Friday, September 13, 2024

Dương Quốc Chính - Sao kê thế nào ?
vendredi 13 septembre 2024
Thuymy

Ở tút trước có một số bạn vào cãi mình là bây giờ người ta (mấy em showbiz) nhận hàng để đỡ phải sao kê, đỡ bị chửi. Rồi các bạn ấy bảo là cộng đồng làm khó, đòi sao kê nên giờ nghệ sĩ họ chán/sợ không muốn vận động từ thiện.

Ý các bạn ấy muốn ca ngợi cái thời của cô Tiên đồng bào tha hồ cứu trợ nhau qua nghệ sĩ!

Các bạn, phần đông là Nam kỳ, cảm tính lắm, nên hay bị dắt mũi. Hồi cô Tiên đi lội nước thì luật nó tù mù, giờ có Nghị định 93/2021 rất rõ ràng quy định về vận động từ thiện. Nó quy định rất rõ về trách nhiệm ghi chép số liệu đầu vào, đầu ra của cả tiền và hàng nhận được. Nên đừng có nghĩ là nhận hàng thì không cần "sao kê". Bạn nhận ít có thể không ai thèm soi, nhưng nhận vài chục tấn hàng là cơ quan chức năng có quyền soi hoặc khi có đơn tố cáo.

Đừng nghĩ đơn giản là gửi hàng thì không thể thất thoát. Nếu không có ghi chép cụ thể để minh bạch đầu vào đầu ra thì hàng còn dễ thất thoát hơn. Vì tiền còn lưu vết ngân hàng (đa phần chuyển khoản) chứ hàng không có lưu vết gì cả nếu không có biên nhận (mình dự là không có luôn!).

Vậy lấy gì chứng tỏ là gửi hàng thì không thất thoát? Gọi là vô tri thì lại ăn vạ.

Mình viết bài này cũng để nhắc nhở những ai đang vận động từ thiện nên phòng thân, việc minh bạch này không có gì khó nếu có vài người cùng làm và thực tâm muốn minh bạch. Những ai động não một tí là thấy, nếu nhận tiền thì người tiếp nhận sẽ nhàn hơn rất nhiều so với nhận hàng nếu cần ghi chép. Vì nhận qua ngân hàng thì ngân hàng nó tự động thống kê số liệu. Còn nhận hàng thì phải ghi chép. Khi mua hàng cũng chuyển khoản thì ngân hàng cũng tự động ghi chép, siêu thị nó tự động xuất bill thống kê từng gói bim bim, minh bạch tuyệt đối được.

Như vậy, trên thực tế là nhận hàng mới dễ tù mù và vất vả khi cần sao kê, nên đừng có nói là nhận hàng để đỡ lo vụ sao kê. Đừng có nghĩ gửi hàng thì không thể thất thoát, nhất là khi vận chuyển cả ngàn cây số. Chẳng qua thất thoát hàng hóa thì nó cồng kềnh hơn là tiền, nên đối tượng giữ hàng (ở rất nhiều vị trí, không nhất thiết là nơi tiếp nhận) ngại tắt mắt hơn thôi. Nhưng nếu có dã tâm thì xơi được hết. Giống như thủ kho và lái xe ăn cắp hàng hóa ý.

Người ta ra luật cụ thể như vậy là đúng thôi, nhưng cơ bản cũng là để răn đe trước những ai có động cơ khuất tất từ đầu. Ý là nếu có dấu hiệu lừa đảo, tham ô, thì sẽ có hành lang pháp lý để xử lý, chứ không phải bất cứ ai tham gia vận động gây quỹ cũng sẽ bị xử lý hết.

Việc minh bạch này là cần thiết cho một xã hội văn minh, hạn chế trò trục lợi từ thiện (là rất dễ làm và phổ biến). Chứ đừng có nghĩ nhà nước cố tình làm khó anh chị em nghệ sĩ để lái dòng tiền qua nhà nước. Tổ chức nào làm cũng bị nghị định này ràng buộc cả thôi. Sống không theo luật nó quen, đến lúc có luật lại kêu là gây khó dễ! Mà đúng là sống vô pháp vô thiên nó nhàn đầu hơn là sống theo luật mà. Vô tri là như vậy đó. Nên nhớ là các nước càng tự do lại càng có nhiều luật và luật nó nghiêm minh.

Trong ảnh đính kèm là ví dụ về hóa đơn mua hàng của bọn mình ở Thái Nguyên vừa rồi, cực kỳ dễ để minh bạch khi giao dịch chủ yếu qua ngân hàng và siêu thị. Sao bảo sao kê là khó khăn phức tạp?

Trả lời mấy đứa đang húc:

Mình rất buồn cười khi thấy mấy bạn dân Nam vào đây nói giọng dỗi, có con bò thì húc như điên, block nick này thì lấy nick khác vào húc, mà nội dung thì đ*ch liên quan. Chúng mày giỏi thì cứ việc đi tuyên truyền xã hội dân sự, ngu thì đổ cho là do không có xã hội dân sự. Xã hội mà toàn bọn ngu thì thôi thà để cộng sản đè đầu cưỡi cổ. Khôn hơn nó hãy tính chuyện vùng lên nhé.

Bọn ngu thì có xã hội dân sự nó vẫn ngu chứ có phải vì thế mà bớt ngu đâu. Vì nó thích làm gì thì làm mà, cảm tính là ở chỗ đó.

Còn các bạn đang dỗi, tút này để nhắc nhở các bạn hãy tôn trọng mồ hôi, xương máu của chính mình, tức là hàng hóa các bạn gửi. Các bạn gửi hàng mà nó không hiệu quả, lãng phí hoặc không dùng được, thì chính các bạn đang không tôn trọng tài sản của mình.

Tất nhiên tài sản của các bạn, muốn làm gì thì làm, vứt đi cũng được, nhưng mọi hành vi nó thể hiện kiến thức, sự hiểu biết. Lãng phí vô ích nó thể hiện sự dốt nát nên phải thấy mà điều chỉnh chứ không phải lên đồng kêu là tấm lòng với kích cầu, rồi bảo tài sản của tôi thích làm gì thì làm. Bạn thích làm gì thì làm, còn Facebook mình thích chém gì thì chém, đều là quyền tự do cả đó. Không thích thì có quyền không đọc, có quyền unfollow hay block mà?

Nguyên tắc cơ bản của người phản biện có lý trí là phải phản biện dựa vào nội dung, bài chỗ nào sai, tại sao sai? Chứ không phải lao vào húc là tại không có xã hội dân sự, tại bắt sao kê, thích làm gì thì làm.

DƯƠNG QUỐC CHÍNH 13.09.2024

No comments:

Post a Comment