGHIÊM VIỆC THU PHÍ
'CẮT CỔ' NGƯỜI ĐI LAO ĐỘNG Ở NƯỚC NGOÀI
Phan Thiên
https://tienphong.vn/xu-nghiem-viec-thu-phi-cat-co-nguoi-di-lao-dong-o-nuoc-ngoai-post1748203.tpo
TPO
- Cục Quản lý lao động ngoài nước - Bộ Nội vụ đang đẩy mạnh kiểm tra, phối hợp
xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong hoạt động đưa lao động đi làm việc
nước ngoài, bao gồm việc thu phí "cắt cổ" người lao động.
Cục Quản lý lao động
ngoài nước cho biết, thời gian qua đã tiếp nhận nhiều đơn thư phản ánh, khiếu
nại từ người lao động về việc bị các công ty môi giới xuất khẩu lao động thu
phí quá cao. Thậm chí, có trường hợp giả danh cơ quan chức năng hoặc doanh nghiệp
được cấp phép để thực hiện hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản.
Trước thực trạng này,
Cục Quản lý lao động ngoài nước đã đăng tải nhiều thông tin cảnh báo trên Cổng
thông tin điện tử nhằm giúp người lao động nâng cao cảnh giác.
Với các vụ việc cụ
thể, Cục Quản lý lao động ngoài nước chuyển đơn thư phản ánh đến cơ quan công
an, Sở Nội vụ các địa phương để kiểm tra, xác minh và xử lý theo quy định pháp
luật.
Trong một số vụ việc
nghiêm trọng, Cục Quản lý lao động ngoài nước đã phối hợp cùng các cơ quan chức
năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành, trực tiếp kiểm tra các tổ chức, cá
nhân không được cấp phép nhưng vẫn tổ chức tuyển dụng và thu tiền người lao động
trái quy định.
Theo Cục Quản lý lao
động ngoài nước, thời gian tới, cơ quan này sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan
công an, Sở Nội vụ các địa phương để kiểm tra, xử lý các tổ chức, cá nhân không
được cấp phép nhưng vẫn thông báo tuyển dụng, tiếp nhận hồ sơ và thu tiền của
người lao động trái quy định. Những doanh nghiệp vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý
nghiêm theo quy định pháp luật.
Cơ quan quản lý lao
động ngoài nước khuyến cáo người lao động hết sức tỉnh táo khi lựa chọn công ty
xuất khẩu lao động. Chỉ nên làm việc với các doanh nghiệp được cấp giấy phép
hợp pháp, không giao dịch tiền mặt với các cá nhân, tổ chức trung gian không rõ
ràng.
Mới đây, Cơ quan Cảnh
sát điều tra - Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam nhiều lãnh
đạo của các Công ty CP Đầu tư xây dựng và cung ứng nhân lực Hoàng Long, Công ty
CP Cung ứng nhân lực quốc tế và thương mại (Công ty SONA) và Công ty TNHH MTV
Hợp tác Quốc tế Xây lắp 3 (Incoop 3).
Các doanh nghiệp này
bị cáo buộc đã lợi dụng quyền được cấp phép tổ chức đưa người đi xuất khẩu lao động để thực hiện hành vi áp đặt mức phí trái
quy định, ép người lao động yếu thế nộp thêm nhiều khoản phí cao gấp nhiều lần
mức quy định, thu ngoài sổ sách kế toán, nhằm chiếm đoạt tiền, trốn thuế và
chia chác lợi ích bất hợp pháp.
Những hành vi này đã
gây thiệt hại về kinh tế đối với người dân có hoàn cảnh khó khăn, đồng thời vi
phạm pháp luật trong lĩnh vực tài chính - kế toán.
Bộ Công an khẳng định
sẽ tiếp tục mở rộng điều tra toàn diện vụ án, làm rõ các hành vi vi phạm, xác
minh vai trò của từng cá nhân, tổ chức liên quan.
