Friday, August 2, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 02 tháng 08 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Trung Quốc cần có các biện pháp kích thích tiêu dùng về dài hạn mạnh mẽ hơn các mức hiện nay

Philippines bắt giữ 3 thanh thiếu niên Việt Nam sử dụng hộ chiếu Đức phi pháp

Hải quân Philippines ứng phó về tàu cá Việt Nam bị chìm gần bãi Hải Sâm

Đức đóng vai trò then chốt trong việc trao đổi tù nhân và thả sát thủ Nga

Ấn Độ cấp tín dụng 300 triệu USD để tăng cường an ninh hàng hải cho Việt Nam

Mỹ và Việt Nam lần đầu tổ chức ‘Đối thoại An ninh và Thực thi Pháp luật’

Ông Trump chất vấn bản sắc chủng tộc của bà Harris

Mỹ củng cố các liên minh ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương

Nghiệp đoàn Công nhân Ô tô hậu thuẫn bà Harris tranh cử tổng thống Mỹ

Bangkok Post: Chính phủ Thái Lan ‘không thể can thiệp’ vào vụ của ông Y Quynh Bdap

Mỹ công nhận đối thủ của Maduro là người chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Venezuela

 

RFA

‘Tang chế kiểu Trung Hoa’ – Những động thái đáng lưu tâm

CA Bắc Ninh phạt chủ tài khoản Facebook vì đăng tin về cố TBT Nguyễn Phú Trọng

Facebooker phản đối biện pháp chia đất bị phạt với cáo buộc thông tin sai sự thật

Khánh Hòa: YouTuber đăng video về Sư Thích Minh Tuệ bị phạt theo cáo buộc sai sự thật

Công an Long An bắt một người theo “Chính phủ Quốc gia Lâm thời” của ông Đào Minh Quân

Lấy đạo đức, lối sống làm thước đo đánh giá cán bộ: phi thực tế!

Di tích Chùa Cầu Hội An gây tranh cãi sau trùng tu

Tăng tuổi hưu chức vụ lãnh đạo, quản lý có hàm ý gì?

Cựu chủ tịch và loạt lãnh đạo quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng, lãnh án tù vì nhận hối lộ

Việt Nam và Campuchia hợp tác thêm về tôn giáo

Việt Nam được xuất khẩu khỉ bằng đường chính ngạch sang Trung Quốc

Hơn 200 trận động đất xảy ra từ đầu năm 2024 đến nay, riêng Kon Tum ghi nhận 170 trận

Việt Nam ghi nhận hơn 40 nghìn ca mắc sốt xuất huyết, dịch tiếp tục tăng

Bình Dương: truy tố sáu bị can trong vụ cháy karaoke An Phú làm 32 người chết

Toà án Bangkok xét xử trực tuyến nhà hoạt động Y Quynh Bdap

Việt Nam và Hoa Kỳ đối thoại an ninh & thực thi pháp luật lần thứ nhất

VinFast thừa nhận lỗi kế toán dẫn đến kê cao doanh thu bán hàng

Thép cán nóng của Việt Nam có nguy cơ bị EC điều tra chống bán phá giá

Tổ hợp Hóa dầu Long Sơn LSP sẽ vận hành vào tháng 10/2024

 

BBC

Nga và phương Tây trao đổi tù nhân quy mô lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh

Ông Nguyễn Phú Trọng tái tập trung quyền lực về Đảng như thế nào?

Sư Thích Minh Tuệ xuất hiện trên VTV khi nhà đài 'phản đối luận điệu xuyên tạc'

Israel hạ sát các lãnh đạo Hamas, Hezbollah: Chuyện gì đã và sẽ xảy ra?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời ảnh hưởng thế cục Biển Đông thế nào?

Venezuela: Căng thẳng leo thang, Tổng thống Maduro muốn đánh nhau với Elon Musk

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: đức trị và đảng trị

Nhập trái cây Việt Nam nhiễm ấu trùng, một phụ nữ lãnh án tù

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và ngôi vị quyền lực: cuộc hạ bệ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

William Calley: Cựu sĩ quan Mỹ đứng sau vụ thảm sát Mỹ Lai qua đời

Lãnh đạo Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát ở Iran

Nguyễn Phú Trọng, hình ảnh bi tráng của ‘người cộng sản cuối cùng’

Việt Nam

Mỹ sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường?

Quốc tế phản đối bản án dành cho bà Ngô Thị Tố Nhiên trước chuyến thăm Việt Nam của đại diện cấp cao EU

Ông Lâm Hồng Sơn 34 năm kêu oan: 'Tôi chết thì con tôi sẽ đi đòi công lý'

Xây mộ tiền tỷ, người Việt vô địch về cúng tổ tiên

Cảnh khốn cùng của cô dâu Việt bị chồng Singapore đuổi khỏi nhà sau sinh

'Ngoại giao cây tre': từ Đổi mới đến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: 'sau Hồ Chí Minh, Trường Chinh, ngang Lê Duẩn'

Mỹ sẽ bán máy bay quân sự C-130 cho Việt Nam?

Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra như thế nào?

Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời: 'Lò' có tiếp tục cháy?

Ông Nguyễn Phú Trọng qua đời, buồn sao cho đúng?

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời: Tại sao ông Tô Lâm là ứng viên kế nhiệm hàng đầu?

 

RFI

Chiến tranh Ukraina : Sau một năm chờ đợi, Kiev nhận những chiếc F-16 đầu tiên

Venezuela : Tổng thống Maduro dọa bỏ tù phe đối lập và kêu gọi người ủng hộ biểu tình

Hội Đồng Bảo An họp khẩn sau vụ lãnh đạo chính trị Hamas bị sát hại tại Teheran

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Bầu cử tổng thống Mỹ : Kamala Harris, lá chủ bài cho đảng Dân Chủ?

