Wednesday, August 14, 2024

Đối Thoại Điểm Tin ngày 14 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Mỹ phê duyệt gói vũ khí trị giá 20 tỷ USD dành cho Israel, gồm máy bay chiến đấu

Việt Nam tăng nhập khẩu than tới 30% trong tháng 7, đạt mức cao nhất trong 13 tháng

‘Người hùng Olympic’ của Philippines nhận thưởng hậu hĩnh

Phương Tây ngập ngừng về các biện pháp mới nhằm vào TT Venezuela Maduro

HRW kêu gọi Hà Nội trả tự do cho nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến

Bộ Ngoại giao Trung Quốc không nói rõ về khả năng Tổng Bí thư Tô Lâm thăm Bắc Kinh

Tài xế Canada bị khởi tố vì chở lậu 10 người Việt Nam vào Mỹ bằng xe đầu kéo container

Quan chức Philippines: ‘Thỏa thuận tạm thời’ với Trung Quốc về Bãi Cỏ Mây sẽ được xem xét lại nếu cần

Hàn Quốc, Mỹ sẽ tập trận thường niên về tên lửa và các mối đe dọa mạng của Triều Tiên

Ukraine cho biết vẫn đang tiến quân vào khu vực Kursk của Nga

 

RFA

HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Nguyễn Chí Tuyến

Tân TBT Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản 'dở dang' của người tiền nhiệm thế nào? (Phần bốn)

Tân TBT Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản 'dở dang' của người tiền nhiệm thế nào? (Phần ba)

Tân TBT Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản 'dở dang' của người tiền nhiệm thế nào? (Phần hai)

Tân Tổng bí thư Tô Lâm sẽ tiếp tục di sản 'dở dang' của người tiền nhiệm thế nào? (Phần một)

Ông Thích Chân Quang chưa tốt nghiệp trung học mà có bằng tiến sĩ theo cách nào?

Công an sao phải mua tin vi phạm giao thông từ dân?

Sao Bộ Công an phải đề xuất giảm tiền phạt về mức nồng độ cồn?

Việt Nam và Trung Quốc xem xét kết quả phối hợp kiểm soát, quản lý biên giới

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhận kỷ luật cảnh cáo của Bộ Chính trị ĐCSVN

Cựu nhân viên Sân bay Nội Bài nhận tiền giúp chuyển ngà voi, sừng tê chịu án tù

Bộ GD-ĐT và ĐH Luật Hà Nội lên tiếng vụ TT Thích Chân Quang có bằng tiến sỹ mà chưa tốt nghiệp bổ túc văn hóa

Bộ Công an yêu cầu EVN cung cấp hồ sơ các nhà máy điện gió, điện mặt trời

Trung tâm Điều độ Hệ thống Điện Quốc gia được chuyển từ EVN về Bộ Công Thương

Việt Nam xuất khẩu xăng dầu mạnh sang Thái Lan trong nửa đầu năm 2024

Thanh Hóa: khởi tố phó Hiệu trưởng & phó phòng đào tạo trường nghề Hưng Đô

Cà Mau: bắt giam cựu thẩm phán TAND huyện Ngọc Hiển vì nhận hối lộ

Hòa Bình: tạm đình chỉ chức vụ phó trưởng Ban quản lý các khu công nghiệp

Báo cáo quốc gia UPR chu kỳ 4 của Việt Nam còn nhiều phần chưa phản ánh đúng sự thật

 

BBC

Ông Đỗ Mười được đặt tên đường tại TP HCM dù có di sản gây tranh cãi đối với miền Nam

Bản đồ Ukraine trong cuộc chiến với Nga

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị kỷ luật vì liên quan dự án Đại Ninh, tiếp theo là gì?

Thượng tọa Thích Chân Quang: bằng cấp ba, bằng tiến sĩ và vấn đề pháp lý

Ukraine tấn công Nga: 5 câu hỏi quan trọng

Hàng tỷ đô la và euro tiền mặt chảy vào Nga bất chấp lệnh trừng phạt

Lại Ngứa Chân: hành trình khám phá 195 nước trên thế giới

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm 'sắp đi thăm Trung Quốc'

Biển Đông: Trung Quốc áp dụng 'chia để trị', Việt Nam và Philippines nên làm gì?

Việt Nam: Cạnh tranh nội bộ khiến lãnh đạo lơ là trước các thách thức của đất nước?

Nga nói Ukraine đang tiến sâu và 'đe dọa những người dân Nga ôn hòa'

Tổng thống Zelensky thừa nhận Ukraine tấn công lãnh thổ Nga

Việt Nam

Việt Nam và Philippines hoàn thành diễn tập chung đầu tiên trên Biển Đông

Cựu Thủ tướng Hun Sen bác bỏ chuyện xa Việt Nam, thân Trung Quốc vì Phù Nam Techo

Trung Quốc sắp khai thác mỏ khí đốt 'siêu cạn ở vùng nước siêu sâu' trên Biển Đông

Người Mỹ gốc Việt: Có muốn về sống ở Việt Nam, thích Cộng hòa hay Dân chủ?

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị đề nghị kỷ luật liên quan siêu dự án Đại Ninh

Tướng công an Vũ Hồng Văn làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Việt Nam có đánh mất cơ hội trong chiến lược ‘Trung Quốc + 1’ do bất ổn chính trị?

Việt Nam và Philippines lần đầu huấn luyện chung trên biển, Trung Quốc phản ứng thế nào?

VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

Động thổ kênh đào Phù Nam Techo: Cú hích mạnh mẽ cho tinh thần dân tộc Campuchia

Quanh việc Miss Grand Việt Nam Võ Lê Quế Anh bị gán mác ‘ba que’

Máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc 'bay gần bờ biển Việt Nam'

RFI

Ukraina tiếp tục đà tiến quân, Nga ban bố tình trạng khẩn cấp ở Belgorod

Nhật Bản : Thủ tướng Fumio Kishida thông báo tháng 9 từ chức

Mỹ thông qua hợp đồng bán vũ khí cho Israel bất chấp phản đối của các tổ chức nhân quyền

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Olympic Paris 2024 : Nước Pháp dùng thể thao để tôn vinh văn hóa - nghệ thuật và lịch sử

Ukraina sơ tán người dân vùng biên với Nga

Tổ chức Y tế Thế giới họp khẩn vì virus đậu mùa khỉ ở châu Phi

Ukraina chiếm cả nghìn cây số vuông ở tỉnh Kursk, Nga huy động lực lượng phản công

Iran bác bỏ lời kêu gọi không tấn công Israel của phương Tây

Liên Hiệp Quốc lên án quân đội Miến Điện gia tăng các hành động tàn bạo

Công nghiệp quốc phòng : Pháp đi tìm một chiến lược mới để giữ vị thế số 2

 Những di sản để lại của Olympic Paris 2024

Việt Nam : Tân tổng bí thư Tô Lâm chuẩn bị thăm Trung Quốc

Đằng sau mức tăng trưởng tốt lại là tin xấu cho tổng thống Putin

Tổng thống Putin cam kết “đánh đuổi” quân Ukraina ra khỏi lãnh thổ Nga

Ba Lan ký thỏa thuận sản xuất 48 bệ phóng tên lửa Mỹ Patriot

Hàn Quốc triển khai chó nghiệp vụ dò tìm rận rệp sau mùa Olympic Paris

Mỹ : Elon Musk trải thảm đỏ đón Trump dù mạng X bị « tin tặc »

