Saturday, August 10, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 10 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

TT Venezuela Maduro khước từ lời đề nghị của Panama giúp ông ra đi an toàn

Mỹ cấp 3,5 tỷ USD cho Israel để mua vũ khí, thiết bị quân sự của Mỹ

Dân biểu Mỹ lên án TT Biden vì chúc mừng ông Tô Lâm nhận chức Tổng Bí thư

Máy bay Brazil xoay vòng tròn trước khi rơi, toàn bộ 61 người trên khoang thiệt mạng

Tại sao ông Tô Lâm vừa lên, 4 Ủy viên trung ương mất chức?

Dân biểu Mỹ lên án TT Biden vì chúc mừng ông Tô Lâm nhận chức Tổng Bí thư

12 phụ nữ Việt bị bắt khi nhà chức trách Malaysia chống di dân bất hợp pháp

Nữ cầu thủ có dòng máu Việt cùng đội Mỹ nhắm đến huy chương vàng Olympic hôm 10/8

15 bang kiện quy định của TT Biden trợ cấp bảo hiểm y tế cho di dân bất hợp pháp

Thái Lan: Đảng Tiến Lên bị giải thể chuyển sang thành lập đảng mới

Ông Yunus trở về Bangladesh lãnh đạo chính phủ lâm thời sau khi thủ tướng bỏ chạy

Tin tình báo: Iran sắp giao hàng trăm phi đạn đạn đạo cho Nga

Không kích của Israel giết chết nhân vật cấp cao của Hamas ở miền nam Lebanon

Việt Nam-Philippines giao lưu hải quân, cảnh sát biển

 RFA

Với Tô Đại tướng, “sớm kiện toàn các chức danh lãnh đạo” ý nghĩa gì?

Cảnh sát biển Việt Nam và Tuần duyên Philippines tiến hành diễn tập đầu tiên ở Biển Đông

TBT Tô Lâm yêu cầu tháo gỡ vướng mắc cho địa phương, ổn định chính trị, xã hội

Tân Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Nga Putin

Bộ Chính trị kỷ luật Ban thường vụ tỉnh ủy An Giang, do buông lỏng lãnh đạo

Quy định của Bộ Chính trị về thẩm quyền người đứng đầu: vi hiến, dễ bị lạm dụng!

Hỏi ý dân khi xây tượng đài: dân chủ hình thức?

Chính sách Đào tạo nghề cho người bị thu hồi đất: tuyên truyền là chính

Hà Nội, TPHCM đề nghị kiểm định viên quân đội, công an hỗ trợ đăng kiểm

Đà Nẵng xuất hiện hai ổ dịch tả lợn châu Phi

Cà Mau: bắt hai lãnh đạo Chi cục Thuế do gây thất thoát ngân sách hơn 400 triệu đồng

Tuyên tử hình cựu đại uý quân đội cầm đầu đường dây mua bán ma tuý

Công an kêu gọi bà Bùi Thị Huệ về Việt Nam hợp tác điều tra vụ lừa đảo lao động

Tổng thống Hoa Kỳ Biden chúc mừng Tổng bí thư Tô Lâm

Hà Nội ủng hộ Phnom Penh xây kênh đào Funan, nhưng cần hợp tác về vấn đề tác động

Tàu Hải quân Việt Nam thăm Trung Quốc vào khi một loạt các cuộc diễn tập của các nước diễn ra ở Biển Đông

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị đề nghị xem xét kỷ luật do dính líu sai phạm tại Lâm Đồng

Công an Hà Tĩnh phối hợp cùng Công an Lào phá đường dây lừa đảo tại Tam Giác Vàng

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ bị bắt với cáo buộc đánh bạc

 

BBC

Việt Nam và Philippines hoàn thành diễn tập chung đầu tiên trên Biển Đông

Cựu Thủ tướng Hun Sen bác bỏ chuyện xa Việt Nam, thân Trung Quốc vì Phù Nam Techo

So sánh sức mạnh quân sự của Iran và Israel

Trung Quốc sắp khai thác mỏ khí đốt 'siêu cạn ở vùng nước siêu sâu' trên Biển Đông

Người Mỹ gốc Việt: Có muốn về sống ở Việt Nam, thích Cộng hòa hay Dân chủ?

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái bị đề nghị kỷ luật liên quan siêu dự án Đại Ninh

Tướng công an Vũ Hồng Văn làm phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Tim Walz và Trung Quốc: diều hâu hay bồ câu?

Việt Nam có đánh mất cơ hội trong chiến lược ‘Trung Quốc + 1’ do bất ổn chính trị?

Việt Nam và Philippines lần đầu huấn luyện chung trên biển, Trung Quốc phản ứng thế nào?

Tim Walz: ‘Lãnh đạo mạnh mẽ’ hay ‘phó tổng thống tệ nhất lịch sử’?

VietJet thua kiện trong vụ thuê máy bay, phải bồi thường 180 triệu USD

Việt Nam

Động thổ kênh đào Phù Nam Techo: Cú hích mạnh mẽ cho tinh thần dân tộc Campuchia

Quanh việc Miss Grand Việt Nam Võ Lê Quế Anh bị gán mác ‘ba que’

Máy bay quân sự không người lái của Trung Quốc 'bay gần bờ biển Việt Nam'

Ông Trịnh Văn Quyết lãnh mức án 21 năm tù

Diễn biến trời long đất lở trên chính trường Việt Nam năm 2024

Những người Việt sống bên kênh đào Phù Nam Techo: 'Không biết đi đâu về đâu'

Việt Nam áp giá trần LNG, đặt mục tiêu điện khí vào thế rủi ro

Ông Tô Lâm làm tổng bí thư: quốc tế nói gì?

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và ba ủy viên trung ương mất chức

Tổng Bí thư Tô Lâm: ‘Đốt lò’ và 'ngoại giao cây tre’ sẽ ra sao?

Động thổ kênh đào Phù Nam Techo: Dân ủng hộ Hun Sen nhưng lo mất nhà cửa

Chủ tịch nước Tô Lâm làm tổng bí thư

RFI

Tuần duyên Philippines sẽ gởi một tàu đến Việt Nam để tăng cường hợp tác hàng hải

Olympic Paris 2024: Đội tuyển bóng đá nam Pháp để lọt huy chương vàng vào tay Tây Ban Nha

Thế Vận Hội Paris 2024 : Thành công ngoài mong đợi

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Nhạc ngoại lời Việt : Tình đẹp như phim Casablanca

 Ukraina oanh kích một căn cứ không quân Nga cách biên giới gần 300 km

Đặc sứ Trung Quốc gặp lãnh đạo tập đoàn quân sự Miến Điện thảo luận về "chiến sự" biên giới

Bầu cử tổng thống Venezuela: Phe đối lập và các nước láng giềng tiếp tục gây sức ép với Nicolás Maduro

Đài lửa Olympic : Ngôi sao mới nổi tại Kinh đô Ánh sáng Paris

 Thế Vận Hội Paris bị chỉ trích về rác thải nhựa

Thế Vận Hội Paris 2024 : Pháp - nhà vô địch thể thao đồng đội

Olympic Paris 2024: Lần đầu tiên một vận động viên châu Phi đoạt huy chương vàng môn chạy 200 m

