Đối Thoại Điểm Tin ngày 03 tháng 06 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Ông Chủ tịch Hà Nội làm tay sai cho VietJet?
Chủ tịch Hòa Phát gián tiếp phản bác đề xuất làm đường sắt cao tốc
của VinGroup
BBC
Hun Sen nổi giận,
nói yêu cầu của Thái Lan là 'không thể được'
C.P. Việt Nam xử lý
heo bệnh bằng cách 'nấu cho cá ăn': đúng hay sai, có nguy hại gì?
Chi tiết 'Chiến
dịch Mạng nhện' của Ukraine nhằm vào máy bay ném bom của Nga
Gần đến hạn thuế
ông Trump, Vietnam Airlines sắp chốt đơn 50 chiếc Boeing
Campuchia - Thái
Lan vẫn điều quân và vũ khí đến biên giới, vì sao?
Ông Trump gấp đôi
thuế, công ty thép Việt Nam, Hàn Quốc lao đao
50 năm kết thúc
chiến tranh: Nhìn lại những sự kiện trên mặt báo
Tư lệnh Đức: 'Nga
có thể tấn công NATO trong 4 năm tới'
Ukraine đã tấn
công Nga như thế nào? Các bên nói gì?
Chính sách cắt giảm
của Trump đe dọa lao động hành nghề nguy hiểm nhất ở Mỹ
Ukraine tấn công
Nga, 'bắn trúng hơn 40 máy bay ném bom'
Vụ án Phúc Sơn: Vai
trò của 'lãnh đạo cấp trên' và số phận ông Võ Văn Thưởng
Đối thoại Shangri-La: Việt Nam cảnh báo chạy đua
vũ trang, Mỹ-Trung đối đầu
Hòa hợp dân tộc: 100 tiếng nói đồng bào – Bài 8: Gánh
gánh gồng gồng - di sản văn hóa
50 năm sau chiến tranh, Việt Nam đã thực sự có tự do, dân
chủ?
Một gia đình cứu sống và cưu mang trẻ mồ côi trong Chiến
tranh Việt Nam
Việt Nam cấm ấn bản The Economist về ông Tô Lâm, báo chí
gỡ bài
Trung Quốc đem oanh tạc cơ tân tiến nhất tới Hoàng Sa
Việt Nam 'gửi thông điệp mâu thuẫn' khi đầu tư bộn tiền
vào các dự án khí đốt
Việt Nam được mất gì khi VinSpeed muốn 'cống hiến',
phương án THACO có gì khác?
Cựu Vụ phó Bộ Công Thương bị cáo buộc nhận hối lộ 14,2 tỷ
để mua nhà
ASEAN cảnh giác trước thuế quan của Mỹ và tăng
cường hợp tác với Trung Quốc
Bộ Công an đề xuất dự thảo Luật Dẫn độ, số phận bà Nguyễn
Thị Thanh Nhàn sẽ ra sao?
Nga và Ukraina thỏa thuận trao đổi toàn bộ tù binh trẻ và tù binh
bị thương nặng
Cử tri Hàn Quốc ồ ạt đi bầu tổng thống mới để chấm dứt bất ổn
chính trị
Bốn căn cứ không quân Nga bị drone Ukraina tấn công
Bầu cử tổng thống Ba Lan: Sử gia dân túy Karol Nawrocki giành
chiến thắng
Trung Quốc bác bỏ cáo buộc của Mỹ về « vi phạm thỏa thuận » thuế
quan
Với 14 thỏa thuận trị giá 9 tỷ euro, tổng thống Macron muốn Pháp
hiện diện mạnh mẽ tại Việt Nam
Bầu
cử Ba Lan : Chiến thắng của Nawrocki có thể làm lung lay các chính sách của EU
và Ukraina
Nawrocki đắc cử tổng thống Ba Lan: Thách thức cho chính phủ thân
Liên Âu
Nhật Bản, Mỹ, Úc, Philippines cùng bày tỏ quan ngại về Trung Quốc
Sập hai cây cầu sau các vụ nổ, Nga lên án « hành động khủng
bố »
Chính phủ Mỹ công bố kế hoạch cắt 163 tỷ đô la ngân sách
Bóng đá : Paris Saint-Germain lần đầu tiên vô địch UEFA
Champions League
UEFA Champions League : Paris Saint-Germain, sức mạnh từ những cầu
thủ "cây nhà lá vườn"
Bộ
trưởng Quốc Phòng Mỹ : Trung Quốc “chuẩn bị sử dụng vũ lực” ở châu Á
Israel ra tối hậu thư, yêu cầu Hamas chấp nhận đề xuất ngừng bắn
nếu không muốn bị xóa sổ
Tổng thống Mỹ thông báo sẽ tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm lên
50%
Chiến tranh drone : Nga trút bão lửa xuống Ukraina để khỏa lấp
thất bại trên chiến trường
Elon Musk : Ngôi sao vụt tắt trên chính trường Hoa Kỳ
(AFP) - Đài Bắc : Trung Quốc đã
triển khai 2 tàu sân bay và 50-70 tàu chiến đến phía bắc và nam đảo Đài Loan
trong tháng 05/2025. Thông báo của các lực lượng an ninh Đài Loan được đưa ra hôm nay
02/06/2025. Theo số liệu bộ Quốc Phòng Đài Loan, tổng cộng 75 phi cơ Trung Quốc
đã tham gia 3 cuộc tuần tra chuẩn bị chiến đấu gần Đài Loan trong tháng
05/2025. Đài Bắc nhận định các hành động quân sự thù địch nhưng không công
khai, và các hoạt động trong vùng xám của Bắc Kinh, bao gồm các cuộc triển
khai quy mô lớn quanh khắp chuỗi đảo, gây áp lực tổng thể tối đa đối với khu
vực và mang tính khiêu khích mạnh hơn trước đây.
(AFP) -
Tranh chấp lãnh thổ : Cam Bốt sẽ khiếu nại Thái Lan ra trước Tòa Công lý
Quốc tế (CIJ).
Thông báo của thủ tướng Cam Bốt được đưa ra hôm nay 02/06/2025, sau vụ một binh
sĩ Cam Bốt thiệt mạng trong một vụ chạm súng ở biên giới hai nước hôm thứ Tư
tuần trước 28/05. Trong cuộc họp với các dân biểu và thượng nghị sĩ, thủ tướng
Hun Manet hy vọng Thái Lan sẽ chấp nhận cùng với Cam Bốt đưa vấn đề ra trước
Tòa Công lý Quốc tế để ngăn ngừa một cuộc xung đột vũ trang mới ở biên giới.
Ông Hun Manet cho biết ngay cả khi Thái Lan từ chối đưa vụ việc ra Tòa, Cam Bốt
vẫn sẽ nộp đơn khiếu nại.
(Nikkei
Asia) - Tranh chấp Philippines - Trung Quốc tại Biển Đông : Manila vẫn để
ngỏ cánh cửa ngoại giao. Trả lời báo tài chính Nhật Bản Nikkei Asia ngày 02/06/2025,
ngoại trưởng Philippines Enrique Manalo cho biết như trên nhưng ông nói thêm,
đấy phải là những thỏa thuận « không vi phạm chủ quyền » của
Philippines trong vùng biển này. Ngoài ra, Phililippines cũng sẵn sàng
« lại đâm đơn kiện Trung Quốc ra trước các cơ quan pháp lý để giải quyết
những tranh chấp » về chủ quyền. Căng thẳng trên biển giữa Philippines và
Trung Quốc gia tăng trong nhiều tuần qua nhất là ở khu bãi cạn
Scarborough.
(Reuters)
- Philippines và Liên Hiệp Châu Âu khởi động đối thoại về an ninh và quốc
phòng. Ngoại
trưởng Enrique Manalo hôm nay 02/06/2025 thông báo đàm phán được khởi động nhân
chuyến công du Manila của lãnh đạo ngoại giao châu Âu Kaja Kallas. Tại thủ đô
Manila, bà Kallas khẳng định Bruxelles luôn bảo vệ « một trật tự dựa trên
cơ sở pháp lý và Liên Âu chia sẻ những quan ngại về tranh chấp chủ quyền ở Biển
Đông ». Liên Hiệp Châu Âu và Philippines đã thiết lập quan hệ đối tác từ
2012 và văn bản đã chính thức có hiệu lực từ 2018.
