Đối Thoại Điểm Tin ngày 01 tháng 06 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
BBC
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào – Bài 8: Gánh gánh gồng gồng - di sản văn hóa
Những người phụ nữ
giúp phế truất tổng thống Hàn Quốc nhưng rồi bị lãng quên
Vụ án Phúc Sơn: Vai
trò của 'lãnh đạo cấp trên' và số phận ông Võ Văn Thưởng
Sự kháng cự
thầm lặng và nỗi sợ ở những khu vực Ukraine bị Nga chiếm đóng
Đột phá trong điều
trị ung thư: Thuốc miễn dịch giúp tăng gấp đôi thời gian sống sót
Triều Tiên và Hàn
Quốc chiến tranh ngầm, Kim Jong-un có thể đang thắng thế
Dự án 1 tỷ USD
Trump Tower tại Việt Nam có thể khởi công vào năm sau
50 năm sau chiến
tranh, Việt Nam đã thực sự có tự do, dân chủ?
Hoa Kỳ và Trung
Quốc tranh vị trí thống trị khi các lãnh đạo gặp nhau tại Đối thoại Shangri-La
Vũ khí kinh hoàng
mới đang thay đổi cục diện chiến trường Ukraine
Một gia đình cứu
sống và cưu mang trẻ mồ côi trong Chiến tranh Việt Nam
Khí cười chết người
nhưng hợp pháp: cơn nghiện ở Mỹ
Việt Nam cấm ấn bản
The Economist về ông Tô Lâm, báo chí gỡ bài
Trung Quốc đem oanh
tạc cơ tân tiến nhất tới Hoàng Sa
Việt Nam 'gửi thông
điệp mâu thuẫn' khi đầu tư bộn tiền vào các dự án khí đốt
Việt Nam được mất
gì khi VinSpeed muốn 'cống hiến', phương án THACO có gì khác?
Cựu Vụ phó Bộ Công
Thương bị cáo buộc nhận hối lộ 14,2 tỷ để mua nhà
ASEAN cảnh giác
trước thuế quan của Mỹ và tăng cường hợp tác với Trung Quốc
Bộ Công an đề
xuất dự thảo Luật Dẫn độ, số phận bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn sẽ ra sao?
Chuyến đi Việt Nam
của ông Macron có gì đáng chú ý?
Pháp, Việt Nam và
ảo tưởng chiến lược: Ai cần ai giữa gọng kìm Mỹ - Trung?
Việt Nam 'phá rào'
để tăng tốc dự án tỷ đô của Trump Organization tại Hưng Yên
50 năm Kết thúc
Chiến tranh: Bộ Chính trị và quyết định tiếp tục chiến tranh sau Hiệp định
Paris
Nhật Bản, Mỹ, Úc, Philippines cùng bày tỏ quan ngại về Trung Quốc
Bóng đá : Paris Saint-Germain lần đầu tiên vô địch UEFA
Champions League
Tổng thống Mỹ thông báo sẽ tăng thuế nhập khẩu thép và nhôm lên
50%
Israel ra tối hậu thư, yêu cầu Hamas chấp nhận đề xuất ngừng bắn
nếu không muốn bị xóa sổ
Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ : Trung Quốc “chuẩn bị sử dụng vũ lực” ở
châu Á
Chiến tranh drone : Nga trút bão lửa xuống Ukraina để khỏa lấp
thất bại trên chiến trường
Elon Musk : Ngôi sao vụt tắt trên chính trường Hoa Kỳ
Sáng
tác của Bee Gees : Những phiên bản hoà âm mới
Nga
bác đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ về hội nghị thượng đỉnh tay ba Putin-Zelensky-Trump
Mỹ: Một tòa án tạm thời khôi phục các mức thuế « đối ứng » mà tổng
thống Trump ban hành
Nhà Trắng: Israel đã chấp nhận đề xuất của tổng thống Mỹ về ngừng
bắn ở Gaza
Sabrina Carpenter - “Ngắn gọn và ngọt ngào”
Đối
thoại Shangri-La: Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Hegseth sẽ cố trấn an các đồng minh
châu Á
Cuộc thử sức với chính trị không thành công của tỷ phú Elon Musk
Liệu nhân dân tệ có thể soán ngôi đôla ?
Mỹ: Một tòa án chặn các mức thuế đối ứng mà tổng thống Trump ban
hành
Ukraina sẵn sàng đàm phán tiếp với Nga nếu Matxcơva nêu trước các
điều kiện hòa bình
Lãnh đạo quân đội Thái Lan và Cam Bốt gặp nhau sau vụ đọ súng tại
vùng biên giới
(NHK) -
Trung Quốc: Gia đình nạn nhân Thiên An Môn đòi công lý. Gia đình của những người thiệt mạng
trong cuộc đàn áp biểu tình ủng hộ dân chủ tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc
Kinh, thủ đô Trung Quốc, đã kêu gọi sự thật phải được tiết lộ vào đúng ngày kỷ
niệm 36 năm xảy ra vụ thảm sát ngày 04/06/1989. Những người mẹ Thiên An Môn,
một nhóm do người thân của các nạn nhân thành lập, đã công bố trên mạng một
kiến nghị có chữ ký của 108 người, cho biết một số thành viên của nhóm đã chết
trong năm qua và kêu gọi mọi người hãy nhớ đến "nỗi đau mà họ đã phải chịu
đựng trong suốt 36 năm qua". Kiến nghị kêu gọi chính phủ Trung Quốc tiến
hành một cuộc điều tra công bằng về vụ thảm sát Thiên An Môn, công khai danh
sách đầy đủ những người thiệt mạng và bồi thường cho các nạn nhân và gia đình
họ, đồng thời yêu cầu chính phủ truy tố những người chịu trách nhiệm.
(RFI) -
Hồng Kông : Bốn nhà hoạt động dân chủ được trả tự do sau hơn 4 năm ngồi tù. Những người này đã được phóng
thích vào hôm qua, 30/05/2025, sau khi bị bắt vì tội gây nguy hiểm cho an ninh
quốc gia. Họ nằm trong số 47 nhà hoạt động ủng hộ dân chủ bị bắt giữ và truy tố
hồi đầu năm 2021, theo luật an ninh quốc gia mới mà Bắc Kinh áp đặt tại đặc khu
hành chính này. Vào tháng 11/2024, 45 trong số các bị cáo đã bị kết án 4 -
10 năm tù giam. Phiên tòa này được coi là một bước ngoặt trong cuộc đàn áp
phong trào dân chủ tại Hồng Kông.
(NHK) -
Nhật Bản và Mỹ đồng ý tổ chức các cuộc thảo luận về thuế quan trước thượng đỉnh
G7. Trong cuộc hội
đàm hôm qua, 30/05/2025, tại Washington với bộ trưởng Tài Chính và bộ trưởng
Thương Mại Hoa Kỳ, bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản, ông Akazawa Ryosei, đã
kiên quyết yêu cầu phía Hoa Kỳ xem xét lại các biện pháp thuế quan đang áp dụng
đối với Nhật Bản. Kết thúc cuộc gặp, bộ trưởng Nhật Bản hoan nghênh hai bên đã
có các cuộc thảo luận thẳng thắn và mang tính xây dựng. Trong khi đó, bộ trưởng
Tài Chính Mỹ Scott Bessent nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc giải quyết các
biện pháp thuế quan và phi thuế quan cũng như tăng cường đầu tư, đồng thời
khẳng định nhu cầu hợp tác "để giải quyết các vấn đề an ninh kinh tế
và các vấn đề khác cùng quan tâm".
(France
24) - Ukraina ra lệnh sơ tán 11 làng ở vùng Soumy trước nguy cơ bị Nga oanh
tạc. Tổng
cộng, người dân ở 20 địa phương trong vùng đang phải sơ tán để tránh bom đạn
của Nga. Trong khi đó, hôm nay 31/05/2025, Nga thông báo đã chiếm thêm được 1
làng (làng Vodolagy) ở vùng Soumy, sát biên giới với Nga.