Bangladesh : Cách mạng đường phố lật đổ chính phủ chuyên quyền

Bầu cử tổng thống Mỹ : Donald Trump họp báo đả kích Kamala Harris

Đối lập Thái Lan thành lập đảng mới sau khi đảng Move Forward bị giải thể

Nhật Bản không mời Israel tham dự lễ tưởng niệm 79 năm ngày Nagasaki bị bom nguyên tử

Israel chấp nhận nối lại đàm phán ngừng bắn ở Gaza

Nga ban hành tình trạng khẩn cấp tại vùng Kursk sau các vụ đột kích của quân Ukraina

Việt Nam ủng hộ dự án kênh đào Phù Nam Techo của Cam Bốt

 (RFI) – Bangladesh : Sinh viên thay thế cảnh sát bảo đảm an toàn giao thông. Bangladesh đang trải qua giai đoạn chuyển tiếp chính trị, sau cuộc phản kháng chống chế độ độc tài của thủ tướng Sheikh Hasina, do giới sinh viên khởi xướng. Trong lúc giải Nobel Hòa Bình Muhammad Yunus tuyên thệ nhậm chức hôm qua, 08/08/2026, tình hình an ninh vẫn chưa trở lại bình thường. Từ nhiều ngày nay, sinh viên làm nhiệm vụ hướng dẫn giao thông thay thế cảnh sát tại nhiều tuyến đường. Từ ngày 06/08, nghiệp đoàn chính của cảnh sát thông báo bãi công, do lo ngại tính mạng của cảnh sát bị đe dọa.

(AFP) – Thủ tướng Fumio Kishida rút ngắn chuyến công du Trung Á do nguy cơ "động đất siêu mạnh" ở Nhật Bản. Thông báo được ông đưa ra ngày 09/08/2024, sau trận động đất 7,1 độ Richter ở ngoài khơi đảo Kyush, miền nam Nhật Bản, khiến 14 người bị thương. Đây là lần đầu tiên, Nhật Bản đưa ra cảnh báo về "động đất siêu mạnh" (mégaséism), "có nhiều xác suất về một trận động đất mạnh mới, nhiều hơn so với mức bình thường", kể từ trận động đất sóng thần năm 2011, phá hủy nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

(AFP) – Liên Hiệp Quốc bật đèn xanh Công ước quốc tế đầu tiên chống tội phạm mạng. Giới bảo vệ nhân quyền lo ngại Công ước bị lạm dụng. Ba năm kể từ khi bắt đầu các thương thuyết chính thức, hôm qua, 08/08/2024, các thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua "Công ước Liên Hiệp Quốc chống tội phạm mạng". Công ước sẽ phải được Đại Hội Đồng chính thức thông qua, và có hiệu lực sau khi được 40 quốc gia phê chuẩn. Giới nhân quyền lo ngại Công ước bị lạm dụng với nạn nhân trước hết là giới bất đồng chính kiến, nhà báo, giới đồng tính.

(AFP) – Bắc Kinh kiện lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về dự án của Liên Âu tăng thuế với xe ô tô điện. Hôm nay, 09/08/2024, bộ Thương Mại Trung Quốc thông báo "Trung Quốc sẽ khiếu kiện lên cơ quan xử lý các tranh chấp của WTO", đồng thời kêu gọi Liên Âu "điều chỉnh ngay lập tức các hành xử sai trái". Theo Bắc Kinh, với quyết định nói trên, Liên Âu đang "vi phạm nghiêm trọng" các quy định của WTO và "làm tổn hại" đến nỗ lực chống biến đổi khí hậu của thế giới. Hiện tại Ủy Ban Châu Âu đặt thời hạn 4 tháng cho các đàm phán với Trung Quốc. Nếu Bắc Kinh không thay đổi các hành xử bị cáo buộc là "cạnh tranh bất chính", thuế xe ô tô điện nhập vào EU sẽ bị tăng thêm 38%.

(AFP) – Giá khí đốt tại châu Âu tăng cao. Giá khí đốt tại châu Âu ngày 08/08/2024 đã tăng lên đến 40.475 euro/MWh, mức cao nhất tính từ tháng 12/2023 trước những rủi ro địa chính trị và lo lắng cho nguồn cung sau khi Ukraina thông báo chiếm được điểm trung chuyển khí đốt Sudja nằm trên lãnh thổ Nga. Đây là một phần của đường ống dẫn khí đốt còn lại đi từ Nga sang châu Âu thông qua Ukraina. Theo một nhà phân tích từ Saxo Bank, đường ống dẫn này trong những tháng gần đây vẫn cung cấp mỗi ngày khoảng 42 triệu mét khối khí đốt cho châu Âu.

(Reuters) – Berlin nghiên cứu góp vốn vào ngành công nghiệp vũ khí. Theo tường thuật của nhật báo Đức Handelsblatt ngày 08/08/2024, chính phủ Đức xem xét khả năng góp vốn vào nhiều ngành sản xuất vũ khí và các dự án quốc phòng. Đề xuất này là một phần trong chiến lược mới của Berlin nhằm tăng cường ngành công nghiệp vũ khí của Đức vào lúc châu Âu gia tăng phòng thủ kể từ khi Nga khởi động cuộc chiến xâm lược Ukraina năm 2022.

(RFI) – Chilê đóng cửa nhà máy luyện thép lớn nhất nước. Lãnh đạo nhà máy luyện thép Huachipato, nằm ở Talcahuano, miền nam Chilê hôm 07/08/2024 thông báo ngưng hoạt động kể từ tháng 09/2024. Hơn 2.700 nhân viên sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp, và gần 20 ngàn việc làm gián tiếp, đặc biệt là ở các nhà thầu phụ của nhà máy, cũng sẽ biến mất. Xưởng luyện thép lớn nhất nước đã không chống chọi được với sự cạnh tranh của thép Trung Quốc từ nhiều năm qua, tràn ngập thị trường châu Mỹ La-tinh, bất chấp mức thuế hải quan nhập khẩu do chính phủ áp đặt cách nay bốn tháng để hậu thuẫn nhà máy.

(AFP) – Nguy cơ chết vì máy bay rơi giảm một nửa mỗi thập niên. Một nghiên cứu do Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thực hiện và công bố hôm qua, 08/08/2024, cho rằng đi máy bay ngày một an toàn hơn vì cứ mỗi thập niên, rủi ro tử vong do tai nạn máy bay giảm đi một nửa, tính từ cuối những năm 1960. Cụ thể, giai đoạn 2018-2022, trung bình cứ mỗi 13,7 triệu hành khách trên thế giới thì có một người chết. Tỷ lệ này là 1/7,9 triệu giai đoạn 2008-2017 và 1/350 ngàn trong khoảng từ 1968-1977. Arnold Barnett, giáo sư trường MIT, đồng tác giả nghiên cứu đăng trên tạp chí chuyên ngành Journal of Air Transport Management cho rằng "an toàn hàng không liên tục được cải thiện !"

(Yonhap) – Ủy ban Thế Vận CIO : Vận động viên Bắc Triều Tiên không được phát điện thoại Samsung. Theo tuyên bố của CIO ngày 08/08/2024, các vận động viên của Bắc Triều Tiên tham gia Thế Vận hội Paris 2024 sẽ không có quà là điện thoại thông minh của hãng Samsung Electronics Co vì việc trao tặng sản phẩm công nghệ cao này có thể vi phạm các nghị quyết của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc trừng phạt Bắc Triều Tiên. Samsung, nhà tài trợ chính thức cho Thế Vận Hội đã thông báo tặng Galaxy Z Flip 6, phiên bản Olympic cho tất cả các vận động viên tham gia sự kiện thể thao quốc tế lớn này.

