Tuesday, April 22, 2025

 ĐỐI THOẠI ĐIỂM TIN NGÀY 22 THÁNG 04 NĂM 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

 

RFA

Yếu tố địa chính trị trong các dự án kinh tế lớn của Việt Nam

 

BBC

Ông Trump bảo vệ Bộ trưởng Quốc phòng sau bê bối rò rỉ bí mật quân sự

Giáo hoàng Francis từ trần: Ghi nhận nhanh từ Vatican City

Hồng Y Kevin Farrell, quyền lãnh đạo Vatican, là ai?

Bà Trương Mỹ Lan được giảm án tù chung thân, liệu có thoát án tử hình?

Đại học Harvard kiện chính quyền Trump về việc đóng băng tài trợ

Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88

Francis: Giáo hoàng từ Mỹ Latinh đã thay đổi Giáo hội Công giáo

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ bị cáo buộc để lộ thông tin tác chiến lần hai

Xử lý trụ sở công dôi dư sau sáp nhập, có lặp lại tiền lệ xấu?

Kênh đào Phù Nam: Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD

Thiết kế tại Mỹ, sản xuất tại Trung Quốc: Apple mắc kẹt trong cuộc chiến thuế quan

Đảng sẽ chọn ai làm bí thư ở các tỉnh thành sau sáp nhập?

50 năm kết thúc Chiến tranh Việt Nam

Video,Chiến tranh Việt Nam: biên niên sử tóm tắt, Thời lượng 13,17

Chiến tranh Việt Nam: Trung Quốc đã tham gia như thế nào?

Trung Quốc tham gia diễu binh kỷ niệm 50 năm thống nhất Việt Nam, thông điệp là gì?

50 năm kết thúc chiến tranh: Đại sứ Ted Osius kể về công cuộc hòa giải giữa Mỹ và Việt Nam

Chiến tranh Việt Nam, những góc nhìn từ một hội thảo tại Mỹ

Việt Nam

Thuế đối ứng của ông Trump khiến các nước cạnh Trung Quốc lâm vào thế kẹt

Việt Nam đưa hạt nhân vào quy hoạch điện quốc gia trị giá 132 tỷ USD

Bộ Công an có kế hoạch 'nắm đa số cổ phần FPT Telecom' nhằm tăng cường an ninh mạng

Vietjet nói gì về phán quyết 'nợ quỹ đầu tư hơn 180 triệu USD' của tòa án Anh?

Thuế đối ứng của ông Trump và thế lưỡng nan của giới xuất khẩu Việt Nam

Phường Sài Gòn, Gia Định, Chợ Lớn, vì sao gây tranh cãi?

Thương chiến Mỹ-Trung: 'Ngọn tre' Việt Nam cuối cùng có phải ngả về một phía?

Campuchia muốn gì trong chuyến thăm của ông Tập Cận Bình?

Trung Quốc bất ngờ thay nhà đàm phán để giải quyết cuộc chiến thuế quan với Mỹ

Vì sao Việt Nam gấp rút khai thác máy bay Trung Quốc COMAC?

Ông Tập thăm Hà Nội: Việt Nam có xích lại gần Trung Quốc để 'chơi' Mỹ?

Có gì đáng chú ý từ 'cuộc gặp đáng yêu' của ông Tập Cận Bình ở Việt Nam?

 

RFI

Tang lễ giáo hoàng Phanxicô được tổ chức vào thứ Bẩy 26/04

Kế hoạch hòa bình cho Ukraina : Mỹ có thể sẽ công nhận bán đảo Crimée là của Nga

Việt Nam cố ngăn chận nạn gian lận trong xuất khẩu sang Hoa Kỳ

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Giáo hoàng Phanxicô từ trần, thọ 88 tuổi

Đức Giáo hoàng Phanxicô, người đem lại làn gió mới từ tân thế giới

Phanxicô - Vị giáo hoàng "Bình dân"

"Ngoại giao cây tre" Việt Nam cần uyển chuyển hơn bao giờ hết trong thương chiến Mỹ - Trung

Chiến tranh thương mại : Trung Quốc dọa nạt các đối tác tìm kiếm thỏa hiệp với Mỹ

Liệu Donald Trump có bỏ rơi Ukraina ?

Lệnh ngừng bắn nhân lễ Phục Sinh : TT Ukraina Zelensky tố cáo Nga vi phạm hàng ngàn lần

Philippines và Mỹ tập trận với kịch bản "chiến đấu quy mô lớn" tại Biển Đông

Lễ Phục Sinh : Vì sao giá chocolat vẫn cứ tăng ?

Sức khỏe suy yếu, giáo hoàng Phanxicô vẫn xuất hiện tại Thánh lễ Phục Sinh, kêu gọi đình chiến ngay lập tức ở Gaza

Việt Nam tuần tra chung với Trung Quốc ở vịnh Bắc Bộ, gia tăng hợp tác tuần duyên với Philippines

Tổng thống Ukraina cáo buộc Nga vi phạm lệnh ngừng bắn nhân dịp lễ Phục Sinh

Hàn Quốc : Tư tưởng bài Trung Quốc gia tăng sau khi tổng thống Yoon Suk Yeol bị phế truất

Hành trình chuyển mình của MMA tại Pháp : Sau hai thập kỷ bị cấm đoán đến ngày cháy vé xem thi đấu

Ngày càng mất kiên nhẫn, tổng thống Mỹ Donald Trump dọa sẽ bỏ mặc hòa đàm Nga-Ukraina

(AFP) – Việt Nam : Bà Trương Mỹ Lan và người thân đều được giảm án. Hôm nay, 21/04/2025, trong phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ án thứ hai về việc rửa tiền và chuyển tiền qua biên giới, bà Trương Mỹ Lan đã được giảm án từ chung thân xuống còn 30 năm tù. Tuy nhiên, tổng hợp với bản án giai đoạn một về tội chiếm đoạt tài sản, bị cáo Lan vẫn chịu hình phạt chung là tử hình. Ngoài ra, nhóm bị cáo là thành viên gia đình bà Trương Mỹ Lan cũng được giảm nhẹ hình phạt, chồng bà Lan không kháng cáo vẫn được HĐXX phúc thẩm tuyên giảm 1 năm tù.

(RFI) - Tai tiếng gián điệp tại Đài Loan : các thành viên đảng cầm quyền phải khai báo mọi chuyến đi đến trung Quốc. RFI Pháp ngữ hôm 20/04/2025 cho biết đây là biện pháp mới nhất trong hàng loạt biện pháp mà tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức đưa ra, sau khi ngày càng nhiều vụ Trung Quốc xâm nhập được vào hàng ngũ của đảng này bị phát giác. Có 5 người thân cận với những nhân vật quan trọng của Đảng Dân Tiến cầm quyền đang bị điều tra vì bị nghi hợp tác phục vụ lợi ích của Bắc Kinh. Tình trạng này cũng xảy ra trong quân đội.

(AFP) - Phó tổng thống Mỹ JD. Vance công du Ấn Độ để bàn về hợp tác thương mại. Chuyến đi của phó tổng thống Mỹ JD. Vance đến Ấn Độ kéo dài 4 ngày, bắt đầu từ hôm nay 21/04/2025, trong bối cảnh New Delhi đang nỗ lực đàm phán với Mỹ về thuế quan. Nếu thương lượng không đạt kết quả, hàng hóa của Ấn Độ xuất khẩu sang Mỹ có nguy cơ bị áp thuế 26% từ tháng 07/2025, sau thời hạn tạm hoãn 90 ngày của tổng thống Donald Trump. Hoa Kỳ là một thị trường quan trọng sống còn đối với các ngành dịch vụ và công nghệ thông tin (IT) của Ấn Độ, còn Ấn Độ là nước mua nhiều thiết bị quân sự của Hoa Kỳ.