 Olympic Paris 2024 : VĐV Pháp Léon Marchand giành hai huy chương vàng trong một buổi tối

Tranh tài Olympic trên sông Seine: Thành công bước đầu, nhưng còn nhiều lo ngại

Kiev lần đầu nhận chiến đấu cơ F-16 : Hy vọng và thách thức trên chiến trường Ukraina

Việt Nam và Ấn Độ tăng cường hợp tác về an ninh biển và quốc phòng

Mỹ : Trump bị chỉ trích vì những phát biểu gây tranh cãi về Kamala Harris

Sát hại thủ lĩnh Hamas Ismaïl Haniyeh : Hết hy vọng tái lập hòa bình cho Gaza ?

Pháp : Coffee shop tân thời dần thay thế quán cà phê truyền thống

Thế Vận Hội Paris 2024: Nam giới khó tìm chỗ đứng trong môn bơi nghệ thuật

 Nga bắt đầu giai đoạn 3 tập trận hạt nhân chiến thuật tại quân khu giáp Ukraina

Chính quyền Venezuela trấn áp biểu tình phản đối kết quả bầu cử: 12 người chết

Lãnh đạo Việt Nam đề nghị Liên Âu sớm gỡ bỏ « thẻ vàng » đối với hải sản xuất khẩu

Lãnh đạo chính trị của Hamas thiệt mạng trong vụ không kích được cho là Israel tiến hành

Hạ Viện Nga mở đường cho việc sử dụng "tiền ảo" để lách trừng phạt của phương Tây

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ SÁU   AUG   2   2024

1/ THÁI LAN XÉT XỬ VỤ DẪN DỘ ÔNG Y QUYNH BDAP

Tòa án Thái Lan vào ngày 1/8 đã bắt đầu phiên xử dẫn độ đối với nhà đấu tranh cho nhân quyền người Thượng Y Quynh Bdap, trong lúc có nhiều tổ chức quốc tế lo ngại về đàn áp mà ông này phải đối mặt nếu bị trục xuất về nước.

Ông Y Quynh Bdap, đồng sáng lập tổ chức nhân quyền Người Thượng Vì Công Lý, bị cảnh sát  Thái Lan bắt giữ vào ngày 11/6 với cáo buộc “lưu trú quá hạn” sau nhiều năm xin tị nạn và chờ được định cư ở một nước thứ ba. Cần biết là giới chức Thái Lan đã bắt giữ ông theo yêu cầu của bạo quyền Việt Nam.

Phiên xử hôm 1/8 là phiên điều trần do hai nhân chứng có mặt trong vụ bắt giữ ông Y Quynh Bdap. Một nhân chứng là thuộc bộ ngoại giao Thái Lan, và người kia là cảnh sát tham gia vụ bắt giữ.

Tại Bangkok, luật sư bào chữa Nadthasiri Bergman tuyên bố chính phủ Thái Lan đã yêu cầu không đưa bị cáo Y Quynh Bdap đến phòng xử án mà chỉ tham gia phiên tòa qua truyền hình trực tiếp từ trại giam Remand với lý do lo ngại về an ninh. Vẫn theo luật sư, phiên xử không công bằng đối với Y Quynh Bdap vì ông không thể gặp trực tiếp người bào chữa cho mình.

Tòa án đã lên lịch lại một phiên điều trần khác vào sáng 2/8 với sự có mặt của bị cáo tại tòa. Một phiên điều trần khác đã được lên lịch vào ngày 19/8, với sự tham gia của bốn nhân chứng mà bị cáo đưa ra.

Ông Y Quynh Bdap đã sang tị nạn ở Thái Lan từ năm 2018 và được Cao ủy Tị nạn Liên Hiệp quốc cấp quy chế tị nạn. Ông phủ nhận cáo buộc tham gia vào vụ bạo động ở huyện Cư Kuin vào sáng 11/6 năm ngoái.

RFA

2/ HƠN 41 NGÀN CA SỐT XUẤT HUYẾT Ở VN

Hơn 41 ngàn ca sốt xuất huyết được ghi nhận tại Việt Nam từ đầu năm 2024 đến nay, trong đó có 5 người tử vong, với dịch này vẫn đang gia tăng tại các thành phố lớn.

Số liệu mới nhất vừa được bộ y tế VN công bố vào ngày 31/7. Theo đại diện bộ y tế, sốt xuất huyết xảy ra rải rác trong năm, song cao điểm là từ tháng 7 đến tháng 11 năm nay.

Trong ngày 30/7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Sài Gòn cho biết là tại thành phố này đã ghi nhận hơn 4 ngàn ca nhiễm từ đầu năm đến nay. Riêng trong tuần qua, Sài Gòn ghi nhận 167 trường hợp, tức đã tăng 31% so với bốn tuần trước.

Tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay ghi nhận hơn một ngàn ca với 39 ổ dịch, hiện còn 20 ổ dịch đang lan tràn. Giới chức y tế Hà Nội cho biết số ca mắc sốt xuất huyết trong hai tuần đầu tháng 7 đã tăng hơn tháng 6 trước đó.

Giới chức Hà Tĩnh trong ngày 31/7 cho biết tỉnh này đã phát giác ổ dịch đầu tiên tại xã Kỳ Anh với 5 trường hợp mắc bệnh.

Trong khi đó, Tổ chức Y tế Thế giới thống kê tỷ lệ số ca sốt xuất huyết đã tăng hơn 30 lần trong 50 năm qua. Ước tính có khoảng 100 triệu trường hợp hàng năm trên thế giới.

RFA

3/ ẤN ĐỘ CHO VN VAY MƯỢN  300 TRIỆU MỸ KIM VỀ HÀNG HẢI

Vào hôm qua 1/8, chính phủ Ấn Độ thông báo sẵn sàng cho vay 300 triệu Mỹ kim để Việt Nam tăng cường an ninh hàng hải, giữa lúc hai bên nói họ muốn tăng gấp đôi thương mại và đầu tư trong vòng 5 năm tới.

Thủ tướng Narendra Modi nói với Thủ tướng VN Phạm Minh Chính là Ấn Độ coi Việt Nam là trụ cột chính trong chính sách của nước này đối với các quốc gia Đông Nam Á và là đối tác quan trọng trong tầm nhìn Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương của New Delhi.