(AFP) – Olympic Paris 2024 : Vận động viên Pháp diễu hành trên đại lộ Champs-Elysée ngày 14/09. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trên mạng xã hội X ngày hôm nay, 09/08/2024, viết "Hẹn gặp quý vị để chào mừng các vận động viên của chúng ta ngày 14/09/2024, trên đại lộ Champs-Elysées" sau khi các cuộc tranh tài kết thúc. Nguyên thủ Pháp nói rõ thêm là những vận động viên này sau đó sẽ được điện Elysée tiếp đãi sau cuộc diễu hành. Tổng cộng phái đoàn Pháp có đến 571 vận động viên tham gia Olympic Mùa hè, kết thúc vào ngày Chủ Nhật 11/8 và 236 vận động viên khuyết tật (sẽ dự giải từ ngày 28/8 đến ngày 08/9/2024).

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ BẢY 10.08.2024

1. CSVN GIA TĂNG ĐÀN ÁP PHÁP LUÂN CÔNG

Bộ Nội vụ nói sẽ “xử lý mạnh tay” những người tham gia tập luyện Pháp Luân Công (PLC) theo nguyện vọng của các cư tri nhằm ngăn chặn “tác động xấu tới tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội ở nhiều địa phương.”

Không có căn cứ nào chứng minh tính xác thực về cái gọi là “nguyện vọng của cử tri” trong tuyên bố trên của Bộ Nội vụ.

Các cơ quan trực thuộc Chính phủ trong nhiều năm đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn địa phương tăng cường quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo và quản lý công chức, viên chức, không để tham gia các hoạt động phức tạp liên quan đến PLC... 

Bộ Công an tuyên bố sẽ ngăn chặn không cho PLC hình thành các tổ chức “trái pháp luật”.

Pháp Luân Công (Falun Gong) là một hệ thống tập luyện thể chất và tinh thần được sáng lập bởi Lý Hồng Chí vào năm 1992 tại Trung Quốc. Nó kết hợp các bài tập thể dục nhẹ nhàng với các nguyên lý đạo đức, tinh thần và không chỉ phổ biến ở  Trung Hoa mà một số quốc gia khác trong đó nhiều người ở Việt Nam theo tập. 

Cuối thập niên 1990, Trung cộng bắt đầu đàn áp người tập PLC bằng chính sách hết sức tàn bạo, bao gồm cả giết chết, mổ bụng lấy nội tạng

Học theo Trung cộng, ĐCSVN cũng đàn áp những người tập PLC. Nhiều người đã bị bắt, thậm chí phải bỏ mạng trong tù như ông Vũ Hồng Tố vào năm 2014.

PLC khẳng định họ không phải tổ chức chính trị, không phải tôn giáo, không phải mối đe dọa của tổ chức hay cá nhân nào mà chỉ là tập luyện để nâng cao sức khỏe và tinh thần.

 

2.PHÓ THỦ TƯỚNG LÊ MINH KHÁI BỊ ĐỀ NGHỊ KỶ LUẬT

Kỳ họp thứ 45 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương (UBKTTƯ) diễn ra trong hai ngày 7 và 8 tháng 8 dưới sự chủ trì của Chủ nhiệm UBKTTƯ Trần Cẩm Tú đã đề nghị kỷ luật phó thủ tướng Lê Minh Khái. Ông Khái bị đề nghị kỷ luật bởi những sai phạm trong thời gian còn giữ các chức vụ ở tỉnh Lâm Đồng.

Trước đó, chúng tôi đã đưa tin, ngày 3/8, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái và ba ủy viên Trung ương Đảng là Đặng Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Ký, Chẩu Văn Lâm bị cách chức, chỉ vài giờ sau khi ông Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư.

Báo chí “lề đảng” vào thời điểm đó không nêu rõ các sai phạm của Phó thủ tướng Lê Minh Khái cũng như ba ủy viên còn lại.

Cụ thể, ông được cho là có liên quan đến những vi phạm của Đảng đoàn Hội đồng nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2021-2026; Ban cán sự đảng Thanh tra Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021; Ban Thường vụ Đảng ủy Văn phòng Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; ông Lê Minh Khái, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ và một số tổ chức đảng, đảng viên khác

3.CÁC CHUYÊN GIA ĐÁNH GIÁ KINH TẾ TRUNG QUỐC ĐANG “TRÌ TRỆ”

Một tài liệu vừa được công bố hôm  thứ Sáu 9/8 cho thấy giá tiêu dùng ở Trung Quốc chỉ tăng 0,3% trong tháng 7, so với một năm ngoái. Ngân hàng trung ương đã cắt giảm lãi suất chính sách vào tháng trước đồng thời đang nỗ lực ngăn chặn lợi suất trái phiếu dài hạn giảm quá thấp.

 

Một số nhà kinh tế cho rằng Trung Quốc đang rơi vào tình trạng “đình trệ mạn tính” (secular stagnation), một thuật ngữ từ những năm 1930 cũng được áp dụng cho nước Mỹ những năm 2010. Tình trạng này dẫn đến tăng trưởng dưới mức trung bình, lãi suất thấp, và lạm phát thấp.

Với dịch vụ giao hàng bằng máy bay không người lái, ứng dụng thanh toán hiện đại và sự xuất hiện tràn lan của xe điện tại các thành phố Trung Quốc chỉ là vỏ bọc để che giấu sự trì trệ, yếu kém của nền kinh tế nước này.

Bắc Kinh đang tìm cách thúc đẩy nhu cầu nội địa trong bối cảnh thị trường bất động sản khủng hoảng 3 năm qua, nợ chính quyền địa phương tăng và chi tiêu của doanh nghiệp yếu.

Năm nay, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đặt mục tiêu tăng trưởng quanh 5%. Giới phân tích đánh giá đây là mục tiêu tham vọng và khó có thể đạt được.

4.VIỆT NAM – PHI LUẬT TÂN TẬP TRẬN CHUNG TRÊN BIỂN

Tàu Cảnh sát biển Việt Nam CSB 8002 và tàu Tuần duyên BRP Gabriela Silang của Phi Luật Tân lần đầu tổ chức diễn tập chung ở gần Manila vào thứ Sáu, ngày 9/8. Đây là dấu hiệu cho thấy có thay đổi trong quan hệ Việt-Phi, hai trong sáu bên có yêu sách đối với toàn bộ hoặc một phần Biển Đông. Hai nước đang gác lại cạnh tranh song phương trước thái độ hung hăng của Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương. Những yêu sách của Bắc Kinh bao gồm tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông và hòn đảo Đài Loan do chính quyền dân chủ quản lý.

Trung Quốc, vốn không muốn leo thang xung đột, đã khai triển tàu tuần duyên để truy đuổi các tàu nước ngoài ra khỏi vùng biển tranh chấp mà không cần dùng đến vũ khí. Các nước láng giềng cũng cảnh giác tương tự, khi chỉ cử các tàu tuần duyên để chống trả một cách thụ động. Trong các cuộc xung đột vùng xám xảy ra sau đó, những nước phản kháng mạnh mẽ nhất là Việt Nam và Phi Luật Tân.