(Reuters) - Liên Hiệp Châu Âu thay đổi các quy định về khí thải để nhập khẩu thêm khí đốt từ Mỹ. Theo các nguồn thạo tin, Liên Âu đang xem xét thay đổi linh hoạt các quy định về khí thải mê-tan để cho phép các nhà xuất khẩu khí hóa lỏng của Mỹ được hưởng thêm một số lợi thế khi xuất sang châu Âu. Năng lượng có thể nằm trong khuôn khổ các cuộc đàm phán thương mại, nhằm tránh các mức thuế mà tổng thống Trump dọa sẽ áp đặt đối với khối này. 

(AFP) - Israel thừa nhận xả súng "nhầm" vào các nhân viên cứu hộ Palestine. Sau khi thực hiện cuộc điều tra nội bộ, quân đội Israel hôm qua, 20/04/2025, thừa nhận đã có "những sai sót chuyên môn" và "hiểu nhầm" trong vụ xả súng hồi tháng Ba, khiến 15 nhân viên cứu hộ Palestine thiệt mạng tại dải Gaza. Trước đó, phía Israel đã khẳng định rằng sáu trong số 15 người kia là thành viên của Hamas. Phát ngôn viên của Hội Chữ Thập Đỏ tại Cisjordanie tố cáo Israel "biện minh cho các vụ giết người" và "đổ lỗi cho một sai lầm cá nhân của chỉ huy trên chiến trường".

(AFP) - Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth lại vướng vào một vụ tai tiếng về an ninh. Báo Mỹ New York Times hôm 20/04/2025 tiết lộ bộ trưởng Quốc Phòng Pete Hegseth đã chia sẻ các thông tin mật về một cuộc oanh kích Yemen trên một nhóm nhắn tin Signal với vợ, người thân của ông, luật sư và khoảng 10 người khác có quan hệ cá nhân hoặc công việc với ông. Những thông tin này cũng đã được ông chia sẻ trên một nhóm chat Signal khác, cũng vào ngày 15/03, có sự tham gia của một nhà báo được mời nhầm, qua đó vụ việc bị phát giác và ông bị Lầu Năm Góc điều tra nội bộ.

(NHK) - Tokyo dự tính xem xét lại các tiêu chuẩn nạp bình điện ô tô điện trong khuôn khổ các cuộc thương lượng với Mỹ. Chính phủ Nhật thông báo như trên sau khi Mỹ cho rằng các tiêu chuẩn về nạp bình điện cho ô tô là những rào cản phi thuế quan trong thương mại. Đài Nhật NHK hôm 20/04/2025 cho biết, thủ tướng Ishiba Shigeru đề cập đến các cuộc đàm phán song phương đang diễn ra, và nhận định giảm thâm hụt thương mại dường như là yêu tiên tuyệt đối của chính quyền Donald Trump. Tuy nhiên, Tokyo khẳng định không vội vàng nhượng bộ trong đàm phán để tránh gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp ô tô của Nhật Bản.

(AFP) - Tổng thống Pháp công du 5 ngày vùng Ấn Độ Dương. Ông Emanuel Macron, hôm nay, 21/04/202, đã tới Mayotte, lãnh thổ hải ngoại của Pháp, để thảo luận về việc tái thiết vùng này bị tàn phá nặng nề sau cơn bão Chido, hồi tháng 12 năm ngoái. Ngày mai, ông tới, đảo Réunion, nơi đây đang đối mặt với dịch virus vi rút Chikungunya, với hơn 10 ngàn người bị nhiễm. Sau đó, nguyên thủ Pháp công du Madagascar và Maurice, tập trung thảo luận về an ninh hàng hải, lương thực và bảo vệ đại dương trước hiện tượng biến đổi khí hậu.

(RFI) - Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) và Ngân Hàng Thế Giới (WB) nhóm họp phiên thường niên mùa xuân. Các cuộc họp bắt đầu vào hôm nay, 21/04/2025, trong lúc Ngân Hàng Thế Giới lo ngại về khả năng Mỹ sẽ cắt giảm tài trợ khi mà gần một nửa ngân sách của WB được dành cho mục tiêu chống biến đổi khí hậu, vốn thường bị ông Trump chỉ trích. Còn giám đốc IMF cho biết "nhiều người không nhận ra tầm quan trọng của quỹ này" và trong hai năm qua, Mỹ đã nhận được 3,1 tỷ đô la tiền lãi từ việc cho các nước khó khăn vay. 

(AFP) – WHO: Khủng hoảng nhân đạo tại các vùng có xung đột có nguy cơ trầm trọng thêm. Nguyên nhân chính là Mỹ ồ ạt cắt giảm viện trợ quốc tế. Bà Hanan Balkhy, giám đốc khu vực Đông Địa Trung Hải của Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) hôm 20/04/2025 cảnh báo như trên và nêu lên trường hợp của Gaza và Sudan, những nơi hệ thống y tế đã quá tải, lại kèm theo xung đột. Việc Mỹ rút khỏi Tổ chức Y Tế Thế Giới cũng đã khiến định tổ chức này phải cắt giảm 1/5 ngân sách, giảm bớt các chương trình hành động và nhân sự.

(Bloomberg) - Mỹ : Các cơ sở làm đẹp lao đao trước cuộc chiến thuế quan của tổng thống Trump. Các viện thẩm mỹ và tiệm làm tóc ghi nhận khách hàng đang lựa chọn các dịch vụ ít tốn kém hơn và giảm số lần tới các nơi này, dấu hiệu cho thấy họ đang muốn cắt giảm chi tiêu. Thuế quan cao làm cho nguồn thu của ngành công nghiệp thẩm mỹ bị đe dọa vì các loại dầu, kem dưỡng da với hàng chục thành phần có nguồn gốc từ khắp nơi trên thế giới. Thậm chí một số hóa chất, cũng như vật liệu đóng gói hiện chỉ có ở Trung Quốc. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

 

TIN TỨC: THỨ BA 22.04.2025

 

1/ ĐỨC GIÁO  HOÀNG FRANCIS QUA ĐỜI, HƯỞNG THỌ 88 TUỔI

Thông báo chính thức từ Vatican cho hay vào lúc 7 giờ 35 sáng ngày 21/4, đức Giáo hoàng  Francis đã qua đời.

Triều đại của Giáo hoàng Francis đánh dấu nhiều điều đầu tiên. Mặc dù không ngừng đưa ra các cải cách cho Giáo hội Công giáo, ông vẫn được những người theo chủ nghĩa truyền thống yêu mến. Ông là vị giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ La tinh.

Kể từ khi Giáo hoàng Gregory III, người gốc Syria, qua đời năm 741, chưa từng có một giám mục Rome không phải là người châu Âu. Ông cũng là người dòng Tên đầu tiên được bầu vào ngai Thánh Peter.

Người tiền nhiệm của ông, Giáo hoàng Benedict XVI, là vị giáo hoàng đầu tiên tự nguyện thoái vị trong gần 600 năm. Trước đó ông là Hồng y Bergoglio của Argentina, và khi trở thành Giáo hoàng vào năm 2013, ông đã hơn 70 tuổi.

Ngay từ khi được bầu chọn, Giáo hoàng Francis đã thể hiện ông sẽ hành động khác biệt. Ông tiếp đón các hồng y một cách thân mật và đứng dậy thay vì ngồi trên ngai giáo hoàng. Ông quyết tâm đề cao sự khiêm nhường hơn là sự phô trương và lộng lẫy. Ông tránh dùng xe limousine của giáo hoàng và khăng khăng đòi đi chung xe buýt với các hồng y khác về nhà.

