Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 04 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
BBC
Có gì đáng chú ý
trong bài phát biểu buổi lễ 30/4 của ông Tô Lâm?
Bệnh viện Từ Dũ
ngày 30/4/1975 qua lời kể của bác sĩ Ngọc Phượng
Biên giới, giá
trứng và việc làm: Kiểm chứng phát biểu 100 ngày tại nhiệm của ông Trump
Đại sứ quán Mỹ nói
gì về thông tin 'cấm tham dự kỷ niệm 30/4' tại Việt Nam?
Hòa hợp dân tộc:
100 tiếng nói đồng bào - Bài 1: Cuộc chiến ký ức
Canada chọn Mark
Carney: Câu trả lời ôn hòa trước làn sóng dân túy từ Mỹ
Tổng thống Donald
Trump và ngày 30/4, Tổng Bí thư Tô Lâm và kỷ nguyên mới
Mỹ lên tiếng về
thông tin Trung Quốc 'cắm cờ' Trường Sa, Việt Nam thì sao?
Lại có thông tin về
việc 'Mỹ không tới dự kỷ niệm 30/4'
Đạo diễn Naja Pham
Lockwood: Đất lành chim đậu mở ra không gian chữa lành và hòa giải
30/4/1975 có phải
là ngày giải phóng?
Hàn Quốc và Thái
Lan tận dụng Chiến tranh Việt Nam để phát triển như thế nào?
50 năm kết thúc Chiến
tranh Việt Nam
Cựu binh Mỹ tại Việt Nam: 'Chúng tôi vẫn đang gây ra rất
nhiều khó khăn cho người Việt'
Hành quyết tại Sài Gòn - nỗi đau dai dẳng suốt gần 60 năm
Video,Hậu tháng 4/1975: Mỹ tiếp nhận thuyền nhân Việt Nam
ra sao?, Thời lượng 18,04
50 năm kết thúc chiến tranh: Hiểu về tính đa dạng
của lịch sử và của nhau
Cựu CIA Frank Snepp và 'cuộc tháo chạy hỗn loạn' trong
thời khắc cuối của Sài Gòn
Tổng Bí thư Tô Lâm nói gì về chiến thắng 30/4?
Hậu Chiến tranh Việt Nam: Hòa giải từ những nấm mồ
Cái chết không thể tránh khỏi của Việt Nam Cộng hòa, tại
sao?
Nhân chứng chiến tranh Stephen Young: 'Nước Mỹ thua bởi
một người!'
Chờ đợi bước ngoặt nào trước cuộc đàm phán thuế của Việt
Nam với Mỹ?
Chiến tranh Việt Nam và cuộc xung đột trong gia đình
McNamara qua lời kể của người con trai
Cựu điệp viên CIA: 'Trump sai, Hà Nội cũng sai' trong vụ
cấm quan chức Mỹ dự lễ 30/4
VinFast lỗ thêm 1,3 tỷ USD sau nỗ lực thúc đẩy doanh số
xe điện tại Châu Á
Tuyên bố đầu hàng của Tổng thống Dương Văn Minh: Tướng
Thệ khơi lại tranh cãi, đâu là sự thật?
Doanh nghiệp Việt Nam 'không trụ nổi' nếu ông Trump áp
thuế 46%
50 năm ngày chấm dứt chiến tranh : Việt Nam diễu binh rầm rộ,
kêu gọi hòa bình và đoàn kết
100 ngày đầu của Trump nhiệm kỳ hai: Dư luận Việt Nam trước cú sốc
thuế quan
100 ngày đầu nhiệm kỳ 2 ở Nhà Trắng, Trump khẳng định « thành
công rực rỡ »
Putin tuyên bố 3 ngày ngừng bắn: Zelensky tố Nga « lừa đảo »,
Trump muốn đình chiến « lâu dài »
Chiến tranh thuế quan : Chính quyền Trump miễn giảm thuế đối với
phụ tùng xe hơi nhập khẩu
Bầu cử Canada : Đảng Tự Do chiến thắng, Carney cam kết bảo vệ đất
nước trước mối đe dọa Mỹ
30/04 : Pháp và mối liên hệ với “Lực lượng thứ ba” ở miền Nam Việt
Nam
Cựu tham tán sứ quán Pháp : Chiến tranh Việt Nam là khởi đầu cho
hồi kết của giấc mơ Mỹ
Chiến tranh Ukraina : Vì sao Putin chính thức công nhận sự tham
chiến của lính Bắc Triều Tiên ?
Khoáng sản Ukraina : « Trước hết là một nước cờ địa
chiến lược của Mỹ »
Paris muôn sắc hoa từ quán ăn đến hiệu sách
Nga đặt điều kiện để vãn hồi hòa bình cho Ukraina
Chi phí quân sự trên thế giới tăng cao nhất từ sau Chiến tranh
lạnh
Nhật Bản và Việt Nam tăng cường hợp tác an ninh, ủng hộ thương mại
tự do
Anh và giải pháp công nhận hai nước Việt Nam sau Hòa đàm Paris
1973
Ở thế thượng phong, Tập Cận Bình làm chủ thương chiến với Donald
Trump
Chính quyền Trump kỳ vọng Mật nghị Hồng y chọn một giáo hoàng nhu
nhược và dễ kiểm soát
Tia hy vọng từ cuộc gặp ngắn ngủi Trump-Zelensky ở Vatican
(VNExpress)
– Một cựu thứ trưởng bộ Công Thương bị phạt 6 năm tù vì gây thiệt hại cho Tập
đoàn Điện lực Việt Nam hơn 1.000 tỉ đồng. Phán quyết được Tòa án Hà Nội đưa ra hôm
nay, 29/04/2025, sau 8 ngày xét xử. Cựu thứ trưởng Công Thương Hoàng Quốc Vượng
bị tuyên 6 năm tù do phạm tội tạo điều kiện cho một số công ty điện Mặt
trời được hưởng giá điện ưu đãi không đúng quy định, hậu quả là Tập đoàn Điện
lực Việt Nam phải mua giá điện đắt hơn.