 

Trước khi Cảnh sát Biển Việt Nam tiến hành diễn tập với Tuần Duyên Phi, tàu hộ vệ tên lửa 051 Trần Hưng Đạo của Hải quân Việt Nam vào ngày 7 tháng 8 đã cập cảng Trạm Giang, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc bắt đầu chuyến thăm 5 ngày tại đó.

 

VNThoibao

 

VNTB – Tòa không hiểu luật hay là chạy án không thành?

VNTB – Việt Nam đẩy nhanh xây dựng đảo ở Biển Đông

VNTB – Lỗ nhưng sao vẫn cắn chặt không nhả?

VNTB – Đạo Quân Vé Số

VNTB – Truyện cười: Biết mình biết ta

RFA – Hỏi ý dân khi xây tượng đài: dân chủ hình thức?

VNTB – Bộ Thương Mại Hoa Kỳ: Việt Nam là nền kinh tế phi thị trường

VNTB – Dân cướp vàng khác với công an cướp vàng

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Vua Lê Thế Tông về thành Thăng Long, dẹp tàn tích nhà Mạc

 

Báo Tiếng Dân

Thế Vận hội đang xảy ra ở Trung Quốc?08/08/2024

 

Thuy My

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 09.08.2024

Hoàng Quốc Dũng - Không khí Paris 2024 bao trùm cả nước Pháp

Phạm Lưu Vũ - Ukraine cũng có Lý Thường Kiệt

Đặng Đình Mạnh - Người Việt đạt huy chương Olympic Paris 2024

Cao Huy Thọ - Vinh quang thể thao đặt lên vai con nhà…nghèo !

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 09.08.2024

Trần Thanh Cảnh - Thảm hại !

Võ Khánh Tuyên - Phận tơ tằm

Tuấn Khanh - Ba vận động viên gốc Việt trong đội tuyển Olympic Mỹ, niềm hãnh diện của cộng đồng người Việt tự do

Nguyễn Văn Tuấn - Ra khỏi ao làng

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Một chuyên án đáng chú ý! 10/08/2024

Tính cách địa chính trị của kênh đào Phù Nam Techo của Campuchia 10/08/2024

Bàn về chuyện Việt Nam chưa được Mỹ công nhận là nền kinh tế thị trường 10/08/2024

Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – ngày 9/8/2024 10/08/2024

Vật lộn với tiếng Anh 10/08/2024

Tương nhượng Việt – Mỹ khi Hà Nội chưa đạt quy chế kinh tế thị trường 09/08/2024

Một bài viết cũ: Căn bệnh Venezuela (The Venezuelan Disease) 09/08/2024

Nghìn khát vọng chất chồng mơ ước lớn 08/08/2024

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

CỰU LÃNH ĐẠO COMA 18 HẦU TÒA VÌ VỤ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN VP6 LINH ĐÀM

Hoàng An/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/cuu-lanh-dao-coma-18-hau-toa-vi-vu-chuyen-nhuong-du-an-vp6-linh-dam-post1490240.html

Cơ quan tố tụng cáo buộc Lê Huy Lân (cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Coma 18) sai phạm khi giao dự án VP6 Linh Đàm cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên, gây thiệt hại cho Nhà nước 64,3 tỷ.

Ngày 9/8, TAND TP Hà Nội tái mở phiên sơ thẩm lần thứ 3, xét xử bị cáo Lê Huy Lân (SN 1962, cựu Tổng giám đốc Công ty cổ phần Coma 18), Nguyễn Xuân Phong (SN 1968, cựu Phó Tổng giám đốc) về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Bị cáo Lê Văn Khương (SN 1955, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Cơ khí xây dựng - Coma) cùng hầu tòa về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Cáo trạng do VKSND TP Hà Nội ban hành hồi giữa tháng 3/2024, xác định Công ty cổ phần Coma 18 do bị cáo Lân làm tổng giám đốc có vốn điều lệ hơn 134 tỷ đồng (trong đó Nhà nước chiếm 51% do Tổng công ty Cơ khí xây dựng - Coma giữ cổ phần. Năm 1994, Thủ tướng có quyết định giao 184 ha đất cho Công ty phát triển nhà và đô thị thuộc Bộ Xây dựng (nay là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD) làm chủ đầu tư dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm.

Đến năm 2000, UBND TP Hà Nội có quyết định phê duyệt chi tiết dự án Khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm (VP6 Linh Đàm), tỷ lệ 1/500, trong đó lô đất VP6 Linh Đàm có chức năng là tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng cho thuê. Mười năm sau, Tổng công ty HUD ký hợp đồng chuyển giao hạ tầng lô đất VP6 cho Công ty Coma 18, thực hiện dự án.

Trong hợp đồng nêu rõ không được chuyển giao lô đất, chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất cho bên thứ ba trong thời gian thực hiện. UBND TP Hà Nội cũng chấp thuận đề xuất xây dựng tại lô đất này.

Tuy nhiên, năm 2013, bị cáo Lê Huy Lân ký tờ trình 409 gửi Tổng công ty Coma, xin chuyển nhượng dự án trên. Nhóm bị cáo Khương và các thành viên trong Hội đồng thành viên Coma đã chấp thuận cho Công ty Coma 18 được chuyển nhượng dự án hoặc hợp tác kinh doanh.

Nhóm bị cáo Khương sau đó cũng chấp thuận cho Coma18 chuyển nhượng dự án Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên của đại gia Lê Thanh Thản (Tập đoàn Mường Thanh) với mức giá không dưới 12,9 tỷ đồng.

Tháng 7/2013, Công ty Coma 18 và doanh nghiệp của ông Thản ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với nội dung “công ty của ông Lê Thanh Thản góp 95% tổng mức đầu tư dự án, tương đương hơn 12,3 tỷ đồng và được hưởng 100% kết quả kinh doanh”.

Cáo trạng cho rằng dự án này được doanh nghiệp của đại gia Lê Thanh Thản dựng dự án sai quy hoạch được phê duyệt, tăng từ 25 tầng lên 37 tầng (từ 138 lên 840 căn hộ, tăng 702 căn) và tăng 630 m2 đất xây dựng.

Khi dự án VP6 Linh Đàm bán hết cho người dân, đưa hoạt động, Thanh tra Hà Nội ra kết luận, tạm tính tiền sử dụng đất của dự án là hơn 74,8 tỷ đồng. Tới năm 2023, Sở TN&MT Hà Nội ra kết luận giám định cho thấy hành vi của nhóm lãnh đạo Coma 18 giao đất cho doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản, gây thiệt hại hơn 64,3 tỷ đồng.

 

8 NĂM TÙ VỚI 'NHÂN VẬT' BÁN DỰ ÁN VP6 LINH ĐÀM CHO ÔNG LÊ THANH THẢN

T.Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/8-nam-tu-voi-nhan-vat-ban-du-an-vp6-linh-dam-cho-ong-le-thanh-than-post1490248.html

Sau một ngày xét xử, TAND Hà Nội đã tuyên phạt các bị cáo trong vụ án liên quan đến việc bán dự án VP6 Linh Đàm cho ông Lê Thanh Thản.

