Tuesday, July 1, 2025

VNTB – Sắp xếp lại giang sơn
Người Tân Định
02.07.2025 2:54
VNThoibao


(VNTB) – … ở tầng cao hơn, cuộc chơi sắp xếp này không chỉ là bài toán địa lý, mà là một ván cờ quyền lực. Ai được điều về tỉnh mới, ai được làm “tỉnh trưởng”. Sau hợp nhất, ai phải lui về tuyến sau, tất cả đều được cân nhắc kỹ lưỡng


Ngày 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm tại Lễ công bố các Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, xóa cấp huyện… Và nói, Quyết định “sắp xếp lại giang sơn” là bước đi lịch sử có ý nghĩa chiến lược…”(1)

Ngày xưa, để mở rộng giang sơn, các bậc minh quân phải đích thân chiến chinh, cầm quân vượt núi băng rừng. Nay, giang sơn không cần chinh phạt, chỉ cần… nghị quyết và con dấu đỏ. Một cái phẩy tay, một dòng chữ “sáp nhập” là hàng trăm địa danh nghìn năm biến mất, ghế ngồi đổi chủ, và bản đồ đất nước lại có dịp… tái thiết kế.

Người ta gọi đó là “sắp xếp lại đơn vị hành chính cấp tỉnh”. Nhưng dân dã nói theo TBT Tô Lâm cho thời thượng hơn, có thể gọi “xếp lại giang sơn theo định hướng tiết kiệm ngân sách và tối ưu quyền lực”.

Tiết kiệm thật hay tiết kiệm hình thức?

Lý do phổ biến nhất được đưa ra là: “giảm bộ máy, tinh gọn biên chế, tăng hiệu quả quản lý”. Nghe qua rất chi là bóp hầu bao, thắt lưng buộc bụng của mấy bà “nội trợ”, chỉ muốn bớt chút tiền rau, thịt, cá cả gia đình, nhưng lại ăn quà cả mẹt lòng se điếu. Nhưng thử hỏi, nhập hai, ba tỉnh thành một, thì có phải nhập luôn cả hai-ba ban tuyên giáo, hai-ba sở tài chính, hai-ba hệ thống “quan hệ họ hàng”? Hay là… sinh ra một hệ thống song trùng, tam trùng mà người dân thì chỉ thấy trùng trùng điệp điệp những thủ tục mới, đi xa thêm ngàn trùng xa cách để xin được một con dấu đỏ?

Tiết kiệm ngân sách! Nhưng hàng ngàn trụ sở quận huyện, tỉnh thành phải bỏ, nhập tỉnh lại phải xây trụ sở mới, đổi biển tên, khắc lại tên trụ sở hoành tráng, lộng lẫy, thêm mua hàng trăm ghế mới, hàng trăm máy lạnh. Giang sơn chưa kịp gọn, ngân khố đã vơi.

Chia tỉnh – nhập tỉnh: Trò chơi lego chính trị?

Lịch sử hiện đại của Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa là một biên niên sử sống động của chia để quản và nhập để gọn. Có tỉnh từng bị xé làm ba để “gần dân”, rồi vài thập niên sau lại nhập lại vì “cho gần dân hơn, thắt chặt quản lý hơn”. Tách ra để lập ban lãnh đạo mới, riêng cho thuần chủng, thuần giống họ hàng nhà mình, rồi vài năm sau nhập lại để đoàn kết cùng tiến bộ, làm ngọn đèn soi Á châu vào năm 2045.

Mỗi lần chia hay nhập, ghế thay đổi, người giữ ghế cũng thay đổi, và không khí ở các trụ sở cũng thay — thường là… thơm hơn. Vì những chiếc ghế ấy, dù là ghế của bí thư hay ghế của trưởng phòng văn hóa, đều mang một mùi hương đặc biệt: mùi của quyền lực, danh vọng và đặc quyền.

Giang sơn là của dân, nhưng sắp xếp là của ai?

Người dân nghe chuyện sáp nhập tỉnh thường chỉ quan tâm một điều: “Tôi có phải đi xa hơn để làm giấy khai sinh không?”