Sau cuộc hội đàm, ông Chính nói với các phóng viên rằng thế giới đang phải đối mặt với những thách thức an ninh khốc liệt nhưng vẫn có cơ hội hợp tác. Ông Chính cho biết là cả hai bên đều muốn tăng cường hợp tác trong lãnh vực quốc phòng, các lãnh vực khác như chất bán dẫn, công nghệ xanh và trí tuệ nhân tạo.

Ông Modi và ông Chính đã khánh thành từ xa công viên “phần mềm quân đội” tại Việt Nam, một cơ sở giáo dục được thành lập với sự giúp đỡ của Ấn Độ để đào tạo binh sĩ Việt Nam về kỹ thuật số.

Cần biết là mối thương mại song phương giữa hai nước đạt mức 15 tỷ Mỹ kim. Tổng xuất cảng của Ấn Độ sang Việt Nam bao gồm sắt thép, bông, ngũ cốc, máy móc, phụ tùng xe hơi, xi măng, hóa chất và dược phẩm.

Xuất cảng của Việt Nam sang Ấn Độ chủ yếu bao gồm thiết bị điện, điện tử, hóa chất vô cơ, máy móc, đồng, cao su, cà phê , trà và sắt thép.

Theo số liệu Ấn Độ, mức đầu tư của Ấn Độ vào Việt Nam ước tính gần 2 tỷ Mỹ kim vào các lãnh vực năng lượng, thăm dò khoáng sản, nông nghiệp, công nghệ thông tin và các lĩnh vực khác. Ngược lại, phía VN chỉ đầu tư vào Ấn Độ khoảng 30 triệu Mỹ kim, chủ yếu là trong ngành dược phẩm, hóa chất và vật liệu xây dựng.

VOA


VNThoibao

 

VNTB – VinFast VF3 chính thức xuất xưởng với giá khởi điểm 322 triệu đồng

VNTB – Việt Nam “không cần tủ lạnh” mà cần tự do

VNTB – Đất trời nổi giận

VNTB – Đảng sắp xếp cán bộ đúng, trúng để phục vụ dân hay đảng?

VNTB – Chủ tịch lấy tiền đâu mà chơi cờ bạc?

31.07.2024 6:15 0

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 02/08/2024

Biến đổi cơ cấu xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị Mỹ

Con đường đúng đắn để nhanh chóng kết thúc chiến tranh ở Ukraine

Báo Tiếng Dân

 

Mách cho công an (Kỳ 1)30/07/2024

 

Thuy My

 

Phó Đức An - Vụ chặt đầu đình đám

Phúc Lai - Về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 01/08/2024

Phạm Công Luận - Cà phê và trang viết

Bông Lau - Kinh Kha thời đại

Ngô Thị Phương Lê - Khai mạc Olympic, chia rẽ hay gắn kết?

Hoàng Quốc Dũng - Paris 2024 và những lời đàm tiếu

Nguyễn Văn Tuấn - Kỷ niệm Thế Vận Hội Olympic

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 01.08.2024

Ngô Nhân Dụng - Đếm phiếu là chuyện rất phức tạp

Nguyễn Thông - Mách cho công an (2)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Liệu trật tự quốc tế dựa trên thượng tôn pháp luật có thể trở thành hiện thực, hay chỉ là khẩu hiệu suông? 02/08/2024

Lấy đạo đức, lối sống làm thước đo đánh giá cán bộ: phi thực tế! 02/08/2024

Mối tương tranh Mỹ – Trung về địa chính trị và ảnh hưởng của cuộc bầu cử 01/08/2024

Hai thế giới 01/08/2024

Nhà hoạt động Phạm Văn Trội ra tù lần 2, chia sẻ chuyện nhà tù và khả năng tỵ nạn chính trị 01/08/2024

Kinh tế nhìn từ bản quyền truyền hình 01/08/2024

Những hạn chế trong lệnh cấm chip của Mỹ đối với Trung Quốc 01/08/2024

Chuyên gia: ‘Tình hình Biển Đông nhiều bất ổn’ 31/07/2024

Mỹ sẽ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường? 31/07/2024

Đang rơi 31/07/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

TIẾP BÀI 'LOẠT BIỆT THỰ SAI PHẠM Ở MĂNG ĐEN': AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?
Nhóm Pv Tây Nguyên

https://tienphong.vn/tiep-bai-loat-biet-thu-sai-pham-o-mang-den-ai-chiu-trach-nhiem-post1660073.tpo

TP - Điều tra của phóng viên Tiền Phong cho thấy, Phòng TN&MT huyện Kon Plông (Kon Tum) đã làm sai quy định, ban hành các thông báo giới thiệu địa điểm đất xây nhà ở biệt thự cho 190 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 195.817m2. Sai phạm này diễn ra trong một thời gian dài, trải qua 4 nhiệm kỳ, vậy ai chịu trách nhiệm?

Từ cuộc thanh tra giai đoạn hơn 20 năm

Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, sở dĩ có câu chuyện loạt biệt thự sai phạm bị yêu cầu thu hồi ở Măng Đen bởi trước đó Sở TN&MT tỉnh Kon Tum đã có thông báo kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất đai trong các lĩnh vực thu hút đầu tư trên địa bàn huyện Kon Plông. Thời kỳ thanh tra từ ngày thành lập huyện Kon Plông (năm 2002) đến thời điểm thanh tra, tức giữa năm 2023.

Theo kết luận trên, UBND huyện Kon Plông xây dựng phương án xúc tiến ưu đãi đầu tư nhà biệt thự để thu hút nguồn lực vào đầu tư nhà ở theo quy hoạch trên địa bàn trong giai đoạn huyện mới thành lập là chủ trương đúng, góp phần thay đổi bộ mặt huyện Kon Plông (thời điểm năm 2007). Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, do chưa nghiên cứu kỹ pháp luật về đất đai nên để xảy ra một số tồn tại, hạn chế.