Cuối chiều 9/8, sau một ngày xét xử, TAND Hà Nội tuyên phạt các bị cáo Lê Văn Khương (nguyên Chủ tịch HĐTV Tổng công ty cơ khí xây dựng): 3 năm tù treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lê Huy Lân (nguyên Tổng giám đốc Công ty CP Coma 18): 8 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí; Lê Xuân Phong (nguyên Phó Tổng giám đốc Công ty CP Coma 18): 5 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Theo cáo buộc, Công ty CP Coma 18 là doanh nghiệp có 51% vốn Nhà nước, do Tổng công ty cơ khí xây dựng (Coma) là công ty mẹ, nắm giữ phần góp vốn chi phối của Nhà nước. Công ty CP Coma 18 do ông Lê Huy Lân làm tổng giám đốc, đại diện theo pháp luật và đại diện phần vốn Nhà nước. Ngày 8/2/2010, Tổng công ty đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) ký hợp đồng kinh tế về việc chuyển giao hạ tầng lô đất 184,09 ha cho Công ty CP Coma 18 để thực hiện dự án VP6 Linh Đàm. Hợp đồng nêu rõ không được chuyển giao lô đất, chuyển nhượng quyền sử dụng lô đất cho bên thứ ba nào khác trong thời gian thực hiện hợp đồng.

Tuy nhiên, ngày 25/5/2013, Công ty CP Coma 18 đã chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm (khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng) cho doanh nghiệp tư nhân Điện Biên do ông Lê Thanh Thản là chủ doanh nghiệp.

Việc chuyển nhượng dưới hình thức ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, nhưng thực chất là mua bán dự án. Công ty CP Coma 18 có giấy ủy quyền cho doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản thực hiện dự án VP6 Linh Đàm.

Cáo buộc cho rằng hậu quả từ việc cố ý chuyển nhượng dự án trên khi chưa đủ điều kiện chuyển nhượng đã gây thiệt hại cho Nhà nước. Cụ thể, không thu được tiền sử dụng đất diện tích 2.637,4 m2, tương đương giá trị quyền sử dụng đất lô đất VP6 Linh Đàm (quận Hoàng Mai, Hà Nội) tại thời điểm tháng 7/2013 là hơn 64 tỷ đồng.

Trả lời thẩm vấn tại tòa, ông Lê Văn Khương thừa nhận trách nhiệm người đứng đầu nhưng cho rằng, bản thân chỉ kế thừa những công việc cũ của người tiền nhiệm.

Trong khi đó, ông Lê Huy Lân khai rằng, vì sự thiếu kiểm tra giám sát của bản thân, nên mới để xảy ra sai phạm. Bị cáo cho rằng, nếu bản thân dám mạnh dạn có ý kiến phản biện, thì đã không xảy ra sai phạm ngày hôm nay. “Bị cáo là cấp phó nên chỉ phục tùng mệnh lệnh của cấp trên”, lời khai của ông Lân.

Trả lời thẩm vấn của luật sư, ông Nguyễn Quang Hưng, giám định viên tư pháp, cho hay theo hồ sơ của CQĐT, Coma 18 chưa được Nhà nước giao đất. Với hồ sơ vụ án, giám định viên nhận thấy không có bất kỳ tài liệu, văn bản pháp lý nào liên quan đến việc giao đất, xác định giá đất làm cơ sở thu tiền sử dụng đất.

Cơ quan thuế cũng không thực hiện bất kỳ thủ tục nào liên quan. Do đó, số tiền mà các tổ chức có liên quan nộp cho cơ quan thuế cũng không có cơ sở quản lý theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không có thông báo thu từ cơ quan thuế, nhưng người nộp vẫn chủ động nộp tiền vào ngân sách Nhà nước, thì số tiền đó được phản ánh như một khoản nộp thừa vào ngân sách Nhà nước.

 

HOÃN PHIÊN TÒA XÉT XỬ CỰU CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN VIMEDIMEX

Trung Đỗ

https://lifestyle.znews.vn/hoan-phien-toa-xet-xu-cuu-chu-tich-tap-doan-vimedimex-post1490261.html

Ngày 9/8, TAND TP Hà Nội mở lại phiên tòa xét xử vụ án vi phạm quy định về hoạt động đấu giá tài sản, liên quan đến cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex Nguyễn Thị Loan.

Sáng 9/8, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Thị Loan và 10 người khác liên quan tới những sai phạm trong đấu giá đất tại xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, TP Hà Nội được mở lại.

Tại phần thủ tục phiên tòa, theo thông báo của hội đồng xét xử, một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt; bị cáo Bùi Thanh Huyền (cựu Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai thuộc Sở TN-MT TP Hà Nội) cũng có đơn xin hoãn phiên tòa. Một số luật sư đề nghị cần sự có mặt của bị cáo Huyền để đảm bảo đầy đủ ý kiến trong quá trình xét xử.

Đại diện VKSND TP Hà Nội cho rằng bị cáo Huyền có đơn xin hoãn phiên tòa vì sức khỏe và đã gửi tới cơ quan công tố; viện kiểm sát xét thấy để đảm bảo đầy đủ các ý kiến tại phiên tòa và để đảm bảo quyền lợi cho các bị cáo nên đề nghị hội đồng xét xử hoãn phiên tòa. Tại phần thủ tục, luật sư của bị cáo Nguyễn Thị Loan cũng đề nghị cơ quan xét xử giám định các bút lục liên quan tới thân chủ của mình, để có thời gian làm việc đó, luật sư đề nghị rời ngày xét xử sang thời điểm khác.

Sau ít phút hội ý, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa và thông báo sẽ mở lại vào ngày 30/8.

Vụ án này từng được xét xử sơ thẩm lần 1 hồi tháng 4/2024. Khi đó, bị cáo Nguyễn Thị Loan liên tục kêu oan, khẳng định không chỉ đạo hay thông đồng với ai trong việc dìm giá đất.

Cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex còn cho rằng hồ sơ vụ án có hàng chục bút lục không đúng, không phải chữ ký của bị cáo, bị cáo không làm việc với điều tra viên nào tên là Bùi Đức Hiếu, nhưng các bút lục lại thể hiện có tên điều tra viên này…

Do xuất hiện các tình tiết trên, hội đồng xét xử quyết định trả hồ sơ, yêu cầu điều tra bổ sung một số tình tiết, trong đó yêu cầu giám định chữ ký của bị cáo Nguyễn Thị Loan và tài liệu liên quan đến điều tra viên Bùi Đức Hiếu trong các bút lục mà bị cáo cho là không đúng.

Mới đây, trong bản kết luận điều tra bổ sung, cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm buộc tội đối với bà Loan, đồng thời khẳng định các biên bản lấy lời khai và biên bản hỏi cung do điều tra viên Bùi Đức Hiếu thực hiện không bị cắt ghép.

Trước khi phiên tòa sơ thẩm lần 2 mở, luật sư bào chữa cho cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex Nguyễn Thị Loan có đơn gửi TAND TP Hà Nội, đề nghị trưng cầu giám định đối với nhiều bút lục liên quan đến bị cáo này.

Theo luật sư, kết luận bổ sung của cơ quan điều tra về việc "các biên bản lấy lời khai và biên bản hỏi cung do điều tra viên Bùi Đức Hiếu thực hiện không bị cắt ghép" là chưa khách quan.