(AFP) -
Hồng Kông : 4 dân biểu đối lập được trả tự do sau hơn 4 năm giam giữ. Cảnh sát Hồng Kông hôm nay
29/04/2025 thông báo đây là 4 cựu dân biểu từng bị kết tội âm mưu lật đổ chính
quyền, bị tuyên án tù giam trong phiên tòa xét xử 45 nhà hoạt động ủng hộ dân
chủ.Claudia Mo, Kwok Ka-ki, Jeremy Tam và Gary Fan bị cáo buộc đã tổ chức một
cuộc bầu cử sơ bộ không chính thức vào năm 2020, nhằm chọn ra các ứng cử viên
cho cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp (Nghị Viện Hồng Kông). Họ đã bị giam giữ
kể từ tháng 3 năm 2021.
(AFP) –
Amnesty International chỉ trích chính quyền Trump. Trong bản báo cáo thường niên được
công bố hôm nay 29/04/2025, tổ chức Ân xá Quốc tế nêu bật mối đe dọa ngày càng
tăng đối với quyền con người, nêu ví dụ những cường quốc như Mỹ, Nga và Trung
Quốc đang "phá hoại" những thành tựu của luật pháp quốc tế. Tổ chức
này cũng chỉ trích những vi phạm nhân quyền tại các quốc gia như Sudan, Ukraina
và Afghanistan, đồng thời lên án sự thờ ơ của thế giới đối với những tội ác,
đặc biệt là cuộc chiến ở dải Gaza và cuộc khủng hoảng tại Sudan. Amnesty cũng
cảnh báo về các cuộc tấn công vào quyền của phụ nữ và cộng đồng LGBT+… Đặc
biệt Ân Xá Quốc Tế lên án các "cuộc tấn công trực diện" của
Donald Trump vào luật pháp quốc tế kể từ khi ông trở lại Nhà Trắng. Bản báo cáo
được công bố đúng vào thời điểm đánh dấu 100 ngày đầu tổng thống Donald Trump
cầm quyền trong nhiệm kỳ thứ hai.
(AFP) – Tây
Ban Nha và Bồ Đào Nha bác bỏ khả năng mạng lưới điện bị tấn công mạng. Nhà chức trách hai nước hôm nay,
29/04/2025, khẳng định đó không phải là nguyên nhân gây ra sự cố mất điện diện
rộng vào hôm qua 28/04, khiến Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha rơi vào hỗn loạn. Hôm
nay, điện, internet, tàu hỏa và các cửa hàng đã hoạt động bình thường trở lại.
(AFP -
Le Monde) – « Hiệp ước hữu nghị » với Ba Lan : Lần đầu tiên
Pháp ký kết hiệp ước này với một quốc gia không có chung biên giới. Cho đến nay, Pháp đã ký ba hiệp ước hữu
nghị với Đức (năm 2019), với Ý (2021) và với Tây Ban Nha (2023). Hiệp ước với
Ba Lan dự kiến được ký vào ngày 07/05 tại Nancy, theo thông báo của tổng thống
Emmanuel Macron trên Paris Match hôm qua 28/04.
(AFP) –
Hơn 140 người bị truy tố vì hỗ trợ dân nhập cư không giấy tờ vào châu Âu, theo
tố cáo của Picum, một
tổ chức bảo vệ dân nhập cư. Theo báo cáo của Picum công bố hôm
nay, 29/04/2025, vì đã cứu giúp người di cư trên biển mà hơn 80 người bị truy
tố trong năm 2024. Khoảng 20 người khác bị truy tố do cung cấp nước uống, thực
phẩm hay quần áo. Picum báo động số người bị truy tố gia tăng bốn năm liên
tiếp, nêu rõ trường hợp của 5 người có nguy cơ bị phạt tù do cung cấp hỗ trợ
nhân đạo cho dân nhập cư tại biên giới Ba Lan – Belarus, hay 7 nhà tranh đấu
người Basque bị truy tố vì giúp 36 người di cư vượt biên giới Tây Ban Nha –
Pháp.
(AFP) –
Pháp để xuất châu Âu đánh thuế đối với tất cả « kiện hàng nhỏ » (chủ
yếu từ Trung Quốc) kể từ năm tới. Hiện tại, các kiện hàng có giá trị dưới 150 euro nhập vào
châu Âu được miễn thuế. Có đến 91% trong tổng số khoảng 4,6 tỉ euro hàng hóa
vào châu Âu năm 2024, dưới hình thức kiện hàng trị giá dưới 150 euro, là từ
Trung Quốc. Theo bộ trưởng bộ Ngân sách công của Pháp, Amélie de Montchalin,
hôm nay, 29/04/2024, để chuẩn bị cho cuộc cải cách lớn về thuế quan của Liên Âu
vào năm 2028, Paris ủng hộ việc nhanh chóng thiết lập một cơ chế áp thuế đối
với tất cả các kiện hàng nhỏ trong vòng hai năm 2026 - 2028. Tiền thu được sẽ
được dùng để chi trả cho các hoạt động kiểm soát. Năm 2028, châu Âu dự kiến bỏ
chế độ miễn thuế với loại hàng này.