TIẾP TỤC ĐIỀU TRA HAI
THẨM PHÁN TAND TỈNH ĐẮK LẮK NHẬN HỐI LỘ HÀNG TỶ ĐỒNG ĐỂ TUYÊN ÁN TREO CHO BỊ
CÁO
Hoàng An
TPO
- Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao cho biết, đang tiếp tục làm rõ việc ông
Nguyễn Tấn Đức (cựu Thẩm phán, Chánh Tòa Hình sự, TAND tỉnh Đắk Lắk) nhận hối lộ
315 triệu đồng; ông Vũ Văn Tú (Thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk) nhận hơn 1 tỷ đồng.
Hai thẩm phán bị cáo buộc nhận hối lộ hàng tỷ đồng
Ban hành kết luận điều
tra, ngoài đề nghị truy tố 24 bị can là cựu Phó chánh án, thẩm phán, kiểm sát
viên, chấp hành viên, luật sư và người lao động tự do về các tội “Môi giới hối
lộ; Đưa hối lộ; Nhận hối lộ”, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao cho biết sẽ
tiếp tục làm rõ, xử lý nghiêm một số hành vi và đối tượng liên quan khác.
Cụ thể, Cơ quan điều
tra sẽ tiếp tục làm rõ, xử lý các ông Nguyễn Tấn Đức (cựu Thẩm phán, Chánh Tòa Hình sự, TAND
tỉnh Đắk Lắk) với cáo buộc nhận hối lộ 315 triệu đồng; ông Vũ Văn Tú (Thẩm phán TAND tỉnh Đắk Lắk) nhận hối lộ 40 triệu đồng
để xét xử cho bị cáo Nguyễn Tiến Vy được cải tạo không giam giữ và
bị cáo Nguyễn Tiến Dũng được hưởng án treo liên quan đến bản án số
55/2024/HS-PT của TAND tỉnh Đắk Lắk.
Ngoài ra, cơ quan điều
tra cũng làm rõ ông Vũ Văn Tú nhận hối lộ hơn 1 tỷ đồng và đưa hối lộ 50 triệu
đồng để xét xử cho các bị cáo Nguyễn Vũ Đức Quang, Võ Thanh Bình, Đỗ Thành Tân,
được hưởng án treo liên quan đến bản án số 94/202A/HS-PT của tòa án tỉnh.
Trước đó, giữa tháng
12/2024, TAND tỉnh Đắk Lắk cho biết, đã nhận được thông báo của Cơ
quan điều tra Viện KSND Tối cao, về việc khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Tấn
Đức, để điều tra về tội danh "Nhận hối lộ"; ông Vũ Văn Tú, điều tra
về tội danh "Đưa hối lộ".
Sau khi nhận được
thông báo của Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao, TAND tỉnh Đắk Lắk đã tạm đình
chỉ công tác đối với ông Đức và ông Tú. TAND tỉnh Đắk Lắk cũng gửi văn bản đến
Đảng ủy khối các cơ quan và doanh nghiệp tỉnh, đề nghị đình chỉ sinh hoạt đảng
đối với 2 ông trên.
Đối với bị can Phạm Việt Cường (cựu Phó chánh án TAND Cấp cao tại Đà
Nẵng) ngoài đề nghị truy tố vì nhận hối lộ trong 3 vụ án, cơ quan điều tra tiếp
tục làm rõ việc bị can Nguyễn Thị Minh Phương (cựu Trưởng phòng hành chính tư
pháp, TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) khai có đưa ông Cường 200 triệu đồng để Cường
giúp bị cáo Khổng Thị Lan được hưởng án treo khi bị TAND tỉnh Gia Lai xét xử sơ
thẩm vụ án “Đánh bạc”.
Bên cạnh đó, cơ quan
điều tra sẽ làm rõ thêm hành vi của một số cán bộ TAND Tối cao, TAND Cấp cao
tại Đà Nẵng và các tỉnh, thành khác.
Đối với các bản án,
các quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, quyết định giám đốc thẩm trong các vụ
việc có mâu thuẫn nêu trong cáo trạng, Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao chuyển Vụ Công tố và kiểm sát xét xử
hình sự, Vụ kiểm sát án dân sự và Vụ kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương
mại để xem xét lại theo quy định.
Cơ quan điều tra đánh
giá hành vi nhận hối của các bị can là thẩm phán, chấp hành viên, kiểm sát viên
vừa bị đề nghị truy tố là cố ý, có nguyên nhân từ sự suy thoái về phẩm chất,
đạo đức, lối sống.