Tại phiên tòa sơ thẩm lần 1, lời khai của bà Loan cùng hồ sơ vụ án cho thấy nhiều tài liệu, chữ ký, chữ viết có liên quan đến bị cáo có các dấu hiệu cần được giám định để kiểm tra tính chính xác.

Phía luật sư cũng lựa chọn một đơn vị tư vấn trưng cầu giám định (tư nhân) đối với một số tài liệu nêu trên. Kết quả cho thấy chữ ký của bà Loan tại các biên bản ghi lời khai, hỏi cung, đối chất… "có tồn tại những đặc điểm khác nhau".

Từ những căn cứ đã nêu, luật sư Dương Đình Khuyến (Công ty Luật Hoàng Đàm) kiến nghị TAND TP Hà Nội ra quyết định trưng cầu giám định đối với 39 bút lục có liên quan đến chữ ký, chữ viết của bị cáo Nguyễn Thị Loan; 7 bút lục khác gồm tờ phương án đấu giá và báo cáo về việc chuẩn bị hồ sơ tham gia đấu giá khu đất trong vụ án.

Do việc trưng cầu giám định cần thời gian thu thập, bổ sung cũng như nhận kết quả, luật sư kiến nghị TAND TP Hà Nội tạm dừng phiên tòa thay vì xét xử vào ngày 9/8, đồng thời đề nghị triệu tập một số cá nhân đến tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, trong số này có các điều tra viên.

Theo cáo buộc, cựu Chủ tịch Tập đoàn Vimedimex sử dụng 3 pháp nhân (gồm Công ty Bắc Từ Liêm, Công ty Thanh Trì và Công ty Mỹ Đình) để chỉ đạo tham gia đấu giá hơn 16.000 m2 đất thuộc dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất ở thôn Cổ Dương, xã Tiên Dương, huyện Đông Anh, Hà Nội.

Quá trình đấu giá, 3 pháp nhân này cùng nhau trả giá theo kịch bản đã lên từ trước, giúp Công ty Bắc Từ Liêm trúng đấu giá với mức giá hơn 326 tỷ đồng, tương đương hơn 20,1 triệu đồng/m2. Thực tế, giá trị khu đất là hơn 28,5 triệu đồng/m2, tương đương hơn 462 tỷ đồng. Chênh lệch giá khiến ngân sách nhà nước thiệt hại hơn 135 tỷ đồng.

 

HUÝT SÁO TRÊU GHẸO PHỤ NỮ CÓ THỂ BỊ PHẠT TÙ

Ls Dương Phúc Hậu

https://tuoitre.vn/huyt-sao-treu-gheo-phu-nu-co-the-bi-phat-tu-20240809094215443.htm

Trong khi Việt Nam chưa có quy định xử phạt hành vi khiếm nhã với phụ nữ, ở một số nước như Philippines, Singapore, Pháp... chỉ cần huýt sáo trêu ghẹo phụ nữ đã có thể bị phạt tiền và đi tù.

Như Tuổi Trẻ Online thông tin, mới đây trên mạng xã hội xuất hiện clip dài gần 2 phút ghi lại cảnh một người đàn ông trêu ghẹo và có hành vi khiếm nhã với một cô gái đang làm "người tượng" giữa phố đi bộ đông người qua lại.

Theo đoạn clip, có 2 cô gái khác đã phản ứng dữ dội, yêu cầu người đàn ông trên dừng ngay hành động khiếm nhã.

Chỉ 1 ngày sau khi đoạn clip đăng tải lên mạng xã hội, đã có gần 1,5 triệu lượt xem và rất nhiều bình luận. Phần lớn cộng đồng mạng đều tỏ vẻ phẫn nộ trước hành động khiếm nhã của người đàn ông trên.

Bạn đọc báo Tuổi Trẻ cũng cho rằng việc quấy rối khiếm nhã của người đàn ông trong clip có thể coi là hành vi quấy rối và đề nghị xử phạt hành chính.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Đức Tường Thoại - chủ tịch UBND phường Vĩnh Ninh (TP Huế) - đơn vị quản lý phố đi bộ Hai Bà Trưng, hành vi của người đàn ông trong clip dù khiếm nhã nhưng chưa đạt tới mức phải xử lý hành chính hay hình sự.

Nhằm góp thêm góc nhìn xung quanh câu chuyện này, Tuổi Trẻ Online chia sẻ ý kiến của luật sư Dương Phúc Hậu - Đoàn luật sư TP.HCM.

Bình phẩm về phụ nữ có thể bị phạt 1 tháng tù giam

Quấy rối, xâm hại phụ nữ không chỉ là sự đụng chạm cơ thể, mà còn thể hiện qua những lời nói khiếm nhã.

Không chỉ Pháp, Mỹ, ở một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Philippines, Singapore,... chỉ cần huýt sáo, trêu ghẹo phụ nữ trên đường phố là có thể bị phạt tù và phạt tiền.

Tại một số quốc gia, hành vi quấy rối tình dục đường phố được hiểu là bình phẩm, trêu ghẹo, hoặc có cử chỉ khiếm nhã với người lạ mặt ở nơi công cộng khi đối phương không mong muốn. Biểu hiện của quấy rối đường phố bao gồm cả huýt sáo, bám đuôi...

Ngày 17-7-2019, Philippines công khai Đạo luật Không gian an toàn, quy định hành vi huýt sáo, trêu ghẹo, buông lời bình phẩm có tính chất kỳ thị giới... sẽ bị coi là quấy rối tình dục.

Người vi phạm lần đầu bị phạt 1.000 peso và 12 tiếng lao động công ích, phải tham gia khóa học nhạy cảm giới. Ai tái phạm có thể bị phạt tối đa 1 tháng tù giam.

Ngoài ra, mức phạt sẽ tăng lên rất nhiều nếu người vi phạm đụng chạm vào vùng kín, mặt, tay, đùi trong, mông của nạn nhân.

Theo đó, với lỗi trên, người phạm tội lần đầu sẽ bị phạt 30.000 peso và 11 - 30 ngày tù, vi phạm lần 2 phạt 50.000 peso và từ 1- 6 tháng tù. Người tái phạm lần thứ 3 bị phạt 100.000 peso và 4 - 6 tháng tù.

Việt Nam cần làm gì?

Có thể nói, trong những năm gần đây, nhờ sự nỗ lực của các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cộng đồng, vấn nạn quấy rối tình dục trẻ em, đặc biệt là trẻ em gái và phụ nữ đã có những chuyển biến tích cực.

Tuy nhiên, ở đâu đó vẫn còn diễn ra tình trạng này, điển hình nhất là vụ việc ở phố đi bộ trung tâm thành phố Huế.

Theo tôi, nếu không ngăn chặn và xử lý kịp thời, hậu quả không hề nhỏ. Trong đó, nếu nạn nhân là trẻ em sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần.

Còn với người lớn, khi là nạn nhân cũng có xu hướng khép mình lại, ngại tham gia các hoạt động chung với mọi người. Không ít phụ nữ bị ám ảnh và có suy nghĩ lệch lạc, thậm chí quy chụp rằng "tất cả đàn ông đều vậy".