Cụ thể, Sở TN&MT nêu rõ, việc UBND huyện Kon Plông ban hành quy chế quản lý xây dựng nhà biệt thự trên địa bàn (quyết định số 653 ngày 21/8/2007), được HĐND huyện này thông qua (nghị quyết số 70 ngày 26/7/2007), trong đó có một số nội dung không phù hợp với Luật Đất đai năm 2003.

Đơn cử, Phòng TN&MT huyện đã ban hành các thông báo giới thiệu địa điểm đất xây nhà ở biệt thự cho 190 hộ gia đình, cá nhân với diện tích 195.817m2; đề nghị hộ gia đình, cá nhân lập thủ tục nộp thuế trong khi chưa có quyết định của UBND huyện là trái quy định của pháp luật, không có giá trị pháp lý.

Ngoài ra, một số lượng lớn thông báo giới thiệu địa điểm xây dựng đã quá thời hạn 60 ngày (theo Quy chế quản lý xây dựng nhà biệt thự trên địa bàn huyện Kon Plông), người sử dụng đất chưa xây dựng nhưng Phòng TN&MT huyện không ban hành văn bản thu hồi thông báo, để một số cá nhân lợi dụng mua bán, chuyển nhượng đất.

Liên quan tới sai phạm trên, việc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Kon Plông (thuộc Phòng TN&MT huyện) chuyển thông tin địa chính để xác định nghĩa vụ tài chính và Chi cục Thuế huyện Kon Plông (xác định nghĩa vụ tài chính) thu tiền sử dụng đất và lệ phí trước bạ của các hộ dân, trong khi UBND huyện chưa ban hành quyết định giao đất là không đúng quy định.

Đặc biệt, từ tháng 7/2014 đến năm 2022, qua thanh tra, Sở TN&MT tỉnh Kon Tum phát hiện 16 trường hợp giao đất có thu tiền sử dụng đất nhưng không thông qua đấu giá, không xác định giá đất cụ thể thời điểm giao đất với diện tích 14.974m2 (đất xây nhà ở biệt thự 4.800m2 và đất giao quản lý không thu tiền sử dụng đất 10.147m2) là vi phạm quy định Luật Đất đai năm 2013, gây thất thu ngân sách.

Qua thanh tra, Sở TN&MT tỉnh cũng phát hiện, tại 151 trường hợp được giao đất ở, UBND huyện đã giao 102.224m2 đất cho hộ gia đình, cá nhân để quản lý (không thu tiền sử dụng đất) là sai so với quy định Luật Đất đai 2003 và Luật Đất đai 2013; kiến nghị UBND tỉnh Kon Tum giao UBND huyện thu hồi toàn bộ diện tích trên.

Cùng với đó, theo Sở TN&MT tỉnh cần củng cố hồ sơ, xử lý vi phạm hành chính về đất đai hành vi chiếm đất đối với các hộ gia đình, cá nhân chưa được cấp thẩm quyền ban hành quyết định giao đất nhưng đã xây dựng công trình (tổng công bố 26 trường hợp đã xây dựng công trình trên đất nhưng chưa có quyết định giao đất).

Theo Sở TN&MT, đối với các trường hợp không thể khắc phục thì báo cáo UBND huyện để chỉ đạo chuyển hồ sơ, tài liệu cho Công an tỉnh xem xét, điều tra xử lý theo quy định pháp luật.

Tiếng nói người trong cuộc

Trong quá trình thanh tra sai phạm trên, Sở TN&MT tỉnh nhận định, việc giao đất cho các hộ dân tại dự án này diễn ra trong một thời gian dài, trải qua 4 nhiệm kỳ, có tính lịch sử phức tạp gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của huyện. Trong số các tồn tại, hạn chế được phát hiện trong quá trình thanh tra có nguyên nhân khách quan, chủ quan đan xen, có nội dung khắc phục được, có nội dung phức tạp.

Là một trong những người đã đến Măng Đen từ những năm 2002, ông Bùi Đoàn Khương (SN 1961, trú huyện Kon Plông) thời điểm ấy đang là cán bộ tuyên giáo của huyện Kon Plông. Ông chia sẻ, lúc mới lên trung tâm huyện Kon Plông rất hoang sơ. Lúc đó, dân cư sống trên Măng Đen vẫn còn thưa thớt, chủ yếu công nhân của lâm trường lên để làm kinh tế mới.

Theo ông Khương, lúc đó lên chỉ khoảng 40 cán bộ huyện. Để lên được phải đi bộ khoảng 15 cây số đường rừng, vấp ngã, chảy máu là chuyện thường ngày. “Khổ lắm, anh em để vợ con ở nhà, lên Măng Đen cả tháng mới về. Lúc đó chỉ mong có người đến ở là mừng lắm rồi. Khổ nhất là vào mùa mưa, đường đất sình lầy, vắt bám đầy chân, sẹo cả tháng trời”, ông Khương kể.

Theo ông Khương, thị trấn Măng Đen thời đó là trung tâm đồn bốt cũ từ thời Pháp cho đến Mỹ. Phải tốn rất nhiều thời gian để huyện phối hợp với các chiến sĩ Quân khu 5 rà phá bom mìn, vậy mới có được Măng Đen như hiện tại.

Ông Khương chia sẻ, năm 2007, sau khi huyện đề xuất các chính sách thu hút đầu tư lên tỉnh, những lô đầu tiên được cấp để ưu tiên xây biệt thự. Sau một vài đợt kêu gọi, Măng Đen có gần 200 căn biệt thự.

Tuy nhiên, theo ông Khương, đây cũng là giai đoạn khủng hoảng kinh tế - tài chính, các doanh nghiệp hết vốn để tiếp tục đầu tư dù đã được phân lô. Bởi vậy, một số người không hoàn tất thủ tục, một số khác không đầu tư tiếp nữa nên mới tạo ra những căn biệt thự dở dang như hiện tại.