Hy Lạp kêu gọi Liên Âu hỗ trợ dập tắt cháy rừng

(AFP) – Công an Việt Nam điều tra 32 dự án năng lượng xanh. Chính phủ Việt Nam ngày hôm nay, 13/08/2024, thông báo mở cuộc điều tra nhắm vào 32 dự án có liên quan đến chương trình chuyển đổi năng lượng xanh trong khuôn khổ hồ sơ về lạm dụng quyền lực tại bộ Công Nghiệp và Thương Mại. Trong thông cáo, các nhà điều tra đã yêu cầu Công ty Điện lực Nhà nước Việt Nam (EVN) phải « cung cấp các thông tin và tài liệu có liên quan đến 10 trung tâm điện mặt trời và 22 trung tâm điện gió ». Điều tra chủ yếu liên quan đến nhiều tỉnh thành, tập trung chủ ở miền trung và vùng đồng bằng sông Mê-kông ở miền nam.

(AFP) – Mỹ cảnh báo Iran không chuyển tên lửa cho Nga. Hoa Kỳ, hôm qua, 12/08/2024, cảnh báo rằng Iran có nguy cơ gánh lấy nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như nước này quyết định cung cấp tên lửa cho Nga. Phát biểu trước giới báo chí, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ Vedant Patel, cho biết thêm Washington đang liên lạc với các đồng minh châu Âu để thông tin về dự án của Iran « cung cấp hàng trăm tên lửa đạn đạo cho Nga ».

(AFP) – Hoa Kỳ nối lại việc bán vũ khí cho Ả Rập Xê Út. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Vedant Patel, hôm qua, 12/08/2024, cho giới báo chí biết là Washington sẽ nối lại việc bán vũ khí « tấn công » cho Riyad sau nhiều năm gián đoạn do những quan ngại về nhân đạo trong cuộc xung đột tại Yemen. Những giao dịch này sẽ diễn ra tuân thủ theo các thủ tục thông thường với Quốc Hội. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ khẳng định Ả Rập Xê Út vẫn là « đối tác chiến lược thân thiết cho Hoa Kỳ, và Washington mong muốn tăng cường mối quan hệ đối tác này ».

(USNI News) – Trung Quốc triển khai nhóm tàu sân bay Sơn Đông ở biển Philippines. Ngày 12/08/2024, Hải Quân Nhật Bản cho biết đã phát hiện đội tàu của Trung Quốc, gồm tàu sân bay Sơn Đông, tàu tuần dương Diên An, tàu khu trục Trạm Giang và khinh hạm Vân Thành, cách đảo Miyako 261 dặm về phía nam vào khoảng 6 giờ sáng 13/08 và tiến hành tập huấn với chiến đấu cơ và máy bay trực thăng trên tàu. Tàu khu trục JS Akizuki của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản đã theo dõi hoạt động của đội tàu trung Quốc. Đây là lần thứ hai trong năm 2024, đội tàu sân bay Sơn Đông đến hoạt động ở biển Philippines (phía đông năm Đài Loan và phía bắc Philippines). Lần đầu tiên diễn ra từ ngày 09-18/07. 

(AFP) – Phái đoàn Hoa Kỳ thăm Trung Quốc dự đối thoại kinh tế Mỹ-Trung. Hoa Kỳ, hôm qua 12/08/2024, thông báo phái đoàn nước này sẽ thăm Trung Quốc vào thứ Năm và thứ Sáu tuần này. Chuyến thăm Thượng Hải của các quan chức Mỹ sẽ cho phép hai cường quốc giải quyết nhiều vấn đề khác nhau như ổn định tài chính, chuyển giao dữ liệu xuyên biên giới cũng như cuộc chiến chống lại fentanyl, loại ma túy tổng hợp đang tàn phá xã hội Hoa Kỳ. 

(Yonhap) – Bắc Triều Tiên : Nhà lãnh đạo Kim Jong-un có « siêu xe », bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Những bức ảnh do Thông tấn xã Trung ương Bắc Triều Tiên (KCNA) công bố hôm 10/08/2024 cho thấy nhà lãnh đạo Kim Jong-un dường như sở hữu một chiếc SUV Mercedes-Maybach GLS 600 4MATIC Facelift của hãng sản xuất ô tô Đức Mercedes-Benz, bất chấp các lệnh trừng phạt quốc tế cấm Bình Nhưỡng nhập khẩu hàng hóa xa xỉ. Chiếc SUV được trông thấy trên chuyến tàu hỏa đưa ông Kim tới quận Uiju vào tuần trước để chỉ đạo phòng chống lũ lụt. Đây là một mẫu xe rất cao cấp, được trình làng vào tháng 4 vừa qua tại Hàn Quốc. Chiếc xe này có giá từ 279 triệu won (204.000 đô la). 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ , NGÀY 14/08/2024

 

1/ LHQ CÔNG BỐ 320 KHUYẾN NGHỊ NHÂN QUYỀN ĐỐI VỚI VN

Nhóm công tác về kiểm điểm định kỳ thuộc Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vừa công bố bản báo cáo tổng hợp với 320 khuyến nghị từ 133 quốc gia nhằm giúp cải thiện tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Báo cáo tập hợp các khuyến nghị được nêu ra tại kỳ kiểm điểm định kỳ đối với Việt Nam diễn ra vào ngày 7/5 tại Geneva và yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam phải phản hồi trước khi diễn ra kỳ họp thứ 57 của Hội đồng Nhân quyền.

Hàng chục quốc gia đề nghị Việt Nam xóa bỏ án tử hình, trong đó có Pháp, Thụy Sĩ, Iceland, Malta, Uruguay, Bồ Đào Nha và Canada, trong khi một số nước khác đề nghị Việt Nam nên giảm áp dụng hình phạt này.

Ngoài ra một số nước còn yêu cầu VN phải xóa bỏ các điều luật ấm ớ như “tuyên truyền hay âm mưu lật đổ chế độ”. Chính phủ Mỹ còn khuyến khích VN phải trả tự do cho những người bị giam giữ vì đấu tranh cho nhân quyền.

Chính phủ các nước Áo, Bỉ, Canada và Đức còn khuyến nghị Hà Nội sớm phê chuẩn công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế về tự do liên kết và bảo vệ quyền nghiệp đoàn. Nước láng giềng Campuchia đề nghị Việt Nam thúc đẩy đối thoại và hợp tác trong Hội đồng Nhân quyền về cơ sở tôn trọng và hiểu biết để bảo đảm mọi quyền con người.

Trong các khuyến nghị của mình, Trung Cộng đề nghị Việt Nam “tiếp tục nỗ lực xây dựng đất nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải thiện khuôn khổ pháp lý và chính sách”.