Bảo vệ để phụ nữ không bị cư xử khiếm nhã, không bị quấy rối là trách nhiệm của các cơ quan bảo vệ pháp luật, đồng thời còn là trách nhiệm của cộng đồng.

Pháp luật Việt Nam hiện nay có đầy đủ cơ chế, chế tài để xử lý đối với những hành vi xâm hại tình dục cũng như gây tổn thương đến nạn nhân. Thế nhưng việc phân định ranh giới giữa trêu đùa và quấy rối ở Việt Nam đôi khi khá mong manh và khó phân biệt.

Đã đến lúc phải đưa vào luật tội khiếm nhã với phụ nữ để những người có suy nghĩ hành vi tiêu cực, có thái độ thiếu chuẩn mực xem thường phụ nữ phải biết sợ mà dè chừng.

Thậm chí, nếu tái phạm có thể bị xử tù như các nước đã áp dụng.

 

CỰU LÃNH ĐẠO CÔNG TY COMA 18 HẦU TÒA VÌ CHUYỂN NHƯỢNG DỰ ÁN TRÁI QUY ĐỊNH CHO ÔNG LÊ THANH THẢN

Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/cuu-lanh-dao-cong-ty-coma-18-hau-toa-vi-chuyen-nhuong-du-an-trai-quy-dinh-cho-ong-le-thanh-than-20240809120749924.htm

Cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Coma 18 cùng cấp phó bị tòa đưa ra xét xử với cáo buộc chuyển nhượng trái quy định dự án VP6 Linh Đàm cho doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản.

Sau 2 lần hoãn xét xử, ngày 9-8, Tòa án nhân dân TP Hà Nội đã mở phiên sơ thẩm vụ án liên quan cựu lãnh đạo Công ty cổ phần Coma 18, chuyển nhượng trái quy định dự án VP6 Linh Đàm cho Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 tỉnh Điện Biên của ông Lê Thanh Thản.

Hai bị cáo Lê Huy Lân (62 tuổi, cựu tổng giám đốc Công ty cổ phần Coma 18) và Nguyễn Xuân Phong (56 tuổi, cựu phó tổng giám đốc) cùng bị xét xử về tội "vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".

Bị cáo Lê Văn Khương (69 tuổi, cựu chủ tịch hội đồng thành viên Tổng công ty Cơ khí xây dựng - Coma) bị xét xử về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Đại diện Thanh tra thành phố Hà Nội, Chi cục Thuế quận Hoàng Mai và đại diện Coma có mặt tham dự phiên tòa theo triệu tập.

Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng đại diện Coma 18 có đơn xin vắng mặt tại tất cả những ngày còn lại của phiên tòa.

Theo cáo trạng, tháng 6-1994, Công ty Phát triển nhà và đô thị thuộc Bộ Xây dựng (nay là Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị - HUD) được giao làm chủ đầu tư dự án khu dịch vụ tổng hợp và nhà ở hồ Linh Đàm. Trong đó lô đất VP6 Linh Đàm, diện tích hơn 2.600m2 là tòa nhà thương mại dịch vụ và văn phòng cho thuê, sau đó bổ sung hạng mục nhà ở.

Đến năm 2013, Coma 18 không thể hoàn thành được dự án VP6 Linh Đàm nên ông Lân xin ý kiến Tổng công ty Coma chuyển nhượng dự án.

Ông Lê Văn Khương và các thành viên trong hội đồng thành viên của Coma chấp thuận cho Coma 18 được chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm hoặc hợp tác kinh doanh.

Công ty Coma 18 và doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản đã ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với nội dung "công ty của ông Lê Thanh Thản góp 95% tổng mức đầu tư dự án, tương đương hơn 12,3 tỉ đồng và được hưởng 100% kết quả kinh doanh dự án VP6 Linh Đàm".

Tuy nhiên, theo cáo trạng, dự án này được doanh nghiệp của đại gia Lê Thanh Thản xây dựng dự án sai quy hoạch được phê duyệt, tăng từ 25 tầng lên 37 tầng (từ 138 lên 840 căn hộ, tăng 702 căn) và tăng 630m2 đất xây dựng.

Đến tháng 4-2015, tòa nhà VP6 Linh Đàm được đưa vào sử dụng và bán hết căn hộ cho người dân.

Sở Tài nguyên và Môi trường kết luận việc cố ý chuyển nhượng dự án VP6 Linh Đàm khi dự án chưa đủ điều kiện chuyển nhượng đã gây thiệt hại cho Nhà nước 64,3 tỉ đồng.

Doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản đã nộp thay Coma 18 tổng 64 tỉ đồng.

Theo cáo trạng, ông Lân ban đầu khai biết dự án VP6 Linh Đàm không được phép chuyển nhượng. Sau đó ông thay đổi lời khai, cho rằng Coma 18 không chuyển nhượng dự án mà chỉ ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Tuy nhiên, viện kiểm sát cho rằng theo quy định pháp luật, nếu ký hợp đồng hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản để đầu tư xây dựng nhà ở thì chủ đầu tư chỉ được chia cho phía góp vốn tối đa 20% số lượng nhà ở trong mỗi dự án.

Hợp đồng Coma 18 ký với doanh nghiệp của ông Lê Thanh Thản lại để cho doanh nghiệp này góp vốn 95% và hưởng 100% sản phẩm. Viện kiểm sát cáo buộc bản chất hợp đồng hợp tác kinh doanh bị can Lân ký với Doanh nghiệp tư nhân xây dựng số 1 Điện Biên là chuyển nhượng dự án trái quy định.

Ông Lê Thanh Thản khai không thỏa thuận, tác động chuyển nhượng dự án

Cũng theo cáo trạng, ông Lê Thanh Thản khai không thỏa thuận với ông Lân, không thúc đẩy hay tác động để Coma 18 chuyển giao dự án. Việc ký hợp tác kinh doanh là do ông Lân chủ động liên hệ với doanh nghiệp của ông Thản.

Do đó, cơ quan tố tụng đánh giá không có cơ sở cáo buộc ông Lê Thanh Thản đồng phạm với ông Lân trong việc chuyển nhượng dự án và tách tài liệu để tiếp tục điều tra sau.

 

VÌ SAO KHÔNG KHỞI TỐ VỤ ÁN ĐIỀU TRA VI PHẠM TẠI DỰ ÁN CỦA QUỐC HÂN Ở NHA TRANG?

Phan Sông Ngân

https://tuoitre.vn/vi-sao-khong-khoi-to-vu-an-dieu-tra-vi-pham-tai-du-an-cua-quoc-han-o-nha-trang-20240809034938538.htm

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa vừa thông báo kết quả xác minh nguồn tin về tội phạm tại dự án khu nhà ở Phước Đồng, TP Nha Trang do Công ty TNHH Quốc Hân làm chủ đầu tư.

Những người dân có đất bị UBND TP Nha Trang thu hồi theo "sáng tác" đất vắng chủ cho Công ty TNHH Quốc Hân thực hiện dự án kinh doanh khu nhà ở Phước Đồng vừa nhận được thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa về kết quả xác minh nguồn tin tội phạm theo tố cáo của họ.

Nhiều vi phạm tại dự án khu nhà ở Phước Đồng, TP Nha Trang

Theo thông báo của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa, dự án khu nhà ở Phước Đồng có nhiều vi phạm pháp luật quy định tại các Luật Nhà ở năm 2005 và năm 2014, Luật Đầu tư năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành các luật đó.