Ông Khương cho rằng, ý tưởng xây dựng Măng Đen thời đó rất tốt, tuy nhiên so với luật bây giờ có nhiều cái chưa đúng; nhiều điều, khoản luật hồi đó hướng dẫn còn chồng chéo, không rành mạch.

BÌNH DƯƠNG LẬP TỔ ĐẶC BIỆT XỬ LÝ DỰ ÁN BÁN CHUI HƠN 1.000 CĂN HỘ

Hương Chi

https://tienphong.vn/binh-duong-lap-to-dac-biet-xu-ly-du-an-ban-chui-hon-1000-can-ho-post1659821.tpo

TPO - Bình Dương thành lập tổ xử lý liên quan đến sai phạm của dự án chung cư Roxana Plaza “trùm mền” nhiều năm nay. Dự án này, nhiều lần khách hàng tìm đến treo băng rôn để đòi quyền lợi, gây mất an ninh trật tự.

Bán “chui” hơn 1.000 căn hộ

Ngày 1/8, đại diện Sở Xây dựng tỉnh Bình Dương cho biết, dự án Khu nhà ở Thương mại - Dịch vụ Contentment Plaza (còn gọi là dự án Roxana Plaza) do Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Đầu tư Bất động sản Tường Phong làm nhà đầu tư đã được Thanh tra tỉnh tổ chức thanh tra và UBND tỉnh ban hành kết luận yêu cầu chủ đầu tư dự án thực hiện nghiêm kết luận thanh tra.

Ngày 15/6, ông Nguyễn Văn Lợi - Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương chủ trì tiếp công dân định kỳ đã giao Sở Xây dựng chủ trì cùng với UBND thành phố Thuận An tham mưu thành lập Tổ công tác đặc biệt để theo dõi, đôn đốc, hướng dẫn giải quyết vấn đề này, đến hết tháng 8 phải báo cáo kết quả cho Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

Theo kết luận thanh tra của tỉnh Bình Dương, Dự án Roxana Plaza tọa lạc tại phường Vĩnh Phú (TP Thuận An) có tổng diện tích 8.423 m2, với các hạng mục xây dựng như Trung tâm thương mại, văn phòng cho thuê và căn hộ cao cấp.

Dự án Roxana Plaza của Công ty Tường Phong đã ký với ông Nguyễn Anh Đào hợp đồng hợp tác về việc cùng góp vốn xây dựng và phân chia lợi nhuận kinh doanh. Sau đó, Công ty Tường Phong đã ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Naviland (Công ty Naviland giữ 51% cổ phần của Công ty Tường Phong). Theo đó, hợp đồng ủy quyền cho Công ty Naviland được khai thác đầu tư dự án Roxana Plaza, được ký hợp đồng phân phối sản phẩm của dự án với các công ty phân phối, môi giới bất động sản để huy động vốn theo quy định. Ủy quyền có hiệu lực cho đến khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng từ Công ty Tường Phong sang Công ty Naviland.

Qua kiểm tra, từ năm 2017, Công ty Naviland đã hợp đồng chuyển nhượng cho khách hàng 1.082 căn hộ bằng hình thức hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, mặc dù Công ty Tường Phong chưa được cấp giấy xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai, vi phạm quy định. Tuy nhiên, đến nay Công ty Naviland vẫn chưa nộp phạt theo quy định.

Cuối năm 2021, Công ty Tường Phong đã có văn bản xin xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai tại dự án Roxana Plaza nhưng Sở Xây dựng chưa cấp phép, do người dân đang khiếu nại về việc ký hợp đồng với Công ty Naviland. Sở Xây dựng tỉnh đã yêu cầu giữa 3 bên, gồm: Công ty Tường Phong, Công ty Naviland và người dân ký hợp đồng mua nhà phải giải quyết xong các khiếu nại, khiếu kiện thì mới xem xét cho Công ty Tường Phong được phép huy động vốn theo quy định.

Hàng loạt sai phạm chưa được khắc phục

Theo cơ quan chức năng, Công ty Tường Phong đã có hành vi vi phạm trong triển khai xây dựng dự án kinh doanh bất động sản. UBND tỉnh cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính số tiền 275 triệu đồng về việc dự án chậm tiến.

Khi đã tạm dừng triển xây dựng dự án, nhưng công ty đã huy động vốn khi chưa đủ điều kiện, dẫn đến khách hàng bức xúc gửi đơn đến các cơ quan chức năng và tập trung đông người, gây mất an ninh trật tự trên địa bàn.

Khi chưa được cấp thẩm quyền kiểm tra, nghiệm thu cơ sở hạ tầng và chưa xác nhận đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai nhưng chủ đầu tư đã ủy quyền để ký hợp đồng mua bán căn hộ chung cư là chưa đúng quy định.

Cũng theo kết luận, đến nay dự án đã triển khai khối lượng đạt khoảng 80%, do đó việc hoàn thành dự án có tính khả thi cao. Thanh tra tỉnh kiến nghị UBND tỉnh yêu cầu nhà đầu tư có trách nhiệm tiếp tục thực hiện dự án và hoàn thành dự án theo quy hoạch; có trách nhiệm tiếp tục thực hiện các hợp đồng mua bán căn hộ mà Công ty Naviland đã ký với khách hàng dựa trên hợp đồng ủy quyền khai khác của Công ty Tường Phong.

Về các biện pháp xử lý, Công ty Tường Phong phải tiếp tục thực hiện dự án theo tiến độ mà chủ trương đầu tư đã phê duyệt và thực hiện các hợp đồng do công ty được ủy quyền là Công ty Naviland đã ký kết với khách hàng. Công ty Naviland nghiêm túc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh bất động sản; nộp phạt số tiền 275 triệu đồng theo quyết định xử phạt của UBND tỉnh.

Dự án này chủ đầu tư đã “trùm mền” nhiều năm và chưa nghiêm túc thực hiện kết luận thanh tra.