Dự trù tại kỳ họp 57 sẽ diễn ra vào ngày 9/9, nhà cầm quyền Việt Nam sẽ trình bày quan điểm của mình đối với 320 khuyến nghị trên.

VOA

2/ KIM NGẠCH MỸ - VIỆT SẼ SỚM VƯỢT QUA MỨC 100 TỶ MỸ KIM

Theo công bố số liệu của tổng cục hải quan VN vào hôm 12/8 cho biết là tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ có thể sớm vượt qua mức 100 tỷ Mỹ kim trong năm nay sau khi đạt được hơn 74 tỷ Mỹ kim trong 7 tháng đầu năm nay.

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho biết là trong 7 tháng đầu năm nay, tổng kim ngạch xuất cảng hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ đạt hơn 66 tỷ Mỹ kim. Trong khi đó, kim ngạch nhập cảng từ Hoa Kỳ chỉ đạt gần 9 tỷ Mỹ kim.

Theo tổng cục hải quan VN, Hoa Kỳ hiện là thị trường lớn nhất của hàng hóa Việt Nam và Việt Nam là nước dẫn đầu trong khu vực Đông Nam Á về xuất cảng sang Hoa Kỳ. VN đang là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Hoa Kỳ.

Cần biết là mức xuất cảng từ Việt Nam vào Mỹ đã tăng lên đáng kể giữa lúc Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực hạ giảm thương mại với Trung Cộng, trong khi Việt Nam lại phụ thuộc rất nhiều về nguyên liệu từ Trung Cộng cho các đơn hàng xuất cảng.

Thông tấn xã Reuters cho biết là có một sự đột biến đáng kể trong quan hệ thương mại giữa Trung Cộng, Việt Nam và Mỹ làm cho tình trạng mất cân bằng thương mại càng lớn, khi Việt Nam vào năm ngoái có mức thặng dư thương mại với Mỹ gần 105 tỷ Mỹ kim, lớn gấp 2 lần rưởi so với năm 2018 khi chính phủ Mỹ lần đầu tiên áp thuế nặng đối với hàng hóa Trung Cộng.

VOA

3/ UKRAINE CHIẾM ĐƯỢC CẢ NGÀN CÂY SỐ VUÔNG Ở KHU VỰC KURSK

Lực lượng Ukraine tiếp tục tấn công trên bộ và trên không vào hai vùng Kursk và Belgorod của Nga. Hơn 120 ngàn dân Nga đã phải rời khỏi khu vực Kursk.

Đến sáng hôm qua 13/8, giới chức Nga ở vùng Belgorod cho biết hơn 11 ngàn người đã được di tản để bảo đảm an toàn sinh mạng và sức khỏe. Phía Ukraine khẳng định là đang kiểm soát khoảng một ngàn cây số vuông tại khu vực này.

Theo Reuters, các blogger chiến trường của Nga đang báo cáo các giao tranh diễn ra dữ dội ở mặt trận Kursk. Quân Ukraine tìm cách mở rộng kiểm soát ở gần các khu vực Lgov, Bolchoï Soldatskoye và Korenevo. Hiện vẫn chưa rõ về số phận thành phố Sudja, nơi có trạm khí đốt lớn chuyển khí đốt từ phía tây Siberia sang Slovakia và một số nước khác trong Liên hiệp Âu châu.

Trong cuộc họp ngày 12/8, Tư lệnh quân đội Ukraine Oleksandr Syrsky thông báo cho Tổng thống Volodymyr Zelensky là các chiến dịch tấn công vẫn được tiếp tục ở vùng Kursk. Sau đó, trong buổi điểm tin thường nhật, Tổng thống Zelensky nhấn mạnh là vùng Kursk từng được Nga xử dụng để tiến hành nhiều vụ tấn công vào Ukraine.

Cuộc tấn công tại Kursk là một thắng lợi chính trị cho Ukraine, cho thấy là lực lượng Ukraine khá tự tin, sau một tuần điều lực lượng thâm nhập và tiếp tục hiện diện ở đây.

Trong khi đó quân Nga tiếp tục gây sức ép với quân đội Ukraine ở Pokrovsk thuộc miền đông Ukraine, để đáp trả cuộc tấn công của Kiev. Ngoài ra, chính phủ Nga cũng điều động lực lượng dự bị ở miền nam đến tiếp viện cho vùng Kursk.

Tại mặt trận đông nam Ukraine, cảnh sát cho biết « quân Nga đã giết 4 người và gây thương tích cho 4 người ở vùng Donetsk. Trước đó đã có hai người thiệt mạng vì các vụ oanh kích của Nga.

RFI

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Thích Chân Quang dùng bằng bổ túc trung học giả?

VNTB – Đảng cảnh cáo và khai trừ đảng viên – lãnh đạo sai phạm trong tháng 8

VNTB – Chuyện đông chuyện tây: Im lặng là vàng

VNTB – Tô Lâm chấp nhận tân Đại sứ CHLB Đức tại Việt Nam

VNTB – Tô Lâm sẽ đi Trung Quốc vào tuần tới

VNTB – Vinhomes dự chi 13.000 tỷ mua cổ phiếu quỹ: Trò “lùa gà” của Vingroup

VNTB – Chế độ Putin sẽ sụp đổ (*)

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 14/08/2024

Đâu mới là cuộc khủng hoảng kinh tế thực sự của Trung Quốc

 

Báo Tiếng Dân

Vụ bằng cấp 3 của ông Vương Tấn Việt: Phân tích ý kiến của Đại học Luật Hà Nội13/08/2024

 

Thuy My

Nguyễn Đình Bổn - Hạng đầu và hạng bét thế giới!

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 13.08.2024

Lê Xuân Nghĩa - Quân đội Ukraine kiểm soát 74 làng mạc, thị trấn thuộc Kursk

Dương Quốc Chính - Từ trận Mậu Thân nhìn về Kursk

Cù Mai Công - “Trả hết, trả hết cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam”

Hoàng Nguyên Vũ - Sư Minh Đạo hoàn tục

Lê Học Lãnh Vân - Bằng cấp phản ánh đúng kiến thức

Liễu Hằng - Nhưng Quang đâu ngờ có ngày đàn dứt dây tơ

Võ Khánh Tuyên - Số 9 ngõ Compoint Paris, 87 Nguyễn Chí Thanh Hà Nội

Nguyễn Thanh Huy - Thấy gì qua vụ bằng giả của ông Vương Tấn Việt ?

Mai Quốc Ấn - Ma cao nhất trượng ?

Thanh Hằng - Thực sự là nghiệp quật, anh Quang ạ !

Hà Phan - Thôi rồi tiến sĩ siêu tốc Vương Tấn Việt ơi!

