Sunday, April 13, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 13 tháng 04 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

RFA

 

Mỹ điều chỉnh chính sách thuế, Việt Nam tiếp tục hưởng lợi

 

BBC

Nhân viên Samsung đứng ngồi không yên trước thuế quan Trump áp lên Việt Nam

Trump miễn thuế 'đối ứng' với điện thoại và máy tính

Ông Tô Lâm yêu cầu 'phải lấy tiêu chuẩn cao nhất' về nhân sự

Ông Tập Cận Bình đi Việt Nam: thương mại, đường sắt, Biển Đông và gì nữa?

Liệu Việt Nam có khả năng đối mặt với trận động đất lớn 7 độ?

Hi vọng tránh thuế Trump, Việt Nam 'sẵn sàng xử lý nghiêm hàng hoá Trung Quốc'

Đặc phái viên Mỹ gặp Putin, Trump thúc Nga sớm ngừng bắn ở Ukraine

Ông Trump muốn gì về chương trình hạt nhân của Iran?

Các tổ chức quốc tế muốn Việt Nam trả lời về cái chết của một lạt ma Tây Tạng

Bà Obama nói gì về tin đồn ly hôn với cựu tổng thống Barack Obama?

Cựu Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình bị cách tất cả chức vụ, Đảng đang mạnh tay hơn?

Ông Nguyễn Văn Hiếu: nhân vật thứ 30 bị loại khỏi Trung ương Đảng khóa 13

Việt Nam

Việt Nam chuẩn bị khai thác máy bay Trung Quốc vào giữa tháng Tư

Cà phê Việt Nam mất lợi thế giữa thương chiến

Mỹ và Trung Quốc thương chiến leo thang: Hà Nội xích lại gần Bắc Kinh?

Thuế của ông Trump thổi bay 40 tỷ USD chứng khoán Việt Nam

Ông Tô Lâm giảm thuế 0% 'là không đủ': Việt Nam sẽ làm gì?

GDP Việt Nam quý 1 tăng 6,93%

Thứ trưởng Công Thương nói về thuế quan Mỹ: Xuất khẩu sắp tới sẽ gặp nhiều thách thức

Giá giày Nike từ Việt Nam qua Mỹ sẽ tăng?

Bộ trưởng bị nêu tên trong sai phạm thất thoát 1.200 tỷ đồng tại hai bệnh viện

Động đất 7,1 độ ở Papua New Guinea, Mỹ cảnh báo sóng thần

Kỳ vọng gì qua cuộc điện đàm giữa ông Tô Lâm với ông Trump?

Ông Trump áp thuế 46%: dập tắt tham vọng tăng trưởng GDP 8% của Việt Nam?

RFI

Mỹ miễn tăng thuế hải quan với các mặt hàng « công nghệ cao » nhập từ Trung Quốc

Liên Hiệp Châu Âu thảo luận sáng kiến lập quỹ đầu tư mua vũ khí chung

Cộng đồng quốc tế đồng thuận « về nguyên tắc » dự thảo Hiệp ước phòng chống đại dịch toàn cầu

TIN TỔNG HỢP

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

Tái triển khai lực lượng quân sự tại kênh đào Panama: Mặt trận mới của Mỹ chống Trung Quốc

Đại chiến thuế quan Mỹ-Trung, « cây tre » Việt Nam biết ngả về đâu

Quốc tế cấp 42 tỷ đô la tín dụng cho Achentina

Nhạc Pháp lời Việt: Claire Syril và giai điệu « Tình sau cơn bão »

Nhóm Ramstein gia tăng hỗ trợ Ukraina về quân sự, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ họp qua cầu truyền hình

Trump ngăn NOAA nghiên cứu về môi trường: Mỹ tự bịt mắt trước thiên tai

Chiến tranh thuế: Liên Âu sẵn sàng trả đũa Mỹ với các biện pháp « chưa từng có », nếu đàm phán thất bại

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ vắng mặt trong cuộc họp các nước đồng minh Ukraina

TIN TỔNG HỢP

Panama bất ngờ chấp nhận để Mỹ triển khai lực lượng vũ trang tại kênh đào Panama

Triều đình Huế qua lăng kính của nghệ sĩ Việt và Pháp cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20

Thương mại : Chiến thuật thâm hiểm của Trung Quốc trong cuộc đối đầu với Mỹ

Chiến tranh thương mại : Trung Quốc đã được trang bị tốt hơn để đối đầu với Donald Trump ?

Jacques Attali : Donald Trump chỉ có thể thất bại

« Thuế đối ứng » : Mỹ tạm hoãn 90 ngày với thế giới, nhưng tăng thuế với Trung Quốc lên 125%

(AFP) - Liên Hiệp Châu Âu điều tra mạng X của tỷ phú Elon Musk. Cơ quan Bảo vệ Dữ liệu Ireland (DPC), thay mặt cho Liên Hiệp Châu Âu, mở điều tra từ hôm qua, 11/04/2025. DPC thông báo sẽ điều tra xem mạng xã hội X có thu thập dữ liệu cá nhân của người để đào tạo các mô hình trí tuệ nhân tạo (AI) của mình hay không.