CHỦ TỊCH HĐQT CÔNG TY TÂN TÂN BỊ TRUY TỐ VÌ KHÔNG CHẤP HÀNH BẢN ÁN

Kiến Tường

https://vnexpress.net/chu-tich-hdqt-cong-ty-tan-tan-bi-truy-to-vi-khong-chap-hanh-ban-an-4775574.html

Bình DươngÔng Trần Quốc Tân, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tân Tân (chuyên về đậu phộng), bị cáo buộc trốn thuế và không chấp hành bản án dân sự.

Hành vi của ông Tân, 61 tuổi, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Tân Tân, được nêu trong cáo trạng VKSND TP Dĩ An vừa ban hành, truy tố về tội Không chấp hành bản án và Trốn thuế theo Điều 380, Điều 200 Bộ luật Hình sự.

Liên quan vụ án, ông Trần Quốc Tuấn (56 tuổi, em ruột ông Tân, thành viên HĐQT Công ty CP Tân Tân) bị cáo buộc tội Không chấp hành bản án.

Tân Tân là công ty chế biến đậu phộng nổi tiếng từ hàng chục năm trước. Thời hoàng kim, công ty có hơn 140 nhà phân phối, hơn 40.000 điểm bán lẻ ở hầu hết các siêu thị và trung tâm thương mại, chiếm 80% thị phần trong cả nước. Doanh nghiệp cũng xuất khẩu thành công đến Mỹ, Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, Thụy Điển, Đài Loan, Hong Kong...

Theo cáo trạng, Công ty CP Tân Tân tại phường Bình An, TP Dĩ An, gồm 3 cổ đông góp vốn. Ông Tân sở hữu 6.400.000 cổ phần, nắm 80%; vợ ông là Châu Thị Phụng, 53 tuổi, và ông Tuấn mỗi người 10%.

Ngày 5/7/2011, ông Tân làm hợp đồng chuyển nhượng cho bà Nguyễn Thị Thanh (62 tuổi, ngụ TP HCM) 3.666.666 cổ phần của cá nhân với giá 36,6 tỷ đồng (10.000 đồng/cổ phần). Công ty CP Tân Tân cũng cấp Giấy chứng nhận sở hữu 45,83% cổ phần cho bà Thanh.

Cổ đông ròng rã đòi quyền tiếp cận công ty

Theo VKSND TP Dĩ An, sau khi trở thành cổ đông, trong suốt thời gian dài bà Thanh nhiều lần yêu cầu HĐQT triệu tập Đại hội cổ đông bất thường bầu lại HĐQT, cung cấp thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính, đánh giá tình hình hoạt động của doanh nghiệp nhưng ông Tân không thực hiện.

Đến tháng 11/2015, bà Thanh gửi đơn kiện đến TAND tỉnh Bình Dương. Gần 3 năm sau, ngày 27/9/2018, tòa ban hành bản án, buộc các thành viên HĐQT Công ty CP Tân Tân (vợ chồng ông Tân, ông Tuấn) phải "triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông bất thường để bầu lại HĐQT của công ty theo đúng quy định pháp luật". Ngoài ra, tòa cũng yêu cầu công ty (do ông Tân đại diện theo pháp luật) phải cho bà Thanh được xem xét, trích lục sổ, biên bản, Nghị quyết của HĐQT, báo cáo tài chính giữa năm và hàng năm.

Sau khi bản án có hiệu lực, ngày 14/6/2019, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Bình Dương nhận được đơn yêu cầu của bà Thanh, đã ban hành Quyết định thi hành án, buộc các thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Tân Tân thi hành. Tuy nhiên, ông Tân và 2 thành viên còn lại "không thi hành bản án mặc dù có điều kiện để thi hành án". Đến tháng 9/2020, cơ quan này tiếp tục ra quyết định về việc cưỡng chế thi hành án đối với ông Tân, Tuấn và bà Phụng nhưng họ vẫn không thi hành.

Ngày 9/4/2021, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh Bình Dương có công văn kiến nghị cơ quan điều tra khởi tố ông Tân, Tuấn và bà Phụng về hành vi Không chấp hành án.

Ngày 28/5/2022, đại diện theo uỷ quyền của bà Thanh tiến hành triệu tập Đại hội đồng cổ đông để bầu thành viên HĐQT mới, thì ông Tân và vợ, em trai đều không đến; có văn bản gửi tòa án yêu cầu hủy bỏ Nghị quyết Đại hội. "Việc này thể hiện việc cố ý không thực hiện Bản án của Tòa án đã có hiệu lực luật pháp luật", cáo trạng nêu.

Phân tích rõ hơn về động cơ của ông Tân, quá trình điều tra, Công an TP Dĩ An xác định, vợ chồng ông này và em trai có đủ điều kiện để thực hiện bản án, nhưng nếu thực hiện sẽ phải bầu lại thành viên HĐQT. Khi đó, bà Thanh chiếm giữ 45,83% cổ phần sẽ là người lãnh đạo doanh nghiệp chứ không phải là ông Tân.

Liên quan đến ông Trần Quốc Tuấn, cơ quan điều tra xác định, bị can là em ruột của ông Tân, làm việc tại Công ty Tân Tân từ những ngày đầu mới thành lập với vai trò là quản lý sản xuất. Đến năm 2007, khi công ty này chuyển sang Cổ phần, ông Tuấn được anh trai cho 10% (quy định Công ty Cổ phần phải có ít nhất từ 3 cổ đông trở lên) trở thành thành viên HĐQT của Công ty Tân Tân. Năm 2013, do kinh doanh thua lỗ, doanh nghiệp này ngừng hoạt động. Ông Tuấn cũng nghỉ việc, mọi điều hành đều do ông Tân thực hiện.

Cáo trạng cho rằng, mặc dù ông Tuấn không tham gia điều hành công ty từ năm 2013, nhưng với vai trò là thành viên HĐQT phải có trách nhiệm trong việc thực hiện Bản án của TAND tỉnh Bình Dương đã có hiệu lực thi hành.