(AFP) –
Khuyến cáo của giới chuyên gia Pháp: Cần cấm trẻ dưới 6 tuổi sử dụng màn hình
thay vì dưới 3 tuổi. Năm tổ chức chuyên về trẻ em ra một tuyên bố chung hôm nay,
29/04/2025, khẳng định hoạt động trên màn hình (bao gồm tivi, máy tính bảng,
điện thoại di động…) trước 6 tuổi « làm tổn hại nặng nề đến sức khỏe và
trí tuệ của trẻ nhỏ ». Khuyến cáo hiện nay tại Pháp chỉ dừng ở mức dưới 3
tuổi. Năm tổ chức chuyên gia nói trên nhấn mạnh là mức cấm hiện nay là
« hoàn toàn không đủ », « cần được cập nhật với các kiến thức
mới ». Năm tổ chức chuyên gia nói trên bao gồm Hiệp hội bác sĩ nhi khoa
Pháp, Hiệp hội Y tế công, Hiệp hội tâm thần học trẻ em và thiếu nhi, Hiệp hội
nhãn khoa và Hiệp hội Y tế và Môi trường Pháp ngữ.
(AFP) -
Hôm nay, 29/04/2025 là đúng 80 năm phụ nữ Pháp lần đầu đi bầu. Đó là một cuộc bầu cử cấp địa phương.Sử
gia Françoise Thébaud, chuyên gia về phong trào nữ quyền cho biết quyền bầu cử
của phụ nữ Pháp là kết quả một cuộc đấu tranh lâu dài và được ban hành qua sắc
lệnh ngày 21/04/1944 của chính phủ lâm thời của de Gaulle.Đây được xem là một
cuộc cách mạng sâu rộng về nữ quyền, bởi khi đó bộ luật dân sự của Pháp vẫn hạn
chế quyền tự chủ của phụ nữ. Đến năm 1965, một đạo luật cho phép phụ nữ đã có
chồng được đi làm việc và mở tài khoản ngân hàng mà không cần có sự cho phép
của người chồng.
(AFP) -
Liên hoan phim quốc tế Cannes thông báo thành phần ban giám khảo. Theo thông báo hôm 28/04/2025 của chủ
tịch LHP Cannes 2025, Juliette Binoche (diễn viên của Pháp), diễn viên Halle
Berry của Mỹ, nhà văn Pháp gốc Maroc Leila Slimani, và nhà điện ảnh Hàn Quốc
Hong Sangsoo, là 3 trong số 9 thành viên ban giám khảo liên hoan năm nay. Ban
giám khảo gồm 5 nữ và 4 nam. Những người còn lại đến từ Ý, Mỹ, Ấn Độ, Mêhicô,
Congo. Liên hoan Cannes năm nay diễn ra từ ngày 13 đến ngày 24/05.
(AFP) -
Amazon phóng các vệ tinh đầu tiên trong chùm vệ tinh internet Kuiper. 27 vệ tinh của Amazon được phóng lên quỹ
đạo bằng tên lửa AtlasV của tập đoàn ULA vào tối 28/04/2025, từ mũi Canaveral,
bang Florida của Mỹ, nhằm phục vụ dịch vụ kết nối internet đường truyền tốc độ
cao từ không gian, cạnh tranh với tập đoàn Starlink của tỷ phú Elon Musk. Chùm
vệ tinh internet Kuiper của Amazon dự tính sẽ gồm tổng cộng 3.200 vệ tinh. Hiện
đang bị chậm hơn đối thủ Starlink, Amazon đã đầu tư hơn 10 tỷ đô la vào dự án
này. Các vệ tinh được dự kiến đi vào hoạt động ngay trong năm nay.
(Reuters)
– DeepSeek hoạt động trở lại tại Hàn Quốc. Ứng dụng trí tuệ nhân tạo
DeepSeek của Trung Quốc hôm qua, 28/04/2025, đã hoạt động trở lại tại Hàn
Quốc sau hai tháng bị cấm. Trước đó, vào tháng 2, chính quyền Seoul đã chặn
DeepSeek do phát hiện ứng dụng trí tuệ nhân tạo này chuyển dữ liệu và nội dung
truy vấn sang Trung Quốc mà không có sự cho phép của người dùng. Sau sự việc,
DeepSeek đã cập nhật chính sách về quyền riêng tư, cam kết tuân thủ Luật Bảo vệ
Thông tin Cá nhân của Hàn Quốc.
(AFP) –
Nhóm BRICS họp tại Brazil để thể hiện sự đoàn kết trước chính sách thuế quan
của tổng thống Mỹ Donald Trump. Cuộc họp diễn ra hôm qua, 28/04/2025, trong bối cảnh Quỹ
Tiền tệ Quốc tế IMF hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu do ảnh hưởng từ chính sách
thuế quan mới của Mỹ. Các ngoại trưởng từ 10 nước thành viên, gồm Brazil, Nga,
Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi và 5 nước mới, đang thảo luận về việc bảo vệ hệ
thống thương mại đa phương và giảm phụ thuộc vào đồng đô la Mỹ. BRICS dự kiến
sẽ tăng giao dịch bằng tiền tệ của các nước thành viên, nhưng cho rằng còn quá
sớm để nghĩ đến chuyện tạo ra một đồng tiền chung.
VNTB – Những mảng tối của nền tố tụng Việt
Nam
VNTB – Đỗ Hữu Ca được ân xá khi chưa chấp
hành đủ 1/3 án tù
VNTB – Bị đẩy vào đường cùng, người tốt
mới phải thành kẻ sát nhân
VNTB – Nguyễn Vũ Bình và Lê Anh Hùng – Hai
tia sáng trong tăm tối
VNTB – Xoá sổ 87 thành phố: vì Bộ Chính
trị sợ dân “băn khoăn”?