(AFP) -
Kết thúc chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Hàn Quốc. Các
ứng cử viên tận dụng chiến dịch vận động tranh cử cho đến giờ chót, trước ngày
bầu cử 03/06/2025. Công luận Hàn Quốc kỳ vọng kết quả bầu cử ngày mai sẽ khép
lại khủng hoảng chính trị kéo dài từ tháng 12/2024, khi tổng thống Yoon Suk
Yeol ban hành thiết quân luật. Các thăm dò dự báo thắng lợi của ứng viên Lee
Jae Myung, cánh trung tả. Ông này đang dẫn đầu cuộc đua với 49 % ý định bỏ
phiếu. Đối thủ bên cánh bảo thủ Kim Moon Soo bị bỏ xa phía sau do chưa vượt qua
khỏi di sản chính trị tệ hại của tổng thống bị truất phế Yoon Suk Yeol.
(AFP) -
Tổng thống Belarus công du Trung Quốc 3 ngày. Phủ tống thống Belarus thông báo
ông Alexandre Loukachenko, đồng minh thân cận của Matxcơva, bắt đầu chuyến thăm
Trung Quốc từ hôm nay 02/06/2025. Theo dự kiến, Tại Bắc Kinh, tổng thống
Belarus sẽ có cuộc gặp riêng, mang tính thân thiết, hữu nghị với chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình, để thảo luận về quan hệ song phương và các dự án chung trong
khuôn khổ hợp tác song phương. Belarus, vốn rất lệ thuộc vào đồng minh Nga về
tài chính và chính trị, đang tìm cách duy trì và củng cố quan hệ tốt đẹp với
Trung Quốc, tương tự như Matxcơva đang làm.
(AFP/Reuters)
- Anh Quốc tăng quy mô hạm đội tàu ngầm tấn công hạt nhân. Anh sẽ xây dựng 12 tàu ngầm tấn công hạt
nhân và 6 nhà máy sản xuất đạn dược. Tuyên bố của thủ tướng Anh Keir
Starmer được đưa ra hôm nay 02/06/2025. Đây là một phần trong cam kết tái vũ
trang của chính phủ Luân Đôn trước « mối đe dọa » đặc biệt từ Nga.
Trong thông cáo, bộ trưởng Quốc Phòng John Healey cho biết bản đánh giá phòng
thủ chiến lược mới yêu cầu các lực lượng vũ trang Anh chuyển sang trạng thái
"sẵn sàng chiến đấu", chỉ rõ sự phát triển của các mối đe dọa an ninh
và công nghệ quốc phòng cần thiết để chống lại các mối đe dọa.
(AFP) -
Thượng đỉnh Vilnius : Lãnh đạo các nước Trung và Bắc Âu cùng ba nước vùng
Baltic bàn về an ninh. Ukraina,
chiến lược phòng thủ và chiến lược đối phó với nước Nga sẽ là trọng tâm cuộc
họp mở ra tại Vilniusl, Litva trong ngày 02/06/2025. Hội nghị này cũng là tiền
đề cho thượng đỉnh NATO dự trù diễn ra vào cuối tháng 6/2025 tại Hà Lan. Tổng
thống Ukraina, Volodymyr Zelensky được mời tham dự cuộc họp.
(AFP) -
Mỹ : Tổng thống Donald Trump đột ngột loại ứng viên Jared Isaacman, một
người thân cận của Elon Musk, khỏi vị trí lãnh đạo tương lai của NASA. Thông báo của ông Trump được đưa ra hôm
31/05/2025, vài ngày sau khi Elon Musk rời khỏi bộ Hiệu quả Chính phủ, và 1
tuần trước khi Thượng Viện bỏ phiếu thông qua việc bổ nhiệm lãnh đạo NASA. Cả
Nhà Trắng và tổng thống Mỹ đều không giải thích về quyết định này. Ông Trump
cho biết sẽ đề xuất một ứng viên mới của cơ quan không gian Hoa Kỳ, hiện có
18.000 nhân viên, đưa nước Mỹ lên vị trí số 1 trong không gian.
(AFP) -
Biểu tình ở Colorado, Mỹ, đòi thả con tin ở Gaza : Một người ném các chất
gây cháy nổ khiến 8 người bị thương. Vụ việc xảy ra hôm qua 01/06/2025, tại Boulder,
bang Colorado, miền tây Hoa Kỳ, bị Cục Điều tra Liên
bang, FBI, xem là « khủng bố » và tấn công bài Do Thái. Thủ phạm đã
hét to « Giải phóng Palestine! » khi ném các chất gây cháy nổ. Theo
FBI, người đàn ông 45 tuổi, tên là Mohamed Sabry Soliman, đã bị bắt giữ. Hôm nay,
ngoại trưởng Israel lên án vụ tấn công, xem đó là một hành động bài Do Thái
được « truyền thông » kích động.
(AFP) -
Lực lượng cứu hộ ở Gaza : Ít nhất 31 người bị lực lượng Israel bắn chết và
hơn 176 người bị thương gần một trung tâm phân phối hàng cứu trợ ở Rafah, miền
nam dải Gaza. Quân
đội Israel bác bỏ thông tín xả súng vào thường dân xung quanh hay tại trung tâm
cứu trợ nói trên. Cũng vào hôm qua, Qatar và Ai Cập tuyên bố có ý định cùng với
Mỹ tăng cường nỗ lực tái khởi động các cuộc đàm phán về lệnh ngừng bắn ở Gaza.
(L’Equipe)
- Câu lạc bộ bóng đá PSG say men chiến thắng trên sân cỏ Parc des
Princes. Chương
trình đón mừng đội bóng vô địch UEFA Champions League Paris Saint Germain kết
thúc đêm qua 01/06/2025 tại sân vận động Parc des Princes. Sau cuộc diễu hành
trên đại lộ Champs Elysées, được tổng thống Macron và phu nhân chào mừng và
tiếp đón long trọng ở điện Elysée, các tuyển thủ đã giương cao chiếc cúp trên
sân cỏ Parc des Princes trước hàng ngàn cổ động viên. Chủ tịch câu lạc bộ PSG
đã nhấn mạnh đến công lao của Luis Enrique, người hùng mà ông gọi là
« huấn luyện viên giỏi nhất thế giới », người đã biến giấc mơ
« PSG ấp ủ hơn một chục năm thành sự thực ».
TIN TỨC THỨ BA 3 THÁNG 6 NĂM 2025
1.TƯỚNG CÔNC AN NGUYỄN THỊ XUÂN VỀ HƯU SAU PHÁT BIỂU GÂY PHẪN NỘ
Bộ trưởng Công an, tướng Lương Tam Quang vừa ký quyết định cho nghỉ hưu đối
với Thiếu tướng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Thị Xuân. Bà Xuân nhận
quyết định nghỉ hưu chỉ hơn một tuần sau khi đưa ra đề nghị phạt 200 triệu đồng
đối với người vi phạm giao thông. Phát biểu gây sốc của tướng Xuân không chỉ
gây phẫn nộ, mà còn khiến người dân ngày càng căm ghét lực lượng công an.
Quyết định cho bà Xuân nghỉ hưu khi chưa đủ tuổi, đã gây bất ngờ đối với công
luận. Một blogger sinh sống ở Sài Gòn nói với ĐLSN với điều kiện ẩn danh rằng:
“Bà Xuân chỉ là người được phân công, hoặc là được đồng đảng xúi giục để phát
ngôn như thế, hầu thăm dò phản ứng của người dân. Nếu không bị phản đối, thì họ
áp dụng mức phạt đó thật. Còn nếu phản đối, thì việc cho bà Xuân về hưu sớm vừa
là để hạ nhiệt công luận, vừa để lấy lòng dân chúng rằng Đảng cũng biết lắng
nghe, biết lo cho dân”.
Tuy thôi chức Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk, nhưng bà Nguyễn Thị Xuân vẫn
làm Đại biểu quốc hội đến tháng 3.2026.
2.”XIN ĐỂU” TIỀN CỦA DOANH NGHIỆP, PHÓ VỤ TRƯỞNG BỊ TUYÊN 11 NĂM TÙ
Tòa án Hà Nội hôm 29/5 đã tuyên phạt ông Nguyễn Lộc An, cựu vụ phó Vụ Thị trường
trong nước (Bộ Công Thương) 11 năm tù vì tội “nhận hối lộ” với số tiền hơn 14 tỉ
đồng từ chủ hai công ty kinh doanh xăng dầu. Cụ thể, ông Nguyễn Lộc An đã nhận
của bà Trần Thị Loan Phương- Chủ tịch HĐQT Công ty Bách Khoa Việt, 9,2 tỉ đồng
và của ông Nguyễn Tuấn Quỳnh- cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Long Hưng, 5 tỉ đồng.
Toàn bộ số tiền đã được gia đình ông An giao nộp trước khi phiên tòa diễn ra nhằm
“khắc phục hậu quả”.
Trước đó, ông này đã bị tòa tuyên 4 năm tù trong vụ án Xuyên Việt Oil.
Theo cáo trạng, vợ chồng vụ phó Nguyễn Lộc An đã dùng 14 tỉ đồng nhận hối lộ để
mua căn biệt thự số 14D3 khu đất đấu giá 18,6ha tại phường Phú Thượng, quận Tây
Hồ. Được biết, chính ông An là người đã chủ động đòi tiền từ hai doanh nghiệp
nói trên.
Số tiền 200 triệu, ông An khai đã sử dụng cho ăn uống sinh hoạt cá nhân.
Một số nhân vật khác dính líu đến vụ án nhưng đã được cơ quan điều tra quyết định
không truy cứu hình sự, điển hình là cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải.
3/ CUỘC
ĐÀM PHÁN HÒA BÌNH Ở ISTANBUL GIỮA NGA VÀ UKRAINA LẠI THẤT BẠI
Tại cuộc đàm phán hòa
bình ở Istanbul, thue đo Thổ Nhĩ Kỳ, Nga yêu cầu Ukraine nhượng lại nhiều lãnh
thổ và hạn chế quy mô quân đội để chấm dứt chiến tranh. Ukraine bác bỏ điều kiện
này, gọi đó là sự đầu hàng. Cuộc họp chỉ kéo dài khoảng một giờ, với thỏa thuận
trao đổi thêm tù binh và hồi hương thi thể của 12.000 binh sĩ. Tổng thống Thổ
Nhĩ Kỳ Erdogan hy vọng tổ chức cuộc họp giữa Putin, Zelenskiy và Trump, nhưng
không đạt được đột phá về lệnh ngừng bắn.
Nga nhấn mạnh muốn một
thỏa thuận lâu dài thay vì ngừng chiến tạm thời. Trump cảnh báo Mỹ có thể rút
khỏi nỗ lực trung gian nếu không có tiến triển. Ukraine đề xuất đối thoại thêm
vào tháng 6 và nhấn mạnh chỉ cuộc gặp giữa Zelenskiy và Putin mới có thể giải
quyết các vấn đề quan trọng.
Nga yêu cầu Ukraine
công nhận Crimea và bốn vùng lãnh thổ do Moscow kiểm soát, từ bỏ gia nhập NATO,
bảo vệ quyền lợi người nói tiếng Nga, và ban hành luật chống tôn vinh chủ nghĩa
phát xít. Ukraine bác bỏ những cáo buộc này. Nga cũng đưa ra hai lựa chọn ngừng
bắn nhưng đều khó được Ukraine chấp nhận.
Xung đột leo thang khi
Ukraine triển khai 117 drone tấn công máy bay ném bom hạt nhân của Nga. Đây được
xem là một trong những chiến dịch táo bạo nhất trong cuộc chiến, nhắm vào lực
lượng chiến lược của Nga. Phương Tây lo ngại tình hình có thể dẫn đến Thế chiến
III. Zelenskiy khẳng định Ukraine sẽ không nhượng bộ trước bất kỳ tối hậu thư
nào.
4/ ÔNG KAROL NAWROCKI, MỘT
NHÀ DÂN TỘC CHỦ NGHĨA, THẮNG CỮ TỔNG THỐNG Ở BA LAN
Ứng viên đối lập theo chủ nghĩa dân tộc Karol Nawrocki đã giành chiến thắng
sít sao trong cuộc bầu cử tổng thống Ba Lan, gây khó khăn cho chính phủ trung lập
và thân EU của Thủ tướng Donald Tusk. Ông Nawrocki nhận được 50,89% số phiếu và
có khả năng sử dụng quyền phủ quyết để ngăn chặn chính sách tự do của Tusk.
Tổng Thống Ba Lan đueong nhiệm Tusk đã cố gắng đảo ngược những cải cách tư
pháp do chính quyền cũ Luật và Công lý (PiS) thực hiện, nhưng Tổng thống đương
nhiệm Andrzej Duda, một đồng minh của PiS, đã cản trở nỗ lực này. Liên minh
châu Âu từng kiện Ba Lan sau khi nước này nghi ngờ tính ưu tiên của luật EU.
Đối thủ của Nawrocki, Rafal Trzaskowski, đã tuyên bố chiến thắng trước khi
kết quả chính thức công bố nhưng sau đó chấp nhận thất bại. Nawrocki, một nhà sử
học bảo thủ, từng vận động với cam kết bảo vệ lợi ích của người dân Ba Lan và
giảm sự can thiệp của EU.
Chiến thắng của Nawrocki được các chính trị gia theo chủ nghĩa dân tộc và
hoài nghi EU hoan nghênh. Điều này có thể giúp Andrej Babis, lãnh đạo đối lập
hoài nghi EU tại Cộng hòa Séc, tăng cơ hội thắng cử vào tháng 10.
Cuộc bầu cử gây chia rẽ sâu sắc, ảnh hưởng đến thị trường tài chính, với chỉ
số chứng khoán và đồng zloty Ba Lan suy giảm. Dự báo sẽ có nhiều bế tắc chính
trị trong thời gian tới khi Nawrocki có thể sử dụng quyền phủ quyết chống lại
các chính sách của Tusk.
5/ HÀN QUỐC BỎ PHIẾU BẦU TỔNG THỐNG SAU NHIỀU THÁNG HỖN LOẠN DO TÌNH TRẠNG
THIẾT QUÂN LUẬT.
Người dân Hàn Quốc đang bầu tổng thống mới sau sáu tháng hỗn loạn do tình
trạng thiết quân luật ngắn ngủi của cựu lãnh đạo Yoon Suk Yeol. Cuộc khủng hoảng
này ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của nền dân chủ Hàn Quốc và tác động tiêu cực đến
nền kinh tế xuất khẩu của nước này.
Tỷ lệ cử tri đi bầu dự kiến cao, với hàng triệu người đã bỏ phiếu sớm. Hai ứng
viên hàng đầu Lee Jae-myung (cấp tiến) và Kim Moon-soo (bảo thủ) đều hứa hẹn sẽ
cải cách hệ thống chính trị và kinh tế, nhưng Lee tập trung vào hỗ trợ các gia
đình thu nhập thấp, trong khi Kim ưu tiên tự do kinh doanh.
Vấn đề thiết quân luật của Yoon Suk Yeol đã phủ bóng đen lên cuộc bầu cử.
Lee gọi đây là "ngày phán xét" đối với đảng của Kim, cáo buộc họ
không phản đối đủ mạnh mẽ. Kim, từng là bộ trưởng lao động dưới thời Yoon, lại
chỉ trích Lee là "kẻ độc tài".
Theo khảo sát trước bầu cử, Lee dẫn trước Kim với 49% tỷ lệ ủng hộ, nhưng
khoảng cách đã thu hẹp. Kết quả sơ bộ dự kiến công bố lúc 8 giờ tối, và người
thắng cử sẽ nhậm chức ngay sau khi kết quả được chứng nhận. Văn phòng tổng thống
vẫn trống kể từ khi Yoon Suk Yeol bị luận tội và bãi nhiệm vào tháng 4.
6/ PHILIPPINES VÀ LIÊN MINH CHÂU ÂU (EU) SẼ THIẾT LẬP ĐỐI THOẠI VỀ AN NINH
VÀ QUỐC PHÒNG.
Philippines và Liên minh châu Âu (EU) đã thống nhất thiết lập đối thoại về
an ninh và quốc phòng nhằm đối phó với các mối đe dọa mới như tấn công mạng,
can thiệp từ nước ngoài, theo Bộ trưởng Ngoại giao Enrique Manalo.
Thông báo được đưa ra trong chuyến thăm Manila của Kaja Kallas, lãnh đạo
chính sách đối ngoại của EU, gặp Manalo và Tổng thống Ferdinand Marcos Jr.. Đối
thoại này sẽ là nền tảng để Philippines và EU tăng cường hợp tác quốc phòng,
chia sẻ chuyên môn và triển khai sáng kiến chung. Đây là một phần của thỏa thuận
đối tác được ký năm 2012 và có hiệu lực từ 2018.
Kallas khẳng định EU cam kết duy trì trật tự dựa trên luật pháp, thúc đẩy
hòa bình và giải quyết các vấn đề chung như tình hình Biển Đông và chiến tranh
Nga - Ukraine. Bà nhấn mạnh EU phản đối những thay đổi đơn phương, bao gồm sử dụng
ép buộc trong khu vực, ám chỉ đến các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông và
Đài Loan.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn Biển Đông, bao gồm vùng kinh tế
đặc quyền của Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines và Việt Nam. Điều này tiếp
tục là điểm nóng căng thẳng khu vực.
VNTB – Bạn đọc viết: Từ đại học Harvard,
nghĩ đôi điều về tự do học thuật
VNTB
– Việt Nam nằm trong nhóm có nguy cơ bị Trung Quốc xâm lược cao nhất
VNTB
– Công an cho rằng tham nhũng, làm thuốc giả không phải là tội ác
03/06/1864: Thảm họa của phe Liên minh
miền Bắc tại Cold Harbor
Căng thẳng Mỹ – Trung lan sang cả vấn đề
biên phiên dịch
Liệu Đông Nam Á có ngả về Trung Quốc khi
Mỹ từ bỏ ‘bá quyền nhân từ’?
Thịt heo CP: Từ tâm thư đến cuộc kiểm tra…
đã được báo trước?02/06/2025
Sự
ngạo mạn của người Mỹ xấu xí02/06/2025
Chuyến
công du Đông Nam Á của Macron: “Thực chiêu”, “hư chiêu” và bài học thời trật tự
mới02/06/2025
Ukraine
đã tấn công Nga như thế nào? Các bên nói gì?02/06/2025
Một
cuộc đột kích kinh hoàng sâu bên trong nước Nga đã viết lại các quy tắc của
chiến tranh02/06/2025
Ngày mồng 1
tháng 602/06/2025
Đừng
quản trị quốc gia theo từ ngữ!02/06/2025
Dẹp
lãng phí chứ không cần tiết kiệm02/06/2025
Biên
bản phiên tòa phúc thẩm đối với ông Trần Đình Triển02/06/2025
Cái
dở Thúy Kiều của Thủ tướng và của Tổng Bí thư01/06/2025
Phúc Lai – Đập nát « pháo đài bay », Chiến
dịch web và chiến công xuất sắc của tình báo Ukraine
Phó Đức An - Ukraina đã đưa nghệ thuật
quân sự lên một tầm cao mới !
Bích Hậu - Họ đã uýnh nhau kiểu gì ?
Lê Xuân Nghĩa - Chỉ một trận đánh, Ukraine
đã làm được điều mà hơn 70 năm, Mỹ và NATO chịu chết
Võ Xuân Sơn – Vài suy nghĩ nhân trận đánh
lịch sử của Ukraine vào Nga
Bông Lau – Phòng không Liên Bang Nga có
vấn đề
Thanh Hằng - Tình báo Ukraina quá siêu
Bông Lau – Kế hoạch thông minh
Lê Diễn Đức – Đừng kiêu ngạo trước dân tộc
Ukraina !
Nguyễn Chiến Thắng - Báo chí
"Vẹm" đỡ đòn cho đồng chí vào ngày đen tối nhất của nước Nga
Nguyễn Thông - Dẹp lãng phí chứ không cần
tiết kiệm
Mai Quốc Ấn - “Thích khách công nghệ cao”
Tạ Duy Anh – Ngày mồng một tháng Sáu
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 02.06.2025
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Một cuộc đột kích kinh hoàng
sâu bên trong nước Nga đã viết lại các quy tắc của chiến tranh 03/06/2025
Dẹp lãng phí chứ không cần tiết
kiệm 03/06/2025
Linh hồn của đường sắt 03/06/2025
Tham ô và nhận hối lộ là tội ác
lớn nhất 02/06/2025
Để nhà nước không phải “gặm
xương” 02/06/2025
Tiếc thương những gì tốt đẹp đã
bị huỷ hoại 02/06/2025
Những ngày tháng Năm 02/06/2025
Khi cái xấu-ác được bảo kê 01/06/2025
Chuyện Việt Nam
VỤ CÔNG TY C.P BỊ ‘TỐ’
BÁN THỊT HEO BỆNH: 3/4 CỬA HÀNG CÓ GIẤY CHỨNG NHẬN AN TOÀN THỰC PHẨM HẾT HẠN
Khắc Tâm
https://tuoitre.vn/vu-cong-ty-c-p-bi-to-ban-thit-heo-mac-benh-cua-hang-giay-chung-nhan-an-toan-thuc-pham-het-han-20250603080226823.htm
Ngoài giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an
toàn thực phẩm của 3 cửa hàng hết hiệu lực, các cửa hàng này cũng chưa xuất
trình được bản gốc giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh và giấy xác nhận
tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm…
Sáng 3-6, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã có báo
cáo nhanh kết quả kiểm tra tại các địa điểm kinh doanh của Công ty cổ phần Chăn
nuôi C.P. Việt Nam (Công ty C.P) - chi nhánh tại Cần Thơ đang kinh doanh trên
địa bàn tỉnh Sóc Trăng.
Chưa
phát hiện mua bán các sản phẩm heo bệnh, gà bệnh
Tại Sóc Trăng có 4 địa điểm kinh doanh, gồm cơ sở số 12, địa chỉ
45 đường Triệu Nương, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên; cơ sở số 21, địa chỉ
509 đường Lê Hồng Phong, phường 3, TP Sóc Trăng; cơ sở số 27, địa chỉ căn số 7,
đường N1, khu thương mại Hồng Phát, phường 1, thị xã Ngã Năm và cơ sở số 8, địa
chỉ số 8, đường 30-4, phường 3, TP Sóc Trăng.
Tại thời điểm kiểm tra các địa điểm kinh doanh của Công ty C.P,
đoàn kiểm tra "chưa phát hiện kinh doanh các sản phẩm heo bệnh, gà bệnh có
mùi hôi thối; các sản phẩm hết hạn sử dụng".
Tuy nhiên giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm
của 3 cơ sở là địa điểm kinh doanh số 12, số 21 và số 8 đã hết hiệu lực.
Ngoài ra, 3 cơ sở chưa xuất trình được bản gốc giấy chứng nhận
đăng ký địa điểm kinh doanh và cả 4 cơ sở chưa xuất trình giấy xác nhận tập
huấn kiến thức an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên bán hàng theo đúng
quy định pháp luật.
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng đánh giá vụ việc
đang gây nhiều dư luận phức tạp, ảnh hưởng đến tâm lý người dân trong và ngoài
tỉnh, nguy cơ ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh; giá cả hàng hóa;
thị trường nông, lâm, thủy sản và hoạt động chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
Đề
nghị xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cho biết sẽ tiếp tục
chỉ đạo đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật
trong giết mổ tại lò giết mổ thị trấn Mỹ Xuyên, nhằm xác minh rõ nguồn gốc thịt
heo được kinh doanh tại 4 địa điểm nêu trên.
Tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc phối hợp chặt chẽ với các
cơ quan liên quan để nắm tình hình tác động của dư luận đối với nền kinh tế
nông nghiệp, nhất là hoạt động chăn nuôi; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; kịp
thời cung cấp thông tin,
đề nghị các cơ quan báo chí đăng tải các thông tin đảm bảo khách quan, đúng sự
thật, tránh ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh trên địa bàn.
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng cũng cho biết sẽ
phối hợp với Chi cục Thú y vùng VII, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hậu
Giang, các cơ quan chức năng trong và ngoài tỉnh tiếp tục hỗ trợ xác minh những
nội dung đăng trên mạng.
Chỉ đạo đoàn kiểm tra tham mưu xử lý có hiệu quả đối với các sai
phạm tại các địa điểm kinh doanh của Công ty C.P - chi nhánh Cần Thơ đang kinh
doanh tại Sóc Trăng.
Đề xuất UBND tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Công an tỉnh phối hợp kiểm
tra, xác minh thông tin trên mạng xã hội,
xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến tình hình tiêu
thụ sản phẩm nông nghiệp, an toàn thực phẩm và hoạt động chăn nuôi trên địa
bàn.
Không
phát hiện vi rút gây bệnh dịch tả heo châu Phi
Những ngày qua, mạng xã hội lan truyền đơn tố cáo vi phạm pháp
luật về vệ sinh an toàn thực phẩm. Người đứng đơn là ông L.Q.N. (40 tuổi, ngụ
thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng).
Trong đơn, ông N. cho biết từng làm việc tại Công ty C.P, phụ
trách mảng thịt heo bộ phận gia công. Trong quá trình làm việc tại cửa hàng C.P
Fresh Shop Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, ông N. phát hiện một số sai phạm nghiêm
trọng của lãnh đạo công ty.
Theo ông N., hằng ngày công ty thường xuyên trà trộn heo bệnh,
gà bệnh, có mảnh lên mùi hôi thối đưa về Fresh Shop bắt nhân viên bán ra thị
trường tại Sóc Trăng.
Lãnh đạo công ty còn kêu xẻ ra bán lẻ nửa giá cho người dân làm
lạp xưởng. Xúc xích hết hạn sử dụng thì kêu tháo thương hiệu ra để làm chả
chiên…
Ngay khi nắm thông tin, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn
Lâu đã có công văn hỏa tốc, giao cho Sở Nông nghiệp và Môi trường phối hợp các
đơn vị liên quan thành lập đoàn kiểm tra; đồng thời chỉ đạo công an vào cuộc
kiểm tra, xác minh.
Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Sóc Trăng đã có công văn đề
nghị tỉnh Hậu Giang chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp kiểm tra, xác minh
thông tin, hình ảnh có liên quan đến tình hình dịch bệnh tại địa phương này, vì
thông tin người dân tố cáo thịt heo bẩn có hình ảnh heo bệnh được ghi chú địa
điểm trên địa bàn tỉnh Hậu Giang.
Bà Quách Thị Thanh Bình - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi
trường tỉnh Sóc Trăng - cho biết ngày 31-5, Chi cục Thú y Vùng VII có phối hợp
đoàn kiểm tra tỉnh Sóc Trăng thu một mẫu thịt heo xay. Kết quả không phát hiện
vi rút gây bệnh dịch tả heo châu Phi; dịch tả heo cổ điển và hội chứng rối loạn
sinh sản và hô hấp ở heo chủng Bắc Mỹ.
Trước đó, một lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Sóc
Trăng xác nhận đã nhận được văn bản đề nghị xử lý hành vi đăng tải thông tin
sai sự thật, bôi nhọ uy tín doanh nghiệp của Công ty C.P.
Theo Công ty C.P, thời gian gần đây có phát hiện ông N. đã sử
dụng fanpage "Jony Lieu" và tài khoản Zalo "Ngân Tech" đăng
tải thông tin mang tính xuyên tạc, sai sự thật, bôi nhọ danh dự, uy tín, gây
ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công
ty cổ phần Chăn nuôi C.P. Việt Nam.
Các thông tin này cố ý vu khống, thổi phồng sai lệch về quy
trình sản xuất, chất lượng sản phẩm của công ty; gây hoang mang dư luận, ảnh
hưởng tiêu cực đến tâm lý người tiêu dùng…
Công ty C.P kiến nghị xem xét, xác minh, xử lý theo đúng quy
định pháp luật; yêu cầu gỡ bỏ toàn bộ nội dung vi phạm và có hình thức công
khai cải chính thông tin để khôi phục danh dự, uy tín cho doanh nghiệp.
MIỄN
NHIỆM CHỨC TỔNG GIÁM ĐỐC PETROLIMEX VỚI ÔNG ĐÀO NAM HẢI
Dương Hưng
https://tienphong.vn/mien-nhiem-chuc-tong-giam-doc-petrolimex-voi-ong-dao-nam-hai-post1747892.tpo
TPO
- Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) vừa có quyết định miễn
nhiệm chức vụ tổng giám đốc và dừng tư cách thành viên Hội đồng quản trị đối với
ông Đào Nam Hải.
Tập đoàn Xăng dầu Việt
Nam vừa gửi tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước - Bộ Tài chính, Sở Giao dịch chứng
khoán TPHCM công văn công bố thông tin về nghị quyết của hội đồng quản trị.
Tại Nghị quyết
178, Hội đồng quản trị Petrolimex cho
biết, đã miễn nhiệm chức vụ tổng giám đốc và tạm dừng tư cách thành viên hội
đồng quản trị đối với ông Đào Nam Hải từ ngày 30/5.
Quyết định này được
đưa ra sau hơn 3 tuần, kể từ khi ông bị đình chỉ chức vụ đại diện vốn nhà nước
tại tập đoàn này.
Hiện, Chủ tịch HĐQT
Phạm Văn Thanh - người đại diện theo pháp luật của tập đoàn thay ông Hải, điều
hành Petrolimex từ ngày 8/5. Phần vốn Nhà nước tại Petrolimex do ông Hải đại
diện cũng được giao cho ông Thanh.
Ông Đào Nam Hải sinh
năm 1974, có bằng Thạc sĩ Luật Kinh tế, Cử nhân Quản trị Kinh doanh Đại học
Kinh tế Quốc dân và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trước đó, ông Hải có
hơn 4 năm ở vị trí Phó tổng giám đốc Petrolimex và 9 năm là Tổng giám đốc Tổng
Công ty cổ phần Bảo hiểm Petrolimex (Pjico).
Ông Hải cũng từng giữ
nhiều vị trí chủ chốt tại các đơn vị thành viên của Petrolimex như Công ty Xây
lắp 1 - Petrolimex, Công ty Tái bảo hiểm Quốc gia Việt Nam.
Ban Tổng Giám đốc của
Petrolimex còn 8 thành viên. Ngoài vị trí CEO bị khuyết, còn có 8 phó tổng giám
đốc, gồm các ông: Trần Ngọc Năm, Lưu Văn Tuyển, Nguyễn Quang Dũng, Nguyễn Văn
Sự, Nguyễn Xuân Hùng, Nguyễn Sỹ Cường, Nguyễn Ngọc Tú và Nguyễn Đình Dương.
VỤ
2 CÁN BỘ ĐẠI HỌC VINH BỊ TỐ GẠ GẪM NỮ SINH: NHÀ TRƯỜNG THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG KỶ
LUẬT
Thu
Hiền
TPO
- Trường Đại học Vinh cho biết, nhà trường đã làm việc với hai nữ sinh tố cáo,
đồng thời thành lập hội đồng kỷ luật, đang chờ kết luận để xử lý.
Ngày 3/6, đại
diện Trường Đại học Vinh (Nghệ An) cho biết, sau 2 vụ việc cán bộ
nhà trường bị tố gửi ảnh nhạy cảm và có lời lẽ gạ gẫm nữ sinh, nhà trường đã mời các sinh
viên và hai cán bộ bị tố cáo đến làm việc.
Quá trình làm việc, cả
hai nữ sinh đều cam kết những nội dung
đăng tải trên mạng xã hội là chính xác. Các nữ sinh không dùng tên thật để đăng
tải thông tin nhưng đã xác nhận bản thân là người viết những dòng tố cáo hai cán bộ công tác tại
trường.
Phía nhà trường cũng
đã thành lập hội đồng kỷ luật,
chờ kết luận chính thức để có hướng xử lý phù hợp.
Trước đó, trên mạng xã
hội xuất hiện nội dung tố cáo hai cán bộ đang công tác tại Trường Đại học Vinh
gạ gẫm, gửi ảnh nhạy cảm cho nữ sinh.
Một tài khoản Facebook
cho biết, bản thân là sinh viên K64 của Trường Đại học Vinh. Cuối học kỳ năm
ngoái, nữ sinh bị kỷ luật trong học tập nên phải gặp thầy Đ. để giải quyết. Sau
đó suốt một tháng, nữ sinh liên tục nhận được cuộc gọi, tin nhắn gạ gẫm của
thầy Đ.
Nội dung bài viết còn
đính kèm tin nhắn được cho là của thầy Đ. gửi, cùng hình ảnh nhạy cảm để gạ gẫm nữ sinh. Sau khi
bài đăng xuất hiện trên mạng xã hội, nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ, bức xúc.
Ngoài ra, một nữ sinh
khác cũng đăng tải nội dung lên nhóm Sinh viên trường Đại học Vinh tố cáo cán
bộ tên Q. của nhà trường có hành vi gạ gẫm khi nữ sinh K65 đến xin công chứng
học bạ. Sau sự việc, Trường Đại học Vinh đã tạm đình chỉ công tác ông Q. để làm
rõ sự việc.
Đại diện Đại học Vinh
khẳng định, sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp
hoặc quy tắc ứng xử với sinh viên.
CỰU
CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN FLC TRỊNH VĂN QUYẾT CHUẨN BỊ HẦU TÒA PHÚC THẨM LẦN THỨ 3
Hoàng An
TPO
- Sau hai lần tạm hoãn do sức khỏe ông Trịnh Văn Quyết không đảm bảo, TAND Cấp
cao sẽ tái mởi lại phiên phúc thẩm vào giữa tháng 6/2025.
Triệu tập cả bị cáo
không có đơn kháng cáo
Dự kiến ngày 17/6,
TAND cấp cao tại Hà Nội mở lại phiên phúc thẩm đối với bị cáo Trịnh Văn Quyết
(cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) cùng 49 đồng phạm trong vụ án "Thao túng thị
trường chứng khoán", "Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản".
HĐXX do Thẩm phán Võ
Hồng Sơn làm chủ tọa và các Thẩm phán Nguyễn Hải Thanh, Hồ Sỹ Hưng. Tính đến
thời điểm hiện tại có gần 50 luật sư đăng ký bào chữa.
Toàn vụ án, có 25 bị
cáo, 134 bị hại và 396 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có đơn kháng cáo.
Đối với 25 bị cáo không có đơn cũng được tòa triệu tập.
Hồi tháng 8/2024,
ông Trịnh Văn Quyết bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 18 năm tù
về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 3 năm tù tội “Thao túng thị trường chứng
khoán”. Tổng cộng, ông lĩnh 21 năm tù giam.
Cùng
hai tội danh với anh trai, bị cáo Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban kế toán Tập
đoàn FLC, bị tuyên tổng 14 năm tù; Trịnh Thị Thúy Nga, cựu Phó tổng giám đốc
Công ty Chứng khoán BOS, lĩnh 8 năm tù; bị cáo Hương Trần Kiều Dung, cựu Phó
Chủ tịch thường trực HĐQT Tập đoàn FLC nhận 8 năm 6 tháng tù giam.
Ở
nhóm bị cáo thuộc cơ quan Nhà nước có ông Trần Đắc Sinh, cựu Chủ tịch HĐQT HOSE
nhận án phạt 6 năm 6 tháng tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành
công vụ”; ông Lê Hải Trà, cựu Ủy viên HĐQT, Phó tổng giám đốc thường trực HOSE
lĩnh 5 năm tù; Trầm Tuấn Vũ, cựu Phó tổng giám đốc, Phó chủ tịch Hội đồng niêm
yết HOSE, 5 năm 6 tháng tù.
Các
bị cáo còn lại nhận các mức phạt thấp nhất 15 tháng tù cho hưởng án treo, cao
nhất đến 11 năm tù giam.
Về
dân sự, ông Trịnh Văn Quyết phải bồi thường cho các nhà đầu tư mua cổ phiếu ROS
là 1.364 tỷ đồng, phải truy nộp số tiền 500 tỷ đồng thao túng chứng khoán. Tổng
số tiền mà ông Quyết phải khắc phục là hơn 1.800 tỷ đồng.
Ông
Trịnh Văn Quyết chủ mưu
Bản
án sơ thẩm xác định, từ tháng 5/2017 - 1/2022, ông Trịnh Văn Quyết chỉ đạo em
gái Huế và Nga, cùng đồng phạm mượn danh nghĩa của nhân viên, người thân, họ
hàng để lập hồ sơ, thủ tục thành lập công ty, mở tài khoản chứng khoán, tài
khoản ngân hàng.
Các
bị cáo sau đó thực hiện chuỗi hành vi thao túng thị trường đối với 5 mã cổ
phiếu là AMD, HAI, GAB, FLC, ART. Sau khi giá cổ phiếu tăng, Trịnh Văn Quyết
chỉ đạo bán cổ phiếu, thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng.
Ngoài
ra, từ năm 2014 đến tháng 9/2016, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo lãnh đạo, nhân viên
Công ty Faros (mã cổ phiếu ROS), các công ty thuộc hệ sinh thái của Tập đoàn
FLC và người thân, họ hàng đứng tên làm cổ đông góp vốn, để thực hiện các thủ
đoạn lập và ký khống hồ sơ góp vốn, qua đó nâng khống vốn điều lệ của Công ty
Faros từ 1,5 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng.
Cũng tại phiên phúc thẩm hồi tháng 3/2025, theo công bố
từ HĐXX, gia đình ông Trịnh Văn Quyết đã khắc phục 976 tỷ đồng.
Khi
tuyên án, cấp sơ thẩm đánh giá ông Trịnh Văn Quyết giữ vai trò chủ mưu tổ chức
thực hiện hành vi phạm tội. Cựu Chủ tịch FLC chỉ đạo mua công ty Faros; nâng
khống vốn; niêm yết cổ phiếu lên sàn chứng khoán bán thu lời bất chính.
Bên
cạnh đó, ông Quyết cũng chỉ đạo thuộc cấp mượn Chứng minh nhân dân để mở tài
khoản chứng khoán; chỉ đạo đặt lệnh mua bán tạo cung cầu giả, thổi giá lên cao
chiếm đoạt tiền nhà đầu tư.
Các
bị cáo Huế; Nga; Hương Trần Kiều Dung, giữ vài trò giúp sức. Trong đó, Huế là
người thực hành phạm tội tích cực nhất, giúp anh trai hưởng lợi bất chính.
HOÃN PHIÊN TÒA PHÚC THẨM VỤ 'RÚT RUỘT CÔNG TRÌNH' CẢI TẠO
ĐƯỜNG Ở ĐỒ SƠN
Nguyễn
Hoàn
TPO - HĐXX phúc thẩm vụ án "Vi phạm quy định về đầu
tư công trình..." xảy ra tại dự án cải tạo tuyến đường Minh Tiến, phường
Minh Đức (quận Đồ Sơn, TP Hải Phòng) đã quyết định hoãn xét xử do vắng bị cáo
và nhiều người liên quan.
Nhiều cán bộ quận Đồ Sơn vắng mặt phiên tòa
Ngày 30/5, TAND Cấp cao
Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án “Vi phạm quy định về đầu tư công
trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”, “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”, xảy ra tại Dự án cải tạo đường Minh Tiến, thuộc phường Minh Đức, quận Đồ
Sơn (Hải Phòng).
Trong vụ án này, bị cáo
Hoàng Thị Bẩy (SN 1972) bị cáo buộc về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”; bị cáo
Đào Văn Nam (SN 1978) và Nguyễn Văn Ngọc (SN 1984, đều là kỹ sư xây dựng) bị
cáo buộc về tội “Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây
dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Tại tòa, HĐXX thẩm tra lý
lịch, bị cáo Đào Văn Nam vắng mặt. Nhiều người liên quan như: bà Bùi Thị Hồng
Vân – nguyên Bí thư Quận ủy Đồ Sơn, ông Trần Khắc Kiên –
Chủ tịch UBND quận Đồ Sơn, ông Nguyễn Quang Dũng – Phó Chủ tịch UBND quận Đồ
Sơn, bà Phạm Thị Như Út – nguyên Chủ tịch UBND phường Minh Đức và nhiều người
liên quan khác vắng mặt.
Cáo trạng thể hiện, tháng
10/2021 UBND quận Đồ Sơn quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư
xây dựng công trình cải tạo đường Minh Tiến (Dự án cải tạo đường Minh Tiến).
Chủ đầu tư là UBND phường
Minh Đức. Công ty CP Tư vấn thiết kế xây dựng Hải Nam (Công ty Hải Nam, Đào Văn
Nam làm Giám đốc) là đơn vị tư vấn quản lý dự án; Công ty CP Tư vấn thiết kế
xây dựng thương mại Quang Long (Công ty Quang Long) do Vũ Thị Lan Anh (vợ Nam
làm Giám đốc) là đơn vị tư vấn giám sát.
Công ty TNHH Trọng Hồng
(Công ty Trọng Hồng, do Nguyễn Văn Trọng làm Giám đốc) là đơn vị thi công dự
án. Tuy nhiên, bị cáo Hoàng Văn Bẩy được xác định là người trực tiếp quản lý,
điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của Công ty Trọng Hồng.
Theo cáo trạng, trong quá
trình thi công dự án, Hoàng Thị Bẩy là người trực tiếp chỉ đạo nhân viên Công
ty Trọng Hồng không thi công một số hạng mục, thi công sai thiết kế đã được phê
duyệt, giảm bớt khối lượng, thay đổi vật tư rẻ tiền hơn…
Nữ bị cáo này đã chỉ đạo
lập hồ sơ quyết toán khống khối lượng thi công và che giấu những việc làm trên
đối với chủ đầu tư, đơn vị giám sát thi công để chiếm đoạt hơn 2,86 tỷ đồng
ngân sách Nhà nước.
Sau khi nhận được tiền
thanh toán thi công, Hoàng Thị Bẩy khai đã chi, chuyển tiền cho các cá nhân
liên quan đến Quận ủy, UBND quận Đồ Sơn. Tuy nhiên, các lần đưa tiền và nhận
tiền trả lại bị cáo không ghi chép sổ sách, không lập văn bản giấy tờ, không có
người chứng kiến.
Trong các buổi đối chất
giữa nữ bị cáo với các cán bộ quận Đồ Sơn, những người liên quan không thừa
nhận chỉ đạo, can thiệp, không gặp, không nhận hoặc trả lại các khoản tiền như
lời khai của bị cáo Hoàng Thị Bẩy.
Ký khống hồ sơ thi công,
giám sát
Cáo trạng cũng thể hiện,
Đào Văn Nam là người trực tiếp quản lý điều hành, chỉ đạo mọi hoạt động của
Công ty Hải Nam (đơn vị tư vấn quản lý) và Công ty Quang Long (đơn vị giám sát
thi công) nhưng không thực hiện, không kiểm tra, đôn đốc theo dõi nhân viên
giám sát, không tham gia nghiệm thu, bàn giao công trình, không tổ chức quản
lý, báo cáo về chất lượng, khối lượng tiến độ.
Bị cáo Nam không thực
hiện hết trách nhiệm, quyền hạn, nhiệm vụ tư vấn quản lý và tư vấn giám sát và
các điều khoản trong hợp đồng ký với chủ đầu tư, gây thiệt hại hơn 2,86 tỷ
đồng.
Còn Nguyễn Văn Ngọc là
giám sát trưởng công trình, biết các nhiệm vụ, nghĩa vụ khi thực hiện giám sát
thi công nhưng đã không kiểm tra, đối chiếu các hạng mục theo thiết kế với thực
tế thi công của nhà thầu trên công trường, không thường xuyên có mặt tại công
trường để thực hiện trách nhiệm dẫn đến không phát hiện vi phạm của đơn vị thi
công.
Bị cáo Ngọc còn bị cáo
buộc ký khống các hồ sơ thi công, giám sát thi công để nhà thầu thanh quyết
toán khống khối lượng, gây thiệt hại hơn 2,86 tỷ đồng.
Đối với bà Phạm Thị Như
Út – nguyên Chủ tịch UBND phường Minh Đức là người đại diện pháp luật của chủ
đầu tư nhưng không kiểm tra, đôn đốc nên không phát hiện việc thi công sai
thiết kế, quyết toán khống khối lượng chiếm đoạt hơn 2,86 tỷ đồng.
Tài liệu điều tra hiện
chưa đủ căn cứ kết luận bà Út thông đồng với đơn vị thi công. Do đó, Cơ quan
CSĐT – Công an TP Hải Phòng đã quyết định tách vụ án, phân công thụ lý giải
quyết nguồn tin về tội phạm, tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý sau.
Nhóm lãnh đạo, nhân viên
Công ty Trọng Hồng, Công ty Quang Long được xác định không được bàn bạc, trao
đổi, thỏa thuận ăn chia khoản tiền nào trong việc không giám sát, thi công sai
thiết kế, quyết toán khống khối lượng nên không đủ căn cứ xử lý.
Nhóm cán bộ thuộc quận Đồ
Sơn, quá trình điều tra, xác minh, ngoài lời khai của Hoàng Thị Bẩy về việc
đưa, nhận các khoản tiền không có tài liệu, chứng cứ nào khác do đó không đủ
căn cứ xác định hành vi đưa, nhận hối lộ.
Tại tòa, bị cáo Hoàng Thị
Bẩy kêu oan, đồng thời ủy quyền luật sư trình HĐXX thêm chứng cứ liên quan tới
vụ án.
Căn cứ đề nghị của đại
diện VKS, HĐXX đã tuyên hoãn xét xử phúc
thẩm vụ án do vắng bị cáo Đào Văn Nam và nhiều người
liên quan, đồng thời lùi thời gian xét xử vào giữa tháng 6.
LOẠT CHỦ TỊCH XÃ 'NHÚNG CHÀM' KHI LỢI DỤNG CHỨC VỤ ĐỂ
TRỤC LỢI
Y
Nhụy
Mới nhất, ngày 31/5, Công an tỉnh Đắk Lắk khởi tố, bắt tạm
giam ông L.V.H.L. (SN 1985) – cựu Chủ tịch UBND xã Ia Rvê, huyện Ea Súp – và bà
N.C.X. (SN 1981) – cựu kế toán ngân sách xã, để điều tra về hành vi lợi dụng chức
vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông L. bị cáo buộc đã chỉ
đạo kế toán lập khống chứng từ, giả mạo chữ ký của những người trong danh sách
tuần tra rừng, nhằm rút tiền ngân sách chi cho việc tiếp khách trong thời gian
chưa có kinh phí hợp pháp.
Hiện vụ án đang được tiếp
tục điều tra, làm rõ.
Chỉ đạo lập khống phiếu
thu tiền bồi thường, nguyên chủ tịch xã ở Bắc Giang Bị bắt
Ngày 30/5, VKSND tỉnh Bắc
Giang phê chuẩn khởi tố, bắt tạm giam ông Phạm Trọng Đường – nguyên Chủ tịch
UBND xã Bắc Lũng, huyện Lục Nam – về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ".
Ông Đường bị cáo buộc đã
chỉ đạo lập khống phiếu thu tiền bồi thường liên quan dự án xây dựng nhà máy
của Công ty TNHH Đức Trung năm 2015, nhằm hợp thức hóa thủ tục cho doanh
nghiệp.
Hành vi này bị xác định
gây thiệt hại hơn 1 tỷ đồng cho ngân sách UBND xã Bắc Lũng. Vụ án đang tiếp tục
được điều tra, làm rõ.
Chủ tịch xã ở Gia Lai bị
khởi tố
Trước đó, ngày 29/5, Công
an tỉnh Gia Lai khởi tố ông Rơ Châm Laoh (SN 1984) – Chủ tịch UBND xã Ia Phí,
huyện Chư Păh – về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Ông Laoh bị xác định liên
đới trách nhiệm trong vụ việc bà Trần Thị Bảy, công chức tài chính – kế toán
xã, lập khống chứng từ, chiếm đoạt hơn 334 triệu đồng thông qua việc mua 36 hóa
đơn.
Ngoài ra, cơ quan điều
tra cũng khởi tố bà Hoàng Thị Hồng Minh, người điều hành hộ kinh doanh, về tội
“Mua bán trái phép hóa đơn”, và ông Đặng Mậu Thảo, công chức Phòng Kinh tế – Hạ
tầng TP Pleiku, về tội “Nhận hối lộ” với 19 lần nhận tiền tổng cộng 71,5 triệu
đồng từ năm 2022–2024.
Hiện các vụ việc đang
được tiếp tục điều tra, mở rộng.
Chủ tịch phường tại Đồng
Nai bị khởi tố, bắt tạm giam vì nhận hối lộ
Ngày 27/5, Công an tỉnh
Đồng Nai khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Thành Dân, Chủ tịch UBND phường Trảng
Dài, TP Biên Hòa cùng 4 cán bộ Tổ Quản lý đô thị phường, gồm Phạm Văn Tú, Trần
Đình Hoài, Trần Đình Hưng và Trần Văn Tuấn, về tội “Nhận hối lộ”.
Cùng bị khởi tố, bắt giam
còn có Nguyễn Bá Thanh và Nguyễn Văn Vinh, hai đối tượng bị điều tra về hành vi
“Môi giới hối lộ”.
Cơ quan điều tra xác
định, Thanh và Vinh đã nhận tiền từ người dân có nhu cầu xây dựng trái phép
trên đất nông nghiệp, rồi đưa cho các cán bộ đô thị để “làm ngơ”, không kiểm
tra, xử lý vi phạm.
Hiện cơ quan công an đã
khám xét nơi làm việc và nơi ở của các bị can để phục vụ công tác điều tra.
Chủ tịch xã ở Hà Nội nhận
hối lộ
Chiều 5/5, Công an TP Hà
Nội khởi tố 3 cán bộ xã Tự Nhiên (huyện Thường Tín) về tội nhận hối lộ. Đáng
chú ý, trong số 3 bị can này có Chủ tịch UBND xã Nguyễn Xuân Phiến, Phó Chủ
tịch Nguyễn Văn Phích và cán bộ địa chính Trần Thị Thu Trang.
Cùng bị điều tra còn có
Nguyễn Văn Thăng, Trưởng cụm dân cư số 5, với vai trò môi giới hối lộ.
Từ tháng 11/2024 đến nay,
nhóm này đã nhận tổng cộng 412 triệu đồng từ người dân để "tạo điều
kiện" xây dựng trái phép công trình kiên cố trên đất nông nghiệp. Riêng
Thăng bị cáo buộc nhận giúp 320 triệu đồng làm trung gian.
Hiện vụ án đang tiếp tục
được điều tra, làm rõ.
APPLE XÓA HƠN 9.000 ỨNG DỤNG TỪ VIỆT NAM
Lưu Quý
https://vnexpress.net/apple-xoa-hon-9-000-ung-dung-tu-viet-nam-4893624.html
Các nhà phát triển Việt
Nam đứng thứ ba toàn cầu về số ứng dụng bị xóa, với hơn 9.000, phần lớn do có
hành vi gian lận.
Apple công bố Báo cáo minh bạch App Store 2024, cho thấy
trong năm qua, nền tảng đã gỡ bỏ hơn 82.000 ứng dụng vi phạm chính sách hoặc do
yêu cầu từ các chính phủ.
Trong số đó, Trung Quốc và Mỹ có nhiều ứng dụng bị gỡ
nhất, với số lượng lần lượt là 12.900 và 11.400. Việt Nam đứng thứ ba trong
danh sách với 9.664 ứng dụng bị xóa năm qua. Đây là con số lớn nhất tại Việt
Nam trong ba năm Apple ra báo cáo. Trước đó, có 5.064 ứng dụng bị xóa vào 2023
và 8.462 vào 2022, ngược với xu hướng giảm của các thị trường còn lại.
Những ứng dụng bị ảnh hưởng phần lớn do vi phạm Thỏa
thuận cấp phép dành cho nhà phát triển. Trong đó, nguyên nhân phổ biến là vi
phạm hướng dẫn thiết kế tác động đến trải nghiệm người dùng và vi phạm thỏa
thuận do gian lận.
Theo Thỏa thuận cấp phép chương trình nhà phát triển
Apple (Apple Developer Program License Agreement - DPLA), các ứng dụng có thể bị
gỡ khỏi App Store nếu không tuân theo nguyên tắc như: gian lận hoặc thao túng đánh
giá, xếp hạng; xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; phân phối trái phép phần mềm của
Apple; chứa nội dung không phù hợp như bạo lực, khiêu dâm; sử dụng sai mục đích
công cụ, dịch vụ Apple; không đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng, hoặc vi phạm pháp
luật hiện hành, đặc biệt là về quyền riêng tư và bảo vệ dữ liệu người dùng. Đây
là những căn cứ pháp lý để Apple xử lý triệt để hành vi làm ảnh hưởng đến hệ
sinh thái App Store.
Với các nhà phát triển từ
Việt Nam, lỗi liên quan đến thiết kế đã giảm, trong khi lý do gian lận tăng
mạnh lên hơn 8.747 ứng dụng. Việt Nam cũng đứng đầu thế giới về số ứng dụng bị
xóa bởi nguyên nhân này, cao hơn Trung Quốc (7.003) và Pakistan (4.270).
Theo quy định, Apple cấm
nhà phát triển thực hiện hành vi gian lận, cạnh tranh không lành mạnh, như đánh
giá giả, đặt tên ứng dụng dễ gây nhầm lẫn, chiếm dụng tên ứng dụng, hay lừa dối
người dùng về giá, tính năng. Hành vi làm gián đoạn hoạt động của App Store,
TestFlight, Xcode Cloud... cũng bị coi là vi phạm. Xếp theo thể loại, các ứng
dụng của nhà phát triển Việt bị xóa nhiều nhất là Tiện tích (2.615), Games
(2.388) và Giải trí (1.318).
Apple không đưa ra nguyên
nhân khiến số lượng tăng mạnh. Tuy nhiên theo một số chuyên gia, điều này do
thị trường làm ứng dụng ở Việt Nam đang tăng trưởng nóng, dẫn đến việc tạo ra
số lượng ứng dụng lớn, nhưng cũng có nhiều sản phẩm chất lượng kém. "Những
nước có nhiều ứng dụng bị xóa nhất thường có ngành công nghiệp phần mềm mạnh,
như Mỹ, Trung Quốc, Ấn Độ", một chuyên gia cho hay. "Những đợt thanh
lọc như vậy sẽ giúp nhà phát triển nghiêm túc hơn với sản phẩm của họ".
Theo thống kê tháng 4 của
công ty phân tích Sensor Tower, Việt Nam là một trong những thị trường hàng đầu
trong nền kinh tế ứng dụng toàn cầu, đứng top 3 thế giới về số lượt tải với hơn
5,6 tỷ lượt. Ước tính hơn 1.000 nhà phát hành và hơn 100.000 người Việt đang
làm trong lĩnh vực này.
Đây là năm thứ ba Apple
đưa ra báo cáo minh bạch về kho ứng dụng của mình, sau vụ kiện năm 2019. Khi
đó, các nhà phát triển cáo buộc Apple lấy hoa hồng 30% quá cao, khiến họ không
còn lợi nhuận. Vụ kiện được dàn xếp năm 2021, trong đó Apple phải chi 100 triệu
USD hỗ trợ nhà phát triển nhỏ, đồng thời cung cấp thống kê hàng năm liên quan
đến kho ứng dụng.
So với 2023, báo cáo mới
cho thấy số ứng dụng bị xóa đã giảm mạnh từ 116.117 xuống 82.509. App Store
hiện có hơn 1,96 triệu ứng dụng với hơn 51,7 triệu nhà phát triển đăng ký.
Trung bình mỗi tuần, kho thu hút 813 triệu lượt truy cập, 839 triệu lượt tải app.
Năm qua, họ nhận hơn 7,77 triệu lượt gửi app lên duyệt và đã từ chối 1,9 triệu
lần.
NGƯỜI TÁT NỮ NHÂN VIÊN Y TẾ Ở NGHỆ AN BỊ TẠM GIỮ
Đức
Hùng
https://vnexpress.net/nguoi-tat-nu-nhan-vien-y-te-o-nghe-an-bi-tam-giu-4893609.html
Trần Tuấn Anh khai việc tát điều dưỡng An tại Bệnh viện Hữu nghị
Đa khoa Nghệ An là hành động bột phát chứ không có mâu thuẫn từ trước.
Ngày 3/6,
Tuấn Anh, 32 tuổi, trú xã Nghi Kim, TP Vinh, đang bị Công an tỉnh Nghệ An tạm
giữ hình sự để điều tra hành vi gây rối trật tự công cộng.
Tuấn Anh có bố 53 tuổi, vào Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
điều trị từ đêm 31/5. Trong lúc làm thủ tục nhập viện cho bố tại Khoa Cấp cứu,
Tuấn Anh không chấp hành yêu cầu ra khu vực chờ bên ngoài theo quy định, có lời
lẽ xúc phạm, lăng mạ, dọa nạt điều dưỡng Nguyễn Thị An, 29 tuổi.
Theo xác minh ban đầu của nhà chức trách, anh ta không nghe giải
thích của điều dưỡng An, lớn tiếng chửi bới và vươn qua quầy, tát vào mặt chị.
Sự việc chỉ dừng lại khi lực lượng bảo vệ can thiệp.
Chị An bị văng kính, má trái sưng đau..., đang điều trị tại Khoa
Phẫu thuật thần kinh cột sống.
Theo báo cáo của bệnh viện, bố của Tuấn Anh sau khi đến cấp cứu
đã được thăm khám, điều trị theo phác đồ. Đến rạng sáng 1/6, ông đã đỡ đau
bụng, các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường. Người nhà xin làm thủ
tục cho ông xuất viện.
Theo khảo sát của Bộ Y tế, phần lớn các vụ bạo lực nhắm vào nhân
viên y tế xảy ra tại các bệnh viện tuyến tỉnh và huyện, với 70% nạn nhân là bác
sĩ, 15% điều dưỡng. Hôm 12/5, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện triển khai biện pháp đảm bảo an ninh,
có phương án phòng ngừa ứng phó với tình huống gây rối, hành hung nhân viên y
tế.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nạn bạo hành y bác sĩ chủ yếu do bệnh
nhân cùng người nhà gây ra. Ước tính 8-38% nhân viên y tế bị hành hung ít nhất
một lần trong đời.
Thanh Ly tổng hợp
No comments:
Post a Comment