Ngài Jorge Mario Bergoglio sinh ra tại thủ đô Buenos Aires ở Argentina vào ngày 17/12/1936. Ngài là con cả trong gia đình có năm người con. Cha mẹ ông đã chạy trốn khỏi quê hương Ý để thoát khỏi sự tàn ác của chủ nghĩa phát xít.

Ông may mắn thoát chết sau một cơn viêm phổi nghiêm trọng. Khi đã luống tuổi, ông cũng bị đau ở đầu gối phải, điều mà ông mô tả là "sự sỉ nhục về thể chất".

Với tư cách là giáo hoàng, ông đã nỗ lực rất lớn để hàn gắn mối rạn nứt kéo dài hàng ngàn năm với giáo hội Chính thống Đông phương. Để ghi nhận điều này, lần đầu tiên kể từ cuộc Đại Ly giáo năm 1054, Thượng phụ Constantinople đã tham dự lễ nhậm chức của một giám mục Rome mới.

BBC

 

2/ PHILIPPINES VÀ MỸ TẬP TRẬN VỚI QUY MÔ LỚN Ở BIỂN ĐÔNG

Cuộc tập trận chung thường niên mang tên "Balikatan" (tức Vai kề vai) giữa quân đội Mỹ và Philippines đã bắt đầu vào hôm qua 21/4 và sẽ kéo dài ba tuần. Đây là cuộc tập trận đầu tiên mà hai nước thực hiện mô phỏng phối hợp giữa hệ thống phòng thủ trên không và chống phi đạn. 

Cuộc tập trận có sự tham gia của khoảng 17 ngàn binh sĩ với các vũ khí của Mỹ, bao gồm cả hệ thống phi đạn có tính cơ động cao, đặc biệt là trong vùng biển ngăn cách phía bắc Philippines với đảo Đài Loan.

Phát biểu trong buổi lễ khai mạc tại Manila, thiếu tướng thủy quân lục chiến Mỹ James Glynn nhấn mạnh đến quyết tâm tuân thủ hiệp ước phòng thủ chung đã có từ năm 1951, mà còn thể hiện khả năng vô song trong việc thực hiện điều đó. Về phần mình, tướng Philippines Francisco Lorenzo cho biết các cuộc tập trận sẽ tăng cường khả năng của Philippines đối phó với các thách thức an ninh hiện đại.

Cần biết mối quan hệ giữa Mỹ và Philippines đã được tăng cường đáng kể từ khi Tổng thống Ferdinand Marcos Jr. nhậm chức vào năm 2022. Trong chuyến thăm Manila vào cuối tháng 3, Bộ trưởng quốc Phòng Mỹ Pete Hegseth tuyên bố là Washington đang gia tăng nỗ lực để củng cố liên minh với Philippines. Mỹ cũng đã thông báo phê duyệt dự án bán 20 chiến đấu cơ F-16 cho Philippines vào đầu tháng này. 

Trong khi đó, khi Trung Cộng tiến hành các cuộc tập trận quân sự để phong tỏa Đài Loan, Tư lệnh quân đội Philippines Romeo Brawner cho rằng các lực lượng của nước này sẽ không thể tránh khỏi vào việc bị lôi kéo nếu Đài Loan bị xâm lược.

RFI

 

3/ BỘ TRƯỞNG QUỐC PHÒNG MỸ ĐỂ LỘ THÔNG TIN TÁC CHIẾN LẦN HAI

Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Pete Hegseth bị cáo buộc đã chia xẻ thông tin chi tiết về một cuộc tấn công vào lực lượng Houthi ở Yemen vào tháng 3 trong một nhóm chat riêng có vợ ông, anh trai và luật sư riêng.

Đây là lần thứ hai ông Hegseth bị vướng vào bê bối khi những tin nhắn được mã hóa mà ông tham gia nhóm trò chuyện bị rò rỉ.

Nguồn tin am hiểu vấn đề cho biết nhóm quan chức thứ hai có khoảng hơn 10 người và được lập ra để thảo luận về các vấn đề hành chính chứ không phải kế hoạch quân sự chi tiết. Tuy nhiên, vẫn có các thông tin chi tiết về lịch trình của các cuộc không kích.

Vợ của ông Hegseth, bà Jennifer Hegseth, người từng là nhà sản xuất của Fox News, từng tham dự các cuộc họp nhạy cảm với các đối tác quân sự nước ngoài. Trong một cuộc họp giữa ông Hegseth với bộ trưởng quốc phòng nước Anh vào tháng 3/2023, bà Jennifer được nhìn thấy đang ngồi sau ông.

BBC

 

VNThoibao

 

VNTB – Ông Đào Minh Quân và tổ chức Chính phủ Quốc gia Việt Nam Lâm Thời

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 22/04/2025

Trump làm nổi bật vai trò lãnh đạo thương mại tự do của Bắc Kinh

 

Báo Tiếng Dân

 

“Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải21/04/2025

 

Thuy My

 

Dương Quốc Chính – Duyệt binh

Lê Quốc Quân - Đức Thánh Cha Phanxicô, hiện thân của lòng nhân từ giữa một thế giới đầy xáo trộn

Nguyễn Văn Tuấn - Đức Giáo hoàng Francis (1936 - 2025)

Đỗ Dũng – Tạm biệt Đức Giáo Hoàng

Dương Quốc Chính – Tuyên truyền chính trị trong kỷ nguyên vươn mình

Lưu Trọng Văn – Xin tiễn biệt một vừng sáng của Sài Gòn

Phan Châu Thành – Điêu đứng vì thuế quan, doanh nhân Trung Quốc kêu cứu

Nguyễn Ngọc Chu – Hãy làm giàu văn hóa Việt

Nguyễn Văn Tuấn - Tháng Tư hồi tưởng : « Những ngày xưa thân ái »

Nguyễn Gia Việt - Di sản Miền Nam sau 1975 : Dân Sài Gòn ninh nước dùng

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 21.04.2025

 

Tin Trong Nước

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Hãy làm giàu văn hoá Việt 22/04/2025

Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 4) 22/04/2025

Chính quyền thừa nhận hơn 300 ngàn quân Trung Quốc tham chiến ở miền Bắc 22/04/2025

Mức thuế quan Việt Nam phải chịu có thể báo hiệu bình minh của châu Á hậu nước Mỹ sẽ như thế nào 22/04/2025

Nhà kinh tế Hoa Kỳ nói về hệ thống thương mại toàn cầu mới 22/04/2025

Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 3) 21/04/2025

Kênh đào Phù Nam: Trung Quốc và Campuchia ký thỏa thuận 1,2 tỷ USD 21/04/2025

Chiến tuyến căng thẳng của cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung ở Đông Nam Á 21/04/2025

Doanh nghiệp ở hai bờ Thái Bình Dương ứng phó trước tác động của thương chiến 21/04/2025

Tháng 3/1975, cuộc di tản kinh hoàng trên con đường máu tỉnh lộ 7B (Phần 2) 20/04/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

VỤ THUỐC GIẢ VỪA TRIỆT PHÁ: SỞ Y TẾ THANH HÓA TỪNG PHÁT HIỆN THUỐC GIẢ

Hà Đồng

https://tuoitre.vn/vu-thuoc-gia-vua-triet-pha-so-y-te-thanh-hoa-tung-phat-hien-thuoc-gia-20250422071028662.htm

Thời gian qua, Sở Y tế Thanh Hóa cùng cơ quan chức năng đã đấu tranh, ngăn chặn, xử lý sản xuất, buôn bán thuốc giả.