Bất ngờ chiến lược trong quan hệ quốc tế
và một số hàm ý chính sách
Về chính sách đối ngoại của Giáo hoàng
Francis
Trường
Sa ngày 14-4-1975 (Phần 4)30/04/2025
Trường
Sa ngày 14-4-1975 (Phần 3)30/04/2025
Trường
Sa ngày 14-4-1975 (Phần 2)30/04/2025
Trường
Sa ngày 14-4-1975 (Phần 1)30/04/2025
Đất
ôm anh đưa về cội nguồn30/04/2025
Gãi
dư luận29/04/2025
Lại đến tháng Tư29/04/2025
Lương
tâm ở đâu trong sự vĩ đại tuyên truyền?29/04/2025
Viết cho
ngày 30-4-202529/04/2025
Những
mảng tối của nền tố tụng Việt Nam29/04/2025
Lê Xuân Nghĩa - Khôn như Pu thì quê tôi
nhốt hết rồi
Lê Nguyễn - Người 50 năm cũ, hồn ở đâu bây
giờ
Phan Hân - Tổ quốc ở đâu trong thông điệp?
Thái Vũ - 30 tháng Tư, bao nỗi đoạn trường
Cù Mai Công - Tổng thống, đại tướng Dương
Văn Minh : "Tùy anh em"
Võ Xuân Sơn - Cường quốc hiện đại
Lê Học Lãnh Vân - Sức mạnh quốc phòng của
Việt Nam
Mai Bá Kiếm – Đất ôm anh đưa về cội nguồn
Phạm Tường Vân – Hòa giải không phải là
một lệnh trên máy tính
Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 29.04.2025
Võ Khánh Tuyên – Đứa con và những đứa con
Hoàng Nguyên Vũ - Loại phụ huynh côn đồ và
vô đạo này cần khởi tố ngay !
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Chợt nhận ra một thói quen rất
đặc biệt của người Sài Gòn 30/04/2025
Không được chậm trễ phút giây
nào nữa 30/04/2025
Thế mới là chính quyền Trung
Quốc 30/04/2025
Bàn lùi quan trọng hơn bàn làm 29/04/2025
Triển vọng về hoà ước cho
Ukraine 29/04/2025
Cái lõi của thống nhất và hoà
giải là niềm tin 28/04/2025
Tư bản giãy chết 28/04/2025
Nhà lãnh đạo tinh thần Việt Nam
buộc phải rời Sri Lanka 28/04/2025
Toàn bộ bản ghi cuộc phỏng vấn
chủ đề ‘100 ngày’ của Tổng thống Trump với Time 28/04/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
XỬ LÝ VỤ PHỤ HUYNH HỌC
SINH HÀNH HUNG NỮ GIÁO VIÊN GIỮA SÂN TRƯỜNG
Quang Đại
Nghệ An - Sau giờ tan học,
một người đàn ông đã vào điểm trường bản Bắc Thắng, trường tiểu học và THCS xã
Tân Thắng (huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) để hành hung giáo viên.
Ông Trần Xuân Nhương -
Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An xác nhận, sáng 29.4,
Phòng đã nhận được thông tin và báo cáo sự việc ban đầu từ nhà trường.
Sau khi sự việc xảy ra,
nhà trường đã báo với công an và chính quyền địa phương. Hiện Công an xã Tân
Thắng đang làm việc với đối tượng hành hung cô giáo và những
người liên quan.
Sự việc xảy ra vào chiều
28.4, ngay sau giờ tan học tại điểm trường bản Bắc Thắng, trường tiểu học và
THCS xã Tân Thắng, huyện Quỳnh Lưu. Đây là điểm trường lẻ cách xa trường chính
hơn 10km, gồm 3 lớp từ lớp 1 đến lớp 4, trong đó có một lớp ghép 3+4.
Người đàn ông trong clip
có tên là Hà Văn Tý, phụ huynh học sinh lớp 4 tại điểm trường này. Còn cô giáo
bị hành hung là Nguyễn Thị Kim N - giáo viên chủ nhiệm lớp ghép 3 + 4.
Sau giờ tan học, có mưa
to, gió lớn nên giáo viên tại điểm trường đều ở lại chờ phụ huynh đến đón học
sinh để đảm bảo an toàn. Lúc này, một người đàn ông đến trước cửa lớp học to
tiếng, đánh vào đầu cô giáo N; sau đó, kéo tay lôi cô giáo ra ngoài trời mưa
tiếp tục hành hung.
Giáo viên và nhiều phụ
huynh khác có mặt chứng kiến sự việc lên tiếng và đến can ngăn, nhưng người đàn
ông này vẫn có hành vi bạo lực với cô giáo.
KHỞI
TỐ HLV NHIỀU NĂM ‘ĂN CHẶN’ TIỀN CỦA VẬN ĐỘNG VIÊN
Thu Hiền
https://tienphong.vn/khoi-to-hlv-nhieu-nam-an-chan-tien-cua-van-dong-vien-post1738466.tpo
TPO - Chiếm đoạt tiền của vận động viên, Tôn Quý Hòa - Huấn
luyện viên trưởng bộ môn Đá cầu tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu thể dục thể
thao Nghệ An, bị khởi tố.