Nguyễn Thông - Vụn về Hưng Yên (2)

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Biển Đông: Trung Quốc áp dụng “chia để trị”, Việt Nam và Philippines nên làm gì? 14/08/2024

Bạn vàng “ho” nhẹ, ý gì đây? 14/08/2024

Trung Quốc lo sợ dư luận về vụ trộm 4000 xác người 14/08/2024

Bác Cương tài quá! 14/08/2024

Dự thảo về định danh Internet của Tập làm dấy lên phản đối ở Trung Quốc 13/08/2024

Vài suy nghĩ về chiến dịch Kursk 13/08/2024

“Bác phản động quá!” 13/08/2024

Ý nghĩa cuộc phản công vào đất Nga của quân đội Ukraine 12/08/2024

Giá sách giáo khoa và câu chuyện quản lý nhà nước 12/08/2024

Máy bay không người lái của Trung Quốc lại bay vào EEZ của Việt Nam 12/08/2024

Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 11/8/2024 12/08/2024

Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 10/8/2024 12/08/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BỘ GD&ĐT: CÓ CĂN CỨ ĐỂ KHẲNG ĐỊNH ÔNG THÍCH CHÂN QUANG DÙNG BẰNG CẤP 3 GIẢ

Hà Cường

https://soha.vn/bo-gddt-co-can-cu-de-khang-dinh-ong-thich-chan-quang-dung-bang-cap-3-gia-198240813194153455.htm

Bộ GD&ĐT bước đầu khẳng định việc ông Thích Chân Quang dùng bằng cấp 3 giả là có căn cứ.

Tối 13/8, Bộ GD&ĐT thông tin về việc đào tạo và cấp bằng cho ông Thích Chân Quang (tên thật Vương Tấn Việt, SN 1959) thời gian qua gây xôn xao dư luận.

Theo đó, ngay khi dư luận xôn xao về các văn bằng, bằng tốt nghiệp cấp 3 của ông Thích Chân Quang, Bộ GD&ĐT đã yêu các đơn vị, cơ sở giáo dục liên quan báo cáo. Đồng thời, Bộ GD&ĐT rà soát, kiểm tra, xác minh và phối hợp xác minh làm rõ thông tin, minh chứng trên tinh thần và nguyên tắc kỹ lưỡng, cẩn trọng, tuân thủ đúng quy định pháp luật.

 ÔNG THÍCH CHÂN QUANG KHÔNG CÓ BẰNG CẤP 3

Về vấn đề ông Thích Chân Quang chưa tốt nghiệp cấp 3 bổ túc văn hóa, Bộ GD&ĐT bước đầu xác định nghi vấn về giá trị của tấm bằng này là có căn cứ. Tuy nhiên, Bộ vẫn cần tiếp tục phối hợp với cơ quan chức năng và cơ quan an ninh để điều tra, làm rõ hơn những thông tin quan trọng khác.

Bộ sẽ tiếp tục xác minh đây có đúng là văn bằng của ông Thích Chân Quang hay không. Nếu thông tin văn bằng nói trên không trùng với thông tin văn bằng do ông Thích Chân Quang sở hữu thì cần tiếp tục làm rõ theo các kênh khác.

Về quá trình học tiến sĩ của ông Thích Chân Quang tại trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ GD&ĐT đã kiểm tra, xác minh quá trình đào tạo. Quá trình đào tạo về cơ bản không trái với các quy định pháp luật. Hồ sơ tuy có một số thiếu sót nhưng đã được khắc phục trong quá trình đào tạo.

Về chất lượng luận án tiến sĩ của ông Thích Chân Quang, Bộ GD&ĐT đã gửi các chuyên gia phản biện độc lập thẩm định chất lượng luận án. Trên cơ sở kết quả thẩm định, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập Hội đồng thẩm định luận án theo đúng quy định. Quy trình này cần thêm thời gian để tổ chức thực hiện.

"Bộ GD&ĐT tiếp tục chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng để có thông tin rõ ràng, chắc chắn trước khi cơ quan có thẩm quyền đưa ra công bố chính thức", văn bản nêu rõ.

Vấn đề các văn bằng đã cấp bị thu hồi, hủy bỏ trong trường hợp nào được dư luận quan tâm sau khi Sở GD&ĐT TP.HCM thông tin không có tên ông Thích Chân Quang (tên thật Vương Tấn Việt, SN 1959) trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp ba năm 1989 của Sở GD&ĐT TP.HCM.

Đồng thời, tên ông Thích Chân Quang cũng không có trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989 của Sở GD&ĐT TP.HCM.

Không chỉ bằng cấp 3, thời gian qua, ông Thích Chân Quang qua gây xôn xao dư luận khi liên quan đến các vấn đề bằng cấp. Trước khi tốt nghiệp tiến sĩ, ông Thích Chân Quang đã có bằng cử nhân ngành tiếng Anh (năm 2001) tại trường Đại học Ngoại ngữ (nay là trường Đại học Hà Nội); tốt nghiệp cử nhân ngành Luật năm 2019 tại trường Đại học Luật Hà Nội (văn bằng thứ 2, hệ vừa làm vừa học).

 

ĐH LUẬT HÀ NỘI NÓI GÌ VỀ VIỆC ÔNG VƯƠNG TẤN VIỆT CHƯA CÓ BẰNG CẤP 3?

Ngọc Bích

https://lifestyle.znews.vn/dh-luat-ha-noi-noi-gi-ve-viec-ong-vuong-tan-viet-chua-co-bang-cap-3-post1491664.html

Liên quan việc ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang) chưa tốt nghiệp bổ túc văn hóa, Đại học Luật Hà Nội đã có một số thông tin ban đầu.

Sở GD&ĐT TP.HCM vừa có văn bản báo cáo Ban Tôn giáo Chính phủ - Bộ Nội vụ về xác minh văn bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa của ông Vương Tấn Việt (thượng tọa Thích Chân Quang).

Theo đó, ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách dự thi và bảng ghi tên ghi điểm trong kỳ thi tốt nghiệp bổ túc văn hóa cấp 3 năm 1989 của Sở GD&ĐT TP.HCM.

Vị này cũng không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba bổ túc văn hóa khóa ngày 6/6/1989 của Sở GD&ĐT thành phố.

Sáng 13/8, trao đổi với Tri Thức - Znews về việc xử lý bằng cử nhân và tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt được cấp tại Đại học Luật Hà Nội, ông Tô Văn Hòa, Phó hiệu trưởng Đại học Luật Hà Nội, cho biết khi có văn bản chính thức của cơ quan quản lý, nhà trường sẽ thực hiện các quy trình theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Trước đó, theo thông tin từ Đại học Luật Hà Nội, năm 2001, ông Việt đã tốt nghiệp đại học ngành Tiếng Anh tại Đại học Ngoại ngữ (nay là Đại học Hà Nội).

Đến năm 2017, ông Việt trúng tuyển trình độ đại học Luật, hình thức vừa làm vừa học của Đại học Luật Hà Nội. Năm 2019, vị này tốt nghiệp loại giỏi.

Ngày 9/12/2021, nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt đã bảo vệ thành công luận án cấp trường; ngày 17/3/2022, nghiên cứu sinh được cấp bằng tiến sĩ ngành Luật Hiến pháp - Hành chính tại Đại học Luật Hà Nội.

Việc ông Việt bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Đại học Luật Hà Nội với khoảng thời gian 2 năm 3 tháng đã gây xôn xao dư luận.