(Reuters) – Malaysia ký hiệp định tự do mậu dịch với 4 nước châu Âu. Trong bối cảnh Mỹ áp dụng chính sách bảo hộ, Malaysia hôm qua 11/04/2025, ký kết hiệp định với 4 nước Thụy Sĩ, Na Uy, Iceland và Liechtenstein. Malaysia là nền kinh tế lớn thứ 5 tại khu vực Đông Nam Á. Chính quyền Berne ghi nhận thỏa thuận này là công cụ « đẩy mạnh thương mại, quan hệ quốc tế và đầu tư »

(AFP) – Chính quyền Đài Loan thông báo mở cuộc đàm phán đầu tiên với Hoa Kỳ về thương mại. Đài Bắc kỳ vọng vào những mối liên hệ « mạnh mẽ và ổn định » với Washington. Tổng thống Lại Thanh Đức thông báo như trên hôm 12/04/2025. Đài Loan bị chính quyền Trump áp thuế 32 % và có 90 ngày để đàm phán. Năm 2024 thặng dư mậu dịch của Đài Loan với Mỹ lên tới gầy 74 tỷ đô la. Gần 60 % tổng kim ngạch xuất khẩu của Đài Loan bán sang Hoa Kỳ liên quan đến các thiết bị viễn thông và linh kiện bán dẫn. Tập đoàn chip bán dẫn Đài Loan TSMC đang có dự án đầu tư thêm 100 tỷ đô la vào Hoa Kỳ.

(AFP) - Liên Hiệp Quốc "phẫn nộ" trước vụ hành quyết công khai bốn người đàn ông ở Afghanistan. Vụ hành quyết diễn ra hôm thứ Sáu, 11/04/2025. Theo lời các nhân chứng, những người bị hành quyết được đưa tới một sân vận động lớn và ngồi quay lưng lại với "khán giả". Người nhà nạn nhân chính tay xử tử những người bị coi là tội phạm bằng súng do chính quyền cung cấp. Đây là ngày có nhiều người bị hành quyết nhất kể từ khi lực lượng Taliban trở lại nắm quyền.

(AFP) - Israel tuyên bố tăng cường và mở rộng tấn công trên khắp Dải Gaza. Tuyên bố được bộ trưởng Quốc Phòng Israel Katz đưa ra hôm nay, 12/04/2025, đồng thời cảnh báo người dân Palestine sơ tán khỏi các khu vực chiến sự. Bộ Quốc Phòng Israel cũng thông báo rằng quân đội đã hoàn tất việc tiếp quản một hành lang ở phía nam của Gaza. 

(AFP) - Ít nhất 69 người thiệt mạng do sét đánh tại Ấn Độ và Nepal. Theo thông tin do các quan chức địa phương của hai nước đưa ra hôm nay, 12/04/2025, 61 người tại Ấn Độ và 8 người tại Nepal đã bị sét đánh chết trong trận mưa lớn bất thường hôm thứ Năm và thứ Sáu. Năm ngoái, các chuyên gia đã cảnh báo rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân làm gia tăng đáng kể các vụ sét đánh ở Ấn Độ, khiến gần 1.900 người tử vong. 

(Asahi Shimbun) - Binh sĩ Mỹ cưỡng hiếp thường dân ở Okinawa : Nhật Bản và Hoa Kỳ lập đội tuần tra chung giám sát. Nhật Bản và Mỹ triển khai một chiến dịch tuần tra chung ở tỉnh Okinawa kể từ ngày 11/04/2025, sau nhiều vụ tấn công tình dục do các thành viên lực lượng vũ trang Hoa Kỳ gây ra ở đây. Okinawa là nơi đóng quân của hai phần ba trong số 54.000 binh sĩ Mỹ được triển khai tại Nhật Bản. Một số vụ tấn công tình dục của binh lính Mỹ từ lâu đã gây ra sự phẫn nộ cho người dân nơi đây.

(RFI) - Hội chợ sách Paris 2025 mở ra trong 3 ngày từ 11 đến 13/04/2025. Năm nay Maroc là khách mời danh dự. Sự kiện được tổ chức tại điện Grand Palais, với sự tham gia của hơn 450 nhà xuất bản. Con số này cao hơn gấp ba lần so với hội chợ sách Paris năm ngoái. Ban tổ chức cũng đã mời 1.200 tác giả đến điện Grand Palais, gặp gỡ bạn đọc trong ba ngày « lễ hội Sách ».

(AFP) – Triển lãm toàn cầu Osaka Nhật Bản chuẩn bị mở cửa. Kể từ ngày 13/04/2025 đến 13/10/2025 đây sẽ là sự kiện văn hóa nổi bật nhất trên xứ hoa anh đào. Là một trong số 160 quốc gia tham dự, Pháp hiện diện ở hội chơ này với chủ đề « L’Hymne à l’Amour ». Nữ diễn viên Sophie Marceau và vận động viên Judo Pháp Teddy Riner đỡ đầu gian trưng bày của Pháp.