Theo Sở Y tế Thanh Hóa, để đảm bảo chất lượng thuốc, phòng tránh thuốc giả, hằng năm sở giao nhiệm vụ cho Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa (thuộc sở) lấy mẫu kiểm nghiệm chất lượng thuốc trên địa bàn.

Qua kiểm tra, giám sát thị trường thuốc của cơ quan chức năng trên địa bàn đã phát hiện thuốc giả như Cefixim 200mg, Clorocid, Tetracyclin... không chỉ lưu hành trong tỉnh, mà có ở nhiều tỉnh khác.

Năm 2024, Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa đã kiểm nghiệm 1.012 mẫu thuốc hóa dược, thuốc từ dược liệu, dược liệu, phát hiện 4 mẫu không đạt chất lượng, 8 mẫu là thuốc giả (5 mẫu do trung tâm phát hiện, 3 mẫu do Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa gửi đến) và 2 mẫu thuốc chưa được phép lưu hành (1 mẫu thuốc từ dược liệu và 1 mẫu thuốc hóa dược do công an tỉnh gửi đến).

Qua kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc, Sở Y tế Thanh Hóa phát hiện một số cơ sở kinh doanh dược mua bán thuốc giả, thuốc không có giấy phép nhập khẩu, thuốc không có giấy đăng ký lưu hành.

Năm 2024, Sở Y tế Thanh Hóa đã xử phạt 7 cơ sở kinh doanh có hành vi mua bán thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ. Tổng số tiền phạt vi phạm hành chính hơn 53 triệu đồng; tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn đối với 4 cá nhân.

Cũng năm 2024, Sở Y tế cung cấp thông tin, phối hợp với Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả hoạt động ở TP Hà Nội, TP Cần Thơ, tỉnh Bến Tre để phân phối trên toàn quốc.

Qua đó, lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ các sản phẩm thuốc giả gồm: 657 hộp thuốc Cefuroxim 500mg, 3.258 hộp thuốc Cefixim 200mg, 100 hộp thuốc Augxicin, 100 hộp thuốc Panadol Extra, 724 hộp thuốc Panactol dạng vỉ nén, 1.080 lọ thuốc Panactol cùng nhiều nguyên liệu, máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất thuốc giả.

Hiện nay, Sở Y tế Thanh Hóa đang phối hợp với công an tỉnh này kiểm tra chất lượng sản phẩm của vụ án thuốc giả vừa bị triệt phá.

Tiếp tục chỉ đạo các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc tăng cường kiểm tra chất lượng thuốc, thực hiện nghiêm các quy định về nguồn gốc xuất xứ, phòng chống thuốc giả.

Xử lý nghiêm đối với các trường hợp kinh doanh thuốc giả, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc nhập lậu, thuốc mua bán không có hóa đơn, chứng từ hợp lệ, thuốc hết hạn sử dụng. 

 

NHIỀU SAI PHẠM KHIẾN EVN THIỆT HẠI 210 TỈ ĐỒNG

Thân Hoàng

https://tuoitre.vn/nhieu-sai-pham-khien-evn-thiet-hai-210-ti-dong-20250422081507391.htm

Tại tòa, một số cựu cán bộ của Cục Điều tiết điện lực thừa nhận đã lập hồ sơ trái quy định, giúp nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được cấp giấy phép hoạt động hưởng giá điện ưu đãi. Loạt sai phạm này khiến EVN thiệt hại 210 tỉ đồng.

Hôm nay (22-4) phiên tòa xét xử cựu thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cùng 11 bị cáo trong vụ án EVN thiệt hại hơn 1.200 tỉ đồng liên quan 3 dự án điện mặt trời, trong đó có nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3.

Tại tòa, hội đồng xét xử đã thẩm vấn các bị cáo là cựu cán bộ của Cục Điều tiết điện lực để làm rõ những sai phạm liên quan trong thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép hoạt động trong khi Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện.

Liên quan dự án này, tòa cũng thẩm vấn các bị cáo là cựu cục phó Cục Thuế tỉnh Bình Phước và hai cựu cán bộ cấp dưới để làm rõ những sai phạm liên quan việc hoàn thuế sai trăm tỉ đồng.

Không kiểm tra, thẩm định vẫn cấp phép cho Lộc Ninh 3

Theo cáo buộc, dự án nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 có công suất 150 MWp do Công ty Năng lượng Lộc Ninh 3 làm chủ đầu tư được phê duyệt địa điểm xây dựng tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

Theo quy định, nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 không đủ điều kiện để được công nhận ngày vận hành thương mại theo quy định của pháp luật.

Thế nhưng vì muốn tạo điều kiện không chính đáng cho nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được vận hành sớm để hưởng giá điện ưu đãi nên các bị can là cựu cán bộ ở Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) và Công ty Mua bán điện (thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN) vẫn thẩm định, duyệt, ký, cấp văn bản công nhận ngày vận hành thương mại nhà máy.

Bị cáo Trịnh Văn Đoàn (cựu chuyên viên phòng cấp phép và quan hệ công chúng, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương) và Trần Quốc Hùng (cựu phó trưởng phòng cấp phép và quan hệ công chúng, Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương) được giao tiếp nhận, kiểm tra, rà soát, thẩm định đánh giá và đề xuất đối với hồ sơ của Lộc Ninh 3.

Tại tòa, bị cáo Đoàn thừa nhận không lập tờ trình kế hoạch kiểm tra thực tế, không thực hiện kiểm tra thực tế doanh nghiệp theo đúng quy định...

Hồ sơ cũng chưa có các tài liệu thể hiện nhà máy điện mặt trời Lộc Ninh 3 được Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo tổ chức kiểm tra công tác nghiệm thu và ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư.

Mặc dù vậy ông Đoàn vẫn xây dựng báo cáo thẩm định hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động cho nhà máy Lộc Ninh 3, dự thảo giấy phép và trình ông Hùng.

Ông Hùng bị cáo buộc biết rõ dự án không đủ điều kiện cấp phép nhưng vẫn ký nháy trình cục trưởng.

Cấp phép một nơi xây một nẻo

Tại tòa, bị cáo Trần Quốc Hùng khai, thời điểm tháng 12-2020, khi mới nhận chức phó phòng được hơn một tháng thì Trịnh Văn Đoàn trình hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động cho nhà máy Lộc Ninh 3.

Quá trình xem xét hồ sơ, Hùng thấy công trình được cấp phép xây dựng một nơi nhưng lại thực hiện một nẻo (cấp phép xây dựng tại xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, thực tế xây dựng tại xã Lộc Tấn, huyện Lộc Ninh).

Theo quy định, phòng cấp phép (đơn vị của bị cáo Đoàn) phải tổ chức đi kiểm tra thực tế, nếu thấy có sai lệch, trở lại quá trình xem xét, rà soát hồ sơ và yêu cầu bổ sung, làm rõ.

Song do chủ quan, bị cáo nghĩ đây chỉ là "lỗi chính tả" của phía chủ đầu tư.

"Bị cáo chưa bao giờ gặp trường hợp nào như vậy và trên mặt lý thuyết sẽ không có dự án nào được khởi công xây dựng khi chưa đầy đủ về các mặt thủ tục, được tỉnh cấp phép", Hùng khai.

Trần Quốc Hùng trình bày, quá trình xem xét hồ sơ dự án Lộc Ninh 3 lãnh đạo Cục Điều tiết điện lực Bộ Công Thương quan tâm, lãnh đạo phòng nhắn tin.

Do đó, Hùng suy nghĩ đây là dự án được lãnh đạo quan tâm, bản thân lại mới được bổ nhiệm nên muốn làm sớm, làm trọn vẹn.