Theo cơ quan điều tra,
công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác kiểm tra, giám sát của TAND cấp
cao tại Đà Nẵng và các đơn vị TAND tỉnh Vĩnh Phúc, TAND tỉnh Đắk Lắk, Viện KSND
tỉnh Đắk Lắk, TAND thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, TAND TP Huế (tỉnh
Thừa Thiên Huế - cũ), Chi cục thi hành án dân sự thành phố Buôn Ma Thuột, Chi
cục thi hành án dân sự huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) còn nhiều thiếu sót.
Do đó, Cơ quan điều
tra kiến nghị các đơn vị trên chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ liên
đới, có hình thức kỷ luật, rút kinh nghiệm để tránh các vi phạm, tội phạm tương
tự.
ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ CỰU
PHÓ CHỦ TỊCH TỈNH PHÚ THỌ HỒ ĐẠI DŨNG TRONG ĐƯỜNG DÂY ĐÁNH BẠC 2.680 TỶ ĐỒNG
Minh Đức
TPO - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã
hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án “Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc” xảy
ra tại TP Hà Nội và một số tỉnh, thành phố, liên quan đến hoạt động tổ chức
đánh bạc quy mô lớn tại King Club - khách sạn Pullman. Theo kết luận điều tra,
từ ngày 4/2/2024 đến 22/4/2024, King Club ghi nhận tổng số tiền đánh bạc khoảng
2.680 tỷ đồng.
Giao dịch hơn 2.680 tỷ
đồng tại sòng bạc trá hình
Cụ thể, ngày 3/6, Cơ
quan An ninh điều tra Bộ Công an đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án
“Tổ chức đánh bạc” và “Đánh bạc” xảy ra tại TP Hà Nội và một số tỉnh, thành
phố, liên quan đến hoạt động tổ chức đánh bạc quy mô lớn tại King Club (Câu lạc
bộ doanh nghiệp Việt Kiều chi nhánh Hà Nội), đặt tại tầng 1 khách sạn Pullman,
số 40 Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Cơ quan điều tra đề
nghị truy tố 141 bị can, trong đó 5 người bị đề nghị truy tố về tội “Tổ chức
đánh bạc” và 136 người bị cáo buộc về tội “Đánh bạc”, quy định tại khoản 2 Điều
322 và khoản 2 Điều 321 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Đáng chú ý, trong nhóm
bị can bị truy tố về tội danh "Đánh bạc", có ông Hồ Đại Dũng, nguyên
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, và ông Ngô Ngọc Đức, nguyên Bí thư Thành ủy Hòa
Bình (tỉnh Hòa Bình). Đây là những người từng giữ cương vị lãnh đạo cao cấp tại
địa phương, nhưng đã tham gia vào đường dây đánh bạc với số tiền đặc biệt lớn,
gây bức xúc trong dư luận.
Theo kết luận điều
tra, từ ngày 4/2/2024 đến 22/4/2024, hệ thống dữ liệu điện tử tại King Club ghi
nhận tổng số tiền giao dịch đánh bạc vượt 111 triệu USD, tương đương khoảng
2.680 tỷ đồng. Trong đó, riêng Kim In Sung (67 tuổi, quốc tịch Hàn Quốc) – Giám
đốc và người đại diện pháp luật của Công ty HSDVNCO.,LTD, đơn vị vận hành sòng
bạc trá hình – đã thu lợi bất chính hơn 9,4 triệu USD (tương đương 228 tỷ
đồng). Hiện Kim In Sung đang bị truy nã quốc tế về tội "Tổ chức đánh
bạc".
Hành vi tổ chức và
tham gia đánh bạc tại đây được xác định là rất nghiêm trọng, có tổ chức chặt
chẽ, diễn ra trong thời gian dài, với sự móc nối giữa các đối tượng người Việt
Nam và người nước ngoài, sử dụng thủ đoạn tinh vi, biến trò chơi điện tử có thưởng
dành cho người nước ngoài thành sòng bạc ngầm phục vụ người Việt.