(AFP) – Nghị Viện Anh họp khẩn để bàn về kế hoạch cứu nguy tập đoàn luyện kim quốc gia British Steel. Cuộc họp diễn ra vào hôm nay 12/04/2025 với trọng tâm cho phép chính phủ « can thiệp » vào hồ sơ này để trợ giúp hai nhà máy của British Steel ở miền bắc Anh Quốc, liên quan đến 2.700 nhân viên. Công  nghiệp luyện kim của Anh Quốc đang bị áp lực từ khi Hoa Kỳ ban hành thuế hải quan đánh vào nhôm và thép của toàn thế giới xuất khẩu sang thị trường Mỹ. 

(AFP) - Iceland không săn cá voi trong hai năm liên tiếp. Truyền thông địa phương cho biết tàu Hvalur, tàu săn cá voi duy nhất của Iceland còn hoạt động, sẽ không thực hiện các vụ săn vào mùa hè này do tình hình kinh tế toàn cầu bất ổn. Đến nay, Iceland, Na Uy và Nhật Bản là ba quốc gia duy nhất vẫn cho phép săn bắt cá voi, mặc dù hoạt động này bị nhiều nhóm bảo vệ quyền động vật lên án mạnh mẽ.

Đáp Lời Sông Núi 

 

 

TIN TỨC: CHỦ NHẬT 14.04.2025 

 

1/ CÔNG AN TĂNG CƯỜNG KHỦNG BỐ CÁC NHÀ HOẠT ĐỘNG TRƯỚC CHUYẾN THĂM CỦA TẬP CẬN BÌNH

Nhiều nhà hoạt động cho biết họ đã bị công an tự ý xông vào nhà, đặt chốt canh gác hoặc mời lên đồn làm việc trước thềm chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch, Tổng bí thư ĐCS Trung Hoa Tập Cận Bình.

Ông Phạm Văn Trội, cựu Chủ tịch Hội Anh Em Dân Chủ, người từng chịu hai án tù cho hay, công an đã kéo đến đặt chốt canh gác nhà ông từ hôm 11/4, trước chuyến thăm của ông Tập 3 ngày.

Một nhà hoạt động giấu tên vì lý do an ninh ở Sài Gòn cho biết, ông bị công an mời đi “uống cà phê” để nhắc nhở và đe dọa. Ông cũng bị cảnh báo “không được làm gì” vào dịp 30/4, nhân kỷ niệm 50 năm cộng sản chiếm được Miền Nam.

Các cựu TNLT như bà Vũ Thị Kim Hoàng, Phạm Thị Ngọc Hạnh và một số người khác ở Đồng Nai, Sài Gòn, Bình Dương, Vũng Tàu đồng loạt bị an ninh kéo đến nhà với lý do “thăm hỏi”. Một số trường hợp không được sự đồng ý của chủ nhà nhưng công an vẫn xông vào. Nhiều người bị đe dọa, bị ép gỡ các bài đăng trên facebook và phải cam kết không được viết gì về chuyến thăm của Tập Cận Bình cũng như về sự kiện 30/4.

Nhiều người khác ở Hà Nội xác nhận với ĐLSN về việc họ bị canh gác, hoặc bị cấm ra khỏi nhà nhưng không muốn nêu danh tính vì lý do an ninh.

 

2/ BÀ DƯƠNG THỊ LANH RA TÙ

Bà Dương Thị Lanh, thường được biết đến qua danh khoản facebook Ngọc Lan Sài Gòn, đã mãn hạn tù hôm 30/3/2025.

Bà Lanh, sinh năm 1982, bị bắt đầu năm 2019 và bị tòa án tỉnh Đắk-Nông kết án 8 năm tù giam, hai năm quản chế theo điều 117- “Tuyên truyền chống Nhà nước”.

Trước đó, bà từng tham dự cuộc biểu tình chống dự thảo Luật Đặc khu và Luật An ninh mạng vào ngày 11 tháng 6/2018 và bị bắt giữ cùng với 10 người khác khi đang ngồi ở công viên tại Quận 1, Sài Gòn.

Bản Cáo trạng của Viện kiểm sát cáo buộc bà Lanh từ tháng 6/2017 cho đến khi bị bắt, đã lập và sử dụng 21 trang Facebook khác nhau nhằm chống chế độ.

Trong số đó, có 13 danh khoản được bà Lanh dùng để đăng tải, phát tán tổng cộng 380 tài liệu bị cho là “mang nội dung xuyên tạc chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước; vấn đề biên giới và lãnh thổ; vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo; đường lối ngoại giao”.