"Bị cáo làm ở Bộ Công Thương có nhận thức được để bán điện cho EVN thì cần gì đầu tiên không?", chủ tọa hỏi. "Điều cần đầu tiên là giấy phép", Trần Quốc Hùng trả lời.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, sau đó duyệt và ký giấy phép hoạt động điện lực cho Lộc Ninh 3. Công ty đã dùng giấy phép này làm điều kiện đề nghị và được công nhận ngày vận hành thương mại vào ngày 26-12-2020.

Từ tháng 12-2020 đến tháng 11-2022, Tổng công ty Mua bán điện EVN đã trả gần 750 tỉ đồng để mua điện của Lộc Ninh 3.

Hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ của Trịnh Văn Đoàn, Trần Quốc Hùng đã gây thiệt hại cho EVN gần 210 tỉ đồng.


VỤ GẦN 600 LOẠI SỮA GIẢ: HƠN 200 LOẠI ĐƯỢC ‘KHAI SINH’ Ở VĨNH PHÚC, LẠI XUẤT HIỆN 2 ‘CHI NHÁNH MA’

Dương Liễu - Chí Tuệ

https://tuoitre.vn/vu-gan-600-sua-gia-hon-200-loai-duoc-khai-sinh-o-vinh-phuc-lai-xuat-hien-hai-chi-nhanh-ma-20250421175819126.htm

Thông tin với Tuổi Trẻ Online ngày 21-4, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho hay từ năm 2021 đến nay, đơn vị này đã tiếp nhận 215 hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm, từ hai công ty nằm trong đường dây sản xuất sữa giả đang bị cơ quan chức năng điều tra.

Thêm nơi "khai sinh" sữa giả

Vụ đường dây sản xuất sữa giả quy mô lớn vừa được Bộ Công an triệt phá đã nhận được nhiều quan tâm của dư luận. Bộ Công an công bố đang tiến hành điều tra đường dây sản xuất sữa giả đã đưa ra thị trường 573 loại sản phẩm trong 4 năm, thu lời 500 tỉ đồng.

Cụ thể, Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group đã sản xuất, phân phối đưa ra thị trường các sản phẩm không đảm bảo chất lượng. Hai công ty này cũng thành lập ra 9 công ty con trong "hệ sinh thái" để đăng ký công bố và tự công bố sản phẩm.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, các sản phẩm nộp hồ sơ đăng ký công bố, tự công bố sản phẩm chủ yếu tại tỉnh Hòa Bình, Hà Nội và Vĩnh Phúc. Tại tỉnh Hòa Bình, theo Chi cục An toàn thực phẩm, bốn công ty trong hệ sinh thái này đã nộp hồ sơ đăng ký công bố và tự công bố tổng cộng 305 sản phẩm trong 3 năm. 

Còn tại Hà Nội con số này là 71 sản phẩm.

Tại Vĩnh Phúc, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho hay Chi nhánh Vĩnh Phúc của Công ty Rance Pharma và Công ty Hacofood Group đã nộp 215 bộ hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm trong 3 năm (từ 2021 - 2023). Từ năm 2024 đến nay không tiếp nhận hồ sơ nào của hai công ty này.

Trong đó, Công ty Rance Pharma có 145 bộ hồ sơ và Công ty Hacofood Group có 70 bộ hồ sơ.

Theo Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc, việc tiếp nhận hồ sơ đăng ký công bố sản phẩm của các công ty này đều "theo quy định chung trong tiếp nhận hồ sơ". 

Khi các công ty có đủ giấy tờ, hồ sơ như yêu cầu, phòng an toàn thực phẩm sẽ rà soát hồ sơ. Trong trường hợp hồ sơ thiếu, chưa rõ sẽ phải bổ sung. Nếu trường hợp hồ sơ đúng, đầy đủ sẽ được tiếp nhận bản công bố sản phẩm theo quy định hiện hành.

Theo đó, hằng năm Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc vẫn có kế hoạch thanh kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm. Báo cáo từ năm 2021 đến nay, hai công ty này chưa từng bị hậu kiểm tại địa phương này.

Sở Y tế Vĩnh Phúc cho rằng công tác hậu kiểm gặp khó khăn bởi hiện nay chưa có đủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia quy định cụ thể các thông số, chỉ tiêu chất lượng để kiểm soát với tổ chức và cá nhân trong việc tự công bố, đăng ký công bố sản phẩm đối với các sản phẩm/nhóm sản phẩm thuộc ngành y tế quản lý theo nghị định 15.

Các doanh nghiệp tự công bố sản phẩm thường xuyên thay đổi địa điểm, địa chỉ; theo quy định 15 thì ngay sau khi tự công bố sản phẩm thì tổ chức, cá nhân được quyền sản xuất, kinh doanh sản phẩm do đó rất khó kiểm soát.

"Thực tế hiện nay có một số sản phẩm không thuộc nhóm sản phẩm tự công bố nhưng vẫn đăng tải hồ sơ tự công bố, ngoài ra còn có sản phẩm còn chưa xác định được thuộc nhóm sản phẩm thực phẩm gì" - đại diện sở này nêu.

Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ thực hiện nhiệm vụ công tác kiểm tra, hậu kiểm còn mỏng (chỉ có 5 công chức Phòng An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế), chưa đáp ứng được việc hậu kiểm ngay sau khi doanh nghiệp tự công bố so với số lượng doanh nghiệp có hồ sơ tự công bố rất lớn. 

Lại là "chi nhánh ma"

Theo đăng ký công bố sản phẩm, chi nhánh của Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma tại tầng 5 tòa nhà Minh Quân, đường Lý Nam Đế, khu đô thị Đầm Vạc, Khai Quang, TP Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc. 

Tuy nhiên, khi đến địa chỉ này hoàn toàn không có Công ty dược phẩm Rance Pharma nào tồn tại suốt nhiều năm qua.

Tại tầng 5 tòa nhà là một số công ty thuê hoạt động. Lễ tân tòa nhà cho hay tại đây không có Công ty Rance Pharma. 

"Thi thoảng vẫn có thư gửi đến cho công ty nhưng tại đây không có công ty nào tên như vậy cả. Họ chỉ lấy một địa chỉ như vậy để đặt tên chứ không hoạt động", người này nói.

Còn chi nhánh Công ty Hacofood Group tại Vĩnh Phúc đặt ở địa chỉ B21 khu Thạy Nảy, xã Thanh Trù, TP Vĩnh Yên. Tại đây người dân không hề biết đến sự tồn tại của một công ty dược phẩm sản xuất dinh dưỡng.

Như vậy, cũng giống như chi nhánh của các công ty tại tỉnh Hòa Bình, tại tỉnh Vĩnh Phúc những địa chỉ của các công ty này đều là giả mạo, không có hoạt động kinh doanh, phân phối sản phẩm. 

Các chi nhánh này chỉ là nơi để các công ty "lấy danh" đăng ký công bố, tự công bố sản phẩm gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong công tác hậu kiểm.

Về việc danh mục các loại sản phẩm mà các công ty này đã công bố tại địa phương, Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc cho hay đang rà soát và sẽ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền.

 

VỤ 3.500 TẤN GIÁ ĐỖ 'NGẬM' CHẤT CẤM: AI CHỊU TRÁCH NHIỆM?

Thu Hiền
https://tienphong.vn/vu-3500-tan-gia-do-ngam-chat-cam-ai-chiu-trach-nhiem-post1735787.tpo

TP - Theo cơ quan điều tra, từ tháng 6/2024 tới thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở đã bán ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại.