Ngày 29/4, Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Nghệ An
cho biết, đơn vị đã khởi tố vụ án, khởi tố bị
can đối với Tôn Quý Hòa (SN 1982, trú TP
Vinh), Huấn luyện viên trưởng bộ môn Đá cầu tại Trung tâm huấn luyện và thi đấu
thể dục thể thao Nghệ An, về tội Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài
sản.
Trước đó, Phòng An ninh chính trị nội bộ, Công an tỉnh
Nghệ An phát hiện Tôn Quý Hòa có biểu hiện nghi vấn liên quan đến vi phạm pháp
luật, chiếm đoạt các khoản tiền chế
độ của vận động viên trong thời gian dài.
Triển khai các biện pháp nghiệp vụ, Công an Nghệ An đã
thi hành lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp đối với Tôn Quý Hòa về hành
vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản.
Tiến hành khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của Tôn
Quý Hòa, cơ quan công an thu giữ một số tài liệu và nhiều tang vật có liên
quan.
Theo cơ quan điều tra, từ năm 2021 đến thời điểm bị bắt,
Tôn Quý Hòa đã chiếm đoạt các loại tiền chế độ của 3 vận động viên với tổng số tiền hơn 200
triệu đồng.
Cơ quan công an đã thu hồi toàn bộ số tiền mà Tôn Quý Hòa
chiếm đoạt, trả lại tài sản cho các nạn nhân. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hồ
sơ để xử lý đối tượng theo quy định của pháp luật.
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra.
BỘ
GD&ĐT HUỶ KẾT QUẢ ĐẠT GIẢI NHẤT CUỘC THI KHOA HỌC NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT CẤP
QUỐC GIA
Hà Linh
TPO - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT vừa có quyết định huỷ kết quả
đạt giải Nhất Cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành cho học
sinh THCS và THPT.
Theo đó, Bộ
GD&ĐT huỷ kết quả đạt giải Nhất và thu hồi giải
thưởng, Giấy chứng nhận đạt giải của dự án “Hệ thống phân loại rác thông minh
tích hợp trí tuệ nhân tạo và cảm biến âm thanh”, lĩnh vực hệ thống nhúng của Sở
GD&ĐT Hưng Yên, cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia dành
cho học sinh THCS và THPT.
Sở GD&ĐT tỉnh Hưng
Yên có trách nhiệm xử lý nghiêm tập thể, cá nhân vi phạm theo quy định hiện
hành và báo cáo về Bộ GD&ĐT.
Tháng 3, Bộ GD&ĐT tổ
chức lễ trao giải thưởng cuộc thi kể trên, trong đó có 12 giải Nhất.
Tuy nhiên, ngay sau đó,
một dự án đạt giải nhất có tên Hệ thống phân loại rác thông minh tích hợp trí
tuệ nhân tạo và cảm biến âm thanh của học sinh Vũ Ngọc Anh và Vũ Đình Đăng
Hiển, Trường THPT Nguyễn Siêu (Hưng Yên), bị cho là giống với một sản phẩm của
chuyên gia nước ngoài.
Cụ thể, trên diễn đàn
liêm chính khoa học, một số ý kiến cho rằng, dự án của học sinh Trường THPT có
nhiều điểm giống với sản phẩm của Samuel Alexander, một chuyên gia đã công bố
trên nền tảng trực tuyến quốc tế dành cho cộng đồng kỹ sư, những người đam mê
công nghệ.
Bộ GD&ĐT đã kiểm tra
và xử lý huỷ kết quả thi đối với trường hợp nhóm tác giả vi
phạm Quy chế cuộc thi và các quy định khác của ngành.
VỤ
EVN THIỆT HẠI HƠN 1.000 TỶ ĐỒNG: CỰU THỨ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG HOÀNG QUỐC VƯỢNG
LĨNH 6 NĂM TÙ
Hoàng
An
TPO - Vì động cơ vụ lợi, tạo điều kiện cho
doanh nghiệp điện mặt trời được hưởng giá ưu đãi, ông Hoàng Quốc Vượng cùng
nhóm cựu cán bộ thuộc Cục Điện năng và Năng lượng tái tạo, Tập đoàn EVN, phải
lĩnh án phạt tù từ 3 - 6 năm.
Các doanh nghiệp phải
hoàn trả tiền cho EVN
Sau gần 10 ngày xét xử và nghị án, sáng 29/4, HĐXX
Tòa án nhân dân TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Hoàng Quốc Vượng, cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương án 6 năm tù về
tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Cùng tội, bị cáo Phương Hoàng Kim, cựu Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng
tái tạo, bị phạt 6 năm tù; các bị cáo Trần Quốc Hùng, cựu Phó trưởng Phòng Cấp
phép và Quan hệ công chúng, Cục Điều tiết điện lực; Nguyễn Danh Sơn, cựu Giám
đốc Công ty Mua bán điện, EVN; Trịnh Văn Đoàn, cựu chuyên viên Cục Điều tiết
điện lực; Nguyễn Hữu Khải, cựu Trưởng phòng Kinh doanh Công ty Mua bán điện; Đỗ
Ngọc Tuyền, cựu chuyên viên Phòng kinh doanh Công ty mua điện; Trương Hoàng
Dũng, cựu nhân viên thuộc Công ty Mua bán điện; Phan Văn Sang, cựu công chức Phòng
Thanh tra - Kiểm tra 3, Cục Thuế tỉnh Bình Phước, bị phạt người thấp nhất 4 năm
tù, cao nhất 5 năm 6 tháng tù.