Đối với tố cáo hành vi liên quan đến khai thác khoáng sản tại dự án đã nêu của Công ty TNHH Quốc Hân, hiện cơ quan điều tra tiếp tục giải quyết nguồn tin về tội phạm theo quy định pháp luật.

Về dự án, cách đây 20 năm, Công ty TNHH Quốc Hân được UBND tỉnh Khánh Hòa chấp thuận đầu tư, phê duyệt dự án vào năm 2004 cho phép đầu tư thực hiện dự án kinh doanh bất động sản là khu biệt thự nhà vườn Phước Đồng.

Khoảng 10 năm sau, chủ dự án vẫn không hoàn thành việc thỏa thuận bồi thường thu hồi đất của dân để thực hiện dự án.

Đến ngày 2-6-2014, theo đề nghị của nhà đầu tư và cơ quan chức năng, UBND tỉnh Khánh Hòa đã chấp thuận, cấp giấy phép đầu tư mới cho Công ty TNHH Quốc Hân thực hiện dự án khu nhà ở Phước Đồng, trên cơ sở sáp nhập dự án khu biệt thự nhà vườn Phước Đồng với khu quy hoạch khu tái định cư tại xã Phước Đồng.

Theo cơ quan điều tra, việc cấp giấy chứng nhận đầu tư khu nhà ở Phước Đồng (tháng 6-2014) cho Công ty TNHH Quốc Hân và chấp thuận đầu tư dự án vừa nêu theo quyết định của UBND tỉnh Khánh Hòa (tháng 7-2016) nhưng không tiến hành lựa chọn nhà đầu tư, hồ sơ chấp thuận đầu tư chưa đảm bảo về hình thức là vi phạm các quy định tại các Luật Nhà ở, Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành đã nêu.

Còn việc thu hồi đất thực hiện dự án khu nhà ở Phước Đồng là thực hiện theo nghị quyết số 13 ngày 10-12-2014 của HĐND tỉnh Khánh Hòa và kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt.

Tuy nhiên, UBND TP Nha Trang thu hồi đất của dân nhưng chưa thực hiện đầy đủ các thủ tục liên quan, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân là vi phạm Luật Đất đai năm 2013. Do đó, có trường hợp quyết định thu hồi đất đã bị TAND tỉnh hủy trong một vụ án hành chính.

"Vi phạm hành chính, chưa cấu thành tội phạm" 

Cũng theo cơ quan điều tra, tại thời điểm giao đất cho Công ty TNHH Quốc Hân thực hiện dự án khu nhà ở Phước Đồng không phải thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định tại nghị định số 01/2017/NĐ-CP của Chính phủ. Dự án nằm trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện đã được phê duyệt.

Tháng 10-2019, UBND tỉnh Khánh Hòa có quyết định giao đất, cho thuê đất cho Công ty TNHH Quốc Hân thực hiện dự án kinh doanh khu nhà ở Phước Đồng và doanh nghiệp này đã phân lô, bán nền đất thu hồi của dân theo sáng tác "đất vắng chủ" tại dự án.

Thế nhưng, đến nay UBND tỉnh Khánh Hòa vẫn chưa xác định mức thu tiền sử dụng đất và Công ty TNHH Quốc Hân cũng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất đai theo quyết định giao đất, cho thuê đất cách đây 5 năm. Do đó, theo cơ quan điều tra là "chưa gây thất thoát ngân sách nhà nước từ việc giao đất".

Vì vậy, cơ quan điều tra cho rằng các vi phạm kể trên tại dự án khu nhà ở Phước Đồng "là vi phạm hành chính, chưa cấu thành tội phạm theo khoản 2, điều 157, Bộ luật Tố tụng hình sự" nên ngày 15-7-2024, cơ quan này đã ra quyết định không khởi tố vụ án hình sự.

Kiến nghị xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm tại dự án khu nhà ở Phước Đồng

Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Khánh Hòa đã kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa xem xét, xử lý nghiêm về mặt Đảng và chính quyền đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm tại dự án khu nhà ở Phước Đồng của Công ty TNHH Quốc Hân.

Cơ quan điều tra còn kiến nghị tỉnh chỉ đạo UBND TP Nha Trang rà soát toàn diện việc thực hiện các thủ tục thu hồi đất tại dự án khu nhà ở Phước Đồng, kịp thời phát hiện các tồn tại, hạn chế trong công tác thu hồi đất để chấn chỉnh, khắc phục nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân có đất bị ảnh hưởng bởi việc thực hiện dự án.

Kiến nghị tỉnh chỉ đạo các cơ quan có liên quan đánh giá toàn diện các thủ tục pháp lý, rà soát toàn diện quy hoạch, xem xét tính khả thi đối với dự án khu nhà ở Phước Đồng để tiến hành các thủ tục hành chính có liên quan nhằm đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, chủ đầu tư và người dân có đất bị ảnh hưởng vì dự án; tránh gây khiếu kiện, khiếu nại phức tạp về sau.

Cơ quan điều tra cũng đề nghị người dân bị ảnh hưởng do việc xác định người sử dụng đất chưa đảm bảo quy định pháp luật tại dự án trên gởi đơn đến TAND tỉnh để xem xét, xử lý trong vụ án hành chính nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

ỦY BAN KIỂM TRA THÀNH ỦY TPHCM KHAI TRỪ RA KHỎI ĐẢNG MỘT SỐ ĐẢNG VIÊN

Ngô Tùng

https://tienphong.vn/uy-ban-kiem-tra-thanh-uy-tphcm-khai-tru-ra-khoi-dang-mot-so-dang-vien-post1662449.tpo

TPO - Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM cũng đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Lê Duy Minh - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Thuế TPHCM. Ông Minh được xác định vi phạm những điều đảng viên không được làm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có hành vi nhận hối lộ.

Ngày 9/8, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM cho biết, vừa xem xét, thi hành kỷ luật đối với một số đảng viên.

Cụ thể, thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trương Thanh Phong - nguyên Phó Bí thư Đảng ủy, nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Lương thực miền Nam. Ông Phong được xác định đã vi phạm những điều đảng viên không được làm; trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành hoạt động của Tổng Công ty, ông chịu trách nhiệm về các sai phạm trong việc quản lý, sử dụng khu đất tại địa chỉ số 132 Bến Vân Đồn, phường 6, quận 4.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Nguyễn Hồng Phú - nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc, nguyên Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam, nguyên Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Ông Phú được xác định vi phạm trong công tác lãnh đạo, quản lý, điều hành công ty, bị Tòa án nhân dân TPHCM xử phạt 3 năm 6 tháng tù, về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng”.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TPHCM thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Đỗ Cao Đài - nguyên Phó Bí thư Chi bộ, nguyên Phó Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tây Sài Gòn. Ông Đài đã vi phạm những điều đảng viên không được làm; vi phạm trong việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay dẫn đến gây thiệt hại cho Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Tây Sài Gòn.

Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đề nghị tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông Lê Duy Minh - Thành ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Tài chính TPHCM, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Cục trưởng Cục Thuế TPHCM. Ông Minh được xác định vi phạm những điều đảng viên không được làm; lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có hành vi nhận hối lộ.

 

 

No comments:

Post a Comment