Mặc dù pháp luật Việt
Nam cấm tuyệt đối người Việt vào chơi các trò chơi điện tử có thưởng tại các
điểm dành riêng cho người nước ngoài, nhưng các đối tượng trong đường dây này
vẫn cố tình vi phạm vì mục đích trục lợi, bằng cách mở thẻ thành viên cho người
Việt, tổ chức cho họ tham gia các trò như Slot, Roulette, Baccarat... được thua
trực tiếp bằng tiền mặt.
Cán bộ, doanh nhân
cũng thành “con bạc VIP”
Theo hồ sơ điều tra,
nhiều người Việt Nam vào đánh bạc tại King Club là cán bộ, công chức, doanh
nhân. Họ được giới thiệu bởi bạn bè, người quen hoặc trực tiếp liên hệ để xin
mở thẻ thành viên, từ đó được đưa vào “vòng trong” đánh bạc với hình thức cao cấp,
hợp thức hóa dưới danh nghĩa "trò chơi điện tử có thưởng".
Cơ quan điều tra xác
định, hành vi của các bị can không chỉ vi phạm nghiêm trọng pháp luật, mà còn
gây ảnh hưởng xấu đến trật tự xã hội, làm xói mòn niềm tin của người dân, nhất
là khi có sự tham gia của nhiều cán bộ từng giữ vị trí lãnh đạo tại cơ quan nhà
nước.
Đây là vụ án được Bộ
Công an đánh giá là có tính chất phức tạp, phương thức phạm tội mới, cần xử lý
nghiêm minh, đúng người, đúng tội. Cơ quan điều tra đề nghị truy tố các bị can
để phục vụ công tác xét xử sắp tới.
Bên cạnh đó, Bộ Công
an tiếp tục truy tìm Kim In Sung, đối tượng cầm đầu đường dây tổ chức đánh bạc,
đồng thời mở rộng điều tra nhằm làm rõ vai trò của những người liên quan khác –
đặc biệt là các cá nhân tiếp tay, bao che, hoặc được hưởng lợi từ hoạt động
phạm tội này.
CỰU ĐỘI PHÓ CÔNG AN TP
VIỆT TRÌ LẬP CÔNG BẰNG CÁCH ĐƯA TIỀN CHO TỘI PHẠM ĐI MUA MA TÚY ĐỂ BẮT GIỮ
Hoàng An
TPO
- Với cáo buộc đưa tiền cho tội phạm đi mua ma túy, vận chuyển về địa phương để
bắt giữ lập công, bị cáo Nguyễn Quang Vinh, cựu Đội phó Đội cảnh sát điều tra tội
phạm về ma túy Công an TP Việt Trì, Phú Thọ, lĩnh án chung thân.
Ngày 3/6, TAND TP Hà
Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt Nguyễn Quang Vinh (SN 1983, cựu Phó đội trưởng Đội Cảnh
sát điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Việt Trì, Phú Thọ) án chung thân về
tội “Mua bán trái phép chất ma túy”.
Các bị cáo Nguyễn Mười (SN 1989, ở Phú Thọ) và Giàng A Súa (SN 1983, ở Sơn La)
đều lĩnh án tử hình về tội danh “Mua bán trái phép chất ma túy” và “Mua bán,
tàng trữ trái phép vũ khí quân dụng”.
Riêng Phàng A Vang (SN
1999, ở Sơn La) bị phạt 4 năm tù về tội “Mua bán, tàng trữ trái phép vũ khí
quân dụng”.
Theo cáo buộc, Nguyễn Quang Vinh giữ chức Phó đội trưởng Đội cảnh sát
điều tra tội phạm về ma túy Công an TP Việt Trì (tỉnh Phú Thọ), nên biết Nguyễn Mười là đối
tượng có tiền án về ma túy. Khoảng tháng 5/2024, Vinh hẹn gặp Mười tại một quán
cà phê, đề nghị, thỏa thuận với Mười tìm mua ma túy của đối tượng khác rồi vận
chuyển về thành phố Việt Trì để Vinh tổ chức “bắt giữ và lập công”.
Mười nhận lời, khoảng
hai tháng sau, bị cáo gọi điện đặt mua của Giàng A Súa hai gói hồng phiến gồm
12.000 viên.
Cơ quan truy tố xác
định, trước đây Mười và Súa từng thi hành án tại trại Suối Hai nên
quen biết nhau. Do đó, khi Mười đặt mua ma túy, Súa đồng ý, yêu cầu chuyển
trước 75 triệu đồng. Bị cáo Mười thông tin lại việc này với Vinh, rồi cả hai
chuẩn bị tiền, chuyển khoản theo yêu cầu của Súa.