Theo quy định tại khoản 3, điều 20 Thông tư 08/2021/TT-BGDDT ngày 18/3/2021 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ đại học: "Người học sử dụng hồ sơ, văn bằng, chứng chỉ giả làm điều kiện trúng tuyển hoặc điều kiện tốt nghiệp sẽ bị buộc thôi học; văn bằng tốt nghiệp nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, huỷ bỏ".

Cũng theo điểm a, khoản 3, điều 16 Thông tư 23/2021/TT-BGDDT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, quy định học viên có hành vi gian lận trong tuyển sinh, học tập, bảo vệ luận văn, đề án hoặc gian lận trong việc làm hồ sơ để được cấp văn bằng, chứng chỉ sẽ bị buộc thôi học; bằng thạc sĩ nếu đã được cấp sẽ bị thu hồi, hủy bỏ theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Như vậy, theo quy định pháp luật, nếu cá nhân có hành vi sử dụng bằng cấp 3 giả, người đó sẽ bị thu hồi bằng tốt nghiệp đại học và bằng thạc sĩ.

Theo khoản b, điều 21, Thông tư 18/2021/TT-BGDĐT ngày 28/6/2021 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy chế đào tạo trình độ tiến sĩ quy định, nếu nghiên cứu sinh đã được cấp bằng tiến sĩ, việc thu hồi bằng được thực hiện theo quy định hiện hành và trong trường hợp: Hồ sơ quá trình đào tạo được xác nhận có vi phạm, sai sót nghiêm trọng dẫn đến người được cấp bằng không còn bảo đảm đáp ứng đủ điều kiện dự tuyển, công nhận nghiên cứu sinh và duy trì các điều kiện bảo đảm chất lượng trong quá trình học tập và nghiên cứu tại cơ sở đào tạo.

CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CÁC TỔ CHỨC SỰ NGHIỆP BỘ QUỐC PHÒNG TRUY NÃ LÊ TẤN TÚ

Duy Anh 

https://soha.vn/co-quan-dieu-tra-hinh-su-cac-to-chuc-su-nghiep-bo-quoc-phong-truy-na-le-tan-tu-198240813180516437.htm

Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay Lê Tấn Tú đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.

Ngày 12/8, Cơ quan Điều tra hình sự các Tổ chức sự nghiệp, Bộ Quốc phòng ra Quyết định truy nã số 01/QĐ-TN đối với bị can: Lê Tấn Tú (31 tuổi, tại Kiên Giang; nơi thường trú: 39 Lê Quý Đôn, tổ 14, khu phố Ngã Ba, thị trấn Kiên Lương, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang; Chứng minh nhân dân: 371523219 do Công an tỉnh Kiên Giang cấp ngày 18/5/2008; Số định danh cá nhân: 091093004963).

Bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay Lê Tấn Tú đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất.

Sau khi bắt hoặc tiếp nhận Lê Tấn Tú, phải báo ngay cho Cơ quan Điều tra hình sự các Tổ chức sự nghiệp, Bộ Quốc phòng (địa chỉ: ngõ 296 Lĩnh Nam, phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) hoặc liên hệ Thiếu tá Đào Tuấn Anh, Điều tra viên, số điện thoại: 0963.723.753.

 

BỘ CHÍNH TRỊ KỶ LUẬT CẢNH CÁO ÔNG LÊ MINH KHÁI

Trường Phong

https://soha.vn/bo-chinh-tri-ky-luat-canh-cao-ong-le-minh-khai-198240813174645822.htm

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái.

Ngày 13/8/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, không báo cáo Tỉnh uỷ xin chủ trương về quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành văn bản thay nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về quy hoạch 3 loại rừng trái quy định, trái thẩm quyền; Uỷ ban nhân dân tỉnh ban hành các quyết định, văn bản về quy hoạch 3 loại rừng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất ở, thực hiện nghĩa vụ tài chính, quản lý dự án, trật tự xây dựng tại 3 dự án không có căn cứ pháp lý, trái quy định, trái thẩm quyền, nguy cơ thất thu, thất thoát ngân sách nhà nước; nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật.

Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng nhiệm kỳ 2020 - 2025 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, không họp bàn cho chủ trương tiếp tục chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất ở tại Dự án Khu đô thị Đại Ninh ( Dự án Đại Ninh ); thống nhất chủ trương xây dựng công trình Toà nhà câu lạc bộ golf có nội dung trái quy định của pháp luật; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Thường trực Tỉnh uỷ cho chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ thống nhất với kết quả kiểm tra, xác minh của Thanh tra Chính phủ cho Dự án Đại Ninh được giãn tiến độ, tiếp tục thực hiện trái quy định;

Uỷ ban nhân dân tỉnh chậm xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Dự án Đại Ninh, nguy cơ thất thu lớn ngân sách nhà nước; nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có lãnh đạo chủ chốt của tỉnh bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự trong vụ án "Đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" xảy ra tại Dự án Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị, địa phương liên quan.

Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để Thanh tra Chính phủ giải quyết Đơn kiến nghị của Công ty Sài Gòn Đại Ninh trái quy định của Luật Thanh tra; kiến nghị cho Dự án được giãn tiến độ, gia hạn sử dụng đất trái quy định; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự.

Ông Lê Minh Khái , Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên: Bí thư Trung ương Đảng, Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ đã vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành Thanh tra.

Các ông: Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Uỷ viên Ban cán sự đảng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường; Thái Hồng Công, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn; Hồ Đức Hợp, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Yên Bái; Hồ Đại Dũng, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ; Nguyễn Kim Thoại, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Tài chính, nguyên Bí thư Huyện uỷ Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Ngọc, nguyên Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, nguyên Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận; Lê Quang Vinh, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận; Nguyễn Quốc Định, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau; Xà Dương Thắng, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Huyện uỷ Bắc Bình, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận; Phan Đoàn Thái, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận, đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các tổ chức đảng và đảng viên nêu trên, theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Lâm Đồng các nhiệm kỳ 2015 - 2020, 2020 - 2025 và ông Lê Minh Khái . Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2016 - 2021, Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Linh Ngọc, Thái Hồng Công, Hồ Đức Hợp, Hồ Đại Dũng, Nguyễn Kim Thoại, Nguyễn Ngọc, Lê Quang Vinh, Nguyễn Quốc Định, Xà Dương Thắng, Phan Đoàn Thái.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.

 

KỶ LUẬT CẢNH CÁO, KHAI TRỪ ĐẢNG NHIỀU CÁN BỘ
Trường Phong

https://tienphong.vn/ky-luat-canh-cao-khai-tru-dang-nhieu-can-bo-post1663518.tpo

TP - Ngày 13/8, tại Trụ sở Trung ương (T.Ư) Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm.