Hoang mang, lo lắng

Tại chợ đầu mối Vinh, nơi tập trung mặt hàng rau củ quả lớn nhất Nghệ An, hàng quầy giá đỗ được bày bán riêng biệt. Bà Liên, chủ một quầy giá đỗ ở đây cho biết, mỗi ngày bà bán khoảng 500 kg giá đỗ ra thị trường sỉ và lẻ. Chủ yếu là bán cho các nhà hàng, quán ăn. Giá đỗ bà tự ngâm ủ, giá bán dao động 14.000 - 15.000 đồng/kg.

Tiểu thương này cho biết, trên thị trường có hai loại, giá đỗ được ngâm ủ chất kích thích cho thời gian sinh trưởng nhanh và loại giá tự làm. Thông thường khoảng 1,5 kg đỗ xanh sẽ làm được khoảng 10 kg giá đỗ thành phẩm. “Giá đỗ sạch thường cũng phải 3 đến 5 ngày mới có thể thu hoạch một mẻ. Loại này thân gầy, nhiều rễ, ăn ngọt thanh hơn và không xốp như giá ngâm chất kích thích chỉ cần vài ngày đã phát triển”, bà Liên nói.

Thường xuyên đi chợ, chị Nguyễn Thị Hằng (trú phường Quán Bàu, thành phố Vinh) cho biết, giá đỗ có thể nấu thành nhiều món ăn ngon như xào, nấu canh chua hay là rau dùng để ăn sống… nên gia đình chị thường mua giá đỗ ở chợ nhưng theo cảm tính vì rất khó phân biệt được đâu là giá sạch hay giá ngâm hóa chất. “Tôi chủ yếu mua giá đỗ của người quen. Tuy nhiên, sau khi nghe thông tin công an bắt vụ số lượng lớn giá đỗ ngâm hóa chất đã đưa ra thị trường, tôi cảm thấy rất hoang mang, lo lắng. Chắc sắp tới tôi phải tự ủ giá đỗ ở nhà để ăn cho an toàn”, chị Hằng chia sẻ.

Tương tự, anh Trần Văn Trung (trú phường Vinh Tân, thành phố Vinh) lo lắng: “Sau khi nghe thông tin báo chí, tôi rất hoang mang. Gia đình thường xuyên sử dụng giá đỗ làm thực phẩm cho bữa ăn. Tôi mong cơ quan chức năng vào cuộc kiểm tra thường xuyên hơn, nhằm bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng”.

Lòng vòng trách nhiệm

Trao đổi với PV Tiền Phong, ngày 21/4, ông Nguyễn Hồng Phong, Phó Chi cục trưởng, Chi cục Quản lý thị trường (Sở Công Thương Nghệ An) cho biết, đơn vị chủ yếu kiểm tra các mặt hàng của ngành công thương quản lý. Giá đỗ là thực phẩm, thuộc về Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong khi đó, một cán bộ Chi cục vệ sinh an toàn thực phẩm Nghệ An cho biết, vấn đề này thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Ông Nguyễn Văn Hà, Chi cục trưởng Chi cục chất lượng, chế biến và phát triển thị trường Nghệ An cho hay, do quy định về phân cấp quản lý, đối với các cơ sở sản xuất không có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh thì do phường, xã quản lý. Còn đối với các cơ sở sản xuất có giấy phép đăng ký hộ kinh doanh thì do thành phố quản lý.

“Sau khi có thông tin, chi cục đã tập trung theo dõi, bố trí 3 cán bộ phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An để lấy mẫu, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất giá đỗ ở 3 phường Vinh Tân, Trung Đô và Nghi Phú (thành phố Vinh). Thời gian tới, đơn vị tiếp tục đẩy mạnh giám sát, theo dõi, kiểm tra các cơ sở kinh doanh trên địa bàn. Bên cạnh đó, đẩy mạnh tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm. Tăng cường chỉ đạo, phân cấp các đơn vị ở cơ sở, thậm chí đến khối xóm phải sát sao hơn nữa để kịp thời phát hiện những cơ sở, hộ dân vi phạm...”, ông Hà nói.

Còn ông Nguyễn Đình Thanh, Chủ tịch UBND phường Vinh Tân cho biết, lực lượng tại địa phương còn mỏng trong khi khối lượng công việc lớn. Các điều kiện về cơ sở vật chất và thiết bị máy móc ở phường để kiểm tra một đơn vị an toàn thực phẩm là không có để đáp ứng. “Qua thông tin một số nguồn thực phẩm và một số cơ sở sản xuất không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, người dân khi mua bán nên lựa chọn các cơ sở uy tín, có thương hiệu. Nếu phát hiện hộ kinh doanh, sản xuất nào có biểu hiện không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thì nên báo với chính quyền”, ông Thanh chia sẻ.

Trước đó, sau thời gian theo dõi, xác minh, thu thập chứng cứ, ngày 11/4, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và buôn lậu Công an tỉnh Nghệ An phối hợp nhiều đơn vị liên quan đồng loạt kiểm tra 4 cơ sở sản xuất giá đỗ trên địa bàn thành phố Vinh.

Cơ quan chức năng thu giữ gần 2.000 thùng chứa khoảng 25 tấn giá đỗ; 25 lít dung dịch hóa chất “nước kẹo” (6-Benzylaminopurine) nguyên chất và 150 lít dung dịch đã pha chế để phục vụ việc sản xuất giá đỗ, cùng một số tang vật liên quan khác. Bốn chủ cơ sở sản xuất giá đỗ đã bị khởi tố, tạm giam để phục vụ công tác điều tra gồm: Lưu Mạnh Hưởng (SN 1993), Lưu Văn Trung (SN 1997, cùng trú tại xã Trực Hùng, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định); Trần Khắc Duy (SN 1990) và Nguyễn Văn Hướng (SN 1998, cùng trú tại phường Vinh Tân, thành phố Vinh).

Các nghi phạm đã sử dụng nhiều phương thức, thủ đoạn rất tinh vi. Chúng chọn địa điểm, khu vực xa khu dân cư, nơi ít người qua lại. Ở các khu vực sản xuất giá đỗ được che chắn kín bằng các vật liệu như bạt, tôn, lưới,… để người bên ngoài khó tiếp cận. Nhóm hoạt động chủ yếu vào ban đêm hoặc rạng sáng.

Tại cơ quan Công an, các chủ cơ sở sản xuất giá đỗ khai nhận mua “nước kẹo” trên mạng xã hội, sau đó pha chế, tưới vào các thùng ủ giá đỗ nhằm tăng lợi nhuận. Việc ngâm, tưới “nước kẹo” làm cây giá đỗ mập, trắng, không có rễ, không bị thối hỏng và mọng nước hơn, nhờ vậy tăng khối lượng thành phẩm 20 - 25% so với không sử dụng. Trung bình, mỗi cơ sở sản xuất 3 - 5 tấn giá đỗ/ngày, cung cấp cho các tiểu thương tại chợ đầu mối thành phố Vinh với giá 10.000 - 15.000 đồng/kg. Số giá đỗ này sau đó được chuyển đến các chợ dân sinh ở Nghệ An, Hà Tĩnh để tiêu thụ.

Theo cơ quan điều tra, từ tháng 6/2024 tới thời điểm bị phát hiện, 4 cơ sở này đã bán ra thị trường khoảng 3.500 tấn giá đỗ ngâm hóa chất độc hại.

 

CẢNH SÁT TRUY BẮT NGHI PHẠM CẦM DAO CƯỚP NGÂN HÀNG Ở HÀ NỘI

Tiến Dũng

https://vietnamnet.vn/canh-sat-truy-bat-nghi-pham-cam-dao-cuop-ngan-hang-o-ha-noi-2393615.html

Người đàn ông che kín mặt, cầm dao xông vào Phòng giao dịch Phú Mỹ của Ngân hàng VietinBank tại huyện Chương Mỹ (Hà Nội) cướp tiền rồi nhanh chóng tẩu thoát.Theo thông tin ban đầu, vụ việc xảy ra vào khoảng 14h hôm nay (21/4) tại phòng giao dịch Phú Mỹ, nằm trong khu công nghiệp Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, cách quốc lộ 6 khoảng 50m.