Bà Lanh ra tù trước thời hạn gần 2 năm so với bản án đã tuyên. Hiện bà đang bị quản chế tại địa phương, thuộc huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

 

3/ MỸ NHẮM VÀO KHO CHỨA DẦU CỦA TRUNG QUỐC TRONG LOẠT TRỪNG PHẠT MỚI LIÊN QUAN ĐẾN IRAN

Mỹ vừa áp đặt lệnh trừng phạt lên một kho chứa dầu tại Trung Quốc do Công ty Guangsha Zhoushan Energy Group vận hành, vì liên quan đến dầu mỏ từ Iran. Kho này nằm trên đảo Huangzeshan và kết nối với một nhà máy lọc dầu độc lập qua đường ống ngầm dưới biển. Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết đây là bằng chứng cho thấy các nhà máy lọc dầu Trung Quốc tiếp tục mua và sử dụng dầu thô của Iran. Tuy nhiên, các công ty theo dõi tàu dầu cho biết nhà máy này đã ngừng mua dầu từ Iran.
Hành động này diễn ra trước thềm cuộc đàm phán trực tiếp giữa Mỹ và Iran tại Oman vào thứ Bảy, trong bối cảnh Tổng thống Trump cảnh báo Iran sẽ gặp “nguy hiểm lớn” nếu đàm phán thất bại. Trung Quốc và Iran đã phát triển hệ thống giao dịch tránh sử dụng đồng Mỹ Kim để né lệnh trừng phạt Mỹ. Đại sứ quán Trung Quốc chưa phản hồi, nhưng trước đó từng chỉ trích các lệnh trừng phạt đơn phương của Mỹ là "bất hợp pháp và vô lý." Đây là một phần trong chiến dịch "gây áp lực tối đa" của Mỹ nhằm ngăn Iran phát triển vũ khí hạt nhân.

 

4/ ĐỐI MẶT VỚI THUẾ QUAN TỪ TRUMP, VIỆT NAM XEM XÉT TRẤN ÁP MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI VỚI TRUNG QUỐC

Để tránh các mức thuế cao từ Hoa Kỳ, Việt Nam sẵn sàng siết chặt việc Trung Quốc vận chuyển hàng hóa đến Mỹ qua lãnh thổ Việt Nam và sẽ tăng cường kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng nhạy cảm sang Trung Quốc. Đề xuất này xuất hiện khi các quan chức cấp cao của Mỹ, bao gồm cố vấn thương mại Tòa Bạch Ốc Peter Navarro, bày tỏ lo ngại về việc hàng hóa Trung Quốc được gắn nhãn "Made in Vietnam" để hưởng thuế suất thấp hơn khi vào thị trường Mỹ. Việt Nam trong vài tuần qua đã đưa ra nhiều "lời mời hấp dẫn" nhằm thuyết phục chính quyền của Tổng thống Trump có cái nhìn nhẹ nhàng hơn về thặng dư thương mại lớn với Mỹ.

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đã tổ chức một cuộc họp khẩn vào ngày 3/4 – chỉ vài giờ sau khi ông Trump công bố mức thuế – để thảo luận về các cáo buộc liên quan đến hành vi chuyển tải bất hợp pháp và vi phạm sở hữu trí tuệ. Tại cuộc họp, Bộ Công Thương và Hải quan được yêu cầu siết chặt kiểm soát và lên kế hoạch trong vòng hai tuần để giải quyết vấn đề.

Nhiều nguồn tin của Hoa Kỳ có dữ liệu cho thấy xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng tương ứng với lượng nhập khẩu từ Trung Quốc. Nhiều sản phẩm dán nhãn "Made in Vietnam" nhưng sử dụng linh kiện từ Trung Quốc, hoặc do các công ty Trung Quốc sản xuất tại Việt Nam. Ông Navarro tuyên bố hôm 6/4 rằng "Trung Quốc sử dụng Việt Nam để chuyển tải và né thuế". Một nguồn tin cho biết một số tàu chở hàng Trung Quốc chỉ cập cảng Việt Nam trong thời gian ngắn để lấy giấy chứng nhận xuất xứ trước khi rời đi. 

 

VNThoibao

VNTB – Củ Chi & Wikipedia

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

13/04/1873: Thảm sát Colfax

Tại sao Singapore không miễn viện phí cho toàn dân?

 

Báo Tiếng Dân

12 lý do nhỏ để hy vọng12/04/2025

 

Thuy My

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 12.04.2025

Lê Đức Dục – Ước mơ sắp thành hiện thực

Võ Xuân Sơn – Từ chuyện nghệ sĩ quảng cáo láo

Hoàng Nguyên Vũ - Làm sữa giả thu về 500 tỉ : Hãm hại đồng bào bất chấp !