Nhiều vi phạm liên quan Dự án Đại Ninh

Theo thông cáo của Văn phòng T.Ư Đảng, sau khi xem xét đề nghị của Uỷ ban Kiểm tra T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy: Ban Thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Lâm Đồng nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, không báo cáo Tỉnh uỷ xin chủ trương về quy hoạch 3 loại rừng trên địa bàn tỉnh; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Thường trực HĐND tỉnh ban hành văn bản thay nghị quyết của HĐND tỉnh về quy hoạch 3 loại rừng trái quy định, trái thẩm quyền. UBND tỉnh ban hành các quyết định, văn bản về quy hoạch 3 loại rừng, chuyển mục đích sử dụng đất rừng, đất ở, thực hiện nghĩa vụ tài chính, quản lý dự án, trật tự xây dựng tại 3 dự án không có căn cứ pháp lý, trái quy định, trái thẩm quyền, nguy cơ thất thu, thất thoát ngân sách nhà nước; nhiều tổ chức đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật.

Ban thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Lâm Đồng nhiệm kỳ 2020 - 2025 vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, Quy chế làm việc, không họp bàn cho chủ trương tiếp tục chuyển mục đích sử dụng đất lâm nghiệp sang đất ở tại Dự án Khu đô thị Đại Ninh (Dự án Đại Ninh); thống nhất chủ trương xây dựng công trình Toà nhà câu lạc bộ Golf có nội dung trái quy định của pháp luật; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, thiếu kiểm tra, giám sát để Thường trực Tỉnh ủy cho chủ trương báo cáo Thủ tướng Chính phủ thống nhất với kết quả kiểm tra, xác minh của Thanh tra Chính phủ cho Dự án Đại Ninh được giãn tiến độ, tiếp tục thực hiện trái quy định. UBND tỉnh chậm xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai đối với Dự án Đại Ninh, nguy cơ thất thu lớn ngân sách nhà nước; nhiều cán bộ, đảng viên trong đó có lãnh đạo chủ chốt của tỉnh bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự trong vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Dự án Đại Ninh, tỉnh Lâm Đồng và các đơn vị, địa phương liên quan.

Theo Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban cán sự đảng (BCSĐ) Thanh tra Chính phủ (TTCP) nhiệm kỳ 2016 - 2021 đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, Quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để TTCP giải quyết đơn kiến nghị của Cty Sài Gòn Đại Ninh trái quy định của Luật Thanh tra; kiến nghị cho dự án được giãn tiến độ, gia hạn sử dụng đất trái quy định; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý kỷ luật, xử lý hình sự. Ông Lê Minh Khái, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên: Bí thư T.Ư Đảng, Ủy viên Ban chấp hành T.Ư Đảng, Bí thư Ban cán sự Đảng (BCSĐ), Tổng TTCP đã vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả nghiêm trọng, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và ngành Thanh tra.

Căn cứ nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm của các tổ chức đảng và đảng viên nêu trên, theo Quy định của Đảng về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo BTV Tỉnh uỷ Lâm Đồng các nhiệm kỳ: 2015 - 2020, 2020 - 2025 và ông Lê Minh Khái. Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo BCSĐ TTCP nhiệm kỳ 2016 - 2021

Khai trừ Đảng nhiều cán bộ

Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng nhận thấy, các ông: Nguyễn Linh Ngọc, nguyên Uỷ viên BCSĐ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT; Thái Hồng Công, nguyên Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, nguyên Giám đốc Công an tỉnh Lạng Sơn; Hồ Đức Hợp, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Yên Bái; Hồ Đại Dũng, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ; Nguyễn Kim Thoại, Tỉnh uỷ viên, Giám đốc Sở Tài chính, nguyên Bí thư Huyện uỷ Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; Nguyễn Ngọc, nguyên Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Lê Quang Vinh, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ, Chủ tịch UBND huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận; Nguyễn Quốc Định, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Cà Mau; Xà Dương Thắng, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Huyện uỷ Bắc Bình, nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Bình Thuận; Phan Đoàn Thái, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên Bí thư Đảng uỷ, nguyên Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bình Thuận, đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Những cán bộ này cũng vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm Quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng rất xấu đến uy tín của tổ chức đảng, cơ quan quản lý nhà nước.

Ban Bí thư quyết định thi hành kỷ luật Khai trừ ra khỏi Đảng các ông: Nguyễn Linh Ngọc, Thái Hồng Công, Hồ Đức Hợp, Hồ Đại Dũng, Nguyễn Kim Thoại, Nguyễn Ngọc, Lê Quang Vinh, Nguyễn Quốc Định, Xà Dương Thắng, Phan Đoàn Thái.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật hành chính kịp thời, đồng bộ với kỷ luật đảng.

 

'ĐẠI ÁN ĐĂNG KIỂM': ĐẠI DIỆN VIỆN KIỂM SÁT 'BÁC' QUAN ĐIỂM BÀO CHỮA, CHẤT VẤN LẠI LUẬT SƯ

Tân Châu

https://tienphong.vn/dai-an-dang-kiem-dai-dien-vien-kiem-sat-bac-quan-diem-bao-chua-chat-van-lai-luat-su-post1663416.tpo

TPO - Cùng với việc đưa ra phân tích để bác bỏ luận cứ bào chữa của một số luật sư cho rằng các bị cáo nhận tiền là lỗi hệ thống; hành vi nhận tiền hối lộ của bị cáo là hành vi giúp đỡ chủ xe..., đại diện Viện kiểm sát còn chất vấn lại các luật sư về việc "luật sư đã thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm theo quy định của Luật Luật sư đối với xã hội chưa?”

Chiều 13/8, tại phiên tòa xét xử "Đại án đăng kiểm", đại diện Viện Kiểm sát đã đối đáp với các luật sư và bị cáo nhóm các trung tâm đăng kiểm khối V.

Theo đại diện Viện kiểm sát, các bị cáo đều thừa nhận hành vi phạm tội và nội dung cáo trạng truy tố là đúng, ngoại trừ bị cáo Lê Vũ Trọng Đạt. Tuy nhiên, một số luật sư vẫn cho rằng hành vi của các bị cáo chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm bởi số tiền mà các bị cáo nhận không phải để bỏ qua lỗi phương tiện, không thực hiện hành vi theo yêu cầu của chủ phương tiện...; một số luật sư có ý kiến về cách tính tiền quy buộc trách nhiệm hình sự đối với các bị cáo; thậm chí có luật sư còn cho rằng hành vi nhận tiền hối lộ của bị cáo là hành vi giúp đỡ chủ xe…

Bác bỏ các quan điểm nêu trên, đại diện viện kiểm sát nhấn mạnh: "Hành vi nhận tiền xuất phát từ sự bất bình thường trong một xã hội thượng tôn pháp luật. Nếu không có việc bị các đăng kiểm viên làm khó khi đi đăng kiểm, không có cái gọi là chủ trương nhận tiền từ lãnh đạo, thì mọi người khi đi đăng kiểm có buộc phải bỏ tiền trên xe khi đến đăng kiểm hay không?".