Thời điểm xảy ra vụ cướp, nghi phạm mặc áo sơ mi cộc tay, đội mũ lưỡi trai màu đen, đeo khẩu trang, mang ba lô và cầm dao đi bộ vào ngân hàng.

Hình ảnh từ camera an ninh cho thấy, khi bước vào bên trong, nghi phạm rút từ ba lô ra một con dao và một chai nghi chứa xăng để đe dọa các giao dịch viên.

Sau đó, người này di chuyển xung quanh để uy hiếp, ném ba lô vào quầy giao dịch và yêu cầu nhân viên cho tiền vào trong. Khi tiền được cho vào ba lô, nghi phạm rời khỏi ngân hàng đi ra hướng quốc lộ 6.

Đến 18h cùng ngày, lực lượng công an vẫn đang khám nghiệm hiện trường và chưa thông tin về số tiền bị cướp.

Một nhân chứng cho biết, ông nghe thấy tiếng hô "cướp", liền chạy ra ngoài thì thấy 2 bảo vệ đang dùng điện thoại quay lại cảnh tên cướp và hô hoán. Ông cầm một viên gạch định đuổi theo nhưng lúc đó nghi phạm đã lên xe máy và tẩu thoát.

Tối cùng ngày, trao đổi với phóng viên VietNamNet, ông Lò Văn Cường – Chủ tịch UBND xã Phú Nghĩa cho biết, vào khoảng 14h, tại Phòng giao dịch Phú Mỹ của Ngân hàng VietinBank đã xảy ra một vụ cướp.

"Ngay sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng công an xã đã có mặt để bảo vệ hiện trường, xác minh và làm rõ, đồng thời báo cáo Công an TP Hà Nội. Nhận được thông tin, lực lượng Công an TP Hà Nội nhanh chóng có mặt tại hiện trường và tổ chức truy bắt đối tượng" - ông Cường nói.

Cũng theo ông Cường, đến thời điểm hiện tại, cơ quan công an vẫn đang khẩn trương truy bắt đối tượng.

 

ÔNG CHỦ VÀNG PHÚ CƯỜNG KHÓC VÌ 'LÀM NHIỀU NGƯỜI LIÊN LỤY'

Thanh Lam

https://vnexpress.net/ong-chu-vang-phu-cuong-khoc-vi-lam-nhieu-nguoi-lien-luy-4876955.html

Hà NộiTrước cáo buộc dùng các hợp đồng khống chuyển 425 triệu USD qua biên giới, Nguyễn Ngọc Phương khai việc này phục vụ kinh doanh rồi khóc vì "kéo" nhiều người vướng lao lý.

Ngày 21/1, ông Nguyễn Ngọc Phương, 46 tuổi, Giám đốc Công ty Cổ phần Vàng Phú Cường, cùng 12 đồng phạm bị TAND Hà Nội xét xử trong vụ án chuyển tiền trái phép qua biên giới và vi phạm hoạt động ngân hàng.

>>Danh sách 13 bị cáo

Ông Phương bị cáo buộc lập 7 công ty trong nước và 7 công ty ở Hong Kong, nhờ người quen đứng tên. Để có tiền chuyển ra nước ngoài, Phương chỉ đạo nhân viên lập khống các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa giữa 7 doanh nghiệp với 3 công ty ở Hong Kong; hợp đồng mua bán hàng hóa giữa 7 doanh nghiệp trong nước với nhau. Việc này nhằm hợp thức hồ sơ vay vốn ngân hàng, hồ sơ thanh toán quốc tế, chuyển tiền ra nước ngoài.

Từ đây, tiền chuyển ra nước ngoài qua 3 ngân hàng lớn trong nước rồi đổ vào tài khoản của 3 công ty ở Hong Kong thông qua các hợp đồng nhập khẩu khống. Tổng cộng, 148 lượt tiền đã ra nước ngoài, hơn 214,1 triệu USD.

 

Để chuyển tiền từ nước ngoài vào Việt Nam, 3 doanh nghiệp ở Hong Kong chuyển tiền về tài khoản cá nhân của vợ chồng Phương và công ty Phú Cường, sau đó rút ngoại tệ, quy đổi sang VNĐ trả nợ vay ngân hàng và việc cá nhân khác.

Tổng số tiền chuyển từ Việt Nam sang Hong Kong và ngược lại là 425,1 triệu USD (tương đương gần 9.500 tỷ đồng), theo cáo buộc.

Đứng ở bục bị cáo, ông chủ vàng Phú Cường nhiều lần lắp bắp nói rất nhỏ, thừa nhận lập nhiều công ty để vay vốn đầu tư dự án, chứ không có mục đích gì khác. Nhưng vướng nhiều vấn đề, dự án không đủ điều kiện được vay. Bị cáo vì thế nghĩ ra cách làm hợp đồng nhập khẩu hàng hóa qua lại giữa các công ty để được ngân hàng phê duyệt, giải ngân.

Trước câu hỏi "làm những dự án gì mà cần nhiều tiền đến thế?", Phương nói làm cùng lúc nhiều dự án, điển hình là chăn nuôi bò. Giải thích tiền chuyển trót lọt về Việt Nam thì "đi đâu", Phương cho hay do ảnh hưởng của Covid-19, các dự án thiệt hại nặng nề, lỗ rất lớn nên việc trả nợ ngân hàng bị đình trệ.

"Vay nhiều tiền thế, chuyển đi chuyển lại, dư nợ bao nhiêu có nắm được không?", chủ toạ hỏi. Bị cáo Phương đáp: Trước đó "về cơ bản vẫn trả được, vẫn đang trả", nhưng từ ngày bị bắt không nắm được.

"Thế nghĩa là bị cáo không thấy có gian dối gì à?", chủ tọa hỏi. Ông chủ vàng Phú Cường trả lời "ban đầu không thấy gì sai".

Những "Tổng giám đốc" chuyên ký hộ

Bị cáo Phương thừa nhận con số về các khoản tiền chuyển qua lại và tổng số tiền 425 triệu USD bị quy buộc, thừa nhận các hoạt động do mình điều hành chung. "Cánh tay phải" của Phương là Phan Thị Thu Thủy, nhận chỉ đạo từ Phương và từ đó phân công công việc cho các bị cáo còn lại.

Bị cáo Phương thừa nhận các bị cáo được nhờ đứng tên Tổng Giám đốc, đại diện pháp nhân các doanh nghiệp làm ăn nghìn tỷ trên giấy tờ đều "không có tí chuyên môn gì kinh doanh".

Những người này cũng khai "đặt niềm tin tuyệt đối" vào Phương và các hợp đồng, dự án của doanh nghiệp này.

"Tổng giám đốc" bù nhìn đầu tiên được Phương nhờ vả là Hà Văn Khiến, 34 tuổi cháu họ của Phương, vốn là nhân viên tại cửa hàng vàng Phú Cường từ năm 2014. Ngoài việc bán vàng, Khiến được Phương giao chức danh Tổng Giám đốc, Phó Giám đốc và kế toán của 3 công ty.

Khiến bị cáo buộc ký tên trên một loạt hợp đồng tín dụng, hợp đồng kinh tế, Lệnh chuyển tiền, hợp đồng mua bán ngoại tệ, bản cam kết cung cấp hồ sơ nhập khẩu cho ngân hàng. Chữ ký của nhân viên bán vàng này đã giúp ông chủ Phương chuyển hơn 13 triệu USD ra nước ngoài, tương đương hơn 295 tỷ đồng.