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Quốc tịch và dòng máu Việt 13/04/2025

Ván cược của ‘ông thuế quan’ 13/04/2025

Trung Quốc chuẩn bị trường kỳ thương chiến 13/04/2025

Bộ Giáo dục cần nghĩ cho chín trước khi nói… 12/04/2025

Thuế quan toàn cầu: Trump có làm tái hiện thảm họa kinh tế tương tự năm 1930? 12/04/2025

Thực dân Bồ Đào Nha, thuế quan Hoa Kỳ hiện đại, và nỗ lực cuối cùng? Một góc nhìn từ sử luận Công pháp Quốc tế 12/04/2025

Mỹ có thâm hụt? 12/04/2025

Tương lai bất ổn của hoạt động sản xuất lúa gạo 12/04/2025

Thuế quan toàn cầu của Mỹ: Tác động đối với phát triển kinh tế của Việt Nam 11/04/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

 

KHỞI TỐ GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH TƯ VẤN NGUYỄN GIA GLOBAL

Thanh Hà/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-giam-doc-cong-ty-tnhh-tu-van-nguyen-gia-global-post1545085.html

Bà Đỗ Thị Thu, Giám đốc Công ty TNHH tư vấn Nguyễn Gia Global, vừa bị khởi tố điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản liên quan đến việc tư vấn du học. Ngày 11/4, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội đã khởi tố bị can đối với bà Đỗ Thị Thu (SN 1983, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo điều tra, Công ty TNHH tư vấn Nguyễn Gia Global do bà Thu làm giám đốc không có chức năng, nhiệm vụ trong việc tư vấn du học, đưa người đi lao động ở nước ngoài, kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, tuy nhiên từ năm 2022-2024, công ty này đã đưa ra thông tin gian dối xin được visa du học, lao động, du lịch tại Úc với người môi giới và những người có nhu cầu để chiếm đoạt tiền ký hợp đồng tư vấn, thu tiền đặt cọc, tiền học phí.

Cụ thể, bà Đỗ Thị Thu thông qua hình thức trực tiếp và quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội về việc mình có nhiều mối quan hệ với đối tác, lãnh đạo cấp cao trong và ngoài nước có thể xin đi du học và xuất khẩu lao động.

Chi phí trọn gói cho mỗi trường hợp khoảng 290-353 triệu đồng, bao gồm đào tạo tiếng nước ngoài, dịch thuật hồ sơ, phí lăn tay, xin thư mời của các trường tại Úc và học phí, phí bảo hiểm, hỗ trợ thuê nhà, xin việc làm cho khách.

Quá trình thực hiện hành vi vi phạm, bà Thu thuê giáo viên dạy học tiếng Anh tại công ty và hứa hẹn, cam kết với khách sẽ đào tạo IELTS 6.5 hoặc đạt điểm PTE đủ điều kiện xin visa.

Trong quá trình này, bà Thu cũng đưa ra thông tin có thư mời và giới thiệu mình là đại lý của các trường học tại Úc, khi khách có nhu cầu du học nộp tiền học phí sẽ được giảm 30% toàn khóa, miễn tiền bảo hiểm và việc hoàn tiền sẽ nhanh chóng hơn là khách tự nộp cho trường. Qua đó, nhiều khách hàng đã nộp tiền học phí cho bà Thu từ 100 - 350 triệu đồng/người mà không nộp trực tiếp cho phía đối tác tại Úc.

Với thủ đoạn này, bà Thu đã ký hợp đồng tư vấn du học, tư vấn xin visa với nhiều người, chiếm đoạt tổng số tiền gần 3,4 tỷ đồng.

 

CỰU CHUYÊN VIÊN SỞ TƯ PHÁP HỐI LỘ 7,1 TỈ ĐỒNG ĐỂ 'MUA' 9.494 PHIẾU LÝ LỊCH TƯ PHÁP

Danh Trọng

https://tuoitre.vn/cuu-chuyen-vien-so-tu-phap-hoi-lo-7-1-ti-dong-de-mua-9-494-phieu-ly-lich-tu-phap-20250412141342692.htm

Nguyễn Thị Ngọc - cựu chuyên viên phòng quản lý xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp Hà Nội - bị cáo buộc đưa hối lộ hơn 7,1 tỉ đồng để nhờ giải quyết 9.494 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp và hưởng lợi 474 triệu đồng.

Trong vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ xảy ra tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia và một số đơn vị liên quan, bị can Nguyễn Thị Ngọc - cựu chuyên viên phòng quản lý xử lý vi phạm hành chính, Sở Tư pháp Hà Nội - là một trong 14 người bị Cơ quan an ninh điều tra (A09) Bộ Công an đề nghị truy tố về tội đưa hối lộ.

Không có chức năng, quyền hạn vẫn nhận tiền, hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp

A09 xác định từ năm 2012-2022, Nguyễn Thị Ngọc là cán bộ Sở Tư pháp TP Hà Nội, không có chức năng, quyền hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp nhưng vẫn nhận tiền, hồ sơ để xin cấp phiếu cho người có nhu cầu.

Thông qua mối quan hệ quen biết từ trước, Nguyễn Thị Ngọc thỏa thuận, đưa tiền cho Lương Nhân Hòa - cựu phó giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia - để nhờ Phạm Quang Hậu - cộng tác viên Công ty Luật TNHH Vicco và Hoàng Quốc Hùng - cựu giám đốc Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia giải quyết hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Theo kết luận điều tra, từ tháng 1-2019 đến tháng 4-2023, Nguyễn Thị Ngọc đã đưa hối lộ tổng số tiền hơn 7,1 tỉ đồng cho Lương Nhân Hòa, Phạm Quang Hậu, Hoàng Quốc Hùng để nhờ giải quyết tổng cộng 9.494 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Mỗi lần đưa tiền, Ngọc thường dùng tài khoản ngân hàng cá nhân để chuyển tiền cho Hòa. Nữ chuyên viên sau đó được hưởng lợi cá nhân 474 triệu đồng, khoảng 50.000 đồng một hồ sơ.

Cơ quan điều tra cho rằng Nguyễn Thị Ngọc thực hiện hành vi phạm tội nhiều lần, song quá trình điều tra bị can đã thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án, có thành tích xuất sắc trong công tác.

Bên cạnh đó, bà Ngọc đã tự nguyện nộp hết 474 triệu đồng để khắc phục hậu quả.

Trong khi đó, A09 xác định Nguyễn Phương Nam - cựu phó trưởng phòng bổ trợ tư pháp, Sở Tư pháp Hà Nội - không có chức năng, quyền hạn cấp phiếu lý lịch tư pháp nhưng vẫn nhận tiền và hồ sơ để xin cấp phiếu cho người có nhu cầu.

Thông qua mối quan hệ quen biết từ trước, Nguyễn Phương Nam thỏa thuận, đưa tiền cho Lương Nhân Hòa để nhờ Phạm Quang Hậu, Hoàng Quốc Hùng giải quyết hồ sơ xin cấp phiếu lý lịch tư pháp tại Trung tâm Lý lịch tư pháp quốc gia.

Cơ quan điều tra cho hay từ tháng 7-2019 đến tháng 2-2023, Nguyễn Phương Nam đã đưa hối lộ tổng số tiền hơn 190 triệu đồng cho Lương Nhân Hòa, Phạm Quang Hậu và Hoàng Quốc Hùng để được giải quyết tổng cộng 254 hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp.

Thông qua việc này, Nguyễn Phương Nam được hưởng lợi cá nhân 175 triệu đồng.

Quá trình điều tra, bị can Nam thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra trong quá trình giải quyết vụ án, tự nguyện nộp hết 175 triệu đồng đề khắc phục hậu quả.

Theo kết luận, các bị can đưa hối lộ còn lại trong vụ án chủ yếu là lao động tự do, nhận hồ sơ của người có nhu cầu rồi đưa tiền cho nhóm Hậu, Hòa, Cảnh để nhờ giải quyết giúp. Mỗi bộ hồ sơ, nhóm này hưởng lợi từ 50.000 đồng, 100.000 đồng hoặc 300.000 đồng.

Công chứng khống tài liệu để hợp thức hồ sơ cấp phiếu lý lịch tư pháp

Theo kết luận điều tra của A09, để hoàn thiện hồ sơ yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho khách hàng, bị can Nguyễn Xuân Thọ, đại diện văn phòng giao dịch Công ty Luật TNHH Vicco, đã thỏa thuận đề nghị các công chứng viên giúp chứng thực "khống" tài liệu.

Giá được Thọ và Văn phòng công chứng Trương Thị Nga (sau đổi tên thành Lại Khánh) và Văn phòng công chứng Nguyễn Lâm thỏa thuận là 5.000 đồng một tờ tài liệu khống.

Trong đó nhóm bị can này sẽ chứng thực chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu không có bản chính đối chiếu hoặc chứng thực khống tờ khai yêu cầu cấp phiếu do Thọ tự lập, ký trước mặt công chứng viên.

Công chứng viên sau đó ký, đóng dấu chức danh công chứng viên, dấu của văn phòng công chứng ở góc dưới.

Bên phải tờ giấy A4 trắng để Thọ sử dụng in đè các tài liệu cần chứng thực. Tất cả đều không lấy số, vào sổ chứng thực theo quy định.

Cơ quan điều tra cho rằng công chứng viên, nhân viên nghiệp vụ của văn phòng công chứng hiểu biết rõ quy định pháp luật về việc công chứng, chứng thực. Song vì vụ lợi, động cơ cá nhân khác như củng cố uy tín cá nhân, nể nang người quen, nên các công chứng viên Trương Thị Nga, Lại Hồng Khánh, Lương Minh Sơn, Vũ Nam đã lợi dụng chức năng được giao, làm trái quy định pháp luật.

Trong đó từ tháng 1-2019 đến tháng 7-2023, bị can Nga đã chứng thực khống, đóng dấu của văn phòng vào 34.503 tài liệu. Bà Nga trực tiếp ký xác nhận công chứng 24.727 tài liệu và được hưởng lợi 172 triệu đồng.

Bị can Khánh chứng thực khống, trực tiếp ký xác nhận công chứng 9.776 tài liệu và hưởng lợi 10 triệu đồng.

Bị can Sơn ký xác nhận công chứng khống 7.280 tài liệu, hưởng lợi 36,4 triệu đồng. Bị can Nam ký xác nhận công chứng khống 7.280 tài liệu, hưởng lợi 18 triệu đồng.

 

NHÓM CỰU LÃNH ĐẠO TỔNG CÔNG TY CHÈ VIỆT NAM CHUẨN BỊ HẦU TOÀ VÌ GÂY THIỆT HẠI HÀNG CHỤC TỶ ĐỒNG

Hoàng An

https://tienphong.vn/nhom-cuu-lanh-dao-tong-cong-ty-che-viet-nam-chuan-bi-hau-toa-vi-gay-thiet-hai-hang-chuc-ty-dong-post1732928.tpo

TPO - Tổng công ty Vinatea được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tổng cộng 11 cơ sở nhà đất nhưng quá trình sử dụng, dàn cựu lãnh đạo doanh nghiệp các cá nhân liên quan đã có hành vi trái pháp luật, gây hậu quả thiệt hại hàng chục tỷ đồng ở 3 khu đất.

Dự kiến ngày 14/4, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử 8 bị cáo đều là cựu lãnh đạo, cán bộ Tổng Công ty Chè Việt Nam (Vinatea) trong vụ án “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Hội đồng xét xử gồm 3 người (gồm 1 thẩm phán và 2 hội thẩm nhân dân); 3 kiểm sát viên của Viện KSND TP Hà Nội và Viện KSND Tối cao được phân công thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử tại phiên tòa.

Trong vụ án, các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng Giám đốc Vinatea), Đặng Ngọc Cầm (cựu Thành viên Hội đồng thành viên Vinatea), Nguyễn Quốc Khánh (cựu Thành viên Hội đồng thành viên Vinatea), Vũ Ngọc Tự (cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinatea), Trần Thị Hoa (cựu thành viên Hội đồng thành viên Vinatea), Bành Thương Trí (cựu Giám đốc Chi nhánh Tổng Công ty Chè - TNHH MTV tại TPHCM, Công ty Chè Sài Gòn), Đặng Văn Tới (cựu Kế toán trưởng Vinatea) bị truy tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” theo quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015.

Riêng bị cáo Trần Hồng Điệp (cựu Kiểm soát viên chuyên trách Vinatea) bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” theo quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự năm 1999.

Hiện có 14 luật sư đăng ký tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bị cáo.

Ngoài ra, Tòa cũng triệu tập 12 người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan dự phiên. Gây thiệt hại cho Nhà nước hàng chục tỷ đồng

Theo cáo trạng, Vinatea được Nhà nước giao quản lý, sử dụng tổng cộng 11 cơ sở nhà đất. Tuy nhiên, quá trình sử dụng, HĐQT, Ban Tổng Giám đốc Tổng công ty và các cá nhân liên quan đã có hành vi sai phạm liên quan quản lý, sử dụng 3 khu đất tại Hà Nội; TPHCM và Hải Phòng.

Cụ thể, tại khu nhà đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa (TPHCM), tháng 6/2006, UBND TPHCM ban hành quyết định cho Công ty Chè Sài Gòn, được tiếp tục sử dụng 446m2, hình thức thuê đất, thời hạn sử dụng đến hết năm 2020.

Sở TN&MT TPHCM (cũ) ký hợp đồng thuê đất và cấp Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất cho Công ty Chè Sài Gòn.

Theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì sau cổ phần hóa, khu đất 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa vẫn là đất thuê trả tiền hàng năm, không tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa; giao cho doanh nghiệp tiếp tục được thuê đất và đứng tên trên Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất.

Tuy nhiên, khi đang thực hiện cổ phần hóa, các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn, Nguyễn Quốc Khánh và Đặng Ngọc Cầm ký nghị quyết HĐQT thống nhất chuyển quyền sử dụng đất trong tương lai từ Công ty Chè Sài Gòn cho Công ty GB-TEA.

Trong đó, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn ký giấy ủy quyền cho Bành Thương Trí (Giám đốc Công ty Chè Sài Gòn, Trưởng Tiểu ban cổ phần hóa Công ty Chè Sài Gòn) ký hợp đồng vay 27,9 tỷ đồng của Công ty GB-TEA để nộp tiền thuê đất 50 năm trả tiền một lần. Cùng với đó, cam kết chuyển quyền sử dụng đất thuê cho Công ty GB-TEA.

Ngày 8/12/2015, các bị cáo Nguyễn Thiện Toàn, Đặng Ngọc Cầm và Nguyễn Quốc Khánh, ký ban hành các nghị quyết HĐQT góp vốn bằng quyền sử dụng đất tại 225 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cấn trừ số tiền 27,9 tỷ đồng đã vay của Công ty GB-TEA nêu trên. Đồng thời, bị cáo Toàn ký các hợp đồng, văn bản cho phép Công ty GB-TEA đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên cơ sở đó, Sở TN&MT TPHCM ký Hợp đồng thuê đất và Văn phòng đăng ký đất đai xác nhận thay đổi trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty GB-TEA và công ty này giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất này đến nay.

Theo cáo trạng, toàn bộ việc làm trên được thực hiện sau thời điểm Thủ tướng Chính phủ phê duyệt giá trị doanh nghiệp, đang trong thời gian cổ phần hóa Tổng công ty Chè. Tuy nhiên, bị cáo không hạch toán bổ sung, không xác định tài sản là QSDĐ thuê 50 năm trả tiền một lần vào giá trị thực tế của doanh nghiệp cổ phần hóa. Việc này vi phạm quy định tại Nghị định 59/2011/NĐ-CP.

Trong vụ án, bị cáo Trần Hồng Điệp, cựu Kiểm soát viên Tổng công ty Vinatea bị đánh giá không kiểm tra tính hợp pháp, trung thực Nghị quyết của HĐTV và quyết định của Tổng Giám đốc trong cổ phần hóa, xác định giá trị doanh nghiệp; không thẩm định báo cáo tài chính…

Hành vi của các bị cáo gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 16 tỷ đồng ở khu đất nêu trên.

Còn hai khu đất, diện tích 1.500m2 trên đường Trần Khát Chân (Hà Nội) và khu đất 11.635m2 đường Chè Hương (Hải Phòng) cũng bị cơ quan tố tụng xác định, thiệt hại hơn 38,3 tỷ đồng khi cổ phần hóa.

Cơ quan truy tố cho rằng, bị cáo Nguyễn Thiện Toàn (cựu Tổng Giám đốc Vinatea) là chủ mưu, chỉ đạo.

 

BẮT 8 BỊ CAN SẢN XUẤT 573 LOẠI SỮA BỘT GIẢ, THU LỢI BẤT CHÍNH 500 TỈ

Trần Cường- Trancuong.news@gmail.com

https://thanhnien.vn/bat-8-bi-can-san-xuat-573-loai-sua-bot-gia-thu-loi-bat-chinh-500-ti-185250412150551378.htm

 

Cảnh sát xác định các bị can đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai, bán ra thị trường thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.

Ngày 12.4, Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 8 người để điều tra 2 tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong số các bị can, cảnh sát xác định 2 người cầm đầu là Hoàng Mạnh Hà và Vũ Mạnh Cường.

Bước đầu, Cơ quan CSĐT Bộ Công an xác định, từ tháng 8.2021, nắm bắt nhu cầu về các sản phẩm dinh dưỡng, sản phẩm thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dạng bột (sữa bột) tại thị trường trong nước tăng cao, các bị can Cường và Hà đã cầm đầu thành lập Công ty CP dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP dược dinh dưỡng Hacofood Group, cùng đặt trụ sở tại Q.Hà Đông (Hà Nội), để tổ chức sản xuất, kinh doanh, tiêu thụ các sản phẩm sữa bột giả.

Cảnh sát xác định, Hà và Cường trực tiếp đứng ra liên kết, góp vốn, huy động cổ đông sáng lập ra hệ sinh thái 2 doanh nghiệp nêu trên và cũng là cổ đông góp vốn chính.

Hai bị can này cũng được xác định chủ mưu cầm đầu trong điều hành hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến phân phối tiêu thụ các sản phẩm sữa bột. Trong đó, Hà là người ký các văn bản quan trọng với chức danh "người đại diện theo pháp luật" như bản thuyết minh báo cáo tài chính; báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh… của Công ty CP dược quốc tế Rance Pharma.

Đến nay, nhóm của Hà và Cường đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.

Các sản phẩm công bố thành phần có các chất như: chiết xuất tổ yến, đông trùng hạ thảo, bột macca, bột óc chó... nhưng thực tế hoàn toàn không có những chất này. Thay vào đó, các bị can đã bỏ một số nguyên liệu đầu vào và thay thế, bổ sung thêm một số chất phụ gia.

Cảnh sát xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố, đủ điều kiện để xác định là hàng giả.

Quá trình điều tra, Cơ quan CSĐT Bộ Công an còn xác định, ngoài 2 công ty trên, Cường và Hà còn liên doanh, liên kết bằng hình thức góp cổ phần với nhiều người khác thành lập ra 9 công ty với mục đích để đứng tên hồ sơ công bố các dòng sản phẩm và trực tiếp kinh doanh, phân phối tiêu thụ các sản phẩm được sản xuất tại nhà máy của Công ty CP dược quốc tế Rance Pharma và Công ty CP dược dinh dưỡng Hacofood Group.

Trong khoảng 4 năm, từ 2021 đến nay, các bị can đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, thu lợi bất chính gần 500 tỉ đồng.

 

 

No comments:

Post a Comment