Đại diện Viện kiểm sát dẫn chứng, quá trình điều tra thể hiện rất rõ, khi kiểm tra xe, nếu không có tiền trên xe, đăng kiểm viên sẽ báo cho nhau biết, để những kiểm định viên khi thực hiện việc kiểm định xe sẽ tìm kiếm, bắt lỗi để đăng kiểm không đạt, chủ xe buộc phải quay lại kiểm định, và tất nhiên là phải bỏ tiền. Mỗi trung tâm có một cách kiểm tra, báo hiệu riêng.

“Đây thực sự là vấn nạn, là tệ nạn của xã hội, là cố tình kiếm tiền bất chấp, chứ không đơn giản là chủ xe tự nguyện bỏ tiền như một số luật sư, một số đăng kiểm viên, đặc biệt là lãnh đạo và đăng kiểm viên Trung tâm 50.05V, đã trình bày” – đại diện Viện Kiểm sát đối đáp.

Với quan điểm của luật sư về việc nhận hối lộ là "lỗi hệ thống", tiêu cực kéo dài, có yếu tố lỗi từ bị hại, Viện kiểm sát cho rằng, luật sư nhận định việc nhận hối lộ của những cá nhân, đơn vị là vấn đề bình thường là điều khiến mọi người hết sức băn khoăn. "Liệu luật sư đã thực hiện đúng vai trò, trách nhiệm theo quy định của Luật Luật sư đối với xã hội chưa?”, đại diện Viện kiểm sát đặt vấn đề.

Ngoài ra, đại diện Viện kiểm sát còn nêu quan điểm: “Không thể có chuyện, vừa nhận tội, đề nghị HĐXX và Viện Kiểm sát áp dụng tình tiết thành khẩn khai báo, tích cực hợp tác với các cơ quan tố tụng trong giải quyết vụ án, đồng thời lại cho rằng hành vi của các bị cáo không có lỗi. Việc trình bày luận cứ "hai hàng" như vậy, chúng tôi nhận thấy khó mà xác định rằng các bị cáo đang thành khẩn nhận tội”.

Cũng theo Viện kiểm sát, việc luật sư cho rằng do bị cáo bị xử lý, nên vợ, chồng, con, cha mẹ bị ảnh hưởng cũng coi như những người này bị xử lý là không đúng. Chính các bị cáo phải nhận thức được, chính hành vi sai phạm của bị cáo, làm ảnh hưởng đến gia đình mình, chứ không phải pháp luật đang trừng trị gia đình bị cáo vì sai phạm của bị cáo.

 

ÔNG ĐẶNG QUỐC KHÁNH VÀ CHẨU VĂN LÂM THÔI LÀM ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Sơn Hà

https://vnexpress.net/ong-dang-quoc-khanh-va-chau-van-lam-thoi-lam-dai-bieu-quoc-hoi-4780950.html

Chiều 13/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua nghị quyết cho thôi nhiệm vụ đại biểu Quốc hội với ông Đặng Quốc Khánh và Chẩu Văn Lâm.

Tổng thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết quyết định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội, quy định pháp luật và ý kiến của cơ quan có thẩm quyền. Trước đó, hai ông đã có đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội.

10 ngày trước, Ban Chấp hành Trung ương Đảng thống nhất để ông Đặng Quốc Khánh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa 15 tỉnh Hà Giang và ông Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Tuyên Quang, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa 15 tỉnh Tuyên Quang, thôi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng khóa 13.

Ông Đặng Quốc Khánh và Chẩu Văn Lâm bị xác định vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, hai ông đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công.

Ông Đặng Quốc Khánh 48 tuổi, quê huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, là tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đô thị và công trình, kỹ sư xây dựng dân dụng và công nghiệp. Ông Khánh từng làm Giám đốc Sở Xây dựng, Bí thư huyện Nghi Xuân, Phó chủ tịch tỉnh. Năm 2016, khi nhậm chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh ở tuổi 40, ông là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước. Tháng 7/2019, Bộ Chính trị điều động ông giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Tháng 5/2023, ông được Quốc hội phê chuẩn bổ nhiệm làm Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường nhiệm kỳ 2021-2026.

Ông Chẩu Văn Lâm 57 tuổi, quê ở Tuyên Quang. Sau 4 năm công tác trong tổ chức Đoàn, ông Lâm làm Phó chủ tịch huyện Na Hang khi 29 tuổi. Ông sau đó có nhiều năm công tác tại Tuyên Quang, từng giữ chức vụ Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Phó chủ tịch, Chủ tịch UBND tỉnh. Từ tháng 5/2015 đến nay, ông giữ cương vị Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh.

Từ đầu nhiệm kỳ (năm 2021) đến nay, Quốc hội đã bãi nhiệm 3 đại biểu, cho thôi nhiệm vụ đại biểu với 12 người. Tổng số đại biểu Quốc hội khóa 15 hiện còn 484.

 

KHỞI TỐ PHÓ HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG CẤP NGHỀ Ở THANH HÓA

Lê Dương/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-pho-hieu-truong-truong-trung-cap-nghe-o-thanh-hoa-post1487375.html

Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với phó hiệu trưởng và một phó trưởng phòng của trường trung cấp nghề.

Theo kết quả điều tra, từ năm 2021 đến 2023, ông Phạm Văn Hồng (SN 1985, Phó hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Hưng Đô) cùng ông Hồ Văn Giáp (SN 1984, Phó trưởng phòng đào tạo) đã cùng hiệu trưởng trường này là bà Lê Thị Hương lập danh sách 8 cá nhân không phải giáo viên dạy thực hành lái ôtô của trường báo cáo Sở GTVT Thanh Hóa để được cấp giấy phép đào tạo lái ôtô.

Ngoài ra, ông Hồng có hành vi ký duyệt các báo cáo đăng ký sát hạch lái xe có các cá nhân không phải là giáo viên của trường để đủ điều kiện mở lớp đào tạo lái xe.

Các hành vi trên nhằm mục đích tăng số lượng học viên lái xe, tăng thêm nguồn thu cho trường.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hóa cũng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Hiệu trưởng trường Trung cấp nghề Hưng Đô Lê Thị Hương về tội “Giả mạo trong công tác”.

Vụ án đang tiếp tục được điều tra.

 

'BIẾT TAO LÀ AI KHÔNG?'

Tô Ngọc Doanh

https://vnexpress.net/biet-tao-la-ai-khong-4780796.html

Đường đông cứng, tôi nhích từng nhịp ga nhỏ. Chiếc xe phía sau liên tục va vào đuôi xe tôi. Bực bội, tôi quay lại gắt: “Không có phanh à?”.

Trừng trộ nhìn và rót vào mặt tôi những lời lẽ thô tục là một cô gái mặc đồ công sở, chỉ trạc tuổi con tôi. "Mắng mỏ" xong, cô lách vào một khoảng trống rồi rồ ga vút đi trong sự ngơ ngác, không nói nên lời của tôi.

"Trong tay cô bé rất may không có khúc xương bò", tôi nhớ lại va chạm cũ và vẩn vơ nghĩ sau khi đọc trên báo câu chuyện vừa xảy ra ở Bình Dương.