(Le
Monde) - Thụy Điển tăng cường kiểm tra giám sát để chống hạm đội tàu ma của Nga
ở biển Baltic. Trong
thông cáo ra hôm nay 31/05/205, chính phủ Thụy Điển cho biết sẽ thiết lập từ
ngày 01/07 các quy định mới nhằm thắt chặt kiểm soát tàu nước ngoài, một biện
pháp nhắm vào hạm đội tàu ma của Nga ở biển Baltic. Thủ tướng Thụy Điển Ulf
Kristersson cho biết biện pháp này « nhấn mạnh sự hiện diện mạnh mẽ của
Thụy Điển tại Biển Baltic, điều này tự nó có tác dụng răn đe ». Các tàu
của hạm đội tàu ma của Nga thường xuyên bị châu Âu cáo buộc là cố ý hoặc
vô tình làm hỏng cáp ngầm, đồng thời gây ra mối đe dọa về môi trường. Vào ngày
20/05, Liên Âu đã thông qua các biện pháp trừng phạt thứ 17 đối với Nga, chủ
yếu nhắm vào gần 200 tàu ma của nước này.
(AFP) -
Nga: Vợ góa của nhà đối lập Navalny lập kênh truyền hình “vì tự do ngôn
luận”. Bà
Yulia Navalnaya, vợ góa của nhà đối lập Nga nổi tiếng Alexei Navalny, sẽ cùng
với tổ chức phi chính phủ Phóng viên không biên giới (RSF) cho ra mắt một kênh
truyền hình từ Paris, để thúc đẩy "quyền tự do ngôn luận ở Nga", như
là một hình thức tưởng nhớ chồng bà. Theo thông báo của RSF hôm qua,
30/05/2025, kênh truyền hình "Tương lai của nước Nga" sẽ được phát
sóng qua gói truyền hình vệ tinh Svoboda, phủ sóng gần như toàn bộ lãnh thổ
Nga. Lễ ra kênh truyền hình sẽ diễn ra vào ngày 04/06, đúng ngày sinh nhật 49
tuổi của Alexei Navalny. Yulia Navalnaya đã tiếp nối cuộc đấu tranh của
chồng bà, kẻ thù không đội trời chung của tổng thống Nga Vladimir Putin. Ông
Nalvany đã chết một cách bí ẩn vào tháng 02/2024 tại một trại giam xa xôi vùng
Bắc Cực, nơi ông đang thọ án tù 19 năm vì "chủ nghĩa cực đoan".
(RFI) -
Bầu cử tổng thống Ba Lan : « Cuộc trưng cầu dân ý về hướng đi tương
lai của Ba Lan ». Ngày mai 01/06/2025, tại Ba Lan diễn ra bầu cử tổng thống. Kết
quả được dự báo sẽ rất sít sao, giữa hai đối thủ là đô trưởng Vacxava, Rafal
Trzaskowski, chủ trương thân châu Âu, và Karol Nawrocki, một sử gia có tư tưởng
dân tộc, bảo thủ. Hôm qua 30/05 là ngày cuối cùng của chiến dịch tranh cử tổng
thống, với nhiều cuộc tập hợp của cả hai phe để thuyết phục những cử tri còn
đang lưỡng lự. Cùng với bầu cử tổng thống Rumani, bầu cử tổng thống Ba Lan được
xem là những cuộc bầu cử quan trọng ở Trung Âu trong nửa đầu năm 2025. Trả
lời RFI Pháp ngữ, giáo sư đại học Sorbonne, Krzysztof Soloch, một chuyên gia về
Ba Lan, nhận định cuộc bầu cử này có thể được coi là một « cuộc trưng cầu
dân ý về hướng đi tương lai của Ba Lan », « với một bên là Ba Lan
theo chủ nghĩa tự do và ủng hộ châu Âu, bên kia là Ba Lan bảo thủ, có tư tưởng
chủ quyền quốc gia, duy trì các chính sách truyền thống và giữ khoảng cách với
Liên Hiệp Châu Âu ».
(AFP) -
Israel không muốn các bộ trưởng Ả Rập đến thăm Cisjordanie. Một quan chức Israel hôm nay tuyên bố
nước ông "sẽ không hợp tác" với chuyến thăm của các bộ trưởng ngoại
giao Ả Rập đến vùng Cisjordanie, sau khi một nguồn tin ngoại giao Ả Rập Xê Út
cho biết ngoại trưởng của vương quốc vùng Vịnh này sẽ đến Ramallah vào ngày
mai. Israel vẫn kiểm soát biên giới và không phận của vùng lãnh thổ Palestine
bị chiếm đóng này, nghĩa là các nhà ngoại giao nước ngoài phải được Israel chấp
thuận mới được vào. Trong tuần, Israel đã tuyên bố xây dựng một "nhà nước
Israel của người Do Thái" ở Cisjordanie và thành lập 22 khu định cư mới
của Israel trên lãnh thổ mà họ đã chiếm đóng từ năm 1967. Những khu định cư này
bị coi là bất hợp pháp chiếu theo luật pháp quốc tế.
(AFP) -
Tòa án Tối cao Hoa Kỳ cho phép chính quyền Trump thu hồi tình trạng pháp lý của
hơn nửa triệu người nhập cư. Những người này vốn được tới định cư tại Mỹ theo chương trình
đặc biệt được thiết lập dưới thời người tiền nhiệm Joe Biden. Theo đó, 532.000
người đến từ bốn quốc gia Venezuela, Cuba, Nicaragua và Haiti có thể cư
trú tại Mỹ trong vòng hai năm vì vấn đề nhân quyền nghiêm trọng tại quê hương
của họ. Chính quyền tổng thống Trump đã chấm dứt quy chế này vào tháng Ba nhưng
một thẩm phán liên bang ở Boston đã đình chỉ quyết định của tổng thống vào
tháng Tư. Đến hôm qua, 30/05/2025, Tòa án Tối cao Hoa Kỳ, với đa số thẩm phán
theo đường lối bảo thủ, đã dỡ bỏ lệnh đình chỉ của thẩm phán nói trên và mang
tới một chiến thắng pháp lý cho tổng thống Trump.
(AFP) -
La Habana phản đối Hoa Kỳ can dự vào công việc nội bộ của Cuba. Bộ Ngoại Giao Cuba hôm qua,
30/05/2025, thông báo đã triệu tập đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ tại La
Habana, Mike Hammer, để cảnh báo rằng “ông không thể sử dụng
quyền miễn trừ ngoại giao để che đậy những hành động vi phạm chủ quyền và trật
tự nội bộ của Cuba.” Trong những tháng gần đây, ông Hammer đã đến thăm nhà
của những người bất đồng chính kiến, những người bảo vệ nhân quyền, người thân
của những người biểu tình bị cầm tù, các nhà báo độc lập và các nhà lãnh đạo
tôn giáo tại Cuba. Đại diện ngoại giao của Hoa Kỳ cũng mời bất kỳ người Cuba
nào muốn đối thoại với ông viết email cho ông, và ông đã gặp gỡ nhiều người
trong số họ.
(AFP) -
S&P không thay đổi điểm tín nhiệm về nợ của Pháp. Cơ quan xếp hạng tín nhiệm S&P của
Mỹ hôm qua, 30/05/2025, đã giữ nguyên điểm tín nhiệm về của Pháp ở mức AA-, có
triển vọng tiêu cực, nghĩa là có thể bị hạ cấp. S&P không đưa ra bình luận
nào. Bộ Kinh Tế Pháp thì "đã ghi nhận" quyết định nói trên và cũng
không cung cấp thêm thông tin chi tiết. Vào ngày 28/02 vừa qua, S&P đã thêm
triển vọng tiêu cực vào điểm AA- của Pháp, một phần là do tài chính công đang
"chịu áp lực".