Nhận được tiền, Súa đi
đường tiểu ngạch sang nước Lào, mua của đối tượng không rõ lý lịch hai gói hồng
phiến với giá 70 triệu đồng rồi mang về nhà cất giấu và thông báo cho Mười đã
có hàng.
Mười sau đó nhờ Súa
mang ma túy về thành phố Việt Trì, hứa trả công 20 triệu đồng và các bên hẹn
đón nhau tại khu vực TP Hòa Bình vào ngày 15/7/2024.
Song song với việc nhờ
Súa, Mười cũng báo cáo Vinh về thời gian, địa điểm nhận ma túy.
Sáng 15/7/2024, bị cáo
Vinh đề xuất với cấp trên việc cử một tổ công tác gồm 5 cán bộ chiến sĩ của Đội
Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an thành phố Việt Trì, đi khảo sát
địa bàn ở Hòa Bình và được phê duyệt. Nhóm cảnh sát đi xe riêng, còn Vinh và
Mười đi một xe khác đến Hòa Bình.
Tới nơi, Vinh lại
chuyển sang xe của cấp dưới để Mười đi riêng, tìm gặp Súa ở địa điểm đã hẹn.
Gặp nhau, Súa mang theo balo chứa ma túy lên xe của Mười rồi cùng di chuyển về
Việt Trì.
Tuy nhiên, khi đi tới
khu vực huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội), cả 2 bị Cục Cảnh sát điều tra tội phạm
về ma túy, Bộ Công an bắt giữ, thu tang vật.
Quá trình điều tra,
Nguyễn Quang Vinh khai nhận là người chỉ đạo Nguyễn Mười cung cấp thông tin về
đối tượng mua bán trái phép chất ma túy để Vinh tổ chức bắt giữ. Ông ta khẳng
định không chỉ đạo Mười mua bán ma túy với Giàng A Súa nhưng trên cơ sở lời khai
của Nguyễn Mười, các file ghi âm cuộc gọi cùng việc Vinh chuyển khoản tiền mua
ma túy, đã đủ cơ sở xác định cựu cán bộ này tham gia mua bán 12.000 viên hồng
phiến, tổng trọng lượng hơn 1,2kg.
Đáng chú ý, ngoài hành
vi mua bán trái phép ma túy, quá trình khám xét nhà bị cáo Mười cảnh sát thu
giữ thêm 2 khẩu súng K59, 2 súng săn và 70 viên đạn, các khẩu súng này do Mười,
Súa và Vang mua bán trái phép.
CÔNG AN TP.HCM BẮT
GIAM 3 NGƯỜI LÀM KÊNH YOUTUBE ‘NGƯỜI ĐƯA TIN’ XUYÊN TẠC CHÍNH TRỊ
Đan Thuần
Lực lượng an ninh mạng Công an TP.HCM vừa phát
hiện 3 YouTuber làm nội dung có nội dung tiêu cực, xuyên tạc chính trị đăng
trên kênh YouTube "Người đưa tin".
Ngày 4-6, Công an TP.HCM cho biết cơ quan cảnh sát điều tra đã
khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Văn Cần (59 tuổi, ngụ
TP Cần Thơ), Nguyễn Đức Minh (24 tuổi, ngụ An Giang) và Nguyễn Hoàng Tân (27
tuổi, ngụ tỉnh Vĩnh Long) để điều tra về tội "lợi dụng các quyền tự do dân
chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân".
Qua công tác giám sát không gian mạng, Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao (PA05) phát hiện hệ thống kênh YouTube "Người đưa
tin" trong khoảng thời gian từ tháng 3-2024 đến nay, bằng những chiêu trò,
thủ đoạn nhằm thu hút sự tò mò đã phát tán hơn 6.700 video clip có nội dung
tiêu cực, xuyên tạc nhằm vào các cá nhân, tổ chức trong hệ thống chính trị,
cũng như các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Kênh YouTube trên đã thu hút gần 2 triệu tài khoản theo dõi, với
hơn 1 tỉ lượt xem, số đối tượng đã hưởng lợi bất chính hơn 10 tỉ đồng. Hành vi
này gây ảnh hưởng xấu đến dư luận, đồng thời gây mất trật tự an toàn xã hội.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, PA05 đã nhanh chóng xác minh làm
rõ nhóm đối tượng quản trị, đồng thời vô hiệu hóa hệ thống kênh "Người đưa
tin" và phối hợp Văn phòng Cơ quan cảnh sát điều tra Công an Thành phố (PC01) khởi tố vụ án, khởi tố bị can và
bắt tạm giam 3 bị can trên.