Trưa 11/8, chỉ vì suýt va chạm trên đường, tài xế 46 tuổi đuổi theo người 26 tuổi suốt hơn hai km. Sau khi ép nạn nhân vào lề đường, ông này vớ được khúc xương trên vỉa hè, đập vỡ kính ôtô, buộc lái xe xuống, bắt quỳ lạy, xin lỗi. Ông vừa dọa đánh vừa hỏi "mày biết tao là ai không?".

Tối cùng ngày, ông bị công an bắt. Cả nước biết ông là ai.

Cư xử kiểu đó không phải chuyện cá biệt. Hồi tháng 12/2017 ở TP HCM, một tài xế xe máy sau khi đụng vào ôtô đã phải quỳ gối, vái lạy đủ ba lần mới được tha. Thậm chí, chú rể cũng "quên mình là chú rể", lao vào đuổi đánh tài xế xe ben sau một va chạm giao thông mới đây. Tình trạng xe cộ va quệt xước tí ti, nhưng chủ xe cầm đá, vác dao đánh nhau đến bê bết mặt mày phải vào viện là chuyện xảy ra thường ngày trên khắp nẻo đường ở Việt Nam.

Tôi tiếp nhận những tin tức ấy bằng cảm xúc hỗn độn: vừa buồn bực, vừa xót thương và trên hết là luôn ngỡ ngàng với câu hỏi tại sao người ta phải hơn thua nhau đến độ thiếu sáng suốt tới mức đó. Phải chăng đang có gì bất ổn với những người tham gia giao thông?

Sự tranh giành thường xảy ra trong trạng thái thiếu thốn. Nếu "đường ta rộng thênh thang ta bước", hẳn chẳng ai hơn thua từng centimet mặt đường. Nhưng đất chật người đông, hạ tầng giao thông không đáp ứng được nhu cầu đi lại thông thoáng của con người. Không biết từ bao giờ, người Việt cứ ra khỏi nhà là lao vào một "cuộc đua không xác định quán quân". Khái niệm làn đường hầu như không tồn tại hoặc chí ít là không được tôn trọng. Xe cộ xâu vào nhau, không hàng không lối, làm gì có làn đường, chỉ có những chỗ trống, ai giành được người đó thắng.

Nếu nhìn vào sự chen lấn trên đường, thế giới có thể hiểu nhầm là người Việt biết quý thời gian nhất Trái đất. Nhưng tôi nghi ngờ điều đó, người ta có thể dành hàng giờ lướt mạng xã hội, ngồi quán bia tán phét, nhưng nhất định không chịu chờ vài giây đèn đỏ. Anh kia vượt được, tại sao tôi phải chờ? Tư duy đó dẫn dắt một hành vi dễ lây lan: một người vượt đèn đỏ, sẽ có vài người nối theo; một người mở lối phóng lên vỉa hè, tiếp sau là cả một đoàn xe tranh chỗ của người đi bộ.

Không đến mức vội vã, không bị thúc bách về thời gian, nhưng khi tham gia giao thông, ai cũng tự coi mình là "xe ưu tiên" để đòi vượt lên phía trước. Cứ như thể, bị bỏ lại phía sau là một cảm giác thất bại không chấp nhận nổi. Trạng thái tâm lý này dễ dẫn đến thái độ "yêng hùng", ỷ mạnh hiếp yếu khi va chạm trên đường.

Không muốn đổ tại ý thức, tôi cho rằng nguồn cơn sâu xa của vấn đề là thói quen bất tuân pháp luật ở nhiều khía cạnh của đời sống, trong đó có tham gia giao thông. Ví dụ dễ thấy là nhiều người thường chỉ học cách lái xe, mà không học biển báo, có bằng lái nhưng không hiểu luật giao thông. Hơn nữa, pháp luật không phải lúc nào cũng được thực thi trong các va chạm. Người dân không có thói quen giữ nguyên hiện trường, gọi bảo hiểm và cảnh sát tới. Va chạm trên đường họ tự giải quyết lấy, theo lối không kể đúng sai, kẻ thắng thường là kẻ mạnh hơn, hung hãn hơn.

Tôi cũng từng chấp nhận làm kẻ yếu thua thiệt trong một lần va chạm khác. Khi đang dừng xe ở làn rẽ trái để chờ đèn xanh, một chiếc xe ngay phía sau, rẽ sang làn chạy thẳng, đâm tan nát đuôi xe tôi. Đúng sai đã rõ, nhưng để giảm tiền đền bù, người tài xế "gọi điện thoại cho người thân", mang theo hai kẻ hung dữ tới, gây áp lực bằng thái độ ngang ngược khiến tôi đành chấp nhận phần đền bù mang tính tượng trưng.

Câu nói "mày biết tao là ai không?", bằng tất cả sự đa nghĩa và uyển chuyển của tiếng Việt, thú vị thay là biểu hiện sinh động của tình trạng lạm dụng quyền lực thay vì thượng tôn pháp luật. Câu hỏi tu từ đó tự động "phân hạng" công dân, giữa những kẻ "là ai đó", "quen biết người nào đó", "có chức vụ gì đó"... với số còn lại "không là ai cả". Nó chính xác là trạng thái bất bình đẳng trước pháp luật đã diễn ra phổ biến đến độ cả người nói và người nghe đều cảm thấy được uy lực và "hiệu lực áp dụng" của câu nói.

Va chạm giao thông là điều không mong muốn. Vậy giải pháp giảm thiểu xung đột người - người trong quá trình lưu thông hàng ngày là gì?

Một lời xin lỗi, một nụ cười xí xóa, hay cái bắt tay chân thành, trong phần lớn trường hợp sẽ như một phép màu, hóa giải và làm nguôi tức thì những cơn giận. Đó chính là ý thức, là ứng xử tử tế, là văn hóa giao thông, nhưng cần được tích lũy qua quá trình giáo dục, không dễ thay đổi được cả cộng đồng một trăm triệu người trong ngày một ngày hai.

Trong một số trường hợp cá biệt mà văn hóa giao thông nếu chỉ có từ một phía, ta thậm chí cần "hạ mình" như lời cha ông đúc rút lại "một sự nhịn chín sự lành". Tôi vì thế rất hiểu lựa chọn của nam tài xế đã nghĩ đến vợ con mà chịu quỳ gối trước người đàn ông đang lăm lăm khúc xương bò trong tay.

Nhưng nhìn rộng ra, xã hội không thể vận hành trông chờ vào ý thức hay sự nhường nhịn. Xã hội chỉ có thể vận hành bình thường khi "ông là ai" không quan trọng, quan trọng là ai đúng, ai sai.

Khía cạnh tích cực trong câu chuyện ở Bình Dương có lẽ là sự phát triển của công nghệ, đã khiến cho mọi thứ phơi bày trước "mắt thần camera". Nhờ có camera, trắng đen dễ phân định rõ ràng hơn.

Người đi sai đường phải chịu phạt, kẻ có tội cần được xử đúng luật. Điều đơn giản ấy, nếu hiện hữu trong từng sự việc đơn lẻ, sẽ dần nâng cao nhận thức, buộc con người cư xử đúng mực hơn, để đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật cho mọi công dân.

 

 

No comments:

Post a Comment