Nhóm bị cáo Nguyễn Duy Khánh, cựu Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Phước;
Trần Văn Định, cựu Trưởng phòng Thanh tra - Kiểm tra 3 Cục Thuế tỉnh Bình
Phước; Phạm Quang Vinh, cựu Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế,
Cục Thuế tỉnh Bình Phước, cùng lĩnh 3 năm tù nhưng đều cho hưởng án treo về tội
“Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Về dân sự, tòa buộc 3
công ty được hưởng lợi từ sai phạm của các bị cáo phải hoàn trả lại tiền cho
EVN. Trong đó, Công ty CP đầu tư năng lượng tái tạo Licogi 16 Ninh Thuận phải
trả hơn 99 tỷ đồng, Công ty TNHH Điện mặt trời Thuận Nam phải trả hơn 944 tỷ đồng
và Công ty Cổ phần năng lượng Lộc Ninh 3 phải trả hơn 209 tỷ đồng.
HĐXX cũng kiến nghị bộ ngành và UBND tỉnh Ninh Thuận rà soát
việc thực hiện Quyết định 13/2020/QĐ-TTg về khuyến khích năng lượng tái tạo ở
Việt Nam, để kịp thời có văn bản hướng dẫn hoặc kiến nghị Thủ tướng sửa đổi bổ
sung nội dung Quyết định 13 theo đúng pháp luật.
Vì vụ lợi, tạo điều
kiện cho doanh nghiệp
Hồ sơ vụ án thể hiện,
ông Hoàng Quốc Vượng, trong thời gian làm Thứ trưởng Bộ Công Thương, được giao
phụ trách Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo. Từ ngày 31/8/2018 - 6/4/2020, ông
Vượng đã trực tiếp chỉ đạo tham mưu xây dựng dự
thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg.
Viện kiểm sát cho
rằng, quá trình thực hiện nhiệm vụ, Hoàng Quốc Vượng biết rõ chủ trương của
Chính Phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các cuộc họp về cơ chế, chính
sách hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận đối với dự án điện mặt trời nhưng vì động cơ vụ lợi
đã nhận 1,5 tỷ đồng của doanh nghiệp.
Từ hành vi nhận tiền
nêu trên, ông Hoàng Quốc Vượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, cố ý chỉ
đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo xây dựng dự thảo Quyết định 13 theo
hướng "mở rộng diện đối tượng được hưởng giá điện ưu đãi" và thống nhất
chủ trương đề xuất cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Thuận Nam được phê duyệt bổ
sung quy hoạch, xin cơ chế giá 9,35 UScents/kWh cho dự án.
Hành vi của bị cáo
Hoàng Quốc Vượng dẫn đến hậu quả gây thiệt hại cho Tập đoàn EVN tổng số tiền
hơn 1.043 tỷ đồng.
Đối với bị cáo Phương
Hoàng Kim, cơ quan truy tố quy kết trong thời gian làm Cục trưởng Cục Điện lực
và Năng lượng tái tạo, đồng thời được giao làm Tổ trưởng Tổ soạn thảo trực tiếp
thực hiện việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg. Quá trình thực
hiện, bị cáo Phương Hoàng Kim biết rõ các chủ trương của Chính Phủ nhưng vì
muốn tạo điều kiện không chính đáng cho Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận
Nam được bổ sung quy hoạch để hưởng giá điện ưu đãi ông Kim đã lợi dụng chức
vụ, quyền hạn được giao cố ý đẩy trách nhiệm cho ông Đỗ Đức Quân, Phó Cục
trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo làm Tổ trưởng Tổ soạn thảo, song
không được cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng đồng ý.
Ông Kim cũng bị cáo
buộc không chỉ đạo Tổ soạn thảo, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo xây dựng Dự
thảo Quyết định số 13 theo đúng Nghị quyết và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ;
không báo cáo lãnh đạo Bộ Công Thương về nội dung Dự thảo trái quy định.
Hành vi của ông Phương
Hoàng Kim gián tiếp góp phần gây thiệt hại cho Tập đoàn EVN.
Các bị cáo Trịnh Văn
Đoàn, Trần Quốc Hùng được giao nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, thẩm định
đánh giá, đề xuất đối với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép hoạt động điện lực của
Công ty CPNL Lộc Ninh 3. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, cả hai biết rõ Nhà
máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện để được cấp Giấy phép hoạt động
điện lực theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, vì muốn tạo
điều kiện không chính đáng cho doanh nghiệp được công nhận ngày vận hành thương
mại (COD) sớm, được hưởng giá điện ưu đãi nên ngay trong ngày 18/12/2020, Trịnh
Văn Đoàn và Trần Quốc Hùng đã lập báo cáo thẩm định hồ sơ, dự thảo, ký nháy
trình cấp có thẩm quyền ký cấp Giấy phép hoạt động điện lực cho Dự án.
Đối với nhóm cựu cán
bộ thuế của Bình Phước, các bị cáo nêu trên biết rõ Nhà máy điện mặt trời Lộc
Ninh 3 xây dựng tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh, Bình Phước không đủ điều kiện
để hoàn thuế GTGT theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, vì muốn tạo điều kiện cho
doanh nghiệp, các bị cáo vẫn thực hiện các thủ tục hoàn thuế dẫn đến hậu quả
thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 145 tỷ đồng.
BẮT 13 THANH NIÊN
CHUYÊN HACK TÀI KHOẢN FACEBOOK, THU LỢI GẦN 23 TỶ ĐỒNG
Công an Quảng Nam vừa bắt tạm giam 13 đối
tượng có hành vi hack nhiều tài khoản Facebook để bán lại, thu lợi bất chính
hơn 22,7 tỷ đồng.