Ở hành vi Trốn thuế, cơ quan công tố xác định, Công ty CP Tân Tân kinh doanh thua lỗ nên ngưng hoạt đồng từ năm 2013. Đến năm 2015, ông Tân đứng ra cho Công ty TNHH MTV Thương mại - Sản xuất - Trồng trọt Tân Tân thuê lại nhà xưởng và kho trên diện tích của Công ty CP Tân Tân, giá thuê là 100 triệu đồng một tháng. Tính đến tháng 11/2022, Công ty CP Tân Tân thu được tổng số tiền 8,6 tỷ đồng nhưng không thực hiện việc xuất hóa đơn, kê khai, báo cáo thuế đối với doanh thu của doanh nghiệp.

Tại kết luận giám định thuế ngày 26/8/2022 của Cục Thuế tỉnh Bình Dương, số tiền thuế phải nộp đối với việc kinh doanh cho thuê nhà xưởng của Công ty CP Tân Tân trong khoảng thời gian này là gần 1,5 tỷ đồng.

Việc cho thuê nhà, xưởng và kho thuộc Công ty CP Tân Tân do một mình ông Tân trực tiếp thực hiện, ông Tuấn và bà Phụng (các thành viên HĐQT) không được chia theo cổ phần, nên không bị xem xét, xử lý hình sự.

3 NGƯỜI NƯỚC NGOÀI BỊ BẮT VÌ ĐÁNH NHAU TẠI TRUNG TÂM TP HCM

Quốc Thắng

https://vnexpress.net/3-nguoi-nuoc-ngoai-bi-bat-vi-danh-nhau-tai-trung-tam-tp-hcm-4776649.html

Amin Huzaifah, 24 tuổi, cùng hai đồng hương Australia mâu thuẫn với nhóm Việt kiều khi mời rượu nên đánh họ từ trong quán bar ra ngoài đường, gây mất an ninh trật tự.

Ngày 1/8, Amin Huzaifah, Anthony Vu Phi Long Pham (35 tuổi) và Nguyen Michael (29 tuổi, cùng quốc tịch Australia) bị Công an quận 1 bắt tạm giam về hành vi Gây rối trật tự công cộng.

Theo điều tra, rạng sáng 29/6, 3 bị can cùng hơn 10 người đến chơi tại quán bar Atmost trên đường Tôn Thất Đạm, phường Bến Nghé, quận 1. Trong lúc uống rượu, họ mâu thuẫn với nhóm khách ngồi bàn kế bên, trong đó có anh Minh Nguyen (37 tuổi) cùng 2 người đàn ông quốc tịch Australia.

Hai bên xảy ra cãi vã, xô xát, được nhân viên quán bar can ngăn và mời tất cả ra ngoài. Tại khu vực trước quán bar, nhóm Anthony Vu Phi Long Pham tiếp tục lao vào tấn công đối phương nhưng không gây thương tích.

Sau khi sự việc lắng xuống, mọi người giải tán, anh Minh Nguyen cùng 2 người bạn đi bộ ra đường Pasteur để đón xe về nhà. Tuy nhiên, khi đến giao lộ gần đó, họ bị Amin Huzaifah, Anthony Vu Phi Long Pham và Nguyen Michael đuổi theo đấm đá vào đầu, mặt khiến anh Minh Nguyen và bạn bị thương tích nhẹ.

Nhiều người dân xung quanh chứng kiến, báo chính quyền. Ngay sau đó Công an phường Bến Nghé cùng các đội nghiệp vụ Công an quận 1 có mặt tại hiện trường, đưa tất cả người liên quan về trụ sở.

Quá trình điều tra, nhóm Anthony Vu Phi Long Pham khai nhập cảnh vào Việt Nam để du lịch. Do uống nhiều rượu, say xỉn, nên không kiềm chế được bản thân, đã tấn công nhóm anh Minh Nguyen.

Sau thời gian củng cố chứng cứ, cơ quan điều tra xác định hành vi của nhóm Anthony Vu Phi Long Pham đã gây mất an ninh trật tự địa phương, ảnh hưởng môi trường du lịch của Việt Nam, cần xử lý nghiêm.

 

CỰU TRƯỞNG PHÒNG TRỐN RA NƯỚC NGOÀI SAU KHI 'ĂN' HỐI LỘ VỤ ĐĂNG KIỂM

Thanh Phương/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/cuu-truong-phong-tron-ra-nuoc-ngoai-sau-khi-an-hoi-lo-vu-dang-kiem-post1487327.html

Quá trình xét duyệt hồ sơ cho 38 cơ sở đóng tàu tại Long An, cựu Trưởng Phòng Tàu sông (Cục Đăng kiểm Việt Nam) chủ động đưa tài khoản của mình, yêu cầu thuộc cấp chuyển tiền hối lộ thì mới phê duyệt.

Ngày 1/8, phiên xét xử vụ án sai phạm xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục phần xét hỏi đối với các bị cáo.

Giữ vai trò quan trọng trong sai phạm của Phòng Tàu sông, nhưng bị cáo Đỗ Trung Học (cựu Trưởng Phòng) đã bỏ trốn. Qua xác minh, bị cáo Học đã xuất cảnh ra nước ngoài trước thời điểm khởi tố bị can, nên Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã ra quyết định truy nã.

Trước khi xét hỏi, HĐXX thông báo các bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt do bệnh hiểm nghèo đều đã thừa nhận hành vi như cáo trạng truy tố. Riêng bị cáo Đỗ Trung Học đã bỏ trốn, nhưng căn cứ lời khai của các bị cáo khác vẫn có đủ căn cứ chứng minh hành vi phạm tội.

Theo HĐXX, việc đưa bị cáo Học ra xét xử vắng mặt theo truy tố của VKS là hoàn toàn đúng quy định pháp luật.

Bị cáo Học bị VKS cáo buộc đã nhận hối lộ hơn 2,8 tỷ đồng để cấp thông báo năng lực cho 38 cơ sở đóng tàu tại Long An hoạt động trái luật.