Về vai trò, Lê Văn Cần được xác định là đối tượng cầm đầu,
Nguyễn Đức Minh và Nguyễn Hoàng Tân đều có vai trò giúp sức thực hiện biên tập,
thiết kế video.
Hiện Công an TP.HCM đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án để xử
lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
TỔNG GIÁM ĐỐC KHOÁNG
SẢN VÀ LUYỆN KIM VIỆT TRUNG BỊ KHỞI TỐ
Phạm
Dự
https://vnexpress.net/tong-giam-doc-khoang-san-va-luyen-kim-viet-trung-bi-khoi-to-4894164.html
Ông Bùi Thanh Bình, Tổng giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và
Luyện kim Việt Trung (Công ty VTM) cùng nhiều người bị khởi tố với cáo buộc
liên quan đưa nhận hối lộ.
Ngày 3/6, Bộ Công an cho biết Cục cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng,
kinh tế, buôn lậu (C03) vừa khởi tố ông Bình để điều tra về tội Vi phạm
quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và Nhận
hối lộ; Nguyễn Trường Giang, cựu trưởng phòng quản lý chất lượng và đo
lường của Công ty VTM, về tội Nhận hối lộ.
Cùng vụ án, C03 khởi tố Nguyễn Văn Bình, Chủ tịch HĐQT Công ty
CP đầu tư thương mại xuất nhập khẩu Việt Phát; Ngô Tiến Cương, Giám đốc Công ty
TNHH Tiến Đại Phát; Nguyễn Duy Nghiệp, Giám đốc Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu
Nông sản An Bình; Nguyễn Xuân Tốt, Giám đốc Công ty TNHH Trung Thành Thái
Nguyên và Nguyễn Văn Đức, Tổng giám đốc Công ty xuất nhập khẩu Việt Phát, về
tội Đưa hối lộ.
Riêng bị can Lê Xuân Định bị cáo buộc Môi giới hối lộ.
Sai phạm cụ thể của các bị can chưa được công bố.
Theo Bộ Công an, đây là vụ án thuộc diện Ban chỉ đạo Trung ương
về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo. Việc khởi tố
vụ án và các bị can xuất phát từ quá trình quán triệt nghị quyết của Quốc hội
và tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về phòng, chống lãng phí gắn với
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
VTM là công ty liên doanh giữa Tổng công ty Thép Việt Nam và
Công ty khoáng sản Lào Cai và Công ty HH khống chế Cổ phần Gang thép Côn Minh.
Doanh nghiệp hoạt động từ năm 2006 trong lĩnh vực khai thác mỏ, sản xuất gang
thép với các dự án lớn.
VỤ ÁN XẢY RA Ở TAND
CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG: MỞ RỘNG ĐIỀU TRA HÀNH VI NHẬN, MÔI GIỚI HỐI LỘ
Liên
quan đến vụ đưa, nhận hối lộ và môi giới hối lộ xảy ra tại TAND Cấp cao tại Đà
Nẵng và các tỉnh thành liên quan, CQĐT của VKSND Tối cao sẽ tiếp tục mở rộng
điều tra.
Như VietNamNet đã đưa, Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao vừa
ban hành kết luận điều tra, đề nghị truy tố 23 bị can trong vụ án đưa, nhận hối lộ và môi giới hối lộ xảy ra tại
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng và các tỉnh thành liên quan. 23 bị can trong vụ án đã
thực hiện 18 vụ việc đưa, nhận hối lộ, môi giới hối lộ liên quan đến các hoạt
động xét xử, kiểm sát và thi hành án.