Chiều 29/4, Công an tỉnh Quảng Nam đã tống đạt quyết định khởi
tố bị can, bắt tạm giam 13 đối tượng về hành vi "Xâm nhập trái phép vào
mạng máy tính, mạng viễn thông hoặc phương tiện điện tử của người khác".
Các bị can gồm: Trần Quốc Dũng, Nguyễn Quang Thiện, Hồ Tấn Phát,
Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Sỹ (cùng SN 1999), Trần Minh Trí (SN 1997), Nguyễn
Thanh Tuấn (SN 1992), Trần Thị Kim Dung (SN 2001), Phan Quang Thanh Sơn (SN
2000), Phan Phụng Tú Tài (SN 1998), Nguyễn Văn Phú (SN 2000), Nguyễn Văn Hiếu
(SN 1998), cùng trú thị xã Điện Bàn và Ngô Văn Tường (SN 2001), trú thị trấn Hà
Lam, huyện Thăng Bình, Quảng Nam.
Trước đó, ngày 13/2, Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm
sử dụng công nghệ cao Công an Quảng Nam phát hiện hai nhóm đối tượng có dấu
hiệu sử dụng không gian mạng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Áp dụng biện pháp nghiệp vụ, công an xác định từ năm 2022 -
2025, những thanh niên này đã sử dụng kỹ thuật tấn công mạng để bẻ khóa, chiếm
quyền kiểm soát nhiều tài khoản Facebook.
Sau khi hack thành công, các đối tượng tiến hành mua bán các tài
khoản này nhằm kiếm lời. Tổng số tiền thu lợi bất chính ước tính hơn 22,7 tỷ
đồng.
Vụ việc đang tiếp tục được điều tra mở rộng.
CỰU GIÁM ĐỐC CÔNG AN
HẢI PHÒNG ĐỖ HỮU CA ĐƯỢC ĐẶC XÁ
Phạm
Dự
https://vnexpress.net/cuu-giam-doc-cong-an-hai-phong-do-huu-ca-duoc-dac-xa-4880169.html
Trong 8.055 phạm nhân được đặc xá dịp 30/4 có cựu Bí thư Tỉnh ủy
Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, cựu Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca, cựu Bí
thư Hải Dương Phạm Xuân Thăng.
Chiều 29/4,
tại cuộc họp báo công bố quyết định đặc xá của Chủ tịch nước Lương Cường, trung
tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Công an, cho biết như trên.
Ngoài cựu Bí
thư Tỉnh ủy Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến, cựu Chủ tịch tỉnh Bắc
Ninh Nguyễn Tử Quỳnh, trong danh sách được đặc xá có ông Đỗ Anh Dũng, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám
đốc Công ty Tân Hoàng Minh.
Ông Ca bị
bắt từ tháng 2/2023, án 7 năm tù, với cáo buộc nhận 35 tỷ đồng để giúp một nghi phạm
trong vụ án ở Quảng Ninh thoát lao lý rồi chiếm đoạt.
Ông Thăng bị bắt từ tháng 9/2022 do
nhận 100.000 USD (2,3 tỷ đồng) từ ông chủ Việt Á, án 5 năm tù về tội Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ông Dũng, 64
tuổi, bị bắt ngày 5/4/2022 với cáo buộc có sai phạm trong phát hành trái phiếu.
Toàn bộ thiệt hại trong vụ án đã được khắc phục. Tại phiên tòa phúc thẩm hồi
tháng 9/2024, ông được giảm còn 7 năm tù.
Theo quyết định đặc xá của Chủ tịch nước Lương Cường, ngoài
8.055 phạm nhân còn có một người đang được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù.
Trong các phạm nhân được đặc xá có 25 người nước ngoài (21 nam, 4 nữ), thuộc 9
quốc tịch; hơn 740 người phạm các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
Phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Phạm Thanh Hà cho hay đặc
xá không có sự phân biệt đối xử hoặc hạn chế với bất kỳ phạm nhân nào, dù là
người Việt Nam hay nước ngoài. Đây là cơ hội để mỗi phạm nhân suy xét lại lỗi
lầm, đánh giá kết quả cải tạo để "kiên quyết dứt bỏ quá khứ phạm tội, phấn
đấu trở thành công dân có ích cho xã hội".
Từ 2009 đến nay, Việt Nam có 10 đợt đặc xá, đã tha tù cho gần
100.000 phạm nhân có quá trình cải tạo, lao động, học tập tốt. Lần gần nhất,
nhân dịp Quốc khánh 2/9/2024 và ngày Giải phóng Thủ đô 10/10/2024, Chủ tịch
nước đã đặc xá cho hơn 3.700 người. Người được tha tù phần lớn đã trở về nơi cư
trú ổn định cuộc sống, tỷ lệ người tái phạm tội rất thấp.
Năm nay, Chủ tịch nước ra quyết định đặc xá cho người bị kết án
có thời hạn hoặc tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn, người đang
được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù vào dịp 50 năm ngày Giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước.
Theo đó, người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, bị kết án
tù chung thân đã được giảm xuống tù có thời hạn muốn được đề nghị đặc xá phải
có đủ các điều kiện: nhiều tiến bộ, ý thức cải tạo tốt và được xếp loại chấp
hành án phạt tù khá hoặc tốt; đã chấp hành án ít nhất một phần ba thời gian với
người bị phạt tù có thời hạn hoặc ít nhất 14 năm với người bị phạt tù chung
thân đã được giảm xuống tù có thời hạn...
Phạm nhân được đề nghị đặc xá còn phải chấp hành xong hình phạt
bổ sung là phạt tiền, đã nộp án phí; đã thi hành xong nghĩa vụ trả lại tài sản,
bồi thường thiệt hại, nghĩa vụ dân sự khác với người bị kết án phạt tù về các
tội phạm tham nhũng.