(AFP) -
Pháp : Hơn 83.000 người đang bị giam nhốt trong tù, con số cao chưa từng
có. Đây là số tù nhân tại Pháp ngày 01/05/2025. Theo số liệu bộ Tư Pháp công bố hôm
31/05, số tù nhân đã vượt 125,3% so với khả năng giam giữ của các nhà tù. Tại
20 nhà tù, số tù nhân cao hơn 200% số chỗ theo quy định, các tù nhân phải nằm
cả dưới đất. Theo bộ trưởng Tư pháp Gérald Darmanin, tình trạng quá tải trong
nhà tù có hại cho tất cả mọi người, trước hết là các tù nhân và cho các quản
giáo, do nguy cơ mất an ninh và bạo lực. Bộ trưởng Darmanin đề nghị xây thêm
các nhà tù để đảm bảo điều kiện giam giữ.
(RFI) -
Tỷ lệ hút thuốc tại Pháp đang ở mức “thấp kỷ lục trong lịch sử”. Theo số liệu được cơ quan quan sát về ma
túy và chất gây nghiện OFDT của Pháp đưa ra hôm qua, 30/05/2025, lượng
thuốc lá bán ra tại các cửa hàng đã giảm 11,5% trong năm 2024 so với năm
2023, đồng thời OFDT lưu ý rằng mức giảm này diễn ra đều đặn trong nhiều năm
qua. Cơ quan này cũng nhấn mạnh thêm rằng “chưa đến ¼ số người 18 - 75
tuổi cho biết hút thuốc hằng ngày”. Đây là tỷ lệ thấp nhất từng được ghi
nhận kể từ năm 2000.
(AFP) -
Đi du lịch hoang dã tại châu Phi, một du khách bị sư tử cắn chết. Cảnh sát địa phương tại vùng tây bắc
Namibia hôm qua, 30/05/2025, cho biết nạn nhân là một người đàn ông 59 tuổi
đang nghỉ dưỡng tại một khu lều trại sang trọng ngoài thiên nhiên. Ông bị sư tử
tấn công khi rời lều để đi vệ sinh. Những du khách khác sau đó đã cố gắng dọa
con vật bỏ đi nhưng người đàn ông đã thiệt mạng.
(AFP) -
Cháy rừng: Thêm một tỉnh của Canada ban bố tình trạng khẩn cấp. Saskatchewan (miền tây Canada) là tỉnh
thứ hai của Canada hôm thứ năm 29/05/2025 ban bố tình trạng khẩn cấp do cháy
rừng, sau Manitoba (miền trung), nơi chính quyền địa phương đã ra lệnh sơ tán
17.000 người vào ngày hôm trước.
TIN
TỨC: CHỦ NHẬT 01.06.2025
1. CỰU TNLT HUỲNH TRƯƠNG
CA LẠI BỊ CÔNG AN SÁCH NHIỄU VÌ THỰC THI QUYỀN TỰ DO BIỂU ĐẠT
Ngày 31/5/2025, công an thị trấn Thường Thới Tiền (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng
Tháp) lại gửi giấy mời ông Huỳnh Trương Ca đến trụ sở cơ quan này vào ngày 3/6
để thẩm vấn.
Lý do được nêu trong giấy mời, ngoài việc “ghi bản nhận xét hàng tháng” đối với
người bị quản chế, ông Huỳnh Trương Ca còn phải gặp đại diện của Phòng PA02 -
Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, để trả lời
các câu hỏi liên quan đến “một số vấn đề trên mạng xã hội”.
Đây là lần thứ 2 trong vòng hơn 4 tháng, cựu TNLT này bị công an mời lên trụ sở
làm việc về quyền tự do biểu đạt. Lần trước, như đài ĐLSN loan tin, vào ngày
24/1/2025, ông Ca bị công an thị trấn Thường Thới Tiền gửi giấy mời nhưng ông
đã phải làm việc với những viên an ninh cao cấp của tỉnh Đồng Tháp.
Ông Huỳnh Trương Ca, 55 tuổi, thành viên nhóm “Phổ biến Hiến Pháp”, bị bắt
tháng 9 năm 2018 với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước” và bị kết án 5 năm
6 tháng tù giam, 3 năm quản chế.
2. BỘ trưỞng QuỐc phòng Hoa KỲ-NhẬt BẢn gẶp mẶt bên lỀ
ĐỐi thoẠi Shangri-La, cam kẾt thúc đẨy an ninh mẠng
Trong bối cảnh các mối đe dọa an ninh mạng
ngày càng tăng, hai đồng minh Mỹ-Nhật Bản cam kết hợp tác cùng ứng phó, nhất là
khi Nhật Bản vừa ban hành chính sách mới liên quan đến lĩnh vực này.
Bộ
trưởng Quốc phòng Nhật Bản Gen Nakatani và người đồng cấp Mỹ Pete Hegseth ngày
31/5 đồng ý tăng cường hợp tác an ninh mạng, sau khi Nhật Bản ban hành luật cho
phép chính phủ giám sát các hoạt động liên lạc trực tuyến trong bối cảnh các
mối đe dọa mạng ngày càng gia tăng.
Sau
cuộc hội đàm tại Singapore, ông Nakatani không nêu rõ liệu người đồng cấp
Hegseth có yêu cầu Nhật Bản chi trả nhiều hơn cho quốc phòng hay không. Tổng
thống Mỹ Donald Trump coi hiệp ước an ninh lâu đời với Nhật Bản là thiếu công
bằng và phiến diện.
Bộ
trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Mỹ gặp nhau bên lề Đối thoại Shangri-La, diễn ra
trong 3 ngày từ ngày 30/5 tại Singapore. Đây là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên
giữa hai bên kể từ tháng 3 tại Tokyo.
Vào
tháng 5, Nhật Bản đã ban hành luật trình bày các biện pháp "phòng thủ
không gian mạng chủ động" nhằm ngăn chặn trước các cuộc tấn công mạng, cho
phép cảnh sát và Lực lượng Phòng vệ đối phó với các mối đe dọa bằng cách truy
cập và vô hiệu hóa các máy chủ nguồn.
3. NgoẠi trưỞng Iran khẲng đỊnh đỒng
ý quan điỂm vỚi MỸ vỀ vũ khí hẠt nhân
Ngoại trưởng Iran, Abbas Araghchi, ngày 31/5 tuyên bố
rằng Iran coi vũ khí hạt nhân là "không thể chấp nhận được", một quan
điểm tương đồng với Mỹ, trong bối cảnh các cuộc đàm phán hạt nhân đang diễn ra
căng thẳng. Ông nhấn mạnh, Iran không thể cho phép làm giàu uranium quá 1%,
điều mà Mỹ cho là không thể chấp nhận. Iran và Mỹ hiện đang đàm phán về một
thỏa thuận hạt nhân mới thay thế thỏa thuận cũ mà Tổng thống Donald Trump đã
rút lui vào năm 2018.
Mặc dù có bất đồng về chương trình làm giàu uranium của
Iran, với Mỹ yêu cầu ngừng ngay, Tehran khẳng định đó là quyền hợp pháp theo
Hiệp ước Không phổ biến Vũ khí Hạt nhân. Trước đó, Tổng thống Trump cho biết
các cuộc đàm phán với Iran đang diễn ra tốt đẹp và cảnh báo Thủ tướng Israel
Netanyahu không nên tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran, vì điều này sẽ không
thích hợp vào thời điểm hiện tại. Israel từng đe dọa hành động quân sự sau các
cuộc tấn công vào hệ thống phòng không của Iran.
4. Thái Lan đóng cỬa 6 trẠm kiỂm
soát biên giỜi và 10 cỬa khẨu tẠm thỜi vỚi Campuchia
Thái Lan chuẩn bị đóng cửa 6 trạm kiểm soát
biên giới và 10 cửa khẩu tạm thời với Campuchia, bao gồm cả các điểm du lịch
Preah Vihear và Ta Muen Thom.
Trang Nationthailand.com dẫn
một báo cáo từ các cơ quan an ninh ngày 31/5 cho biết sau cuộc đụng độ giữa
quân đội Thái Lan và Campuchia gần Chong Bok, tỉnh Ubon Ratchathani ngày 28/5,
một làn sóng đã bùng nổ trên mạng xã hội Campuchia, với những lời kêu gọi tẩy
chay rộng rãi mọi sản phẩm của Thái Lan như một hình thức trả đũa.
Các
quan chức an ninh Thái Lan bày tỏ lo ngại về sự an toàn của các cộng đồng địa
phương dọc biên giới, đặc biệt là những người tham gia vào hoạt động buôn bán
xuyên biên giới.
Do
sự cố này, một cuộc họp khẩn cấp đã được triệu tập để thông báo về việc đóng
cửa tất cả các trạm kiểm soát biên giới dọc biên giới Thái Lan-Campuchia, bao
gồm 6 cửa khẩu biên giới cố định và 10 cửa khẩu tạm thời nằm ở các tỉnh
Sisaket, Surin, Sa Kaeo, Chanthaburi, Trat, Ubon Ratchathani và Buriram.
Hai
điểm du lịch là đền Preah Vihear tỉnh Sisaket và Ta Muen Thom ở tỉnh Surin cũng
tạm thời bị đóng cửa.
VNTB – Quốc tế Thiếu nhi và những đứa trẻ
đường phố
VNTB – Công an Hưng Yên diễn trò “bốc thăm
kê khai tài sản”
VNTB – CSVN phát động chiến dịch đánh tư
sản để lấy tiền nuôi cộng sản
VNTB – Trật tự thế giới đang đổ vỡ: Khi cả
Mỹ lẫn Trung cùng xét lại luật chơi
01/06/1974: Bác sĩ Heimlich công bố kỹ
thuật cứu nạn nhân bị hóc nghẹn
Trump tấn công Harvard gây lo ngại ở Trung
Quốc
Đột phá thể chế hướng đến Việt Nam 204501/06/2025
TACO
gà mái01/06/2025
Đôi
điều về “một ông quan to” từng học ở CHDC Đức01/06/2025
Ngày
1-6-1975: Lệnh gọi “học tập cải tạo”, một vết chém cay nghiệt!31/05/2025
Khi
cái xấu, cái ác được bảo kê31/05/2025
Việc
làm luật cần mang tinh thần duy lý thực dụng31/05/2025
Tham
ô và nhận hối lộ là tội ác lớn nhất!31/05/2025
Tinh
gọn thủ tục hành (là) chính trong xây dựng31/05/2025
Âm
mưu giết người qua cuộc hẹn hò mù quáng? Kẻ ném bom của Putin có thể đã sa vào
“bẫy mật ong”31/05/2025
Tác
phẩm điêu khắc Thúy Kiều và nỗi nhục quốc thể30/05/2025
Phúc
Lai – Về cuộc chiến tranh của Putler ở Ukraine ngày 31/05/2025
Hiếu
Lam Giang – Thị trường vàng bị quyền lực ngầm thao túng khủng khiếp
Dương
Quốc Chính - Deal thuế với Mỹ
Văn
Công Hùng – Ghi chép ngày 31.05.2025
Phó
Đức An - Chạm vào linh hồn Paris trên du thuyền sông Seine
Võ
Khánh Tuyên – Báo chí bây giờ
Từ
Nguyên Thạch - Bạn nhớ gì về ngày 31-05 ?
Tiểu
Vũ – Câu chuyện bi tráng đằng sau tục lệ Tết Đoan Ngọ
Mai
Quốc Ấn – Gỡ trùng vây bất công
Dương
Quốc Chính – Tinh gọn thủ tục hành (là) chính trong xây dựng
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Khi cái xấu-ác được bảo kê 01/06/2025
Lịch sử – Biện chứng – và quyền
được tự vấn 01/06/2025
Vàng và thói độc quyền 31/05/2025
Hình như ông Nguyễn Thiện Nhân
nhầm?! 31/05/2025
Những cử tri trẻ đã giúp đưa
Trump vào Nhà Trắng như thế nào 31/05/2025
Quốc tế đồng loạt kêu gọi trả
tự do cho nhà báo Phạm Đoan Trang 30/05/2025
Vì sao chưa có luật về đảng? 30/05/2025
Nghị quyết 68: Để chính sách
mới không ‘đi vào vết xe cũ’ 30/05/2025
Cách mạng cho ai? 29/05/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
1
BỊ CAN TỬ VONG Ở TRẠI TẠM GIAM GIA LAI, GIA ĐÌNH, NHÂN CHỨNG NÓI GÌ?
Trước sự xuyên tạc của nhiều trang mạng về
nguyên nhân tử vong của một bị can trong trại tạm giam Đức Cơ (Gia Lai), nhân
chứng và gia đình bị can đã lên tiếng.
Ngày 31/5, Công an tỉnh Gia Lai đã thông tin
về nguyên nhân tử vong của một bị can tại phân trại tạm giam khu vực Đức Cơ,
thuộc Trại tạm giam Công an tỉnh. Người tử vong là bị can Phạm Xuân Tràng (34
tuổi), trú xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ. Bị can Tràng tử vong khi đang bị tạm giam
để điều tra về tội "Tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy".
Theo cơ quan công an, sau khi vụ việc xảy ra,
người nhà bị can Tràng đã sử dụng điện thoại để livestream trên mạng xã hội,
đồng thời có những bình luận sai sự thật, gây hiểu lầm. Một số người sử dụng
clip trên để cắt ghép, công kích, xuyên tạc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật
tự.
Bị can Siu Hiếp (SN 2003, trú xã Ia Dom, huyện
Đức Cơ) - người ở cùng buồng giam với bị can Tràng cho biết, sáng hôm đó sau
khi nhận xôi, hai người vừa ăn sáng vừa nói chuyện vui vẻ. Ăn sáng xong thì Siu
Hiếp đi vào phòng ngủ, còn Tràng ở bên ngoài chơi.
“Đến giờ ăn cơm, tôi dậy thì thấy anh Tràng đã
treo cổ nên la lên. Biết tin, cán bộ đến cắt dây, đưa đi cấp cứu. Sau đó, tôi
nghe tin anh Tràng đã tử vong”, Siu Hiếp nói.
Ông Hoàng Danh Thăng (SN 1980, trú thị trấn
Đức Cơ; cậu ruột của bị can Tràng) thông tin, khi nghe tin Tràng mất ở Bệnh
viện huyện Đức Cơ, tinh thần ông hoảng loạn nên đưa máy lên quay, không nhận
thức được đúng hay sai.
Về việc quay video đăng tải lên mạng xã hội,
ông Thăng lý giải, do các cấp chính quyền có mặt hơi muộn làm cho gia đình nóng
ruột. Tuy nhiên sau đó, nhiều cán bộ đã đến bệnh viện để xác minh, làm rõ
nguyên nhân cái chết của Tràng.
Theo ông Thăng, sau khi video của mình được
đăng tải lên mạng xã hội, một số trang mạng đã xuyên tạc vụ việc với những nội
dung sai sự thật, không đúng thực tế, khiến nhiều người chưa hiểu biết vụ việc
vẫn chia sẻ trang mạng đó.
Sau khi nắm được bản chất vụ việc, thay mặt
gia đình, ông Thăng đã gửi lời cảm ơn cơ quan chính quyền huyện Đức Cơ đã có
mặt đông đủ, nhiệt tình giúp gia đình.
Ông Thăng cũng khuyên mọi người nên thật bình
tĩnh trước sự việc, nhờ cơ quan chính quyền gần nhất đến xử lý. Công dân Việt
Nam phải biết xem xét, cân nhắc trước thông tin từ các trang mạng xuyên tạc,
nhằm bảo vệ bản thân, gia đình và xã hội.
ĐỀ
NGHỊ TRUY TỐ CỰU PHÓ CHÁNH ÁN TAND CẤP CAO TẠI ĐÀ NẴNG VÀ 22 BỊ CAN
Theo kết luận điều tra, 23 bị can trong vụ án
đã thực hiện 18 vụ việc đưa, nhận hối lộ, môi giới hối lộ liên quan đến các
hoạt động xét xử, kiểm sát và thi hành án.
Cơ quan điều tra của VKSND Tối cao ban hành
kết luận điều tra, đề nghị truy tố 23 bị can trong vụ án đưa, nhận hối lộ và
môi giới hối lộ xảy ra tại TAND Cấp cao tại Đà
Nẵng và các tỉnh thành liên quan.
Trong số các bị can, ông Phạm Việt Cường (cựu
Phó Chánh án TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) bị đề nghị truy tố về tội Nhận hối lộ.
Ông Lê Phước Thạnh (cựu Phó Viện trưởng Viện
kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại, VKSND Cấp cao tại Đà Nẵng);
Nguyễn Huy Cẩn (cựu Phó Chánh tòa dân sự, TAND tỉnh Vĩnh Phúc); bà Nguyễn Thị
Nga (cựu Phó trưởng Phòng Giám đốc kiểm tra về dân sự, lao động, kinh doanh
thương mại TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) bị đề nghị truy tố về tội Môi giới hối lộ.
Ngoài ra, một số bị can khác từng là chánh án,
thẩm phán, thư ký, kiểm sát viên, thẩm tra viên, chấp hành viên, luật sư cũng
bị đề nghị truy tố về các tội Môi giới hối lộ, Đưa hối lộ.
Theo kết luận điều tra, 23 bị can trong vụ án
đã thực hiện 18 vụ việc đưa, nhận hối lộ, môi giới hối lộ liên quan đến các
hoạt động xét xử, kiểm sát và thi hành án.
Bị can Phạm Việt Cường với vai trò là thẩm
phán được phân công xét xử phúc thẩm và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự,
kinh doanh thương mại theo thủ tục giám đốc thẩm đã nhận hối lộ tổng cộng 770
triệu đồng trong 3 vụ việc.
Cụ thể, ông Cường đã nhận 400 triệu đồng của
bà Nguyễn Thị Thu Hà để chấp nhận đơn đề nghị kháng nghị giám đốc thẩm của
người này đối với bản án dân sự phúc thẩm số 83/2002/DS-PT của TAND TP Đà Nẵng
và quyết định kháng nghị giám đốc số 13/QĐ-VKS-DS ngày 16/1/2023 của VKSND Cấp
cao 2.
Bị can Cường nhận 150 triệu đồng của Nguyễn
Thị Minh Phương để giải quyết đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
đối với bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 01/2021/KDTM-PT của một công
ty tại TAND Cấp cao 2.
Cựu phó Chánh án TAND Cấp cao tại Đà Nẵng còn
nhận 220 triệu đồng của Nguyễn Thị Minh Phương để xét xử phúc thẩm giảm nhẹ
hình phạt cho 2 bị cáo Phạm Văn Dũng, Phạm Thành Chung (bản án hình sự phúc
thẩm số 337/2023/HS-PT ngày 25/8/2023 của TAND Cấp cao 2).
Hành vi của ông Cường bị cho là đã phạm vào
tội "Nhận hối lộ", quy định tại khoản 3, Điều 354, Bộ luật Hình sự
với tình tiết tăng nặng là phạm tội 2 lần trở lên.
Theo cơ quan điều tra, do quen biết với bà
Nguyễn Thị Nga nên ông Lê Phước Thạnh đã liên hệ với bà Nga để giúp ông Dương
Anh Sơn liên hệ và đưa 2,9 tỷ đồng cho bà Nga với mục đích nhờ bà này
liên hệ với các cán bộ có thẩm quyền tại TAND Tối cao kháng nghị theo thủ tục
giám đốc thẩm đối với bản án kinh doanh thương mại phúc thẩm số 01/2021/KDTM-
PT ngày 9/3/2021 của TAND tỉnh Khánh Hòa.
Bà Nga với chức vụ được phân công là Phó
trưởng Phòng Giám đốc kiểm tra thuộc TAND Cấp cao 2 đã lợi dụng việc có nhiều
mối quan hệ quen biết để nhận tiền làm cầu nối trung gian cho các bị cáo, bị
án, đương sự hoặc người quen với những người có thẩm quyền giải quyết vụ án,
nhằm giúp cho các bị cáo, bị án hoặc đương sự trong các vụ án hình sự, dân sự,
kinh doanh thương mại được xét xử theo hướng có lợi.
Bà Nga đã nhận môi giới tổng số tiền
hơn 6,8 tỷ đồng.
TỪNG
BỊ KẺ LẠ MẶT CHÉM HỤT, NGƯỜI TỐ CÔNG TY CP BÁN THỊT BẨN NÓI GÌ?
V.Đức - C.Xuân/Công an Nhân dân
Ông L.Q.N (ngụ thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ
Xuyên, tỉnh Sóc Trăng) từng làm việc tại công ty cổ phần chăn nuôi CP Việt Nam
(gọi tắt là Công ty CP), phụ trách mảng thịt heo bộ phận gia công.
00:10/04:16
Người tố Công ty CP bán
thịt heo bẩn từng bị chém hụt Người tố Công ty CP bán thịt heo bẩn từng bị chém hụt
Để có thêm thông tin, chúng tôi đã gặp ông
L.Q.N. Ông L.Q.N cho biết bắt đầu vào làm việc (thử việc) tại công ty năm 2021,
năm 2022 được nhận vào làm việc chính thức. Ban đầu, ông N được phân công làm
việc tại cửa hàng Freshop của Công ty trên đường Lê Hồng Phong, phường 3, TP
Sóc Trăng. Khoảng 3 tháng sau, đơn vị chuyển ông về cửa hàng Freshop Mỹ Xuyên,
đường Triệu Nương, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên.
“Vào cuối năm 2022, đầu năm 2023, tôi và một
số người phát hiện công ty trà trộn heo bệnh, gà bệnh đưa về cửa hàng cho nhân
viên bán, nên tôi phản ánh với ông B.X.P, Giám đốc chi nhánh Hậu Giang nhưng
ông này không xử lý. Ngược lại, ông còn chỉ đạo cho nhân viên lóc thịt ra bán
rẻ cho người làm lạp xưởng. Với xúc xích đã hết hạn sử dụng, ông C.T.P, Phó
giám đốc kinh doanh chi nhánh Hậu Giang kêu nhân viên tháo bỏ nhãn mác, bán cho
những người bán dạo các loại xúc xích chiên, chả chiên…", ông N kể lại. Theo
ông L.Q.N, khi báo cho Giám đốc chi nhánh Hậu Giang nhưng không được xử lý, ông
N báo cho ông L.V.B.T (Giám đốc khu vực) cũng không được xử lý.
Sau những lần phản ánh đó, vào một buổi tối,
ông N bị 2 người bịt khẩu trang, chạy xe gắn máy dùng dao tấn công ngay trước
cửa hàng Freshop Mỹ Xuyên. Rất may ông N chạy thoát. Sau đó, lãnh đạo cấp cao
của công ty xuống gặp ông N và cho biết sẽ xử lý nội bộ.
Khi chúng tôi hỏi vì sao phát hiện vụ việc từ
năm 2022 mà đến cuối tháng 5/2025 mới phản ánh vụ việc đến cơ quan chức năng,
ông N nói: “Khi phát hiện vụ việc, tôi đã phản ánh với lãnh đạo cấp cao và lãnh
đạo đã xuống tận nhà nói để xử lý nội bộ. Tôi nghĩ lãnh đạo đã nói như vậy thì
chắc chắn sẽ xử lý được nhưng qua một thời gian theo dõi tôi thấy lãnh đạo
không tổ chức điều tra hoặc xử lý sai phạm, cũng không tổ chức xác minh, không
liên hệ với tôi về xử lý sai phạm...".
Chiều 30/5, Đoàn kiểm tra liên ngành của tỉnh
Sóc Trăng tiến hành kiểm tra cửa hàng thực phẩm C.P thuộc Công ty C.P Việt Nam
tại đường Triệu Nương, thị trấn Mỹ Xuyên, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng sau
thông tin phản ánh trên MXH về việc Công ty C.P chế biến lợn bệnh bán ra thị
trường.
Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh
Sóc Trăng Lâm Minh Hoàng cho biết qua kiểm tra, đoàn nhận thấy điểm bán an toàn
vệ sinh thực phẩm, thịt heo có đóng dấu của thú y, nhìn bên ngoài không thấy sử
dụng chất bảo quản để ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Điểm bán có giấy
nhập hàng và xuất hàng đầy đủ, có hóa đơn rõ ràng. Liên quan đến thông tin
trên, trưa 30/5, ông Lê Hoàng Chương, Giám đốc truyền thông công ty C.P Việt
Nam đã ký thông cáo báo chí để thông tin về sự việc. Theo đó, nội dung thông
báo khẳng định, các thông tin từ tài khoản Facebook "Jonny Lieu" và
tài khoản "Ngân Tech" là bịa đặt, sai sự thật nhằm mục đích bôi nhọ,
gây thiệt hại cho công ty.
C.P Việt Nam cho biết đang khẩn trương phối
hợp với các cơ quan chức năng làm rõ, xử lý theo đúng quy định để bảo vệ quyền
lợi hợp pháp của công ty và xử lý nghiêm hành vi vu khống, bịa đặt. C.P Việt
Nam khẳng định tất cả hình ảnh kèm theo các bài viết đều không rõ ràng về nguồn
gốc, thời gian và không phải là hình ảnh sản phẩm của công ty C.P Việt Nam.
"Chúng tôi khẳng định các sản phẩm của
công ty tuân thủ các quy trình kiểm soát về thú y và chất lượng sản phẩm nghiêm
ngặt, đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm. Trước sự việc này, Công ty đang khẩn
trương phối hợp với các cơ quan chức năng để làm rõ và xử lý theo đúng quy định
pháp luật để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Công ty và để xử lý nghiêm khắc hành
vi vu khống, bịa đặt", văn bản của C.P Việt Nam nêu rõ.
NHIỀU CỰU CÁN BỘ TÒA ÁN, KIỂM SÁT
VIÊN BỊ ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ TRONG ĐƯỜNG DÂY 'CHẠY ÁN'
Hoàng
An
TPO - Bị can Phạm Việt Cường (cựu Phó Chánh án
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) bị đề nghị truy tố với cáo buộc nhận hối lộ tổng số
tiền 770 triệu đồng. Cùng vụ án, có nhiều bị can là cựu kiểm sát viên, cán bộ
tòa án, luật sư bị cáo buộc có hành vi 'môi giới hối lộ'.
Cơ quan điều tra Viện
KSND Tối cao vừa ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố bị can Phạm Việt Cường (cựu Phó Chánh án TAND Cấp cao tại Đà
Nẵng) về tội “Nhận hối lộ”.
17 bị can, gồm: Lê
Phước Thạnh (cựu
Phó Viện trưởng Viện kiểm sát án hành chính, kinh doanh thương mại, Viện KSND
Cấp cao tại Đà Nẵng); Nguyễn Thị Nga (cựu Phó phòng Giám đốc kiểm tra thuộc
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng); Nguyễn Huy Cẩn (cựu Phó Chánh Tòa dân sự, TAND tỉnh
Vĩnh Phúc); Nguyễn Thị Minh Phương (cựu Trưởng phòng hành chính tư pháp, TAND
Cấp cao tại Đà Nẵng); Trịnh Ninh Bình (cựu Trưởng phòng Giám đốc kiểm tra 1,
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng); Nguyễn Hữu Thanh (cựu Phó trưởng phòng 2, Viện KSND
tỉnh Đắk Lắk); Tô Thành Trung (cựu Chấp hành viên Chi cục THADS TP Buôn Ma
Thuột); Ngô Văn Nam (cựu thẩm phán TAND TP Huế); Bùi Thị Phương (thư ký thuộc
Chi cục THADS huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị); Nguyễn Đình Bảo (Trưởng Văn phòng
luật sư Đình Bảo); Phạm Thanh Cường (Giám đốc Công ty Bất động sản Hoàng Hà);
Đỗ Đăng Thủy (lái xe Viện KSND huyện Buôn Đôn); Dương Quốc Thi; Trần Văn Lợi;
Võ Trường Giang; Hoàng Thị Sung (đều lao động tự do) bị đề nghị truy tố tội
“Môi giới hối lộ”.
Trong khi đó, bị can
Nguyễn Xuân Hưng (nguyên Chánh án TAND huyện Đắc Đoa, Gia Lai); Hoàng Kiến An
(Giám đốc Công ty TNHH Hoàng Xuân Thiết); Nguyễn Tiến Vy, Nguyễn Tiến Dũng,
Nguyễn Thị Thu Hà (lao động tự do), bị cáo buộc có hành vi “Đưa hối lộ”.
Bị can Nguyễn Ngọc Anh
(luật sư Công ty TNHH Anh Huy Luật) bị đề nghị truy tố cả 2 tội “Môi giới hối
lộ” và “Đưa hối lộ”. Cựu phó chánh án nhận 770 triệu đồng trong 3 vụ án
Theo kết luận, nhóm bị
can trong vụ án thực hiện 18 vụ đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ liên
quan các hoạt động xét xử, kiểm sát, thi hành án. Riêng ông Phạm Việt Cường là
thẩm phán được phân công xét xử phúc thẩm và giải quyết các vụ án hình sự, dân
sự, kinh doanh thương mại theo thủ tục giám đốc thẩm.
Cơ quan điều tra xác
định, ông Phạm
Việt Cường đã
lợi dụng vai trò này, nhận hối lộ tổng cộng 770 triệu đồng trong 3 vụ án.
Vụ thứ nhất, ông Cường
nhiều lần nhận tổng 400 triệu đồng của bị can Nguyễn
Thị Thu Hà (là nguyên đơn
trong vụ tranh chấp đất đai tại Đà Nẵng). Sự việc sau đó
giải quyết không thành công, bà Hà làm đơn tố cáo, kèm theo các file ghi âm về
quá trình trao đổi, giao dịch với ông Cường. Khi điều tra, cả hai đều khai nhận
hành vi phạm tội.
Vụ thứ hai, ông Cường
nhận 220 triệu đồng để xét xử phúc thẩm giảm nhẹ hình phạt cho 2 bị cáo Phạm
Văn Dũng, Phạm Thành Chung. Hai bị cáo này năm 2023, bị TAND tỉnh Gia Lai xét
xử sơ thẩm tuyên Chung 12 năm tù, Dũng 7 năm tù cùng tội "Giết người".
Sau án sơ thẩm, Dũng
và Chung có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Người thân của hai bị cáo đến
TAND Cấp cao tại Đà Nẵng để nộp đơn, tài liệu.
Tại đây, người thân
hai bị cáo gặp bị can Nguyễn Thị Minh Phương (Trưởng phòng Hành chính tư pháp
thuộc TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) nên nhờ giúp. Phương đồng ý, yêu cầu chi 300
triệu đồng.
Do biết ông Cường được
phân công làm thẩm phán chủ tọa phiên tòa phúc thẩm vụ án này nên Phương đến
gặp, nhờ và được ông Cường đồng ý. Phương chuyển khoản 220 triệu đồng vào tài
khoản của ông Cường, giữ lại 80 triệu đồng hưởng lợi cá nhân.
HĐXX phiên phúc thẩm
do ông Cường làm chủ tọa đã tuyên giảm cho hai bị cáo mỗi người 2 năm tù.
Vụ thứ ba, ông Cường
nhận 150 triệu đồng của bị can Nguyễn Thị Minh Phương để giải quyết đơn đề nghị
kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm với bản án kinh doanh thương mại phúc
thẩm của Công ty K-Homes tại TAND cấp cao tại Đà Nẵng.
Đối với bị can Nguyễn
Thị Nga (cựu Phó phòng Giám đốc kiểm tra thuộc TAND Cấp cao tại Đà Nẵng) bị quy
kết tham gia 10 vụ môi giới hối lộ, với tổng số 6,8 tỷ đồng. Bà Nga quen biết
nhiều người và đã lợi dụng các mối quan hệ để nhận tiền, làm cầu nối trung gian
cho các bị cáo, bị án, đương sự hoặc người quen kết nối đến những người có thẩm
quyền giải quyết vụ án.
CỰU CÁN BỘ HẢI QUAN ĂN
CHIA HỐI LỘ, 'NHẮM MẮT BỎ QUA' 13.376 CONTAINER GỖ LẬU
'Ông trùm' gỗ lậu đã chi
hơn 8,1 tỉ đồng 'bôi trơn' cho nhóm cựu cán bộ Chi cục Hải quan Cảng 2. Số tiền
này được phân chia theo phần trăm, từ cựu cán bộ tiếp nhận hồ sơ cho tới cựu
chi cục trưởng.
Viện
KSND tối cao mới đây đã ban hành cáo trạng truy tố 22 bị can
trong vụ án buôn lậu gỗ cực lớn, liên quan
đến Công ty TNHH sản xuất thương mại quốc tế Tài Lộc (Công ty Tài Lộc) và Chi
cục Hải quan Cảng 2 (Hải Phòng).
Ông Nguyễn Tài Lộc (cựu
giám đốc) và Ngô Quang Tuyên (cựu kế toán trưởng của Công ty Tài Lộc) được xác
định đã sử dụng hàng chục pháp nhân, lập khống bảng kê lâm sản, khai báo gian dối khối lượng và đơn giá, nhằm buôn lậu
13.376 container gỗ ván bóc, với tổng giá trị hơn 1.814 tỉ đồng, thu lợi bất
chính hơn 210 tỉ đồng.
Để đường dây buôn lậu nói
trên có thể diễn ra trong suốt thời gian dài (2021 - 2024), cơ quan công tố xác
định có sự tiếp tay của hàng loạt cựu lãnh đạo, cán bộ thuộc Chi cục Hải quan
Cảng 2, thông qua việc nhận tiền "chi ngoài" hơn 8,1 tỉ đồng từ phía
Công ty Tài Lộc.
Mặc cả tiền hối lộ
Cáo trạng cho thấy, dù
đứng tên kế toán trưởng nhưng Ngô Quang Tuyên mới là "ông trùm" đứng
sau nhóm Công ty Tài Lộc. Trong số 210 tỉ đồng thu lợi bất chính, Tuyên hưởng
đến 90%, Lộc hưởng 10% còn lại.
Theo cáo trạng của Viện
KSND tối cao, tháng 4.2022, Tuyên thuê Nguyễn Quang Long làm nhân viên chuyên
thực hiện dịch vụ hải quan tại cảng. Long chủ động liên hệ, đề xuất với cán bộ
hải quan tiếp nhận tờ khai hải quan. Long ra điều kiện "bôi trơn"
100.000 đồng/tờ khai và 800.000 đồng/container, đổi lại phía doanh nghiệp sẽ
được tạo điều kiện thông quan nhanh và bỏ qua việc khai báo gian dối về khối
lượng.
Sau khi thống nhất, Long
nói lại chủ trương và được Tuyên, Lộc đồng ý. Cán bộ hải quan cũng báo cáo cấp
trên và được Tô Thị Thu Hương, cựu Phó đội trưởng Đội Thủ tục, "gật
đầu". Hai bên đều "bật đèn xanh", mỗi tháng, Long sẽ tổng hợp,
báo cáo số tiền để Tuyên chuyển khoản. Long sử dụng tiền này để "chi
ngoài" cho các cán bộ hải quan.
Tháng 5.2023, cán bộ hải
quan làm việc với Long chuyển công tác, người mới đảm nhận thay. Khi bàn giao
công việc, cả hai nói rõ với nhau về việc nhận tiền từ nhóm Công ty Tài Lộc.
Cựu Phó đội trưởng Tô Thị Thu Hương cũng trực tiếp yêu cầu người mới tiếp tục
thực hiện như bấy lâu nay.
Khoảng 2 tháng sau, Long
gặp cán bộ hải quan, đề nghị giảm tiền thông quan từ 800.000 đồng xuống 600.000
đồng/container, vì mức chi như cũ sẽ không cạnh tranh, thu hút được khách hàng.
Do không có thẩm quyền,
cán bộ hải quan báo lại cho Hương và được cựu Phó đội trưởng Đội Thủ tục đồng
ý. "Toàn bộ quá trình thay đổi khai báo về khối lượng và tiền thông quan
đều được Hương báo cáo Đội trưởng Đặng Hoàng Lân", cáo trạng nêu.
Ngoài sai phạm nêu trên,
các cựu công chức và lãnh đạo Chi cục Hải quan Cảng 2 còn nhận tiền để bỏ qua
các sai phạm trong việc kiểm tra thực tế hàng hóa của nhóm Công ty Tài Lộc.
Các doanh nghiệp này có
92 tờ khai hải quan được hệ thống phân luồng kiểm tra mức 3 (luồng đỏ). Để được
thông quan nhanh, giảm chi phí lưu kho, Long đặt vấn đề và được cán bộ hải quan
đồng ý "ưu ái".
Khi kiểm tra thực tế, bộ
phận kiểm hóa không thực hiện đầy đủ, đúng quy trình theo tỷ lệ kiểm tra; không
cân hàng để xác định khối lượng; chỉ mở container ra xem, không lấy đầy đủ hàng
hóa ra để kiểm tra; không trưng cầu giám định mà yêu cầu doanh nghiệp tự trưng
cầu giám định...
Ăn chia theo tỷ lệ phần trăm
Kết quả điều tra đến nay xác định, số tiền nhận từ nhóm Công ty
Tài Lộc được phân chia cho hàng loạt lãnh đạo, cán bộ Chi cục Hải quan Cảng 2,
tùy vị trí thấp hay cao.
Trong đó, cán bộ tiếp nhận, giải quyết tờ khai hải quan hưởng
toàn bộ 100.000 đồng/tờ khai và 15% tiền thông quan. 85% tiền thông quan còn
lại nộp về cho cựu Phó đội trưởng Tô Thị Thu Hương.
ÔNG ĐỒNG NAI TREO CỔ
CHẾT TRƯỚC LÚC ĐI THỤ ÁN 2 NĂM TÙ
Copyright: Nguoi Viet News, Inc.
https://www.nguoi-viet.com/viet-nam/ong-dong-nai-treo-co-chet-truoc-luc-di-thu-an-2-nam-tu/
ĐỒNG NAI, Việt Nam (NV) – Nhà chức trách tỉnh Đồng Nai xác nhận
ông Trần Anh Tú, 49 tuổi, ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, treo cổ chết trước giờ
bị bắt buộc đi thụ án hai năm tù với cáo buộc “cố ý gây thương tích.”
Theo báo Dân Trí hôm 31 Tháng Năm, ông Tú được cho tại ngoại và
được thông báo vào lúc 1 giờ trưa 30 Tháng Năm phải đi tù.
Gia đình tổ chức đám tang ông Trần Anh Tú cạnh căn nhà mái lá.
(Hình: Xuân Đoàn/Dân Trí)
Vào nửa giờ trước thời điểm này, bà Nguyễn Thị Thu Cúc, 73 tuổi,
mẹ ông Tú, đi chợ về, phát giác con trai chết trong tư thế treo cổ tại nhà.
Hồi Tháng Chín năm ngoái, ông Tú bị Công An Huyện Nhơn Trạch
khởi tố về tội danh “cố ý gây thương tích” nhưng cho tại ngoại hậu tra từ thời
điểm đó đến nay.