Theo truy tố, để được cấp thông báo năng lực, chủ hoặc đại diện của 38 cơ sở đóng tàu này đã liên hệ với bị cáo Phạm Hoài Hà (cựu Giám đốc Chi cục Đăng kiểm Long An) nhờ giúp đỡ và được Hà giới thiệu gặp Nguyễn Xuân Hào (đăng kiểm viên) để lập hồ sơ.

Hào yêu cầu chủ các cơ sở đóng tàu phải chung chi 30-150 triệu đồng để bao trọn gói thủ tục đến khi được cấp thông báo năng lực. Sau khi lập hồ sơ, Hào gửi ra Cục Đăng kiểm để đánh giá.

Sau đó, lãnh đạo Cục cử bị cáo Lê Ngọc Tú (Phó trưởng Phòng Tàu sông) đánh giá các hồ sơ, còn Đỗ Trung Học là người xét duyệt.

Quá trình xét duyệt, bị cáo Học chủ động gửi số tài khoản của mình và Nguyễn Thành Lê (Giám đốc Công ty Cổ phần tư vấn và thiết kế công nghiệp tàu thủy Vietship) cho bị cáo Hào, yêu cầu chuyển tiền vào để được phê duyệt hồ sơ. Tổng cộng, Hào đã chuyển vào số tài khoản Học và Lê 4,1 tỷ đồng, trong đó có hơn 2,8 tỷ đồng để cấp thông báo năng lực, còn lại hơn 1,35 tỷ Hà nhờ Hào chuyển cho Học để làm hồ sơ thiết kế.

Các hồ sơ đều không đủ điều kiện để cấp thông báo năng lực theo quy định. Tuy nhiên, Tú và Học vẫn đề xuất bị cáo Trần Kỳ Hình (cựu Cục trưởng) ký cấp, để các cơ sở đóng tàu trên hoạt động trái pháp luật.

Khai tại tòa về việc môi giới cho chủ 38 cơ sở đóng tàu hối lộ cho bị cáo Nguyễn Xuân Hào, bị cáo Phạm Hoài Hà cho rằng, các xưởng có khoảng 2.000 công nhân làm việc, nếu không được cấp thông báo kịp thời, họ sẽ bị mất việc làm.

“Lúc đó bị cáo nghĩ việc giới thiệu bị cáo Hào để hướng dẫn các xưởng làm hồ sơ, không nghĩ mình đã phạm tội”, bị cáo Hà trần tình.

"Ăn tiền" của doanh nghiệp để thông thầu

Hiện, trên cả nước có 280 trung tâm đăng kiểm sử dụng 340 dây chuyền kiểm định do 4 công ty cung cấp. Trong đó, Công ty TNHH Việt Nét (Công ty Việt Nét) cung cấp 125 dây chuyền kiểm định nhãn hiệu Beissbarth.

Theo kết quả điều tra, để được trúng thầu, năm 2015-2020, bị cáo Trần Thị Miên Thủy (Giám đốc Công ty Việt Nét) đã chung chi tiền cho các lãnh đạo tại 40 trung tâm đăng kiểm thuộc 26 tỉnh, thành phố để cung cấp dây chuyền kiểm định, trang thiết bị nâng cấp dây chuyền kiểm định.

Ngoài ra, bị cáo Thủy khai đã đưa hơn 9,8 tỷ đồng cho lãnh đạo các trung tâm đăng kiểm. Tuy nhiên, ngoài lời khai này, CQĐT không thu được bất kỳ tài liệu, chứng cứ nào khác; các lãnh đạo trung tâm cũng không thừa nhận việc nhận tiền. Do đó, CQĐT xét thấy chưa đủ cơ sở để xem xét.

Đối với sai phạm trong đấu thầu, mua sắm thiết bị kiểm định tại Cục Đăng kiểm liên quan đến Công ty Việt Nét, đến nay chưa có kết quả định giá các dây chuyền, thiết bị kiểm định để xác định thiệt hại. Do đó, CQĐT đã tách hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng để tiếp tục xác minh làm rõ.

Phiên tòa tạm nghỉ, đến ngày 6/8 VKS bắt đầu luận tội các bị cáo.

 

BẮT QUẢ TANG CÁN BỘ THUỘC SỞ TN&MT KIÊN GIANG NHẬN HỐI LỘ

Trần Tuyên/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/bat-qua-tang-can-bo-thuoc-so-tn-mt-kien-giang-nhan-hoi-lo-post1487317.html

Khi nhận 60 triệu đồng tiền hối lộ, Ngô Ngọc Quyền - cán bộ đo đạc của Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường của tỉnh Kiên Giang - bị cơ quan điều tra bắt quả tang.

Ngày 1/8, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Kiên Giang đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Ngô Ngọc Quyền (46 tuổi, cán bộ đo đạc của Trung tâm kỹ thuật tài nguyên và môi trường, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang) để điều tra hành vi “Nhận hối lộ”.

Cơ quan điều tra cũng khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú đối với Nguyễn Quốc Huy (31 tuổi, cán bộ đo đạc của trung tâm này).

Trước đó, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường Công an tỉnh Kiên Giang bắt quả tang ông Ngô Ngọc Quyền đang nhận hối lộ của người đàn ông tên H. với số tiền là 60 triệu đồng tại quán cà phê ở TP Rạch Giá.

Tại cơ quan công an, bị can Quyền thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.

Ông Quyền khai, được giao nhiệm vụ tham gia xử lý vụ việc vi phạm về khai thác khoáng sản của ông N.V.T. (cha anh H.).

Trong quá trình xử lý vụ việc, ông Quyền nhiều lần liên hệ, đặt điều kiện với ông T. về việc sẽ điều chỉnh số liệu để làm giảm khối lượng khai thác khoáng sản trái phép của người này, nhằm giảm nhẹ khung xử phạt. Đổi lại, ông T. phải chi tiền cho Quyền.

Cùng tham gia điều chỉnh số liệu và nhận hối lộ với bị can Quyền còn có Nguyễn Quốc Huy. Khi biết tin Quyền bị bắt, Huy đã đến công an đầu thú.

 

 

No comments:

Post a Comment