Theo CQĐT, trong vụ án này, có những hành vi sẽ được tiếp tục
làm rõ trong thời gian tới. Cụ thể, việc ông Nguyễn Tấn Đức (cựu Chánh Tòa Hình
sự TAND tỉnh Đắk Lắk) nhận hối lộ hơn 315 triệu đồng; ông Vũ Văn Tú (cựu thẩm
phán TAND tỉnh Đắk Lắk) nhận hối lộ hơn 1 tỷ đồng để xét xử cho các bị cáo được
cải tạo không giam giữ, hưởng án treo.
Theo lời khai của bà Nguyễn Thị Minh Phương (cựu Trưởng phòng
Hành chính Tư pháp, TAND cấp cao 2), ông Phạm Việt Cường (cựu Phó Chánh án TAND
cấp cao tại Đà Nẵng) đã nhận 200 triệu đồng để giúp bà Khổng Thị Lan được
hưởng án treo khi bị TAND tỉnh Gia Lai xét xử sơ thẩm vụ Đánh bạc. CQĐT sẽ tiếp
tục làm rõ việc này để xử lý theo quy định.
Đối với hành vi góp tiền của các bị cáo (trong vụ án Trần Văn
Thọ cùng đồng phạm đánh bạc và tổ chức đánh bạc) đưa cho Nguyễn Tiến Vy để Vy
đưa cho Hoàng Thị Sung (lao động tự do) liên hệ xin được hoãn tòa, CQĐT đã tách
hồ sơ để tiếp tục làm rõ xử lý theo quy định.
Bà Trần Thị Hiền, Đặng Ngọc Huy, Trần Thị Thu Hiền, Đỗ Thị Diễm
Hương và những đối tượng khác liên quan đến hành vi môi giới hối lộ của Võ
Trường Giang (lao động tự do), CQĐT sẽ tiếp tục làm rõ để xử lý theo quy định.
CQĐT cũng sẽ làm rõ việc bà Trần Thị Mộng Hương vì có liên quan
đến hành vi môi giới hối lộ của bị can Tô Thành Trung (cựu Chấp hành viên Chi
cục THADS thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk).
Đối với các cán bộ của TAND Tối cao, TAND cấp cao tại Đà Nẵng và
các tỉnh, thành khác và những người có liên quan khác, CQĐT sẽ tiếp tục làm rõ
xử lý sau.
Đối với các bản án, các quyết định kháng nghị giám đốc thẩm,
quyết định giám đốc thẩm trong các vụ việc trong vụ án này, CQĐT đã có văn bản
chuyển Vụ công tố và kiểm sát xét xử hình sự VKSND Tối cao, Vụ kiểm sát dân sự
VKSND Tối cao và Vụ kiểm sát hành chính, kinh doanh thương mại VKSND Tối cao để
đề nghị xem xét lại theo quy định.
Theo CQĐT của VKSND Tối cao, hành vi nhận hối lộ của các bị can
là các cựu chánh án, cựu chánh tòa, phó chánh tòa, cựu cán bộ TAND cấp cao 2,
cựu Kiểm sát viên cao cấp, cựu thư ký tòa, cựu Chấp hành viên là cố ý, có
nguyên nhân từ sự suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống.
Công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, công tác kiểm tra, giám
sát của TAND cấp cao 2, TAND tỉnh Vĩnh Phúc, TAND tỉnh Đắk Lắk, VKSND tỉnh Đắk
Lắk, TAND thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk), TAND thành phố Huế (tỉnh Thừa
Thiên Huế cũ), Chi cục thi hành án dân sự thành phố Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk
Lắk), Chi cục thi hành án dân sự huyện Vĩnh Linh (tỉnh Quảng Trị) còn nhiều thiếu
sót.
Cơ quan điều tra VKSND Tối cao kiến nghị TAND cấp cao 2, TAND
tỉnh Vĩnh Phúc, TAND thành phố Huế, (tỉnh Thừa Thiên Huế cũ), Cục thi hành án
dân sự tỉnh Quảng Trị, VKSND tỉnh Đắk Lắk và Cục thi hành án dân sự tỉnh Đắk
Lắk chỉ đạo kiểm điểm trách nhiệm của cán bộ có liên quan và có hình thức kỷ
luật, rút kinh nghiệm chung để tránh các vi phạm, tội phạm tương tự.