Tại tòa, Khiến khai "ký hộ thôi, chả biết là giấy gì, tiện tay thì ký". Khi bị bắt và được phân tích, bị cáo mới biết là sai.

Bị cáo Phạm Văn Thắng, 53 tuổiquen Phương khoảng năm 2012, được giao đứng tên Giám đốc. Khi cần ký hồ sơ, tài liệu để vay vốn, thanh toán quốc tế, chỉ cần Phương gọi điện thoại, ông Thắng sẽ đến ký. Hành vi này bị cáo buộc đã giúp Phương hợp thức hồ sơ, chuyển hơn 28 triệu USD (650 tỷ đồng) ra nước ngoài. Giống như bị cáo Khiến, ông Thắng cũng khai rất tin Phương và công ty nên nhờ gì cũng ký, không biết giấy tờ đó là gì. Tại tòa, ông đã biết các giấy tờ này là gì và không thắc mắc về cáo buộc.

Trong vụ án còn có hai anh em ruột Trần Tuấn Vinh, 45 tuổi (bạn học của Phương) và Trần Vinh Quang, 36 tuổi, cùng được nhờ làm "sếp bù nhìn", giúp Phương ký loạt giấy tờ hợp thức hóa. Qua đó, họ giúp ông chủ Phú Cường chuyển hơn 60 triệu USD sang Hong Kong.

Trong khi người anh khai "đặt niềm tin tuyệt đối" vào người bạn học, do thấy bạn làm dự án với bộ ngành, nên đánh giá cao, không bao giờ biết đến sự gian dối đằng sau đó của Phương.

Quang thừa nhận khi được anh trai giới thiệu về làm cùng Phương, ban đầu rất tin công ty có hoạt động kinh doanh, nhưng dần dần đã nhận ra sự gian dối vì làm hơn một năm nhưng chưa bao giờ thấy công ty gặp gỡ đối tác kinh doanh nào. Khi bị truy hỏi "biết sai vẫn làm?", Quang không trả lời thẳng, nói "nhận hoàn toàn lỗi".

Đoàn Anh Tuấn, 37 tuổi, được Phương giao phụ trách kế toán 5 công ty, trực tiếp quản lý dấu tên, dấu các công ty trong nước và 3 công ty ở Hong Kong đã thừa nhận "không có chuyên môn gì kế toán". Tuấn bị cáo buộc ký hộ để Phương chuyển tiền 86 lần, tổng 131 triệu USD (gần 3.000 tỷ đồng).

Các tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, kế toán này đều khẳng định không được Phương chia chác, cũng không được hứa hẹn gì từ khoản tiền chuyển qua lại giữa Việt Nam và Hong Kong. Ai làm nhân viên thì được hưởng đúng lương nhân viên do Thủy sắp xếp, tiền chi trả là của Phương.

Trả lời luật sư sau khi nghe hết các lời khai này, ông chủ Phương một lần nữa khẳng định mục tiêu vay tiền là để kinh doanh, vì mong muốn tạo công ăn việc làm mới "nghĩ ra câu chuyện ký hợp đồng với đối tác để đưa tiền đi rồi chuyển tiền về". Tức là khoản tiền này không được sử dụng ở nước ngoài, khi về Việt Nam dùng tiền vào làm dự án và trả các khoản nợ kinh doanh.

Khi được hỏi nghĩ gì khi hành động của mình khiến bạn bè, người quen hôm nay phải đứng bục bị cáo cùng mình, Phương bật khóc, nói buồn khi tìm cách duy trì kinh doanh nhưng để nhiều người cùng vướng lao lý.

Với khoản nợ hơn 42 tỷ đồng tại ngân hàng Agribank chi nhánh Tây Hồ, Phương nói đang trả dần dần thì bị bắt, khởi tố, hiện vẫn mong muốn được tiếp tục trả. "Hiện bị cáo đã cắm cả nhà đất, tài sản cho các khoản vay; vay mượn bố mẹ đẻ, bố mẹ vợ, bạn bè anh em người thân", Phương khóc khoảng 5 giây rồi phân trần việc vợ cũng đang bị truy nã, các con đang ở nhà với ông bà nên rất lo lắng, đau lòng.

VKS xác định Nguyễn Thị Hồng Nga, vợ của Phương đứng tên đại diện pháp luật một công ty và quản lý, sử dụng tài khoản của 2 công ty khác trong "hệ sinh thái" của chồng.

Số tiền 214 triệu USD (hơn 4.700 tỷ đồng) được chuyển trót lọt từ Hong Kong về Việt Nam, đã được đổ về các tài khoản liên quan Phương, Nga và Quang. Ngày 24/6/2023, Nga đã xuất cảnh sang Hàn Quốc, chưa nhập cảnh về Việt Nam, không có mặt tại nơi cư trú, do đó bị Bộ Công an truy nã. Hành vi của Nga được cơ quan điều tra tách thành vụ án khác, để chờ bắt được sẽ điều tra, xử lý.

Hôm nay phiên tòa tiếp tục làm việc.

 

SAI PHẠM TẠI SỞ Y TẾ BẠC LIÊU: KHỞI TỐ THÊM 3 BỊ CAN

Trần Thanh Phong

https://thanhnien.vn/sai-pham-tai-so-y-te-bac-lieu-khoi-to-them-3-bi-can-185250421155258734.htm

Liên quan sai phạm xảy ra tại Sở Y tế Bạc Liêu, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu vừa khởi tố thêm 3 bị can để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Liên quan sai phạm xảy ra tại Sở Y tế Bạc Liêu, ngày 21.4, tin từ Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu, đơn vị vừa triển khai quyết định khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú đối với 3 bị can để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Các bị can gồm: Huỳnh Bá Phúc (64 tuổi), Ngũ Thế Nghĩa (41 tuổi, cùng ngụ P.Hưng Lợi, Q.Ninh Kiều, TP.Cần Thơ) và Nguyễn Hữu Khoa (48 tuổi, ngụ P.Lê Bình, Q.Cái Răng, TP.Cần Thơ)

Theo kết quả điều tra ban đầu, Huỳnh Bá Phúc là Giám đốc công ty TNHH Tư vấn Đầu tư và Xây dựng Hòa Bình; Ngũ Thế Nghĩa là Trưởng phòng Quản lý dự án của công ty này.

Phúc và Nghĩa đã có hành vi không đảm bảo công bằng, minh bạch trong đấu thầu, tạo lợi thế cho liên danh giữa một công ty ở Hà Nội và một công ty ở TP.HCM trúng thầu, gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng.

Đối với Nguyễn Hữu Khoa, trong quá trình điều tra, cơ quan điều tra xác định Khoa đã có hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

Đây là diễn biến mới liên quan đến vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Sở Y tế Bạc Liêu.

Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 5.3, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bạc Liêu có quyết định khởi tố bị can đối với ông Bùi Quốc Nam, Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, để điều tra về hành vi vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng. Ông Nam được cho tại ngoại để phục vụ điều tra.

Ông Nam bị khởi tố do có liên quan trực tiếp đến gói thầu mua sắm máy CT scanner 128 lát cắt, máy chụp X-quang di động cao tầng, trị giá hơn 48,7 tỉ đồng cho Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu, gây thất thoát ngân sách nhà nước hơn 23,4 tỉ đồng.

Ngày 14.4 vừa qua, Sở Nội vụ Bạc Liêu đã công bố quyết định của Chủ tịch UBND tỉnh về việc miễn nhiệm chức vụ Giám đốc Sở Y tế đối với ông Bùi Quốc Nam và Phó giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu đối với ông Trần Hoài Đảo.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment