Chính quyền Trump tấn công giới học thuật, tổng thống Macron mời gọi các nhà nghiên cứu đến Pháp
Minh Phương
Đăng ngày: 19/04/2025 - 11:59Sửa đổi ngày: 19/04/2025 - 16:18
RFI

Tổng thống Macron khẳng định trên mạng X : "Tại Pháp, nghiên cứu là một ưu tiên, đổi mới là một văn hóa, khoa học là một chân trời không giới hạn." Ngoài ra, theo hãng tin AFP, cựu tổng thống Pháp François Hollande, giờ là dân biểu, đã đề xuất một dự luật nhằm tạo tư cách "tị nạn khoa học" để thu hút các nhà nghiên cứu Mỹ bị chính quyền Trump nhắm tới.
Song song với đó, chính phủ Pháp hôm thứ Năm 17/04 đã ra mắt một dự án mang tên "Choose France for Science" (Hãy chọn nước Pháp để nghiên cứu khoa học), được mô tả như "bước khởi động để chuẩn bị chào đón các nhà nghiên cứu quốc tế đến sinh sống tại châu Âu." Các chủ đề nghiên cứu của các dự án này chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực như sức khỏe, khí hậu và đa dạng sinh học, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, không gian vũ trụ và nông nghiệp. Chính phủ Pháp cho biết thêm : "Mỗi dự án tiếp nhận được tài trợ bởi các tổ chức, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và khu vực tư nhân nếu cần, và có thể nhận thêm tài trợ từ nhà nước thông qua chương trình France 2030, với mức tối đa lên tới 50% tổng số tiền của dự án".
Trường đại học Aix-Marseille (AMU), nơi đã phát động lời kêu gọi đối với các nhà nghiên cứu Mỹ từ đầu tháng 3, cũng thông báo khởi xướng chương trình "Safe place for science" (Nơi an toàn cho khoa học) với kế hoạch cấp từ 600.000 đến 800.000 euro (tương đương gần 18-24 tỷ đồng) cho mỗi nhà nghiên cứu trong vòng 3 năm.
Tổng thống Macron khẳng định trên mạng X : "Tại Pháp, nghiên cứu là một ưu tiên, đổi mới là một văn hóa, khoa học là một chân trời không giới hạn." Ngoài ra, theo hãng tin AFP, cựu tổng thống Pháp François Hollande, giờ là dân biểu, đã đề xuất một dự luật nhằm tạo tư cách "tị nạn khoa học" để thu hút các nhà nghiên cứu Mỹ bị chính quyền Trump nhắm tới.
Song song với đó, chính phủ Pháp hôm thứ Năm 17/04 đã ra mắt một dự án mang tên "Choose France for Science" (Hãy chọn nước Pháp để nghiên cứu khoa học), được mô tả như "bước khởi động để chuẩn bị chào đón các nhà nghiên cứu quốc tế đến sinh sống tại châu Âu." Các chủ đề nghiên cứu của các dự án này chủ yếu xoay quanh các lĩnh vực như sức khỏe, khí hậu và đa dạng sinh học, công nghệ số và trí tuệ nhân tạo, không gian vũ trụ và nông nghiệp. Chính phủ Pháp cho biết thêm : "Mỗi dự án tiếp nhận được tài trợ bởi các tổ chức, với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và khu vực tư nhân nếu cần, và có thể nhận thêm tài trợ từ nhà nước thông qua chương trình France 2030, với mức tối đa lên tới 50% tổng số tiền của dự án".
Trường đại học Aix-Marseille (AMU), nơi đã phát động lời kêu gọi đối với các nhà nghiên cứu Mỹ từ đầu tháng 3, cũng thông báo khởi xướng chương trình "Safe place for science" (Nơi an toàn cho khoa học) với kế hoạch cấp từ 600.000 đến 800.000 euro (tương đương gần 18-24 tỷ đồng) cho mỗi nhà nghiên cứu trong vòng 3 năm.
Pháp trở thành mục tiêu tấn công trên mạng của Nga
Pháp trở thành mục tiêu ưu tiên của các chiến dịch gây ảnh hưởng kỹ thuật số thân Nga. Trong báo cáo ngày 18/04/2025, được AFP trích dẫn, các tổ chức chuyên về thao túng trực tuyến DFRLab và CheckFirst cho biết mạng lưới các trang web có tên “Pravda” được các nhà nghiên cứu và chính quyền xác định là kênh tuyên truyền thân Nga, đăng tràn ngập internet hàng triệu nội dung, chủ đề được thiết kế riêng để làm giảm uy tín và làm suy yếu sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraina.
Ví dụ một cuộc thăm dò giả khẳng định người Pháp thích tổng thống Nga Vladimir Putin hơn là nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron, hoặc nhiều bài viết “sỉ nhục” tổng thống Pháp, và cũng có hàng trăm nội dung về các chủ đề gây chia rẽ (bạo lực tình dục, di cư…). Trong số 3,7 triệu bài viết được mạng lưới “Pravda” đăng kể từ tháng 08/2023 - được chia thành gần 200 trang web nhắm đến các quốc gia hoặc khu vực khác nhau - có 394.400 bài viết nhắm đến Pháp, 376.700 bài nhắm đến Đức và 270.300 bài nhắm đến Ukraina.
Pháp trở thành mục tiêu ưu tiên của các chiến dịch gây ảnh hưởng kỹ thuật số thân Nga. Trong báo cáo ngày 18/04/2025, được AFP trích dẫn, các tổ chức chuyên về thao túng trực tuyến DFRLab và CheckFirst cho biết mạng lưới các trang web có tên “Pravda” được các nhà nghiên cứu và chính quyền xác định là kênh tuyên truyền thân Nga, đăng tràn ngập internet hàng triệu nội dung, chủ đề được thiết kế riêng để làm giảm uy tín và làm suy yếu sự ủng hộ của Pháp đối với Ukraina.
Ví dụ một cuộc thăm dò giả khẳng định người Pháp thích tổng thống Nga Vladimir Putin hơn là nguyên thủ Pháp Emmanuel Macron, hoặc nhiều bài viết “sỉ nhục” tổng thống Pháp, và cũng có hàng trăm nội dung về các chủ đề gây chia rẽ (bạo lực tình dục, di cư…). Trong số 3,7 triệu bài viết được mạng lưới “Pravda” đăng kể từ tháng 08/2023 - được chia thành gần 200 trang web nhắm đến các quốc gia hoặc khu vực khác nhau - có 394.400 bài viết nhắm đến Pháp, 376.700 bài nhắm đến Đức và 270.300 bài nhắm đến Ukraina.
No comments:
Post a Comment