CHIÊU
TRÒ TINH VI CỦA ĐƯỜNG DÂY BUÔN LẬU HÀNG HÓA TIỀN TỶ SANG TRUNG QUỐC
https://vietnamnet.vn/dung-chieu-tro-tinh-vi-buon-lau-hang-hoa-tien-ty-sang-trung-quoc-2407725.html
Dũng
mở tờ khai xuất khẩu lô hàng 70.000 phụ kiện điện thoại chưa qua sử dụng nhưng
khai báo Hải quan là 2.300 chiếc quần dài nữ (hàng gia công được miễn thuế).
VKSND TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Thế
Dũng (SN 1988, ở Bắc Giang) về tội Buôn lậu.
Trước đó, năm 2022, Công ty TNHH Dệt may xuất nhập khẩu Thái Sơn
do bà Nông Thị Kim Oanh là giám đốc, đại diện pháp luật; công ty đăng ký tờ
khai xuất khẩu tại Chi cục Hải quan Quản lý các KCN Bắc Giang – Hải quan tỉnh
Bắc Ninh.
Hàng hóa theo tờ khai hải quan là quần dài nữ, số lượng 2.300
chiếc, trị giá 10.350 USD, hàng được đóng trong 78 kiện, trọng lượng 700kg,
đăng ký xuất qua cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài. Lô hàng được hệ thống phân
luồng 1 (luồng xanh) đã được thông quan theo quy định.
Doanh nghiệp vận chuyển hàng đến sân bay quốc tế Nội Bài, hãng
hàng không đã phát hành vận đơn, hàng đã được đưa vào kho xuất hàng của sân bay
để chờ đưa lên máy bay xuất khẩu đi Thượng Hải, Trung Quốc. Khi đó, qua thu
thập, phân tích thông tin trên hệ thống dữ liệu điện tử Hải quan, Cục Điều tra
chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan phát hiện dấu hiệu vi phạm, đã yêu cầu đưa
hàng qua khu vực giám sát.
Ngày 12 và 13/8/2022, Cục Điều tra chống buôn lậu – Tổng cục Hải
quan phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài kiểm tra lô
hàng trên, phát hiện hàng hóa là hơn 70.000 phụ kiện điện thoại các loại chưa
qua sử dụng.
Theo cáo buộc, từ tháng 5-8/2022, Dũng sử dụng chữ ký số của bà
Oanh và con dấu số của Công ty Thái Sơn đăng ký 18 tờ khai xuất khẩu hàng hóa
là quần áo gia công. Thực chất, Dũng được thuê để xuất khẩu lô hàng linh kiện
điện thoại.
Dũng biết rõ hàng hóa mà bị can được thuê mở tờ khai xuất khẩu
là linh kiện điện thoại, nhưng đã nhiều lần mở tờ khai xuất hàng là quần áo gia
công cho Công ty Thái Sơn. Do được cấp luồng xanh nên Dũng mở tờ khai từ hàng
hóa linh kiện điện thoại thành quần dài nữ với số lượng 2.300 chiếc.
Theo kết quả giám định, lô hàng trên có trị giá hơn 4,1 tỷ đồng.
Cơ quan tố tụng xác định, toàn bộ số hàng hóa vi phạm không được kê khai hải
quan, nộp thuế theo quy định của pháp luật mà sử dụng tờ khai xuất gia công –
luồng xanh của Công ty Thái Sơn để hợp thức, vận chuyển trái phép ra nước
ngoài. Hành vi trên của Dũng phạm vào tội Buôn lậu.
Xác minh tại Chi cục Hải quan quản lý các khu công nghiệp Bắc
Giang cho thấy, quy trình mở tờ khai tiến hành trên hệ thống thông quan tự động
– VNACCS-VSIT.
Do lô hàng phân luồng xanh nên công chức hải quan không thể kiểm
tra hồ sơ hải quan, thực tế hàng hóa. Hệ thống thông quan tự động tự tiếp nhận
thông tin khai báo doanh nghiệp cung cấp và tự xác nhận thông quan, doanh
nghiệp trực tiếp đóng hàng và vận chuyển thẳng đến cửa khẩu xuất cuối cùng là
sân bay quốc tế Nội Bài.
No comments:
Post a Comment