Đến ngày 24 Tháng Ba, Tòa Án Huyện Nhơn Trạch mở phiên xử sơ
thẩm kết án bị cáo Tú hai năm tù.
Trong vụ án này còn có bị cáo Trần Anh Tài, 43 tuổi, em ruột ông
Tú, bị kết án sáu năm tù, và bị cáo Nguyễn Chánh Tính, 20 tuổi, con riêng của
vợ ông Tài, bị tuyên một năm rưỡi tù với cùng tội danh “cố ý gây thương tích.”
Ông Tú và anh Tính nhận được thông báo đi thụ án tù cùng lúc.
Trong một vụ khác xảy ra gần đây, báo Thanh Niên hồi giữa Tháng
Năm cho hay, hai thi thể đàn ông được phát giác tại một bãi đất trống trong con
hẻm trên đường Phạm Văn Sáng, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Sài Gòn, và một
phòng trọ gần đó.
Vào đêm 13 Tháng Năm, một người đàn ông được nhìn thấy nằm gục
tại bãi đất trống trong tình trạng thoi thóp do bị đâm nhiều vết thương.
Khi công an có mặt tại hiện trường, người đàn ông đã tử vong.
Theo lời một số người dân trong khu vực, trước lúc vụ án mạng
xảy ra, họ nghe thấy hai người đàn ông cãi nhau to tiếng.
Khi kiểm tra hành chính nhà trọ gần đó, công an nhận thấy một
căn phòng khóa trái cửa có dấu hiệu khả nghi.
Phá cửa vào trong, nhà chức trách phát giác người đàn ông thuê
trọ tại đây đã thiệt mạng trong tư thế treo cổ.
Kết quả điều tra sơ bộ cho rằng nghi can đâm chết người đàn ông
ở bãi đất trống rồi quay về phòng trọ treo cổ tự sát.
Công an lấy lời khai người dân trong con hẻm trên đường Phạm Văn
Sáng, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh, Sài Gòn, nơi người đàn ông gục chết để
điều tra. (Hình: Trần Kha/Thanh Niên)
Hôm 15 Tháng Năm, công an xác định nguyên nhân vụ án mạng là do
mâu thuẫn trong lúc nhậu.
Báo Thanh Niên dẫn điều tra ban đầu cho biết, giữa ông H. (45
tuổi) và ông K. (35 tuổi) có quen biết nhau từ trước. Ngày 13 Tháng Năm, ông H.
và ông K. rủ nhau đi nhậu thì nảy sinh mâu thuẫn, sau đó được mọi người can
ngăn nên cả hai ra về.
Khuya cùng ngày, ông K. chạy xe gắn máy đến phòng trọ của ông H.
để nói chuyện, giải quyết mâu thuẫn. Tại đây, hai bên tiếp tục cự cãi, ông H.
dùng hung khí đâm ông K.
Bị tấn công, ông K. lái xe gắn máy bỏ chạy thì ngã xuống ruộng
nước ven đường nhỏ. Lúc này, ông K. bỏ lại xe, chạy bộ thêm một đoạn đến khu
đất trống phía sau khu dân cư thì gục xuống, tử vong. Về phần ông H., sau khi
gây án đã khóa cửa phòng trọ và treo cổ tự tử. (N.H.K) [qd]
BỊ CAN ‘TREO CỔ CHẾT’
Ở GIA LAI, NGƯỜI THÂN PHẢI ‘CẢM ƠN CÁC CẤP CHÍNH QUYỀN’
Copyright: Nguoi Viet News, Inc.
GIA LAI, Việt Nam (NV) – Công An Gia Lai tuyên bố bị can Phạm
Xuân Tràng chết trong trại tạm giam là do “treo cổ,” và trên mạng xã hội có
“hiểu lầm, bình luận sai sự thật” về sự việc.
Theo báo Tuổi Trẻ hôm 31 Tháng Năm, bị can Tràng, 34 tuổi, ở
huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai, bị tạm giam tại phân trại khu vực Đức Cơ của trại
tạm giam Công An Gia Lai, với cáo buộc “tổ chức sử dụng chất ma túy.”
Trại tạm giam Công An Gia Lai. (Hình: VOV)
Thông báo của công an cho biết, bị can Tràng ở cùng buồng giam
với bị can Siu Hiếp, 22 tuổi.
Vài giờ trước lúc xảy ra sự việc, hai bị can được phát xôi và
được cho là “nói chuyện vui vẻ.”
Một lát sau, bị can Hiếp đi ngủ, lúc thức dậy thì đã thấy bị can
Tràng treo cổ và ông này được xác nhận thiệt mạng.
Cũng theo thông báo của Công An Gia Lai, ông Hoàng Danh Thăng,
45 tuổi, cậu ruột của bị can Tràng, nhận được cuộc gọi báo thi thể cháu mình
đang để ở nhà xác của bệnh viện Đức Cơ.
Ông Thăng đến đó quay video clip và phát “livetream” trên mạng
xã hội.
Công An Gia Lai sau đó cáo buộc rằng video clip của ông Thăng bị
các thế lực “xuyên tạc” và nhà chức trách xác nhận rằng bị can Phạm Xuân Tràng
chết trong trại tạm giam là do “treo cổ.”
Cùng thời điểm, bài đăng của ông Thăng trên trang cá nhân viết:
“…Nay gia đình tôi đã được các cơ quan có thẩm quyền vào điều tra sự việc. Hiện
tại chưa có kết quả những phần nào đó làm cho gia đình tôi cảm thấy yên tâm
hơn.”
Tiếp đó, ông Thăng “nhắc nhở mọi người đừng lấy video của tôi
xuyên tạc với nội dung sai sự thật” và “xin chân thành cảm ơn tới các cấp chính
quyền đã giúp đỡ gia đình tôi.”
Bị can Phạm Xuân Tràng là cái tên mới nhất trong danh sách các
bị can hoặc tù nhân chết bất minh tại đồn hoặc trại tạm giam công an các địa
phương.
Chỉ một vài vụ trong số này được “xử lý nghiêm minh” khi người
nhà các nạn nhân kiên trì đi đòi công lý.
Bài đăng trên mạng xã hội của cậu ruột bị can Phạm Xuân Tràng.
(Hình: Chụp qua màn hình)
Theo một bản tin của báo Người Lao Động hồi cuối Tháng Hai, bị
cáo Lê Hữu Tùng, thượng úy Đội Cảnh Sát Hình Sự Công An Huyện Đức Linh, tỉnh
Bình Thuận, lãnh chín năm tù, với cáo buộc dùng nhục hình với một nghi can trộm
chó.
Đồng phạm của bị cáo Tùng là Võ Phi Thành, sinh viên tập sự tại
đồn công an nêu trên, bị kết án bảy năm tù.
Cáo trạng vụ án cho hay, vào lúc rạng sáng 2 Tháng Chín, 2023,
nghi can BVH, 28 tuổi, ở huyện Đức Linh bị công an tuần tra phát giác chạy xe
gắn máy không biển số, chở một bao tải đựng xác hai con chó.
Khi bị đưa về đồn, nghi can H. không khai báo, nên bị bị cáo Lê
Hữu Tùng dùng tay véo vào tai, dùng còng số 8 còng tay vào ghế trước khi treo
ông này lên cửa sổ.
Nghi can bị Tùng tát nhiều cái vào mặt và bị bị cáo Võ Phi Thành
dùng gậy cao su đánh nhiều phát vào mông và đùi dẫn đến thiệt mạng ngay tại
đồn.
Bản án nêu trên được tuyên sau khi Hội Đồng Xét Xử phiên tòa
nhận định, hành vi của hai bị cáo Tùng và Thành “xâm hại đặc biệt nghiêm trọng
đến tính mạng người khác” và “làm ảnh hưởng đến danh dự của lực lượng công
an.” (N.H.K) [qd]
No comments:
Post a Comment