Nhưng ở tầng cao hơn, cuộc chơi sắp xếp này không chỉ là bài toán địa lý, mà là một ván cờ quyền lực. Ai được điều về tỉnh mới, ai được làm “tỉnh trưởng”. Sau hợp nhất, ai phải lui về tuyến sau, tất cả đều được cân nhắc kỹ lưỡng hơn cả việc đặt tên cho đứa trẻ sinh ra trong tỉnh ấy.

Giang sơn là của dân, nhưng bản đồ giang sơn thì do ai vẽ? Câu trả lời thường nằm trong các cuộc họp không thể tường thuật.

Giữ giang sơn khó, nhưng sắp xếp lại còn khó hơn… nếu không chia đều được ghế.

Giang sơn không phải là cái chiếu trải ra giữa đình làng cho các cụ ngồi ăn uống, nhậu nhẹt, khoác lác, chia phần, để sau khi xong việc, anh mõ làng muốn gấp sao thì gấp. Nó, với các quan xã hội chủ nghĩa VN, những người cầm kéo, cầm kim chỉ chính sách, việc cắt may lại bản đồ hành chính có thể vừa là nhiệm vụ chính trị, vừa là… cơ hội làm lại từ đầu — cả về cấu trúc, cả về nhân sự và quyền lợi.

Vì vậy, nếu một ngày bạn tỉnh dậy và thấy quê hương mình đổi tên, đổi tỉnh, đổi cả biển số xe, xin đừng hoang mang. Hãy hiểu rằng, giang sơn vẫn còn đó, chỉ là đang được “xếp lại cho gọn”, để người ta dễ bề quản lý… bạn hơn.

Lễ sáp nhập được tổ chức long trọng tại trung tâm hành chính mới, nơi mà trước kia là trụ sở tỉnh X, nay được “nâng cấp” thành trụ sở 3 tỉnh XYZ, vì lý do rất thực tế là ở đây có nhà vệ sinh hiện đại hơn, chỗ giải trí gác tay, gác chân nơi phồn hoa đô hội này phong phú hơn các tỉnh kia.

Trên bục danh dự, để TP Cần Thơ phát triển như kỳ vọng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn trang nghiêm tuyên bố trước toàn thể quan chức ba tỉnh cũ (giờ đã là “anh em một nhà”) (2). “Từ nay, không được đi trễ về sớm, không được làm nửa ngày rồi nửa ngày còn lại đi ăn nhậu! Phải đoàn kết, không đâm sau lưng anh em, và đặc biệt phải tôn trọng đồng bào!” Cả hội trường vỗ tay rầm rập. Người ta hoan hô như vừa nghe bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai. Rồi sau đó, đúng với tinh thần “nhập để đoàn kết”, toàn thể đại biểu kéo nhau… đi nhậu ăn mừng sự kiện lịch sử. Có người gọi đó là “tiệc hòa hợp địa lý”, có người gọi thẳng là “đại tiệc chia lại giang sơn”.

Rượu vang, bia tươi, nem nướng, dê hấp, cá lóc nướng trui, món nào cũng chan chứa tình cảm. Mấy anh chị Hậu Giang, Sóc Trăng thúc cùi chỏ vào cạnh sườn nhau, nháy nhó “Các thủ trưởng tình đời, chọn Cần thơ là thủ phủ sáp nhập hay thiệt. Chỗ giải trí gác tay, gác chân nơi phồn hoa đô hội này phong phú hơn các tỉnh của tụi mình. Thú lắm, Cần Thơ nổi tiếng tại bến Ninh Kiều “Đ* nhiều hơn dân”, hơn hẳn hai anh Sóc Trăng, Hậu Giang lù đù nhất lãnh thổ của tụi mình”. Tình đồng chí đậm đà qua từng ly cụng, thậm chí có vị lãnh đạo quên mất tỉnh mình nay đã đổi tên, cứ gọi theo thói quen cũ, nhưng ai cũng cười xòa, miễn là cụng ly đúng nhịp.

Người dân nhìn vào không biết nên vui vì “giang sơn được sắp xếp lại cho gọn”, hay nên khóc vì giang sơn giờ nằm trọn trong các phòng VIP karaoke. Các quan chị, quan anh, quan cháu, quan bác đang say sưa gác chân các em chân dài, các cậu ‘Đi*m Đ*c’ hát bài Giang Sơn là chùm khế ngọt, cho em ăn khế được trả vàng!

___________________

Tham khảo:


No comments:

Post a Comment