Người không phải tội phạm tham nhũng sẽ được đề nghị đặc xá khi
thi hành xong hoặc xong một phần nghĩa vụ trả lại tài sản, bồi thường thiệt hại
nhưng do "lâm vào hoàn cảnh kinh tế đặc biệt khó khăn" thuộc trường
hợp chưa có điều kiện thi hành tiếp phần còn lại.
Người lập công lớn trong thời gian chấp hành án phạt tù, người
có công với cách mạng, mắc bệnh hiểm nghèo, ốm đau thường xuyên, từ đủ 70 tuổi
trở lên, phạm tội khi dưới 18 tuổi, nữ phạm nhân có thai hoặc có con dưới 3
tuổi đang ở cùng... sẽ được xem xét đặc xá nếu chấp hành ít nhất 1/4 hoặc 1/3
thời gian án tù hoặc 12 năm với tù nhân chung thân được giảm xuống án tù có
thời hạn hoặc 15 năm với án phạt tù chung thân. Đây là điểm mới so với điều
kiện đặc xá năm 2024.
Đợi đặc xá này không xét phạm nhân phạm các tội: Phản
bội Tổ quốc, Gián điệp, Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, Phá rối an
ninh, bạo loạn, Khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân...
Người trước đó đã được đặc xá hoặc đang bị truy cứu trách nhiệm
hình sự về hành vi phạm tội khác, có 2 tiền án trở lên, phạm tội Hiếp
dâm trẻ em, Mua bán người dưới 16 tuổi, Cướp tài sản có sử dụng vũ
khí, giết 2 người trở lên... cũng không được đề nghị xét đặc xá.
BỘ CÔNG THƯƠNG THU HỒI
10 GIẤY CHỨNG NHẬN KINH DOANH XUẤT KHẨU GẠO
https://congthuong.vn/bo-cong-thuong-thu-hoi-10-giay-chung-nhan-kinh-doanh-xuat-khau-gao-385542.html
Trong tháng 4/2025, Bộ
Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân.
Trong tháng 4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định
thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương
nhân.
Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương,
ngày 21/3/2025 Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký ban hành Quyết định số 831/QĐ-BCT
về việc thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc kinh doanh xuất khẩu
gạo của các thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông
Cửu Long.
Việc thành lập đoàn kiểm tra nhằm triển khai thực hiện
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 4/3/2025 về
việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trước diễn biến thị trường thế
giới và trong nước. Bên cạnh đó là chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần
Hồng Hà tại Thông báo số 99/TB-VPCP ngày 11/3/2025 của Văn phòng Chính phủ
thông báo kết luận tại Hội nghị về sản xuất, thị trường lúa gạo; phòng chống
hạn mặn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đoàn kiểm tra gồm đại diện Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp và Môi
trường, Hiệp hội Lương thực Việt Nam, Sở Công Thương, Sở Nông nghiệp và Môi
trường địa phương.
Từ ngày 25 -
28/3/2025, đoàn kiểm tra liên ngành đã làm việc, kiểm tra 44 thương nhân kinh
doanh xuất khẩu
gạo trên địa bàn 6 tỉnh/thành phố (Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang và Kiên Giang) thuộc 2 khu vực sản xuất lúa lớn
của Đồng bằng sông Cửu Long cũng như của cả nước - Tứ giác Long Xuyên và Đồng
Tháp Mười.
Kết thúc chương trình
kiểm tra, Bộ Công Thương đã ban hành Thông báo số 83/TB-BCT ngày 16/4/2025
thông báo kết luận kiểm tra về việc kinh doanh xuất khẩu gạo của các thương
nhân kinh doanh xuất khẩu gạo tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long. Bộ Công
Thương đã ban hành 1 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh
xuất khẩu gạo theo quy định tại điểm đ, khoản 1, Điều 8 Nghị định số
107/2018/NĐ-CP ngày 15/8/2018 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo (thương
nhân không duy trì đáp ứng điều kiện kinh doanh).
Cùng với đó, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước được giao tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị
định số 01/2025/NĐ-CP, trên cơ sở số liệu do Bộ Tài chính (Cục Hải quan) cung
cấp và báo cáo của các Sở Công Thương, các thương nhân, Bộ Công Thương đã ban
hành 9 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu
gạo. Lý do là thương nhân không xuất khẩu gạo trong 18 tháng liên tục theo quy
định tại điểm d Khoản 1 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP
Như vậy, trong tháng
4/2025, Bộ Công Thương đã ban hành 10 quyết định thu hồi giấy chứng nhận đủ
điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo đã cấp cho thương nhân không tuân thủ quy
định tại Nghị định số 107/2018/NĐ-CP và Nghị định số 01/2025/NĐ-CP.
Hiện nay, còn 152
thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo.
Bộ Công Thương đang
tiếp tục phối hợp với UBND các địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước liên
quan phối hợp xác minh, làm rõ và cung cấp thêm các thông tin đối với 10 thương
nhân kinh doanh xuất khẩu gạo trước khi có phương án xử lý theo quy định của
pháp luật.
Bên cạnh đó, Bộ Công
Thương đang theo dõi sát hoạt động, thành tích xuất khẩu của 152 thương nhân
kinh doanh xuất khẩu gạo còn lại để tăng cường thực thi quy định pháp luật về
kinh doanh xuất khẩu gạo, bảo đảm hiệu quả và hiệu lực thực thi quy định pháp luật.
No comments:
Post a Comment